Trung Quốc một suy ngẫm

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM

Thế giới trong mắt ai
Trung Nga với Trung Á
Vành đai và con đường
Trung Quốc một suy ngẫm

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Hạnh Phúc vui kiếm tìm.

Sáng tạo và Công nghệ
Vành đai và con đường
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Bình sinh Tập Cận Bình

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.


Sương giáng đời luân chuyển
Thế lớn đang xoay vần
Hi vọng của hạnh phúc
Việt Nam con đường xan
h

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.


Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Đến Thái Sơn nhớ Người
Khổng Tử dạy và học
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn


Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình


Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Lời dặn của Thánh Trần
Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Thế giới trong mắt ai

Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á
Con đường tơ lụa mới
TQ mộng China Dream

Sáng tạo và Công nghệ
Lúa siêu xanh Hòa Bình
Lúa cao cây Trung Quốc
Đi bộ trong đêm thiêng

Lên Thái Sơn hướng Phật
Lúa siêu xanh Việt Nam
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Đường xuân theo chân Bác

Việt Nam con đường xanh
Trung Quốc thời ông Tập
Đi thuyền trên Trường Giang
An vui cụ Trạng Trình


Đường xuân đời quên tuổi
Trời nhân loại mênh mông

Thế sự bàn cờ vây
Bài đồng dao huyền thoại

Hoàng Kim & Hoàng Long

Những hộp trích dẫn đọc lại và suy ngẫm
Thông tin mới cập nhật

Kim Notes lắng ghi chú
Thời biến nhớ người xưa

Ta về trời đất Hồng Lam
Thời biến nhớ người xưa

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Mai Hạc vầng trăng soi


Hoàng Kim

Côn Lôn Thơ Mao Trạch Đông
Niệm Nô Kiều, Mao Trạch Đông
https://www.facebook.com/watch?v=647741297466362
Bản dịch tiếng Việt: Hoàng Trung Thông, Nam Trân

Dọc ngang trời đất
Ngút Côn Lôn thấy khắp cõi đời xuân sắc
Cuộn bay rồng ngọc ba trăm vạn
Khuấy cả bầu trời lạnh ngắt

Mùa hạ tuyết tan
Hai sông tràn ngập
Lắm kẻ thành cá tôm
Công tội nghìn năm
Ai đã cùng ngươi chỉ vạch?

Mà nay ta bảo Côn Lôn:
Không cần quá cao, không cần bấy nhiêu tuyết
Sao tựa được trời rút bảo kiếm
Đem ngươi chặt làm ba khúc?
Một gửi Châu Âu
Một tặng Châu Mỹ
Một trả về Đông quốc
Thế giới thái bình
Ấm lạnh chung đều quả đất



















Niệm nô kiều – Côn Lôn

Hoành không xuất thế,
Mãng Côn Lôn, duyệt tận nhân gian xuân sắc.
Phi khởi ngọc long tam bách vạn,
Giảo đắc chu thiên hàn triệt.
Hạ nhật tiêu dung,
Giang Hà hoành dật,
Nhân hoặc vi ngư miết.
Thiên thu công tội,
Thuỳ nhân tằng dữ bình thuyết?


Nhi kim ngã vị Côn Lôn:
Bất yếu giá cao, bất yếu giá đa tuyết.
An đắc ỷ thiên trừu bảo kiếm,
Bả nhữ tài vi tam tiệt?
Nhất tiệt di Âu,
Nhất tiệt tặng Mỹ,
Nhất tiệt hoàn Đông quốc.
Thái bình thế giới,
Hoàn cầu đồng thử lương nhiệt.


Trung Quốc một suy ngẫm là 36 đường dẫn các chuyện kể ghi chép về đất nước con người Trung Quốc xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/ Chúng tôi lắng đọng những bàn luận của các cụ Phan Chí Thắng, Nguyễn Quốc Toàn, Li Li Nghệ , …, Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa”, phiếm đàm nhưng sự thật là việc quốc kế dân sinh, nói vui là ‘tào lao’ nhưng hay và nghiêm cẩn.

Chuỗi thông tin tham khảo: Việt Nam lịch sử 4000 năm https://youtu.be/Kk0tFs6TcGU; 小陈-Khám Phá Trung Quốc https://www.facebook.com/watch/khamphatrungquoc1/ ; Tây Tạng dã sử truyện https://youtu.be/BsN5IHrm_k8; Trung Quốc dã sử truyện https://youtu.be/pa-MmKd7vyo; Nước Lào dã sử truyện https://youtu.be/GIqjqDZ2HqA; Cham pa dã sử truyện https://youtu.be/GIqjqDZ2HqA; Quảng Tây nay và xưa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-tay-nay-va-xua/; KimYouTube https://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam; Trung Quốc một suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/; Tỉnh thức cùng tháng năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam;

Cụ Phan Chí Thắng phiếm đàm: Các quan lớn luôn có sân sau, hoạt động kinh tế dưới tên vợ con em út. Một tay ký chủ trương chính sách, tay kia tha hồ vơ tiền.

Vì cùng chung thể chế chính trị, nhiều năm qua Việt Nam thường “học tập kinh nghiệm” của Trung Quốc. Tất nhiên ai có gì hay ta cũng nên học. Trung Quốc có đả hổ diệt ruồi, sau đó ta có lò thiêu tham nhũng.

Dể diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng cần những giải pháp mang tính hệ thống. Trong khi hệ thống chưa thay đổi, những biện pháp đả hổ diệt ruồi vẫn có ý nghĩa tích cực nhất định.

Đêm qua mưa to, lão Hâm tôi dậy mở các cửa sổ đón không khí mát dịu. Rồi không ngủ lại được, nằm suy nghĩ:

– Bao giờ Việt Nam ta có quy định như Trung Quốc không cho vợ con quan chức làm kinh tế?

– Quy định thế thì còn ai chạy chức chạy quyền nữa? Các quan về hết làm dân thì ai lãnh đạo đất nước?

Hôm kia chị gái Nguyễn Đức Chung nộp mười mấy tỉ thay em trai để khắc phục hậu quả nhằm giảm nhẹ tội. Bà chị lấy đâu ra lắm tiền thế, có phải là nhờ ông em một thời làm Chủ tịch Hà Nội?

Trần Đăng Khoa viết đúng sự thật của Trung Quốc ngày nay: “Trung Quốc là một nước phát triển rất hùng mạnh về tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có truyền thông, thông tin. Thế kỷ XXI này là Thế kỷ Trung Quốc. Ở đâu cũng truy cập được internet, nhưng tiếc ở đó không dùng được Email, Google, Blog và cả Facebook. Vì thế, tôi như kẻ lạc rừng. Trung Quốc có gần trăm kênh truyền hình. Kênh nào cũng rất đẹp. Nhưng toàn truyền hình nội bộ của các tỉnh thành Trung Quốc, tuyệt không có một kênh nào của nước ngoài.” “Đúng là chúng tôi cũng còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đang mở cửa. Nhưng mở cửa theo quy trình. Mở cửa từng bước…”. Sự đánh giá này của Khoa về Trung Quốc trong sự quản lý xây dựng, giao thông, du lịch văn hóa cũng thật chí lý: “Cái chúng ta còn phải phấn đấu để vươn tới thì Trung Quốc lại có cả một kho kinh nghiệm. Nói như một đồng chí ở Đại sứ quán ta, Trung Quốc có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo rất giỏi. Ngay một cán bộ ở địa phương cũng có tầm nhìn của trung ương. Lấy tư duy của trung ương để xử lý cả những việc cỏn con ở cơ sở. Vì thế họ có được sự đồng bộ và nhất quán xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi qua Lệ Giang rồi Đại Lý, một thành phố cổ của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam. Thành phố này đã bị phá hủy vào năm 1996 trong trận động đất 7,5 độ richte. Vậy mà họ vẫn khôi phục lại được. Một thành phố rất đẹp, cổ kính. Nhiều ngôi nhà dựng lại mà trông cổ kính như có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi. Phải nói là rất tài. Trung Quốc là thế đấy. Họ kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ. Bởi thế, Trung Quốc là đất nước của du lịch. Thành phố nào cũng có những vẻ đẹp bí ẩn khiến người ta muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Đó là những vẻ đẹp không chỉ chinh phục du khách nước ngoài mà còn có thể mê hoặc được cả chính người dân Trung Quốc. Chỉ riêng khách du lịch Trung Quốc cũng đã đủ “nuôi” ngành du lịch Trung Quốc rồi.

Tôi thích văn phong của Khoa “giản dị, xúc động, ám ảnh” và lối viết tưng tửng nhưng rất sát sự thật. Dẫu vậy, tôi thấy có điều đánh giá này cần phải đàm luận: Khoa đã nói: “Trung Quốc to mà vẫn không lớn. Vì rất không đàng hoàng. Ông bạn này cứ như một anh hàng xóm rất giàu có nhưng lại có cái tính rất khó chịu là cứ thích ăn cắp vặt. Nhà có hàng núi vàng, nhưng vẫn thích thó của những anh hàng xóm trái cam hay quả trứng gà. Nếu không lấy được thì khó chịu. Cái việc họ lấn đất, lấn biển lấn đảo cũng thế. Giả thiết nếu không có mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa, họ vẫn cứ lớn, vẫn giầu có, ở không ít mặt họ còn vượt cả Nga, cả Mỹ. Thế mà vẫn cứ càm cắp những thứ bé hin hin chẳng phải của mình. Khó chịu là thế!“.

Theo tôi thì nói như vậy lập luận vậy là đúng mà chưa rõ. Tôi thích lối lập luận của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn. Cụ Trạng nói: Muốn BÌNH sao chẳng lấy nhân. Muốn An sao lại bắt dân ghê mình?” . “Mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa” sao có thể coi là nhỏ khi so sánh 2,5 triệu kilomet vuông kinh tế biển với 9,3 triệu kilomet vuông đất liền? Trung Quốc ngày nay có luận thuyết Trung Nam Hải, “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải” đó là luận thuyết “biển lịch sử”, là cửa “sinh đạo” của Trung Quốc trong Dịch lý, ngược hướng với “Tử Cấm Thành”. Thuyết này là khâu trọng yếu của ‘giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường’ để Trung Hoa trỗi dây, đâu có thể lấy lý lẽ ‘trộm vặt’ ‘ăn cắp vặt’ để lý giải, mà cần là một hệ thống lý luận sâu hơn.

Tôi thích minh triết Hồ Chí Minh, ‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi, ý thơ của cụ Trạng Trình, Nguyễn Du, Giáp Hải và triết lý của Engels hơn.

Minh triết Hồ Chí Minh khác sự diễn đạt trên. Bác Hồ là người ở bên cạnh Borodin tại Trung Quốc thời thống chế Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch bắt đầu thò ra “đường chín đoạn” khởi đầu của tầm nhìn học thuyết mà sau này chủ tịch Trung Quốc phát triển thành chủ thuyết “Trung Nam Hải” và “biển lịch sử” “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải”. Bác Hồ không nói nhưng lại để cho anh trai là Nguyễn Tất Đạt kể chuyện cho Sơn Tùng để đăng trên báo Cứu Quốc năm 1950 kể về lời đồng dao huyền thoại:

“Biển là ao lớn
Thuyền là con BÒ
Thuyền ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em trông thấy trước
Anh trông thấy sau
Chúng ta lớn mau
Vượt qua ao lớn.”

(Thơ Nguyễn Sinh Cung, rút trong tập”Tất Đạt tự ngôn, Sơn Tùng công bố và Báo Cứu Quốc phát hành)

‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi viết rất hay, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.”

(Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, do Ngô Tất Tố dịch)
Tôi thích minh triết Hồ Chí Minh, ‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi, ý thơ của cụ Trạng Trình, Nguyễn Du, Giáp Hải và triết lý của Engels hơn.

Minh triết Hồ Chí Minh khác sự diễn đạt trên. Bác Hồ là người ở bên cạnh Borodin tại Trung Quốc thời thống chế Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch bắt đầu thò ra “đường chín đoạn” khởi đầu của tầm nhìn học thuyết mà sau này chủ tịch Trung Quốc phát triển thành chủ thuyết “Trung Nam Hải” và “biển lịch sử” “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải”. Bác Hồ không nói nhưng lại để cho anh trai là Nguyễn Tất Đạt kể chuyện cho Sơn Tùng để đăng trên báo Cứu Quốc năm 1950 kể về lời đồng dao huyền thoại:

“Biển là ao lớn
Thuyền là con BÒ
Thuyền ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em trông thấy trước
Anh trông thấy sau
Chúng ta lớn mau
Vượt qua ao lớn.”

(Thơ Nguyễn Sinh Cung, rút trong tập”Tất Đạt tự ngôn, Sơn Tùng công bố và Báo Cứu Quốc phát hành)

‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi viết rất hay, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.”

(Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, do Ngô Tất Tố dịch)

Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thông điệp ngoại giao nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước thật thông suốt ” Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình”. (Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình). Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh) Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo (Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân) Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả. Muốn bình sao chẳng lấy nhân. Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Đạo lý, Dịch lý, Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !

Nguyễn Du trong uẩn khúc lịch sử Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn, Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng định điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới phía Nam nhưng nhà Thanh đang phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt cơ mật và tối quan trọng tại Tây Tang là kho vàng tại tu viện Mật Tông bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó tấn công.Trong khi, nước Nam Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý hòa hoãn với nhà Tây Sơn và tặng áo cho Nguyễn Huệ, sau đó đã dùng kế dập tắt hi vọng phục quốc của vua nhà Hậu Lê và các trung thần. Vua Càn Long viết.

Nước Phiên đến lúc ta đi tuần
Mới gặp mà như đã rất thân
Nước Tượng chưa từng nghe triều cận
Việc cống người vàng thật đáng khinh
Nhà Thanh coi trọng việc đi sứ
Chín đạo thường có đạo vỗ yên
Xếp võ tu văn thuận thiên đạo
Đại Thanh còn mãi vạn ngàn xuân.

Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại các giá trị sử thi văn hóa ngoại giao xuất chúng có một không hai. Lời nhận xét của giáo sư Mai Quốc Liên “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”. Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán “Kỳ Lân mộ” .

Kỳ Lân Mộ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

“Kỳ Lân mộ” được công bố vào năm Quý Dậu (1813) khi Nguyễn Du làm Chánh sứ của đoàn sứ thần nhà Nguyễn sang thông hiếu với nhà Thanh năm Gia Long thứ 12 và Gia Khánh thứ 17. “Kỳ Lân mộ” là văn kiện ngoại giao “ý tại ngôn ngoại” thể hiện quan điểm và đường lối chính trị của Việt Nam triều Nguyễn. “Kỳ Lân mộ” lấy từ điển tích đã được ghi trong chính sử:  “Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) có con Kỳ Lân xuất hiện ở Nam Dương. Quan trấn sai mang lên Bắc Kinh dâng Minh Thành Tổ. Nào ngờ đến đây Kỳ Lân chết. Viên quan sai chôn ở đây và lập bia để ghi lại chuyện đó. Mộ bị mưa gió san phẳng còn lại tấm bia này.” Nguyễn Du dùng bài thơ này để dâng lên vua Càn Long tỏ rõ chính kiến và thông điệp ngoại giao  khéo gửi vua Càn Long và vua Gia Khánh. Bài thơ căm phẫn mắng chửi thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ là đồ bất nhân không xứng đáng là một ông vua. Yên Đệ  Minh Thành Tổ là một nhân vật lịch sử nổi bật của Trung Quốc. Sử gia Trung Quốc cho đến nay vẫn gọi Minh Thành Tổ là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc đại đế là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất của triều đại nhà Minh và lịch sử của Trung Quốc. Thời kỳ của Yên Đệ được ca ngợi gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế, khiến nhà Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực trong lịch sử. Nguyễn Du qua tác phẩm “Kỳ Lân mộ” trong Bắc Hành tạp lục, đã mắng thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ chẳng phải là minh quân mà là kẻ bá đạo dẫu có giành được ngai vàng, xô lệch lịch sử, thắng được cuộc chiến. cướp được nước người, xóa được di sản, nhưng không thể đoạt được lòng người, bia miệng muôn đời vẫn lưu tiếng xấu.

Giai thoại “Bài thơ vịnh bèo“ của Giáp Hải cũng ẩn chứa thông điệp ngoại giao sâu sắc. Năm Đinh Dậu, nhà Minh mư­ợn cớ phò Lê diệt Mạc đã sai đô đốc Cừu Loan và tư­ớng Mao Bá Ôn đem quân tiến vào ải Pha Luỹ. Mao Bá Ôn gửi chiến thư và bài thơ Bèo :

Mọc theo ruộng n­ước hóp như­ kim
Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im
Nào có gốc sâu, nào có lá
Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim
Tụ rồi đã chắc không tan tác
Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm
Đến lúc trời cao bùng gió dữ
Quét về hồ bể hẳn khôn tìm

Nguyên văn chữ Hán
Tuỳ điền trục thuỷ mạc ­ương châm
Đáo xứ khan lai thực bất thâm
Không hữu căn miêu không hữu diệp
Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm
Đồ chi tụ sứ ninh chi tán
Đản thức phù thời ná thứ­c trầm
Đại để trung thiên phong khí ác
Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.

Trạng nguyên Giáp Hải chịu mệnh vua Mạc Đăng Dung lên biên ải tiếp sứ đã họa đáp:

Ken dầy vải gấm khó luồn kim
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Tranh với bóng mây che mặt n­ước
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Sóng dồi muôn lớp thư­ờng không vỡ
Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm.

Nguyên văn chữ Hán
Cẩm lâm mật mật bất dung châm
Đái diệp liên căn khởi kế thâm
Thư­ờng dữ bạch vân tranh thuỷ diện
Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm
Thiên trùng lãng đả thành nan phá
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
Đa thiểu ngư­ long tàng giá lý
Thái công vô kế hạ câu tầm.

Mao Bá Ôn và Cừu Loan tiếp thư của Trạng nguyên Giáp Hải, bàn bạc với nhau, nhận định rằng nư­ớc Nam có thực lực, ch­ưa thể nuốt trôi đư­ợc, nên lặng lẽ có trật tự cho lui binh về.

Engels triết gia người Đức trong học thuyết Mác Engels cũng nói: “Tự do là cái nhìn sâu sắc vào sự cần thiết.” (Engels 1878. freedom is the insight into necessity. Anti-Dühring, pt. 1, ch. 11). “Nền kinh tế hay khoa học làm giàu sinh ra ghen tị lẫn nhau và sự tham lam của các thương gia chính trị này, mang trên trán của nó là dấu hiệu của sự ích kỷ đáng ghét nhất.”. (This political economy or science of enrichment born of the merchants’ mutual envy and greed, bears on its brow the mark of the most detestable selfishness. Outlines of a Critique of Political Economy (1844).

Nhiều người dân Trung Quốc lương thiện trung hậu khác với một cộng đồng ‘diều hâu’ toan tính trỗi dậy bá quyền. Trung Quốc mộng tạo dựng một đế quốc Á Châu với cam kết ‘Trung Quốc sẽ không áp đặt QUÁ KHỨ BI THẢM CỦA CHÍNH HỌ lên các quốc gia khác’ ‘ Nhân dân Trung Quốc kiên trì theo đuổi các mối giao thiệp hữu hảo với toàn bộ các quốc gia khác”. “Giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường” là một thế lực phi chính thức và phần lớn dựa vào kinh tế để cố kết cơ sở hạ tầng cứng thuộc vòng ảnh hưởng của Trung Quốc mà Mỹ , Nga, cộng đồng châu Âu EU, cộng đồng Hồi giáo buộc phải tôn trọng. Họ mở cửa từng phần cũng vì dân trí có tốt có xấu. Việt Nam tự cũng cố, ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’.

Tom Miller có chuyên khảo công phu “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc” nói về Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin. Nguyễn Trần Bạt có bài viết “Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới”, Các nguyên thủ nước lớn hiện đang là tiêu điểm tầm nhìn đầy lo âu, hi vọng của nền chính trị lớn thế giới và tất cả cộng đồng nhân loại. Chúng ta nhớ lại thông điệp sau cùng của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối năm 2016 về bức tranh tối tương lai thế giới đầy lo âu hơn: “Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).

‘Tào lao với Lão Khoa’ về Trung Hoa, trước đây khi được hỏi, tôi đã nêu lên chính kiến của mình “Ba đặc khu liệu có đột phá?” theo tôi là “không”. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi, giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất Việc hợp tác quyền biến ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’ nhất thiết không được rơi vào “bẫy nợ” và không được phạm sai lầm. Các sinh lộ Bắc Nam Đông Tây cùng những vị trí hiểm yếu nhậy cảm về an ninh quốc phòng kinh tế văn hóa đời sống dân sinh cần tự mình xây dựng với hiền tài Việt Nam có tư vấn quốc tế. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực cần kết nối lĩnh vực hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cơm ngon người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Hợp tác với Trung Quốc nên hướng vào xây dựng cải tiến chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp du lịch sinh thái, giao lưu ngôn ngữ văn hóa, giáo dục dưỡng sinh đông tây y kết hợp, đào tạo nguồn lực, phát triển hiệu quả bền vững, đi đôi bảo vệ môi trường, tiến bộ công bằng xã hôi.

Hôm nay, khi bàn luận với ít người bạn quý, tôi lưu lại ý kiến của anh Bùi Quý Thuấn (CTV-VAECA VN Châu Phi) và anh Bùi Bá Bổng (nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT) để suy ngẫm. Anh Búi Quý Thuấn viết

SUY NGẪM VỀ TRUNG QUỐC “Trung Quốc – như ít quốc gia nào trong thế giới hiện tại – bên cạnh tất cả những vấn đề trên, đã có khả năng kết hợp chính sách thay đổi hệ thống (chuyển đổi) với chính sách phát triển. Không dâng người này lên bàn thờ người kia, không phụ thuộc vào bất cứ một chủ nghĩa giáo điều nào, mà một cách hết sức thực dụng – không phụ thuộc vào những lời lẽ hoa mỹ chính thức – và rất hiểu biết, Trung Quốc đã sáng tạo và sử dụng sự hợp lực của cả hai quá trình quyết định sự thành của một thay đổi lớn. Những cải tổ của Trung Quốc không bị lỡ chuyến tàu của giai đoạn toàn cầu hóa đương đại đang rời ga. Đất nước đông dân này biết giành lấy toàn cầu hóa cho mình – để có lợi cho nền kinh tế quốc dân, cho các công ty của Trung Quốc và cho các công dân của mình. Trung Quốc đã mở cửa với những rủi ro tiềm ẩn đi liền với việc tham gia vào cuộc chơi kinh tế toàn cầu và sẵn sàng trả giá để đạt được lợi ích tối đa riêng. Trung Quốc đã đầu tư một cách hoàn hảo vào nhu cầu của phần còn lại của thế giới đối với tài nguyên của Trung Quốc, đặc biệt là nguồn nhân lực, và kéo theo đó là sản phẩm do những người này tạo ra. Trung Quốc đã thu hút một cách tài tình nguồn tiết kiệm từ nước ngoài, tạo điều kiện để nguồn tiền này chảy vào những đầu tư trực tiếp với vai trò của người đưa tiến bộ kỹ thuật vào ứng dụng thực tế trong khi bản thân mình thì tích lũy nguồn tài chính dự trữ khổng lồ. Thay vì cho phép chấp nhận một cách dễ dãi hệ thống bán lẻ hứa hẹn sinh lợi cao của nước ngoài vào lãnh thổ mình, thì Trung Quốc lại khuyến khích họ đầu tư vào các dân chuyền sản xuất như một sự tiếp nhận tiến bộ công nghệ bằng chính sách của mình. Về phần mình, bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, Trung Quốc nhanh chóng mua lại các mảng của hệ thống bán lẻ đó và khu vực tài chính của những nước giầu nhất thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ có không chỉ các chi nhánh ngân hàng của Tây Âu ở Trung Quốc mà còn có cả các chi nhánh ngân hàng của Trung Quốc ở Tây Âu, còn những đôi giày để chạy tốt nhất không phải là giầy Mỹ sản xuất tại Trung Quốc mà là giầy Trung Quốc sản xuất tại Mỹ. Rốt cuộc thì chính vì thế mà tỷ USD được dự trữ, chứ đâu phải để phòng xa. Mọi tai họa đều rơi lên đầu những người chạy theo học thuyết tân tự do chứ không phải lên đầu những người có chiến lược phát triển có ý nghĩa. Đấy là chưa nói đến trường hợp, nếu như họ có được chiến lược đó suốt 40 năm chứ không phải là 4 năm… [Kolodko, 2010]

Đi thuyền trên Trường Giang – Tình yêu cuộc sốngPosts about Đi thuyền trên Trường Giang written by HoangKim, NgocphuongNamhoangkimlong.wordpress.com”Làm sao dẹp yên hết phong ba ? Trung tín thảy không nhờ cậy được. Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“ Hãy ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.” (Phong ba na đắc tận năng bình. Trung tín đáo đầu vô túc thị. Bất tín “xuất môn giai úy đồ “ Thị vọng thao thao thử giang thủy) Ninh Minh Giang Chu Hành trong thơ Nguyễn Du https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-thuyen-tren-truong-giang/

Bùi Quý Thuấn https://thanhnien.vn/chi-262-nguoi-lao-dong-co-dieu-kien-an-thit-ca-han…NYmqryNo

Chỉ 26,2% người lao động có điều kiện ăn thịt, cá hàng ngàyTheo khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, chỉ hơn 24% người lao động (NLĐ) có tiền lương và thu nhập vừa đủ đáp ứng chi tiêu cơ bản; có đến 75,5% NLĐ thu nhập không đáp ứng nhu cầu, c…thanhnien.vn11:50

15:13 Hôm nay

Kha Le Quy IAS3.4. Về giống lúa xuất khẩu có giá trị cao Hiện nay chúng ta có một cách hiểu chưa chính xác, vì sao Thái Lan, Campuchia có những giống lúa xuất khẩu đạt tới 1.000 USD nhưng Việt Nam không có. Xin thưa các giống lúa này là các giống lúa cổ truyền do ông cha họ để lại, mỗi năm chỉ trồng một vụ ở một số vùng nhất định và cho năng suất khoảng trên dưới 2 tấn/ha. Thái Lan hoặc Campuchia họ trồng lúa nước trời, không có thủy lợi nên duy trì các giống cổ truyền này. Ở Việt Nam, không thể trồng giống lúa năng suất thấp mỗi năm một vụ trên diện rộng vì như vậy sẽ không sản xuất đủ gạo và phải nhập khẩu nói gì đến xuất khẩu. Tuy nhiên như đã nêu trên, nếu khai thác lợi thế vùng tôm – lúa và vùng lúa mùa ở ĐBSCL để sản xuất lúa đặc sản sinh thái, lúa hữu cơ thì có khả năng đạt giá trị cao như giống cổ truyền của Thái Lan hoặc Campuchia. Điều cần học từ Thái Lan và Campuchia là chuỗi giá trị gạo của các giống lúa đem lại giá trị cao này họ làm rất tốt nên tạo được uy tín trên thị trường thế giới. [Tập tin: Bui Ba Bong Đề xuất về tái cơ cấu ngành lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long để phát triển bền vững.docx] Kha Le Quy IAS. Để trả lời cho một số câu hỏi của các chuyên gia mấy ngày vừa qua.15:14

*

Tôi đã đến Trung quốc nhiều lần, có mấy lần ăn cơm chung với nông dân trên núi cao và ngoài ruộng. Năm 1996, tôi có dịp khảo sát vùng khoai lang ở Sơn Đồng và Giang Tô và năm 2018 quay lại tự mình khảo sát so sánh nông nghiệp của chính vùng này, tận mắt và chính kiến nhìn nhận đánh giá. Năm 2014, tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Năm 2018 này, tôi lại có cơ hội tự mình đi du lịch bằng tàu cao tốc từ Bắc Kinh qua Thiên Tân đến Sơn Đông khảo sát nhanh nông nghiệp Trung Quốc, chuyến đi hơn 600 km chỉ hai tiếng. Những điều tôi được trực tiếp chứng kiến là tích cực và ấn tượng. Suốt dọc đường tới Thiên Tân và ba thành phố khác đến thành phố Thái An của Sơn Đông, tôi đã lưu được 5 video hình ảnh nông nghiệp Trung Quốc ngày nay để so sánh thấy được sự đổi thay cực kỳ ấn tượng của sản xuất nông nghiệp nước bạn.

Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, suy ngẫm từ đỉnh núi Thái Sơn ở Sơn Đông, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiếp nối Tổng thống Tôn Trung Sơn để phát triển chủ thuyết liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn, một vành đai một con đường, ông cam kết những điều tốt đẹp với Việt Nam. Thế nhưng tại sao động thái tình hình thực tế của hai nước nhiều việc chưa tạo đủ niềm tin bạn hữu. Việt Nam tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Tôi sẽ còn viết tiếp câu chuyện Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình.

Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

Trò chuyện Trung Quốc với Lão Khoa, tôi thích nói về một món ngon ở Bắc Kinh (hình). Đặc sản và biểu tượng của một vùng đất luôn thi vị trong lòng của người hành hương. Suốt mấy ngày ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, tôi thường chén món ngon này, như khi leo núi Thái Sơn thì ưa dùng món xúp ‘bát bửu’,  ‘khoai Hoàng Long” và “rượu Thái Sơn”.  “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng Hàng Châu, được đặt tên để vinh danh ông. Tô Đông Pha là một nhân vật quan trọng trong chính trị thời Tống, ông cùng Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng thuộc phái “coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập với chính sách mới “cường thịnh và phát triển lớn mạnh quốc gia bất chấp đạo lý” do Vương An Thạch chủ trương. Tô Đông Pha đã nổi tiếng là một nhà viết chính luận, các tác phẩm văn của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Về biểu tượng nghệ thuật, Tô Đông Pha được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Tôi đã từng chén “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” ở Hàng Châu mà thương về hạt gạo làng ta còn chưa có thương hiệu Việt mạnh trên thị trường thế giới.

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM là một câu chuyện dài

Hoàng Kim và Hoàng Long đã có 20 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Trung Quốc một suy ngẫm” ghi lại những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của chúng tôi, tạm coi là nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử “Bình sinh Mao Trạch Đông” và “Bình sinh Tập Cận Bình“. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, có đủ các hạng người, có đủ chí thiện cực ác và minh sư. Nguyễn Du trăng huyền thoại gợi nhiều suy ngẫm. Bài này là các ghi chú nhỏ cho chính mình và chép tặng bạn đọc.

Mưa lũ lịch sử trong vòng 70 năm tại Trung Quốc: Mối liên hệ đáng sợ với Việt Nam (Triệu Quang/Dân Việt 7/2020)

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng Kim


Đập Tam Hiệp Chi Na một số thông tin & ý kiến (Ngô S Đồng Toản / FB 7/2020) Mưa lũ lịch sử trong vòng 70 năm tại Trung Quốc: Mối liên hệ đáng sợ với Việt Nam (Triệu Quang/ Dân Việt 7/2020). Học giả và chuyên gia môi sinh Trung Quốc lên tiếng về độ an toàn của các đập nước trong vùng địa chấn Tây Nam Trung Quốc kể cả Lan Thương (Mekong) (Phạm Phan Long /Viet Ecology Foundation 9/2009); ; Cảnh báo lũ tại đập Tam Hiệp. (Chris Gill/ Asia Times Financial 7/2020) Trung Quốc đối mặt với trận lụt tồi tệ nhất trong 70 năm sau nhiều tuần mưa lớn; thảm họa đã được tuyên bố ở 24 khu vực, bao gồm cả vùng thượng lưu của Dương Tử; 7.300 ngôi nhà đã bị sập và thiệt hại vượt quá 20,7 tỷ nhân dân tệ; Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ cao hơn đập Tam Hiệp. Theo Reuter ngày 30 tháng 6 năm 2020, Trung Quốc bắt đầu vận hành đập thủy điện Ô Đông Đức là đập thủy điện lớn thứ tư ở nước này và là đập lớn thứ bảy trên thế giới, với chiều cao đập là 270m so với chiều cao 181m của đập Tam Hiệp.Trung Quốc một suy ngẫm (Hoàng Kim 7/2020 / https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/)

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là suy-ngam-tu-nui-xanh-bac-kinh-1a.jpg

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng Kim

Trung Quốc câu chuyện ảnh
Trung Quốc một suy ngẫm

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là suy-ngam-tu-nui-xanh-bac-kinh-1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là suy-ngam-tu-nui-xanh-bac-kinh-4.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là suy-ngam-tu-nui-xanh-bac-kinh-3.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là suy-ngam-tu-nui-xanh-bac-kinh-5.jpg

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng Kim

Trung Quốc thực hiện chiến lược dài hạn nhất quán ‘Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ ‘vành đai và con đường’ do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi động, khẳng định tiếp tục cuộc Trường Chinh.. Việt Nam tự cũng cố trầm tĩnh theo dõi, xử thế có lý, có lợi, đúng lúc. Những động thái diễn biến mới được nghiên cứu và tích hợp trong tài liệu này .

Chiến tranh là việc lớn quốc qua, suy cho cùng là sự đối kháng thắng thua của con người, khí tài công nghệ và tiềm lực quân sự quốc gia cho chuỗi trận đánh then chốt quyết định. Còn nhớ cách đây 76 năm, cũng dịp này Mỹ xác lập quyền thống trị hằng hải trên biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nhờ trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử hải quân thế giới. Từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 20 tháng 6 năm 1944, trận hải chiến trên biển Philippines tại quần đảo Mariana là trận hải chiến bằng hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử thế giới khi Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản đối trận. Hai bên đã sử dụng tổng cộng 24 hàng không mẫu hạm trong trận đánh này (15 của Mỹ và 9 của Nhật). Kết quả trận đánh là sự đại bại của hải quân Nhật khi họ mất 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Nước Mỹ từ đó xác lập vị trí bá chủ thế giới trên biển Đông.

Từ Nao Trạch Động tới Tập Cận Bình là một cuộc trường chinh. Mao Trạch Đông từ ngày 19 tháng 6 năm 1945, được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần ngày ngày 9 tháng 9 năm 1976. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông. Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist. Chủ tịch Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959 – 1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê, Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người. Chủ tịch Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại. Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm chắc chức vụ tối cao của thế hệ thứ nhất và chức vụ này được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo tiếp nối là  Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình. Từ đó cho đến ngày 19 tháng 6 năm 2020 là vừa tròn 75 năm. Theo quy định về tuổi tác và nhiệm kỳ thì Tập Cận Bình sẽ phải về hưu sau đại hội năm 2022, nhưng sau đại hội Đảng năm 2017 thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xac lập vị trí vững chắc không thay thế lợi thế hơn hẳn Tổng thống Mỹ Trump trong tư thế cá nhân không bị ràng buộc bởi hiến pháp. Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải năm 2012 “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn: hợp tác Thượng Hải liên Nga và bốn nước châu á cùng chung vận mệnh tại khu vực tâm điểm địa chính trị thế giới; khống chế biển Đông tranh chấp trực diện với Mỹ thông qua đầu tư trọng điểm bằng sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ; xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua dài hạn khí đốt và năng lượng từ Nga tạo món lợi cốt tủy và giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép và sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Trung Quốc tỏ rõ lập trường cam kết ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg  dù mọi giá  Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc hiện là tâm điểm của cuộc đối đầu Mỹ Trung sự khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ hiện ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới

Người dân Việt Nam trong thế lớn tranh chấp này dĩ nhiên lựa chọn cách ứng phó “dĩ hòa vi quý” làm bạn tốt thân thiện với Trung Quốc, hòa Mỹ, ‘liên Nga, bạn Ấn, chí cốt với các nước láng giềng chung bán đảo Đông Dương và ASEEN, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’, làm bạn tốt với thế giới rộng lớn. Việt Nam với Trung Quốc có sẵn mối quan hệ đồng văn, thấu hiểu lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ cũng có lịch sử truyền kiếp bị đối xử không công bằng, khao khát độc lập, tự do hạnh phúc và thấu hiểu đạo lý ” cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác ( Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân).

Người dân Việt Nam ngày nay chưa thực sự đặt niềm tin chiến lược vào sự hợp tác thân thiện của Trung Quốc bởi các nguyên nhân: 1) Chính sách củ cải kinh tế đi đôi với cây gậy răn đe bất chấp lý lẽ, đạo lý khiến lòng dân bất an, đặc biệt là vấn đề biển Đông và sông Mekong; 2) An sinh môi trường, an toàn thực phẩm và chất lượng công nghệ chưa tốt như yêu cầu khiến người dân lo lắng; 3) Cách làm giao lưu trao đổi nông nghiệp, văn hóa giáo dục, …những lĩnh vực ăn học được người dân hai bên trân trọng và hai nước có thế mạnh cùng quan tâm, giúp nhau xây dựng đội ngũ hiền tài chính phủ kiến tạo chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, chưa nghiên cứu khai thác xứng tiềm năng, 4) Thực tiễn và sự cam kết tốt hơn của Đảng và Chính phủ hai nước đối với độc lập tự do hạnh phúc chống tham nhũng là những tư tưởng đồng văn hàng đầu, cấp bách, xuyên suốt nếu sự cam kết và thực tiễn này tốt hơn thì quan hệ nhân dân cũng gắn bó hơn.

TRUNG QUỐC ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xếp hàng đấu Mỹ, Nga, Ấn trong ‘quan hệ ngoại giao với các nước lớn’ chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’, xếp hàng thứ hai các nước láng giếng’ trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc gồm 40 quốc gia, trong đó 15 nước có chung đường biên giới với Trung Quốc bằng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) do Trung Quốc khởi xướng được đưa vào điều lệ Đảng, trọng điểm là châu Á có Việt Nam.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ huy động thêm 14,5 tỷ USD đầu tư cho sáng kiến này. Ông khẳng định rằng:”Trung Quốc cần nổ lực để các nước láng giềng ngày càng thân thiện hơn về chính trị, có mối quan hệ gần gũi hơn về kinh tế, hợp tác sâu sắc hơn về an ninh, và mối quan hệ ở cấp độ nhân dân cũng gắn bó hơn“.

Trung Quốc thời Tập Cận Bình nổi bật là “liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi, một vành đai một con đường“.Ông tạo dựng được thế Tam Quốc mới trong lịch sử. Trường Giang sóng sau đè sóng trước. ngọn sóng này cao hơn! Trung Việt vành đai và con đường là thế lớn ngày nay. (xem ảnh 1, 2, 3).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2012 đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông vạch ra chiến lược “Trung Quốc với giấc mộng châu Á”. Ông khởi xướng và thực thi chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ “một vành đai, một con đường”, ráo riết thực hiện một loạt kế sách liên hoàn, xử lý vấn đề biển Hoa Đông, lưỡi bò biển Đông, đưa tầu chiến áp sát cuộc tập trận NATO, trỗi dậy thách thức Mỹ về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế. Trung Quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo của Tập Cận Bình đang rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời” mà đã bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu thế giới, theo giới quan sát. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc bước vào “thời đại mới” và cần đóng vai trò “trung tâm trên thế giới”, nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước. Ông phát biểu khai mạc Đại hội Đảng 19 với 14 điểm chính sách và ba trọng tâm. (Mời đọc: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình“)

TRUNG VIỆT VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Tổng Bí Thư nói: “Không ai dại trao đất cho người nước ngoài để vào gây rối” là một câu nói thật cân nhắc và giàu thông tin. Câu này kín kẽ dường như câu của ông Trump là “Trump sẽ làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại” trên Twitter và mọi biểu tượng tranh cử Tổng thống Mỹ của ông ấy và sự kín đáo của ông trong quyết sách Mỹ -Triều đến lúc chót là cân nhắc chứ không nói lộ ý. Cám ơn câu hỏi chất vấn của cụ Ngọc Hạp Nguyễn “Nếu có kẻ có quyền dại mà tham tiền thì sao?” đã gợi ý cho tôi đọc lại và suy ngẫm bài nghiên cứu lịch sử này.

†Ba đặc khu liệu có đột phá? theo tôi là KHÔNG. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi – giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Những nơi ấy cần nên là CON NGƯỜI và NỘI LỰC VIỆT NAM phải ở vị trí hiểm yếu. Đó là một câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất.

Lịch sử Việt Nam “Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa” là bài học xương máu gần nhất. Tổng Bí Thư nói: “Không ai dại trao đất cho người nước ngoài để vào gây rối”. Quyết sách cơ bản là KHÔNG, là CON NGƯỜI và NỘI LỰC VIỆT NAM phải ở vị trí hiểm yếu. Mọi việc đều phải “có lý, có lợi, đúng lúc”. Trung Việt vành đai và con đường là thế lớn ngày nay. Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong khi Nga và Mỹ đều tính toán “Chúng ta không cần lãnh đạo thế giới mà cần sắp xếp lại ngôi nhà mình”. Việt Nam vững tin vào tương lai của nhân loại và dân tộc nhưng cũng thấy trước một bức tranh tối tương lai thế giới đầy tranh chấp của thế cờ vây lo âu hơn. Các nước lớn đang phân chia tầm ảnh hưởng. Các nước láng giềng châu Á đang buộc phải tỏ rõ thái độ và bị ‘cuốn theo chiều gió’ vào ‘một vành đai, một con đường’.

Việt Nam tự củng cố trầm tĩnh theo dõi, có lý, có lợi, đúng lúc, xử lý tốt những vấn đề thực tiễn hướng tới tương lai.

CUỘC ĐỐI CHIẾN MỸ TRUNG

Cuốn hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton: “Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng” (The Room Where It Happened: A White House Memoir) ngày 23/ 6/ 2020 khi xuất bản, đã làm rung động cả nước Mỹ và Thế giới. Theo đó, Bolton cho biết trong cuốn hồi ký này rằng, tại cuộc gặp quan trọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6 năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển đi thông điệp cực kỳ quan trọng. Đó là “nội dung đối thoại sang bầu cử tổng thống Mỹ một cách cừ khôi, ám chỉ khả năng kinh tế của Trung Quốc có thể tác động đến các chiến dịch tranh cử đang diễn ra và đề nghị ông Tập đảm bảo rằng ông sẽ giành chiến thắng”. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ngỏ ý rằng “Đó chính xác là điều phải làm” khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói “đang xây dựng trại tập trung cho hàng triệu người Hồi giáo” Chính phủ Mỹ chuyển đi thông điệp nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thắng cử sẽ sẵn sàng bỏ qua các hành vi lạm quyền của Trung Quốc về vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Tất cả các báo CNN, Fox, VNE hôm 23/ 6/ 2020 đều nhất loạt đưa tin. Sự thách giá, trả giá cho nước cờ phân chia quyền lợi và ảnh hưởng thế giới đang bộc lộ ngày càng rõ của sự gay cấn, động thái và tình thế mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Hải năm 2012 khi hợp tung sáu nước Trung Nga và bốn nước Trung Á khác, đã tuyên bố: “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á” “Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt nữa”. Ngày nay tình thế mới đang chuyển đi thông điệp của Tổng thống Mỹ Trump trước đây “Nước Mỹ trên hết”;”Trump làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” , “Hãy chăm lo ngôi nhà của mình”. Tổng thống Nga Putin đang lấy ý kiến toàn dân cho cải tổ Hiến pháp Nga, nếu đạt sự đồng thuận của những điều mấu chốt kỳ vọng thì Tổng thống Nga Putin sẽ có thể khẳng định vai trò độc tôn lâu dài như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thế cờ vây cuộc đối chiếm Mỹ Trung tiếp tục có những tình huống và đối sách mới, trong khi Nga “trầm tĩnh theo dõi và xử lý thích hợp”.

Giáo sư Luat Nguyen viết “Em Kim đã đọc cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” chưa?. Đoc cuốn này do Việt Nam Thông tấn xã xuất bản, tác giả là một là đại tá Trung Quốc, và đọc một số bài của Thượng tướng Tàu Lưu Á Châu thì thấy Trung Quốc có nhiều nhà mưu lược, không có nhà chiến lược. Chúng ta (TQ) đã thua rồi! (lời của tướng Lưu Á Châu nói). Hoàng Kim thì tin rằng “Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever). Động thái mới của Trung Quốc càng chứng tỏ điều đó. Trung Quốc không phải không có nhà chiến lược. Thời trước, Nguyễn Du đã đúc kết sự trãi nghiệm của chính ông sau mười lăm năm lưu lạc:

Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác MINH NINH GIANG CHU HÀNH trích dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-thuyen-tren-truong-giang/

Ngày nay, khi đọc lại thơ Nguyễn Du, và ngẫm kỹ hai câu cuối: Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“ Hãy ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy. thì có thể thấy rõ thế lớn long tranh hổ đấu giữa các nước lớn và thế cờ vây đang diễn biến là phức tạp, song trùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, kết cục thật khó lường

Đập Tam Hiệp Chi Na một số thông tin & ý kiến (Ngô S Đồng Toản / FB 7/2020)

DÒNG SÔNG CUỘN CUỘN CHẢY

Đập Tam Hiệp Chi Na một số thông tin & ý kiến (Ngô S Đồng Toản / FB 7/2020) Mưa lũ lịch sử trong vòng 70 năm tại Trung Quốc: Mối liên hệ đáng sợ với Việt Nam (Triệu Quang/Dân Việt 7/2020). Học giả và chuyên gia môi sinh Trung Quốc lên tiếng về độ an toàn của các đập nước trong vùng địa chấn Tây Nam Trung Quốc kể cả Lan Thương (Mekong) (Phạm Phan Long /Viet Ecology Foundation 9/2009); Cảnh báo lũ tại đập Tam Hiệp. (Chris Gill/ Asia Times Financial 7/2020) Trung Quốc đối mặt với trận lụt tồi tệ nhất trong 70 năm sau nhiều tuần mưa lớn; thảm họa đã được tuyên bố ở 24 khu vực, bao gồm cả vùng thượng lưu của Dương Tử; 7.300 ngôi nhà đã bị sập và thiệt hại vượt quá 20,7 tỷ nhân dân tệ; Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ cao hơn đập Tam Hiệp. Theo Reuter ngày 30 tháng 6 năm 2020, Trung Quốc bắt đầu vận hành đập thủy điện Ô Đông Đức là đập thủy điện lớn thứ tư ở nước này và là đập lớn thứ bảy trên thế giới, với chiều cao đập là 270m so với chiều cao 181m của đập Tam Hiệp.Trung Quốc một suy ngẫm (Hoàng Kim 7/2020 / https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/)

TRƯỜNG CHINH VÀ KHAI PHÓNG

Mao Trạch Đông có hai câu chuyện còn mãi với thời gian. Ngày 16.6.1976, ông tự biết những ngày còn lại không bao nhiêu, sợ bệnh tim bột phát, nhân lúc tinh thần còn sáng suốt, nên ông đã triệu tập Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hải Dung… để nói chuyện như thể dặn dò lúc lâm chung. Mao Trạch Đông nói:

Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, tôi đã ngoài 80, người già bao giờ cũng nghỉ đế hậu sự. Trung Quốc có câu cổ thoại , ý nói: Đậy nắp quan tài định luận. Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài nhưng cũng sắp đến lúc rồi, có thể định luận được rồi. Trong đời tôi đã làm hai việc, một là đấu tranh với Tưởng Giới Thạch mấy chục năm, đuổi hắn chạy ra ngoài đảo xa. Rồi kháng chiến tám năm, đã mời được người Nhật Bản trở về nhà họ. Với sự việc này không có mấy ai dị nghị, chỉ có năm ba người xì xào đến tai tôi, đó là muốn tôi sớm thu hồi mấy hòn đảo kia về. Một sự việc khác, các đồng chí đều biết, đó là việc phát động đại Cách mạng Văn hóa. Về việc này người ủng hộ không nhiều, người phản đối không ít.Hai việc này đều chưa xong. Di sản này phải giao lại cho đời sau. Giao như thế nào? Giao một cách hòa bình không được thì phải giao trong sự lộn xộn. Làm không nên có khi còn đổ máu. Vì thế, các đồng chí làm như thế nào, chỉ có trời biết”.

Trong cuộc đời Mao Trạch Đông, lần nói chuyện ấy chính là một cuộc tổng kết. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Những câu nói nổi tiếng: “Súng đẻ ra chính quyền” “Nông thôn bao vây thành thị” “trí thức không bằng cục phân” “Dụ địch vào sâu” ” tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi, ngồi trên núi xem hổ đánh nhau” “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” “có lý, có lợi, đúng lúc“,… và sâu sắc hơn hết, dữ dội hơn hết, tám máu nhiều nhất là “trường chinh và khai phóng’. “Trường chinh” thì đã có hàng núi sách bình luận, “khai phóng và sáng tạo” thì tranh cãi mãi chưa bao giờ thôi . Mao Trạch Đông lnói Trời không có thánh thần/ Đất không có thánh nhân/ Chỉ có nhân dân thần thánh” “Vô chiêu thắng hữu chiêu” “Vô pháp vô thiên” “Đại cách mạng văn hóa là xóa sạch tứ cựu” Nhân dân Nhật báo ngày 1.6.1966 có bài xã luận các định luận điểm này với tựa đề “Bài trừ mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột dựng nên”, “Cách mạng Văn hóa” phong trào “phá tứ cựu” lên cao, đã đập phá chùa chiền di tích, hủy hoại miếu thờ tượng Phật, đốt sách vở, tranh chữ, đào mộ thiêu hủy xương cốt Đỉnh điểm là ngày 7/11/1966, đã phá hủy miếu Khổng Tử. Từ ngày 9/11 – 7/12, họ đã phá hủy hơn 6000 văn vật và đốt đi hơn 2700 cuốn sách cổ, hơn 900 tranh chữ, hơn 1000 bia đá ở đó. Sau khi lấy xương cốt Khổng tử cáo thị dân chúng thì cho thiêu hủy. Bia mộ của Văn Tuyên Vương (551- 479 TCN) cũng bị phá nát. Nhiều mộ của con cháu họ Khổng cũng bị đào lên cáo thị dân chúng. Cách mạng văn hóa cơn bão đã phá tan hoang tận gốc nhiều giá trị cũ “

Từ Mao Trạch Đông tớí Tập Cận Bình https://hoangkimlong.wordpress.com/…/tu-mao-trach-dong-toi…/ Trung Quốc ngày nay trường chinh và khai phóng đang được kế thừa và phát triển một cách sâu sắc.

CỜ VÂY VÀ SÓI CHIẾN

Tập Cận Bình từ sau khi nhậm chức đến nay đã không ngừng nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa truyền thống đặc biệt là tư tưởng Nho gia: “Quốc gia có tứ duy (tức 4 cơ sở chính yếu lập quốc của Trung quốc: lễ, nghĩa, liêm, sỉ), tứ duy không lớn mạnh, đất nước ắt sẽ diệt vong! Tứ duy hưng thịnh, đất nước sẽ phục hưng bền vững!”. Tập Cận Bình tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời tỏ ý sẽ kế thừa và phát huy nền văn hóa ấy. Năm 2013, Tập Cận Bình đặc biệt đến thăm Khúc Phụ để tế bái mộ Khổng Tử. Vào ngày nhà giáo năm 2014, ông Tập đã đặc biệt đến trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh công khai phản đối việc sách giáo khoa lược bỏ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông nói, “lược bỏ đi kinh điển văn hóa truyền thống trong sách giáo khoa là điều đáng buồn thay”. Bài viết Từ Mao Trạch Đông tớí Tập Cận Bình đã đúc kết hệ thống hóa “Bình sinh Tập Cận Bình” Quyền lực của ông Tập Cận Bình đang rất mạnh sau đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã vượt lên nổi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn Thanh, sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản, sự xáo động dữ dội của thời kỳ “đại loạn” đại cách mạng văn hóa, sự hiểm họa cực kỳ do tham nhũng, tranh chấp quyền lực, lũng đoạn kinh tế, suy thoái môi trường , phân hóa giàu nghèo và phát triển nóng. Nhưng đến nay trong cuộc đấu sinh tử lần này, với thế cờ vây “liên Nga bạn Ấn mở rộng Á Âu Phi, một vành đai một con đường” và sói chiến. với những mưu sâu kế hiểm, liệu Trung Quốc có thể trỗi dậy, trong tình thế thập diện mai phục hiện nay?

Theo PGS.TS Lê Cao Đoàn nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay thế giới không thể phát triển được vì không có một thể chế chung. Thế giới từ năm 1944 đã bắt đầu hình thành các định chế toàn cầu, đó là Liên Hiệp Quốc, là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhưng ngày nay những định chế này không còn nhiều ý nghĩa nữa. Một thể chế tiến bộ phải có sự chế tài để đảm bảo các thành viên phải tuân thủ nhưng ngày nay Trung Quốc do tập trung lớn về tài chính, dự trữ ngoại hối khổng lồ, lũng đoạn cả thế giới, hung hăng ở Biển Đông, nhưng vị thế Mỹ phải bận đối phó với những vấn nạn nghiêm trọng ở trong nước, châu Âu phải đối mặt với tình trạng Brexit và mô hình của châu Âu không còn là mô hình mơ ước nữa. “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China) cuốn sách của GS kinh tế học Peter Navarr, nay là cố vấn kinh tế Nhà Trắng, đang cảnh báo về một vấn nạn và thách thức đặc biệt nghiêm trọng đối với vai trò siêu cường của Mỹ.

*

Việt Nam tự cũng cố, trầm tĩnh theo dõi, xử thế có lý, có lợi, đúng lúc.

Hoàng Kim

xem tiếp TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/

Thông tin tài liệu dẫn:

ĐẬP TAM HIỆP CHINA: MỘT SỐ THÔNG TIN & Ý KIẾN
Ngô S Đồng Toản / FB 7/2020

PHẦN A.
Thông tin của người bạn Ngô: Một anh bạn tôi, học TS ở China về, cho biết một số thông tin như dưới đây. Nguồn tin cậy. Không tiện nêu danh tính.

Đập Tam Hiệp nằm ở thị trấn Tam Đẩu Bình, huyện Di Lăng, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, cách TP. Vũ Hán gần 400km. Để vào được thủy điện đó phải qua đường hầm dài 7km. Có vũ cảnh China gác, nên tiếp cận nó cũng không dễ. Nhà máy Tam Hiệp do tập đoàn Tam Hiệp xây dựng và vận hành, công suất lắp đặt 22.500MW. Tập đoàn này cũng vừa khánh thành thủy điện Ô Đông Đức (Wudongdue) ở Vân Nam, công suất 10.000MW, gần bằng 1/2 Tam Hiệp. Họ còn cái thủy điện Bạch Hạc Than (Baihetan) nữa, công suất hơn 15.000MW, đã tích nước hồ chứa. Cả hai cái đều ở thượng lưu Dương Tử/Trường Giang. Đó là hệ thống bậc thang thủy điện rất lớn.Họ nghiên cứu rất kỹ càng, do 1 tập đoàn lớn quản lý; cũng có Quy trình vận hành liên hồ chứa. Miền Nam và Tây Nam của China mưa cả tháng, hiện cũng là mùa mưa, nên không bất thường. Vừa qua, đập thủy điện này mới mở mấy cửa xả đáy và 2 cửa xả mặt, chưa ăn thua gì so với khả năng của nó. Họ xả nước với lưu lượng 27.000 m3/s là bình thường, có thể tăng đến 33.000 m3/s (tổng lưu lượng xả max. 116.000 m3/s). Thủy điện Hòa Bình của Việt Nam năm 1996 đã từng xả gần 10.000m3/s trên khả năng xả max. 35.400m3/s. Nên cũng không lạ, vào mùa lũ thành phố Trùng Khánh ở thượng lưu cách hồ chứa Tam Hiệp khoảng 550km, khả năng ngập cục bộ cũng là thường, vì nước có thể rút chậm. Do chống lũ hạ du nên họ có thể xả lũ từ từ, theo quy trình chống lũ đã duyệt từ trước rồi.

Xin nhấn mạnh là họ kiểm soát rất tốt trong kịch bản chống lũ đã đặt ra…

NSĐT ghi & biên tập
Ngày 01/7/2020

PHẦN B.
Chú thích & Bổ sung bởi Ngô S. Đồng Toản:

1) Ảnh đập thủy điện Tam Hiệp, China, do Trịnh Gia Dụ chụp
https://www.ctg.com.cn/sxjt/xwzx55/jtyw44/1018760/index.html

2) Thông số kỹ thuật nhà máy Tam Hiệp (TH):

Con đập TH dài 2.335 mét, cao 181 mét, thể tích bêtông 27,2 triệu mét khối. Mực nước hồ cao max.175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ lưu đập 113m. Có 32 tua-bin chính – mỗi tuabin có công suất phát điện 700MW, và 2 tuabin phụ – mỗi cái 50MW để cấp điện cho bản thân nhà máy; tổng công suất là 22.500MW. Sản lượng điện hàng năm là 87 tỷ kilowatt giờ. Tổng dung tích hồ chứa là 39,3 km3 – trong đó có 22,2 tỷ m3 là để kiểm soát lũ. Đập tràn dài 483m bố trí ở phần giữa đập chính, có 23 cửa xả đáy mỗi cái rộng 79m. Có 22 cửa xả trên mặt đập, mỗi cái rộng 8m. Lưu lượng xả max.116.000 m3/s.

3) So sánh:

Sản lượng điện hàng năm của Tam Hiệp China là 87 tỷ kWh. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN phục vụ toàn Việt Nam năm 2019 là 231 tỷ kWh. Như vậy chỉ cần 3 TH là cấp đủ điện cho toàn VN. Công suất TH 22500MW; Hòa Bình (HB) 1920MW -> lớn gấp 12 lần.
Sản lượng phát điện hàng năm TH 87 tỷ kWh; HB 8,16 tỷ kWh -> lớn gấp 11 lần. Tổng dung tích hồ thủy điện Tam Hiệp 39,3 tỷ m3 ; của Hòa Bình VN là 1,6 tỷ m3; -> lớn gấp 25 lần. (Gần đây, xuất hiện con số khác là HB > 9 tỷ m3. Nếu vậy, TH chỉ lớn hơn 4,4 lần?)
TH có 22 cửa xả ; HB chỉ có 12 cửa xả. TH có 32 tổ máy; HB chỉ có 8 tổ máy. TH có lưu lượng nước về hồ đến 40.000 m3/s. HB có lưu lượng nước về hồ kỷ lục năm 1996 là 22.650 m3/s TH có tổng lưu lượng xả 116.000m3/s; HB chỉ có tổng lưu lượng xả 35.400m3/s

4) Tập đoàn Tam Hiệp: China Three Gorges Corporation (中国长江三峡集团有限公司 Trung Quốc Trường Giang Tam Hiệp Tập đoàn Hữu hạn Công ty). 82 tổ máy của bốn nhà máy trên dòng Dương Tử vận hành toàn bộ lần đầu tiên vào năm 2020 (gồm Tam Hiệp (Sānxiá/三峡), Cát Châu Bá (Gezhouba/葛洲坝), Hoát Lạc Độ (Xiluodu/溪洛渡大坝), và Hướng Gia Bá (Xiangjiaba/向家坝). Tổng công suất 4 nhà máy này là 39.530MW
https://www.ctg.com.cn/sxjt/index2/index.html

5) Đập Ô Đông Đức (Wudongde 乌东德坝)
https://en.wikipedia.org/wiki/Wudongde_Dam

6) Đập Bạch Hạc Than [đại bá] (Baihetan 白鹤滩大坝)
https://en.wikipedia.org/wiki/Baihetan_Dam

PHẦN C.
Vài ý kiến cá nhân NSĐT

i) Qua các con số/ dữ liệu, ta có thể thấy, khả năng vỡ đập Tam Hiệp là không thể có hiện nay. Nhưng, nếu trong vài tháng mùa mưa này (7, 8/2020), diễn biến lũ phức tạp, thì chưa biết sẽ thế nào. Hoặc mùa mưa những năm tới có bất thường hơn không. Một sự cố nhỏ có thể gây phá hoại dây chuyền, dẫn đến thảm họa lớn.

ii) Nói tổng quát, chính quyền Trung Cộng muốn làm nên những kỳ tích của triều đại mình. Nhưng, những cuồng vọng đều có giá của nó.

iii) Dân chúng China ở hạ lưu Tam Hiệp vừa được hưởng lợi ích về năng lượng và thủy lợi, nhưng cũng có thể là nạn nhân khốn khổ.

iv) Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã & đang phải chịu hạn mặn, phần lớn gây bởi các đập thủy điện thượng nguồn Mekong. Như vậy, các chính phủ China và 4 nước Ủy hội Sông Mê Công (MRC) phải xem lại cơ chế Lan Thương- MRC như thế nào? Bao giờ? Khi China sẽ phải chịu hậu quả nặng hơn do chính sách phát triển của họ, thì lúc đó, họ có biết nghĩ đến các nước khác không?

v) Tăng trưởng/ phát triển vô hạn, GDP tăng mãi (chủ nghĩa tiêu thụ), có phải là một mục tiêu tốt lành và an toàn không? Chưa chắc. Cần xem lại, ở quy mô toàn cầu!

vi) Tiêu thụ Chánh niệm có là một phương thuốc chữa cho Vietnam và thế giới không? Khi nào? Như thế nào?

NSĐT 02/7/2020
*** Ngô S Đồng Toản cùng với Pham Quoc Tuan, Tien Bui Van, An Pham, Liem Dao, Đặng Phúc Tuân, Luan Tran, Huy Lê QuangLưu Tuấn Bảo.

Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ cao hơn đập Tam Hiệp. Theo Reuter ngày 30 tháng 6 năm 2020, Trung Quốc bắt đầu vận hành đập thủy điện Ô Đông Đức là đập thủy điện lớn thứ tư ở nước này và là đập lớn thứ bảy trên thế giới, với chiều cao đập là 270m so với chiều cao 181m của đập Tam Hiệp. xem tiếp Trung Quốc một suy ngẫm (Hoàng Kim 7/2020 / https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/)

Ghi chú về tin nổi bật và những ý kiến phản biện quan trọng

1. Doãn Quốc Bảo Có 6 ý kiến cá nhân của tác giả,trong đó theo quan điểm cá nhân của mình thì có 5 ý kiến hợp đạo còn ý kiến thứ 4 thì cần xem lại về tính CHỦ ĐỘNG của chính chúng ta (nếu có thể tác giả tham khảo thêm các công trình nghiên cứu của GS Chu Hồng Chương) Nội dung ý 4 là: Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã &đang phải chịu hạn mặn, phần lớn gây bởi các đập thủy điện thượng nguồn Mekong. Như vậy cá chính phủ China và bốn nước Ủy hội Sông Mekong (MRC) phải xem lại cơ chế Lan-Thương – MRC như thế nào? Bao giờ? Khi China sẽ phải chịu hậu quả nặng hơn do chính sách phát triển của họ, thì lúc đó, họ có viết nghĩ đến các nước khác không” Ngô S. Đồng Toản * Về “công trình nghiên cứu của GS Chu Hồng Chương”: Nhờ bác cho cái Link cho tiện, để Ngô đọc thử. Cảm ơn bác”; Doãn Quốc Bảo “@ Ngô S. Đồng Toản ý này chỉ hợp lý với quốc gia có trách nhiệm và ta biết Trung Hoa là quốc gia như thế nào nên cần chủ động ứng phó từ lâu”. Ngô S. Đồng Toản “@ Doãn Quốc Bảo: Mời đọc chậm, kỹ: VIỆT NAM THẤT THỦ CHIẾN LƯỢC TRÊN ĐỊA BÀN SÔNG MEKONG Ngô Thế Vinh 8/2019 đường Link và bài viết kèm theo https://vietecologypress.blogspot.com/2019/08/viet-nam-that-thu-chien-luoc-tren-ia.html; Doãn Quốc Bảo @ “Ngô S. Đồng Toản mình thất thủ là do mình,trước 1974 đã có kế hoạch quai đê khu vực ĐBS Cửu Long ,xây dựng các hồ chứa nước ngọt lớn và trồng các loại cây giữ nước rồi,nhưng sau này chúng ta Vĩ cuồng quá nên bị trả giá thôi. Chắc anh biết sơ qua nhà máy thủy điện bên Lào và EVN chiếm 35% vốn chứ? Ngô S. Đồng Toản “@ Doãn Quốc Bảo: “Các thông tin về Mekong/ĐBSCL, em đọc các trang này nhé:
http://vietecology.org/ và Viet Ecology Press: https://vietecologypress.blogspot.com

2. Thai Do Dinh “Trời hại là động đất, người hại là ngư lôi, tomahock” . Hoàng Thanh Hải Hehe, cái đầu mới sợ, còn hai cái sau không ai dám làm vì phạm tội ác chống loài người. Ngô S. Đồng Toản Thủy điện Tam Hiệp được thiết kế để chịu tác dụng của động đất cấp 7
(Three Gorges project unaffected; has the design capability to withstand an earthquake of seismic intensity 7). Bạch Hiểu Sinh @ Ngô S. Đồng Toản cấp 7 ko rõ quy ra bao nhiêu độ Richter – Tứ Xuyên nằm sâu trong lục địa mà cũng từng bị động đất đến 7.9 Richter năm 2008. Ngô S. Đồng Toản “@ Bạch Hiểu Sinh: Tôi đang tìm hiểu qua Internet. Bác đọc tạm bài sau: “Các nhà khoa học China đã bỏ ra hơn 30 năm để đi tìm vị trí cho đập Tam Hiệp, nơi mà chỉ có rất ít đứt gãy có thể tạo ra động đất”, và “đập Tam Hiệp được thiết kế với tuổi thọ 1.000 năm”! (“Chinese scientists spent more than 30 years choosing the site of the Three Gorges Dam, where very few faults could trigger earthquakes” “the dam was designed to survive 1000 years”) https://www.globaltimes.cn/content/1156839.shtml

3. Anh Nguyen Ngoc (1) Trung Quốc (TQ) hiện là một trong số ít nước vẫn giữ nguyên Bộ Thuỷ lợi từ 1949 đến nay (do họ nhận thức được mối nguy của thiên tai, sự cần của nước và cải tạo nó, tác động của phát triển…, không như Việt Nam vội vàng xoá bỏ); (2) Ngành thủy lợi TQ thuộc nhóm đỉnh của Thế giới; (3) Học viện Thuỷ lợi-Điện lực Vũ Hán là trung tâm KHCN về thủy lợi và thủy điện hàng đầu Thế giới; (3) Các trường Đại học Vũ Hán, Bắc Kinh là các trường đỉnh về thủy lợi, điện lực, thủy văn, thủy điện…; (4) Tất cả các công trình thủy điện lớn ở TQ (hay của Việt Nam) đều được nghiên cứu, tính toán rất kỹ, đạt hệ số an toàn cực cao; (5) Đập Tam Hiệp được thiết kế với lũ cực hạn, nên vài chục ngàn m3/s chưa là gì; (6) Quy trình vận hành đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hồ/đập và đã được tính toán kỹ; (7) Trong trường hợp nguy hiểm, tất cả các đập đều phải xả tràn toàn bộ, thậm chí nhiều đập còn bố trí thêm tràn “sự cố”, nên không bao giờ để xảy ra vỡ đập, chỉ tội hạ lưu hứng chịu ngập lũ lớn mà thôi, nhưng tất cả đều đã nằm trong quy hoạch/kế hoạch tổng thể khi phát triển; (8) Đã phát triển thì phải chấp nhận tác động môi trường và thiệt hại về mặt này điểm nọ, đây là “bài học” của phát triển và bảo tồn, phát triển và bảo vệ môi trường; (9) 1,5 tỷ dân thì phải làm gì?

4. Trưng cầu dân ý Nga: Đa số ủng hộ Putin tiếp tục cầm quyền Tri thức Việt Nam 2 7 2020 đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ghi một chiến thắng vang dội trong nỗ lực duy trì quyền lực thêm 12 năm nữa, khi đa số cử tri Nga bỏ phiếu đồng ý (76%) với các sửa đổi hiến pháp ông đề ra trong cuộc trưng cầu dân ý mà phe đối lập chỉ trích là dàn dựng. Theo CNN, sự ủng hộ của dân Nga đối với Putin là thật, bất chấp các nghi vấn về gian lận bỏ phiếu. Trong ngày trước khi khi đóng hòm phiếu, ông Putin xuất hiện trong một thông điệp được ghi hình từ trước tại một Đài tưởng niệm mới dành cho Các chiến sĩ Soviet hy sinh trong Thế Chiến II. Ông nói: “Họ đã chiến đấu để chúng ta có thể sống trong hòa bình, làm việc, yêu thương và tạo ra giá trị và tự hào về nước Nga, một quốc gia với nền văn minh độc đáo và văn hóa tuyệt vời, giúp đoàn kết các số mệnh, hy vọng và khát khao của bao nhiêu thế hệ cha anh chúng ta”. “Chúng ta sẽ bỏ phiếu cho một quốc gia mà ta muốn sống, với nền giáo dục và sức khỏe hiện đại, một hệ thống an sinh xã hội đáng tin cậy và một chính phủ hiệu quả, chịu trách nhiệm trước toàn dân. Chúng ta sẽ bỏ phiếu cho một đất nước vì những lợi ích mà chúng ta đang cố gắng và những điều mà ta muốn truyền lại con cháu chúng ta”.

VIỆT NAM THẤT THỦ CHIẾN LƯỢC TRÊN ĐỊA BÀN SÔNG MEKONG
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Ngô Thế Vinh


DẪN NHẬP:

Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Khi mà hai con đập lớn nhất Nọa Trác Độ / Nuozhado 5,850 MW và Tiểu Loan / Xiaowan 4,200 MW đã hoạt động phát điện toàn công xuất, có thể nói về tổng thể Trung Quốc đã hoàn tất phần lớn nhất kế hoạch thủy điện bậc thềm Vân Nam với 40 tỉ mét khối nước dự trữ trong các hồ chứa, tích luỹ trên 50% lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm và chặn 90% phù sa từ thượng nguồn, đủ cho TQ nắm quyền sinh sát toàn lưu vực sông Mekong.
Không hề có dấu hiệu nào các dự án xây đập thủy điện trên suốt dọc chiều dài sông Lancang-Mekong sẽ chậm lại. Với 11 con đập Vân Nam, nay thêm 4 con đập dòng chính ở Lào: đập Xayaburi và Don Sahong đã hoàn tất (2019), đâp Pak Beng và Pak Lay đang triển khai, các quốc gia trong lưu vực dưới Sông Mekong đang phải hứng chịu những hậu quả nhãn tiền:
1/ Bắc Thái Lan, Tháng 7 vừa qua, do khúc sông Mekong cạn dòng với cá chết, đồng lúa khô cháy, Thủ Tướng Thái Lan phải kêu gọi TQ cứu nguy xả nước từ con đập Cảnh Hồng, Thái cũng yêu cầu Lào tạm ngưng hoạt động phát điện từ con đập Xayaburi; mà cũng Thái Lan là khánh hàng chính mua điện từ cả hai con đập này. (4)
2/ Biển Hồ trái tim của Cambodia mực nước xuống thấp nhất, có nơi trơ đáy cho dù đã quá giữa mùa mưa; do mất nhịp đập của lũ / Mekong flood pulse, con sông Tonle Sap không thể đổi chiều, đưa nước chảy ngược lên Biển Hồ, như vậy có thể sẽ không còn Lễ hội Nước Bon Om Tuk truyền thống hàng năm nơi Quatre Bras, Phnom Penh.
3/ Đồng Bằng Sông Cửu Long, năm nay 2019 cho đến tháng 7 qua cuối tháng 8 nước lũ thượng nguồn đổ về vẫn quá ít, mực nước ở Tân Châu và Châu Đốc xuống cực thấp – phá cả kỷ lục thấp nhất của năm hạn hán 2016, không chỉ ngư dân mất nguồn cá mà nông dân thì thấy trước không có đủ nước cho vụ lúa sắp tới và còn phải hứng chịu thêm một thảm họa kép: do không có sức đẩy của nguồn nước ngọt thượng nguồn, nạn nhiễm mặn sẽ trầm trọng hơn và đang lấn sâu hơn nữa vào vùng châu thổ. (5)
Câu hỏi khẩn thiết đặt ra là: 70 triệu cư dân trong Lưu vực Sông Mekong và ngót 20 triệu dân vùng ĐBSCL sẽ phải làm gì để thích nghi và sống còn, trước khi tình thế không thể đảo nghịch?
Ủy Hội Sông Mekong / MRC bao gồm Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam trong ngót một phần tư thế kỷ qua đã chứng tỏ vô hiệu, nếu không muốn nói là gián tiếp đồng lõa cho các dự án đập thủy điện hiện nay. Chính Việt Nam cũng xây các đập thủy điện trên các phụ lưu Sông Mekong, cũng là khách hàng quan trọng mua thủy điện của Lào và Cambodia và cả đầu tư góp vốn cho các dự án xây đập của hai quốc gia này…
BS Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn CLCD BĐDS xuất bản từ năm 2000, cùng với nhóm Bạn Cửu Long, từng theo dõi và lên tiếng báo động liên tục về một Lưu Vực Sông Mekong và ĐBSCL trước nguy cơ. (1) Và đây là một bài viết cập nhật tháng 8, 2019, với một nhận định khá bi đát là: Việt Nam đã bị thất thủ chiến lược trên địa bàn Sông Mekong – và ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị tan rã. Việt Ecology Foundation

KHỞI ĐI TỪ MỘT SAI LẦM CHIẾN LƯỢC

Qua ngót một phần tư thế kỷ, kể tử ngày 5 tháng 4 năm 1995 khi ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đại diện cho Việt Nam đặt bút ký Hiệp Định về Hợp Tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong, Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược là từ bỏ quyền phủ quyết / Veto Power, một điều khoản hết sức quan trọng đã có trong Hiệp Định Ùy Ban Sông Mekong 1957 (Mekong River Committee) vì Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn. Người viết cách đây ngót 2 thập niên đã đưa ra nhận định là Ủy Hội Sông Mekong 1995 (Mekong River Commission) là một “biến thể và xuống cấp” so với Ủy Ban Sông Mekong 1957 thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây.

Rồi trải qua bao nhiêu Hội nghị Thượng đỉnh từ cấp Thủ Tướng tới hàng Bộ trưởng, vẫn không có một nỗ lực cụ thể hay tiếng nói mạnh mẽ nào từ Việt Nam để cùng các quốc gia trong lưu vực thực hiện những điều tối thiểu đã giao kết trong Hiệp Định về Hợp Tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong 1995. Và không phải là ngẫu nhiên mà ĐBSCL mới mau chóng phải đối đầu với một thảm họa môi sinh như hôm nay.

Hình 1: Cứ 4 năm một lần, năm 2018 TT Nguyễn Xuân Phúc lại dẫn một phái đoàn đi dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Ủy Hội Sông Mekong [MRC Summit], đem theo một bài diễn văn viết sẵn với ngôn từ rất hoa mĩ; [hai cuộc họp Thượng Đỉnh trước 2010, 2014 nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu phái đoàn VN]; và như từ bao giờ khi các bài diễn văn được đọc xong, là lúc 4 nguyên thủ quốc gia Mekong cùng bước lên sân khấu nối vòng tay trong tay cho báo chí chụp hình PR, sau đó ai về nhà ấy, để rồi 4 năm sau là một Hội Nghị Thượng Đỉnh khác, với cùng một kịch bản, vẫn những khẩu hiệu trống rỗng, trong khi Con Sông Mekong, Biển Hồ, ĐBSCL thì đang chết dần. Hà Nội thì chưa bao giờ có được tiếng nói mạnh mẽ – nhất là với Trung Quốc và cả Lào, để bảo vệ nguồn nước ngọt và phù sa sinh tử của mình, cho dù biết rõ Việt Nam là một quốc gia nạn nhân cuối nguồn. [nguồn: ảnh MRC Việt Nam].
CẢNH ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG

Khi mà trong mỗi kế hoạch khai thác Sông Mekong đã ẩn chứa những mâu thuẫn sâu xa về quyền lợi giữa các nước thành viên nếu chỉ đứng trên quan điểm quốc gia hạn hẹp. Không dễ gì vượt qua trở ngại ấy nếu không có được một mẫu số chung – một Tinh Thần Sông Mekong, với không khí đối thoại cởi mở dẫn tới sự tin cậy để cùng nhau tính toán từng bước thận trọng trên quan điểm phát triển bền vững / sustainable development cho toàn lưu vực.

Cho dù từ những thập niên 1950, 1960 Ủy Ban Sông Mekong 1957 đã có những kế hoạch vĩ mô xây dựng các đập thủy điện lớn trên sông Mekong nhằm thăng tiến kinh tế cho cho vùng hạ lưu nhưng đã bị gián đoạn do cuộc Chiến tranh Việt Nam, khiến cho con sông Mekong vẫn còn giữ được vẻ hoang dã và cả sự nguyên vẹn thêm một thời gian nữa.

Và để rồi, bắt đầu từ thập niên 1970, Trung Quốc như một “kẻ đến sau” nhưng đã nhanh chóng có cả một kế hoạch vĩ mô khai thác nguồn thủy điện phong phú của sông Lancang-Mekong với hàng loạt các dự án đập khổng lồ trên khúc sông chiếm hơn nửa chiều dài Sông Mekong 4,800 km nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Và kết quả Bắc Kinh, tuy là “kẻ đến sau nhưng đã về trước” và tính đến nay, Trung Quốc hoàn tất 11 con đập khổng lồ trên khúc sông Lancang-Mekong (6,7) bắt nguồn từ Tây Tạng xuống Vân Nam và Trung Quốc hiện nay đã nắm trong tay 40 tỉ mét khối nước của con Sông Lancang-Mekong.

TỪ NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỐI NGHỊCH

_ Quan điểm từ Trung Quốc: ngay từ đầu Bắc Kinh đã từ chối không muốn tham gia vào Ủy Hội Sông Mekong bao gồm 4 nước: Lào, Thái, Cambodia và Việt Nam, để hoàn toàn không bị ràng buộc vào những điều khoản trong Hiệp Định về Hợp Tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong 1995, với mục đích Bắc Kinh có toàn quyền tự do khai khác con Sông Lancang-Mekong [Lancang Jiang tên Trung Quốc của con Sông Mekong] chảy trong lãnh thổ Trung Quốc, bất chấp hậu quả tiêu cực xuyên biên giới / transboundary negative effects ra sao đối với các quốc gia hạ nguồn. Điển hình là hai trận hạn hán khốc liệt 2016 rồi 2019 nơi vùng hạ lưu trong khi Trung Quốc vẫn giữ một khối nước rất lớn trong các hồ chứa thủy điện của mình.

Trận hạn hán tháng 4, 2016, khi mà Trung Quốc tiếp tục trữ nước trong các con đập, trực tiếp nhất là trong hồ chứa con đập Cảnh Hồng khiến mực nước xuống hạ lưu thấp tới mức kỷ lục, không chỉ ở vùng Đông Bắc Thái nằm ngay dưới chân chuỗi đập Vân Nam chịu tác động trực tiếp, mà ngay ở nơi xa nhất cuối nguồn với ngót 20 triệu cư dân nơi ĐBSCL cũng vô cùng khốn đốn vì thiếu nước. Điều khá hài hước, là Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lúc đó chỉ còn biết kêu cứu Bắc Kinh xả nước từ hồ chứa đập Cảnh Hồng, điều mà trong thâm tâm Trung Quốc chẳng hề muốn làm, và rõ ràng Việt Nam hoàn toàn bị “thất thủ chiến lược” trước trận chiến môi sinh / ecological warfare” vô cùng thâm độc của Trung Quốc.

Trận hạn hán tháng 7, 2019, Trung Quốc lại một lần nữa không hề báo trước, giữa mùa mưa ít vẫn tiếp tục lấy nước vào các hồ chứa khiến cư dân Bắc Thái bị ngay một trận hạn hán của thế kỷ, đồng ruộng khô cháy, khúc Sông Mekong trơ đáy với cá chết. Lần này thì đến lượt Thủ Tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha phải kêu gọi Bắc Kinh xả nước từ đập Cảnh Hồng để cứu cho nông và ngư dân vùng Bắc Thái. (4) Không chỉ có vậy, như một chuỗi phản ứng dây chuyền, ba nước Lào – Cambodia – Việt Nam chịu những hậu quả hạn hán khốc liệt không kém. Biển Hồ chưa bao giờ cạn nước đến như thế, có nơi trơ đáy khiến ghe thuyền mắc cạn [Hình 5], không phải chỉ hơn 1.5 triệu cư dân Cambodia sống quanh Biển Hồ khốn đốn vì hạn hán mà ĐBSCL cũng đang chịu những “cơn đau thắt ngực” do trái tim Biển Hồ đang bị thiếu nước trầm trọng.

Hình 2: Những con đập thuỷ điện trên dòng chính Sông Mekong: chỉ với 11 con đập trên Sông Lancang-Mekong thượng nguồn, TQ đã lưu trữ 40 tỉ mét khối nước, sản xuất 21,300 MW điện; riêng Lào đang hiện thực giấc mơ trở thành “Bình điện Á Châu / Asia’s Battery” hay “xứ Kuwait Thủy điện Đông Nam Á”, Lào cũng lưu trữ 30 tỉ mét khối nước hàng năm. [nguồn: Michael Buckley, cập nhật 2019]

Và rồi là những ngụy biện của Trung Quốc: để tự bào chữa cho các con đập thuỷ điện khổng lồ Vân Nam, các công trình sư Tàu đã lý luận rằng các hồ chứa đập thuỷ điện ở thượng lưu có chức năng rất hữu ích: điều hoà dòng chảy con sông Mekong cho các quốc gia hạ nguồn: giữ nước trong Mùa Mưa làm giảm thiệt hại do lũ lụt nơi hạ nguồn và rồi trong mùa khô cũng vẫn những hồ chứa các con đập ấy xả nước xuống hạ lưu nhiều hơn lưu lượng tự nhiên… Lý luận giản đơn và ngụy biện ấy cho đến nay vẫn khiến một số người tin – kể cả giới khoa bảng; nhưng thực tế thì không diễn ra như vậy, và chuỗi đập Vân Nam đang mang tới thảm họa chứ không hề mang lại những lợi ích mà Bắc Kinh luôn rêu rao.

KS Phạm Phan Long, Việt Ecology Foundation trong bài viết mới đây trên VOA, đã nhận định: “Do Biến đổi Khí Hậu, mưa ít dần trên lưu vực là có thật nhưng hạn hán sớm hơn và khắc nghiệt hơn khi thiếu mưa là do vận hành các hồ chứa thủy điện, chính chúng có khả năng gây ra hạn hán cả khi có mưa, chưa kể vào những năm ít mưa, tích trữ nước gây hạn hán càng thêm kinh khủng.” (3)

… Rất sớm, từ hơn 10 năm trước (05/2009), Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc đã phải lên tiếng cảnh báo rằng “chuỗi đập Vân Nam là mối đe dọa duy nhất – lớn nhất / the single greatest threat” đối với tương lai và sự phồn vinh của con Sông Mekong, sẽ giết chết nhịp đập thiên nhiên của dòng sông / Mekong flood pulse, với con Sông Tonle Sap chảy hai chiều vốn như một hiện tượng thiên nhiên kỳ quan của thế giới.

Aviva Imhoff , nguyên giám đốc truyền thông Mạng Lưới Sông Quốc Tế IRN, cũng đưa ra nhận định: Trung Quốc đang hành xử một cách hết sức vô trách nhiệm. Chuỗi đập Vân Nam sẽ gây ra những tác hại vô lường nơi hạ lưu, gây rối loạn toàn hệ sinh thái con sông Mekong xa xuống tới Biển Hồ, nó như một chuông báo tử cho ngư nghiệp và nguồn cá vốn là thực phẩm của ngót 70 triệu cư dân sống ven sông.

_ Quan điểm từ Thái Lan: ngoài việc xây đập thủy điện trên các phụ lưu như đập Pak Mun 136 MW (1994) trên sông Mun, và cả kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ Sông Mekong vào những hồ chứa nhằm cung cấp nước cho các cánh đồng lúa ở miền Trung và Đông Bắc Thái. Cũng chính công ty Thái Lan Ch. Karchang đã giúp Lào xây con đập dòng chính đầu tiên Xayaburi vùng hạ lưu, và quan trọng hơn nữa Thái Lan là khách hàng chính mua 95% lượng thủy điện của Lào qua Công ty EGAT / Electricity Generating Authority of Thailand, như thêm động lực tạo thuận cho Vientiane phát triển thêm về thủy điện trên khắp nước Lào. Và cần nói thêm, chính Thái Lan cũng là khách hàng chính mua thủy điện của TQ từ con đập Cảnh Hồng 1,750 MW hoạt động từ 2008. Cảnh Hồng hiện đang là con đập thủ phạm trực tiếp gây họa khiến cư dân các tỉnh Bắc Thái đang phải kêu trời.

_ Quan điểm từ Lào: là một quốc gia tương đối nghèo nhất trong vùng, với những người Lào thấy được tiềm năng thủy điện phong phú của con Sông Mae Nam Khong [tên Lào-Thái của Sông Mekong], Lào nuôi giấc mơ canh tân, họ muốn biến đất nước Lào trở thành một xứ “Kuwait về thủy điện Đông Nam Á” hay “Bình điện Á Châu / Asia’s Battery”. Nam Ngum 150 MW là con đập thuỷ điện phụ lưu đầu tiên của Lào và được hoàn tất rất sớm từ 1971 giữa giông bão của cuộc chiến tranh Việt Nam. [Hình 3] Sau đó, trong suốt hơn bốn thập niên, Lào đã và đang liên tục xây vô số các đập thủy điện trên những phụ lưu Sông Mekong, trong đó phải kể các con đập phụ lưu rất lớn như Nam Theun-2 900 MW, Theun Hinboun… và nay tới kế hoạch triển khai xây 9 con đập dòng chính trên Sông Mae Nam Khong mà con Domino đầu tiên là đập Xayaburi, tới con đập thứ hai Don Sahong và còn tiếp tục xây tiếp các con đập khác: Pak Beng con đập thứ ba đang xây, và Pak Lay dự án thủy điện dòng chính thứ tư, đã qua giai đoạn tham vấn rất tượng trưng và chắc chắn Lào sẽ tiến hành xây những con đập dòng chính bất chấp những tác hại tiêu cực xuyên biên giới đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long ra sao.

Không chỉ Trung Quốc lưu giữ 40 tỉ mét khối nước hay 53% vũ lượng hàng năm của lưu vực Lancang-Mekong; Lào cũng cất giữ 30 tỉ mét khối nước hay 18% vũ lượng hàng năm của lưu vực dưới Sông Mae Nam Khong, tên khúc Sông Mekong trên đất Lào. Cũng phải kể ảnh hưởng tác hại của hệ thống đập thủy điện phụ lưu của Lào đối với hai quốc gia dưới nguồn là Cambodia và Việt Nam rất đáng kể kể đối với tình trạng dòng chảy, lượng phù sa và nguồn cá trong lưu vực sông Mekong.

Hình 3: Nam Ngum, con đập thủy điện phụ lưu đầu tiên của Lào 1971, 
biểu ngữ giăng ngang con đập đánh dấu 25 năm thống nhất nước Lào [photo by Ngô Thế Vinh 2000]
_ Quan điểm từ Cambodia: Hun Sen, Thủ tướng lâu năm nhất của Cambodia và của cả thế giới, đã luôn luôn phủ nhận ảnh hưởng tác hại của các con đập thủy điện thượng nguồn đối với dòng chảy Sông Tonle Thom (tên Cambodia của con Mekong) và chấp nhận vô điều kiện kế hoạch xây đập của Trung Quốc trên thượng nguồn, cho dù chính sách ấy đi ngược với tất cả tiếng nói của các nhà bảo vệ môi sinh và ngót 70 triêu cư dân ven sông.

Hình 4: Diện tích Biển Hồ Tonle Sap co giãn với hai mùa Mưa Nắng: Mùa Khô (trái) là hồ cạn chỉ với diện tích 2,500 km2; Mùa Mưa (phải), khi bước vào tháng 5 đến tháng 9, do nước con Sông Mekong dũng mãnh đổ về, khiến con Sông Tonle Sap đổi chiều, chảy ngược vào Biển Hồ làm nước hồ dâng cao hơn từ 8 tới 10 mét và tràn bờ và làm ngập các khu Rừng Lũ / Flood forest, diện tích Biển Hồ tăng gấp 5 lần hơn, khoảng 12,000 km2. [nguồn: Tom Fawthrop]
Rất sớm, từ tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Hun Sen, khi sang dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Côn Minh, đã tỏ ra thỏa mãn với tình hình khai thác con Sông Mekong, theo ông chẳng có vấn đề gì phải quan tâm. Ông công khai lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh, đối với kế hoạch khai thác sông Mekong, ông còn cho rằng các ý kiến chỉ trích chỉ để chứng tỏ họ chú ý tới môi sinh, và họ dùng đó như thứ rào cản nhằm ngăn sự hợp tác nên có giữa 6 quốc gia. (Hunsen backed China’s often-criticized development plans for the Mekong River, AFP Phnom Penh, June 29, 2005)

Năm năm sau, tháng 11 năm 2010, TT Hun Sen, sau Hội Nghị Thượng Đỉnh ACMECS* ở Phnom Penh, đã lên tiếng bác bỏ mọi mối quan ngại về ảnh hưởng của các đập thủy điện trên thượng nguồn đối với dòng chảy Sông Mekong. Ông khẳng định rằng chu kỳ lũ lụt hay hạn hán là hậu quả của thay đổi khí hậu / climate change chứ chẳng liên hệ gì tới chuỗi những con đập thủy điện của Trung Quốc. (The Phnom Penh Post, Nov 17, 2010)

Trái hẳn với nhận định của TT Hunsen, cần nên ghi lại nơi đây những sự kiện phải nói là bi quan, liên quan tới Biển Hồ, Sông Tonle Sap và con Sông Mekong ngay trong thập niên đầu của thế kỷ 21:

Trên trang web World Wide Fund for Nature, đã ghi nhận: mực nước con sông Mekong tụt thấp xuống tới mức báo động kể từ 2004 và trở thành những hàng tin trang nhất trên báo chí. “Trung Quốc làm kiệt mạch sống sông Mekong_ New Scientist”; “Sông Mekong cạn dòng vì các con đập Trung Quốc_ Reuters AlertNet”; “Xây đập và con sông chết dần_ The Guardian”; “Sông cạn do các con đập Trung Quốc_ Bangkok Post”. Hầu hết đều mạnh mẽ quy trách cho việc xây các con đập thủy điện của Trung Quốc trên khúc sông thượng nguồn.

Theo Fred Pearce, tác giả cuốn sách “Khi Những Con Sông Cạn Dòng, Nước – Khủng Hoảng của Thế Kỷ 21” xuất bản 2006, trong chương viết về con sông Mekong, đã có ghi nhận:

… “Cuối năm 2003 và đầu năm 2004 là thời gian tuyệt vọng trên Biển Hồ. Cơn lũ về thấp hơn. Thời điểm con sông Tonle Sap chảy ngược vào Biển Hồ đến trễ hơn và cũng chấm dứt sớm hơn. Thay vì 5 tháng con sông đổi dòng nay chỉ còn có 3 tháng. Rừng lũ thiếu ngập lũ và cá thì không đủ thời gian để tăng trưởng… Và mùa thu hoạch cá chưa bao giờ thấp như vậy. Tại sao? Đa số ngư dân đổ tại con sông cạn dòng. Khi con nước cạn trước Hoàng cung, thì sẽ không có cá dưới sông.”

Không ai tin rằng, ông Thủ tướng Hun Sen lại có thể không biết tới “Hồi Chuông báo Tử” ấy, nhưng ông Hun Sen đã cố tình phủ nhận điều này do nhu cầu chính trị ngắn hạn “lấy lòng Trung Quốc” trong thời gian cầm quyền. Nhưng rồi ra, cái giá rất cao phải trả sẽ là tương lai của dân tộc Cam Bốt và cả nền văn minh xứ Chùa Tháp.

Hình 5: Biển Hồ thiếu nước ghe mắc cạn, Anh Tư Tiến phải nhẩy xuống lội nước cho ghe nhẹ bớt không bị đụng đáy… Do ảnh hưởng chuỗi đập thủy điện thượng nguồn, Biển Hồ đang bị co cụm và ngày một cạn dần [nguồn: hình của Tưởng Năng Tiến]

Mới đây, tháng 10, 2017 TT Hun Sen khi chủ trì lễ khánh thành đập thủy điện Hạ-Sesan-2 ở Stung Treng, với công suất 400 MW và diện tích hồ chứa 340 km2 gần bằng nửa diện tích đảo quốc Singapore trở thành con đập lớn nhất trong số 7 đập thủy điện của Cambodia do Công ty Hydrolancang của Trung Quốc nắm 51% cổ phần, Tập đoàn Hoàng gia Cambodia nắm 39% cổ phần và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm 10% cổ phần, và đáng nói là nguồn điện của đập Hạ-Sesan-2 sẽ được xuất cảng sang Việt Nam.

_ Quan điểm từ Việt Nam: một Việt Nam vừa thỏa hiệp vừa bị động từ 1975, 1995 và cho tới nay. Việt Nam cũng đã xây các hồ chứa đập thủy điện trên các phụ lưu Sông Mekong trên cao nguyên Trung phần, như con đập Yali 720 MW (1996) trên sông Krong B’Lah ranh giới 2 tình Kontum và Gia Lai; các con đập khác trên sông Sesan và Seprok là phụ lưu Sông Mekong. Con đập Yali đã bị các cộng đồng cư dân các tỉnh đông bắc Cambodia lên án do làm cạn kiệt nguồn cá và cả những lần xả nước từ hồ chứa mà không thông báo trước đã bất ngờ gây lũ lụt, làm tổn thất tài sản và cả nhân mạng cho cư dân Cambodia phía dưới con đập. Hồ chứa những con đập phụ lưu của Việt Nam chẳng phải là vô can trong tình trạng thiếu nước khô hạn nơi ĐBSCL.

Một “chiến lược không chiến lược” lại có chính sách “nước đôi / double standard”, một mặt Việt Nam cần nước, mặt khác lại có chính sách đi mua thủy điện của Lào, của Cambodia và đi xa hơn nữa là đầu tư vào các công trình thủy điện của Lào như dự án đập dòng chính Luang Prabang của PetroVietnam, đập thủy điện Hạ Sesan-2 của Cambodia.

Trước những tác hại hiển nhiên của các con đập trên ĐBSCL: biến đổi dòng chảy, mất nguồn nước, mất nguồn phù sa và cá… Nhà nước Việt Nam luôn luôn bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, không những đã không có tiếng nói quyết liệt ngăn chặn mà còn góp vốn đầu tư thực hiện dự án tai hại ấy, có thể ví như một hành động cầm súng tự bắn vào chân mình/ shoot oneself in the foot.

_ Quan điểm từ MRC: trải qua 24 năm từ ngày thành lập, Ủy Hội Sông Mekong trải qua nhiều giám đốc điều hành, đã chứng minh MRC là một tổ chức không hiệu lực, tới mức đi tới nhận định: Hiệp Định Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong 1995 hầu như đã tan vỡ.

Trong quá khứ và cả đến hiện nay, Ủy Hội Sông Mekong đã khá thụ động trước sự bộc phát của các dự án đập thủy điện Hạ Lưu. Các nhà hoạt động môi sinh kêu gọi tinh thần trách nhiệm của tổ chức liên chánh phủ này. “Ủy Hội cần chứng tỏ là một tổ chức hữu ích cho quần chúng, chứ không phải là cho các nhà đầu tư”, Surichai Wankaew, giám đốc Viện Nghiên cứu Xã hội Đại học Chulalongkorn, Thái Lan nói tiếp “Nhiệm vụ Ủy Hội thay đổi, thay vì ‘tạo thuận/ facilitation’ cho việc xây đập, thì nay phải là ‘diễn đàn / platform’ cho cư dân bị ảnh hưởng nói lên mối quan tâm của họ”. Cũng trước đó, đã có hơn 200 tổ chức môi sinh từ 30 quốc gia yêu cầu Ủy Hội và các nhà tài trợ ngưng ngay các dự án xây đập.

Một kháng thư gửi Ủy Hội Sông Mekong và các Cơ quan Tài trợ nhân cuộc họp tại Siem Reap vào ngày 15/11/2007: “Chúng tôi, những nhóm công dân viết lá thư này để bày tỏ mối quan tâm về sự tái phục hoạt các chương trình xây đập trong vùng Hạ lưu sông Mekong, cùng với sự bất lực của Ủy Hội thực hiện Thỏa ước Mekong 1995 trong tình hình nghiêm trọng hiện nay. Lẽ ra Ủy Hội có thể lên tiếng khuyến cáo ngăn chặn các dự án xây đập của các quốc gia ven sông nhưng họ thì vẫn cứ im lặng một cách đáng ngạc nhiên.

Giám đốc Điều hành Ban Thư ký Uỷ hội Sông Mekong (CEO / MRC Secretariat) hiện nay là TS Phạm Tuấn Phan, sinh quán Hà Nội, (là anh của Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Uỷ viên Bộ Chính Trị Việt Nam) có bằng tiến sĩ vật lý và điện toán từ Đại học Belarus thuộc Liên Xô cũ, một học vị ít liên quan tới lãnh vực môi sinh, thuỷ học và các hệ sinh thái sông ngòi. Ông Phan mang hai căn cước: căn cước của một công dân Việt Nam và căn cước của một công dân Mekong. Tại một Diễn đàn Khu vực liên quan tới Dự án thuỷ điện Pak Beng, con đập thủy điện dòng chính thứ ba của Lào họp tại Luang Prabang ngày 22.2.2017, TS Phạm Tuấn Phan, khi trao đổi với phóng viên Lê Quỳnh, báo Người Đô Thị đã phát biểu: “Thuỷ điện không khiến dòng Sông Mekong sẽ chết. Tôi nghĩ chúng ta nên hiểu rõ điều này trước đã. [Hình 6]

Phát biểu của ông không những rất thiếu cơ sở khoa học, đi ngược lại quan điểm của bao nhiêu tổ chức bảo vệ môi sinh quốc tế và ngay trong lưu vực Sông Mekong từ bao năm nay. TS Phạm Tuấn Phan đã và đang gây tác hại cho nỗ lực bảo vệ Sông Mekong bấy lâu và cả rất thiếu trách nhiệm với các cộng đồng cư dân ven sông Mekong, trong đó có ngót 20 triệu cư dân trên chính vùng đất mẹ của ông, nơi mà “những người nông dân ĐBSCL đang khốn đốn muốn chết“, một số không ít đã bỏ đi tha phương cầu thực là điều rất dễ thấy.

Trước nguy cơ: mất nguồn nước ngọt, mất nguồn phù sa, và cả vùng châu thổ phì nhiêu đang chìm dần trong biển mặn. Hậu duệ của những thế hệ dũng mãnh tiên phong khai phá trong cuộc Nam Tiến cách đây mới ba trăm năm, thì nay đang bị bất động, không được quyền cất tiếng nói và đang phải tủi nhục chấp nhận lùi bước trước thảm hoạ bị xoá đi cả một nền Văn Minh Miệt Vườn và trong một tương lai không xa, rồi ra trên tầm vóc quốc gia, sẽ có những đợt tỵ nạn môi sinh/ ecological refugees vào giữa thế kỷ 21 này.

Hình 6: Tại Diễn đàn Khu vực liên quan tới Dự án thuỷ điện Pak Beng – con đập dòng chính thứ ba của Lào, họp tại Luang Prabang ngày 22.2.2017, các nhà báo đang phỏng vấn TS Phạm Tuấn Phan, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký Uỷ hội Sông Mekong. Khi trao đổi với phóng viên Lê Quỳnh, báo Người Đô Thị (người đang cầm máy ghi âm), ông Phạm Tuấn Phan đã mạnh mẽ phát biểu: “Thuỷ điện không khiến dòng Sông Mekong sẽ chết. Tôi nghĩ chúng ta nên hiểu rõ điều này trước đã.” Chắc chắn ông Phạm Tuấn Phan sẽ không nói câu đó nếu ông hiểu thế nào là “Dòng chảy Môi trường / Environmental Flow” để giữ cho con Sông Mekong không chết. [Photo by Thiện Ý]
Mới đây, tạp chí Khoa học Nature 2018 có bài nghiên cứu nhan đề: Potential Disruption of Flood Dynamics in the Lower Mekong River Basin Due to Upstream Flow Regulation / Tiềm năng Phá vỡ Động lực Lũ lụt Vùng Hạ lưu Sông Mekong là do điều tiết Dòng chảy từ Thượng nguồn.

Lưu vực Sông Mekong / Mekong River Basin đang trải qua những biến đổi vô lường do gia tốc xây thêm những hồ chứa thủy điện lớn mới đây. Khi mà tình trạng thủy học Lưu vực Sông Mekong được hiểu rõ và ảnh hưởng của một số những con đập hiện nay đã được khảo sát. Chúng tôi dùng mô hình thủy-động-lực-học / hydrodynamic model simulations, chứng minh được rằng những hậu quả điều tiết dòng chảy từ thượng nguồn là có thể tiên lượng được dọc theo dòng chính Sông Mekong, và cơ chế điều tiết dòng chảy con Sông Tone Sáp và các phân lưu / distributaries nơi ĐBSCL có khả năng bị gián đoạn. Nghiên cứu cho thấy dòng chảy ngược / reversal của con Sông Tonle Sap có thể bị mất nếu nhịp đập của lũ / Mekong flood pulse trên sông Mekong giảm khoảng 50% và trễ đi một tháng.” (2)

Với Bắc Kinh, con chủ bài đang khống chế toàn lưu vực Sông Mekong và cả các Công ty xây đập đa phần là từ Trung Quốc, chắc chắn cả hai chánh phủ Trung Quốc và Lào phải cám ơn phát biểu cổ võ thủy điện / pro-dams của ông Phạm Tuấn Phan, như một tiếng nói có quyền lực từ Uỷ Hội Sông Mekong đang gián tiếp bênh vực họ – không khác quan điểm bấy lâu của TT Hunsen.

Lẽ ra, ở vị trí lãnh đạo một tổ chức đa quốc gia như MRC, TS Phạm Tuấn Phan nên ở vị trí trung lập chứ không phải là xếp hàng và chọn phe bênh vực thủy điện như ông đã làm, chức năng của ông cao hơn thế, lãnh đạo MRC như một tổ chức điều hợp giúp cho các quốc gia trong toàn lưu vực từng bước thực hiện được những bước “phát triển bền vững” như tinh thần cốt lõi của Hiệp Định về Hợp Tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong 1995.

NĂM NAY 2019 KHÔNG CÒN MÙA NƯỚC NỔI

Nhịp điệu ngàn năm của con sông Mekong. Hệ sinh thái vùng châu thổ Sông Cửu Long được cân bằng một cách tự nhiên với “mùa nước nổi” và “mùa nước giựt”. Mùa Nước Nổi thường hiền hoà khác hẳn với lũ lụt tàn phá dữ dội như ở miền Bắc hoặc miền Trung Việt Nam.

Vào mùa nước nổi, mực nước hai con Sông Tiền Sông Hậu có đặc tính dâng cao lên từ từ, tràn qua các bờ sông rạch, làm ngập các cánh đồng. Nước lũ có nhiều công dụng hữu ích không những chỉ rửa phèn, rửa tạp chất cho đất mà còn để lắng xuống một lượng phù sa như một thứ phân bón thiên nhiên tuyệt hảo “trời cho” khiến đất đai thêm phần màu mỡ, biến ĐBSCL thành vựa lúa, vựa cây trái trù phú của cả nước và Việt Nam đã từng đứng thứ hai trên thế giới về xuất cảng lúa gạo chỉ đứng sau Thái Lan.

Cùng với con nước đỏ ngầu mang đẫm phù sa, là các loại cá lội theo con nước vào ruộng đồng đẻ trứng, cho đến thời kỳ nước thấp thì nước từ trong đồng ruộng chảy ra, cùng với vô số cá từng đàn, ùa theo nhau tràn vào các kinh rạch để ra sông lớn. Do chưa bận mùa cấy trồng, người nông dân đóng đáy bắt cá suốt dọc theo các kinh rạch này, và trong mấy thập niên trước đây cá nhiều tới mức lưới không chịu nổi phải giở lên thả cá cho đi bớt; bằng không thì sẽ bị rách lưới. (1)

Đó là chuyện quá khứ, nay mọi sự đã đổi thay. Từ hai thập niên qua, hiện tượng cân bằng sinh thái tự nhiên đó hầu như đang dần dần biến mất. Và “mùa nước nổi” càng ngày càng giảm cả về cường độ lẫn tần suất. Hiện tượng đó không thể đổ cho thiên tai mà là “nhân tai” một thứ thảm hoạ môi sinh / ecological disaster do chính con người gây ra – mà thủ phạm chính là chuỗi đập thủy điện dòng chính khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc trên Sông Lancang-Mekong và sẽ trầm trọng thêm với những con đập của Lào.

Hình 7: Sinh hoạt trong Mùa Nước Nổi 2000, nông dân rộn rã đóng đáy bắt cá suốt dọc theo các kinh rạch, nước lũ rửa sạch ruộng đồng, đem về phù sa, hứa hẹn cho một vụ được mùa gieo trồng. [photo by Ngô Thế Vinh]
Từ đầu tháng 6 hàng năm, vào mùa Mưa nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, bắt đầu từ các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL báo hiệu cho mùa nước nổi cao điểm vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10. Nhưng năm nay 2019, mọi chuyện không diễn ra theo chu kỳ như thế và có nguy cơ sắp tới sẽ không còn mùa Nước Nổi. Khi mà vùng Đông Bắc Thái Lan đang phải chịu một trận hạn hán thế kỷ, ảnh vệ tinh chỉ rõ mực nước Sông Mekong Vùng Tam Giác Vàng chưa bao giờ xuống thấp đến như thế.

Theo phóng viên Bình Nguyên, báo điện tử Cần Thơ 04 tháng 8, 2019: “Những ngày cuối tháng 7, 2019 chúng tôi đi dọc tuyến biên giới An Giang, Đồng Tháp. Thông thường, những năm trước, đây là lúc nước lũ đã tràn đồng, trên đó là cảnh đánh bắt cá đồng của người dân. Giờ đây, cũng dọc theo những cánh đồng đó là ruộng nứt nẻ, những chiếc ghe nằm chỏng trơ trên bãi bồi…” (5)

Theo Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập lâu năm về sinh thái ĐBSCL, cho biết: “Một năm trung bình sông Mekong có tổng lượng nước là 475 tỉ m3, trong đó lượng mưa tại chỗ ở ĐBSCL chỉ chiếm 11% số đó. Vì vậy, mực nước ở ĐBSCL phụ thuộc lớn vào lượng nước từ phía trên chảy về. Nước ở lưu vực Mekong ít thì nước ở ĐBSCL giảm, kéo theo đỉnh lũ thấp vào khoảng giữa tháng 10 ở ĐBSCL và xâm nhập mặn sẽ lấn sâu vào khoảng tháng 3 dương lịch, sau Tết Nguyên đán

Kinh nghiệm cho thấy như năm 2016 là năm khô hạn cực đoan thì ít có biện pháp nào để đối phó. Dù có công trình cống đập ngăn mặn thì cũng không có tác dụng ngăn mặn, vì bên trong không đủ nước thì ngăn mặn vô ích… Năm nay mùa lũ không về thì nguồn thủy sản tự nhiên sẽ giảm, cuộc mưu sinh của những người dân đánh bắt thủy sản tự nhiên sẽ gặp khó khăn. Sau một năm khô hạn như thế thì năm sau dù có lũ trở lại cá vẫn sẽ ít vì chưa kịp phục hồi”- Vẫn ông Thiện nói. (5)

Theo Tiến Sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, mực nước trên sông Mekong qua ĐBSCL thấp so với cùng kỳ. Đó là chỉ dấu cho thấy mùa lũ sắp tới nếu có cũng sẽ rất thấp và dẫn tới các hệ quả là phù sa ngày càng ít dần, lượng thủy sản ít, không có đủ nước ngọt để đẩy mặn ra xa và không rửa được phèn và tạp chất khác trong đất. Qua đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa và cây trồng. Về giải pháp là cần khuyến cáo ngay việc giảm tối đa diện tích sản xuất lúa, trữ nước mưa nhiều nhất có thể… Ngoài ra là chọn những giống cây trồng ít sử dụng nước để gieo trồng.” (5) [Hết lược dẫn]

Không có đủ nguồn nước ngọt, trong một tương lai gần, Đồng Bằng Sông Cửu Long không còn là vựa lúa và cả nước mất đi nguồn lương thực rất quan trọng, nói chi tới một Việt Nam chỉ mới hai thập niện trước đây thôi, đã từng là quốc gia xuất cảng lúc gạo lớn thứ hai của thế giới, chỉ đứng sau có Thái Lan.

MỘT HIỆP ƯỚC 1995 MỘT TINH THẦN SÔNG MEKONG

Người ta hy vọng với những kinh nghiệm đã có từ Ủy hội Sông Mekong tích lũy từ nhiều năm, sẽ giúp cho TS Phạm Tuấn Phan – một công dân đầu tiên từ lưu vực Sông Mekong đảm nhiệm chức Giám đốc MRC, có được sự hiểu biết về những vấn đề mang tính quyết định đối với tổ chức này, sẽ giúp ông lãnh đạo một cách hiệu quả vào thời điểm cam go trên một vùng chính trị địa dư / geopolitics đang có rất nhiều biến động và cả phân hóa như hiện nay.

Hai thử thách trước mắt và bước thứ ba lâu dài của TS Phạm Tuấn Phan, cũng là của toàn cơ chế Ủy Hội Sông Mekong sau quá trình hoạt động hơn 24 năm [1995-2019] là:

(1) Thuyết phục các quốc gia thành viên Ủy Hội Sông Mekong tôn trọng tinh thần “Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong” 1995: “Các quốc gia thành viên ký kết đồng ý là “bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường… do phát triển và xử dụng Lưu vực Sông Mekong.” Theo Điều 6, 7 Mekong 1995.

(2) Thuyết phục được chánh phủ Lào và cả Cambodia tôn trọng một trật tự vùng, bằng cách không vội vã thực hiện tất cả các dự án đập dòng chính trên lãnh thổ Lào và Cambodia để có thêm thời gian nghiên cứu thêm và bổ xung những khiếm khuyết.

(3) Thực hiện “Kế hoạch Chiến lược / MRC Strategic Plan”, tăng cường và mở rộng hợp tác với các quốc gia thượng nguồn Lancang-Mekong trên quy mô “Toàn Lưu Vực”, chủ yếu bao gồm cả Trung Quốc, quốc gia sở hữu hơn nửa chiều dài con sông Mekong nhưng đã lại từ chối làm thành viên của Ủy Hội Sông Mekong mở rộng.

Thực hiện và vượt qua được các bước thử thách trên sẽ là một thành quả không phải chỉ của cá nhân ông Phạm Tuấn Phan, mà cũng là “lý do hiện hữu / raison d’être” của chính ông và tổ chức có danh xưng là Ủy Hội Sông Mekong.

Nhiệm vụ của TS Phạm Tuấn Phan cũng sẽ dễ dàng hơn nếu ông có một trái tim và cả biết lắng nghe lời kêu than thống thiết của những cư dân sống ven sông và cả rất nhiều tiếng nói của các các nhóm xã hội dân sự khác.

Ngoại trừ các cộng đồng cư dân Thái Lan, tiếng nói các nhóm xã hội dân sự của 3 quốc gia Mekong còn lại phải nói là rất yếu ớt. Với Việt Nam, tuy phải gánh chịu tất cả hậu quả suy thoái của con Sông Mekong vì là quốc gia cuối nguồn; nhưng đến bao giờ thì những người dân Miền Tây quanh năm cực nhọc, sống dưới mức nghèo khó ấy mới cất lên được tiếng nói và đến bao giờ thì tiếng nói của họ mới được lắng nghe.

Sinh kế của ngót 20 triệu dân cư ĐBSCL, an ninh lương thực của cả nước, nền văn hoá sông nước và tài nguyên môi sinh miền Nam bị huỷ hoại và rơi vào thảm trạng này là vì sao? Quy trách chuỗi đập nơi các quốc gia thượng nguồn là đúng. Nhưng làm sao ngăn họ lại khi Việt Nam cũng xây đập trên các phụ lưu Mekong ở VN? Khi VN nhận phần chia đầu tư vào dự án lớn nhất dòng chính Luang Prabang của Lào? Khi VN ký nhận làm đối tác mua thuỷ điện từ chính những dự án Mekong với phản đối chiếu lệ? Khi CEO của MRC là cho một người Việt, có ảnh hưởng ở cấp chính phủ và chủ trương ủng hộ thuỷ điện? Khi VN không khiếu kiện Lào theo luật quốc tế? Xét một chuỗi sự kiện nói trên, VN đã thất thủ chiến lược, đã bỏ ĐBSCL để đổi lấy những món lợi rất ngắn hạn nói trên.

Năm nay 2019, trước cơn Đại hạn của Thế kỷ đang là một hồi chuông cảnh giác cho toàn lưu vực với ước vọng đã tới lúc phải hàn gắn những đổ vỡ, phục hồi niềm tin. Một Hiệp ước Vùng thì đã có rồi, nhưng làm sao chính phủ các nước đặt bút ký vào Hiệp ước 1995 ấy phải biết tôn trọng các điều khoản, không chỉ để bảo vệ quyền lợi dân tộc mình mà cao hơn thế nữa là tiến tới triển vọng hợp tác trong “Tinh Thần Sông Mekong” như một mẫu số chung để cùng nhau phát triển, cùng nhau hướng tới một tương lai thịnh vượng chung và hòa bình cho toàn vùng.

NGÔ THẾ VINH
California, 25.08.2019


Tham Khảo:

1/ Đọc tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng. Đỗ Hải Minh, Tập san Thế Kỷ 21, Số 139, 11/ 2000. Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, Ngô Thế Vinh, Nxb Văn Nghệ 2007.

2/ Potential Disruption of Flood Dynamics in the Lower Mekong River Basin Due to Upstream Flow Regulation. Yadu Pokhrel, Sanghoon Shin, Zihan Lin, Dai Yamazaki & Jiaguo Qi , NATURE 2018 https://www.nature.com/articles/s41598-018-35823-4

3/ Mekong: Trận “hạn hán thế kỷ” nhìn từ quan điểm hạ lưu. Phạm Phan Long, VOA 25.07.2019 https://www.voatiengviet.com/a/mekong-tran-han-han-lich-su-ha-luu/5013842.html

4/ Prayut: China, Laos, Myanmar asked to release water. Mongkol Bangprapa, Bangkok Post 24.07.2019 https://www.bangkokpost.com/thailand/general/1718087/prayut-china-laos-myanmar-asked-to-release-water

5/ Đầu nguồn “khát nước” và những nỗi lo. Bình Nguyên, Báo Cần Thơ Online: 04.08.2019 https://baocantho.com.vn/dau-nguon-khat-nuoc-va-nhung-noi-lo-a111866.html 6/ Việt Nam phải mạnh mẽ đối với các nước thượng nguồn Mekong dù đó là nước nào?! Thanh Trúc phỏng vấn Brian Eyler, tác giả cuốn những ngày cuối của dòng sông Mekong Vĩ Đại, 2019-08-01 https://www.rfa.org/vietnamese/video?v=0_gx0108ik 7/ Damming the Mekong Basin to Environmental Hell. BRAHMA CHELLANEY, Project-Syndicate, Aug 2, 2019 https://www.project-syndicate.org/commentary/china-dams-mekong-basin-exacerbate-drought-by-brahma-chellaney-2019-08

* ACMECS: Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy / Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (tên 3 dòng sông Ayeawady, Chao Phraya, Mekong) bao gồm 5 quốc gia: thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bao: Thái Lan, Lào, Cambodia,Việt Nam và Myanmar.