Nhớ Thầy Phan Hoàng Đồng

NHỚ THẦY PHAN HOÀNG ĐỒNG
Hoàng Kim

Sáng tiễn Thầy đi xa
Chiều em về Phan Thiết
Bùi ngùi giờ thiên thu
Thăm thẳm trời li biệt

Vườn Quốc gia Việt Nam
Rừng sinh thái nhiệt đới
Trường xưa thương một thời
Thầy về chia cơ hội

Quê mình trò nghèo khó
Thơm thảo tình yêu thương
Chung lòng thắp ngọn lửa
Thầy và em về Trường

Về Trường để nhớ thương

Cám ơn thầy Phạm Ngọc Nam, Viên Ngọc Nam, …, những thầy bạn quý đã thật chu đáo, thật trân quý, Vườn Quốc gia Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/ Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-phan-hoang-dong/

ĐIẾU VĂN THẦY PHAN HOÀNG ĐỒNG

Trưởng ban Tổ chức lễ tang PGS TS Phạm Ngọc Nam, Trưởng Khoa Lâm Nghiệp , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thay mặt Ban tổ chức lễ tang và gia đình đã đọc điếu văn tiễn biệt nói lên thân thế sự nghiệp của Thầy GS TS Phan Hoàng Đồng qua các thời kỳ, công lao đào tạo các thế hệ sinh viên, sự đóng góp của Thầy qua các chương trình từ thiện và quỹ học bổng cho các SVHS

Kính thưa đại diện các cơ quan, đoàn thể, chính quyền, quý vị thân hữu, bạn bè, đồng nghiệp, Thưa gia quyến Thầy TS. Phan Hoàng Đồng,

Hôm nay chúng ta tập trung ở đây để tiễn đưa Thầy TS. Phan Hoàng Đồng về nơi an nghỉ cuối cùng! Vẫn biết đời là vô thường, nhưng trong giây phút buồn đau này, chúng ta đều cảm thấy nhói lòng vì TS. Phan Hoàng Đồng – một người chồng, người em, người cha thân yêu trong gia đình, là một đồng nghiệp được quý trọng trong Khoa Lâm nghiệp, và là một người Thầy được nhiều thế hệ sinh viên cảm mến, đã từ giã chúng ta hồi 16 giờ 46 phút ngày 16 tháng 01 năm 2020! Tôi xin phép được nhắc đôi dòng về TS. Phan Hoàng Đồng và những kỷ niệm không thể phai mờ giữa Thầy với các đồng nghiệp và sinh viên khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm.

TS. Phan Hoàng Đồng sinh ngày 31/5/1944 ở làng Đông Thái, xã Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tỉnh, nhưng trãi qua tuổi thơ ở Phan Thiết. Lên bậc trung học, Thầy vào Sài Gòn học ở Trường Petrus Ký. Năm 1963, hoàn thành chương trình tú tài 2 và được học bổng của cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Thầy bắt đầu đi du học ngành Lâm nghiệp ở CHLB Đức. Sau khi tốt nghiệp học vị Tiến sĩ ở Đại học Gottingen và trải qua một thời gian làm nghiên cứu về rừng, Thầy về nước năm 1973. Đây là khoảng thời gian mà ngành Lâm khoa đang quy tụ nguồn lực chất xám từ nhiều nước để chuẩn bị cho sự ra đời của Đại học Bách khoa Thủ Đức. Có thể nói chặng đường mười năm thứ nhất của Thầy Phan Hoàng Đồng ở CHLB Đức (1963 – 1973) là khoảng thời gian tích lũy kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ cái nôi của nền Khoa học Lâm nghiệp thế giới để phục vụ đất nước.

Trong chặng đường mười năm thứ hai (1973 – 1983), TS. Phan Hoàng Đồng trở thành Giảng sư của ngành Lâm khoa từ năm 1973. Sau năm 1975, TS. Phan Hoàng Đồng là Phụ trách khoa, Trưởng Bộ môn Điều Chế Rừng – Khoa Lâm nghiệp, đảm nhận các môn học: Thống kê Ứng dụng và Đo cây Đo rừng. Là một chuyên gia được đào tạo bài bản về thống kê sinh học, TS. Phan Hoàng Đồng đã thiết kế lại môn học này và đem áp dụng đầu tiên cho khóa 16 ĐHNL cũng như cho Chương trình Sinh thái rừng của Đại học Tổng hợp và cho hai trường đại học tư. Các bài giảng này thể hiện sự cân bằng giữa cơ sở toán học và tính ứng dụng thực tế, đặc biệt là phần thống kê phi tham số (trong giáo trình thống kê) và các phương pháp ước lượng nhanh (như phương pháp 6 cây được TS. Phan Hoàng Đồng đem khảo nghiệm ở Đà Lạt). Trong thời gian này, TS. Phan Hoàng Đồng đã xây dựng một rừng thực nghiệm trồng Bạch đàn, so sánh các xuất xứ và các điều kiện đất đai khác nhau ở Thủ Đức.

Sẽ là sự thiếu sót rất lớn nếu không nhắc đến tình thương cảm của Thầy Phan Hoàng Đồng dành cho các em sinh viên và ngược lại, tình cảm trân quý của các em sinh viên trong thời gian này. Ngay chiều ngày 16/01/2020, sau khi nghe tin Thầy mất, có em đã viết “… Thương thầy, như thầy thương chúng em … Bìa rừng bên kia xôn xao lá cành, Thầy đi về lại chốn xưa nào đây ???” [Sơn Đặng, Học trò cũ (Lâm 2B)]. Thầy Hoàng Hữu Cải đã giải thích rằng: tình cảm ấy nẩy sinh từ sự gian nan vất vả, được nuôi dưỡng nhờ các dịp đi thực tập xa và khá dài ngày, nhưng các yếu tố đó không đủ, trên tất cả là sự thực tâm của Thầy trong đối nhân xử thế. TS. Phan Hoàng Đồng ân cần thăm hỏi không chỉ các đồng nghiệp mà cả các cán bộ phục vụ. Thầy sẳn sàng chia sẻ khoản tiền lương ít ỏi và cả nhu yếu phẩm vốn cũng khá ít ỏi cho các cán bộ phục vụ cấp thấp có hoàn cảnh khó khăn.

Năm 1983, TS. Phan Hoàng Đồng được bảo lãnh đi CHLB Đức lần thứ hai để trở thành Nhà nghiên cứu Lâm nghiệp cao cấp của Viện Lâm nghiệp bang Rhinneland-Pfalz đến năm 1993. Tâm sự với Thầy, Thầy nói: Đây là khoảng thời gian 10 năm ở Đức lần thứ nhất là của một chàng thanh niên nhìn trời xanh bao la với biết bao hoài bão, còn khoảng thời gian ở Đức lần thứ hai là khoảng thời gian nặng trĩu như tâm trạng của nàng Kiều.

Với tấm lòng hướng về quê nhà và tha thiết muốn cống hiến. Năm 1993, Thầy về lại hợp tác với Trường ĐHNL Tp.HCM và thu hút nhiều đồng nghiệp khác của Viện Lâm nghiệp bang Rhinneland-Pfalz cùng giảng dạy chương trình Cao học Sinh thái rừng nhiệt đới. Thầy là một trong những người nối kết sự hợp tác của TP. Hồ Chí Minh với bang Rhinneland-Pfalz của CHLB Đức. Thầy mong muốn được về Việt Nam nhiều hơn, được ở lâu hơn để giúp cho các cán bộ giảng dạy và các nghiên cứu trẻ. Thầy đã liên hệ với một số tổ chức của Đức, đặc biệt là tổ chức DAAD để tranh thủ sự hỗ trợ của họ trong việc cấp học bổng. Thầy dành hết tiền lương để cấp học bổng cho sinh viên. Thầy là người khởi xướng, đóng góp, và vận động bạn bè cũng thường xuyên tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện đến vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là chương trình học bổng cho trẻ em tiểu học; hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo phát triển ngành nghề truyền thống (2010); ở chương trình Nha Học Đường (2015), giúp khám chữa răng cho trẻ em ở Đức Hòa tỉnh Long An. Nhiều hoạt động này đến nay vẫn còn được tiếp tục.

Trong suốt cả cuộc đời, TS Phan Hoàng Đồng là một người trí thức giàu tâm huyết, đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của đất nước. Các hoạt động của Thầy đã được ghi nhận với bằng khen của UBND TP HCM “về những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của TP HCM”; bằng khen của UBND tỉnh Long An về việc thực hiện công tác xã hội ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Thầy cũng nhận được các kỷ niệm chương và bằng khen của CHLB Đức về “những đóng góp cho ngành lâm nghiệp CHLB Đức” và những “hoạt động thúc đẩy sự hợp tác phát triển Đức-Việt Nam”.

Từ cuối tháng 8 năm 2019, bệnh tình của Thầy Đồng bắt đầu trở nặng, gia đình Thầy cố gắng tìm bệnh viện tốt nhất điều trị, các bác sĩ giỏi đã tận tình tìm phương cứu chữa, nhưng sau hơn hai tháng nằm bệnh viện, bệnh tình không thuyên giảm. Ngày 9 tháng 1 2020 Thầy được đưa về nhà và phút ngày 16 tháng 1 năm 2020 hồi 16 giờ 46, một trái tim hồng đã ngừng đập.

Kính thưa quí vị! Kính thưa tang quyến!

TS. Phan Hoàng Đồng ra đi đã để lại một khoảng trống cho gia đình, họ tộc, bạn bè, đồng nghiệp. Thầy đã đi xa, nhưng cuộc đời, sự nghiệp, đức độ, thanh danh của Thầy vẫn còn mãi trong nỗi tiếc thương vô hạn của gia đình, của bạn bè, họ hàng gần xa và của tất cả những ai dù chỉ biết Thầy qua các trang sách, bài báo.

Với tất cả tình cảm chân thành thân thương, thay mặt Ban Tổ chức tang lễ, xin kính cẩn vĩnh biệt Thầy. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện hương linh TS. Phan Hoàng Đồng được yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng. Xin chân thành và thống thiết chia buồn cùng bà quả phụ, các con, các cháu và họ tộc của TS. Phan Hoàng Đồng. Chúng tôi mong tang quyến cố gắng giữ gìn sức khỏe, cầu chúc quý vị được thân tâm an lạc.

Sau đây, xin tất cả dành một phút mặc niệm TS. Phan Hoàng Đồng!

Trần Văn Hảo
19 tháng 1 lúc 16:58

VĨNH BIỆT THẦY PHAN HOÀNG ĐỒNG

Tại nhà tang lễ thành phố, 11 giờ trưa ngày 19.01.2020, Ban tổ chức lễ tang cùng gia đình đã làm lễ di quan cho Thầy về Phúc An Viên

Rất đông thầy cô giáo của trường Đại học Nông Lâm nhất là khoa Lâm nghiệp và học trò của Thầy đã đến dự và cùng đưa Thầy ra Phúc An Viên

Trưởng khoa Lâm nghiệp TS Phạm Ngọc Nam thay mặt Ban tổ chức lễ tang đã đọc điếu văn tiễn biệt nói lên thân thế sự nghiệp của Thầy qua các thời kỳ, công lao đào tạo các thế hệ sinh viên, sự đóng góp của Thầy qua các chương trình từ thiện và quỹ học bổng cho các SVHS

Đại diện gia đình, thầy Phan Hoàng Quý (anh ruột của thầy Đồng) đã cảm ơn Ban tổ chức lễ tang, quý Thầy cô, bạn hữu, học trò đã đến thăm viếng, động viên gia đình và cùng đưa tiễn người em của Thầy ra Phúc An Viên

Sau đó mọi người cùng nhau tiễn Thầy ra khỏi nhà tang lễ để về Phúc An Viên và đặt các nhánh hoa tươi tiễn biệt Thầy trước khi vào hỏa táng

Vĩnh biệt thầy Phan Hoàng Đồng, người thầy kính yêu của mọi thế hệ sinh viên

Kính mong hương linh Thầy sớm siêu thoát.


Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng
(một số hình ảnh không quên)

https://www.facebook.com/groups/116240288833267/permalink/878988092558479/

Tang A Pau cùng với Gebhard Schueler.

16 tháng 1 lúc 20:06 ·

Một cây đại thụ khoa học Thủy Lâm nữa vừa ra đi. Cầu cho linh hồn thầy Phan Hòang Đồng sớm siêu thoát.
Thầy tốt nghiệp Tiến sĩ tại West Germany trước 1975 và dạy học tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp Sài Gòn số 45, Cường Để.
Sau 1985 thầy trở qua Tây Đức dạy học tiếp và là thầy của nhiều thế hệ sinh viên khoa Thủy Lâm của Sài Gòn và thế giới.
Thương thầy vì thầy luôn hòa đồng và luôn xem học trò như bạn.
Vĩnh biệt Thầy,

Trần Văn Hảo cùng với Tang A PauĐoàn Nhật Châu,(ảnh 6 tháng 1 lúc 07:45·) là những người bạn Thủy Lâm mà tôi (HK) rất quý trọng. Thầy Trịnh Trường Giang nói với thầy Trần Đình Lý, Nguyễn Lê Hưng và tôi: “Anh Tang A Pau là chuyên gia ảnh chim thật tuyệt vời”. Tôi trả lời: “Anh Tang A Pau và anh Võ Công Hậu thật sự là Chuyên gia kể chuyện qua hình ảnh. Lớp Nông học khóa 13 (1971-1977) là tương đương Nông học khóa 4 Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (1971-1976). Tôi thuộc Lớp sinh viên ‘xếp bút nghiên lên đường chiến đấu’ từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng Trị. Tôi đã kể chuyện này ở Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời; anh Võ Công Hậu cũng đã lưu ảnh của Lớp Nông học khóa 13 (1971-1977). Tôi về trường lớp Nông học khóa 10 Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (1977-1981) và chuyển trường vào lớp Nông học khóa 2 (gồm 2A, 2B. 2c) của Trường Đại học Nông nghiệp 4 Hồ Chí Minh (1977-1981). Thầy Phan Hoàng Đồng có những cảnh ngộ riêng thật đồng cảm.”

Ảnh năm 1974, trước VP trường Canh nông. Hàng đứng (từ trái): DK Tần, VC Hậu, LQ Trung, cô Trần Kiều Nga, ĐN Long, HB Liên, TH Khương, TTThu Liễu, LM Châu, NT Anh, BB Bổng, LH Điệp, NH Hồng, NT Đức, LK Hỷ, ĐT Lộc. Hàng ngồi: DV Chín, BC Bửu, TV Hết, HN Điền, PV Vinh (mất), TD Long (mất), TT Cường (mất), NP Quang. Thật ngẫu nhiên, 3 bạn đã mất ngồi cạnh nhau. (Võ Công HậuCựu SV Nông Nghiệp ( Đại Gia Đình NÔNG LÂM MỤC SÚC ) Chuyên gia kể chuyện qua hình ảnh · 5 tháng 8, 2019 ·

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày 19 11 là ngày truyền thống thành lập của hai khoa song sinh Nông Lâm là Khoa Nông học & Khoa Lâm Nghiệp (tiền thân là Khoa Thủy Lâm, trước ngày Việt Nam thống nhất)

xem tiếp Vườn Quốc gia Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook, Kim on Twitter