Thung dung chào ngày mới

THUNG DUNG CHÀO NGÀY MỚI

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam
Chốn vườn thiêng cổ tích
Thung dung chào ngày mới
Thanh nhàn cùng tháng năm


Hoàng Kim

A Na Bình Minh An

thayoi

Thơ tứ tuyệt Hoàng Kim
LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

*

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

*

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.


*

Nhân hậu đời quên tuổi
Thanh nhàn vui tháng năm
Học không bao giờ muộn
Tỉnh lặng với chính mình


*

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời

Ban mai lặng lẽ sáng

Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời

*

Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa

*

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.


*

Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …

*

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Nguyễn Du trăng huyền thoại

Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa


*

Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận


*

Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.


*

Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.


*

Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh


*

Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn
Ẩn ngữ giữa đời thường
Nguyễn Du ức gia huynh
Hành Lạc Từ bi tráng

*

Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan
Chính sử và Bài tựa

Gia phả với luận bàn
Bắc hành và Truyện Kiều


*

Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai
Kiều Nguyễn luận anh hùng
Thời Nam Hải Điếu Đồ
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ


*

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại
Mai Hạc vầng trăng soi,

*

Ai viết cho ai những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài
Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai

Tro ve diem hen

Bài ca nhịp thời gian

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em

Sớm xuân qua Đại Lãnh

Vui được dịp sớm xuân qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng

Vui khỏe bởi chính mình

Vui khỏe bởi chính mình thôi
Tùy duyên vui đạo sống đời an nhiên
Thảnh thơi cùng với bạn hiền
An nhàn vô sự là tiên ở đời.

Vĩ Dạ Thương Miên Thẩm

Vĩ Dạ thương Miên Thẩm
Trời thu nhớ cố nhân
Hơi may sương phảng phất
Nắng sớm ngọc tri âm.

Hoàng Kim

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao

SÔNG HOÀNG LONG GIỮA LÒNG

Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không

Duong xuan

ĐƯỜNG XUÂN THEO CHÂN BÁC

Việt Bắc nhớ Bác Hồ
Chợt gặp mai đầu suối
Đường xuân đời quên tuổi
Nhớ Người mùa Giáng sinh

Thiên nhiên là thú thần tiên

THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian

MỪNG THẦY CÔ LÃO THÀNH

Lặng thầm góc cũ ngôi nhà ấy.
Phúc hậu yêu thương một kiếp người
Bạch Ngọc
nước trong hoa của đất
Đông qua xuân tới trọn đời vui

AN VUI CỤ TRẠNG TRÌNH

Thao thức nhịp thời gian
Thung dung dạy và học
Thăm thẳm câu chuyện ảnh
Thơ vui những ngày nhàn

Thien nhien la thu than tien 4


SỚM THU TRÊN ĐỒNG RỘNG

Sớm thu trời tạnh mây quang
Vươn vai đón nắng mặc cơn gió lùa
Vấn vương câu hẹn ngày qua
Đông tàn ủ mộng xuân sang nõn cành …

Thien nhien la thu than tien 5


SỚM ĐÔNG THƠ GIỮA LÒNG

Đêm lạnh đông tàn chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Em đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên.

LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT
Hoàng Kim và Hoang Long

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm ….

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Sáng tạo và Công nghệ
Thế giới trong mắt ai

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn


Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình


Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần

Trung Quốc một suy ngẫm

THUNG DUNG ĐỜI QUÊN TUỔI

Bạn hiền từ thuở 70
Thung dung năm tháng tới thời an nhiên
Vui ngày xuân đọc Trạng Trình
Tình yêu cuộc sống nhàn miền cỏ hoa
Mai ngày ta lại gặp ta
Hoa Người Hoa Đất bài ca cuộc đời.


Hoàng Kim đối họa thơ với anh Bùi Bá Bổng, Đào Tấn Lộc, Lương Minh Châu khóa 13 NLS phía Nam là tương ứng với TT4 Nguyễn An Tiêm, Đỗ Khắc Thịnh phía bắc (ảnh 1) Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Đảm Thọ, Hoàng Kim là bạn học cùng lớp phía Bắc (nhưng Hoàng Kim nhỏ tuổi hơn các anh chị cùng lớp 1-2 tuổi vì gia đình nhà nghèo theo chị đi học sớm và HK tháng 9/1971 thì rời trường lớp để xếp bút nghiên lên đường ra trận ở sư đoàn 325B, năm 1977 mới về trường học tiếp; xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-doi-quen-tuoi/.

#Nhàtôi

Thầy 70 trẻ nhờ vợ
Mắt cười tươi hớn hở
Đường dài dai sức ngựa
Sống thọ đời #Thungdung


Hoàng Kim

BÀ ĐEN

Người đi tìm Ngọc phương Nam
Nhớ bầu sữa Mẹ muôn vàn yêu thương
Bà Đen Dầu Tiếng Tây Ninh
Khoai mì đậu phộng nên danh ơn Người.


Hoàng Kim
Thơ Tứ tuyệt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/ xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/

Bà Đen ở Tây Ninh (ảnh Phan Văn Tự)

BÀ ĐEN Ở TÂY NINH

Tỉnh Tây Ninh có núi Bà Đen. Báo Nông nghiệp Việt Nam có video tuyệt đẹp giới thiệu về danh thắng này https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/videos/276320777967406. #vietnamhoc#cnm365#cltvn đã tích hợp. Tỉnh Tây Ninh là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống khoai mì KM94, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 là các giống khoai mì chủ lực tạo nên danh tiếng toàn cầu “Cách mạng sắn Việt Nam”. Tỉnh Tây Ninh cũng là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống đậu phộng HL25, Lì và Giấy chọn lọc, đậu xanh HL89-E3, đậu rồng và các loại đậu đỗ thực phẩm, đóng góp hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/ và xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI

Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại
Mai Hạc vầng trăng soi,


Hoàng Kim

Nhà tôi có đĩa Mai Hạc nghe nói liên quan cụ Nguyễn Du. Tôi nhân sự nhàn rỗi đọc lại ‘Thiên hạ trục lộc‘ của Thâm Giang Trần Gia Ninh, thương “Kim Thiếp Vũ Môn”, nhớ Nguyễn Du làm Ngư Tiều “Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng” xem tiếp Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-chao-ngay-moi

xem thêm
CỐ SỰ TÂN LUẬN-THIÊN HẠ TRỤC LỘC
故事新論-, 天下逐鹿( bàn luận chuyện cũ- Thiên hạ đuổi bắt hươu)
Trần Gia Ninh 18 tháng 8, 2021  [Khá dài, ai rỗi , thích lịch sử và tò mò thì hẵng đọc ]

Sắp đến ngày 19/8 và 2/9, có người bạn viết lách hỏi Mỗ “ Cách mạng tháng 8 giống như cuộc cách mạng nhung, đúng không ? “ Vâng, đúng là cmt8 không đổ máu, nhưng chỉ là lúc khởi đầu đầu thôi, nó không được dàn xếp nhanh chóng như CM nhung Tiệp khắc, mà kéo dài đến 30 năm và đổ không ít máu mới xong . Đúng hơn, nó giống hình ảnh của câu chuyện xưa chép trong Sử ký Tư Mã Thiên : Tần thất kì lộc, thiên hạ cộng trục chi秦失其鹿, 天下共逐之(Triều Tần mất con hươu, cả thiên hạ cùng đuổi theo bắt)

Đời sau thường dùng làm điển tich THIÊN HẠ TRỤC LỘC 天下逐鹿 Truyện chép

“Trước lúc bị hành hình, Hàn Tín bi phẫn nói rằng:

– Ta hối hận không nghe theo kế của Khoái Thông, để đến nỗi chết dưới tay đàn bà.

Lưu Bang sau khi nghe, lập tức hạ lệnh tróc nã Khoái Thông. Không ngờ Khoái Thông khảng khái nói với Lưu Bang:

– Lúc đầu, khi pháp độ triều Tần bại hoại, chính quyền rệu rã, sáu nước Sơn Đông đại loạn, nhất thời chư hầu nổi dậy. Lúc đó giống như triều Tần mất đi con hươu, người trong thiên hạ đều đuổi theo bắt, kết quả là người nào có bản lĩnh cao cường, hành động nhanh chóng sẽ bắt được con hươu này. Thần lúc đó chỉ biết có Hàn Tín mà không biết bệ hạ, huống chi người muốn đoạt thiên hạ rất đông, chỉ là lực lượng không đủ mà thôi. Lẽ nào bệ hạ muốn giết hết họ?

Lưu Bang nghe qua, không nói lời nào liền thả Khoái Thông (Sử kí – Hoài Âm Hầu liệt truyện 史记 – 淮阴侯列传).

Từ tháng 3 năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Cả chính phủ của Trần Trọng Kim lẫn triều đình của Bảo Đại đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Đó là lúc con hươu quyền lực sổng chuồng, thiên hạ đuổi bắt. Quần hùng đủ mặt anh hào, thử điểm mặt những chủ chốt xem sao:

Việt quốc,Việt cách, Việt Minh, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn tường Tam,Trần Trọng Kim, Bảo Đại, Hồ chí Minh, Ngô đình Diệm…Thời 45-46 là khởi đầu thời “ thiên hạ trục lộc” , đáng tiếc là 30 năm sau mới tóm gọn được hươu. Cũng giống như trong lịch sử hơn hai ngàn năm trước, những hào kiệt này đều từng là hoặc là tiền bối, hoặc là chiến hữu, bạn bè , hoặc giúp nhau lúc hoạn nạn, hoặc tôn trọng nhau và không ai giết hại ai cả, không như Lưu Bang giết Hạng Vũ , Bành Việt, Anh Bố, Hàn Tín …và các chiến hữu của mình.

Nguyễn Hải Thần (1879-1959) người Hà đông là chí sĩ yêu nước từ thời theo Đông Du của Phan Bội Châu còn sót lại. Ông đã học tại trường Chấn Vũ (Tokyo, Nhật Bản) cùng lớp với Tưởng giới Thạch . Về Trung quốc Nguyễn Hải Thần vào Trường Võ bị Hoàng Phố và trở thành giảng viên môn chính trị tại trường này. Ông còn nổi tiếng với nghề thầy bói. Tháng 10 năm 1942 tại Liễu Châu (Trung Hoa), Nguyễn Hải Thần cùng với Nghiêm Kế Tổ, và chiến hữu sáng lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Cách. Cuối tháng 8/1945, Việt Cách về nước theo 200.000 quân Trung Hoa Dân quốc do các tướng Lư Hán , Tiêu Văn chỉ huy sang với danh nghĩa giải giới quân đội Nhật. Khi đó thì ở Việt nam Nhật đã đầu hàng đồng minh (15/8). Chính phủ Trần trong Kim ( do Nhật dựng lên )từ chức, Khâm sai Phan Kế Toại nhượng bộ. Hồ Chí Minh về Hà Nội lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 28-8 và ra mắt ngày 2-9- 45 tuyên bố nước Việt Nam thống nhất (3 kỳ), thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chính phủ gồm đa số là Việt Minh. Việt minh là do HCM thành lập.

Hồ chí Minh là tên gọi mới của Nguyễn Ái Quốc, ông không theo con đường thất bại của hai cụ Phan mà đi tìm con đường khác sang Âu Mỹ Nga học hỏi , về Trung hoa gây dựng tổ chức rồi về Cao bằng lập ra Việt Minh (gọi tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội-chỉ thay chữ “cách mệnh” của Việt Cách bằng chữ “độc lập”) năm 1941 do đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo Năm 1944, Việt Minh đã tổ chức quân đội ở Cao Bằng gọi là Việt Nam (Tuyên Truyền) Giải Phóng Quân.

Việt Cách đã giúp Việt Minh khi hoạn nạn lúc còn trứng nước: Tướng Trương Phát Khuê (Lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Lưỡng Quảng) bắt cầm tù Hồ Chí Minh khi ông sang Trung Quốc (1942-1943). Hồ Chí Minh chỉ được tha nhờ lời xin đặc xá của ông Nguyễn Hải Thần.

Vũ Hồng Khanh (1898-1993), quê ở Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên , xuất thân giáo làng, là một trong những yếu nhân của Việt nam Quốc dân đảng. Khi khởi nghĩa Yên bái thất bại, ông trốn sang TQ tiếp tục hoạt động chống Pháp. Ông liên kết với Nguyễn Hải Thần lập ra tại Liễu Châu năm 1942 Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, (Việt Cách). Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh (Trung Quốc), Việt Nam Quốc dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc dân đảng (Trương Tử Anh) và Đại Việt Dân Chính đảng (Nguyễn Tường Tam) thành một tổ chức mới, là Đại Việt Quốc dân đảng. Ngày 1 tháng 9 năm 1945, ông từ Côn Minh về nước qua ngả Mường Khương, vào Lào Cai.

Do cần phải hợp tác để đối phó với Việt Minh ngày 15 tháng 12 năm 1945 các đảng phái chống Việt Minh đã thống nhất thành lập một lực lượng gọi là Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam. Vũ Hồng Khanh giữ chức Bí thư trưởng tổ chức này. Đó là Việt Quốc.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946 ông tham gia Chính phủ liên hiệp kháng chiến và đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội (sau đổi là Ủy ban Kháng chiến). Ông cùng Hồ Chí Minh đã ký với Jean Sainteny Hiệp định sơ bộ 1946. Hiệp định này cho Pháp vào nhưng đẩy được Tưởng về nước.

Nguyễn Hải Thần thì chống Việt minh quá quắt khiến Tiêu Văn chỉ huy quân QDĐ Trung hoa phải giảng hoà ép Hải Thần phải hợp tác. Ngày 23/12/1945, Tướng Tiêu Văn tổ chức một cuộc họp hòa giải các bên để thành lập chính phủ liên hiệp. Cuối cùng các bên đạt được một thỏa thuận được tuyên bố là mang tính pháp lý (viết bằng chữ Hán) theo đó các ghế bộ trưởng trong chính phủ sẽ phân chia như sau: Việt Minh 2 bộ trưởng, Đảng Dân chủ Việt Nam (cũng tham gia Việt Minh) 2 bộ trưởng, Việt Quốc 2 bộ trưởng, Việt Cách 2 bộ trưởng, phi đảng phái 2 bộ trưởng. Thỏa thuận này không sử dụng tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì Việt Quốc không đồng ý với tên này. Cuộc bầu cử quốc hội được hoãn 2 tuần. Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần chấp nhận để Hồ Chí Minh tiếp tục làm chủ tịch nước lâm thời. Quốc hội sẽ quyết định quốc kỳ và quốc huy. Hai đảng này cũng không được tham gia vào cơ quan chỉ huy và tham mưu của quân đội. Việt Quốc sẽ được 50 ghế còn Việt Cách 20 ghế trong Quốc hội mà không phải tranh cử. Điều này khẳng định với nhiều người rằng 2 đảng phái này không có khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại địa phương.

Hồ chí Minh sang Pháp từ tháng 5 đến tháng 10/1946. Ở nhà các phe phái đánh nhau dữ dội kể cả bằng súng đạn, không ai chịu ai, đỉnh điểm là vụ nhà số 7 phố Ôn Như Hầu ngày 12/7/1946. Quân tàu Tưởng đã rút hết không còn chỗ dựa nữa, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh , Nguyễn tường Tam …bỏ nước trốn sang Trung quốc.

Hồ chí Minh từ Pháp trở về, ngày 31/10/46 bị quốc hội chất vấn về chuyện này , Hồ chí Minh trả lời : “Về ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, ông nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Tường Tam và ông nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy hội Vũ Hồng Khanh. Các ông ấy bây giờ không có mặt ở đây. Lúc nước nhà đang gặp bước khó khăn, quốc dân tin ở người nào mới trao cho người ấy công việc lớn. Thế mà các ông ấy lại bỏ đi thì các ông ấy phải tự hỏi lương tâm thế nào. Trả lời thế là đủ. Những người bỏ việc đi kia, họ không muốn gánh việc nước nhà hoặc họ cũng không đủ sức mà gánh nổi. Nay chúng ta không có họ ở đây, chúng ta cũng cứ gánh được như thường. Nhưng nếu các anh em ấy biết nghĩ lại mà trở về thì chúng ta cũng hoan nghênh”.

Hài Thần ở Hongkong, không tham chính nữa , lấy vợ trẻ mới và chết tại đó năm 1959 thọ 80 tuổi,

Bào Đại cầm đầu phái đoàn chính phủ sang Trùng Khánh thì ở lại không về.

Còn nhớ thời đầu kháng chiến có câu hò rất phổ biến : “ Ai ngu như Bảo Đại/Ai dại như Nguyễn hải Thần/ Mưu đem dân ta vào vòng nô lệ một lần thứ hai “

Nguyễn tường Tam lúc bỏ trốn là bộ trưởng bộ Ngoại giao. Năm 1951 Tam về lại Việt nam và tuyên bố không tham gia các hoạt động chính trị nữa. Thế nhưng Năm 1960 ông thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Đảo chính thất bại, trước khi bị chính phủ Ngô Đình Diệm đem ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc tự tử đêm 8/7/1963 lúc đó Tam 57 tuổi.

Vũ Hồng Khanh sang Trung quốc theo Quốc dân đảng Trung hoa chiêu binh mãi mã. Năm 1949 Mao thắng Tưởng, dồn tàn quân Quốc dân đảng chạy về biên giới Việt Nam. Vũ Hồng Khanh cầm đầu chừng bảy đến tám ngàn tàn quân Quốc dân đảng tiến vào Việt Nam qua ngả Na Sầm, giữa Lạng Sơn và Cao Bằng. Khi quân trú phòng Pháp định tước vũ khí đoàn quân này, đụng độ nổ ra. Bị cả quân Pháp và Việt Minh vây đánh, mất chừng hai nghìn người , ngày 6 tháng 1 năm 1950, Vũ Hồng Khanh và số tàn quân còn lại hạ vũ khí đầu hàng quân Pháp. Khanh về cộng tác với Pháp, Bảo Đại và chính quyền VNCH. Sau sự kiện năm 1975, Vũ Hồng Khanh theo lệnh chính quyền Cách mạng đi tập trung học tập cải tạo, dù ông đã 77 tuổi.

Năm 1986 ông được trả tự do và về sống với con gái cả tại quê nhà Vĩnh Tường và mất ở đó vào 1993 thọ 95 tuổi. Một tài liệu khác nói rằng đích thân Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn đã vào trại cải tạo đề nghị thả sớm Vũ Hồng Khanh vì năm 1943 ông có công can thiệp với tướng Trung Hoa Quốc dân Đảng Trương Phát Khuê thả Lý Thụy – bí danh của Hồ Chí Minh – tại Liễu Châu, Trung Quốc.

Nhân vật cuối cùng trong số quần hùng từ giã cõi đời là Bảo Đại, ông chết ở Paris năm 1997. Trong những phỏng vấn báo chí trước khi mất cũng như trong hồi ký “Con rồng An nam” Ông luôn luôn biểu lộ sự nể trọng đối với Hồ Chi Minh, đối thủ đã thắng ông và mọi kẻ chống đối dân tộc khác trong cuộc đua tranh “thiên hạ trục lộc”.

Một nhân vật cũng khá lý thú ,tuy không phải là một quần hùng trục lộc vào thời 45-46 là Ngô Đình Diệm. Vào cuối năm 1945, Ngô Đình Diệm bị dân quân bắt ở Nam Trung Bộ, giải ra Hà Nội. Biết việc này, với tư cách Chủ tịch Chính phủ… ngày 15/1/1946, Hồ chí Minh yêu cầu cho đưa Ngô Đình Diệm đến gặp tại Bắc Bộ phủ, thuyết phục ông Diệm đi với nhân dân, tham gia vào việc nước. Nhưng ông Diệm từ chối, tuyên bố “sẽ vẫn tiếp tục chống Pháp nhưng không thể đi với Việt Minh”. Nhiều cán bộ giúp việc quanh HCM không đồng tình, cho rằng ông Diệm là người thân Nhật, rất nguy hiểm, Hồ Chí Minh nói: Nếu ông ta thân Nhật thì Nhật đã tan tành rồi, còn chỗ nào mà thân nữa. Còn ông ta nói vẫn còn chống Pháp, nhưng không đi với Việt Minh, thì cứ thả ông ra, để ông ấy chống Pháp theo kiểu của ông ấy!” Thế là Hồ Chí Minh đã lệnh thả Ngô Đình Diệm. Sử quan bình luận rằng, giá mà lúc ấy Hồ Chí Minh không biết Ngô Đình Diệm bị bắt, thì Ngô Đình Diệm đã bỏ xác dưới tay dân quân Quảng Ngãi rồi. Lịch sử VN có thể sẽ đi con đường ngắn và đỡ đổ máu hơn. Nhưng cuối cùng thì Ngô Đình Diệm đã phải trả giá vào 1963 do đệ tử của chình mình giết, không phải dưới tay của Việt Minh. Liệu có nên quy cho Hồ Chí Minh cái tội đã quá nhân từ và quân tử để sau này chuốc lấy hậu hoạ 30 năm ?

Tiếc thay lịch sử không có chữ nếu.

Cuối cùng sau 30 năm thì Việt minh đã bắt được hươu và giữ chặt cho đến khi nào…SỔNG CHUỒNG !

Chuyện “ THIÊN HẠ TRỤC LỘC” tân bản đến đây là hết.

trở về trang chính Minh triết Hồ Chí Minh

46

THẾ GIỚI CÒN ĐỔI THAY

Việt Nam con đường xanh
Tỉnh thức cùng tháng năm
Vị tướng của lòng dân
Minh triết Hồ Chí Minh


Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim
Nhớ lại và suy ngẫm

Năm bức ảnh kỷ niệm
Năm di sản đời người
Một lần và mãi mãi
Mai Hạc vầng trăng soi

BỨC ẢNH KỶ NIỆM Mạnh Đẩu Nguyễn
Hôm nay, Kỷ niệm 204 năm Ngày sinh Các Mác ( 05/5/1818 – 05/5/2022 ) – Nhà Triết học, Nhà Tư tưởng, Nhà Kinh tế thiên tài của nhân loại – tôi đăng lại bức ảnh chụp dưới chân Tượng đài của Ông tại Quảng trường Đỏ ở Matscova trong một lần đến nước Nga.

Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất chỉ một làn trong đời đeo huân chương, đó là lần đi viếng Bác https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vi-tuong-cua-long-dan/

47

ĐỒNG XUÂN BÀU TRÓ THƯƠNG THẦM MẮT AI
Hoàng Kim

Thương chi thương lạ cánh diều
Đồng Xuân Bàu Tró bao điều nhớ thương
Ngựa già chưa nản chân bon
Tháng năm nhớ bạn, mưa còn bâng khuâng …

Thơ Tứ tuyệt Kim Hoàng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/ liên vận thơ Nguyễn Hoài Nhơn https://www.facebook.com/nguyenhoai.nhon.12/posts/682912139196351 và Mưa tháng năm nhớ bạn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-thang-nam-nho-ban/

DỊU DÀNG BÀU TRÓ
Nhơn Nguyễn Hoài 7 tháng 5, 2020  ·

Êm đềm một sắc trời xanh
Thả vào đáy nước ngọt lành, nguyên sơ
Cát viền như lụa, như tơ
Thướt tha nhành liễu buông hờ xuống tôi

Mảnh trăng như chiếc thuyền trôi
Người xưa vừa chống qua thời hồng hoang
Khép vòng mặt nước mênh mang
Cho ai xõa tóc, vội vàng chao chân

Hồ không đáy, sóng không vần
Nghe như huyền thọai chợt gần, chợt xa…
Vô tình ta lại gặp ta
Với bao gương mặt ông cha hiện về

Tay cầm mảnh gốm mân mê
Thoảng thơm hương lúa, vẳng nghe tiếng chày
Bầy chim Lạc giật mình bay
Xuyên qua lớp lớp sâu dày thời gian

Cho tôi một thoáng ngỡ ngàng
Trước màu xanh đến mơ màng hồ ơi
Dịu dàng Bàu Tró mãi thôi
Như là ánh mắt của người tôi yêu.

49

NhoMeCha

CẦU TRỜI NỐI MẸ CHA XƯA
Hoàng Kim

Cầu trời nối mẹ cha xưa
Mưa dày thấm đất nắng thưa thấu trời
Lời thương giao cảm lòng người
Ngày của Mẹ suốt trọn đời trong con.

liên vận Thơ Tứ tuyệt Kim Hoàng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/ và Mưa tháng năm nhớ bạn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-thang-nam-nho-ban/

50

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ngay-cua-me.jpg

NGÀY CỦA MẸ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-cua-me/

Thanh thản thêm thấm thía
#thungdung đám giỗ về
Người lành năm sáu đứa
Trò chuyện thời trẻ thơ

Đường xuân ai rong ruổi
Hoa Đất thương lời hiền
Trăng rằm đêm Phật Đản
Cánh trời thức #Annhiên

Ơn Người thầm che chở
Nhân hậu đới bình yên


NHỚ NÚI
Hoàng Kim

Nhớ đồng xuân nhớ bạn
Bà Đen Gia Ninh Trần
Tre rồng sông Kỳ Lộ
Thương Kim Thiết Vũ Môn

(*) Nhớ bạn Đặng Văn Quan ; xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/; Tre Rồng Sông Kỳ Lộ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tre-rong-song-ky-lo/ và ngắm ảnh https://www.facebook.com/gianinh.tran.3/posts/3131884303691819 ngẫm thơ https://www.facebook.com/xuanlinhnewsbmt/posts/2532015563586411 đọc lại và suy ngẫm Thương Kim Thiết Vũ Môn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thuong-kim-thiep-vu-mon/
60

RẰM ĐẢN SINH NHỚ MẸ
Hoàng Kim

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người…

Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim và Ngày mới Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. CNM365 Tình yêu cuộc sống #hoangkimlong; #CLTVN; #Thungdung; CNM365;

SÁU QUY LUẬT CĂN BẢN
Hoàng Kim


Học không bao giờ muộn sáu đạo lý căn bản: 1) Luật Hấp Dẫn; 2) Luật Nhân Quả; 3) Luật Trong Ngoài; 4) Luật Tập Trung; 5) Luật Cân Bằng; 6) Luật Nhất Quán. Trước một quyết định quan trọng, nhất thiết phải suy nghĩ sâu xa về sáu quy luật, đạo lý căn bản này; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-khong-bao-gio-muon/https://vt.tiktok.com/ZSeB4m9My/. Học không bao giờ muộn sáu dấu hiệu nhân tướng học để nhân biết người đang được Trời, Phật, Đấng Quyền Năng,Tổ Tiên, Thần Hộ Mệnh bảo bọc che chở phù hộ: Thứ nhất Người có dung mạo đẹp, phúc hậu, đoan trang, sang trong; Thứ hai Người hiểu và tin sâu luật nhân quả. Thứ ba Người đi đâu cũng được nhiều người yêu mến Thú tư Người thoát được nguy hiểm trong gang tấc, khó khăn. Thứ năm Người mang lại may mắn phúc lành điều tốt cho mọi người. Thứ sáu Người có con ngoan ngoãn, hiếu thuận, giỏi giang, đó là nghiệp duyên nhân quả báo ứng từ kiếp trước đến trả ơn, đến báo oán, đến trả nợ, đến đòi nợ, mà sự tin sâu luật nhân quả, tu nhân tích đức, hành thiện sống tốt giúp cho sự chuyển đổi nghiệp duyên và thời vận. https://www.facebook.com/tuvinhansinh/videos/764479228055279/

Học không bao giờ muộn
TRẺ GIÀ LỐI NHÌN KHÁC NHAU
Đỗ Hồng Ngọc


1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!

2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!

3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!

4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!

5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!

6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!

7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!

8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!

9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!

10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý… Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim!

Cảm ơn lời nhắn nhắc sự chia sẻ thông tin của PVT Lê Thanh Hải với FB Vũ Công Hiển; Trong đêm thiêng Phật Đản, xin được tích hợp về Học không bao giờ muộn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-khong-bao-gio-muon

95

SÁNG MÃI NGỌC LƯU LY
Hoàng Kim


Trọn nợ duyên Phạm Lãi
Vẹn Tây Thi Ngũ Hồ
Yêu một đời đằm thắm
Sáng mãi ngọc lưu ly

xem tiếp Sáng mãi ngọc lưu ly https://hoangkimlong.wordpress.com/category/sang-mai-ngoc-luu-ly/ và Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim và Ngày mới Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/

96

LỜI THƯƠNG (15)
#HoangKimLong


Bóng hạc chốn xa xôi
Đường xuân đời quên tuổi
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Cánh cò bay trong mơ


Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim :chùm 15 bài thơ Lời thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/

97

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là minh-triet-cho-moi-ngay.jpg

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim

Cẩn trọng giữ sức khỏe
Minh triết cho mỗi ngày
Dạy học và làm vườn
An nhiên vui khỏe sống

Lối tư duy Đông Tây Nam Bắc xưa và nay có nhiều sự khác biệt. Góc nhìn Mỹ, giấc mơ Mỹ, lối sống Mỹ lựa chọn biểu tượng George Washington “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” thích “nói và làm đi đôi” “nói và làm nhất quán” mới tạo được “lòng tin chiến lược. Thế nhưng, góc nhìn phương Đông có thể khác “quyền biến“, “mềm, năng động, có mềm có cứng“, “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng“,”nói vậy mà không phải vậy“, “nói một đằng làm một nẻo“, “bất kể mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột“, “không không có có không có có không“. Điều đó có nghĩa : nói làm đi đôi, làm mà không nói, nói mà không làm, có thể cứng Rule, có thể mềm, vô pháp vô thiên như cách Mao Trạch Đông. (xem thêm Bình sinh Tập Cận Bình) Ở Việt Nam ngày nay nhìn sâu và thực tiễn từ nhận thức lý luận đến thực hành quản lý Đảng Cộng sản Việt Nam thời nay nêu ra hai luận điểm tư duy cơ bản có giá trị nền tảng: 1) XÂY dựng chỉnh đốn Đảng và Hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; 2) CHỐNG sự suy thoái của cán bộ đảng viên về tư tưởng, đạo đức, lối sông, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức, nghĩ, nói và làm. xem tiếp Minh triết cho mỗi ngày https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cho-moi-ngay/

98

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

SẮN VIỆT ĐẤT ÔNG HOÀNG
Hoàng Kim


Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Nha Trang và A. Yersin;
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Hòn Bà sông Nha Trang
Báu vật nơi đất Việt

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ve-suoi-dau-nha-trang-tham-yersin.jpg

Đất Ông Hoàng A. Yersin

Trại Chăn nuôi  Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột cây số ven đường Quốc lộ 1 có tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94, SM937-26 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây, trên một phần tư thế kỷ trước, chúng tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là sanvietnam19971.jpg

Chúng tôi đến trồng sắn KM94, SM937-26 tại khu đất 500 ha của ông Năm Hoàng Yersin tại Suối Dầu Cam Lâm . Đó là một duyên may kỳ lạ. Giống sắn KM94 đã loang nhanh khắp miền Trung và Việt Nam, thành giống sắn chủ lực Việt Nam. Giống sắn SM937-26 sau gần 30 năm (1994-2022) nay vẫn là một trong những nguồn lợi chính cho bao người dân ở tỉnh Khánh Hòa. Ngày 25 tháng 4 năm 2022, đề tài “Một số giống cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” do tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ chủ trì thực hiện, phối hợp cùng với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với các cơ quan hữu quan Khánh Hòa đã đánh giá thực trạng nguồn vật liệu giống cây trồng vật nuôi tốt của tỉnh Khánh Hòa. Đề tài tiếp tục xác nhận rằng giống săn SM937-26 là giống sắn tốt nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh (Giống sắn này được tích hợp gen tốt thành KM397, đang tiếp tục bảo tồn phát triển giống sắn KM568) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

99

CUỘC ĐỜI THÀNH TRANG VĂN
Hoàng Kim


Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn
Hoàng Lê bảy năm trước
Mừng ngày mới tháng năm.

xem tiếp Câu chuyện ảnh tháng năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoc-doi-thanh-trang-van/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

BÀ ĐEN
Hoàng Kim

Người đi tìm Ngọc phương Nam
Nhớ bầu sữa Mẹ muôn vàn yêu thương
Bà Đen Dầu Tiếng Tây Ninh
Khoai mì đậu phộng nên danh ơn Người .

xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/ Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

100

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là co-mot-ngay-nhu-the.jpg

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim


Bảo tồn và phát triển
Một gia đình yêu thương
Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/ vàvà #Thungdung Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là co-mot-ngay-nhu-the-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là co-mot-ngay-nhu-the-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là co-mot-ngay-nhu-the-3.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là bao-ton-va-phat-trien-1.jpg

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim


Bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là bài học cuộc sống lắng đọng đặc biệt quý giá. Hình ảnh trên đây chỉ là một thí dụ nhỏ của câu chuyện Một gia đình yêu thương Một nếp nhà văn hóa gợi mở cho sự ghi chép và nghiên cứu về Đối thoại nền văn hóa.

Cụ Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì viết rằng: ”Đạo trời đất là Trung Tân. Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện. Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Nơi vắng vẻ theo ý Cụ là không ham những chốn “lao xao” thanh tịnh để sáng chí , thanh đạm để đến xa. Cụ Hồ Chí Minh dạy rằng “Muốn cải tiến kỹ thuật phải biết kỹ thuật. Muốn cải tiến tổ chức lao động, cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổ chức” Bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là đường sống.

Di truyền và biến đổi Châu Mỹ chuyện không quên, là nội dung chính của bài viết này. Tôi trầm tư nghĩ về người Mỹ di truyền và biến đổi khi thăm người da đỏ ở Mexico, khảo sát cây ngô nguồn gốc di truyển và sự tiến hóa, so sánh bữa ăn thường ngày của người dân nông thôn Mexico và Obregon California bản địa truyền thống với người dân ở các phố xá sầm uất hiện nay khi tôi may mắn được đi dọc suốt các bang miền Tây nước Mỹ. Sự bảo tồn và phát triển, điều gì được giữ lại và điều gì đang biến đổi phát triển?. Mệnh trời (thiên mệnh, số trời) ở đâu?. Ai nhân danh công lý để hủy diệt cái xưa củ, cái lạc hậu yếu kém, cái không thích hợp? Luật nhân quả, luật di truyền và biến đổi, bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là gi? Điều lạ là chẳng phải tôi ở ngành di truyền chọn giống nông học quan tâm câu chuyện “Người da đỏ ở Mexico” mà các em tôi là giáo sư Nguyễn Hữu Minh và phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chiến Thắng ở ngành xã hội học và kinh tế học của khoa học nhân văn, nguyên là cựu sinh viên Georgetown University thuộc Washington, United States, cùng với Nga Lê, Anh và Tim, và hầu như cả nhà, ai cũng đều rất quan tâm điều đó. “Người da đỏ ở Seattle“, “Vị thần Inca bị quên lãng” là điểm nhấn được bảo tồn để quay lại.

Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào tựa lưng vào “Cổ Sơn” cột chống trời, “Thành phố đã mất của người Inca, theo cổ ngữ của người Inca; Đó là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP rất gần trung tâm Lima và sân bay quốc tế nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm được.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là minh-trie1babft-ce1bba7a-thomas-jefferson.jpg

Minh triết Thomas Jefferson tôi đọc kỹ lại chủ thuyết của ông và suy ngẫm trong sự so sánh với Viện Goethe, Viện Khổng Tử, với học thuyết tiến hóa của Darwin, và kể cả với cái gọi là học thuyết “không gian sinh tồn” đầy tranh cãi Điều gì là quy luật của tạo hóa? Điều gì là tương đồng, điều gì là tương phản và điều gì là dị biệt trong các học thuyết di truyền và biến đổi ?. Tỉnh lặng để thấu hiểu tiếng vọng thời gian. Thomas Jefferson là vị tổng thống thứ ba của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ông là người sáng lập ra Đảng Dân chủ và Cộng hòa Hoa Kỳ, là nhà tư tưởng, lập pháp hàng đầu của nước Mỹ, một nhà triết học chính trị theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành có ảnh hưởng lớn nhất thời cận đại Vị trí của ông chỉ đứng sau George Washington người có công lớn khai sinh ra nước Mỹ,. Di sản lớn nhất của Thomas Jefferson là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’.

Nhân chủng học Người Mỹ trở thành đề tài nóng trong sự tiếp cận đa ngành tìm hiểu người Mỹ hiện đại. Người Mỹ di truyền và biến đổi, con đường di sản còn nhiều điều cần học và bàn luận. Người Mỹ ở nước Mỹ có lẽ được nghiên cứu về dân tộc học kỹ hơn hết so với nhiều nước trên thế giới. Dân số nước Mỹ năm 2016 ước khoảng 323,14 triệu người. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Vì vậy, Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, nơi có rất nhiều truyền thống và giá trị đa dạng khác nhau. Nền văn hóa phương Tây khởi đầu từ của những người định cư Hà Lan, Anh, Đức Ái Nhĩ Lan, Ý, Ba Lan Pháp, Scotland hòa máu với dòng văn hóa bản địa sắc tộc Mỹ trở thành dòng chủ đạo.

Người Mỹ gốc Phi và nền văn hóa đặc sắc Mỹ gốc châu Phi, phát triển trên truyền thống của những người nô lệ Trung Phi ngày nay khi được hòa trộn với văn hóa bản địa sắc tộc Mỹ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa dòng chính của Mỹ. Sự bành trướng lãnh thổ của Hoa Kỳ về miền Tây đã hội nhập vùng Louisiana và vùng Tây Nam Spenish Territory ngôn ngữ Tây Ban Nha và văn hóa Mexico đến gần hơn với Hoa Kỳ. Làn sóng di dân ồ ạt từ Đông Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin tới nước Mỹ suốt những thập kỷ qua đã hòa trộn lan tỏa nấu chảy các nền văn hóa để có dòng chủ lưu và các đặc điểm văn hóa riêng biệt của tổ tiên mình. Người Mỹ còn có hơn 4 triệu người sống ở ngoại quốc, chủ yếu ở Canada, Mexico và châu Mỹ Latinh.

So sánh các nhóm sắc tộc và chủng tộc của người Mỹ và người Mexico cho thấy: Tại México người lai giữa người da trắng và người da đỏ ước 60-75%, người da đỏ bản địa chiếm tỉ lệ 12 – 30% dân số; người da trắng đến từ Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Nga,…chiếm tỉ lệ 9 – 25 %; người da vàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ … và người da đen đến từ châu Phi chiếm tỷ lệ ít hơn.

Tại Mỹ những số liệu chi tiết tôi chưa có cơ hội khảo sát sâu hơn nhưng sự sử dụng ngôn ngữ của người Mỹ đã cho thấy: Các ngôn ngữ (2007) Tiếng Anh (1 ngôn ngữ) 225,5 triệu; Tiếng Tây Ban Nha bao gồm tiếng Creole 34,5 triệu; Tiếng Hoa 2,5 triệu; Tiếng Pháp bao gồm tiếng Creole 2,0 triệu; Tiếng Tagalog 1,5 triệu; Tiếng Việt 1,2 triệu; Tiếng Đức 1,1 triệu; Tiếng Triều Tiên 1,1 triệu. Cập nhật thông tin về sắc tộc và ngôn ngữ sẽ rất thú vị trong sự nghiên cứu di truyền và biến đổi.

Tiến sĩ Hannibal Multar, là người Mỹ gốc Do Thái Jesusalem, chuyên gia CIMMYT dẫn tôi đi thăm thăm nguồn gốc cây ngô ở thung lũng Oaxaca ở Tây Nam Mexico và cộng đồng người da đỏ ở Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 tại Mexico, thăm kim tự tháp cổ Monte Alban trung tâm của nền văn minh Zapotec, di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca phía nam Mexico. Chuyến đi tôi tóm tắt ở bài Mexico ấn tượng lắng đọng.

Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. do nhà thực vật học Thụy Điển Linnaeus đặt tên theo hệ thống tên kép Hy Lạp – La tinh: Zea là một từ của Hy Lạp để chỉ cây ngũ cốc và mays là từ “Maya”, tên một bộ tộc da đỏ ở vùng Trung Mỹ. Cây ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, trồng nhiều nhất ở Châu Mỹ, nước trồng nhiều nhất là Hoa Kỳ, sản lượng ngô năm 2014 khoảng 353 triệu tấn/năm. Cây ngô hiện đại đã là kết quả thuần dưỡng từ cỏ ngô Teosinte thung lũng sông Balsas, ở nam Mexico từ 5.500 tới 10.000 TCN. Dấu tích bắp ngô khảo cổ tìm thấy sớm nhất khoảng năm 4.250 TCN tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca ở tây nam Mexico. Oaxaca là một trong 31 tiểu bang của Mexico được bao bọc bởi các bang Guerrero về phía tây, Puebla về phía tây bắc, Veracruz về phía bắc, Chiapas về phía đông và đường bờ biểnThái Bình Dương ở phía nam. Cây ngô tại Trung Mỹ sau đó được lan dần ra các khu vực xung quanh trở thành cây lương thực quan trọng nhất của châu Mỹ trước khi Cristop Colông tìm ra châu Mỹ. Đến cuối thế kỉ 15, cây ngô được người Tây Ban Nha đưa về trồng ở vùng Địa Trung Hải, Italia, Pháp… sau đó người Bồ Đào Nha đưa sang Trung Quốc, Nhật Bản…ở Châu Á và đến thế kỉ 16 mới đưa sang các nước châu Phi (José Antonio Serratos Hernández 2009). Ở Việt Nam cây ngô có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đầu đời Khang Hi, năm 1685, Trần Thế Vinh đi sứ nhà Thanh lấy được giống ngô đem về nước (Lê Quý Đôn “Vân Đài loại ngữ” ). Ngô được trồng ở hạt Sơn Tây, làm lương thực chính, sau đó lan rộng ra cả nước. Cây ngô từ nguồn gốc ban đầu ở Mexico nay vùng phân bố phổ biến khắp toàn cầu với sản lượng đứng đầu cây lương thực cây thực phẩm và thức ăn gia súc. Tổng sản lượng ngô toàn cầu năm 2014 là 1.016,74 triệu tấn, kế tiếp là lúa nước 745,71 triệu tấn, lúa mì 713,18 triệu tấn. (Hoàng Kim chủ biên 2017).

Mexico là nôi cội nguồn của cây ngô. Người dân México cho đến nay mặc dẫu đã nhiều thay đổi nhưng bữa ăn truyền thống vẫn dùng ngô làm món ăn chính. Ngô được ăn chung với các loài rau đậu, ớt, cà chua, lúa mì. México là nơi ra đời có nhiều loại bánh ngô có nhân thịt hoặc trộn rau, bánh ngô phomat, bánh ngô cay, thực phẩm đồ uống phổ biến là sữa ngô và rượu tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico, có độ cồn từ 38–40%, cá biệt có loại có độ cồn lên tới 43–46%. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai México để làm lương thực, ngoài ra còn có thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho, tỏi, đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate … thế nhưng món ăn ngô vẫn chủ đạo trong đời sống thường ngày.

Tôi liên tưởng câu chuyện “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin”. Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Tại ngôi nhà cũ bình dị Down House ở Anh, Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. Ông đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.“Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin, xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11, năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tôi đến thăm ngôi nhà xưa của ông trước đây ở Anh ngắm nhìn đôi mắt nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin soi thấu nguồn gốc muôn loài, và thật ngưỡng mộ sức khái quát của ông trong sự đúc kết “Nguồn gốc các loài”. Triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.

Ý tưởng thật lạ này của sinh học tiến hóa.cứ đeo bám tôi suốt nhiều năm khi tôi so sánh cơ hội đến “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin”, được du học ở “Viện Di truyền Mendel Tiệp Khắc”, thăm Praha Goethe và lâu đài cổ , Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Dạo chơi cùng Goethe, thăm Di sản Walter Scott, Nghị lực, Học để làm ở Ấn Độ, có thời gian làm việc với Những người bạn Nga của Viện Vavilop, được đến Brazil và nhiều nước Nam Mỹ thấu hiểu tài liệu quý 500 năm nông nghiệp Brazil, may mắn tiếp cận trang vàng của những người thầy lớn có tầm nhìn rộng và sức khái quát cao. Tôi may mắn cũng đã được trãi nghiệm một phần trong 90 năm Viện KHKTNN miền Nam; 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM và duyên may đã được học tận gốc, nhiều trăn trở may kịp chụp ảnh lại, nay rỗi rãi nhớ việc thăm người da đỏ ở Mexico ở Oregon miền Tây nước Mỹ và thăm cây ngô nguồn gốc phát sinh và đa dạng di truyền ở Mexico. Tôi lẩn thẩn nhớ về học thuyết tiến hóa và liên tưởng tới sự tương quan giữa cây Ngô di truyền và biến đổi với người Mỹ di truyền và biến đổi. chỉ tiếc vẫn là mình đang dạo chơi trong thực tiễn và ký ức vụn mà chưa lý giải gì được về điều này một cách có hệ thống.

Bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là bài học cuộc sống lắng đọng đặc biệt trân quý . Di truyền và biến đổi; Châu Mỹ chuyện không quên; Một gia đình yêu thương; Một nếp nhà văn hóa Bảo tồn và phát triển https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien/

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

Vuonxuan

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter 

Video yêu thích
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Long Phu ở Lào)
KimYouTube