Qua sông Thương bến nhớ

sông Thương, đoạn qua Thành phố Bắc Giang

QUA SÔNG THƯƠNG BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
Nguồn và đọc thêm: Sông Thương
Qua sông Thương gửi về bến nhớ

Chiều sông Thương

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

ĐÙA VUI CÙNG THUẬN NGHĨA
Hoàng Kim

NGHE TIÊU VÀ TẬP THỞ Thầy Thuannghia Le hướng dẫn nghe tiêu và tập thở để rèn luyện sức khỏe và tuệ học như sau: “Đối với người chưa tập luyện qua Hơi thở bụng, ngồi tĩnh tâm, nhắm hờ mắt lắng nghe tiếng tiêu trong Video đính kèm. Nghe hết bản nhạc mà bạn không cảm thấy khó chịu, ngược lại, lại cảm thấy dễ chịu thoải mái, buồn ngủ….thì bạn có căn cơ về hơi thở để tiếp cận Huyền Nhiệt Tốc Đạt. Bài viết đã dài. Mọi chi tiết sẽ thông báo trong bài viết tiếp theo. Chúc các bạn an lành, và cảm ơn sự theo dõi”.

I
Ta thích được đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Lắng nghe tiêu, học trực tuyến cùng thầy
Học xong bài thấy bình an dễ chịu
Hơi thở an lành khoan khoái phiêu diêu

Nguyễn Văn Hưởng thầy dưỡng sinh luyện thở
Phương pháp Dưỡng sinh hay giữa đời thường
Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện luyên thở
Thầy Nguyễn Bình Khiêm với Dưỡng sinh thi

Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
ể tớ tiêu dao đến tuổi trăm.”
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)


II

Ta về lại thăm rừng xưa Thuận Nghĩa
Chuyện cùng Lão Phu đàm đạo Thần Thông
Thập nhị nhân duyên mười hai tuyệt kỹ
Khả năng thích nghi năng lực siêu phàm

Tha tâm thông hiểu hành vi người khác
Thiên nhãn thông nhìn thấu suốt nơi xa
Thiên nhĩ thông nghe những lời kín tiếng
Khinh công thông nhanh gió dục mây vần

Thủy thượng phiêu lướt bay trên mặt nước
Tâm thức chuyển di thoắt ở thoắt về
Huyền nhiệt luyện ngọn lửa thiêng Tam muội
Lôi hỏa điện thân phát điện ngàn vôn

Thiết bố sam luyện mình đồng, thân sắt
Sư tử hống tiếng gầm chúa sơn lâm
Truyền âm nhập mật thâm sâu thấu tỏ
Năng lực thích nghi bí ẩn sinh tồn

Ta chợt thấu những chuyện đời khó giải
Tình thế Biển Đông tiến thoái lưỡng nan
Mèo vờn chuột thuận thiên và kế hiểm
Bức tranh nhân gian thiện ác khó bàn.

III

Ta về lại rừng xưa cùng Thuận Nghĩa
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …

Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.

Thích cùng lão dạo chơi VÔ PHƯƠNG CÚ
Dấu chân hoang Thong thả lạc non ngàn
Chẳng e ngại chông chênh hay tâm bão
Bởi tâm hồn tĩnh lặng thật an nhiên

Người Hoa Đất duyên may còn sức khỏe
Nẻo Âm Dương xin Bụt ước ba điều
Con và cháu thêm ba nguồn trí huệ
Ngọc cho đời Thành Phước Đức cho Dân

Tâm an định nên lòng không vướng bận
trí an hòa xử thế thật thung dung
khi kho báu trong lòng ta đã rõ
chẳng Ưu Tư mặc gió dục mây vần

dẫu như vậy đôi khi bâng khuâng hỏi
cửa Thần Phù khéo giữ trọn đường tu
lênh đênh nước lênh đênh con thuyền nhỏ
chốn nhân gian ước được thế nhân phù.

những lúc ấy mới hay duyên tiền định
trong thâm tâm mới tỏ sự luân hồi
luật Nhân Quả lật Sách Trời gạn hỏi
Mới hiểu đời học mãi vẫn chưa thôi

Vô Phương Cú Câu thơ thần tĩnh lặng
Vòm trời xanh thăm thẳm một thinh không
Ta chợt ngộ Ban mai chào trước ngõ
Bình minh lênTrời đất thật VÔ CÙNG…

Xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dua-vui-cung-thuan-nghia/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnam traditional music Vietnamese food paradise
Ta Nợ (Thơ Phan Chí Thắng, Nhạc Nguyễn Quang Nhàn)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam  Đăng tải tại Đùa vui cùng Thuận Nghĩa | Thẻ Đùa vui cùng Thuận Nghĩa | Leave a replyEdit

Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam

Posted on

NhungcaythuocvavithuocVietNam

ĐỖ TẤT LỢI DANH Y VIỆT NAM
Hoàng Kim

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11. Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận án dược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 19193 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.

Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần:
Phần 1: Phần chung
1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y.
1.3. Bào chế thuốc theo Đông y.
1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y).
Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc
1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán.
4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
8. Các cây và vị thuốc có chất độc
9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng.
11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy.
12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày.
13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức.
14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn.
15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng.
16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim.
17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt.
18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen.
19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh.
20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật.
21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật.
22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật.
23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật.
Phần III: Phụ lục

GS. TS. Đỗ Tất Lợi – Tác giả Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Người đương thời: Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, xin trân trọng đăng bài viết về Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, một trong nhiều người thầy thuốc Việt Nam, đã cống hiến tâm đức trí tuệ và tài năng cho sức khỏe của con người. Mong các Bác sĩ và những người làm nghề y luôn khỏe và hạnh phúc để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam | Thẻ Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam | Leave a replyEdit

Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng

Posted on

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG
Hoàng Kim


Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng | Thẻ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng | Leave a replyEdit

Giấc mơ lai khoai lang

Posted on

GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG?
Hoàng Kim
Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng? Trước đây khi còn trẻ thơ, tôi đã tự hỏi vậy. Gần đây, bài thơ ‘Chuyện Tình Hoa Muống Biển” của anh Hoàng Đại Nhân gợi tôi trở về câu chuyện cũ. Bài thơ trong sáng giản dị và hay, cốt truyện tình yêu đẹp, giá trị nhân văn cao, hình ảnh tuyệt vời. Tôi trở lại câu hỏi khoa học cây trồng Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau.

Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại. Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.

Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.

Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.

Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.htm…

Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển.

Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao.

Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)

Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.

Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Có thể hay không thể. To be or not to be.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muong-bien-lai-khoai-lang/ Xem phim tại http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.html#OiqOQ7DCOXrz7GES.99

Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đết thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ nên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ.  Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng  đã ra đời từ đó.

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG

Hoàng Kim

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang.
Mời bạn ngắm ảnh Biển Nhật Lệ Quảng Bình và đọc bài viết gốc tại đây https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2012/05/01/bi%E1%BB%83n-nh%E1%BA%ADt-l%E1%BB%87/

Hoàng Kim

Tài liệu dẫn:

(1) Truyện thơ
CHUYỆN TÌNH HOA MUỐNG BIỂN
Hoàng Đại Nhân

Khi mặt trăng vừa từ biển mọc lên
Tỏa ánh sáng dịu dàng bờ cát trắng
Biển đêm nay êm đềm, con sóng lặng
Từng cặp đôi đang sải bước ven bờ

Cô gái hiền lành, trong sáng ngây thơ
Bên chàng trai khi tình vừa chớm nở
Họ cùng nhau thì thầm trao lời hứa
Hai con tim cùng nhịp đập rộn ràng

Chàng trai nghèo bao hy vọng chứa chan
Cùng người đẹp sẽ nên duyên chồng vợ
Cái ngày ấy chẳng còn bao xa nữa
Khi người yêu đã thề nguyện chung tình.

Cha cô gái hay tin nổi nóng, bất bình
Biết chàng nghèo, chẳng “môn đăng hộ đối”
Ông thẳng thắn: “Đừng nên mơ ước vội
Hãy kiếm đi, đủ lễ vật…, ta chờ”

Chàng trai nghèo sau những phút sững sờ
Hiểu phận mình, đâu trách gì cô gái
Càng yêu thương, chàng càng thêm hăng hái
Quyết ra khơi mong có dịp đổi đời

Biển quê hương như cũng hiểu lòng người
Giúp chàng trai nặng thêm từng mẻ lưới
Chàng thầm nghĩ chỉ thêm vài ngày tới
Số tiền ta sắm lễ vật đủ rồi

Lần cuối cùng chàng lướt sóng ra khơi
Lòng khấp khởi tràn trề bao hy vọng
Căng sức trẻ, đâu sợ gì con sóng
Khi con tim mang hình bóng của nàng

Cô gái đợi chờ, hy vọng chứa chan
Hoàng hôn xuống, đón thuyền chàng cập bến
Nhưng… bất hạnh bỗng từ đâu ập đến
Nàng đâu hay, bão biển đã cướp chàng

Nỗi niềm đau, con tim trẻ nát tan
Nàng quên ăn, cứ ngày ngày hướng biển
Nàng cầu mong con thuyền chàng xuất hiện
Nhưng biển xa chỉ tung sóng cuộn trào

Qua nhiều ngày cô tiều tụy mòn hao
Rồi gục chết khi biển chiều tàn nắng
Ơi cô gái ! Một con tim trong trắng
Phút cuối đời vẫn hướng phía biển xa

Trời thương cô, cho hóa kiếp thành hoa
Loài muống biển vươn dài trên bờ cát
Hướng về biển, nghe dập dìu biển hát
Lời yêu thương cháy bỏng những hẹn hò

Chàng trai hóa thành những ngọn sóng xô
Cứ ào ạt cản ngăn loài muống biển
Hãy quay lại, em ơi, xin đừng tiến
Để an lành tươi thắm một loài hoa.

Biển hôm nay mãi hát khúc tình ca
Bản tình ca thắm màu hoa muống biển
Mãi tươi hồng đón chào con sóng đến
Lời thủy chung son sắt đến trọn đời.
—–
– Hình ảnh từ Internet
– Ngẫu hứng từ chuyện SỰ TÍCH HOA MUỐNG BIỂN (Kho tàng chuyện cổ Việt Nam, nguồn Internet).

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Giấc mơ lai khoai lang | Thẻ Giấc mơ lai khoai lang | Leave a replyEdit

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ

Posted on

ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ
Hoàng Kim

Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)

CỬA ROÒN

Lê Thánh Tông (*)

Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.

Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch

DI LUÂN HẢI TẤN

Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.

Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:

ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO

Nguyễn Thiếp

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN

Ngô Thì Nhậm

Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)

Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm

ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI

Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.

Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

QUA ĐÈO NGANG

Nguyễn Du

Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn

Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh  hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương

HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh

Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch

Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:

QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA

Vũ Tông Phan

Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.

QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ

Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.

Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)

Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)

LÊN NÚI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?

ĐĂNG HOÀNH SƠN

Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!

Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

ẢI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

HOÀNH SƠN QUAN

Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.

Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.

KHÔNG ĐỀ

Nguyễn Sinh Cung – 1895

Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.

Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2).

QUA ĐÈO NGANG

Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan
được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).

Hoàng Kim

(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?

(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.

(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cànhBài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.


Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).

DeoNgang2


Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện

Qua đèo chợt gặt mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim


Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ | Thẻ Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ | Leave a replyEdit

Ban mai đứng trước biển

Posted on

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Đảo Yến trong mắt ai
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang.jpg

ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ
Hoàng Kim

Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)

CỬA ROÒN

Lê Thánh Tông (*)

Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.

Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch

DI LUÂN HẢI TẤN

Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.

Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:

ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO

Nguyễn Thiếp

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN

Ngô Thì Nhậm

Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)

Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm

ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI

Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.

Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

QUA ĐÈO NGANG

Nguyễn Du

Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn

Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh  hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương

HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh

Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch

Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:

QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA

Vũ Tông Phan

Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.

QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ

Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.

Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)

Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)

LÊN NÚI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?

ĐĂNG HOÀNH SƠN

Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!

Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

ẢI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

HOÀNH SƠN QUAN

Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.

Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.

KHÔNG ĐỀ

Nguyễn Sinh Cung – 1895

Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.

Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2).

QUA ĐÈO NGANG

Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan
được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).

Hoàng Kim

(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?

(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.

(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cànhBài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là kimlongdeongang-1.jpg


Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).

DeoNgang2


Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang3.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-001-ban-do.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-002-ban-do.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-003-ban-do.jpg

Qua đèo chợt gặt mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Ban mai đứng trước biển | Thẻ Ban mai đứng trước biển | Leave a replyEdit

Đến với Tây Nguyên mới

Posted on 1

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao nhạc Trịnh
Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Sắn Tây Nguyên bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đọc tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Đến với Tây Nguyên mới

Về lại lớp học xưa

Đất sắn nuôi bao người

Sử thi vùng huyền thoại

Vầng đá chốn đại ngàn

Rượu cần nơi bản vắng

Tắm tiên Chư Jang Sin

Câu cá bên dòng Sêrêpôk
http://www.chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=536050&fbclid=IwAR1Xg2t0apMqmzbhlmx02Ii8KKcK94ezlOI8q8UXLMNOQlFp-TX2s3LRS1w

Thương Kim Thiết Vũ Môn

Nhớ người hiền một thuở

Đình Lạc Giao Nhạc Trịnh

Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước rừng và sự sống

Chuyện đời không thể quên (1)

Chuyện đời không thể quên (2)

Chuyện đời không thể quên (3)

Chuyện đời không thể quên (4)

Chuyện đời không thể quên (5)

Chuyện đời không thể quên (6)

Sắn Tây Nguyen bạn hiền

Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi

Ai tỏ Ngọc Quan Âm

Ai hiện chốn non xanh

Mây trắng trời thăm thẳm

Nước biếc đất an lành

Đến với Tây Nguyên mới

Soi bóng mình đáy nước

Sáng bình minh giữa đời

Thung dung làm chí thiện

Vui bước tới thảnh thơi

còn tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Video yêu thích
Ta đã thấy gì trong đêm nay‘, nhạc và lời Trịnh Công Sơn, giọng ca Hoàng Trang, sinh 1997, vừa tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Ý. Video tuyệt vời !
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter Đăng tải tại Đến với Tây Nguyên, Đến với Tây Nguyên mới | Thẻ Đến với Tay Nguyên mới | 1 ReplyEdit Tìm

Bài viết mới

ĐÙA VUI CÙNG THUẬN NGHĨA
Hoàng Kim

NGHE TIÊU VÀ TẬP THỞ Thầy Thuannghia Le hướng dẫn nghe tiêu và tập thở để rèn luyện sức khỏe và tuệ học như sau: “Đối với người chưa tập luyện qua Hơi thở bụng, ngồi tĩnh tâm, nhắm hờ mắt lắng nghe tiếng tiêu trong Video đính kèm. Nghe hết bản nhạc mà bạn không cảm thấy khó chịu, ngược lại, lại cảm thấy dễ chịu thoải mái, buồn ngủ….thì bạn có căn cơ về hơi thở để tiếp cận Huyền Nhiệt Tốc Đạt. Bài viết đã dài. Mọi chi tiết sẽ thông báo trong bài viết tiếp theo. Chúc các bạn an lành, và cảm ơn sự theo dõi”.

I
Ta thích được đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Lắng nghe tiêu, học trực tuyến cùng thầy
Học xong bài thấy bình an dễ chịu
Hơi thở an lành khoan khoái phiêu diêu

Nguyễn Văn Hưởng thầy dưỡng sinh luyện thở
Phương pháp Dưỡng sinh hay giữa đời thường
Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện luyên thở
Thầy Nguyễn Bình Khiêm với Dưỡng sinh thi

Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
ể tớ tiêu dao đến tuổi trăm.”
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)


II

Ta về lại thăm rừng xưa Thuận Nghĩa
Chuyện cùng Lão Phu đàm đạo Thần Thông
Thập nhị nhân duyên mười hai tuyệt kỹ
Khả năng thích nghi năng lực siêu phàm

Tha tâm thông hiểu hành vi người khác
Thiên nhãn thông nhìn thấu suốt nơi xa
Thiên nhĩ thông nghe những lời kín tiếng
Khinh công thông nhanh gió dục mây vần

Thủy thượng phiêu lướt bay trên mặt nước
Tâm thức chuyển di thoắt ở thoắt về
Huyền nhiệt luyện ngọn lửa thiêng Tam muội
Lôi hỏa điện thân phát điện ngàn vôn

Thiết bố sam luyện mình đồng, thân sắt
Sư tử hống tiếng gầm chúa sơn lâm
Truyền âm nhập mật thâm sâu thấu tỏ
Năng lực thích nghi bí ẩn sinh tồn

Ta chợt thấu những chuyện đời khó giải
Tình thế Biển Đông tiến thoái lưỡng nan
Mèo vờn chuột thuận thiên và kế hiểm
Bức tranh nhân gian thiện ác khó bàn.

III

Ta về lại rừng xưa cùng Thuận Nghĩa
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …

Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.

Thích cùng lão dạo chơi VÔ PHƯƠNG CÚ
Dấu chân hoang Thong thả lạc non ngàn
Chẳng e ngại chông chênh hay tâm bão
Bởi tâm hồn tĩnh lặng thật an nhiên

Người Hoa Đất duyên may còn sức khỏe
Nẻo Âm Dương xin Bụt ước ba điều
Con và cháu thêm ba nguồn trí huệ
Ngọc cho đời Thành Phước Đức cho Dân

Tâm an định nên lòng không vướng bận
trí an hòa xử thế thật thung dung
khi kho báu trong lòng ta đã rõ
chẳng Ưu Tư mặc gió dục mây vần

dẫu như vậy đôi khi bâng khuâng hỏi
cửa Thần Phù khéo giữ trọn đường tu
lênh đênh nước lênh đênh con thuyền nhỏ
chốn nhân gian ước được thế nhân phù.

những lúc ấy mới hay duyên tiền định
trong thâm tâm mới tỏ sự luân hồi
luật Nhân Quả lật Sách Trời gạn hỏi
Mới hiểu đời học mãi vẫn chưa thôi

Vô Phương Cú Câu thơ thần tĩnh lặng
Vòm trời xanh thăm thẳm một thinh không
Ta chợt ngộ Ban mai chào trước ngõ
Bình minh lênTrời đất thật VÔ CÙNG…

Xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dua-vui-cung-thuan-nghia/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnam traditional music Vietnamese food paradise
Ta Nợ (Thơ Phan Chí Thắng, Nhạc Nguyễn Quang Nhàn)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam  Đăng tải tại Đùa vui cùng Thuận Nghĩa | Thẻ Đùa vui cùng Thuận Nghĩa | Leave a replyEdit

Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam

Posted on

NhungcaythuocvavithuocVietNam

ĐỖ TẤT LỢI DANH Y VIỆT NAM
Hoàng Kim

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11. Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận án dược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 19193 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.

Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần:
Phần 1: Phần chung
1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y.
1.3. Bào chế thuốc theo Đông y.
1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y).
Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc
1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán.
4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
8. Các cây và vị thuốc có chất độc
9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng.
11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy.
12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày.
13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức.
14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn.
15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng.
16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim.
17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt.
18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen.
19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh.
20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật.
21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật.
22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật.
23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật.
Phần III: Phụ lục

GS. TS. Đỗ Tất Lợi – Tác giả Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Người đương thời: Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, xin trân trọng đăng bài viết về Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, một trong nhiều người thầy thuốc Việt Nam, đã cống hiến tâm đức trí tuệ và tài năng cho sức khỏe của con người. Mong các Bác sĩ và những người làm nghề y luôn khỏe và hạnh phúc để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam | Thẻ Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam | Leave a replyEdit

Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng

Posted on

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG
Hoàng Kim


Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng | Thẻ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng | Leave a replyEdit

Giấc mơ lai khoai lang

Posted on

GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG?
Hoàng Kim
Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng? Trước đây khi còn trẻ thơ, tôi đã tự hỏi vậy. Gần đây, bài thơ ‘Chuyện Tình Hoa Muống Biển” của anh Hoàng Đại Nhân gợi tôi trở về câu chuyện cũ. Bài thơ trong sáng giản dị và hay, cốt truyện tình yêu đẹp, giá trị nhân văn cao, hình ảnh tuyệt vời. Tôi trở lại câu hỏi khoa học cây trồng Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau.

Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại. Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.

Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.

Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.

Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.htm…

Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển.

Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao.

Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)

Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.

Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Có thể hay không thể. To be or not to be.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muong-bien-lai-khoai-lang/ Xem phim tại http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.html#OiqOQ7DCOXrz7GES.99

Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đết thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ nên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ.  Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng  đã ra đời từ đó.

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG

Hoàng Kim

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang.
Mời bạn ngắm ảnh Biển Nhật Lệ Quảng Bình và đọc bài viết gốc tại đây https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2012/05/01/bi%E1%BB%83n-nh%E1%BA%ADt-l%E1%BB%87/

Hoàng Kim

Tài liệu dẫn:

(1) Truyện thơ
CHUYỆN TÌNH HOA MUỐNG BIỂN
Hoàng Đại Nhân

Khi mặt trăng vừa từ biển mọc lên
Tỏa ánh sáng dịu dàng bờ cát trắng
Biển đêm nay êm đềm, con sóng lặng
Từng cặp đôi đang sải bước ven bờ

Cô gái hiền lành, trong sáng ngây thơ
Bên chàng trai khi tình vừa chớm nở
Họ cùng nhau thì thầm trao lời hứa
Hai con tim cùng nhịp đập rộn ràng

Chàng trai nghèo bao hy vọng chứa chan
Cùng người đẹp sẽ nên duyên chồng vợ
Cái ngày ấy chẳng còn bao xa nữa
Khi người yêu đã thề nguyện chung tình.

Cha cô gái hay tin nổi nóng, bất bình
Biết chàng nghèo, chẳng “môn đăng hộ đối”
Ông thẳng thắn: “Đừng nên mơ ước vội
Hãy kiếm đi, đủ lễ vật…, ta chờ”

Chàng trai nghèo sau những phút sững sờ
Hiểu phận mình, đâu trách gì cô gái
Càng yêu thương, chàng càng thêm hăng hái
Quyết ra khơi mong có dịp đổi đời

Biển quê hương như cũng hiểu lòng người
Giúp chàng trai nặng thêm từng mẻ lưới
Chàng thầm nghĩ chỉ thêm vài ngày tới
Số tiền ta sắm lễ vật đủ rồi

Lần cuối cùng chàng lướt sóng ra khơi
Lòng khấp khởi tràn trề bao hy vọng
Căng sức trẻ, đâu sợ gì con sóng
Khi con tim mang hình bóng của nàng

Cô gái đợi chờ, hy vọng chứa chan
Hoàng hôn xuống, đón thuyền chàng cập bến
Nhưng… bất hạnh bỗng từ đâu ập đến
Nàng đâu hay, bão biển đã cướp chàng

Nỗi niềm đau, con tim trẻ nát tan
Nàng quên ăn, cứ ngày ngày hướng biển
Nàng cầu mong con thuyền chàng xuất hiện
Nhưng biển xa chỉ tung sóng cuộn trào

Qua nhiều ngày cô tiều tụy mòn hao
Rồi gục chết khi biển chiều tàn nắng
Ơi cô gái ! Một con tim trong trắng
Phút cuối đời vẫn hướng phía biển xa

Trời thương cô, cho hóa kiếp thành hoa
Loài muống biển vươn dài trên bờ cát
Hướng về biển, nghe dập dìu biển hát
Lời yêu thương cháy bỏng những hẹn hò

Chàng trai hóa thành những ngọn sóng xô
Cứ ào ạt cản ngăn loài muống biển
Hãy quay lại, em ơi, xin đừng tiến
Để an lành tươi thắm một loài hoa.

Biển hôm nay mãi hát khúc tình ca
Bản tình ca thắm màu hoa muống biển
Mãi tươi hồng đón chào con sóng đến
Lời thủy chung son sắt đến trọn đời.
—–
– Hình ảnh từ Internet
– Ngẫu hứng từ chuyện SỰ TÍCH HOA MUỐNG BIỂN (Kho tàng chuyện cổ Việt Nam, nguồn Internet).

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Giấc mơ lai khoai lang | Thẻ Giấc mơ lai khoai lang | Leave a replyEdit

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ

Posted on

ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ
Hoàng Kim

Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)

CỬA ROÒN

Lê Thánh Tông (*)

Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.

Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch

DI LUÂN HẢI TẤN

Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.

Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:

ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO

Nguyễn Thiếp

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN

Ngô Thì Nhậm

Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)

Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm

ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI

Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.

Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

QUA ĐÈO NGANG

Nguyễn Du

Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn

Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh  hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương

HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh

Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch

Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:

QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA

Vũ Tông Phan

Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.

QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ

Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.

Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)

Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)

LÊN NÚI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?

ĐĂNG HOÀNH SƠN

Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!

Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

ẢI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

HOÀNH SƠN QUAN

Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.

Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.

KHÔNG ĐỀ

Nguyễn Sinh Cung – 1895

Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.

Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2).

QUA ĐÈO NGANG

Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan
được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).

Hoàng Kim

(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?

(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.

(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cànhBài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.


Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).

DeoNgang2


Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện

Qua đèo chợt gặt mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim


Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ | Thẻ Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ | Leave a replyEdit

Ban mai đứng trước biển

Posted on

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Đảo Yến trong mắt ai
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang.jpg

ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ
Hoàng Kim

Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)

CỬA ROÒN

Lê Thánh Tông (*)

Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.

Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch

DI LUÂN HẢI TẤN

Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.

Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:

ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO

Nguyễn Thiếp

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN

Ngô Thì Nhậm

Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)

Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm

ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI

Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.

Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

QUA ĐÈO NGANG

Nguyễn Du

Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn

Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh  hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương

HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh

Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch

Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:

QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA

Vũ Tông Phan

Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.

QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ

Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.

Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)

Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)

LÊN NÚI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?

ĐĂNG HOÀNH SƠN

Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!

Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

ẢI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

HOÀNH SƠN QUAN

Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.

Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.

KHÔNG ĐỀ

Nguyễn Sinh Cung – 1895

Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.

Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2).

QUA ĐÈO NGANG

Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan
được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).

Hoàng Kim

(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?

(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.

(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cànhBài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là kimlongdeongang-1.jpg


Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).

DeoNgang2


Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang3.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-001-ban-do.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-002-ban-do.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-003-ban-do.jpg

Qua đèo chợt gặt mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Ban mai đứng trước biển | Thẻ Ban mai đứng trước biển | Leave a replyEdit

Đến với Tây Nguyên mới

Posted on 1

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao nhạc Trịnh
Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Sắn Tây Nguyên bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đọc tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Đến với Tây Nguyên mới

Về lại lớp học xưa

Đất sắn nuôi bao người

Sử thi vùng huyền thoại

Vầng đá chốn đại ngàn

Rượu cần nơi bản vắng

Tắm tiên Chư Jang Sin

Câu cá bên dòng Sêrêpôk
http://www.chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=536050&fbclid=IwAR1Xg2t0apMqmzbhlmx02Ii8KKcK94ezlOI8q8UXLMNOQlFp-TX2s3LRS1w

Thương Kim Thiết Vũ Môn

Nhớ người hiền một thuở

Đình Lạc Giao Nhạc Trịnh

Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước rừng và sự sống

Chuyện đời không thể quên (1)

Chuyện đời không thể quên (2)

Chuyện đời không thể quên (3)

Chuyện đời không thể quên (4)

Chuyện đời không thể quên (5)

Chuyện đời không thể quên (6)

Sắn Tây Nguyen bạn hiền

Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi

Ai tỏ Ngọc Quan Âm

Ai hiện chốn non xanh

Mây trắng trời thăm thẳm

Nước biếc đất an lành

Đến với Tây Nguyên mới

Soi bóng mình đáy nước

Sáng bình minh giữa đời

Thung dung làm chí thiện

Vui bước tới thảnh thơi

còn tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Video yêu thích
Ta đã thấy gì trong đêm nay‘, nhạc và lời Trịnh Công Sơn, giọng ca Hoàng Trang, sinh 1997, vừa tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Ý. Video tuyệt vời !
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter

Borlaug và Hemingway

BORLAUG VÀ HEMINGWAY
Hoàng Kim

Năm 1988, tôi đến CIANO thăm nơi làm việc của nhà khoa học xanh Norman Borlaug nhà nhân đạo người Mỹ đã ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’ và thăm nơi lưu dấu di sản Ernest Hemingway, tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả là bài học tự do sáng tạo sống giữa thiên nhiên. Tôi mang theo suốt đời ấn tượng sâu sắc với Borlaug và Hemingway. Tôi chỉ mới chép đôi điều về họ trên Wikipedia Tiếng Việt, nay lưu điểm nhấn này để thỉnh thoảng quay lại chiêm nghiệm sâu hơn về di sản của hai người thầy kỳ dị và bạn lớn này.

THẦY NORMAN BORLAUG

Thầy Norman Borlaug là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988. Thầy đã đi một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày mất của cha tôi. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch. Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Điều này tôi đã kể tại bài viết “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” đăng ở kỷ yếu Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và bảo tồn trên trang Thầy bạn là lộc xuân

Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch (năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT. Sau này hàng năm, bên cạnh ngày giỗ chính cha tôi lấy theo ngày âm lịch, thì ngày Thế giới chống đói nghèo tôi lại thắp hương để tưởng nhớ cha mẹ mình Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy. Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ xúc động “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”.

Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug tới thăm, Thầy là người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi…

Norman Borlaug nhà khoa học xanh, lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời

NGÀY NHỚ TRONG TIM TÔI

Tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ.

Đời người có những câu chuyện khó cắt nghĩa, Tôi đã lưu lại câu chuyện Giấc mơ thiêng cùng Goethe.kể về cậu bé chân đất làng Minh Lệ được may gặp Goethe ở châu Âu và được đàm đạo với Thầy Norman Borlaug khai tâm đường vào khoa học. Tôi noi gương Goethe và Borlaug để Dạy và Học Việt Nam học, Cây Lương thực Việt Nam Tình yêu cuộc sống, CNM365

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Người già kể chuyện sử thi
Kalovi Vary, Roma, Oregon
Thắp lên trong tôi ngọn lửa
Hoàng Kim

Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi  gặp Người ở CIMMYT Mexico
phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

ERNEST HERMINGWAY

Ernest Hemingway Ông già và biển cả, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899, mất ngày 2 tháng 7 năm 1961, là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo. Ông là một người xa xứ Paris và một cựu quân nhân. Ông đã nhận được Giải Nobel Văn học năm 1954 và Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngày 21 tháng 10 là ngày ông đã phát hành lần đầu cuốn tiểu thuyết kiệt tác Chuông nguyện hồn ai.

Ngôi nhà nơi Hemingway sinh ra tại Oak Park, Illinois là nơi lưu dấu tuổi thơ dữ dội của ông nay là chứng tích nơi Hemingway viết những kiệt tác Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai. Ông già và biển cả. Hemingway là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở những chiến trường và thời điểm khốc liệt nhất, ông có có một cuộc đời giàu trãi nghiệm nên kịp trao lại cho đời một di sản văn chương đồ sộ

Hemingway sinh tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ. Hemingway lúc ở tuổi mười tám đã bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình với tư cách là một phóng viên cho báo The Kansas City Star. Tờ báo này đã ghi danh ông là phóng viên hàng đầu của báo trong một trăm năm qua,

Hemingway có phong cách văn chương nổi bật “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận” (“Use short sentences. Use short first paragraphs. Use vigorous English. Be positive, not negative.”). Lối văn ấy, sau này tôi nghiệm thấy, người đã học và dùng thật khéo, thật giỏi và thật nhuyễn lối phong cách văn chương độc đáo ấy là tổng thống Mỹ Trump (cho dù ông có nhìn nhận điều ấy hay không.

Hemingway ngừng làm phóng viên chỉ sau đó một vài tháng và tình nguyện gia nhập Quân đội Mỹ vào hàng ngũ quân y sang chiến đấu ờ Pháp và Italia. Ông bị thương khi đang lái xe chuyển thương binh và được huân chương từ chính phủ Ý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ông trở về Mỹ lấy vợ là Hadley Richardson và sống một cuộc đời nghèo túng ở quê. Từ năm 1921 gia đình ông định cư ở Pari Pháp. Sau nhiều thành công với tư cách là thông tín viên nước ngoài, Hemingway trở lại Toronto, Canada năm 1923. ông có người con trai đầu tên là Jack. Hemingway. Ông chia tay người vợ đầu năm 1927 và cưới Pauline Pfeiffer, một phóng viên thời trang không thường xuyên, người sùng đạo Thiên Chúa đến từ Piggott, Arkansas. Họ có với nhau hai người con năm 1928 và 1930.

Hemingway năm 1929 viết tác phẩm “Giả từ vũ khí” thành công nên thu nhập sau đò khá hơn. Năm 1931 Hemingway quay về Key West, Florida và sống ở đó đến năm 1940 ông thường đi câu cá và nhiều lần sang Tây Ban Nha để tìm tư liệu và đi săn ở châu Phi để lấy cảm hứng viết văn ở Mombasa, Nairobi Machakos tại Kenya, Tanganyika. Serengeti, quanh Hồ Manyara và vùng phía tây và đông nam của Công viên Quốc gia Tarangire ngày nay. Hemingway đã bị bệnh trong chuyến đi này. Sự sa sút sức khỏe và tình hình gia đình xã hội chính trị tôn giáo luôn không thể dung hòa đã làm ông kiệt sức. Bố Hemingway nghèo khó quản bách tài chính phải tự sát. Ông đã viết ‘Chuông nguyện hồn ai ‘ năm 1940 trong hoàn cảnh đó.

Hemingway là mẫu mực kinh điển trong văn học Mỹ với đặc trưng văn chương chuẩn mực, kiệm lời, sáng tạo, khắc họa vĩnh cữu những từ chìa khóa (Key words). Hemingway là một người theo chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism), vui lòng chịu sức ép (grace under pressure), thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh. Ông là một cựu quân nhân trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói, nên ông đã mô tả người như ông là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ.

Điều thú vị là tôi thật nhiều năm hiểu nhưng chưa tìm được một lối diễn đạt nào để mô tả phong cách Hemingway trong bản lĩnh người lính khi phải bộc lộ sự thật quan điểm lính của mình đối mặt với một quyết định sinh tử để không bị lợi dụng cho một mưu đồ chính trị trái lòng mình. Hemingway tôn trọng Cu Ba không đồng tình chiến tranh lạnh..Cho đến khị tôi tình cờ đọc được một đoản văn ngắn của Lưu Huy Chiêm một người bạn nghề thủy lợi, nghiệp nhà văn đã nói về Hemingway đúng tính cách ông ấy, của “Thế hệ bỏ đi”. Nguyên văn đoạn văn ấy như sau:

LÒNG TỰ TRỌNG CAO QUÍ.

Anh Chiêm Lưu Huy đã kể: “Năm 1953, Stalin chết. Nikita Khrushchev (1894 – 1971) lên cầm quyền Liên bang xô viết. Ông quyết định cải tổ. Việc đầu tiên trong quan hệ ngoại giao, ông chọn cách bắt tay chung sống và thi đua hòa bình với cường quốc thù địch ý thức hệ Hoa kỳ. Chuyến thăm chính thức có hàng tấn thông tin từ cả hai phía, đầy ắp sự kiện. Bài viết này chỉ chú ý đến chi tiết nhỏ nhặt gần như bị lãng quên. Nikita khrushchev mang theo nhà văn Nga – Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905 -1984). Nikita ngầm cho người Mỹ hiểu rằng văn hóa Liên xô yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh mà Sông Đông êm đềm của Solokhov đại diện làm sứ giả – Sứ giả Hòa bình!

Đáp lễ, chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, Tổng thống Hoa kỳ Dwight F Eisenhower (1890 -1969) muốn có tác giả lừng danh thiên hạ với tác phẩm Ông già và biển cả, được viết ở Cu Ba (cánh tay nối dài của Liên xô ở ngay sát nách Mỹ!) là Ernest Hemingway (1899 – 1961) tháp tùng. Bất ngờ, nhận được lời mời, Ernest Hemingway mỉm cười nói: Tại sao Ernest Hemingway lại phải tháp tùng Dwight F. Eisenhower. Lẽ ra ông ấy phải tháp tùng tôi chứ !? Và, dĩ nhiên Ernest từ chối thẳng thừng một cơ hội ngàn vàng, ngàn năm mong đợi của không ít người!?

Không ai biết có 1001 lý do từ chối, nhưng chắc chắn có một cái gì… như là lòng tự trọng cao quý của Người Văn…!”

Anh Lưu Huy Chiêm kết: “Đây là chân dung Người Văn có lòng tự trọng cao quý mà tôi hiến tặng các bạn, trong đó có Tình Yêu Của Tôi”…

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ

Tôi dự tiệc cưới con một người bạn lính thuộc Lớp thanh niên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và trở về trường học sau chiến tranh. Thế hệ của chúng tôi cũng trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh, theo cách nói Hemingway là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) vì thế hệ chúng tôi Hemingway văn chương ông dường như có sự đồng cảm và thấu hiểu tâm trạng.

Chúng tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’, cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép. Đọc “Những người lính sinh viện” của Lê Anh Quốc FB Phan Chi dưới đây, đã nói lên thật đúng và thật đồng cảm kỳ lạ tâm trạng chúng tôi , và cũng thật sâu sắc khi đối thoại thầm lặng với tác giả của kiệt tác “Giã từ vũ khí”:

“Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!”

Tôi học Norman, noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn tôi mãi mãi làm người Thầy nhà nông chiến sĩ, đã khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc từ khóa (key word) Ông già và biển cả; Giả từ vũ khí; Chuông nguyện hồn ai; “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”; “Thế hệ bỏ đi” Hemingway với những tác phẩm để đời và các câu văn ngắn gây ám ảnh và ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng tôi.và say mê đến kỳ lạ của ông ham thích tự do. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý  mà Nguyễn Khải đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về Nguyễn Khải để tìm câu giải thích cho điều tâm đắc ông viết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại ! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.

CHÀO NGÀY MỚI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Thơ yêu thương là thơ hoa hồng
Đỏ của máu và xanh hi vọng.
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi
Ngày mới nhớ về mạch sống

Thoáng chốc tháng năm nhìn trở lại
An nhiên chào ngày mới yêu thương.
Đi qua chiến tranh mừng hạnh phúc
Bạn học chung mâm nhớ lớp trường.

Borlaug và Hemingway là câu chuyện thú vị làm vui cả ngày

Hoàng Kim

Xem thêm

Đọc NHỮNG NGƯỜI LÍNH SINH VIÊN của Lê Anh Quốc
FB Phan Chi


Tôi hoàn toàn không quen biết người lính Lê Anh Quốc, càng không biết có nhà thơ tên là Lê Anh Quốc. Vô tình đọc được thơ anh trên Facebook, tôi không thể làm được việc gì khác ngoài việc viết cảm nhận về trường ca hơn 500 câu “Những người lính sinh viên” của anh.Tôi rất ít khi bình thơ, phải xúc động lắm mới viết.

Được biết anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên. Một người lính sinh viên, một nhà thơ lính. Một người trong số hơn 10.000 sinh viên các trường đại học của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu từ năm 1970 đến năm 1972. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều hơn cả là hy sinh tại chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị những tháng ngày đỏ lửa.

Tôi gõ tên anh cùng tên bài trường ca của anh trong Google. Không thấy.Nghĩa là anh không nổi tiếng, thơ anh thuộc loại “chưa được xếp hạng” theo cách xếp hạng của giới tự phong cho mình là chuyên nghiệp.

Thơ về chiến tranh có hai giai đoạn. Giai đoạn trong chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh.

Thơ chiến tranh trong chiến tranh mang tính động viên ca ngợi với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Phạm Tiến Duật: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” hay Nam Hà “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!”.

Thời kì hậu chiến, khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo cho phép người viết được tái hiện chiến tranh thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện không còn là điều quan trọng như trong trường ca truyền thống mà mang yếu tố tự sự nhiều hơn.

Trường ca Những người lính sinh viên nằm trong số đó.Tác giả không nhận mình là thi sĩ chuyên nghiệp:“Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏaLàm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…”

Lục bát trèo lên võng đung đưa là thơ nó tự trèo lên người lính. Câu thơ thật hay, chuyên nghiệp chắc gì nghĩ ra.Thơ anh tự sự nhưng không phải tự sự của “tôi” mà là của “chúng tôi”, những người người lính có học mà anh gọi là lính sinh viên, từ ruột gan người lính.

Những vần thơ mộc mạc, tự nhiên như chính đời lính gian khổ, đói rét, hy sinh, ngời sáng tình đồng đội thiêng liêng cao thượng.

Nói về thế hệ mình, anh tự hào:

“Thế hệ chúng tôi ! Ai cũng dễ thương,Thơm thảo như hoa,Ngọt ngào như trái.Tình đồng đội lòng không cỏ dại, Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.”

Anh nói về sự hy sinh của các chị các em các mẹ mà anh cho là cao cả hơn sự hy sinh của người đàn ông:

“Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy Đời con gái chín dần trong cây gậy Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.”

Chỉ người đàn ông đích thực mới nhìn thấy cái mất mát đáng sợ do chiến tranh mang lại cho người đàn bà:

“Con dâu nằm chung với mẹ chồng,Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.”

Hình ảnh chiếc võng được lính liên tưởng như vầng trăng khuyết, như con thuyền chở lòng căm thù giặc, như cánh cung mà mỗi người lính là một mũi tên. Người lính còn biết mơ mộng một ngày đỗ đạt vinh quy bái tổ ngồi trên võng. Thương quá những chàng sinh viên gác bút nghiên đi đánh giặc! Nói về sự lạc quan của người lính, khó ai có thể nói hay hơn:

“Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…”

Về cái đói của lính, anh cũng có cách nói rất độc đáo đồng thời lại rất thật:

“Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,Cái sợ nhất lúc này là đói.Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ,Đói thừa cả chân tay…!Mà lạ chưa?Vào chính lúc này,Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.”

Kết thúc chiến tranh, anh không quá say sưa chiến thắng mà nói về làng quê, về đời sống của người dân và đương nhiên là nói về mẹ:

“Bây giờ mắt mẹ đã mờ,Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run”

Câu thơ tuyệt hay. Cần gì phải nói bao năm chờ đợi mẹ khóc đến mù hai mắt, chỉ cần hình ảnh nhìn bằng tay là đủ lay động lòng người.Anh có một “nỗi buồn chiến tranh” giống mọi người:

“Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.”

Không phải rất nhiều nấm mộ mà là chỉ một nấm mộ thôi nhưng bạt ngàn. Thơ đấy chứ đâu, nghệ thuật đấy chứ đâu nữa! Và một nỗi buồn rất khác. Các anh trở về với luống cày cây lúa. Thời trai trẻ đã qua đi, không được học hành như mơ ước. Trong thời đại công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các anh bị lạc hậu:

“Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò,Làm công nghiệp trong thời mở cửa.Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ,Nếu chân mình còn nặng đế cao su!”

Đau hơn cả là cái tương lai tươi sáng mà vì nó các anh đã chiến đấu hy sinh vẫn còn xa chưa đến:

“Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mấtTrở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…

*

Tôi bỏ cả ăn sáng, viết cho xong bài này.Hãy cho tôi một lần được làm người bình thơ, hãy cho tôi thắp nén tâm nhang cho anh, người lính thơ, nhà thơ lính.Có thể anh không có danh xưng nhà thơ (tôi không rõ lắm) nhưng anh là nhà thơ trang trọng trong tôi, trong những người bình thường và những người yêu thơ.Chúng ta căm ghét chiến tranh, chúng ta mong con cháu mình không bao giờ phải cầm súng, không muốn rồi sẽ có những người lính sinh viên như anh. Nhưng để mong muốn đó thành hiện thực, chúng ta phải trân quý những người như anh – người lính vô danh, nhà thơ thầm lặng! Bài thơ rất dài nhưng tôi khuyên bạn nên đọc

KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
Chương 1 :
KHÚC DẠO ĐẦU
Thế hệ chúng tôi!
Chưa kịp lớn lên,
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất.
Vừa buông nách đứa em bé nhất,
Trên đầu mình,
Già dặn khoảng trời xanh.

Thế hệ chúng tôi-
Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường –
Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà
– Tổ quốc hóa Hậu phương

Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào
– Bầu, Bí thương nhau.

Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
– Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?

Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.

Thế hệ chúng tôi…
Meo mốc bình vôi,
Mùa cau lại vàng,
Mùa trầu lại đỏ,
Mẹ cần chổi gom những mùa lá đổ,
Đợi con về …
Run rẩy quét thời gian.
Ngôn ngữ Tình Yêut
hời của chúng tôi:
Một đôi chim bay trên áo gối,
Một bông hồng thả hương bối rối,
Một khoảng tròn quanh những chiếc khung thêu.
Thế là thương
Là nhớ
Là yêu
Là gánh vác việc nhà người ra trận.
Dẫu không hóa làm thân Núi Vọng,
Cũng một đời chín đợi, mười trông.
Đêm.Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.

Thệ hệ chúng tôi,
Ra ngõ gặp Anh hùng.
Đâu cũng thấy hy sinh cho Tổ quốc.
Người trước ngã,
Người sau không bỏ cuộc.
Trận đánh này,Phải TOÀN THẮNG ngày mai …
Ngày mai
Ngày mai
Ngày mai…
Có thể là gần
Có thể xa vời vợi…
Sẽ chẳng tới nếu ta ngồi chờ đợi.
Chỉ con đường duy nhất phải vượt lên !

Dù ngày mai sẽ chẳng vẹn nguyên,
Những cô gái, chàng trai tuổi xuân hơ hớ.
Dù ngày mai sẽ bạt ngàn nấm mộ.
Những con người của thế hệ chúng tôi.
Mặc gian nan!
Mặc đạn bom rơi!
Đích phải đến là TỰ DO – ĐỘC LẬP.
Là Đất Nước sạch bóng quân xâm lược.
Là Bắc – Nam sum họp một nhà.
Mẹ sẽ vui
Ngày mai .Khải hoàn ca !
Chúng con hát dọc đường về thăm mẹ.
Ta tưng bừng,Ta thương người lặng lẽ.
Bởi Mất – Còn,
Cũng đến một ngày mai…

Chương hai:
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
1- ĐƯỜNG VÀO
Đêm đầu tiên, Ngủ giữa rừng cây Chúng tôi níu rừng vào hai đầu cánh võng.Chống chếnh thế, Những ngôi nhà của Lính,Gió hướng nào thổi đến cũng thông thênh.Khoảng trời vuông trên mỗi “mái tăng” Không che được hạt mưa xiên xối xả.Đêm đầu tiên nên ai cũng lạ,Giấc ngủ chập chờn như lá rừng rơi …Anh lính gác hết đứng lại ngồi, Nghe tí tách mưa rơi trên áo bạt;Cách dăm nhà có ai khe khẽ hát. Đêm bỗng òa…Một thoáng nhớ xôn xao …Lại đằng kia có tiếng rít thuốc lào, Đêm vo lại, đỏ lừ mắt điếu.Ước gì có chiếc Hồ lô Kì diệu, Hút Đêm vào cho Lính khỏi chờ lâu…Đêm không ngủ. Là đêm rất sâu, Lính hóm hỉnh nghĩ ra đủ chuyện. Đứa thì bảo,Võng như hình trăng khuyết Treo giữa rừng và thức với ngàn cây.Đứa thì bảo, Võng như con thuyền đầy, Chở hờn căm trên dòng sông cạn.Dòng sông ấy là Đường ra Mặt trận. Bao Con Thuyền mải miết vượt bằng chân…Đứa lại nói Võng như cánh cung.Đêm để ngửa, bình minh lên sẽ “úp” Còn Người Lính là mũi tên vun vút, Phút bình minh là lao thẳng ngực thù! Có đứa láu lỉnh đến lạ chưa? Bảo, Mái Tăng giống như chiếc lọng, Lính xếp bằng ngồi trên cánh võng,Chẳng khác gì Quan Trạng ngày xưa.Thì, bây giờ nào có kém chi Khoa Đánh giặc,đậu nhiều Dũng sĩ. Ngày bái tổ, Ngày Ta thắng Mỹ, Dũng sĩ về còn hơn Trạng vinh qui… Đêm va vào xoong chảo đằng kia Vỡ từng tiếng.Lanh canh trên bếp lửa…Chúng tôi hiểu, Bình Minh về gọi cửa, Chỉ tích tắc thôi, Nhà Lính dỡ xong rồi. Chúng tôi lại đi…Náo nức những dòng người. Bình tông nước nối hai đầu Binh trạm. Nắm cơm vắt tòng teng trên lưng bạn, Biết độ đường còn mấy “đoạn dao quăng”. Gửi Đại Ngàn, những đêm phía sau.Phía Nỗi nhớ cứ dài vào vô tận. Bao gương mặt cỏ cây chưa kịp nhận. Đã vội ào đi trước lúc trời hừng. Để lại những địa danh – Khắc lên cây rừng.Những dấu thời gian còn tươi roi rói.Hàng Lốc lịch treo trên lưng chừng núi. Dọc đường vào Năm tháng cũng vào theo .

2. TÂN BINH

Thắc thỏm quá. Trận đánh đầu tiên.Những tân binh chưa thạo bắn.Giặc tràn lên sọc sằn như đàn rắn. Chúng tôi rợn người! Nhắm mắt! Ngồi im…! Bên chiến hào, người Lính Cựu thản nhiên. Anh thủ thỉ,” Lần đầu, ai chả thế!” Nói cho biết,” Tớ chẳng bằng Cánh Trẻ.Còn tệ hơn. Tè cả ra quần!…” Tôi thoáng nhìn, những cựu quân nhân.Gương mặt các anh như tạc bằng đá núi. Nét phong trần, làn da xẩm lại.Trước chúng tôi. Các anh hóa thiên thần! Bọn giặc ào lên! Mỗi lúc một gần.Lệnh phát hỏa! Chúng tôi ào ào bắn! Những viên đạn xả nòng không cần ngắm …Phía bên nào cũng có tiếng rên la …Nghe gằn đầy âm thanh AK Mà trận đánh tưởng chừng còn rất dữ … Mãi sau này chúng tôi mới rõ, Cánh tân binh,đã bắn phứa lên trời. Rồi trận đánh nào cũng kết thúc thôi. Chỉ huy bảo:“ Chúng ta đã thắng…”Bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc.Ta cũng nhiều chiến sĩ hy sinh Chúng tôi đi tìm Đồng đội của mình. Lóng ngóng quá, Những vòng tay ôm bạn. Người Lính Cựu đã dạn dày bom đạn, Bế đứa này… Rồi bồng đứa kia …Chàng lính ví mình như Quan Trạng xưa, Một trận thôi đã thành liệt sĩ. Ngày trở về, Ngày Ta thắng Mỹ Anh chẳng thể làm “Trạng vinh qui” Trước mộ các anh,chúng tôi lặng đi. Nhớ chuyện hôm xưa làm ai cũng khóc…Hoàng hôn xuống. Đỏ mọng từng con mắt. Đêm nặng đè lên mỗi “cánh cung”

3. TIẾNG CƯỜI CỦA LÍNH

Cuộc đời lính.Đạn trước mặt.Bom trên đầu.Mìn vùi dưới đất …Sống và chết đo bằng gang tấc.Thắng và thua đọ ở sức người. Có phải thế? Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…Đường ra trận nào ai tính tuổi ? Nên tiếng cười cứ lẫn cả vào nhau …Nếu gom được – Xin giữ cho mai sau. Phòng có giặc hãy phát làm vũ khí, Nếu còn sống nhớ mang về quê tớ, Những trận cười rừng rực sức trai …Những nụ cười hình hoa mơ, hoa mai Rụng trắng gốcvẫn khát ngày xây quả Những nụ cười thấm cả vào máu đổ Chôn dưới mồ vẫn cứ vút bay lên! Những nụ cười mang hình mũi tên Làm thế trận bủa vây quân giặc Những nụ cười nối phương Nam – Phương Bắc Cứ trùng trùng …Theo bước những đoàn quân Những nụ cười nuôi từ Lòng Dân Thành sức mạnh Kẻ thù nào thắng được? Những nụ cười của Bốn ngàn năm Dựng nước.Hóa thành đồng Muôn thuở Việt Nam ơi! Những nụ cười làm khô giọt lệ rơi.Ngày TOÀN THẮNG nếu con không về nữa Mẹ lắng nghe trong từng làn gió Có tiếng cười của đứa con yêu …

4. THI SĨ
Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏa Làm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…Có phải vì quen với nắng mưa Nên câu thơ biết xòe ô cho bạn? Có phải quanh mình ùng oàng bom đạn, Nên trong thơ khao khát một nụ hồng! Có phải vì thương,vì nhớ cháy lòng Nên lửa cứ bập bùng nơi ta viết? Có phải vì anh yêu da diết Nên bài nào cũng nói về em? Chẳng tài đâu! Làm mãi rồi quen Như đánh giặc lâu ngày thành lính cựu.Trước cuộc sống Bao cái Hùng tề tựu Dẫu chẳng là Thi Sĩ …Cũng Thơ! Ẫy là nói những đứa ngu ngơ Chứ thế hệ thì thiếu gì đứa giỏi.Đánh giặc cừ Làm thơ cũng sõi, Dũng Sĩ và Thi Sĩ rất xứng danh. Đêm bồi hồi bên cánh rừng xanh Náo nức quá! Nghe Chương trình văn nghệ“ Thơ Chiến sĩ ”? Sao nhạc buồn đến thế? Lính nhớ nhà…càng nhớ nhà hơn! Ơi!Tiếng đàn bầu Nỉ non Nỉ non…Đem thân phận thả vào đêm chiến trận Này Cung Nhớ! Này Cung Thương! Này Cung Hờn! Này Cung Hận! Hỏi cung nào Người Lính chẳng từng qua ???

5. ĐÓI

Trận đánh này. Chúng tôi giữ điểm cao,Quần cả tháng, lương ăn không còn nữa! Giặc vây chốt đông như đàn kiến lửa Phía chúng tôi … Còn lại mấy đứa thôi.Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi, Cái sợ nhất lúc này là đói. Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ, Đói thừa cả chân tay…! Mà lạ chưa?Vào chính lúc này, Chúng tôi lại đánh lui quân giặc. Có lẽ vì chẳng cách nào khác được! Có lẽ vì… Còn – Mất đó thôi…Phía chân đồi, giặc đã rút rồi. Cái Đói lại xông lên ngợp chốt. Không thể bắn, Và cũng không thể giết Muốn cầm hòa…Cái Đói Chẳng buông tha ! Đồng đội tôi gục xuống giữa chiều tà… Gạo vừa tới, cơm còn đang nấu dở Boong canh rừng lục bục sôi trên lửa Bạn đi rồi… Chẳng kip bữa cơm no ! Ôm xác bạn chúng tôi khóc hu hu! Người đói chết trên tay người đói lả Chôn bạn xong… Đói tràn lên cỏ Tôi cầm cành cây, đói lả trước mồ …Chúng tôi thường cúng bạn cả nồi to Cơm đấy, canh đấy… Bạn ăn đi khỏi đói ! Sống giữ chốt Chết thành ma đói Đêm đứt rời … Bởi những cơn đau….

6. TIẾN VỀ THÀNH PHỐ

Từng trận đánh, cứ nối tiếp nhau Như mùa lũ ngập dần đôi bờ đất Từng chiến dịch mở bung mặt trận Như gió ngàn ồ ạt thổi võng thung. Mùa mưa đi qua.Khô khát những cánh rừng. Cây trút lá bên đường tơi tả. Đất như choàng tấm chăn màu đỏ. Những nấm mồ đồng đội rực lên! Tiến về Sài gòn Từ khắp nẻo Trường Sơn .Đại bác Xe tăng Chuyển rung thành phố Rầm rập những Binh đoàn Ào ào thác đổ Cả nước dồn về Trùng điệp quân đi. Các hướng tấn công Thần tốc – diệu kỳ Ngày mai hiện dần Bằng xương Bằng máu Ngày mai sẽ về Gang tấc nữa thôi! Gang tấc nữa thôi! Cờ giải phóng tung bay dinh Độc Lập Tổ quốc tưng bừng niềm vui thống nhất Chúng con sẽ về Bên mẹ Mẹ hiền ơi! Gang tấc nữa thôi! Ác liệt lại ngàn lần ác liệt Sào huyệt cuối cùng Sào huyệt lửa bung ra. Máu Người Lính đã thấm rừng già, Nay lại đổ dọc đường vào Thành Phố ! Người lính cựu, Mang nửa đời chữ thọ, Có ai ngờ! Ngã xuống,Trước ngày mai.Chúng tôi nghiêm trang Đứng trước thi hài Người Đồng đội,Người Anh, Người Thầy trong trận mạc.Giữa Sài Gòn – 30 THÁNG TƯ.

Chương ba: SAU CHIẾN TRANH
1. LÀNG XƯA
Giặc tan rồi Chúng tôi trở về quê Bồi hồi quá! Những bàn chân lính Chiếc ba lô trên lưng nhẹ tếch Chỉ nặng nhiều là mấy búp bê.Khao khát gì mà bồng bế thế kia? Hay ở rừng lâu ngày không bóng trẻ? Ngoài mặt trận nào ai thành bố – mẹ Tìm đâu ra tiếng bé khóc chào đời. Hay tuổi xuân ta trầm bổng cuối trời? Như hạt mưa sa xuống vườn đồng đội Hay vì thương cây tháng năm ngóng đợi? Mùa hoa về cho tươi lại cành xanh.Thôi! Gác lại một thời chiến tranh, Ào về nơi chôn nhau, cắt rốn. Để ngắm Mẹ Cho hả hê nỗi nhớ. Để nhìn Cha Cho đã buổi thương Người.Để được gặp, Nàng mặc áo nâu tươi Khoe với Em rằng: chỉ thêu vẫn thắm, Rằng: hai đứa chẳng còn xa ngàn dặm, Rằng: hôm nay thuyền đã cập bến rồi. Đây mái nhà tuổi thơ của tôi. Đây bậu cửa chắn ngang thời lẫm chẫm. Đây hình vẽ ngu ngơ thời chấy rận, Màu than đen còn nhánh đến bây giờ.Đây hàng cau cha trồng từ ngày xưa. Rụng đỏ đất…Những mùa đành để lỡ. Đây vườn trầu mẹ ươm hồi ta nhỏ, Rơi vàng trời như thể khát tìm cau. Đây con đường nối sang nhà nhau. Bên ấy, bên này đi về một ngõ. Đêm. Họp Đoàn cùng chung đuốc tỏ, Ta soi cho Em về tới sân nhà. Đây xóm làng lam lũ của ta. Những bữa cơm còn đầy mâm rau má. Người ra trận vẫn mang manh áo vá. Trẻ tới trường, quyển sách đọc thay nhau. Mùa đông về chăn chưa đủ ấm đâu, Mùa hạ đến chẳng đủ màn ngăn muỗi.Ta gặp ai cũng già trước tuổi.Biết: Hy sinh đâu chỉ ở chiến trường! Ơi! Xóm làng mà ta gọi Quê hương, Người ra trận đông hơn người ở lại, Đã kín vách BẢNG VÀNG DANH DỰ, Giờ lại nhiều BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG. Bao hố bom chằng chịt trên đồng, Nghe lành lạnh tiếng cá cờ búng nước. Hiểu hạt gạo nuôi quân ngày chiến cuộc, Đã chan hòa, Máu với Mồ hôi.

2. MẸ

Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày…mình mơ. Bây giờ mắt mẹ đã mờ, Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run. Như là để thật tôi hơn Mẹ rờ vết sẹo vai con ngày nào. Nhận ra, mắt Mẹ lệ trào Rưng rưng…vào khoảng khát khao con về.Và tôi cứ thế lặng đi Trước pho Tượng Phật từ bi giữa nhà. Mấy năm đánh giặc đường xa Chẳng ngờ đâu Mẹ tôi già thế kia? Hàm răng đen nhánh ngày xưa Đi đâu vội,để nắng mưa cối trầu? Hạt sương kéo sợi trên đầu Bảo tôi: Đời Mẹ dãi dầu đấy thôi. Mắt huyền xưa buộc Cha tôi Bây giờ,Mẹ buộc lá rơi ngoài thềm. Mỏng manh chiếc áo vải mềm,Tuổi thơ tôi để trong nền yếm nâu. Yếm Người nào có rộng đâu. Mà sao như thửa đất giàu mênh mông…Ở đây cũng thể Thành đồng Ở đây nuôi những Anh hùng nước non.Yếm vuông cho giọt sữa tròn Đọng trong mỗi dấu chân con tháng ngày. Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày mình mơ! Mẹ tôi giờ, mắt đã lòa Nhìn tôi bằng ngón tay già… rưng rưng…

3. MẶT TRẬN KHÔNG TIẾNG SÚNG

Chúng tôi về với việc nhà nông, Đông hơn cả, Vì đồng rộng lắm Những người lính một thời chiến trận Giờ lại về cuốc bẫm cày sâu. Ruộng có bờ, Việc chẳng có bờ đâu Buổi lật cỏ đã lo ngày bắc mạ. Gieo trên đất những mầm vui hối hả, Những lo toan, thắc thỏm, trông chờ.Tưởng đã quen rồi, sao vẫn gặp bất ngờ? Bất ngờ hạn – mặt đồng khô như ngói. Bất ngờ úng – lúa chìm trong tê tái. Bất ngờ sâu – đau thắt ruột người trồng. Cấy cây lúa Là cấy phận nhà nông. Xòe bàn tay tính từng ngày, từng tháng. Mặt trời lên đến thâu đêm lại sáng. Bóng người còng, mơ…lúa tròn bông.Hạt gạo dẻo thơm? nào dễ hiểu đồng, Khi chưa có một lần với lúa. Khi cuộc đời lượt là trong nhung lụa, Đã chắc gì hiểu nổi bát cơm bưng ? Đã chắc gì biết cái rét cuối đông? Chân mẹ nẻ ngậm bùn rét giá. Đã chắc gì biết những chiều nắng hạ? Áo cha dầy thêm mỗi bận mồ hôi. Về với đồng mới hiểu hết đồng ơi! Bát cơm chan mồ hôi – nước mắt Lại có chuyện… những người khuất tất Lại bão giông… rình rập trên đầu…Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mất Trở về làng đánh đổi Cái có – Cái không… Phải vượt lên thôi! Mình tự cứu mình.Than phận làm gì cho thêm yếu lính? Đất Nước chiến tranh ra đi đánh giặc.Đất Nước hòa bình, tất cả dựng xây. Nào tập đi! Cho thẳng những đường cày Cho con trâu khỏi nhắc người: vắt – diệt Cho vụ mùa gối tiếp nhau mải miết Cho đồng làng bông lúa gọi : đời no! Nào học đi! Ta mới chỉ i tờ. Nghề nhà nông còn bao điều mới lạ, Muốn xênh xang từ cọng rơm, gốc rạ. Phải hiểu đồng, như hiểu chiến trường xưa. Ta đã nghe ! Nhiều đồng đội gần, xa Bát ăn đủ rồi, giờ thêm bát để.Đã rộng cửa nhà,Đã yên dâu – rể, Đã ông – bà… còn rất lính mà Em! Ta lại nghe.Từ phía mặt trời lên Tiếng tần tảo gõ vang đường xuống chợ Những mảnh vườn cho mùa chín đỏ Thơm chật gùi…Đồng đội địu trên lưng. Và đằng kia, trên khắp nẻo núi rừng, Bao trang trại mở đường vào giàu có. Nhiều người lính đã thành ông chủ. Cũng đình huỳnh xe máy hon đa. Vườn-Ao-Chuồng xây cất Vi la, Ai bảo lính không biết làm kinh tế? Bao doanh nghiệp tư nhân Bao nhiêu nhà tỷ phú Cũng đều từ những Cựu Chiến binh.Ta dõi theo vóc dáng những công trình.Bao người lính trở về xây thủy điện Đời lại thắp những NGỌN ĐÈN trước biển Sóng gầm gào…Đèn vẫn sáng lung linh. Ấy là khi Ta tự biết vượt mình Trước cuộc sống Có bao điều Cầu ước.Nếu được ước Xin ước cho tất cả Đừng hóa mình xa lạ với Nhân Dân.

Chương 4: HỒI TƯỞNG

Thế hệ chúng tôi, Đi qua Chiến Tranh.Đời mỗi đứa là một thời để nhớ Về đồng đội, Về những ngày khói lửa Về những hy sinh,… không nói hết bằng lời. Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.Có những hy sinh Âm ỉ với thời gian Người trở về trên mình đầy thương tích Chiếc nạng gỗ gõ dọc chiều cơn lốc Hiểu con đường đang chín giọt mồ hôi.Có đứa về lành lặn hẳn hoi Nào ai hay?Chất độc vùi trong bạn Lúc làm cha mới biết mình trúng đạn Vết thương – Là con anh. “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Bài hát gọi ta về quân ngũ.Cuộc sống Lính có khi nào đầy đủ? Thiếu thốn nhiều nên cũng phải quen đi! Cũng phải quen. Như thể chẳng thiếu gì Vì khi ấy chiến trường cần phải thế! Ngày trở về Ta không còn trai trẻ.Giữa đời thường cái thiếu lại thiếu thêm.Những hy sinh không thể bắc lên cân. Càng không thể quy thành tem phiếu. Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới! Không thể đem những ngày lửa khói Giữa thị trường đánh đổi lấy ấm no! Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò, Làm công nghiệp trong thời mở cửa. Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ, Nếu chân mình còn nặng đế cao su! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Bài ca ấy đã trở thành lẽ sống! Chúng tôi hát từ buổi tò te lính.Đến bây giờ vẫn hát- Những Cựu binh.

Lê Anh Quốc
Thị xã Yên Bái – Tháng 1-2000

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Thầy lúa Bùi Bá Bổng

PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.
PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

7 chủ đề lớn thực hiện ‘Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao’

#cnm365 trích dẫn nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam, PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam có bài phát biểu bày tỏ cam kết cao nhất của Hiệp hội trong tham gia thực hiện Đề án.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Cần cách thức tiếp cận ‘ngoài khung’
Triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Sự kỳ vọng của hàng triệu nông dân
Thay đổi nhận thức, cách làm trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Đề án 1 triệu ha lúa: Đến lúc chuyển từ cam kết sang hành động

Tại Hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 5/2 tại Kiên Giang, PGS.TS Bùi Bá Bổng – Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam có bài phát biểu bày tỏ cam kết cao nhất của Hiệp hội trong tham gia thực hiện Đề án, làm tốt nhiệm vụ được giao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các Ngành hàng có liên quan đến lúa gạo. 

Thay mặt Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, PGS.TS Bùi Bá Bổng nêu cụ thể một số hoạt động Hiệp hội trong triển khai thực hiện “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”.

Thứ nhất, Hiệp hội vận động hội viên và các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo thúc đẩy sự liên kết, trong đó trọng tâm là liên kết giữa nông dân với nông dân thông qua tổ chức hợp tác xã và liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua hợp tác xã đại diện. Dự kiến vận động các hội viên của Hiệp hội là hợp tác xã và doanh nghiệp với sự đỡ đầu của Hiệp hội xây dựng 10 hợp tác xã điển hình trong thực hiện Đề án. 

Thứ hai, Hiệp hội tham gia theo dõi và tư vấn việc nông dân áp dụng các quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và giảm phát thải; tham gia tổ chức trình diễn, quảng bá công nghệ mới trong sản xuất lúa. Ủng hộ các nghiên cứu và đổi mới sáng tạo mang tính đột phá của các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học và doanh nghiệp.

Dự kiến hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế – IRRI xây dựng 3-5 mô hình với quy mô mỗi mô hình 200 héc-ta là mô hình quốc tế kiểu mẫu sản xuất lúa chất lượng cao và giảm phát thải, nông nghiệp tuần hoàn, đồng thời là kiểu mẫu về hợp tác liên kết trong chuỗi ngành hàng lúa gạo. 

Thứ ba, Hiệp hội tham gia tư vấn xây dựng quy chuẩn Gạo Việt Nam các-bon thấp và chứng nhận Gạo Việt Nam các-bon thấp cho thương hiệu gạo Việt Nam sản xuất từ vùng Đề án. 

Thứ tư, Hiệp hội sẵn sàng tham gia với tư cách là tổ chức xã hội vào việc chi trả tín chỉ các-bon được quốc tế tài trợ cho nông dân và doanh nghiệp. 

Thứ năm, kết nối với các cơ quan nhà nước để truyền đạt kiến nghị của hội viên và các tác nhân trong chuỗi giá trị trong quá trình thực hiện Đề án, tham gia đánh giá kết quả về sự thực hiện các chỉ đạo và chính sách liên quan đến Đề án và kiến nghị về sửa đổi, xây dựng chính sách liên quan ngành hàng lúa gạo. 

Thứ sáu, tham gia hoạt động thông tin truyền thông việc thực hiện Đề án, hỗ trợ hội viên quảng bá công nghệ và sản phầm. 

Thứ bảy, tham gia hợp tác quốc tế về lúa gạo và các hoạt động quảng bá hình ảnh lúa gạo Việt Nam trên thế giới, đặt biệt lúa gạo giảm phát thải;

Canh tác lúa ở ĐBSCL theo phương pháp mới có thể nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Ảnh: Tùng Đinh.
Canh tác lúa ở ĐBSCL theo phương pháp mới có thể nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Ảnh: Tùng Đinh.

Các kiến nghị của Hiệp hội
xem tiếp https://nongnghiep.vn/7-chu-de-lon-thuc-hien-de-an-1-trieu-ha-lua-chat-luong-cao-d375811.html?fbclid=IwAR0cIhMF

THẦY LÚA BÙI BÁ BỔNG
Hoàng Kim

Tôi lưu giữ năm tấm ảnh quý với năm mẫu chuyện đời thường không thể quên về thầy lúa Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thầy lúa Bùi Bá Bổng vừa có bài viết Câu chuyện lúa lai một góc nhìn toàn cảnh.trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Thật tâm đắc Lúa siêu xanh Việt Nam có mối liên hệ thật mật thiết với Lúa siêu xanh Hòa Bình và “câu chuyện lúa lai”. Sự hợp tác thật hiệu quả này là trí thức, tầm nhìn, tâm huyết và đẳng cấp chính khách hợp tác hội nhập toàn cầu của thầy lúa Bùi Bá Bổng .Tôi thích chọn lại làm kỷ niệm về ba bài trước đó của thầy lúa Bùi Bá Bổng “Xây dựng những cánh đồng mẫu lớn” trên Người Lao Động với Những người Việt ở FAO45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam là thông tin chọn lọc bảo tồn và phát triển dạy và học Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim


Thầy cô Quyen Mai Van, vợ chồng sư huynh Bùi Bá Bổng, Giáo sư Edison trưởng Chương trình Cây có củ Ấn Độ trong tiệc cưới Hoàng Bá Lộc Hoàng Tố Nguyên ngày mới bình minh an https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-binh-minh-an/

Lúa siêu xanh Việt Nam thật tâm đắc và có liên hệ rất mật thiết với Lúa siêu xanh Hòa Bình “Câu chuyện lúa thuần siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu” là sự tiếp nối “câu chuyện lúa lai”. Sự hợp tác thật hiệu quả này là trí thức, tầm nhìn, tâm huyết và đẳng cấp chính khách hợp tác hội nhập toàn cầu của thầy lúa Bùi Bá Bổng,.người đã viết bài cảm động trên báo Nông nghiệp Việt Nam ân tình với giáo sư Viên Long Bình Lúa siêu xanh Hòa Bình

Cánh cửa phát triển lúa lai ở Việt Nam vẫn mở nếu được tiếp sức bởi khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, những gì hôm nay chưa hề nghĩ tới thì ngày mai thay đổi rồi”. Thầy lúa Bùi Bá Bổng vừa có bài viết Câu chuyện lúa lai một góc nhìn toàn cảnh.trên báo Nông nghiệp Việt Nam.

GS. Viên Long Bình, người được thế giới tôn vinh là cha đẻ lúa lai vừa qua đời vào chiều ngày 22/5/2021 tại Hồ Nam, Trung Quốc. Sự ra đi của ông ở tuổi 91, trong niềm thương tiếc không những ở đất nước ông mà còn nhiều nơi trên thế giới. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres đã gửi lời chia buồn đến gia đình GS. Viên Long Bình và bày tỏ “sự kính trọng đối với cống hiến to lớn của ông trong suốt đời, giúp đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều tỉ người”.

GS. Viên Long Bình sinh thời thường nói rằng cuộc đời ông chỉ có hai giấc mơ, thứ nhất năng suất lúa lai ngày càng cao hơn để tăng sản lượng trên đơn vị diện tích và thứ hai lúa lai được trồng đến 50% diện tích lúa thế giới. Sự say mê đối với lúa lai trong ông là vô hạn, ba tháng trước khi qua đời ông còn đi thăm ruộng lúa và bị ngã phải nhập viện điều trị rồi ra đi vĩnh viễn. Năm 2017 ở tuổi 87, ông trực tiếp báo cáo bằng tiếng Anh ở một hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh về “Phát triển lúa lai và an ninh lương thực thế giới”, ông diễn đạt rõ ràng và mạch lạc, gần như là một tổng kết về suy nghiệm của ông đối với lúa lai. Trong đó, GS. Viên Long Bình cho rằng trong các yếu tố làm tăng năng suất lúa, giống tốt là yếu tố hiệu quả, và trong giống lúa, lúa lai có khả năng tăng năng suất cao nhất. Ông kết luận đất lúa ngày càng giảm trong khi dân số ngày càng tăng, vì vậy việc áp dụng rộng lúa lai trên thế giới sẽ đóng góp đáng kể cho đảm bảo nhu cầu tiêu dùng gạo trên toàn cầu trong thế kỷ 21.

Cha đẻ lúa lai vừa ra đi về cánh đồng lúa vĩnh hằng khi đã biến giấc mơ của đời mình thành hiện thực, trước nhất trọn vẹn cho tổ quốc ông và đóng góp đáng kể cho an ninh lương thực thế giới 50 năm qua, trong đó Giải thưởng Lương thực thế giới (World Food Prize) quý giá được trao tặng cho ông vào năm 2004 – trùng với năm Quốc tế về Lúa gạo do Liên hiệp quốc công bố là một minh chứng.

Ưu thế lai là hiện tượng phổ quát ở sinh vật khi con lai đời F1 có nhiều đặc điểm ưu việt hơn bố mẹ. Ở lúa hiện tượng ưu thế lai được J.W. Jones công bố vào năm 1926 nhưng vì lúa là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt nên không ai nghĩ ra cách nào để khai thác vì không thể tạo ra hạt lai giữa giống bố và mẹ một số lượng đủ lớn để trồng trong sản xuất. Riêng GS. Viên Long Bình khi bắt đầu nghiên cứu lúa đã nghĩ đến khả năng trong tự nhiên có cây lúa bất dục đực (phấn hoa bị chết), từ đó ông và cộng sự đã tìm kiếm mọi nơi và sau nhiều năm miệt mài đến năm 1970 đã tìm thấy cây lúa bất dục đực trong lúa hoang (Oryza rufipogon) ở đảo Hải Nam.

Từ nguồn bất dục đực tế bào chất của lúa hoang, GS. Viên Long Bình đã lai tạo chuyển đặc tính này vào lúa trồng và phát triển hệ thống tạo ra giống lúa lai gồm 3 dòng: dòng mẹ bất dục đực tế bào chất, CMS – cytoplasmic male sterilty (A), dòng duy trì dòng mẹ (B) và dòng phục hồi (R). Lai chéo tự nhiên giữa A x R cho ra hạt giống lai để trồng trong sản xuất và lai chéo giữa A x B cho ra hạt của dòng A. Điều đặc biệt ở đây là dòng B giống y như dòng A, ngoài đặc tính hữu thụ bình thường vì vậy khi lai giữa A và B thì cho ra chính A (bất dục đực hoàn toàn) vì gen bất dục đực nằm trong tế bào chất của A. Dòng R để lai thành công với A phải có gen phục hồi hữu thụ và chỉ khoảng 6% giống lúa có khả năng phục hồi. Đây là hệ thống sản xuất lúa lai 3 dòng, gọi là thế hệ lúa lai thứ nhất. Giống lúa lai đầu tiên từ hệ thống 3 dòng được đưa vào sản xuất đại trà năm 1976.

Không dừng lại ở hệ thống 3 dòng, nhà khoa học Trung Quốc Shi Mingsong đầu tiên phát hiện dòng bất dục đực tự nhiên vào năm 1973 ở tỉnh Hồ Bắc từ đó tạo ra dòng Nongken 58S bất dục đực nhân mẫn cảm với môi trường (TGMS/PGMS – photoperiod/thermo-sensitive genic male sterility) vào năm 1981, dẫn đến việc hình thành hệ thống lúa lai 2 dòng năm 1986. Trong hệ thống này để sản xuất hạt giống lai chỉ cần 2 dòng, dòng làm mẹ khi trồng ở nhiệt độ cao (như trên 25 độ C) sẽ trở nên bất dục đực dùng lai chéo với dòng bố bất kỳ (không cần khả năng phục hồi) tạo ra hạt giống lai nhưng khi trồng ở nhiệt độ thấp (như dưới 23 độ C) sẽ hữu thụ bình thường để duy trì. Trong hệ thống 2 dòng không cần có dòng B và không có công đoạn lai chéo A x B như hệ thống 3 dòng.

Hệ thống lúa lai 3 dòng và 2 dòng đã được phát triển rất tinh vi và hiệu quả để khai thác hiện tượng ưu thế lai trong sản xuất lúa. Đến nay tất cả các giống lúa lai ở Trung Quốc và các nước đều được tạo ra bằng hệ thống 3 dòng hoặc 2 dòng.

GS. Viên Long Bình luôn mơ ước đến đỉnh cao năng suất của lúa lai vì vậy ông đã xây dựng chiến lược tạo giống siêu lúa lai vào năm 1996 với bậc thang nâng lên 10,5 tấn/ha năm 2000; 12,0 tấn/ha năm 2005; 13,5 tấn/ha năm 2015 và 15,0 tấn năm 2020. Chiến lược là kiến tạo dạng hình cây lúa để tạo ra số hạt chắc trên bông cao nhất, ruộng lúa dày đặc hạt mà ông gọi là “thác lúa”. Trong báo cáo của GS. Viên Long Bình năm 2017, năng suất siêu lúa lai đã đạt 16 tấn/ha, giống điển hình là Super 1000 (các mức năng suất trên là năng suất ruộng trình diễn quy mô 6,7 ha).

Trong cuộc phỏng vấn có lẽ là cuộc phỏng vấn cuối cùng của ông do đài CCTV13 thực hiện vào năm 2020, ông cho biết siêu lúa lai đã đạt 18 tấn/ha và ông kỳ vọng sẽ lên đến 20 tấn/ha (theo IRRI Annual Report 1996, tiềm năng năng suất lý thuyết tối đa của lúa là 23,2 tấn/ha).

Trong sản xuất, Trung Quốc có diện tích lúa lai chiếm khoảng 50% diện tích trồng lúa 29,9 triệu ha, các nước khác tổng diện lúa lai khoảng 7 triệu ha, trong đó nhiều nhất là Ấn Độ 3 triệu ha. Các nước có diện tích lúa lai biến động trong khoảng 500.000-700.000 ha có Việt Nam, Indonesia và Bangladesh. Mỹ trồng lúa lai khoảng 400.000 ha chiếm 40% diện tích trồng lúa. Trong sản xuất, năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần khoảng 15-20%. Ở Trung Quốc năng suất lúa bình quân cả nước đối với lúa lai đạt 7,5 tấn/ha so với lúa thuần đạt 6,4 tấn/ha và năng suất lúa bình quân cả nước đạt 7,0 tấn/ha (FAO, 2019). Ở Mỹ, năng suất lúa bình quân cả nước là 8,3 tấn/ha trên tổng diện tích 1 triệu ha. Việt Nam năng suất lúa bình quân 5,8 tấn/ha trên tổng diện tích 7,4 triệu ha, năng suất lúa lai bình quân khoảng 6,5 tấn/ha.

Ngoài Trung Quốc, diện tích lúa lai qua 30 năm từ 1990 đến nay tăng rất chậm, thậm chí một số nước có chiều hướng giảm. Trong khi các nước như Ấn Độ, Philippines và Indonesia đã và đang đầu tư cho nghiên cứu phát triển lúa lai rất lớn. Các nước như Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc không trồng lúa lai. Điều này cho thấy tính đa chiều trong áp dụng một tiến bộ khoa học trong năng suất nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, ví dụ đối với các nước đứng trước thử thách thiếu lương thực, thì yếu tố năng suất để tăng sản lượng là hàng đầu, còn đối với các nước sản xuất thừa hoặc có mức sống cao thì việc lựa chọn thường mang tính đa chiều (ví dụ xem nặng về chất lượng, giá thành, khả năng cơ giới hóa, ảnh hưởng môi trường, giá trị văn hóa, v.v). Tiến bộ khoa học lại không ngừng phát triển, đối với lúa lai cũng vậy, sẽ tạo ra nhiều cơ hội tích hợp tính đa chiều hơn cho ứng dụng vào sản xuất.

Không dừng lại lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai, khoa học về lúa lai đang phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ gen và hệ gen (genome) để tạo ra lúa lai thế hệ thứ ba. Trong lúa lai thế hệ thứ ba, dòng mẹ là dòng bất dục đực được điều khiển bởi gen lặn ở nhân, gọi là dòng bất dục đực nhân (NMS – nuclear male sterility) thay thế cho dòng mẹ bất dục đực tế bào chất trong lúa lai thế hệ thứ nhất (lúa lai 3 dòng) hoặc dòng mẹ bất dục đực ở nhân nhạy cảm nhiệt độ/quang kỳ trong lúa lai thế hệ thứ 2 (lúa lai 2 dòng).

Dòng bất dục đực NMS trước nay không thể sử dụng tạo ra giống lai vì không duy trì được do không có dòng duy trì vì yếu tố bất dục đực ở nhân tế bào. Đến năm 2006 công ty Dupont – Pioneer nghiên cứu thành công sử dụng NMS trong tạo giống ngô lai và từ năm 2012 được ứng dụng trong sản xuất ngô lai ở Mỹ. Thành công này ở ngô mở ra triển vọng áp dụng cho các cây trồng quan trọng khác như lúa và lúa mì.

Ở lúa, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc năm 2016 đã công bố phát triển thành công phương pháp tạo giống lúa lai thế hệ thứ 3 sử dụng dòng mẹ NMS. GS. Viên Long Bình cùng năm cho rằng lúa lai thế hệ thứ 3 kết hợp được ưu điểm của thế hệ thứ 1 và thứ 2 sẽ tạo ra đột phá mới (Yuan, 2016, Sci. Bull. 61, 3404). Hệ thống lúa lai thế hệ thứ 3 được tóm tắt như sau:

Giống lúa thuần được đột biến và thanh lọc và chọn ra dòng bất dục đực nhân NMS. Dòng duy trì (dòng B) được tạo bằng chuyển nạp 3 liên kết nhau: gen phục hồi hữu thụ, gen làm chết hạt phấn và gen tạo màu hạt (đỏ) vào dòng NMS này. Dòng B nhân ra bằng tự thụ bình thường sẽ phân ly ra 2 loại hạt, trong đó hạt màu đỏ là của dòng B và hạt của dòng NMS hoàn toàn bất dục đực có màu bình thường. Máy tách màu sẽ tách hai loại hạt ra riêng. Hạt NMS dùng làm dòng mẹ lai với dòng cha được chọn để tạo ra giống lai. Hạt của dòng B nhân ra để tạo ra hạt của mình và của dòng NMS. Tóm lại trong hệ thống lúa lai thế hệ thứ ba, khi đã tạo được dòng duy trì từ dòng NMS thì việc sản xuất hạt giống lai đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai nhờ các lợi điểm sau:

– Có thể tạo chọn dòng mẹ bất dục đực và dòng cha từ bất cứ giống nào trong nguồn quỹ gen lúa theo ý muốn, vì vậy giống lai có phổ chọn giống cha mẹ rất rộng, khai thác đa dạng về di truyền, tăng tính bền vững trong sản xuất. Điều này lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai không có được.

– Đơn giản hóa công đoạn sản xuất hạt giống lai. Khi nhân dòng duy trì đồng thời thu được dòng NMS và dòng duy trì.

– Tính bất dục đực của dòng mẹ không bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nên việc sản xuất dòng mẹ và hạt giống lai được ổn định trong điều kiện thay đổi thời tiết bất thường và thực hiện trong mùa vụ sản xuất bình thường.

Hiện nay, phương pháp tạo chọn dòng NMS đang được cải tiến một bước nữa bằng cách ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR/Cas9) để trực tiếp tạo ra dòng NMS thay cho phương pháp đột biến tốn nhiều thời gian.

Điểm lưu ý là trong lúa lai thế hệ thứ ba, tuy dòng duy trì là dòng biến đổi gen nhưng do có mang gen làm chết hạt phấn nên không lai chéo với giống lúa khác, vì vậy tránh được lo ngại về an toàn sinh học. Còn dòng mẹ bất dục đực nhân NMS và giống lúa lai F1 hoàn toàn không biến đổi gen.

Việt Nam là nước tiếp nhận công nghệ lúa lai của Trung Quốc khá sớm trong đó cố Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn là người đầu tiên trực tiếp đưa công nghệ lúa lai về Việt Nam. Đến nay Việt Nam đã làm chủ được công nghệ lúa lai 3 dòng và 2 dòng trong tự tạo ra giống lai đưa vào sản xuất trên diện rộng. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều nhà chọn tạo giống lúa lai xuất sắc như PGS.AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn, GS.TSKH Hoàng Tuyết Minh, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, PGS.TS Trần Văn Quang, Th.S Dương Thành Tài, v.v, và nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rất tâm huyết đầu tư phát triển lúa lai. Đây là những điều kiện quan trọng có được từ nhiều công sức của nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân tích lũy được trong 30 năm qua.

Tuy vậy, những năm gần đây diện tích lúa lai giảm, hiện nay khoảng 500.000 ha (giảm 200.000 ha so với trước đây). Lý do chủ yếu là thị hiếu tiêu thụ gạo trong nước và thị trường xuất khẩu đã chuyển hướng sang gạo phẩm chất tốt hoặc đặc sản, điều này nhìn chung phát triển lúa lai chưa theo kịp. Ngoài ra sự chuyển dịch lao động và nhu cầu áp dụng cơ giới hóa cũng ảnh hưởng đến sản xuất lúa lai. Thực tiễn của sản xuất lúa lai hiện nay đã chỉ ra những vùng sinh thái mà lúa lai phù hợp như miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ – những địa bàn mà cung cầu lúa gạo tại chỗ còn chông chênh hoặc có thể giảm đất lúa để trồng thêm rừng hoặc vùng tôm – lúa bị ảnh hưởng mặn ở bán đảo Cà Mau, v.v. Ngoài ra có thể được khai thác đặc điểm chống chịu cao điều kiện bất lợi và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu của lúa lai. Giống lúa lai thơm có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường.

Hạn chế không hề nhỏ trong đưa lúa lai vào sản xuất nằm ở chỗ năng suất hạt lai vì liên quan đến hiệu quả kinh tế đối với cả doanh nghiệp và nông dân. Năng suất hạt lai do yếu tố giống bố mẹ và kỹ thuật sản xuất hạt giống bao gồm sinh thái vùng sản xuất quyết định. Để lúa lai phát triển bền vững, hạn chế này cần được khắc phục. Trước đây khi chọn vùng Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm cho sản xuất hạt giống lúa lai ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã đạt năng suất hạt giống lúa lai kỷ lục 4,5 – 5,0 tấn/ha.

Cánh cửa phát triển lúa lai ở Việt Nam vẫn mở nếu được tiếp sức bởi khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, những gì hôm nay chưa hề nghĩ tới thì ngày mai thay đổi rồi. GS. Viên Long Bình tổng kết sự thành công trong 4 chữ: tri thức, tận lực, cảm hứng và cơ hội. Đối với cơ hội, ông nói “cơ hội chỉ đến khi có sự chuẩn bị”. Cơ hội mới cho lúa lai Việt Nam sẽ đến khi có sự chuẩn bị” (Bùi Bá Bổng).

Những Thông tin lúa lai liên quan: Câu chuyện lúa lai: Một góc nhìn toàn cảnh (Bùi Bá Bổng NNVN 2 6 2021) ‘Cha đẻ lúa lai mất đi khiến chúng ta càng trân quý hạt gạo’ (Kim Long dẫn lời của giáo sư Phàn Thắng Căn, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nguyên Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) NNVN 26 5 2021) Chuyện Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn đưa lúa lai về Việt Nam (Quách Ngọc Ân NNVN 27 5 2011); Nguyễn Công Tạn – Nhà quản lý nông nghiệp hàng đầu (TS. Lê Hưng Quốc NNVN 3 11 2014); Giáo sư Viên Long Bình với thành công của lúa lai Việt Nam (AHLĐ, NGND, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm NNVN 27 5 2021); Thông điệp của cha đẻ lúa lai – Giáo sư, Viện sỹ Viên Long Bình ( (TS. Lê Hưng Quốc NNVN 24 5 2021) ‘Làm giống lúa lai như cầm dao đằng lưỡi nhưng đó là định mệnh tôi’ (Dương Đình Tường dẫn chuyện ông Đoàn Văn Sáu, giám đốc Công ty TNHH Cường Tân, NNVN 28 5 2021); Lúa lai giúp châu Phi đảm bảo an ninh lương thực (Diệp Tú theo Xinhua, Capital FM, NNVN 28 5 2021); Trong ‘thành trì’ của lúa lai nội (Dương Đình Tường dẫn chuyện TS Lê Hùng Phong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm NNVN 3 6 2021); Giống lúa lai Long Hương 8117 (PV NNVN 5.6 2021); Hai giống lúa lai mới mang tên Viện sỹ Viên Long Bình (PV NNVN 3.6 2021); Viết tiếp câu chuyện lúa lai ở Việt Nam (II) (Trần Xuân Định NNVN 1 6 2021); Lai thơm 6, giống lúa lai chất lượng cao của Việt Nam (Nguyễn Mười NNVN 31.5.2021); Lúa lai LY2099 tạo ấn tượng mạnh vụ đông xuân (Văn Sơn NNVN 7 6 2021); Nhà nông học Nguyễn Thị Trâm chia sẻ kinh nghiệm tạo giống lúa lai (AHLĐ, PGS Nguyễn Thị Trâm, NNVN 7 6 2021) Con đường phát triển và những tín hiệu tốt đối với lúa lai Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, NNVN 7 6 2021). Lưu ý kết luận của thầy lúa Bùi Bá Bổng, xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/

XÂY DỰNG NHỮNG “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng:


Để phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, bằng mọi giá phải bảo vệ được 3,8 triệu ha đất lúa theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, đồng thời hướng tới xây dựng những “cánh đồng mẫu lớn” để sản xuất lúa và nông sản hàng hóa. PV Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông về vấn đề này.

“Năm 2012, cả nước sẽ có 20 tỉnh triển khai cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích khoảng 19.000 ha lúa. Trong đó hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã thực hiện thành công năm 2011 đều đăng ký tiếp tục triển khai trong năm 2012 với khoảng 16.180ha và các tỉnh ở Đông Nam bộ cũng đã đăng ký triển khai với diện tích khoảng 2.700ha. Mục tiêu đặt ra là sẽ xây dựng khoảng 1 triệu ha cánh đồng mẫu lớn trong cả nước trong những năm tới” Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng

– PV: Thưa ông, tại sao chúng ta cần phải giữ đất trồng lúa?

Thứ trưởng BÙI BÁ BỔNG: Nước ta dân số đông, đứng thứ 13 trên thế giới nhưng đất nông nghiệp không nhiều. Hiện tại, Việt Nam vẫn còn giữ được 4,1 triệu ha đất lúa, nhưng so với nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất là Thái Lan, chúng ta vẫn không bì được, bởi Thái Lan đang có tới 10 triệu ha đất lúa. Chính phủ Thái Lan cũng đã đặt ra mục tiêu phải giữ bằng được 10 triệu ha đất lúa của họ, để đảm bảo an ninh lương thực và giữ sản lượng xuất khẩu gạo.

Trong khi đất nông nghiệp còn ít thì dân số của chúng ta lại đang tăng nhanh, sẽ khoảng 100 triệu vào năm 2020 và có thể tăng tới 120 triệu người vào năm 2030. Đe dọa về an ninh lương thực không dừng lại ở sức ép về dân số mà đáng lo hơn là nó còn chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu trong tương lai như diễn biến thời tiết cực đoan (rét đậm rét hại, lũ lụt và hạn với cường độ cao hơn, tần suất bão cũng nhiều hơn…) và hiện tượng nước biển dâng. Khi nước biển dâng sẽ làm ngập nhiều diện tích của các đồng bằng trù phú đang được coi là vựa lúa hiện nay như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, hiện tượng trái đất nóng lên, nhiệt độ tăng cũng sẽ làm giảm năng suất lúa. Việt Nam là nước có nhiều thiên tai và là một trong 5 nước theo dự báo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu.

Hiện nay, khủng hoảng lương thực trên phạm vi thế giới đang được dự báo là nguy cơ không tránh khỏi nếu thiếu các nỗ lực mang tính toàn cầu để đối phó với các thách thức hoặc là hệ quả của những bất ổn chính trị, xung đột khu vực. Vì vậy, để lo cho một tương lai lâu dài và ổn định của đất nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ngay từ bây giờ chúng ta phải chủ động duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp. Vì thế phải giữ đất trồng lúa.

Chúng ta đặt chỉ tiêu giữ 3,8 triệu ha đất lúa đến năm 2020, liệu diện tích này có thể bị giảm bớt trong thực tế?

Quốc hội đã có nghị quyết giữ 3,8 triệu ha đất lúa, trong đó có 3,2 triệu ha đất chuyên lúa nước (2 vụ trở lên), tức là giảm 300.000ha so với hiện nay (đất chuyên lúa nước giảm khoảng 100.000ha, đất lúa khác giảm 200.000ha). Chúng ta cần xác định, việc giảm đất lúa là không thể tránh khỏi, để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình lớn của đất nước, đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù nhu cầu chuyển đổi đất lúa hiện nay vẫn còn rất lớn nhưng chúng ta không thể nới lỏng chỉ tiêu bảo vệ đất lúa thêm nữa.

Nhìn lại 10 năm trước, đất lúa đã giảm 270.000ha, trong đó phần diện tích chuyển sang mục đích công nghiệp đến nay vẫn chưa sử dụng hết. Do đó 10 năm tới, việc tiếp tục giảm thêm 300.000ha là hợp lý, cân đối được hai mục tiêu công nghiệp hóa – đô thị hóa và an ninh lương thực. Nếu giảm nhiều hơn nữa, đất nước sẽ đứng trước rủi ro chưa lường được. Lượng lúa dư thừa để xuất khẩu hiện nay chỉ tập trung ở ĐBSCL chứ không phân bố đều trên cả nước; ở các vùng khác, sản lượng lúa hiện nay cũng chỉ đủ tiêu dùng trong nước. Trong khi trong tương lai, ĐBSCL có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng bởi mực nước biển dâng và nguồn cung nước ngọt từ thượng nguồn sông Mekong. Một khi sản lượng lúa ĐBSCL giảm sút thì an ninh lương thực cả nước sẽ bị thách thức. 

Nếu giữ được 3,8 triệu ha đất lúa, ở góc nhìn lạc quan, khả năng xuất khẩu gạo nước ta đến năm 2020 vẫn có thể còn ở mức 3-4 triệu tấn từ ĐBSCL, với điều kiện đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, đặc biệt là các giải pháp thích nghi biến đổi khí hậu. Vì vậy, giữ được 3,8 triệu ha đất lúa chính là cái “van” an toàn, dự trữ trong trường hợp một đất nước thường xuyên đối mặt với thiên tai, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Hoàng Dũng

– Thưa ông, cùng với việc giữ 3,8 triệu ha đất lúa thì điều quan trọng là phải có chiến lược như thế nào để có thể giúp nông dân thực sự yên tâm trồng lúa, làm giàu được từ hạt lúa?

Theo tôi, để nông dân yên tâm trồng lúa, làm giàu được từ hạt lúa thì phải cải tiến sản xuất lúa gạo theo hướng hiện đại hóa, trước nhất là ở các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa, nhằm khắc phục những mặt hạn chế hiện nay như do sản xuất manh mún nên không gắn kết được với thị trường tiêu thụ, giá lúa vì thế lên xuống bất thường, thiếu phương tiện sấy, tồn trữ nên chất lượng gạo xuất khẩu thấp, thiếu thương hiệu…

Để khắc phục tình trạng sản xuất lúa gạo manh mún thì phải đẩy mạnh chương trình “dồn điền đổi thửa”, thực hiện giải pháp “nông dân nhỏ cánh đồng lớn” theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đang triển khai ở ĐBSCL, đồng thời đào tạo nghề cho lao động nông thôn để rút bớt lao động trồng lúa sang lĩnh vực khác. Chẳng hạn, một hộ nông dân hiện nay đang có 3 lao động trồng lúa thì có thể rút bớt 2 còn 1 lao động. Cũng để đẩy mạnh mục tiêu sản xuất lúa tập trung và quy mô lớn, sắp tới Luật Đất đai sửa đổi có thể nới rộng mức hạn điền đối với đất lúa. Để thu hút nông dân yên tâm trồng lúa, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng lúa, trợ giúp nông dân trồng lúa và hỗ trợ cho các địa phương giữ đất lúa có điều kiện về ngân sách để chi phát triển, bớt đi sức ép về nguồn thu của địa phương. Đây là những chính sách mới đã được đưa vào Nghị định về quản lý và sử dụng đất lúa mà Chính phủ sắp ban hành.

Sau khi thực hiện khá thành công ở ĐBSCL, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang được chỉ đạo triển khai thí điểm để nhân rộng tại miền Bắc. Vậy chủ trương của Bộ NN-PTNT về việc nhân rộng mô hình này như thế nào?

Mô hình cánh đồng mẫu lớn bắt đầu được Bộ NN-PTNT phát động xây dựng tại các tỉnh trồng lúa ở ĐBSCL vào tháng 3-2011 và được các địa phương, doanh nghiệp, nông dân hưởng ứng tích cực. Trong vụ hè – thu 2011, đã có 13 tỉnh tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đạt 7.803ha với gần 6.400 hộ nông dân tham gia, bước đầu đem lại kết quả khả quan. Lợi ích của cánh đồng mẫu lớn là nông dân được các doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và lo bao tiêu sản phẩm theo đơn đặt hàng. Nhờ vậy đã giúp nông dân yên tâm sản xuất lúa gạo hàng hóa, giảm bớt giá thành, có điều kiện để áp dụng các tiến bộ về kỹ thuật. Vì vậy, Bộ NN-PTNT đã quyết định nhân rộng mô hình ra các tỉnh ở phía Bắc. Hiện nay, mới đang ở bước thí điểm. Trong điều kiện ở miền Bắc, cánh đồng mẫu lớn cần hướng tới các tiêu chí chủ yếu là có diện tích đủ lớn, đã được “dồn điền đổi thửa”, cơ sở hạ tầng phù hợp để áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa đồng bộ, có sự tham gia của cả doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông cung ứng vật tư đầu vào, hỗ trợ vốn, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khi nông dân có yêu cầu.

Để mở rộng phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Bộ NN-PTNT đã có văn bản đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh và TP ở phía Bắc chỉ đạo triển khai thí điểm cánh đồng mẫu lớn. Trong đó, ưu tiên cây lúa và các cây trồng có thị trường, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trên cơ sở nông dân tự nguyện và sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông. Bên cạnh đẩy mạnh phong trào “dồn điền đổi thửa”, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi trên cánh đồng mẫu lớn cần ưu tiên ngân sách hỗ trợ về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường…

45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam

FOOD CROPS. 10 September 2012 in Hanoi, Vietnam, the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) celebrates 45 years of research for development aimed at benefiting smallholder farmers and poor consumers across the tropical world. At the same time, the Center marks three decades of innovative research for market‐oriented agricultural development in Southeast Asia, among them including Vietnam.  Welcome from Vietnam by Vice Minister of Agriculture and Rural Development, Dr. Bui Ba Bong .

45th Anniversary of the Founding of CIAT:
Welcome from Vietnam

by Dr. Bui Ba Bong, Vice Ministerof Agriculture and Rural Development (MARD), Vietnam
Speech at the 45th Anniversary of the Founding of the International Center for Tropical Agriculture, CIAT
His Excellency Mr. Borrowman, the Ambassador of Australia to Vietnam, ,Dr. Wanda Collins, Chair of the Board of Trustees of CIAT,Dr. Ruben Echeverria, Director General of CIAT,Distinguished delegates,Ladies and Gentlemen.
On behalf of the Ministry of Agriculture and Rural Development I would like to welcome all visitors to Viet Nam and say it is my pleasure to join you for the 45th anniversary of theInternational Center for Tropical Agriculture, or CIAT. I would like to congratulate CIAT on reaching this important milestone.
Agriculture remains a very important sector for Viet Nam. Approximately 70% of the population are involved in agriculture and it produces more than 20% of economic output. Viet Nam is a major exporter of many agricultural products, and in some cases the top or one of the top exporters globally, with a total agricultural export value of 25 billions USD annually. In the cassava sector, with a harvesting area of more than half million hectares, the export value of cassava products of Vietnam reaches 800-950 million USD per year. In this connection, CIAT has made a significant contribution through improving the cassava sector of Viet Nam.
CIAT has been working in Viet Nam for more than twenty years with agencies within the Ministry of Agriculture and Rural Development and with the university sector. There have been three main areas of collaboration.
The first started with the testing and release of improved animal forage germplasm and management techniques. This has produced significant improvements in animal production and in the livelihoods of tens of thousands of smallholder farming families, especially in the upland areas. These impacts have been seen for livestock sectors ranging from cattle through to fish.
The second major area of impact has been with cassava. In the time CIAT has worked with Vietnamese partners on improvement of cassava, both the area cultivated and the average yield of cassava have more than doubled, resulting in a more than four-fold increase in production and a huge increase in both processing and exports. Impacts have been realized at many levels; at the national level as cassava has become a major export product, and for the lives of hundreds of thousands, if not millions, of smallholder families throughout the country through changes in productivity and profitability. Germplasm from the CIAT cassava breeding program is now included in more than 90% of all cassava grown in Viet Nam.
The third area of collaborative work with CIAT has been in linking farmers to markets, especially farmers from reasonably remote areas of the country in Thua Thien Hue, Hoa Binh, and Dak Lak Provinces. Through addressing a combination of technical and marketing problems improvements in market access, profit, and livelihoods were observed for many communities for a wide range of products, including cassava and livestock, but also fruits, vegetables, and more.
I understand that these three major areas of work have been supported by donor organisations represented in this room, namely the Swiss Agency for Development Cooperation, the Nippon Foundation, AusAID, ACIAR, and IFAD. We are very grateful for their support, and I know CIAT is grateful as well.
Many challenges remain for farmers in Viet Nam and there is an important role for agricultural sciences in addressing these challenges. The research and extension capacity within the Ministry of Agriculture and Rural Development, as well as in the universities and other sectors of the country, must rise to the challenges faced by agriculture. This will involve working with farmers, extension services, and the commercial sectors with a focus on improving livelihoods while maintaining the resources of the country and responding to changes in markets and to climate change. Working with international centers, such as CIAT, and with other national research organizations across the region, is important. There are many problems that can be more efficiently solved and broadly adopted only through international collaboration.
Once again I would like to congratulate CIAT on this important 45th anniversary and we look forward to many years working together in the future. Using thís opportunisty, I would like to thank CIAT and its scientist for their effective support to Vietnam Agriculture.
Finally, I would like to congratulate Ruben Echeverria, CIAT Director General, Dr. Rod Lefroy, CIAT Regional Director for Asia and Dr. Keith Farhney, Project Director of CIAT who have been awarded the Medal for the Cause of Agriculture and Rural Development of Vietnam by the Minister of Agriculture and Rural Development. It is with great honour that I hand over these medals to them in this ceremony.
Thank you.

Welcom and introduction from CIAT by Dr. Wanda Collin, Chair, CIAT Board of Trustees.
Welcome from Vietnam by Dr. Bui Ba Bong, Vice Minister of Agriculture and Rural Development,

Presentation from CIAT :Research for development: A shared success in the region by Dr. Ruben Echeverria, Director General, CIAT

Recognition: On September 10, 2012 in Hanoi, Vietnam, three Dr. Ruben Echeverria, Director General CIAT, Dr. Rod Lefroy , Regional Coordinator CIAT Asia, and Dr. Keith Fahrney , Agronomist and Cassava Project Coordinator were presented with a medal in the name of the Government of Vietnam, by Dr. Bui Ba Bong, Vice-Minister of Agriculture and Rural Developmrnt, for their contributions to agriculture in Vietnam.


Panel Discussion : Envisaging a better future for agriculture in the region : wiews from different stakeholders
. Moderator: Geoff Howtin, Vice-Chair, CIAT Board of Trustees; Panel members (left to right): Dr. Ruben Echeverria, Director General CIAT; Adul Vinaiphat, Executive Director, Thai Tapioca Development Institute ; Nguyen Van Bo, President, Vietnam Academy of Agricultural Sciences; Liu Guodao, Vice President, Chinese Academy of Tropical Agricultural Sciences; Rod Lefroy, Regional Coordinator CIAT Asia.

View from China: “Proposal for Potential Cooperation between CATAS and CIAT

See more …

Cassava for Biofuel in Vietnam

Cassava in Vietnam: a successful story  
Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano 

Cassava is so much fun!!

Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa siêu xanh Hòa Bình Lúa siêu xanh Việt Nam Lúa Việt tới Châu Mỹ
http://foodcrops.blogspot.com
http://cayluongthuc.blogspot.com
http://cropsforbiofuel.blogspot.com;  
http://cassavaviet.blogspot.com;
http://cassavanews.blogspot.com
http://foodcropsnews.blogspot.com 

45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam là thông tin chọn lọc bảo tồn và phát triển dạy và học Hoàng Kim

FAO headquarters in Rome

NHỮNG NGƯỜI VIỆT Ở FAO
Hoàng Kim

Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO)  thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website  http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Tôi nợ bài viết “Những người Việt FAO” đã ba năm qua vì chỉ mới lưu một điểm nhấn (note) trong tình yêu cuộc sống chuyện đời tự kể mà chưa có điều kiện viết hoàn chỉnh. Mark Zuckerberg và Facebook thật dễ thương khi nhắc tôi viết tiếp câu chuyện thú vị này để nối dài chuyện kể với bạn vì chuyện thật hay mà ít người biết rõ.

Thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu nổi bật hơn hết là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá”  là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là các diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ liên tục kế tiếp nhau giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.

Cách mạng sắn Việt Nam đã được giới thiệu ở FAO năm 2000, FAO năm 2013 đã tôn vinh sắn là cây trồng tiềm năng ở thế kỷ 21, Việt Nam là điểm sáng đã đưa năng suất sắn lên bốn trăm phần trăm tại tỉnh Tây Ninh, và đúc kết bài học bảo tồn phát triển sắn. Báo cáo Cách mạng sắn tại Việt Nam tại Hội thảo sắn toàn cầu năm 2016 đã được công đồng Quốc tế đánh giá cao.

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi đã gặp Người ở CIMMYT Mexico
Bóng hạc chốn xa xôi cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug
Dạy tôi minh triết an nhiên
Đi để hiểu quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Giấc mơ về điểm hẹn

Video yêu thích
https://www.youtube.com/embed/-pFi23tFJ6s?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
The FAO Strategic Objectives

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Sự cao quý thầm lặng

SỰ CAO QUÝ THẦM LẶNG
Tuyết Hợp Ngốc Phương Nam

Chốn thiêng đời mãi nhớ
Tam Hợp lòng không quên
Thương dấu yêu bạn quý
Biết đi cạnh người hiền

Vui bước tới thảnh thơi
Tâm sáng lòng bồ tát
Việc tốt ngọc cho đời
Sự cao quý thầm lặng
.

2

Hôm nay
Ngày Hoàng Đạo
Thời chuyển mùa nhớ bạn
Biết bao thiện lành đến
Hiểu nhiều cao quý đi


Minh triết sống phúc hậu
Minh triết của đức Phật
Minh triết cho mỗi ngày
Minh triế
t là yêu thương

Trung Tân Là Bến Chính
Chưa Tới Hoặc Vượt Quá
Buông Bỏ Hay Níu Giữ
Vô Minh Đều Bến Mê


Bản chất của cuộc sống
hạnh phúc và đau khổ,
vui vẻ và phiền muộn,
thiếu hoàn thiện vô thường.


Minh triết người hạnh phúc
là biết sống thung dung,
không lo âu phiền muộn,
sống dịu hiền nhẹ nhõm

phúc hậu và thanh thản,
an nhiên an tâm tự tại,
nhận ra kho báu vô giá
của chính bản thân mình

ĐÊM GIAO MÙA HUYỀN DIỆU

Tiết Xuân và Tết Việt
Trà Tỳ bánh và hoa
Thao thức nhịp thời gian
Thành tâm với chính mình

Hoàng Long Hoàng Kim CAAS 2019

Tiết Xuân và Tết Việt

“Những bí mật của Tết” là tác phẩm Tết Nhâm Dần 2022 của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. cũng là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông Nguyễn Quang Thiều, hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Bài viết này có cảm nhận thật thấm thía của Hòa thượng Thích Giác Tâm, sư phụ Chua Buu Minh Biển Hồ “Tình yêu quê hương đất nước đích thực, mới viết được như thế. Cảm ơn tác giả” Bài viết này đăng chung tại đây với “Tết Việt Nam và Trung Quốc” luận văn của tác giả Trần Tự Đồng, chuyên ngành song ngữ Anh Việt, với sự hướng dẫn của TS Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Bí Mật Của Tết Việt
Nguyễn Quang Thiều

Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp… và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ”kế hoạch” cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

Những sự kiện văn hóa được sinh ra từ đời sống tinh thần của con người và những sự kiện văn hóa ấy quay lại làm nên đời sống tinh thần của con người. Tết chỉ diễn ra trong mấy ngày nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Tết không phải đơn giản là sự kết thúc một vòng thời gian tính theo năm mà như là một tiếng lay gọi làm cho con người thức tỉnh bao điều. Và tôi nghĩ, Tết chứa đựng trong nó những bí mật làm cho con người sống tốt đẹp hơn.

Bí mật thứ nhất: KHƠI MỞ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG

Mỗi năm, khi đến những ngày giáp Tết, là lúc lòng người dâng lên nỗi nhớ cố hương và những người thân yêu của mình. Người xa nhà mong trở về, người ở nhà mong người đi xa về. Trong thời gian suốt một năm, những ngày giáp Tết là những ngày nỗi nhớ thương ấy nhiều hơn tất cả những ngày khác.

Tôi từng gặp những người định cư ở nước ngoài trong những ngày giáp Tết mà họ không trở về cố hương mình được. Thời gian ấy đối với họ là khoảng thời gian mà ký ức họ ngập tràn những kỷ niệm về nơi họ sinh ra và lớn lên. Đó cũng chính là thời gian mà con người nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn nhiều nhất và da diết nhất.

Vào những ngày giáp Tết ở quê tôi, những gia đình có người thân đi làm ăn, học hành xa hoặc lấy chồng, lấy vợ ở xa đều mong ngóng họ trở về. Vào đêm giao thừa, những gia đình ấy vẫn mở cửa ngõ và lắng nghe tiếng chân ai đó vào ngõ. Có thể những ngày khác trong năm họ bận công việc, học hành… mà ít nhớ về cố hương.

Và cũng có thể có người bỏ quê ra đi vì nhiều lý do không có ý định trở về, nhưng khi Tết đến, lòng họ bỗng đổi thay. Lúc đó, tiếng gọi của cố hương, của những người thân yêu vang lên trong lòng họ hơn lúc nào hết. Và chính vậy mà có những người khi đã già thì tìm cách trở về cố hương.

Không ít những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài mấy chục năm cuối cùng đã trở về để được sống và được chết trên mảnh đất cố hương mình. Khoảng thời gian kỳ diệu của những ngày giáp Tết đã chứa đựng trong đó những bí mật có khả năng đánh thức sự lãng quên của con người.

Bí mật thứ hai: KẾT NỐI VỚI QUÁ KHỨ

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, hầu hết ở các làng quê, những người sống khăn áo chỉnh tề ra phần mộ của những người thân yêu đã khuất thắp hương và mời người đã khuất trở về ăn Tết cùng gia đình.

Có một sự thật là, trong cái thời khắc thiêng liêng đứng trước phần mộ của những người thân yêu trong ngày cuối năm gió lạnh, những người sống cảm thấy được hơi thở, giọng nói và nhìn thấy gương mặt của những người đã khuất.

Ngày cuối cùng ấy của năm cũ, một không khí lạ lùng bao phủ con đường từ nghĩa trang trên cánh đồng chạy về làng và bao phủ trong những ngôi nhà. Những mất mát, những thương đau và nhớ nhung những người thân yêu đã khuất như vụt tan biến. Những người sống cảm thấy ngôi nhà của họ ấm áp hơn.

Cái ngày cuối cùng của năm cũ ấy như mở ra một cánh cửa vô hình để những người sống và những người đã khuất gặp nhau cho dù chỉ ở trong cảm giác và cảm xúc. Nhưng những điều đó cho dù mơ hồ vẫn là một phần quan trọng trong đời sống của con người. Nó làm cho con người dâng lên tình yêu thương, lòng ơn kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ…

Và như một sự vô tình, không khí của ngày cuối cùng năm cũ ấy gieo vào lòng người sống những hạt giống của tình yêu thương và kết nối họ với quá khứ.

Bí mật thứ ba: SỰ BỀN VỮNG CỦA GIA ĐÌNH

Ai cũng có một gia đình. Và không ít gia đình hiện nay do xã hội thay đổi và do nhiều lý do của đời sống mà các thành viên trong gia đình sống tản mạn ở nhiều nơi khác nhau. Có không ít gia đình chẳng bao giờ có một ngày sum họp đầy đủ các thành viên của mình.

Đôi khi, với lý do này, lý do khác mà ông bà, cha mẹ, anh em, dâu rể, con cháu trong một gia đình không có dịp sum vầy với nhau. Nhưng Tết là dịp duy nhất với lý do hợp lý nhất để mọi người bỏ hết công việc sum họp với nhau.

Khi mẹ tôi còn sống, mẹ tôi mong Tết. Bà mong Tết không phải là mong như tôi từng mong Tết đến hồi còn nhỏ cho dù Tết đến mẹ tôi phải lo lắng nhiều thứ. Mẹ tôi mong Tết để những đứa con của bà có ít nhất một ngày quây quần bên bà như khi chúng còn nhỏ.

Cho dù khi tôi đã có tuổi, nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi có một ngày anh chị em cùng con cháu trở về làng và được ngồi ăn một bữa cơm bên cha mẹ trong ngôi nhà chúng tôi đã lớn lên. Khi cha mẹ mất đi, nhiều người mới nhận ra sự mất mát to lớn không gì bù đắp nổi.

Một hiện thực mà hầu như ai cũng nhận ra là đời sống hiện đại đã và đang xé một gia đình truyền thống ra từng mảnh. Và như vậy, tính bền vững của một gia đình sẽ bị lung lay. Hàng năm vào những ngày giáp Tết, tôi thích ngắm nhìn những người khăn gói về quê ăn Tết.

Không có gì quyến rũ họ ngoài việc họ được trở về nhà mình và sum họp với ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm. Hình ảnh ấy luôn làm tôi xúc động.

Nhưng càng ngày càng nhiều hơn những người không muốn về quê ăn Tết hay ở nhà ăn Tết với gia đình. Có những người còn trẻ tranh thủ dịp Tết đi du lịch. Họ rời gia đình khi bắt đầu được nghỉ Tết và chỉ trở về để hôm sau bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của năm mới.

Họ có cách nhìn và có quyền của họ. Nhưng tôi thấy tiếc cho họ khi họ không cùng ở nhà với cha mẹ mình chuẩn bị đón Tết. Bởi lúc đó, thời tiết và không khí đang lan tỏa những gì ấm áp và thiêng liêng nhất trong chu kỳ thời gian của một năm mà sau đó họ không thể tìm lại được cho tới một năm sau.

Sự lan tỏa ấy sẽ bồi đắp tâm hồn con người những những lớp “phù sa” màu mỡ của những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần con người.

Nếu muốn nói với những người trẻ một điều thì tôi sẽ nói: Hãy ở với ông bà, cha mẹ mình trong ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới để đón nhận một điều gì đó cho dù các bạn chưa nhận ra rõ rồi sau đó có thể lên đường… du lịch.

Bí mật thứ tư: SỰ HÀN GẮN

Có những rạn vỡ giữa người này người kia mà một hoặc cả hai người không có cơ hội để gặp nhau và nói một lời xin lỗi hay chia sẻ và xóa đi những hiềm khích, mâu thuẫn trước đó. Nhưng khi Tết đến, họ nhận ra đó là cơ hội tốt nhất cho họ.

Thường khi bước sang năm mới, người ta cho phép quên đi, bỏ qua những phiền lụy, những sai lầm trong năm cũ của chính cá nhân mình. Có một bí mật nào đấy của năm mới đã ban cho con người khả năng chia sẻ và tha thứ.

Bí mật ấy nằm trong những cơn mưa xuân ấm áp bay về, trong sự thao thức của lòng người chờ đợi, trong sự thiêng liêng của hương nến trên ban thờ mỗi gia đình, trong sự chào hỏi ân tình của mọi người khi gặp nhau, trong giờ phút thiêng liêng của sự chuyển mùa, trong sự tưởng nhớ những người thân yêu đã khuất…

Tất cả những điều đó đã làm lòng người rạo rực và đổi thay. Có những gia đình mà anh em mâu thuẫn với nhau rồi cứ giữ sự im lặng lạnh giá ấy ngày này qua ngày khác. Nhưng khi họ cùng nhau ngồi xuống bên mâm cơm tất niên cùng chạm chén rượu, cùng mời cha mẹ ăn cơm thì mọi chuyện bắt đầu tan đi.

Trước kia, cứ vào những ngày cuối năm, những người làng tôi có chuyện xích mích hay sai trái với ai đó thường mang một quả bưởi, một nải chuối, một cặp bánh chưng hay dăm cặp bánh mật đến nhà người mà mình có xích mích hoặc có lỗi, xin được thắp nén hương thơm trên ban thờ tổ tiên người đó và nói lời thanh minh hoặc xin lỗi. Và như có phép lạ, sự xích mích, sai trái bám theo họ đằng đẵng cả một năm trời bỗng rời bỏ họ.

Người được xin lỗi cũng nhận ra rằng: chính thời khắc thiêng liêng ấy của đất trời và của lòng người đã làm cho người có lỗi thành thật. Và khi lòng thành thật của người có lỗi được mở ra thì sự tha thứ cũng mở ra theo.

Bí mật thứ năm: NIỀM HY VỌNG

Cuộc sống có biết bao thăng trầm. Trong chúng ta ai cũng có những năm nhiều nỗi buồn, ít may mắn. Nhưng ai cũng có một niềm tin rằng, ngày mai mọi điều sẽ tốt đẹp hơn, năm mới mọi điều sẽ may mắn hơn. Không ít người gặp những năm vận hạn thường tự động viên chính mình bằng một ý nghĩ: “Năm cũ sẽ qua đi, năm mới sẽ đến. Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn”.

Đấy là một nguyện ước, đấy là một niềm tin. Nếu không có niềm tin ấy và nguyện ước ấy, không ít người sẽ bị những nỗi buồn, đau đớn và kém may mắn dìm xuống vực sâu của sự thất vọng. Trong suốt một năm, có người có thể sống triền miên trong buồn bã, bỏ mặc nhà cửa.

Nhưng rồi đến một ngày giáp Tết, họ đã đứng dậy, dọn dẹp nhà cửa với một niềm tin những điều tốt đẹp đang về với họ. Cũng trong dịp năm mới, mỗi người đều nhận được những lời chúc mừng tốt đẹp nhiều nhất trong một năm. Cho dù thế nào thì những lời chúc ấy cũng làm cho lòng người ấm lại và hy vọng vào một điều tốt đẹp phía trước.

Những gì mà tổ tiên đã làm ra và để lại cho chúng ta như những lễ hội, những ngôi chùa… là để lại một lời nhắc, một tiếng gọi thức tỉnh chúng ta trong cuộc sống. Không thể nói lễ hội hay chùa chiền là phiền lụy, là tốn kém… mà bởi con người đã lợi dụng những vẻ đẹp văn hóa ấy cho lợi ích cá nhân mình.

Lúc này, tôi như thấy những ngọn gió thay mùa ấm áp, những cơn mưa xuân nồng nàn đang trở về và những cành đào ủ kín những chùm hoa chuẩn bị mở ra đều chứa trong đó những bí mật giản dị nhưng kỳ diệu cho đời sống con người.

Nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU
Ảnh: Hoa mai chùa Bửu Minh, mùa xuân năm Nhâm Dần – 2022

Tết Việt Nam và Trung Quốc
节越南和中
Tết Vietnam and China
摘要

英越双语专业学生陈雨桐的论文研究题目是对比中国春节和越南春节的异同,导师是胡志明市国家大学人文社科大学,中国语文系的讲师黄素源。春节是中国和越南共有的,最为重要的传统节日,无论是节日名称、时间或是节俗,都有很多的相似之处,但随着时间的变迁,节俗各具本国家的特色。通过比较其春节习俗的异同,以挖掘其中蕴含的共同心理和信仰观念,它可以让我们从侧面了解一个国家的历史文化,也能促进两国之间的友好交流。

关键词:对比春节习俗;中国;越南;

Tóm tắt
Tết Việt Nam và Trung Quốc
là đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Đồng  雨  桐  chuyên ngành song ngữ Anh Việt, Giáo viên hướng dẫn là TS. Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam và Trung Quốc. Tết Nguyên Đán quan hệ chặt chẽ với Tiết Lập Xuân trong 24 tiết khí lịch nhà nông. Tiết Lập Xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết vũ thủy bắt đầu. Ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu mùa xuân ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác gần khu vực xích đạoBắc Bán cầu Trái Đất. Tết Nguyên Đán bất luận là tên gọi, thời gian hay là tập tục của Việt Nam và Trung Quốc đều có nhiều điểm giống nhau. Nhưng do không gian và thời gian biến đổi, nên mỗi nước đều tự tạo ra cho mình những nét đặc sắc riêng, từ đó tập tục Tết Nguyên Đán của hai nước có nhiều điểm khác nhau. Thông qua việc so sánh đặc điểm giống, khác nhau giữa Tết Nguyên Đán của hai nước và tìm hiểu tư tưởng, quan niệm tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về nền văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu thân thiện giữa hai quốc gia.
Từ khóa: Tết Nguyên Đán Việt NamTrung Quốc  

Abstract
Lunar New Year Vietnam and China. The consuetudinary comparison of The Spring Festival between Vietnam and China is the title of this thesis, conducted by Chen Yu tong, who major in bilingual language, English and Vietnamese. My advisor is Hoang To Nguyen, who is a lecture of Chinese Language at the University of Humanities and Social Science in Ho Chi Minh City. The Spring Festival is the most important traditional holiday both for Vietnam and China. Lunar New Year is closely related with Tiet Lap Xuan in 24 periods of farming calendar. Tiet Lap Xuan is the period starting from about 4 or 5 February at the end of the Korean period and ending around 18 or 19 February in the Gregorian calendar according to the East Asian time zones when the weather started. Spring day is considered the beginning of spring in Vietnam, China and some other countries near the equatorial region in the Northern Hemisphere. Lunar New Year regardless of the name, time or customs of Vietnam and China have many similarities. But due to the changing space and time, each country has created its own unique characteristics, so there are many differences between the two lunar customs. So according to compare with the same and different customs of the Spring Festival between China and Vietnam, it can be dag out the same attributes and believes, learned more history and culture of other country, and develops the communication of two countries.

Key words: Lunar New Year Vietnam and China; the consuetudinary comparison of The Spring Festival between China and Vietnam

Tết Việt Nam và Trung Quốc
MỤC LỤC  

Chương 1 Mở đầu  

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

1.2 Mục tiêu đề tài

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Chương 2 Tết Nguyên Đán Trung Quốc  

2.1 Nguồn gốc Tết Nguyên Đán Trung Quốc 

2.2 Phong tục Tết Nguyên Đán Trung Quốc   

Chương 3 Tết Nguyên Đán Việt Nam

3.1 Nguồn gốc Tết Nguyên Đán Việt Nam

3.2 Phong tục Tết Nguyên Đán Việt Nam

3.2.1 Tảo mộ gia tiên cuối năm (từ mồng 1 tháng Chạp âm lịch)
3.2.2 Tảo mai dọn nhà đón Tết (từ 17 tháng Chạp âm lịch) 
3.2.3 Tiễn ông Táo về trời (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch)
3.2.4 Tất niên, Giao thừa (Đêm cuổi năm, giờ khởi đầu năm mới)   
3.2.5 Tân niên, Tết đoàn viên (Mồng 1 Tết Cha mồng 2 Tết Mẹ mồng 3 Tết Thầy) 
3.2.6 Xông đất; Chúc Tết; Mừng tuổi; Thăm viếng du lịch Tết

3.2.7 Hóa vàng (tiễn ông bà về Trời mồng 4), Khai hạ (mồng 7)
3.2.8 Mâm ngũ quả; ẩm thực Tết; cây, hoa, tranh, câu đối Tết
3.2.9 Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡngTết; Thi ca Rằm Nguyên tiêu     

Chương 4 Sự giống nhau Tết Nguyên Đán Trung QuốcViệt Nam

4.1 Nguồn gốc Tết Nguyên Đán Trung QuốcViệt Nam

4.2 Phong tục Tết Nguyên Đán Trung QuốcViệt Nam  

Chương 5 Sự khác nhau Tết Nguyên Đán Trung QuốcViệt Nam

5.1 Nguồn gốc Tết Nguyên Đán Trung QuốcViệt Nam

5.2 Phong tục Tết Nguyên Đán Trung QuốcViệt Nam 

Chương 6 Tài liệu tham khảo
Tết Nguyên Đán
Đảo phụ 贴倒福 中国结
Hữu Ngọc 2006, Ăn Tết Thủ đô, nhớ món Cố đô Trong sách: Lãng du trong văn hóa Việt Nam, trang 116-120; Huu Ngoc 2010, Festivities and games (p. 223- 248) Here comes Tết, the Lunar New Year. In book: Wandering through Vietnamese culture/Huu ngoc-H The gioi , 2010, 1256 p.

Trà Tì Bánh Và Hoa

Nhớ Thầy Nguyễn Quang Thạch (*)
Trà Tì bánh và hoa
Chung sức trên đường xuân
Văn chương ngọc cho đời

Em dạy Cây Lương Thực
Hoàng Long nối nghiệp cha
Bởi chén cơm hạt Ngọc
Ăn uống là tinh hoa

Nén hương lòng kính nhớ
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Biết ơn Thầy đường xuân
Từ Hiếu với người hiền

(*) Cảm ơn thầy Nguyễn Lân Dũng chuyển thông tin của cô Nguyễn Thị Phương Diệp (vợ thầy Nguyễn Quang Thạch) và các con cháu, báo tang : Giáo sư tiến sĩ Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Thạch sinh năm 1943, chỗ ở số nhà 38 ngõ 121 phố Sài Đồng quận Long Biên Hà Nội đã mất vào hồi 12 giờ 22 phút ngày 27 tháng 1 năm 2023 (tức ngày 6 tháng 1 năm Quý Mão) thọ 81 tuổi Lễ viếng vào hồi 13 giờ ngày 1 tháng 2 năm 2023 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang vào 14 giờ ngày 1 tháng 2 năm 2023 Hỏa Táng tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ Văn Điển. Cảm ơn bạn Vương Xuân Nguyên bài viết Nhớ mãi kỷ niệm với GS.NGND Nguyễn Quang Thạch https://vanhoavaphattrien.vn/nho-mai-ky-niem-voi-gsngnd…

Nhớ mãi kỷ niệm với GS.NGND Nguyễn Quang Thạch
Vương Xuân Nguyên Báo Văn hóa Phát triển 28/01/2023 08:45

Thật bàng hoàng nghe tin từ PGS.TS Đặng Văn Đông thông tin GS.NGND Nguyễn Quang Thạch vừa đột ngột ra đi về với cõi người Hiền. Từ Hương Khê (Hà Tĩnh), em bồi hồi nhớ lại bao kỷ niệm đẹp được vinh dự cùng thầy gắn bó với lĩnh vực Sinh Vật Cảnh và Phát triển Nông thôn từ năm 2002.

Ngay sau khi ra trường, chúng tôi cùng một nhóm kỹ sư trẻ cùng về công tác tại Trung ương Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam. Một trong những công việc đầu tiên mà chúng tôi được giao khi đó là cùng các nhà khoa học (cả tự nhiên và xã hội) thu thập tài liệu và đề xuất nhiệm vụ xây dựng Bảo tàng Sinh Vật Cảnh Việt Nam và đề án phát triển hoa cây cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái theo tinh thần chỉ đạo và gợi ý của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với Hội. 

a38b8053-bb47-4629-b925-8f512bd9d5fe-1674861109.jpeg
GS.NGND Nguyễn Quang Thạch

Nhờ đó chúng tôi có cơ hội được gần gũi với các nhà khoa học tâm huyết gắn bó với Hội lâu năm như: GS. Vũ Khiêu, GS Nguyễn Đức Bình, GS.VS Nguyễn Duy Quý, GS. TS Nguyễn Quang Thạch, GS.TS Ngô Quang Đê, TS. Phạm Thanh Hải, GS.TSKH Trần Duy Quý, TS. Đặng Văn Đông…

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, người mà chúng tôi gắn bó nhiều nhất là GS.TS Nguyễn Quang Thạch.  Chính thầy là người sớm đặt ra vấn đề “Việt Nam phải phấn đấu trở thành một trung tâm xuất khẩu hoa cây cảnh lớn của khu vực và thế giới trong tương lai”.

Nhớ tháng 5 năm 2004, khi được giao chuẩn bị dự thảo báo cáo Thủ tướng Phan Văn Khải về một số hoạt động Sinh Vật Cảnh có đóng góp nổi bật cho ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chúng tôi đã làm việc và nhờ GS Nguyễn Quang Thạch hướng dẫn, trực tiếp cung cấp nhiều tài liệu có liên quan.

Thầy nhiều lần phân tích, Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)…là những nhà kính tự nhiên khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, cùng với những làng nghề trồng hoa cây cảnh truyền thống lâu năm đã cho chúng ta những điều kiện vô cùng thuận lợi đề phát triển thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu hoa cây cảnh lớn của khu vực và thế giới. 

Nhớ tại Hội nghị kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam vào ngày 9/5/2004, GS.TS Nguyễn Quang Thạch với tư cách một nhà khoa học đã có bài phát biểu tham luận về vấn đề trên và trực tiếp kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ nhiều vấn đề mà đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự của mục tiêu phát triển đất nước nhanh, mạnh và bền vững. 

“Với tư cách là một nhà khoa học gắn bó nhiều năm với Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, tôi kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm khởi động chương trình phát triển hoa cây cảnh gắn với định hướng xuất khẩu và làm giàu cho nông dân. Chỉ có như vậy sau 20 năm nữa chúng ta mới hy vọng trở thành một cường quốc sản xuất hoa cây cảnh của khu vực và thế giới…”, GS. TS Nguyễn Quang Thạch chia sẻ tại Hội nghị. 

Từ những ý kiến tâm huyết của những nhà khoa học như GS.TS Nguyễn Quang Thạch và kết quả hoạt động thực tiễn của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, tại Hội nghị nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho phép tổ chức Lễ hội Hoa Đà Lạt thường niên để xây dựng và quảng bá thương hiệu hoa cây cảnh của Việt Nam với thế giới, đồng thời khởi động chương trình phát triển sinh vật cảnh (trọng tâm là hoa, cây cảnh, cá cảnh) trở thành ngành kinh tế sinh thái có đóng góp tích cực cho chuyển đổi cơ câu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp và cơ cấu lao động trong phát triển nông thôn

Hay tại Hội thảo khoa học quốc gia “Bác Hồ với thiên nhiên và Sinh Vật Cảnh” được tổ chức vào ngày 18/5/2010 tại Nghệ An, GS.TS Nguyễn Quang Thạch đã có bài phân tích về giá trị văn hoá, lịch sử và khoa học từ hệ sinh thái tại nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Qua đó, giúp cho chúng ta thấy rõ hơn giá trị nhiều mặt từ phong trào Tết Trồng cây do Bác Hồ phát động, cũng như tư tưởng của Người về phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở nước ta. 

Còn đó những tiếng nói gan ruột của GS.TS Nguyễn Quang Thạch về những vấn đề khoa học có liên quan tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành Sinh Vật Cảnh và những lời dạy cho bao thế hệ học trò của thầy. Cũng như những trăn trở của ông về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa “cởi trói” cho phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân làm giàu trên chính quê hương của mình.

Riêng trong lịch sử gần 35 năm hình thành và phát triển của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam ghi nhận sự chuyển đổi từ một thú chơi nhân văn tao nhã sang manh nha một ngành kinh tế sinh thái giàu tiềm năng. Thực tế đến nay, Sinh Vật Cảnh đã trở thành một trong 07 nhóm ngành phát triển nông thôn, một trong 06 nhóm sản phẩm tiềm năng công nhận sản phẩm OCOP; Nhóm ngành rau, hoa, quả là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực những năm qua của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Để có được những thành công to lớn đó, không thể không nhắc đến những cống hiến thầm lặng bền bỉ của những nhà khoa học chân chính, nhiệt huyết, trí tuệ như GS.TS Nguyễn Quang Thạch. 
 
Với cá nhân người viết bài này, vô cùng biết ơn sự giúp đỡ ân cần chỉ bảo tận tình của GS.TS Nguyễn Quang Thạch trong hơn 20 năm gắn bó với thầy. Nhắc đến thầy Thạch là nhắc đến một phong thái điềm tĩnh, luôn mềm mỏng nhưng đầy sức thuyết phục bởi những suy luận khoa học biện chứng, giọng nói nhẹ nhàng truyền cảm, ấm áp nghĩa tình.

Sau Hội thảo Phát triển Hoa cây cảnh gắn với xây dựng Nông thôn mới và Đô thị văn minh được tổ chức vào ngày 21/4/2021, GS.TS Nguyễn Quang Thạch đã nhắn tin động viên tôi: “Thầy và nhiều người biết Nguyên rất tâm huyết với lĩnh vực Sinh Vật Cảnh. Thầy hoàn toàn ủng hộ những bài viết của em gần đây đã kịp thời cảnh báo giúp người dân tránh vướng vào những lình xình dẫn tới tiền mất tật mang, gia đình tan vỡ. Em cần viết thành tài liệu cảnh báo, cũng như những đề xuất cụ thể để thúc đẩy ngành Sinh Vật Cảnh phát triển lành mạnh với tư cách một ngành làm giàu chân chính cho người dân…”.

Nhớ nhất là chuyến đi thăm trang trại, mô hình thực nghiệm khoa học của thầy tại huyện Ba Vì vào năm 2010 của gia đình em cùng thầy cô và vợ chồng TS. Tạ Quang Ngọc. 

Hôm ấy, em trực tiếp lái xe chở vợ con đi đón thầy cô và vợ chồng TS. Tạ Quang Ngọc, nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản đi lên Ba Vì. 

Trong lúc cô tự tay vào bếp nấu cơm đãi khách, thầy say sưa giới thiệu những thành quả khoa học thực nghiệm của thầy và cộng sự trên mảnh đất rộng hơn héc-ta. Ở đó ẩn chứa những trăn trở cả đời của thầy về ngành sinh học, những nỗ lực không mệt mỏi liên quan đến phát triển giống cây trồng hướng đến một nền nông nghiệp sạch, và sản xuất hàng hoá hiện đại.

Bữa cơm đạm bạc giữa bạt ngàn cây trái hoà trong những câu chuyện tâm tình, những tiếng cười vui và cả những trăm trở về hướng phát triển lâu bền của đất nước để trở thành “Bếp ăn và Điểm đến hấp dẫn của khu vực và thế giới” giữa thầy cô với vợ chồng nguyên Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc và gia đình nhỏ của em mãi là những kỷ niệm đẹp, những ấn tượng không thể phải mờ sẽ còn theo mãi trong chúng em. 

Nghĩ về thầy, chúng em luôn trân quý và tự hào về một nhà khoa học Nông nghiệp chân chính suốt đời cống hiến cho khoa học, phụng sự Tổ quốc, đồng hành cùng Dân tộc. 
 

GS.NGND Nguyễn Quang Thạch sinh năm 1943, từng tu nghiệp tại Pháp và Đức. Thành viên Hội đồng khoa học Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Chủ tịch Hội Sinh lý thực vật Việt Nam; nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Lĩnh vực chuyên môn: Công nghệ sinh học, nông học. Thành tựu khoa học nổi bật: 4 nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế, hơn 100 nghiên cứu được công bố ở các tạp chí khoa học trong nước. Giải thưởng: Giải nhì Vifotec 2008 cho đề tài “Nghiên cứu làm chủ công nghệ khí canh và xây dựng mô hình công nghiệp sinh học sản xuất giống khoai tây, rau, hoa sạch bệnh” – công trình mở ra triển vọng mới cho việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, bền vững. Tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quang Thạch là 1 trong số những người Việt Nam đầu tiên tiếp cận chế phẩm sinh học EM. Ông được giao làm Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước  (1998 – 2000) nghiên cứu về thành phần và hiệu quả của chế phẩm EM và đề xuất sử dụng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định, EM gồm 5 nhóm vi sinh vật chủ yếu: Vi khuẩn Lactic, Vi khuẩn Bacillus, Vi khuẩn quang hợp, Nấm men và Nấm sợi. 

.

Đêm xuân tưới hoa hồng
Vương lộc trời may mắn
Bánh ngon kính lúp mỏng
Ngọc lành lưu thiên thanh.

Đêm thiêng đốm lửa nhỏ
Cá vàng ẩn giếng thơi
Hoa vô ưu may mắn
Mai vàng nhất điểm xuân

Thơ thiền Thích Nhất Hạnh
Từ Hiếu với người hiền
Cầu Hiểu tới cầu Thương
Sinh sinh sinh tử sinh

Nắng và thơ trên nắng
Thơ nơi từng dòng chữ
Nắng mới từng bước chân
Đêm thương lắng yêu thương.

(*) Lễ Trà Tỳ Thiền sư ngày 27 1 âm lịch thật chu đáo tuyệt vời
https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/01/29/tra-ti-banh-va-hoa/

Đêm thiêng đốm lửa nhỏ

Cá vàng ẩn giếng thơi

Hoa vô ưu may mắn

Mai vàng nhất điểm xuân

Nhớ thầy Nguyễn Văn Hiệu
Chuyện hiền không thể quên
Thầy tìm xuống góc khuất
Để đến gặp Hoàng Kim

“DONA – TECHNO tốt
Ở Long Khánh Đồng Nai
Xuân Bình gần Hưng Thịnh
Cậu hãy chung sức vào”

“Khu Xuân Đường Cẩm Mỹ
Ứng Dụng Công nghệ Cao
Hướng mới tìm hợp tác
Cậu nên góp sức vào”

“Thầy tầm nhìn rộng mở
Em chuyên ngành hẹp thôi”
Nay Thầy đi xa mãi
Em bâng khuâng trọn đời

Thời sầu riêng lên ngôi
Xen khoai ngon vàng tím
Lộc xuân tự tìm đến
Nhớ lời Thầy năm xưa …

Thiên hà trong vắt khuya
Chuyển mùa tự nhiên tỉnh
Phúc hậu bài học quý
Trí huệ vui thanh nhàn

https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/01/23/nho-thay-nguyen-van-hieu/

Vườn nhà buổi sáng xuân nay

THUNG DUNG VƯỜN CỔ TÍCH

Thung dung vườn cổ tích
Sớm Xuân thơ giữa lòng
Đường Xuân đời quên tuổi
Giấc mơ lành yêu thương

Hoàng Kim

#Thungdung https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lanh-yeu-thuong

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Bạch Ngọc Kim Hoàng

Gõ ban mai vào phím
Đường trần vui #annhiên
#ĐẹpvàHay học mãi
#Thungdung chơi chốn hiền

https://hoangkimlong.wordpress.com/ Vietnamese Cassava Today https://youtu.be/xNJ4i09MCsUhttps://cnm365.wordpress.com/

Một vị Vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về Sự Bình Yên. Nhiều họa sĩ đã cố công.

Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải Chọn lấy Một.

Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh.

Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ.

Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh Bình Yên thật hoàn hảo.

Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần lụi và lởm chởm đá.

Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm.

Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa. Thật chẳng Bình Yên chút nào!

Nhưng sau khi nhà Vua ngắm nhìn, ông phát hiện đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có Con Chim Mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít… Cảm Giác Bình Yên Thật Sự…

“Ta chấm bức tranh này!” nhà Vua công bố.

“Sự Bình Yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ.

Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong Phong Ba Bão Táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong trái tim mình.

Đó mới là ý nghĩa thực sự của Sự Bình Yên”.

(Sưu tầm)

BIẾT ĐI CẠNH NGƯỜI HIỀN

Có câu nói, bạn tiếp xúc nhiều với điều gì. Bạn sẽ trở nên giống điều đó.

Bạn làm điều gì đó hàng ngày. Điều đó lâu dần sẽ trở thành bạn.

Biết vậy nên học cách chọn lọc.

Cuộc đời mà, có mấy đâu. Để học hỏi, có dùng cả đời cũng không hết. Nên đừng lãng phí những phút giây của mình với những điều không đáng.

Đừng cố đi theo những người thô lỗ, những người lắt léo, chỉ vì tiền hay vì bất cứ điều gì.

Đi với những con người đó, trước sau gì đều không có hậu.

Bạn sinh ra ở đâu, bạn không được chọn. Nhưng xung quanh bạn là ai. Bạn được chọn.

Có chọn, hãy chọn điều lành. Đừng chọn điều ác. Có chọn, hãy chọn chân thành. Đừng chọn lợi ích.

Có như vậy, bạn mới đi được xa và lâu dài

Kim Hoàng Bạch Ngọc chúc mừng quý Thầy Cô
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cao-quy-tham-lang/

LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo (*) Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Ngày Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát thành Đạo
Tháng 6 Âm lịch có ngày 19-6 là ngày Ngọc Quan Âm

ĐỨC QUAN ÂM hóa thân là bất cứ ai có tâm từ bi và công hạnh vì lợi lạc của chúng sinh dù ở trong bất cứ hình hài con người hay phi nhân . Vì Đức Quan Âm chính là tâm Đại bi để cứu giúp chúng sinh, Ngài có thể thị hiện dưới nhiều hình hài khác nhau : từ các bậc Thầy, vị thánh, nữ thần, các loài chim, lừa, ngựa, voi… thậm chí cả các loài sâu bọ. Ngài không hề bị bó buộc hay ngần ngại bởi hình hài hay giới tính bên ngoài. Hồng danh “Avalokiteshvara” theo tiếng Phạn, “Chenrezig” theo tiếng Tạng, “Kuanyin” tiếng Trung, “Quán Âm” tiếng Việt đều có nghĩa là “BẬC ĐẠI BI RẤT TÔN QUÍ “.Chúng ta cần mở rộng trái tim để thấy và đón nhận được các công hạnh Đại bi vĩ đại của Ngài.

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
https://youtu.be/w21hkPfEA2M
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Mua thuan gio hoa cham bon dung

Ngat huong sen long long bong truc mai

THÀNH PHỐ CẦN THƠ QUÊ EM
Ngốc Phương Nam


Gần cả đời người sống ở Cần Thơ, chứng kiến biết bao thay đổi khi lang thang qua những con đường trong thành phố. Từ khi thành lập với tên thị xã Cần Thơ năm 1928, dân số lúc đó chỉ hơn 20 ngàn người, đến đầu thập niên 2020 dân số nội ô thành phố Cần Thơ đã gần 400 ngàn người. Thành phố phát triển, mở rộng, đông đúc và xô bồ xô bộn hơn. Những con đường đầu tiên mang những tên Tây như: Route de Quai (Lê Lợi), Delanoue (Phan Đình Phùng), Saintenoy (Ngô Quyền), Paulbert (Nguyễn An Ninh), Galliénie (Nguyễn Thái Học), Capitaine d’ Hers (Phan Thanh Giản) đều được đặt lại tên Việt vào giữa thập niên 1950 khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên chấp chánh. Biến thiên của thời cuộc kéo theo thay đổi mọi mặt của cuộc sống.

Nhìn lại 70 năm qua, thành phố Cần Thơ còn gì, mất gì, và được gì ? Rất khó đánh giá hết, trong bài viết nầy tác giả chỉ điểm sơ qua sự thay đổi diện mạo những con đường và một vài địa điểm nổi bật trong nội ô thành phố mà chúng ta có thể cảm nhận được. Niềm vui cho những người cố cựu sống ở Cần Thơ, cũng như những người xa xứ khi trở lại cố hương còn tìm thấy chút quen thuộc dấu xưa, là nhiều con đường lớn nằm trên các trục trung tâm thành phố còn được giữ nguyên tên qua bao nhiêu lớp sóng phế hưng: Hòa Bình, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngô Quyền, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo ….

Ngoài ra còn gần hai chục con đường nhỏ vẫn chưa bị mất tên: Lê Thánh Tôn, Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quốc Toản, Hải Thượng Lãn Ông, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Thủ Khoa Huân…. Đặc biệt có hai ông lớn phải sống chung với hai người bạn mới chạy song song với mình: Ông Nguyễn Thái Học cặp kè với ông Võ Văn Tần; Ông Nguyễn An Ninh đối diện với ông Châu Văn Liêm. Các tình huống nầy chấp nhận được, vì họ cũng xứng đôi kết bạn với nhau và các con đường cũ đã được mở rộng hơn, có dải phân cách phân chia rạch ròi. Chỉ buồn là công viên Cô Giang bị tách khỏi ông Nguyễn Thái Học, không biết trôi dạt nơi nào. Đáng tiếc nhất có lẽ là ông Lê Lợi bị chuyển đi chỗ khác (qua bên kia cầu Ninh Kiều ở khu mới mở trên cồn Cái Khế), nhường chỗ cho bậc tiền bối thượng thừa là Hai Bà Trưng.

Năm xưa khi nâng cấp và mở rộng bến Hàng Dương và đặt tên là bến Ninh Kiều ( nghị định của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng Hòa ngày 4/8/1958) người đặt tên có dụng ý là Bến Ninh Kiều sát bên đường Lê Lợi vì Ninh Kiều (còn gọi là Chúc Động) là nơi có trận thắng lớn của nghĩa quân Lam Sơn khi đánh quân Minh. Dầu hơi hụt hẩng nhưng cũng đành phải chịu thôi vì Hai Bà Trưng công đức quá lớn đứng chỗ nào mà chẳng đặng.

Trường hợp thứ hai làm cho ta có chút ngậm ngùi là ngài Lý Thái Tổ, người có công khai sáng một triều đại thịnh trị hơn hai trăm năm, với một quyết định vô cùng sáng suốt là dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, đã bị bốc hơi mất tiêu nhường tên đường cho 30/4. Đường nầy quá dài, đáng lẻ đoạn từ chỗ giáp với đường Hòa Bình đến cầu Tham Tướng của con đường cũ vẫn giữ tên Lý Thái Tổ, còn đường 30/4 thì bắt đầu từ ngã ba Tạ Thu Thâu chạy song với đường 3/2 đến cầu Đầu Sấu thì vuông tròn biết bao !

Bị mất tên nhiều nhất là những con đường mang tên các nhân vật thuộc hệ triều Nguyễn hay chế độ Việt Nam Cộng Hòa như: Tự Đức thành Lý Tự Trọng, Minh Mạng thành Đồng Khởi, Nguyễn Công Trứ thành Nguyễn Thị Minh Khai, Gia Long thành Tân Trào, Nguyễn Viết Thanh thành 3/2, Trịnh Tấn Truyện thành Ngô Hữu Hạnh, v.v… Môt vài cái tên xét về công cán và khí tiết rất đáng trân trọng cũng bị cuốn trôi theo dòng thế sự như: Hàm Nghi bị thay bởi Lý Thường Kiệt, Võ Thị Sáu lấy chỗ của Pasteur, Duy Tân thành Hoàng Văn Thụ … có lẽ trong giai đoạn việc luận công tội với lịch sử còn cực đoan, phiến diện, người ta đã xóa bỏ nhiều cái tên chưa hiểu rõ hoặc nghi ngờ?

Nhiều nơi trước kia chỉ có tên dân gian nay được chánh thức đặt tên như: Huê Viên thành Đề Thám, Lộ 20 (hay Kiến Quốc) thành Nguyễn Văn Cừ, lộ 19 thành Phạm Ngũ Lão. Nhiều con đường mới, tên mới, xuất hiện khi thành phố mở rộng như: Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Khéo, Trần Ngọc Quế, v.v…

Những ai hoài cổ chắc không thể nào quên những cái tên chỉ còn trong trí nhớ những người lớn tuổi, chúng biến mất vì nhu cầu phát triển, hay nhiều khi chỉ vì sự hoạch định vội vàng của con người. Trước tiên là những cây cầu: Cầu Xéo, ở bến sông cuối đường Phan Đình Phùng ngày xưa có cây cầu không bắc thẳng góc với bờ sông mà hơi xéo xéo nên gọi là Cầu Xéo; Cầu Sáu Thanh trên đường ra bến bắc ngày xưa, cầu nầy bắc ngang qua rạch Khai Luông, khoảng năm 1961 người ta dùng xáng thổi cát lên lấp con rạch khúc nầy, nối liền cồn Cái Khế với phần bên nầy của đường Thủ Khoa Nghĩa. Gọi là cầu Sáu Thanh vì nó ở cạnh nhà ông Sáu Thanh, chủ hảng xe đò Vạn Lợi nổi tiếng khắp miền Tây thời đó; Cầu Tham Tướng bắc qua rạch Tham Tướng ở đầu đường Lý Thái Tổ, cầu nầy nay đã được thay thế bằng cống lớn, qua khỏi cống ngày nay là chợ Xuân Khánh, Tham Tướng là chức quan võ triều Nguyễn phong cho Mạc Tử Sanh (con của Mạc Thiên Tích, tổng trấn Hà Tiên), tương truyền là Mạc Tử Sanh bị quân Tây Sơn giết ở đây (nhưng sau nầy người ta đã chứng minh là Mạc Tử Sanh chết ở Hà Tiên); Cầu Rạch Bần bắc ngang qua Rạch Bần trên đường Tạ Thu Thâu (cuối Rạch Tham Tướng quẹo trái là tới Rạch Bần), đường Tạ Thu Thâu nay là đường Mậu Thân, cầu nầy cũng được thay thế bằng cống lớn; Cầu Củi ở cuối hẻm 38 đường Nguyễn Trãi, đây là cầu bên bờ rạch Khai Luông, nơi các ghe chở củi cung cấp cho nội ô thành phố Cần Thơ ngày xưa cặp bến để dở củi lên, ngày nay trong hẻm nầy còn một chợ chồm hổm mang tên chợ Cầu Củi; Cầu Dừa trong hẻm 73 đường Nguyễn Trãi, gọi thế là vì ngày xưa có con rạch nhỏ được bắc ngang bằng một cây dừa, bây giờ rạch đã bị lấp nên cầu cũng không còn, nhưng hẻm 73 thường được những người già gần đó gọi là hẻm Cầu Dừa.

Nhiều bến xe cũng mất dấu vết theo thời gian. Đầu tiên là bến xe ngựa trên đường Ngô Quyền (khúc gần cột đèn ba ngọn), từ đầu thập niên 1960 xe lôi phát triển mạnh nên xe ngựa lần lần lui vào bóng tối rồi biến mất. Tiếp theo là bến xe Nguyễn An Ninh (còn gọi là bến xe bả đậu vì đường Nguyễn An Ninh lúc đó có hàng cây bả đậu trồng dài theo lề đường tới tận bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa), xưa kia có cả những xe đò lớn chạy Sài Gòn, Cần Thơ, An Xuyên như Đức Hiệp, Đại Đồng …đậu tại đây, rồi khi Bến Xe Mới ở ngã tư Nguyễn Trãi-Hùng Vương được mở ra khoảng giữa thập niên 1960, thì xe lớn dời bến ra đó, bến nầy chỉ còn lại vài chiếc xe nhỏ chạy nội tỉnh Phong Dinh (như Phong Điền, Rạch Gòi,v.v.) và nhiều nhất là xe Lam chạy trong nội ô thành phố Cần Thơ từ bến Bắc tới tận Cái Răng (theo đường Mạc Tử Sanh, ngang khu I Đại Học Cần Thơ), cũng có xe chạy xa hơn tận Ô Môn hay Cái Tắc. Một thời gian sau 1975, có lúc bến xe nội tỉnh được dời về khu đất gần tháp nước cạnh vườn ươm cây trên đường Mạc Tử Sanh, rồi khi một Bến Xe Mới khác lớn hơn được mở trên đường 91 B thì tất cả xe đều dời về đây, bến xe Hùng Vương cũng bị dẹp luôn. Và từ năm 2016 thì bến xe Cần Thơ lại dời qua bên kia cầu Hưng Lợi trên quốc lộ 1, ngay đọan đường dẫn lên cầu Cần Thơ.

Theo thời gian, vì đất chật người đông nên thành phố Cần Thơ phải mở rộng không ngừng. Bến Ninh Kiều tăng diện tích nhờ lấn sông và được tân trang lại bề thế hơn; nhiều cây cầu mới xuất hiện. Đáng kể nhất là cầu Cần Thơ thay những chuyến Bắc nối hai bờ sông Hậu được đưa vào hoạt động từ 2010, cầu Quang Trung, cầu Hưng Lợi, cầu Trần Hoàng Na (đang xây) nối hai bờ sông Cần Thơ. Trong nội ô có cầu Ninh Kiều và cầu Đi Bộ bắc qua rạch Khai Luông, nối cồn Cái Khế với trung tâm TP. Đặc biệt rạch Khai Luông đoạn từ vàm rạch Cái Khế qua công xi heo đến cầu Sáu Thanh ngày xưa, nay đã bị lấp hoàn toàn để mở ra một khu chợ mới sầm uất là Trung Tâm Thương Mại Cái Khế. Điều ngoạn mục nhất là nội ô thành phố Cần Thơ ngày nay có hai hồ nước lớn vừa làm đẹp cảnh quan vừa góp phần chống ô nhiễm, đó là Hồ Xáng Thổi và Hồ Búng Xáng. Hồ Xáng Thổi ở trên đường Huỳnh Cương, từ cuối đường Hoàng Văn Thụ quẹo trái khoảng 500 m, xưa kia nó là hồ nước tạo ra do người ta thổi đất lên để đắp cao Khu Văn Hoá tức đường Lý Tự Trọng ngày nay. Trước đây nó được dân sống quanh hồ dùng làm nơi trồng rau muống, bây giờ được làm bờ kè nạo vét sạch sẽ, như một lá phổi xanh của thành phố Cần Thơ. Còn Hồ Búng Xáng là lá phổi thứ hai nhưng rộng hơn Hồ Xáng Thổi, mới được cải tạo xây kè vài năm nay, nằm ở cuối Rạch Ngỗng (Rạch Ngỗng là phần nối tiếp với phần cuối rạch Rạch Cái Khế) phía sau khu II Đại Học Cần Thơ (ngày xưa còn được gọi khu Cái Khế), nơi đây cũng là hồ nước tạo ra do lấy đất bồi đắp cho việc xây dựng khu Đại Học nầy.

Ở Cái Răng, cạnh cầu Cái Răng được xây lại cao rộng hơn, trước kia cũng có chợ trên sông, nhưng chủ yếu là cho kẻ mua người bán các hàng nông sản, ngày nay chợ nầy được tổ chức sắp xếp lại qui mô hơn để trở thành một điểm du lịch được gọi là chợ Nổi (floating market). Chợ Nổi Cái Răng được quảng bá như là một điểm độc đáo của văn minh sông nước miệt vườn, tuy nhiên vẫn còn nhiều luộm thuộm và phát triển chậm chạp. Hy vọng nó sẽ tồn tại lâu dài và mạnh mẽ hơn để thêm một điểm nhấn cho thành phố Cần Thơ.

Nếu tính từ giữa thập niên 1950 đến nay (gần 70 năm), thành phố Cần Thơ phát triển và mở rộng hơn rất nhiều, đó cũng là điều tất nhiên theo quy luật thời gian. Dân số từ khoảng 50 ngàn lên 200 ngàn năm 1975 và đến nay là 400 ngàn. Số đường sá nội ô cũng tăng gần gấp đôi kể cả chiều dài cùng gần như vậy.

Người già ngoảnh lại nhìn quá khứ thấy mất rất nhiều, những nơi mình đã đi qua, những cảnh quan in đậm trong ký ức thời thơ ấu chỉ còn lại rơi rớt đó đây vài dấu tích. Nhưng nói công bằng thành phố Cần Thơ cũng có nhiều cái được, nhiều thuận lợi hơn nhờ sự phát triển mang lại. Đường sá rộng rãi hơn, nhiều cầu mới được xây bề thế hơn, khi quy hoạch phát triển người ta cũng có chú ý đến bảo vệ môi trường, dầu vậy vẫn còn nhiều điều chưa được ổn. Đó là tình trạng ô nhiễm (nhất là các sông rạch) và ngập nước khi triều cường hoặc mưa lớn, còn nguyên nhân thì có vô số giải thích từ nhiều phía khác nhau. Mong sao mọi chuyện sẽ được khắc phục (dầu từ từ) và kềm chế để đừng trầm trọng hơn !

Vương Cao Biền (thầy dạy tiếng Anh của em ở cấp 3 An Thôn Trang) kể chuyện.

Ngốc Phương Nam nhắn tin.

Ngốc PhươngNam

Tư liệu quý về Cần Thơ quê em.

Hoàng Kim Bài viết mới trên CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimlong.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Lời hẹn tình quê
Bến Xưa
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Phú Tuệ duyên gặp Thầy

PHÚ TUỆ DUYÊN GẶP THẦY

Lên Việt Bắc điểm hẹn
Nhớ ải Lạng Chi Lăng
Người vịn trời chấp sói
Bên suối một nhành mai


Người lính già thời Bác
Về Việt Bắc nhớ Người
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Mai Hạc vầng trăng soi

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Tuệ Giác và Tâm Đức
Nghiên cứu Kinh Dược Sư
Hoa Đất thương lời hiền


Phú Tuệ duyên gặp Thầy

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phu-tue-duyen-gap-thay

NGHÊ VIỆT AM NGỌA VÂN
Hoàng Kim


Nghê Việt là linh vật rồng ẩn thuần Việt trong “chín đứa con của rồng” (Long sinh cửu tử) và được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần, đỉnh cao thời ba vua Trần Thái Tông Thánh Tông Nhân Tông, đặc biệt thời Trần Nhân Tông và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Đó là những kết quả, tư liệu và bằng chứng khoa học thu được qua quá trình điều tra, khảo sát của Nguyễn Vân Anh ở Viện Khảo cổ học, với tư cách là người trực tiếp tham gia cuộc điều tra nghiên cứu quần thể di tích Ngoạ Vân và Hồ Thiên, xã Bình Khê, Đông Triều Quảng Ninh.

Nửa đêm, ngày Mồng một tháng Mười một năm Mậu Thân (1308), sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”.

Nghê Việt là sáng tạo đỉnh cao văn hóa Việt.thời Trần Nhân Tông, là tư duy triết học cao vọi. Hiểu sách Nhàn đọc dấu câu có câu không ẩn hiện như tiềm long, theo thời mà biến hóa. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, nhưng khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam tác giả Huỳnh Thiệu Phong đã nhận xét: “Nghê” chính là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc“ Tôi có chút khảo luận về Yên tử Trần Nhân Tông gồm các ghi chú nhỏ (Notes) Ngọc Phương Nam; Lên non thiêng Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Hiểu sách nhàn đọc giấu; Lời dặn của Thánh Trần; Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ; Biết câu có câu không; Nghê Việt am Ngọa Vân … A Na bà chúa Ngọc, nay xin được lược khảo, giữ nguyên sự thật lịch sử chú giải, để hiến tặng bạn đọc. Nhớ Viên Minh Hoa Lúa Tổ Ráng Thích Phổ Tuệ https://youtu.be/w21hkPfEA2M

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

xem tiếp: Hoa Lúa giữa Đồng Xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan Nhớ Thầy Thích Phổ Tuệ https://youtu.be/e2B6aP6udNA Điều Kỳ Diệu lúc 3:40 Sáng https://youtu.be/jrvXCDZ8_ik

TUỆ GIÁC VÀ TÂM ĐỨC
Hoàng Kim

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Rằm Tháng Chín Mưa Giăng
Quá khuya Trăng lồng lộng
Hạc Vàng đón Sương Giáng


Thầy Phổ Tuệ về Trời
Trần Nhân Tông Việt Nam
Điều Kỳ Diệu lúc Sáng
Tỉnh Thức Cùng Tháng Năm


Luân Xa Vũ Trụ Mở
Người An Hòa Trăng Rằm

KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG
Hoàng Kim
“Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” “Càn khôn bỉ rồi lại thái. Nhật nguyệt hối rồi là minh”. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là đỉnh cao vọi của trí tuệ. Vua Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về đỉnh cao trong dãy núi Nham Biền thăm thẳm kia là gì thì được trả lời đó là Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân ấy và thiên tài ấy lưu dấu nơi đất Việt thật lạ lùng và sâu sắc thay. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-thai-tong-va-tran-quoc-tuan/

“Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Đó là lời vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự bậc nhất của thế giới lúc ấy, nhưng so đức độ với vua Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. Ngày 3 tháng 9 năm 1300 là ngày mất của Trần Quốc Tuấn, nhà thiên tài chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa ông vào hàng đại danh nhân nổi tiếng nhất của lịch sử Việt Nam. Nhưng thiên tài của Trần Quốc Tuấn không thể phát lộ tỏa sáng nếu không có minh quân đặc biệt hiếm có là vua Trần Thái Tông tiếp nối là vua Trần Thánh Tông và vua Phật Trần Nhân Tông. So với sự kiện sự biến Huyền Vũ môn, ngày 4 tháng 9 năm 626, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế nhà Đường. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông trước việc yêu thương của hai trẻ là Quốc Tuấn và Thiên Thành: Người con trai Quốc Tuấn thì dám lẻn vào cung Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết. Người con gái là công chúa Thiên Thành thì đã dám chọn cái chết mà trao thân cho người mình yêu ngay trước hôm vua Trần Thái Tông đã sắp làm đám cưới cho Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương một vị quan đầu triều. Tình yêu đó, khí phách đó thật lớn lao.

Vua Trần Thái Tông tiếc tài của Trần Quốc Tuấn nên quyết không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên cho hai người Thiên Thành và Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường tình và bao dung không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình. Câu chuyện ứng xử mau lẹ và tuyệt vời của vua Trần Thái Tông với lòng yêu thương và trí tuệ cao cả đã ứng xử đặc biệt kiệt xuất và chủ động tác thành hạnh phúc cho công chúa Thiên Thành và Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở là Đức Thánh Trần.

Chuyện lạ và hay hiếm thấy !

Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết nên kiệt tác quân sự chính trị kiệt xuất Binh thư Yếu lược, một trong hai tác phẩm quân sự cổ đại xuất sắc nhất Việt Nam từ trước đến nay (mời đọc Lời dặn lại của Đức Thánh Trần).

Trần Quốc Tuấn Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương là một trong mười nhà quân sự kiệt xuất nhất lịch sử Thế Giới và Việt Nam. Vương là nhà chính trị, nhà văn, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên – Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó.

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột là Thụy Bà công chúa [1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi của người cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3]

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý thuở ấy loạn cung đình đã vào đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng với họa diệt tộc Trần “tru di chín họ” nếu CHỌN LẦM NGƯỜI. Trần Thủ Độ đánh giá cao Trần Cảnh sau này là vua Trần thái Tông để quyết tâm thực hiện cuộc đổi họ trong lịch sử thực hiện chính biến cung đình. Sự kiện này xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Trớ trêu thay, Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào và rất nặng nề do Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh. Sự dòm ngó cướp ngôi của nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi âm ưu phế vua đoạt quyền trong khi giặc ngoài lăm le sát biên ải, chỉ chờ trong nước có biến là hành động. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính đã ép Trần Liễu là cha của Trần Quốc Tuấn phải nhường vợ Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy, cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết “. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, (em của Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt, nhưng cái chính là xử lý được thực việc chính danh của vua con là con của Lý hoàng hậu tránh được thảm họa tranh chấp cung đình. Việc làm thái thượng hoàng sau này thành điển lệ tốt của triều Trần

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ (Chùa cổ Thắng Nghiêm lưu nhiều dấu tích Trần Hưng Đạo mà sau này tôi may mắn được chứng kiến và giác ngộ . HK. Sau khi Trần Liễu gửi con, ông đã dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cãn buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết sạch và vua Thái Tông đã đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng vì đức độ và tài năng vượt bậc so trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng[5]. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng là để khuất tất việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu không bị người đời đàm tiếu.

Thật oái oăm sự lựa chọn sinh tử, công chúa Thiên Thành, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm, là con vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương, vị vương đầu triều. Vua đã nhận sính lễ, thông báo đến mọi đại thần và đã chuẩn bị tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa tại dinh thự của Nhân Đạo Vương. Đôi trai gái trẻ đã đồng lòng dâng hiến cho nhau và Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm về việc Quốc Tuấn Thiên Thành đồng lòng làm việc ấy. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5].Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình để làm liều, mấy ai thấu hiểu đó là phép biến Dịch của quy tắc “Chọn người” tin yêu mình trong thực tiễn trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người đó.

Tôi ghi thêm ngoại truyện về hai chuyện ‘quái’ có thật trong lịch sử để làm rõ hơn câu chuyện và bài học lịch sử của Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, với chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên và những trang binh thư kiệt tác muôn đời của nhân loại.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức’ có minh quân ấy và có lương tướng thiên tài ấy đã tỏa sáng và trao lại cho hậu thế muôn đời dân Việt một bài học lịch sử vô giá. ‘ KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG‘ minh quân lương tướng đồng lòng cố kết lòng dân thì mọi nguy khó đều vượt qua.

Đêm Yên Tử là đêm thiêng.

Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

 

Một ngày với Hernán Ceballos

MỘT NGÀY VỚI HERNAN CEBALLOS
Hoàng Kim

Những ảnh này ghi lại tình bạn của chúng ta tại vườn nhà bạn ở Colombia, và vườn nhà mình tại Việt Nam. Thiên nhiên trong lành, thung dung cùng với cỏ hoa, sớm ngày chủ nhật yêu thích tháng 5 năm 2003 (nhà bạn). Hernan và Kim trà sớm cũng một ngày trong năm 2003 (nhà mình); xem tiếp Một ngày với Hernán Ceballos; Chuyện hiền vui trăm năm; Đi để hiểu quê hương; Bảo tồn và phát triển sắn; Rượu và sắn ngày mới; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-ngay-voi-hernan-ceballos/

1

Một ngày với Hernan Ceballos

2

Chuyện hiền vui trăm năm

https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/article/view/1104/559

Article Sidebar

Ngày xuất bản: 26-02-2024

DOI: 10.52997/jad.1.01.2024

Trích dẫn

Nguyễn, M. T. T., Hoàng, L., Nguyễn, Đoan N. Q., & Hoàng, K. (2024). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm các giống sắn triển vọng KM568, KM539, KM537 tại tỉnh Phú Yên. Tạp Chí Nông nghiệp Và Phát triển 23 (1), 1-13.

Số tạp chí

Tập 23 – Số 1 (2024)

Chuyên mục

Nông học, Lâm Nghiệp

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên là quan trọng và cấp bách. Mục tiêu nhằm chọn tạo được giống sắn có năng suất tinh bột cao (vượt hơn đối chứng KM419 và KM94 tối thiểu 10%), kháng được sâu bệnh chính, điểm bệnh cấp 1 – 2 đối với bệnh khảm lá (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD). Phương pháp nghiên cứu thực hiện theo chuẩn của Chương trình sắn Việt Nam và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) về quy trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Kết quả đã tuyển chọn được ba giống sắn triển vọng KM568, KM539 và KM537. Giống sắn KM568 con lai của KM440 x (KM419 x KM539), có năng suất củ tươi 54 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,4% lúc 10 tháng sau trồng. Giống sắn KM539 là C39* chọn lọc của C39 nhập nội từ CIAT và có năng suất củ tươi 45,9 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 27,9%. Giống sắn KM537 là con lai của (KM419 x KM539) x KM440, có năng suất củ tươi 51,3 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,5%. Cả 3 giống này đều kháng bệnh CMD cấp 1,5 và kháng bệnh CWBD cấp 1. KM568, KM539 và KM537 lần lượt có 8 – 14 củ/bụi, 7 – 12 củ/bụi và 7 – 12 củ/bụi. Tất cả các giống này đều đạt kiểu hình cây lý tưởng, thịt củ trắng, cây thẳng, tán gọn, lóng ngắn và ít phân cành. Ngoài ra, chiều cao cây của KM568, KM539 và KM537 lần lượt là 2,3 – 2,7 m, 2,7 – 3,0 m và 2,5 – 2,9 m.

Từ khóa: DUS và VCU, Giống sắn, KM568, KM539, KM537

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations). (2022). FAOSTAT. Rome, Italy: FAO.

Hoang, K. (2003). Technology of cassava breeding. In Ngo, D. T., & Le, Q. H. (Eds.). Varietal technology of plant, animal and forestry (Vol. 2, 95-108). Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Hoang, K., Nguyen, B. V., Hoang, L., Nguyen, H. T., Ceballos, H., & Howeler, R. H. (2010). Current situation of cassava in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 8th Regional Workshop on A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit The Poor (100-112). Vientiane, Lao PDR: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the National Agriculture and Forestry Research Institute (NAFRI). Retrieved February 15, 2022, from http://ciat-library.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/A_new_future_for_Cassava_in_Asia_Its_use_a_food_freed_and_fuel_to_benefit_the_poor-compressed.pdf.

Hoang, K., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., & Howeler, R. H. (2011). Cassava conservation and sustainable development in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 9th Regional Workshop on Sustainable Cassava Production in Asia for Multiple Uses and for Multiple Markets (35-56). Guangxi, China: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the Chinese Cassava Agrotechnology Research System (CCARS). Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf.

Hoang, L., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., Hoang, K., Ishitani, M., & Howeler, R. H. (2014). Cassava in Vietnam: production and research; an overview. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of Asia Cassava Research Workshop (15). Ha Noi, Vietnam: ILCMB- CIAT-VAAS/AGI.

Howeler, R. H. (2011). Proceedings of the 9th regional workshop on sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets. Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Howeler, R. H., & Aye, T. M. (2014). Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice. Ha Noi, Vietnam: News Publishing House.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2022). Report on production situation and directing the prevention of harmful organisms on cassava. Gia Lai, Vietnam: MARD and People’s Committee of Gia Lai Province.

Nguyen, M. B. (2018). Research on cultural techniques to scatter harvest season for cassava in Dak Lak province (Unpublished doctoral dissertation). Tay Nguyen University, Dak Lak, Vietnam.

Nguyen, M. T. T. (2017). Study on the selection of high yielding cassava varieties and intensive cultivation techniques in Phu Yen province (Unpublished doctoral dissertation). University of Agriculture and Forestry, Hue University, Hue, Vietnam.

Nguyen, M. T. T., Hoang, L., Nguyen, D. N. Q., & Hoang, K. (2021). Phu Yen cassava solutions for sustainable development. Phu Yen, Vietnam: Phu Yen Provincial People’s Committee.

Nguyen, V. A., Le, T. N., Nguyen, H., Do, T. T., Nguyen, H. T., Pham, H. T. T., Nguyen, H. T., Seki, M., & Le, H. H. (2021). Characterization of some popular cassava varieties in Vietnam. Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 3(124), 1-17.

Tran, Q. N., Hoang, K., Vo, T. V., & Kawano, K. (1995). Selection results of the new cassava varieties KM60, KM94, KM95 and SM937-26. In Proceedings of Vietnam Agricultural Research Workshop. Lam Dong, Vietnam: Ministry of Agriculture and Rural Development.

VNA (Vietnam National Assembly). (2018). Law No. 31/2018/QH14 dated on November 19, 2018. Law on crop production. Retrieved May 24, 2022, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-Trong-trot-2018-336355.aspx.

VNFU (Central Vietnam Farmer’s Union). (2021). New rural magazine – Farmer’s scientist links take off together. Ho Chi Minh City, Vietnam: Youth Publishing House.

HỌC CÔNG BỐ QUỐC TẾ
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

dự giảng tập huấn ngày 28 tháng 6, 2022 Nền tảng về công bố quốc tế, Video bài giảng trực tuyến https://youtu.be/Yi32ULnuTKg VIE-ISSH Fundamentals of Fublishing; bấm vào đây để xem và tiếp nhận trực tiếp tài liệu PDF tiếng Việt; dự giảng tập huấn tiếp tục chiều ngày 29 tháng 6, 2022 Đạo đức công bố tác phẩm, Video bài giảng trực tuyến https://youtu.be/qu_GEOFPbrs VIE-ISSH Fundamentals of Fublishing; bấm vào trang tích hợp dưới đây để xem và tiếp nhận trực tiếp tài liệu PDF tiếng Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-cong-bo-quoc-te/

Kim Notes lắng ghi chú

Học Công bố Quốc tế
Việt Nam con đường xanh
Chuyển đổi số nông nghiệp
Giống sắn KM419 và KM440
Sự thật tốt hơn ngàn lời nói

Chuyên mục và tiêu điểm
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-cong-bo-quoc-te/

Kim nói với Hernan và Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng, điều kiện riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi chép của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-my-chuyen-khong-quen-15.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-phi-chuyen-khong-quen-142.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-my-chuyen-khong-quen-151.jpg
HK20

#CLTVN ANGKOR NỤ CƯỜI SUY NGẪM
Hoàng Kim


Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011 (ảnh Hoàng Kim #CLTVN).

Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất Việt Nam như KM419, KM440, KM140, KM985 được xác nhận hoặc đang là giống sán triển vọng thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình,  … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại  Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham …

Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam . Trước năm 2017 ước 90% diện tích sắn Campuchia là giống sắn KM419, KM440, KM414, KM325, KM140, KM98-5, KM98-1 và KM94 được bảo tồn và phát triển thân thiện từ nguồn gốc giống sắn Việt Nam.

Angkor nụ cười suy ngẫmMột đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim)

Căm pu chia đang vượt lên rất nhanh về Chuyển đổi số nông nghiệp sắn lúa Chọn giống sắn kháng CMD; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Bài học gì cho Việt Nam? Angkor nụ cười suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/#CLTVN

GIỐNG SÁN TỐT PHÚ YÊN
Các giống sắn mới triển vọng KM568, KM539, KM537, KM569 kết quả chọn tạo khảo nghiệm tại tỉnh Phú Yên https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san

Giống sắn HN1 (TMEB419) cây cao 3,2-3,5m võ củ nâu đỏ, kháng cao CMD và CWBD nhưng tinh bột thấp hơn KM440 và KM419

Giống sắn HN1 (TMEB419) võ củ nâu đỏ, cây cao 3,2-3,5m, kháng cao CMD và CWBD nhưng tinh bột thấp hơn KM440 và KM419

Giống sắn KM539 và KM537 cây thấp vỏ củ nâu đỏ và võ củ nâu xám

Phú Yên bảo tồn và phát triển sắn bền vững, câu chuyện hôi thảo sắn 2021 và một số thông tin mới cập nhật

PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Long, Nguyễn Nữ Quỳnh Đoan, Hoàng Kim

Tham luận trình bày tại Hội nghị Phú Yên 28 12 2021 “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản” và tại Hội nghị Phú Yên 31 12 2021 UBND tỉnh Phú Yên “Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025

Tỉnh Phú Yên xác định lúa mía sắn là ba cây trồng chủ lực, lợi thế đầu tư tái cơ cấu theo hướng gia tăng giá trị, sản xuất tập trung, quy mô lớn và bền vững, tầm nhìn đến năm 2030, là trọng điểm chuỗi giá trị về nông sản và nền tảng của an sinh, kinh tế, xã hội địa phương . Nhân dân Phú Yên và hệ thống chính trị xã hội đều năng động, hiệu quả, giỏi nghiên cứu ứng dụng phát triển. Thành tựu hoạt động khoa học và công nghệ 2016-2020 Phú Yên đã đạt được là khảo nghiệm, tuyển chọn và phát triển được giống sắn chủ lực KM419, giống sắn phổ biến KM440, mô hình canh tác sắn thích hợp bền vững, đồng hành với việc chọn tạo và phát triển giống lúa siêu xanh GSR65, giống lúa siêu xanh GSR90 phẩm chất ngon, năng suất cao, thích ứng biến đổi khí hậu. Định hướng phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025, tỉnh Phú Yên đã lựa chọn giải pháp bảo tồn và phát triển sắn thích hợp bền vững. Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/catrgory/bao-ton-va-phat-trien-san

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là peru-machu-picchu.jpg

Bạn hỏi tôi: Bạn ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi đến nay ấn tượng nhất vẫn là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời, thực sự là một kho báu vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời  “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” [1] là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m [2] trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam.

Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về  đất nước, con người, bạn hữu, nền văn hóa. Tác phẩm bao gồm 36 Kim Notes lắng ghi chú, ấn tượng sâu sắt trong tôi: Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark  500 năm nông nghiệp Brazil, Đối thoại nền văn hóaCIMMYT tươi rói kỷ niệmCIAT Colombia thật ấn tượng; Giấc mơ thiêng cùng GoetheMark Twain nhà văn Mỹ; Đi để hiểu quê hương; Mexico ấn tượng lắng đọng; Rio phố núi và biển;  Borlaug và Hemingway; Bill Gates học để làm Truyện George Washington;  Minh triết Thomas Jefferson; Kiệt tác của tâm hồnNgọc lục bảo Paulo Coelho; Mark Zuckerberg và FB; Martin Fregene xa mà gầnSóng yêu thương vỗ mãi; … . Biên khảo này nhằm mục đích cung cấp thông tin “Châu Mỹ chuyện không quên”, bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ nghèo hiếu học có thể chọn được một số tri thức bổ ích và bài học quý cho riêng mình.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

Cassava and Vietnam: Now and Then
Vietnam cassava achievement and learnt lessons
Anthony Bellotti and Cassava in Vietnam
Ông Hồ Sáu Đồng Nai and Anthony Bellotti and Cassava in Vietnam
Vietnam cassava breeding overview: the broad perspective
45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam
Ông Hồ Sáu Đồng Nai Cassava for Biofuel in Vietnam
Cassava in Vietnam: a successful story
(ảnh Hoàng Kim, Hồ Sáu, Hoàng Long và đồng sự trên Japan NHK TV)
Cassava pest in Latin America, Africa and Asia
Potential mealbug problem in cassava

Những câu chuyện ảnh sắn Cassava in Vietnam http://cassavaviet.blogspot.com/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hernan-ceballos.jpg

4

Bảo tồn và phát triển

Hernán Ceballos, chuyên gia chọn giống sắn CIAT, đã nhận được giải thưởng sắn vàng tại cuộc họp liên minh đối tác sắn toàn cầu GCP21 được tổ chúc tại Benin từ 11 đến 15 tháng 6 năm 2018: http://ow.ly/QKPL30jI9Bd

“Trở thành người trồng sắn không phải là một công việc, đó là một sứ mệnh trong cuộc sống. Đối tượng chính của giải thưởng này là sắn vì đây là một loại cây trồng hấp dẫn”. – Tiến sĩ Hernán Ceballos.

Tiến sĩ Hernán Ceballos, nhà lai tạo của chương trình Sắn CIAT và tiến sĩ Alfred Dixon, giám đốc Văn phòng Quản lý và Phát triển IITA, nhận giải thưởng Sắn Vàng tại cuộc họp ba năm một lần của Liên minh Sắn Toàn cầu (GCP21) diễn ra tại Benin từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 6. Giải thưởng này được trao để ghi nhận sự nghiệp khoa học lâu dài của họ và những đóng góp mà họ đã thực hiện để cải thiện cuộc sống của hàng triệu nông dân nhỏ.

Giải Sắn Vàng được tạo ra vào năm 2008 cho Hội nghị GCP21 đầu tiên ở Ghent. Cộng đồng sắn toàn cầu trao giải thưởng công nhận 3 năm một lần cho một hoặc hai người đã hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực sắn.

Năm 2016, giải thưởng được trao cho các bác sĩ Chareinsuk Rojanaridpiched (giáo sư tại Đại học Kasetsart của Thái Lan) và Reinhardt Howeler, nhà khoa học CIAT danh dự, người đã làm việc tại Trung tâm hơn 30 năm với tư cách là một nhà nông học và đã đào tạo hàng ngàn nông dân để cải thiện các phương pháp canh tác nông học của họ.

“Năm nay CIAT lần thứ hai nhận được giải thưởng Sắn Vàng và tôi muốn nhân cơ hội này để cảm ơn tất cả các nhà khoa học đã ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp và cá nhân của tôi, chẳng hạn như Reinhardt Howeler, Anthony C. Bellotti và Clair Hershey. Tôi nhớ Tony Bellotti đã khuyên tôi rằng để nghe được những gì cây sắn nói với tôi, cần phải dành nhiều giờ trên cánh đồng. Giải thưởng này thực sự là sự công nhận cho nhóm nhân giống sắn: Fernando Calle, Teresa Sánchez, Nelson Morante, Jorge Iván Lenis, Sandra Salazar và John Belalcazar. Tương tự như vậy, đối với các đồng nghiệp của tôi Elizabeth Álvarez, Dominique Dufour (từ CIRAD, Pháp) và đối với các đồng nghiệp châu Phi mà chúng tôi luôn làm việc theo nhóm”, Tiến sĩ Hernán nói.

Tương tự như vậy, Ceballos ghi nhận và cảm ơn vợ Zaida Lentini và các con của họ đã đồng hành và khuyến khích anh trong suốt trải nghiệm thú vị khi làm việc với sắn, mà đỉnh cao là sự công nhận quan trọng này.” (Nguyên bản tiếng Tây Ban Nha)

TIẾN BỘ CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM 1975-2022

Sắn Việt Nam thực sự là một câu chuyện thành công đáng kinh ngạc (Bùi Bá Bổng, 2012).  Sắn Việt Nam, giai đoạn 2008-2022 với diện tích trồng hơn nửa triệu ha, đã đạt giá trị xuất khẩu các sản phẩm sắn mỗi năm là 0,8-1,2 tỷ USD (MARD, 2022c). Chọn giống sắn Việt Nam từ nền tảng giống sắn nhập nội của CIAT, thông qua lai hữu tính và chọn lọc nhiều chu kỳ, hiện chiếm trên 90% tổng diện tích sắn Việt Nam. Hàng triệu hộ nông dân đã được hưởng lợi từ tiến bộ chọn tạo giống sắn tốt, đạt năng suất và lợi nhuận cao, tạo nguồn thu nhập và sinh kế chính.

Thành tựu chọn tạo giống sắn Việt Nam ngày nay, tuy bị áp lực nghiêm trọng của bệnh chồi rồng CWBD từ năm 2009 và bệnh khảm là sắn virus CMD từ năm 2017, nhưng vẫn tiếp tục đóng góp hiệu quả cho chuỗi sản xuất chế biến tiêu thụ sắn, dẫn diện tích giống sắn nhập nội đượcnhân giống chưa nhiều. Đó là sự thật minh chứng cho quá trình chọn giống sắn Việt Nam, với sự tích hợp nguồn gen giống sắn tốt, đã tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ năng suất, sản lượng sắn. Hình 1 là sơ đồ phả hệ nền tảng di truyền giống sắn Việt Nam.

Hình 1: Sơ đồ phả hệ nền tảng di truyền giống sắn Việt Nam

            Tiến bộ chọn giống sắn Việt Nam (1975 – 2022) được chia làm năm giai đoạn chính, với các định hướng mục tiêu, điều kiện canh tác, yêu cầu thị trường và cơ cấu giống sắn thích hợp sản xuất:

1) Giai đoạn 1975-1990: Thu thập bảo tồn nguồn gen cây có củ: Chọn giống sắn năng suất cao chất lượng ngon, thích hợp làm lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc; Giống sắn HL23 là sản phẩm giống sắn Việt Nam chủ lực sản xuất của giai đoạn này.

Cây sắn ở Việt Nam được nhập nội từ châu Mỹ La tinh vùng sắn nhiệt đới vào khoảng giữa thế kỷ 18; được trồng phổ biến khắp các vùng của đất nước, ngoại trừ vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là ít trồng (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim 1991). Sắn Việt Nam từ năm 1975 đền năm 2000 năng suất dao động từ 6 đến 8 tấn/ha, sắn được trồng chủ yếu để làm lương thực thưc phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi. Chiến lược định hướng mục tiêu, yêu cầu sản phẩm ‘Bảo tồn và phát triển sắn thích hợp bền vững tại Việt Nam’ đã sớm được xác định (Phạm Văn Biên và Hoàng Kim. 1992; Mai Văn Quyền, Hoàng Kim 1995; Hoang Kim et al., 2015). Trước năm 1985, giống sắn phổ biến là Gòn, H34, Xanh Vinh Phú thích nghi tốt với các vùng trồng sắn nhưng năng suất thấp. Từ năm 1986-1990, các giống sắn HL23, HL20 và HL24 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tuyển chọn đã phát triển trên diện tích 70.000 -80.000 ha, chủ yếu cho sản xuất ở các tỉnh phía Nam (Hoang Kim et al 1990). Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) liên kết Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, IAS), Khoa Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,  NLU), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Có Củ, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, VAAS), với các tổ chức quốc tế  CIAT, IDRC,… thu thập, đánh giá, sử dụng và bảo quản, nguồn gen cây có củ (Nguyễn Thúc Nhàn , Hoàng Kim, Trương Văn Hộ và đồng sự 1995). VNCP cũng đã sớm kết nối với VEDAN, AJINOMOTO, … và mạng lưới nghiên cứu phát triển sản xuất chế biến thị trường tiêu thụ sắn. Giống sắn vàng Phú Yên KM569 ăn tươi, giàu carotene được phát triển từ giống sắn vàng CIAT (Hernan Ceballos, 2018) nền di truyền từ giống sắn HCM Vietnam HL23 năng suất củ tươi 29,8 tấn/ ha), hàm lượng tinh bột 25,0%, năng suất bột 7,5 tấn/ ha (Tran Ngoc Ngoan et al., 1992, MAFI CIAT p. 54). (trích…)

Đây là một câu chuyện dài Sắn Việt bảo tồn phát triển; Sắn Việt Nam và Kawano;Sắn Việt Đất Ông Hoàng; Sắn Việt và Sắn Thái; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam bài học quý; Bảo tồn và phát triển sắn; Sắn Việt Nam ngày nay;, … với nhiều chuyện đời chuyện nghề Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn kháng CWBD với những bài học sâu sắc và ấn tượng theo nhu cầu sản xuất và thị trường với sự đáp ứng của giống tốt, giải pháp kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp điều kiện sinh thái kinh tế kỹ thuật mỗi thời của từng vùng từng vụ. Thành tựu và bài học quý của bước đột phá làn sóng thứ nhất là nhập nội khảo nghiệm xây dựng mô hình và phát triển giống sắn KM94 thích hợp cho ngành công nghiệp chế biến tinh bột châu Á và Việt Nam với giống sắn KM94 (KU50) có phổ thích nghi rộng, năng suất củ tươi trên 28 tấn/ha với hàm lượng tinh bột trên 27,5% thay thế cho các giống săn bản địa HL23, Hl 24, HL20 và Xanh Vĩnh Phú ăn ngon, thích hợp tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc Bước đột phá làn sóng thứ hai là lai tạo tuyển chọn và phát triển Giống sắn KM140 VIFOTEC nội địa phổ biến tiêu biểu ngắn ngày, thu hoạch sớm hơn KM94 để rãi vụ trồng và thu hoạch, cây thấp để thích hợp trồng dày và nâng cao mật độ trồng, năng suất củ tươi trên 35 tấn/ ha hàm lượng tinh bột trên 27,8%. Bước đột phá của làn sóng thứ ba tiêu biểu là Giống sắn chủ lực KM419 siêu bột Nông Lâm với năng suất củ tươi và năng suất tinh bột đạt cao nhất trong các giống sắn thương mại của Việt Nam và mức nhiễn bệnh chồi rồng (CWBD) với bệnh khảm lá vi rus đạt mức khá đến trung bình (2-3). Bước đột phá của làn sóng thứ tư là cung ứng giống sắn tốt sạch bệnh Giống sắn KM419 và KM440 đáp ứng kịp thời cho sản xuất và thị trường Sắn Việt Nam ngày nay .Bước đột phá của làn sóng thứ năm là “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và các vùng phụ cận”.

4

Hernán Ceballos và Reinhardt Howeler đã có lần bỏ khách sạn tiện nghi ở thành phố Hồ Chí Minh để lên ngủ đêm tại nhà tôi. Điều này làm tôi rất xúc động. Hiếm có những người bạn quốc tế nào thân tình và quý trọng nhau đến thế.Tôi nhớ lại trong đời mình cũng đã nhiều lần từ bỏ những nơi đủ tiện nghi thành phố để vô tư về vùng sâu vùng xa khó khăn, chấp nhận sự dấn thân , ăn, ngủ tắm giặt và sinh hoạt nơi gia đình nông thôn nghèo để thấm hiểu câu nói nổi tiếng của Helen Keller Người mù điếc huyền thoại “Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. “Tôi đã khóc vì không có giày để đi chỉ đến khi tôi gặp một người khóc vì không có chân để đi giày”. Helen Keller sinh ngày 27 tháng 6 năm 1880 mất ngày 1 tháng 6 năm 1968 là nữ văn sĩ nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội và diễn giả người Mỹ rất được tôn trọng ở Mỹ và toàn thế giới. Bà là một trong những biểu tượng đời thường có thật về đức nhẫn và sự hi sinh, biến số không nghịch cảnh thành cho bất cứ ai gục ngã trên trường đời biết gượng đứng dậy tự thắng mình. Bà vì viêm màng não nên bị mù, câm và điếc nhưng đã tốt nghiệp Đại học Harvard. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Ảnh trên là Helen Keller và cô Anne người Thầy lớn.

Hoàng Kim đã trả lời Martin Fregene về câu hỏi “Làm thế nào để họ chấp nhận được đối với nông dân ở Việt Nam”?: Bạn cần phải có số liệu công bố kết quả thực nghiệm DUS và VCU tại Việt Nam, được MARD chấp nhận, về hai giống sắn CR24-16 và TMEB419, theo quy chuẩn quốc gia Việt Nam

Chúng tôi hôm nay chưa tham gia vào việc phát triển hai giống sắn này, vì chưa biết rõ tài liệu tự công bố ở Việt Nam về năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột ổn định của giống sắn TMEB419, C36 ở Việt Nam trong sự so sánh với số liệu gốc của  IITA goseed cassava, https://iitagoseed.com/goseed-cassava/ , là tài liệu tự công bố ở châu Phi. .

Sắn Việt Nam ngày nay, đều có gen kháng CMD của giống sắn C39 từ CIAT, cũng là gia đình của CR24-16 với các giống sắn KM419, KM440, KM568, KM535, KM534, KM536, KM537, KM440, KM397. Như bạn đã biết, tôi tới CIAT năm 2003 để làm việc với Hernan Ceballos và Martin về chọn giống sắn DH. Việt Nam năm 2003 đã nhập nội giống sắn từ CIAT, có giống C39, và có đủ hồ sơ nhập giống sắn của CIAT với giấy phép của MARD. Vì vậy, tôi biết rất rõ hiệu suất của dòng C39 mà tôi đang hiện có ngày nay, tuyển chọn từ năm 2003 (*). Tôi và “nhóm Hoàng Kim” từ đó đến nay đã liên tục làm việc Bảo tồn và phát triển sắn, gồm: Giống sắn chủ lực KM419, cũng là tác giả của các giống sắn phổ biến trước đó tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, KM94 (tên gốc KU50), SM937-26. Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcIhttps://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 (và hai giống sắn CR24-16 và TMEB419 nếu có) để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/

Bảo tồn và phát triển
Một gia đình yêu thương
Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-hien-vui tram-nam/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

thayoi

Lời Thầy dặn #Thungdung
Hoàng Kim

1

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

2

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con, em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

3

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

4

Nhân hậu đời quên tuổi
Thanh nhàn vui tháng năm
Học không bao giờ muộn
Tỉnh lặng với chính mình

5

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời

Ban mai lặng lẽ sáng
Hoàng Kim


6

Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời

7

Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa

8

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

9

Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …

.10

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Nguyễn Du trăng huyền thoại

11

Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

12

Nguyễn Du tư liệu quý

Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

13

Nguyễn Du Hồ Xuân Hương

“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

14

Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ

Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

15

Nguyễn Du thời Tây Sơn

Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

16

Nguyễn Du làm Ngư Tiều

Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

17

Nguyễn Du thời nhà Nguyễn

Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

18

Nguyễn Du tiếng tri âm

Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

19

Nguyễn Du trăng huyền thoại

Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại
Mai Hạc vầng trăng soi,

20

Ai viết cho ai những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài
Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai

21

Tro ve diem hen

Bài ca nhịp thời gian

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em

22

Sớm xuân qua Đại Lãnh

Vui được dịp sớm xuân qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng,

23

Vui khỏe bởi chính mình

Vui khỏe bởi chính mình thôi
Tùy duyên vui đạo sống đời an nhiên
Thảnh thơi cùng với bạn hiền
An nhàn vô sự là tiên ở đời.

24

24

Vĩ Dạ thương Miên Thẩm

Vĩ Dạ thương Miên Thẩm
Trời thu nhớ cố nhân
Hơi may sương phảng phất
Nắng sớm ngọc tri âm

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ruou-va-san-ngay-moi.jpg

25

Rượu và sắn ngày mới

Rượu và sắn ngày mới
Chuyện hiền vui trăm năm
Một niềm tin thắp lửa
Ân tình đất phương Nam.

Sắn Việt và Sắn Thái
Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Sớm mai qua Đại Lãnh
Thao thức nhịp thời gian

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-hien-vui-tram-nam/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/ xem Sắn Thái Lan ngày nay https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3335265736703807&id=100006612392623

Giống sắn vàng Hernan Ceballos câu chuyện sắn Gòn HL23 Việt Nam,sắn ba trăng Việt Nam, với tình bạn cao quý CIAT VIETNAM thuở ấy của các chuyên gia sắn quốc tế Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Hernán Ceballos, Martin Fregene,…cùng đội ngũ chuyên gia Chương trình sắn Việt Nam (Vietnam Cassava Program VNCP) là một bài học thành công. Rượu và sắn ngày mới Chuyện hiền vui trăm năm là những ghi chép tản mạn của những người trong cuộc về điều này.

xem tiếp #hoangkimlong #vietnamhoc #Thungdung; Tĩnh lặng là trí tuệ; Thơ vui những ngày nhàn; Rượu và sắn ngày mới Một ngày với Hernán https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-ngay-voi-hernan-ceballos/

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video nhạc tuyển
Bài ca thời gian
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Thiền Sư Lão Nông Tăng

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

Thầy Trao Gương Bạch Ngọc
Trăng Xuân Soi Đường Trần
Thiên Mệnh Sáng Sử Ký
Hoàng Gia Ngọc Phương Nam

Viên Minh Đêm Sương Giáng
Hạc Vàng Đón Người Thân
Vượt Trăm Năm Viên Mãn
Rằm Trọn Thời Thanh Minh

Thầy Cây Lương Thực Việt
Nghề Giáo Dưỡng Nhân Tâm
Nghiệp Vinh Danh Khoai Sắn
Lúa Ngô Thành Trúc Lâm

Viên Minh Thích Phổ Tuệ & An Viên Ngọc Quan Âm Bạch Ngọc Hoàng Kim Thiền Sư Lão Nông Tăng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/ & Bài ca nhịp thời gian https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân

Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao
.

Hoàng Kim
xem tiếp Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ https://youtu.be/w21hkPfEA2M
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan/

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

Có một ngày như thế
Em vượt lên chính mình
Nhóm bạn quý thân thương
Cùng thầy cô một thuở

(*) Chúc mừng các em tân thạc sĩ Phan Thao, Nguyễn Xuân Du, Phuong Tran. Chúc mừng các Thầy Cô Thái Dân Võ , Tam Pham,Trần Thị Dạ Thảo, Nguyễn Phương, Nguyễn Duy Năng, Bui Minh Tri, Mai Thành Phụng, Nguyễn Công Thành và các bạn. Mái trường thân yêu và bạn học (ảnh Nguyễn Xuân Du) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

NÔNG LỊCH TIẾT SƯƠNG GIÁNG
Hoàng Kim

Sớm nay sương giáng tới rồi
Gió mù sương sớm, tiết trời sang đông
Khổng Minh thuyền cỏ mượn tên
Cơ trời thế nước lắng thêm chuyện đời
Tuệ giác tâm đức thương người
Trà thơm ngày mới thảnh thơi thanh nhàn

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám Lập Thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan/

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Một đóa mai vàng ngày mới

Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.


Bạch Ngọc Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-buu-minh-bien-ho/

TỰ TRUYỆN
Thích Giác Tâm

Quê cha ở Phù Cát
Quê mẹ xứ An Nhơn
Chưa một lần tắm mát
Lội bơi giòng sông Côn

Sinh ra xóm Trại Mộ
Ấu thơ làng Biển Hồ
Trưởng thành ở đây đó….
Về lại xóm quê xưa

Tôi đi gom gạch đá
Xây dựng lại Phù Đồ
Chưa một ngày thư thả
Theo hạnh nguyện Bí Sô

Trùng tu lại Bửu Minh
Đáp tạ tấm chân tình
Khai sơn chùa Quảng Đức
Trả ơn đời chúng sinh

Kiến lập chùa Hương Quang
Dựng xây lại đạo tràng
Hà Tam còn in dấu
Đăk Pơ đẹp ngỡ ngàng

Chút văn thơ để lại
Nghệ thuật vị nhân sinh
Chăm vườn tuệ hoa trái
Tặng nhân gian chút tình

Dăm ba người đệ tử
Lớn nhỏ chẳng đồng đều
Tình thương không bỉ thử
Ôm ấp niềm tin yêu…..

Mai này xa phố lạnh
Trở lại cố quận xưa
Nguyện đạo Phật hưng thạnh
Bỉ ngạn mọi người về.

Thích Giác Tâm
Mồng 08/01/ Canh Tý 2020
Ngày FB 16/1 Nhâm Dần (16.2 2022)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chua-buu-minh-bien-ho-1.jpg

Biển Hồ Chùa Bửu Minh

BIỂN HỒ CHÙA BỬU MINH
Hoàng Kim

Nhớ Biển Hồ
Chùa Bửu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền

Người hiền dân tin
Đất lành chim đậu
Trần Huyền Trang
Tháp Đại Nhạn
Thăm thẳm một tầm nhìn.

Một đời người
Một Giác Tâm
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh/

Chua Buu Minh – Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=eY88tcaKI14

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-4.jpg

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước, rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi



Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chua-buu-minh-bien-ho-1.jpg

Đọc tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên mới
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi-2/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ai-an-noi-pho-nui-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ai-an-noi-pho-nui-1b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ai-an-noi-pho-nui.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ai-hien-chon-non-xanh.jpg

NẮNG BAN MAI NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Sớm xuân cuối đêm lạnh
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Nắng Ban Mai ghé cửa
Cười nụ nhớ An Nhiên.

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương mẹ hiền

Giác Tâm bình minh an

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-1.jpg
Chua Buu Minh
27 tháng 2 ·

BÓNG MÌNH

Soi bóng mình đáy nước
Ta là ai cõi đời ?
Âm thanh tròn không xước
Vang vọng giữa trùng khơi
—————-
Ngày 27/02/2020
Thích Giác Tâm
(Ngày hôm nay chúng tôi xuống công trình xây dựng chùa Hương Quang, xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ thăm, và đem lương thực cho thợ.
Cách chùa khoảng 4km, có thác nước đồi thông rất đẹp.
Tìm thăm và ngồi tĩnh lặng giây phút bên bờ suối nước chảy róc rách, quên đi chuyện virus corona đang khuấy đảo, quẩy tung thế giới này)376

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là may-trang-troi-tham-tham-1b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-5.jpg

Video nhạc tuyển
Lãng du trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương Nam Phúc Hậu Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Trăng rằm

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là trang-ram-2.jpg

TRĂNG RẰM
thơ ảnh Hoàng Kim

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.


https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2024/02/23/ram-xuan-ngoc-quan-am/

RẰM XUÂN NGỌC QUAN ÂM

Tỉnh thức càn khôn chốn đại ngàn
Ngọc lành vàng đá giữa lầm than
Hoàng Thành trọn vẹn tinh hoa tốt
Trúc Lâm gìn giữ lửa hương tàn
Vận chuyển thời cơ lưu vẹn kiếp
Mệnh nung tâm huyết chí bền gan
Nhờ ai lem luốc tròn duyên nghiệp
Đất cảm trời thương thấu kẻ hàn.

Hoàng Kim có bài thơ Rằm Xuân Ngọc Quan Âm nương vận bài thơ cổ phong bán than Nhân Huệ Vương vẹn kiếp lưu tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #htn, #hoangkimlong, #banmai #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365, #cltvn, #vietcassava, #annhiên, #đẹpvàhay, https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-23-thang-2

Trần Khánh Dư hiệu là Nhân Huệ Vương, là một chính khách, nhà quân sự Đại Việt dưới thời đại nhà Trần. Trần Khánh Dư là con trưởng của thượng tướng Nhân Thành Hầu Trần Phó Duyệt.với Trần Thái Anh. Em trai của Trần Khánh Dư là Trần Lộng, người quan hệ rất mật thiết với Trần Kiện và Trần Ích Tắc với Tỉnh Quốc Công Trần Quốc Khang, mà Nhà Trần trong sử Việt không nhắc đến thì không thể biết rõ Trần Khánh Dư là cháu đích tôn của Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, người mà khi còn sống, nắm thực quyền và là linh hồn của vương triều Trần. Nhiều uẩn khúc lịch sử thời Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ tới thời cha mẹ và chính bản thân Trần Khánh Dư là “Nghĩa Tử Nam” của vua Trần Thánh Tông, Trần Khánh Dư nghề võ là danh tướng kỳ tài, nghiệp Văn chương ngọc cho đời của ông lưu lại duy nhất một đoản văn lời Tựa cho sách Binh thư và một bài thơ

BÁN THAN
Trần Khánh Dư

Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp
Thử xem sắt đá có bền gan
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.

Tôi biết pho tượng Ngọc Quan Âm và định kể câu chuyện này theo trình tự bố cục chặt của lối viết khoa học, cô lập tách biệt chuyện nhỏ gọn gàng dễ hiểu, để có một món quà quê nhân mùa Rằm Đản Sinh gửi tới quý thầy bạn. Nhưng thật lạ lùng, không hiểu sao, có một nghiệp lực vô hình mạnh mẽ cuốn hút, khai mở mách bảo và khuyên tôi rằng hãy vừa noi theo lối cũ vừa cần có lối tiếp hợp mới.

Gỗ TẾCH rất tốt cho bán than, Chính trung sau dinh Thống Nhất có một cây gỗ Tếch,

Pho tượng Ngọc Quan Âm

Sáng mãi ngọc lưu ly
Bài đồng dao huyền thoại
Đường xuân đời quên tuổi
Ngày mới Ngọc cho đời


Tỉnh thức cùng tháng năm https://youtu.be/WleQSh8_hOk?si=lFuGtPiK8z8uXd8S

TRĂNG RẰM ĐÊM VU LAN
Hoàng Kim


Chẳng thể thôi quên được
Trăng rằm Đêm Vu Lan
Bài ca nhịp thời gian
Cuối dòng sông là biển

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

An nhàn sau mùa gặt
Đầy trời còn mưa bay
Ta thì quen tháng đợi
Người vẫn lạ năm chờ
Nhịp thời gian gõ cửa

Hè qua rồi Thu tới
Đông về Xuân trở lạnh
Người ngoan việc nhiều
Nhân quả trời tạo nghiệp
Phước đức đất nuôi bền

Đường xuân đời quên tuổi
Cuộc đời phúc lưu hương
Cuối dòng sông là biển
Vui đi dưới mặt trời

Thiện lai Tì Khưu Bạch Ngọc

Đêm muộn
trăng rằm xuân thật sáng
ánh vàng đầy trời xanh
ta thì quen tháng nhớ
người vẫn lạ năm chờ
bài ca nhịp thời gian gõ cửa.

Đông qua là xuân tới
ngại chi đêm trở lạnh
lo chi ngày việc nhiều
biết nợ duyên nhân quả trời tạo nghiệp
hiểu chí thiện phước đức đất nuôi bền
đường xuân khát khao xanh

Vui đi dưới mặt trời
Bài ca nhịp thời gian

2014
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-anh.jpg

NHỚ ANH RẰM NGUYÊN TIÊU

Gốc mai vàng trước ngõ
Trăng rằm lại nhớ anh.
Cành mai rung rinh quả.
Xuân sang lộc biếc cành.


Hoàng Kim

Bài ca nhịp thời gian Run away with me https://youtu.be/_Bs4XcVufqY

Nhớ lại vầng trăng cũ
TRĂNG RẰM ĐÔNG CỔ TÍCH

Đêm nay trăng rằm Đông tháng cuối
đầy trời còn mưa bay
ta thì quen tháng nhớ
người vẫn lạ năm chờ
thoáng chốc tháng mười hai gõ cửa

Mùa Đông đi qua là Xuân tới
ngại chi đêm trở lạnh
ngại chi ngày việc nhiều
biết nợ duyên nhân quả trời tạo nghiệp
hiểu chí thiện phước đức đất nuôi bền

Đường xuân khát khao xanh mãi
vui đi dưới mặt trời.

Hoàng Kim hoạ đối thơ Quyen Ngo

VU VƠ
Quyen Ngo

Thôi đừng nhắc bây giờ tháng mấy
khi trời còn mưa bay
ta còn đắp đổi nhớ
người còn bận bịu chờ
mắc mớ gì réo gọi tháng mười hai

Cuộc tình nào vừa mới đan tay
lo chi câu lỗi hẹn
lo chi đường còn dài
dẫu câu hát tuổi nào xa xôi lắm
chim én về chao liệng phía ban mai

Bài thơ nửa chừng bỏ ngỏ
Tin bão xa đang về…

Gió Phương Nam 18.12

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

DemNguyenTieu

TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

Hoàng Kim

Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng.

Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

Hồ Gươm
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân

Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu !
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm?
Bút son kiến quốc hạc đương chầu !
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kía tượng vua Lê chót vót cao !

Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ
Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782

Rùa ơi
Hoàng Gia Cương

Rùa ơi, quá nặng phải không
Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư?
Mấy trăm năm gội nắng mưa
Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!

Hoa đời như sắc phù dung
Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy
Ngàn năm còn mất những gì
Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!

Biết ơn rùa lắm rùa ơi
Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn
Để tôn vinh bậc trí nhân
Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa

Rùa ơi ta chẳng là ta
Nếu như đạo học lìa xa đất này

Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ
Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932
Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266

Trăng rằm đêm Nguyên Tiêu
CUỐC ĐẤT ĐÊM
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Con chim xanh
Chu Nhạc

Con chim xanh trong tán lá xanh
Chỉ một màu xanh lay động
Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng
Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh.

(*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng.

Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Hoàng Kim
Thân tặng Lâm Cúc

Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!

Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)

Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!

Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.

Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm
Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm
Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng
Mận đón trăng về, hoa trắng thêm

Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Hoàng Kim
1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm

Đãi trăng
Nguyễn Lâm Cúc

Hôm nay nhàn ta mở tiệc mời trăng
Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống
Bày lên mâm là dạt dào cảm hứng
Bạn tri âm, bạn có vui cùng?

Này trăng, trăng chớ ngại ngần
Cạn ly nhé. Sông có vơi cũng mặc.
Say thì say nhưng đừng khóc!
Trần gian…cứ mặc kệ trần gian.

Không hẹn hò đời hóa hoang vu
Nguyễn Lâm Cúc

Hôm nay buồn lại bày tiệc gọi trăng
Lại mời rượu
Lại bưng sông ra uống
Đặt lên mâm những quả tình nẫu chín
Hái từ vườn ấp ủ trăm năm

Nào,
Cạn ly nhé trăng!
Chớ có chau mày mà xôn xao vằng vặc
Mây bạc đầu còn lang thang như hành khách
Dưới vòm trời nơi nao chẳng cô đơn?

Chốn ồn ào chắc gì đã vui luôn?
Nói nhiều, cười nhiều. Mấy câu là thật
Đâu hay gì khi khoe sầu chất ngất
Nhưng ít ra đó là nỗi lòng ta

Nào,
Nghiêng sông, rót nữa trăng ha!
Muôn thuở tràn trên chén đầy dâu bể
Trăng ơi!
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Không hẹn hò đời hóa hoang vu.

Hát vu vơ
Nguyễn Lâm Cúc

Trần gian một chuyến rong chơi
Thấy trăng giữa chợ, đông người vỗ tay
Mua vui một cuộc rõ hài
Gọi trăng, trăng khẽ chau mày rồi thôi…

Gõ sênh, vỗ phách, tôi cười
Nghêu ngao cất giọng hát lời bốn phương

Đó đường, đây đường, kia đường
Mà sao phải cứ đoạn trường bước đi
Buốt làm sao câu trở về
Có bằng ngồi tạm vĩa hè…mà chơi

Tình ơi! Nghĩa ơi! Thương ơi!
Bao lần ngoảnh lại gọi người khản khô
Tưởng sông rồi lại tưởng đò
Những lất phất ấy…chỉ bờ lau thưa.

TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG

Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.

*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.

Hoàng Kim nương vận thơ Bác Hồ

Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh


Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.

*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.

Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/

HÀ NỘI MÃI TRONG TIM
Hoàng Kim

Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm
Hoàng Thành ngọc cho đời
Tháp Bút viết trời xanh
Trăng rằm sen Tây Hồ

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-ngoc-son-ho-guom/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-ngoc-cho-doi/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thap-but-viet-troi-xanh/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

Sớm xuân Đại Lãnh
Bình minh Đại Lãnh
Tàu qua Đại Lãnh
Đá Dựng Đại Lãnh

SỚM MAI QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim

Vui được dịp sớm mai qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
I will be right here waiting for you
Run away with me

Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, hoangkim vietnam; Kim on Twitter

Hương lúa giữa đồng xuân

HƯƠNG LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Trời lạnh đêm đông, xuân vừa tới
Cây xanh ngày mới nắng mai đầy
Hương lúa giữa đồng xuân đọng mật
Ngọc lặng thầm lắng gió hây hây

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

NgoDucThinh2009DaoMauVietNam


ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2)
Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt Dec 24, 2015

Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.

Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download
eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa
https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam

LeDinhPhung

ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PA
Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.

Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê  đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ.  Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:

Phần  I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần  II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguồn: Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Thien_Y_A_Na

TỪ YANG PO INÂ NÂGAR ĐẾN THIÊN YANA DIỄN NGỌC PHI: DẤU ẤN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM

Huỳnh Thiệu Phong
Nguồn: Nghiên cứu Lịch sử

Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.

Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.

Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?

Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.

*

Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.

Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.

Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.

Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.

“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.

Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.

“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].

Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.

  • Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
  • Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].

Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar  lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.

Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.

Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.

Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.

Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang được xem là danh thắng bậc nhất của vịnh Nha Trang Khánh Hòa. Theo thông tin của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa về huyền bí đền tháp Ponagar thì “Ponagar như một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, đến nay có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 cột trụ (Mandapa) mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng. Khám phá Ponagar, khám phá những huyền bí xung quanh ngọn bảo tháp tuyệt đẹp này đủ làm cho quý khách say đắm kiệt tác kiến trúc Chămpa cổ trên mảnh đất Khánh Hòa”.

Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m (so với mực nước biển), diện tích theo số liệu mới nhất 17.683,6m2, thuộc Phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố  Nha Trang khoảng 2km về phía bắc. Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với những giá trị tiêu biểu, di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1979. Quần thể di tích phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và Mandapa; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu:

1. Tháp cổng

Được người Pháp phục dựng đầu Thế kỷ XX, theo môtip kiến trúc Chăm,  bên trên có dòng chữ “Tháp Thiên Y Thánh Mẫu”. Cổng chính của Tháp Bà vốn nằm trên trục thẳng với Tháp Chính và Mandapa, nhưng đến nay cổng đó không còn. Theo khảo tả của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX vẫn còn kiến trúc Tháp cổng.

2. Khu Mandapa

Đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính. Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ). Trên thân cột lớn ở độ cao bằng cột nhỏ có một ô hình chữ nhật khoét sâu vào thân cột, có chức năng như những “lỗ mộng” trong kiến trúc gỗ. Các nhà nghiên cứu cho rằng “lỗ mộng” có chức năng là điểm đỡ cho một kết cấu xà ngang để nâng đỡ mái che ở phía trên nhưng đã đổ và hiện nay không để lại vết tích.

Trước đây, Mandapa còn có hai cột nhỏ, thấp hơn nền, ở hai bên bậc lên xuống và thẳng ra cổng tháp cũ. Cổng, Mandapa và tháp lớn ở trên tạo thành trục thẳng đông – tây. Kiến trúc Mandapa hiện nay có cùng niên đại với niên đại cuối cùng của tháp chính, khoảng thế kỷ XI – XII.

Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ nhưng đến nay vẫn chưa có một giải đáp thuyết phục.

Theo các nhà nghiên cứu, người Chăm xưa sử dụng phương pháp mài chập: Mài hai mặt viên gạch với nhau tạo ra những vết xước, bôi chất kết dính và xây từng viên một. Có giả thuyết cho rằng: Gạch ướt (gạch mộc), bôi chất kết dính (có thể là nhựa cây dầu rái, hoặc cây bời lời trộn với mật mía, tro của trấu…) và nung cả ngôi tháp, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nung của các viên gạch xây tháp khá đều nhau. Với bức tường dày (khoảng 0,5m – 2m) như vậy nếu xây xong tháp mới nung thì không thể có nhiệt độ nung đều nhau giữa các viên gạch. Chính vì vậy, cách thức xây dựng cũng như nghệ thuật xây dựng tháp Chăm đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Từ khu Mandapa lên khu đền tháp có 36 bậc cấp dốc và thẳng đứng. Tương truyền: để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, đặc biệt là đối với Nữ thần Ponagar, các tín đồ khi lên trên khu đền tháp hành lễ phải bò và giật lùi khi xuống không quay lưng về phía đền tháp để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần; Sau này để thuận tiện cho du khách, khu đền tháp có thêm lối lên xuống bằng đá phía bên tay trái.

3. Cảnh quan khu di tích

Đồi Cù Lao được dòng sông Cái bao quanh, người Chăm gọi là Yatran (tức là Sông Lau). Trên đồi có nhiều cây rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tồn tại cùng những ngọn tháp cả ngàn năm tuổi. Từ đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng thành phố Nha Trang với cửa biển Cù Huân, cầu Xóm Bóng bắc qua Sông Cái (cây cầu mang tên Xóm Bóng, nơi có điệu múa linh thiêng “múa bóng” của các vũ nữ dâng lên nữ thần Ponagar trong dịp lễ hội) và vịnh Nha Trang với những hòn đảo: đảo Yến, Hòn Tre, Hòn Nội, Hòn Ngoại …

4. Khu đền tháp

Theo thống kê của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX di tích có 6 ngôi tháp, nhưng hiện tại còn bốn ngôi đền tháp còn tương đối hoàn chỉnh so với các công trình đền tháp Chămpa còn lại ở Việt Nam: Tháp Chính (Tháp Đông Bắc), Tháp Nam, Tháp Đông Nam và Tháp Tây Bắc. Tiếng Chăm gọi các tháp là các Kalan, theo tiếng Việt có nghĩa là đền, tháp, nhưng theo tín ngưỡng của những người dân địa phương gọi đây là các dinh.

– Tháp Chính (Tháp Đông Bắc) có quy mô lớn nhất, mang đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất của ngôi tháp Chăm truyền thống. Tháp cao khoảng 23 mét, có ba phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mái tháp ba tầng thu nhỏ dần về phía trên, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên các tầng tháp được trang trí các linh vật: Ngỗng, dê, voi và các tu sĩ cầu nguyện (có người gọi là các ápsara). Trên cửa, được trang trí bằng một bức phù điêu hình lá đề: Thần Siva đang trong tư thế nhảy múa hân hoan cùng với hai nhạc công của mình (thổi sáo, đánh xập xòe), một chân dẫm lên lưng thần bò Nanđin. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chăm pa còn được lưu giữ ở Việt Nam.Tháp có bốn cửa theo bốn hướng đông – tây – nam và bắc nhưng chỉ có cửa hướng đông là được mở còn các hướng khác là ô cửa giả. Cửa hướng đông được đỡ bằng hai trụ đá, có ghi chữ Chăm cổ và chữ Sanscrit. Tháp chính thờ nữ thần Yan Po Inư Naga (người mẹ xứ sở của dân tộc Chăm); tương truyền bà sinh ra từ áng mây và bọt biển, Bà là nữ thần chủ của cả vương quốc Chăm Pa, được thờ ở xứ sở Kauthara và cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu theo tín ngưỡng thờ “Mẫu” của người Việt.

Tượng Nữ thần được tạc bằng một khối đá granit nguyên khối, trong tư thế ngồi uy nghiêm trên bệ đá hình hoa sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc ChămPa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Toàn bộ pho tượng và tấm tựa được đặt trên một bệ Yoni khá lớn bằng đá. Với bố cục: tượng thờ là Linga, bệ thờ là Yoni, đây là bộ Linga-Yoni hoàn chỉnh, là sự kết hợp giữa giống đực và giống cái, tạo nên sự sống  và là vật thể linh thiêng của dân tộc Chăm pa. Hai bên Tháp thờ hai người con của Bà (Công chúa Quý và hoàng tử Trí, theo tục thờ của người Việt).

– Tháp Nam: Thờ thần Cri Cambhu (tên gọi khác của thần Shiva), tháp cao khoảng 18m; có niên đại thế kỷ XIII. Tháp có bình đồ hình vuông, mái tháp có hình dạng giống như quả chuông úp thu nhỏ về phía trên. Đặc biệt trên đỉnh mái tháp có gắn một biểu tượng trụ tròn bằng đá, đó chính là Linga biểu tượng sức mạnh của vị thần Siva, vị thần hủy diệt để thế giới sẽ tái sinh mang lại những điều tốt đẹp đến cho con người cũng như vạn vật. Không gian thờ tự bên trong là bộ sinh thực khí Linga -Yoni. Theo tín ngưỡng của người Việt: Tháp thờ ông Nam Hải (chồng Thánh Mẫu Thiên Y A Na).

– Tháp Đông Nam: cao khoảng 7m, có mái hình thuyền. Đây có thể là kiến trúc phụ trong quần thể kiến trúc và thuộc loại muộn, khoảng thế kỷ XIII. Tháp bị xâm hại nhiều bởi yếu tố thời gian và điều kiện tự nhiên. Trong tháp có bộ Linga – Yoni bằng đá. Tháp thờ con trai thần Shiva là thần Skanda (thần chiến tranh). Người Việt gọi là Dinh Cố, thờ bố mẹ nuôi của Bà Thiên YA Na.

– Tháp Tây Bắc: Ở phía sau Tháp chính, cao khoảng 9m, có một tầng mái hình yên ngựa. Hệ thống cửa giả được điêu khắc những pho tượng bằng gạch nung: Trên ô cửa giả phía nam là hình ảnh chim thần Garuda, ô cửa giả phía bắc là hình ảnh đầu con Sư Tử, ô cửa giả phía tây là hình tượng nữ thần cưỡi voi. Trong Tháp là bộ Linga – Yoni. Tháp thờ con trai thứ hai của thần Shiva là thần Ganesa (thần đầu voi) biểu tượng của sự thông thái, may mắn và hạnh phúc. Người Việt gọi là Dinh cô cậu (thờ 2 người con của Bà Thiên Y A Na). Theo bia kí và khảo cổ học, tháp có niên đại xây dựng năm 813 song đã được trùng tu nhiều lần, nên niên đại cuối cùng từ thế kỷ XIII – XIV.

5. Bia ký

Trên Tháp còn nhiều bia ký trên các cột đá, trên gạch bằng chữ Phạn (Sanscrit) và chữ Chăm cổ, một số bia ký chưa dịch được nội dung.

Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.

Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung về dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na theo “Xứ Trầm hương” của Quách Tấn.

Tấm bia đá thứ ba do vị quan đứng đầu tỉnh Khánh Hòa khắc vào năm 1881(nội dung)

 Và tấm bia đá giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar, bằng chữ Quốc ngữ, được dựng vào năm 2010.

6. Lễ hội Tháp Bà

Diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Chăm, nên lễ hội Tháp Bà đã trở thành lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan toả cả vùng Nam Trung Bộ – Tây nguyên. Tiến trình diễn ra có sự linh thiêng của phần lễ và sự đa dạng, náo nhiệt của phần hội.

 Phần lễ: bao gồm các lễ như lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu Quốc thái Dân an, tế lễ cổ truyền…

 Phần hội: có múa Chăm truyền thống, múa Bóng (vũ nữ đội mâm hoa, quả, đèn…múa uyển chuyển theo điệu nhạc trầm bổng), chầu văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Phần hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thu hút đông đảo người Việt, người Chăm và hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự .

Với đặc trưng tiêu biểu, lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia  năm 2012.

7. Hoạt động trưng bày, biểu diễn

Phòng trưng bày: Giới thiệu hình ảnh, hiện vật liên quan đến di tích. Pho tượng Bà được phục chế theo tỉ lệ 1/1, được đặt ở giữa phòng trưng bày (giới thiệu về pho tượng: các cánh tay, tính nhân văn…); hiện vật, linh vật được phục chế; những bức ảnh đối chứng khu đền tháp trước và sau khi tu bổ…

Các thiếu nữ dân tộc Chăm múa các vũ điệu truyền thống dưới không gian tháp cổ, du khách như được chìm đắm trong khí thiêng của cõi tâm linh, chiêm ngưỡng từng công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc tài tình; Đồng thời có cơ hội mua sắm những sản phẩm đặc trưng truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Chăm như: dệt thổ cẩm, gốm Bầu Trúc và sản phẩm độc đáo của vùng đất Khánh Hoà: trầm hương, yến sào, tranh cát, tượng nghệ thuật bằng đất nung, thư pháp, thư hoạ trên nhiều vật liệu…”

AmChuaNhaTrang
Am Chúa được xây dựng trên núi Ðại An còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa) thuộc thôn Ðại Ðiền Trung, xã Diên Ðiền, huyện Diên Khánh. Ðây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa. Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Bởi vậy, ngay từ đầu triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc tế do quan đầu tỉnh làm chủ tế. 

Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày mùng một tháng ba âm lịch hàng năm, mở đầu cho lễ hội Tháp Bà truyền thống của nhân dân Khánh Hòa được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Có thể khẳng định, lễ hội Am Chúa là nơi còn bảo lưu được nhiều nhất những nghi thức lễ hội cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa.

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na bà chúa Ngọc
Mây lành Phổ Đà Sơn
Cát đá đất miền Trung
Về với vùng văn hóa

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm.
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ.
Hoa trên cát núi Phổ Đà,
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần.
Để thương cát đá cũng cần có nhau.
Dấu xưa mưa gió dãi dầu.
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp lúc thư nhàn.
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh.
Cát vàng biển biếc nắng thanh.
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm  

NinhThuan1a
NuiChua4

NGÀY MỚI BÌNH MINH AN
Hoàng Kim

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Ngày mới bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con đến lớp
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ
Ngày mới bình minh an

Crop diversification in Vietnam
Nguyen Van Luat,
Professor and Senior Scientist,
Cuulong Delta Rice Research Institute, Omon, Cantho, Vietnam

Cultivated and growing area under rice amounts to 4.2 and 7.6 million hectares, which occupies 54 percent and 68 percent of the national crop area, respectively. It is necessary to reduce the area under rice for crop diversification in order to enable farmers to get higher incomes and practice sustainable agriculture. Two main directions should be applied to enhance crop diversification: a) to increase the trade value of crop products by growing more profitable crops and adding value through processing; and b) to educate farmers of the 13 million households in Viet Nam in improving their dietary habits by consuming non-rice food crops rich in protein, oil, vitamins and minerals.


Đa dạng hóa cây trồng ở Việt Nam
Nguyễn Văn Luật
Giáo sư và nhà khoa học cao cấp,
Viện nghiên cứu lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long, Ô Môn, Cần Thơ, Việt Nam

“Diện tích trồng trọt và trồng lúa lên tới 4.2 và 7.6 triệu ha, chiếm lần lượt 54% và 68% diện tích cây trồng quốc gia. Cần giảm diện tích trồng lúa để đa dạng hóa cây trồng nhằm tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập cao hơn và thực hành nông nghiệp bền vững. Hai hướng chính cần được áp dụng để tăng cường đa dạng hóa cây trồng: a) tăng giá trị thương mại của các sản phẩm trồng trọt bằng cách trồng các loại cây có lợi hơn và tăng giá trị thông qua chế biến; và b) để giáo dục nông dân của 13 triệu hộ gia đình ở Việt Nam cải thiện thói quen ăn uống của họ bằng cách tiêu thụ các loại cây lương thực không phải là gạo giàu protein, dầu, vitamin và khoáng chất”. xem tiếp : https://foodcrops.blogspot.com/2009/07/crop-diversification-in-vietnam.html

SẮN VÀ VIỆT NAM: BÂY GIỜ VÀ SAU ĐÓ
Kazuo Kawano (Hoàng Kim trích dịch và giới thiệu)

Cassava and Vietnam: Now and Then là chủ đề bộ phim cùng tên của hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009/ 2012. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano đã đúc kết một phóng sự ảnh. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam, người đã đóng góp nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị của chính phủ Việt Nam năm 1997. Gíao sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Hình ảnh trích dẫn dưới đây về giống sắn KM419 phổ biến trong sản xuất ở Tây Ninh năm 2009 và các giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên đồng ruộng . Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự bảo tồn và phát triển.sắn Việt Nam. 


Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。

Đọc bài đầy đủ tại Cassava and Vietnam: Now and Then : https://foodcrops.blogspot.com/2012/09/cassava-and-vietnam-now-and-then.html 

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Phim vua Solomon
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter