Thầy lúa Bùi Bá Bổng

PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.
PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

7 chủ đề lớn thực hiện ‘Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao’

#cnm365 trích dẫn nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam, PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam có bài phát biểu bày tỏ cam kết cao nhất của Hiệp hội trong tham gia thực hiện Đề án.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Cần cách thức tiếp cận ‘ngoài khung’
Triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Sự kỳ vọng của hàng triệu nông dân
Thay đổi nhận thức, cách làm trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Đề án 1 triệu ha lúa: Đến lúc chuyển từ cam kết sang hành động

Tại Hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 5/2 tại Kiên Giang, PGS.TS Bùi Bá Bổng – Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam có bài phát biểu bày tỏ cam kết cao nhất của Hiệp hội trong tham gia thực hiện Đề án, làm tốt nhiệm vụ được giao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các Ngành hàng có liên quan đến lúa gạo. 

Thay mặt Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, PGS.TS Bùi Bá Bổng nêu cụ thể một số hoạt động Hiệp hội trong triển khai thực hiện “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”.

Thứ nhất, Hiệp hội vận động hội viên và các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo thúc đẩy sự liên kết, trong đó trọng tâm là liên kết giữa nông dân với nông dân thông qua tổ chức hợp tác xã và liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua hợp tác xã đại diện. Dự kiến vận động các hội viên của Hiệp hội là hợp tác xã và doanh nghiệp với sự đỡ đầu của Hiệp hội xây dựng 10 hợp tác xã điển hình trong thực hiện Đề án. 

Thứ hai, Hiệp hội tham gia theo dõi và tư vấn việc nông dân áp dụng các quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và giảm phát thải; tham gia tổ chức trình diễn, quảng bá công nghệ mới trong sản xuất lúa. Ủng hộ các nghiên cứu và đổi mới sáng tạo mang tính đột phá của các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học và doanh nghiệp.

Dự kiến hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế – IRRI xây dựng 3-5 mô hình với quy mô mỗi mô hình 200 héc-ta là mô hình quốc tế kiểu mẫu sản xuất lúa chất lượng cao và giảm phát thải, nông nghiệp tuần hoàn, đồng thời là kiểu mẫu về hợp tác liên kết trong chuỗi ngành hàng lúa gạo. 

Thứ ba, Hiệp hội tham gia tư vấn xây dựng quy chuẩn Gạo Việt Nam các-bon thấp và chứng nhận Gạo Việt Nam các-bon thấp cho thương hiệu gạo Việt Nam sản xuất từ vùng Đề án. 

Thứ tư, Hiệp hội sẵn sàng tham gia với tư cách là tổ chức xã hội vào việc chi trả tín chỉ các-bon được quốc tế tài trợ cho nông dân và doanh nghiệp. 

Thứ năm, kết nối với các cơ quan nhà nước để truyền đạt kiến nghị của hội viên và các tác nhân trong chuỗi giá trị trong quá trình thực hiện Đề án, tham gia đánh giá kết quả về sự thực hiện các chỉ đạo và chính sách liên quan đến Đề án và kiến nghị về sửa đổi, xây dựng chính sách liên quan ngành hàng lúa gạo. 

Thứ sáu, tham gia hoạt động thông tin truyền thông việc thực hiện Đề án, hỗ trợ hội viên quảng bá công nghệ và sản phầm. 

Thứ bảy, tham gia hợp tác quốc tế về lúa gạo và các hoạt động quảng bá hình ảnh lúa gạo Việt Nam trên thế giới, đặt biệt lúa gạo giảm phát thải;

Canh tác lúa ở ĐBSCL theo phương pháp mới có thể nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Ảnh: Tùng Đinh.
Canh tác lúa ở ĐBSCL theo phương pháp mới có thể nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Ảnh: Tùng Đinh.

Các kiến nghị của Hiệp hội
xem tiếp https://nongnghiep.vn/7-chu-de-lon-thuc-hien-de-an-1-trieu-ha-lua-chat-luong-cao-d375811.html?fbclid=IwAR0cIhMF

THẦY LÚA BÙI BÁ BỔNG
Hoàng Kim

Tôi lưu giữ năm tấm ảnh quý với năm mẫu chuyện đời thường không thể quên về thầy lúa Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thầy lúa Bùi Bá Bổng vừa có bài viết Câu chuyện lúa lai một góc nhìn toàn cảnh.trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Thật tâm đắc Lúa siêu xanh Việt Nam có mối liên hệ thật mật thiết với Lúa siêu xanh Hòa Bình và “câu chuyện lúa lai”. Sự hợp tác thật hiệu quả này là trí thức, tầm nhìn, tâm huyết và đẳng cấp chính khách hợp tác hội nhập toàn cầu của thầy lúa Bùi Bá Bổng .Tôi thích chọn lại làm kỷ niệm về ba bài trước đó của thầy lúa Bùi Bá Bổng “Xây dựng những cánh đồng mẫu lớn” trên Người Lao Động với Những người Việt ở FAO45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam là thông tin chọn lọc bảo tồn và phát triển dạy và học Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim


Thầy cô Quyen Mai Van, vợ chồng sư huynh Bùi Bá Bổng, Giáo sư Edison trưởng Chương trình Cây có củ Ấn Độ trong tiệc cưới Hoàng Bá Lộc Hoàng Tố Nguyên ngày mới bình minh an https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-binh-minh-an/

Lúa siêu xanh Việt Nam thật tâm đắc và có liên hệ rất mật thiết với Lúa siêu xanh Hòa Bình “Câu chuyện lúa thuần siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu” là sự tiếp nối “câu chuyện lúa lai”. Sự hợp tác thật hiệu quả này là trí thức, tầm nhìn, tâm huyết và đẳng cấp chính khách hợp tác hội nhập toàn cầu của thầy lúa Bùi Bá Bổng,.người đã viết bài cảm động trên báo Nông nghiệp Việt Nam ân tình với giáo sư Viên Long Bình Lúa siêu xanh Hòa Bình

Cánh cửa phát triển lúa lai ở Việt Nam vẫn mở nếu được tiếp sức bởi khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, những gì hôm nay chưa hề nghĩ tới thì ngày mai thay đổi rồi”. Thầy lúa Bùi Bá Bổng vừa có bài viết Câu chuyện lúa lai một góc nhìn toàn cảnh.trên báo Nông nghiệp Việt Nam.

GS. Viên Long Bình, người được thế giới tôn vinh là cha đẻ lúa lai vừa qua đời vào chiều ngày 22/5/2021 tại Hồ Nam, Trung Quốc. Sự ra đi của ông ở tuổi 91, trong niềm thương tiếc không những ở đất nước ông mà còn nhiều nơi trên thế giới. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres đã gửi lời chia buồn đến gia đình GS. Viên Long Bình và bày tỏ “sự kính trọng đối với cống hiến to lớn của ông trong suốt đời, giúp đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều tỉ người”.

GS. Viên Long Bình sinh thời thường nói rằng cuộc đời ông chỉ có hai giấc mơ, thứ nhất năng suất lúa lai ngày càng cao hơn để tăng sản lượng trên đơn vị diện tích và thứ hai lúa lai được trồng đến 50% diện tích lúa thế giới. Sự say mê đối với lúa lai trong ông là vô hạn, ba tháng trước khi qua đời ông còn đi thăm ruộng lúa và bị ngã phải nhập viện điều trị rồi ra đi vĩnh viễn. Năm 2017 ở tuổi 87, ông trực tiếp báo cáo bằng tiếng Anh ở một hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh về “Phát triển lúa lai và an ninh lương thực thế giới”, ông diễn đạt rõ ràng và mạch lạc, gần như là một tổng kết về suy nghiệm của ông đối với lúa lai. Trong đó, GS. Viên Long Bình cho rằng trong các yếu tố làm tăng năng suất lúa, giống tốt là yếu tố hiệu quả, và trong giống lúa, lúa lai có khả năng tăng năng suất cao nhất. Ông kết luận đất lúa ngày càng giảm trong khi dân số ngày càng tăng, vì vậy việc áp dụng rộng lúa lai trên thế giới sẽ đóng góp đáng kể cho đảm bảo nhu cầu tiêu dùng gạo trên toàn cầu trong thế kỷ 21.

Cha đẻ lúa lai vừa ra đi về cánh đồng lúa vĩnh hằng khi đã biến giấc mơ của đời mình thành hiện thực, trước nhất trọn vẹn cho tổ quốc ông và đóng góp đáng kể cho an ninh lương thực thế giới 50 năm qua, trong đó Giải thưởng Lương thực thế giới (World Food Prize) quý giá được trao tặng cho ông vào năm 2004 – trùng với năm Quốc tế về Lúa gạo do Liên hiệp quốc công bố là một minh chứng.

Ưu thế lai là hiện tượng phổ quát ở sinh vật khi con lai đời F1 có nhiều đặc điểm ưu việt hơn bố mẹ. Ở lúa hiện tượng ưu thế lai được J.W. Jones công bố vào năm 1926 nhưng vì lúa là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt nên không ai nghĩ ra cách nào để khai thác vì không thể tạo ra hạt lai giữa giống bố và mẹ một số lượng đủ lớn để trồng trong sản xuất. Riêng GS. Viên Long Bình khi bắt đầu nghiên cứu lúa đã nghĩ đến khả năng trong tự nhiên có cây lúa bất dục đực (phấn hoa bị chết), từ đó ông và cộng sự đã tìm kiếm mọi nơi và sau nhiều năm miệt mài đến năm 1970 đã tìm thấy cây lúa bất dục đực trong lúa hoang (Oryza rufipogon) ở đảo Hải Nam.

Từ nguồn bất dục đực tế bào chất của lúa hoang, GS. Viên Long Bình đã lai tạo chuyển đặc tính này vào lúa trồng và phát triển hệ thống tạo ra giống lúa lai gồm 3 dòng: dòng mẹ bất dục đực tế bào chất, CMS – cytoplasmic male sterilty (A), dòng duy trì dòng mẹ (B) và dòng phục hồi (R). Lai chéo tự nhiên giữa A x R cho ra hạt giống lai để trồng trong sản xuất và lai chéo giữa A x B cho ra hạt của dòng A. Điều đặc biệt ở đây là dòng B giống y như dòng A, ngoài đặc tính hữu thụ bình thường vì vậy khi lai giữa A và B thì cho ra chính A (bất dục đực hoàn toàn) vì gen bất dục đực nằm trong tế bào chất của A. Dòng R để lai thành công với A phải có gen phục hồi hữu thụ và chỉ khoảng 6% giống lúa có khả năng phục hồi. Đây là hệ thống sản xuất lúa lai 3 dòng, gọi là thế hệ lúa lai thứ nhất. Giống lúa lai đầu tiên từ hệ thống 3 dòng được đưa vào sản xuất đại trà năm 1976.

Không dừng lại ở hệ thống 3 dòng, nhà khoa học Trung Quốc Shi Mingsong đầu tiên phát hiện dòng bất dục đực tự nhiên vào năm 1973 ở tỉnh Hồ Bắc từ đó tạo ra dòng Nongken 58S bất dục đực nhân mẫn cảm với môi trường (TGMS/PGMS – photoperiod/thermo-sensitive genic male sterility) vào năm 1981, dẫn đến việc hình thành hệ thống lúa lai 2 dòng năm 1986. Trong hệ thống này để sản xuất hạt giống lai chỉ cần 2 dòng, dòng làm mẹ khi trồng ở nhiệt độ cao (như trên 25 độ C) sẽ trở nên bất dục đực dùng lai chéo với dòng bố bất kỳ (không cần khả năng phục hồi) tạo ra hạt giống lai nhưng khi trồng ở nhiệt độ thấp (như dưới 23 độ C) sẽ hữu thụ bình thường để duy trì. Trong hệ thống 2 dòng không cần có dòng B và không có công đoạn lai chéo A x B như hệ thống 3 dòng.

Hệ thống lúa lai 3 dòng và 2 dòng đã được phát triển rất tinh vi và hiệu quả để khai thác hiện tượng ưu thế lai trong sản xuất lúa. Đến nay tất cả các giống lúa lai ở Trung Quốc và các nước đều được tạo ra bằng hệ thống 3 dòng hoặc 2 dòng.

GS. Viên Long Bình luôn mơ ước đến đỉnh cao năng suất của lúa lai vì vậy ông đã xây dựng chiến lược tạo giống siêu lúa lai vào năm 1996 với bậc thang nâng lên 10,5 tấn/ha năm 2000; 12,0 tấn/ha năm 2005; 13,5 tấn/ha năm 2015 và 15,0 tấn năm 2020. Chiến lược là kiến tạo dạng hình cây lúa để tạo ra số hạt chắc trên bông cao nhất, ruộng lúa dày đặc hạt mà ông gọi là “thác lúa”. Trong báo cáo của GS. Viên Long Bình năm 2017, năng suất siêu lúa lai đã đạt 16 tấn/ha, giống điển hình là Super 1000 (các mức năng suất trên là năng suất ruộng trình diễn quy mô 6,7 ha).

Trong cuộc phỏng vấn có lẽ là cuộc phỏng vấn cuối cùng của ông do đài CCTV13 thực hiện vào năm 2020, ông cho biết siêu lúa lai đã đạt 18 tấn/ha và ông kỳ vọng sẽ lên đến 20 tấn/ha (theo IRRI Annual Report 1996, tiềm năng năng suất lý thuyết tối đa của lúa là 23,2 tấn/ha).

Trong sản xuất, Trung Quốc có diện tích lúa lai chiếm khoảng 50% diện tích trồng lúa 29,9 triệu ha, các nước khác tổng diện lúa lai khoảng 7 triệu ha, trong đó nhiều nhất là Ấn Độ 3 triệu ha. Các nước có diện tích lúa lai biến động trong khoảng 500.000-700.000 ha có Việt Nam, Indonesia và Bangladesh. Mỹ trồng lúa lai khoảng 400.000 ha chiếm 40% diện tích trồng lúa. Trong sản xuất, năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần khoảng 15-20%. Ở Trung Quốc năng suất lúa bình quân cả nước đối với lúa lai đạt 7,5 tấn/ha so với lúa thuần đạt 6,4 tấn/ha và năng suất lúa bình quân cả nước đạt 7,0 tấn/ha (FAO, 2019). Ở Mỹ, năng suất lúa bình quân cả nước là 8,3 tấn/ha trên tổng diện tích 1 triệu ha. Việt Nam năng suất lúa bình quân 5,8 tấn/ha trên tổng diện tích 7,4 triệu ha, năng suất lúa lai bình quân khoảng 6,5 tấn/ha.

Ngoài Trung Quốc, diện tích lúa lai qua 30 năm từ 1990 đến nay tăng rất chậm, thậm chí một số nước có chiều hướng giảm. Trong khi các nước như Ấn Độ, Philippines và Indonesia đã và đang đầu tư cho nghiên cứu phát triển lúa lai rất lớn. Các nước như Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc không trồng lúa lai. Điều này cho thấy tính đa chiều trong áp dụng một tiến bộ khoa học trong năng suất nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, ví dụ đối với các nước đứng trước thử thách thiếu lương thực, thì yếu tố năng suất để tăng sản lượng là hàng đầu, còn đối với các nước sản xuất thừa hoặc có mức sống cao thì việc lựa chọn thường mang tính đa chiều (ví dụ xem nặng về chất lượng, giá thành, khả năng cơ giới hóa, ảnh hưởng môi trường, giá trị văn hóa, v.v). Tiến bộ khoa học lại không ngừng phát triển, đối với lúa lai cũng vậy, sẽ tạo ra nhiều cơ hội tích hợp tính đa chiều hơn cho ứng dụng vào sản xuất.

Không dừng lại lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai, khoa học về lúa lai đang phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ gen và hệ gen (genome) để tạo ra lúa lai thế hệ thứ ba. Trong lúa lai thế hệ thứ ba, dòng mẹ là dòng bất dục đực được điều khiển bởi gen lặn ở nhân, gọi là dòng bất dục đực nhân (NMS – nuclear male sterility) thay thế cho dòng mẹ bất dục đực tế bào chất trong lúa lai thế hệ thứ nhất (lúa lai 3 dòng) hoặc dòng mẹ bất dục đực ở nhân nhạy cảm nhiệt độ/quang kỳ trong lúa lai thế hệ thứ 2 (lúa lai 2 dòng).

Dòng bất dục đực NMS trước nay không thể sử dụng tạo ra giống lai vì không duy trì được do không có dòng duy trì vì yếu tố bất dục đực ở nhân tế bào. Đến năm 2006 công ty Dupont – Pioneer nghiên cứu thành công sử dụng NMS trong tạo giống ngô lai và từ năm 2012 được ứng dụng trong sản xuất ngô lai ở Mỹ. Thành công này ở ngô mở ra triển vọng áp dụng cho các cây trồng quan trọng khác như lúa và lúa mì.

Ở lúa, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc năm 2016 đã công bố phát triển thành công phương pháp tạo giống lúa lai thế hệ thứ 3 sử dụng dòng mẹ NMS. GS. Viên Long Bình cùng năm cho rằng lúa lai thế hệ thứ 3 kết hợp được ưu điểm của thế hệ thứ 1 và thứ 2 sẽ tạo ra đột phá mới (Yuan, 2016, Sci. Bull. 61, 3404). Hệ thống lúa lai thế hệ thứ 3 được tóm tắt như sau:

Giống lúa thuần được đột biến và thanh lọc và chọn ra dòng bất dục đực nhân NMS. Dòng duy trì (dòng B) được tạo bằng chuyển nạp 3 liên kết nhau: gen phục hồi hữu thụ, gen làm chết hạt phấn và gen tạo màu hạt (đỏ) vào dòng NMS này. Dòng B nhân ra bằng tự thụ bình thường sẽ phân ly ra 2 loại hạt, trong đó hạt màu đỏ là của dòng B và hạt của dòng NMS hoàn toàn bất dục đực có màu bình thường. Máy tách màu sẽ tách hai loại hạt ra riêng. Hạt NMS dùng làm dòng mẹ lai với dòng cha được chọn để tạo ra giống lai. Hạt của dòng B nhân ra để tạo ra hạt của mình và của dòng NMS. Tóm lại trong hệ thống lúa lai thế hệ thứ ba, khi đã tạo được dòng duy trì từ dòng NMS thì việc sản xuất hạt giống lai đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai nhờ các lợi điểm sau:

– Có thể tạo chọn dòng mẹ bất dục đực và dòng cha từ bất cứ giống nào trong nguồn quỹ gen lúa theo ý muốn, vì vậy giống lai có phổ chọn giống cha mẹ rất rộng, khai thác đa dạng về di truyền, tăng tính bền vững trong sản xuất. Điều này lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai không có được.

– Đơn giản hóa công đoạn sản xuất hạt giống lai. Khi nhân dòng duy trì đồng thời thu được dòng NMS và dòng duy trì.

– Tính bất dục đực của dòng mẹ không bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nên việc sản xuất dòng mẹ và hạt giống lai được ổn định trong điều kiện thay đổi thời tiết bất thường và thực hiện trong mùa vụ sản xuất bình thường.

Hiện nay, phương pháp tạo chọn dòng NMS đang được cải tiến một bước nữa bằng cách ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR/Cas9) để trực tiếp tạo ra dòng NMS thay cho phương pháp đột biến tốn nhiều thời gian.

Điểm lưu ý là trong lúa lai thế hệ thứ ba, tuy dòng duy trì là dòng biến đổi gen nhưng do có mang gen làm chết hạt phấn nên không lai chéo với giống lúa khác, vì vậy tránh được lo ngại về an toàn sinh học. Còn dòng mẹ bất dục đực nhân NMS và giống lúa lai F1 hoàn toàn không biến đổi gen.

Việt Nam là nước tiếp nhận công nghệ lúa lai của Trung Quốc khá sớm trong đó cố Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn là người đầu tiên trực tiếp đưa công nghệ lúa lai về Việt Nam. Đến nay Việt Nam đã làm chủ được công nghệ lúa lai 3 dòng và 2 dòng trong tự tạo ra giống lai đưa vào sản xuất trên diện rộng. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều nhà chọn tạo giống lúa lai xuất sắc như PGS.AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn, GS.TSKH Hoàng Tuyết Minh, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, PGS.TS Trần Văn Quang, Th.S Dương Thành Tài, v.v, và nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rất tâm huyết đầu tư phát triển lúa lai. Đây là những điều kiện quan trọng có được từ nhiều công sức của nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân tích lũy được trong 30 năm qua.

Tuy vậy, những năm gần đây diện tích lúa lai giảm, hiện nay khoảng 500.000 ha (giảm 200.000 ha so với trước đây). Lý do chủ yếu là thị hiếu tiêu thụ gạo trong nước và thị trường xuất khẩu đã chuyển hướng sang gạo phẩm chất tốt hoặc đặc sản, điều này nhìn chung phát triển lúa lai chưa theo kịp. Ngoài ra sự chuyển dịch lao động và nhu cầu áp dụng cơ giới hóa cũng ảnh hưởng đến sản xuất lúa lai. Thực tiễn của sản xuất lúa lai hiện nay đã chỉ ra những vùng sinh thái mà lúa lai phù hợp như miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ – những địa bàn mà cung cầu lúa gạo tại chỗ còn chông chênh hoặc có thể giảm đất lúa để trồng thêm rừng hoặc vùng tôm – lúa bị ảnh hưởng mặn ở bán đảo Cà Mau, v.v. Ngoài ra có thể được khai thác đặc điểm chống chịu cao điều kiện bất lợi và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu của lúa lai. Giống lúa lai thơm có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường.

Hạn chế không hề nhỏ trong đưa lúa lai vào sản xuất nằm ở chỗ năng suất hạt lai vì liên quan đến hiệu quả kinh tế đối với cả doanh nghiệp và nông dân. Năng suất hạt lai do yếu tố giống bố mẹ và kỹ thuật sản xuất hạt giống bao gồm sinh thái vùng sản xuất quyết định. Để lúa lai phát triển bền vững, hạn chế này cần được khắc phục. Trước đây khi chọn vùng Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm cho sản xuất hạt giống lúa lai ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã đạt năng suất hạt giống lúa lai kỷ lục 4,5 – 5,0 tấn/ha.

Cánh cửa phát triển lúa lai ở Việt Nam vẫn mở nếu được tiếp sức bởi khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, những gì hôm nay chưa hề nghĩ tới thì ngày mai thay đổi rồi. GS. Viên Long Bình tổng kết sự thành công trong 4 chữ: tri thức, tận lực, cảm hứng và cơ hội. Đối với cơ hội, ông nói “cơ hội chỉ đến khi có sự chuẩn bị”. Cơ hội mới cho lúa lai Việt Nam sẽ đến khi có sự chuẩn bị” (Bùi Bá Bổng).

Những Thông tin lúa lai liên quan: Câu chuyện lúa lai: Một góc nhìn toàn cảnh (Bùi Bá Bổng NNVN 2 6 2021) ‘Cha đẻ lúa lai mất đi khiến chúng ta càng trân quý hạt gạo’ (Kim Long dẫn lời của giáo sư Phàn Thắng Căn, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nguyên Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) NNVN 26 5 2021) Chuyện Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn đưa lúa lai về Việt Nam (Quách Ngọc Ân NNVN 27 5 2011); Nguyễn Công Tạn – Nhà quản lý nông nghiệp hàng đầu (TS. Lê Hưng Quốc NNVN 3 11 2014); Giáo sư Viên Long Bình với thành công của lúa lai Việt Nam (AHLĐ, NGND, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm NNVN 27 5 2021); Thông điệp của cha đẻ lúa lai – Giáo sư, Viện sỹ Viên Long Bình ( (TS. Lê Hưng Quốc NNVN 24 5 2021) ‘Làm giống lúa lai như cầm dao đằng lưỡi nhưng đó là định mệnh tôi’ (Dương Đình Tường dẫn chuyện ông Đoàn Văn Sáu, giám đốc Công ty TNHH Cường Tân, NNVN 28 5 2021); Lúa lai giúp châu Phi đảm bảo an ninh lương thực (Diệp Tú theo Xinhua, Capital FM, NNVN 28 5 2021); Trong ‘thành trì’ của lúa lai nội (Dương Đình Tường dẫn chuyện TS Lê Hùng Phong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm NNVN 3 6 2021); Giống lúa lai Long Hương 8117 (PV NNVN 5.6 2021); Hai giống lúa lai mới mang tên Viện sỹ Viên Long Bình (PV NNVN 3.6 2021); Viết tiếp câu chuyện lúa lai ở Việt Nam (II) (Trần Xuân Định NNVN 1 6 2021); Lai thơm 6, giống lúa lai chất lượng cao của Việt Nam (Nguyễn Mười NNVN 31.5.2021); Lúa lai LY2099 tạo ấn tượng mạnh vụ đông xuân (Văn Sơn NNVN 7 6 2021); Nhà nông học Nguyễn Thị Trâm chia sẻ kinh nghiệm tạo giống lúa lai (AHLĐ, PGS Nguyễn Thị Trâm, NNVN 7 6 2021) Con đường phát triển và những tín hiệu tốt đối với lúa lai Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, NNVN 7 6 2021). Lưu ý kết luận của thầy lúa Bùi Bá Bổng, xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/

XÂY DỰNG NHỮNG “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng:


Để phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, bằng mọi giá phải bảo vệ được 3,8 triệu ha đất lúa theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, đồng thời hướng tới xây dựng những “cánh đồng mẫu lớn” để sản xuất lúa và nông sản hàng hóa. PV Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông về vấn đề này.

“Năm 2012, cả nước sẽ có 20 tỉnh triển khai cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích khoảng 19.000 ha lúa. Trong đó hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã thực hiện thành công năm 2011 đều đăng ký tiếp tục triển khai trong năm 2012 với khoảng 16.180ha và các tỉnh ở Đông Nam bộ cũng đã đăng ký triển khai với diện tích khoảng 2.700ha. Mục tiêu đặt ra là sẽ xây dựng khoảng 1 triệu ha cánh đồng mẫu lớn trong cả nước trong những năm tới” Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng

– PV: Thưa ông, tại sao chúng ta cần phải giữ đất trồng lúa?

Thứ trưởng BÙI BÁ BỔNG: Nước ta dân số đông, đứng thứ 13 trên thế giới nhưng đất nông nghiệp không nhiều. Hiện tại, Việt Nam vẫn còn giữ được 4,1 triệu ha đất lúa, nhưng so với nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất là Thái Lan, chúng ta vẫn không bì được, bởi Thái Lan đang có tới 10 triệu ha đất lúa. Chính phủ Thái Lan cũng đã đặt ra mục tiêu phải giữ bằng được 10 triệu ha đất lúa của họ, để đảm bảo an ninh lương thực và giữ sản lượng xuất khẩu gạo.

Trong khi đất nông nghiệp còn ít thì dân số của chúng ta lại đang tăng nhanh, sẽ khoảng 100 triệu vào năm 2020 và có thể tăng tới 120 triệu người vào năm 2030. Đe dọa về an ninh lương thực không dừng lại ở sức ép về dân số mà đáng lo hơn là nó còn chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu trong tương lai như diễn biến thời tiết cực đoan (rét đậm rét hại, lũ lụt và hạn với cường độ cao hơn, tần suất bão cũng nhiều hơn…) và hiện tượng nước biển dâng. Khi nước biển dâng sẽ làm ngập nhiều diện tích của các đồng bằng trù phú đang được coi là vựa lúa hiện nay như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, hiện tượng trái đất nóng lên, nhiệt độ tăng cũng sẽ làm giảm năng suất lúa. Việt Nam là nước có nhiều thiên tai và là một trong 5 nước theo dự báo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu.

Hiện nay, khủng hoảng lương thực trên phạm vi thế giới đang được dự báo là nguy cơ không tránh khỏi nếu thiếu các nỗ lực mang tính toàn cầu để đối phó với các thách thức hoặc là hệ quả của những bất ổn chính trị, xung đột khu vực. Vì vậy, để lo cho một tương lai lâu dài và ổn định của đất nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ngay từ bây giờ chúng ta phải chủ động duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp. Vì thế phải giữ đất trồng lúa.

Chúng ta đặt chỉ tiêu giữ 3,8 triệu ha đất lúa đến năm 2020, liệu diện tích này có thể bị giảm bớt trong thực tế?

Quốc hội đã có nghị quyết giữ 3,8 triệu ha đất lúa, trong đó có 3,2 triệu ha đất chuyên lúa nước (2 vụ trở lên), tức là giảm 300.000ha so với hiện nay (đất chuyên lúa nước giảm khoảng 100.000ha, đất lúa khác giảm 200.000ha). Chúng ta cần xác định, việc giảm đất lúa là không thể tránh khỏi, để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình lớn của đất nước, đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù nhu cầu chuyển đổi đất lúa hiện nay vẫn còn rất lớn nhưng chúng ta không thể nới lỏng chỉ tiêu bảo vệ đất lúa thêm nữa.

Nhìn lại 10 năm trước, đất lúa đã giảm 270.000ha, trong đó phần diện tích chuyển sang mục đích công nghiệp đến nay vẫn chưa sử dụng hết. Do đó 10 năm tới, việc tiếp tục giảm thêm 300.000ha là hợp lý, cân đối được hai mục tiêu công nghiệp hóa – đô thị hóa và an ninh lương thực. Nếu giảm nhiều hơn nữa, đất nước sẽ đứng trước rủi ro chưa lường được. Lượng lúa dư thừa để xuất khẩu hiện nay chỉ tập trung ở ĐBSCL chứ không phân bố đều trên cả nước; ở các vùng khác, sản lượng lúa hiện nay cũng chỉ đủ tiêu dùng trong nước. Trong khi trong tương lai, ĐBSCL có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng bởi mực nước biển dâng và nguồn cung nước ngọt từ thượng nguồn sông Mekong. Một khi sản lượng lúa ĐBSCL giảm sút thì an ninh lương thực cả nước sẽ bị thách thức. 

Nếu giữ được 3,8 triệu ha đất lúa, ở góc nhìn lạc quan, khả năng xuất khẩu gạo nước ta đến năm 2020 vẫn có thể còn ở mức 3-4 triệu tấn từ ĐBSCL, với điều kiện đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, đặc biệt là các giải pháp thích nghi biến đổi khí hậu. Vì vậy, giữ được 3,8 triệu ha đất lúa chính là cái “van” an toàn, dự trữ trong trường hợp một đất nước thường xuyên đối mặt với thiên tai, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Hoàng Dũng

– Thưa ông, cùng với việc giữ 3,8 triệu ha đất lúa thì điều quan trọng là phải có chiến lược như thế nào để có thể giúp nông dân thực sự yên tâm trồng lúa, làm giàu được từ hạt lúa?

Theo tôi, để nông dân yên tâm trồng lúa, làm giàu được từ hạt lúa thì phải cải tiến sản xuất lúa gạo theo hướng hiện đại hóa, trước nhất là ở các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa, nhằm khắc phục những mặt hạn chế hiện nay như do sản xuất manh mún nên không gắn kết được với thị trường tiêu thụ, giá lúa vì thế lên xuống bất thường, thiếu phương tiện sấy, tồn trữ nên chất lượng gạo xuất khẩu thấp, thiếu thương hiệu…

Để khắc phục tình trạng sản xuất lúa gạo manh mún thì phải đẩy mạnh chương trình “dồn điền đổi thửa”, thực hiện giải pháp “nông dân nhỏ cánh đồng lớn” theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đang triển khai ở ĐBSCL, đồng thời đào tạo nghề cho lao động nông thôn để rút bớt lao động trồng lúa sang lĩnh vực khác. Chẳng hạn, một hộ nông dân hiện nay đang có 3 lao động trồng lúa thì có thể rút bớt 2 còn 1 lao động. Cũng để đẩy mạnh mục tiêu sản xuất lúa tập trung và quy mô lớn, sắp tới Luật Đất đai sửa đổi có thể nới rộng mức hạn điền đối với đất lúa. Để thu hút nông dân yên tâm trồng lúa, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng lúa, trợ giúp nông dân trồng lúa và hỗ trợ cho các địa phương giữ đất lúa có điều kiện về ngân sách để chi phát triển, bớt đi sức ép về nguồn thu của địa phương. Đây là những chính sách mới đã được đưa vào Nghị định về quản lý và sử dụng đất lúa mà Chính phủ sắp ban hành.

Sau khi thực hiện khá thành công ở ĐBSCL, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang được chỉ đạo triển khai thí điểm để nhân rộng tại miền Bắc. Vậy chủ trương của Bộ NN-PTNT về việc nhân rộng mô hình này như thế nào?

Mô hình cánh đồng mẫu lớn bắt đầu được Bộ NN-PTNT phát động xây dựng tại các tỉnh trồng lúa ở ĐBSCL vào tháng 3-2011 và được các địa phương, doanh nghiệp, nông dân hưởng ứng tích cực. Trong vụ hè – thu 2011, đã có 13 tỉnh tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đạt 7.803ha với gần 6.400 hộ nông dân tham gia, bước đầu đem lại kết quả khả quan. Lợi ích của cánh đồng mẫu lớn là nông dân được các doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và lo bao tiêu sản phẩm theo đơn đặt hàng. Nhờ vậy đã giúp nông dân yên tâm sản xuất lúa gạo hàng hóa, giảm bớt giá thành, có điều kiện để áp dụng các tiến bộ về kỹ thuật. Vì vậy, Bộ NN-PTNT đã quyết định nhân rộng mô hình ra các tỉnh ở phía Bắc. Hiện nay, mới đang ở bước thí điểm. Trong điều kiện ở miền Bắc, cánh đồng mẫu lớn cần hướng tới các tiêu chí chủ yếu là có diện tích đủ lớn, đã được “dồn điền đổi thửa”, cơ sở hạ tầng phù hợp để áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa đồng bộ, có sự tham gia của cả doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông cung ứng vật tư đầu vào, hỗ trợ vốn, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khi nông dân có yêu cầu.

Để mở rộng phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Bộ NN-PTNT đã có văn bản đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh và TP ở phía Bắc chỉ đạo triển khai thí điểm cánh đồng mẫu lớn. Trong đó, ưu tiên cây lúa và các cây trồng có thị trường, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trên cơ sở nông dân tự nguyện và sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông. Bên cạnh đẩy mạnh phong trào “dồn điền đổi thửa”, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi trên cánh đồng mẫu lớn cần ưu tiên ngân sách hỗ trợ về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường…

45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam

FOOD CROPS. 10 September 2012 in Hanoi, Vietnam, the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) celebrates 45 years of research for development aimed at benefiting smallholder farmers and poor consumers across the tropical world. At the same time, the Center marks three decades of innovative research for market‐oriented agricultural development in Southeast Asia, among them including Vietnam.  Welcome from Vietnam by Vice Minister of Agriculture and Rural Development, Dr. Bui Ba Bong .

45th Anniversary of the Founding of CIAT:
Welcome from Vietnam

by Dr. Bui Ba Bong, Vice Ministerof Agriculture and Rural Development (MARD), Vietnam
Speech at the 45th Anniversary of the Founding of the International Center for Tropical Agriculture, CIAT
His Excellency Mr. Borrowman, the Ambassador of Australia to Vietnam, ,Dr. Wanda Collins, Chair of the Board of Trustees of CIAT,Dr. Ruben Echeverria, Director General of CIAT,Distinguished delegates,Ladies and Gentlemen.
On behalf of the Ministry of Agriculture and Rural Development I would like to welcome all visitors to Viet Nam and say it is my pleasure to join you for the 45th anniversary of theInternational Center for Tropical Agriculture, or CIAT. I would like to congratulate CIAT on reaching this important milestone.
Agriculture remains a very important sector for Viet Nam. Approximately 70% of the population are involved in agriculture and it produces more than 20% of economic output. Viet Nam is a major exporter of many agricultural products, and in some cases the top or one of the top exporters globally, with a total agricultural export value of 25 billions USD annually. In the cassava sector, with a harvesting area of more than half million hectares, the export value of cassava products of Vietnam reaches 800-950 million USD per year. In this connection, CIAT has made a significant contribution through improving the cassava sector of Viet Nam.
CIAT has been working in Viet Nam for more than twenty years with agencies within the Ministry of Agriculture and Rural Development and with the university sector. There have been three main areas of collaboration.
The first started with the testing and release of improved animal forage germplasm and management techniques. This has produced significant improvements in animal production and in the livelihoods of tens of thousands of smallholder farming families, especially in the upland areas. These impacts have been seen for livestock sectors ranging from cattle through to fish.
The second major area of impact has been with cassava. In the time CIAT has worked with Vietnamese partners on improvement of cassava, both the area cultivated and the average yield of cassava have more than doubled, resulting in a more than four-fold increase in production and a huge increase in both processing and exports. Impacts have been realized at many levels; at the national level as cassava has become a major export product, and for the lives of hundreds of thousands, if not millions, of smallholder families throughout the country through changes in productivity and profitability. Germplasm from the CIAT cassava breeding program is now included in more than 90% of all cassava grown in Viet Nam.
The third area of collaborative work with CIAT has been in linking farmers to markets, especially farmers from reasonably remote areas of the country in Thua Thien Hue, Hoa Binh, and Dak Lak Provinces. Through addressing a combination of technical and marketing problems improvements in market access, profit, and livelihoods were observed for many communities for a wide range of products, including cassava and livestock, but also fruits, vegetables, and more.
I understand that these three major areas of work have been supported by donor organisations represented in this room, namely the Swiss Agency for Development Cooperation, the Nippon Foundation, AusAID, ACIAR, and IFAD. We are very grateful for their support, and I know CIAT is grateful as well.
Many challenges remain for farmers in Viet Nam and there is an important role for agricultural sciences in addressing these challenges. The research and extension capacity within the Ministry of Agriculture and Rural Development, as well as in the universities and other sectors of the country, must rise to the challenges faced by agriculture. This will involve working with farmers, extension services, and the commercial sectors with a focus on improving livelihoods while maintaining the resources of the country and responding to changes in markets and to climate change. Working with international centers, such as CIAT, and with other national research organizations across the region, is important. There are many problems that can be more efficiently solved and broadly adopted only through international collaboration.
Once again I would like to congratulate CIAT on this important 45th anniversary and we look forward to many years working together in the future. Using thís opportunisty, I would like to thank CIAT and its scientist for their effective support to Vietnam Agriculture.
Finally, I would like to congratulate Ruben Echeverria, CIAT Director General, Dr. Rod Lefroy, CIAT Regional Director for Asia and Dr. Keith Farhney, Project Director of CIAT who have been awarded the Medal for the Cause of Agriculture and Rural Development of Vietnam by the Minister of Agriculture and Rural Development. It is with great honour that I hand over these medals to them in this ceremony.
Thank you.

Welcom and introduction from CIAT by Dr. Wanda Collin, Chair, CIAT Board of Trustees.
Welcome from Vietnam by Dr. Bui Ba Bong, Vice Minister of Agriculture and Rural Development,

Presentation from CIAT :Research for development: A shared success in the region by Dr. Ruben Echeverria, Director General, CIAT

Recognition: On September 10, 2012 in Hanoi, Vietnam, three Dr. Ruben Echeverria, Director General CIAT, Dr. Rod Lefroy , Regional Coordinator CIAT Asia, and Dr. Keith Fahrney , Agronomist and Cassava Project Coordinator were presented with a medal in the name of the Government of Vietnam, by Dr. Bui Ba Bong, Vice-Minister of Agriculture and Rural Developmrnt, for their contributions to agriculture in Vietnam.


Panel Discussion : Envisaging a better future for agriculture in the region : wiews from different stakeholders
. Moderator: Geoff Howtin, Vice-Chair, CIAT Board of Trustees; Panel members (left to right): Dr. Ruben Echeverria, Director General CIAT; Adul Vinaiphat, Executive Director, Thai Tapioca Development Institute ; Nguyen Van Bo, President, Vietnam Academy of Agricultural Sciences; Liu Guodao, Vice President, Chinese Academy of Tropical Agricultural Sciences; Rod Lefroy, Regional Coordinator CIAT Asia.

View from China: “Proposal for Potential Cooperation between CATAS and CIAT

See more …

Cassava for Biofuel in Vietnam

Cassava in Vietnam: a successful story  
Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano 

Cassava is so much fun!!

Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa siêu xanh Hòa Bình Lúa siêu xanh Việt Nam Lúa Việt tới Châu Mỹ
http://foodcrops.blogspot.com
http://cayluongthuc.blogspot.com
http://cropsforbiofuel.blogspot.com;  
http://cassavaviet.blogspot.com;
http://cassavanews.blogspot.com
http://foodcropsnews.blogspot.com 

45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam là thông tin chọn lọc bảo tồn và phát triển dạy và học Hoàng Kim

FAO headquarters in Rome

NHỮNG NGƯỜI VIỆT Ở FAO
Hoàng Kim

Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO)  thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website  http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Tôi nợ bài viết “Những người Việt FAO” đã ba năm qua vì chỉ mới lưu một điểm nhấn (note) trong tình yêu cuộc sống chuyện đời tự kể mà chưa có điều kiện viết hoàn chỉnh. Mark Zuckerberg và Facebook thật dễ thương khi nhắc tôi viết tiếp câu chuyện thú vị này để nối dài chuyện kể với bạn vì chuyện thật hay mà ít người biết rõ.

Thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu nổi bật hơn hết là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá”  là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là các diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ liên tục kế tiếp nhau giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.

Cách mạng sắn Việt Nam đã được giới thiệu ở FAO năm 2000, FAO năm 2013 đã tôn vinh sắn là cây trồng tiềm năng ở thế kỷ 21, Việt Nam là điểm sáng đã đưa năng suất sắn lên bốn trăm phần trăm tại tỉnh Tây Ninh, và đúc kết bài học bảo tồn phát triển sắn. Báo cáo Cách mạng sắn tại Việt Nam tại Hội thảo sắn toàn cầu năm 2016 đã được công đồng Quốc tế đánh giá cao.

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi đã gặp Người ở CIMMYT Mexico
Bóng hạc chốn xa xôi cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug
Dạy tôi minh triết an nhiên
Đi để hiểu quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Giấc mơ về điểm hẹn

Video yêu thích
https://www.youtube.com/embed/-pFi23tFJ6s?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
The FAO Strategic Objectives

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Bình luận về bài viết này