
SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Hoàng Kim và thầy bạn
Cassava in Vietnam: conservation and sustainable development. Greeting from Hoang Kim Vietnam to Reinhardt Howeler and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget see more https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-howeler/ and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-0-viet-nam/ and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ — with Nguyen Thi Truc Mai, Hoang Long, Nguyen Bach Mai, Reinhardt Howeler, Mai Van Quyen, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyen Minh Hieu, Nguyen Van Bo and Jonathan Newby..
SẮN VIỆT NAM VÀ HOWELER
Hoàng Kim
Sắn Việt Nam và Reinhardt Howeler là bài học lớn. Nhà khoa học danh tiếng này là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam. Ông đã dành trọn đời mình cho cây sắn, đúc kết trên 15 sách sắn chuyên khảo. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget) see more xem tiếp. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-howeler/ — với Reinhardt Howeler.
Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” (Nguyên tác tiếng Anh: Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice; tác giả tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, CIAT, 2015, 148 trang, CIAT Publication No. 396, chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5), Người chuyển ngữ tiếng Việt Hoàng Kim, Hoang Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai; CIAT, VAAS, The Nippon Foundation, Nhà xuất bản thông tấn, 2015. Chỉ số xuất bản 9786049450471. PGS TS Trịnh Khắc Quang, Giám đốc VAAS và Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT đã viết lời giới thiệu và lời nói đầu sách này: (trích) ”Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”.
Sách này có 13 chương. Chúng tôi trích giới thiệu chương 10 và chương 11 trong bài Sắn Việt Nam và Howeler, được sự đồng ý của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, Nội dung Chương 10:”Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng, phân xanh để cải thiện độ phì nhiêu và tăng năng suất sắn” (trang 89-98).Nội dung Chương 11 Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất (trang 99 -110).
Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Cách mạng sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then; Sắn Việt Nam và Howeler; Quản lý bền vững sắn châu Á; Sắn Việt Nam sách chọn; CIAT Colombia thật ấn tượng; Sắn Việt Nam bài học quý, Sắn Việt và Sắn Thái; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Martin Fregene xa mà gần; Người lính cây sắn tuổi thơ , Sắn Việt Lúa Siêu Xanh

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành
Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai
LỜI GIỚI THIỆU
Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á đã tạo được sự đột phá có ý nghĩa toàn cầu. Sắn Việt Nam hiện được FAO (2013) ca ngợi là điển hình của sắn thế giới khi so sánh năm 2000 năng suất sắn Việt Nam đạt 8,35 tấn/ha, gần tương đương với năng suất sắn châu Phi (8,65 tấn/ha) nhưng đến năm 2011 sắn Việt Nam đã đạt năng suất 17,73 tấn/ha, vượt xa năng suất sắn bình quân châu Phi đạt 10,77 tấn/ha và cao hơn hẳn năng suất sắn bình quân châu Mỹ là 12,92 tấn/ha. Tại Tây Ninh, nhiều hộ nông dân đã tăng năng suất sắn lên 400%, từ 8,35 tấn/ ha lên trên 36,0 tấn / ha. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân và hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Dẫu vậy, sắn Việt Nam cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường.
Thay mặt cho Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tôi vinh dự được viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” của tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, chủ biên dịch Hoàng Kim với sự cộng tác của Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á.
Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch sắn bội thu.
Trịnh Khắc Quang
Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)
LỜI NÓI ĐẦU
Sắn là một trong những loại cây trồng thích nghi vùng cao phổ biến nhất ở châu Á vì tính linh hoạt của nó trong hệ thống cây trồng, khả năng sản xuất thuận lợi trong điều kiện khó khăn và tính đa dụng cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc, nguồn thu nhập cho hộ nông dân. Mặc dù sắn có tiếng là cây dễ trồng, nó vẫn đòi hỏi phải quản lý tốt để có được năng suất cao qua các năm, đi đôi việc bảo vệ nguồn đất và nước.Thế giới nông nghiệp đang chuyển đổi một cách nhanh chóng và cây sắn cũng không tránh khỏi sự thay đổi này. Một mặt, thị trường sắn và sản phẩm sắn đang tăng trưởng ở một số nước châu Á với khả năng thu lợi nhiều hơn từ cây này. Nhiều giống sắn mới năng suất cao là có giá trị đối với hệ thống sản xuất và sự hiểu biết về quản lý đất và cây trồng tối ưu đã được tăng đều đặn. Đồng thời, vấn đề sâu bệnh cũng trở nên quan trọng và thường ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. Kiểm soát chúng đòi hỏi kiến thức tốt và quản lý cẩn thận. Có nhiều lựa chọn trong hoạt động quản lý cây trồng như chuẩn bị đất, mật độ trồng, quản lý cỏ dại và các công cụ thu hoạch. Việc sản xuất cây giống chất lượng cao (hom và hạt giống) có lợi thế tiềm năng mà thường không được đánh giá đầy đủ bởi người trồng sắn. Quản lý độ phì đất là thực hành cốt lõi mang lại thành công lâu dài cho nhiều nông dân trồng sắn. Hiểu biết thấu đáo các yếu tố đầu vào và thực hiện những điều đó góp phần tối ưu hóa năng suất, về lâu dài là nền tảng thành công của một người nông dân trồng sắn.
Nhưng kết hợp đúng thực tiễn cần được cụ thể cho mỗi trang trại. Những người nông dân trồng sắn thường không dễ tiếp cận thông tin chuẩn mực về thực hành quản lý tốt nhất. Ở hầu hết các nước, hệ thống khuyến nông cung cấp tư vấn kỹ thuật cho người nông dân trồng sắn không phát triển như đối với cây lúa hoặc cây ngô và thỉnh thoảng còn không có. Các chuyên gia tư vấn thường là cán bộ khuyến nông, các đại diện bán hàng của công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào như phân bón hay thuốc trừ sâu, hay các chuyên viên kỹ thuật của các công ty chế biến. Họ thường làm việc với nhiều loại cây trồng và nhiều nông dân, hoặc có thể có các lợi ích thương mại với động cơ mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Hầu hết các công nghệ được phát triển cho sắn được thiết kế thân thiện môi trường, nghĩa là không phụ thuộc vào đầu vào cao của hóa chất hoặc các thực hành bất lợi. Điều quan trọng là công nghệ được phổ biến và phát huy tận dụng mối quan tâm đối với môi trường.
Cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp thông tin có cơ sở tốt về quản lý cây sắn để nông hộ thu lợi tối đa và phát triển tốt hơn trong khi vẫn bảo tồn độ phì nhiêu của đất và phát triển bền vững lâu dài. Nó được dựa trên những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Rất nhiều thông tin được phát triển bởi sự tham gia làm việc giữa Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) – có trụ sở ở Cali, Colombia, và một văn phòng khu vực châu Á, trước đây đặt ở Bangkok, Thái Lan và hiện nay đang đặt ở Hà Nội, Việt Nam – với các tổ chức đối tác trong khu vực. Các đối tác này được đề cập trong tài liệu thông qua hướng dẫn thảo luận các thí nghiệm hoặc công nghệ liên quan. Nhiều nông dân tham gia phát triển ý tưởng và giải pháp trong chương trình nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Đây là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phù hợp thực tế của các kết quả.
Cuốn sách được thiết kế cho những người cung cấp tư vấn trực tiếp đến nông dân, cũng như các giáo viên, nhà nông học, sinh viên, cán bộ khuyến nông, đại lý nông sản và công nghiệp chế biến cùng những ai quan tâm đến quản lý đất và cây trồng bền vững đối với sắn ở châu Á. Sách cũng được dùng để cung cấp thông tin tư vấn trực tiếp đến nông dân, những người hiểu biết kỹ thuật canh tác sắn để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy sách chưa có hướng dẩn chi tiết tại trang trại cá nhân nhưng nó là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông và những người làm việc với cộng đồng nông dân để điều chỉnh thích hợp với nhu cầu cụ thể. Chúng tôi mời các đối tác quốc gia sử dụng hướng dẫn này một cách tự do để phát triển các tài liệu bổ sung cho mục đích đào tạo và khuyến nông địa phương.
Các tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye đã làm việc rộng khắp với một loạt các đối tác, các trạm thí nghiệm và trên đồng ruộng của nông dân. Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.
Sách hướng dẫn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của quỹ Nippon. Những gắn bó hơn hai thập kỷ hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển mạng lưới trên khắp Đông Nam Á. CIAT trân trọng cảm ơn vai trò quan trọng của Quỹ Nippon trong các sáng kiến nghiên cứu phát triển thông tin bao gồm hướng dẫn này, cũng như hỗ trợ biên dịch và sản xuất tài liệu hướng dẫn.
Chương trình sắn CIAT hân hạnh giới thiệu hướng dẫn này để sử dụng trong việc quản lý hệ thống sản xuất trồng sắn nhằm tối ưu hóa lợi ích ngắn và dài hạn cho nông dân cũng như để bảo vệ môi trường.
Clair Hershey
Trưởng Chương trình sắn CIAT
Giới thiệu về tác giả

Reinhardt Howeler sinh tại Indonesia nhưng lớn lên ở Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp ở Học viện Nông nghiệp Nhiệt đới, ông di cư sang Mỹ tiếp tục nghiên cứu của mình và lấy bằng tiến sĩ về hóa học đất tại Trường Đại học Cornell. Ông tham gia tổ chức CIAT ở Cali, Colombia năm 1970, khi chương trình sắn mới được thành lập năm 1972. Ông tiến hành các thí nghiệm trong nhà kính để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sắn và làm thế nào để quản lý sắn không bị xói mòn nghiêm trọng. Năm 1986, ông chuyển đến văn phòng CIAT châu Á tại Bangkok, Thái Lan và ở lại đây suốt thời gian 23 năm. Ông đã làm việc chặt chẽ với các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và nông dân trong điều kiện thực tế với tất cả các nước trồng sắn trong khu vực, phát triển các hoạt động quản lý đất và cây trồng tốt hơn, và tăng cường ứng dụng chúng bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Kết quả là sản lượng sắn ở châu Á tăng lên đáng kể, cho phép sự gia tăng nhanh chóng của công nghiệp chế biến và sử dụng sắn, tăng cung cầu sử dụng sắn, cải thiện thu nhập và đời sống của nhiều nông hộ trồng sắn. Reinhardt Howeler là chuyên gia sắn nổi tiếng, biên soạn nhiều sách và đã được vinh danh tại Việt Nam (ND).

Tin Maung Aye đã được sinh ra và lớn lên ở Myanmar, ở đó ông nhận bằng Cử nhân Nông nghiệp của Viện Nông nghiệp Yezin năm 1984. Sau khi làm việc như một trợ lý nghiên cứu trong ba năm ông chuyển đến Thái Lan, nơi ông hoàn thành bằng Thạc sĩ trong hệ thống nông nghiệp ở Viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Bangkok vào năm 1994. Sau khi làm việc ở các vị trí khác nhau tại AIT, ông tham gia nghiên cứu của tổ chức Landcare Ltd. tại New Zealand với tư cách là một nhà phân tích hóa học, và sau đó làm việc như một trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Vôi tại Đại học Massey. Ông đã hoàn thành bằng tiến sĩ về khoa học đất từ Đại học Massey ở New Zealand vào năm 2001. Ông đã làm việc cho chương trình sắn CIAT như một nhà khoa học đất và nông học sắn từ năm 2005, bốn năm đầu tiên ở Lào và sau đó chủ yếu tại Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar. Ông hiện đang làm việc tại Văn phòng khu vực châu Á-CIAT tại Hà Nội. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã hoạt động trong nông nghiệp cộng đồng và các tổ chức chuyên nghiệp với mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao tính bền vững nông nghiệp ở vùng cao ít được ưa chuộng của vùng nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Nguồn tài liệu trực tuyến: http://nhasachhoanggia.blogspot.com/ |

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành
Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai
Mục lục
Chương Trang
1 Sắn châu Á, vùng trồng và cách sử dụng .1-10
2 Giống sắn nào tốt hơn 11-20 |
3 Đất sắn và kỹ thuật đất làm đất 21-24
4 Hom giống sắn, thời vụ và kỹ thuật trồng 25-40
5 Sắn trồng xen 41-48
6 Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ 49-62
7 Sắn thiếu dinh dưỡng và bị ngộ độc 63-70
8 Bón phân NPK cho sắn 71-80
9 Bón phân trung vi lượng và vôi cho sắn 81.88
10 Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng và hữu cơ vi sinh 89-98
11 Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất 99-110
12 Làm thế nào để chống xói mòn đất 111-130
13 Tóm tắt kỹ thuật tổng hợp quản lý sắn bền vững 131-148
CHƯƠNG 10
KẾT HỢP PHÂN BÓN THƯƠNG MẠI, PHÂN CHUỒNG, PHÂN XANH
để cải thiện độ phì nhiêu đất và tăng năng suất sắn
Trong quá khứ, khi sắn chủ yếu là cây lương thực tự cung tự cấp, người nông dân đã cố gắng để duy trì năng suất đất bằng cách thực hành du canh, hoặc bằng cách áp dụng phân chuồng. Du canh nông nghiệp vẫn còn được thực hành tại nhiều nơi ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, vùng bị cô lập. Tại các khu vực đông đúc dân cư nơi du canh không còn có thể, nông dân thường áp dụng từ 5-10 tấn phân bón cho mỗi ha.
Khi sắn trở thành cây công nghiệp ở châu Á, người nông dân đã tìm cách hưởng lợi từ nhu cầu lớn cho củ sắn và bán giá cao hơn bằng cách trồng mới giống có năng suất cao, và áp dụng phân bón hóa học. Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng sắn không áp dụng số lượng đúng hay sự cân bằng nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K). Nông dân có thể tiếp tục tăng năng suất và thu nhập nhờ việc bón phân theo nhu cầu của cây trồng và các đặc điểm cụ thể của đất.
Khi năng suất sắn tăng lên, việc lấy mất các chất dinh dưỡng do thu hoạch củ cũng sẽ tăng đáng kể, dẫn đến sự suy kiệt của một số chất dinh dưỡng và sự suy giảm đáng kể năng suất sắn khi được trồng liên tục trên cùng khu đất. Sắn không nhất thiết lấy hết các chất dinh dưỡng hơn các cây trồng khác, nhưng củ lấy tương đối cao Kali; đây là chất dinh dưỡng nhanh chóng cạn kiệt nhất nếu chỉ muốn thu hoạch củ. Số lượng tương đối lớn của cả N và K được lấy đi nếu không chỉ lấy củ mà còn cả thân và lá khi thu hoạch. Việc mất P là ít hơn nhiều so với N và K.
Bón phân
Nông dân trồng sắn cũng là người chăn nuôi gia súc, dê, lợn, gà có thể sử dụng phân hữu cơ động vật sản xuất để sử dụng vào các cánh đồng sắn. Phân bón có thể được giá rẻ, nhưng vận chuyển, áp dụng và kết hợp từ 5-10 tấn / ha phân chuồng là công việc khó khăn. Phân là một nguồn tốt của trung lượng, đa lượng và vi lượng, cũng như các chất hữu cơ sẽ cải thiện cấu trúc và dinh dưỡng và giữ nước của đất. Tuy nhiên, phân chỉ chứa một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K, mà cây trồng cần với số lượng lớn hơn. Ngoài ra, phân có xu hướng ẩm ướt làm giảm thành phần dinh dưỡng của chúng, và số lượng tương đối của các chất dinh dưỡng khác nhau trong phân không thể phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng cây trồng và đất. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng của phân khác nhau sẽ khác nhau tùy theo các động vật sản xuất nó và các loại thức ăn chúng tiêu thụ, và cũng sẽ thay đổi theo thời gian và phương pháp lưu trữ phân. Trong hầu hết các trường hợp, người nông dân không biết hàm lượng dinh dưỡng của phân bón và chúng nên áp dụng bao nhiêu để đáp ứng các yêu cầu của cây trồng của họ.
![]() |
Phân bón thương mại
Ngược lại, mỗi loài phân bón thương mại có một tỷ lệ nhất định các chất dinh dưỡng, thường được thể hiện dưới hình thức truyền thống theo phần trăm của N, P2O5, và K2O (ở một số quốc gia hiện nay thể hiện theo phần trăm của mỗi yếu tố: N, P, K ). Vì vậy, một loại phân bón như urê sẽ được dán nhãn là 46-0-0, bởi vì nó có 46% N nhưng không có P hoặc K, trong khi một loại phân bón như TSP (triple superphosphate) sẽ được dán nhãn là 0-46-0 vì nó có chứa 46% P2O5, nhưng không có N, K; và kali clorua sẽ được dán nhãn 0-0-60 vì nó có chứa 60% K2O nhưng không có N hoặc P. Đây được gọi là phân bón đơn yếu tố, bởi vì họ chỉ chứa một trong ba chất đa lượng. Do đó, có phân phức hợp, có chứa hai hoặc cả ba chất đa lượng. Vì vậy, một loại phân bón có nhãn 15-15-15 chứa 15% N, 15% P2O5, và 15% K2O (điều này tương đương với 15% N, 6,5% P, 12,5%K). Khi nông dân mua phân bón đơn chất duy nhất, chúng sẽ cần phải kết hợp hai hoặc ba trong số này với nhau để tạo ra một hỗn hợp cung cấp các chất dinh dưỡng mà cây trồng cần cho đất cụ thể. Bằng cách pha trộn phân đơn nguyên tố, người ta có thể áp dụng bất kỳ tỷ lệ N, P, K mong muốn. Tuy nhiên, ở các nước có nhiều loại khác nhau của các loại phân bón hợp chất có sẵn trong các cửa hàng, người nông dân thường thích mua phân hỗn hợp thay vì các loại phân đơn, vì vậy họ không cần phải kết hợp một lượng lớn các loại phân bón khác nhau. Nông dân thường có thể mua chính xác loại phân phức hợp cung cấp sự cân bằng của N, P2O5, K2O được đề nghị cho đất và cây trồng của họ. Một ưu điểm khác của các loại phân bón thương mại là chúng được bán ở dạng khô, vì vậy chúng có chứa một lượng nước tối thiểu và một số lượng tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ làm giảm chi phí vận chuyển và số lượng công việc có liên quan trong việc áp dụng phân bón thương mại so với phân chuồng hoặc phân hữu cơ. Trong điều kiện chung, một bao 50 kg phân bón hợp chất như 15-15-15 chứa cùng một lượng N, P, K và là 1000 kg (một tấn) chất thải động vật, như thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1: Hàm lượng dinh dưỡng trung bình một tấn của loại phân ướt và phân chuồng khi so với 50 kg 15-15-15 phân phức hợp.
% | kg | |||
Chất khô | ———————————————————— | |||
N | P | K | ||
1 tấn phân gia súc | 32 | 5.9 | 2.6 | 5.4 |
1 tấn phân lợn | 40 | 8.2 | 5.5 | 5.5 |
1 tấn phân gà | 57 | 16.6 | 7.8 | 8.8 |
1 tấn phân cừu | 35 | 10.5 | 2.2 | 9.4 |
1 tấn phân rác | 71 | 6.9 | 3.3 | 6.1 |
50 kg phân 15-15-15 | 100 | 7.5 | 3.3 | 6.2 |
Rõ ràng là nhiều phân bón thương mại chứa 10 đến 20 lần chất đa lượng (N, P, K) so với hầu hết các loại phân bón hữu cơ, nhưng chứa chất trung, vi lượng cần thiết cho cây phát triển bình thường lại có số lượng ít hơn.
Nhiều thí nghiệm được tiến hành ở các vùng đất khác nhau để xác định các chất dinh dưỡng nào hạn chế năng suất sắn và tỷ lệ cân bằng dưỡng chất cần thiết để tăng năng suất, duy trì năng suất cao. Thông tin này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông thực hiện các kiến nghị phân bón tốt nhất, từ đó sẽ giúp nông dân áp dụng những loại phân bón cho năng suất cao nhất với chi phí thấp nhất.
Làm thế nào để tăng năng suất sắn mà không làm giảm độ phì của đất?
Một số thí nghiệm, trong đó sắn được phát triển liên tục trong nhiều năm trên cùng vùng đất mà không áp dụng đủ lượng phân hữu cơ hay đúng loại phân bón thương mại, đã chỉ ra rằng năng suất giảm theo thời gian do sự cạn kiệt chất dinh dưỡng, chủ yếu là kết quả của việc lấy hết các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch (Hình 1). Các chất dinh dưỡng cũng có thể bị mất do bay hơi, rửa trôi hoặc trong đất bị xói mòn hoặc nước mưa.

Hình 1. Sự suy giảm năng suất của sắn vì canh tác liên tục mà không bón phân trong ba loạt đất ở Thái Lan. Nguồn: Sittibusaya, 1993 |
Trong nhiều loại đất, sự suy giảm nghiêm trọng nhất là mức độ kali của đất và do đó theo thời gian phản ứng lớn nhất là việc áp dụng kali. Điều này rõ ràng đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm phân bón NPK lâu dài trên sắn thực hiện ở cả châu Mỹ La tinh và châu Á. Một ví dụ được thể hiện trong Bảng 2.

Sau 17 năm trồng sắn liên tục, sắn tăng trưởng kém và sản lượng giảm rõ rệt ở công thức không bón K (phía trước). |
Các dữ liệu trong Bảng 2 rõ ràng cho thấy, sau 21 năm canh tác liên tục, năng suất sắn rất thấp khi không có phân bón được sử dụng; và thậm chí thấp hơn khi N và P đã được sử dụng nhưng K đã bị bỏ qua.
Bảng 2: Ảnh hưởng của áp dụng hàng năm mức độ khác nhau của phân bón N, P, K theo trung bình năng suất củ của hai giống sắn cũng như tổng thu nhập và lãi ròng trên ha thu được trong năm thứ 23 của cây trồng sắn tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc tại Đồng Nai, miền Nam Việt Nam, trong 2010/11.
Liệu pháp1) | Năng suất củ trung bình | Hàm lượng tinh bột trung bình | Tổng thu nhập | Giá phân bón3 | Tổng giá thành sản phẩm3 | Lãi ròng |
(t/ha) | (%) | (‘000 VND/ha)2) | ||||
N0P0K0 | 11.2 | 22 | 17,167 | 0 | 5,700 | 11,467 |
N0P40K80 | 21.0 | 26 | 32,099 | 1,671 | 7,671 | 24,428 |
N40P40K80 | 24.7 | 26 | 37,852 | 2,219 | 8,219 | 29,633 |
N80P40K80 | 28.1 | 25 | 42,962 | 2,767 | 8,767 | 34,195 |
N160P40K80 | 26.9 | 25 | 41,157 | 3,863 | 9,863 | 31,294 |
N80P0K80 | 21.4 | 26 | 32,711 | 2,202 | 8,202 | 24,509 |
N80P20K80 | 23.4 | 26 | 35,771 | 2,485 | 8,485 | 27,286 |
N80P80K80 | 26.8 | 25 | 41,065 | 3,332 | 9,332 | 31,733 |
N80P40K0 | 8.8 | 22 | 13,464 | 1,660 | 7,660 | 5,804 |
N80P40K40 | 23.9 | 24 | 36,628 | 2,214 | 8,214 | 28,414 |
N80P40K160 | 26.6 | 27 | 40,622 | 3,874 | 9,874 | 30,748 |
N160P80K160 | 29.2 | 28 | 44,645 | 5,534 | 11,534 | 33,111 |
1) Tỷ lệ phân bón kg/ha của N, P2O5, và K2O, áp dụng như dùng urea, supe -phosphate đơn và Kali clorua.
2) 1 UD$ = 20,000 VND vào 2010/11
Mặc dù ở vùng này này đất khá màu mỡ và không có phản ứng đáng kể cho áp dụng phân bón trong 3 năm đầu tiên của cây, trong những năm tiếp theo đáp ứng với áp dụng K tăng từ năm này qua năm khác, sau đó là phản ứng với N, và sau đó P. Hàm lượng tinh bột củ cũng tăng với các áp dụng của mỗi chất dinh dưỡng, nhưng rõ rệt nhất với các áp dụng của K.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy rõ rằng việc áp dụng đúng số lượng và sự cân bằng của N, P, K thì kinh tế cao. Chi phí của các loại phân bón tự nhiên tăng lên khi số lượng của từng chất dinh dưỡng áp dụng tăng lên nhưng điều này thường bù đắp nhiều hơn bởi sự gia tăng năng suất và tổng thu nhập nhận được.

Suốt 19 vụ canh tác, năng suất sắn không bón K chỉ đạt khoảng 26 % số thu được so với bón phân NPK hàng năm. |
Trong khi lãi ròng chỉ có 11 triệu đồng Việt Nam (VND) mà không áp dụng NPK, và thậm chí thấp hơn với các áp dụng N và P nhưng không có K, đó là khoảng 34 triệu đồng/ha (US $ 1,700/ha) với các áp dụng của 80 kg N, 40 P2O5, và 80 K2O / ha. Tỷ lệ cao của áp dụng không tăng thêm thu nhập ròng. Kết quả tương tự đã thu được nhiều thử nghiệm NPK dài hạn được thực hiện ở châu Á và Mỹ Latinh.
Suốt 11 vụ canh tác, sự phát triển của công thức không bón NPK (phía trước) bị giảm rõ rệt so với các công thức được bón phân (ở mặt sau) tại CATAS ở Hải Nam, Trung Quốc. |
Chúng ta có thể đạt được kết quả tương tự khi bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ hay không?
Câu trả lời là “không có khả năng.” Nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam đã chỉ ra rằng bón 15 tấn/ha phân lợn tăng năng suất sắn 3 tới 13 tấn/ ha, trong khi bón 80 kg/ha của cả hai N và K tăng năng suất đến 16 tấn / ha. Tuy vậy, việc bón kết hợp phân hóa học với phân chuồng (5 tấn/ha) đã tăng năng suất sắn 18 tấn/ha. Điều đó đã chỉ ra rằng sự bón kết hợp phân hóa học với phân chuồng có hiệu quả cao trong việc tăng năng suất và thu nhậ (Bảng 3). Trong trường hợp này, phân hóa học cung cấp hầu hết các chất đa lượng NPK, trong khi phân chuồng đóng góp chất trung, vi lượng và chất hữu cơ, tăng năng suất sắn và cải thiện cấu trúc của đất.
Kết quả tương tự ở Malang, Indonesia, trong hệ thống sắn trồng xen ngô, Bón 135 kg N/ha kết hợp với 5 tấn/ha phân hữu cơ tăng năng suất sắn từ 11 tấn/ha (không bón phân N và phân chuồng) lên đến 39 tấn / ha, năng suất và thu nhập cao nhất. Việc bón 10 tấn / ha phân hữu cơ mà không bón phân hóa học tăng năng suất chỉ đến 23 tấn / ha.
Lý tưởng nhất, nông dân nên bón phân hữu cơ kết hợp với bón phân hóa học đầy đủ và cân đối để duy trì độ phì nhiêu của đất. Nếu phân chuồng không có, nông dân cũng có thể cải thiện năng suất bằng cách bón kết hợp phân xanh (cây đậu trồng xen, các tàn dư cây trồng của sắn hoặc cỏ dại) để cung cấp chất hữu cơ bổ sung cũng như trung lượng và vi lượng. Nếu nông dân sử dụng phân bón cho cây trồng xen hoặc sắn trong một hệ thống luân canh cây trồng, sắn có thể khai thác các loại phân bón còn lại trong đất từ những loại cây trồng này.
Bảng 3: Ảnh hưởng của việc áp dụng các FYM1) và phân bón hóa học đối với năng suất sắn và lợi ích kinh tế tại Đại học Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về phía bắc Việt Nam vào năm 2001.
Liệu pháp | Năng suất củ sắn (t/ha) | Tổng thu nhập | Giá phân bón | Giá sản phẩm | Lãi ròng |
(‘000 VND2) trên ha) | |||||
Không phân bón, không FYM | 3.3 | 1,625 | 0 | 2,800 | -1,175 |
5 t FYM/ha | 7.8 | 3,895 | 500 | 3,300 | 595 |
10 t FYM/ha | 10.0 | 5,010 | 1,000 | 3,800 | 1,210 |
15 t FYM/ha | 13.1 | 6,555 | 1,500 | 4,300 | 2,255 |
80 N+80 K2O/ha, không FYM | 15.5 | 7,735 | 680 | 3,580 | 4,155 |
80 N+80 K2O/ha + 5 t FYM/ha | 18.0 | 8,990 | 1,180 | 4,080 | 4,910 |
80 N+80 K2O/ha + 10 t FYM/ha | 18.7 | 9,350 | 1,680 | 4,580 | 4,770 |
80 N+80 K2O/ha + 15 t FYM/ha | 18.5 | 9,250 | 2,180 | 5,080 | 4,170 |
1) FYM = farm-yard manure (phân lợn); phân áp dụng thêm: 100,000 VND (US$6) trên tấn.
2) 1US$ = 16,000 Việt Nam Đồng (VND) vào năm 2001.
Để tăng cả năng suất và thu nhập trong khi duy trì hoặc cải thiện độ phì nhiêu của đất nên:
• Xác định chất dinh dưỡng nào hạn chế năng suất bằng cách quan sát cẩn thận các triệu chứng thiếu hụt có thể, bằng cách phân tích loại đất hay mô thực vật, hoặc bằng cách tiến hành các thí nghiệm đơn giản trên đồng, như đã nêu trong Chương 7
• Nếu thông tin không có sẵn, một kiến nghị chung được áp dụng khoảng 80-100 kg/ha N, 40-50 kg P2O5, và 100-120 kg/ha K2O phân bón đơn tố như urê, riêng lẻ hay TSP và kali clorua.
• Nếu phân bón hợp chất có sẵn, áp dụng khoảng 600 kg/ha phân bón như 15-15-15, 16-16-16; hoặc tốt hơn khoảng 600 kg/ha 15-7-18.
• Nếu sắn được trồng xen với các loại ngũ cốc như ngô hoặc lúa, áp dụng các loại phân bón ở trên cho sắn và phân bón cao N và P với ngũ cốc; nếu xen là các loại đậu hạt như đậu nành, đậu phộng hoặc đậu đũa thì chủ yếu áp dụng P cho những loại cây trồng đó.
• Nếu sắn đã được phát triển trong nhiều năm ở cùng vùng đất, làm giảm số lượng áp dụng P và tăng áp dụng của K, chẳng hạn như 20 kg/ha P2O5 và 120 kg/ha K2O; hoặc 500 kg/ha phân bón hợp chất như 14-4-24.
• Nếu có, kết hợp các loại phân bón hóa học với 4-5 tấn/ha phân chuồng hoặc phân hữu cơ .
• Phân chuồng và phân hữu cơ cần phải được rải và kết hợp trước khi trồng, trong khi phân bón hóa học nên được áp dụng trong một hố hoặc rãnh ngắn bên cạnh các hom hoặc cây non và được phủ đất, hoặc ngay sau khi trồng hoặc vào khoảng một tháng sau khi trồng
• Nếu sâu bệnh không phải là vấn đề lớn, dư lượng cây trồng hoặc cỏ dại có thể được đưa vào đất trước khi trồng hoặc để lại trên mặt đất làm lớp phủ để cải thiện độ phì của đất và giảm xói mòn. Điều này có tác dụng tương tự như các áp dụng của phân bón.
CHƯƠNG 11
CÁCH THỨC SINH HỌC ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT VÀ CẢI THIỆN ĐẤT
Ở nhiều nơi trên thế giới, sắn được trồng mà không bón phân hóa học vì thiếu phân bón hoặc quá tốn kém. Trong trường hợp đó, người nông dân thường cố gắng duy trì độ phì của đất thông qua các cách thức sinh học như du canh, nông lâm kết hợp, luân canh, bón phân xanh, che phủ đất, trồng theo băng, trồng xen, bón phân chuồng, phân hữu cơ. Nhìn chung, những cách thức này là phù hợp ở những nơi lao động có sẵn và giá rẻ, những nơi không có phân hóa học hoặc đắt tiền, đặc biệt là trong các hệ thống nông nghiệp thâm canh. Cách thức sinh học được sử dụng không chỉ bổ sung cho việc bón phân hóa học mà còn làm tăng hàm lượng chất hữu cơ của đất, cải thiện cấu trúc đất, độ phì nhiêu, sự ổn định tổng hợp tính chất lý hóa tính của đất, khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng và thoát nước.
Canh tác nương rẫy
Tại nhiều vùng nhiệt đới, nông dân cố gắng duy trì độ phì nhiêu của đất theo cách thức du canh hay còn gọi là hệ thống “chặt đốt rừng làm rẫy”. Sau nhiều năm canh tác, đất được trở về hoang hóa hoặc thành đất rừng khoảng 10-20 năm để đất tạm nghỉ và bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong suốt chu kỳ sản xuất, (trong khi nông dân chặt đốt rừng làm nương rẫy ở nơi đất mới khai phá có độ phì đất tốt hơn). Thế nhưng do dân số tăng nhanh và sự tăng áp lực đất, thời gian bỏ hóa bị rút ngắn dần trong khi chu kỳ trồng trọt và cường độ khai thác đất ngày càng tăng.
Sự nghiên cứu được thực hiện trên đất rất nghèo và suy thoái ở miền nam Colombia đã chỉ ra rằng thời gian đất bỏ hóa đã không thể hồi phục hoàn toàn độ màu mỡ của đất, và năng suất sắn thấp hơn 8-10 tấn/ha. Ngược lại, việc bón phân hóa học N, P, K đã đưa năng suất sắn tăng lên gấp hai đến ba lần, đạt trên 24 tấn / ha của vụ trồng thứ ba liên tiếp. Trong nhiều trường hợp tương tự, nhiều nông dân đã có thể tăng thu nhập khi sắn trồng trên cơ sở lâu bền của đất tốt, bằng phẳng và sử dụng phân bón thương mại, rời bỏ trồng sắn trên đất dốc bị xói mòn thoái hóa để làm đồng cỏ, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả hoặc trồng rừng.
Ngoài ra, khi hệ thống du canh được thực hành trên các sườn dốc, chẳng hạn như ở Lào và vùng Tây Bắc Việt Nam, sau khi đốt rừng trong mùa khô, nhiều tro trôi xuống dốc sau cơn mưa đầu mùa trước khi sắn được trồng làm cho hệ thống không hiệu quả trong việc bổ sung thêm sự màu mỡ của đất. Kết quả là sự suy giảm độ phì, tăng xói mòn đất và giảm năng suất cây trồng.

Canh tác nương rẫy ở Lào. |
Cây trồng theo băng (Alley cropping)
Đây là một loại hình nông lâm kết hợp, trong đó cây trồng làm băng hàng rào và cây trồng giữa hàng được kết hợp với nhau trên cùng một thửa ruộng với mục tiêu là tăng tổng giá trị sản lượng thu hoạch và trong một số trường hợp để giảm xói mòn. Cây trồng làm băng hàng rào thường là cây thân bụi họ đậu phát triển nhanh. Khoảng cách giữa các băng có thể khác nhau, thường là 4 đến 5 m, chiếm gần 20% tổng diện tích đất được dùng làm băng hàng rào. Các loại cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào được cắt ít nhất một năm một lần, chỉ để cao khoảng 50 cm so với đất và phần cắt tỉa được đưa vào đất hoặc phủ lên mặt đất của các băng trước khi cây được trồng để cung cấp chất dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại và xói mòn đất. Lợi ích của cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào là chúng có thể cung cấp một lượng đáng kể chất đạm được thêm vào đất ở giữa các băng do các chất cắt tỉa phân hủy. Thêm vào đó, cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào có rễ ăn sâu nên có thể lấy chất dinh dưỡng từ các lớp đất sâu hơn và tái chế chúng để cho lớp đất bên trên được màu mỡ hơn cung cấp dinh dưỡng cho các loại cây trồng. Ngoài ra, vì cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào có gốc rễ sâu và phát triển nhanh khi trồng xen nên ít cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng. Nó cần được cắt tỉa thường xuyên nhưng không yêu cầu trồng lại trong nhiều năm vì thế không yêu cầu mua hạt giống hàng năm.

Trồng sắn theo băng giữa những hàng cây họ đậu làm tăng sản lượng sắn và cải thiện độ phì của đất. |
Kết quả của một số thí nghiệm trồng theo băng có thể được tóm tắt như sau:
• Kết quả tốt nhất thu được với các cây họ đậu thân bụi là các loài cây keo dậu/ bình linh (Leucaena leucocephala), cây anh đào (Gliricidia sepium) và Flemingia macrophylla. .
• Các loài cây họ đậu thân bụi được trồng thành băng cách nhau khoảng 4-6 mét và một số hàng sắn được trồng thành các hàng giữa các băng.
• Cây họ đậu thân bụi trồng thành băng cần được cắt giảm xuống còn khoảng 50 cm so với mặt đất ít nhất mỗi năm một lần trước khi trồng sắn và phần cắt tỉa được vùi vào đất hoặc rải thành lớp phủ trên của đất của các băng trước khi trồng sắn.
• Năng suất sắn có thể tăng hoặc không tăng trong năm đầu tiên vì vụ đầu cây cần thời gian để thiết lập. Nhưng sau một vài năm, năng suất sắn sẽ tăng lên, sự mất đất do xói mòn sẽ giảm, và độ phì nhiêu của đất sẽ được cải thiện rõ rệt.
• Lớp phủ do thân và lá cây họ đậu thân bụi được cắt tỉa sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ của đất và cải thiện các đặc tính lý, hóa học của đất
• Ba loài cây họ đậu thân bụi nói trên sẽ không cần phải được trồng lại trong nhiều năm, nhưng cây họ đậu thân bụi Cốt khí (Tephrosia candida) sẽ cần phải được tái trồng lại sau 3-4 năm.
Cây trồng phủ đất (Cover cropping)
Cây phủ đất thường là cây họ đậu được trồng để bổ sung đạm và tái chế chất dinh dưỡng đất để cải thiện độ phì của đất và để ngăn chặn xói mòn đất nghiêm trọng trên đất dốc. Cây hàng năm có thể trồng hốc hoặc trồng thành hàng nơi cây phủ đất đã được vùi vào đất hoặc bị diệt với thuốc diệt cỏ. Một số thí nghiệm cây phủ đất tiến hành ở Colombia và Thái Lan cho thấy sắn cạnh tranh yếu và giảm năng suất đáng kể nếu sắn phải cạnh tranh với những cây họ đậu rễ sâu và cấu trúc tốt được sử dụng như là cây phủ đất. Sự canh tranh này là đặc biệt mạnh mẽ khi sắn mới trồng và trùng khớp với thời gian hạn hán. Do vậy, trồng cây phủ đất là không thực tế vì nó có xu hướng làm giảm năng suất sắn và đòi hỏi lao động bổ sung đáng kể.
Trồng sắn với cây phủ đất là cây họ đậu hoang dại thường dẫn đến cạnh tranh quá mức và sản lượng sắn thấp. |
Cây phân xanh (Green manuring)
Điều này thường đề cập khi trồng cây họ đậu ăn hạt hoặc dùng làm thức ăn gia súc trên đất vài tháng trước khi trồng cây chính. Cây phân xanh thường được trồng khoảng 2 tháng sau đó được cày vùi vào đất hoặc phủ lên trên đất trước khi trồng cây chính. Cây phân xanh sẽ cải thiện độ phì của đất, đặc biệt là đạm, do đạm được cố định bởi các cây họ đậu. Ngoài ra, cây họ đậu cũng được trồng xen với cây chính hoặc có thể được trồng thành dải hẹp xen kẽ với các dải cây chính và thu hoạch cây họ đậu này sau 2-3 tháng trồng.
Nhiều loài cây phân xanh đã được đánh giá sự tác động của chúng trên cây sắn. Tại đất chua cao ở Colombia, cây phân xanh đã được đưa vào đất trước khi trồng sắn. Từ thí nghiệm có thể kết luận rằng năng suất sắn tăng nhiều nhất bởi việc áp dụng phân bón nhưng kết hợp cây phân xanh cũng giúp tăng năng suất, đặc biệt là khi sắn không được bón phân. Cây lạc là một trong những loài có hiệu quả nhất, nhưng Zornia latifolia, Pueraria phaseoloides và Centrosema pubescens cũng rất hiệu quả, đặc biệt là khi sắn được bón phân.
Các thí nghiệm khác trồng cây phân xanh thử nghiệm với sắn được thực hiện trên đất cát và đất bạc màu ở bờ biển phía bắc của Colombia. Cây đậu ngự (Canavalia ensiformis) và cỏ tự nhiên là hiệu quả nhất, trong khi đậu lục lạc sợi hoa vàng (Crotalaria juncea) là sinh lợi ít nhất và hiệu quả thấp nhất trong việc tăng năng suất sắn.
Ở Ấn Độ, mức phân bón chuẩn cho sắn được đề nghị là 100 N + 50 P2O5 + 100 K2O kg/ ha + 12,5 tấn/ha phân chuồng. Vì bón phân chuồng tốn kém và vận chuyển cồng kềnh khó áp dụng nên một thí nghiệm dài hạn đã được thực hiện từ năm 1990 đến năm 2004 để xác định xem bón phân xanh với đậu cowpea có thể làm giảm nhu cầu phân chuồng và giảm mức đầu tư phân hóa học. Đậu cowpea được trồng đón mưa tháng Hai và sau khi thu hoạch quả xanh, tổng sinh khối cây trồng đã được đưa vào đất trước khi trồng sắn vào tháng Năm. Hiệu quả của việc vùi tàn dư sắn trở lại vào đất sau khi thu hoạch cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy bằng cách vùi cây phân xanh với sinh khối đậu cowpea với bón phân chuồng kết hợp đạm và lân có thể giảm xuống chỉ còn 50% mức đề nghị trước đó. Ngoài ra, sự bón kết hợp hàng năm tàn dư thân và lá sắn với phân hóa học N, P, K theo mức khuyến cáo hoàn toàn có thể thay thế việc bón 12,5 tấn/ha phân chuồng và đã được áp dụng.
Nhiều thí nghiệm bón phân xanh đã được tiến hành ở Thái Lan để xác định các dạng phân xanh hiệu quả nhất và quản lý chúng đối với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Trong các vùng trồng sắn của Thái Lan, tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.200 mm, với mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng Năm và chấm dứt vào tháng Mười.
Ở một thí nghiệm thực hiện trong năm năm, ba loại cây phân xanh được trồng đầu mùa mưa và sinh khối của chúng được đưa vào đất sau 60 ngày tăng trưởng, sắn được trồng và thu hoạch sau 10 tháng. Kết quả cho thấy trồng đậu đen , đậu đỏ, đậu trắng (cowpea) thì hiệu quả hơn trong việc tăng năng suất sắn so với trồng đậu lục lạc sợi hoa vàng (Crotalaria juncea), và đậu triều (pigeon pea) ít hiệu quả hơn. Đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng (cowpea) sản xuất nhiều sinh khối hơn và vì vậy cung cấp khối lượng dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, nó cải thiện các điều kiện vật lý của đất như dung trọng và tỷ lệ thấm nước.
Các thí nghiệm khác được tiến hành ở Pluak Daeng, Thái Lan đã kết luận rằng, trong số các cây phân xanh được thử nghiệm, đậu lục lạc sợi hoa vàng Crotalaria juncea sinh lợi nhất và hiệu quả nhất trong việc tăng năng suất sắn; sự kết hợp bón phân xanh cho năng suất sắn cao hơn một chút so với lớp phủ; và một số cây phân xanh là có hiệu quả thậm chí còn hơn cả bón phân bón hóa học trong việc tăng năng suất sắn. Tuy vậy, do điều kiện khí hậu của Thái Lan có sáu tháng mùa khô, việc trồng cây phân xanh ở những tháng này là không thực tế, mà tốt hơn là trồng cây phân xanh trong mùa mưa tương đối ngắn, trong khi sản xuất sắn năng suất thấp do hạn hán trong mùa khô. Vì vậy, trồng cây phân xanh khó được chấp nhận bởi nông dân trồng sắn tại Thái Lan.
Cây phân xanh thường được trồng trước khi trồng sắn, nhưng cũng có thể được phát triển như là cây trồng xen giữa các hàng cây sắn. Trong cả hai trường hợp , các loại phân xanh được cắt sau 2-3 tháng và vùi vào đất như một lớp phủ. |
Một cách khác là trồng cây phân xanh vào đầu mùa mưa, cắt chúng và phủ sinh khối sau 3-4 tháng, sau đó trồng sắn và để lưu sắn 18 đến 21 tháng mà không cần làm đất thêm. Điều này có thể tăng gấp đôi năng suất sắn và giảm chi phí sản xuất mà đất chỉ cần chuẩn bị một lần cho mỗi mỗi hai năm, và giảm chi phí làm cỏ và thu hoạch .
Từ những thí nghiệm phân xanh khác nhau nêu trên có thể rút ra kết luận:
• Trồng cây phân xanh có thể làm tăng năng suất sắn ở những vùng với một mùa ẩm tương đối dài hoặc với hai mùa mưa ngắn mỗi năm, đặc biệt là khi không có phân bón được áp dụng.
• Tại các vùng có một mùa mưa duy nhất và tương đối ngắn, trồng cây phân xanh có thể làm giảm nghiêm trọng năng suất sắn. Điều này do trồng cây phân xanh vào đầu mùa mưa làm giảm thời gian mà cây sắn hưởng lợi từ những tháng mùa mưa, trừ khi sắn trồng lưu niên qua suốt các tháng sau mưa và thu hoạch sau 18 tháng.
• Trồng cây phân xanh xen với sắn tại cùng thời điểm đầu mùa mưa và cắt cây phân xanh lúc 2 – 3 tháng sau khi trồng có thể dẫn đến năng suất sắn thấp do cạnh tranh quá mức của cây phân xanh đối với sắn.
• Trồng cây phân xanh xen với sắn trưởng thành ở 7-8 tháng sau trồng và kết hợp với các cây phân xanh trước khi trồng sắn tiếp theo có thể làm tăng năng suất sắn sau đó.
Cây phân xanh tuy có lợi ngắn hạn đến năng suất sắn nhưng ảnh hưởng lâu dài đến độ phì của đất thì chưa rõ ràng, nên khi lao động thiếu, nông dân thích bón phân thương mại để tăng năng suất hơn.
Lớp phủ
Lớp phủ là để lại tàn dư cây trồng hoặc sinh khối trên đất, hoặc mang sinh khối từ nơi khác đến. Lớp phủ có ưu điểm là giảm cỏ dại phát triển, duy trì độ ẩm đất và giảm biến động nhiệt độ, bảo vệ lớp đất mặt khỏi bị tác động trực tiếp của mưa làm đất ít xói mòn. Lớp phủ sinh khối cũng giúp loại bỏ sự cần thiết của việc bón kết hợp bổ sung phân xanh, nhân chuồng vào đất. Nếu đất xốp thì hom sắn có thể được trồng trực tiếp qua lớp phủ vào trong đất. Phương pháp không làm đất hoặc làm đất tối thiểu này cải thiện chất hữu cơ và cấu trúc của đất.
Sự tăng trưởng của cây sắn trong mùa khô khi đất được che phủ bằng lớp phủ rơm rạ. |
Kết quả từ thử nghiệm lớp phủ ở Colombia đã chỉ ra rằng sử dụng của một số lượng lớn (12 tấn / ha) của lớp phủ khô cỏ guinea (Panicum maximum) cung cấp cho cây sắn với K, Ca, Mg, N và các chất dinh dưỡng, giúp duy trì độ ẩm và giảm nhiệt độ bề mặt của đất. Điều này dẫn đến tăng năng suất củ sắn và sinh khối cao nhất, tăng hàm lượng chất khô của củ trong khi giảm sự thay đổi hàng năm và giảm cyanogenic của củ, đặc biệt là trong trường hợp không bón phân. Những năm qua, áp dụng cả hai màng phủ và phân bón đã làm tăng P và K trong khi không có lớp phủ thì độ chua của đất tăng lên. Tuy nhiên, việc áp dụng số lượng lớn lớp phủ có thể cần nhiều lao động hơn, tùy thuộc vào khoảng cách giữa các cánh đồng sắn và nguồn của lớp phủ.
Luân canh cây trồng
Ở hầu hết các nước ở châu Á, sắn được trồng độc canh trên cùng địa điểm từ năm này sang năm khác. Nông dân nên luân canh sắn với cây trồng khác như cây ngũ cốc và các loại cỏ để giảm tác nhân chính Phytophthora spp. gây bệnh trong đất, đặc biệt là ở những vùng đất nặng và hệ thống thoát nước kém mà bệnh thối củ thường được thấy. Với sự xuất hiện gần đây của bệnh chồi rồng, chủ yếu ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, luân canh sắn với cây trồng khác nên được khuyến khích để ngăn chặn sự lây lan của bệnh này qua tàn dư sắn bị nhiễm bệnh còn lại từ vụ trước.
Luân canh cây trồng cũng có thể tăng thu nhập của nông dân. Những giống sắn ngắn ngày, năng suất cao khi thu hoạch sau 7-8 tháng, đủ thời gian để trồng cây ngắn ngày khác được trồng trong cùng một năm.
Ở bang Kerala của Ấn Độ, sắn hiện nay thường được trồng ở những vùng đất thấp, nơi giống sắn ngắn ngày được luân canh sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày. Dưới điều kiện này, năng suất sắn cao hơn đáng kể so với các nơi vùng cao truyền thống. Thậm chí thu nhập cao hơn đã thu được khi trồng sắn theo một vụ đậu cowpea hoặc đậu phộng trong điều kiện ruộng lúa vùng thấp. Tuy vậy, sắn luân canh với lúa ở vùng đồng bằng đòi hỏi công lao động làm luống trồng sắn để không ngập úng. Năng suất sắn thu được khá cao vì độ màu mỡ của đất ruộng cao hơn và khả năng giữ nước cao hơn của loại đất này suốt trong mùa khô.
Tại Kerala Ấn Độ, sắn hiện thường được trồng ở những vùng đất thấp sau vụ lúa. |
Các nhà nghiên cứu ở Thái Lan đã chỉ ra rằng luân canh sắn với cây họ đậu như đậu phộng, đậu triều, … là rất thích hợp, có lợi ích lâu dài hơn trồng sắn độc canh, tuy vậy vẫn cần thực tế phổ biến trong nông dân ở vùng đông bắc Thái Lan.
Sắn luân canh hàng năm với đậu phộng theo sau đậu triều (bên trái) so với sắn trồng liên tục (bên phải ) sau 22 năm canh tác ở Khon Kaen, Thái Lan. |
Trồng xen
Cây trồng kết hợp có xu hướng giảm xói mòn và rửa trôi nhưng lấy đi chất dinh dưỡng nhiều hơn do sản phẩm thu hoạch. Trồng xen sắn cần sự tăng cường về nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là khi mỗi cây liên quan được trồng với mật độ bình thường của nó. Trong trường hợp này, việc các chất dinh dưỡng lấy đi từ đất là cao hơn so với sắn trồng thuần (Bảng 1).
Bảng 1: Chất dinh dưỡng của đất bị lấy đi do sản phẩm (củ và hạt) thu hoạch ở hệ thống sắn trồng xen đậu xanh so với sắn trồng trồng thuần .
Mất dinh dưỡng (kg/ha) | ||||||
Hệ thống | N | P | K | Ca | Mg | S |
Sắn trồng thuần | 40 | 5 | 78 | 19 | 8 | 6 |
Sắn trồng xen đậu xanh | 90 | 11 | 84 | 18 | 10 | 9 |
Một thí nghiệm trồng xen dài ngày được thực hiện tại Thái Lan, cho thấy sau 24 năm trồng xen sắn với đậu phộng hoặc đậu nành, hàm lượng chất hữu cơ đã tăng từ 1,0% đến 1,2 hay 1,3%, trong khi ở những mảnh đất sắn trồng thuần liên tục đã giảm xuống còn 0,9%. Trong một thí nghiệm dài hạn được tiến hành ở miền Nam Việt Nam, sắn trồng xen đậu phộng và không bón phân, các chất hữu cơ và hàm lượng lân dễ tiêu đã tăng, nhưng hàm lượng Ca và K trong đất giảm, có thể là do việc mất chất dinh dưỡng hơn bởi thu hoạch của cả sắn và đậu phộng trồng xen.
Từ những thí nghiệm trồng xen khác nhau, chúng ta có thể kết luận rằng: Khi quản lý tốt sắn trồng xen với các cây lương thực ngắn ngày thì đất được che phủ nhanh hơn làm giảm mất đất do xói mòn. Việc vùi lại thân lá của các cây trồng xen có xu hướng làm tăng chất hữu cơ. Sắn nếu xen canh với cây họ đậu thì cây đậu có thể đóng góp nhiều hơn đạm cố định từ không khí. Sắn và cây xen muốn duy trì được năng suất cao cần bón đủ phân.
Kết luận
Sắn là đối thủ cạnh tranh yếu và bị hại nghiêm trọng nếu phải cạnh tranh với cỏ dại, cây xen hoặc cây che phủ, đặc biệt ở giai đoạn mới trồng do sắn tăng trưởng ban đầu chậm.
Tóm tắt những quan sát cụ thể và kiến nghị cách thức sinh học để tăng năng suất sắn và nâng cao độ phì của đất:
• Hầu hết các cây che phủ lâu năm sẽ cạnh tranh mạnh với sắn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, dẫn đến năng suất sắn thấp. Hầu hết các cây phân xanh trồng xen hoặc cây trồng xen dài ngày cũng có xu hướng giảm năng suất sắn.
• Cây phân xanh mang lại ích lợi nhiều nhất là khi chúng được trồng kết hợp với trồng sắn, nhưng chỉ ở những nơi có mùa mưa kéo dài đủ cung cấp độ ẩm cho đất suốt cả chu kỳ tăng trưởng của sắn.
• Trồng băng cây đậu (leguminous hedgerow) dường như có tác dụng mang lại lợi ích lâu dài lớn nhất về năng suất sắn và độ phì của đất trong số các giải pháp sinh học đề cập ở trên. Sau khi thành lập, các băng cây đậu ít đòi hỏi bảo dưỡng ngoài việc cắt tỉa thường xuyên và chúng có thể tồn tại ít nhất là 15-20 năm mà không cần trồng lại. Bên cạnh việc cải thiện độ phì của đất, phần cắt tỉa khi phủ lên mặt đất sẽ giúp kiểm soát cỏ dại và xói mòn, làm giảm nhiệt độ đất mặt và tăng độ ẩm của đất.
• Cây che phủ như cỏ tự nhiên, cây họ đậu,… được cắt và phủ lên đất trước khi trồng sắn để canh tác tối thiểu cũng có tác dụng tương tự.
• Du canh trong quá khứ đã được thực hiện khi đất còn màu mỡ và không có cách nào khác tốt hơn để phục hồi độ phì nhiêu của đất sau nhiều năm khai thác. Tuy vậy, ở thời gian hiện tại, đất canh tác ở hầu hết các nước đã khan hiếm và không còn đủ đất cho thời gian hoang kéo dài là cần thiết để duy trì độ phì nhiêu của đất.
• Chính vì vậy, cách thức sinh học được khuyến khích là sử dụng phân bón thương mại kết hợp với phân chuồng hoặc phân hữu cơ; và nếu sâu bệnh không phải là vấn đề quan trọng thì nên trả lại cho đất tất cả thân lá sắn và cây xen để trả lại cho đất chất hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng.
• Độ phì nhiêu của đất có thể được khôi phục ít nhất một phần bởi các giải pháp sinh học được thảo luận trên đây, nếu không có sẵn phân hóa học hoặc quá tốn kém.

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Việt Nam quê hương tôi
Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter