
NHẮN BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Bạn thanh nhàn chốn cũ
Mình #Thungdung dọn vườn
Nhớ lại và suy ngẫm
Kỷ niệm nhòa khóí sương.
xem tiếp : Gặp bạn ở quê nhà https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gap-ban-o-que-nha

CHUYỆN ĐỜI KHÔNG THỂ QUÊN
Hoàng Kim
Việt Nam con đường xanh
Con đường đã chọn
Thống nhất đất nước
Chuyện đời không thể quên
Thầy nghề nông chiến sĩ
Trên bục giảng mùa xuân
https://vtv.vn/video/phim-tai-lieu-con-duong-da-chon-thong-nhat-dat-nuoc-556887.htm
xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/
Phục sinh giữa tối sáng Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng sau một trận ốm mấy năm trước, chợt thích sự suy niệm mỗi ngày #hoangkimlong #cltvn #Thungdung #cnm365 tinhyeucuocsong Đó là trò chơi Ngày xuân đọc Trạng Trình, Gia Cát Mã Tiền Khóa một thú vui riêng
NHỚ BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim

Ngày 28 tháng 4 năm 2022, lúc 9g52 anh Phan Chí Thắng nhắn tin: Hôm nay sinh nhật giáo sư Vương / Anh em kỷ niệm ở trên đường/ Ghé quán Ninh Bình cà phê nóng / Thẳng hướng Ba Đồn tới cố hương ” Từ trái sang: Phan Chi, Vuong Tran Ngoc, Tien Duc Tran, Nguyen Pham Xuan. Tôi vui vẻ nhắn lại: Tuyệt vời quá anh Phan Chí. Chúc mừng sinh nhật giáo sư Vương. Kính chào quý Cụ về thăm quê Bọ. Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Chung sức trên đường xuân.https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/04/28/chung-suc-tren-duong-xuan/

Ngày 28 tháng 4 lúc 13:35 anh Phan Chi viết tiếp: “Dừng chân ăn trưa ở nhà hàng Việt Đức Tp Vinh. Có thêm tiến sĩ Biện Minh Điền đại diện địa phương đến chia vui.”

Thứ Sáu, 29 Tháng 4, 2022, lúc 16g 42 anh Thắng viết tiếp Du thuyền trên sông Son, Quảng Bình;


NGUYỄN QUANG LẬP QUÊ CHOA
Hoàng Kim
Sách ‘Ba Đồn mạn thuật’
Nguyễn Quang Lập quê choa
Nghiệp nhà văn biên kịch
Nghề vô tuyến bách khoa
‘Những mãng đời đen trắng’
‘Ký ức vụn’ ‘Bạn văn’
‘Đời cát’ ‘Thung lũng hoang vắng’
Học văn để làm Người





“Ba Đồn mạn thuật”: Một Nguyễn Quang Lập… rất khác
Lê Phi Long (thực hiện), Báo Lao Động trực tuyến, Thứ năm, 28/04/2022 15:56 (GMT+7)
Đúng dịp 30.4 năm nay, nhà văn Nguyễn Quang Lập sẽ giới thiệu, ra mắt cuốn sách rất đặc biệt về quê hương ông: “Ba Đồn mạn thuật” (NXB Hội Nhà văn).

Sâu xa trong từng con chữ, từng sự kiện, từng phong tục, từng địa danh, từng món ăn, từng con người… là một tình yêu quê hương da diết. 451 ngày đêm một mình hoàn thành một tác phẩm để đời cho quê hương – tất cả đã nói lên điều đó.
Cầm cuốn sách trên tay, chúng ta sẽ càng biết thêm nhiều điều thú vị của nhà văn Nguyễn Quang Lập… rất khác. Vì không chỉ là nhà văn, ông còn là “nhà Ba Đồn học” trong con mắt người dân quê hương.
– Nhà văn có thể cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn sách?
Từ năm 60 tuổi tôi luôn mong muốn có một cuốn địa chí cho Ba Đồn quê tôi nhưng không bao giờ dám nghĩ tự mình có thể làm được. Địa chí là sách biên chép về địa lý, lịch sử, phong tục, nhân vật, sản vật… của một vùng đất trong suốt thời gian lịch sử, từ thuở khai thiên cho đến ngày nay. Do đó đòi hỏi người viết có kiến thức sử – địa – văn hoá tổng hợp sâu rộng. Thường phải có một nhóm tác giả, mỗi người một thế mạnh cố kết lại mới có thể làm được.
Năm 2018 một nhóm bạn học Ba Đồn do anh Nguyễn Xô Viết dẫn đầu từ Hà Nội, Quảng Bình, Huế bay vào Sài Gòn lên Củ Chi nhóm họp cùng tôi. Nhóm “Dư địa chí Ba Đồn” ra đời từ đó. Dự án “Địa chỉ Ba Đồn” dự trù cho 7 người biên soạn, 5 người biên tập kéo dài 2 năm với kinh phí 1,4 tỉ. Nhưng rồi không xin được tài trợ, dự án đành bỏ dở. Sốt ruột vì ngày về trời đã cận kề tôi liều mạng tự mình làm lấy, vì biết mình không làm sẽ chẳng có ai làm. Người làm được thì không muốn làm, người muốn làm lại không làm được, đó là bi kịch mọi làng quê muốn có cho riêng mình một cuốn địa chí. Trong đời tôi đây là quyết định liều lĩnh nhất, lần đầu tiên trong đời tôi làm một việc quá sức mình.

– 451 ngày đêm một mình hoàn thành một tác phẩm để đời cho dân làng Phan Long và thị trấn Ba Đồn quê hương ông, phải chăng đây là cuốn sách có thời gian viết dài nhất trong cuộc đời cầm bút của ông?
Đúng vậy. Tôi viết cuốn “Những mảnh đời đen trắng” có 20 ngày. Dài nhất là cuốn “Tình cát” cũng chỉ 8 tháng (là tính thời gian viết). Đây là cuốn sách tôi lao động nặng nhọc nhất, dài ngày nhất. Năm 2021 trong đại dịch COVID-19, Sài Gòn có quá nhiều người chết hằng đêm, tôi cứ sợ tôi chết khi công việc còn dở dang. May trời thương cho sống.
– Nội dung cuốn sách là nói về địa chí Ba Đồn, nhưng ông không ghi tên sách là “địa chí” như các cuốn sách tương tự mà là “Ba Đồn mạn thuật”, phải chăng ông muốn gửi gắm đều gì?
Địa chí là thể loại, còn tên sách tuỳ theo sự thể hiện mà người viết đặt tên. Như An Nam chí lược của Lê Tắc, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch. “Ba Đồn mạn thuật” là do TS Trần Hải Yến, người bạn chí thiết của tôi đặt cho. “Thuật” đây là trước thuật, tức biên soạn, viết sách, ghi chép; “mạn” chỉ sự phóng túng, không bó buộc (trong “mạn đàm”). “Mạn thuật” là một cách viết tổng hợp giữa nhiều thể loại (kể chuyện, ghi chép, bình luận, khảo cứu…). Cách viết tự do, nhẹ nhàng, thoải mái, không trói buộc, câu nệ. Nói chung đây là bút pháp tạo điều kiện cho người ta có rộng đất để diễn, đưa vào nhiều thông tin… dễ tiếp cận bạn đọc hơn là cách viết hàn lâm. Cũng là sở trường của tôi.
– Cuốn sách nói về lịch sử vùng đất quê hương ông, vậy tôi có thể gọi thêm ông là nhà nghiên cứu lịch sử được không, thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập?
Trong “Ba Đồn mạn thuật” chỉ có 1/5 là lịch sử thôi, đó là phần III:” Sử lược” – phần ngắn nhất. Còn lại là địa lí (địa sử và địa chính), phong tục, văn hoá, văn minh… chiếm hầu hết cuốn sách. Viết rồi mới biết, viết sử dễ hơn nhiều viết địa chí. Tôi chỉ là nhà văn, không dám nhận nhà gì cả. Nhưng bạn bè gọi tôi là “nhà Ba Đồn học” thì tôi rất sướng và tự hào.
– Đọc cuốn sách, tôi có cảm giác như đang đọc một tác phẩm văn chương chứ không hẳn là một cuốn sách nói về địa chí, lịch sử một vùng đất. Mà văn chương là có yếu tố hư cấu, vậy các nội dung trong cuốn sách có các tình tiết hư cấu không, thưa nhà văn?
Điều đầu tiên và trên hết của địa chí là không được phép sáng tác. Bịa đặt và thêm thắt là điều tối kị. Người viết địa chí có thể bớt nhưng không được thêm. Nếu sách này được gọi là văn chương thì nó là loại văn chương phi hư cấu.
– Tôi nghĩ thành công của cuốn sách, sức lan tỏa của cuốn sách là ở chỗ ông đã lồng yếu tố văn chương vào lịch sử, để mọi người cảm nhận được hơn tình yêu quê hương qua từng sự kiện, từng câu chữ. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Vâng. Có thể hiểu như vậy. Điều mà tôi sướng nhất là lôi kéo được người làng cùng kể chuyện. Cùng với ca dao tục ngữ hò vè của người Ba Đồn, có hơn bốn chục người Ba Đồn đã tham gia trong cuốn sách này, giúp cho cuốn sách tự nhiên có tính văn, sinh động hẳn lên, hấp dẫn hẳn lên.
– Trong cuốn sách, ngoài những thông tin về lịch sử, địa lý… thì hình ảnh cháo canh Ba Đồn, Thịt chó Cu Loe hay đơn giản là Tục sợ ma được ông miêu tả rất rõ nét, vậy nên có lẽ không cần nói nhiều về tình yêu ông dành cho quê hương, ông có “đau đáu” gì với Ba Đồn trong tương lai?
Chỉ cần chục năm nữa Ba Đồn quê tôi sẽ là thành phố nhỏ xinh đẹp của miền Trung, dân quê tôi ngày mỗi khấm khá, tôi chẳng phải lo lắng gì. Chỉ mong sao mọi người yêu quê, nhớ quê. Dù đi đâu cũng không xao nhãng tình quê. Bởi vì, như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.
*
Nhớ ngày này năm trước
Gặp bạn ở quê nhà
Nông lịch tiết Thanh Minh
Lời thề trên sông Hóa
Lời thương cùng tháng năm

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Rộn ràng câu chuyên cũ
Trực Đức ba bốn mốt (F341)
Kim Dục ba hai lăm (F325)
Đức Định Trọng bạn văn
Ngọ Ngời đều bạn lính
Cố hương và thân quyến
Đi đâu cũng hẹn về
xem tiếp Gặp bạn ở quê nhà

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới? “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở đâu không?. Bạn nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở người Lao động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập
Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.
Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.
Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.
Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.
Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.
MỪNG!

Hoàng Minh Đức với Trương Minh Dục và 4 người khác.28 tháng 4, 2019 lúc 14:53 ·
Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam những cựu chiến binh Việt Nam làng Minh Lệ đến nhà 3 anh em ông Trương Minh Đức, gặp gỡ ôn lại những ký ức chiến tranh. Từ trái sang phải Phó Giáo sư Tiến sỹ Trương Minh Dục, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng, Trung úy Trương Công Định, SQ pháo binh Hoàng Đăng Ngọ, Trần Thị Thé (vợ PGSTS Trương Minh Dục) Thượng sỹ Trương Minh Đức, giáo viên, Tiến sỹ Nông học Hoàng Kim,Đại đội trưởng bộ binh, Thượng tá CA Hoàng Minh Trúc. Bốn người tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là các CCB: Đức, Dục, Ngọ, Kim trong ảnh.Ba anh Kim, Dục, Đức trở về trường học tiếp, Ngọ ở lại đánh đấm tiếp với Pôn pốt rồi chuyển sang ngành thuế.

Hoàng Minh Đức (bìa trái) là thầy giáo nhà văn người lính, anh vừa có bài thơ hay hôm nay cho sự tiếp nối Văn nghệ Quảng Minh số 16 : “Chiều ga Minh Lệ”: Nắng chiều vàng rực sân ga / Rộn ràng những chuyến tàu ra tàu vào / Bánh đa đây tiếng em rao / Nước chè vằng chị mời chào người mua / Bâng khuâng kẻ tiễn người đưa / Bồi hồi tìm lại chốn xưa người về / Gió nồm mát rượi chân đê / Diều mang khúc nhạc đồng quê lên trời / Sông Nan bên lở bên bồi / Nhịp cầu Minh Lệ nghiêng soi giữa dòng.

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương
Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.
Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-binh-dat-me-on-nguoi/

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter