Gốc mai vàng trước ngõ

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim


“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân 1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại. Ba mươi năm sau, đầu xuân 2024, gia đình chúng tôi bồi hồi ghi nhớ lời Anh dặn: Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Không vì danh lợi đua chen Công cha nghĩa mẹ quyết rèn bản thân. Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ, hết cay, hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn Giời đang chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen. Hôm nay 14 2 2024, chúng tôi thật xúc động chép lại bài mà anh Hà Hữu Tiến vừa gửi tặng, lưu phần cuối của bài viết Hoàng Kim “Gốc mai vàng trước ngõ” xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/goc-mai-vang-truoc-ngo

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.

Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương …
Gốc mai vàng trước ngõ là truyện nhiều năm còn kể …

themphucngayba

Hoàng Kim và cháu Hoàng Gia Minh bên Gốc mai vàng trước ngõ.

Năm 1994, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc cây xưa nay là kỹ niêm tuổi thơ một thời.

Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Khát vọng, thơ Hoàng Ngọc Dộ). Nhớ lại kỷ niệm một thời. Hôm nay và con trai tôi Hoàng Long lại tiếp tục sự hổ trợ cho Hoàng Tố Nguyên dạy học và A Na tìm được Ngọc, miệt mài cho ngày mới

Ngắm ảnh và những câu chuyện cũ không quên : Vợ chồng Hồng Hóa, là bạn Kim Thủy, ảnh hôm dựng vợ cho con trong dịp Tết. Vợ chồng cựu Hiệu Trưởng Bùi Cách Tuyến, cựu Hiệu trưởng Trịnh Trường Giang và nhiều người bạn thân thiết một thời đều đến dự. Vợ chồng Thụy Kim cùng chúng tôi chụp ảnh lưu niệm. Các bạn các em ở khoa Nông học thân thương quây quần quý mến. Cuối năm cũ là những năm tháng miệt mài hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật khoa học cây trồng, cây lương thực, sắn cao sản, lúa siêu xanh, tình yêu cuộc sống. Sang xuân mới lại là mùa thay lá nõn cho những công việc hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu chuyển giao khoa học cây trồng, cây lương thực, sắn cao sản, lúa siêu xanh, tình yêu cuộc sống với lộc xuân và tươi mới mỗi ngày. Lời dặn của Anh, chuyện Gốc mai vàng trước ngõ vẫn theo em và gia đình mình thao thiết đi cùng năm tháng, bên thầy yêu bạn quý và không gian trong lành bình an cùng chúng ta đi về phía trước.

Hôm nay 14 2 2024, chúng tôi thật xúc động chép lại bài mà anh Hà Hữu Tiến vừa gửi tặng:
ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI Sinh năm một ngàn không trăm năm mươi hai và mất năm một ngàn không trăm chín mươi sáu, Mãn Giác thiền sư được xem là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời Lý Trần. Ngài xuất gia từ nhỏ, rất được vua Lý Nhân Tông mến chuộng. Năm bốn mươi lăm tuổi, ngài gọi tăng chúng đến nghe ngài đọc bài kệ. Đọc xong, ngài ngồi kiết già thị tịch. Bài kệ có tên Cáo Tật Thị Chúng. Cáo Tật Thị Chúng không chỉ là một thi kệ xuất sắc mà còn được xem là một tuyên ngôn triết học tiêu biểu thuộc thế kỷ XI của nước ta. Bài thơ mượn cảnh thị tình, miêu tả thực tại bằng hình ảnh đơn giản, sinh động, là cái nhãn tiền, sờ sờ trước mắt, tự nhiên, như nhiên, rồi trực chỉ tâm trí, khai phóng nhân sinh. Không có mới cũng chẳng có cũ. Không có đi cũng chẳng có về. Đáo hay khứ, cũng đều là thực tại, bị con người chia cắt thành những khái niệm. Chỉ cần khởi tâm trí tuệ thì sẽ được con mắt sáng mà nhìn, mà nghe, mà cảm nhận cái thi vị của cuộc đời, sau những tột cùng vô biên của sự phân chia, tách bạch. **** CÁO TẬT THỊ CHÚNG Bài kệ chỉ vỏn vẹn sáu câu. Hai câu đầu, đăng đối, mô tả quy luật tuần hoàn của thời gian, của thay đổi bốn mùa. Hai câu kế, viết theo cấu trúc biền ngẫu, bàn về chuyện đời, chuyện người. Hai câu kết là tư tưởng, là quan niệm về vạn vật, về cuộc sống cõi nhân gian: Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thiện lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai Dịch nghĩa Xuân đi, trăm hoa rụng Xuân đến, trăm hoa nở Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân Dịch Thơ – HT. Thích Quảng Độ Xuân đi, trăm hoa rụng Xuân đến, trăm hoa cười Trước mắt, việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai. ** Xuân đi, trăm hoa rụng Mới đọc qua, thì tưởng, đây là câu diễn tả một sự bình thường, một việc bình thường. Nhưng coi vậy, chớ đến khi nó diễn ra với mình, thì mình lại cảm thấy thật khó để mà chấp nhận chúng. Ví dụ, hết trẻ thì phải già. Già, thì kèm theo tóc bạc, mắt kém, da mồi, răng rụng, chân tay mỏi, mình mẩy đau nhức. Soi gương, thấy một hình hài mà mình chẳng có chút nào thiện cảm, mà mình chẳng có chút nào ưng bụng. Dẫu biết nó là sự thường tình, không ai thoát khỏi, kể cả ta. Buồn! Ví dụ, người thân thuộc nhứt của mình, một ngày kia, rời bỏ mình, đi xa. Dẫu biết nó là việc thường tình, nhưng vẫn đau đáu hoài một câu hỏi, sao lại là lúc này, sao không thể muộn hơn, sao không thể trăm năm, cùng tan cùng hợp. Đau! Rồi ta mong cho thời gian ngừng lại. Rồi ta ước cho ngày tháng cũ quay về. Dẫu biết mong và ước ấy, nó phi lý và mâu thuẫn với quy luật đất trời, thì con người cũng vẫn cứ chìm đắm trong những khôn nguôi ấy, không thể nào thoát ra khỏi. ** Xuân đến, trăm hoa cười Đây là chuyện vĩnh hằng. Cũng chính vì vĩnh hằng này, mà người ta dễ bị sa vào những mặc nhiên, chỉ muốn và chỉ chấp nhận những gì quy luật mang lại, hợp với ý mình. Xuân đến, hoa cười. Vui. Đông tới, hoa tàn. Buồn. Mà quên rằng, nếu không rụng hoa cũ thì làm sao có hoa mới. Mà quên rằng, nếu hoàng hôn không tắt thì làm sao bình minh có thể lên. Tiếc nuối hoài. Sợ hãi mãi. Khổ đau chồng thêm khổ đau khi phải đối diện với tuổi già, đối diện với bệnh tật, đối diện với việc, ngày mỗi càng gần với đất và mỗi thêm xa với trời. ** Trước mắt, việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi Mọi thứ, cứ trôi qua, không sao níu nổi. Trên đầu, tóc bạc dần, không sao giữ được. Quy luật tự nhiên, tuần tự, không nhanh, không chậm, không thiên vị mà cũng chẳng cả nể ai. Không thay đổi được, không thể khác được, thì thôi, chấp nhận. Chấp nhận là thứ mà ta có thể kiểm soát. Chấp nhận với thái độ an nhiên, vui vẻ, là thứ mà ta có thể chủ động được. ** Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai Vừa mới ở trên, ngài nói một cách chắc chắn, xuân tàn thì hoa phải rụng. Thế mà dưới đây, ngài lại phủ nhận bằng từ “chớ bảo”, rồi xác nhận – đêm qua sân trước một cành mai. Nghĩa là sao? Điều ấy có mâu thuẫn gì nhau không? Với tôi, ngài không hề mâu thuẫn. Mọi vật chỉ thay đổi theo thời gian, trong mắt ta nhìn thấy. Sự thực, không gì mất đi, tất cả đều còn, miễn là ta không chấp, không bám vào những hiện tượng đang diễn ra. Miễn là ta không phiến diện, không bó hẹp sự việc trong chủ quan nhìn thấy và cảm thấy của mình. Xuân tàn rồi nhưng vẫn còn kia, một cành mai. Mai này có thể là một cành mai còn sót lại, là sự diệu kỳ khó nói, khó bàn của tạo hóa. Mà mai này, cũng có thể là mai trong tâm tưởng, mai trong tâm thức. Tức là, nghĩ đến, sẽ nhìn ra, nghĩ đến, vẫn còn nguyên. Như người ta thương, như người ta yêu, họ mãi mãi trong trái tim ta, không thể xóa nhòa, không thể mờ phai, một khi ta còn nghĩ đến. Vạn vật không biến mất, cũng không tự nhiên mà xuất hiện. Nó chỉ chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác. Là do mắt ta không nhìn thấy, nên vì thế, ta khó chấp nhận chúng …

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai chào ngày mới
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Người tốt việc tốt trốn tìm đâu
trong giấc mơ tâm tưởng
Chuyện Bác Hồ ước ao dặn lại …
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

HỌC MẶT TRỜI TỎA SÁNG
Phúc hậu và an nhiên
Hoàng Kim


Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp Bảy định luật cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-di-duoi-mat-troiChuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

HoangKim2017a

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Kim Hoàng


Ta gõ ban mai vào bàn phím
Dậy đi em ngày mới đến rồi

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi …

BẢY ĐỊNH LUẬT CUỘC SỐNG
Chuyện đồng dao cho em
Hoàng Kim


Luật hấp dẫn
Quyết chí điều mình muốn

Luật tập trung
Việc chính biết dày công

Luật trách nhiệm
Dám làm thì dám chịu

Luật kiên trì
Không bỏ cuộc giữa chứng

Luật nhân quả
Gieo gì thì gặt nấy

Luật chấp nhận
Biết tỉnh thức mới khôn

Luật kết nối
Đoàn kết là sức mạnh

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”

“Chồng khôn thì được vợ chiều
Vợ ngoan thì được chồng yêu suốt đời”

“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”
(*)

(*) Ca dao người Việt cổ
xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

Vui đi dưới mặt trời

Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Một niềm tin thắp lửa

banhoangkim1
banhoangkim2
banhoangkim
banhoangkim3
banhoangkim6
chaongaymoidinhdau2017

Câu chuyện ảnh tháng năm
Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn Việt Nam
Chỉ tình yêu ở lại

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter