Học lắng nghe cuộc sống

HỌC LẮNG NGHE CUỘC SỐNG
Hoàng Kim

“Ông ấy giỏi điều gì?”. Mỗi tư lệnh ngành đều là chuyên gia tối cao trong ngành đó. Chúng tôi may mắn đã trải qua tám đời tư lệnh ngành, chiêm nghiệm điều hay của mỗi người. Họ có thế mạnh và nét đặc sắc riêng. Tư lệnh chúng tôi ngày nay là người đặc sắc ngành hàng nối truyền thông lắng nghe cuộc sống. https://nongnghiep.vn/nha-bao-lam-on-dung-viet-bai-bao-bang-ngon-ngu-nghi-quyet-d294222.html. Cảm ơn Báo Nông nghiệp Việt Nam , nhà báo Dương Đình Tường và trang Việt Nam ngày nay đăng bài trao đổi hay của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan “Nhà báo làm ơn đừng viết bài bằng ngôn ngữ nghị quyết”. Đọc lại và suy ngẫm.

Nhà báo làm ơn đừng viết bài bằng ngôn ngữ nghị quyết
Lê Minh Hoan

Báo Nông nghiệp Việt Nam.. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa có cuộc trò chuyện với lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ông tâm sự về chuyện viết báo (với bút danh Xích Lô) và gợi mở nhiều vấn đề báo chí. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin ghi lại một số ý kiến của ông.

Hồi nhỏ tôi ở cùng mẹ trong chiến khu. Khi chiến khu bị giặc đánh phá, mẹ thấy tôi nhỏ quá nên gửi về ở nhà dì tại Long Xuyên. Nhà dì tôi cũng là một cơ sở cách mạng.

Ngày ấy, trong nội thành người ta hay chuyển tài liệu cho nhau bằng cách viết chữ bằng loại mực “tàng hình” lên giấy trắng, rồi kẹp vào tờ báo để trao cho nhau. Khi nhận tài liệu, người ta chỉ cần quét một loại hóa chất lên tờ giấy trắng thì chữ hiện ra. Tôi có điều kiện đọc báo nhiều nên tình yêu với báo chí ngấm vào người lúc nào không hay.

Thấy tôi gửi bài cộng tác thường xuyên với bút danh Xích Lô, có nhà báo ở Tạp chí Kinh tế Sài Gòn hỏi: “Sao anh nhìn đâu cũng thấy đề tài vậy?”. Tôi nói: “Thật ra mỗi bài báo đều bắt đầu từ những câu hỏi trong cuộc sống”. Trên đời này, không có cái gì hoàn hảo. Mỗi người trong chúng ta phải góp sức để lấp dần những khiếm khuyết đó. Chính vì thế, chúng ta có động lực để suy nghĩ và sáng tạo, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đỡ buồn tẻ hơn.

Mỗi buổi sáng, khi đi từ nhà đến cơ quan hoặc đi xuống đồng, lội ruộng với bà con, chúng ta hãy luôn quan sát xung quanh và đặt ra những câu hỏi: Tại sao có nông dân giàu và có nông dân nghèo? Tại sao chuỗi giá trị nông sản Việt hay bị đứt gãy? Tại sao chúng ta muốn sử dụng thực phẩm sạch nhưng nông sản chưa thực sự an toàn?…

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói một câu rất hay: “Mỗi câu hỏi khởi đầu cho sự khám phá, cho hành trình tìm kiếm tri thức”.

Nhân loại mình từ thuở hồng hoang tiến lên được vũ trụ là bởi thường xuyên đặt câu hỏi để kích thích sự suy nghĩ và tìm tòi, sáng tạo. Nhà báo cũng vậy, phải biết đặt các câu hỏi từ trong cuộc sống, từ đồng ruộng. Nhiều khi, câu hỏi còn quan trọng hơn là câu trả lời.

Trước đây, chúng ta coi báo chí là một công cụ tuyên truyền một chiều (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài). Nhưng sau này, báo chí được coi là kênh truyền dẫn thông tin hai chiều; kênh truyền dẫn thông tin từ cuộc sống để dẫn dắt sự điều chỉnh của các nhà lãnh đạo. Nếu kênh truyền dẫn đó bị tắc sẽ là bi kịch của nhà lãnh đạo, bởi họ không còn nghe được tiếng nói từ thực tiễn cuộc sống.

Gần đây, sứ mạng của báo chí tiếp tục được nâng cao hơn nữa. Báo chí không chỉ là công cụ tuyên truyền, không chỉ là kênh truyền dẫn thông tin mà trở thành là “truyền thông tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế”.

Ngòi bút của nhà báo, tâm huyết và trí tuệ của nhà báo có thể kích hoạt cả một xã hội, một giai tầng và thay đổi cả một mô thức để hình thành những hệ giá trị cao hơn.

Đối với ngành nông nghiệp, báo chí có thể tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản bằng cách truyền bá những tư duy mới, mô hình mới, cách làm mới. Trước đây, chúng ta coi giá bán (giá trị hữu hình) là giá trị của một sản phẩm. Còn ngày nay, giá trị của sản phẩm được tích hợp cả giá trị hữu hình và giá trị vô hình.

Chúng ta không chỉ bán trái nho, trái quýt một cách thuần túy mà bán cả văn hóa của người sản xuất, văn hóa vùng miền, văn hóa địa phương ở trong sản phẩm và bán cả cảm xúc cho người tiêu dùng.

Như vậy, nhà báo không phải là người làm kỹ thuật, người đưa tin mà là người mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải tìm tòi, phải tư duy, phải đi và đọc rất nhiều.

Dịch giả Nguyễn Hiến Lê nói rằng: Nếu mà thầy giáo chỉ kiếm sách sư phạm đọc, kỹ sư kiếm sách kỹ thuật đọc, nhà chính trị tìm sách chính trị đọc, thì giống như con ngựa thồ bị che hai bên mắt để chúng đi đúng đường, không ngó nghiêng hai bên, không mở tầm không gian.

Khi nhà báo mở rộng không gian tri thức, nội dung trong bài viết sẽ phong phú hơn, nhìn vấn đề đa chiều hơn, sâu sắc hơn. Nhờ đó chúng ta đưa được nhiều thông điệp gần gũi đến người đọc.

Nhà báo cũng cần phải hiểu được cảm xúc của độc giả, hiểu được bạn đọc đang nghĩ gì và họ sẽ đón nhận, chuyển hóa như thế nào trong hoạt động của họ.

Đó mới là sứ mạng của nhà báo chứ không phải chúng ta chỉ xuống nhìn ngắm, tường thuật lại và đưa tin. Trong phần cuối của mỗi bài báo, chúng ta phải gợi vấn đề gì, phải kích hoạt làm sao để bạn đọc cùng suy nghĩ, từ đó làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Hồi làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, trò chuyện với anh em làm báo, tôi nói rằng: “Tôi đang muốn viết một nghị quyết bằng ngôn ngữ báo chí, thì nhà báo làm ơn đừng viết bài báo bằng ngôn ngữ nghị quyết”.

Bởi muốn nghị quyết đi vào cuộc sống thì trước tiên anh phải đưa cuộc sống vào nghị quyết. Để người dân dễ cảm, dễ hiểu, chúng ta phải mềm hóa thông tin, làm cho bài viết có hồn, có tính chân thực, sinh động, như vậy mới chinh phục được độc giả.

Nhà báo thuận lợi hơn cán bộ Nhà nước ở chỗ được đi nhiều, ngõ ngách nào cũng tới. Họ đứng trên bờ ruộng, bờ ao để đặt câu hỏi và tìm những từ khóa để lý giải cuộc sống bằng ngôn ngữ báo chí, định hướng cuộc sống bằng ngôn ngữ báo chí…

Bên cạnh đó, muốn viết được bài báo hay thì trước tiên nhà báo phải có cảm xúc. Con người nhiều khi ngộ lắm! Nếu chúng ta thả hồn theo cảm xúc để viết thì chắc chắn bài báo sẽ có hồn, có vía, có tính sinh động. Nếu không có cảm xúc thì bài viết sẽ “cứng đơ”.

Tôi vẫn nhớ hoài câu nói của GS Phan Văn Trường: “Thường thường anh em mình hay nói với nhau từ “trách nhiệm”. Nhưng trách nhiệm thường gắn với chuyện ai đó giao cho mình một việc và mình làm tốt việc được giao là hoàn thành trách nhiệm. Chừng nào không ai giao việc, không ai kiểm tra, giám sát nhưng chúng ta vẫn tâm huyết để làm thì đó chính là bổn phận. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thái độ chúng ta ứng xử với công việc, với cuộc sống quyết định 80% thành công (20% còn lại là năng lực chuyên môn).

Khi nhà báo thấy cảm thông với người nông dân chân lấm tay bùn, thấu hiểu những vất vả, rủi ro của từng mùa vụ và trân trọng những giọt mồ hôi, nước mắt rơi trên gương mặt người nông dân, chắc chắn cảm xúc của câu chuyện sẽ được đẩy lên cao trào. Anh ta sẽ đặt mình vào tâm thế của người nông dân, nói lên nỗi lòng của nông dân.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết mở đầu truyện ngắn“Những bài học nông thôn” bằng những lời rất mộc mạc và ám ảnh: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”. Chỉ đọc đến đây thôi đã thấy có cảm xúc dâng trào rồi.

Trong cuộc sống, khó có cái gì đúng tuyệt đối và sai tuyệt đối, thậm chí có câu “sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng”. Mỗi người có một góc nhìn, giống như số 6 và số 9, khi đứng ở vị trí khác nhau sẽ thấy kết quả khác nhau. Cho nên, chúng ta đừng cực đoan hóa cái đúng, cái sai. Ở đời, phán xét người khác thì dễ, hướng dẫn họ sửa sai mới khó.

Bởi vậy, khi viết về vấn đề tiêu cực, nhà báo đừng chỉ đưa tin, phán xét và bình luận. Muốn hướng đến sự thay đổi tốt đẹp hơn cho xã hội, tác giả cần đưa ra thông điệp để định hướng và dẫn dắt. Từ đó góp phần xây dựng nền báo chí giải pháp, báo chí xây dựng chứ không phải báo chí bình phẩm.

Một câu hỏi chúng ta cũng hay nhắc tới, đó là trong cuộc cách mạng 4.0, robot có thể thay thế nhà báo viết bài hay không? Coi chừng có đó. Một người viết báo không có cảm xúc, thì anh ta chính là robot rồi. Ai bảo viết gì thì anh ta viết cái đó, viết để lấy nhuận bút và nhuận bút lập trình người đó viết.

Cuộc cách mạng 4.0 thì máy móc thay thế con người hay chính con người trở thành máy móc? Chúng ta đừng làm việc như bị ai đó lập trình. Thái độ làm việc hình thành từ ý thức, cảm xúc và lòng trắc ẩn. Nếu không có cảm xúc thì mỗi chúng ta tự biến mình thành robot.

THẦY LÚA BÙI BÁ BỔNG
Hoàng Kim

Tôi lưu giữ năm tấm ảnh quý với năm mẫu chuyện đời thường không thể quên về thầy lúa Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thầy lúa Bùi Bá Bổng vừa có bài viết Câu chuyện lúa lai một góc nhìn toàn cảnh.trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Thật tâm đắc Lúa siêu xanh Việt Nam có mối liên hệ thật mật thiết với Lúa siêu xanh Hòa Bình và “câu chuyện lúa lai”. Sự hợp tác thật hiệu quả này là trí thức, tầm nhìn, tâm huyết và đẳng cấp chính khách hợp tác hội nhập toàn cầu của thầy lúa Bùi Bá Bổng .Tôi thích chọn lại làm kỷ niệm về ba bài trước đó của thầy lúa Bùi Bá Bổng “Xây dựng những cánh đồng mẫu lớn” trên Người Lao Động với Những người Việt ở FAO45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam là thông tin chọn lọc bảo tồn và phát triển dạy và học Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim


Thầy cô Quyen Mai Van, vợ chồng sư huynh Bùi Bá Bổng, Giáo sư Edison trưởng Chương trình Cây có củ Ấn Độ trong tiệc cưới Hoàng Bá Lộc Hoàng Tố Nguyên ngày mới bình minh an https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-binh-minh-an/

Lúa siêu xanh Việt Nam thật tâm đắc và có liên hệ rất mật thiết với Lúa siêu xanh Hòa Bình “Câu chuyện lúa thuần siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu” là sự tiếp nối “câu chuyện lúa lai”. Sự hợp tác thật hiệu quả này là trí thức, tầm nhìn, tâm huyết và đẳng cấp chính khách hợp tác hội nhập toàn cầu của thầy lúa Bùi Bá Bổng,.người đã viết bài cảm động trên báo Nông nghiệp Việt Nam ân tình với giáo sư Viên Long Bình Lúa siêu xanh Hòa Bình

Cánh cửa phát triển lúa lai ở Việt Nam vẫn mở nếu được tiếp sức bởi khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, những gì hôm nay chưa hề nghĩ tới thì ngày mai thay đổi rồi”. Thầy lúa Bùi Bá Bổng vừa có bài viết Câu chuyện lúa lai một góc nhìn toàn cảnh.trên báo Nông nghiệp Việt Nam.

GS. Viên Long Bình, người được thế giới tôn vinh là cha đẻ lúa lai vừa qua đời vào chiều ngày 22/5/2021 tại Hồ Nam, Trung Quốc. Sự ra đi của ông ở tuổi 91, trong niềm thương tiếc không những ở đất nước ông mà còn nhiều nơi trên thế giới. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres đã gửi lời chia buồn đến gia đình GS. Viên Long Bình và bày tỏ “sự kính trọng đối với cống hiến to lớn của ông trong suốt đời, giúp đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều tỉ người”.

GS. Viên Long Bình sinh thời thường nói rằng cuộc đời ông chỉ có hai giấc mơ, thứ nhất năng suất lúa lai ngày càng cao hơn để tăng sản lượng trên đơn vị diện tích và thứ hai lúa lai được trồng đến 50% diện tích lúa thế giới. Sự say mê đối với lúa lai trong ông là vô hạn, ba tháng trước khi qua đời ông còn đi thăm ruộng lúa và bị ngã phải nhập viện điều trị rồi ra đi vĩnh viễn. Năm 2017 ở tuổi 87, ông trực tiếp báo cáo bằng tiếng Anh ở một hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh về “Phát triển lúa lai và an ninh lương thực thế giới”, ông diễn đạt rõ ràng và mạch lạc, gần như là một tổng kết về suy nghiệm của ông đối với lúa lai. Trong đó, GS. Viên Long Bình cho rằng trong các yếu tố làm tăng năng suất lúa, giống tốt là yếu tố hiệu quả, và trong giống lúa, lúa lai có khả năng tăng năng suất cao nhất. Ông kết luận đất lúa ngày càng giảm trong khi dân số ngày càng tăng, vì vậy việc áp dụng rộng lúa lai trên thế giới sẽ đóng góp đáng kể cho đảm bảo nhu cầu tiêu dùng gạo trên toàn cầu trong thế kỷ 21.

Cha đẻ lúa lai vừa ra đi về cánh đồng lúa vĩnh hằng khi đã biến giấc mơ của đời mình thành hiện thực, trước nhất trọn vẹn cho tổ quốc ông và đóng góp đáng kể cho an ninh lương thực thế giới 50 năm qua, trong đó Giải thưởng Lương thực thế giới (World Food Prize) quý giá được trao tặng cho ông vào năm 2004 – trùng với năm Quốc tế về Lúa gạo do Liên hiệp quốc công bố là một minh chứng.

Ưu thế lai là hiện tượng phổ quát ở sinh vật khi con lai đời F1 có nhiều đặc điểm ưu việt hơn bố mẹ. Ở lúa hiện tượng ưu thế lai được J.W. Jones công bố vào năm 1926 nhưng vì lúa là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt nên không ai nghĩ ra cách nào để khai thác vì không thể tạo ra hạt lai giữa giống bố và mẹ một số lượng đủ lớn để trồng trong sản xuất. Riêng GS. Viên Long Bình khi bắt đầu nghiên cứu lúa đã nghĩ đến khả năng trong tự nhiên có cây lúa bất dục đực (phấn hoa bị chết), từ đó ông và cộng sự đã tìm kiếm mọi nơi và sau nhiều năm miệt mài đến năm 1970 đã tìm thấy cây lúa bất dục đực trong lúa hoang (Oryza rufipogon) ở đảo Hải Nam.

Từ nguồn bất dục đực tế bào chất của lúa hoang, GS. Viên Long Bình đã lai tạo chuyển đặc tính này vào lúa trồng và phát triển hệ thống tạo ra giống lúa lai gồm 3 dòng: dòng mẹ bất dục đực tế bào chất, CMS – cytoplasmic male sterilty (A), dòng duy trì dòng mẹ (B) và dòng phục hồi (R). Lai chéo tự nhiên giữa A x R cho ra hạt giống lai để trồng trong sản xuất và lai chéo giữa A x B cho ra hạt của dòng A. Điều đặc biệt ở đây là dòng B giống y như dòng A, ngoài đặc tính hữu thụ bình thường vì vậy khi lai giữa A và B thì cho ra chính A (bất dục đực hoàn toàn) vì gen bất dục đực nằm trong tế bào chất của A. Dòng R để lai thành công với A phải có gen phục hồi hữu thụ và chỉ khoảng 6% giống lúa có khả năng phục hồi. Đây là hệ thống sản xuất lúa lai 3 dòng, gọi là thế hệ lúa lai thứ nhất. Giống lúa lai đầu tiên từ hệ thống 3 dòng được đưa vào sản xuất đại trà năm 1976.

Không dừng lại ở hệ thống 3 dòng, nhà khoa học Trung Quốc Shi Mingsong đầu tiên phát hiện dòng bất dục đực tự nhiên vào năm 1973 ở tỉnh Hồ Bắc từ đó tạo ra dòng Nongken 58S bất dục đực nhân mẫn cảm với môi trường (TGMS/PGMS – photoperiod/thermo-sensitive genic male sterility) vào năm 1981, dẫn đến việc hình thành hệ thống lúa lai 2 dòng năm 1986. Trong hệ thống này để sản xuất hạt giống lai chỉ cần 2 dòng, dòng làm mẹ khi trồng ở nhiệt độ cao (như trên 25 độ C) sẽ trở nên bất dục đực dùng lai chéo với dòng bố bất kỳ (không cần khả năng phục hồi) tạo ra hạt giống lai nhưng khi trồng ở nhiệt độ thấp (như dưới 23 độ C) sẽ hữu thụ bình thường để duy trì. Trong hệ thống 2 dòng không cần có dòng B và không có công đoạn lai chéo A x B như hệ thống 3 dòng.

Hệ thống lúa lai 3 dòng và 2 dòng đã được phát triển rất tinh vi và hiệu quả để khai thác hiện tượng ưu thế lai trong sản xuất lúa. Đến nay tất cả các giống lúa lai ở Trung Quốc và các nước đều được tạo ra bằng hệ thống 3 dòng hoặc 2 dòng.

GS. Viên Long Bình luôn mơ ước đến đỉnh cao năng suất của lúa lai vì vậy ông đã xây dựng chiến lược tạo giống siêu lúa lai vào năm 1996 với bậc thang nâng lên 10,5 tấn/ha năm 2000; 12,0 tấn/ha năm 2005; 13,5 tấn/ha năm 2015 và 15,0 tấn năm 2020. Chiến lược là kiến tạo dạng hình cây lúa để tạo ra số hạt chắc trên bông cao nhất, ruộng lúa dày đặc hạt mà ông gọi là “thác lúa”. Trong báo cáo của GS. Viên Long Bình năm 2017, năng suất siêu lúa lai đã đạt 16 tấn/ha, giống điển hình là Super 1000 (các mức năng suất trên là năng suất ruộng trình diễn quy mô 6,7 ha).

Trong cuộc phỏng vấn có lẽ là cuộc phỏng vấn cuối cùng của ông do đài CCTV13 thực hiện vào năm 2020, ông cho biết siêu lúa lai đã đạt 18 tấn/ha và ông kỳ vọng sẽ lên đến 20 tấn/ha (theo IRRI Annual Report 1996, tiềm năng năng suất lý thuyết tối đa của lúa là 23,2 tấn/ha).

Trong sản xuất, Trung Quốc có diện tích lúa lai chiếm khoảng 50% diện tích trồng lúa 29,9 triệu ha, các nước khác tổng diện lúa lai khoảng 7 triệu ha, trong đó nhiều nhất là Ấn Độ 3 triệu ha. Các nước có diện tích lúa lai biến động trong khoảng 500.000-700.000 ha có Việt Nam, Indonesia và Bangladesh. Mỹ trồng lúa lai khoảng 400.000 ha chiếm 40% diện tích trồng lúa. Trong sản xuất, năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần khoảng 15-20%. Ở Trung Quốc năng suất lúa bình quân cả nước đối với lúa lai đạt 7,5 tấn/ha so với lúa thuần đạt 6,4 tấn/ha và năng suất lúa bình quân cả nước đạt 7,0 tấn/ha (FAO, 2019). Ở Mỹ, năng suất lúa bình quân cả nước là 8,3 tấn/ha trên tổng diện tích 1 triệu ha. Việt Nam năng suất lúa bình quân 5,8 tấn/ha trên tổng diện tích 7,4 triệu ha, năng suất lúa lai bình quân khoảng 6,5 tấn/ha.

Ngoài Trung Quốc, diện tích lúa lai qua 30 năm từ 1990 đến nay tăng rất chậm, thậm chí một số nước có chiều hướng giảm. Trong khi các nước như Ấn Độ, Philippines và Indonesia đã và đang đầu tư cho nghiên cứu phát triển lúa lai rất lớn. Các nước như Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc không trồng lúa lai. Điều này cho thấy tính đa chiều trong áp dụng một tiến bộ khoa học trong năng suất nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, ví dụ đối với các nước đứng trước thử thách thiếu lương thực, thì yếu tố năng suất để tăng sản lượng là hàng đầu, còn đối với các nước sản xuất thừa hoặc có mức sống cao thì việc lựa chọn thường mang tính đa chiều (ví dụ xem nặng về chất lượng, giá thành, khả năng cơ giới hóa, ảnh hưởng môi trường, giá trị văn hóa, v.v). Tiến bộ khoa học lại không ngừng phát triển, đối với lúa lai cũng vậy, sẽ tạo ra nhiều cơ hội tích hợp tính đa chiều hơn cho ứng dụng vào sản xuất.

Không dừng lại lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai, khoa học về lúa lai đang phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ gen và hệ gen (genome) để tạo ra lúa lai thế hệ thứ ba. Trong lúa lai thế hệ thứ ba, dòng mẹ là dòng bất dục đực được điều khiển bởi gen lặn ở nhân, gọi là dòng bất dục đực nhân (NMS – nuclear male sterility) thay thế cho dòng mẹ bất dục đực tế bào chất trong lúa lai thế hệ thứ nhất (lúa lai 3 dòng) hoặc dòng mẹ bất dục đực ở nhân nhạy cảm nhiệt độ/quang kỳ trong lúa lai thế hệ thứ 2 (lúa lai 2 dòng).

Dòng bất dục đực NMS trước nay không thể sử dụng tạo ra giống lai vì không duy trì được do không có dòng duy trì vì yếu tố bất dục đực ở nhân tế bào. Đến năm 2006 công ty Dupont – Pioneer nghiên cứu thành công sử dụng NMS trong tạo giống ngô lai và từ năm 2012 được ứng dụng trong sản xuất ngô lai ở Mỹ. Thành công này ở ngô mở ra triển vọng áp dụng cho các cây trồng quan trọng khác như lúa và lúa mì.

Ở lúa, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc năm 2016 đã công bố phát triển thành công phương pháp tạo giống lúa lai thế hệ thứ 3 sử dụng dòng mẹ NMS. GS. Viên Long Bình cùng năm cho rằng lúa lai thế hệ thứ 3 kết hợp được ưu điểm của thế hệ thứ 1 và thứ 2 sẽ tạo ra đột phá mới (Yuan, 2016, Sci. Bull. 61, 3404). Hệ thống lúa lai thế hệ thứ 3 được tóm tắt như sau:

Giống lúa thuần được đột biến và thanh lọc và chọn ra dòng bất dục đực nhân NMS. Dòng duy trì (dòng B) được tạo bằng chuyển nạp 3 liên kết nhau: gen phục hồi hữu thụ, gen làm chết hạt phấn và gen tạo màu hạt (đỏ) vào dòng NMS này. Dòng B nhân ra bằng tự thụ bình thường sẽ phân ly ra 2 loại hạt, trong đó hạt màu đỏ là của dòng B và hạt của dòng NMS hoàn toàn bất dục đực có màu bình thường. Máy tách màu sẽ tách hai loại hạt ra riêng. Hạt NMS dùng làm dòng mẹ lai với dòng cha được chọn để tạo ra giống lai. Hạt của dòng B nhân ra để tạo ra hạt của mình và của dòng NMS. Tóm lại trong hệ thống lúa lai thế hệ thứ ba, khi đã tạo được dòng duy trì từ dòng NMS thì việc sản xuất hạt giống lai đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai nhờ các lợi điểm sau:

– Có thể tạo chọn dòng mẹ bất dục đực và dòng cha từ bất cứ giống nào trong nguồn quỹ gen lúa theo ý muốn, vì vậy giống lai có phổ chọn giống cha mẹ rất rộng, khai thác đa dạng về di truyền, tăng tính bền vững trong sản xuất. Điều này lúa lai thế hệ thứ nhất và thứ hai không có được.

– Đơn giản hóa công đoạn sản xuất hạt giống lai. Khi nhân dòng duy trì đồng thời thu được dòng NMS và dòng duy trì.

– Tính bất dục đực của dòng mẹ không bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nên việc sản xuất dòng mẹ và hạt giống lai được ổn định trong điều kiện thay đổi thời tiết bất thường và thực hiện trong mùa vụ sản xuất bình thường.

Hiện nay, phương pháp tạo chọn dòng NMS đang được cải tiến một bước nữa bằng cách ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR/Cas9) để trực tiếp tạo ra dòng NMS thay cho phương pháp đột biến tốn nhiều thời gian.

Điểm lưu ý là trong lúa lai thế hệ thứ ba, tuy dòng duy trì là dòng biến đổi gen nhưng do có mang gen làm chết hạt phấn nên không lai chéo với giống lúa khác, vì vậy tránh được lo ngại về an toàn sinh học. Còn dòng mẹ bất dục đực nhân NMS và giống lúa lai F1 hoàn toàn không biến đổi gen.

Việt Nam là nước tiếp nhận công nghệ lúa lai của Trung Quốc khá sớm trong đó cố Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn là người đầu tiên trực tiếp đưa công nghệ lúa lai về Việt Nam. Đến nay Việt Nam đã làm chủ được công nghệ lúa lai 3 dòng và 2 dòng trong tự tạo ra giống lai đưa vào sản xuất trên diện rộng. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều nhà chọn tạo giống lúa lai xuất sắc như PGS.AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn, GS.TSKH Hoàng Tuyết Minh, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, PGS.TS Trần Văn Quang, Th.S Dương Thành Tài, v.v, và nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rất tâm huyết đầu tư phát triển lúa lai. Đây là những điều kiện quan trọng có được từ nhiều công sức của nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân tích lũy được trong 30 năm qua.

Tuy vậy, những năm gần đây diện tích lúa lai giảm, hiện nay khoảng 500.000 ha (giảm 200.000 ha so với trước đây). Lý do chủ yếu là thị hiếu tiêu thụ gạo trong nước và thị trường xuất khẩu đã chuyển hướng sang gạo phẩm chất tốt hoặc đặc sản, điều này nhìn chung phát triển lúa lai chưa theo kịp. Ngoài ra sự chuyển dịch lao động và nhu cầu áp dụng cơ giới hóa cũng ảnh hưởng đến sản xuất lúa lai. Thực tiễn của sản xuất lúa lai hiện nay đã chỉ ra những vùng sinh thái mà lúa lai phù hợp như miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ – những địa bàn mà cung cầu lúa gạo tại chỗ còn chông chênh hoặc có thể giảm đất lúa để trồng thêm rừng hoặc vùng tôm – lúa bị ảnh hưởng mặn ở bán đảo Cà Mau, v.v. Ngoài ra có thể được khai thác đặc điểm chống chịu cao điều kiện bất lợi và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu của lúa lai. Giống lúa lai thơm có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường.

Hạn chế không hề nhỏ trong đưa lúa lai vào sản xuất nằm ở chỗ năng suất hạt lai vì liên quan đến hiệu quả kinh tế đối với cả doanh nghiệp và nông dân. Năng suất hạt lai do yếu tố giống bố mẹ và kỹ thuật sản xuất hạt giống bao gồm sinh thái vùng sản xuất quyết định. Để lúa lai phát triển bền vững, hạn chế này cần được khắc phục. Trước đây khi chọn vùng Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm cho sản xuất hạt giống lúa lai ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã đạt năng suất hạt giống lúa lai kỷ lục 4,5 – 5,0 tấn/ha.

Cánh cửa phát triển lúa lai ở Việt Nam vẫn mở nếu được tiếp sức bởi khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, những gì hôm nay chưa hề nghĩ tới thì ngày mai thay đổi rồi. GS. Viên Long Bình tổng kết sự thành công trong 4 chữ: tri thức, tận lực, cảm hứng và cơ hội. Đối với cơ hội, ông nói “cơ hội chỉ đến khi có sự chuẩn bị”. Cơ hội mới cho lúa lai Việt Nam sẽ đến khi có sự chuẩn bị” (Bùi Bá Bổng).

Những Thông tin lúa lai liên quan: Câu chuyện lúa lai: Một góc nhìn toàn cảnh (Bùi Bá Bổng NNVN 2 6 2021) ‘Cha đẻ lúa lai mất đi khiến chúng ta càng trân quý hạt gạo’ (Kim Long dẫn lời của giáo sư Phàn Thắng Căn, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nguyên Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) NNVN 26 5 2021) Chuyện Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn đưa lúa lai về Việt Nam (Quách Ngọc Ân NNVN 27 5 2011); Nguyễn Công Tạn – Nhà quản lý nông nghiệp hàng đầu (TS. Lê Hưng Quốc NNVN 3 11 2014); Giáo sư Viên Long Bình với thành công của lúa lai Việt Nam (AHLĐ, NGND, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm NNVN 27 5 2021); Thông điệp của cha đẻ lúa lai – Giáo sư, Viện sỹ Viên Long Bình ( (TS. Lê Hưng Quốc NNVN 24 5 2021) ‘Làm giống lúa lai như cầm dao đằng lưỡi nhưng đó là định mệnh tôi’ (Dương Đình Tường dẫn chuyện ông Đoàn Văn Sáu, giám đốc Công ty TNHH Cường Tân, NNVN 28 5 2021); Lúa lai giúp châu Phi đảm bảo an ninh lương thực (Diệp Tú theo Xinhua, Capital FM, NNVN 28 5 2021); Trong ‘thành trì’ của lúa lai nội (Dương Đình Tường dẫn chuyện TS Lê Hùng Phong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm NNVN 3 6 2021); Giống lúa lai Long Hương 8117 (PV NNVN 5.6 2021); Hai giống lúa lai mới mang tên Viện sỹ Viên Long Bình (PV NNVN 3.6 2021); Viết tiếp câu chuyện lúa lai ở Việt Nam (II) (Trần Xuân Định NNVN 1 6 2021); Lai thơm 6, giống lúa lai chất lượng cao của Việt Nam (Nguyễn Mười NNVN 31.5.2021); Lúa lai LY2099 tạo ấn tượng mạnh vụ đông xuân (Văn Sơn NNVN 7 6 2021); Nhà nông học Nguyễn Thị Trâm chia sẻ kinh nghiệm tạo giống lúa lai (AHLĐ, PGS Nguyễn Thị Trâm, NNVN 7 6 2021) Con đường phát triển và những tín hiệu tốt đối với lúa lai Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, NNVN 7 6 2021). Lưu ý kết luận của thầy lúa Bùi Bá Bổng, xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/

XÂY DỰNG NHỮNG “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng:


Để phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, bằng mọi giá phải bảo vệ được 3,8 triệu ha đất lúa theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, đồng thời hướng tới xây dựng những “cánh đồng mẫu lớn” để sản xuất lúa và nông sản hàng hóa. PV Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông về vấn đề này.

“Năm 2012, cả nước sẽ có 20 tỉnh triển khai cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích khoảng 19.000 ha lúa. Trong đó hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã thực hiện thành công năm 2011 đều đăng ký tiếp tục triển khai trong năm 2012 với khoảng 16.180ha và các tỉnh ở Đông Nam bộ cũng đã đăng ký triển khai với diện tích khoảng 2.700ha. Mục tiêu đặt ra là sẽ xây dựng khoảng 1 triệu ha cánh đồng mẫu lớn trong cả nước trong những năm tới” Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng

– PV: Thưa ông, tại sao chúng ta cần phải giữ đất trồng lúa?

Thứ trưởng BÙI BÁ BỔNG: Nước ta dân số đông, đứng thứ 13 trên thế giới nhưng đất nông nghiệp không nhiều. Hiện tại, Việt Nam vẫn còn giữ được 4,1 triệu ha đất lúa, nhưng so với nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất là Thái Lan, chúng ta vẫn không bì được, bởi Thái Lan đang có tới 10 triệu ha đất lúa. Chính phủ Thái Lan cũng đã đặt ra mục tiêu phải giữ bằng được 10 triệu ha đất lúa của họ, để đảm bảo an ninh lương thực và giữ sản lượng xuất khẩu gạo.

Trong khi đất nông nghiệp còn ít thì dân số của chúng ta lại đang tăng nhanh, sẽ khoảng 100 triệu vào năm 2020 và có thể tăng tới 120 triệu người vào năm 2030. Đe dọa về an ninh lương thực không dừng lại ở sức ép về dân số mà đáng lo hơn là nó còn chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu trong tương lai như diễn biến thời tiết cực đoan (rét đậm rét hại, lũ lụt và hạn với cường độ cao hơn, tần suất bão cũng nhiều hơn…) và hiện tượng nước biển dâng. Khi nước biển dâng sẽ làm ngập nhiều diện tích của các đồng bằng trù phú đang được coi là vựa lúa hiện nay như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, hiện tượng trái đất nóng lên, nhiệt độ tăng cũng sẽ làm giảm năng suất lúa. Việt Nam là nước có nhiều thiên tai và là một trong 5 nước theo dự báo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu.

Hiện nay, khủng hoảng lương thực trên phạm vi thế giới đang được dự báo là nguy cơ không tránh khỏi nếu thiếu các nỗ lực mang tính toàn cầu để đối phó với các thách thức hoặc là hệ quả của những bất ổn chính trị, xung đột khu vực. Vì vậy, để lo cho một tương lai lâu dài và ổn định của đất nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ngay từ bây giờ chúng ta phải chủ động duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp. Vì thế phải giữ đất trồng lúa.

Chúng ta đặt chỉ tiêu giữ 3,8 triệu ha đất lúa đến năm 2020, liệu diện tích này có thể bị giảm bớt trong thực tế?

Quốc hội đã có nghị quyết giữ 3,8 triệu ha đất lúa, trong đó có 3,2 triệu ha đất chuyên lúa nước (2 vụ trở lên), tức là giảm 300.000ha so với hiện nay (đất chuyên lúa nước giảm khoảng 100.000ha, đất lúa khác giảm 200.000ha). Chúng ta cần xác định, việc giảm đất lúa là không thể tránh khỏi, để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình lớn của đất nước, đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù nhu cầu chuyển đổi đất lúa hiện nay vẫn còn rất lớn nhưng chúng ta không thể nới lỏng chỉ tiêu bảo vệ đất lúa thêm nữa.

Nhìn lại 10 năm trước, đất lúa đã giảm 270.000ha, trong đó phần diện tích chuyển sang mục đích công nghiệp đến nay vẫn chưa sử dụng hết. Do đó 10 năm tới, việc tiếp tục giảm thêm 300.000ha là hợp lý, cân đối được hai mục tiêu công nghiệp hóa – đô thị hóa và an ninh lương thực. Nếu giảm nhiều hơn nữa, đất nước sẽ đứng trước rủi ro chưa lường được. Lượng lúa dư thừa để xuất khẩu hiện nay chỉ tập trung ở ĐBSCL chứ không phân bố đều trên cả nước; ở các vùng khác, sản lượng lúa hiện nay cũng chỉ đủ tiêu dùng trong nước. Trong khi trong tương lai, ĐBSCL có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng bởi mực nước biển dâng và nguồn cung nước ngọt từ thượng nguồn sông Mekong. Một khi sản lượng lúa ĐBSCL giảm sút thì an ninh lương thực cả nước sẽ bị thách thức. 

Nếu giữ được 3,8 triệu ha đất lúa, ở góc nhìn lạc quan, khả năng xuất khẩu gạo nước ta đến năm 2020 vẫn có thể còn ở mức 3-4 triệu tấn từ ĐBSCL, với điều kiện đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, đặc biệt là các giải pháp thích nghi biến đổi khí hậu. Vì vậy, giữ được 3,8 triệu ha đất lúa chính là cái “van” an toàn, dự trữ trong trường hợp một đất nước thường xuyên đối mặt với thiên tai, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Hoàng Dũng

– Thưa ông, cùng với việc giữ 3,8 triệu ha đất lúa thì điều quan trọng là phải có chiến lược như thế nào để có thể giúp nông dân thực sự yên tâm trồng lúa, làm giàu được từ hạt lúa?

Theo tôi, để nông dân yên tâm trồng lúa, làm giàu được từ hạt lúa thì phải cải tiến sản xuất lúa gạo theo hướng hiện đại hóa, trước nhất là ở các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa, nhằm khắc phục những mặt hạn chế hiện nay như do sản xuất manh mún nên không gắn kết được với thị trường tiêu thụ, giá lúa vì thế lên xuống bất thường, thiếu phương tiện sấy, tồn trữ nên chất lượng gạo xuất khẩu thấp, thiếu thương hiệu…

Để khắc phục tình trạng sản xuất lúa gạo manh mún thì phải đẩy mạnh chương trình “dồn điền đổi thửa”, thực hiện giải pháp “nông dân nhỏ cánh đồng lớn” theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đang triển khai ở ĐBSCL, đồng thời đào tạo nghề cho lao động nông thôn để rút bớt lao động trồng lúa sang lĩnh vực khác. Chẳng hạn, một hộ nông dân hiện nay đang có 3 lao động trồng lúa thì có thể rút bớt 2 còn 1 lao động. Cũng để đẩy mạnh mục tiêu sản xuất lúa tập trung và quy mô lớn, sắp tới Luật Đất đai sửa đổi có thể nới rộng mức hạn điền đối với đất lúa. Để thu hút nông dân yên tâm trồng lúa, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng lúa, trợ giúp nông dân trồng lúa và hỗ trợ cho các địa phương giữ đất lúa có điều kiện về ngân sách để chi phát triển, bớt đi sức ép về nguồn thu của địa phương. Đây là những chính sách mới đã được đưa vào Nghị định về quản lý và sử dụng đất lúa mà Chính phủ sắp ban hành.

Sau khi thực hiện khá thành công ở ĐBSCL, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang được chỉ đạo triển khai thí điểm để nhân rộng tại miền Bắc. Vậy chủ trương của Bộ NN-PTNT về việc nhân rộng mô hình này như thế nào?

Mô hình cánh đồng mẫu lớn bắt đầu được Bộ NN-PTNT phát động xây dựng tại các tỉnh trồng lúa ở ĐBSCL vào tháng 3-2011 và được các địa phương, doanh nghiệp, nông dân hưởng ứng tích cực. Trong vụ hè – thu 2011, đã có 13 tỉnh tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đạt 7.803ha với gần 6.400 hộ nông dân tham gia, bước đầu đem lại kết quả khả quan. Lợi ích của cánh đồng mẫu lớn là nông dân được các doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và lo bao tiêu sản phẩm theo đơn đặt hàng. Nhờ vậy đã giúp nông dân yên tâm sản xuất lúa gạo hàng hóa, giảm bớt giá thành, có điều kiện để áp dụng các tiến bộ về kỹ thuật. Vì vậy, Bộ NN-PTNT đã quyết định nhân rộng mô hình ra các tỉnh ở phía Bắc. Hiện nay, mới đang ở bước thí điểm. Trong điều kiện ở miền Bắc, cánh đồng mẫu lớn cần hướng tới các tiêu chí chủ yếu là có diện tích đủ lớn, đã được “dồn điền đổi thửa”, cơ sở hạ tầng phù hợp để áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa đồng bộ, có sự tham gia của cả doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông cung ứng vật tư đầu vào, hỗ trợ vốn, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khi nông dân có yêu cầu.

Để mở rộng phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Bộ NN-PTNT đã có văn bản đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh và TP ở phía Bắc chỉ đạo triển khai thí điểm cánh đồng mẫu lớn. Trong đó, ưu tiên cây lúa và các cây trồng có thị trường, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trên cơ sở nông dân tự nguyện và sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông. Bên cạnh đẩy mạnh phong trào “dồn điền đổi thửa”, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi trên cánh đồng mẫu lớn cần ưu tiên ngân sách hỗ trợ về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường…

FAO headquarters in Rome

NHỮNG NGƯỜI VIỆT Ở FAO
Hoàng Kim

Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO)  thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website  http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Tôi nợ bài viết “Những người Việt FAO” đã ba năm qua vì chỉ mới lưu một điểm nhấn (note) trong tình yêu cuộc sống chuyện đời tự kể mà chưa có điều kiện viết hoàn chỉnh. Mark Zuckerberg và Facebook thật dễ thương khi nhắc tôi viết tiếp câu chuyện thú vị này để nối dài chuyện kể với bạn vì chuyện thật hay mà ít người biết rõ.

Thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu nổi bật hơn hết là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá”  là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là các diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ liên tục kế tiếp nhau giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.

Cách mạng sắn Việt Nam đã được giới thiệu ở FAO năm 2000, FAO năm 2013 đã tôn vinh sắn là cây trồng tiềm năng ở thế kỷ 21, Việt Nam là điểm sáng đã đưa năng suất sắn lên bốn trăm phần trăm tại tỉnh Tây Ninh, và đúc kết bài học bảo tồn phát triển sắn. Báo cáo Cách mạng sắn tại Việt Nam tại Hội thảo sắn toàn cầu năm 2016 đã được công đồng Quốc tế đánh giá cao.

ĐẶNG KIM SƠN LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌCNông sản Việt đột phá tốt“. Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì; Thương hiệu nông sản Việt cái vòng luẩn quẩn đang được chung tay tháo gỡ vướng mắc; Dự án tổng hợp những giải pháp quyết sách kinh doanh tiếp thị trong và sau Covid 2020-2021; Tổ chức và Thư viện tiếp thị nông sản Việt đã và được xây dựng cũng cố hệ thống bảo tồn và phát triển bền vững. Trong các chuyên gia kinh tế nông sản Việt đang thực sự tác chiến ở tuyến đầu có tiến sĩ Đặng Kim Sơn ở đấy. Tôi liên tưởng tới người cha yêu quý của anh là tướng Đặng Kim Giang làm tổng phụ trách công tác hậu cần cho chiến trường Điện Biên Phủ xưa, và sau đó ông làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp chuyên trách về nông trường. Chiến trường ở điểm nóng và những thời điễm quyết liệt cần những vị tướng hiền tài dấn thân ấy, TS Đặng Kim Sơn: Cần lập ‘tuyến đường xanh’ cho nông sản là bài báo nóng hổi tính thời sự và có sức lan tỏa, vừa thời sự cấp thiết vừa căn bản lâu dài, Nguồn VnExpress, Hoàng Phương, chuyển tải lan toả bởi Báo Tiếp thị Nông sản Việt, .

Đặng Kim Sơn lắng đọng, Hoàng Kim DẠY VÀ HỌC là những chuyện thật đời thường, được tuyển chọn và lưu cùng chủ đề.xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dang-kim-son-lang-dong/

1

TS Đặng Kim Sơn: Cần lập ‘tuyến đường xanh’ cho nông sản

“Các bộ ngành, địa phương cần tổ chức một “tuyến đường xanh” ưu tiên nông sản để đảm bảo lưu thông, tránh tình trạng ngăn sông cấm chợ trong bối cảnh dịch bệnh.TS Đặng Kim Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đưa ra đề xuất trên khi trả lời VnExpress.

– Ông nhận thấy điều gì trong suốt quá trình quan sát tình hình tiêu thụ nông sản ở Hải Dương, Bắc Giang qua các đợt dịch?

– Tiêu thụ nông sản trong điều kiện bình thường đã luôn là mối lo thường trực của nông dân và lại càng căng thẳng hơn khi dịch hoành hành. Câu chuyện nông sản ùn ứ phải giải cứu ở Hải Dương trong đợt dịch hồi đầu năm, đến tiêu thụ thuận lợi vải thiều Bắc Giang đã có sự thay đổi khá rõ ràng nhờ được chuẩn bị cẩn thận, bài bản hơn.

Tôi nghĩ có bốn yếu tố làm nên sự khác biệt này. Thứ nhất, sự chuẩn bị của các bộ ngành từ mấy năm trước đã tạo điều kiện mở rộng thị trường quốc tế, nhất là các thị trường cao cấp, tạo thuận lợi cho nông sản xuất khẩu.

Hai, vải thiều trồng đã quy hoạch thành vùng chuyên canh, quản lý khá tốt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn và truy xuất nguồn gốc.

Ba, tỉnh đã chuẩn bị sẵn kịch bản tiêu thụ và tìm cách gỡ tình thế “ngăn sông cấm chợ” để đưa hàng đến cửa khẩu, nơi tập kết. Cuối cùng là sự nhanh nhạy trong khai thác công nghệ, số hóa để giới thiệu sản phẩm, đưa quả vải lên sàn thương mại điện tử kết hợp các chuỗi bán lẻ, bán buôn ở chợ truyền thống trong nước.

– Sự thay đổi này đặt ra cho các tỉnh, thành bài học gì về tiêu thụ nông sản trong dịch?

– Cần sự vào cuộc của cả bộ ngành trung ương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân. Nếu tất cả các bên cùng nỗ lực phối hợp nhịp nhàng thì có thể xử lý được nhiều vấn đề của nông sản. Nhất là các địa phương, luôn cần chủ động chuẩn bị kịch bản ứng phó với các tình huống phát sinh, giúp doanh nghiệp và nông dân tiêu thụ, lưu thông cho nông sản trong dịch, phá thế “ngăn sông cấm chợ”.

Việc chuyển hướng tiêu thụ tốt trong nước cũng là cơ hội nhìn nhận lại tiềm năng của thị trường gần 100 triệu dân có thu nhập đang tăng. Nhất là các loại nông sản dễ hỏng, khó quản lý như hoa tươi, trái cây.

Việc phủ kín thị trường trong nước là thách thức, cũng là cơ hội cho nông sản từng vùng miền, nên có sự tính toán thêm.

– Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Theo ông, nên làm gì để việc vận chuyển, tiêu thụ nông sản không bị ách tắc bởi các chốt kiếm soát?

– “Ngăn sông, cấm chợ” luôn có thể xảy ra khi địa phương sản xuất nào đó trở thành vùng dịch, tại thị trường tiêu thụ bị phong tỏa, hoặc các tỉnh dọc đường lưu thông kiểm soát dịch. Một số địa phương đặt mục tiêu an toàn trên hết, kiểm soát chặt người và phương tiện đi qua đã biến địa bàn mình thành “lãnh địa riêng”. Dù không nơi nào tuyên bố cấm hẳn lưu thông, nhưng các thủ tục rườm rà với chi phí tốn kém có thể triệt tiêu mọi nhiệt huyết hỗ trợ nông dân đang phải xoay sở trong đại dịch.

Nông dân Bắc Giang đem vải thiều đi cân, tháng 6/2021. Ảnh: Giang Huy
Nông dân Bắc Giang đem vải thiều đi cân, tháng 6/2021. Ảnh: Giang Huy

Việc tổ chức tiêu thụ vải thiều bài bản hơn ở Bắc Giang đã đặt ra vấn đề xác lập tình trạng bình thường mới trong bối cảnh đợt dịch, ổ dịch mới có thể bùng phát bất cứ đâu. Việc này đòi hỏi nỗ lực liên ngành, đi kèm phân định trách nhiệm người lãnh đạo địa phương. Rõ ràng đã đến lúc cần chuyển từ tư duy “giải cứu” bị động sang chủ động trong tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, di chuyển lao động, chuyên gia nước ngoài cho cả nông nghiệp và công nghiệp.

Với nông sản, cần tổ chức đồng bộ một “tuyến đường xanh”. Trong đó hàng hóa được kiểm soát tốt ngay từ vùng sản xuất, với những tổ chức và quy chuẩn lưu thông chặt chẽ, tín hiệu chỉ báo dán trên xe có thể phá thế “lãnh địa riêng”, khơi dòng chảy thông suốt cho hàng hóa các vùng phải kiểm soát. Đây là việc nên làm ngay để đối phó với không chỉ dịch bệnh mà còn thiên tai và các tình huống đột xuất.

– Đề xuất cụ thể của ông về việc này như thế nào?

– Tại vùng sản xuất, địa phương, bộ ngành làm việc với doanh nghiệp, nông dân xem nông sản chính nào sắp thu hoạch, khối lượng hàng hóa ra sao, thị trường tiêu thụ ở đâu. Sau đó lên kế hoạch các điểm tập kết hàng đảm bảo an toàn vệ sinh, lái xe được tiêm chủng, xét nghiệm định kỳ. Khi đã xong khâu kiểm định, xe hàng được kẹp chì niêm phong và dán biển hiệu chỉ báo “xe của tuyến đường xanh” chẳng hạn.

Dọc đường đi, xe phải đi đúng tuyến đường định sẵn, có thể theo dõi bằng camera hành trình, hệ thống GPS, đi theo đoàn… Phương tiện nào làm sai quy định về đường đi, người vận chuyển, thời gian, địa điểm, hàng hóa phải bị loại ngay, xóa logo hoặc biển hiệu “tuyến đường xanh”. Xe đi qua các tỉnh thành, chốt kiểm soát được khử khuẩn phòng dịch và hỗ trợ kỹ thuật nhưng không ngăn chặn, kiểm soát lại.

Tại điểm đến, chính quyền địa phương tổ chức sẵn điểm tiếp nhận là nơi trung chuyển hoặc vùng đệm để giao hàng. Kiểm tra giấy tờ, mở kẹp chì xong, đưa ngay vào hệ thống tiêu thụ. Điểm bán cũng cần kiểm soát an toàn dịch bệnh. Loại bỏ các khâu trung gian, chấm dứt các điểm bán hàng “giải cứu” ngoài lề đường.

Tôi cho rằng đây là giải pháp khả thi nếu có sự phối hợp đồng bộ liên ngành, liên vùng, liên tỉnh. Chính phủ xây dựng tổ công tác liên ngành (công thương, nông nghiệp, giao thông, y tế, công an) để thống nhất chương trình, phân công địa phương liên quan cùng tham gia kế hoạch. Tổ công tác này cũng sẽ là “đầu mối” để doanh nghiệp đăng ký thủ tục vào tuyến đường xanh.

Ta nói nhiều về 4.0, thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến. Song quyết định thành bại của tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh phải là sự kết hợp đồng bộ giữa các khâu chào hàng, giao dịch, thanh toán và nhất là không bị cản trở trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nếu khâu này tắc thì 4.0 cũng không làm được gì.

Xe chở vải thiều xuất khẩu được đi luồng ưu tiên.Ảnh: Thế Phương
Xe chở vải thiều xuất khẩu được đi luồng ưu tiên. Ảnh: Thế Phương

Lần đầu tiên Bắc Giang đã đề nghị truyền thông không dùng từ “giải cứu” vì lo ngại tụt giá nông sản. Như vậy, đây là thông điệp cho thấy đã đến lúc cần thay đổi tư duy về “giải cứu”?

– Tôi nghĩ đề nghị đó là hợp lý, vấn đề không phải chỉ là khiến giá cả xuống thấp nếu dùng từ đó, mà đã đến lúc cả xã hội cần thay đổi cả tư duy định hướng cho hành động. Từ “giải cứu” làm người ta liên tưởng đến cứu trợ nhân đạo – nghĩa cử tình cảm ngắn hạn. Trong bối cảnh “bình thường mới”, việc tiêu thụ nông sản khi xuất hiện ổ dịch là hoạt động kinh tế mang tính dài hạn.

Trước hết, không thể cư xử với nông sản, nông dân theo kiểu nhân đạo như kẻ mạnh nhìn xuống người yếu thế mà ban phát sự hỗ trợ. Đông đảo nông dân có lẽ không cần và cũng không thể sản xuất kinh doanh lâu dài dựa vào điều đó. Việt Nam có lợi thế cao về nông nghiệp, nông dân là lực lượng mạnh nếu được phát huy và bảo vệ. Việc cần làm là tìm đường cho nông sản tiếp cận thị trường tiêu thụ, nông dân có cơ hội phát triển và nông nghiệp phát huy tiềm năng.

Những chính sách hỗ trợ trong Covid-19 hầu như vắng bóng nông dân sản xuất nhỏ, vùng đồng bào, và các chính sách liên quan chỉ đến được tay họ với một tỷ lệ rất nhỏ. Nông dân là nền móng của sức mạnh ổn định chính trị xã hội trong khó khăn và là động lực quan trọng phát triển kinh tế khi thuận lợi. Giữa đại dịch, trọng tâm không phải giảm nghèo mà là bảo vệ sinh kế tối thiểu để số đông nông dân và kinh tế hộ dễ tổn thương không rơi xuống mức nghèo. Khi chưa có chính sách hỗ trợ thì cần tháo gỡ khó khăn cho họ trước.”

(Nguồn VnExpress – Hoàng Phương)

2

ĐẶNG KIM SƠN LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Đặng Kim Sơn ngày 25 tháng 5 năm 2019, có bài điếu văn thật cảm động đọc trước mộ Mẹ, là bà Nguyễn Thị Mỹ, quả phụ của tướng Đăng Kim Giang. Tôi lưu lại bài viết này nơi đây như là một nén tâm hương để suy ngẫm. Anh Sơn là bạn quý biết lưu lại cho đời nhiều điều cao hơn trang sách, nhưng lắng đọng sâu sắc nhất trong tôi là điếu văn khóc Me, lời tưởng nhớ thầy Đào Thế Tuấn kinh tế hộ và đôi điều tình bạn đời thường.

Tôi xin được đọc lại Đặng Kim Sơn điếu văn khóc Me, trích những lời di nguyện cuối cùng:

“Mẹ yêu thương. Lũ con cháu chúng con bình sinh tầm thường: thấy thiếu lo đói, thấy nguy sợ hãi, lúc vinh kiêu ngạo, lúc nhục trốn tránh, có lúc ham chơi lười học, có lúc chìm đắm chức quyền, chăm con cái hơn phụng dưỡng thân sinh, tham vật chất hơn trau dồi trí tuệ, nhiều lúc không nghe lời cha, lắm lúc làm buồn lòng mẹ, may mắn thay có được đấng sinh thành là Bố Mẹ. Chính gương sống đẹp đẽ, nhân cách sáng trong của Người đã giúp lũ chúng con biết hổ thẹn, sửa đổi mình, đoàn kết lại thành một gia đình hạnh phúc, và kì diệu thay, đã hình thành gốc rễ vững chắc để cháu con vượt qua muôn ngàn bất định tương lai.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Của cải, chức tước, quan hệ, sức khỏe, sắc đẹp không phải là đặc ân người trước truyền mãi được cho đời sau. Trước biến động thế gian, biết bao kẻ đang chết trên quyền lực, sẽ khóc giữa bạc tiền. Chỉ có lẽ sống mà bố mẹ để lại cho chúng con mới thực sự là giá trị vĩnh cửu!. Con cháu sẽ đời đời khắc ghi lời mẹ di chúc: “Các con! các cháu! Hãy thương yêu đùm bọc nhau cố phấn đấu vươn lên, sống tử tế nhân hậu. Có tài có đức sẽ thành đạt” .

Chúng con, các cháu, xin vâng lời mẹ dạy!

Mẹ hãy yên tâm mà siêu thoát.“

Tôi cũng xin được chép lại Đặng Kim Sơn lời tưởng nhớ thầy Đào Thế Tuấn kinh tế hộ, sự lắng đọng sâu sắc “đậy nắp quan tài định luận” cao hơn trang văn là một con người:

Trích “Thầy Tuấn kinh tế hộ” bài viết của Mai Văn Quyền, Hoàng Kim có đoạn: Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã viết về giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn ngày 19 tháng 1 năm 2011 lúc tiễn Thầy lên đường về cõi vĩnh hằng: “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.

Hai mẫu chuyện đời thường tình bạn của Đặng Kim Sơn và Hoàng Kim mà tôi nhớ mãi:

Chúng tôi gắn bó khá thân thiết trong Chương trình Hệ thống Nông nghiệp Việt Nam thuở những năm 1985-1995, Khi mà ở các tỉnh phía Bắc giáo sư Đào Thế Tuấn trọng tâm nghiên cứu và phát triển kinh tế hộ nông dân vùng trung du miền núi và đồng bằng sông Hồng, giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và phó giáo sư Đinh Văn Cự tập trung nghiên cứu và phát triển hệ thống cây trồng trung du, miền núi và đất cạn đồng bằng. Tại các tỉnh phía Nam, giáo sư Võ Tòng Xuân xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Đồng Bằng Sông Cửu Long; giáo sư Nguyễn Văn Luật, tiến sĩ Đặng Kim Sơn, tiến sĩ Phạm Sỹ Tân, phó giáo sư Dương Văn Chín xâu chuỗi và lồng ghép chương trình nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Đồng Bằng Sông Cửu Long với các dự án trong và ngoài nước hợp tác với IRRI, … tập trung chọn tạo giống lúa và nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật khoa học công nghệ thâm canh lúa; giáo sư Mai Văn Quyền trọng tâm nghiên cứu thâm canh lúa Việt Nam. nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác . Thầy Quyền và tôi chú trong hơn trong việc Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp; Phương pháp lập kế hoạch hợp lý và tổ chức xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiệu qủa cho các đề tài nghiên cứu nông nghiệp, còn Đặng Kim Sơn thì ngày càng chuyên sâu hơn về Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Bạn thân mến . Ngày này, mình nhớ về bạn. Nhớ dịp trước khi thăm mẹ bạn lúc Cụ đã gần trăm năm. Mẹ bạn vẫn tỉnh táo lạ thường. Mình hỏi Cụ: – Sinh thời, Cụ kính trọng ai nhất? Cụ nói: Đương nhiên là Bác rồi . – Người thứ hai là ai? Là ông PVĐ, ông ấy là người tốt. (và Cụ nói rất rõ chính kiến của Cụ về những người khác còn lại) . – Thế chuyện riêng tư này thì sao ạ? – Chuyện ấy là có thật đấy, vì tôi sống rất gần và nhiều năm chung trong ATK.

Tôi lưu lại chút hình ảnh và ghí chú (Note) Đặng Kim Sơn lắng đọng để quay lại.

Dưới đây là toàn văn Đặng Kim Sơn điếu văn khóc Me

Điếu văn Bà Nguyễn Thị Mỹ – quả phụ tướng Đặng Kim Giang

(Đặng Kim Sơn đọc trước mộ mẹ ngày 25 tháng 5 năm 2019)

Kính thưa các ông bà, cô bác họ hàng, láng giềng, quí vị quan khách. Gia đình chúng tôi vô cùng cảm kích được đón tiếp quí vị đến vĩnh biệt Mẹ, Bà, Cụ của chúng tôi: Nguyễn Thị Mỹ, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1919, mất ngày 22 tháng 5 năm 2019 (tức ngày 18 tháng 4 âm lịch), tròn 100 tuổi đời đóng góp cho đất nước, hi sinh vì gia đình.

Một đời làm mẹ. Ông ngoại tôi sang Lào làm việc, sinh ra mẹ tôi ở thành phố Luangpharabang. Gia đình về Việt Nam để lại bà khi đó mới mười mấy tuổi, suốt 7 năm một mình thay bố mẹ nuôi dạy hai em trên xứ người. Năm 1944, bà về Đà Lạt học trường cao đẳng nữ công thì chiến tranh nổ ra, mất liên lạc với lũ em nhỏ, bà trở về quê hương ở làng Kim Lũ, phủ Hà Đông.

Cuối năm 1946, bà lập gia đình với ông Đặng Kim Giang. Hạnh phúc đến đúng lúc toàn quốc kháng chiến, bà phải làm mẹ từ lúc chưa sinh con. Chồng gánh nhiệm vụ chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Hà Đông, bà phải một mình nuôi con chồng, nuôi cháu chồng, chạy giặc từ quê hương Hà Đông đi xa dần ra Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa rồi lên Việt Bắc. Kiếm sống gian nan mà mẹ vẫn mở lòng đón thêm con nuôi đang cảnh bơ vơ.

Đàn con đầu đã lớn lên đi học và tham gia kháng chiến. Bà một mình sinh con gái ở vùng tự do Thanh Hóa trong lúc chồng đang đánh chiến dịch Biên Giới, sinh con trai trong khi ông đang chỉ huy hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1954, Hà Nội hòa bình, hai ông bà được ở bên nhau khi hai con giai và gái ra đời và đón thêm con gái chồng về cùng gia đình, tưởng như phúc phận người mẹ đã đủ đầy nhưng những biến động chính trị một lần buộc bà tiếp tục thiên chức làm mẹ.

Năm 1967, cụ ông đang là thứ trưởng Bộ Nông trường Quốc doanh thì lâm nạn chính trị. Gia đình đang là cán bộ cao cấp trở thành đối tượng thù địch. Trong gian khó thời chiến tranh và kinh tế bao cấp, mọi người dân đều khổ, các đối tượng bị phân biệt đối xử lại càng gian nan hơn. Con cái phải phiêu bạt đào than ngoài mỏ Quảng Ninh, đi xuất khẩu lao động xứ người, lên nông trường trên Yên Thế, vào khai hoang trong Hà Tiên,… Bà chìa đôi vai nhỏ bé gánh mọi sức nặng, làm trụ cột cho cả nhà.

Bà một mình chăm ông và làm mẹ nuôi dạy cả lũ 6 đứa cháu nội, cháu ngoại. Chăm cháu ốm, dạy cháu học, chạy chợ, nấu ăn, chăm sóc cả nhà, bà còn lo kiếm thêm tiền bằng trông trẻ, khâu vá thuê. Đúng lúc gia cảnh tối tăm, người ngoài xa lánh, bà vẫn dang tay cưu mang thêm con nuôi – con người bạn chiến đấu đang gặp nạn là cháu Tân con bác Kỳ Vân.

Tình mẹ nhân hậu và vô tư ấy đã làm rung động mọi trái tim của 9 người con và dâu rể, cháu, chắt và làm chúng tôi thay đổi dù rất khác nhau về tính cách. Trong gia đình chúng tôi, mẹ là mẹ chung. Di chúc của mẹ kể tên cả 9 đứa con và căn dặn: “ Mẹ không có tiền của để lại cho các con nhưng để lại cho các con muôn vàn tình thương yêu và nếu quả thật có linh hồn và có quyền lực thì sẽ hết sức giúp đỡ con cái sau khi chết ”. Cả đến khi đã đi xa mẹ vẫn dốc lòng chăm sóc đàn con.

Suốt đời làm thày. Tốt nghiệp Thành chung năm 1937, cô giáo Mỹ bắt đầu nghề dạy học từ năm 18 tuổi, 7 năm dạy dỗ những trò nhỏ xứ Xiêng Khoảng và Thà Khẹt. Trở về quê hương bà tiếp tục dạy học ở thị xã Hà Đông. Suốt 7 năm đầu kháng chiến, bà giáo tiếp tục dạy các trường vùng tự do Thanh Môn, Nho Quan, nữ trung học Liên khu 3 và Nguyễn Thượng Hiền ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Năm 1953, kháng chiến trở nên quyết liệt, bà tạm biệt học trò, theo chồng lên chiến khu.

Hòa bình lập lại, tháng 11 năm 1954 bà rời quân ngũ với tấm Huy chương kháng chiến hạng nhất và huy chương Chiến Thắng hạng nhì, về với bục giảng Hà Nội. Cô giáo Mỹ dạy trường Thanh Quan, Đống Đa, Nguyễn Công Trứ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi. Năm 1966, gia đình lại rời Hà Nội về Bắc Ninh, bà dạy học sinh nông thôn ở trường cấp 2 Việt Đoàn, trường Hiên Vân. Dù trường tỉnh, thủ đô hay trường làng, ở đâu những bài giảng văn học, những câu chuyện lịch sử, những kiến thức địa lý của cô giáo Mỹ cũng thổi vào hồn học sinh tình người, nghĩa nước.

Cuộc chiến cam go nhất cho sự nghiệp giáo dục của bà là đòi quyền học hành cho con mình. Suốt 40 năm “trồng người” nhưng bà bị cách chức Hiệu phó trường làng, bị đưa ra khỏi Đảng. Người phụ nữ gày yếu, nhỏ bé kiên cường gõ mọi cánh cửa từ trung ương đến địa phương đòi quyền học hành cho con cái. Chỉ nhờ sự dũng cảm của mẹ và lòng tử tế của những người trong cuộc mà cánh cửa đại học, cao đẳng tưởng như đã sập lại hẳn, mới hé mở cho 3 người con nhỏ nhất trong nhà.

Thật vinh hạnh là anh chị em nhà tôi có những ngày được học lớp do mẹ mình truyền dạy. Trước lớp, con cái vẫn “thưa cô” với mẹ. Người thày trong mẹ đã nâng giữ nhịp cầu để chúng tôi tiếp cận nền học vấn hiện đại, có cơ hội thành đạt bằng trí tuệ. Điều quan trọng hơn cả là truyền thống văn hóa của Bố, gương sống của Mẹ đã hướng cho đội ngũ học trò và các lớp cháu con lẽ đời tử tế, tiếp sức mạnh của tình người mà chẳng một ngôi trường danh tiếng nào khắp thế giới truyền dạy nổi.

Một lòng giữ nước, cứu nhà.

Đến Đà Lạt học đúng lúc miền Bắc chìm trong nạn đói 1945, cô nữ sinh trường Pháp ngày đêm đi quyên tiền cứu giúp người. Cách mạng Tháng Tám, như ngàn vạn trí thức đến với cách mạng, bà diện áo dài thêu hoa, đeo đồ trang sức xuống đường tham gia tuần hành dành chính quyền rồi làm việc tại Ủy ban Lâm thời Đà Lạt và tham gia ban Chấp hành phụ nữ Cứu quốc thành phố. Hưởng ứng “tuần lễ vàng” năm 1945, bà dốc hết đồ trang sức và của nả đóng sạch cho ngân khố.

Hồ hởi đến với cách mạng, bà giáo vào quân ngũ và thấm dần nỗi đớn đau cùng cực của chiến tranh. Ngày Hà Nội chìm trong lửa kháng chiến 1947, bà trực tiếp giữ kho vũ khí 300 ở Hà Đông và dẫn dắt đám học trò nhỏ đẩy toa tàu điện chở đạn từ Hà Đông ra tiếp tế cho mặt trận. Khi cuộc chiến trở nên quyết liệt năm 1953, bà gia nhập quân đội, đánh máy cho Tổng cục Hậu cần và làm báo địch vận tiếng Pháp trên chiến khu Việt Bắc.

Nhân thế đảo lộn dạy bà rằng cách mạng là hy sinh chứ không phải là ngày hội và phải cuộc chiến áo cơm tàn ác chẳng kém đạn bom. Nhà tan cửa nát, kiếm ăn từng bữa, bà vẫn kiên cường trước đe dọa, dụ dỗ quyền lợi, một lòng bảo vệ chồng con. Lũ con đi xuất khẩu lao động xa xứ đổi mồ hôi, nước mắt gửi hàng hóa về, bà ở nhà một mình nhận hàng, bán đồ, tả xung hữu đột với đám buôn bán giang hồ, tích cóp cho con cái về mua xong nhà, xin được việc.

Một chiều năm 1996, cuối cùng gánh nặng công việc, sức ép chính trị, nỗi lo gia đình đã xô ngã bà giáo già 77 tuổi, bà gục xuống một mình trong căn bếp nhỏ. Mấy tiếng mê man, đợi cháu đi học về, bà còn cố bò ra, đu lên mở cửa, hoàn thành nhiệm vụ cuối. Suốt 23 năm nằm liệt, bà kiên cường chiến đấu với bệnh tật, vẫn vui vẻ bình luận thời sự, nói chuyện đời xưa cho đến ngày im lặng, nhẹ nhàng ra đi.

Mẹ yêu quí của chúng con, nhìn lại 100 năm cuộc đời, đi qua 2 cuộc chiến tranh, chịu đựng bao biến động bể dâu, chứng kiến nhiều lẽ đời ngang trái nhưng không ai hiểu nổi người mẹ vóc hạc, sức mây làm sao có được sức lực, tinh thần để vượt qua sóng gió, chịu bao tủi nhục, xây hậu phương vững chắc cho bố yên tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lẽ phải; cho 16 con cái, dâu rể và 59 cháu chắt nội ngoại lớn khôn và rộng đường tiến tới tương lai.

Mẹ Mỹ yêu thương. Lũ con cháu chúng con bình sinh tầm thường: thấy thiếu lo đói, thấy nguy sợ hãi, lúc vinh kiêu ngạo, lúc nhục trốn tránh, có lúc ham chơi lười học, có lúc chìm đắm chức quyền, chăm con cái hơn phụng dưỡng thân sinh, tham vật chất hơn trau dồi trí tuệ, nhiều lúc không nghe lời cha, lắm lúc làm buồn lòng mẹ, may mắn thay có được đấng sinh thành là Bố Mẹ. Chính gương sống đẹp đẽ, nhân cách sáng trong của Người đã giúp lũ chúng con biết hổ thẹn, sửa đổi mình, đoàn kết lại thành một gia đình hạnh phúc, và kì diệu thay, đã hình thành gốc rễ vững chắc để cháu con vượt qua muôn ngàn bất định tương lai.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Của cải, chức tước, quan hệ, sức khỏe, sắc đẹp không phải là đặc ân người trước truyền mãi được cho đời sau. Trước biến động thế gian, biết bao kẻ đang chết trên quyền lực, sẽ khóc giữa bạc tiền. Chỉ có lẽ sống mà bố mẹ để lại cho chúng con mới thực sự là giá trị vĩnh cửu!. Con cháu sẽ đời đời khắc ghi lời mẹ di chúc: “Các con! các cháu! Hãy thương yêu đùm bọc nhau cố phấn đấu vươn lên, sống tử tế nhân hậu. Có tài có đức sẽ thành đạt” .

Chúng con, các cháu, xin vâng lời mẹ dạy!

Mẹ hãy yên tâm mà siêu thoát.

Literature Ms. Nguyen Thi My – widow Dang Kim Giang

(Dang Kim Son read before his mother’s grave on May 25, 2019)

Dear grandparents, relatives, neighbors, guests. Our family is extremely grateful to welcome you to our farewell Mother, Mrs., and Mrs. Nguyen Thi My, born on March 2, 1919, died on May 22, 2019 (ie April 18th). lunar calendar), 100 years old, contributing to the country, sacrificing for the family.

A mother’s life. My grandfather went to Laos to work, born my mother in Luangpharabang city. The family returned to Vietnam to leave her when she was only ten years old, for 7 years alone, replacing her parents raising two children in the country. In 1944, she went back to Dalat to study at a college of women, the war broke out, lost contact with the children, she returned to her hometown in Kim Lu village, Ha Dong province.

At the end of 1946, she married Mr. Dang Kim Giang. Happiness comes at the right time for the whole country to resist the war, she has to be a mother since she was not born. Husband is in charge of chairing the Resistance Administrative Committee of Ha Dong province, she must raise her husband, raise her husband and run the enemy from Ha Dong homeland to go further to Ha Nam, Ninh Binh and Thanh Hoa and then go to Vietnam. North. The arduous living sword still opened my heart to welcome more adopted children.

The first children grew up going to school and joined the resistance. She alone gave birth to a daughter in the Thanh Hoa Free Zone while her husband was fighting the Border Campaign, giving birth to a son while he was conducting the logistics of the Dien Bien Phu campaign. In 1954, Hanoi was peaceful, the two grandparents were together when the two daughters and girls were born and welcomed their husbands and daughters back to their families. times forced her to continue to be a mother.

In 1967, he was the deputy minister of the State Agricultural Ministry, then he was in political trouble. Families are high-ranking officials to become hostile. In the difficult time of war and subsidized economy, all people were suffering, the discriminated subjects became even more arduous. Children have to go out to dig coal outside Quang Ninh mine, export labor from the country, to the farm on Yen The, to reclaim the land in Ha Tien, … She holds small shoulders to carry all the weight, as a pillar for whole house.

She alone takes care of him and serves as a foster mother to teach all 6 grandchildren and grandchildren. Take care of her sick, teach her to learn, run the market, cook, take care of the whole family, she also worries about earning more money by looking after children and sewing. At the right time in the dark scene, the people are alienated, she still has a hand to carry more adopted children – the son of a fighting friend who is in danger is a child of a new son Ky Van.

That motherly and carefree motherhood has touched all the hearts of 9 children and bride-in-law, grandchildren, great-grandchildren and made us change despite being very different in personality. In our family, mother is a common mother. The mother’s will tells the names of all 9 children and tells them: ” I have no money to leave for you but leave you with a great deal of love and if there is indeed a soul and power, it will end Helping children after death ”. Even when she was away, she was still keen to take care of her cubs.

Lifelong work. Graduating from the General City in 1937, the American teacher started her teaching career from the age of 18, 7 years of teaching small games of Xieng Khoang and Tha Khet. Back home, she continued to teach in Ha Dong town. During the first 7 years of the resistance, the teacher continued to teach the liberal schools Thanh Mon, Nho Quan, high school girls of the 3rd and Nguyen Thuong Hien districts in Ha Dong, Ha Nam, Ninh Binh and Thanh Hoa. In 1953, the resistance became fierce, and she bid farewell to the student, following her husband to the war zone.

Peace was repeated, in November 1954 she left the army with the first-class Resistance Medal and the Second Victory Medal, returning to the Hanoi podium. The American teacher taught the schools Thanh Quan, Dong Da, Nguyen Cong Tru, Chu Van An and Nguyen Trai. In 1966, the family left Hanoi for Bac Ninh, she taught rural students at Viet Doan secondary school, Hien Van school. Whether the provincial school, the capital or the village school, where the literature lectures, historical stories, the geography knowledge of American teachers also blew into the souls of the human love, the country.

The hardest fight for her education career is to demand the right to study for her child. During 40 years of “planting people”, she was dismissed from the village vice-rector. The frail woman, small and stubborn, knocked on every door from the central to the local level, demanding her children’s education. Only thanks to the courage of the mother and the kindness of the insiders, the door of the university and college seems to have collapsed completely, opening it to the three youngest children in the house.

It is a pleasure to have my brothers and sisters have the days of class taught by my mother. Before the class, the children were still “ladies” with their mother. The teacher in the mother has raised the bridge so that we can approach the modern education, have the opportunity to succeed by intellect. The most important thing is the cultural tradition of Dad, Mother’s life example has directed the team of students and their grandchildren’s class to be kind, receiving the power of human love without any famous school all over the world. well-known teaching circles.

A heart to keep the water, save the house.

Arriving in Da Lat at the right time when the North was sunk in famine 1945, the French school girl day and night went to collect money to help people. August Revolution, like thousands of intellectuals who came to the revolution, she wore a floral embroidery, jewelry and accessories to participate in the government’s march, then worked at the Provisional Committee of Da Lat and participated in the Committee. Executive City of the National Salvation Responding to the “golden week” in 1945, she slipped all of her jewelry and made it clear to the treasury.

Ho came to the revolution, the teacher entered the army and absorbed the extreme pain of the war. On the day of Hanoi sunk in the fire of resistance in 1947, she directly held the 300 arsenal in Ha Dong and led the small pupils to push the electric carriages carrying bullets from Ha Dong to supply the front. When the war became fierce in 1953, she joined the army, typed for the General Department of Logistics and made enemy soldiers move in French on the Viet Bac war zone.

The world reversed to teach her that the revolution was sacrificed, not a festival, and a war of cruelly like rice bombs. The house was broken, and ate every meal, she was resilient to threaten, seduce benefits, and protect her husband and children. Children go to export labor from abroad to change sweat, tears to send goods, she stays home alone to receive goods, sell goods, describe the sudden conflict with the trafficking traffickers, accumulate children to finish buying home, get a job.

One afternoon in 1996, finally the burden of work, political pressure, worrying about the family falling over a 77-year-old teacher, she collapsed alone in a small kitchen. Some coma, waiting for her to go home, she tried to crawl out, swing up and open the door, complete the last mission. During 23 years of paralysis, she was resilient in fighting the disease, still happily commenting on the news, talking the old life until the day of silence, gently leaving.

Our beloved mother, looking back on 100 years of life, went through 2 wars, endured many changes in the strawberry tank, witnessed many things left and right, but no one understood the mother of the crane, how to do it to gain strength and spirit to overcome the turbulence, to suffer humiliation, to build a solid rear for him to be assured of fighting to defend the country, to protect righteousness; for 16 children, bridegroom and 59 grandchildren to grow up and expand to the future.

My mother loves. Our children and grandchildren are born mediocre: see lack of hunger, fear of fear, pride in pride, shame and escape, sometimes sluggish play, sometimes sinking in power, taking care of children more and more body and mind, materiality is better than cultivating intellect, sometimes disobeying his father’s words, sometimes saddening his mother, fortunately having the birth of a parent. It is the beautiful example of his life, his bright personality, helping us to be ashamed, to modify ourselves, to become a happy family, and miraculously, have formed a solid root for our children. overcome thousands of uncertainties in the future.

Nobody is rich in three families, no one is difficult for three lives. Wealth, title, relationship, health, beauty are not the privilege of the people who passed on to the next life. Before the world fluctuations, so many people are dying on power, will cry among the money. Only the life that my parents left for us is truly an eternal value !. The children and grandchildren will forever inscribe their mother’s wishes: “Children! children! Please love to protect each other and strive to live up and live kindly and kindness. Having talent and virtue will succeed ” .

We, grandchildren, obey my mother! Please rest assured that you escape.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dang-kim-son-lang-dong.jpg

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

GS Mai Văn Quyền với tiến sĩ Hoàng Kim hướng dẫn chuyên gia IRRI GS TS.  V. R. Carangalvà chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL TS Đặng Kim Sơn, TS Phạm Sĩ Tân thăm giống mới và mô hình trồng xen đầu rồng, đậu xanh, đậu nành, lạc với sắn; mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ (hình). Đặng Kim Sơn là một người bạn quý, sâu sắc trong tình bạn đời thường; anh viết lời tưởng nhớ thầy Đào Thế Tuấn và điếu văn khóc Me thật cảm động..Tôi chép lại những bài học này

Hai mẫu chuyện tình bạn đời thường của Đặng Kim Sơn làm tôi nhớ mãi: Chúng tôi gắn bó khá thân thiết trong Chương trình Hệ thống Nông nghiệp Việt Nam thuở những năm 1985-1995, Khi mà ở các tỉnh phía Bắc giáo sư Đào Thế Tuấn trọng tâm nghiên cứu và phát triển kinh tế hộ nông dân vùng trung du miền núi và đồng bằng sông Hồng, giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và phó giáo sư Đinh Văn Cự tập trung nghiên cứu và phát triển hệ thống cây trồng trung du, miền núi và đất cạn đồng bằng. Tại các tỉnh phía Nam, giáo sư Võ Tòng Xuân xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Đồng Bằng Sông Cửu Long; giáo sư Nguyễn Văn Luật, tiến sĩ Đặng Kim Sơn, tiến sĩ Phạm Sỹ Tân, phó giáo sư Dương Văn Chín xâu chuỗi và lồng ghép chương trình nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Đồng Bằng Sông Cửu Long với các dự án trong và ngoài nước hợp tác với IRRI, … tập trung chọn tạo giống lúa và nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật khoa học công nghệ thâm canh lúa; giáo sư Mai Văn Quyền trọng tâm nghiên cứu thâm canh lúa Việt Nam. nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác . Thầy Quyền và tôi chú trong hơn trong việc Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp; Phương pháp lập kế hoạch hợp lý và tổ chức xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiệu qủa cho các đề tài nghiên cứu nông nghiệp, còn Đặng Kim Sơn thì ngày càng chuyên sâu hơn về Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tôi nhớ dịp trước tới thăm mẹ Sơn khi Cụ đã gần trăm tuổi Cụ tuổi cao nhưng vẫn tỉnh táo lạ thường. Tôi hỏi Cụ: – Sinh thời, Cụ kính trọng ai nhất? Cụ nói: Đương nhiên là Bác rồi . – Người thứ hai là ai? Là ông PVĐ, ông ấy là người tốt. (và Cụ nói rất rõ chính kiến của Cụ về những người khác còn lại) – Thế còn chuyện riêng tư này thì sao ạ? – Chuyện ấy là có thật đấy, vì Cụ i sống rất gần và nhiều năm chung trong ATK.

Tôi xin được chép lại Đặng Kim Sơn lời tưởng nhớ thầy Đào Thế Tuấn kinh tế hộ, sự lắng đọng thật sâu sắc “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.

Tôi cũng xin được trích lời Đặng Kim Sơn điếu văn khóc Me,

“Mẹ yêu thương. Lũ con cháu chúng con bình sinh tầm thường: thấy thiếu lo đói, thấy nguy sợ hãi, lúc vinh kiêu ngạo, lúc nhục trốn tránh, có lúc ham chơi lười học, có lúc chìm đắm chức quyền, chăm con cái hơn phụng dưỡng thân sinh, tham vật chất hơn trau dồi trí tuệ, nhiều lúc không nghe lời cha, lắm lúc làm buồn lòng mẹ, may mắn thay có được đấng sinh thành là Bố Mẹ. Chính gương sống đẹp đẽ, nhân cách sáng trong của Người đã giúp lũ chúng con biết hổ thẹn, sửa đổi mình, đoàn kết lại thành một gia đình hạnh phúc, và kì diệu thay, đã hình thành gốc rễ vững chắc để cháu con vượt qua muôn ngàn bất định tương lai.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Của cải, chức tước, quan hệ, sức khỏe, sắc đẹp không phải là đặc ân người trước truyền mãi được cho đời sau. Trước biến động thế gian, biết bao kẻ đang chết trên quyền lực, sẽ khóc giữa bạc tiền. Chỉ có lẽ sống mà bố mẹ để lại cho chúng con mới thực sự là giá trị vĩnh cửu!. Con cháu sẽ đời đời khắc ghi lời mẹ di chúc: “Các con! các cháu! Hãy thương yêu đùm bọc nhau cố phấn đấu vươn lên, sống tử tế nhân hậu. Có tài có đức sẽ thành đạt” .

Chúng con, các cháu, xin vâng lời mẹ dạy!

Mẹ hãy yên tâm mà siêu thoát.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là c490ang-kim-son-lang-dong-3.jpg

Giáo sư Nguyễn Văn Luật;Thầy Luật lúa OMCS OM, anh hùng lao động, tác giả chính cụm công trình lúa ĐBSCL giải thưởng Hồ Chí Minh, chủ biên sách ‘Lúa Việt Nam thế kỷ 20’ 1500 trang đã viết: “Bài điếu văn khóc mẹ qua đời thật sâu sắc, xúc động! vì nói lên từ trái tim mình về Người Mẹ đã vượt qua bao khó khăn trong kháng chiến chống xâm lược làm tròn nhiệm vụ cô giáo; nỗi nhọc nhằn bởi oan trái do sự đố kị l trong hoàn cảnh nào thì Cụ Mỹ vẫn làm tròn “Thiên chức của Người Mẹ!”: nuôi dậy đàn con cháu phát triển gia đình đóng góp cho đất nước như TS Đặng Kim Sơn!“. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm là người trong Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm, chuyên gia đất, trưởng ban biên soạn tập 9 Bách khoa thư Việt Nam về Nông nghiệp và Thủy lợi đã viết: “Tưởng nhớ và biết ơn tướng Đặng Kim Giang, phó tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp. Ngưỡng mộ phu nhân Nguyễn Thị Mỹ – người phụ nữ yêu nước, nhà giáo mẫu mực, người mẹ hiền thục nuôi dạy TS Đặng Kim Sơn và các con cháu chắt thành những công dân xứng đáng. Lịch sử của một gia đình cũng là mảnh ghép của dân tộc ta. Cảm ơn TS Hoàng Kim về bài tổng quan công phu”. Tôi cảm ơn giáo sư Luat Nguyen và giáo sư Nguyễn Tử Siêm về những trao đổi sâu lắng.và nêu thêm lời tâm đắc: CNM365 “THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI” là một dạng thức hồi ký, bút ký triết học tình yêu cuộc sống nhằm lưu lại những chuyện thực đời thường ảnh hưởng tới DẠY VÀ HỌC LÀM NGƯỜI, là sự tập hợp và xâu chuỗi những ghi chú ngắn mỗi ngày. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cựu Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Phát triển Nông thôn có nhiều đóng góp trong công việc và chính sách, chiến lược cho ngành.Viết về Đặng Kim Sơn thì Hoàng Kim sâu sắc nhất 5 ý: 1) Mẹ, 2) Cha (sâu lắng sự ảnh hưởng người cha ẩn trong tính cách, nghề nghiệp của Sơn) 3) Thầy, 4) Bạn, 5) Lời Mẹ dặn (lời Cụ dặn con cháu và lời Cụ nói với HK đánh giá các nhân vật lịch sử)

Tôi chưa kịp hoàn thiện bài viết này chỉ lưu lại chút hình ảnh và ghí chú (Note) Đặng Kim Sơn lắng đọng để quay lại. Sơn hãy đọc bài ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG tại Chuyện cổ tích người  lớn nhé https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-co-tich-nguoi-lon/page/1/

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi đã gặp Người ở CIMMYT Mexico
Bóng hạc chốn xa xôi cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug
Dạy tôi minh triết an nhiên
Đi để hiểu quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống Giấc mơ lành yêu thương; Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất; Gạo Việt và thương hiệu; Hoa và Ong Hoa Người; Câu chuyện ảnh tháng Sáu; Một niềm tin thắp lửa; Cuối dòng sông là biển; Ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam được ban hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 72/2001/QĐ-TTG .Gia đình Việt Nam là ngày tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, các cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc“. Ngày 28 tháng 6 năm 1838, Lễ đăng quang của Nữ hoàng Victoria (24 tháng 5 năm 1819 – 22 tháng 1 năm 1901) là Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland  từ 20 tháng 6 năm 1837 đến khi bà qua đời. Từ ngày 1 tháng 5 năm 1876, bà mang thêm danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ Thời đại Victoria kéo dài 63 năm và 7 tháng là một giai đoạn được đánh dấu bởi một loạt tiến bộ về công nghiệp, văn hóa, chính trị, khoa học, và quân sự trên khắp Vương quốc Anh và sự mở rộng đáng kể của Đế chế Anh Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Cộng hòa Montenegro trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc Nước Cộng hòa này tại miền đông nam châu Âu là một quốc gia giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosna và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và Albania về phía đông nam.Thủ đô của quốc gia này là Podgorica, trong khi thành phố Cetinje được gọi là Thành phố Thủ đô Hoàng gia.Cộng hòa Montenegro độc lập từ cuối Trung cổ tới năm 1918, nước này là một phần của vài chính phủ của Nam Tư và liên bang Serbia và Montenegro. Montenegro tuyên bố độc lập ngày 3 tháng 6 năm 2006 và ngày 28 tháng 6 được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 6: Giấc mơ lành yêu thương; Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất; Gạo Việt và thương hiệu; Hoa và Ong Hoa Người; Câu chuyện ảnh tháng Sáu; Một niềm tin thắp lửa; Cuối dòng sông là biển; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-6/

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

I have a dream

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa Lúa Hoa Người Hoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

Hà Nội ngày trở lại
Thăng Long sen Tây Hồ
Vui trong ngày tình yêu
Thấm bài thơ nghị lực
Một gia đình hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lanh-yeu-thuong/.

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Tỉnh thức cùng tháng năm
Tỉnh lặng với chính mình
Đi bộ trong đêm thiêng
Vui đi dưới mặt trời
Nhà tôi chim làm tổ
Chỉ tình yêu ở lại
Hoa và Ong Hoa Người
Hoa Bình Minh Hoa Lúa
Hoa lộc vừng ngày mới
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Hoa Mai trong Tết Việt
Hoa Mai với Thiền sư
Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
Hoa Đất của quê hương
Hoa Đất thương lời hiền
A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An
Ai chợp mắt Tam Đảo
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai thương núi nhớ biển
An Viên Ngọc Quan Âm
An vui cụ Trạng Trình
Ân tình
Anh đi về tâm bão
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốt
Lời Thầy dặn thung dung
Lời Thầy luôn theo em
Lời thề trên sông Hóa
Lời vàng từ trái tim
Lời thương
Thầy là nắng tháng Ba
Giấc mơ lành yêu thương
Ngôi sao may mắn chân trời.

Thầy Lúa Viên Long Bình
Lúa siêu xanh Hòa Bình
Việt Nam con đường xanh
Lúa siêu xanh Việt Nam
Bài đồng dao huyền thoại

(*) Hoàng Kim và Hoàng Long kính tưởng nhớ Thầy Lúa Viên Long Bình, lúa siêu xanh Hòa Bình https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-hoa-binh/ bấm vào năm đường link để đọc chi tiết.

Cư dân mạng tiễn biệt cha đẻ lúa lai Viên Long Bình

Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thứ Bảy 22/05/2021 , 20:53 (GMT+7)

Chiều nay, khi chiếc xe chở thi thể nhà nông học Viên Long Bình từ bệnh viện đến nhà tang lễ, đông đảo người dân tập trung dọc hai bên đường để tiễn biệt ông.

Vĩnh biệt vị anh hùng chống nạn đói

Nhà khoa học lúa gạo số một Trung Quốc đã qua đời chiều nay tại một bệnh viện ở thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Ảnh: Xinhua
Nhà khoa học lúa gạo số một Trung Quốc đã qua đời chiều nay tại một bệnh viện ở thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Ảnh: Xinhua

Trên trang Sina Weibo, nền tảng mạng tương tự Twitter của Trung Quốc, tin tức về sự ra đi của ông Viên Long Bình đã thu hút 950 triệu lượt xem chỉ sau vài giờ. Mọi tầng lớp cư dân mạng ở Trung Quốc đều bày tỏ sự tiếc thương trước cái chết của một vĩ nhân.

Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình nổi tiếng khắp thế giới với thành tựu phát triển dòng lúa lai đầu tiên giúp nhân loại thoát khỏi nạn đói, đã qua đời đầu giờ chiều thứ Bảy (22/5) sau khi bị suy tạng, hưởng thọ 91 tuổi.

Theo nguồn tin địa phương, trước khi nhắm mắt các thành viên trong gia đình viện sĩ đã ngâm nga các ca khúc tiễn biệt ông. Và khi chiếc xe chở thi thể ông Viên Long Bình tới nhà tang lễ, mọi người dân đã tập trung dọc hai ven đường để tiễn biệt nhà nông học.

“Ba lần một ngày, khi chúng tôi bưng bát cơm và thưởng thức hương thơm của gạo, chúng tôi đều nhớ đến ông”, một bình luận đã được hơn 600.000 lượt thích viết.

Tổng giám đốc tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) Khuất Đông Ngọc viết trong một tweet: “Vô cùng đau buồn trước cái chết của Giáo sư Viên Long Bình- Sư phụ kính yêu của tôi. Ông ấy đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu lúa lai, giúp hàng tỷ người có được an ninh lương thực. Ông là nguồn cảm hứng của tôi. Cầu mong ông được yên nghỉ”.

Cha đẻ lúa lai Viên Long Bình được người dân Trung Quốc coi là vị anh hùng dân tộc. Ảnh: Chinadaily
Cha đẻ lúa lai Viên Long Bình được người dân Trung Quốc coi là vị anh hùng dân tộc. Ảnh: Chinadaily

Từ ăn no đến ăn ngon

Những năm gần đây, trọng tâm của các dự án lúa lai của nhà nông học Viên Long Bình đã thay đổi, chuyển từ tăng sản lượng sang phát triển xanh và bền vững.

Vào tháng 9 năm 2017, một dòng gạo indica có hàm lượng cadmium thấp do nhóm của ông và Viện Khoa học Nông nghiệp tỉnh Hồ Nam phát triển đã có thể làm giảm hơn 90% lượng cadmium trung bình trong gạo ở những vùng bị ô nhiễm kim loại nặng.

Tờ Chinadaily viết: Trải qua hơn 5 thập kỷ nghiên cứu về lúa lai, vị viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã giúp đất nước đông dân nhất thế giới tạo nên một kỳ tích vĩ đại – nuôi sống gần 1/5 dân số thế giới với chưa đầy 9% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới.

Sinh thời, nhà nông học Viên Long Bình từng chia sẻ, ông có hai ước mơ là được “tận hưởng sự mát mẻ dưới những đồng lúa cao quá đầu người và lúa lai sẽ có thể được trồng trên khắp thế giới giúp giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu”.

Năm 1949, chàng thanh niên họ Viên nộp đơn vào Trường Cao đẳng Nông nghiệp Tây Nam và bắt đầu niềm say mê đặc biệt của mình với lúa gạo – một loại lương thực chính của người Trung Quốc, sau này trở thành trọng tâm trong sự nghiệp nghiên cứu cả cuộc đời ông.

Trong một chuyến công tác vào năm 1970, ông đã phát hiện ra một loài lúa hoang đặc biệt ở đảo Hải Nam và nó đã trở thành sự mở đầu cho nhiều thập kỷ nghiên cứu lúa lai của Trung Quốc.

Ba năm sau, ông đã thử nghiệm trồng dòng lúa lai năng suất cao đầu tiên trên thế giới với 3 dòng gồm: dòng đực bất dục, dòng duy trì và dòng phục hồi.

Lúa lai kể từ đó đã được trồng trên khắp Trung Quốc và nông dân đã thu hoạch được sản lượng đáng kinh ngạc sau khi chuyển sang các giống lúa lai của ông Viên Long Bình. Năng suất lúa lai đã ghi nhận mức năng suất hàng năm cao hơn khoảng 20% ​​so với các giống lúa thông thường – có nghĩa là nó có thể nuôi sống thêm 70 triệu người mỗi năm.

Lúa lai vươn ra thế giới

Mặc dù giải quyết được tình trạng khủng hoảng thiếu lương thực đã gắn liền với quá khứ của Trung Quốc nhưng ông Viên Long Bình- người chống lại nạn đói còn có tham vọng lớn hơn nhiều – giải cứu thế giới khỏi nạn đói.

Ngay từ những năm 1980, nhóm cộng sự của giáo sư Viên đã tổ chức các khóa đào tạo ở hàng chục quốc gia từ khắp châu Phi, châu Mỹ và châu Á nhằm cung cấp nguồn lương thực cho người dân những khu vực có nguy cơ đói kém cao.

“Thống kê của Liên Hợp quốc, trên toàn cầu vẫn còn hơn 820 triệu người thiếu đói vào năm 2018. Và nếu lúa lai được trồng trên một nửa diện tích trong tổng số 147 triệu ha đất lúa trên thế giới, thì chỉ riêng năng suất tăng thêm đã có thể nuôi sống được 500 triệu người”, giáo sư Viên Long Bình nói.

Giáo sư Viên Long Bình (giữa) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm mô hình thử nghiệm lúa lai mới ở Tam Á, đảo Hải Nam hồi năm 2018. Ảnh: SCMP 
Giáo sư Viên Long Bình (giữa) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm mô hình thử nghiệm lúa lai mới ở Tam Á, đảo Hải Nam hồi năm 2018. Ảnh: SCMP 

Tháng 1 năm 2018, ông Viên và các nhà khoa học cộng sự đã tiếp tục có những bước đột phá mới khi sản xuất thử nghiệm giống lúa chịu mặn và kiềm trên nhiều cánh đồng ở Dubai và đạt được thành công lớn. Và kỹ thuật này được coi là một giải pháp để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới.

Kim Long



Trung Quốc: Cha đẻ lúa lai được đề cử Nobel Hoà bình
Thứ Sáu 15/02/2008 , 10:46 (GMT+7)

“Giáo sư Viên Long Bình đang tiến dần những bước cuối cùng đến điểm tới hạn và xô ngã các kỷ lục của chính mình sau một thập kỷ miệt mài với công tác nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống lúa lai.”

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa loan báo tin này sau khi mời vị cha đẻ lúa lai tham gia chương trình đặc biệt “10 sự kiện tiêu biểu hàng năm”. Quay trở lại bước khởi đầu tăng năng suất lúa lai của giáo sư Viên hồi năm 1997 với thành tích đạt 700 kg/mu (0,066ha) và rồi 800 kg trong giai đoạn 2000-2004 và vào thời điểm này, ông đang ngắm đến địch 900 kg/mu. Ông Viên Long Bình cho biết, đang đặt nhiều hy vọng hoàn thành mục tiêu này từ nay đến năm 2010 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình khi cùng lúc tiến hành nhiều thí nghiệm tại tỉnh Hải Nam. Hiện các cánh đồng thử nghiệm tại khắp 20 huyện của địa phương này đã bắt đầu cho thấy tiềm năng có thể nâng thêm năng suất lúa kịp đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước 1,3 tỷ người và dự kiến sẽ tăng lên 1,6 tỷ vào năm 2030.

Chủ tịch Viện khoa học hàn lâm quốc gia Zhai Huqu đã hết lời ca ngợi sự nghiệp cống hiến cho lĩnh vực nông nghiệp của giáo sư Viên Long Bình kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước cho tới nay, đồng thời ví lúa lai là kỳ tích vĩ đại nhất trong lịch sử nông nghiệp Trung Quốc khi đã góp phần giải quyết ổn thoả vấn đề lương thực trong vòng 25 năm qua. Và chỉ riêng trong năm ngoái, tổng sản lượng các giống lúa lai cao sản đã đạt con số 500 triệu tấn, bất chấp diện tích canh tác đã bị thu hẹp. Ngoài ra, trong nhiều năm qua các giống lúa lai gắn mác họ Viên còn “bành trướng” sang hơn 20 quốc gia khác và trở thành một thương hiệu mạnh nhất Trung Quốc. 

Trong cuộc bình chọn trên mạng vừa tiến hành vừa qua, đa số người dân Trung Quốc đều nhất trí đề cử giáo sư Viên Long Bình xứng đáng trở thành chủ nhân của giải thưởng Nobel Hoà bình danh giá vì những đóng góp suốt đời của ông trong công cuộc chống đói nghèo.                      

TR.D (Theo Xinhua; Chinadaily)

Việt Nam con đường xanh
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu,
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim
thu thập, tuyển chọn, đúc kết thông tin, tích hợp và giới thiệu

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. “Việt Nam con đường xanh ” và ” Nông nghiệp công nghệ cao” là chuyên mục thông tin địa chỉ xanh tin cậy của bạn đọc, có trên các trang http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-cong-nghe-cao/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/; và https://www.csruniversal.org/viet-nam-con-duong-xanh/. Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), là chủ đề được Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.

Việt Nam con đường xanh, Nông nghiệp công nghệ cao bài viết kỳ này giới thiệu Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản; 5 nhóm hệ thống giải pháp chính để đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị của khối 13 sản phẩm chủ lực nông nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi năm 2002 với Định hướng và tầm nhìn Việt Nam con đường xanh. Năm bài viết chọn lọc, gồm: 1) Nông nghiệp hữu cơ hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển của tác giả PGS..TS Nguyễn Văn Bộ, TS Ngô Doãn Đảm 2) Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang” của tác giả PGS.TS Phan Phước Hiền và TS Châu Tấn Phát, 3) “Nghiên cừu ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao” của PGS.TS. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM; 4) Một số thông tin chọn lọc điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn nông nghiệp công nghệ cao; 5) Chọn giống sắn kháng CMD hiện trạng và triển vọng

Nông nghiệp công nghệ cao liên kết chuỗi thông tin chuyên đề tại các đường link Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp sinh thái Việt; Nông nghiệp Việt trăm năm; Viện Lúa Sao Thần Nông; IAS đường tới trăm năm; Trường tôi nôi yêu thương; Chọn giống sắn kháng CMD; Giống sắn KM419 và KM440; Cách mạng sắn Việt Nam; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; Lúa siêu xanh Việt Nam; Gạo Việt và thương hiệu; Lúa C4 và lúa cao cây; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Giống khoai lang Việt Nam; Giống ngô lai VN 25-99; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhà sách Hoàng Gia;

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-13.jpg

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự

Giống lúa siêu xanh GSR65
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.

Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha

Giống lúa siêu xanh GSR90
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.

Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.

Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X

Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin  tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.

Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chien-luoc-chon-tao-lua-sieu-xanh-vietnam.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-gsrgvn.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam.jpg

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-viet-nam/

BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

6

Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu
*
1) Mễ thọ vườn rộng nhà to
Tích thiện chia lộc chăm lo láng giềng
2) Sắc không với việc quà, tiền
Chẳng ham danh lợi, không phiền lụy thân
3) Sắc không bảo mẫu toàn phần
Cháu Con tự lập ân cần Ông Cha

HỒ XUÂN HƯƠNG GÓC KHUẤT
Hoàng Kim


Một sự nghiệp lớn và cấp thiết là bảo tồn phát triển tinh hoa văn hóa Việt. Nghiên cứu văn sử Việt ngày nay cấp thiết phải tìm tòi giải quyết tốt các góc khuất để tôn vinh sự cao quý của các danh nhân văn hóa Việt vào sâu trong lòng nhân dân tổ quốc mình và ra thế giới. Việc làm cần thiết và cấp bách là bảo tồn tỏa sáng tinh hoa Việt và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là một trong những điểm nhấn trọng yếu ấy vì cuộc đời và văn chương họ đã vượt xa biên giới quốc gia. Hiểu biết đúng sự thật chân thiện mỹ là cách tốt nhất để lan tỏa gía trị Việt.

Truyện Kiều Lưu Hương Ký là “cặp song kiếm hợp bích” tinh hoa văn hóa Việt.”Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”; ” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”; “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”; “Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau” (Truyện Kiều Nguyễn Du)”. “Thân em thời trắng, phận em tròn/ Bảy nổi ba chìm mấy nước non / Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước, thơ Hồ Xuân Hương); “Anh đồng lòng/ Em đồng lòng /Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm/ Thơ cùng ngâm/ Rượu và trăng/ Thăm thẳm buồn ly biệt/ Vầng trăng chia hai nữa/ Cung đàn ly khúc oán tri âm,.Thôi đành bặt tiếng hồ cầm/ Núi cao biển sâu đằng đẳng/ Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.(Hồ Xuân Hương góc khuất; “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là bài thơ ‘Tỏ ý’ của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du) “Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung/ Mượn ai tới đấy gửi cho cùng/ Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,/ Giấc mộng rồi ra nửa khắc không./Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,/ Phấn son càng tủi phận long đong./ Biết còn mảy chút sương siu mấy,/ Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.(Hồ Xuân Hương góc khuấ:; Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu).

Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn bị nhiều người lầm lẫn cho là sách Nguyễn Du dịch vì Nguyễn Du mượn thời thế, địa danh và cốt truyện thuộc triều đại, đất và người của nước ngoài, Thúy Kiều ẩn ngữ Việt Nam còn thiếu các minh chứng thuyết phục về góc khuất: cuộc đời và thời thế; giá trị tác phẩm gốc; gia đình và dòng họ; gia tộc và di chỉ, điển cố, điển tích; sự tôn vinh của xã hội; tầm ảnh hưởng các hồ sơ danh nhân Việt trong visa toàn cầu, là căn bản hồ sơ nhân vật chí cần được sáng tỏ.

Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất được nghiên cứu liên ngành và hệ thống trong bối cảnh lịch sử, kết nối với Nguyễn Du trăng huyền thoại, Nguyễn Du niên biểu luận, Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du tiếng tri âm. Đó là tiếng thơ nhân đạo, khát khao tình yêu cuộc sống và giải phóng con người (Mời đọc kỹ các đường link của các khảo luận này trước khi tiếp tục bài mới để theo dõi có hệ thống và tài liệu không tiện lặp lại. Cảm ơn quý bạn đọc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ho-xuan-huong-goc-khuat/

1

HỒ XUÂN HƯƠNG
HỒ MÔN

Hồ Xuân HươngTrâm anh nhất thổ Quỳnh Đôi trụ, Hương hoả thiên thu Cổ Nguyệt đường” theo cụ Hồ Sĩ Tạo tại di chỉ, huyền tịch còn lưu đôi câu đối ở nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi (1) Hồ Phi Mai 胡丕梅 là nguyên danh, Xuân Hương 春香 là biểu tự và Cổ Nguyệt đường 古月堂 là bút hiệu.lời khẳng định của học giả tiến sĩ Phạm Trọng Chánh (2) dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa “Phi mai xuân sắc nhất kinh thành” 丕梅春色一京成 của Tốn Phong Hồ Xuân Hương không được chính danh phận trong Hồ Quỳnh gia phả vì bà Hà là vợ lẽ không phải là vợ chính thức trong gia tộc họ Hồ. Lòng ta luống thẹn biệt Hồ môn, trích dẫn trong Hồ Xuân Hương đời thơ nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim mục tổng luận
là lời Hồ Xuân Hương có trong tập thơ Lưu Hương Ký.

Hồ Xuân Hương cuộc đời, bài thơ Dữ Sơn Nam Hạ Hiệp Trấn Quan Trần Hầu. Bài hoạ của Hồ Xuân Hương nguyên vận Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh, như sau:

Gặp gỡ bèo mây dưới nguyệt tròn,
Ngỗn ngang sầu vọng nói gì hơn.
Phượng Cầu ai gảy đàn đưa ý,
Chim Khách kêu chi ngõ vắng buồn.
Ai chuộc tiếng kèn về Hán khuyết,
Lòng ta luống thẹn biệt Hồ môn.
Chia tay giữa tiệc tình lưu luyến,
Ngây ngát hồn tan mộng Sảnh Nương.

Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương Nhất Uyên dịch thơ).

Hồ Phi Mai là tác giả thơ Hồ Xuân Hương được truyền tụng rất rộng rãi trong dân gian, bà là nhà thơ nữ người Việt nổi tiếng được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, tác giả của Lưu Hương Ký kiệt tác thơ Hán Nôm .Hồ Phi Mai (1772-1822) là con gái Hương cống Hồ Sĩ Danh (1706– 1783) là em cùng cha khác mẹ với Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739-1785) có tước hiệu Kinh Dương hầu là đại quan, nhà thơ nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Hồ Sĩ Đống tự Long Phủ hiệu Dao Đình, sau đổi tên là Hồ Sĩ Đồng, tự Thông Phủ, hiệu Trúc Hiên. Hương cống Hồ Sĩ Danh (biểu tự là Phi Diễn?) đỗ tú tài năm 24 tuổi, ra Bắc dạy học,dan díu với bà họ Hà quê Hưng Yên rồi sinh được một con gái. Sau này Hồ Phi Mai.là nữ sĩ dạy học tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận,  Bắc thành Thăng Long,

Cổ Nguyệt Đường địa chỉ ngày nay khoảng gần vườn hoa Bách Thảo và trụ sở chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại số 2 Ngọc Hà, quận Ba Đình, gần hồ Tây của phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội..Gia phả họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An (Hồ Quỳnh gia phả) phả hệ không có tên Hồ Phi Mai (là Hồ Xuân Hương) con của ông Hương cống Hồ Sĩ Danh (1704- 1783) vì sau khi ông Hồ Sĩ Danh đỗ Hương cống không ra làm quan, và cũng không đi đâu xa khỏi làng, nhưng hiện nay vẫn chưa xác minh được cụ Hồ Sĩ Danh khi là tú tài (sinh đồ) có ra Thăng Long dạy học không? Hồ Sĩ Đống là anh em cùng cha khác mẹ với Hồ Xuân Hương, là chứng cứ.gia tộc của Hồ Xuân Hương góc khuất

Đại gia tộc họ Hồ Quỳnh Lưu theo trang thông tin điện tử xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to như Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (胡興逸, 907 -?) là thái thú Diễn Châu đời Hậu Hán, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc (hàn lâm học sĩ, sử gia đời Trần, nguồn khác cho rằng ông ở xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), Thiếu bảo duệ quận công Hồ Sĩ Dương (1621 – 1681) là danh thần văn võ song toàn, từng trải tả thị lang binh bộ thượng tướng quân, tham tụng, thượng thư bộ công, bộ lễ, bộ hình, giám tu quốc sử kiêm đông các đại học sĩ. Hồ Phi Tích không thua kém gì họ Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Trường Lưu, Phan Thu Hoạch, hay Ngô Tả Thanh Oai. Thời nhà Lê họ Hồ Quỳnh Lưu Hồ Bỉnh Quý là tiến sĩ đệ nhị giáp 1577; Hồ Sĩ Dương, tiến sĩ đệ tam giáp 1652; Hồ Phi Tích, tiến sĩ đệ nhị giáp 1700; Hồ Sĩ Tân, tiến sĩ đệ tam giáp 1721.quan Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785). Danh sĩ Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785) là con ông Hồ Sĩ Danh (1704 – 1783) đỗ Giám sinh, có 5 anh em trai: Hồ Sĩ Dược, con trưởng đỗ Tứ trường thi Hương; Hồ Sĩ Đống; Hồ Sĩ Thích, đỗ Tam trường; Hồ Sĩ Trù, sinh đồ; Hồ Sĩ Hữu, đỗ khoa Liệu sử khả, đời Gia Long, được bổ làm Tri huyện,

Theo Nguyễn Du niên biểu luận dẫn theo sách Đại Nam liệt truyện, quyển XXX, trang 24a : Năm Đinh Mùi (1787) Nguyễn Du 22 tuổi. Nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc từ Thăng Long trở về, phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân, còn mình thì dẫn tùy tùng về Quy Nhơn, tự xưng làm Trung Ương Hoàng Đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đất Gia Định, phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương ở đất Thuận Hóa, lấy Hải Vân làm giới hạn. Theo gia phả Hồ Phi Hội, Thư viện Hoàng Xuân Hãn, Paris: Nguyễn Huệ (1753 – 1792) có tên thuở nhỏ là Hồ Thơm, sau đổi theo họ mẹ, lấy tên là Nguyễn Huệ, hoặc Nguyễn Quang Bình, với nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) và tú tài Hồ Phi Hội (1802 – 1875), đều cùng đời thứ 12 của đại gia tộc họ Hồ có cùng một ông tổ đời thứ 8 là Hồ Sĩ Anh . Ông tổ ba đời Nguyễn Huệ là Hồ Thế Viêm, con Hồ Sĩ Anh, sinh Hồ Phi Khang, Hồ Phi Khang sinh Hồ Phi Phúc, di dân vào ấp Tây Sơn, Bình Định, đổi họ Nguyễn và sinh ba anh em Nguyễn  Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

Hồ Sĩ Đống (1739-1785) là đại quan thời Hậu Lê, đỗ Hội nguyên khoa Nhâm Thìn (1772) đời vua Lê Hiển Tông. Khoa này không có Trạng nguyên, người đỗ đầu là Hoàng giáp, nên còn gọi là Song nguyên Hoàng giáp. Năm Giáp Ngọ (1774), ông được bổ làm Bố chính Kinh Bắc và sau đó được chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm bổ làm án sát Hải Dương. Cuối năm 1777, ông được nhà chúa triệu hồi về Thăng Long, cử làm phó sứ nội quan (một chức giám quan bên cạnh chánh sứ) cùng với chánh sứ là Võ Trần Thiệu (tên khác là Võ Khâm Tự hoặc Võ Trần Tự. 1736 -1778) đi sứ nhà Thanh với quan phó sứ thứ hai là Nguyễn Trọng Đang. Sứ đoàn khởi hành đầu tháng giêng năm Mậu Tuất 1778, mùa thu tháng 8 tới Yên Kinh, và mùa Đông lên đường trở về nước. Nhưng khi đến hồ Động Đình ở Hồ Nam, thì Chánh sứ Vũ Trần Thiệu cho mời hai thành viên trong đoàn là Hồ Sĩ Đống và Nguyễn Trọng Đang tới tiết lộ việc chúa Trịnh Sâm có làm tờ biểu riêng xin vua nhà Thanh sắc phong tước vương cho họ Trịnh. Tờ mật chiếu tấu trình vua Thanh rằng con cháu nhà Lê không có ai đáng làm vua nữa. Viên Chánh sứ đã tự hủy bản mật chiếu và giao lại chức chánh sứ cho Hồ Sĩ Đống rồi uống thuốc độc tự tử. Vũ Trần Thiệu đã đọc bài thơ tự than về nỗi chết oan của trạng nguyên Nguyễn Quang Bật thời Lê Uy Mục (3).

Nội quan phó sứ Hồ Sĩ Đống thương tiếc người bạn trung nghĩa (với nhà Lê) ấy, ông có làm bài thơ viếng rằng:

Hoàng hoa lưỡng độ phú tư luân,
Uyên đức kỳ niên cánh kỷ nhân.
Cộng tiễn bang giao nhân ngọc bạch,
Thùy tri tiên cốt lịch phong trần.
Sinh sô lệ sái đồng chu khách,
Tái bút danh qui tuẫn quốc thần [10]
Trù tướng thái hồ thu nguyệt sắc,
Dạ lai do chiếu ốc lương tần.

Dịch:

Mấy độ hoàng hoa sứ nước người,
Tuổi cao đức tốt ấy kìa ai?
Bang giao những tưởng ngọc nhà đẹp,
Tiên cốt nào hay gió bụi đầy.
Giọt lệ đồng châu đưa một lễ,
Tấm thân tuẫn quốc tiếng muôn đời.
Trăng thu mơ tưởng trên hồ nọ,
Thấp thoáng đầu nhà bóng lẩn soi [11

Phạm Đình Hổ sau này đã chép lại trong quyển Vũ trung tùy búttrang 185-186 “Đấng tiên đại cửu ta là Thượng thư công…Khi ấy (1777), ông đã ngoài 60, làm quan trong triều đã hơn 40 năm, cứ theo lệ cũ thì không phải đến lượt đi sứ nữa. Vậy mà trong triều không biết duyên cớ làm sao, chợt Trịnh Thịnh Vương (tức Trịnh Sâm) đòi ông vào Trung Hòa đường, mật đưa cho ông một tờ biểu sai sang sứ Trung Hoa cầu phong làm Phó quốc vương. Ông biết ý chúa Trịnh đã quyết nên không dám chối từ. Tháng 6 (1778), thuyền qua hồ Động Đình, ông chợt mắc bệnh, bèn mời Phó sứ là Hồ Sĩ Đống và Nguyễn Trọng Đang tới dặn bảo mọi công việc…Ông lại đưa tờ mật biểu ra đốt trước mặt hai sứ thần, và ngày mồng mười thì mất ở trên thuyền. Hồ công (Hồ Sĩ Đống) có thơ viếng :

Hồ Sĩ Đống sau khi đi sứ về năm 1778, được thăng Tả Thị lang bộ Hộ. tước Dao Đình hầu. Tháng 9 năm Nhâm Dần 1782 chúa Trịnh Sâm mất. Kiêu binh giết Việp Quận công Hoàng Đình Bảo, phế chúa Trịnh Cán, đưa con cả Trịnh Tông lên nối ngôi.Trịnh Tông phong Hồ Sĩ Đống làm Bồi tụng, Hữu thị lang bộ Hộ. Hồ Sĩ Đống được cử đi phủ dụ kiêu binh có hiệu quả, quân lính nghe lời ông, nhân dân tin cậy ông. Năm 1783, ông xin thôi chức về thọ tang cha Hồ Sĩ Danh (1706 – 1783). Tháng 10 năm 1783, Hồ Sĩ Đống đang có tang được triệu gấp về kinh, để đối phó tình hình, được chuyển sang quan võ, nhậm chức Đô Chỉ huy sứ, kiêm Bồi tụng phủ sự (Phó Thủ tướng) cùng Hành Tham tụng Bùi Huy Bích xử trí mọi việc Hồ Sĩ Đống được ban chức Tham Đốc kiêm Ngự Sử đài, Đô Ngự sử Bồi tụng tước Ban Quận công. Ông được cử đi Phú Xuân cai quản Tả Uy Cơ, Án sát Quảng Nam, Đốc thị Thuận Hóa . Lần đi kinh lí Quảng Nam ấy, Hồ Sĩ  Đống rất lo lắng về địa thế ở đấy, tâu xin rút tướng Phạm Ngô Cầu về, thay tướng khác tài giỏi hơn để trấn an vùng núi. Nhưng vua, chúa không chấp thuận, nên về sau việc biến cũng phát động cũng từ đó.Hồ Sĩ Đống bệnh và mất ngày 10 tháng 10 năm Ất Tỵ (1785) hưởng dương 47 tuổi, được truy tặng Hình bộ Thượng thư. Chúa ban cho 2 tấm đoạn, 13 nén bạc, truyền cho ba đạo thủy binh Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An hộ tống quan tài về an táng ở quê nhà Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bùi Huy Bích, quan Hành tụng soạn văn tế.

Hồ Sĩ Đống về thơ, được danh sĩ thời Nguyễn là Phan Huy Chú khen là “hồn hậu, phong nhã, có khí khái” và đã giới thiệu hai bài trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí, đó là Đăng Nhạc Dương lâu (Lên lầu Nhạc Dương) và Đăng Hoàng Hạc lâu (Lên lầu Hoàng Hạc).Hồ Sĩ Đống được Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tùy bút, kể tên cùng Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh là ba bậc thầy phục hưng thi ca. Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân trong Từ điển văn học gần đây nhận xét: Hồ Sĩ Đống là người cẩn trọng, bình tĩnh, giản dị, có tài văn chương.Sáng tác của ông thường là đề vịnh di tích, nhân vật lịch sử, đền miếu, phong cảnh… trên dọc đường đi sứ. Nhìn chung, chúng đều có những nét tươi đẹp, uyển chuyển, do khả năng đổi mới của cảm xúc và cách thể hiện độc đáo của nhà thơ.Cùng thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Kiều, Nguyễn Tông Quai, Lê Quý Đôn…, thơ Hồ Sĩ Đống góp phần tạo nên thể cách trầm hùng, nhuần nhã của thơ đi sứ thời Lê Trung hưng.

*
“HỒ MÔN” LỜI HÁT NÓI

Non xanh xanh, nước xanh xanh
Ai đưa người ngọc tới Nam Kinh
Kìa hồn Liễu Nghị nào đâu tá
Sao chẳng theo ta tới Động Đình

(1) Nguyễn Du tiếng tri âm tư liệu gia tộc họ Hồ Quỳnh , dẫn theo thông tin Wikipedia Tiếng Việt, mục từ Hồ Sĩ Tạo (cử nhân).
(2) Hồ Xuân Hương góc khuất, dẫn theo Đọc “Lưu Hương ký” của Hồ Xuân Hương do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phiên âm & chú thích,bài của TS Phạm Trọng Chánh Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne, đăng trên VHNA và đăng lại bởi tôn tiền tử trên trang Thi Viện Đào Trung Kiên, mục từ trang thơ Hồ Xuân Hương
(3) Nghệ thuật Ca trù – Nghệ nhân một thời – Nghệ nhân Quách Thị Hồ; Hồng Hồng Tuyết Tuyết (Ca Trù); https://www.youtube.com/embed/u6w7MmwEtIM?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

2

HỒ XUÂN HƯƠNG
HÀNH TRẠNG
(còn tiếp….)

HỒ XUÂN HƯƠNG ĐỜI THƠ
Hoàng Kim


Nghiên cứu lịch sử văn hóa này nhằm tìm hiểu 5 ý chính : 1) Hồ Xuân Hương cuộc đời: 2) Hồ Phi Mai hành trạng, những góc khuất và sự thật lịch sử khiến nhiều học giả còn tranh cãi 3) Hồ Xuân Hương tác phẩm: tìm hiểu Lưu Hương Ký do Hồ Xuân Hương tuyển chọn và lưu(theo lời bài Tựa) với Hồ Xuân Hương thơ Nôm truyền tụng một số bài tuyển chọn đặc sắc nhất; 4) Hồ Xuân Hương góc khuất, liên hệ với Kiều 15 năm lưu lạc 5) Lưu Hương Ký Truyện Kiều “Cặp song kiếm hợp bích” là tiếng thơ nhân đạo, khát khao tình yêu cuộc sống và giải phóng con người. Hồ Xuân Hương đời thơ được nghiên cứu liên ngành, hệ thống và so sánh lịch sử, kết nối với Nguyễn Du trăng huyền thoại, Nguyễn Du niên biểu luận, Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du tiếng tri âm.

Hồ Xuân Hương (1772- 1822) ‘bà chúa thơ Nôm’ là nhà thơ nữ cổ điển Việt Nam.Thơ Hồ Xuân Hương có chất lượng đặc sắc, với giá trị nhân đạo mạnh mẽ đấu tranh nữ quyền và thức tỉnh con người. Thơ bà được biết nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn được dịch và giới thiệu ra hơn 10 quốc gia trên thế giới. Đại gia tộc họ Hồ đã thành lập Ban vận động UNESCO vinh danh nữ sĩ. Ngày 25/4/2016, Ban vận động UNESCO vinh danh Hồ Xuân Hương, đã có văn bản gửi ông Chủ tịch, ông Tổng Thư kí Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đề xuất việc giới thiệu nữ sĩ là ứng viên trình UNESCO vinh danh nhân dịp kỉ niệm 250 năm ngày sinh (1773-2022) và 200 năm ngày mất (1822-2022) của Bà.

Nghiên cứu này góp phần tổng luận thông tin và tìm hiểu sáng tỏ các chứng cứ sự thật lịch sử. Tài liệu gồm bảy chuyên mục, xin lần lượt trích đăng thành ba bài để thuận tiện sự góp ý

HỌC LẮNG NGHE CUỘC SỐNG
Hoàng Kim


Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất. Lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu. Ngày xuân chép lại, đọc lại và suy ngẫm. xem thêm Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-1/

HỘI THỀ LŨNG NHAI Ở ĐÂU? Báo Thanh Niên có đăng bài viết “Đi tìm dấu tích hội thế Lũng Nhai” nêu giả thiết địa điểm nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai là mỏm đồi Bái Tranh ngay lưng chừng núi Pù Mé (còn gọi là Pù Sào), huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây hiện nay đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tuy vậy, tại hội thảo này cũng như ở ngoài đời đã có các ý kiến chưa đồng thuận, vì vậy công cuộc nghiên cứu vẫn chưa kết thúc.

Phan Lan Hoa cho rằng dấu tích Hội thề Lũng Nhai của khởi nghĩa Lam Sơn phải ở dãy núi Thiên Nhẫn tổng Thanh Hoa, xứ Hoan Châu, nay thuộc một phần đất của 3 huyện Đức Thọ, Hương Sơn (Hà Tĩnh), Đô Lương (Nghệ An) và toàn bộ huyện Thanh Chương (Nghệ An).Sách Kim Thiếp Vũ Môn của tác giả Thâm Giang Trần Gia Ninh, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng có nội dung chính yếu đề cập tới tài trí tuyệt vời của người Việt trong sự rèn đúc vũ khí chống giặc mà nổi bật nhất là hỏa hổ, dường như phù hợp với ý kiến này.

Dấu tích Hội thề Lũng Nhai có thể ở thành lục niên núi Thiên Nhẫn. Phan Lan Hoa đã phản biện toàn văn như dưới đây:

Hì ! Người Thanh Hóa đang mơ à ? Thời của Lê Lợi chả có núi nào ở Thanh Hóa có tên Lam Sơn cả ? Hội thề Lũng Nhai thành lập ở Thanh Hóa thì đúng rồi, nhưng cuộc khởi nghĩa là ở Lam Sơn Thành, núi Lam Sơn ở TP Vinh, Nghệ An.Tuy vậy, Lê Lợi không đóng quân tại núi Lam Sơn, mà núi này là bốt đồn của Trương Phụ – tướng Nhà Minh. Còn kinh đô tạm của Lê Lợi trên đỉnh Tam Thai – thuộc dãy núi Thiên Nhận thuộc tổng Thanh Hoa , xứ Hoan Châu . Nay thuộc một phần đất 3 huyện Đức Thọ, Hương Sơn (Hà Tĩnh), Đô Lương (Nghệ An) và toàn bộ huyện Thanh Chương (Nghệ An).Cho nên cần hiểu, “Khởi nghĩa Lam Sơn” là quân của Lê Lợi công vào thành Lam Sơn – sào huyệt của Nhà Minh để đánh bật tên tướng nhà Minh bấy giờ là Thái Phúc ra khỏi thành (nay là thành phố Vinh)

Chốt lại: 10 năm chinh chiến của BĐV Lê Lợi, hết 9 năm rưỡi trên đất Hà Tĩnh. Dấu tích đến nay còn cả, từ thành quách, hang động, cho đến chùa đền, khỏi phải mất công lặn lôi tìm đâu? Sự bội bạc của Lê triều thời mạt chính là mâu thuẫn để lại cho tới ngày nay, các gia đình ở Hà Tĩnh cứ hễ nghe con mình yêu trai Thanh Hóa là tỏ ra ái ngại. Đơn giản vì người Hoan châu không chỉ giúp Lê Lợi dựng nên cơ đồ, mà trắng phớ Lê Lợi không có mấy ả đàn bà đất La Giang cung cấp lương tài vũ khí thì ăn cám mà thành công được sao ? Không có người Hà Tĩnh dốc lòng thì Hội thề Lũng Nhai thành công được sao ? (rảnh tui sẽ đọc sách và lôi đủ chuyện phản bội ra khoe sau).

Cho nên hậu duệ nhà Lê ở Thanh Hóa đời nay đừng buông lời phản tắc? Lê Lợi có tới 3 bà vợ người Hà Tĩnh, trong đó một bà con vua Trần Dụ Tông, một bà thác mình cho long vương để cầu an cho Lê Lợi chinh chiến (Phạm Thị Ngọc Trần). Và đáng nói thì 3 bà phi này để lại cho nhà Lê bao nhiêu con cái, thời ngân ấy đứa có quê ngoại Hà Tĩnh đấy. Những bài viết kiểu này vô ơn, vô hậu lắm lắm…

Đọc bài viết của nhà văn Phan ChiBi kịch mang tính Vũ Mão” và bài văn của tác giả.’Bên thắng cuộc’ Truong Huy SanVũ Mão – người đứng sau nhiều đổi mới của Quốc hội” Tôi xin phép hai anh Phan ChiTruong Huy San được chép chung hình tượng này về cùng một chỗ với một nhân cách khác cùng thời, đó là nhà văn Nguyên Ngọc, một người thật tâm đắc với sự học “lắng nghe cuộc sống”. Hoàng Kim đã trích dẫn bài viết “Nguyên Ngọc về Tây Nguyên” để mọi người cùng đọc để thấu hiểu. .

Anh Phan Chi viết ‘Bi kịch mang tính Vũ Mão” nguyên văn như sau:

BI KỊCH MANG TÊN VŨ MÃO
Phan Chí Thắng

Những ngày qua, sau tang lễ ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – đã có những bài viết trái chiều đánh giá ông ta.

Thông thường, người Việt chúng ta ít nhắc đến khuyết điểm của người quá cố, nhất là người vừa nằm xuống. Trường hợp ông Vũ Mão thì lại làm rộ lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Nguyên nhân lại chính là bài điếu do ông Vũ Mão đọc tại tang lễ tướng Trần Độ mà ông Vũ Mão đọc với tư cách trưởng ban lễ tang, có đoạn vạch ra “các khuyết điểm” của ông Trần Độ. Kịch tính đến mức, đại diện tang quyến không chấp nhận lời điếu đó.

Nhiều người mà tôi rất kính trọng về tính khách quan của họ đã lên tiếng thanh minh cho ông Vũ Mão, rằng ông đã bị buộc phải làm cái việc không đúng lương tâm và tình cảm của mình.

Nhiều người có quan hệ thân tình với ông Vũ Mão nhấn mạnh và chứng minh ông là người tốt, có nhiều cống hiến.

Chính gia đình tướng Trần Độ cũng không trách oán gì ông Vũ Mão, cho thấy sự khoan dung của những nhân cách lớn. Để khoan dung, đã có sự THẤU HIỂU. Hiểu ông Vũ Mão cũng chỉ là nạn nhân của tấn kịch chính trị mà ông đã tự nguyện tìm cho mình một vai tương đương bộ trưởng, một vai tự ông mong muốn nên không thể từ chối khi kịch bản không theo ý ông.

Bị kịch mang tên Vũ Mão là ở chỗ đó.

Là người tốt, có năng lực, thi đi nghiên cứu sinh trượt, ông về Quảng Ninh làm chuyên môn (kỹ sư thủy lợi) và làm công tác đoàn. Rồi công tác đoàn đưa ông lên những bậc thang quyền lực theo đúng con đường mà nhiều “lãnh tụ” thanh niên bay cao ở Liên Xô, Trung Quốc và ở Việt Nam.

Ngoan, dễ bảo, nhiệt tình, có khả năng minh họa tài tình các chủ trương lớn của Đảng. Các cán bộ phong trào được quan tâm bồi dưỡng, đưa về Trung ương Đoàn. Trưởng ban ở đây tương đương vụ trưởng. Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn sang ngang làm… bộ trưởng!

Bi kịch của ông Vũ Mão là do con đường ông tự chọn. Một số người chê ông không đủ bản lĩnh từ chối đọc bài điếu văn tự ông cho là sai trái.

Một người quen ăn theo nói leo, quen làm theo ý kiến cấp cao hơn thì làm sao từ chối lệnh trên? Anh đã đóng vai kịch của cuộc đời anh thì phải đóng cho trót.

Nói về bi kịch mang tên Vũ Mão, một người tốt đành lòng làm việc không tốt, là tôi muốn nói đến cái bi kịch chung của chúng ta, không riêng gì của ông ấy

Nhà văn Truong Huy San, tác giả.’Bên thắng cuộc’ nổi tiếng, ông đã có viết bài “Vũ Mão – người đứng sau nhiều đổi mới của Quốc hội

VŨ MÃO – NGƯỜI ĐỨNG SAU NHIỀU ĐỔI MỚI CỦA QUỐC HỘI
Trương Huy San

Nhớ những lần gặp khi ông đang phải đối diện với rất nhiều chỉ trích sau lễ tang tướng Trần Độ. Đăm chiêu nhưng điềm tĩnh. Do lúc ấy chưa bàn giao xong chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông buộc phải thi hành cái phận sự “thay thế những người giấu mặt”. Đấy là một tai nạn chính trị, ông nhận lấy phần trách nhiệm của mình, “nhân vô thập toàn”.

Làm chính trị trong một thể chế đầy sự xét nét nhưng, ông Vũ Mão như tôi biết là một người không giữ và không diễn. Ông sống hết mình kể cả cho những đam mê văn nghệ rất có hại cho con đường công danh. Có lẽ thế mà gương mặt ông cho tới tận cuối đời luôn luôn thanh thản.

Vai trò của ông Vũ Mão chủ yếu ở hậu trường, công lao của ông, “trên” cũng ít ghi nhận mà công chúng cũng không biết mấy.

Trong khóa VIII, ông đã là Ủy viên Hội đồng Nhà nước (HĐNN), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) và HĐNN. Văn phòng, nơi ông lãnh đạo, là cơ quan chịu trách nhiệm chính soạn thảo Hiến pháp 1992 (ông Nguyễn Đình Lộc, khi ấy là Phó Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách “tổ biên tập”). Hiến pháp 1992 là hiến pháp có ý nghĩa nhất trên thực tế, thay thế mô hình đảng trực trị sang mô hình đảng cầm quyền thông qua nhà nước.

Hiến pháp 1992 đã thiết lập được cho Việt Nam một “nền cộng hòa trên giấy” và những người như ông tìm cách để cho các thiết chế cộng hòa ấy không ngủ quên.

Không có nền cộng hòa nào ngay lập tức trưởng thành. Hiến pháp 1992 thiết lập những cơ sở chính trị để những ai có khát vọng đều có cơ hội tạo ra những chuyển động cho lịch sử. Quốc hội, từ vai trò trang trí cho chế độ, cũng đã đi những bước dài đến chỗ trở thành một diễn đàn, nơi các đại biểu có thể bày tỏ khát khao quyền lực. Bản lĩnh của từng cá nhân lãnh đạo Quốc hội đã đóng một vai trò quyết định. Ông Vũ Mão nằm trong số đó.

Không phải cải cách chính trị nào cũng có thể được tiên liệu hết bằng văn bản. Những cuộc “cách mạng hình thức” đôi khi lại đóng vai trò thực sự tiên phong.

Từ Khóa VII, khi bầu không khí chính trị vẫn còn rất chuyên chính, và chức vụ chủ tịch Quốc hội cũng không có nhiều quyền lực cả trên thực tế và lý thuyết, ngày 24-6-1981, khi nắm quyền điều khiển kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa VII, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã mời các ủy viên Bộ Chính trị, những người trong các nhiệm kỳ trước vẫn ngự trên các dãy ghế Chủ tịch Đoàn, rời khỏi lễ đài. Quyền chủ trì các phiên họp Quốc hội, từ hôm đó, được trả lại cho Quốc hội.

Sự kiện ba mươi ba đoàn đại biểu Quốc hội, đa số là các đoàn miền Nam, giới thiệu ông Võ Văn Kiệt ra tranh cử chức chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà ông Vũ Mão đã góp phần “đẩy” thành một cuộc “tranh cử” giữa ông Kiệt với ông Đỗ Mười (tháng 6-1988) dù không trở thành một tiền lệ vẫn cho thấy các đại biểu đã không còn đến Hội trường Ba Đình để chỉ giơ tay như trước.

Thế hệ những nhà lãnh đạo như ông Vũ Mão không được trang bị các kiến thức đúng và đủ về nhà nước ngay từ đầu. Nhưng những ai không đóng đinh đầu óc của mình vào cái gọi là “chủ nghĩa Marx -Lenin” thì sẽ không quay lưng với cái mới. Ông Vũ Mão là một người như thế. Những đóng góp làm thay đổi Quốc hội của ông thường bắt đầu từ bản tính thích tìm tòi cái mới.

Năm 1989, ông Mão quyết định đặt hàng bên quân đội thiết kế cho Quốc hội máy đếm khi biểu quyết. Chiếc máy đếm đầu tiên mà Quốc hội Việt Nam sử dụng chỉ có hai nút, “đồng ý” và “không đồng ý”. Nhưng sau chuyến thăm Nghị viện Đài Loan, “phát hiện” máy đếm của họ có ba nút: “đồng ý”, “không đồng ý” và “không biểu quyết”. Ông Vũ Mão quyết định áp dụng ở Việt Nam.

Sáng kiến này lúc đầu bị ông Nguyễn Việt Dũng, Tổng thư ký Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (một cấp trung gian theo Hiến pháp 1980) phản đối; vì theo ông “đã là đảng viên thì phải rõ ràng chính kiến”. Ông Vũ Mão và người giúp việc, ông Nguyễn Sỹ Dũng, đã khéo léo để QH có cái cái nút thứ ba, “không biểu quyết”, này.

Phải quan sát cách làm việc của QH trước đó mới thấy hết ý nghĩa của những thay đổi tưởng như chỉ “cấu thành hình thức”. Trước năm 1989, khi Quốc hội “quyết định những vấn đề lớn của đất nước”, chủ tịch đoàn kỳ họp chỉ cần hỏi “ai đồng ý giơ tay?” là lập tức cả hội trường giơ tay; rồi chủ tịch đoàn lại hỏi “ai không đồng ý giơ tay?” là có thể tuyên bố “một trăm phần trăm” ngay. Khi, không phải là những cánh tay nữa mà là những con số tăng, giảm, ngập ngừng trên bảng điện, “3 nút” đó không chỉ tạo thêm kịch tính cho hoạt động Quốc hội mà còn nhắc nhở đại biểu trách nhiệm hơn với dân chúng.

Thời ông Vũ Mão làm Chủ nhiệm Văn phòng, nhà báo chúng tôi còn được ở trong 37 Hùng Vương hoặc số 8 Chu Văn An. Đi xe đại biểu ăn suất ăn đại biểu; uống “bia nhà kính” với từ Tổng bí thư Đỗ Mười cho đến những đại biểu chỉ là giáo viên tỉnh nhỏ. Lúc đó, lượng nhà báo tìm đến Hội trường Ba Đình chưa đông như bây giờ nhưng lý do chính vẫn là, ông Vũ Mão đánh giá rất đúng sức mạnh của truyền thông trong việc nâng cao vai trò Quốc hội.

Nếu không có ông Vũ Mão thì năm 1998, truyền hình chưa thể bắt đầu tường thuật trực tiếp các phiên chất vấn. Ở thời điểm ấy, đó là một sáng kiến chính trị táo bạo. Thường vụ QH đồng ý đề xuất của ông Vũ Mão nhưng quyết định phải báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị. Bộ Chính trị chấp nhận nhưng Ban Cán sự Đảng của Chính phủ và nhiều thế lực chính trị khác vẫn tìm cách chống. Cận ngày chất vấn, việc truyền hình trực tiếp hay không vẫn còn ý kiến đôi co. Tuy nhiên, ông Vũ Mão vẫn triển khai kế hoạch với Đài Truyền hình Trung ương.

Quốc hội dưới thời ông Vũ Mão trở thành cơ quan nhà nước đầu tiên sử dụng máy tính ở Việt Nam. Đặc biệt, bằng việc lắp đặt phần mềm ghi tốc ký biên bản, ghi chép và lưu trữ từng lời phát biểu trên hội trường, các đại biểu đã ý thức được trách nhiệm của mình hơn với dân, với lịch sử.

Rất nhiều người lính của ông Vũ Mão về sau nắm giữ những vị trí rất then chốt trong QH. Họ chịu ảnh hưởng không ít từ ông, họ biết từng đóng góp của ông, người đứng sau rất nhiều đổi mới. Họ cũng biết rất rõ, những người nhận được nhiều lợi ích chính trị nhất sau các đổi mới có sự đóng góp của ông đó, thường không phải là ông.

Ông Vũ Mão vào Trung ương chính thức từ 1982, khi ông Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An… mới là ủy viên dự khuyết; khi những Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh… chỉ vừa le lói trong các nền chính trị địa phương. Những nhân vật đó đều lần lượt đi qua, giữ vị trị bên trên ông. Về thâm niên họ đều thua ông, về tài năng thì không có nhiều phần cho ông tâm phục. Tôi ít khi thấy ông Vũ Mão hành xử như vai trò cấp dưới. Ông thi hành phận sự bằng sự tôn trọng tổ chức nhưng vẫn giữ sự ngạo nghễ của một người có bản lĩnh và tư cách. Có lẽ vì thế mà ông giữ kỷ lục 5 khóa Trung ương nhưng chỉ dẫm chân ở những chức vụ lơ lửng đó.

Cho dù công chúng không biết hết, chế độ không ghi nhận hết…, tôi nghĩ, ông biết những việc mà mình đã làm. Trong thể chế chính trị này, những nỗ lực để dân có được tiếng nói hơn là điều vô cùng ý nghĩa.

Cái quan định luận. Ông đã nghe khá đủ những lời chỉ trích mình. Ông không được nghe những điều đánh giá công trạng mà mọi người đang dành cho mình. Nhưng, tôi nghĩ là ông ra đi nhẹ nhàng và yên nghỉ.

Hoàng Kim đã trích dẫn vào đây bài viết “Nguyên Ngọc về Tây Nguyên” để mọi người cùng đọc để thấu hiểu. Tôi không trích dẫn “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”; “Nước mội rừng xanh và sự sống”; mà chép lại “Cái quan định luận” của Nguyên Ngọc đối với Nguyễn Trãi có tưa đề “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất thế hệ chúng tôi” Xin bạn đọc tự bằng lòng vì sao tôi diễn đạt theo lối này. Chính khách và nhà văn Việt một thời soi lại chính mình và bài học của hình tượng một thời qua các câu chuyện này

NGUYÊN NGỌC VỀ TÂY NGUYÊN
Hoàng Kim

Tôi có chút ghi chép
Nguyên Ngọc về Tây Nguyên
‘Tản mạn nhớ và quên’
‘Bạn bè tôi ở đó’

‘Rừng Xà Nu’, ‘Đất Quảng’
‘Đường chúng ta đi’ hoài
‘Lắng nghe cuộc sống’ gọi
Cụ làm ngọc cho đời.

Thung dung ngày nắng hạ
Chuyển mùa ngắm mưa rơi
Cuối dòng sông là biển
Cây đời mãi xanh tươi

Nguyên Ngọc Nguyên Ngọc có nhiều tác phẩm viết về Tây Nguyên nhưng ấn tượng nhất và sâu sắc nhất trong tôi là Phát triển bền vững ở Tây Nguyên; với Nước mội, rừng xanh và sự sống Văn là Người. Cụ là nhà văn chiến sĩ dấn thân suốt đời không mệt mỏi, có những trang văn thắp lửa, dữ dội và minh triết như lời khen của cụ “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi” (trong Ngọc cho đời).. Bất luận khen chê, Cụ là người thật đáng tôn kính.

Nguyên Ngọc lắng nghe cuộc sống

“††Vấn đề Tây Nguyên về nhiều phương diện là một vấn đề lớn lại có những đặc trưng riêng trong sự phát triển chung của cả nước. Vấn đề này vốn đã không hề đơn giản, nay đã càng trở nên hết sức phức tạp, khó khăn, có thể còn khó khăn lâu dài, với những diễn biến cũng có thể còn chưa lường được hết và còn bất ngờ. Song vấn đề cũng có thể trở nên đơn giản hơn, vẫn có thể có lối ra, nếu ta dám thật sự nhìn lại tình hình một cách khách quan, nhận ra sai lầm lớn lẽ ra hoàn toàn có thể không mắc phải nếu biết tôn trọng thực tế và biết lắng nghe, từ đó nghiêm túc xác định lại quan điểm đúng, để có cách nhìn và cách hành xử thích hợp, đặc biệt biết thật sự tôn trọng các dân tộc bản địa Tây Nguyên, một bộ phận tuy có đến chậm hơn nhưng từng gắn bó rất sâu sắc, có đóng góp hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử gian nan mấy thế kỷ qua của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Tây Nguyên nếu không thật sự đặt quyền lợi của các dân tộc bản địa lên trên hết, là mục tiêu hàng đầu của mọi kế hoạch phát triển, thì chắc chắn không việc gị có thể thành công, sẽ thất bại tất yếu, thậm chí có thể đi đến thảm họa”. “††††††††††† Nhà Tây Nguyên học xuất sắc Jacques Dournes có một câu bất hủ khi nói về Tây Nguyên, ông viết: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”. Đối với Tây Nguyên, cần một sự hiểu biết và một tình yêu đầy sự tôn trọng thật sự, một sự tôn kính chân thành và đấy ưu tư đối với một vùng đất và một vùng văn hoá vào loại độc đáo nhất còn lại trên đất nước ta và trên thế giới ngày nay.“.”Cần có một tình yêu đầy tôn trọng như vậy, để ra sức tìm hiểu sâu sắc vùng đất và người hết sức quan trọng và vô cùng đặc sắc này, từ đó mà có chủ trương và hành động đúng, mới mong có thể thoát ra khỏi bế tắc hiện tại, đưa Tây Nguyên vững chắc vào tiến trình phát triển chung của đất nước, vì Tây Nguyên, và vì cả nước“.

Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước

Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng. Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên. Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan. Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn“.

Nguyên Ngọc đọc lại và suy ngẫm

Nguyên Ngọc cuộc đời và tác phẩm có thật nhiều điều đáng đọc lại và suy ngẫm: Đó là khối lượng đồ sộ tác phẩm Nguyên Ngọc với các bài viết của bạn hữu, người đương thời nói và viết về ông, rất nhiều khen, nhưng cũng có người chê. Tôi ấn tượng nhất và thường đọc lại hơn cả là hai bài trên Phát triển bền vững ở Tây Nguyên; Nước mội rừng xanh và sự sống và có trích dẫn dưới đây để thỉnh thoảng tự chính mình đọc lại. Kể cả những bài mới đây nhất và cũng thuộc loại nhậy cảm nhất là “Con người nào thì làm ra văn hóa ấy …” (bài viết trên VHNA).

Những phản biện của Cụ Nguyên Ngọc như quan gián nghị đại phu cương trực xưa, thuốc đắng khó uống, chối tai khó nghe, nhưng thật uyên thâm, mạch lạc và sâu sắc. Chúng ta không phải điều nào cũng đồng tình với Cụ nhưng xã hội và minh quân cần những lời khó nghe ấy, đó là chính kiến và chỉ dấu trí tuệ. “Con người nào làm ra văn hóa ấy…” cụ Nguyên Ngọc đã cảnh báo sớm những khác biệt và biến thái trong định hướng đầu tư phụ thuộc vào con người và tầm văn hóa. Vụ Sơn Trà và điểm nóng Đà Nẳng bùng phát mới đây (2017) và đã xử lý năm 2020 thì trước đó năm 2006, ông đã cảnh báo “Phát triển bền vững là phát triển một cách có văn hóa” Các làng ven đô đang bị các khu công nghiệp (và biệt thự biển) mọc lên với tốc độ ngày càng nhanh nuốt chững hết đất, và cùng với đất là văn hóa lâu đời của các xứ đất ấy. họ đổ ra thành phố với một cục tiền đền bù chưa bao giờ cầm được to tướng đến vậy nhưng không còn đất, và đương nhiên cả cái văn hóa nghìn đời của đất ấy. Họ đổ ra thành phố, bơ vơ, vô nghề nghiệp, và điều này có thể nguy hơn nữa: bổng trở thành ‘vô văn hóa’ luôn. Văn hóa không phải theo nghĩa dăm ba chữ học hành, mà theo nghĩa những gì hàng nghìn năm con người đã tạo nên được cho tâm hồn mình do vật lộn và gắn bó sinh tử với đất mẹ quê hương. (Nguyên Ngọc lắng nghe cuộc sống NXB Văn Nghệ trang 163-175)

Cụ Nguyên Ngọc về Tây Nguyên ngày nay lúc cụ đã luống tuổi. Cụ ăn lẩu ở phố Núi và lưu ảnh kỷ niệm với nhà văn Tây Nguyên Văn Công Hùng, với đôi mắt nhìn thẳng trực diện tinh tường. Cụ bút lực trên 88 tuổi vẫn chưa suy giảm và vẫn trên đường xa. .

Nguyên Ngọc đôi lời cảm nhận

Tôi biết ơn nhà văn Nguyên Ngọc đã nói hộ lòng mình. Tôi noi gương nhà văn lão thành để viết Nguyễn Khải ngọc cho đời, Đến với Tây Nguyên mới. Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.

Kỷ niệm với thầy bạn quý ở Tây Nguyên. Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất. Lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu

Đến với Tây Nguyên mới lắng nghe cuộc sống, cùng những thầy bạn ưu tú dấn thân cho nghề nông và lưu lại những trang đời lắng đọng. “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”; “Nước mội rừng xanh và sự sống”; “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất thế hệ chúng tôi” đọc lại và suy ngẫm.

*

Học lắng nghe cuộc sống. Sự học “lắng nghe cuộc sống” thật tâm đắc thay !

Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Kỷ yếu khoa Nông học kỷ niệm 65 năm thành lập Khoa; Về Trường để nhớ thương; Một niềm tin thắp lửa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter