Nguyễn Trọng Tạo đồng dao

NGUYỄN TRỌNG TẠO ĐỒNG DAO
Hoàng Kim

Cảm ơn ‘Câu chuyện thi ca’ NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO: “NHỮNG BÔNG HOA VẪN CỨ NỞ ĐÚNG MÙA” .Cảm ơn anh Duy-Man Vu đã chuyển tải tác phẩm ‘Hội ngộ Văn chương’ ưng ý và lắng đọng nhất, dường như là ‘bài giảng cuối cùng’, của nhà thơ nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo, tác giả ‘khúc hát sông quê’ sang tiếng Anh với văn phong hay chuẩn mực. Hôm nay là ngày đặc biệt Nguyễn Trọng Tạo bài giảng cuối cùng tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh, mà những người lính chiến trường và các bạn hữu, người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm

“… Vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng. Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:

TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI
Nguyễn Trọng Tạo

bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!

1991

“… it is important whether the writer believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy. I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to read this poem as my closing words:

BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT

forty-five steps of time upside down
I have overcome
you are just a fine line of silk away
I have not overcome
believe or don’t believe it’s alright
I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest
but I have not tasted
the national forbidden food
I have heard from old time it’s great to be king
but sometimes I am afraid to be king
believe or don’t believe it’s alright
there is a clown who told me
– a clown’s life is so sad, my brother
and I have cried
believe or don’t believe it’s alright
but me, a writer, oh dear
I can’t write without belief.
Believe or don’t believe it’s alright!
1991

Poet Nguyen Trong Tao
(Vietnam)

see more đọc toàn văn tại NGUYỄN TRONG TẠO ĐỒNG DAO https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trong-tao-dong-dao/

*

Nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 tại làng Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An. Cư trú tại P308, tòa nhà HH2A Linh Đàm Hà Nội đã từ trần ngày 7 tháng 1 năm 2019, an táng tại làng quê Nghệ An. Nguyễn Trọng Tạo tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh mà những người lính chiến trường và các bạn hữu người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm. ‘Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao’ ấn tượng nhất trong tôi các tác phẩm “Khúc hát sông quê”, “Biển” “Tin thì tin không tin thì thôi ” “Ngày không em” “Đi bộ cùng quá khứ

BIỂN
Nguyễn Trọng Tạo


Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.

Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả đã quên lãng nhưng sự ghi chép ‘Thơ hay về biển‘ và ‘Bài thơ Viên đá Thời gian‘ là nhịp đồng dao có thật.

phanchithang

TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ
Phan Chí Thắng

Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ  bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.

Anh Tạo nói đúng: “Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”… “Văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn … Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”. Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Quyen Ngo với ‘Đêm nghe khúc hát sông quê‘ và Vũ Thanh Hoa với “Giao hưởng biển‘ là hai bài thơ hay, có trường liên tưởng thật rộng. Câu thơ: ‘biết sông nào đọng phù sa… sông nào’ hay nhất trong số ấy .Cảm ơn Quyen Ngo.

ĐÊM NGHE KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
Gió Phương Nam


Đêm nghe khúc hát Sông Quê
Tự dưng nước mắt lăn về tuổi thơ
Khát khao nào có bến bờ
Sóng xô năm tháng dại khờ sóng ơi

Đêm buồn, sông chảy ngang môi
Giấc mơ không vớt nổi thời đắm xa
Tuổi thơ Người, tuổi thơ Ta
Biết sông nào đọng phù sa…sông nào!

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh internet) trong khảo luận ‘Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống‘.

Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Hôm nay nữa, một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim)

Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo
Vũ Duy Mẫn

Tháng 12 năm 2008 anh Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.

Bẵng đi nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc người đó không ở nhà nên không nhờ được.

Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.

Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi. Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.

***

NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 – Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học)

“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.

Chúng ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời, tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.

Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.

1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.

Tôi sợ những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc chiến thị trường không cân sức.

Tuy nhiên, nhìn một phía nào đó cũng thấy “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng có phần tốt, nó làm cho văn học trở nên đa dạng và phong phú, nó đáp ứng nhu cầu giải trí của tầng lớp độc giả số đông là bình dân. Nhưng nó chỉ tạo ra diện rộng của văn học chứ không thể làm đỉnh của văn học.

Nhìn từ một phía khác, “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn.

Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế.

2. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Sợ, nhưng tôi luôn yêu độc giả của tôi. Dù họ chưa gặp tôi bao giờ, nhưng họ đã đọc tôi. Dù họ thích một câu thơ của tôi, một bài thơ của tôi, thậm chí họ không thích thơ tôi… nhưng họ đã đọc tôi. Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.

Có người nói rằng, “thi sĩ là người phá vỡ các thói quen của chúng ta”. Và tôi muốn nói thêm, độc giả có thể làm thay đổi sức sáng tạo của nhà văn. Đó là những độc giả luôn chờ đợi những tác phẩm mới của anh. Sự chờ đợi của độc giả, đặc biệt là độc giả tâm đắc, nó kích thích sự sáng tạo của nhà văn, khiến nhà văn không hài lòng với những gì đã có. Sự khó tính của độc giả cũng khiến nhà văn phá vỡ tính bảo thủ để vươn tới sự mới mẻ phía trước. Nhà văn sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm, thiên chức của mình trước nghiệp văn, trước độc giả và thời đại.

Có một câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ mãi, đó là lần tôi công bố trên internet về một tuyển tập “Thơ và Trường ca” vừa xuất bản, thì có một độc giả người Việt Nam ở Ba Lan gửi 500 USD để mua 1 cuốn mà giá bìa chỉ 5 USD. Tôi muốn tặng thêm mấy cuốn nữa cho anh, nhưng anh không đồng ý. Đó là cuốn sách cao giá nhất trong cuộc đời sáng tác của tôi. Tôi hiểu, người độc giả ấy muốn chia sẻ để tỏ lòng yêu quý văn chương.

Mỗi nhà văn đều có những kỷ niệm khó quên với độc giả của mình. Có vui và có buồn. Nhưng điều nhạt nhẽo nhất là không vui cũng không buồn. Đó là thái độ dửng dưng của người đọc trước những sáng tạo của nhà văn. Thi sĩ Heinrich Heine cảm nhận thật sâu sắc về điều đó khi ông viết bài thơ đại ý thế này:

Người làm cuộc đời tôi
Khổ đau hơn cái chết
Là người không yêu tôi,
Và cũng không hề ghét.

Người đọc bài thơ đó, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau, họ sẽ hiểu bài thơ như Heine đã yêu đơn phương, và có khi họ còn hiểu xa hơn thế nữa, đó là sự cay đắng trong xã hội vô tình. Chính vì vậy mà họ – bạn đọc – là người sáng tạo thứ 2 của bài thơ.

Nhà văn luôn cám ơn độc giả, vì nhờ họ mà tác phẩm của mình không nằm nguyên trên trang giấy.

3. Tin hay không tin?

Dù những con sóng của chủ nghĩa tiêu dùng đang ào ạt xô bờ văn học, nhưng rồi cũng đến ngày nó sẽ êm đềm hơn. Bạn có tin điều đó sẽ xảy ra không?

Theo tôi, vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng.

Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:

TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!

1991

***

NGUYEN TRONG TAO

(Presentation at the Second ASEAN Literary Festival – Indonesia: Consumerism and Literary Works)

“There is no knowledge without books”, “The writer is a soul professor”. These sentences are always the truth.

We as writers, scholars, artists, and those who enjoy literature and arts are coming here to the Second ASEAN Literary Festival in Indonesia, a prosperous country with long and rich cultural traditions. I think, we are extremely grateful to the creative spirit of each other, and grateful to those who enjoy it, because the person that enjoys it is the secondary creator, after the initial creator as the writer.

As a poet from Vietnam coming here, I want to say that I am extremely interested in literary readers: I love my readers, and I am also afraid of my readers. And that’s what I wanted to share in this discussion on “Consumerism and literary works”.


1. The fear nailed to “consumerism”

You may already know, Vietnam has 64 publishers that published each year nearly 20,000 book titles with hundreds of millions of copies. But literature accounts for only 10%, of which more than half are translated foreign works. And most of readers fall into the trap of consumerism, which we call “market literary” or ” entertainment literary”. This type of literature is called somewhere ironically “toilet paper literary”. I do not think it’s the own story of my country, but the story of other countries too. That is a cultural problem of reading, giving headaches and worries to writers who always see “Literature as a sacred temple.”

I fear readers who follow consumerism when they create a wave of low tastes, because this wave can defeat the genuine writers, push the authentic writers into the losing corner of the unequal market battlefield.

However, from a particular view angle, “market literary” or “entertainment literary” has also its good side, it makes literature become richer and more diversified, it helps to response to the entertainment needs of the mass and popular audience. But it can only create a wide spread of literature, not the peak of literature.

Looking from another side, the “market literary” or “entertainment literary” also creates greater pressure for the writer. You have to run after it, or to escape it in order to innovate your literary values that truly carry the thought of your era and the long-term viability. The reality is that in Vietnam some publishers and writers are rushing to embrace consumer tastes to make money, a large number of other unsuccessful authors using their own resources to publish their works in search of “self satisfaction.” And they also throw into the market pretty much garbage, and readers become more and more confused.

The true writer has to neutralize these fears to triumph himself in his creativity, meaning that the writer should be faithful to his art, and his literary becomes increasingly more attractive, with the hope to renovate, and to rescue the poor tastes of readers that are nailed to the “consumerism”.

Knowing that, but you know, I remain very afraid of such readers.


2. I love readers – the secondary creators

Afraid of, but I always love my readers. Even I never met them yet, but they’ve read me. Whether they like one of my poems, a poem by me, even if they do not like my poetry, but they’ve read me. A writer’s happiness is that his works have readers. And each reader has his unique attitude toward a work and its author. One compliments and other gives critics, and others are just silent. Some meet with the author to ask for an explanation of a not well-understood sentence. Some express their interests that surprise the author. There are readers that wrote long essays analyzing the contents, even the artistic style of the author. And so on and so forth… These readers give the author the sense that he is existing, living, and being shared by the surrounding world.

Someone said, “poet is the one who breaks our habits.” And I would add, readers are the ones who can alter the creativity of a writer. These are readers who are always waiting for your new works. The expectations of readers, especially your favorite ones, stimulate the creativity of the writer, make the writer becomes unsatisfied with what he already created. The grumpiness of the readers also tend to make the writer breaking his conservative to reach the new front. Writers will see ever more clearly their responsibility and their ministry for their profession, their readers and their era.

There is a story that touched my heart and I never forget it. It’s time I posted on my blog about my newly published collection “Poetry and Epic.” A Vietnamese reader in Poland sent me 500 USD to buy one copy of the collection that has a cover price of only 5 USD. I wanted to give him a few more copies, but he disagree. That is the most high priced book copy ever in my creative life. I understand, this reader wanted to share and to express his love and appreciation of literature.

Each writer has unforgettable memories with his readers. The happy memories and the sad ones. But the most bland ones are neither happy nor sad. It’s the indifferent attitude of the reader for the creation of the writer. Heinrich Heine felt deeply about it when he wrote a poem of following meaning:
People who make my life
Suffering more than death
Are people who do not love me,
And also not hate me.
Reading this poem, each will have a different mood, a different situation, they may understand as Heine had an unilateral love, and they may understand further, it’s the very bitterness in an unintentional society. So they – the readers – are the secondary creators of the poem.

Writers are always thankful to the readers, because thanks to them their works do not stay forever and as original on the page.


3. Believe it or not believe?

Despite the waves of consumerism are rushing to attack the literature shore, it will come the day where they will be calm. Do you believe that it will happen?
In my opinion, it is important whether the writer believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy.

I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to read this poem as my closing words:


BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT

forty-five steps of time upside down
I have overcome
you are just a fine line of silk away
I have not overcome
believe or don’t believe it’s alright
I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest
but I have not tasted
the national forbidden food
I have heard from old time it’s great to be king
but sometimes I am afraid to be king
believe or don’t believe it’s alright
there is a clown who told me
– a clown’s life is so sad, my brother
and I have cried
believe or don’t believe it’s alright
but me, a writer, oh dear
I can’t write without belief.
Believe or don’t believe it’s alright!
1991

Poet Nguyen Trong Tao
(Vietnam)

Cảm nhận chuyện đồng dao

TRĂNG RẰM
Hoàng Kim

Đêm nay trăng rằm Đông tháng cuối
đầy trời còn mưa bay
ta thì quen tháng nhớ
người vẫn lạ năm chờ
thoáng chốc tháng mười hai gõ cửa

Mùa Đông đi qua là Xuân tới
ngại chi đêm trở lạnh
ngại chi ngày việc nhiều
biết nợ duyên nhân quả trời tạo nghiệp
hiểu chí thiện phước đức đất nuôi bền

Đường Xuân khát khao xanh mãi
vui đi dưới mặt trời.

đối họa thơ Quyen Ngo

VU VƠ
Quyen Ngo

Thôi đừng nhắc bây giờ tháng mấy
khi trời còn mưa bay
ta còn đắp đổi nhớ
người còn bận bịu chờ
mắc mớ gì réo gọi tháng mười hai

Cuộc tình nào vừa mới đan tay
lo chi câu lỗi hẹn
lo chi đường còn dài
dẫu câu hát tuổi nào xa xôi lắm
chim én về chao liệng phía ban mai

Bài thơ nửa chừng bỏ ngỏ
Tin bão xa đang về…

Gió Phương Nam 18.12

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


“Đêm nghe khúc hát sông quê”
Hiếm cảm nhận nào hay vậy
Nguyễn Trọng Tạo đồng dao
“Tin thì tin không tin thì thôi”

“bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua

em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào
tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!”


Nhớ bài thơ Quyen Ngo
Thơ không bàn về đức tin
Gió Phương Nam nói lời của gió
“Đêm nghe khúc hát sông quê”
Ai đi không ngoái lại
Ta lặng lẽ quay về
Quê hương dội từ tim
Thăm thẳm
Dạy và học cùng em khoai sắn
Vì thương hoài tháng năm.

“Đêm nghe khúc hát Sông Quê
Tự dưng nước mắt lăn về tuổi thơ
Khát khao nào có bến bờ
Sóng xô năm tháng dại khờ sóng ơi

Đêm buồn, sông chảy ngang môi
Giấc mơ không vớt nổi thời đắm xa
Tuổi thơ Người, tuổi thơ Ta
Biết sông nào đọng phù sa…sông nào!”

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Cho Em Quên Tuổi Ngọc – Hoàng Kim | ASIA 77
Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em

Giúp bà con cải thiện mùa vụ

KimYouTube


Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter