Miên Thẩm thầy thơ Việt

mientham

MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT
Hoàng Kim

“Ngô Cối công danh đạt hết tầm Lúc nhàn nhìn kính tóc hoa râm Tranh đua năm tháng ai hơn trước Sánh với chàng Phan giỏi bội phần” Nguồn: Tùng Thiện Vương (đời và thơ), Nguyễn Phước Bảo Quyến, NXB Thuận Hoá, 2008. (Nguyên tác: Tam thập kiến bạch phát kỳ 2 Ba mươi tuổi thấy tóc bạc kỳ 2 ,Ngô Cối công danh toại diểu nhiên, Ngô Cối công danh toại nguyện như thế 。 Đẳng nhàn kính lí tảo hoa điên. Lúc nhàn nhìn vào gương sớm thấy đầu tóc điểm bạc , Cộng tranh tuế nguyệt thuỳ tiên trước, Tranh đua cùng năm tháng ai nổi tiếng trước 。Tỷ tự Phan lang thắng lưỡng niên. Sánh tựa chàng Phan giỏi hơn hai lứa tuổi Nguồn: Phân tích những khuynh hướng tình cảm đạo lí xã hội trong thi ca Tùng Thiện Vương, Ngô Văn Chương, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, 1973).

Vua Tự Đức từng viết: “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm là danh sĩ Việt Nam, nhà thơ lớn thời nhà Nguyễn. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỹ Mão, mất năm 1870. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương, được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Miên Thẩm tên tự Thận Minh, Trọng Uyên, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử, là con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, và là em vua Thiệu Trị. Thuở lọt lòng, ông được ông nội đặt tên là Ngợn. Đến năm 1832, khi đã có Đế hệ thi, ông được cải tên là Miên Thẩm (Nguyễn Phúc Miên Thẩm).

MIÊN THẨM SÁNH ĐỖ PHỦ

Miên Thẩm rất nổi tiếng về thơ nhưng nổi bật hơn cả là nhân cách của một danh sĩ tinh hoa, con người thận trọng, minh triết lỗi lạc, uyên bác và tài hoa như chính tên của ông Thận Minh và Trọng Uyên. Ông sống thận trọng và minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt của chính bản thân ông. Các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau rất khó xác định được tài năng thật sự của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng,  không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Tùng Vân xã (còn được gọi là Mặc Vân thi xã) mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát… Về văn nghiệp, ông là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy, được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức, nhờ duyệt thơ và được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Cao Bá Quát (1809 – 1855) quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác…”

Ví Miên Thẩm sánh Đỗ Phủ liệu có nói quá hay không? Đỗ Phủ thương đọc lại được coi là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài.  Miên Thẩm ông hoàng thơ ca có phong cách thanh lịch đặc sắc Huế Việt Nam, mỗi bậc thầy một vẻ, so sánh thường khập khểnh, nhưng thơ đều thanh cao, cuộc đời và tác phẩm đều ẩn chứa tương đồng. Sớm thu đọc lại Miên Thẩm và Đỗ Phủ so sánh tương và khác biệt thật cảm khái https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-phu-thuong-doc-lai/

Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt.  Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây.

Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây:

  1. Bạch Đằng giang
  2. Bần gia
  3. Bất mị tuyệt cú
  4. Bi thu
  5. Biệt lão hữu
  6. Chiên đàn thụ
  7. Cổ ý
  8. Cừ Khê thảo đường kỳ 1
  9. Cừ Khê thảo đường kỳ 2
  10. Cừ Khê thảo đường kỳ 3
  11. Dạ bạc Nguyệt Biều
  12. Dạ bộ khẩu hào
  13. Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành
  14. Dạ văn trạo ca
  15. Dịch kỳ
  16. Đạo phùng cố nhân
  17. Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm
  18. Điền lư
  19. Điền lư tiểu khế đề bích
  20. Điếu Trương Độn Tẩu
  21. Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn
  22. Đông viên hoa
  23. Gia Hội độ
  24. Giang thôn kỳ 1
  25. Giang thôn kỳ 2
  26. Hạ thọ
  27. Hải thượng
  28. Hán cung từ
  29. Hoan Châu dạ vũ
  30. Hương Cần
  31. Khách đình
  32. Kim hộ thán
  33. Kim Luông dạ bạc
  34. Kim tỉnh oán
  35. Kỷ mộng
  36. Lão bệnh
  37. Lão khứ
  38. Liễu
  39. Long thành trúc chi từ kỳ 1
  40. Long thành trúc chi từ kỳ 2
  41. Long Thọ cương
  42. Lục thuỷ
  43. Lựu
  44. Mỵ Châu từ
  45. Nam Định hải dật
  46. Nam khê
  47. Ngô Vương oán
  48. Nhàn cư
  49. Nhất Trụ tự
  50. Nhĩ hà
  51. Phế viên
  52. Phiếm nguyệt
  53. Phù lưu tiền hành
  54. Phụng sắc kính đề Nguyễn hậu
  55. Quá Quảng Bình quan khẩu chiếm
  56. Quân mã hoàng
  57. Quất chi từ
  58. Sơn cư tảo khởi
  59. Sơn trung
  60. Tàn tốt
  61. Tạp cảm
  62. Tạp ngôn
  63. Tặng Cao Bá Quát
  64. Tần cung từ
  65. Thai Dương chu dạ
  66. Thu vọng
  67. Thuật hoài kỳ 1
  68. Thuật hoài kỳ 2
  69. Thuỵ khởi
  70. Tống biệt – Phú đắc Quan san nguyệt
  71. Tống khách
  72. Tống Lương Tứ chi Quảng Nam
  73. Tráng sĩ ca
  74. Trấn Vũ miếu
  75. Tre tróc gốc
  76. Triều
  77. Trường An đạo
  78. Tuyệt bút
  79. Tự dật
  80. Tự quân chi xuất hỹ
  81. Tước phi đa
  82. Ức Bùi Lục
  83. Ức Linh Sơn tự
  84. Văn thiền
  85. Viên cư
  86. Viễn tứ
  87. Vịnh hiểu
  88. Xuân khuê oán
  89. Xuy tiêu ỷ

“Xuân hiểu”, “Tiến trầu (cúng quan tham)”, “Nhà nghèo” là ba trong số trên hai ngàn bài thơ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm

XUÂN HIỂU
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ Phan Văn Các


Gió đông se lạnh màn mai
Cánh hoa sương nặng giọt rơi xuống thềm
Áo đơn ngại chẳng cuốn rèm
Một mình nằm với hơi men ngà ngà
Không yên ngựa dạo tìm thơ
Hoạ bình quây gối ngắm hờ núi xuân.

Nguyên văn Hán Nôm






Hoán khê sa – Xuân hiểu

Liệu tiếu đông phong hiểu mạc nhàn,
Phi hoa hoà lộ trích lan can,
Hà tu bất quyển khiếp y đan.
Tiểu ẩm vi huân hoàn độc ngoạ,
Tầm thi vô kế thúc ngâm an,
Hoạ bình vi chẩm khán xuân san.

Nguồn: Khúc hát gõ mái chèo, Phan Văn Các, 1999
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quó̂c gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm
xem thêm: Phạm Văn Ảnh 2012. Cổ duệ từ của Miên Thẩm từ văn bản đến định hướng sáng tác; Thông báo Hán Nôm học 2012, tr.62-79

TIỀN TRẦU (CÚNG QUAN THAM)
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ Nguyễn Sĩ Đại

Sớm đã cúng tiền trầu
Chiều tiền trầu lại cúng
Quan lớn ưa cung phụng
Oan dân rõ như ngày.
Trong nhà quan lớn tiền bỏ nát
Dân đen bán nhà lại bán vợ
Cái xác tuy còn, mất nhà ở
Gông cùm may thoát, vợ còn đâu
Ôm con mà dứt tay chồng
Ném trầu, trông mặt, khóc ròng cả hai!

Phù lưu tiền hành

Triêu tiến phù lưu tiền
Mộ tiến phù lưu tiền
Đại quan nghiệt phù lưu
Nãi tuyết tiểu dân oan
Đại quan đường trung tiền tác hư
Tiểu dân mại gia, hoàn mại phụ
Thử thân tuy tồn, gia dĩ hưu
Già tỏa hạnh thoát, phụ nan lưu
Bão nhi tạm lai dữ phu biệt
Lộ bàng đối khấp xan phù lưu.

NHÀ NGHÈO
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ Nguyễn Thiên Thụ


Con nhà nghèo khổ đau,
Quanh năm rét lại đói.
Bụng rỗng phải ăn rau,
Lấy lửa thay chăn gối.
Khắp đất là gươm đao,
Đầy trời là hoạ hại.
Vui vẻ thay nhà giàu,
Yến tiệc suốt đêm thâu.

Nguyên văn Hán Nôm








Bần gia

Tân khổ bần gia tử,
Niên niên hàn phục cơ.
Hiểu trường sơ thế phạn,
Đống cốt hoả vi y.
Biển địa do binh giáp.
Mãn thiên thả tật oai,
Chu môn lạc hà sự,
Dạ ẩm đạt triều huy.

mienthamlang

TỪ HIẾU VĨ DẠ XƯA

Về  Huế, viếng lăng Tùng Thiện Vương gần chùa Từ Hiếu, thăm nhà xưa của nhà thơ lớn đối diện Vĩ Dạ Xưa, trò chuyện với không gian thơ rất Huế, là một thú vui nhàn tản, tĩnh lặng. Người như Tùng Thiện Vương thật hiếm. Miên Thẩm chuyện cũ viết lại để ghi nhớ về một chuyện xưa không nỡ quên: Miên Thẩm thuở lọt lòng, được ông nội đặt tên là Ngợn[1], theo Wikipedia Tiếng Việt. Ông được cải tên là Miên Thẩm (Nguyễn Phúc Miên Thẩm), vào năm 1832, khi vua Minh Mệnh ban hành Đế hệ thi. Năm lên 7 tuổi, Miên Thẩm cùng với các em vào Dưỡng Chính đường, được thầy Thân Văn Quyền[2] dạy chu đáo. Ông rất chịu khó học tập, nên mới 8 tuổi (1827), nhân theo hầu vua dự lễ Nam Giao, ông làm bài Nam Giao thi, rất được tán thưởng. Năm 1839, ông được phong làm Tùng Quốc Công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ (Thục tân Nguyễn Thị Bửu) và ba em gái (Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, Nguyễn Phúc Trinh Thận tức nữ sĩ Mai Am và Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa) ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Năm 1854, mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện Công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi. Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn). Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy (sử cũ gọi là giặc Chày Vôi) nhằm lật đổ vua Tự Đức. Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Vua Tự Đức không kết tội chỉ nói ông chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870) lúc 51 tuổi. Năm 1878, ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận Vương. Năm 1929, vua Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương, tước vị mà ngày nay người ta quen gọi.Sự nghiệp trước tác của Tùng Thiện Vương rất phong phú (14 tập).Trong số đó đáng kể là Thương Sơn thi tập, gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm khác: Thương Sơn từ tập, Thương Sơn thi thoại, Thương Sơn ngoại tập, Thương Sơn văn di v.v… Theo như trong tập Thơ Tùng Thiện Vương [3], vào giữa thế kỷ 19 tại kinh thành Phú Xuân (Huế) đã xuất hiện một số nhà thơ dòng dõi hoàng tộc Nguyễn Phúc, trong đó có Tùng Thiện Công (tước vị của Miên Thẩm lúc bấy giờ), Nguyễn Phúc Miên Trinh, Nguyễn Phúc Miên Bửu, công chúa Mai Am (tất cả đều là em của ông) được nhiều người biết hơn cả.

Thơ của ông dù viết theo thể loại nào (hành, dao, thán, từ…), dù mang nội dung cảm hoài, ngôn chí hay thù tạc…, tất cả đều có văn pháp giản dị, ý tứ thâm sâu, chữ nghĩa chọn lọc, đều mang tính hiện thực cao (rất gần với thơ Đỗ Phủ thời nhà Đường), chứa đựng tinh thần yêu nước, thương dân, hết lòng vì bè bạn. Có thể kể đến một bài như: “Phù lưu tiền hành”, “Mại trúc dao”, “Kim hộ thán”, “Bộ hổ từ”… Bên cạnh tai ách áp bức, nhũng nhiễu, bóc lột của tầng lớp trên; người dân còn lâm cảnh đói kém, lưu tán do thiên tai như lũ lụt, hạn hán nhiều năm liền như các bài: “Nam Định hải dật”, “Thủy, Lưu dân thán”… Và thao thức, dằn dặt trước bao biến động của đất nước như các bài: “Tống Lương từ”, “Mại chỉ y”, “Vận, Khiển sầu”, “Tuế mộ mặc vân sào dạ tập”, “Thương tâm”, Đọc Nguyễn Đình Chiểu, Nhạc Phi, Nhị nguyệt nhị thập… Bên cạnh những nỗi đau chung, nơi tâm tư ông còn trĩu nỗi đau riêng.

Theo sử sách ghi, sau đám tang vua Thiệu Trị (1847), hai người cháu ruột của ông là Hồng Bảo và Hồng Nhậm cùng tranh giành ngôi vua, mở màn cho một bi kịch chốn vương triều. Cuối cùng, Hồng Bảo bị hạ ngục vì tội liên hệ với “bên ngoài”, để rồi phải tự tìm cái chết thân còn mang xiềng xích. Thảm cảnh đã được ông khéo gửi gấm trong một bài thơ khá dài: “Quỷ khốc hành”. Năm 1866, cuộc biến động ở Khiêm Lăng (loạn Chày vôi thời Tự Đức) do chính con rể đầu của ông là Đoàn Hữu Trưng chủ xướng, một lần nữa khiến vết thương lòng nhức nhói cho đến cuối đời (Vận, Tuế án độc tọa khiển muộn…).

Tuy sau này vua Tự Đức xét ông vô can, nhưng chính nỗi đau mới này cùng sự lo toan dân tình, nạn nước; đã khiến ông thêm chán ngán cảnh điện ngọc, cung son, làm tinh thần ông thêm suy sụp nơi cơ thể vốn gầy gò, lắm bệnh. Ông viết:

Lờ mờ học Đạo nửa đời người
Trúc dép, đường đi mới rõ mười
Thiên Mụ, Thánh Duyên trăng với sóng
Bóng rừng, hương nước, có còn ai?


“Tuyệt Bút Từ”, 1870

Ngoài ra, ông còn có mảng thơ trữ tình viết về cảnh vật thiên nhiên và bè bạn…Tiến sĩ nhà Thanh là Lao Sùng Quang, khi đọc bài “Khiển hoài” của ông, đã phải khen rằng:

Tụng đáo bạch âu hoàng diệp cú,
Cổ hoài tiêu sắt đới thu hàn…

Dịch nghĩa:

Đọc đến câu bạch âu hoàng diệp (của ông)
Nghe người ớn lạnh hơi thu

Thư mục về Tùng Thiện Vương Miên Thẩm không nhiều. Ngoài Tùng Thiện vương trên web Việt Nam gia phả, thì Wikipedia tiếng Việt chỉ mới có một ít thư mục về Người

  1. ^Từ điển Văn học (bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004), sách Vua Minh Mạng với Thái y viện & ngự dược, ghi ông tên là Hiện (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2007, tr. 46).
  2. ^Cuộc đời và sự nghiệp nhà giáo Thân Văn Quyền: [1]. Ngoài người thầy này, Miên Thẩm còn là học trò của Trương Đăng Quế và sau này cũng là cha vợ của ông.
  3. ^Thơ Tùng Thiện Vương, Lương An tuyển chọn, Nhà xuất bản Thuận Hoá 1994
mienthamthuongson

THƯƠNG SƠN THƠ MIÊN THẨM

Thương Sơn thi tập 2200 bài thơ sao gọi là Thương Sơn? Đó có phải là dãy núi 苍山; cáng shān, còn gọi là Điểm Thương Sơn (点苍山, là một dãy núi kỳ vĩ trong Thiên long bát bộ danh tiếng của Kim Dung mà thực tế ngoài đời là dãy Thương Sơn dài khoảng 50 km, rộng khoảng 20 km, ở phía tây Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phía đông Thương Sơn là hồ Nhĩ Hải chăng?   Thương Sơn thuộc phía nam dãy núi Vân Lĩnh, phía bắc bắt đầu từ Nhĩ Nguyên, phía nam kéo dài đến cầu Thiên Sinh, phía đông giáp với hồ Nhĩ Hải, phía nam giáp với sông Hắc Huệ. Thương Sơn đỉnh cao nhất của nó là đỉnh Mã Long, cao 4.122 m, ngoài ra dãy núi này còn có 18 đỉnh khác đều cao trên 3.500 m[1] Mười chín đỉnh núi chính của Thương Sơn từ bắc xuống nam bao gồm: Vân Lộng, Thương Lãng, Ngũ Đài, Liên Hoa, Bạch Vân, Hạc Vân, Tam Dương, Lan Phong, Tuyết Nhân, Ứng Lạc, Quan Âm, Trung Hòa, Long Tuyền, Ngọc Cục, Mã Long, Thánh Ứng, Phật Đính, Mã Nhĩ, Tà Dương. 18 khe suối bao gồm: Hà Di, Vạn Hoa, Dương Khê, Mang Dũng, Cẩm, Linh Tuyền, Bạch Thạch, Song Uyên, Ẩn Tiên, Mai, Đào, Trung, Lục Ngọc, Long, Thanh Bích, Mộ Tàn, Đình Huỳnh, Dương Nam.

mienthamchuathuongson

ĐẠI LÝ CHÙA QIAN XUN

Dưới chân núi Thương Sơn đối diện với Hồ Nhĩ Hải tại Thành phố Đại Lý có Chùa Qianxun cao 69,13 mét, là một trong những ngôi chùa cổ cao nhất của triều đại nhà Đường (618 – 907). Đây là một trong ba ngôi chùa cổ nổi tiếng, một danh thắng tuyệt đẹp có lịch sử hơn 1.800 năm, biểu tượng lịch sử sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc. Nhiều tác phẩm điêu khắc của Phật làm bằng vàng, bạc, gỗ hoặc tinh thể, và di sản quý giá khác tìm thấy nơi này trong chùa Qianxun, đóng một vai trò quan trọng để giải thích lịch sử cổ đại của Thành phố Đại Lý.

“Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Thương Sơn thi tập 2200 bài thơ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm có lẽ cũng ẩn chứa nhiều điều hay của một thời như ngôi chùa cổ xưa và dãy núi Thương Sơn kỳ vĩ chăng? .

* Cụ Mai Khắc Ứng nghe nói vừa về Huế. Cụ là nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế. Cụ vừa có bài thơ “Tạ từ” rất hay gửi lại. Tôi thật ao ước được nghe kể hoặc lời bình về cụ Miên Thẩm, con người thận trọng, minh triết lỗi lạc, uyên bác và tài hoa này.  

** Tử Mỹ Tô Thuấn Khâm, danh sĩ thời Bắc Tống có bài thơ Thiên Bình sơn, chung tâm sự và ngữ cảnh về vùng Ngô Cối (tên gọi Tô Châu ngày nay) Bản dịch của Lê Xuân Khải để đối sánh:

Ngô Cối dồn nhiều núi
Đỉnh liền đỉnh cơ man
Tên Thiên Bình trong đó
Làm chủ đứng vút lên
Trấn Tây Nam lẫm liệt
Mọi đỉnh tranh chầu bên
Ta biết ý tạo vật
Chắn thiên phủ dựng nên
Suối trong vòng bên dưới
Thế múa bay ngước nhìn
Đá to như người đứng
Sừng sững lời muốn tuôn
Vin giây leo bậc hiểm
Tùng trúc cổ um chen
Nửa vời núi đình đứng
Trước vách núi xanh vươn
Hốc đá phun suối ngọc
Như mưa bốn mùa liền
Nguồn sinh từ mây trắng
Mầu phấn sữa trong ngần
Năm hạn dùng tưới tắm
Đủ cho cả chín miền
Nước sâu trong như thế
Mà ứng long chưa cần
Ta vừa bị trần bỏ
Hiểu biết có đôi phần
Hùng thắng luôn thôi thúc
Đến đây vui vô vàn
Để được trong tai mắt
Dẫu hổ vồ cũng cam.

Nguyên tác





西
























Thiên Bình sơn

Ngô Cối quát chúng san,
Trấp trấp bất khả sổ.
Kỳ gian hiệu Thiên Bình,
Đột ngột vi chi chủ.
Kiệt nhiên trấn Tây nam,
Quần lĩnh tranh củng phụ.
Ngô tri tạo vật ý,
Tất dĩ bình thiên phủ.
Thanh khê chí kỳ hạ,
Ngưỡng thị thế như vũ.
Vĩ thạch như trường nhân,
Thụ lập dục ngôn ngữ.
Môn la duyên hiểm đăng,
Lạn mạn tùng trúc cổ.
Trung yêu hữu nguy đình,
Tiền đối thuý bích cử.
Thạch đậu bính ngọc tuyền,
Linh tinh tứ thời vũ.
Nguyên sinh bạch vân gian,
Nhan sắc nhược phấn nhũ.
Hạn niên hoặc bá sái,
Nhuận khả túc cửu thổ.
Nại hà đãn hoằng trừng,
Vị vi ứng long thủ.
Dư tài khí trần trung,
Nham hác tố tự hứa.
Bàn hoàn trạch hùng thắng,
Chi thử khoái tâm lữ.
Thứ đắc nhĩ mục thanh,
Chung cam tử vu hổ.

Dịch nghĩa

Vùng Ngô Cối có nhiều núi
Dồn về đây không biết bao nhiêu mà kể
Trong đó có núi Thiên Bình
Đứng vút lên làm chủ
Lẫm liệt đứng chắn phía Tây nam
Mọi núi tranh nhau chầu dựa vào
Ta biết đây là ý của con tạo
Ắt lấy đó làm bức nình phong cho thiên phủ
Suối trong vòng ở bên dưới
Ngước nhìn thế như bay múa
Đá to như người cao lớn
Sừng sững như muốn nói
Bám vào giây leo lên bậc đá chơi vơi
Tùng trúc cổ um tùm
Giữa vời núi có mái đình đứng chênh vênh
Trước đình là vách núi xanh dựng đứng
Nơi hốc đá phun ra suối ngọc
Mát lạnh bốn mùa như mưa
Nguồn sinh ra từ nơi mấy trắng
Mầu như phấn sữa
Gặp năm hạn có thể tưới tắm
Đủ nước cho chín vùng đất
Sao trong và sâu như thế
Mà ứng long chưa lấy đi
Ta mới bị bỏ rơi nơi trần thế
Tự biết mình có hiểu biết
Chăm chăm tìm nơi nào hùng thắng
Đến đây thấy lòng sướng vui
Nơi tai mắt được trong
Cuối cùng dẫu có chết vì hổ cũng cam.

* Tô Thuấn Khâm 蘇舜欽 (1008—1048) tự Tử Mĩ 子美, người gốc Từ Châu (nay thuộc Trung Giang, Tứ Xuyên), chuyển đến Khai Phong (nay thuộc Hà Nam). Ông nhận chức huyện lệnh, làm chức Bình sự ở Đại Lý rồi được Phạm Trọng Yêm 范仲淹 tiến cử làm Tập hiền điện hiệu lý. Sau bị bọn quyền quý chèn ép, cách chức, về ở ẩn đình Chương Lương (nay thuộc tỉnh Giang Tô). Ông là một trong nhóm cách tân thơ ca thời bấy giờ. Nguồn: Thơ Tống/ NXB Văn học, 1991.

Người hiểu Thơ Tống Tô Thuấn Khâm Tử Mỹ là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm chăng?

VĨ DẠ THƯƠNG MIÊN THẨM

Vĩ Dạ thương Miên Thẩm

Trời thu nhớ cố nhân
Hơi may sương phảng phất
Nắng sớm ngọc tri âm.


Hoàng Kim
Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Nắng ban mai

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter  hoangkim vietnam