Thăng Long Lý Thái Tổ

THĂNG LONG LÝ THÁI TỔ
Hoàng Kim (thơ đề ảnh)

Thăng Long Lý Thái Tổ
Hoàng Thành nền Đại La
Việt Nam dư địa chí
Tháp Bút viết trời xanh

Hoàng Thành ngọc cho đời

xem tiếp 5 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thang-long-ly-thai-to

Hoàng Thành nền Đại La; Hoàng Thành ngọc cho đời Video Hoàng Thành Thăng Long www.facebook.com/100005729551702/videos/1649820678552235/ Video Di sản Thế giới tại Việt Nam Hoang Thanh Thang Long Ha Noi https://youtu.be/o8t6aG_hANk xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-nen-dai-la

VIỆT NAM DƯ ĐỊA CHÍ
Hoàng Kim (đọc sách giùm bạn)

“Việt Nam ta có hai tiếng đất nước.Có đất có nước thì mới thành Tổ quốc. Nhiều nước quá thì lũ lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là phải điều hòa giữa đất và nước để nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội”
(Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc).

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, sách bốn tập. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư Viện Quốc gia Việt Nam:

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Lê Tắc, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011. Tập 1 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1248 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Phan Huy Chú.Lương Văn Can, Trúc Khê Ngô Văn Triện , Đào Duy Anh…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 2 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1568 trang ;

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Dương Văn An, Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 3 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1344 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Trương Vĩnh Ký, M.E Levadoux, Đỗ Đình Nghiêm,…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Chu Văn Mười hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 4 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1196 trang.

Việt Nam dư địa chí là sách Việt Nam đất nước học do các triều đại Việt Nam qua các thời tổ chức biên soạn, hay do những nhà văn hóa trí thức uyên bác của các thời tự biên soạn, ấn hành và phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Kiến thức trong loại sách này là những tri thức bách khoa toàn thư đa ngành và liên ngành, là di sản văn hóa dân tộc đúc kết thành văn, phản ảnh tại thời ấy về đất nước, con người, quê hương, xứ sở. Đây là loại sách công cụ quý hiếm bách khoa thư giúp khảo cứu, so sánh, đối chiếu xưa và nay, để giải đáp các vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế văn hóa xã hội hiện tại. Sách rất cần cho giảng day và nghiên cứu.

Mục lục Tổng tập dư địa chí Việt Nam, bốn quyển

TẬP 1
Lời nói đầu, trang 11
Lời người biên soạn, trang 13
Tổng luận Dư địa chí Việt Nam, trang 19

An Nam chí lược (Lê Tắc) trang 61
Dư địa chí (Nguyễn Trãi) trang 537
Hồng Đức bản đồ (Triều Lê) trang 681
Hoàng Việt dư địa chí (Phan Huy Chú) trang 891
Phương Đình dư địa chí (Nguyễn Văn Siêu) trang 1029

TẬP 2
Đề dẫn Tập 2 (trang 7)
Dư địa chí, Nhân vật chí, Quan chức chí (Phan Huy Chú) trang 9
Đại Nam nhất thống chí (Trích) Quốc sử quán triều Nguyễn [biên soạn] trang 601
Đại Việt địa dư (Lương Văn Can) trang 1201
Lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam (Trúc Khê Lê Văn Triện) trang 1247
Đất nước Việt Nam qua các đời (Đào Duy Anh) trang 1277
Sách địa dư (trích) trang 1541

TẬP 3
Đề dẫn Tập 3 (trang 7)
Ô châu cận lục (Dương Văn An) trang 9
Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức) trang 99
Phủ Biên tạp lục (Lê Quý Đôn) trang 303
Phong thổ Hà Bắc đời Lê (Khuyết danh) trang 577
Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch )trang 643
Phú Thọ tỉnh địa chí (Phạm Xuân Độ) trang 911
Địa chí tỉnh Vĩnh Yên (khuyết danh) trang 957
Thanh Hóa quan phong (Vương Duy Trinh) trang 1009
Bắc Thành địa dư chí (Lê Công Chất) trang 1099
Bắc Kỳ hà đê sự tích (khuyết danh) trang 1287

TẬP 4
Đề dẫn Tập 4 (trang 5)
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 (Trương Vĩnh Ký) trang 9
Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (Trương Vĩnh Ký) trang 57
Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận (Trương Vĩnh Ký) trang 97
Gia Định phong cảnh vịnh (Trương Vĩnh Ký) trang 129
Địa chí tỉnh Bình Thuận (M.E Levadoux) trang 177
Địa chí các tỉnh Bắc Kỳ (Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn thư) trang 207
Địa dư huyện Cẩm Giàng (Ngô Vi Liễn) trang 357
Địa dư huyện Quỳnh Côi (Ngô Vi Liễn) trang 459
Địa dư huyện Bình Lục (Ngô Vi Liễn) trang 555
Tỉnh Gia Định đia phương chí (trích) trang 727
Tân An ngày xưa (Đào Xuân Hội) trang 783
Cà Mau xưa và An Xuyên nay (Vương Khả Lân) trang 867
Chiêm Thành lược khảo (Vương Khả Lân) trang 985
Trà Lũ xã chí (Lê Văn Nhưng) trang 1023
Niên biểu Việt Nam, trang 1063
Tổng Mục lục, trang 1191

Thăng Long Lý Thái Tổ
Hoàng Thành nền Đại La
Việt Nam dư địa chí
Tháp Bút viết trời xanh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-ngoc-cho-doi/

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI

Việt Nam tổ quốc tôi
Việt Nam tâm thế mới

Việt Nam dư địa chí
Việt Nam con đường xanh
Việt Nam thông tin khái quát
Việt Nam đất nước con người

Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ,
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình.

Đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Ngọc cho đời
Phước Đức

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Một niềm vui ngày mới
Giấc mơ lành yêu thương.

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”. Tòa nhà Phượng Vĩ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng vừa hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1974. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mãi sau này, đến nhiệm kỳ 1989-1994, thầy Trịnh Xuân Vũ, Phó Hiệu Trưởng Nhà trường mới đưa trở về biểu tượng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử; Nghị lực và Ơn Thầy; Thầy bạn trong đời tôi; Về Trường để nhớ để thương; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/

TRƯỜNG TÔI THẤM SÂU BÀI HỌC LỊCH SỬ

Trường tôi nôi yêu thương. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong muôn vàn chỉ dấu thì tòa nhà Phượng Vĩ là biểu tượng tiêu biểu. Theo thông tin lưu dấu ở bài Dinh Thống Nhất vườn Tao Đàn  Trường tôi và lòng thương yêu gửi lại của thầy Lưu Trọng Hiếu  thì khối nhà chữ U trường tôi là một trong bốn công trình chính liên hoàn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là tổng công trình sư xây dựng: Chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) Hồ Con Rùa. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính” .

Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.

Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.

Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.

Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật,  kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),

Biết bao chuyện trước và sau ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 mà lịch sử chân thực sẽ còn phải nhiều lần quay lại. Với gia đình tôi, tấm ảnh hai anh em ruột ôm nhau ngày gặp mặt giữa Sài Gòn giải phóng hòa chung trong sự khao khát mong đợi của hàng triệu người. Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là bức tranh của một gia đình nông dân Việt bình thường ‘cuốn theo chiều gió” trong số phận của đất nước, dân tộc.

Sau tháng năm, đơn vị tôi ra làm đường biên giới ở Tiên Yên Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh và đoàn 568 của sư đoàn 325B sau này là nòng cốt của sư đoàn 356 nước mắt Vị Xuyên. Tôi trở về lại mái trường xưa, anh trai tôi tiếp tục sang Campuchia “giúp bạn cũng là giúp mình” nhiều năm, sau thời gian quân quản thành phố.

“Nghị lực” và “Ơn Thầy” là hai bài thơ người lính trở về sau chiến tranh.

NGHỊ LỰC VÀ ƠN THẦY

Nghị lực

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

Ơn Thầy

Kính tặng Thầy Dộ, thầy Tịnh , thầy Quyền
và những người Thầy quý mến

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con
Mắt cha lắng bao niềm ao ước
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con

Trên luống cày này, đường cày con vững
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy, bạn là lộc xuân của đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” (1).

Về lại mái trường ta đã lớn khôn

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện người Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), thầy Dương Thanh Liêm cựu Hiệu trưởng lỗi lạc của Trường đã đề nghị cho Thầy được ghé thăm Trường trước khi Thầy đi vào chốn vĩnh hằng. Thầy Tôn Thất Trình, người hiệu trưởng thứ hai của Trường nay gần 90 xuân đã viết blog The Gift (2) như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai bài hột lúa (3), con cá (4) cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại (5) đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi (6) vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang (7) sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng (8) vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.

Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” (10) Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” (11)

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.

Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …

Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn (11).

Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

Những bài học quý từ những người Thầy

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi và những bài học:

Thầy Mai Văn Quyền nghề nông của chúng tôi sống phúc hậu, tận tâm sát thực tiễn và hướng dẫn khoa học. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy (12). Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Quyền hiện đã 76 tuổi (năm 2010), đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao (13). Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm tiếng để đời”. (14)

Thầy Tôn Thất Trình những người Việt lỗi lạc ở FAO, sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt, nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc, nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báoViệt Nam và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Thầy Lương Định Của con đường lúa gạo, lắng đọng trong tôi một nhân cách, một người thầy lớn …

Thầy, Bạn là lộc xuân của cuộc đời

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ (15) đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy quý bạn hiền là lộc xuân của cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?

Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP (17) tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới (18).

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh địa chỉ vàng nghề nông có một lịch sử thật trân trọng::Năm 2005 Nửa Thế kỷ Xây dựng và Phát triển (19) đến năm 2015 đã tròn trang vàng 60 năm kỹ niệm ngày thành lập, năm 2025 là 70 năm bảo tồn hội nhập phát triển. Dưới mái trường thân yêu này, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.

Về Trường để nhớ thương
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

xem tiếp hình ảnh và thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/ Thông tin tích hợp tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-4/

Hoàng Kim
giảng viên chính CLT, Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả,
Khoa Nông học,Trường Đại học Nông Lâm TP HCM 2006-2014
cựu nghiên cứu viên chính CLT HTCT (HARC IAS) 1981-2006
cựu sinh viên TT2A, 2B, 2C ĐHNN4 (NLU) 1977-1981
cựu sinh viên TT10 ĐHNN2 Hà Bắc (HUAF) 1977
cựu chiến binh Việt Nam sư đoàn 325B 1971-1977
cựu sinh viên TT4 ĐHNN2 Hà Bắc (HUAF) 1970-1971
(bài đăng trên kỷ yếu Nông Lâm 2010, đã bổ sung 2020)

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

I have a dream

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa Lúa Hoa Người Hoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

Hoa Mai thức tỉnh đông tàn

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Advertisement