Trung Nga với Trung Á

TRUNG NGA VỚI TRUNG Á
Hoàng Kim


Trung Quốc liên Nội Mông
Trung Nga với Trung Á
Afghanistan với Taliban
Kazakhstan kỵ sĩ thảo nguyên


Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Thế giới trong mắt ai
Con đường tơ lụa mới


Thế sự bàn cờ vây
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Thành tâm với chính mình

Lời dặn của Thánh Trần

Minh triết Hồ Chí Minh

Việt Nam con đường xanh

Thế giới trong mắt ai Trung Nga với Trung Á https://youtu.be/zNLhgAHDTg0 tích hợp thông tin PSMH với https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-nga-va-trung-a

Hoàng Kim ngẫm kỹ video Trung Nga với Trung Á https://youtu.be/zNLhgAHDTg0; sách hay “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc“, tác phẩm nổi tiếng của Tom Miller, đặc biệt là chương 2: “Tây Tiến; kinh tế học về quyền lực ở Trung Á” và bài hay của anh Phan Chí Thắng “Suy nghĩ nhân kết thúc chiến tranh của Afghanistan”; Thế lớn “Vành đai và con đường” là câu chuyện dài. Nhân những diễn biến rất nóng của Nước Nga và Châu Âu , với hình thái Trung Nga và Trung Á trong chính sách và định hướng đầu tư đường cao tốc, năng lượng dầu mỏ khí đốt, công nghệ mới; Chuyện Afghanistan Taliban mới đây, Các thông tin thời sự tích hợp tại video “Năm nước cộng hòa xa xôi cách biệt nhất Liên Bang Ngahttps://youtu.be/LtcOGPjvgX8Năm vùng tự trị của Trung Quốc ngày nayhttps://youtu.be/AlZhkTQobFA với sự trổi dậy mạnh mẽ của Trung tâm châu Á, Kazakhstan kỵ sĩ thảo nguyên, Tầm nhìn kết nối Trung Nga với Trung Á đã và đang phá vỡ thế trận vây hãm, dần trở nên rõ ràng và chắc chắn hơn bao giờ hết, trong điều kiện địa chính trị kinh tế xã hội toàn cầu đang biến động dữ dội. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-nga-voi-trung-a

Ngày 19 tháng 5 năm 2023 , Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiết lộ một kế hoạch lớn cho sự phát triển Trung Á, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến thúc đẩy thương mại, theo tin của anle20..

Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á diễn ra ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây rằng, Trung Quốc đã sẵn sàng phối hợp các chiến lược phát triển với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc và 5 nước này. 

Ông Tập Cận Bình tuyên bố tại một cuộc họp báo sau đó: “Hội nghị thượng đỉnh này đã tạo thêm động lực mới cho sự phát triển và đem lại sức sống mới cho 6 quốc gia, đồng thời truyền năng lượng tích cực cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực”. 

Theo ông Tập Cận Bình, Trung Quốc sẵn sàng giúp các nước Trung Á nâng cao năng lực hành pháp, an ninh và xây dựng năng lực quốc phòng, đồng thời sẽ nâng cấp các thỏa thuận đầu tư song phương với các nước Trung Á, tăng khối lượng hàng hóa xuyên biên giới với khu vực này một cách toàn diện.

Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc nói thêm, Bắc Kinh sẽ khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc ở Trung Á tạo thêm nhiều việc làm, xây dựng các kho hàng và khởi động dịch vụ đường sắt đặc biệt nhằm thúc đẩy du lịch văn hóa với Trung Á. “Để tăng cường hợp tác và phát triển Trung Á, Trung Quốc sẽ cung cấp cho các nước Trung Á tổng cộng 3,8 tỷ USD hỗ trợ tài chính và trợ cấp”. 

Ông Tập Cận Bình cho rằng cần đẩy mạnh việc xây dựng tuyến đường ống dẫn khí tự nhiên Trung Quốc-Trung Á. Ông cũng kêu gọi hai bên tăng cường thương mại dầu mỏ và khí đốt, phát triển hợp tác năng lượng qua các chuỗi công nghiệp và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng mới, cũng như sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân. 

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói, về lâu dài, Bắc Kinh ủng hộ việc xây dựng hành lang vận tải quốc tế xuyên biển Caspian và sẽ tăng cường xây dựng các trung tâm vận tải cho dịch vụ tàu hàng giữa Trung Quốc và châu Âu.

HoangKim2017a

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim


Bài đồng dao huyền thoại (1)
Di Tản (2), Li Nông, Li Hương (3)
Chuyện cụ Lê Huy Ngọ (4)
Xuân sớm Ngọc Phương Nam (5)

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á (6)
Thế sự bàn cờ vây

Việt Nam con đường xanh
Giấc mơ lành yêu thương
Sự chậm rãi minh triết
Vui đi dưới mặt trời

Đọc lại và suy ngẫm.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/

SUY NGHĨ NHÂN KẾT THÚC CHIẾN TRANH AFGANISTAN
Phan Chí Thắng


Ngày 3/8/2021 trong bài “Hai diễn viên, một vai diễn” tôi viết: “chủ nhân ông đích thực của nước Mỹ là các Ông Lớn (Big Guys gồm các nhà tài phiệt và các ông chủ công nghệ), họ là chủ tịch HĐQT của công ty gọi là nước Mỹ, tổng thống chỉ là giám đốc điều hành mà quyền hành cũng không tuyệt đối bởi chế độ Tam quyền phân lập.

Hai ông J. Biden và D. Trump là hai diễn viên được phân đóng một vai trong vở kịch do người khác viết kịch bản và người khác đạo diễn.”Có người bạn nhắn tin bác nói đúng nhưng có vẻ ca ngợi Biden. Tôi trả lời rằng một khi đã nhận thức Biden, Trump hay một tổng thống Mỹ nào khác chỉ là đang đóng kịch thì tôi không còn quan tâm ông nào diễn hay hơn ông nào mà chỉ quan tâm kịch bản là gì. Tôi muốn những ai từng mơ hồ ảo tưởng về Trump khỏi thất vọng và không muốn ai ảo vọng về Biden.

Kịch bản 100 năm lại đây của những ông chủ đích thực của nước Mỹ là gì? Là sự thực dụng vì quyền lợi của nước Mỹ. Thực dụng về lợi ích kinh tế, vai trò bá chủ và luôn duy trì chiến tranh ngoài biên giới nước Mỹ.

Có hai nước Mỹ. Một nước Mỹ của những người yêu chuộng tự do hoà bình, cần cù lao động sáng tạo, đi đầu trong hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ, sản xuất, văn hoá thể thao. Một nước Mỹ khác hiếu chiến, tìm mọi cách thu được lợi ích tối đa từ bên ngoài cho túi tiền của nhóm tài phiệt dưới danh nghĩa nước Mỹ vĩ đại.

Thế kỷ thứ 20 chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới. Các nước Đức Ý Nhật giàu mạnh nhưng trâu chậm uống nước đục, muốn vẽ lại bản đồ thế giới, thực chất là chiếm thuộc địa từ tay các thực dân già như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha đã gây ra chiến tranh thế giới thứ 2.

Trục Đức Ý Nhật thất bại, chủ nghĩa thực dân cũ thất bại theo. Một loạt thực dân phải trao trả quyền độc lập cho các nước thuộc địa ở Châu Phi, Châu Á. Riêng thực dân Pháp không chịu nhả Việt Nam, tìm mọi cách chiếm lại Đông dương, dẫn đến cuộc chiến tranh 8 năm kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954.

Các nước lớn rút kinh nghiệm, không dại gì để chiến tranh xảy ra trên lãnh thổ nước mình mà đẩy chiến tranh ra khỏi biên giới. Mỹ là điển hình.

Mỹ đối đầu với Liên Xô và hệ thống các nước XHCN hình thành sau thế chiến hai. Đến 1949 lại thêm Trung Quốc tự xưng là cộng sản. Mỹ gây chiến Tranh Triều tiên, bắt Mao Trạch Đông phải gửi chí nguyện quân vào bán đảo Triều tiên tham chiến, hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Năm 1953 vừa kết thúc cuộc chiến tranh Triều tiên, chia nước này làm hai phần để tiếp tục cù cưa “ai thắng ai” thì năm 1954, hai phe TBCN và XHCN lại cố tình chia cắt Việt Nam. Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam thay chân Pháp, dựng lên cái gọi là chính thể cộng hoà, phá hoại hiệp định Geneve, gián tiếp rồi trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh đến năm 1975, gây bao đau thương mất mát, tàn phá và kéo lùi sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Bằng cuộc chiến tranh Việt Nam được ngụy trang là cuộc chiến ý thức hệ (cũng đúng nhưng thực chất là cuộc chơi của các cường quốc), Mỹ buộc Liên Xô, Trung Quốc chi viện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, làm các nước này phải suy yếu.

Năm 1972, nhận thấy cần chia rẽ Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đi đêm với Mao Trạch Đông, bán rẻ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu, rút hết về nước và cấm vận Việt Nam 20 năm.

Sau chiến tranh Việt Nam những tưởng Mỹ đã rút ra bài học. Nhưng không, Mỹ xúi dục hoặc trực tiếp gây chiến ở Trung Đông. Mỹ mang quân vào Irac, bịa ra chuyện nước này độc tài và có vũ khí hoá học. Sau này tiếp tục duy trì xung đột ở giải Gaza, đụng độ với Iran, v.v.

Riêng Afghanistan được “ưu tiên” có 2 cuộc chiến.

1. Chiến tranh Liên Xô tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài 10 năm giữa các lực lượng quân sự Liên Xô ủng hộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) chống lại lực lượng Mujahideen chiến đấu nhằm lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979 và Chiến tranh Iran-Iraq, ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

Cuộc chiến đã có những tác động rất lớn đối với Liên bang Xô viết và thường được nhắc đến như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.

2. Chiến tranh tại Afghanistan (2001-2021) là cuộc chiến tranh diễn ra sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh đã hạ bệ thành công Taliban từ vị trí nắm quyền lực để không cho al-Qaeda có cơ sở hoạt động an toàn ở Afghanistan.

Sau các cuộc tấn công ngày 11 Tháng Chín năm 2001, George W. Bush yêu cầu Taliban, sau đó- de facto cai trị Afghanistan, bàn giao Osama bin Laden. Việc Taliban từ chối dẫn độ bin Laden đã dẫn đến Chiến dịch Tự do Bền vững; Taliban và các đồng minh Al-Qaeda của họ hầu hết đã bị đánh bại trong nước bởi các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo và Liên minh phương Bắc đã chiến đấu chống lại Taliban từ năm 1996. Tại Hội nghị Bonn, các chính quyền lâm thời mới của Afghanistan (hầu hết thuộc Liên minh phương Bắc) đã bầu Hamid Karzai làm người đứng đầu Chính quyền lâm thời Afghanistan. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thành lập ISAF để hỗ trợ chính quyền mới trong việc đảm bảo an ninh cho Kabul. Một nỗ lực tái thiết trên toàn quốc cũng đã được thực hiện sau khi chế độ Taliban kết thúc.

Sau khi thất bại trong cuộc xâm lược của Mỹ và đồng minh, Taliban được Mullah Omar tổ chức lại và phát động một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Afghanistan vào năm 2003.

Các phần tử nổi dậy của Taliban và các nhóm khác đã thắng lợi. Hôm qua họ chiếm được thủ đô Kabul, Mỹ rút chạy sau 20 năm tiêu tốn 1000 tỷ USD, riêng việc huấn luyện quân đội và cảnh sát khoảng 300 ngàn người cũng đã tiêu tốn 80 tỷ ông Hoa Thịnh Đốn. Chế độ do Mỹ dựng lên, hà hơi tiếp sức sụp đổ nhanh chóng, cảnh tượng gần giống tháng Tư năm 75 ở miền Nam Việt Nam. Lưu ý: bản chất cuộc chiến ở Việt Nam và ở Afganistan là khác nhau, chỉ có vai trò của Mỹ là một.

Mỹ luôn gây chiến để giải bài toán đối đầu với các đối thủ cường quốc khác và để bán vũ khí. Nhưng chẳng cường quốc nào dám đánh nhau trực diện mà luôn theo phương châm chọn nước bé làm chiến trường so găng.

Mỹ thừa sức đánh chiếm Cu ba, Trung Quốc có khả năng bắt nạt Đài Loan. Vì sao họ không làm? Vì quá nguy hiểm cho bản thân họ. Vì… gần quá dễ tên rơi đạn lạc.

Trâu bò dại gì húc nhau, cứ xúi bẩy chó gà cắn nhau, trâu bò hưởng lợi.

Tôi luôn phân biệt 2 nước Mỹ, tương tự như thế có 2 nước Trung Quốc. Tôi ca ngợi nước Mỹ tài giỏi thông minh tử tế và nhìn rõ bản chất của nước Mỹ thứ hai luôn gây chiến để kiếm lời.

Vấn đề là biết rồi thì phải làm gì?

Bằng mọi cách, mọi giá không để “lịch sử chọn ta là điểm tựa” một lần nữa. Phải vô cùng khôn khéo không để các nước lớn lôi kéo vào cuộc chiến của họ. Bình tĩnh, không hung hăng hùng hổ chống Tàu (hay chống Mỹ) cho ra vẻ anh hùng lẫm liệt.

Và chờ xem Mỹ sẽ gây chiến ở nước nào tiếp theo.

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần
Trung Quốc một suy ngẫm

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Thơ tình cuối mùa thu https://youtu.be/zCehog36X4A
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter