Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn

anh Toàn và các mế

NHỚ THẦY NGUYỄN QUỐC TOÀN
Hoàng Kim

Nhớ thơ thầy Nguyễn Quốc Toàn
Lời thương lắng đọng muôn vàn tài hoa
Thơ người hay chính lòng ta
Ai người tri kỷ, ai là tri âm? .

Em hỏi tết này anh có vui,
có ôm hoa đẹp tặng cho người,
chao ôi hoa đẹp thì anh để,
tặng chính lòng anh có vậy thôi,

cô gái Mèo xinh yêu khèn đấy,
nhưng nàng đâu tính chuyện về xuôi,
người ta là của người ta cả,
anh có lòng anh gắn bó rồi

Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH gọn gàng và tuyệt hay; PHÉP BẤT NHỊ NHẤT NGUYÊN thuận theo tự nhiên thật sâu sắc phúc hậu.

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Kim Hoàng @ Nguyễn Quốc Toàn
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Đường xuân đời quên tuổi
Trà sớm nhớ bạn hiền
An vui cụ Trạng Trình
Thung dung đời quên tuổi

Chín điều lành hạnh phúc
Ngày mới bình minh an
Minh Lệ mãi trong tôi
Ban mai chào ngày mới

HỌ IM LẶNG NHƯ NÚI
Hoàng Kim

Tỉnh thức học tinh hoa
Lặng lẽ hành thiện lành
Sự chậm rãi minh triết
Họ im lặng như núi

Ban mai chào ngày mới 34 https://youtu.be/-d4Yf2j1uck 
Video đặc biệt https://youtu.be/QhrWZkoJP0c tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cham-rai-minh-triet/

ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (16.11.2022)

Xưa nay, các thái tử được sinh ra trong cung vàng điện ngọc, bên cạnh những người hầu tận tụy trong hoàng cung. Riêng thái tử Tất đạt đa – sau này là đức Phật Thích ca được chào đời trong vườn Lâm tì ni của nước Ca tỳ la vệ. Mẹ ngài – hoàng hậu Ma da trên đường về thăm quê bỗng chuyển dạ. Trong tư thế đứng, hai tay níu chặt cành cây vô ưu, người mẹ sinh con trai trong rừng cây xanh tốt, hoa lá vẫy chào.

*

Đến năm 29 tuổi, thái tử giả từ hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát chúng sinh. Ngài bỏ ra 6 năm đi vào rừng sâu, tu học với các nhóm khổ hạnh. Với người Ấn Độ 2500 năm trước, quan niệm càng khổ hạnh, hành xác, càng giảm được tội lỗi để giải thoát. Tuy nhiên chỉ ăn mỗi ngày một hạt vừng, sức khỏe của thái tử ngày một kiệt quệ, có nguy cơ chết đói. Ngài mô tả tình trạng này trong kinh Trung bộ như sau: “ Vì ta ăn ít mỗi ngày nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu…xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát…da đầu ta khô héo nhăn heo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng, khô héo, nhăn nheo…”

*

Thái tử Tất đạt đa nhớ lại một sự kiện lạ lùng thuở ấu thơ. Lúc đó, phụ vương ngài chủ trương khuyến nông, thân hành xuống cày ruộng, còn thái tử ngồi dưới bóng cây Diêm phù (1) và đột nhiên nhập vào một trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp, một trạng thái thiền định, đi kèm với tầm, tứ, hỷ, lạc (2). Nay nhớ lại, ngài tự hỏi, phải chăng thiền định là con đường đi đến giác ngộ ??

*

Thái tử Tất Đạt Đa bỏ hẳn lối tu khổ hạnh, và trở lại cuộc sống bình thường. Ngài nhập định suốt 49 ngày đêm dưới bóng cây assatha (3), với bốn giai đoạn thiền. Vào đêm thứ 49 ngài ngộ được tam minh. Với “Túc mạng minh” ngài bình tâm hồi tưởng các tiền kiếp. Với “Thiên nhãn minh” ngài vượt trí phàm tục. Thấy được mọi người sẽ được tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình. Với “Lậu tận minh” ngài đã hoàn thành đời phạm hạnh, những gì cần làm ngài đã làm xong, không còn tái sinh nữa. Đêm ấy, năm 528 trước CN, thái tử Tất đạt đa trở thành đức Phật, đấng giác ngộ tỉnh thức, được giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử.

*

Đọc thêm kinh Đại Bản (trang 21, 22) của đức Phật, ta biết về sự thành tựu của 7 vị Phật thời quá khứ dưới 7 loại cây xanh :

– Ngài Tì bà thi thành Phật dưới gốc cây ba ba la

– Ngài Thi khí thành phật dưới gốc cây phân đà lị

– Ngài tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la

– Ngài Câu lâu tôn thành phật dưới góc cây thi lị sa

– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la

– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật

– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây asshatha (bồ đề)

*

Ở tuổi 35, ngài đi thuyết pháp khắp xứ Nê Pan và Ấn Độ trong 45 năm, với 6000 bản kinh. Tất cả được ngài truyền giảng trong rừng cây xanh. Chẳng hạn, kinh “Pháp môn căn bổn” ngài thuyết giảng cho các Tỷ kheo trong rừng Subhaga dưới gốc cây Sa la vương. “ Kinh Tư Lượng” ngài thuyết giảng trong vườn Lộc Uyển. “Kinh lá rừng” được ngài thuyết giảng trong rừng cây Samsapà. Ngài nhặt hai ngọn lá Samsapà khô dưới đất để minh hoa cho bài kinh của mình, chứ không ngắt lá xanh trên cây. Chi tiết đó, tượng trưng thuyết “Y Chánh bất nhị” của đức Phật . Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là môi trường sống của con người, trong đó có rừng cây xanh. Chánh báo là nhân loại. Con người và cây rừng không phải một, nhưng không thể là hai. Nếu tàn phá hủy hoại cây rừng là con người tự tàn phá chính mình.

*

Năm đức Phật 80 tuổi, ngài đến vùng Kusinàrà. Tại đây ngài nằm nghỉ trong cánh rừng sala đang nở hoa. Ngài từ giả cõi tạm, các đệ tử tiến hành lễ trà tỳ, tiễn biệt ngài vào cõi Niết bàn. Thái tử Tất đạt đa duyên nợ với cây xanh từ lúc chào đời dưới tán cây vô ưu, thành Phật dưới tán cây Assatha (bồ đề) và nhập niết bàn trong rừng cây Sala.

———————–

1) Diêm phù: Còn gọi là cây Jambu, tượng trưng đất nước Ấn Độ

2) Đầy đủ là: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Năm thiền chi trong các tầng thiền. Trong sách Đức Phật lịch sử, tác giả Schumann không nói đến “nhất tâm”

3) Assatha: Sau khi thái tử thành Phật, cây này có tên bồ đề – sự giác ngộ.

——————————–

Cây vô ưu. Hoàng hậu Ma da đứng vịn vào loài cây này khi sinh hạ thái tử Tất đạt đa, năm 563 trước CN

PHÉP BẤT NHỊ NHẤT NGUYÊN

Phép bất nhị
Nguyễn Quốc Toàn

FB NQT 18.6.2022

(Statut này là comment của bu bên trang thầy Van Pham. Đã có sửa chữa chút ít)

1- Bất nhị tức là không hai, là một, là nhất nguyên. Thầy Nhất Hạnh nói trong sách Đập vở vỏ hồ đào: “Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên: sinh – diệt, có – không, thành – hoại, tới- đi, trong – ngoài… Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch ,vì sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi để đi tới cái thấy bất nhị” (trang 6)

3- Tư duy bất nhị (nhất nguyên) xuất phát từ Trung quán tông, một trường phái Đại thừa được Long Thụ (TK II, sau cn) và Thánh Thiên (học trò Long Thụ) thành lập. Tông này có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ, Trung quốc Tây Tạng và Việt Nam. Tên gọi Trung quán tông dựa trên quan điểm “Trung quán”. (trung là điểm giữa, quán là xét thấu, nghĩ thấu. Cũng như trước đây thái tử Gotama bỏ cực đoan hành xác, bỏ cự đoan hưởng thụ, để bước vào trung đạo – Con đường ở giữa, và thành Phật)

Long thụ cho rằng mọi mô tả về sự vật đều không đúng, và sư nêu rõ tính ảo giác và tương đối của sự vật, vì tất cả mọi việc dựa lên nhau mà thành (12 nhân duyên)

4- Đáng lưu ý, Trung Quán tông là một môn phái Đại thừa nhưng Ngài Long Thụ tuyệt đối không dẫn ra bất cứ một kinh đại thừa nào trong quá trình lập thuyết, ngài chỉ dùng một số kinh nguyên thủy do Phật Thích ca thuyết như:

• Kinh Bản Pháp ( Mùlapari yàya suta)

• Kinh Tạp A Hàm 456

Hai kinh trên cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ vái có, cái diệt có là nhờ cái sinh. Đó là những câu kimh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi

• Kinh Kaccàyangota (tên một tu sĩ) cho ta biết người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không.

5- Tuệ giác bất nhị cho ta thấy tinh thần và vật chất chỉ là một. Con người phải tiêu thụ một số vật chất đủ để tạo nên một tinh thần mạnh mẽ, sáng suốt. Khoa học đã chứng minh được dao động sóng và dao động hạt cùng tồn tại trong tia sáng mặt trời. Luận thuyết Trung quán tông cho người mới học Phật gồm 6 Phẩm với 108 bài kệ. Kệ đầu tiên có tên là kệ bát bất (8 cái không) còn gọi kệ tán Phật

Bất sinh diệc bất diệt

Bất thường diệc bất đoạn

Bất nhất diệc bất nhị

Bất lai diệc bất xuất

Năng thuyết thị nhân duyên

Thiện diệt chư hí luận

Ngã khể thủ lễ Phật

Chư thuyết trung đệ nhất

Tức là

Không sinh cũng không diệt

Không thường cũng không đoạn

Không một cũng không khác

Không đến cũng không đi

Tuyên thuyết pháp nhân duyên

Dập tắt mọi hí luận

Con cúi đầu lạy phật

Bậc đạo sư tuyệt vời

5- Bốn câu đầu tiên có bốn chữ “không”, không từng cặp đối ngẫu là bất nhị, chính là nhất nguyên vậy.

*

Tiếng Việt lung linh sáng
Đối thoại với Thiền sư
Lên Việt Bắc điểm hẹn
Quảng Bình nôi địa linh
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Hoa Đất thương lời hiền

THIÊN NHIÊN VỚI CON NGƯỜI
Hoàng Kim


Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống chúng ta. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Tôi thật yêu thiên nhiên nên đã sớm ngộ ra được bài học vô giá này của Lê Quý Đôn tinh hoa “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”

Cuộc đời Lê Quý Đôn dù bận rộn đến đâu, ông vẫn lưu tâm công trình chính với ghi chép nhỏ. Các ghi chép nhỏ này lưu lại điều ông thật sự tâm đắc, mắt thấy, tai nghe, hoặc ông xâu chuỗi các điều sâu sắc. Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes), và ông đã lưu lại ngay điều không nỡ quên này.

Thiên nhiên với con người chi phối mạnh mẽ nhất tới quy luật nhân quả cuộc sống con người. Tôi tích hợp bài ‘Đức Phật với cây xanh’ (mời xem hộp trích dẫn) Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn và VN-FOOD-PARADISE, với việc trích dẫn bài ‘Thiên nhiên và con người’ phim tài liệu khoa học của VTV2 cùng một số hình ảnh của Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc

*
Tôi có năm ghi chép, mời bạn ghé đọc: Minh triết của Đức Phật; Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn; Sóng yêu thương vỗ mãi, Vui sống giữa thiên nhiên; Bản Giốc và Ka Long,

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-nhien-voi-con-nguoi/

NHỚ THẦY NGUYỄN QUỐC TOÀN
Hoàng Kim

Ban mai chào ngày mới, tôi đọc bài “Người trồng cây K’ nia” và lặng lẽ chép lại. Sâu sắc một lắng đọng. Kim Notes lắng ghi chú.

NGƯỜI TRỒNG CÂY K’NIA.
Nguyễn Quốc Toàn
24.11.2022

Cách nay đã lâu, bu tui đi công tác qua quốc lộ 27. Dừng xe dưới bóng cây k’nia cao nhất, mở bài hát “dưới bóng cây k’nia” của Phan Huỳnh Điểu và Ngọc Anh để mọi người cùng nghe.

Buổi sáng em làm rẫy, thấy bóng cây k’nia

Bóng ngã che ngực em, về nhớ anh không ngủ

Trời chiều mẹ lên rẫy, thấy bóng cây k’nia

Bóng tròn che lưng mẹ, về nhớ anh mẹ khóc.

*

Nhạc Phan Huỳnh Điểu quyện với lời thơ Ngọc Anh, hòa vào tiếng lá cây k’nia rì rào ngay trên đầu, như thổn thức, như nghẹn ngào, làm mọi người ngồi lặng. Bu nghĩ đến nhà thơ Ngọc Anh, một nghệ sĩ đã gieo trồng cây k’nia tươi xanh mãi mãi trong lòng người nghe, nhưng lại là một nghệ sỹ… vô danh!!

*

Ngọc Anh và Nguyên Ngọc là học sinh nhập ngũ cùng một ngày, cùng làm lính, làm phóng viên mặt trận, rủ thêm Nhật Lai nữa lên Tây Nguyên, vì hăng hái, vì lãng mạn, vì thích phiêu lưu mạo hiểm. Ba ông lang thang khắp Tây Nguyên suốt thời kỳ đánh Pháp, làm đủ thứ việc không tên và có tên: Đánh giặc, làm rẫy, đi vận động quần chúng, tổ chức du kích, vũ trang tuyên truyền…cả rong chơi la cà trong các buôn Ê đê, Giarai, Mơnông, Sêđăng, Triêng Dẻ, Cor…Trong ba người thì Ngọc Anh đẹp trai nhất, đến nỗi có lần đóng kịch hóa trang giả làm con gái, Nguyên Ngọc đứng cạnh bỗng lúng túng ngượng ngùng đến đỏ mặt như đứng cạnh một giai nhân chính hiệu. Thế nhưng trong ba người thì Ngọc Anh là Tây Nguyên nhất, Nguyên Ngọc tự nhận “Chúng tôi hình như ít nhiều có “làm ra vẻ” Tây Nguyên. Ngọc Anh thì Tây Nguyên từ trong máu” (1). Tập kết ra bắc Nhật Lai đã thành nhạc sỹ tiếng tăm, Nguyên Ngọc là nhà văn nổi tiếng với tiểu thuyết Đất nước đứng lên, còn Ngọc Anh âm thầm về Ban dân tộc Trung ương làm một cán bộ nghiên cứu. Có lần Nguyên Ngọc giục viết gì đi chứ, Ngọc Anh chỉ cười.

* * *

Khoảng 1956 -1957, trên các báo rải rác thấy đăng một số bài thơ Tây Nguyên, bên dưới chỉ ghi “Dân tộc Bana”, “Dân tộc Êđê” kèm theo dòng chữ nhỏ hơn trong ngoặc đơn “Ngọc Anh dịch”. Nhà văn Nguyên Ngọc cho hay “Chính tôi mãi về sau này mới biết chẳng phải “dịch” gì cả. Đó là thơ sáng tác của Ngọc Anh. Hàng chục, hàng trăm bài. “Bóng cây k’nia” là bài hay nhất. Lạ lùng thay, tôi phải viết hì hục hàng mấy trăm trang để có một chút gì đó Tây Nguyên. Ngọc Anh chỉ viết:

Bóng tròn che lưng mẹ

Về nhớ anh mẹ khóc

**

Bóng ngả che ngực em

Về nhớ anh không ngủ

**

Rẽ mày uống nước đâu?

Uống nước nguồn miền Bắc

**

Ca khúc “Dưới bóng cây k’nia”, được ca sỹ Măng thị Hội biểu diễn làm rung động tâm can mọi người Việt Nam ở hai miền Nam Bắc, và cả những dân tộc ngoài biên giới Việt Nam. Nhà thơ Ngọc Anh đã gieo trồng cây k’nia vào tâm hồn Việt Nam, thành rừng xanh tươi, tỏa mát cho nhiều thế hệ. Ấy vậy mà mỗi lần trình bày ca khúc Dưới bóng cây k’nia người ta chỉ giới thiệu vắn tắt “Sáng tác của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu”, Ngọc Anh trở thành vô danh.

***

Năm 1964 nhà thơ Ngọc Anh hy sinh dưới chân núi Ngọc Linh huyện Đak Glei phía bắc tỉnh Kontum. Hai mươi ba năm sau chị Xoa vợ nhà thơ Ngọc Anh cùng con trai tên là Bắc vào tìm hài cốt chồng. Cuộc tìm kiếm được sự giúp đỡ của các vị lãnh đạo Gialai và Kontum diễn ra ròng rã trong sáu tháng trời. Đến một buổi trưa, ở chân núi Ngọc Linh, trong một làng của người Cor, anh cán bộ công tác thương binh xã hội của tỉnh thắp nhang khấn vái, cầm rựa đi chặt một mắt tre làm chén tạm rót rượu bổng vấp một hòn đá nằm sâu trong đám lá mục. Anh moi tiếp lá mục quanh hòn đá thì phát hiện ra đá được xếp theo hình chữ nhật, ra ngày ấy những người lính chôn cất đồng đội đã cẩn thận xếp đá quanh mộ để đánh dấu…cho ngày hôm nay! Chị Xoa còn nhận ra được chiếc răng sâu bên trái hàm trên của người chồng mà chị chỉ được chung sống vẻn vẹn có bốn mươi ngày…Mộ Ngọc Anh bây giờ đặt ở nghĩa trang liệt sỹ Điện Bàn Quảng Nam. Tấm bia nhỏ ghi dòng chữ đỏ:

Liệt sĩ Ngọc Anh
Nhà văn

Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định “Trong danh sách tất cả hội viên Hội nhà Văn Việt Nam trước nay kể cả những người đã mất do Ban công tác hội viên của Hội lưu trử đến nay có tất cả 592 người. Không có tên Ngọc Anh”.

(1) Người nghệ sĩ đã để lại cho đời mãi mãi một cây k’nia, một rừng k’nia, là một nghệ sĩ vô danh !!

(1) Theo Tản mạn nhớ quên của Nguyên Ngọc

Bulukhin (Quốc Toàn) dưới bóng cây k’nia quốc lộ 27 Tây Nguyên

KHÔNG ĐỀ
Nguyễn Quốc Toàn
(1.11.2021)


Chỉ là cái Vũng neo Tàu
Mà sao Bãi Trước Bãi Sau kín người
Giang tay Chúa ngước nhìn trời
An nhiên Phật tổ mỉm cười nằm nghiêng
Đường sách như thể vô duyên
Bụi và gió cuốn triền miên tháng ngày

*
Cũng đành tựa đá khoanh tay
Nỗi niềm với sách tỏ bày cùng ai,

Tôi lưu lại bảy câu chuyện Thầy Nguyễn Quốc Toàn có những bài viết ngắn thật hay và sâu sắc mà tôi thích đọc lại, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/

NGUYÊN NGỌC VỀ TÂY NGUYÊN
Hoàng Kim

Nguyên Ngọc về Tây Nguyên
‘Bạn bè tôi ở đó’
‘Tản mạn nhớ và quên’
‘Rừng Xà Nu’, ‘Đất Quảng’.

Chí bền chân không mỏi
‘Đường chúng ta đi’ hoài
‘Lắng nghe cuộc sống’ gọi
Nguyên Ngọc ngọc cho đời.

Thung dung ngày nắng mới
An nhiên ngắm mưa rơi
Cuối dòng sông là biển
Cây đời mãi xanh tươi

Nguyên Ngọc lắng đọng tâm huyết Phan Châu Trinh. Nguyễn Quốc Toàn lời cảm nhận tuyệt vời ‘tóm tắt về nhà văn Nguyên Ngọc”. Trần Đăng Khoa trong tôi luận đàm thế sự thật đáng suy ngẫm:

LAN MAN VỚI NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC
Nguyễn Quốc Toàn (4.11.2022)

Kỳ thi tốt nghiệp cấp 2 năm 1957 thật lạ: Tất cả các môn học như văn, toán, lí, hóa, sử, địa, sinh vật… đều phải thi, và thi… hai lần! Lần thứ nhất thi viết, đỗ, mới được thi lần hai, vấn đáp. Thầy giáo đưa tui quyển “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, hỏi, em đọc quyển này chưa. Thưa thầy em đọc rồi. Trong vòng 15 phút em tóm tắt những nét chính của tác phẩm, nào, bắt đầu. Cậu bé lớp 7 là tui run lắm, nhưng vẫn rành mạch tóm tắt quyển sách, từ lúc anh Núp phục kích bắn một mũi tên, gả lính Pháp chết . Dân Ba Na mới tin Pháp cũng chỉ là người, và theo anh Núp đánh pháp. Đánh bằng chông dưới đất đâm lên, đánh bằng chông trên trời lao xuống, đánh bằng những bẩy đá lăn từ núi cao. Hàng năm trời người Ba Na phải ăn tro tranh lợp nhà (1) thay muối…Thầy xem đồng hồ mỉm cười: “được”. Tui sướng như được bay lên mây. Nghĩ lại, cảm ơn nhà văn quá.

*

Đến ngoài tuổi “thất thập cổ lai hy” càng say mê Nguyên Ngọc hơn. Đã mấy lần đến Đắk Lắk, Gia Lai, KonTum, nhưng đọc Nguyên Ngọc mới thấy mình chưa hề biết gì về Tây Nguyên. Làm nghề khảo sát thiết kế đường bộ, rong ruỗi rừng núi Tây Bắc, nhưng đọc “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng” và “Trở lại Mèo Vạc” của ông mới thấm thía cuộc sống khốn khó của người Mèo sống cùng đá, chết cùng đá, trên đất Hà Giang.

*

Năm 1959 Nhà Văn Nguyên Ngọc tham gia đội quân tiểu phỉ vùng Đồng Văn, Mèo Vạc. Hằng ngày ông thường đi công tác với cô Thào Mỹ chủ tịch Xã Miêu Cao. Thào Mỹ “có khuôn mặt hình trái xoan, đôi mắt nàu nâu rất ướt, sắc nhưng vẫn dịu dàng, hai hàng lông mày nhẹ phơn phớt bay lên như đôi cánh chim”. Hai người cùng tuổi 27, vậy mà xuống dốc, lên dốc, chàng trai Nguyên Ngọc phải cố lắm mới theo kịp Thào Mỹ. Một hôm, hai người lên khỏi dốc Phó Lương, Nguyên Ngọc ngỡ ngàng trước bạt ngàn hoa thuốc phiện đung đưa trước gió. Cánh hoa đủ màu trắng, xanh, tím, vàng, đỏ, trông mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại có sức cuốn hút thật ma mị… Nguyên Ngọc bảo: “Thào Mỹ kể chuyện hoa Thuốc phiện làm tan nát đời người con gái Mèo đi (2)”

*

Chuyện củaThào Mỹ : “ Ông Vàng Mi Xử, sau khi mất mảnh ruộng độc nhất vào tay chúa đất, thì chọn đỉnh núi cao nhất để làm nhà. “Núi cao đến nỗi những ngày trời quang đãng nhất nhà ông vẫn ngập trong mây dày”. Ông sống với đứa con gái 11 tuổi, nó không có bạn bè, không được đi học. Ước ao của nó là được nhìn thấy người. Thế là bố dẫn con gái đi chợ Mèo Vạc. Ở đó cô thấy rất nhiều người, kẻ mua người bán đông đúc, nhộn nhịp. Một người đàn ông râu quai nón, chột mắt, đến gặp Vàng Mi Xử hỏi mua hàng. Bố cô đưa ra bánh thuốc phiện và nói giá mười đồng. Người chột mắt trả 7 đồng, ông không bán và dẫn con gái về. Đến một hẻm múi vắng, bỗng nhiên tên chột mắt từ một vách đá lao ra chặn đường cha con Vàng Mi Xử. Cô gái sợ quá núp vào một bụi cây. Cô chỉ nghe hai người lời qua tiếng lại và tiếng súng kíp nổ đoàng. Trong ánh chớp từ mũi súng, cô thấy bố cô – ông Vàng Mi Xử ngã vật xuống.

*

Cô gái vùng chạy qua bờ bụi, qua các mỏm đá tai mèo, chạy xuyên đêm và ngất xỉu. Một bà cụ già đưa cô gái về nuôi, đến tuổi 16 bà gã cô lấy chồng. Chồng cô là một thằng bé 7 tuổi, chiều chiều cô phải cho chồng ăn và dỗ nó ngũ. Bổng cô phát hiện ra tên chột mắt, râu quai nón, đã giết bố cô chính là bố chồng. Giữa đêm khua cô gái lại vùng chạy khỏi nhà chồng. Chạy mãi, chạy mãi, chân tóe máu, cô ngã vật trước cửa một hang đá, nơi đóng quân của bộ đội đánh Pháp. Cô được bộ đội nuôi, trở thành lính phiên dịch tiếng Mèo cho các chú người kinh…Năm 27 tuổi, cô có tên là Thào Mỹ, phó chủ tịch xã Miêu Cao, bạn chiến đấu diệt phỉ với nhà văn Nguyên Ngọc.

*

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đi thực tế Đồng văn Mèo vạc, và quen thân với Thào Mỹ lúc này đã là cán bộ huyện. Ông đọc được trong sổ tay công tác của Thào Mỹ một tiếng gọi buồn: “Mùa hoa thuốc phiên cuối cùng ơi”. Tô Hoài kể: “Thào Mỹ hỏi tôi về Nguyên Ngọc, tôi bảo Nguyên Ngọc đương ở chiến trường miền Nam. Thì đôi mắt xanh nâu của người con gái đẹp im lặng”. Trước đây Nguyên Ngọc cũng đã từng im lặng trong những ngày ông và Thào Mỹ rong ruỗi trên núi rừng Hà Giang. Nhưng khi tả về dáng đi của Thào Mỹ thì chàng trai dưới tuổi 30 là Nguyên Ngọc đắm đuối biết nhường nào. Trong “Trở lại Mèo Vạc”, ông viết: “Thào Mỹ càng đi càng đẹp ra. Một vẻ đẹp rất lạ, cuốn hút vô cùng, khi im lặng trầm uất như ngọn núi Mèo cô độc, khi lẳng lơ như những bông hoa thuốc phiện quyến rũ, khi phấp phới như ngọn gió trên đỉnh Sam Pun…Chúng tôi là bạn, là đồng chí, là anh em, là gì nữa…chính tôi và chị đều không biết”.

*

Trong bộ ba “Nguyên Ngọc tác Phẩm”, Nxb Hội Nhà Văn viết: “Nhà văn Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn đương đại có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học cách mạng Việt Nam, bằng vào chính các tác phẩm luôn luôn nóng hổi và giàu chất lãng mạn của mình”. Thế nhưng Nguyên Ngọc có hai quyết định động trời, làm choáng váng một số người đọc yêu mến ông. Ngày 12.5.2015 ông tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam. Ngày 26.10.2018 ông tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam. Cứ nghĩ, ngày ông rời cõi tạm, có lẽ trên báo Văn Nghệ của Hội NVVN không có cáo phó về ông. Trong bài “Nguyên Ngọc nhà văn công dân” (3) tác giả Thu Hà Viết “Chủ tịch thành phố Đà Nẵng hứa với văn nghệ sỹ và trí thức tỉnh nhà sẽ lấy tên ông đặt cho một con đường mới ở Đà Nẵng”. “Chủ tịch thị xã Hội An thì bảo … Lấy tên ông đặt tên một con đường mới là cái sự đương nhiên”.

*

Tên nhà văn Nguyên Ngọc không còn trong Hội NVVN, không còn trong Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng nhà văn công dân Nguyên Ngọc vẫn trường tồn mãi mãi với Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam, quê hương ông.

———————-

(1) Tro tranh lợp nhà có vị mặn hơn tro tranh lấy từ rừng.

(2) Trong “Mùa Hoa thuốc phiện cuối cùng”, Nguyên Ngọc vẫn gọi Vàng thị Mỹ (Thào Mỹ) là con gái Mèo

(3) Nguyên Ngọc nhà văn công dân của Thu Hà trang 506 Tập 3 Nguyên Ngọc tác phẩm” ; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/11/04/nguyen-ngoc-ve-tay-nguyen/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim


Giữ trong sáng tiếng Việt
Ca dao lọc tinh hoa
Dân ca truyền di sản
Đồng dao lời tháng năm

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão “Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài

Ngôn ngữ văn hóa Việt
Ngắm dấu chân thời gian
Ngẫm thơ ngoài ngàn năm.
Văn chương ngọc cho đời

Cụ Nguyễn Quốc Toàn “mọt sách đền văn học, Lão Quán Lục Vân Tiên”, ngày 5 tháng 4 lúc 14:59 có bài viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ?? nguyên văn như sau:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: • Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1). • Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), • Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).***

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. ***

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.*** Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” ***

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.***

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. —————————–
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4) http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5) huynhchuonghung.com
Bộ sách Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

Cụ Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh Ruc Hung có hai nhận xét thật tuyệt vời xin được chép lại :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…” trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ

Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông . Pháp chủ nay 99 tuổi, trước đây đã từng phát biểu : “…Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã 104 năm, ở chùa 98 năm, thụ Đại giới được 84 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi…” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp lớn trong nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học. Người giữ ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. chùm ảnh chọn lọc của HK, xem tiếp phước lành năm xưa.

Thầy Nguyễn Quốc Toàn ngày ấy đã nói Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Toàn thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Toàn được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim, NgocphuongNam ngày ấy đã trả lời Thưa cụ Toàn, Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.Đấy cũng là nói cho vui. Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

CHÙA GIÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim


Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Giáng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”

Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xuân đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …

NHỚ VIÊN MINH
Hoàng Kim

Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

HOA LÚA
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

(**) Thơ Dương Phượng Toại

nuidoiquanba

LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim

Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.

QUẢNG BÌNH NÔI ĐỊA LINH

Quảng Bình nôi địa linh,có nhiều người con trung hiếu, có nhiều người rất ý thức bảo tồn di sản, Một chuyện hay tôi chọn lưu lại là trao đổi thường ngày của thầy Cao Xuân Thiện gửi cụ Nguyễn Quốc Toàn như sau

Kính gửi: Bác Nguyễn Quốc Toàn Em có một anh bạn cùng đơn vị, quê ở phường Quảng Phong (trước đây là làng Lũ Đăng thuộc huyện Quảng Trạch) thị xã Ba Đồn có nhờ em dịch nghĩa đôi câu đối (đã phiên âm Hán Việt, không có ảnh chữ Hán), như sau: “Hướng tốn Linh Giang sản vật công thương ưu Quảng địa / Tọa càn lãnh thổ cư dân canh mục hảo Phong điền” Em cũng thử đoán và tạm dịch như sau: – Theo hướng Đông Nam sông Gianh sản vật nghề thợ thuyền buôn bán chăm lo cho đất Quảng – Lãnh thổ nằm ở hướng Tây Bắc dân cư cày cấy chăn nuôi làm tốt tươi đồng ruộng xứ Phong”. Anh bạn em nói rằng như thế là không hợp với làng quê anh ấy, vì xã Quảng Phong mới có sau năm 1954. Còn địa danh Phong Điền thuộc Thừa Thiên Huế cơ. (Chép thêm: Phần dịch của anh Bản (Lũ Phong):- Hướng Đông Nam là Sông Gianh. Đất đai rộng lớn, có ưu thế và điều kiện phát triển nghề cá và buôn bán sản vật.- Hướng Tây Bắc là làng xã. Ruộng đồng trù phú, tươi tốt, người dân chủ yếu làm làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm.) Em kính mong bác và các bạn của bác chỉ giáo. Em và anh bạn của em chân thành cảm ơn các bác.

Cụ Nguyễn Quốc Toàn trả lời: I- Nếu xem câu đối là chuẩn mực thì lời dịch của thầy tuy chưa hàm súc lắm nhưng cũng xem là được.II- Ngoài ra, tui có đôi điều suy nghĩ về văn bản câu đối xin trình bày như sau 1- Linh Giang là tên một con sông cụ thể thì ở vế đối cũng phải là một địa danh cụ thể nào đó chẳng hạn như: Pháp Kệ, Tượng Sơn… chớ không thể dùng từ “lãnh thổ” chung chung được. 2- Câu đối có dùng đến hai thuật ngữ trong bát quái là “tốn” và “càn”. Để đỡ rắc rối ta quy ước dùng hậu thiên bát quái (của Văn Vương) để bàn tiếp. Theo hậu thiên thì “tốn” và “càn” nằm ở hai mút của một đoạn thẳng. Tốn ở phía đông nam, càn ở phía tây bắc. Xem trên bản đồ thì Linh Giang chảy theo hướng tây tây bắc về phía đông đông nam. Vậy nói Linh Giang hướng tốn là mù mờ không chính xác. Nói làng Lũ Phong (Lũ Đăng) tọa càn càng không chính xác. Nếu quy làng về một điểm thì điểm đó phải được xác định bởi hai toạ độ (x và y) nếu chỉ nói toạ càn thì cái “lãnh thổ” kia không thể định vị được. Thêm nữa, “hướng” (向) là danh từ chỉ một trong những phía của không gian không thể đối với “tọa” (坐) là động từ ngồi. 3- Làng Lũ Phong cùng với làng Tân Phong họp thành xã Quảng Phong. Riêng Lũ Phong thời Lê Quý Đôn viết Phủ Biên tạp lục (1776) gọi là Lũ Đăng. Đến năm Thành Thái thứ 17 (1905) gọi là Lũ Phong. Tên Quảng Phong có thể xuất hiện sau năm 1954. 4- Không hiểu sao người bạn thầy Thiện đưa ra câu đối trong đó có vế “tọa càn lãnh thổ cư dân canh mục hảo phong điền” lại bảo như vậy là “không hợp với làng quê anh ấy. vì xã Quảng Phong mới có sau năm 1954 còn địa danh Phong Điền thuộc Thừa Thên Huế”. Tức là anh ấy không tán thành vế thứ hai của câu đối ?? Nên nhớ là phong điền (豐田) là ruộng tốt. Bất cứ ai cũng có thể dùng từ phong điền đặt cho làng quê mình chớ nó không phải là độc quyền của người Thừa Thiên. Làng Lộc Điền quê nội tui ở bờ bắc sông Gianh.

Cao Xuân Thiện Thưa bác Nguyễn Quốc Toàn, anh Bản Trọng, đã bổ sung như sau: Trong bát vận “tọa” là phía sau, “tốn” là phía trước. Như vậy hướng tốn, tọa càn nói về trước mặt và sau lưng đình Lũ Phong. Đúng ra phải hiểu đình là điểm định vị chính tâm bát vận để xác lập vị trí Linh Giang ở phía trước theo hướng Đông Nam và làng xã (lãnh thổ) ở phía sau theo hướng Tây Bắc. Làng Lũ Đăng đổi thành Lũ Phong vì kỵ húy vua Kiến Phúc (1883- 1884). Vua Kiến Phúc có tự Ưng Đăng.

Nguyễn Hữu Trường Nên cân nhắc thêm : Linh Giang còn là tên gọi khác của con sông Hương, các bác ạ! Đại Linh Giang là tên gọi của Sông Gianh …( theo Lê Quý Đôn toàn tập). Tham khảo để mở thêm hướng cảm nhận nội dung câu đối chăng? Xin chúc bác Toàn khỏe.. Phục bác về sự tìm tòi trong vốn cổ…

Nguyễn Quốc Toàn 1- Cảm ơn bạn Trường đã nêu ý kiến sông Hương một thời có tên Linh Giang. Hồi còn Bình Trị Thiên tui đã đọc một bài của Phan Thuận An cũng nói về vấn đề này. Mới đây ông Trần Ngọc Hùng ở Đồng Hới có nhắc lại. 2- Tui hay ông Thuận An, ông Trần Hùng, đều dựa vào sách người xưa để lập luận. Cụ Đào Duy Anh có viết trong sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” một câu như thế này: “Tấn thư Châu quận chí nói rằng năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông Thọ Linh là sông Linh Giang (sông Gianh ngày nay)…”. Thái Khang thứ 10 là năm 289 đời vua Vũ Đế Tây Tấn. Sau này ông Lê Quý Đôn (1726-1784) viết Phủ Biên Tạp lục cũng dựa vào các sách Thủy Kinh chú sớ, Hán thư, Tấn thư… 3- Chữ Linh trong Linh Giang chính là chữ Linh trong tên huyện Thọ Linh, xuất hiện cách nay 1733 năm tồn tại cho đến ngày nay. Còn chữ Linh trong Linh Giang của sông Hương không biết bắt nguồn từ đâu. Tui không nhớ các học giả nọ dẫn giải như thế nào nữa.4- Bạn của ông bạn tui quê ở Lũ Phong đã dẫn ra câu đối này để tưởng nhớ quê hương mình thì “Linh Giang hướng tốn” chính là sông Gianh ở Quảng Trạch. Chắc chắn là đôi bờ sông Hương không có địa danh nào là Lũ Đăng hay Lũ Phong cả. (…) Sông Hương không chảy qua hai huyện Quảng Điền và Phong Điền của Thừa Thiên Huế1- Phong Điền giáp giới Quảng Trị còn khá xa sông Hương2- Quảng Điền có Phá Tam Giang, có sông Bồ chảy men theo vùng đất Thanh Hà, Tộc Cao Xá sau đó đổ vào sông Hương ở gần đình Thủy Phú. Đoạn cuối sông Hương gần đất Quảng Điền chứ không chảy qua Quảng Điền

Kim Hoàng Cảm ơn Thầy Nguyễn Quốc Toàn tuyệt vời lời bình luận! Linh Giang Đình Minh Lệ là hai địa danh nổi tiếng vùng Minh Linh quê em. Linh Giang thông đại hải, hướng Đình Minh Lệ nhìn thẳng ra Biển Đông chứ không nhìn ra hướng rào Nan nguồn Son. Vùng quê này phát tích nhiều huyền thoại, trong đó em có lưu chùm bài “Linh Giang Đình Minh Lệ”/ “Nguồn Son nối Phong Nha”/ “Bến Lội Đền Bốn Miếu”/ “Đá Đứng chốn sông thiêng”. Có ông già mù người Cao Lao Hạ thuở xưa nói với che em “Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang em (lúc ấy khoảng 7-9 tuổi) , bắt em nhắc di nhắc lại mấy lời khẩu quyết: “Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ ….” Mắt Cụ rất thành khẩn. Hốc mắt Cụ dường như có nước mắt. Người Cụ khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng”. … Chuyện rất lạ thuở nhỏ . Nay anh nhắc điều này, nên xin được chép về.

Nguyễn Quốc Toàn Đính chính ngay với Hoàng Kim, quê nội tui là làng Lộc Điền thượng phường chớ không phải là làng Lũ Phong.

ĐÔI LỜI VỚI ĐÌNH LÀNG LỘC ĐIỀN.
Nguyễn Quốc Toàn (10.10.2021)


I- Đình làng Lộc Điền (Tân An) được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, ban đầu chỉ là tranh tre gỗ nứa. Phải đến lần tôn tạo cuối cùng năm 1938 mới thực sự hoàn chỉnh (1). Hai cột nanh trước đình cao 5 mét, trên đỉnh có nghê chầu, đế cột hình vuông 0.8m x 0.8 m, các mặt bên đắp hình rồng chầu hổ phục giữa những hoa văn tinh tế. Đình có 3 hoành phi 4 câu đối, do các nhà nho danh tiếng của làng soạn thảo.

II- Sự phục dựng đình làng Lộc Điền trong năm 2003-2004.Trong chiến tranh phá hoại, đình làng bị giặc Mỹ oanh tạc. Trụ biểu (cột nanh) bên phải (nhìn từ sông Gianh vào) bị gảy đổ. Các ngôi đình mái ngói bị tàn phá chỉ còn trơ lại nền. Đã có nhà dân lấn chiếm làm nhà ở trên nền đình, do vậy ban tu tạo không thể làm đình mới trên nền cũ như ngày xưa mà làm lệch đi, dẫn đến phải phá hai trụ biểu (cột nanh) cũ để làm lại mới. Các chữ trên hoành phi câu đối được sao chép lại từ đình cũ nhưng có nhiều sai biệt. Để người viết dễ diễn đạt và người đọc tiện theo dõi, bu tui nói về câu đối trước sau đó nói đến hoành phi.

A- NHẬN XÉT VỀ CÂU ĐỐI
Câu đối 1


• Vế (a1) trên trụ biểu bên phải (cột nanh) nhìn từ sông vào:
四面山河得壹以靈凝正氣
(Tứ diện sơn hà đắc nhất dĩ linh ngưng chính khí)
Dịch: Bốn mặt núi sông chỉ nơi đây linh thiêng ngưng tụ chính khí.
Vế này không có gì sai nhưng chữ dĩ 以 nguyên là chữ khải phồn thể, viết thành một thứ chữ ngoài quy chuẩn của thảo, hành, lệ, triện, lạc lỏng với 10 chữ còn lại (có ảnh minh hóa, cuối bài)

• Vế (a2) trên trụ biểu bên trái:
兩間天地立中不倚屹高標
(Lưỡng gian thiên địa lập trung bất ỷ ngật cao tiêu)
Dịch:Trong khoảng trời đất, tự mình đứng vững vươn thẳng, vút tầm cao
Vế này sai hai chữ. Lưỡng gian thiên địa 兩間天地 là trong khoảng trời đất, viết thành lưỡng giang thiên địa 兩江天地 là hai con sông trong trời đất.

Trước làng Lộc Điền chỉ có một đoạn sông Gianh chảy qua không có hai con sông. Chữ tiêu 標 cuối câu, viết thành chữ gì chưa đọc được (có ảnh minh họa ở cuối bài).Các câu đối ở đình trung

Câu đối 2
Vế (a2)
形和氣和天地之和應
(Hình hòa khí hòa thiện địa chi hòa ứng) Chữ hình 形 là hính dáng, hình thể, viết thành chữ hình 刑 là hình luật hình sự

Vế (b2)
言正行正左右皆正人
(Ngôn chính hành chính tả hữu giai chính nhân) Chữ hành 行 là làm, gồm bộ sách 彳và chữ xúc亍viết thành bộ sách 彳 đi với chữ vu 于 không thành ra chữ gì cả.

Câu đối 3
Vế (a3)
謳歌鼓舞樂在人和
(Âu ca cổ vũ lạc tại nhân hòa)
Vế này có 8 chữ, sai mất bốn: Âu 謳 là ca hát viết thành tiệp 疌 là mau lẹ, cổ 鼓 là cái trống viết thành cổ 詁 là giải thích chuyện cũ, vũ 舞 là múa viết thành vũ 偊 là lủi thủi một một mình.

Ý của vế này là “hát múa ngợi ca bởi lòng dân thuận hòa”

Vế (b3)
禮樂威儀敬如神在
(Lễ nhạc uy nghi kính như thần tại)
Vế này sai 3 chữ. Chữ nhạc 樂 là âm nhạc viết thành chữ nhạc 岳 trong nhạc trượng 岳丈là bố vợ. Chữ uy 威 là oai phong viết thành chữ uy 倭 trong uy trì 倭遲 là xa thăm thẳm. Chữ nghi 儀 là trang nghiêm viết thành chữ nghi 倭 trong nghi thất nghi gia 宜室宜家 là nên vợ nên chồng.

Câu đối 4
Vế (a4)
功高護國萬年長
(Công cao hộ quốc vạn niên trường)
Vế này sai một chữ. Hộ 護 là che chở bảo vệ. Viết thành một chữ gồm bộ thủ 扌và chữ hộ 戶 là cửa một cánh. Tổ hợp 扌+戶 không thành ra chữ gì cả

Vế (b4)
德大安民千古盛
(Đức đại yên dân thiên cổ thịnh)
Vế này sai một chữ. Yên 安 là bình yên viết thành yên 嫣 là say đắm quyến rũ

B- NHẬN XÉT VỀ HOÀNH PHI

Hoành phi 1 (chữ Hán đọc từ phải qua trái, chữ quốc ngữ đọc ngược lại)
靈英古萬
(Vạn cổ anh linh)
Hoành phi 1 không có chữ nào nào sai

Hoành phi 2
大正明光
(quang minh chính đại)
Câu này sai 1 chữ. Quang 光 viết thành chữ cao 高

Hoành phi 3
同逾福萬
(vạn phúc du đồng)
Câu này sai 1 chữ. Du 逾 là vượt quá, hơn, viết thành chữ thu 秋 là mùa thu thành ra vô nghĩa

III- Lời cuối

Phần gạch đá, gỗ ngói, sắt thép, của đình chỉ là phần xác, kẻ địch hoặc người xấu có thể phá hoại. Nhưng chữ nghĩa ngoài đình trong đình là phần hồn của làng. Tính nhân văn của nó còn lại mãi mãi. Tôn tạo lại đúng như cách nay một thể kỷ là tôn trọng quá khứ, tôn trọng công sức và trí tuệ ông cha. Kính mong các nhà chức sắc làng Lộc Điền (Tân An) khắc phục ngay những gì còn sai sót
——
(1) Theo thư riêng của PGS tiến sĩ Nguyễn Quốc Cừ đề ngày 24.11.2002 gửi cho người viết bài này

(2) Một số trao đổi trên FB:

Dũng Nobita Thật đáng buồn!

Nguyễn Quốc Toàn Buồn và xấu hổ nữa

Le Thanh Binh 你真是一個知識淵博、充滿好奇心的人!

Nguyễn Quốc Toàn Cảm ơn nhà thơ có lời khen

Nguyễn Quốc Toàn Còn hơn bu tui không học được ngày nào, chỉ mua sách về tự học, mà chỉ học chữ phồn thể, đụng phải chữ giản thế là phải tra cứu rất mất thì giờ

Le Thanh Binh @ Nguyễn Quốc Toàn Dạ. Em học online, cũng tiếng Trung phồn thể. Thực ra giản thể cũng không khác nhiều lắm anh hè!

Phúc Trương Hay lắm bác! Giữ lại văn hóa là giữ lại sự sống cho làng! Rất mừng là làng còn được người uyên thâm như bác! Ở làng Mỹ Lợi em là quê ngoại vua Bảo Đại mà sau 75 họ đập bỏ hai trụ biểu cũ to lớn có những câu đối cẩn mẻ xưa rất đẹp! Giờ họ làm lại một nhà cấp 4 thế là xong! Di sản phong kiến mà ai dám nói !!!

Lê Thị Huyền Thanh Em nghĩ bác nên gửi thẳng cho những người chức trách của làng tộc không thì uổng công sức các cụ tiền bối.

Nguyễn Quốc Toàn Năm 2006 bác đã in lên tạp chí Nhật Lệ và gửi tặng làng, xã …Bác cũng gợi ý đứng ra sửa chữa cùng chuyên gia Hán Nôm nhưng họ im lặng. Nay bác ở cách làng cả ngàn cây số thì đành chịu vậy. Thanh đọc bác trả lời bên dưới để hiểu thêm sự tình…

Lê Thị Huyền Thanh Buồn quá bác nhỉ

Nguyễn Quốc Toàn Buồn và xấu hổ nữa Thanh à

Khiêm Phan Nguyễn Nhầm lẫn lung tung, chắc do không am hiểu mà tra google. Bác đã góp ý thì phải giám sát đế thúc đẩy họ sửa sai mới trọn vẹn ạ.

Nguyễn Quốc Toàn Làng tui đã từng có 2 tiến sĩ và 3 cữ nhân Hán học, nhưng nay con cháu mù tịt. Năm 2003 người ta thuê anh thợ máy tính viết chữ. Gõ chữ Hình quốc ngữ ra 11 chữ hình chữ Hán. Người thuê và người gõ đều mù tịt nên họ chọn đại lấy 1 trong 11 chữ. Tức là chữ hình bộ đao 刑 thay vì chữ hình bộ sam 形. Cách làm như vậy thì chữ nào cũng sai. Trước năm 2006 bu tui đã in bài viết này trên tạp chí NHẬT LỆ gửi về xã Quảng Thanh và chức sắc làng Lộc Điền, lại gợi ý đứng ra cùng chuyên gia Hán Nôm sửa chữa lại nhưng không thấy làng xã động tĩnh gì. Năm 2011 bu tui vô Nam, đã 18 năm nay, (chữ trên đình làng Lộc Điền) sai cứ hoàn sai. Gần đây có thằng cháu bảo người Lộc Điền (Tân An) yêu quê hương nên viết một cái gì đó… Thế là bu tui viết lại chuyện cũ mà cứ như mới vậy.

Khiêm Phan Nguyễn @ Nguyễn Quốc Toàn Họ không thấy xấu hổ mà mình xấu hổ bác ạ.

Nguyễn Quốc Toàn Khiêm nói quá đúng và quá hay.

Vỹ Ngô Dạ cháu xin share bài vào nhóm fb “Làng Tân An …” Chú nhé. Để rồi mọi người cùng đọc cùng ngẫm khi có cơ hội, có người dám đứng ra mà tổ chức sửa lại được thì tốt.

Nguyễn Quốc Toàn Cháu biết đấy, chú rất ít khi về làng. Chi tiết có nhà dân lần chiếm, cột đình bên phải (nhìn từ sông vào) bị đạn bom làm đổ gảy mất một nữa chú không dám chắc đúng vì chỉ nghe nói lại. Riêng số chữ sai chú viết là có căn cứ vì chính chú ghi chép lại trong đình từ năm 2006. Thỉnh thoảng về làng cháu tìm hiểu và ghi chép thêm thông báo lại cho chú nhé. Chữ bằng vữa xi măng đục đi làm lại không mất nhiều công của. chỉ cần có một người giỏi chữ Hán làm chuyên gia

Hoàng Trung Anh thật tâm huyết với làng Lộc Điền (Tân An).

Phan Hồng Anh của tui giỏi quá ,thiệt tự hào về anh. Chúc gia đình anh chị mãi mãi mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an nhé.

Nguyễn Quốc Toàn Em Hồng cũng giỏi lắm

Nguyễn Bá Sinh Kính phục sự am hiểu SÂU SẮC tôi có đi vào nghiên cứu lĩnh vực này , nhưng khó lắm và tốn công phu.

Nguyễn Quốc Toàn Do bu tui có tính tò mò và ham hiểu biết bác Sinh à

Nguyễn Bá Sinh Người giỏi chữ Hán cũng phải tra cứu (từ điển) vi nó phức tạp lắm

Nguyễn Quốc Toàn Học mà không dùng thì quên ngay bá à

Ha Ngo Chú Lê Quang Vinh là con mệ Chắt Khiêm (Chị của ông Chân) phải không cậu Vỹ. Chú Toàn có bài viết về đình làng hay quá cậu hè.

Vỹ Ngô @ Ha Ngo dạ đúng chị

Nguyễn Quốc Toàn Mệ Chắt Kiêm chớ không phải Khiêm. Người bà con cùng họ Ngô với cháu đấy

Lê Quang Vinh @ Nguyễn Quốc Toàn:
THÂN GỬI CỤ NGUYỄN QUỐC TOÀN

Bài viết của cụ rất tâm huyết. Vô cùng quý. Nhưng chú em vẫn buồn là sao sau hàng chục năm làm xong đình mới, cụ mới lên tiếng? Thời gian xây lại đình, cụ vẫn ở Đồng Hới, chẳng lẽ không về thăm làng lần nào, còn phải xủi mả hằng năm nữa chứ?Tuy vậy, những phát hiện rõ ràng thế này, làng ta dứt khoát cần phải sửa cho đúng với ngữ nghĩa của câu đối cũng như hoành phi mà tiền nhân khi xưa đã làm. Kinh phí khắc phục không phải quá tốn kém, nên không thể không làm được.Một chi tiết cụ nhầm: hai cột nanh cũ chẳng có cột nào bị đổ gãy hết. Chỉ có cột phía Đông hơi bị nghiêng chút ít nhưng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” nửa thế kỷ sau khi ngôi đình bị máy bay Mỹ ném bom. Đây là hai dấu tích còn lại duy nhất để Sở Văn hoá Quảng Bình công nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa” cấp tỉnh cho ngôi đình. Còn các hộ dân sống trên đất đình, là do địa phương cấp đất từ trước khi làm lại đình cũng trên 40 năm (ngay sau khi chiến tranh kết thúc 30/4/1975). Không một ai cả gan đến đây lấn chiếm đất công hết. Họ đều được Nhà nước cấp sổ đỏ. Nhiều địa phương có tình trạng đất đai các di tích lịch sử như làng Lộc Điền, họ đều hoán đổi đất ở khác thế cho người dân, để lấy lại nguyên thổ của di tích như đình làng Hòa Ninh, đình làng Lũ Phong… cùng trong huyện nhà cả đó thôi. (Cách làm này là phổ biến. Hiện Thành phố.Huế đang di dời cả ngàn hộ dân ra khỏi thành nội, để trả lại mặt bằng cho các công trình sắp được khôi phục trong mấy năm tới). Nếu chuyện hoán đổi đất không thực hiện được, cũng nên bảo tồn hai cột nanh bằng biện pháp di dời, để giữ lại di tích gốc, chứ không nên hóa giải như đã xẩy ra.Từ xưa tới nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, bất luận một di tích lịch sử văn hóa nào, người ta luôn bằng mọi cách gìn giữ, bảo tồn từng mảnh ngói, viên gạch. Như Hoàng thành Thăng Long, khi tới đây tham quan, ta thấy từng viên ngói viên gạch cùng bao nhiêu mảnh sành sứ khác, được moi lên từ trong lòng đất đang được sắp xếp, bộc lộ cẩn thận, thuận lợi cho khách chiêm ngưỡng. Hoặc các di tích về triều đại nhà Trần ở Đông Triều, người ta khai quật từng táng nhà, gạch ngói, đồ gốm sứ nằm ẩn mình dưới lòng đất trên 7 thế kỷ. Tất cả cũng đang được trưng bày bên các công trình mới được phục hồi-trùng tu như chùa Quỳnh Lâm hoặc đền Sùng Ân (thái miếu 7 vua Trần), ở khu vực xã Tràng An, Đông Triều… Trong khi đó làng Lộc Điền ta lại làm điều ngược lại: đập tan tành hai cột nanh còn khá vững chãi, mọi thứ gần như vẫn nguyên vẹn, lấp xuống bờ sông. Đó là một nghịch lý quá đau lòng… (Trong ảnh: Hai cột nanh cũ của đình làng Lộc Điền tồn tại cho đến ngày hội đình lần đầu được khôi phục cách nay cỡ 12 năm. Ảnh do LQV chụp). Hà Nội, 14 giờ 22’ ngày 11/10/2021 LQV.

Vỹ Ngô @ Lê Quang Vinh Đúng rồi a, thật quá đau lòng vì sự kém hiểu biết của sơ các cụ trực tiếp tham gia việc khôi phục đình làng. Tui con út sơ ông N.P Yến lúc đó cậu tui già rồi không tham gia vào việc này nhưng tui còn nhớ nhũng cụ chủ chốt trong việc này họ mất cả rồi không nhắc làm gì. Năm đó vào tầm tháng 3 âm lịch đứa con thứ 2 của tui tròn 3 tháng 10 ngày tui đưa về nội rồi lên ngoại ở chòm một. Tôi dựng tóc gáy khi thấy cột đình làng cái gốc tích còn lại của đình, nơi duy nhất để tụ của thần linh làng nằm chỏng chơ thành 3 khúc dưới bờ sông, không biết những người trực tiếp đập phá bây giờ ra sao? Chiều đó tui về chòm 3 nơi cụ có học vấn cao nhất trong các cụ mà tôi nghỉ là người chủ chốt trong quyết định việc này, vừa lúc gặp luôn các cụ có liên quan trong ban trùng tu đang ngồi hóng mát trước s6ng có cả ông Sáng, ông Xưa, ông Gi, ông Khếu (chú ruột tui)…, thì tui thắc mắc: 1- Đình được công nhận di tích cấp tỉnh là nhờ 2 cột đình; Nếu các cụ làm vậy thì có nguy cơ bị rút bằng công nhận. 2- Về kỷ thuật trùng tu liệu thợ ngày nay có phục chế lại được sự đọc đáo (nét cổ kính của hoa văn) và ít nhất là giống hoặc hơn như cũ được không. 3- Về tâm linh, đập cột đình gốc thì các linh thần tụ vào đâu, các cụ bỏ đi hoặc phạt lại, con cháu phải chịu rồi sẽ khó có người học hành đổ đạt… các ông có suy nghỉ như vậy không. Thế là tui được một bữa đánh hội đồng của các cụ (bằng lời), các cụ bảo làm lại cho mới cho đẹp hơn…. nhưng tui lúc đó mới 36 tuổi thời đang xung tui cũng không thua, cuối cùng tui chốt lại một câu các ông cứ chờ xem rồi chuyện gì sẽ xảy ra, ít nhất bị thu hồi công nhận di tích. Sở dĩ tui nói thế là vì quá trình làm thủ tục công nhận di tích tui có biết và đã nắm nguyên tắc công nhận và tui có theo dỏi qua thằng em (con ông anh bạn của anh rể tui) nó ở sở văn hóa trực tiếp làm thủ tục công nhận di tích cho đình làng mình, khi được công nhận, nó báo cho tui biết trước mà. Trước khi bị rút chứng nhận công nhận di tích nó cũng gọi báo cho tui nói hỏng rồi anh ơi làng ta trùng tu đình là di tích lịch sử mà đập cái căn cứ di tích đi thì còn gì nữa sắp tới khả năng họ thu hồi, em vừa ra khảo sát thực tế về, tui cũng buồn và nói anh biết rồi…, Thực ra khi biết tui không dám nói với nó sợ họ thu hồi giấy chứng nhận, tui cứ nghỉ chắc là chẳng ai ra lại đó nữa mà biết hoặc để thế được thêm năm nào được năm nấy. Còn Ông Toàn thì nên thông cảm cho ông, tui có nói với ông nhưng ông bảo tao sợ về nói họ không nghe mô, sau đó thời gian khi sửa đình đã xong ông có nói vơi tui chuyện sai chữ một lần rồi, thực ra ông ít về quê vì nhiều lý do…nếu còn nhà từ đường chẳng hạn thì khác, mà ở quê là thế ít về thì tình cảm, uy thế, tiếng nói…nó cũng khác đi. Bây giờ có kỳ mạng xã hội giúp chúng ta kết nối thế này, mọi người mới có cơ hội giải bày cái này cái nọ…cũng như anh mới biết điều đó vậy. Thực ra do tui đang muốn thu thập mọi thứ liên quan đến làng ta như về đình làng, lịch sử làng Tân An…qua những người cao niên, có học vấn như chú Toàn, như Anh (Lê Quang Vinh) để cho người dân làng ta, lớp như bọn em nâng tầm hiểu biết, và có thể biên tập lại thành tài liệu có ích về lịch sử làng cho con cháu mai sau. Mong Anh tham gia nhiệt tình và đóng góp cùng nhóm nhé. Cảm ơn Anh đã tham gia nhóm!

Nguyễn Quốc Toàn Chú Vinh 1- Đâu khoảng 2002-2003 làng Lộc Điền làm lại đình mới. Bác Toàn và bác Cừ không được làng thông báo cho biết. Đến như làng Hướng Phương lấy cớ đào mương thủy lợi để phá lăng cụ thượng Hoan lấy đá xây sân hợp tác và tìm vàng bạc, bác Cừ và bác Toàn không hề hay biết. Mạ anh ở ngay làng cũng không được thông báo. Bà còn bị sở Văn hóa quy tội đào mộ cổ, di tích văn hóa…mà không cho sở Văn hóa biết… Hài cốt cụ thượng Hoan để ở sân nhà cúng bái làm thủ tục mai táng bị một (người bà con) bảo làm nhanh, đưa đi ngay, ông này là đại phong kiến, thượng thư, đại thần nhà Nguyễn. Nhưng cũng tên tuổi ông này bây giờ ngày việc làng được người ta nhắc đến với lòng tự hào rằng dân làng ta xưa kia có người đỗ đạt làm quan… 2- Bác đây được ty GTVT cho làm hồ sơ đi nghiên cứu sinh ở Đức, ông trưởng công an xã người Lộc Điền ghi gia đình anh này đế quốc, phong kiến, có thái độ buôn bán… không thể cho ra nước ngoài.3- Nói vậy để biết người Lộc Điền một thời không mấy thiện chí với dòng dõi nhà bác. Bản thân bác cũng ít quảng giao, cộng dồn lại cho đến tuổi 80 bác chỉ ở làng nhiều lắm là 4 tháng. 4- Bác không chắc những gì bác viết về sự gãy đổ cột đình bên phải, có người lấn chiếm nền đình là đúng vì chỉ nghe người ta nói lại. Riêng những chữ sai trong đình thì chính bác ghi chép lại từ năm 2006. Bác đã viết một bài khá dài in trên tạp chí Nhật Lệ gửi ra tặng xã tặng Làng. Lại còn hứa sẽ bỏ công sức sử chữa lại, nhưng làng xã không nói gì. Mới đây thằng cháu Ngô Vỹ gợi ý chú nên viết một cái gì đó về quê hương thì bác viết lại vắn tắt hơn. Sự thể như vậy chú Vinh à

Lê Quang Vinh @ Nguyễn Quốc Toàn: Thưa anh, đình làng ta làm lại có lẽ năm 2008 hoặc 2009. Bởi 2004, chú về tổ chức Lễ tưởng niệm cụ Ngô Nhật Tuyên 50 năm ly biệt quê hương gia đinh, tù đày; rồi ngày 29 tháng 9 năm 2006: Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh cụ Ngô Thị Kiêm (mự chú Vinh, ngay nhà ông Chân-nơi sinh hạ Cụ) thì ngôi đình cũ là nhà kho của HTX vẫn còn. Vài năm sau vẫn là đình cũ, thì Hội đình làng Lộc Điền lần đầu được tổ chức lại sau hơn nửa thế kỷ bị lãng quên. Chú Vinh về dự, hăm hở mua 1 chiếc bù rù (chiêng) nặng 12 cân đồng, về cúng. Chiếc bù rù này vẫn còn. Chiếc khác do họ Hà cúng thì ngay sau đó bị mất trộm…Anh nói xã phê lý lịch xấu, nên không được đi nước ngoài; sao anh Cừ lại được đi, anh Toàn lý lịch thế sao vào Đảng được mà anh vẫn vào? Không vào, ai cho anh làm “Viện trưởng Viện Thiết kế giao thông Quảng Bình”?! Thôi bỏ qua chuyện cũ. Chỉ nói chuyện đình thôi. Chú về gặp ban bệ làm đình của làng, lại gặp 2 anh Ngô Cư và anh Luận (Bí thư và phó bí thư huyện Quảng Trạch), gặp Trưởng phòng Văn hoá … đề nghị không phá cột nanh. Tất cả nhất trí. Cuối cùng làng vẫn phá, tấp xuống bờ sông Gianh Đoạn kết bài viết của anh là một thông điệp xuất sắc, không chỉ với thế hệ hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai của làng Lộc Điền. Có điều, bài viết sai nhiều lỗi chính tả đấy nhé Chúc bác thật khỏe ! (Ảnh chụp sau lễ cúng ông ngoại chú Vinh, ngày 12/4/ năm Giáp Thân – 2004).

Vỹ Ngô @ Lê Quang Vinh chính xác là khởi công đầu năm 2008, đập hạ cột đình vào tháng 3 năm 2008 âm lịch Anh ạ.

Nguyễn Quốc Toàn Chú Vinh 1- Năm 2006 bác về làng, chú Thiệt cho bác vào đình coi chữ nghĩa. Bác bảo sai nhiều quá chú ơi. Chú Thiệt bảo mi viết cho chú cái thư, nói sai trật như răng để chú còn nói với ban tu tạo. Cũng để họ biết chú có thằng cháu hiểu biết chớ không phải dốt nát chi. Bác viết ngay thư gửi chú Thiệt đề ngày 01.4.2006 bản lưu bác đang giữ đây. (hình như thư này chú Thiệt có đưa Vinh đọc thư đề 01.4.2006 chắc chắn chú Thiệt còn lưu trữ).

Lê Quang Vinh @ Nguyễn Quốc Toàn: Có lẽ ông Cậu vớ được thứ quý thế này là tung ra ngay, chuyển luôn cho làng; nên sợ trong tập tài liệu của ông Cậu hiện đang lưu, chẳng còn bức thư này nữa đâu. Anh đăng bức thư viết cho ông Thiệt lên FB, là một câu chuyện hay, rất có ích cho làng ta anh ạ.

Nguyễn Quốc Toàn

22 tháng 9 năm 2021 lúc 16:32  · ĐỌC ĐÌNH LÀNG LỘC ĐIỀN ĐIỂM NGUYỆN ƯỚC CỦA KẺ SĨ -“Đình làng Lộc Điền điểm nguyện ước của kẻ sĩ” là một tiểu mục trong sách “Những nét đẹp về văn hóa cổ truyền Quảng Bình” 790 trang, của tác giả Nguyễn Tú do nxb Thuận Hóa ấn hành năm 2007.1- Để viết được tiểu mục này chắc hẳn tác giả đã đến tận làng Lộc Điền (Tân An), gặp gỡ người già, nghe các cụ kể về lịch tích làng mình. Tuy nhiên, tác giả chưa “tiêu hóa” hết những gì nghe thấy, thậm chí đôi khi còn vỏ đoán thể hiện trong các trang sách. Ở Lộc Điền từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 chỉ có 5 môn sinh nho học .- Ông Ngô Khắc Kiệm đỗ cử nhân 1840, đỗ tiến sĩ 1842- Ông Nguyễn Quốc Hoan đỗ cử nhân 1821- Ông Nguyễn Quốc Thành đỗ cử nhân 1846, đỗ tiến sĩ 1851- Ông Nguyễn Quốc Uyển đỗ cử nhân 1846- Ông Ngô Gia Hữu đỗ cử nhân 1846 Trừ ông Nguyễn Quốc Thành và ông Nguyễn Quốc Uẩn (anh em sinh đôi) cùng đỗ cử nhân năm 1846. Số còn lại, người nọ xuất hiện cách người kia vài chục năm, họ không thành một tầng lớp kẻ sĩ để nguyện ước rằng không thi đỗ không về làng. Ông Ngô Khắc Kiệm sau khi đỗ tiến sĩ 1842 thì đi khỏi làng. Sách “Khoa cử và các nhà khoa bảng Triều Nguyễn” viết về ông chỉ một câu: “không rõ hành trạng, chỉ biết từng làm quan Án sát” (trang 483). Ông Nguyễn Quốc Thành sau khi đỗ cử nhân 1846 ở nhà tự ôn tập, và cùng anh Nguyễn Quốc Uẩn phụng dưỡng bà nội. Ông không hề “theo gương cụ Ngô Khắc Kiệm ở lại kinh đô Huế học thêm” như tác giả Nguyễn Tú mô tả. 2- Khái niệm “Đình làng Lộc Điền điểm nguyện ước của kẻ sĩ” hình thành trong tư duy tác giả từ giai thoại khí khái nhà nho giữa ông Tiến sĩ Ngô Khắc Kiệm và ông Tổng đốc Định An Nguyễn Quốc Hoan. Số là, sau khi đỗ tiến sĩ năm 1842, ông Ngô Khắc Kiệm về quê dự “việc làng”. Làng đi cho ông một lọng xanh nhưng đi cho ông Nguyễn Quốc Hoan một lọng xanh thêm một lọng vàng. Ông Kiệm tỏ ra không vui, gọi lý trưởng Lộc Điền đến cật vấn về việc phân biệt đối xử. Viên lý trưởng lễ phép: “bẩm, ngài có bằng tiến sĩ nhưng chưa giữ chức gì nên làng chỉ đi lọng xanh, còn cụ Quốc Hoan tuy chỉ mới đỗ Hương cống (cử nhân) nhưng là quan Tổng đốc Định An, đại thần triều đình, hàm chánh nhị phẩm, làng đi lọng xanh thêm một lọng vàng. Ông Quốc Hoan nghe lọt câu chuyện này nhưng ngài vẫn vui vẻ với quan khách. Khi về nhà, ông gọi hai con trai là Quốc Uẩn và Quốc Thành lại, kể chuyện vừa xẩy ra ở Đình làng. Hai con quỳ xuống vòng tay nói : “Thưa cha, hai con sẽ dùi mài kinh sử để rửa mối nhục này cho dòng họ”. Khoa bính ngọ (1846) hai ông đều đỗ cử nhân. Sau đó ông Quốc Uẩn phải phụng dưỡng bà nội ốm, không thi tiếp. Riêng ông Quốc Thành trước khi trẩy kinh thi đình đã khắc vào cột đình làng Lộc Điền câu chữ Hán: 不得綠袍花笏不到庭中 “bất đắc lục bào hoa hốt , bất đáo đình trung” (không chiếm được áo bào (màu lục), thẻ ngà (chạm hoa của nhà vua) không đến đình này). Quả nhiên khoa thi đình năm tân hợi 1851 ông Nguyễn Quốc Thành đỗ tiến sĩ. Vậy là, từ lời nguyện ước của ông Quốc Thành tác giả Nguyễn Tú nâng lên thành lời nguyện ước của giới kẻ sĩ Lộc Điền.3- Ở trang 593 sách “Những nét đẹp về văn hóa cổ truyền Quảng Bình” tác giả Nguyễn Tú mô tả sự hình thành làng Lộc Điền và nghề kiếm sống của họ: “Nơi đây, thuở những người mang gươm đi mở cõi từ thời Lý Trần vốn gốc ngoài bắc, làm nghề “ngư ông nơi biển phố”(2), ngày đêm theo đuôi con cá với chài, với lưới, với một chiếc thuyền câu đủng đỉnh quanh năm trôi nổi theo nước xuống triều lên…”. Đoạn văn đậm chất hướng dẫn du lịch này không phản ánh đúng những gì về làng Lộc Điền. Cư Dân Lộc điền tuyệt nhiên không có họ nào di cư từ bắc vào trong thời Lý Trần. Theo pgs tiến sĩ Nguyễn Quốc Cừ trong quyển “Lược sử dòng họ Nguyễn Quốc” thì dân Lộc Điền gốc gác người Nghệ Tĩnh theo chân Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn trong hai giai đoạn:• Giai đoạn 1: Từ năm 1558 lúc Nguyễn Hoàng cùng tùy tùng và binh lính thoát khỏi sự kìm kẹp của chúa Trịnh lần thứ nhất• Giai đoạn 2: Từ năm 1600 lúc Nguyễn Hoàng cùng đám cận thần thoát khỏi ách chúa Trịnh lần thứ 2.Cụ thể hơn, trong “Lược sử dòng họ Nguyễn Quốc”, ông Cừ cho hay đời thứ II (khoảng năm 1700) của dòng họ ông đã có người “trở ra làm ăn sinh sống ở Nghệ An không quay về) ” (trg 10). Những người chấp bút quyển “Ngô gia Tộc phổ” ghi rõ gia phả của họ “chép từ Trảo Nha Hà Tĩnh”(trg 3).4- Làng Lộc Điền còn có tên làng Phường. Phường đây là phường buôn chứ không phải phường chài như cách hiểu của ông Nguyễn Tú. Những người làm nghề chài lưới ở nơi cửa sông hoặc bãi ngang tập hợp thành vạn, vạn chài. Nếu người Lộc Điền đánh cá theo kiểu: “với một chiếc thuyền câu đủng đỉnh quanh năm trôi nổi theo nước xuống triều lên…” thì làm sao họ xây dựng làng Phường vào loại đẹp nhất tỉnh Quảng Bình được. Chợ Điền của làng phường xuất hiện từ trước 1875 (3). Với khoản thu thuế chợ, làng xây được con kè cao gần 3 mét, dài cả ngàn mét. Mặt kè phía sông được ốp đá hộc chống xói lở. Các nhà buôn làng Phường thu mua hải sản khô và mắm muối ở Mỹ Hòa, Quảng Khê (vùng cửa Gianh). Lại thu mua cau khô, lâm thổ sản vùng núi rừng Tuyên Hóa. Tất cả chở ra bắc bằng thuyền buồm. Hàng về của họ là đồ gốm sứ, đồ sành, nồi bù (4) vải lụa…Các nhà giàu Lộc Điền góp công góp của xây dựng ngôi đình to nhất huyện, quy mô như đình Bảng ngoài bắc. Đọc “Đình làng Lộc Điền điểm nguyện ước của kẻ sĩ” của ông Nguyễn Tú thấy làng quê mình hoàn toàn xa lạ với ngôi làng mình đã được sinh ra, được sống, được biết.———(1) Kẻ sĩ: Người có học thức và nghĩa khí (2) Tác giả Nguyễn Tú viết nhầm câu thơ “chiều hôm nhớ nhà” của bà Huyện Thanh Quan: “gác mái ngư ông về viễn phố”, chớ không phải về “biển phố” (3) Theo Đại Nam nhất thống chí tập 2 đời Tự Đức (4) Ngày xưa chưa có soong nồi nhôm, người ta nấu nướng mọi thứ bằng nồi đất, gọi chung là “nồi bù”—————Làng Lộc Điền (Tân An)

thayoi

QỦA TỐT BỞI NHÂN LÀNH
Hoàng Kim


Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc Lời Thầy dặn thung dung: Minh triết sống phúc hậu, Quả tốt bởi nhân lành, Làm điều lành việc tốt, Vui tự tại an nhiên. Tin sâu luật nhân quả, Sống đức độ thung dung, An nhàn nguyên khí vững, Tâm sáng lộc hạnh gần. Thiện nghiệp duyên biến cải, Ngày mới ngọc tri âm, Hiếu trung nhân nghĩa lễ, Trí tín cần kiệm liêm. Thanh nhàn suối nguồn sạch, Trân trọng ngọc riêng mình, Sức khỏe và điều độ, Mai sớm thành rừng thôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tot-boi-nhan-lanh

Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn. Hoàng Kim cảm khái đọc lại 5 bài Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn Nguyễn Du trăng huyền thoại Quả tốt bởi nhân lành Ngôn ngữ văn hóa Việt cùng với Chuyện thầy Nguyễn Mộng Giác chương 65. https://nguyenmonggiac.com/song-con-mua-lu/phan-5-vuot-deo-hai-van/153-chuong-065.htmlhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/

Di sản thế giới tại Việt Nam 2 Cố đô Huế, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Cố đô Huế, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

NGÔN NGỮ VĂN HÓA VIỆT
(trích https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngon-ngu-van-hoa-viet/)

May mà …
Lê Đình Cánh

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

Lời bình của Nguyễn Quốc Toàn:

Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa, hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Xứ Thanh là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình. Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu , Bia Vĩnh Lăng, Hựu Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Kinh Lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ…

Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua chúa cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân Thanh Hóa không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông thảng thốt kêu lên “may mà” nghe sao mà ai oán.

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành

Nhà thơ vẫn rỉ rả nói về Huế, thì Huế vẫn còn đó nguyên vẹn, cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản Văn hoá của nhân loại chứ sao.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo

Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn đối phương

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan

Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? Đấy là kiểu chơi trốn tìm, buộc người đọc phải tò mò tìm kiếm, sau đó mới “ngộ” ra. A, đúng rồi đấy là Lam Kinh, Thọ Xuân Thanh Hóa. Ai mà chẳng biết xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa từ Lê sơ, hậu Lê, cho đến nhà Nguyễn. Vong linh các vị không còn lăng tẩm xưa cũ mà về, vì hậu duệ thời a còng (@) đang làm cái việc được dán nhãn “duy tu và tôn tạo” các di tích lịch sử và văn hoá nước nhà !

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

Đình Minh Lệ quê tôi
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

Minh Lễ hay Minh Lệ
Cụ Hoàng Thúc Cảnh

Văn Nghệ Quảng Minh số 16. Hoàng Minh Đức (chủ biên). Mở đầu xin giới thiệu bài viết đầu tiên của cụ Hoàng Thúc Cảnh, một cán bộ lão thành cách mạng, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Liên khu 4 Hồ Tùng Mậu trong những năm chống Pháp. Cụ đã từng có 38 năm công tác ở Phủ Chủ tịch, người đã từng ở chiến khu Việt Bắc với Bác Hồ. Nhân dịp mừng thọ 100 tuổi và 75 năm tuổi Đảng cụ gửi về một chùm thơ và bài viết về tên làng của cụ. Sau đây xin giới thiệu cùng bạn đọc:Trao đổi ý kiến về tên thôn Minh Lễ hay Minh Lệ?

Tôi nhớ trong tập Văn nghệ Quảng Minh số 15 có nêu lại vấn đề tên làng Minh Lệ hay Minh Lễ?. Hai ý kiến đối lập nhau. Phần tôi nhận thấy cả 2 tên đều là chính thống nhưng sử dụng theo hoàn cảnh lịch sử (chữ viết) và tập quán nhân dân (tiếng nói).

Theo hoàn cảnh lịch sử: Phải công nhận tên thôn mới có từ thời Lê Hồng Đức – Lê Thánh Tôn lên làm vua và chỉnh đốn việc cai trị trong nước. Dưới đơn vị xã là thôn thuộc xã (đã có từ trước). Năm 1470, Trà Toàn, vua Chiêm Thành, cầu viện quân Tàu định sang đánh nước ta. Vua Lê Thánh Tôn biết vậy, huy động đại quân đánh Chiêm Thành, mở mang bờ cõi đến tận Bình Định, Khánh Hòa ngày nay. Chắc rằng trong lúc huy động quân, vua Lê Thánh Tôn huy động cả tướng quân Trương Hy Trọng tham gia và sau khi hồi kinh, trên đường về, Ngài đã cử tướng quân Trương Hy Trọng ở lại quản miền Bắc Bố chính. Thời bấy giờ chắc vùng Bắc quê ta còn hoang vu, nhân dân còn thưa thớt và quân Chiêm Thành thường xuyên quấy nhiễu. Do vậy lúc về nhiệm sở, tướng quân phải huy động nhân dân ở Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay) và cả ở quê Hải Dương đến khai khẩn lập nên làng xóm. Và khi đã khẩn được một vùng thì phải quy hoạch vùng đó thành từng thôn xã để thuận tiện cho việc cai trị và từ đó mỗi đơn vị đều có tên riêng. Công lao đánh giặc, xây dựng làng xã của tướng quân được ghi trên mộ Ngài “Bình Lồi Thiết xã”. Tôi tin rằng tên thôn ta là do Ngài đặt. Trong thời kỳ phong kiến cho đến thời Pháp đô hộ tất cả công văn giấy tờ của nhà nước và của nhân dân đều dùng chữ Hán.

Tên Minh Lễ: Tôi chắc rằng Tướng quân khi đặt tên cho thôn ta theo chữ Hán là 明 禮. Và 2 chữ đó được dùng mãi cho đến thời kỳ có chữ Quốc ngữ mới thôi.

Cha tôi trong thời kỳ làm việc cho chính quyền thôn, mỗi lần làm công văn giấy tờ gửi lên trên hoặc giúp cho nhân dân làm giấy tờ mua bán nhà đất, lúc viết tên thôn thì cha tôi viết 明 禮. Tôi đã nhờ tra cứu trong từ điển Hán Việt thì hai chữ này phiên âm là Minh Lễ. Vì vậy, đây là tên chính thức trong văn bản giấy tờ của thôn ta. (Trước đây tôi cũng có học chữ Hán nên hai chữ trên tôi không quên được).

Tên Minh Lệ: Ai cũng biết mỗi vùng có một giọng nói hoặc phát âm khác nhau. Cùng một ý nhưng nơi này phát âm thế này, nơi kia phát âm thế khác. Thí dụ: Ở miền Bắc gọi bố mẹ còn ở miền Nam ba má, ở miền Bắc gọi anh còn miền Nam gọi ảnh, yêng hoặc eng, ở miền Bắc gọi cảnh còn ở miền Nam gọi kiểng v.v… và v.v…..

Ở vùng ta cũng vậy nhưng phiên âm theo chữ quốc ngữ có dấu ngã thì khi đọc khi nói thường thành dấu nặng. Thí dụ: Tỉnh Hà Tĩnh đọc thành Hà Tịnh. Lễ nghĩa đọc thành lệ nghịa. Con muỗi đọc thành con mọi. Văn võ đọc thành văn vọ. v.v… và v.v….

Theo đó nguyên văn chữ Hán “Minh Lễ”, nhân dân ta đọc thành “Minh Lệ” (hơn nữa phát âm Minh Lệ nhẹ nhàng hơn Minh Lễ). Nó thông dụng từ đời này qua đời khác, đã trải qua hàng trăm năm nên đã trở thành một tên quen thuộc sử dụng trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Như vậy danh từ Minh Lệ do nhân dân ta đặt ra, đã thành danh từ chính thức khi viết chữ quốc ngữ từ thời Pháp thuộc. Các văn bản viết bằng chữ quốc ngữ đều viết là Minh Lệ: ga Minh Lệ, cầu Minh Lệ, …và đến ngày nay thành chính thức trong văn bản của Đảng và chính quyền là Minh Lệ.

Chúng ta tự hào thôn ta có 2 tên, một tên là lịch sử và một tên là nhân dân. Ý nghĩa của hai danh từ trên tạp chí đã nói rõ. Mong nhân dân và con cháu chúng ta phát huy ý nghĩa tốt đẹp của hai danh từ đó, xứng đáng là con cháu của Đức Thành hoàng.

Hoàng Thúc Cảnh

Kim Hoàng@Trương Minh Đức; Nguyễn Quốc Toàn; Mạnh Đẩu Nguyễn: Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người rất uyên bác ngôn ngữ tiếng Trung. Thầy là người có bài thơ Việt Hán & Hán Việt tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng là người dịch các câu đối Hán Việt “Linh Giang Đình Minh Lệ”(xem bài CẦU MINH LỆ RÀO NAN)

MỪNG THỌ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Hoàng Hữu Xứng, 1919
Nhà giáo lão thành ĐHSP Hà Nội Địa chỉ: A 3, Đông Xa, Mai Dịch, Hà Nội

Đặt tên thân phụ gửi niềm riêng
Nguyên Giáp: tài hoa văn võ liền
Quân sự, Bác tin giao thống lĩnh
Trí năng, Dân qúy chọn tay truyền
Điện Biên một trận vang trời đất
Đế quốc hai tên bại đảo điên
Anh quốc chọn ghi mười tướng giỏi
Việt Nam hai vị được danh tuyên.

KHÁNH CHÚC ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CỬU TUẦN ĐẠI THỌ
(Thơ chữ Hán)
Phiên âm:
Nghiêm đường hữu ý mệnh danh NGUYÊN
GIÁP bảng văn khôi võ kiệt liên
Hồ bá anh minh quân vụ uỷ:
Nhân dân ái kính thế năng truyền
ĐIỆN BIÊN nhất thắng oanh thiên địa
Pháp Mỹ song cường bại đảo điên
Anh quốc tượng thư kim cổ tướng
Việt Nam vinh đắc lưỡng danh tuyên.
1999

Dịch nghĩa:
Nghiêm đường dự cảm tương lai của con
Giỏi cả văn lẫn võ nên đặt tên là Nguyên Giáp
Bác Hồ anh minh giao cho việc quân
Nhân dân yêu mến truyền cho sức mạnh
Một trận thắng Điện Biên vang trời đất
Hai đế quốc Pháp Mỹ thất bại đảo điên
Nước Anh đúc tượng, ghi tên các tướng tài xưa nay
Việt Nam vinh dự có hai tướng được đúc tượng, ghi tên
(là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp)

Nguồn: Trần Thân Mộc, Nguyễn Nghĩa Dân, Hồ Cơ, Cao Đức Tiến (Sưu tầm, Tuyển chọn), 2001. Tấm lòng nhà giáo. Tập Hai, Thơ nhiều tác giả. Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 460 trang. Sđd. tr. 44 – 45

Nguyễn Quốc Toàn Toàn tui được học sử với thầy Hoàng Hữu Xứng hồi còn giặc Pháp oanh tạc. Hai thầy trò ngồi đợi đò chợ Gát lâu quá, tui chui vào bụi ngủ mê mệt. Đến khi đò đến thầy lay hoài tui không dậy nỗi. Thầy gần như phải bế xốc tui lên đò. Cách nay mấy mươi năm tui được gặp lại thầy cô về hội trường Phan Bội Châu ở Minh Cầm Trang Tuyên Hóa… Và ngay giờ đây lại được đọc thơ chữ Hán rất hay của Thầy. Cảm ơn Hoàng Kim

Kim Hoàng kính anh Nguyễn Quốc Toàn kính mến. Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn Làng Minh Lệ quê tôi kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dũa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies) là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.

Cong Dinh Truong : Anh Hoàng Kim! Anh có bài anh Quốc Toàn bình về câu đối ở đình làng Lũ Phong cho em xem ké với.

Hoàng Kim @ Cong Dinh Truong mời đọc Thầy bạn trong đời tôi Chuyện anh Nguyễn Quốc Toàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-anh-nguyen-quoc-toan

xem tiếp Thầy bạn trong đời tôi

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
soi vào bạn quý là tìm lại bài học chính mình . Ngày giỗ Tổ Hủng Vương Việt Nam trùng ngày khởi đầu của kỷ nguyên Phật Giáo và giữa trung tuần tháng Tư trong tiết Thanh Minh Hôm nay cũng là ngày vui Phụng Hoàng bạn quý. Tôi tìm về bài “Có một ngày như thế” và “Lời Thầy dặn” để tìm lại ảnh và tư liệu không nỡ quên. Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản của học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.” Lắng đọng hình ảnh ký ức không quên Thầy bạn trong đời tôi. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/.

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Advertisement