Đặng Thái Sơn đọc và ngẫm

ĐẶNG THÁI SƠN ĐỌC VÀ NGẪM
Hoàng Kim

Đặng Thái Sơn nói: “Bố tôi bảo sự cô đơn phải toàn phần thì mới sinh năng lượng, cô đơn cho người ta sự tập trung làm một điều gì đấy” Báo Tuổi trẻ ngày 19 tháng 1 năm 2021 ở chuyên mục văn hóa, có bài viết và hình ảnh về nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.

Đọc và ngẫm lời tâm sự của ông:

* “Ông trời” cho ông một sự nghiệp âm nhạc đáng ngưỡng mộ ở tầm thế giới, vậy “ông ấy” đã lấy đi của ông thứ gì?-

Cái giá đầu tiên phải trả với tôi có lẽ là sự đau khổ của bố tôi. Ngày tôi mang giải Chopin về, tôi lao vào ôm ông khi ông đang gần chết vì ốm mà không được chữa bệnh. 10 năm sau thì tôi không thể về khi bố tôi mất.

Cái giá thứ hai có lẽ là sự cô đơn toàn phần. Nhưng khổ nỗi là tôi lại không hề đau khổ, dằn vặt, tìm cách trốn thoát khỏi hoàn cảnh ấy. Mọi người chắc rất khó chịu nếu phải đưa đi cách ly hai tuần khi nhập cảnh về nước vừa qua, nhưng tôi lại thấy cực kỳ sung sướng.Tôi chỉ cần có cây đàn bên cạnh, và WiFi nữa, chứ bây giờ mà không có WiFi thì chết đấy nhở (cười lớn), và đều được đáp ứng. Ở khách sạn cách ly, tôi được ưu ái cho lên tầng trên cùng, một phòng rộng rãi, có ban công, với hai cây đàn cho ban ngày và ban đêm. Tôi không cần đàn bà, không cần đàn ông, chỉ cần mỗi cây đàn”.

Đặng Thái Sơn có tấm lòng nhân hậu bao dung tài năng và trí tuệ lớn. Hiểu là lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Tôi cũng nhớ lại sâu sắc lời các con tôi vừa nhắc lại ngày hôm qua, và lời nhận định của bạn quý Chiêm Lưu Huy “xã hội coi trọng học vấn là xã hội cầu thị”. Các con Hoàng Kim đều đồng tình với lời dặn của bố mẹ dạy con lúc còn nhỏ “hiếu thảo, lễ phép, chăm học, chăm làm”, lời khuyên con khi lớn lên “cuộc sống, tình yêu, sự nghiệp” “phúc hậu, minh triết, tận tâm” “an nhàn vô sự là tiên” . Giấc mơ lành yêu thương.

Giáo sư Nguyễn Tử Siêm trao đổi cùng với Hoàng Kim3 người khác ngày.23 tháng 1 lúc 05:31 đã nhận xét: Một gia đình Việt Nam dầy công trạng. Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn & Gia đình. Đặng Thái Sơn cả thế giới biết đến; nước ta thêm rạng ngời thì đã hẳn. Qua bài này được biết đại gia đình anh với những người lừng lẫy. Anh tâm sự: “Kể những chuyện này để hiểu bối cảnh mà những vần thơ, bức họa rất mới mẻ ra đời trong thời đại của bố tôi rất khó khăn, nhưng tôi không bao giờ nhìn một cách đen tối. Đó chỉ là thời kỳ quá độ. Và ngay cả trong thời kỳ kham khổ ấy thì cũng vẫn có rất nhiều những ân tình đẹp đẽ.Tôi không vì ích kỷ cá nhân mà bán những giá trị của mình. Tôi đã lựa chọn vẫn tự do sống theo cách của mình nhưng không được ảnh hưởng đến ai. Tôi là kiểu người không thích xung đột, chiến tranh. Nếu tôi làm cú sốc trên thì có thể rất tốt cho sự nghiệp của tôi nhưng nó không những ảnh hưởng đến gia đình, đến bố tôi, mà thậm chí tôi thấy nó như là một sự phản bội đất nước. Tôi không bao giờ làm thế”.

Một tài năng kiệt xuất, một tâm hồn cao thượng mới có tầm nhìn khách quan và sáng suốt với đất nước và con người Việt Nam như vậy. (NTS 13.1.2021).

Đọc lại và suy ngẫm
CHIÊM LƯU HUY BẠN TÔI
Hoàng Kim

cám ơn anh Chiêm Lưu Huy MƯỜI NĂM Ở BẠC LIÊU ký ức lắng đọng.

Băng qua hồ lục bình dày đặc, rộng từ 20 đến 50, có chỗ 60 mét; dài hơn nửa cây số là 4 chủ đất rộng hẹp, dài ngắn khác nhau. Trong đó, tôi sở hữu hơn 1.500 mét vuông (27 m x 56 m) ở cuối khu đất ấy. Đầu những năm 1990s thị xã Bạc Liêu giải phóng mặt bằng làm công viên Trần Huỳnh. Không kể nhà và cây cối, diện tích đất và mặt nước áp giá đền bù theo tinh thần đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến tôi dời Bạc Liêu lên Sài Gòn. Coi như một lần đời gặp cơn gió bụi…!

Tôi lặng lẽ đọc ký ức của anh không khen, không chê, chỉ thầm lặng đọc. Đến chương 141, tôi nhớ về ‘Một cơn gió bụi‘ và viết đôi lời này.

Cuốn Hồi ký ‘Một cơn gió bụi’ do Trần Trọng Kim (1883–1953) viết năm 1949 Chương 1. Cuộc đời yên lặng và vô vị. Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và … tới tâm tình của ông trong giai đoạn này. “Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động gì về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nước nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng”.

Tôi cũng đã từng lặng mình trước lời dặn của cụ Trạng Trình “Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543)” “Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).

Người lành thường lưu lại những điều đáng đọc. “Mười năm ở Bạc Liêu” dường như là điều lưu lại tâm đắc nhất của anh và mình thích. Xin được chép về và nói đôi lời.

Tài liệu dẫn

MƯỜI NĂM Ở BẠC LIÊU [Chương 141]
*
1
Thời gian này (tháng 9.2019), Bạc Liêu đang kêu đấu giá quyền xử dụng khu đất 44.000 mét vuông với giá 205 tỷ đồng để xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở cao cấp. Có thể nói đây là khu đất đẹp còn nguyên vẹn trên địa bàn phường 7…!
Nguyên khu đất ấy, thời MƯỜI NĂM Ở BẠC LIÊU (1982 – 1992) tôi được biết thì nó thuộc về Trường bổ túc văn hóa công nông 1, tỉnh Minh Hải (gồm Bạc Liêu và Cà Mau sát nhập lại thời bấy giờ). Trước đó nữa nó là khu gia binh của quân đội Việt Nam cộng hòa. Hơn chục dãy nhà, mỗi dãy hơn chục căn hộ cấp 4, chung tường xây gạch, mái thấp lợp tôn, có hàng ba làm lối đi liền lạc nối tiếp nhau từ trong khu gia binh ra ngoài thị xã. Tôi còn nhớ, phía giáp với Trường bổ túc văn hóa công nông 3 (cũng là khu gia binh nhưng dành cho sĩ quan) có nhà thờ to, rộng cho binh sĩ và vợ con họ cầu nguyện, trước sân có cột cờ, lại có đường đá đủ rộng cho xe nhà binh tự do hoạt động thông suốt từ đầu đến cuối khu đất. Băng qua hồ lục bình dày đặc, rộng từ 20 đến 50, có chỗ 60 mét; dài hơn nửa cây số là 4 chủ đất rộng hẹp, dài ngắn khác nhau. Trong đó, tôi sở hữu hơn 1.500 mét vuông (27 m x 56 m) ở cuối khu đất ấy. Đầu những năm 1990s thị xã Bạc Liêu giải phóng mặt bằng làm công viên Trần Huỳnh. Không kể nhà và cây cối, diện tích đất và mặt nước áp giá đền bù theo tinh thần đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến tôi rời Bạc Liêu lên Sài Gòn. Coi như một lần đời gặp cơn gió bụi…!
Do MƯỜI NĂM Ở BẠC LIÊU, lại có nhà cửa, ao vườn nằm gọn trong khu đất ấy mà tôi biết toàn bộ nước mưa trong lưu vực bao quanh bởi đường Võ Thị Sáu, Trần Phú, Giao thông (trước sở giao thông Minh Hải xây trụ sở đồ sộ nhất khu vực đó và mở đường, nên dân quen miệng gọi vậy – giờ mở rộng ra mang tên Trần Huỳnh) gần như tập trung về đây. Tôi còn nhớ, những trận mưa lớn, kéo dài vào ngày 3.10 âm lịch hàng năm (Dân Bạc Liêu cố cựu than trời : “Ông tha, bà không tha… Đánh một trận, mùng ba tháng mười”; khu gia binh gần như chìm trong biển nước. Nền nhà tôi và gốc hàng dừa cao cũng lé đé nước lên.

2
Viết dài dòng chuyện 37 năm về trước (1982 – 2019) như vậy để mong giờ đây, nếu Bạc Liêu quy hoạch khu đất vàng ấy thành trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở cao cấp thì chú ý xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng hài hòa. Tuyệt đối không tham lam diện tích phủ kín bê tông, bằng mọi giá giữ hồ điều tiết nước mưa. Tuân thủ nguyên tắc tiêu úng tại chỗ, tại rốn nước – tại vùng trũng. Kết hợp trồng cây xanh lâu năm. Nói đơn giản là “nửa đào nửa đắp”. Lấy đất vượt nền bao nhiêu thì để dành bằng ấy diện tích làm hồ chứa nước mưa thiên nhiên bấy nhiêu. Kiên quyết không phá vỡ cân bằng sinh thái. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Có thống nhất cao như thế mới có TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ NHÀ Ở CAO CẤP theo nghĩa đích thực của cụm mỹ từ sáng giá này.

3
Hiện nay hễ mưa to, gặp triều cường là thành phố Bạc Liêu có nguy cơ ngập lụt cục bộ. Hy vọng người Bạc Liêu không lặp lại bài học không muốn coi là sai lầm – bê tông hoá quá đáng thêm lần nào nữa…! Mong lắm thay…!!!

.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter