
CƠM THỰC DƯỠNG GẠO LỨC
Hoàng Kim
Cơm thực dưỡng gạo lức
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Bóng hạc chốn xa xôi
Thiền sư lão nông tăng
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/com=thuc-duong-gao-luc/

NHỚ HUYỀN QUANG TRUYỆN XƯA
Hoàng Kim
Ban mai lặng lẽ sáng
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Ai ngủ mình tỉnh thức
Gương trong soi tới giờ

BÓNG HẠC CHỐN XA XÔI
Hoàng Kim
Bóng hạc chốn xa xôi
Văn hay lời kiệm chữ
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Lời thương cùng tháng năm
Bạn ưa nhất văn chương anh Nguyễn Huy Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Huyền Quang, giăng lưới bắt chim. Chuyện về sư Huyền Quang. Người giăng lưới bắt chim là vua Trần Anh Tông và Trạng nguyên Tể tướng Mạc Đĩnh Chi, Chim là sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Tích truyện cổ có trong Thiền Uyển Tập Anh, một sách Phật học cổ có từ năm 1337, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại theo lối mới, dường như được rất nhiều người đồng tình, vì lối diễn đạt đúng (tôi xin được chép lại) như sau:
Giăng lưới bắt chim
Nguyễn Huy Thiệp
Chương 1
“…Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.
Thiền phái Trúc Lâm được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600- 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).
Sau một thời gian ẩn dật, dòng Thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế từ Trung Hoa và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng….”
Khi mới xuất hiện, những sáng tác của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi. Văn phong và cách sáng tác từ trực giác của Tác giả rất lôi cuốn người đọc.
*
Sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm trước khi xuất gia là một Trạng nguyên, đã từng từ hôn công chúa Liễu Sinh. Vua Trần Anh Tông nói với quần thần:
– Người ta sống ở trong trời đất, mang khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế. Đấy là lẽ thường. Chúng ta ngăn hãm một phía ham muốn ấy lại chính là để dốc lòng phụng đạo, đó là đành đi một lẽ. Riêng Huyền Quang sắc sắc không không, vậy đó là người ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục?
Mạc Đĩnh Chi nói:
– Vẽ hổ chỉ vẽ được da, không vẽ được xương. Biết người chỉ biết mặt, ít biết được lòng. Vậy xin cho người thử xem.
Vua Trần Anh Tông nghe lời Mạc Đĩnh Chi, cử một nữ gián điệp xuân sắc mê hồn là nàng Thị Điểm Bích tìm đến Yên Tử để thử Huyền Quang theo kế giăng lưới bắt chim …
Huyền Quang, tên thật là gì không rõ, trong sử ghi là Lý Đạo Tái. Ông người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ nổi tiếng thần đồng, nghe một hiểu mười, nên người ta mới mệnh danh là Đạo Tái. Có sách chép Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý (1252) đời vua Trần Thánh Tông, lúc này mới 23 tuổi. Trong dân gian kể rằng nhà Lý Đạo Tái nghèo, không có đất cắm dùi. Khi còn hàn vi, Lý Đạo Tái từng hứa hôn với một cô gái nhưng về sau bị từ hôn, cô gái đi lấy một người nhà giàu. Cuộc nhân duyên lần thứ hai cũng thế. Chán nản, Lý Đạo Tái chuyên vào mỗi chuyện học hành rồi đỗ Trạng nguyên. Khi ấy, nhiều người đến manh mối hôn nhân nhưng ông đều từ chối, kể đến cả công chúa con vua. Nghe đồn Lý Đạo Tái đã từng ngán ngẩm than rằng:
Khó khăn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên!
Lý Đạo Tái theo đường hoạn lộ, nhiều lần đứng ra tiếp sứ thần Trung Hoa. Về sau, ông được sư Pháp Loa giác ngộ bèn xuất gia tu hành.
Sư Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cường) là vị tổ thứ hai môn phái Trúc Lâm, đã theo vua Trần Nhân Tông khi người xuất gia ở núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Điểu Ngự trước khi viên tịch đã truyền y bát lại cho sư Pháp Loa, nay sư Pháp Loa giác ngộ và truyền y bát lại cho Lý Đạo Tái với pháp danh là Huyền Quang.
Huyền Quang là người có căn tu thế nào? Tại sao Huyền Quang lại trở thành vị sư tổ thứ ba trong phái Trúc Lâm, một môn phái Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới tâm linh của người Việt Nam?
Bài thơ Cúc hoa của Huyền Quang nói tâm sự của một người tu đạo ở trong núi, ngắm hoa mới sực biết thời gian trôi đi:
Vong thân, vong thế dĩ đô vong
Tọa cửa tiên nhiên nhất tháp lương
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ nhất trùng dương.
Một người quên mình (vong thân ), quên đời (vong thế ) ngồi mãi trong rừng sâu không có lịch, không biết năm hết Tết đến, thấy hoa cúc nở mới đoán là đã đến Tết trùng dương! Vì sao người này lại ngắm hoa cúc mà không đi ngắm hoa khác?
Chủ nhân dữ vật hồng vô cảnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu
(Lòng người và cảnh vật vốn không xung khắc
So sánh với muôn hoa, thì cúc đứng đầu )
Theo ý tứ bài thơ thì thấy Huyền Quang không phải là người không có thiên vị, không có tình ý riêng! Cũng trong bài thơ Cúc hoa này, Huyền Quang đã có một nhận xét rất sâu sắc: Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp (Nghĩa khí mà khác nhau thì khó mà hòa hợp ). Đạo Phật thường lưu tâm người ta ở hai chữ nhân duyên. Huyền Quang cũng giống mọi người, không phải là lòng dạ sắt đá gì, không phải là người không hiểu biết về lẽ nhân duyên. Trong một bài thơ khác nữa tên là Sơn vũ (Nhà trong núi) tâm tình Huyền Quang phảng phất bâng khuâng:
Thu phong ngọ dạ phật thiềm nha
Sơn vũ tiên nhiên chầm lục la
Dĩ hí thành thiền tâm nhất phiến
Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa
(Đêm khuya, gió thu xao xác ngoài mái hiên
Nhà trong núi đìu hiu giữa lùm cây xanh
Tấm lòng tu hành từ lâu đã hóa theo Phật
Tiếng dế vì ai mà kêu rầu rĩ mãi? )
Phái Trúc Lâm là phái có nhiều đệ tử tri thức nhất, học thức nhất, danh giá nhất ở nước ta. Huyền Quang được trao y bát, trở thành sư tổ của phái này thì căn tu, công lực đại thành của Huyền Quang ắt hẳn xuất chúng.
Làm sáng tỏ Phật tính là một mệnh đề cơ bản trong Kinh Niết bàn. Việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đi thử lòng Huyền Quang cũng có thể coi là một công án nhằm làm sáng tỏ Phật tính ở vị đại sư này vậy.
Ngày xưa, có người băn khoăn về pháp môn Bất nhị của Phật pháp đã từng thỉnh vấn Đức Phật: Những người phạm tội tà dâm, giết người, trộm cướp v.v… liệu có mất hết thiện căn Phật tính hay không? Đức Phật đáp: Thiện căn có hạng thường và hạng vô thường. Phật tính chẳng thường mà cũng chẳng vô thường, cho nên không đứt đoạn, gọi là pháp Bất nhị . Một hạng thiện, một hạng bất thiện, gọi là pháp Bất nhị. Uẩn và Giới kẻ phàm cho là hai nhưng bậc trí giả thì hiểu rõ tính của nó không phải là hai. Tính không hai đó (Vô nhị chi tính ) tức là Phật tính.
Theo cách giải thích trên có thể hiểu rằng người ngu kẻ trí Phật tính vốn không khác nhau, chỉ vì mê và tỉnh không giống nhau nên mới có kẻ ngu và trí mà thôi.
Trở lại việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đến thử Huyền Quang ở núi Yên Tử thì tưởng như mưu giăng lưới bắt chim là sâu sắc nhưng thực lại là mê vậy. Chuyện rằng Điểm Bích đã dùng nhiều kế nhưng không lay chuyển được Huyền Quang nên nàng bèn về tâu dối vua. Sách Tam tổ thực lục ghi lại lời tâu ấy như sau:
… Tôi vâng chiếu chỉ đi thử thiền sư Huyền Quang. Đến chùa Vân Yên, vào ở nhờ một bà vãi già, tự xưng là con gái nhà dân, xin được theo học đạo tôn sư. Bà vãi già thường sai tôi dâng nước chè lên cho sư. Trải qua hơn một tháng, sư không hề liếc nhìn, hỏi han gì tôi cả. Một hôm nửa đêm, sư lên nhà tụng kinh, đến canh ba, sư và đám tăng ni ai nấy đều về phòng mình mà ngủ. Tôi bèn đến bên cạnh phòng của thiền sư để nghe xem động tĩnh thế nào thì thấy sư ngâm lời kệ rằng:
Vằng vặc giăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc khua sênh
Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ
Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.
Sư ngâm đi ngâm lại mãi, tôi bèn vào phòng tăng, từ biệt sư để về thăm cha mẹ, để sang năm sẽ quay lại học đạo. Sư bèn giữ tôi lại ngủ một đêm, rồi cho tôi một dật vàng.
Nhà vua nghe lời Điểm Bích tâu, lòng bực bội không vui. Nghĩ lại, nhà vua tự trách mình:
– Sự việc nếu quả như lời Điểm Bích thì đúng là ta giăng lưới ở tổ bắt chim, chim nào mà không bị hại! Nếu sự việc mà không như thế thì hóa ra ta đã làm hại quốc sư, đẩy ông ta vào mối ngờ vực oan ức! Nếu hiểu rõ pháp Bất nhị của nhà Phật thì việc thử lòng này thật là nhảm quá!
Để sửa lỗi, cũng là để minh oan chiêu tuyết cho Huyền Quang, nhà vua cho mở hội Vô Già ở kinh thành, triệu Huyền Quang về làm lễ. Nhưng trái với tục lệ nhà chùa, hôm bước vào chính lễ, nhà vua cho giết bò và lợn, dọn toàn cỗ mặn.
Huyền Quang bước vào lễ, kêu tên Đức Phật khấn rằng:
– Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống A Tì địa ngục, còn nếu không thì xin cho những cỗ mặn kia hóa thành chay tất cả.
Huyền Quang khấn xong, bỗng có gió mạnh nổi lên, trời đất tối sầm. Khi gió tàn, trời sáng, tất cả các mâm cỗ mặn đều biến thành cỗ chay tinh khiết thơm tho. Nhà vua và mọi người thấy Huyền Quang làm phép thông cảm được với trời đất thì đều vô cùng cảm phục, quỳ xuống lạy tạ.
Huyền Quang viên tịch ở tuổi 82. Cho đến ngày nay, dân gian nhiều nơi vẫn kể lại những truyền thuyết trong cuộc đời ông. Có người nói rằng các món cỗ chay làm giống cỗ thường trong ngày lễ tết ở các nhà chùa là từ sự tích này. Nhân ngày Xuân, đọc lại sách Phật ngẫm ra nhiều điều. Trong chúng sinh, căn tính người ta có người sắc bén có người cùn nhụt. Người mê chấp thì phải tu thân, học tập; còn người giác ngộ có thể đột nhiên ứng hợp; chung quy lại để nhằm tự mình nhận thức được bản thân mình, tự mình chứng kiến được bản thân mình, sống hòa hợp cùng tự nhiên với tâm hồn trong sáng.
Phía trước là cuộc sống vẫy gọi! Đấy là tương lai với đầy mơ ước cho tất cả mọi người!
(Trích Bóng hạc chốn xa xôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bong-hac-chon-xa-xoi/)
THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
https://youtu.be/w21hkPfEA2M
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”
Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·
Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/
CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng · 2 4 2022 lúc 21; 42
Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.
Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.
Cách viết chữ Tuệ
Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim
Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan/
Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ https://youtu.be/w21hkPfEA2M


MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.
Bài giảng đầu tiên của Phật
Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.
Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.
Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).
Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông
‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.
Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng Hội và Mâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”
Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”
Phật giáo Khoa học và Việt Nam
Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim
Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.
Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.
Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm


Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:
Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.
Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.
Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.
Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.
Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:
Thưa anh Bu
Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.
Đấy cũng là nói cho vui.
Kính anh chị vui khỏe ngày mới.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

BAN MAI LẶNG LẼ SÁNG
Hoàng Kim
Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời
Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa
Sách hay là bạn quý
Lời ngọc học để làm
Tỉnh thức nhớ chuyện cũ
Chiếu đất ở Thái An
Ban mai lặng lẽ sáng
Ngày mới bình minh an

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.
Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …
Gõ ban mai vào phím
Mặt trời nào đang lên ?




Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy
Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter
Bài viết mới
- Nơi một trời thương nhớ
- Beethoven và thư gửi Elise
- Ve ran gà gọi sáng
- Đường xuân đời quên tuổi
- Nhớ bạn Đào Trung Kiên
Bình luận mới nhất
Thư viện Chuyên mục
- #CLTVN
- #cltvn đề cương môn học
- #cltvn định hướng và giải pháp
- #CNM365
- #cnm365 #cltvn 31 tháng 1
- #cnm365 #cltvn An nhiên
- #hoangkimlong
- #Thungdung
- #vietnamhoc
- #vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mới
- 24 tiết khí nông lịch
- 500 năm nông nghiệp Brazil
- A Na bà chúa Ngọc
- A Na Bình Minh An
- Ai Cập bạn tôi ở đấy
- Ai chợp mắt Tam Đảo
- Ai tỏ Ngọc Quan Âm
- Ai thương núi nhớ biển
- An nhiên nơi tĩnh lặng
- An Viên Ngọc Quan Âm
- An Viên Phước Hoàng Gia
- An vui cụ Trạng Trình
- Andersen truyện cổ Đan Mạch
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Anh đi về tâm bão
- Ân tình đất phương Nam
- Ông bà và con cháu
- Ông Bảy Nhị An Giang
- Ông già với các con
- Ông Hồ Sáu Đồng Nai
- Ông Rhodes chữ tiếng Việt
- Ông và cháu
- Ấn Độ địa chỉ xanh
- Ức Trai tâm tựa Ngọc
- Ba trăm năm thoáng chốc
- Ban mai chào ngày mới
- Ban mai lặng lẽ sáng
- Ban mai trên sông Son
- Ban Mai Đình Minh Lệ
- Ban mai đứng trước biển
- Bang giao tập Việt Trung
- Bay lên nào Hải Âu
- Bà và cháu
- Bà Đen
- Bài ca nhịp thời gian
- Bài ca Trường Quảng Trạch
- Bài ca yêu thương
- Bài học lớn muôn đời
- Bài học Phủ Khai Phong
- Bài học tự thắng mình
- Bài thơ Viên đá Thời gian
- Bài đồng dao huyền thoại
- Bác học Phan Huy Chú
- Báu vật nơi đất Việt
- Bên suối một nhành mai
- Bình Minh An Ngày Mới
- Bình sinh Mao Trạch Đông
- Bình sinh Tập Cận Bình
- Bóng hạc chốn xa xôi
- Bạch Mai sắn Tây Nguyên
- Bạn Tây Nguyên về thăm
- Bản Giốc và Ka Long
- Bảo tồn và phát triển
- Bảo tồn và phát triển sắn
- Bảy bài học cuộc sống
- Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
- Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi
- Bến Lội Đền Bốn Miếu
- Beethoven và thư gửi Elise
- Biết câu có câu không
- Biết mình và biết người
- Biển Hồ Chùa Bửu Minh
- Biển nhớ Trịnh Công Sơn
- Bill Gates học để làm
- Borlaug và Hemingway
- Ca dao Việt “Cày đồng”
- Cao Biền trong sử Việt
- Càu hiếu nối bờ thương
- Cách mạng sắn Việt Nam
- Cánh cò bay trong mơ
- Cát đá đất miền Trung
- Câu cá bên dòng Sêrêpôk
- Câu chuyện ảnh tháng 11
- Câu chuyện ảnh tháng 12
- Câu chuyện ảnh tháng Ba
- Câu chuyện ảnh tháng Bảy
- Câu chuyện ảnh tháng Chín
- Câu chuyện ảnh tháng Hai
- Câu chuyện ảnh tháng Một
- Câu chuyện ảnh tháng Mười
- Câu chuyện ảnh tháng Năm
- Câu chuyện ảnh tháng Sáu
- Câu chuyện ảnh tháng Tám
- Câu chuyện ảnh tháng Tư
- Câu chuyện đứng trước biển
- Cây Lương thực Việt Nam
- Cây đời mãi xanh tươi
- Có ba dòng văn chương
- Có lớp sinh viên như thế
- Có một ngày như thế
- Công viên Tao Đàn HCM
- Cần Thơ Bùi Hữu Nghĩa
- Cầu Minh Lệ Rào Nan
- Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa
- Cẩn trọng giữ sức khỏe
- Cha con Hiến Từ Thái Hậu
- Champasak ngã ba biên giới
- Châu Mỹ chuyện không quên
- Châu Văn Tiếp Phú Yên
- Chín điều lành hạnh phúc
- Chính Ngọ đoán Kinh Dịch
- Chùa Bửu Minh Biển Hồ
- Chùa Một Cột Hà Nội
- Chùa Ráng giữa đồng xuân
- Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt?
- Chỉ tình yêu ở lại
- Chọn giống sắn kháng CMD
- Chọn giống sắn kháng CWBD
- Chọn giống sắn Việt Nam
- Chốn thiêng
- Chốn thiêng tròn bóng mát
- Chốn vườn thiêng cổ tích
- Chớm Đông trên đồng rộng
- Chợt gặp mai đầu suối
- Chiêm Lưu Huy sách hay
- Chiếu đất ở Thái An
- Chim Phượng về làm tổ
- Chung sức trên đường xuân
- Chuyển đổi số nông nghiệp
- Chuyển đổi số Quốc gia
- Chuyện bây giờ mới kể
- Chuyện cô Trâm lúa lai
- Chuyện cổ tích người lớn
- Chuyện Henry Ford lên Trời
- Chuyện ngày sinh của Thủy
- Chuyện Rowling Harry Potter
- Chuyện sao Kim kỳ thú
- Chuyện sao Mai và Biển
- Chuyện thầy Hoan lúa lai
- Chuyện thầy Lê Quý Kha
- Chuyện thầy Lê Văn Tố
- Chuyện thầy Li Li Nghệ
- Chuyện thầy Ngô Kế Sương
- Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm
- Chuyện thầy Phan Huy Lê
- Chuyện thầy Tôn Thất Trình
- Chuyện thầy Trần Hồng Uy
- Chuyện thầy Trần Văn Khê
- Chuyện về vua Hàm Nghi
- Chuyện vua hề Sác lô
- Chuyện đồng dao cho em
- Chuyện đời không thể quên
- Chuyện đời ngày hạnh phúc
- Chuyện đời Phan Chí Thắng
- Chương mục tiêu quốc gia
- CIAT Colombia thật ấn tượng
- CIMMYT tươi rói kỷ niệm
- CIP Peru và khoai Việt
- CNM365 Tình yêu cuộc sống
- Con nguyện làm Hoa Lúa
- Con suối nguồn hạnh phúc
- Con đường di sản LewisClark
- Con đường Hồ Chí Minh
- Con đường lúa gạo Việt
- Con đường tơ lụa mới
- Con đường xanh yêu thương
- Cuối dòng sông là biển
- Cuộc đời phúc lưu hương
- Dám đánh và quyết thắng
- Dân tộc và Tôn giáo
- Dạo chơi non nước Việt
- Dạy học nghề làm vườn
- Dạy và học ngày mới
- Dạy và học để làm
- Dấu xưa thầy bạn quý
- Dẻo thơm hạt ngọc Việt
- Di sản thế giới tại Việt Nam
- Du lịch sinh thái Việt
- Em ơi can đảm lên
- Gõ ban mai vào phím
- Gạo Việt và thương hiệu
- Gặp bạn ở quê nhà
- Gặp bạn giữa đồng xuân
- Gốc Bồ Đề vườn xưa
- Gốc mai vàng trước ngõ
- Ghana bờ biển vàng
- Gia Cát Mã Tiền Khóa
- Giác ngộ là tỉnh thức
- Giấc mơ lai khoai lang
- Giấc mơ lành yêu thương
- Giấc mơ thiêng cùng Goethe
- Giếng Ngọc vườn Tao Đàn
- Giống Cây Trồng Quảng Bình
- Giống khoai Bí Đà Lạt
- Giống khoai Hoàng Long
- Giống khoai lang HL4
- Giống khoai lang HL491
- Giống khoai lang HL518
- Giống khoai lang Việt Nam
- Giống lúa siêu xanh GSR65
- Giống lúa siêu xanh GSR90
- Giống lạc HL25 Việt Ấn
- Giống ngô lai VN 25-99
- Giống sắn chủ lực KM419
- Giống sắn KM140 VIFOTEC
- Giống sắn KM419 và KM440
- Giữ trong sáng Tiếng Việt
- Hà Nội mãi trong tim
- Hãy để tôi đọc lại
- Hình như
- Hải Như thơ về Người
- Hẹn uống rượu ngắm trăng
- Học không bao giờ muộn
- Học lắng nghe cuộc sống
- Học với chữ Hán Nôm
- Học để làm ở Ấn Độ
- Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
- Hồ Quang Cua gạo ST
- Hồ Văn Thiện bóng chiều
- Hồ Xuân Hương góc khuất
- Hồ Xuân Hương đời thơ
- Hữu Loan thơ Hoa Lúa
- Hữu Ngọc văn hóa Việt
- Hector Malot trong gia đình
- Hiểu sách Nhàn đọc giấu
- Hoa Bình Minh Hoa Lúa
- Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
- Hoa lộc vừng ngày mới
- Hoa Mai thơ Thiệu Ung
- Hoa Mai trong Tết Việt
- Hoa Mai và Mùa Xuân
- Hoa Mai với Thiền sư
- Hoa và Ong Hoa Người
- Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
- Hoa Đất của quê hương
- Hoa Đất thương lời hiền
- Hoang Kim Long Hoang Gia
- Hoàng Gia Cương thơ hiền
- Hoàng Kim chuyện đời tôi
- Hoàng Kim thơ cho con
- Hoàng Long cây lương thực
- Hoàng Long thơ về Mẹ
- Hoàng Ngọc Dộ khát vọng
- Hoàng Tố Nguyên Lộc Trời
- Hoàng Thành nền Đại La
- Hoàng Thành ngọc cho đời
- Hoàng Thành đến Trúc Lâm
- Hoàng Trung Trực đời lính
- Hoàng Đình Quang bạn tôi
- Hoành Sơn với Linh Giang
- Huỳnh Mai như là có nhau
- Huyền Trang tháp Đại Nhạn
- Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn
- Hương Huế nhớ Thầy Cô
- Hương lúa giữa đồng xuân
- Hương sen vùng Đồng Tháp
- IAS đường tới trăm năm
- Im lặng mà bão giông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Kế sách một chữ Đồng
- Khát khao xanh
- Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
- Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh
- Kiệt tác của tâm hồn
- Kim Dung trong ngày mới
- Kim Notes lắng ghi chú
- Lao động và nghỉ ngơi
- Làng Minh Lệ quê tôi
- Lào hoa trắng nắng Mekong
- Lâm Chiêu Đồng hương quê
- Lão Mai Đinh Đình Chiến
- Lê Quý Đôn tinh hoa
- Lên Thái Sơn hướng Phật
- Lên Trúc Lâm Yên Tử
- Lên Việt Bắc điểm hẹn
- Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
- Lúa cao cây Trung Quốc
- Lúa sắn Cămpuchia và Lào
- Lúa sắn Việt Châu Phi
- Lúa siêu xanh Hòa Bình
- Lúa siêu xanh Việt Nam
- Lúa Việt tới Châu Mỹ
- Lộc xuân
- Lộc xuân Mẹ và Em
- Lời biết ơn chân thành
- Lời dặn của Thánh Trần
- Lời khuyên thói quen tốt
- Lời Thầy dặn thung dung
- Lời Thầy luôn theo em
- Lời thề trên sông Hóa
- Lời thương
- Lời thương cùng tháng năm
- Lời vàng từ trái tim
- Lửa đèn vầng trăng soi
- Lý Bạch thơ trăng sáng
- Lev Tonstoy năm kiệt tác
- Linh Giang sông quê hương
- Linh Giang Đình Minh Lệ
- Linh Nhạc thương lời hiền
- Luân Đôn trong mắt tôi
- Ma Văn Kháng trong tôi
- Machu Picchu di sản thế giới
- Mai Hạc vầng trăng soi
- Mai Khoa Thu Hà Nội
- Mai tới Tiết Lập Đông
- Mai vàng bền mưa nắng
- Marco Polo sinh ở Croatia
- MARDI và những người bạn
- Mark Twain nhà văn Mỹ
- Mark Zuckerberg và FB
- Martin Fregene xa mà gần
- Mái trường bên dòng Gianh
- Mây lành Phổ Đà Sơn
- Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
- Mình về thăm nhau thôi
- Mình về với chính mình
- Môhamet và đạo Hồi
- Mùa Thu trong thi ca
- Mạc triều trong sử Việt
- Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu
- Mẫu phương Nam Tao Đàn
- Mẹ tắm mát đời con
- Mỏ than Hồng giữ lửa
- Một gia đình yêu thương
- Một ngày với Ceballos
- Một niềm tin thắp lửa
- Một niềm vui ngày mới
- Một vùng trời nhân văn
- Mừng bạn hiền ngày mới
- Me kong trước hiểm họa
- Mexico ấn tượng lắng đọng
- Miên Thẩm thầy thơ Việt
- Minh triết của đức Phật
- Minh triết cho mỗi ngày
- Minh triết Hồ Chí Minh
- Minh triết sống phúc hậu
- Minh triết Thomas Jefferson
- Myanmar đất nước chùa tháp
- Mưa
- Mưa bóng mây nắng đầy
- Mưa Ngâu rằm Vu Lan
- Mưa tháng Năm nhớ bạn
- Mưa xuân trong mắt ai
- Mười kỹ thuật thâm canh sắn
- Mười thói quen mỗi ngày
- Nam Mỹ trong mắt tôi
- Nam tiến của người Việt
- Nam Tư một suy ngẫm
- Nôi ví dặm ân tình
- Nôi đất Việt yêu thương
- Nông lịch tiết Bạch Lộ
- Nông lịch tiết Cốc vũ
- Nông lịch tiết giữa Đông
- Nông lịch tiết Hàn Lộ
- Nông lịch tiết Hạ Chí
- Nông lịch tiết Kinh Trập
- Nông lịch tiết Lập Hạ
- Nông lịch tiết Lập Thu
- Nông lịch tiết Lập Xuân
- Nông lịch tiết Lập Đông
- Nông lịch tiết Mang Chủng
- Nông lịch Tiết Sương Giáng
- Nông lịch tiết Thanh Minh
- Nông lịch tiết Thu Phân
- Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
- Nông lịch tiết Tiểu Mãn
- Nông lịch tiết Tiểu Thử
- Nông lịch tiết Tiểu tuyết
- Nông lịch tiết Vũ Thủy
- Nông lịch Tiết Xử Thử
- Nông lịch tiết Xuân Phân
- Nông lịch tiết Đại Thử
- Nông lịch tiết Đại tuyết
- Nông nghiệp công nghệ cao
- Nông nghiệp sinh thái Việt
- Nông nghiệp Việt trăm năm
- Nắm chặt tay anh đi em
- Nắng ban mai ngày mới
- Nắng gió lành thuốc quý
- Nắng lên là sương tan
- Nắng mới
- Nắng mới khát khao xanh
- Nắng sớm
- Nắng và gió phương Nam
- Nếp nhà đẹp văn hóa
- Nợ duyên
- Ngày của Cha
- Ngày của Mẹ
- Ngày cuối năm thong thả
- Ngày Hạnh Phúc của em
- Ngày mới bình minh an
- Ngày mới lời yêu thương
- Ngày mới Ngọc cho đời
- Ngày mới trên quê hương
- Ngày nhớ trong tim tôi
- Ngày Quốc tế Hạnh phúc
- Ngày xuân đọc Trạng Trình
- Ngô Việt Nam ngày nay
- Ngôi sao mai chân trời
- Ngôn ngữ văn hóa Việt
- Ngẫm thơ ngoài ngàn năm
- Ngẫm tiêu điểm thế giới
- Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’
- Ngắm dấu chân thời gian
- Ngắm vầng trăng cổ tích
- Ngọc di sản Việt Nam
- Ngọc lục bảo Paulo Coelho
- Ngọc phương Nam
- Ngọc Phương Nam ngày mới
- Ngọc Quan Âm xuân mới
- Ngọt bùi nhớ trái ớt cay
- Ngộ Tam Minh Tĩnh Giác
- Nghê Việt am Ngọa Vân
- Nghê Việt trong Hồn Việt
- Nghị lực và Ơn Thầy
- Nghe khúc hát hái sen
- Nghiên cứu Kinh Dược Sư
- Nguồn Son nối Phong Nha
- Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ
- Nguyên Ngọc về Tây Nguyên
- Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
- Nguyễn Du làm Ngư Tiều
- Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
- Nguyễn Du niên biểu luận
- Nguyễn Du tâm hồn Việt
- Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
- Nguyễn Du thời Tây Sơn
- Nguyễn Du thơ chữ Hán
- Nguyễn Du tiếng tri âm
- Nguyễn Du trăng huyền thoại
- Nguyễn Du tư liệu quý
- Nguyễn Duy cát trắng bụi
- Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua
- Nguyễn Hiến Lê sao sáng
- Nguyễn Huệ thời Tây Sơn
- Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng
- Nguyễn Khải thầy văn Việt
- Nguyễn Minh Không Bái Đính
- Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng
- Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
- Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn
- Nguyễn Trọng Tạo đồng dao
- Nguyễn Đức Trung Hoa Đất
- Ngưa không nản chân bon
- Người dĩ công vi thượng
- Người lính cây sắn tuổi thơ
- Người lính già thời Bác
- Người mù điếc huyền thoại
- Người vịn trời chấp sói
- Nha Trang
- Nha Trang biển và em
- Nha Trang và A. Yersin
- Nhà tôi chim làm tổ
- Nhà tôi giấc mơ xanh
- Nhà Trần trong sử Việt
- Nhân hậu đời quên tuổi
- Nhân nghĩa cốt an dân
- Nhớ Ông Bà Cậu Mợ
- Nhớ ải Lạng Chi Lăng
- Nhớ bài học sâu sắc
- Nhớ bạn hiền xóm núi
- Nhớ bạn nhớ châu Phi
- Nhớ bạn Đào Trung Kiên
- Nhớ cây thông mùa đông
- Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện
- Nhớ kỷ niệm một thời
- Nhớ lại và suy ngẫm
- Nhớ lớp học trên đồng
- Nhớ lời vàng Albert Einstein
- Nhớ Mẹ Cha
- Nhớ Núi
- Nhớ nốt lặng bên đời
- Nhớ Người
- Nhớ quê hương
- Nhớ tháng bảy mưa ngâu
- Nhớ thầy Nguyễn Mộng Giác
- Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn
- Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng
- Nhớ thầy Tôn Thất Trình
- Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn
- Nhớ thương cánh chim trời
- Nhớ vầng trăng ngọn lửa
- Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
- Những bài thơ ám ảnh
- Những câu thơ lưu lạc
- Những con người trung hiếu
- Những cuốn sách tôi yêu
- Những người Việt ở FAO
- Những trang văn thắp lửa
- Những trang đời lắng đọng
- Nhiều bạn tôi ở đấy
- Niềm tin và nghị lực
- Năm tháng đó là em
- Nơi một trời thương nhớ
- Nơi vườn thiêng cổ tích
- Nước Lào một suy ngẫm
- Nước Nga và châu Âu
- Nước trong và ngày mới
- Phan Huy Chú thầy Văn
- Phan Thanh Kiếm bạn tôi
- Phan Thiết có nhà tôi
- Phát triển nông thôn mới
- Phòng trừ bệnh chổi rồng
- Phú Tuệ duyên gặp Thầy
- Phú Yên nôi lúa sắn
- Phạm Minh Giắng bạn tôi
- Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
- Phạm Quang Khánh Hoa Đất
- Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
- Phạm Văn Bên Cỏ May
- Phố núi cao yêu thương
- Phục sinh giữa tối sáng
- Pho tượng Ngọc Quan Âm
- Phương Nam đêm anh về
- Praha Goethe và lâu đài cổ
- Pushkin 9 kiệt tác thơ tình
- Qua Mang Thít Vĩnh Long
- Qua sông Thương bến nhớ
- Qua Waterloo nhớ Scott
- Quang Dũng thơ gọi nắng
- Quê hương xa mà gần
- Quê Mẹ vùng di sản
- Quả táo Apple Steve Jobs
- Quả tốt bởi nhân lành
- Quản lý bền vững sắn
- Quảng Bình với Trường Sơn
- Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
- Quảng Bình đất và người
- Quảng Tây nay và xưa
- Quốc Công đạo làm tướng
- Rio phố núi và biển
- Rượu cần nơi bản vắng
- Sách hay thầy bạn quý
- Sách Văn Nghệ Quảng Minh
- Sáng tạo và Công nghệ
- Sóc Trăng Lương Định Của
- Sóng yêu thương vỗ mãi
- Sông Hoàng Long chảy hoài
- Sông Kỳ Lộ Phú Yên
- Sông Mekong tin nổi bật
- Sông Thương
- Sông đời thao thiết chảy
- Sắn Việt bảo tồn phát triển
- Sắn Việt Nam bài học quý
- Sắn Việt Nam ngày nay
- Sắn Việt Nam sách chọn
- Sắn Việt Nam và Howeler
- Sắn Việt Nam và Kawano
- Sắn Việt và Sắn Thái
- Sớm hè líu ríu xuân
- Sớm mai qua Đại Lãnh
- Sớm Thu
- Sớm Thu thơ giữa lòng
- Sớm Xuân
- Sớm xuân kênh Thị Nghè
- Sớm xuân ngắm mai nở
- Sớm Xuân thơ giữa lòng
- Sớm xuân đi tảo mộ
- Sớm Đông
- Sớm Đông trên đồng rộng
- Sớm đông nhớ Trạng Trình
- Sự cao quý thầm lặng
- Sự chậm rãi minh triết
- Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
- Selma Nobel văn học
- Sen vào hè
- Sholokhov người sông Đông
- Suy ngẫm từ núi Xanh
- Suy tư sông Dương Tử
- Sơn Nam ông già Nam Bộ
- Sơn Núi trên rừng khuya
- Sơn Tùng chuyện Bác Hồ
- Ta về trời đất Hồng Lam
- Ta về với Linh Giang
- Ta về với đồng xuân
- Tagore Thánh sư Ấn Độ
- Tâm tĩnh lặng an nhiên
- Tìm về đức Nhân Tông
- Tím một trời yêu thương
- Tô Đông Pha Tây Hồ
- Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
- Tắm tiên Chư Yang Sin
- Tết ấm áp tình thân
- Tỉnh lặng
- Tỉnh lặng với chính mình
- Tỉnh thức
- Tỉnh thức cùng tháng năm
- Tỉnh thức đêm Song Ngư
- Tốt gỗ chẳng cần sơn
- Tổ hợp tác nông nghiệp
- Tứ Cô Nương bạn tôi
- Tứ quý hoa bốn mùa
- Từ Hiếu với người hiền
- Từ Mê Kông nhớ Nê Va
- Tự do ngời tâm đức
- Tự thuật ‘thơ dưỡng sinh’
- Thanh nhàn vui tháng năm
- Thanh trà Thủy Biều Huế
- Thao thức nhịp thời gian
- Thác nước giữa lòng Người
- Thái Dương Hệ Mặt Trời
- Thái Lan nhiều bạn quý
- Thái Tông và Hưng Đạo
- Tháng Ba hoa hồng trắng
- Tháng Ba nhớ bạn
- Tháp Bút viết trời xanh
- Tháp Tự Do Nước Mỹ
- Thích nghi để tồn tại
- Thầy bạn là lộc xuân
- Thầy bạn trong đời tôi
- Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
- Thầy Dương Thanh Liêm
- Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
- Thầy là nắng tháng Ba
- Thầy lúa Bùi Bá Bổng
- Thầy Luật lúa OMCS OM
- Thầy nghề nông chiến sĩ
- Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
- Thầy Nguyễn Hoàng Phương
- Thầy Nguyễn Lân Dũng
- Thầy nhạc Trần Văn Khê
- Thầy Norman Borlaug
- Thầy Phạm Hồng Đức Phước
- Thầy Quý lúa lan ly
- Thầy Quyền thâm canh lúa
- Thầy tôi sao sáng giữa trời
- Thầy Tụng nhớ thầy Trình
- Thầy Tuấn kinh tế hộ
- Thầy Tuấn trong lòng tôi
- Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
- Thầy Vũ trong lòng tôi
- Thầy Xuân canh tác lúa
- Thắp đèn lên đi em
- Thế giới trong mắt ai
- Thế sự bàn cờ vây
- Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay
- Thời biến nhớ người xưa
- Thời gian lưu dấu hiền
- Theo chân người dẫn đường
- Thiên nhiên là thú thần tiên
- Thiên đường này đâu quá xa
- Thiền Sư Lão Nông Tăng
- Thiện Đức Nguyễn Đức Hà
- Thomas Edison huyền thoại
- Thu Nguyệt gai và hoa
- Thung dung
- Thung dung chào ngày mới
- Thung dung dạy và học
- Thung dung đời quên tuổi
- Thăm nhà cũ của Darwin
- Thăm Tây Hồ nhớ Người
- Thăm thẳm câu chuyện ảnh
- Thăm thẳm đất miền Trung
- Thăng Long Lý Thái Tổ
- Thơ dâng theo dấu Tagore
- Thơ Pushkin bình minh Nga
- Thơ tình Hồ Núi Cốc
- Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim
- Thơ thiền Thích Nhất Hạnh
- Thơ viết bên thác Iguazu
- Thơ Việt ngoài ngàn năm
- Thơ vui những ngày nhàn
- Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp
- Thơ Xuân Chào Ngày Mới
- Thơ xuân ngày giáp Tết
- Thượng Đức thương nhìn lại
- Thương câu thơ lưu lạc
- Thương Kim Thiếp Vũ Môn
- Thương mình thương thân
- Thương nhớ Biển Hồ trà
- Tiếng Việt lung linh sáng
- Tiếng Việt thuyền và biển
- Tiết Chế đức dụng nhân
- Tiếu ngạo với Lan Hoa
- Tiễn em vào trận đánh
- Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
- Tin nổi bật quan tâm
- Toni Morrison nhà văn Mỹ
- TQ mộng China Dream
- Trà sớm nhớ bạn hiền
- Trà sớm thương người hiền
- Trân trọng Ngọc riêng mình
- Trên bục giảng mùa xuân
- Trò chuyện với Hoàng Kim
- Trúc Lâm Trần Nhân Tông
- Trạng Trình
- Trạng Trình dưỡng sinh thi
- Trầm tích ngọc cho đời
- Trần Công Khanh ngày mới
- Trần Duệ Tông hậu Trần
- Trần Khánh Dư “Bán than”
- Trần Khánh Dư vẹn kiếp
- Trần Nhật Duật nhân tướng
- Trần Quang Khải thơ thần
- Trần Tử Ngang lắng đọng
- Trần Tử Ngang thơ Người
- Trần Thánh Tông minh quân
- Trần Văn Trà bóng hạc
- Trần Đăng Khoa trong tôi
- Trận Vũ Hán lịch sử
- Trịnh Công Sơn lắng đọng
- Trời mưa trong mắt ai
- Trời nhân loại mênh mông
- Trở về nơi điểm hẹn
- Tre Rồng sông Kỳ Lộ
- Trung Liệt đền thờ cổ
- Trung Nga với Trung Á
- Trung Quốc một suy ngẫm
- Trung Quốc thời ông Tập
- Trung Đông với Hồi Giáo
- Truyện George Washington
- Truyện Norodom Sihanouk
- Truyện Pie Đại đế
- Truyện vua Solomon
- Trăng rằm
- Trăng rằm sen Tây Hồ
- Trăng rằm thương nhớ Anh
- Trăng rằm đêm Thanh Minh
- Trăng rằm đêm Trung Thu
- Trường tôi nay và xưa
- Trường tôi nôi yêu thương
- Trương Minh Thảo hoa cỏ
- TTC Group Sen vào hè
- Tuệ Giác và Tâm Đức
- Turkmenistan đất và người
- Tuyệt vời Hoàng hôn tím
- Tĩnh lặng cùng với Osho
- Tương lai trong tay ta
- Vành đai và con đường
- Vào Tràng An Bái Đính
- Vạn An lời yêu thương
- Vạn Kiếp binh thư truyền
- Vạn Xuân nơi An Hải
- Vầng đá chốn đại ngàn
- Vận khí và vận mệnh
- Về lại bến sông xưa
- Về miền Tây yêu thương
- Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng
- Về Trường để nhớ thương
- Về với vùng cát đá
- Về với vùng văn hóa
- Về Việt Bắc nhớ Người
- Vị tướng của lòng dân
- Ve ran gà gọi sáng
- Viên Minh Thích Phổ Tuệ
- Viện Lúa Sao Thần Nông
- Việt Nam con đường xanh
- Việt Nam dư địa chí
- Việt Nam học tinh hoa
- Việt Nam sáng tạo KHCN
- Việt Nam tâm thế mới
- Việt Nam tổ quốc tôi
- Việt Nam thông tin khái quát
- Việt Nam thời Nhà Trần
- Việt Nam đất nước con người
- Việt Phương ba điều nhớ mãi
- Vietnamese cassava today
- Vui bước tới thảnh thơi
- Vui sống giữa thiên nhiên
- Vui thu măng mỗi ngày
- Vui về với ruộng đồng
- Vui đùa bạn Hoa Huyền
- Vui đến chốn thung dung
- Vui đi dưới mặt trời
- Văn Công Hùng Tây Nguyên
- Văn chương ngọc cho đời
- Vĩ Dạ thương Miên Thẩm
- Vườn nhà sớm mai nay
- Vườn Quốc gia Việt Nam
- Vườn Tao Đàn bạn quý
- Walt Disney người bạn lớn
- Walter Scott bút hơn gươm
- Xanh một trời hi vọng
- Xuân ấm áp tình thân
- Xuân sớm Ngọc Phương Nam
- Yên Lãng Hồ Chí Minh
- Yên Tử Trần Nhân Tông
- Yên Tử Yên Phụ thiêng
- Ăn cháo nói càn khôn
- Đào Duy Từ còn mãi
- Đá hát
- Đá Đứng chốn sông thiêng
- Đáy đại dương là ngọc
- Đèo Ngang thăm thẳm nhớ
- Đêm lạnh nhớ Đào Công
- Đêm mai là trăng rằm
- Đêm nay là Trăng rằm
- Đêm ngủ ở Hà Tân
- Đêm nhớ Thuyền và Biển
- Đêm thanh ngắm hoa quỳnh
- Đêm trắng và bình minh
- Đêm Vu Lan
- Đêm Vu Lan thương chị
- Đêm Yên Tử
- Đình Lạc Giao Hồ Lắk
- Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
- Đại Lãnh nhạn quay về
- Đại tuyết trên Hoàng Hà
- Đất Mẹ vùng di sản
- Đất Quảng hồn sông núi
- Đập Tam Hiệp Tam Tuyến
- Đậu Quốc Anh khiêm nhường
- Đặng Dung thơ Cảm hoài
- Đặng Kim Sơn lắng đọng
- Đặng Thái Sơn đọc và ngẫm
- Đến Neva nhớ Pie Đại Đế
- Đến Thái Sơn nhớ Người
- Đến với bài thơ hay
- Đến với Tây Nguyên mới
- Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm
- Đền Trần chùa Thắng Nghiêm
- Địa chỉ xanh kết nối
- Đọc ’50 năm nhớ lại’
- Đọc lại trăm bài thơ
- Đọc lại và suy ngẫm
- Đọc lời nguyền trăm năm
- Đọc Lục Bát Xứ Nghệ
- Đối thoại nền văn hóa
- Đối thoại với Thiền sư
- Đồng hành cùng đi tới
- Đồng Nai sớm mai trời ấm
- Đồng xuân lưu dấu hiền
- Đồng đội cùng tháng năm
- Đỗ Hoàng Phong chiều xuân
- Đỗ Phủ thơ mưa lành
- Đỗ Phủ thương đọc lại
- Đỗ Tất Lợi danh y Việt
- Đời đừng thiếu mùa Đông
- Đợi anh ngày trở lại
- Đợi mưa
- Đợi nắng
- Đức sáng Trần Thái Tông
- Đi bộ trong đêm thiêng
- Đi như một dòng sông
- Đi thuyền trên Trường Giang
- Đi để hiểu quê hương
- Đường xuân theo chân Bác
- Đường xuân đời quên tuổi