Chuyện đời Phan Chí Thắng

Thầy bạn trong đời tôi
Bài thơ Viên đá Thời gian

CHUYỆN ĐỜI PHAN CHÍ THẮNG
Hoàng Kim
Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Bài thơ Viên đá Thời gian

(*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:

Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.”

Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng

CHUYỆN DÀI CHƯA ĐẶT TÊN’
Phan Chi Thắng

Ghi chép này của Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ:

” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)

ĐỌC 50 NĂM NHỚ LẠI’
Hoàng Kim


Tôi chép lại ‘chỉ là con hẻm nhỏ’ trong bản thảo “Chuyện dài chưa đặt tên”và bài đầu “Kỷ niệm 50 năm” với bài cuối “Người đàn bà xa lạ” có trong tập sách mỏng “50 năm nhớ lại” của anh Phan Chí Thắng để thỉnh thoảng đọc lại. Để thấu hiểu ai đó, sự thật và chính văn của họ là quan trọng nhất. Lời thương cùng tháng năm Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt? là khoảng lặng của tâm hồn, vấn vít sự suy ngẫm về thân phân, vận mệnh con người. ‘Chỉ là con hẻm nhỏ’ ‘tùy cơ, tùy vận. tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi, xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-50-nam-nho-lai

1

Lời thương cùng tháng năm
CHẲNG HIỂU SAO ÔNG ÚT LẠI CHẢY NƯỚC MẮT?
Hoàng Kim

Sự chậm rãi minh triết
Bài thơ Viên đá Thời gian.
Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt?
Tỉnh thức cùng tháng năm

Đọc ’50 năm nhớ lại’
Ngắm ‘Ngõ nhà Lão Hâm
Chuyện đời Phan Chí Thắng
Ai tỏ Ngọc Quan Âm.

Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
Bài đồng dao huyền thoại
Chuyện cổ tích người lớn
Đi bộ trong đêm thiêng

Văn chương ngọc cho đời
Minh triết Hồ Chí Minh

xem tiếp 14 đường dẫn hình ảnh và tư liệu tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/Lời thương cùng tháng nămChẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt?

Sự chậm rãi minh triết Bài thơ Viên đá Thời gian.
Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt.Tỉnh thức cùng tháng năm

LƯU DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim


Hậu duệ của mặt trời
Lưu dấu chân thời gian
Dấu đời thành seo biển
Đi như một dòng sông
“Mọi lý thuyết đều xám
Chỉ cây đời tươi xanh
” (*)

Linh Giang sông quê hương
Lời thề trên sông Hóa
Đèo Ngang thăm thẳm nhớ
Nguồn Son nối Phong Nha

Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Sóc Trăng Lương Định Của
#Thungdung cụ Trạng Trình

Một gia đình yêu thương
Bảo tồn và phát triển
Ngày mới Ngọc cho đời
Bài đồng dao huyền thoại

(*) Goethe, trích dẫn tại Giấc mơ thiêng cùng Goethe ; Lưu dấu chân thời gian (ảnh RUCHUNG)

ảnh trang bìa và trang 2 sách Ông cháu kể chuyện Phan Chí Thắng. Hoàng Kim lời bình Bảo tồn và phát triển/ Hậu duệ của mặt trời/ Bài thơ Viên đá Thời gian/ Chuyện đời Phan Chí Thắng Mỗi dòng là mỗi đường dẫn, kết nối tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-nhu-mot-dong-song

2

CHỈ LÀ CON NGÕ NHỎ
Phan Chi
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022 lúc 22:04


Chỉ là con ngõ nhỏ như hàng ngàn con ngõ khác ở Hà Nội mà sao nó thân thương gần gũi đến thế. Đi đâu xa một ngày là ông lại nhớ ngõ nhà mình. Ông nhớ từng khe cống, từng mảng xi măng tróc lở và những vết ố trên tường.

Vì đây là nơi ông từng đẩy xe nôi đưa con ra ngoài thở không khí để đôi mắt con trong veo nhìn lên những khoảng trời xanh sót lại bên mái những ngôi nhà tầng.

Cũng ở đây con lon ton chạy chơi làm ông phải đuổi theo sợ con va vào xe máy.

Và bây giờ ngày hai buổi con đến trường và từ trường về nhà. Bước chân con ngàn lần dọc theo ngõ nhỏ.

Cuộc đời là những bước đi. Rồi con sẽ bước những bước dài hơn, mạnh mẽ hơn trên đường đời phía trước. Con sẽ trưởng thành, chàng trai của ông.

Con ngõ sẽ cũ kỹ, già nua giống ông. Nó cũng sẽ như ông, nhớ từng bước chân con trên đó.

Đã yêu yêu cả đường đi lối về. Giờ ông mới thực sự hiểu câu người xưa từng nói.

3

Kim Notes lắng ghi chú
KỶ NIỆM 50 NĂM
Phan Chí Thắng

Năm nay là tròn 50 năm tôi bước chân vào trường chuyên tu ngoại ngữ Thanh Xuân (nay là đại học Ngoại ngữ) để học tiếng Nga (sau này người ta gọi là khóa dự bị đại học) chuẩn bị sang Liên Xô học đại học.

Chuyện không có gì đặc sắc và gay cấn, chắc chắn là cũng tương tự nhiều bạn khác từng học ở Liên Xô. Nhưng cũng nên chép lại kẻo quên. Ở tuổi tôi , đó là một cách níu kéo cái trí nhớ cứ thích lãng lặng bỏ đi chơi, nhiều khi gọi mãi không về.

Đây là thể loại hồi ký song không phải là hồi ký của người nổi tiếng hoặc có cương vị xã hội. Tôi chỉ chép lại những gì xảy ra với chúng tôi, không thêm bớt, sự thật như thế nào viết lại thế. Với tâm thế thanh thản suy ngẫm lúc tuổi già. Không có ý định tập hợp các số liệu thống kê, thu thập những tình tiết, những câu chuyện xảy ra trước hoặc sau chúng tôi hoặc ở các trường khác hay thành phố khác của Liên Xô.

Thời chúng tôi học phổ thông 10 năm. từ lớp 1 đến hết lớp 3 tôi học ở Thịnh sơn, Anh Sơn , Nghệ An. Cả ba năm đó tôi học duy nhất một ông thầy ở nhiều địa điểm khác nhau. trường không ra trường, lớp không ra lớp. ai cho mượn nhà một thời gian thì học ở đó. Nhưng dạy và học thì rất tốt. Năm lớp 4 tôi ra Hà Nội học ở trường Hoàng Văn Thụ ở Hoàng Mai, thời đó coi là ngoại thành Hà Nội.Tôi luôn được xếp nhất lớp. Chứng tỏ thầy Miêng ở Nghệ An dạy rất giỏi. Tuy vậy tôi phải học lại lớp 4 vì không đủ tuổi để thi lên lớp 5. Lớp 5 tôi học ở trường Phổ thông 2 phố Lý Thường Kiệt. Hết năm, người ta xóa sổ trường này, tôi về trường Vân Hồ học năm lớp 6, Bạn bè thời kỳ này, nay chẳng còn biết ai, ngoài diễn viên điện ảnh Tố Uyên (phim Con chim vành khuyên, vợ đầu của Lưu Quang Vũ).

Lớp 7 do gia đình chuyển nhà nên tôi lại học ở trường Thanh Quan B. Chủ nhiệm là thầy Vũ Hoàng Tuấn (con nhà văn Vũ Bằng). Thầy Tuấn dạy Văn và rất thích tôi đi theo đường văn nghiệp. Cấp 3 tôi học ở Chu Văn An, trường nổi tiếng nhất ở Hà Nội. Trường có hội trường, sân bóng đá, bể bơi (thực chất là quây một góc Hồ Tây), xưởng dạy nghề. Tôi học giỏi có lẽ là nhờ 3 năm cấp 1 thầy Miêng ở Nghệ An đã gieo vào tôi lòng đam mê kiến thức. Năm thì thi học sinh giỏi Văn, năm thì Toán, có năm lại thi Lý. Giỏi đều nhưng chả môn nào xuất sắc. Có lẽ vì tôi còn chơi cho đội tuyển bóng đá và tham gia ban văn nghệ của trường. Học ở Chu Văn An có thêm cái lợi là hay được các nhà văn .nổi tiếng đến nói chuyện . Chúng tôi được nghe Xuân Diệu và Trần Việt Phương nói chuyện nhiều lần.

Rồi cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng quan tâm . Có lần ông dự giờ Địa lý ở lớp tôi. Câu chuyện nổi tiếng “Đảo Hải Nam ở phía nam Việt Nam” đi đâu Thủ tướng cũng kể là xảy ra trong tiết học này. Thủ tướng kiểm tra kiến thức của học sinh , hỏi đảo Hải Nam ở phía nào của Trung Quốc rồi chỉ định bạn Ngọc trả lời. Ngọc nhút nhát đứng im như thóc. Một vài giọng nhắc phía nam phía nam, Thủ tướng chuyển câu hỏi : Thế đảo Hải Nam ở phía nào của Việt Nam?”. Bạn Ngọc cuống lên, vội nói như lời nhắc: “Phía nam ạ”. Thủ tướng cười ha hả.

Hết phổ thông, mỗi người chúng tôi phải làm 3 bộ hồ sơ tuyển sinh đại học chứ không phải thi. Học sinh miền nam làm 3 bộ riêng. Vậy là tôi làm 6 bộ. Kết quả là tôi có giấy gọi của 6 trường tôi liệt kê sau đây theo trình tự thời gian nhận giấy gọi: Trường TDTT Từ Sơn (chắc vì tôi hay đá bóng), Đại học Y Hà Nội (chắc vì trong lý lịch tôi khai mẹ là lương y), Tổng hợp Văn (chắc là do tôi đã có thơ đăng báo), Đại học Bách Khoa Hà Nội (chắc là do tôi tham gia văn nghệ hát hò kịch cọt, hồi đó Bách Khoa thích lấy người có thành tích văn thể), Đại học Giao thông Vận tải (chưa rõ lý do) và Trường Chuyên tu Ngoại ngữ Thanh Xuân.

Tôi nhập trường Thanh Xuân, ở nội trú.

4

Kim Notes lắng ghi chú
NGƯỜI ĐÀN BÀ XA LẠ
Phan Chí Thắng

Đó là tên bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Kramskoi, trên đó có hình người đàn bà trẻ ở Leningrad với cặp mắt to huyền bí dường như nhìn xuyên qua kẻ ngắm tranh, đến một nơi xa xăm nào đó.

Một tối mùa đông cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước , tôi lặng lẽ rời khách sạn , đi dạo dọc bờ sông Neva, con sông đang ngầm chảy dưới làn băng tuyết trắng. Khoan khoái hít sâu cái không khí trong lành và dễ chịu của mùa đông nước Nga, tôi muốn tìm một chút thư giản sau mấy ngày làm việc căng thẳng, đồng thời tranh thủ ngắm thành phố xinh đẹp do Pie Đại đế xây dựng lên với nhiều cung điện và tượng đài nổi tiếng mà tôi đã một lần ghé qua mười mấy năm trước đó.

Trên con đường vắng, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng bước chân mình lạo xạo trên tuyết. Tiếng lạo xạo đó đã trở thành kỷ niệm của những năm du học, trở thành một phần tuổi trẻ của tôi. Thỉnh thoảng một chiếc taxi lao vội, phá tan trong chốc lát sự yên tĩnh của con đường ven sông, xẹt lên vỉa hè những vệt tuyết bẩn. (Người ta phải rãi cát ra đường để chống trơn vào mùa băng giá).

Trong cái tĩnh lặng ấy, tôi dễ dàng nhận ra một người phụ nữ đã luống tuổi, vai hơi nghiêng vì phải xách một túi đồ khá nặng, lầm lũi bước những bước chân đều đặn cùng một hướng đi với tôi. Tôi rão bước đến gần bà, đề nghị:
– Cho phép tôi được xách giúp bà một đoạn.?
– Cám ơn ông , tôi tự lo được. Bà già ngước cặp mắt nhìn tôi , thoáng một chút nghi ngại.

Tôi hiểu được sự ái ngại của bà. Thời gian gần đây tình hình trật tự an ninh của Liên Xô xấu đi, người dân phải cảnh giác hơn với người lạ, đặc biệt là những người vùng Trung Á, nơi trình độ dân trí thấp hơn phần châu Âu của Liên Xô.

– Thưa bà, tôi là người Việt Nam. Hơn nữa tôi đoán túi đồ của bà không đáng để kẻ cướp quan tâm.
– Vậy xin phiền ông, ông tốt quá. Bà già bật cười trước cách diễn đạt của tôi, trao cho tôi túi đồ khá nặng, chắc là toàn những lọ mứt trái cây, dưa chuột muối và táo. Người đàn bà Nga nào chả hay xách những thứ đó?
– Ông mới ở Việt Nam sang hay làm việc ở đây?
– Tôi mới đến Leningrad được ba ngày, tôi là phiên dịch,
– Đúng rồi, ông nói tiếng Nga hay lắm.
– Cảm ơn bà có lời khen, tôi chỉ cố gắng làm tốt công việc của mình.
– Thế ông lưu lại khách sạn nào?
– Khách sạn Tháng Mười, thưa bà.
– Ồ, thế thì đoàn các ông là đoàn cấp cao rồi (Tôi không tìm thấy một chút mỉa mai nào trong giọng nói của bà).

Chỗ này tôi phải nói thêm với bạn đọc là ở Liên Xô cũ thành phố nào, tỉnh nào cũng có khách sạn Tháng Mười , đó chính là nhà khách của Đảng CSLX, nơi người khách nhiều khi chỉ phải ký ‘bông’ chứ không phải trả tiền cho mọi dịch vụ hảo hạng,
– Vâng, theo một nghĩa nào đó. Tên tôi là Thắng, bà có thể gọi là Victo cho dễ phát âm.
– Tôi là L. , tôi là giáo sư trường Múa Leningrad đã về hưu. Ở Việt Nam ông có biết hai học trò của tôi là Thủy và Cường không?
– Thật là một bất ngờ thú vị: tôi cùng học dự bị với hai người này , hiện họ là cán bộ chủ chốt của Trường Múa Việt Nam.
– Họ chẳng hề thư từ gì cho tôi cả, giọng bà lộ ra một chút xíu trách móc, mà có lẽ bà đã cố giấu đi.
– Mong bà thứ lỗi và thông cảm. Đất nước chúng tôi trãi qua hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, việc liên hệ với người nước ngoài đôi khi mang lại ít nhiều bất lợi.
– Tôi cũng đoán thế, chứ không bao giờ chúng nó có thể quên tôi. Giọng bà ấm trở lại. Thôi chết, ông có đi cùng đường với tôi không, có thể tôi đã làm phiền ông nhiều quá?.
– Không sao, tôi chỉ đi dạo, đường nào cũng là đi dạo. vả lại rất vui được nói chuyện với bà, bà làm tôi nhớ đến bà giáo tiếng Nga kính mến của tôi.

Cứ thế, chúng tôi một già một trẻ vừa đi vừa trò chuyện. Tôi lấy làm tiếc vì mình ít hiểu biết về lĩnh vực Ba lê, ít biết những tên tuổi nổi tiếng trên sàn múa nước Nga và sẽ đưa đất nước Nga đi về đâu, Tôi kín đáo quan sát khuôn mặt nhẹ nhõm, dáng di khoan thai và thanh thoát của người vũ công về già. Tôi không dám hỏi bà đi đâu một mình và trở về khuya khoắt trong cô đơn. Đó là phép lịch sự. Bà hỏi thăm tôi về gia đình, về các con tôi, không hẳn là vì phép lịch sự.

Không hiểu do đâu tôi bổng nhắc đến bức tranh Người đàn bà xa lạ, nhắc đến những tiểu thuyết có nhiều diễn biến gắn với Xanh Peterburg, rồi chúng tôi nói về danh hài Raikin của Leningrad. Bà tỏ ra là một người trò chuyện thú vị.

Bà bất ngờ dừng lại trước cửa một nhà chung cư:
– Tôi đã về đến nhà rồi, cảm ơn ông đã giúp đỡ. Chân thành chúc ông luôn hạnh phúc!
Tôi hiểu lời chúc của bà, chỉ những người ở tuổi bà mới ngộ rằng hạnh phúc là cái quan trọng nhường nào cho một đời người.
– Thay mặt tất cả những học trò Việt Nam của bà và tự đáy lòng xin chúc bà mạnh khỏe và mọi điều tốt đẹp nhất.

Bà chìa tay cho tôi bắt, bàn tay mảnh mai nhưng rắn chắc.

Dọc theo con đường ven sông tôi lững thững quay về khách sạn, Thỉnh thoảng một đôi tình nhân đi chơi về muộn, nàng ngã hẳn vào chàng như lấy thêm hơi ấm …

Dừng lại trước cửa khách sạn, tôi châm thuốc hút. Tính tôi là vậy, bao giờ cũng hút một điếu thuốc để ghi nhận một sự kiện sau này sẽ trở thành kỷ niệm khó quên.

Đúng là thế thật, mỗi khi tôi nhớ Liên Xô, nhớ nước Nga, nhớ Ucraina thì trong bao nhiêu hỗn độn của ký ức , bao giờ cũng hiện về hình ảnh người đàn bà xa lạ bên dòng sông Neva, người phụ nữ Nga mà số phận đã cho tôi được gặp, cho tâm hồn tôi một lần được trú ngụ trong cái hiền hòa và nhân hậu của người Nga.

Câu chuyện giống như trên có thể xảy ra không ít lần với mỗi người trong chúng ta, nó cũng chẳng có gì đặc biệt đáng viết ra cho người khác đọc. Song cuộc đời chúng ta lại đặc biệt ở chỗ nó được ghép lại bởi những sự kiện thoạt nhìn rất đổi bình thường.

(Trích Phan Chí Thắng 2016. 50 năm nhớ lại Nhà xuất bản Lao Động 2016; trang 193-197. Hoàng Kim chép lại và suy ngẫm ngày 16 4 2022, ngày khùng hoảng Nga Ucraina cuộc chiến tàn khốc tuần đỉnh điểm)

5

Anh Phan Chí Thắng viết ‘Đôi điều suy ngẫm” gần cuối sách “50 năm nhớ lại” (trang 191- 192) : “Liên Xô giúp ta đào tạo hàng vạn cán bộ đại học và trên đại học, chưa kể số trung cấp và công nhân kỹ thuật, và cũng chưa kể số cán bộ sĩ quan quân đội và công an. Trong đó có một số đã phát huy được năng lực. Nhiều người giữ cương vị cao trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, trong hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống sản xuất kinh doanh, ở các trường đại học, viện nghiên cứu, các đoàn ca múa nhạc, thể thao, v.v… Nhưng số đông còn lại là chìm nghỉm trong cuộc mưu sinh, trong môi trường chưa hội đủ các yếu tố cần thiết cho công việc mà họ được đào tạo”.

(*) Kim Notes lắng ghi chú (Anh Thắng đi học Nga dịp 1966 –1972. Hoàng Kim lớp nhỏ hơn và những năm 1971 lại xếp bút nghiên ra trận, nên sau này nhọc nhằn học ‘đúp 5 lớp” qua chuyện kể Thầy bạn là lộc xuân. Em cũng có duyên may sang học tập ở châu Âu khi đã luống tuổi, và có dịp đến Neva nhớ Pie Đại Đế Từ Mê Kông nhớ Nê Va. Hoàng Kim thật tâm đắc lời anh qua sự trãi nghiệm của riêng mình trong Giấc mơ thiêng cùng Goethe). .

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi đã gặp Người ở CIMMYT Mexico
Bóng hạc chốn xa xôi cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug
Dạy tôi minh triết an nhiên
Đi để hiểu quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi:

“Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.

Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.

Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.

Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.

Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.

Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.

Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.

Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.

Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.

Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.

Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.

Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.

Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.

Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?

Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.

Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.

Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.

Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.

Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:

– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.

Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.

Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.

Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.

Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.

(Viết trong ngày giỗ cô)

NGƯỜI EM CON CÔ RUỘT
Phan Chí Thắng
(Viết 30/4/2018)

Xét quan hệ bà con, An với Tuân rất gần. Mẹ hắn là em ruột cha anh. Nhưng khi anh sinh ra ở Huế thì hắn, con đầu của cô, đã năm sáu tuổi và sống bên nội của hắn ở thành phố khác, lớn lên anh em không biết mặt nhau, chỉ nghe cha mẹ nói rằng cô có mấy đứa con, trong đó có hắn.

Rồi anh theo cha mẹ ra Bắc. Đất nước chia làm hai miền, anh em hoàn toàn không biết gì về nhau.

Tháng 5 năm 1975, là một cán bộ nghiên cứu sau nhiều năm đằng đẵng học ở Liên xô, Tuân vào Nam công tác, ghé Nha Trang Thành thăm bà cô và mấy người em con cô – tất cả anh chưa hề gặp mặt. Cô nhận ra anh ngay, “cháu giống cha quá!”.

Mấy ngày đó anh không gặp An, vì hắn ở Sài gòn, có thể còn trốn hoặc đã ra trình diện. Cô và mấy em không nhắc đến hắn, mà anh cũng không hỏi.

Mãi sau này mới biết, hắn với cặp lon thiếu tá nhảy dù mũ đỏ phải đi cải tạo 7 năm, sau đó định cư ở Mỹ diện HO.
Hai anh em càng không có điều kiện gặp nhau. Thư từ cũng không.

Năm 2009 Tuân sang Mỹ chơi. Cô anh cùng các con, dâu rể và cháu đều đã định cư ở Cali. Tuân hẹn trước ngày đến thăm. Cô nói sẽ gọi các em tập trung đông đủ chào anh.

Với những người em khác Tuân đều đã gặp ở Việt Nam nên nói chuyện khá thoải mái. Riêng với An anh hơi rụt rè một chút. Hắn nhiều tuổi hơn nhưng lại là vai em. Thoạt nhìn thấy hắn anh đoán đây là người con đầu của cô. Anh tiến lại, chủ động bắt tay và nói bằng tiếng Anh “Rất vui gặp You!”

Tiếng Anh chỉ có You và Me, rất tiện trong trường hợp này.

Nghĩ cũng lạ, anh em cô cậu ruột mà già rồi mới gặp nhau. Hai anh em hai chiến tuyến, nay ngồi với nhau trên đất Mỹ.

Hắn tỏ ra kính cẩn với ông anh, một phần do lễ giáo, phần khác là kiểu dân võ biền thường tự ti trước những người có mác trí thức.

Hai anh em nói chuyện như cần phải nói. Nghĩa là không nói một cái gì cụ thể. Vì thế câu chuyện tự nhiên, không gò bó, tuy An có vẻ hơi kiệm lời.

Ăn cơm xong, cả nhà chụp hình kỷ niệm. Hắn tiến đến gần Tuân xin phép ra sân bay. Hắn phải bay 7 tiếng về bờ Đông để mai sớm có mặt ở sở làm việc.
Vậy là hắn đã mất từng ấy tiếng bay sang Cali chỉ để gặp ông anh.

Tuân nhìn thẳng vào hắn. Anh nhận ra cặp mắt và vầng trán hắn giống anh. Một nốt ruồi phía dưới đuôi mắt cũng giống như của anh. Hình như hắn cũng nhận ra những nét giống nhau giữa hai người.

Tuân nắm chặt tay hắn:
– Mừng nhất là chúng ta đã không gặp nhau trên chiến trường. Chúc chú khoẻ và hy vọng lần sau gặp lại sẽ có nhiều thời gian trò chuyện hơn.
– Cảm ơn anh. Chúc anh đi chơi vui!

Hắn rời đi, dáng người đàn ông an phận sau nhiều giông tố cuộc đời, không ai có thể đoán đó từng là viên thiếu tá chỉ huy nhảy dù.

Đêm đã khuya, chỉ còn hai cô cháu ngồi với nhau. Tuân ngắm cô. Vẫn cái trán ấy, đôi mắt ấy. Cô đã tám mấy rồi, linh cảm mách bảo đây là lần cuối cùng anh gặp cô. Xa xôi quá, khi cô nằm xuống anh không thể bay sang kịp.

Hình như cô cũng có cảm nghĩ như thế.

– Thằng An giống cháu hơn mấy đứa kia.
– Cháu cũng thấy vậy.
– Cả nhà mỗi mình nó giống bên ngoại.

Cô muốn kể cháu nghe một chuyện. Chuyện này thằng An chỉ kể cho cô nghe, từ năm 1971, tụi em nó cũng không được biết.

Năm đó nó chỉ huy đơn vị nhảy dù vào căn cứ nơi cơ quan lãnh đạo Việt Cộng tỉnh đóng. Nhiệm vụ của nó là bắt các cán bộ chủ chốt rồi phá hủy căn cứ. Nó đứng một chỗ, luôn miệng hò hét xua cấp dưới toả ra xăm tìm hầm bí mật.

– Chiến tranh mà cô, chuyện đó cũng bình thường. Tuân bình luận.
– Không bình thường đâu cháu, hãy nghe cô kể nốt.

Đơn vị nó hoàn thành nhiệm vụ. Đêm hôm đó nó về qua nhà và kể với cô là cả ngày con đứng trên miệng hầm của cậu để lính không đụng đến chỗ đó.

Là hầm của ba cháu đó. Tài liệu thám báo chỉ đích xác căn hầm của ba cháu. Thằng An biết và đã bảo vệ cậu.

Tuân lặng người, ngồi một lúc lâu mới hỏi:
– Thế ba cháu có biết em An cứu ổng không?
– Không, làm sao ông biết được?
– Thời gian đi học tập cải tạo nó có khai chi tiết này không?
– Không. Khai ra ai tin?

Tuân lại ngồi yên lặng. Phía xa, ngoài xa lộ, những chiếc xe hơi lao vút trong đêm.

Giờ này An bay đến đâu rồi, trên bầu trời nước Mỹ?

Số phận không cho hai anh em được gần nhau, được hiểu nhau hơn. Nhưng giờ Tuân đã hiểu. Số phận mỗi gia đình, mỗi dòng tộc nằm chung trong số phận éo le của đất nước. Anh em trong một nhà thành kẻ thù của nhau.

Song mối liên hệ thiêng liêng máu mủ không bao giờ gián đoạn. Chúng ta còn đến ngày nay, sau hơn ngàn năm chinh chiến, là nhờ chúng ta biết thương nhau hơn là giỏi chém giết?

Cha anh mất đã lâu rồi, An ạ. Ông không thể cảm ơn đứa cháu đã cứu mạng mình. Anh cũng sẽ không nói lời cảm ơn. Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất!

ĐỌC PHAN CHÍ THẮNG NHỚ NGUYỄN KHẢI
Hoàng Kim


Đọc “Ông chánh Sở” của anh Phan Chi Thắng lại Thương nhớ Nguyễn Khải với cái Tùy bút cuối cùng “Đi tìm cái tôi đã mất”. Xin chép lại và so sánh vài trích đoạn.:Văn chương ngọc cho đời Bóng hạc chốn xa xôi Sự thật tốt hơn ngàn lời nói Sự chậm rãi minh triết Văn thông tất chính luận Chậm rãi học cô đọng Giản dị văn là người Lời ngắn mà gợi nhiều Nói ít nhưng ngân vang https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-doi-phan-chi-thang/

Nguyễn Khải (đoạn 1): “Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả. Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lát rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã.

Lại một ngạc nhiên nữa ! Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ. Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã.

Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”.

Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người“.

Xin bạn đọc so sánh với bài của anh Phan Chí Thắng (nguyên văn “Ông chánh Sở” ).

ÔNG CHÁNH SỞ
Phan Chí Thắng
13 tháng 6, 2013 lúc 10:07

Hai cậu cháu lão Hâm ở hai thành phố khác nhau nên họ ít khi gặp mặt. Năm thì mười họa họ gọi điện hỏi thăm nhau hoặc nhờ cậy việc gì đó. Còn chủ yếu là gặp vào các dịp tết nhất hoặc hiếu hỉ.

Nó xinh. Bốn mươi lăm tuổi rồi mà người vẫn thon thả, da mịn màng như da con gái. Nhìn nó ăn mặc lụa là ngon nghẻ ai cũng khen, pha một chút ghen tỵ:

– Bà bác sỹ vợ Giám đốc Sở có khác!

Mỗi lần lão Hâm về quê có việc, nó hay đón cậu về nhà nó ngủ, để cậu đỡ tốn tiền khách sạn. Vì nhà nó rộng, luôn có phòng để không. Nhà Giám đốc Sở cơ mà!

Ông cháu rể người tầm thước, lộ rõ nguồn gốc nông dân. Da sạm và bì bì do nhiều bia rượu và các món ăn bổ dưỡng. Cái nhìn xeo xéo vừa ra vẻ cấp trên vừa như là lo ngại ai lấy mất của mình cái gì.

Thường lão Hâm ít giáp mặt cháu rể vì cháu rể toàn đi nhậu đến khuya mới về. Công việc của Giám đốc Sở là vậy. Nhậu quá bến luôn, không thèm tới bến.

Mà nếu có gặp nhau thì cũng chỉ ngúc ngắc dăm câu xã giao vì thâm tâm lão Hâm chê thằng ấy quê, còn thằng ấy thì nghĩ là ông cậu vợ hâm.

Lão Hâm chả thèm hỏi thằng cha ấy làm Giám đốc sở nào. Sở nào thì cũng vậy thôi, ngon hơn ngon kém một ít, đằng nào thì cũng là ngon.

Vợ chồng cháu có hai căn nhà ba lầu, một để ở, một cho thuê. Cộng một miếng đất dăm trăm mét vuông ở ngoại thành để trồng cây chơi. Đó là phần nổi. Phần chìm thì  thánh mới biết.

Thôi thế cũng được, lão Hâm nghĩ. Thằng chồng vơ vét ở đâu mình không biết. Khuất mắt là coi như không thấy. Miễn là nó yêu thương vợ con, lo cho vợ con đầy đủ là tốt rồi. Cháu mình sướng, mình bớt phải lo. Mặt khác, thấy cô cháu phởn phơ, tươi tỉnh, lão Hâm cảm thấy yên tâm về cuộc sống gia đình cháu.

Hôm rồi có việc hiếu, lão Hâm bay về quê. Mọi người trong nội ngoại tộc ai nấy đều buồn thiu, mặt mày ủ rũ, tất bật việc này việc nọ nên lão Hâm không để ý thấy dưới đôi mắt xinh đẹp của cô cháu gái có quầng thâm. Mãi đến tối, về nhà cháu nghỉ ngơi lão mới nhận thấy.

Cô cháu ngồi cuối cái đi văng, cố tình để sấp bóng cái đèn cây. Cái chao đèn to đùng che bớt nửa khuôn mặt.

– Cháu sao vậy, mấy hôm nay mất ngủ à?

– Sao cậu biết?

– Thì tao thấy mày bơ phờ, hai mắt trũng sâu.

Cô cháu không nói gì, tay mân mê cái khăn trải bàn làm từ lụa tơ tằm. Rồi hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má.

– Cháu cực lắm cậu ơi. Nhiều khi hết muốn sống.

– Mày sướng thế mà còn kêu khổ thì ai trên đời này mới được gọi là sướng? Chồng làm to, con ngoan học giỏi, bản thân mình có nghề nghiệp và công việc vững vàng, nhà cao cửa rộng, xe sang, quần áo dăm chục bộ. Nói chi lạ rứa!

– Cháu sẵn sàng đánh đổi hết nhà cao cửa rộng để lấy một cuộc sống vợ chồng bình thường cậu ạ.

– Nó đánh mày à?

– Còn hơn cả đánh. Cái đó gọi là bạo hành thời @.

– Là sao?

 Cô cháu từ từ kể lại câu chuyện đau đớn của mình, xen với những lần dùng tay quệt nước mắt.

*

*   *

Cô bác sỹ trẻ với cái lý lịch dính líu ngụy quân ngụy quyền bị phân công về bệnh xá một huyện miền núi.

Cô ở đó 5 năm, vất vả, gian khổ. Cũng có thể sẽ là nhiều hơn 5 năm hoặc vĩnh viễn ở đó, nếu cô không gặp người sau này là chồng cô, ông Giám đốc Sở tương lai.

Anh gầy gò, đen đúa. Mà thực ra, cả đoàn càn bộ của huyện lên thăm xã miền núi ai cũng đen đúa gầy gò cả. Dáng dấp quê mùa của anh một thời được nghi nhận là thật thà hiền lành.

Qua dịp đó, hai người làm quen nhau, thư từ qua lại. Một năm sau anh xin cưới cô.

Anh gia đình thành phần cơ bản, nói cho vuông là nông dân, bố tham gia du kích bị địch bắn chết. Anh là con liệt sỹ. Con liệt sỹ thì được cộng điểm ưu tiên vào đại học, ưu tiên khi phân công tác. Mấy chú trên tỉnh tốt lắm, nâng đỡ con bạn như một cách tri ân với người đã khuất.

Anh cứ tuần tự mà thăng quan tiến chức. Đến một cái chức nào đó thì người ta hoàn toàn có khả năng xin cho vợ chuyển về bệnh viện tỉnh. Việc đó hoàn toàn hợp lý vì chị đã cống hiến nhiều năm cho vùng sâu vùng xa rồi. Tuy nhiên chắc gì đã là hợp lý đối với những người không có nhất thân nhì thế.

Tính anh hay ki cóp. Chị rất hiểu và thương. Nhiều năm sống trong thiếu thốn, chính chị cũng muốn dành dụm để cất một cái nhà mà ở. Tiền anh kiếm thêm, tiền chị làm thêm đều gom lại để anh gửi tiết kiệm. Người ta nói của chồng công vợ. Người ta còn nói giàu nhờ bạn sang nhờ vợ. Chị là người có học, chị quá biết. Chị không theo rõi các sổ tiết kiệm xem trong sổ có bao nhiêu tiền. Việc này để anh lo.

Anh cũng không đưa tiền cho chị đi chợ. Nội trợ là việc của đàn bà. Anh còn hơn khối thằng đàn ông vợ phải chu cấp tiền bia rượu thuốc nước.

Lâu lâu anh lại rỉ tai vợ:

– Anh gom được gần 90 triệu rồi. Em xem có tiền bù thêm cho đủ 100 để anh gửi ngân hàng.

Có thì chị đưa, không có thì chị vay mượn cho đủ. Mấy tháng sau đó chị ráng trực thêm giờ, ráng xoay xở tiền trả nợ.

Cứ thế chị chăm chút cho ngôi nhà hạnh phúc của mình.

Xong ngôi nhà thứ nhất, họ lo tiếp ngôi nhà thứ 2. Có hai cái nhà thì hạnh phúc biến mất, như chưa bao giờ có. Nhất là từ khi anh lên Chánh Sở thì hạnh phúc gia đình đã trở thành một ước mơ xa vời.

Anh ăn nhậu triền miên với ai đó, đi khuya bất thùng chi thình với ai đó. Chị kệ. Anh không quan tâm đến chị, đến sức khỏe chị, đến việc chị vui hay buồn. Chị khóc. Hình như anh cần một người để sinh con và trông nhà nấu cơm cho anh ta.

Chị buồn lắm. Đêm đêm nằm khóc một mình. Người gầy rộc. Đi khám chuyên khoa, cô bạn bác sĩ nói chị bị suy nhược thần kinh. Tối đó chị nói với chồng là em bị ung thư buồng trứng. Những tưởng anh sẽ sửng sốt, đau đớn, cuống quít lo tìm phương cứu chữa, tìm thầy tìm thuốc cho vợ. Không. Anh lặng lẽ về buồng, thức khuya viết một tờ di chúc của hai vợ chồng, trong đó ghi là để lại cho mỗi đứa con một ngôi nhà. Sáng sớm hôm sau, khi vợ vừa lo xong bữa sáng, anh đưa cho chị tờ giấy, bảo xem đi rồi ký.

Chị òa khóc:

– Anh không lo gì cho sinh mạng của em mà chỉ lo chuyện tài sản là sao?

– Anh lo chứ, nhưng lo chuyện hậu sự cũng là lo?

Từ đó chị hết hy vọng níu kéo hạnh phúc. Chị chỉ là cái máy đẻ, cái máy kiếm tiền nuôi cả nhà và phụ thêm cho anh tích lũy.

Cũng dịp ấy bệnh viện nơi chị công tác triển khai quy chế cấm bác sỹ nhận tiền của bệnh nhân, nói chung là chống tiêu cực, đề cao khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”

Thu nhập của chị giảm hẳn đi. Thiếu tiền đi chợ, chị nói với anh. Anh cáu:

– Bệnh viện em vẽ chuyện, quy chế cái con khỉ! Thiếu tiền thì từ nay em bớt mua sắm quần áo đi. Người dân đang sống thiếu thốn mà em trưng diện quá cũng không hay, vừa lãng phí vừa vô lương tâm.

Rồi anh cũng đưa tiền chợ cho chị, nhưng lấy ngay quyển sổ ra ghi chép đầy đủ trước mặt chị. Để theo rõi xem chị có ăn bớt tiền chợ hay không.

Ngày Tết, ngày lễ nhà anh rất nhiều khách. Cấp dưới trực tiếp, cấp dưới có liên quan, các cơ quan hữu quan v.v. đến tấp nập. Anh không bao giờ nhận phong bì. Đạo đức tư cách người lãnh đạo không cho phép làm việc đó. Đó là việc của phu nhân lãnh đạo. Song anh có biệt tài là nhớ hết những ai đến đưa quà, tổng cộng là bao nhiêu phong bì, đề phòng chị ăn bớt.

Dịp 30 tháng Tư vừa rồi cũng vậy, rất nhiều khách đến thăm. Chị nhận hết các phong bì rồi chuyển lại cho anh đầy đủ khi khách đã ra về.

Gần 11 giờ đêm, anh gõ cửa phòng chị, mặt hầm hầm:

– Thằng X công ty Y năm ngoái đi hai triệu sao năm nay chỉ có một?

Chị như bị một cái tát vào mặt. Anh nghĩ chị lấy bớt đi một triệu chăng?

– Anh đi mà hỏi nó. Nó đưa bao nhiêu em đưa lại anh nguyên phong bao chưa bóc.

Anh không tin thì mai đứng ra mà tự nhận phong bì.

Chuyện này thì không thể. Anh đành nhân nhuợng:

– Anh hỏi cho biết cái bụng của thằng X thôi. Chả hiểu sao năm nay nó đi ít thế?

Khuôn mặt anh bần thần đến thảm hại. Ngày hôm sau anh bưng về một cái hòm phiếu, cái mà người ta hay dùng để bỏ phiếu trong các kỳ đại hội. Nó được làm bằng kính nhựa trong, khung nhôm, mặt trên có xẻ rãnh để người đi bầu nhét phiếu vào đó. Có cả cái khóa đồng treo lủng lẳng. Trông rất công khai minh mạch.

Anh để cái hòm phiếu bên buồng chị, ở cái chỗ mà từ phòng anh, từ chỗ anh ngồi tiếp khách hé cửa nhìn sang là thấy rõ nó.

Khách đến, ngồi chơi nói chuyện với ông bà Giám đốc Sở. Họ kín đáo đưa phong bì cho bà mệnh phụ phu nhân. Tiễn khách xong là bà chạy về phòng mình bỏ ngay lá phiếu vào hòm phiếu.

Đêm hôm đó, khi đã thiêm thiếp ngủ, chị giật mình thấy có bóng người vào phòng mình. Đó là anh. Nhiều năm rồi anh không vào phòng chị vào ban đêm. Chị hồi hộp, nín thở hy vọng.

Anh đi nhẹ nhàng rón rén. Cũng rất nhẹ nhàng, anh lần lượt khám xét túi xách của chị, cái tủ đầu giường, tủ treo quần áo. Gần một tiếng đồng hồ anh như cán bộ điều tra hiện trường xem xét tỉ mỉ xem chị có tiền riêng cất dấu ở đâu không.

Chị nằm im, cố không nhúc nhích. Sau khi anh rời phòng chị, chị cũng đơ người như vậy đến sáng. Nhục nhã cho mình và hổ thẹn cho anh.

Tóm lại, đối với anh tiền là tối thượng, là lẽ sống còn. Không tình, không nghĩa, không trách nhiệm gì cả.

Chị đã từng muốn li dị. Nhưng phần vì anh van vỉ khóc lóc xin xỏ, phần vì chị thương hai đứa con nên thôi. Chán nản, chị lao đầu vào công việc, lấy công việc làm niềm vui.

Cách đây mấy ngày có đoàn học sinh đi nghỉ mát bị lật xe, ba cháu chết, hơn hai chục cháu bị thương. Chị lo cấp cứu các cháu từ sáng đến tối mịt. Trưa chị không về nhà, gọi điện bảo anh ăn cơm đi, cơm trong nồi, thức ăn đậy lồng bàn, em còn lo mấy ca cấp cứu. Anh cáu trong điện thoại; “Tôi không biết hâm cơm!” rồi dập máy.

Tối đó chị về muộn, người mệt rũ nhưng lòng rất vui vì cứu được ba cháu bị thương nặng. Khác với mọi ngày đi nhậu xong là chui vô phòng bật điều hòa nằm, anh ngồi chờ chị ở phòng khách:

Mai bà còn đi riết nữa không. Nếu còn đi thì tôi khỏi về nhà ăn trưa.

Chị cố nói thật nhẹ nhàng:

Đó là công việc, là trách nhiệm và cũng là lương tâm của em. Em không thể bỏ các cháu đau đớn quằn qoại được anh ạ.

Anh chửi đổng:

– Mẹ, làm như không có cô thì thiên hạ này chết hết!

Ông cán bộ lãnh đạo luôn mồm “vì dân” mà nói thế đấy!

Chị không phản ứng, ra mở vòi nước rửa tay chuẩn bị ăn cơm. Cả ngày chị chưa có hột cơm nào vào bụng. Nhìn tay chị, chỗ cái nhẫn vàng hai chỉ là một cái vết trăng trắng, anh hoảng hốt:

– Cái nhẫn của cô đâu?

Chị chậm rãi trả lời:

– Em không có tiền mà cần tiền quá nên em bán đi rồi.

– Cần tiền làm gì, lại mua áo váy?

– Anh không để ý chứ đã ba năm nay em toàn xài quần áo cũ. Em không có nhu cầu mua sắm thêm.

– Vậy cần tiền làm gì?

– Có một vài loại thuốc rất cần cho các cháu mà kho dược bệnh viện vừa hết, em phải mua ngoài.

Anh há hốc mồm ngạc nhiên, đờ người vì cái tin kỳ lạ. Khuôn mặt méo xệch, anh đấm mạnh tay xuống bàn, tấm kính lót bàn vỡ tan:

– Ngu! Thời này mà còn có loại người ngu như cô!

 *

*   *

Cháu buồn lắm cậu ạ. Cháu chả dám kể với ai, sợ mất thanh danh anh ấy. Chỉ kể với cậu thôi.

Lão Hâm nhìn đăm đăm vào cái chao đèn, cái chao đèn đang che khuất một nửa khuôn mặt cô cháu gái. Hồi lâu lão mới thốt lên:

– Thôi đi ngủ đi con, mai con còn phải đến bệnh viện làm việc rồi lại phải tranh thủ về chỗ đám tang.

Cô cháu ngoan ngoãn đứng lên đi về buồng. Cái lưng còng xuống.

Lão Hâm bật chai nước khoáng mặn ngồi uống một mình. Ước gì có một chai rượu. Chai rượu của riêng lão chứ trong tủ rượu của ông cháu rể thì đầy ắp các thứ rượu Tây hảo hạng.

Đã qua 12 giờ đêm, ông Chánh Sở đi nhậu vẫn chưa về”.

Qua lăng kính của một chủ tịch xã dưới ngòi bút tả chân trào lộng của Nguyễn Khải , một gia đình trí thức và một nhà văn dưới ngòi bút tả thực của Lão Hâm ta thấy được thực trạng xã hội về những vấn đề văn hóa.

Tự dưng, tôi tìm đọc lại ‘Nguyên Ngọc những trang văn ám ảnh’.

Hoàng Kim

NGƯỜI VIẾT THƯ THUÊ CUỐI CÙNG
Phan Chí Thắng

Chúng ta thường nghĩ nhà văn hạnh phúc hơn người không viết văn, được sống nhiều số phận, được qua nhiều cuộc tình, những số phận con người và tình yêu khổ đau hạnh phúc của họ do chính nhà văn xây dựng nên.

Có một người duy nhất hơn thế. Ông không sáng tạo những Romeo và Juliet, không vẽ lên hòn vọng phu, không để những mối tình cuốn theo chiều gió. Ông chứng kiến tất cả những cái đó, với tư cách người viết thư thuê.

Từng có nhiều người không biết đọc biết viết, nhiều người không biết ngoại ngữ. Nên họ cần ông.

Toà nhà Bưu điện không như siêu thị, không phải viện bảo tàng để người ta lưu lại lâu. Người ta vội vàng đến, vội vàng đi. Việc họ cần là gửi bưu thiếp, lá thư hay món đồ.

Ông không nhớ hết bao nhiêu cuộc tình của những kẻ ở “hai đầu nỗi nhớ” mà ông từng tham gia làm cầu nối. Để viết thư giúp, ông phải hiểu, phải thấu hiểu, phải cảm những gì người ta muốn người bên kia biết và hiểu. Ông không đơn thuần là người viết giúp, nói giúp mà vô tình thành người để người ta tâm sự, người ta chia vơi nỗi đau, nhân lên niềm vui. Cũng có lúc ông như vị cha đạo ngồi nghe con chiên xưng tội. Không có tình yêu nào mà không có tội, có tội, trớ trêu thay, lại vì quá yêu.

Nhiều lần mấy tháng thư không có hồi âm. Tự dưng ông sốt ruột, không biết chuyện gì xảy ra với người nhận thư ở phương trời xa lắc. Ông bồn chồn lo lắng rồi thở phào nhẹ nhõm khi người đàn bà nọ chạy đến tìm ông, mắt sáng lên nghe ông đọc hoặc dịch từng câu một lá thư vừa mới nhận.

Năm nay ông đã ngót nghét 90, già yếu, một mắt mờ. Hàng ngày ông vẫn đạp xe đến Bưu điện Sài Gòn xế bên Nhà thờ Đức Bà, ngồi cạnh chiếc bàn nhỏ Bưu điện bố trí cho ông nhiều năm nay.

Thời hiện đại có điện thoại Internet miễn phí, có email, messenger, có Google dịch. Khách hàng của ông ít dần.

Ông vẫn ngồi đó, gầy gò nhỏ bé. Ông muốn thở cái không khí trong sảnh nhà Bưu điện, muốn nhìn thấy người ta vội vã ra vào, mỗi người là một thiên tiểu thuyết. Hơn ai hết, ông biết điều đó.

Ông không viết văn, không kể về những câu chuyện tình ông từng “tham gia”. Sống để bụng chết mang theo, đó là đạo đức nghề nghiệp.

Nhưng tôi không thể không viết về ông, về người viết thư thuê duy nhất còn sống.

Chắc chắn có nhiều đôi nhờ ông mà đến được với nhau hạnh phúc.

Họ mang ơn ông và cuộc đời giản dị của ông đầy ý nghĩa.

Ông tên là Dương Văn Ngộ, sinh năm 1930, thạo tiếng Anh tiếng Pháp.

Bài thơ viên đá thời gian là ký ức tháng năm và đường link lưu lại để nhớ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim

Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa Người Hoa Đất Ân tình Sớm Xuân. Bài đồng dao huyền thoại này được lưu lại

1

Bài thơ viên đá thời gian gọi
Một tiếng kêu vang dội thấu trời
Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại
Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi

2

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

3

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

4

“Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng
Ngắm ảnh Ngắm dấu chân thời gian
Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại”
Khát khao xanh Tỉnh thức Đợi mưa

5

Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh …’
Tháng Ba nhớ bạn Ân tình Sớm Xuân.

6

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.

Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

7

Xuân sớm Ngọc Phương Nam
Yên Tử Trần Nhân Tông
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Đào Duy Từ còn mãi

8

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Tô Đông Pha Tây Hồ
Ngôi sao may mắn chân trời
Thầy em là nắng tháng Ba

9

Ngày mới bình minh an
Ngày mới lời yêu thương
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày mới Ngọc cho đời

NGẮM ‘NGÕ NHÀ LÃO HÂM’
Hoàng Kim

Sự chậm rãi minh triết
Bài thơ Viên đá Thời gian.
Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt?
Tỉnh thức cùng tháng năm

Đọc ’50 năm nhớ lại’
Ngắm ‘Ngõ nhà Lão Hâm
Chuyện đời Phan Chí Thắng
Ai tỏ Ngọc Quan Âm.

Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
Bài đồng dao huyền thoại
Chuyện cổ tích người lớn
Đi bộ trong đêm thiêng

Văn chương ngọc cho đời
Minh triết Hồ Chí Minh

Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt? xem tiếp 14 đường dẫn hình ảnh và tư liệu tại Văn chương ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/Lời thương cùng tháng năm

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim

Một số bài viết của anh Phan Chí Thắng là ký ức tháng năm mà tôi yêu thích nên lưu lại để nhớ, có kèm thêm một ít lời bình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

Anh Phan Chí Thắng đã từ Hà Nội đến thăm chúng tôi tại Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng chép lại “Bài thơ viên đá thời gian”:: Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ Đêm dài xoè một bình minh / Hoa Người Hoa Đất Ân tình Sớm Xuân.

Vui chuyện giữa các bạn quý, tôi có ngẫu hứng đọc mấy câu thơ của anh Tạo, bất ngờ sau này trong tập sách nhớ thương “Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao” điều ấy được nhắc lại

BIỂN
Nguyễn Trọng Tạo


Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.

Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trong-tao-nhip-dong-dao/

Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả đã quên lãng nhưng sự ghi chép ‘Thơ hay về biển‘ và ‘Bài thơ Viên đá Thời gian‘ là nhịp đồng dao có thật.

phanchithang

TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ
Phan Chí Thắng


Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.

LỜI THƯƠNG CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Kim


Gốc mai vàng trước ngõ
Cánh cò bay trong mơ
Chim Phượng về làm tổ
Giấc mơ lành yêu thương

Ngọc Phương Nam ngày mới
Đồng xuân lưu dấu hiền
Chín điều lành hạnh phúc
Chuyện đồng dao cho em

Chuyện đời ngày hạnh phúc
Lời thương cùng tháng năm
Chợt gặp mai đầu suối
Chung sức trên đường xuân

Việt Nam con đường xanh
Vui đi dưới mặt trời
Mai vàng bền mưa nắng
Tứ quý hoa bốn mùa

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong-cung-thang-nam/

Lời thương cùng tháng năm
CÁNH CÒ BAY TRONG MƠ
Hoàng Kim

Cánh cò bay trong mơ
ca dao em và tôi
bảng lãng cánh cò
bay giữa nhân gian.

Cánh cò ngày hạnh phúc
nho vầng trăng mẹ hiền
vui mang đến cho em
giấc mơ lành yêu thương

Khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi
Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cánh cò bay trong mơ
Hoa Lúa, Hoa Đất; Hoa Người
Xanh một trời hi vọng
Giấc mơ lành yêu thương

THÚ ĐIỀN VIÊN
Nguyễn Công Trứ

Mãi thế rồi ta cũng về đây
Điền viên thú nọ vẫn xưa nay
Giang hồ bạn lứa câu tan hợp
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say
Tòa đá Khương Công (*) đôi khóm trúc
Áo xuân Nghiêm Tử (**) một vai cầy
Thái bình vũ trụ càng thong thả
Chẳng lợi danh chi lại hóa hay.

(*) Khương Công: Khương Tử Nha thời nhà Chu,
khi còn đi ẩn thường ngồi câu ở sông Vị.
(**) Nghiêm Tử: Nghiêm Quang đời Đông Hán.
mặc áo tơi đi cầy ở núi Phú Xuân

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.


Cánh cò quê hương
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao Thần Nông
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.

Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. (1)
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”. (2)

Cánh cò bay trong mơ
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa đồng nội và em

Cánh cò bay trong mơ
Hoa Lúa Hoa Người
Bài ca thời gian
Giấc mơ hạnh phúc.

Ghi chú

(1) “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” (Mười năm lưu lạc tìm gươm báu / Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai)  là hai câu thơ của Nguyễn Du. Trước đó, người đời cho là của Chu Thần Cao Bá Quát nhưng thực tế trong đời Cao Bá Quát không có mười năm lưu lạc “thập tải luân giao”. Theo “Như Thanh nhật ký của Nguyễn Tử Giản thì năm Mậu Thìn (1868) phó chánh sứ Nguyễn Tử Giản được tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối trên. Hai câu thơ này không phải là do Ngãi Tuấn Mễ sáng tác mà có trên gốm sứ Hoa Bắc “Trăng” Mai Hạc do Nguyễn Du lưu lại khi ông đóng vai nhà sư lưu lạc mười năm ở Trung Quốc. Ông cùng Hà Mỗ Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến lên Yên Kinh (Bắc Kinh) và cung Nhiệt Hà gặp Càn Long để chuyển hóa thời vận.  Nguyễn Du tính tình khoan hòa, điềm tĩnh, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, có những câu thơ “thập tải luân giao”, ông chỉ bái lạy bậc hiền minh như cúi lạy trước hoa mai, “mai cốt cách, tuyết tinh thần”.

(2) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” trên đĩa “Trăng” Mai Hạc, sản phẩm gốm sứ Quảng Tây, truyền là của Nguyễn Du khi ông ở Trung Quốc.

LỜI THƯƠNG (10)
Hoàng Kim

Lời ru vui giữa đời thường
Lời yêu
Lời nhớ
Lời thương
Lời chờ ,,,

Lời trầm tĩnh, lời mơ hồ
Lời sâu sắc luận, lời thơ thẩn buồn

Đồng xuân ấm nắng thái dương
Nhớ ngôi sao mọc sớm hôm từng trời

Yêu thương tiếng Việt một đời
Học ăn học nói thành người có nhân

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Lời thương còn lại …
Tri âm lâu bền !

GIỌT ĐẮNG
Hoàng Gia Cương

Mơ hồ đếm giọt càn khôn
Giọt thương
Giọt nhớ
Giọt buồn
Giọt vui …

Giọt rơi xuống cốc tan rồi
Giọt còn níu kéo một thời trầm luân!

Sóng duềnh lấp loáng vầng trăng
Từng ngôi sao rụng âm thầm nhả hương.

Dửng dưng quán cóc bên đường
Tri âm giọt đắng đã thường ngọt môi.

Dòng đời xuôi ngược ngược xuôi
Nhâm nhi cho tỉnh …
Lòng người đó em

Kim Notes lắng ghi chú https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-notes-lang-ghi-chu/

PHAN CHÍ THẮNG VÀ “NGHỀ LÀM ÔNG”
Ngô Đức Hành
https://vanhoavaphattrien.vn/blog-preview/12805

Phan Chí Thắng có “xuất xứ” là một kỹ sư công nghệ nhưng bén duyên với văn học nghệ thuật, nhất là văn học và nhiếp ảnh. Ông từng in 7 tác phẩm, trong đó có 5 tập truyện ngắn, 02 tập thơ. Ông có nick fb là Phan Chi. Ngoài đời, ông là một “lãng tử” đích thực. Ông là bạn vong niên của hầu như “tất tần tật” văn nhân phía Bắc.

Một ngày cuối tuần, nhà thơ Vương Cường nhắn tin cho tôi: “Mai café, có Phan Chí Thắng”. Vui quá, hơn hai năm COVID, chưa hề được gặp lại “lãng tử” Phan Chí Thắng. Vui hơn, gặp nhau, Phan Chí Thắng tặng tôi và nhà thơ Vương Cường, mỗi người một cuốn “Ông cháu kể chuyện”, (Chuyện kể thiếu nhi), NXB Hội Nhà văn, quý 2/2022. Nghĩa là còn thơm mực in. Cầm trên tay, tôi nhận ra không chỉ thơm mà còn xinh.

Phan Chí Thắng rất hóm, ngay dòng đầu tiên của “Lời nói đầu” – thực chất là lời tác giả, ông viết: “Nghề nào cũng có trường lớp đào tạo hoặc người dạy. Nghề làm ông thì không. Nghề làm ông không có trong danh sách ngành nghề của bất kỳ nước nào. Nghề làm ông không có hợp đồng lao động. Không có người sử dụng lao động và người lao động. Đương nhiên là không có lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Một nghề không được đào tạo, không lương, không tranh chấp lao động. Không danh hiệu, không huân chương. Không được tôn vinh. Vậy nhưng trách nhiệm lại rất nặng nề và niềm vui cũng vô cùng lớn”, (Nghề làm ông – thay lời nói đầu).

Tôi thì tôi nghĩ, điều này chỉ có ý nghĩa tương đối. Tôi cam đoan rằng, nghề gì cũng phải được đào tạo. Vấn đề là cách quan niệm về “trường, lớp” làm nhiệm vụ ấy. Thời phong kiến, khi các cô gái đi lấy chồng, đêm hôm trước mẹ đẻ bao giờ cũng gọi riêng vào phòng “dặn dò” cẩn thận và không quên đưa cho con gái một chiếc trâm cài đầu. Kinh nghiệm trong đêm “động phòng hoa chúc” đã được người mẹ truyền lại và giao cho “bảo bối” để xử lý tình huống, nếu “sự cố” xảy ra với đức lang quân. Thời có internet thì điều này không cần nữa. Nam thanh nữ tú đều biết nơi cất giữ những điều họ cần tìm hiểu, trước khi bước vào đời sống vợ chồng.

Như vậy là có nhiều cách để học: học ở trường, học lẫn nhau, tự học… “Nghề làm ông” cũng vậy thôi. Thời nay trên Internet, chỉ cần biết search trên Google, các kiến thức về “làm bố”, “làm mẹ”; thậm chí được in thành sách, được rao bán hơi bị nhiều. “Không thầy đố mày làm nên”, (thành ngữ); “thầy” ở đây được hiểu theo nghĩa phong phú hơn, không cứ thầy trên bục giảng.

Tuy nhiên, với lứa tuổi như tôi, nhà văn Phan Chí Thắng, nhà thơ Vương Cường – tiếp xúc với Internet muộn hơn, khi có Internet thì con cái cũng đã đi học phổ thông, do vậy trước đây nuôi con, bây giờ là chăm cháu thì chủ yếu tự học, tự quan sát là chính.

*

**

“Ông cháu kể chuyện” là tập truyện gồm 48 câu chuyện kể giữa ông/ tác giả và cháu / người nghe đầu tiên. Phan Chí Thắng kể cho cháu mình từ chuyện cổ tích, hoặc mượn chuyện cổ thích như: “Nàng công chúa chân đất và ngọn gió yêu thương”, “Chó sói, chó nhà và bầy cừu”, “Chiếc nhẫn gỗ”, “Bình nước thần”, “Ăn khế trả vàng”….đến vạn vật gần gũi với thế giới trẻ thơ như con kiến, con chim, con vẹt, thạch sung, muỗi, con vịt, con thỏ…Xem qua mục lục đã thấy “người ông” – tác giả Phan Chí Thắng vừa là người “làu kinh sử” vừa là người hiểu tâm lý sư phạm tuổi nhỏ. Ông quan tâm đến những tích về hạnh kiểm, nhân ái; những đề tài khơi gợi tính tò mò, kích thích tư duy con trẻ. Xem ra Phan Chí Thắng là người ông hết mực yêu cháu, người ông hạnh phúc.

Phan Chí Thăng quả có duyên kể chuyện, gắn tích trong “Truyện cổ tích Việt Nam” với đời sống đương đại để cháu mình dễ hình dung ra. “Ăn khế trả vàng” là một trong số đó.

So với truyện cổ tích, chỉ có hai anh em, truyện của Phan Chí Thắng có ba anh em. Trong cổ tích, sau khi bố mẹ chết, người anh vì tham lam chiếm đoạt hết gia sản, chỉ để phần cho em mình mỗi cây khế. Trong truyện Phan Chí Thắng, cả ba đều được chim ăn khế, trả vàng. Có điều hai người anh đầu đều tham lam, nhận kết cục bi thảm, chỉ có người em út hiếu thảo, thương người, khi về nhà chỉ còn duy nhất một cục vàng nhưng nhờ biết mua tài liệu hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân mà thành triệu phú nông dân. Trong cuộc sống hiện nay rất nhiều nông dân trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ biết làm ăn như thế. Ông đã có sự sáng tạo trên “nền cổ tích”, tức là giỏi phịa, phịa hợp lý. Ngôn ngữ về văn chương thì gọi là giỏi tưởng tượng.

Sự quan tâm của ông, bà, bố, mẹ với trẻ em không chỉ về vật chất mà đời sống tinh thần có ý nghĩa hết sức quan trọng đới với các cháu. Đáng tiếc, từ lâu rồi rất hiếm người mẹ còn biết hát ru con, biết lắng nghe, quan sát “đôi mắt trẻ thơ” để hiểu về trẻ em. Thời smartphone càng “tệ hại”, trong một gia đình sau bữa cơm hầu như ai cũng “chúi mũi” vào điện thoại. Con trẻ nhiều khi chỉ biết chơi một mình, thậm chí vì thế mà nhiều trẻ khóc, quấy…(cục tính ngay từ bé).

Thời Internet, nên như đã nói ở trên, bất cứ bố mẹ nào cũng có thể nhờ Google tìm hiểu các lợi ích khi kể chuyện cho con trẻ. Với tôi, tôi nghĩ, việc kể chuyện cho con hay cháu mình, tác dụng quan trọng là nhất là hiểu “khán giả” của mình. Từ đó, ông hay bà, bố hay mẹ mới hiểu nhu cầu, tâm lý từ đó mà truyền tải đến con / cháu mình những thông tin phù hợp. Thậm chí, có thể phát hiện ra năng khiếu của trẻ em ngay từ bé. Cuộc sống luôn là sự “trao đổi” giữa các thế hệ, ngay cả tình cảm. Kể chuyện cho trẻ em, người lớn có thể bất ngờ đấy, có thể học được nhiều thứ từ trẻ nhỏ đấy. Điều này thì Phan Chí Thắng hiểu hơn ai hết, ông đã từng hạnh phúc hơn ai hết, khi kể chuyện cho cháu của mình.

*

**

Viết cho thiếu nhi đã và đang thu hút sự quan tâm, thử sức rất nhiều nhà văn, nhà thơ; kể cả các cây bút trẻ hiện nay. Nhưng đó luôn là một điều không dễ. Nhà thơ Tùng Bách từng tâm sự: “Tôi từng phải tập hóa lại trẻ con để làm thơ về thiếu nhi”. Yêu trẻ thì ông bà, bố mẹ nào cũng yêu cháu / con mình. Nhưng nhẫn nại kể chuyện cho cháu, sáng tác ra các câu chuyện để rồi in thành sách như Phan Chí Thắng thì không phải nhiều.

Tôi đã từng gặp những tác giả trẻ như Nguyễn Đức Tú, vì yêu con mình, quan sát đời sống tâm hồn của con từ lúc lọt lòng đến lúc đi nhà trẻ mà đã xuất bản được tập thơ thiếu nhi “Điều Pa thích nhất”. Thực sự trân trọng họ. Viết cho trẻ em đã khó, kể chuyện cho trẻ em nghe cũng là điều không dễ. Ngoài tình yêu “máu mủ, ruột rà” còn cần ở các bậc “phụ huynh” sự hiểu biết, kỹ năng sư phạm với tuổi nhỏ.

Năm 2021, Nguyễn Đức Tú với “Điều Pa thích nhất”; năm 2022, Phan Chí Thắng với “Ông cháu kể chuyện”, trước hết vì con hoặc cháu mình, nhưng rõ ràng, họ đã có những đóng góp cho mảng sách văn học dành cho thiếu nhi, vốn đang được các bậc phụ huynh quan tâm hiện nay./.

Hà Nội, ngày 27/5/2022

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

Vuonxuan

Chopin – Spring Waltz 
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Advertisement