Qua sông Thương bến nhớ

sông Thương, đoạn qua Thành phố Bắc Giang

QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
Nguồn và đọc thêm: Sông Thương
Qua sông Thương gửi về bến nhớ

Chiều sông Thương

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

ĐÙA VUI CÙNG THUẬN NGHĨA
Hoàng Kim

NGHE TIÊU VÀ TẬP THỞ Thầy Thuannghia Le hướng dẫn nghe tiêu và tập thở để rèn luyện sức khỏe và tuệ học như sau: “Đối với người chưa tập luyện qua Hơi thở bụng, ngồi tĩnh tâm, nhắm hờ mắt lắng nghe tiếng tiêu trong Video đính kèm. Nghe hết bản nhạc mà bạn không cảm thấy khó chịu, ngược lại, lại cảm thấy dễ chịu thoải mái, buồn ngủ….thì bạn có căn cơ về hơi thở để tiếp cận Huyền Nhiệt Tốc Đạt. Bài viết đã dài. Mọi chi tiết sẽ thông báo trong bài viết tiếp theo. Chúc các bạn an lành, và cảm ơn sự theo dõi”.

I
Ta thích được đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Lắng nghe tiêu, học trực tuyến cùng thầy
Học xong bài thấy bình an dễ chịu
Hơi thở an lành khoan khoái phiêu diêu

Nguyễn Văn Hưởng thầy dưỡng sinh luyện thở
Phương pháp Dưỡng sinh hay giữa đời thường
Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện luyên thở
Thầy Nguyễn Bình Khiêm với Dưỡng sinh thi

Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
ể tớ tiêu dao đến tuổi trăm.”
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)


II

Ta về lại thăm rừng xưa Thuận Nghĩa
Chuyện cùng Lão Phu đàm đạo Thần Thông
Thập nhị nhân duyên mười hai tuyệt kỹ
Khả năng thích nghi năng lực siêu phàm

Tha tâm thông hiểu hành vi người khác
Thiên nhãn thông nhìn thấu suốt nơi xa
Thiên nhĩ thông nghe những lời kín tiếng
Khinh công thông nhanh gió dục mây vần

Thủy thượng phiêu lướt bay trên mặt nước
Tâm thức chuyển di thoắt ở thoắt về
Huyền nhiệt luyện ngọn lửa thiêng Tam muội
Lôi hỏa điện thân phát điện ngàn vôn

Thiết bố sam luyện mình đồng, thân sắt
Sư tử hống tiếng gầm chúa sơn lâm
Truyền âm nhập mật thâm sâu thấu tỏ
Năng lực thích nghi bí ẩn sinh tồn

Ta chợt thấu những chuyện đời khó giải
Tình thế Biển Đông tiến thoái lưỡng nan
Mèo vờn chuột thuận thiên và kế hiểm
Bức tranh nhân gian thiện ác khó bàn.

III

Ta về lại rừng xưa cùng Thuận Nghĩa
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …

Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.

Thích cùng lão dạo chơi VÔ PHƯƠNG CÚ
Dấu chân hoang Thong thả lạc non ngàn
Chẳng e ngại chông chênh hay tâm bão
Bởi tâm hồn tĩnh lặng thật an nhiên

Người Hoa Đất duyên may còn sức khỏe
Nẻo Âm Dương xin Bụt ước ba điều
Con và cháu thêm ba nguồn trí huệ
Ngọc cho đời Thành Phước Đức cho Dân

Tâm an định nên lòng không vướng bận
trí an hòa xử thế thật thung dung
khi kho báu trong lòng ta đã rõ
chẳng Ưu Tư mặc gió dục mây vần

dẫu như vậy đôi khi bâng khuâng hỏi
cửa Thần Phù khéo giữ trọn đường tu
lênh đênh nước lênh đênh con thuyền nhỏ
chốn nhân gian ước được thế nhân phù.

những lúc ấy mới hay duyên tiền định
trong thâm tâm mới tỏ sự luân hồi
luật Nhân Quả lật Sách Trời gạn hỏi
Mới hiểu đời học mãi vẫn chưa thôi

Vô Phương Cú Câu thơ thần tĩnh lặng
Vòm trời xanh thăm thẳm một thinh không
Ta chợt ngộ Ban mai chào trước ngõ
Bình minh lênTrời đất thật VÔ CÙNG…

Xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dua-vui-cung-thuan-nghia/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnam traditional music Vietnamese food paradise
Ta Nợ (Thơ Phan Chí Thắng, Nhạc Nguyễn Quang Nhàn)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam  Đăng tải tại Đùa vui cùng Thuận Nghĩa | Thẻ Đùa vui cùng Thuận Nghĩa | Leave a replyEdit

Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam

Posted on

NhungcaythuocvavithuocVietNam

ĐỖ TẤT LỢI DANH Y VIỆT NAM
Hoàng Kim

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11. Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận án dược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 19193 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.

Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần:
Phần 1: Phần chung
1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y.
1.3. Bào chế thuốc theo Đông y.
1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y).
Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc
1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán.
4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
8. Các cây và vị thuốc có chất độc
9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng.
11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy.
12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày.
13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức.
14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn.
15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng.
16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim.
17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt.
18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen.
19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh.
20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật.
21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật.
22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật.
23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật.
Phần III: Phụ lục

GS. TS. Đỗ Tất Lợi – Tác giả Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Người đương thời: Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, xin trân trọng đăng bài viết về Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, một trong nhiều người thầy thuốc Việt Nam, đã cống hiến tâm đức trí tuệ và tài năng cho sức khỏe của con người. Mong các Bác sĩ và những người làm nghề y luôn khỏe và hạnh phúc để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam | Thẻ Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam | Leave a replyEdit

Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng

Posted on

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG
Hoàng Kim


Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng | Thẻ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng | Leave a replyEdit

Giấc mơ lai khoai lang

Posted on

GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG?
Hoàng Kim
Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng? Trước đây khi còn trẻ thơ, tôi đã tự hỏi vậy. Gần đây, bài thơ ‘Chuyện Tình Hoa Muống Biển” của anh Hoàng Đại Nhân gợi tôi trở về câu chuyện cũ. Bài thơ trong sáng giản dị và hay, cốt truyện tình yêu đẹp, giá trị nhân văn cao, hình ảnh tuyệt vời. Tôi trở lại câu hỏi khoa học cây trồng Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau.

Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại. Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.

Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.

Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.

Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.htm…

Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển.

Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao.

Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)

Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.

Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Có thể hay không thể. To be or not to be.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muong-bien-lai-khoai-lang/ Xem phim tại http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.html#OiqOQ7DCOXrz7GES.99

Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đết thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ nên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ.  Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng  đã ra đời từ đó.

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG

Hoàng Kim

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang.
Mời bạn ngắm ảnh Biển Nhật Lệ Quảng Bình và đọc bài viết gốc tại đây https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2012/05/01/bi%E1%BB%83n-nh%E1%BA%ADt-l%E1%BB%87/

Hoàng Kim

Tài liệu dẫn:

(1) Truyện thơ
CHUYỆN TÌNH HOA MUỐNG BIỂN
Hoàng Đại Nhân

Khi mặt trăng vừa từ biển mọc lên
Tỏa ánh sáng dịu dàng bờ cát trắng
Biển đêm nay êm đềm, con sóng lặng
Từng cặp đôi đang sải bước ven bờ

Cô gái hiền lành, trong sáng ngây thơ
Bên chàng trai khi tình vừa chớm nở
Họ cùng nhau thì thầm trao lời hứa
Hai con tim cùng nhịp đập rộn ràng

Chàng trai nghèo bao hy vọng chứa chan
Cùng người đẹp sẽ nên duyên chồng vợ
Cái ngày ấy chẳng còn bao xa nữa
Khi người yêu đã thề nguyện chung tình.

Cha cô gái hay tin nổi nóng, bất bình
Biết chàng nghèo, chẳng “môn đăng hộ đối”
Ông thẳng thắn: “Đừng nên mơ ước vội
Hãy kiếm đi, đủ lễ vật…, ta chờ”

Chàng trai nghèo sau những phút sững sờ
Hiểu phận mình, đâu trách gì cô gái
Càng yêu thương, chàng càng thêm hăng hái
Quyết ra khơi mong có dịp đổi đời

Biển quê hương như cũng hiểu lòng người
Giúp chàng trai nặng thêm từng mẻ lưới
Chàng thầm nghĩ chỉ thêm vài ngày tới
Số tiền ta sắm lễ vật đủ rồi

Lần cuối cùng chàng lướt sóng ra khơi
Lòng khấp khởi tràn trề bao hy vọng
Căng sức trẻ, đâu sợ gì con sóng
Khi con tim mang hình bóng của nàng

Cô gái đợi chờ, hy vọng chứa chan
Hoàng hôn xuống, đón thuyền chàng cập bến
Nhưng… bất hạnh bỗng từ đâu ập đến
Nàng đâu hay, bão biển đã cướp chàng

Nỗi niềm đau, con tim trẻ nát tan
Nàng quên ăn, cứ ngày ngày hướng biển
Nàng cầu mong con thuyền chàng xuất hiện
Nhưng biển xa chỉ tung sóng cuộn trào

Qua nhiều ngày cô tiều tụy mòn hao
Rồi gục chết khi biển chiều tàn nắng
Ơi cô gái ! Một con tim trong trắng
Phút cuối đời vẫn hướng phía biển xa

Trời thương cô, cho hóa kiếp thành hoa
Loài muống biển vươn dài trên bờ cát
Hướng về biển, nghe dập dìu biển hát
Lời yêu thương cháy bỏng những hẹn hò

Chàng trai hóa thành những ngọn sóng xô
Cứ ào ạt cản ngăn loài muống biển
Hãy quay lại, em ơi, xin đừng tiến
Để an lành tươi thắm một loài hoa.

Biển hôm nay mãi hát khúc tình ca
Bản tình ca thắm màu hoa muống biển
Mãi tươi hồng đón chào con sóng đến
Lời thủy chung son sắt đến trọn đời.
—–
– Hình ảnh từ Internet
– Ngẫu hứng từ chuyện SỰ TÍCH HOA MUỐNG BIỂN (Kho tàng chuyện cổ Việt Nam, nguồn Internet).

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Giấc mơ lai khoai lang | Thẻ Giấc mơ lai khoai lang | Leave a replyEdit

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ

Posted on

ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ
Hoàng Kim

Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)

CỬA ROÒN

Lê Thánh Tông (*)

Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.

Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch

DI LUÂN HẢI TẤN

Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.

Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:

ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO

Nguyễn Thiếp

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN

Ngô Thì Nhậm

Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)

Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm

ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI

Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.

Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

QUA ĐÈO NGANG

Nguyễn Du

Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn

Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh  hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương

HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh

Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch

Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:

QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA

Vũ Tông Phan

Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.

QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ

Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.

Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)

Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)

LÊN NÚI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?

ĐĂNG HOÀNH SƠN

Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!

Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

ẢI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

HOÀNH SƠN QUAN

Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.

Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.

KHÔNG ĐỀ

Nguyễn Sinh Cung – 1895

Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.

Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2).

QUA ĐÈO NGANG

Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan
được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).

Hoàng Kim

(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?

(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.

(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cànhBài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.


Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).

DeoNgang2


Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện

Qua đèo chợt gặt mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim


Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ | Thẻ Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ | Leave a replyEdit

Ban mai đứng trước biển

Posted on

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Đảo Yến trong mắt ai
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang.jpg

ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ
Hoàng Kim

Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)

CỬA ROÒN

Lê Thánh Tông (*)

Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.

Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch

DI LUÂN HẢI TẤN

Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.

Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:

ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO

Nguyễn Thiếp

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN

Ngô Thì Nhậm

Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)

Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm

ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI

Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.

Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

QUA ĐÈO NGANG

Nguyễn Du

Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn

Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh  hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương

HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh

Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch

Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:

QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA

Vũ Tông Phan

Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.

QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ

Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.

Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)

Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)

LÊN NÚI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?

ĐĂNG HOÀNH SƠN

Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!

Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

ẢI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

HOÀNH SƠN QUAN

Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.

Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.

KHÔNG ĐỀ

Nguyễn Sinh Cung – 1895

Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.

Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2).

QUA ĐÈO NGANG

Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan
được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).

Hoàng Kim

(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?

(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.

(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cànhBài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là kimlongdeongang-1.jpg


Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).

DeoNgang2


Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang3.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-001-ban-do.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-002-ban-do.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-003-ban-do.jpg

Qua đèo chợt gặt mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Ban mai đứng trước biển | Thẻ Ban mai đứng trước biển | Leave a replyEdit

Đến với Tây Nguyên mới

Posted on 1

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao nhạc Trịnh
Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Sắn Tây Nguyên bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đọc tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Đến với Tây Nguyên mới

Về lại lớp học xưa

Đất sắn nuôi bao người

Sử thi vùng huyền thoại

Vầng đá chốn đại ngàn

Rượu cần nơi bản vắng

Tắm tiên Chư Jang Sin

Câu cá bên dòng Sêrêpôk
http://www.chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=536050&fbclid=IwAR1Xg2t0apMqmzbhlmx02Ii8KKcK94ezlOI8q8UXLMNOQlFp-TX2s3LRS1w

Thương Kim Thiết Vũ Môn

Nhớ người hiền một thuở

Đình Lạc Giao Nhạc Trịnh

Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước rừng và sự sống

Chuyện đời không thể quên (1)

Chuyện đời không thể quên (2)

Chuyện đời không thể quên (3)

Chuyện đời không thể quên (4)

Chuyện đời không thể quên (5)

Chuyện đời không thể quên (6)

Sắn Tây Nguyen bạn hiền

Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi

Ai tỏ Ngọc Quan Âm

Ai hiện chốn non xanh

Mây trắng trời thăm thẳm

Nước biếc đất an lành

Đến với Tây Nguyên mới

Soi bóng mình đáy nước

Sáng bình minh giữa đời

Thung dung làm chí thiện

Vui bước tới thảnh thơi

còn tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Video yêu thích
Ta đã thấy gì trong đêm nay‘, nhạc và lời Trịnh Công Sơn, giọng ca Hoàng Trang, sinh 1997, vừa tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Ý. Video tuyệt vời !
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter Đăng tải tại Đến với Tây Nguyên, Đến với Tây Nguyên mới | Thẻ Đến với Tay Nguyên mới | 1 ReplyEdit Tìm

Bài viết mới

ĐÙA VUI CÙNG THUẬN NGHĨA
Hoàng Kim

NGHE TIÊU VÀ TẬP THỞ Thầy Thuannghia Le hướng dẫn nghe tiêu và tập thở để rèn luyện sức khỏe và tuệ học như sau: “Đối với người chưa tập luyện qua Hơi thở bụng, ngồi tĩnh tâm, nhắm hờ mắt lắng nghe tiếng tiêu trong Video đính kèm. Nghe hết bản nhạc mà bạn không cảm thấy khó chịu, ngược lại, lại cảm thấy dễ chịu thoải mái, buồn ngủ….thì bạn có căn cơ về hơi thở để tiếp cận Huyền Nhiệt Tốc Đạt. Bài viết đã dài. Mọi chi tiết sẽ thông báo trong bài viết tiếp theo. Chúc các bạn an lành, và cảm ơn sự theo dõi”.

I
Ta thích được đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Lắng nghe tiêu, học trực tuyến cùng thầy
Học xong bài thấy bình an dễ chịu
Hơi thở an lành khoan khoái phiêu diêu

Nguyễn Văn Hưởng thầy dưỡng sinh luyện thở
Phương pháp Dưỡng sinh hay giữa đời thường
Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện luyên thở
Thầy Nguyễn Bình Khiêm với Dưỡng sinh thi

Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
ể tớ tiêu dao đến tuổi trăm.”
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)


II

Ta về lại thăm rừng xưa Thuận Nghĩa
Chuyện cùng Lão Phu đàm đạo Thần Thông
Thập nhị nhân duyên mười hai tuyệt kỹ
Khả năng thích nghi năng lực siêu phàm

Tha tâm thông hiểu hành vi người khác
Thiên nhãn thông nhìn thấu suốt nơi xa
Thiên nhĩ thông nghe những lời kín tiếng
Khinh công thông nhanh gió dục mây vần

Thủy thượng phiêu lướt bay trên mặt nước
Tâm thức chuyển di thoắt ở thoắt về
Huyền nhiệt luyện ngọn lửa thiêng Tam muội
Lôi hỏa điện thân phát điện ngàn vôn

Thiết bố sam luyện mình đồng, thân sắt
Sư tử hống tiếng gầm chúa sơn lâm
Truyền âm nhập mật thâm sâu thấu tỏ
Năng lực thích nghi bí ẩn sinh tồn

Ta chợt thấu những chuyện đời khó giải
Tình thế Biển Đông tiến thoái lưỡng nan
Mèo vờn chuột thuận thiên và kế hiểm
Bức tranh nhân gian thiện ác khó bàn.

III

Ta về lại rừng xưa cùng Thuận Nghĩa
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …

Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.

Thích cùng lão dạo chơi VÔ PHƯƠNG CÚ
Dấu chân hoang Thong thả lạc non ngàn
Chẳng e ngại chông chênh hay tâm bão
Bởi tâm hồn tĩnh lặng thật an nhiên

Người Hoa Đất duyên may còn sức khỏe
Nẻo Âm Dương xin Bụt ước ba điều
Con và cháu thêm ba nguồn trí huệ
Ngọc cho đời Thành Phước Đức cho Dân

Tâm an định nên lòng không vướng bận
trí an hòa xử thế thật thung dung
khi kho báu trong lòng ta đã rõ
chẳng Ưu Tư mặc gió dục mây vần

dẫu như vậy đôi khi bâng khuâng hỏi
cửa Thần Phù khéo giữ trọn đường tu
lênh đênh nước lênh đênh con thuyền nhỏ
chốn nhân gian ước được thế nhân phù.

những lúc ấy mới hay duyên tiền định
trong thâm tâm mới tỏ sự luân hồi
luật Nhân Quả lật Sách Trời gạn hỏi
Mới hiểu đời học mãi vẫn chưa thôi

Vô Phương Cú Câu thơ thần tĩnh lặng
Vòm trời xanh thăm thẳm một thinh không
Ta chợt ngộ Ban mai chào trước ngõ
Bình minh lênTrời đất thật VÔ CÙNG…

Xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dua-vui-cung-thuan-nghia/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnam traditional music Vietnamese food paradise
Ta Nợ (Thơ Phan Chí Thắng, Nhạc Nguyễn Quang Nhàn)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam  Đăng tải tại Đùa vui cùng Thuận Nghĩa | Thẻ Đùa vui cùng Thuận Nghĩa | Leave a replyEdit

Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam

Posted on

NhungcaythuocvavithuocVietNam

ĐỖ TẤT LỢI DANH Y VIỆT NAM
Hoàng Kim

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11. Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận án dược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 19193 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.

Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần:
Phần 1: Phần chung
1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y.
1.3. Bào chế thuốc theo Đông y.
1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y).
Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc
1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán.
4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
8. Các cây và vị thuốc có chất độc
9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng.
11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy.
12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày.
13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức.
14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn.
15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng.
16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim.
17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt.
18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen.
19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh.
20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật.
21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật.
22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật.
23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật.
Phần III: Phụ lục

GS. TS. Đỗ Tất Lợi – Tác giả Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Người đương thời: Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, xin trân trọng đăng bài viết về Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, một trong nhiều người thầy thuốc Việt Nam, đã cống hiến tâm đức trí tuệ và tài năng cho sức khỏe của con người. Mong các Bác sĩ và những người làm nghề y luôn khỏe và hạnh phúc để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam | Thẻ Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam | Leave a replyEdit

Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng

Posted on

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG
Hoàng Kim


Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng | Thẻ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng | Leave a replyEdit

Giấc mơ lai khoai lang

Posted on

GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG?
Hoàng Kim
Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng? Trước đây khi còn trẻ thơ, tôi đã tự hỏi vậy. Gần đây, bài thơ ‘Chuyện Tình Hoa Muống Biển” của anh Hoàng Đại Nhân gợi tôi trở về câu chuyện cũ. Bài thơ trong sáng giản dị và hay, cốt truyện tình yêu đẹp, giá trị nhân văn cao, hình ảnh tuyệt vời. Tôi trở lại câu hỏi khoa học cây trồng Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau.

Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại. Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.

Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.

Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.

Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.htm…

Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển.

Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao.

Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)

Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.

Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Có thể hay không thể. To be or not to be.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muong-bien-lai-khoai-lang/ Xem phim tại http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.html#OiqOQ7DCOXrz7GES.99

Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đết thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ nên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ.  Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng  đã ra đời từ đó.

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG

Hoàng Kim

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang.
Mời bạn ngắm ảnh Biển Nhật Lệ Quảng Bình và đọc bài viết gốc tại đây https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2012/05/01/bi%E1%BB%83n-nh%E1%BA%ADt-l%E1%BB%87/

Hoàng Kim

Tài liệu dẫn:

(1) Truyện thơ
CHUYỆN TÌNH HOA MUỐNG BIỂN
Hoàng Đại Nhân

Khi mặt trăng vừa từ biển mọc lên
Tỏa ánh sáng dịu dàng bờ cát trắng
Biển đêm nay êm đềm, con sóng lặng
Từng cặp đôi đang sải bước ven bờ

Cô gái hiền lành, trong sáng ngây thơ
Bên chàng trai khi tình vừa chớm nở
Họ cùng nhau thì thầm trao lời hứa
Hai con tim cùng nhịp đập rộn ràng

Chàng trai nghèo bao hy vọng chứa chan
Cùng người đẹp sẽ nên duyên chồng vợ
Cái ngày ấy chẳng còn bao xa nữa
Khi người yêu đã thề nguyện chung tình.

Cha cô gái hay tin nổi nóng, bất bình
Biết chàng nghèo, chẳng “môn đăng hộ đối”
Ông thẳng thắn: “Đừng nên mơ ước vội
Hãy kiếm đi, đủ lễ vật…, ta chờ”

Chàng trai nghèo sau những phút sững sờ
Hiểu phận mình, đâu trách gì cô gái
Càng yêu thương, chàng càng thêm hăng hái
Quyết ra khơi mong có dịp đổi đời

Biển quê hương như cũng hiểu lòng người
Giúp chàng trai nặng thêm từng mẻ lưới
Chàng thầm nghĩ chỉ thêm vài ngày tới
Số tiền ta sắm lễ vật đủ rồi

Lần cuối cùng chàng lướt sóng ra khơi
Lòng khấp khởi tràn trề bao hy vọng
Căng sức trẻ, đâu sợ gì con sóng
Khi con tim mang hình bóng của nàng

Cô gái đợi chờ, hy vọng chứa chan
Hoàng hôn xuống, đón thuyền chàng cập bến
Nhưng… bất hạnh bỗng từ đâu ập đến
Nàng đâu hay, bão biển đã cướp chàng

Nỗi niềm đau, con tim trẻ nát tan
Nàng quên ăn, cứ ngày ngày hướng biển
Nàng cầu mong con thuyền chàng xuất hiện
Nhưng biển xa chỉ tung sóng cuộn trào

Qua nhiều ngày cô tiều tụy mòn hao
Rồi gục chết khi biển chiều tàn nắng
Ơi cô gái ! Một con tim trong trắng
Phút cuối đời vẫn hướng phía biển xa

Trời thương cô, cho hóa kiếp thành hoa
Loài muống biển vươn dài trên bờ cát
Hướng về biển, nghe dập dìu biển hát
Lời yêu thương cháy bỏng những hẹn hò

Chàng trai hóa thành những ngọn sóng xô
Cứ ào ạt cản ngăn loài muống biển
Hãy quay lại, em ơi, xin đừng tiến
Để an lành tươi thắm một loài hoa.

Biển hôm nay mãi hát khúc tình ca
Bản tình ca thắm màu hoa muống biển
Mãi tươi hồng đón chào con sóng đến
Lời thủy chung son sắt đến trọn đời.
—–
– Hình ảnh từ Internet
– Ngẫu hứng từ chuyện SỰ TÍCH HOA MUỐNG BIỂN (Kho tàng chuyện cổ Việt Nam, nguồn Internet).

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Giấc mơ lai khoai lang | Thẻ Giấc mơ lai khoai lang | Leave a replyEdit

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ

Posted on

ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ
Hoàng Kim

Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)

CỬA ROÒN

Lê Thánh Tông (*)

Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.

Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch

DI LUÂN HẢI TẤN

Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.

Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:

ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO

Nguyễn Thiếp

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN

Ngô Thì Nhậm

Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)

Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm

ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI

Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.

Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

QUA ĐÈO NGANG

Nguyễn Du

Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn

Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh  hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương

HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh

Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch

Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:

QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA

Vũ Tông Phan

Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.

QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ

Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.

Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)

Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)

LÊN NÚI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?

ĐĂNG HOÀNH SƠN

Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!

Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

ẢI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

HOÀNH SƠN QUAN

Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.

Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.

KHÔNG ĐỀ

Nguyễn Sinh Cung – 1895

Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.

Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2).

QUA ĐÈO NGANG

Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan
được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).

Hoàng Kim

(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?

(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.

(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cànhBài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.


Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).

DeoNgang2


Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện

Qua đèo chợt gặt mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim


Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ | Thẻ Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ | Leave a replyEdit

Ban mai đứng trước biển

Posted on

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Đảo Yến trong mắt ai
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang.jpg

ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ
Hoàng Kim

Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)

CỬA ROÒN

Lê Thánh Tông (*)

Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.

Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch

DI LUÂN HẢI TẤN

Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.

Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:

ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO

Nguyễn Thiếp

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN

Ngô Thì Nhậm

Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)

Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm

ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI

Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.

Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

QUA ĐÈO NGANG

Nguyễn Du

Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn

Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh  hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương

HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh

Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch

Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:

QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA

Vũ Tông Phan

Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.

QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ

Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.

Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)

Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)

LÊN NÚI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?

ĐĂNG HOÀNH SƠN

Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!

Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

ẢI HOÀNH SƠN

Cao Bá Quát

Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.

HOÀNH SƠN QUAN

Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.

Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.

KHÔNG ĐỀ

Nguyễn Sinh Cung – 1895

Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.

Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2).

QUA ĐÈO NGANG

Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan
được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.

Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).

Hoàng Kim

(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?

(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.

(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cànhBài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là kimlongdeongang-1.jpg


Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).

DeoNgang2


Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang3.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-001-ban-do.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-002-ban-do.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deo-ngang-003-ban-do.jpg

Qua đèo chợt gặt mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter Đăng tải tại Ban mai đứng trước biển | Thẻ Ban mai đứng trước biển | Leave a replyEdit

Đến với Tây Nguyên mới

Posted on 1

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao nhạc Trịnh
Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Sắn Tây Nguyên bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đọc tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Đến với Tây Nguyên mới

Về lại lớp học xưa

Đất sắn nuôi bao người

Sử thi vùng huyền thoại

Vầng đá chốn đại ngàn

Rượu cần nơi bản vắng

Tắm tiên Chư Jang Sin

Câu cá bên dòng Sêrêpôk
http://www.chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=536050&fbclid=IwAR1Xg2t0apMqmzbhlmx02Ii8KKcK94ezlOI8q8UXLMNOQlFp-TX2s3LRS1w

Thương Kim Thiết Vũ Môn

Nhớ người hiền một thuở

Đình Lạc Giao Nhạc Trịnh

Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước rừng và sự sống

Chuyện đời không thể quên (1)

Chuyện đời không thể quên (2)

Chuyện đời không thể quên (3)

Chuyện đời không thể quên (4)

Chuyện đời không thể quên (5)

Chuyện đời không thể quên (6)

Sắn Tây Nguyen bạn hiền

Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi

Ai tỏ Ngọc Quan Âm

Ai hiện chốn non xanh

Mây trắng trời thăm thẳm

Nước biếc đất an lành

Đến với Tây Nguyên mới

Soi bóng mình đáy nước

Sáng bình minh giữa đời

Thung dung làm chí thiện

Vui bước tới thảnh thơi

còn tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Video yêu thích
Ta đã thấy gì trong đêm nay‘, nhạc và lời Trịnh Công Sơn, giọng ca Hoàng Trang, sinh 1997, vừa tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Ý. Video tuyệt vời !
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống Food Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter

Advertisement

Trăng rằm thương nhớ Anh

TRĂNG RẰM THƯƠNG NHỚ ANH
Hoàng Kim

Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng rằm rọi sáng giấc mơ ...

LỜI ANH DẶN
Hoàng Ngọc Dộ

‘Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân’


‘Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm’

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen

Vầng trăng cổ tích
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa mây giăng còn chẳng ngại
Ngắm nhìn trần thế bạn văn chương.

Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Chia tay bạn quý (*)
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri âm

(*) Hết gạo, tắt bữa, buộc phải bán đồng hồ

Nấu ăn
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

Dự liên hoan
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

Thức Kim dậy
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao Mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta guyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhăc nhủ …

Trích: Khát vọng I Thi Viện
http://www.thivien.net/…/Kh%C3…/topic-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim

“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng xuân nay. Nước xao tăm cá, mai đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu, lộc xuân ân tình.

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Chùa Bửu Minh Biển Hồ
NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Một đóa mai vàng ngày mới
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-buu-minh-bien-ho/

TỰ TRUYỆN
Thích Giác Tâm

Quê cha ở Phù Cát
Quê mẹ xứ An Nhơn
Chưa một lần tắm mát
Lội bơi giòng sông Côn

Sinh ra xóm Trại Mộ
Ấu thơ làng Biển Hồ
Trưởng thành ở đây đó….
Về lại xóm quê xưa

Tôi đi gom gạch đá
Xây dựng lại Phù Đồ
Chưa một ngày thư thả
Theo hạnh nguyện Bí Sô

Trùng tu lại Bửu Minh
Đáp tạ tấm chân tình
Khai sơn chùa Quảng Đức
Trả ơn đời chúng sinh

Kiến lập chùa Hương Quang
Dựng xây lại đạo tràng
Hà Tam còn in dấu
Đăk Pơ đẹp ngỡ ngàng

Chút văn thơ để lại
Nghệ thuật vị nhân sinh
Chăm vườn tuệ hoa trái
Tặng nhân gian chút tình

Dăm ba người đệ tử
Lớn nhỏ chẳng đồng đều
Tình thương không bỉ thử
Ôm ấp niềm tin yêu…..

Mai này xa phố lạnh
Trở lại cố quận xưa
Nguyện đạo Phật hưng thạnh
Bỉ ngạn mọi người về.

Thích Giác Tâm
Mồng 08/01/ Canh Tý 2020
Ngày FB 16/1 Nhâm Dần (16.2 2022)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chua-buu-minh-bien-ho-1.jpg

Biển Hồ Chùa Bửu Minh

BIỂN HỒ CHÙA BỬU MINH
Hoàng Kim

Nhớ Biển Hồ
Chùa Bửu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền

Người hiền dân tin
Đất lành chim đậu
Trần Huyền Trang
Tháp Đại Nhạn
Thăm thẳm một tầm nhìn.

Một đời người
Một Giác Tâm
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh/

Chua Buu Minh – Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=eY88tcaKI14

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-4.jpg

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước, rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi



Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chua-buu-minh-bien-ho-1.jpg

Đọc tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên mới
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi-2/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ai-an-noi-pho-nui-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ai-an-noi-pho-nui-1b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ai-an-noi-pho-nui.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ai-hien-chon-non-xanh.jpg

NẮNG BAN MAI NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Sớm xuân cuối đêm lạnh
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Nắng Ban Mai ghé cửa
Cười nụ nhớ An Nhiên.

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương mẹ hiền

Giác Tâm bình minh an

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-1.jpg
Chua Buu Minh
27 tháng 2 ·

BÓNG MÌNH

Soi bóng mình đáy nước
Ta là ai cõi đời ?
Âm thanh tròn không xước
Vang vọng giữa trùng khơi
—————-
Ngày 27/02/2020
Thích Giác Tâm
(Ngày hôm nay chúng tôi xuống công trình xây dựng chùa Hương Quang, xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ thăm, và đem lương thực cho thợ.
Cách chùa khoảng 4km, có thác nước đồi thông rất đẹp.
Tìm thăm và ngồi tĩnh lặng giây phút bên bờ suối nước chảy róc rách, quên đi chuyện virus corona đang khuấy đảo, quẩy tung thế giới này)376

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là may-trang-troi-tham-tham-1b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-5.jpg

Video nhạc tuyển
Lãng du trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương Nam Phúc Hậu Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Hương lúa giữa đồng xuân

HƯƠNG LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Trời lạnh đêm đông, xuân vừa tới
Cây xanh ngày mới nắng mai đầy
Hương lúa giữa đồng xuân đọng mật
Ngọc lặng thầm lắng gió hây hây

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

NgoDucThinh2009DaoMauVietNam


ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2)
Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt Dec 24, 2015

Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.

Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download
eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa
https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam

LeDinhPhung

ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PA
Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.

Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê  đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ.  Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:

Phần  I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần  II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguồn: Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Thien_Y_A_Na

TỪ YANG PO INÂ NÂGAR ĐẾN THIÊN YANA DIỄN NGỌC PHI: DẤU ẤN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM

Huỳnh Thiệu Phong
Nguồn: Nghiên cứu Lịch sử

Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.

Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.

Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?

Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.

*

Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.

Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.

Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.

Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.

“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.

Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.

“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].

Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.

  • Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
  • Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].

Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar  lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.

Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.

Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.

Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.

Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang được xem là danh thắng bậc nhất của vịnh Nha Trang Khánh Hòa. Theo thông tin của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa về huyền bí đền tháp Ponagar thì “Ponagar như một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, đến nay có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 cột trụ (Mandapa) mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng. Khám phá Ponagar, khám phá những huyền bí xung quanh ngọn bảo tháp tuyệt đẹp này đủ làm cho quý khách say đắm kiệt tác kiến trúc Chămpa cổ trên mảnh đất Khánh Hòa”.

Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m (so với mực nước biển), diện tích theo số liệu mới nhất 17.683,6m2, thuộc Phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố  Nha Trang khoảng 2km về phía bắc. Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với những giá trị tiêu biểu, di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1979. Quần thể di tích phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và Mandapa; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu:

1. Tháp cổng

Được người Pháp phục dựng đầu Thế kỷ XX, theo môtip kiến trúc Chăm,  bên trên có dòng chữ “Tháp Thiên Y Thánh Mẫu”. Cổng chính của Tháp Bà vốn nằm trên trục thẳng với Tháp Chính và Mandapa, nhưng đến nay cổng đó không còn. Theo khảo tả của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX vẫn còn kiến trúc Tháp cổng.

2. Khu Mandapa

Đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính. Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ). Trên thân cột lớn ở độ cao bằng cột nhỏ có một ô hình chữ nhật khoét sâu vào thân cột, có chức năng như những “lỗ mộng” trong kiến trúc gỗ. Các nhà nghiên cứu cho rằng “lỗ mộng” có chức năng là điểm đỡ cho một kết cấu xà ngang để nâng đỡ mái che ở phía trên nhưng đã đổ và hiện nay không để lại vết tích.

Trước đây, Mandapa còn có hai cột nhỏ, thấp hơn nền, ở hai bên bậc lên xuống và thẳng ra cổng tháp cũ. Cổng, Mandapa và tháp lớn ở trên tạo thành trục thẳng đông – tây. Kiến trúc Mandapa hiện nay có cùng niên đại với niên đại cuối cùng của tháp chính, khoảng thế kỷ XI – XII.

Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ nhưng đến nay vẫn chưa có một giải đáp thuyết phục.

Theo các nhà nghiên cứu, người Chăm xưa sử dụng phương pháp mài chập: Mài hai mặt viên gạch với nhau tạo ra những vết xước, bôi chất kết dính và xây từng viên một. Có giả thuyết cho rằng: Gạch ướt (gạch mộc), bôi chất kết dính (có thể là nhựa cây dầu rái, hoặc cây bời lời trộn với mật mía, tro của trấu…) và nung cả ngôi tháp, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nung của các viên gạch xây tháp khá đều nhau. Với bức tường dày (khoảng 0,5m – 2m) như vậy nếu xây xong tháp mới nung thì không thể có nhiệt độ nung đều nhau giữa các viên gạch. Chính vì vậy, cách thức xây dựng cũng như nghệ thuật xây dựng tháp Chăm đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Từ khu Mandapa lên khu đền tháp có 36 bậc cấp dốc và thẳng đứng. Tương truyền: để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, đặc biệt là đối với Nữ thần Ponagar, các tín đồ khi lên trên khu đền tháp hành lễ phải bò và giật lùi khi xuống không quay lưng về phía đền tháp để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần; Sau này để thuận tiện cho du khách, khu đền tháp có thêm lối lên xuống bằng đá phía bên tay trái.

3. Cảnh quan khu di tích

Đồi Cù Lao được dòng sông Cái bao quanh, người Chăm gọi là Yatran (tức là Sông Lau). Trên đồi có nhiều cây rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tồn tại cùng những ngọn tháp cả ngàn năm tuổi. Từ đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng thành phố Nha Trang với cửa biển Cù Huân, cầu Xóm Bóng bắc qua Sông Cái (cây cầu mang tên Xóm Bóng, nơi có điệu múa linh thiêng “múa bóng” của các vũ nữ dâng lên nữ thần Ponagar trong dịp lễ hội) và vịnh Nha Trang với những hòn đảo: đảo Yến, Hòn Tre, Hòn Nội, Hòn Ngoại …

4. Khu đền tháp

Theo thống kê của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX di tích có 6 ngôi tháp, nhưng hiện tại còn bốn ngôi đền tháp còn tương đối hoàn chỉnh so với các công trình đền tháp Chămpa còn lại ở Việt Nam: Tháp Chính (Tháp Đông Bắc), Tháp Nam, Tháp Đông Nam và Tháp Tây Bắc. Tiếng Chăm gọi các tháp là các Kalan, theo tiếng Việt có nghĩa là đền, tháp, nhưng theo tín ngưỡng của những người dân địa phương gọi đây là các dinh.

– Tháp Chính (Tháp Đông Bắc) có quy mô lớn nhất, mang đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất của ngôi tháp Chăm truyền thống. Tháp cao khoảng 23 mét, có ba phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mái tháp ba tầng thu nhỏ dần về phía trên, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên các tầng tháp được trang trí các linh vật: Ngỗng, dê, voi và các tu sĩ cầu nguyện (có người gọi là các ápsara). Trên cửa, được trang trí bằng một bức phù điêu hình lá đề: Thần Siva đang trong tư thế nhảy múa hân hoan cùng với hai nhạc công của mình (thổi sáo, đánh xập xòe), một chân dẫm lên lưng thần bò Nanđin. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chăm pa còn được lưu giữ ở Việt Nam.Tháp có bốn cửa theo bốn hướng đông – tây – nam và bắc nhưng chỉ có cửa hướng đông là được mở còn các hướng khác là ô cửa giả. Cửa hướng đông được đỡ bằng hai trụ đá, có ghi chữ Chăm cổ và chữ Sanscrit. Tháp chính thờ nữ thần Yan Po Inư Naga (người mẹ xứ sở của dân tộc Chăm); tương truyền bà sinh ra từ áng mây và bọt biển, Bà là nữ thần chủ của cả vương quốc Chăm Pa, được thờ ở xứ sở Kauthara và cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu theo tín ngưỡng thờ “Mẫu” của người Việt.

Tượng Nữ thần được tạc bằng một khối đá granit nguyên khối, trong tư thế ngồi uy nghiêm trên bệ đá hình hoa sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc ChămPa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Toàn bộ pho tượng và tấm tựa được đặt trên một bệ Yoni khá lớn bằng đá. Với bố cục: tượng thờ là Linga, bệ thờ là Yoni, đây là bộ Linga-Yoni hoàn chỉnh, là sự kết hợp giữa giống đực và giống cái, tạo nên sự sống  và là vật thể linh thiêng của dân tộc Chăm pa. Hai bên Tháp thờ hai người con của Bà (Công chúa Quý và hoàng tử Trí, theo tục thờ của người Việt).

– Tháp Nam: Thờ thần Cri Cambhu (tên gọi khác của thần Shiva), tháp cao khoảng 18m; có niên đại thế kỷ XIII. Tháp có bình đồ hình vuông, mái tháp có hình dạng giống như quả chuông úp thu nhỏ về phía trên. Đặc biệt trên đỉnh mái tháp có gắn một biểu tượng trụ tròn bằng đá, đó chính là Linga biểu tượng sức mạnh của vị thần Siva, vị thần hủy diệt để thế giới sẽ tái sinh mang lại những điều tốt đẹp đến cho con người cũng như vạn vật. Không gian thờ tự bên trong là bộ sinh thực khí Linga -Yoni. Theo tín ngưỡng của người Việt: Tháp thờ ông Nam Hải (chồng Thánh Mẫu Thiên Y A Na).

– Tháp Đông Nam: cao khoảng 7m, có mái hình thuyền. Đây có thể là kiến trúc phụ trong quần thể kiến trúc và thuộc loại muộn, khoảng thế kỷ XIII. Tháp bị xâm hại nhiều bởi yếu tố thời gian và điều kiện tự nhiên. Trong tháp có bộ Linga – Yoni bằng đá. Tháp thờ con trai thần Shiva là thần Skanda (thần chiến tranh). Người Việt gọi là Dinh Cố, thờ bố mẹ nuôi của Bà Thiên YA Na.

– Tháp Tây Bắc: Ở phía sau Tháp chính, cao khoảng 9m, có một tầng mái hình yên ngựa. Hệ thống cửa giả được điêu khắc những pho tượng bằng gạch nung: Trên ô cửa giả phía nam là hình ảnh chim thần Garuda, ô cửa giả phía bắc là hình ảnh đầu con Sư Tử, ô cửa giả phía tây là hình tượng nữ thần cưỡi voi. Trong Tháp là bộ Linga – Yoni. Tháp thờ con trai thứ hai của thần Shiva là thần Ganesa (thần đầu voi) biểu tượng của sự thông thái, may mắn và hạnh phúc. Người Việt gọi là Dinh cô cậu (thờ 2 người con của Bà Thiên Y A Na). Theo bia kí và khảo cổ học, tháp có niên đại xây dựng năm 813 song đã được trùng tu nhiều lần, nên niên đại cuối cùng từ thế kỷ XIII – XIV.

5. Bia ký

Trên Tháp còn nhiều bia ký trên các cột đá, trên gạch bằng chữ Phạn (Sanscrit) và chữ Chăm cổ, một số bia ký chưa dịch được nội dung.

Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.

Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung về dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na theo “Xứ Trầm hương” của Quách Tấn.

Tấm bia đá thứ ba do vị quan đứng đầu tỉnh Khánh Hòa khắc vào năm 1881(nội dung)

 Và tấm bia đá giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar, bằng chữ Quốc ngữ, được dựng vào năm 2010.

6. Lễ hội Tháp Bà

Diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Chăm, nên lễ hội Tháp Bà đã trở thành lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan toả cả vùng Nam Trung Bộ – Tây nguyên. Tiến trình diễn ra có sự linh thiêng của phần lễ và sự đa dạng, náo nhiệt của phần hội.

 Phần lễ: bao gồm các lễ như lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu Quốc thái Dân an, tế lễ cổ truyền…

 Phần hội: có múa Chăm truyền thống, múa Bóng (vũ nữ đội mâm hoa, quả, đèn…múa uyển chuyển theo điệu nhạc trầm bổng), chầu văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Phần hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thu hút đông đảo người Việt, người Chăm và hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự .

Với đặc trưng tiêu biểu, lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia  năm 2012.

7. Hoạt động trưng bày, biểu diễn

Phòng trưng bày: Giới thiệu hình ảnh, hiện vật liên quan đến di tích. Pho tượng Bà được phục chế theo tỉ lệ 1/1, được đặt ở giữa phòng trưng bày (giới thiệu về pho tượng: các cánh tay, tính nhân văn…); hiện vật, linh vật được phục chế; những bức ảnh đối chứng khu đền tháp trước và sau khi tu bổ…

Các thiếu nữ dân tộc Chăm múa các vũ điệu truyền thống dưới không gian tháp cổ, du khách như được chìm đắm trong khí thiêng của cõi tâm linh, chiêm ngưỡng từng công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc tài tình; Đồng thời có cơ hội mua sắm những sản phẩm đặc trưng truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Chăm như: dệt thổ cẩm, gốm Bầu Trúc và sản phẩm độc đáo của vùng đất Khánh Hoà: trầm hương, yến sào, tranh cát, tượng nghệ thuật bằng đất nung, thư pháp, thư hoạ trên nhiều vật liệu…”

AmChuaNhaTrang
Am Chúa được xây dựng trên núi Ðại An còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa) thuộc thôn Ðại Ðiền Trung, xã Diên Ðiền, huyện Diên Khánh. Ðây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa. Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Bởi vậy, ngay từ đầu triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc tế do quan đầu tỉnh làm chủ tế. 

Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày mùng một tháng ba âm lịch hàng năm, mở đầu cho lễ hội Tháp Bà truyền thống của nhân dân Khánh Hòa được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Có thể khẳng định, lễ hội Am Chúa là nơi còn bảo lưu được nhiều nhất những nghi thức lễ hội cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa.

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na bà chúa Ngọc
Mây lành Phổ Đà Sơn
Cát đá đất miền Trung
Về với vùng văn hóa

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm.
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ.
Hoa trên cát núi Phổ Đà,
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần.
Để thương cát đá cũng cần có nhau.
Dấu xưa mưa gió dãi dầu.
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp lúc thư nhàn.
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh.
Cát vàng biển biếc nắng thanh.
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm  

NinhThuan1a
NuiChua4

NGÀY MỚI BÌNH MINH AN
Hoàng Kim

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Ngày mới bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con đến lớp
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ
Ngày mới bình minh an

Crop diversification in Vietnam
Nguyen Van Luat,
Professor and Senior Scientist,
Cuulong Delta Rice Research Institute, Omon, Cantho, Vietnam

Cultivated and growing area under rice amounts to 4.2 and 7.6 million hectares, which occupies 54 percent and 68 percent of the national crop area, respectively. It is necessary to reduce the area under rice for crop diversification in order to enable farmers to get higher incomes and practice sustainable agriculture. Two main directions should be applied to enhance crop diversification: a) to increase the trade value of crop products by growing more profitable crops and adding value through processing; and b) to educate farmers of the 13 million households in Viet Nam in improving their dietary habits by consuming non-rice food crops rich in protein, oil, vitamins and minerals.


Đa dạng hóa cây trồng ở Việt Nam
Nguyễn Văn Luật
Giáo sư và nhà khoa học cao cấp,
Viện nghiên cứu lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long, Ô Môn, Cần Thơ, Việt Nam

“Diện tích trồng trọt và trồng lúa lên tới 4.2 và 7.6 triệu ha, chiếm lần lượt 54% và 68% diện tích cây trồng quốc gia. Cần giảm diện tích trồng lúa để đa dạng hóa cây trồng nhằm tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập cao hơn và thực hành nông nghiệp bền vững. Hai hướng chính cần được áp dụng để tăng cường đa dạng hóa cây trồng: a) tăng giá trị thương mại của các sản phẩm trồng trọt bằng cách trồng các loại cây có lợi hơn và tăng giá trị thông qua chế biến; và b) để giáo dục nông dân của 13 triệu hộ gia đình ở Việt Nam cải thiện thói quen ăn uống của họ bằng cách tiêu thụ các loại cây lương thực không phải là gạo giàu protein, dầu, vitamin và khoáng chất”. xem tiếp : https://foodcrops.blogspot.com/2009/07/crop-diversification-in-vietnam.html

SẮN VÀ VIỆT NAM: BÂY GIỜ VÀ SAU ĐÓ
Kazuo Kawano (Hoàng Kim trích dịch và giới thiệu)

Cassava and Vietnam: Now and Then là chủ đề bộ phim cùng tên của hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009/ 2012. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano đã đúc kết một phóng sự ảnh. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam, người đã đóng góp nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị của chính phủ Việt Nam năm 1997. Gíao sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Hình ảnh trích dẫn dưới đây về giống sắn KM419 phổ biến trong sản xuất ở Tây Ninh năm 2009 và các giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên đồng ruộng . Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự bảo tồn và phát triển.sắn Việt Nam. 


Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。

Đọc bài đầy đủ tại Cassava and Vietnam: Now and Then : https://foodcrops.blogspot.com/2012/09/cassava-and-vietnam-now-and-then.html 

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Phim vua Solomon
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

A Na bà chúa Ngọc

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lại bài A Na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

A Na bà chúa Ngọc là Thánh Mẫu Ngọc Phương Nam, hình tượng người Mẹ tuyệt vời trong Đạo Mẫu Việt Nam văn hóa Việt Chăm, Báu vật nơi đất Việt; Pho tượng Ngọc Quan  Âm của di sản khoa học tâm linh quý giá. Thật biết ơn các chuyên khảo, bụi vàng đường trần của nhiều bậc minh triết, đã chỉ dấu sâu sắc cho chyên khảo này. Lời khuyên châu ngọc của Xứ Trầm Hương Quách Tấn thật trân quý: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non” Đọc thêm các chuyên khảo có cùng chủ đề này Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Nha Trang và A. Yersin; Sóc Trăng Lương Định Của; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Cao Biền trong sử Việt; … xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-ba-chua-ngoc/

1

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Huy Nguyen và Hoàng Đại Nhân đã nhắc đến Kim Hoàng trong bình luận của họ, khi Kim Notes lắng ghi chú: ‘Mùa khoai lang tím tuyệt vời/ Nhuộm ta tím cả một trời yêu thương’/Gừng cay muối mặn dặm đường/ Tím khoai, tím sắn, trầm hương cuộc đời, xem tiếp Tím một trời yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/…/tim-mot-troi-yeu…/. Huy Nguyen đã viết: “Thầy ơi có thời gian thầy có thể kể thêm hồi ức về lúc làm công tác giống và hỗ trợ cộng đồng nông dân không ạ. Em nhớ mãi lời thầy khi làm dự án phải kiếm công nghệ tốt nhất và đúng người, đúng thời điểm để làm, nhưng em không hiểu từ đâu mà thầy có những đúc kết đó ạ. Chúc thầy mạnh khoẻ và hạnh phúc ạ.”

Tôi trả lời với Huy Nguyen nhưng thực ra đang đối thoại với chính mình về “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm” “Báu vật nơi đất Việt” “Pho tượng Ngọc Quan Âm”: Em Huy Nguyen thân quý. Em ngắm bức ảnh và lời ghi chú này “Anh Lương Hồng Thắng kể cho Kim Hoàng nghe vắn tắt về việc nhà. Tôi từ rằm Nguyên tiêu 2011 thăm ngôi nhà tuổi thơ của thầy Lương Định Của ở Sóc Trăng và lưu lại ghi chép “Sóc Trăng Lương Định Của” ; Hôm nay, sau mười một năm, tôi mới tiếp tục bài viết “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm”, cảm nhận về những điều tâm đắc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/

Cũng giống như một câu chuyện khác “Nha Trang và A. Yersin”. Huy Nguyễn đã viết:” “Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Huy hãy tìm câu trả lời trong hai câu chuyện sự thật này. Cao hơn trang văn là cuộc đời, là tâm huyết đời lắng đọng.

2.

Tháp Bà, Hòn Đá Chữ
Hang ông Bưởi, ông Già
Sông Nha Trang, Hòn Bà
Xứ Trầm Hương Quách Tấn

Đến Nha Trang bạn sẽ thật may mắn khi được đắm mình thăm thú thấu hiểu nhiều cụm danh thắng cổ tích huyền thoại. Quá nhiều chuyện hay, quá nhiều sự đẹp. Tôi chỉ yêu thích giới thiệu cho bạn một lối đi riêng mà tôi may mắn được trãi nghiệm và kể lại của phần ba chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Tôi lãng du trong văn hóa Việt Nam cuốn theo chiều gió của nghiệp lực, nhân duyên và vận mệnh hoàn cảnh cụ thể của chính mình. Tôi thật tâm đắc với câu thơ về sông Nha Trang trích dẫn trong Xứ Trầm Hương của Quách Tấn: Sông không khô nhờ nguồn trữ nước/ Con cái sang giàu nhờ phước cha ông. May mắn thay cho chúng ta, các tích truyện Tháp Bà / Hòn Đá Chữ/ Hang ông Bưởi/ ông Già/ Sông Nha Trang Hòn Bà, đã có được Xứ Trầm Hương Quách Tấn mà tôi chỉ cần chép lại ở dưới để bạn thưởng lãm, tôi chỉ nối dài thêm A Na Bà Chúa Ngọc, Nha Trang và A. Yersin .

Nha Trang và A. Yersin Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam, nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

3

Tôi nói với bạn quý Huỳnh Hồng Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Lúa siêu xanh Việt Nam mười năm chọn giống chỉ mới là bước đầu; Tâm đức số phận và duyên may cả. Mấy ai ngậm ngãi tìm trầm mà lưu được trầm hương đâu; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-viet-nam/

Trầm hương, kỳ nam là sản vật quý hiếm của đất phương Nam, vùng lõi trầm hương, kỳ nam là ở Khánh Hòa Phú Yên ngày nay nhưng từ Nghệ An trở vào, tới Thiên Cấm Sơn An Giang, tới Hà Tiên, trầm hương các tỉnh đều có. Vùng Đông Bắc,Việt Bắc,Tây Bắc theo thư tịch cổ cũng thấy

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm, tìm cây gió bầu trầm hương kỳ nam, chuyện bỏ ngãi bỏ bùa của người Chăm, người Mọi, người Khơ Me, với chuyện đạo Mẫu Việt Nam đã lưu truyền nhiều đời tại nhiều vùng của các tộc người Việt cổ qua giai thoại dã sử mãi cho tới ngày nay. Chuyện ngậm ngãi tìm trầm lưu lại rõ nhất trong tích truyện Thiên Y A Na Bà Chúa Ngọc do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm 1857 (Tự Đức thứ 9), bản dịch của Quách Tấn, văn bia này tại tháp Po Nagar do ông bà Lê Vinh tạc năm 1970, tích cũ chép trong A Na bà chúa Ngọc, phần 2 (trong 5 phần của truyện) Pho tượng Ngọc Quan Âm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/

Sách Đại Nam Nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn gồm 28 quyển dưới thời Tự Đức trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2 Quốc chí, trang 816 viết. Trầm hương: Tục gọi là cây trầm. Bản thảo chép rằng bỏ xuống nước thì chìm nên gọi là trầm. Có thể trị thấp khử tà, bổ dương. Từ Nghệ An trở vào Nam các tỉnh đều có, có hộ thái hương. Năm Minh Mạng thứ 17 khắc hình tượng vào cao đỉnh. Nghệ An phong thổ ký chép rằng, cây gió già cỗi, tinh dịch kết lại thành hương, cây còn sống mà đẽo lấy thì gọi là sinh trầm, có thể dùng làm thuốc, cây đã chết mà lấy thì gọi là tử trầm, chỉ dùng chế chất thơm, lấy lúc cây đã mục nát gọi là tốc hương, là mật hương. Thảo mộc trạng của Kê Hàm nhà Tấn nói rằng: Cây giống cây liễu to, muốn lấy hương thì ngã cây để lâu năm, cỗi dễ cành đốt đều có màu sắc khác nhau, ruột cây rắn và đen, bỏ xuống nước mà chìm gọi là trầm hương, ngang với mặt nước là kê cốt hương, gốc là hoàng thục hương, thân cây là sạn hương, cành nhỏ rắn chắc chưa nát là thanh quế hương, gốc và mắt cứng mà lớn là mã đề hương.

Sách Lịch triều Hiến chương Loại chí của Phan Huy Chú 1821 trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam nói đến Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh có trầm hương (trang 192) Quảng Nam phù Tư Nghĩa có trầm hương (trang 190) Thuận Hóa có giáng hương (trang 187).

Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi do Đại Nam Nhất thống chí trích dẫn trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (trang 1022) chép; Gỗ trầm ngư. Bãi biển có trầm ngư cùng nhiều thứ. Lời chua rằng: Trầm ngư là tên gỗ sinh ra ở ven biển nước mặn, “các loài cá lấy đuôi quẫy, người địa phương dùng nấu nước uống, có thể trừ được lam chướng”. Dùng làm đồ đạc cũng tốt

Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 26 tỉnh Hà Tiên, mục thổ sản cây gỗ có giáng hương (trang 1100). Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 27 tỉnh Biên Hòa, mục thổ sản có cây gió ờ huyện Nghĩa An (trang 1144).

Ngậm ngãi tìm trầm (Thanh Tịnh); Hồi sinh trầm hương; Những khúc ca huyền bí: Chuyện tình ngậm ngải tìm trầmTHVL | Thế giới cổ tích – Tập 94: Ngậm ngãi tìm trầm; Báu vật nơi đất Việt là những góc nhìn, ghi chép, và hình ảnh tóm tắt về câu chuyện trầm hương, kỳ nam.

4

Xứ Trầm Hương Quách Tấn là sách hay về du ký và khảo cứu khoa học nghiêm cẩn mà tôi thường đọc lại đọc http://www.tuvienquangduc.com.au/Thanhtich/34xutramhuong.html “.Cụ Quách Tấn đã viết rất rõ về mục đích của sách này: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quý, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng non nước. Ghi chép lại hầu mong bạn xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nữa đời người. Mục đích viết XỨ TRẦM HƯƠNG là thế, và chỉ có thế. Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái thấy cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. Cho nên tôi thiên về phong cảnh, cổ tích, giai thoại, huyền thoại…, là những cái dễ mất. Còn những cái gì thuộc về khoa học, thuộc về chuyên môn thuần túy, là những cái thường còn, thì nương cho các nhà học giả. Do đó XỨ TRẦM HƯƠNG có tánh cách một tập du ký hơn là biên khảo. Vì vậy nên bảo XỨ TRẦM HƯƠNG không phải là Địa Phương Chí Khánh Hòa. Thế thì nó là gì? Tùy cao tình nhã ý của bạn đọc. Tấm lòng đã trải cùng non nước / Thương được nhờ ơn cũng chẳng nhờ”.

5

Xứ Trầm Hương Quách Tấn, mục du khảo Núi non, tôi đọc mà giật mình vì sự chí lý “Núi non Khánh Hòa trùng trùng điệp điệp, nơi khúc nơi bàn, thế thật hiểm trở. Các nhà quân sự bảo rằng rất có lợi cho việc dụng binh”.”Làm chúa quần sơn Khánh Hòa là dãy Tam Phong cùng núi Ðại Lãnh ranh giới cho Khánh Hòa và Phú Yên”; ” Ở Khánh Dương ngoài hòn Mẫu Tử, còn nhiều ngọn cao trên nghìn thước,… nhưng tất cả đều không nổi danh, trừ hòn Chử M’Ta” ” Ngoài những ngọn núi ở Khánh Dương và ở dãy Tam Phong, còn nhiều ngọn cao trên 1.000 thước:” Những ngọn núi này tuy cao lớn, nhưng trông không hùng dũng, không có dáng chọc trời khuấy mây. Nhìn kỹ thấy đượm vẻ hiền hòa an lạc.Phần nhiều không nổi danh:Trong các sách Dư Ðịa Chí của người xưa, như Ðại Nam Nhất Thống Chí, Phương Ðình Dư Ðịa Chí… không thấy chép. Ngoài nhân gian cũng ít người biết. Nếu không nhờ những họa đồ của người Pháp ngày trước và người Mỹ ngày nay thì hầu hết người Việt Nam trở thành người ngoại quốc đối với đất nước thân yêu”.”Trong số núi cao thượng dẫn, được thường nhắc nhở là Hòn Chảo ở Vạn Ninh và Hòn Bà ở Ninh Hòa. Nhưng được nhắc nhở không phải vì cao, mà tại có những điểm đặc biệt. Hòn Bà nằm phía Tây Nam quận lỵ Ninh Hòa, thuộc xã Ninh Hưng cách chừng mười cây số đường thẳng. Ðứng song song cùng Hòn Long, theo hướng Tây Bắc Ðông Nam.Chung quanh có nhiều núi triều ủng. Cây cối sầm uất. Có nhiều cây gió nên sản xuất nhiều kỳ nam trầm hương. Núi nầy được người địa phương coi là núi của Bà Thiên Y A Na, nên gọi là Hòn Bà. Trên núi có miếu thờ. Những người đi điệu tức là đi tìm trầm, trước khi vào rừng, đều phải đem lễ vật đến miếu cầu khẩn. Người nào được Bà ban phước thì mới tìm ra trầm. Bằng không thì đi không cũng trở về không“.

Mời quý bạn đọc hãy cùng thưởng ngoạn, một số trích đoạn dưới đây về thắng cảnh cổ tích : 1) Bà Thiên Y A Nan lược sử; 2) Tháp Bà Hòn Đá Chữ; 3) Hang ông Bưởi, ông Già; 4) Sông Nha Trang, Hòn Bà ; 5) Xứ Trầm Hương Quách Tấn .

Tôi noi theo dấu tích tiền nhân, đường xưa mây trắng, tích cũ chép lạ, i A Na Bà Chúa Ngọc Chuyện ngậm ngãi tìm trầm

Hoàng Kim .

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

‘XỨ TRẦM HƯƠNG’ QUÁCH TẤN

Cuốn sách Xứ trầm hương của nhà văn Quách Tấn (1910-1992) là một tác phẩm viết về tỉnh Khánh Hòa, quê hương thứ hai của ông sau quê nhà Bình Định.

Xứ trầm hương được Nxb. Lá Bối (Sài Gòn) ấn hành lần đầu tiên  năm 1969, vừa mới ra đời đã được độc giả niềm nở đón nhận. Năm 1992, cuốn sách được Nxb. Tổng Hợp Khánh Hòa tái bản lần thứ nhất, nội dung có chỉnh sửa đôi chút. Đến năm 2002, cuốn sách được Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa tái bản lần thứ hai, bổ sung phần Phụ lục, dày 600 trang. Cuối năm 2018, Xứ trầm hương được Nxb. Đà Nẵng tái bản lần thứ ba – ấn bản kỷ niệm.

Ấn bản  Xứ trầm hương do Omega+ ấn hành năm 2019 dựa trên bản  nền của Nxb. Lá Bối năm xưa – bản in mà gia đình ông cho là khả tín  nhất về vấn đề văn bản học.

Viết Xứ trầm hương, theo ông Quách Tấn là :

«Tôi chỉ làm một việc mà nhiều người có thể làm được, nếu muốn, là ghi chép lại những gì đã thấy, đã nghe, đã cảm trong mấy mươi năm sống cùng non nước Khánh Hòa. 

Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non.

Ghi chép lại hầu mong bạn phương xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nửa đời người.

Mục đích viết Xứ trầm hương là thế, và chỉ có thế.

Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. »

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

“Nha Trang do chữ Chàm Ea Tran hay Yjatran mà ra. Trong các sách viết trước thời Pháp thuộc, đã dùng đến. Như trong tập Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Siêu đời Tự Đức nói về tỉnh Khánh Hòa, ghi rõ rằng: “Năm Quý Sửu đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Qui Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang gọi là thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành.”

Như thế, Nha Trang dùng gọi thành Diên Khánh từ thời Gia Long mà mới dùng gọi tỉnh lỵ từ ngày Pháp đặt nền đô hộ ở Trung Việt.

Trong Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục soạn triều Duy Tân cũng có nói đến Nha Trang. Song không phải tên thành phố mà tên một nguồn của con sông Cù Giang: Nguồn Nha Trang. ”

“Làm tổ xong thì lo đẻ. Song người lấy tổ không để chim kịp đẻ đã lo làm mùa, nghĩa là lấy tổ. Tổ lấy xong độ năm ba hôm sau thì chim làm tổ khác, nơi chỗ cũ. Kỳ nầy thì chim được phép đẻ tự do. Và người lấy tổ đợi chim con biết bay rồi mới làm mùa thứ hai…

Lấy tổ yến không phải dễ. Phải làm giàn tre để leo, hoặc dùng dây thừng để lên xuống. Nhiều khi phải leo thật cao, rồi nắm dây tụt xuống tận vực thẳm, trong những hang tối om và không hơi gió lọt. Nhiều hang chỉ vào được lúc thủy triều xuống để lộ cửa hang. Cửa hang lắm nơi chỉ vào lọt một em bé. Người vào hang phải hết sức lanh lẹ để trở ra kịp lúc nước triều chưa lên.”

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)….

Xứ Trầm Hương Quách Tấn (bản PDF đọc tại đây).

Trước hết nên đi xem Tháp Bà, một nơi xưa cũng thật là xưa, mà đẹp cũng thật là đẹp, một nơi tiêu biểu nhất cho thắng cảnh cổ tích của miền Cát Trắng Dương Xanh.

THÁP BÀ

Tức là tháp thờ bà Thiên Y A Na, tiếng Pháp gọi là Poh Nagar.

Tháp xây trên một ngọn đồi trong vùng núi Cù Lao.

Núi cao chừng vài ba chục thước, hình như một chiếc nón lá úp sấp, cây cối tươi xanh. Phía Nam giáp sông Nha Trang, phía Tây và phía Bắc giáp núi và đồng bằng, trước mặt thì làng Cù Lao (Xóm Bóng) và biển Nha Trang.

Tháp gồm có bốn ngọn. Ba ngọn nhỏ một ngọn lớn. Ngọn lớn ở phía Bắc, cao đến 23 thước. Theo nhà khảo cổ Henri Parmentier thì tháp nầy do vua Chiêm Thành là Harivarma Đệ Nhất xây vào đầu thế kỷ IX. Còn các ngọn khác thì xây vào khoảng thế kỷ thứ VII, thứ VIII.

Trong ngọn tháp lớn nhất nữ thần xứ Kaut Hara (Cù Huân) là Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar) mà người Việt gọi là Thiên Y A Na.

Tượng nữ thần bằng đá xanh, cao lớn, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng, cũng bằng đá xanh nguyên khối. Thần có 10 cánh tay. Hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay để ngửa. Còn tám tay khác thì giơ lên hình rẻ quạt và mỗi tay cầm một món binh khí, như đoản đao, giáo, ná, tên v.v… Y phục khắc theo kiểu chúng ta thường thấy ở các tượng đá của Chiêm Thành. Nghĩa là rất đơn giản: đầu đội mão triều thiên, nhọn như mũ vũ nữ Thái Lan thân chỉ che đôi mảnh xiêm y ở hạ thân và ở ngực. Nét chạm trổ cực kỳ tinh vi vừa sắc sảo vừa dịu dàng, trông như người sống. Nhưng rất tiếc là người Việt Nam lấy sơn sơn mặt tượng, rồi vẽ mày vẽ mặt một cách vụng về, lại choàng vào thân áo cẩm bào đội lên đầu một ngọc miện, hoa hòe lòe loẹt, trông như một tượng gỗ, một tượng đất do thợ tay ngang tạc nên. Về mặt mỹ thuật thì bị giảm sút. Nhưng về tinh thần dân tộc thì gia tăng, vì tượng thần đã hoàn toàn Việt Nam hóa, trông vào không còn chút dấu tích gì về Chiêm Thành.

Thiên Y A Na có một sự tích ly kỳ. Truyền rằng:

Xưa kia tại núi Đại An (tức Đại Điền hiện tại) có hai vợ chồng ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất. Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chín mười tuổi hái dưa, dồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương, ông đem về nuôi, hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, thiếu nữ lấy đá chất thành ba hòn giả sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui, ông tiều nặng tiếng la rầy. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đương nhớ cảnh Bồng Lai. Đã buồn thêm bực! Nhân thấy khúc kỳ nam theo giòng nước nguồn trôi đến, tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ, rủ đến xem. Thấy gỗ tốt xúm khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực. Thấy khúc gỗ không lớn lắm, lẽ gì nặng đến nỗi không giở lên. Thái Tử bèn lấy tay nhắc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì nhận thấy khúc gỗ nhẹ như tờ giấy! Bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ, Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần thì tư bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ nam bay ra. Chàng quyết rình xem suốt mấy đêm liền không hề thấy gì khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngạt ngào trong khúc kỳ nam bước ra. Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và cho biết lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái tử vốn đã trưởng thành, nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường, bèn tâu cùng phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua sai bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát”, liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm. Nhưng một hôm, lòng quê thúc dục, Thiên Y bồng hai con nhập vào khúc kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại Am còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm. Thiên Y bèn xây đắp mồ mả cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn man dã, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa: dạy cày cấy, dạy kéo vải dệt sợi…, và đặt ra lễ nghi… Từ ấy ruộng nương mở rộng, đời sống của nhân dân mỗi ngày một thêm phú túc phong lưu. Công khai hóa của bà của những ở trong địa phương, mà các vùng lân cận cũng được nhờ.

Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức, xây tháp tạc tượng phụng thờ. Và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên, tổ chức lễ múa bóng dâng hoa rất long trọng.

Ở Bắc Hải, Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về, bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại An tìm kiếm. Khi thuyền đến nơi thì bà đã về Bồng Đảo. Người Bắc Hải ỷ đông, hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối, bèn hành hung. Lại không giữ lễ, xúc phạm thần tượng. Nhân dân bèn thắp hương khấn vái. Liền đó gió nổi đá bay, đánh đắm đoàn thuyền của Thái Tử Bắc Hải.

Sự tích nầy, cụ Phan Thanh Giản chép lại thành một bài ký và bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Quýnh khắc bia dựng phía sau tháp.

Nhưng đó là sự tích của người Việt Nam truyền tụng.

Sự tích của người Chiêm Thành khác hẳn:

Poh Nagar là một nữ thần do áng mây và bọt nước biển biến sanh. Bà sinh ra với một tấm thân cân đối, một khuôn mặt xinh đẹp tuyệt vời và chói rọi hào quang. Bà sinh ra tận ngoài biển khơi. Nước biển dâng cao đưa bà vào bến Yjatran. Sấm trời và gió hương nổi dậy báo cho muôn loài biêt tin bà giáng thế. Liền đó những khe suối trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống mừng Bà, và núi hạ mình thấp xuống để đón rước Bà. Bà bước lên bờ. Cây cong cành xuống sát đất để tỏ lòng thần phục. Chim muông kéo nhau đến chầu hai bên đàng cái. Và hoa cỏ vươn lên để điểm hương vào bước chân bà đi.

Đến Yjatran, Bà dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương, kỳ nam, các giống gỗ quý và lúa bắp. Để cúng Trời, Bà tung lên mây một hột lúa. Lúa mọc hai cánh trắng như hai mảnh bạch vân, bay ở giữa không trung. Bà lại đốt một phiến trầm hương, khói thơm tỏa lên cao vút, đỡ hột lúa có cánh về dâng cúng Trời.

Nơi hậu cung Bà có 97 ông chồng. Nhưng chỉ có ông Pô Yan Amo là có uy quyền và được trọng vọng hơn cả. Bà sanh được 38 nữ thần, người nào cũng xinh đẹp. Song chỉ có 3 người được Bà ban cho nhiều quyền phép là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih, nữ thần vùng Phan Rang, và Pô Bia Tikuk, nữ thần vùng Phan Thiết.

Sự tích Poh Nagar và sự thích Thiên Y A Na thật khác hẳn nhau.

Sự tích của người Chiêm Thành phải ảnh chế độ mẫu hệ của người Chàm ngày trước.

Sự tích của người Việt Nam biểu lộ tinh thần dân tộc rất sâu đậm và cho chúng ta thấy người xưa xem nghĩa đồng bào nặng hơn tình gia đình nhiều lắm.

Bà Poh Nagar hay Thiên Y A Na thờ ở ngọn tháp chính ở phía Bắc.

Ngọn thứ hai, ở chính giữa, thờ thần Cri Cambhu.

Tháp xây từ thế kỷ thứ VII và trong tháp có tượng bằng vàng khối. Vào cuối thế kỷ thứ VIII, người Mã Lai xâm nhập xứ Kuat Hara, cướp mất tượng vàng và phá hủy ngọn tháp. Vua Satyavarman xây tháp lại và tạc tượng đá thay tượng vàng. Tượng nhỏ, hiện còn tốt.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ Thái Tử Bắc Hải, chồng bà Thiên Y A Na.

Ngọn thứ ba, ở phía Nam, đứng ngay hàng cùng hai ngọn trước, thờ tượng Linga, biểu hiện của thần Sandhaka.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ ông Tiều, nghĩa phụ của bà Thiên Y.

Ngọn thứ tư, đứng phía sau tháp thờ bà Thiên Y. trong tháp không có tượng mà chỉ có đế thờ (có lẽ tượng bị thất lạc lúc người Mã Lai vào cướp phá). Tháp nầy thờ thần Ganeca.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ Công Chúa Quý.

Còn hai tháp nữa cũng ở sau lưng dãy tháp trước, không biết rõ thờ vị thần nào của Chiêm Thành.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ bà Tiều, nghĩa mẫu của Bà Thiên Y, và hoàng tử Tri. Tháp đã bị hư nát, chỉ còn nền một số gạch vụn. Bà Tiều đưa về thờ chung cùng ông Tiều ở tháp thứ ba. Hoàng tử đưa về thờ chung với Công chúa ở tháp thứ tư.

Phía trước tháp, dưới chân đồi lại có mấy hàng cột cao lớn bằng gạch. Truyền rằng đó là những cột chống vũ đài. Mỗi khi có lễ, người ta dùng ván gác lên trên cột thành một sân gỗ rộng. Vũ nữ và ca công lên ca múa trên sân gỗ. Thần trong tháp ngồi trông ra, nhân dân đứng dưới trông lên, đôi bên trông đều rõ. Nhưng đó là về thời người Chiêm Thành còn làm chủ đất đai. Từ ngày người Việt Nam thay người Chiêm Thành, thì những cuộc ca vũ tổ chức ngay ở trên sân tháp.

Bốn ngọn tháp Cù Lao, theo tên các vị thần, là đền thờ của người Chiêm theo đạo Bà La Môn. Bà Poh Nagar là một biến thần của thần Civa, một trong ba chúa tể vũ trụ của đạo Bà La Môn.

Nhưng từ khi tháp thuộc quyền sở hữu người Việt Nam các thần Bà La Môn nhường ngôi vị thần Việt tịch và bà Chúa Xứ Poh Nagar hiển linh dưới danh hiệu Thiên Y A Na và nhận ân tứ của vua nước Việt.

Vua Gia Long phong tặng “Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng Thần” và cắt dân làng Cù Lao ba người sung làm từ phu. Các đời vua sau, đời nào cũng có phong tặng.

Người địa phương, ngoài danh hiệu Thiên Y A Na, thường tôn xưng là “A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi” và gọi tắt là bà “Chúa Ngọc”.

*          *

*

Sau khi xứ Kuat Hara sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam, người Chàm bỏ đi hết, và tuyệt nhiên không bước chân đến Poh Nagar. Gặp những người Chàm ở Phan Rang ra buôn bán ở Nha Trang, hỏi về tháp, họ đáp một cách cụt ngủn “không biết” rồi ngó ngơ. Thái độ ấy chứng tỏ rằng họ không ưa nghe tên ấy. Hoậc giả vì tên tháp gợi cảnh diệt vong của giống nòi, hoặc giả họ không phải là người theo đạo Bà La Môn mà là người theo Hồi Giáo.

Tháp Chàm bị người Chàm hờ hững!

Trái lại, phần đông người Khánh Hòa và một số đồng bào ở các tỉnh di cư đến, lại gởi trọn niềm tín ngưỡng nơi tháp, nhất là các bà các cô.

Ngày rằm và mồng một, người đến lễ bái chật trong chật ngoài.

Thời Tiền Chiến, đến ngày vía Bà (ngày 3 tháng 3 âm lịch) nhân dân địa phương tổ chức lễ cúng tế rất long trọng. Ban đêm có lệ múa bóng ở trước sân tháp.

Điệu múa Bóng là điệu múa của Chiêm Thành truyền lại.

Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đoanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẫy. Họ múa rất khéo và dẻo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn luôn ngửa nghiêng uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn không đỡ mà vẫn không hề lay không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình đỡ nâng.

Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.

Tổ chức múa Bóng do người xóm trước tháp phụ trách. Những vũ nữ phần nhiều là người trong xóm. Trường dạy múa cũng ở trong xóm. Cho nên xóm mệnh danh là Xóm Bóng thuộc làng Cù Lao.

Lệ Múa Bóng ngày vía Bà đã bỏ từ thời Bảo Đại, trước đệ nhị thế chiến.

Nhân đó có câu hát:

Ai về Xóm Bóng thăm nhà,

Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn chăng?

Thế thường tre lụn còn măng,

Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành.

Lệ Múa Bóng tuy bỏ nhưng ngày vía Bà vẫn tổ chức long trọng. Người đến dâng hương xin xăm chật trong chật ngoài.

Nhưng không tưng bừng rộn rịp bằng đêm Giao Thừa.

Đêm Giao Thừa ở Tháp Bà có thể gọi là kỳ thú.

Khách du quan muốn thưởng thức thú vị cho đầy đủ thì đêm tất niên phải dưỡng sức để lúc đồng hồ điểm 12 giờ thì đi bộ sang Tháp.

Phải đi bộ mới tận hưởng được những gì đáng hưởng khi trời đất nước vào xuân. Khí trời đương lạnh tự nhiên thấy ấm, một khí ấm đặc biệt, dìu dịu thưng thưng, trong trong lại mát mát. Lại phảng phất một mùi hương thanh thanh: hương trầm, hương kỳ nam từ rừng sâu đưa đến, hay hương nhang hương hoa từ trong nhà trong chùa bay ra? Tắm mình trong bầu không khí yên lặng, vừa ấm, vừa mát, vừa trong vừa thơm, du khách cảm thấy tâm cũng như thân tự nhiên thanh thảnh nhẹ. Bao nhiêu hận thù, bao nhiêu phiền não đều tan sạch. Cõi lòng từ từ mở rộng để đón phút linh thiêng liêng mới bắt đầu.

Cảnh cũng như người đều giũ sạch những bợn trần của năm cũ. Núi non trông biếc thêm, sông biển trông trong thêm. Và những chòm cây muồng hòe ở hai bên đường, những khóm lau khóm dứa ở nơi bãi vắng, đầy đặc cả đom đóm.

Có thể nói rằng đom đóm ngự trị cả nước non.

Và cũng có thể bảo rằng bao nhiêu sao trên trời đều sa xuống đọng nơi cây cối.

Ánh vàng làm chúa tể thay bóng tối đêm ba mươi. Nhìn trước ánh vàng. Ngoảnh sau: ánh vàng. Trông sang tả: ánh vàng. Ngó sang hữu: ánh vàng. Từ cầu Hà Ra qua đến Xóm Bóng, du khách có cảm giác đi ngang qua một rừng sao.

Nhưng rừng sao ở đây không đứng yên mà luôn luôn cử động. Hễ vùng nầy sáng thì vùng kia tắt, vùng nầy tắt thì vùng kia liền sáng. Cứ sáng, tắt, tắt, sáng… luân phiên, liên tục, không mau, không chậm, đều đặn, nhịp nhàng.

Quanh đồi Cù Lao và trên những lùm cây ở mé sông cạnh tháp, cũng đầy cả đom đóm. Ánh vàng cũng rực rỡ, chấp chới lung linh. Và trên tầng ánh sáng khi khuất khi hừng, bốn ngọn tháp nửa quyến cây xanh nổi bật lên nền trời cao, uy nghiêm nhưng hiền hậu.

Những ngọn đèn lồng ngũ sắc giăng trên cành cây, những ngọn huyền đăng treo trước sân tháp, chập chờn trong bóng lá, rọi vào cảnh vật, chỗ tỏ chỗ mờ, nơi thưa nơi nhặt, vui vẻ nhưng rụt rè, như cô gái quê mặc áo mới ra chào khách.

Từ dưới chân đồi lên đến sân tháp, người đông như kiến, chen chúc nhau, nối tiếp nhau. Người tuy đông, nhưng không ồn ào lộn xộn. Phần nhiều các bà các cô, dường như lắng lòng mình lại, để lúc dạo vườn hái lộc, vào tháp xin xăm, dễ cùng thần linh giao cảm.

Trong tháp chật ních người lễ bái. Hương tỏa mịt mù làm mờ cả hàng trăm cây đèn sáp cháy cao ngọn. Những luồng khói thơm tuôn ra cửa, ra nơi lỗ trống trên đỉnh tháp, ngạt ngào trong gió và lưởng vưởng trên đầu cây cao như những làn sương mỏng. Những tiếng chuông tiếng trống trong tháp bay ra, không rền vang như tiếng trống chùa miễu, tiếng chuông nhà thờ, mà vì vách tháp dày, cửa tháp hẹp, nghe mơ hồ phảng phất như có như không.

Những người vào tháp, phần hơi nóng của đèn hương, phần hơi thở của xương thịt, không thể nào ở lâu được năm mười phút, nếu không có lòng thành kính hộ trì. Riêng những người râm đi bẻ những cành xanh tươi quanh tháp là vui vẻ thảnh thơi. Đàn ông đàn bà, con trai con gái, ai nấy đều hớn hở tươi cười. Nhưng không một tiếng ồn, không một bước mạnh. Đi qua mặt nhau, êm đềm lặng lẽ như bóng mây qua.

Quang cảnh thật là huyền mơ! Và bầu không khí thiêng liêng bao trùm cả cảnh vật.

Đứng trước cảnh có thể gọi là thần tiên ấy, con người dường như trở nên thuần hậu, khoan hòa. Cho nên từ trước đến nay, chưa hề xảy ra những chuyện không tốt lành mà những nơi đông người thường hay có. Và vì lòng người đã dẹp bớt được tham sân si để hòa mình với cảnh, nên lá xăm, nắm lộc buổi đầu năm rất linh nghiệm. Do đó, lòng tín ngưỡng bà Thiên Y A Na gia tăng. Và việc “đi Tháp Bà” đêm giao thừa đã thành một cái lệ. Thời Tiền Chiến đã đông, thời Hậu Chiến còn đông gấp bội.

Riêng tiếc, hiện nay xe ô tô, mô tô quá nhiều, nên trên con đường từ Nha Trang sang Xóm Bóng không được yên tịnh như trước. Thời Tiền Chiến, những người giàu có qua tháp chỉ dùng xe tay hoặc xe đạp. Cho nên lòng người có thể giữ được thanh tịnh ngay trong lúc xuống đường.

Và cũng rất tiếc lúc nầy đom đóm không sanh sản được nhiều. Không biết vì thời tiết thay đổi, hay vì bột DDT, thuộc diệt trừ sốt rét… đã làm cho giống vật có thứ lửa không nóng, có tấm lòng cẩm tú kia bị tiêu diệt lần lần?

Tuy vậy tiếng ồn ào của xe cộ chỉ làm rộn một khoảng đường đi, chớ không thể phá nổi cảnh thanh tịnh của đêm khuya, vẻ u huyền chung quanh tháp. Và những ánh đèn nê-ông trong sương mờ, trên mặt sóng sông sóng biển, lung linh phiếu diếu, cũng tạo nên cảnh sắc đầy mộng đầy thơ.

Cho nên, nay cũng như xưa cảnh giao thừa ở Tháp Bà vẫn đông đúc. Những người không thích hái lộc, không thích xin xăm, cũng vui vẻ đến tháp để thưởng thức cảnh trời đất vừa đổi mới. Sanh ý của kiền khôn dường như phát xuất nơi đây. Đường như chỉ nơi đây mới thấy rõ vẻ trinh nguyên của tạo hóa, mới thấy rõ sắc tướng của giao thừa.

B

Nhưng cảnh thú của giao thừa nơi Tháp Bà chỉ dành riêng cho những người ở gần tháp, và những người ở gần tháp mỗi nằm chỉ được hưởng một lần.

Chung cho mọi người, và lúc nào cũng thưởng thức được là bản thân của tháp và phong cảnh chung quanh.

Cách xây tháp Poh Nagar, không khác các tháp khác ở Bình Định, Phan Rang. Cách bài trí cũng tương tợ. Nơi tháp thờ thần Poh Nagar, ngoài thần tượng trong tháp ra, nơi khung cửa bằng đá xanh nguyên khối ở trước tháp, một bức tường chạm nổi rất linh động. Đó là tượng thần Civa, thần bốn tay, một chân đạp trên đầu một con thú dị hình, một chân đương nhảy múa giữa hai nhạc công thổi địch. Hình chạm, nhưng nhìn vào, chúng ta có cảm giác là mềm dẻo như người vũ nữ bằng da thịt. Những hình tượng nơi các tháp khác nét đẽo gọt chạm trổ có phần thô phác chớ không được tinh vi bằng hình tượng nơi tháp thờ Pho Nagar.

Nhìn qua cách thức xây tháp, nét chạm khắc các tượng đá, chúng ta có thể đoán biết được trình độ nghệ thuật của Chiêm Thành.

Còn phong cảnh quanh tháp, ngoài cảnh đẹp của biển khơi, của sông dài, của những ngọn núi ngọn đồi lúp xúp. Còn những cụm đá ở nơi cửa sông Cù trông cũng rất vui mắt.

Có hai cụm nằm gần nhau. Chu vi chừng 100 thước vuông, và cao từ mặt nước trở lên chừng vài ba thước. Trên một tảng đá to lớn nhất có một ngôi miếu nhỏ đứng cạnh một cây gòn khẳng khiu. Trông như một hòn non bộ ở giữa một bể cạn trong vườn cảnh.

Đó là Hòn Đá Chữ gọi tắt là Hòn Chữ.

Gọi như thế vì trên đá có chữ, một lối chữ hình như những con nòng nọc nối đuôi nhau. Cổ nhân gọi là Khoa Đẩu tự. Lối chữ này giống như lối trùng văn khắc ở các nơi bia, nơi cửa tháp Thiên Y. Có lẽ là một lối chữ cổ Chiêm Thành, người Chàm đọc không được, người Ấn Độ đọc không được, đến những người thông thao cổ tự thế giới, như các nhà khảo cổ Âu Mỹ đã từng đến Nha Trang, đọc cũng không được.

Những chữ ấy chắc là của vua quan Chiêm Thành ngày xưa đã khắc với một mục đích gì đó, chớ không phải của du khách cao hứng chơi ngông. Nhưng vì không đọc được nên không biết ý nghĩa như sao.

Dấu chữ bị sóng gió mài mòn. Hiện nay chỉ còn trông lờ mờ trên một vài tảng.

Nguyên lai của mấy cụm đá có nhiều thuyết:

Kẻ thì bảo là “trời sanh”.

Các nhà khảo cổ ngờ rằng từ trên tháp Thiên Y A Na lăn xuống.

Nhưng người địa phương tin rằng đó là những tảng đá đã đánh đắm những chiếc thuyền của bộ hạ Thái Tử Bắc Hải. Người xưa đã chạm chữ vào để làm bia cho những kẻ ý thế cậy mạnh biết mà sửa mình.

Cảnh trí trông cũng khả ái lắm.

Đứng trên đá nhìn ra bốn mặt, thì phía Đông nước xanh lần mây trắng, hữu hạn nhưng vô cùng; phía Tây con sông Nha Trang như tấm lụa giợn thủy ba, chạy dài ở giữa hai bờ non xanh bãi lục, với cầu Xóm Bóng “vắt vẻo qua sông”; phía Bắc núi non bàn khúc, màu xanh điểm màu đỏ màu trắng của những dãy nhà Dòng, của những ngọn tháp Bà của nhà cửa làn Cù Lao, và cầu Bến Cá với những ghe thuyền đông đúc; phía Nam thành phố Nha Trang ẩn hiện trong bóng cây xanh.

Quang cảnh ấy, tuy đã trông thấy khi đứng trên Tháp Bà nhìn xuống. Nhưng vị trí thay đổi, cảnh sắc cũng thay đổi rất nhiều. Một giai nhân trông ở sau lưng đâu có giống khi trông ở trước mặt hay khi trông ở bên hữu bên tả.

Và nếu đứng trên Tháp Bà nhìn xuống, người giàu tưởng tượng có thể tưởng mình đương đứng tại Ba Lăng mà nhìn cảnh Động Đình: Hòn Chữ biến thành cảnh “thần tiên bất khả tiếp” có trăm ngàn cung điện bằng vàng, muôn vàn Ngọc nữ ẩn náu, và khách vãng cảnh khoan khoái để mặc cho “tâm tùy hồ thủy cọng du du” (10)

Thời thái bình, khách văn chương thường tổ chức những cuộc ngâm vịnh nơi Hòn Chữ, và họ cũng thường mượn Hòn Chữ để gởi gắm tâm tình:

Ai về Xóm Bóng, Hà Ra,

Đi ngang Hòn Chữ cho ta nhắn lời:

Nhắn ai nuôi chí vá trời,

Lòng trung tạc đá muôn đời còn bia.

II

Anh đứng Nha Trang

Trông sang Xóm Bóng,

Sáng trăng lờ mờ lượn sóng lăn tăn.

Gần nhau chưa kịp nói năng,

Bây giờ sông cách biển ngăn ngại ngùng!

Biển sâu con cá vẫy vùng,

Sông sâu khôn dễ mượn lòng đưa thư!

Anh nguyền cùng em:

Bao giờ Hòn Chữ bể tư,

Biển Nha Trang cạn nước,

Anh mới từ duyên em.

*          *

*

III

A

Từ Tháp Bà theo mé sông, chân núi đi lên chừng một cây số, hoặc từ cầu xe lửa Ngọc Hội đi xuống chừng bốn năm trăm thước, du khách trông thấy bên bắc ngạn sông Nha Trang, sát chân núi, dưới bóng cây, một cụm đá xanh hòn hòn to lớn chồng chất lên nhau, đồ sộ vững vàng, chắn ngang con đường lên xuống.

Trong cụm đá có một hang đá tục gọi là:

HANG ÔNG BƯỞI

Tại sao có tên như thế?

Tại vì buổi đầu nhà Nguyễn Trung hưng, có một nhà sư đến tu nơi hang, quê quán nơi đâu, danh tánh là gì, không một ai biết rõ. Nhân thấy quanh năm chỉ ăn bưởi thay cơm, nên gọi là Ông Bưởi.

Truyền rằng:

Ông Bưởi đến hang ở với một con hổ mun và một con vượn trắng. Cách tu hành khác hẳn với các sư sãi nơi chùa chiền. Không kệ không kinh, không mõ chuông, không tràng hạt, mai chiều ngồi im lìm trên đá tham thiền. Con vượn đứng hầu bên cạnh, con hổ nằm canh trước miệng hang.

Mỗi ngày nhà sư chỉ thọ trai vào đúng ngọ. Thức ăn là một tép bưởi do con vượn trắng cúng dường.

Thường thường ít ra khỏi hang. Thỉnh thoảng có vân du thì cỡi hổ mà đi, nhẹ nhàng như mây gió.

Ban đêm trong hang tỏa sáng, xa trông gió mát như ánh trăng. Người thì cho rằng Ông Bưởi tu hành đắc đạo, nên thân phát hào quang. Nhiều người lại quả quyết cho rằng hào quang kia là do bộ nút bằng dạ minh châu nơi áo cà sa của Ông Bưởi phát hiện. Ai cũg cho mình đúng nhưng sợ cọp, không ai dám đến tìm sự thật nơi hang.

Nghe đồn ông Bưởi có dạ minh châu, một bọn côn đò quyết tâm chiếm đoạt. Một hôm chúng rình thấy hổ và vượn vào rừng hái trái, bèn kéo nhau vào hang. Hang đá trống không và thân ông Bưởi chỉ choàng một tấm vải nâu không đường may cũng không thấy nút. Thấy ông Bưởi ngồi như một pho tượng, gọi không đáp hỏi không thưa, một tên lấy tay thọc lét. Nhưng tay vừa để vào nách thì vội thụt ra ngay, vì lạnh rợn mình như rờ vào thây người chết. Tên thứ hai lấy chân đạp mạnh: thân nhà sư vẫn ngồi trơ. Cả bọn xúm nhau xô, nhưng ráng đã hết sức, vẫn không xê dịch được mảy may. Một tên nổi khùng, rút dao đâm mạnh vào bắp vế. Lưỡi dao lút quá nửa, nhưng ông bưởi dường như không biết không hay. Chúng vừa muốn giở thêm trò, nhưng con dao găm vụt bắn ra, cắm sâu vào vách đá. Đồng thời một vòi máu nóng từ nơi vết thương phun mạnh vào mặt bọn bất lương. Chúng thất đảm xô lấn nhau chạy mất. Từ ấy không ai dám đến gần hang.

Ông Bưởi ở tu nơi hang ngót chín mười năm trời. Những khi dân trong hạt bị cơ cẩn hoặc bị bệnh thiên thời, ông Bưởi thường đem gạo, thuốc đặt nơi ngã ba đường để cứu trợ.

Vì vậy nhân dân địa phương xem ông Bưởi như vị Phật sống. Nhnwg vì không dám đến gần, nên nhiều người buổi mai buổi chiều, đốt hương vọng về hang mà đảnh lễ.

Quan cai trị nghi rằng ông Bưởi có tà thuật. Lại thấy đồng bào mỗi ngày mỗi thêm sùng bái, sợ lâu sanh biến, nên ra lệnh trục xuất khỏi địa phương. Nhưng lệnh không được thi hành, quan liền kéo quân đến vây bắt.

Quân lính đến gần miệng hang, thì hổ gầm như sấm dậy, vượn hú lên nghe rợn mình, không ai có gan bước tới. Một tên lính già thiết kế:

– Dùng hỏa công.

Thế là củi chất quanh hang. Rồi lửa bừng cháy rật rật. Ai cũng tưởng ông Bưởi cung vượn hổ phải chết thui. Kẻ gian ác lấy làm thỏa lòng. Người lương thiện sụt sùi khóc. Không ngờ ngọn lửa đang lên cao ngất, bỗng rẽ làm hai: ông Bưởi cỡi hổ, dắt vượn, từ trong hang núi ung dung đi ra, rồi vụt chạy thẳng lên núi. Mây bay gió cuốn, chỉ trong khoảnh khắc đi mất tăm.

Không ai biết ông Bưởi đi đâu.

Và từ ấy hang bỏ vắng.

Hang ông Bưởi – cũng thường gọi là động ông Bưởi, hay chùa ông Bưởi – không vĩ đại, cũng không kỳ mỹ, như động Hương Tích, động Huyền Không.

Hai chỉ cao rộng vừa một người đi thẳng lưng, và chạy dài chừng mười lăm hai mươi bước. Nền có phần bằng phẳng, nhưng vách hô hê hốc hỉu, chỗ lõm chỗ lồi, chớ không trơn liền và ngay ngắn. Và mái là một tảng đá rộng lớn phẳng phiu, nằm ngang trên vách đá.

Miệng hang trở về hướng Đông.

Lòng hang mát mẻ và sáng sủa, vì cửa hang rộng và đầu hang phía Tây có kẻ hở để lách mình ra vô.

Cảnh tuy không lấy gì làm đẹp mắt, song nếu đến hang nhằm trưa mùa hạ và chơi cho đến chiều tối, thì hưởng được nhiều thú vị thanh tao.

Ở ngoài trời thì nắng chang chang, mà trong hang không hề có chút nóng, lúc nào cũng có gió biển thổi lồng, nhưng chỉ hiu hiu vừa đủ mát.

Tứ bề im lặng, không một tiếng khuyển, không một bóng người. Tiếng chim trên non, từ xa đưa lại, trong nơi thanh vắng, giọng nhẹ cao vút và trong veo. Thỉnh thoảng mùi hoa rừng bay theo gió, có đó rồi liền không.

Rồi khi mặt trời đã về non, leo lên nóc hang mà thưởng cảnh.

Nóc hang, đúng hơn nên gọi là mái hang, là một sân đá vừa bằng vừa rộng, giống như cái sân thượng một nhà lầu. Trước mặt, sông Nha Trang như con bạch long uốn khúc; và cồn dừa bãi cỏ nối liền những đám cây với nhà cửa ẩn hiện, thành một bức tường màu xanh mở rộng điểm thêm những nét xám nét đỏ rung rinh vì những làn khói nhẹ bay qua. Và cửa biển Nha Trang ở phía Đông phản chiếu ánh trời hôm, sáng trưng như một hồ thủy ngân vĩ đại.

Khí trời đã nhá nhem tối, sóc và kỳ nhông kéo ra từng bầy. Nhiều con lớn bằng cổ vế. Trông thấy bóng người, ban đầu sợ chạy trốn, nhưng rồi thấy người không có ác ý, chúng kéo nhau trở lại, ra sân đá nhảy giỡn tự nhiên.

Nếu trời có trăng thì có thể ở chơi cho đến khuya để thưởng thức cảnh “yên lung hàn thủy nguyệt lung sa” trong thơ Đường thể hiện.

Năm Kỷ Mão (1939), vào khoảng thượng tuần tháng 5, một nhà thơ đến viếng hang ông Bưởi có để lại một luật rằng:

Vách đá cheo leo chắn bợn trần,

Tình riêng với cảnh với giai nhân,

Gió lồng cửa động không trời hạ,

Trăng vẽ mày ai sắc nước xuân.

Đạo hạnh xưa thầy riêng một cõi.

Phong lưu nay tớ vẹn mười phân.

Nhắn cùng anh chị yêu non nước,

Đây của mình đây chớ ngại ngần.

Gần đây, không biết vì mến danh ông Bưởi hay muốn mượn danh ông Bưởi để quyến rũ khách thập phương, một am thờ Phật dựng trước cửa hang, khiến cảnh thiên nhiên bị giảm sắc đi nhiều lắm!

Do đó, Trường Xuyên có mấy vần cảm tác:

Mây qua ráng lại chẳng ngăn ngừa,

Mượn cửa am rào nẻo đón đưa!

Sắc gấm dẫu lồng thơ vách đá,

Bụi đời e nhiễm gió ban trưa.

Thăm thầy viếng cảnh chi thêm bận,

Tránh nắng than sương nghĩ cũng thừa!

Đành gởi nhớ thương chương ký ức,

Nghìn sau khỏi nhạt mối tình xưa.

B

Cách hang Ông Bưởi chừng bảy, tám cây số về phía Bắc, tại ấp Lương Sơn, quận Vĩnh Xương, còn một hang đá nữa, phong cảnh cũng đáng yêu. Đó là:

HANG ÔNG GIÀ

Hang nằm phái Nam Bãi Miếu trên gành đá Bàn Than.

Hang ăn sâu vào gành. Miệng rộng chừng 5, 6 thước. Từ ngoài vào trong dài trên 10 thước. Một nửa ngập dưới nước. Xuồng có thể ra vào dễ dàng.

Nơi vách cuối hang có một hóc nhỏ, sâu chừng hai thước. Rong rêu mọc tua tủa. Đứng ngoài miệng hang trông vào, giống như hình một ông già râu dài đứng bên cạnh một đứa cháu gái bỏ tóc xõa.

Hang do đó mà mệnh danh.

Cảnh trong hang trông đã kỳ. Cảnh ngoài hang nhìn cũng rất thú.

Hang ngó xuống vịnh Nha Phu. Phía Bắc có núi Phước Hà, phía Nam có núi Rù Rỳ, làm hai cánh cửa che gió. Mặt nước bị thu hẹp không làm cho mắt chơi vơi giữa cảnh mênh mông bát ngát của thương hải.

Gành Bàn Than, đá mọc lởm chởm, chỗ thấp chỗ cao, nơi lồi nơi thủng, chạy từ Lương Sơn đến Rù Rỳ. Chân, sóng vãi trắng chầm chậm.

Gành và bãi nhờ hang mà được khách du quan ghé mắt. Nhưng nếu không gành không bãi thì hang không đủ sức cầm chân khách được lâu.

Cho nên phải có ba mới đủ bộ vậy.

*

Những đặc điểm vè Ma và về Mưa của Ðồng Lớn Ðồng Cọ, cùng những đặc điểm của một số núi Ninh Hòa, Vạn Ninh, hợp thành một bài vè ý vị:

Mây Hòn Hèo
Heo Ðất Ðỏ
Mưa Ðồng Cọ
Gió Tu Hoa
Cọp Ổ Gà
Ma Ðồng Lớn.

Nhờ bài vè mà tên tuổi các hòn núi kia được truyền sâu và truyền xa hơn cả các danh sơn được liệt vào từ điển thời phong kiến.

Trong vùng núi thuộc quận Cam Lâm, có một ngọn cao trên dưới 1.500 thước, nhưng không mang tên Thượng như các ngọn núi cao khác ở chung quanh. Ðó là Hòn Bà (20)

HÒN BÀ

Tên chữ là Bích Sơn tức Núi Vách.

Ðó là do hình thể của núi mà đặt tên. Vì Hòn Bà là vị “nữ vương” trong đám quần sơn của vùng. Ðám quần sơn này lại nối kết thành một bức trường thành bàng bàng khúc khúc, chạy từ Bắc vào Nam. Hòn Bà đứng chính giữa, nổi bật lên trên tất cả các ngọn núi cao, trên đỉnh thường thường có mây hoặc mù bao trắng.

Bích Sơn là tên cả dãy núi mà Hòn Bà là đại biểu. Còn Hòn Bà là tên của người địa phương đặt ra do lòng tín ngưỡng.

Ở Ninh Hòa cũng có Hòn Bà. Nhưng núi Ninh Hòa gọi là Hòn Bà là vì trên núi có miếu thờ bà Thiên Y A Na. Còn ở Cam Lâm gọi là Hòn Bà là vì đó lành cung của bà Thiên Y vậy. Truyền rằng mỗi lần Bà giá lâm thì thấy một đạo hào quang dài như một cây lụa xổ bay xuống núi, rồi nghe ba tiếng sấm nổ vang rừng. Nhiều khi không thấy ánh sáng đáp xuống núi. Cũng không nghe tiếng sấm dậy, nhưng từ trong núi lại có ánh hào quang phát ra chói sáng hàng trăm dặm. Những lúc ấy biết rằng có Bà ngự nơi núi, người địa phương đốt hương đốt trầm làm lễ. Ngự giá thường qua lại những đêm trong gió mát.

Tiếng đồn như thế, nhưng từ đệ nhất thế chiến (1914 – 1918) trở về nước, không một người Trung Châu nào dám lên đến Hòn Bà để thưởng ngoạn và tìm cho biết thực hư. Bởi vì không có đường đi. Núi lại nhiều đá, lớp chồng chất lên nhau, lớp đứng sừng sững như vách, thêm cây cối rậm rạp, thú dữ đầy rừng. Xét thấy không có lợi gì cho bản thân, ai dại gì mà dấn thân vào nơi nguy hiểm.

Mãi năm 1914, vì cần nơi thí nghiệm giống quinquina, Bác sĩ Yersin và nhà vạn vật họcKrempf mới tìm cách lên đến tột đỉnh.

Sau khi nhận thấy Hòn Bà thích hợp với giống quinquina (chỉ sống trên núi cao trên dưới 1.500 thước ở miền nhiệt đới), Bác sĩ bèn mở trại mở vườn thí nghiệm. Ngoài ra Bác sĩ lại còn đặt một phòng xem thiên văn và một trạm vô tuyến điện. Tất cả đều ở trên đầu núi cao trên dưới 1.500 thước so với mặt biển.

Lúc bấy giờ Hòn Bà hoàn toàn chìm sâu trong sương khói trong đá cây. Chỉ cách Nha Trang 50 cây số, cách sở Suối Dầu 30 cây số, nhưng đường liên lạc thật là thiên nan vạn nan. Ðể lên xuống được phần dễ dàng, Bác sĩ lo trổ một con đường nhỏ từ Suối Dầu đến chân núi, và từ chân núi lên tới đỉnh. Nhờ Giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học (Académie des Sciences) đã cấp đúng lúc và sức ủng hộ của người Thượng địa phương, Bác sĩ đã hoàn thành công tác trong năm 1917(21)

Sau đó Chánh phủ Pháp mưói mở rộng khúc đường từ Suối Dầu đến chân Hòn Bà. Xe ô tô qua lịa được dễ dàng (nay là hương lộ số 4). Từ ấy người đến viếng Hòn Bà mỗi ngày mỗi thêm đông.

Nhưng đến chân Hòn Bà rồi còn phải leo bộ ngót sáu giờ đồng hồ nữa mới tới đỉnh. Ðường đi vất vả. Song đến nơi rồi thì thân tâm tự nhiên thấy khoan khoái. Vì khí hậu trong mát không kém Ðà Lạt, phong cảnh lại thanh lệ thâm u.

Không một mảy may trần cấu. Nóng không quá 26 độ. Lạnh không dưới sáu độ rưỡi.

Mưa rất thường. Cho nên cây cao rừng rậm. Phần nhiều là sồi (chêne), phong (érable) và tô hạp (liquidambar). Chỉ có một số ít tòng và bá. Nhưng cây nào cũng cao lớn hơn mọi thứ cây chung quanh. Và cây nào thân cũng nổi u nổi gân, cành cũng rắn rỏi khúc khuỷu. Hình thù trông rất cổ quái. Những bức tranh lão tùng của người đời Tống nhìn không khoái mục khoái tâm bằng. Chen cung đám cổ thụ, đá là đá! Lớp to lớp nhỏ, lớp đứng lớp nằm, chồng chất, ngổn ngang. Và tảng nào cũng đóng rêu xanh rêu xám.

Trên cành cây cổ thụ, phong lan bám đầy. Trong các khoảnh vườn ương và chung quanh trại của Bác sĩ Yersin, hoa hường cùng dâu tây (fraisier) trồng từng luống từng đám. Mùa xuân mùa hạ, lan nở hường nở, trăm hình nghìn sắc. Và mùi hoa theo gió trộn cùng mùi hương tô hạp, bay ngào ngạt khắp rừng sâu.

Tuy cây đá rậm rạp, Hòn Bà không có thú lớn. Voi, cọp, beo… không hề thấy bóng. Heo rừng chỉ đi ngang qua chớ không mấy khi dừng bước. Nai và sóc ở các thung lũng chung quanh rất nhiều, nhưng không mấy khi lui tới Hòn Bà. Ruồi mòng, sâu bọ cũng không có. Thêm một điểm nữa: Miền rừng núi Cam Ranh là những nơi “bào chế bệnh sốt rét” của tỉnh Khánh Hòa, nhưng ở Hòn Bà muỗi rất ít và tuyệt nhiên không có giống anophèle.

Trái lại Hòn Bà có rất nhiều chim và khỉ.

Thường thường trong rừng già chim chóc ít tụ tập. Nhưng ở đây nhiều phi thường! Nhiều đến nỗi có thể tin rằng số chim chỉ em số lá! Nhiều giống chim lạ không hề thấy nơi bình nguyên. Lại đủ cỡ đủ màu. Lớn nhất bằng bắp vế, nhỏ nhất bằng ngón tay cái, ngón tay út. Con thì xanh, con thì vàng, con thì xám, con thì nâu, con thì trắng tuyết, con thì rằn ri…, con thì như trái ớt chín, con thì như lá chuối non… Bay nhảy suốt ngày, tiếng kêu tiếng hót khắp nơi. Những con chim tí hon len lỏi trong những khóm hoa hường, trong những cụm phong lan, để tìm sâu, hút mật… thái độ hiền lành nhưng nhí nhảnh, trông hết sức dễ thương. Chim lớn phần nhiều không tích hoa bằng thích trái. Những dám dâu tây được chúng chiếu cố hết sức. Mùa trái chín chủ nhân ítkhi được hưởng thỏa thuê. Hột theo mỏ, theo phân của chúng, gieo vãi khắp nơi. Và nhờ thổ nghi, không cần săn sóc bón tưới, tới đâu cũng mọc dễ dàng và sanh hoa kết trái rất thạnh.

Còn khỉ thì từng đoàn từng đội! Mỗi buổi sáng, hễ mặt trời hé bóng là chúng thức dậy. Tiếng kêu chí chóe vang dội cả rừng. Rồi kéo nhau đi tìm miếng ăn. Ðến chiều kéo về, lố nhố lao nhao khắp cả cành cao cành thấp.

Cho nên cảnh Hòn Bà không đến nỗi cô liêu. Ðứng ở nơi sở thí nghiệm của Bác sĩ Yersin trông ra bốn mặt thì vọng cảnh bao la:

Phía đông, trên mặt biển màu thủy ngân, chân trời chạy dài từ mũi Varella đến mũi Padaran. Những ngọn núi ở phía Nam ở phía Bắc cùng những ngọn ở phía Ðông, tuôn lài lài màu lục xuống các thung lũng và xuống tận đồng bằng duyên hải mà hoa màu và cát trắng đã chi thành bàn cờ. Ban đêm dưới ánh trăng vằng vặc, sóng xanh của cây rừng nhịp nhàng theo sóng bạc của nước biển, mông lung phiếu diếu, trông nửa thực nửa hư.

Và tiết mùa thu mùa đông, nhiều khi vùng núi Cam Lâm chìm ngập trong biển mây trắng, chỉ có đỉnh Hòn Bà và đôi ba đỉnh nữa nổi lên trên mặt sóng chờn vờn(22).

Phong quang tuyệt mỹ.

Nhưng Hòn Bà được nổi danh không phải vì cảnh trí, vì khí hậu, vì sự nghiệp của Bác sĩ yersin, mà chính vì tương truyền bà Thiên Y A Na thường tới lui vậy.

Khánh Hòa còn nhiều ngọn núi có lắm kỳ nham quái thạch, lắm u cốc thanh tuyền… nhưng vì ở những nơi hẻo lánh xa xôi, khó nỗi tới lui thăm viếng, nên danh bị mai một, đời không nhắc nhở đến mà sách vở cũng không.

Duy có một dãy nằm trong nơi đô hội, đồng bào Nha Trang, Trường Ðông, Trường Tây ngày nào cũng ghé mắt, khách du lịch thường in gót chân, nhưng không mấy ai biết tên. Kẻ thì kêu núi Chụt, người thì kêu là núi Cầu Ðá, Cửa Bé.

Ðó là dãy núi chạy sát biển, từ Trường Ðông đến Trường Tây, tức từ Cửa Bé đến Cầu Ðá.

Tên ghi trong “Sơn thế bộ” của dãy núi đó là:

CẢNH LONG SƠN

Cảnh là bờ cõi. Long là tốt thạnh.

Không hiểu cổ nhân thủ nghĩa như sao, có người hỏi cụ cử Phan Bá Vỹ là ký lục Tòa Sứ Nha Trang thời Tiền Chiến, cụ đáp:

– Có lẽ ông cha chúng ta biết trước rằng thế nào vua ta cùng các quan bảo hộ cũng đến cất dinh thự để làm nơi thừa lương, nên mới đặt tên núi như thế.

Một câu trào lộng, nhưng vẫn nói lên được một cạnh khía của Cảnh Long Sơn: Trên đầu núi về phía Cầu Ðá có lầu Bảo Ðại và nhiều dinh thự của người Pháp xây thời Pháp thuộc.

Hình núi chạy dài theo bờ biển, giống như một con rồng xanh. Cổ nhân gọi là “Thanh Long hý thủy” (Rồng xanh giỡn nước).

Một con đường từ Nha Trang chạy xuống Chụt rồi chạy qua Cầu Ðá, cắt “đầu rồng” ra khỏi “mình rồng”. Ðầu rồng ở phía Cầu Ðá là nơi có dinh thự khang trang dành riêng cho các nhà quyền quý, thời Cộng Hòa cũng như thời Thực dân phong kiến… mình rồng từ Chụt Cầu Ðá chạy đến Cửa Bé là của chung của hai làng Trường Ðông và Trường Tây.

Tiếp theo con đường Nha Trang Cầu Ðá, một con đường piste chạy vòng theo sườn phía Ðông cho đến Cửa Bé, rồi từ Cửa Bé chạy vòng lên sườn phía Tây để xuống đất bằng trở về Chụt. Con đường này có thể gọi là “đường vòng Mỹ Cảnh”. Ngoạn mục nhất là đoạn đường chạy phía biển. Nằm trên lưng chừng núi, đường khi lên khi xuống, uốn éo quanh co, như một con rắn bò quanh hòn non bộ. Trên cao là cây đá, dáng nghèo nàn nhưng tình thắm đượm, đối với anh chị em bình dân cũng như hàng trưởng giả, luôn luôn niềm nở tươi cười. Ngó xuống thấp thì biển xanh lặc lìa, với những cù lao chân trổ sóng bạc, với những cánh buồm, những bầy én phơi phới nhẹ nhàng, với ngọn gió không bợn trần hiêu và chỉ thổi vừa đủ mát. Phong cảnh tuy chưa phải là tiên song cũng có thể làm vơi bớt nỗi phiền nơi lòng người bị đảo điên vì danh lợi.

Khi nước nhà bình trị, nếu những dinh thự nguy nga tráng lệ phía Cầu Ðá mở rộng cửa đón khách bốn phương, không phân biệt giai cấp, thì núi Cảnh Long nhất định sẽ trở thạnh vượng bậc nhất, bậc nhì ở miền duyên hải Trung phần như tên đã báo trước.

Quận Diên Khánh, ngoài những ngọn núi cao trên nghìn thước (đã dẫn ở đoạn trên), còn mấy ngọn thấp rất nổi danh.

Trước hết là hòn:

NÚI CHÚA

Núi nằm trong địa phận thôn Ðại Ðiền Trung, phía Bắc thành Diên Khánh.

Ngày xưa gọi là núi Ðại An.

Tên chữ là Qua Sơn tức núi Dưa.

Tục gọi là Núi Chúa.

Truyền rằng nơi núi Ðại An xưa kia có vườn dưa của vợ chồng ông tiều mà bà Thiên Y A Na tục gọi là bà Chúa Ngọc, giáng trần và hiển thánh(14).

Tên Qua Sơn, Núi Chúa do đó mà ra.

Còn Ðại An là tên làng cũ của Ðại Ðiền. Cổ nhân mượn tên làng gọi núi vậy.

Xưa nay tên Núi Chúa thông dụng nhất.

Núi chúa là một thổ sơn, cao 284 thước. Dáng tròn tròn. Cây cối thưa thớt.

Phía trước là đồng bằng. Phía sau, chạy dài từ Tây xuống Ðông, một dãy núi đá cao và rậm.

Xa trông như một nấm mộ đất chôn dưới chân hàng rào duối trong một khoảnh vườn hoang.

Trên đỉnh có miếu thờ bà Thiên Y A Na.

Miếu ngói. Quy mô không được rộng lớn. Cách thờ phụng cũng không được trang hoàng. Không xứng với một vị thần thượng đẳng mà các quan Tỉnh lỵ Khánh Hòa một khi đến để lạy đều phải sang bái yết.

Trước miếu, cách một sân rộng, có hai cây mã tiền, tức là cây cổ chi, sống lâu đời, thân cao tàn cả. Dưới gốc cây có hai nấm mộ đất. Người ta bảo đó là mộ của hai vợ chồng ông tiều, cha mẹ nuôi bà Chúa Ngọc.

Bà Chúa Ngọc có nhiều danh hiệu.

Nơi bia cụ Phan Thanh Giản ghi là A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi.

Trong Ðại Nam Nhất Thống Chí khi ghi chép giống cụ Phan, khi thì ghi chép là Thiện Phi A Diễn Bà, khi thì chép Thiên Y A Diễn Bà, khi thì chép là Chúa Ngọc Tiên Nương (tục thường gọi là Chúa Tiên).

Trong các sắc thần do vua nhà Nguyễn phong tặng thường chép là Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi.

Ngoài đời thường gọi là Thiên Y A Na.

Nhà Nguyễn Trung hưng ngày buổi đầu đã phong tặng Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần, và các vua sau đời nào cũng có phong tặng.

Truyền rằng Núi Chúa rất linh thiêng. Thường có hào quang chiếu sáng.

Năm Tự Ðức thứ ba (1850) được ghi vào từ điển, hằng năm quan Tỉnh phải thân hành đến tế vào tháng trọng xuân. Từ ngày chế độ phong kiến bị lật đổ, lệ xuân kỳ không còn nữa. Nhưng nhân dân địa phương, vì lòng sùng thượng, vẫn không để lạnh khói hương.

Núi Chúa nếu không có bà Thiên Y A Na thì cũng bị một danh như muôn nghìn ngọn núi khác. Cổ nhân bảo:

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh,
Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh.

Nghĩa là:

Non chẳng tại cao, hễ có tiên thời nổi tiếng,
Nước chẳng tại sâu, hễ có rồng thời hóa linh.

Lời nói ấy đã được Núi Chúa chứng minh một cách hùng hồn vậy.

Thời Pháp thuộc, Trường Xuyên lên chơi Núi Chúa có lưu lại một tuyệt rằng:

Người tiên cỡi hạc đi không lại,
Non dưa vắng vẻ cảnh am tiên!
Theo thời hoa cỏ đua màu thắm
Ngậm đắng riêng đôi khóm mã tiền!

Ở Diên Khánh có hai ngọn núi hữu danh, trùng tên với hai ngọn núi ở Vạn Ninh.

Ðó là Hòn Ngang và Hòn Dữ.

Hai hòn núi Diên Khánh đối với hai hòn núi Vạn Ninh thì thấp và nhỏ thua, và danh hai hòn núi Diên Khánh chỉ phổ biến trong tỉnh. Thêm nữa hai núi Diên Khánh chỉ có tên tục chớ không có tên chữ Hoành Sơn Trấn như núi Vạn Ninh. (Hòn ở Vạn Ninh viết là Giữ tức là giữ gìn, tức là trấn. Hòn ở Diên Khánh phải viết là Dữ vì do dữ tợn dữ dằn mà ra).

*

SUỐI CÁT

Ở phía tây Núi Đá Xẻ, nằm trong địa phận xã Ninh Hưng.

Từ thôn Tân Hưng đi vô Đồng Nẩy thì đến Suối Cát.

Trên bờ dưới nước toàn cát. Và cát trắng phau phau.

Hết cát đến đá. Đá mọc ngổn ngang, trên bờ có dưới nước có. Hòn to hòn nhỏ, lớp ngửa lớp nghiêng, hình trạng bất nhất.

Suối cát chảy dưới đồng bằng.

Suối đá chảy trong rừng, và chảy dọc theo triền núi, khúc quanh khúc thẳng, khi chạy dọc khi đâm ngang. Nước chảy rất mạnh, tiếng nghe rào rào như gió tạt lá rung.

Rừng sâu thăm thẳm. Cây cao rậm che khuất cả bóng mặt trời phần nhiều là cây gió. Chen cùng cây, đá hòn hòn lớn như đống rơm, kỳ hình dị dạng. Nhưng tuyệt nhiên không có gai.

Cứ theo suối đi lên mãi thì đến Ao Bà.

Ao Bà đối với Suối Cát cũng như Hồ Đá Xẻ đối với Suối Đá Xẻ. Nguồn còn ở trên núi cao, song suối lấy Ao Bà làm khởi điểm.

Ao Bà rộng chừng ba bốn sào ruộng, và sâu không biết bao nhiêu, vì chưa ai dám xuống thử. Chung quanh ao, đá nằm ngổn ngang, lớp nầy chồng lên lớp nọ, thành hồ thành hang.

Ao nằm dưới chân một ngọn thác cao, hai bên là núi.

Nước trên thác chảy xuống tiếng dội vào vách núi, nghe ầm ầm như sấm.

Nước thác chảy xuống ao, ao tràn chảy ra suối. Tứ mùa tám tiết không tiết nào khô.

Ở ngoài đi vào, nơi sườn núi phía bên hữu ao, có một tảng đá to lớn nhô ra như một mái hiên. Dưới mái hiên, một cái hang đá ăn sâu vào núi, cao rộng có thể chứa được vài ba chục người, trông như một cái nhà đá.

Nơi sườn núi phía bên tả ao, lại có một tảng đá rộng lớn và bằng phẳng như một bộ ván ngựa kê trên những gọp đá, dưới chân có nhiều hang hầm hố hốc thông thương với nhau.

Bộ phản ngựa đá nầy đối diện cùng ngôi nhà đá kia, nhưng nằm dưới thấp. Còn ngôi nhà đá thì ở nơi lưng chừng. Có thể ví nhà đá là trang thờ, còn phản đá là cái kệ để đứng làm lễ.

Cảnh tượng hùng vỹ hơn Hồ Đá Xẻ nhiều lắm.

Hồ Đá Xẻ là một vị quan văn, khoan hòa nghiêm chỉnh. Ao Bà là một vị tướng võ mạnh bạo, nóng nảy và lúc nào cũng muốn ra oai.

Cho nên đứng trước Ao Bà, lòng người có phần sợ sợ.

Ao Bà cũng như Hồ Đá Xẻ, rất linh.

Những người đi tìm trầm, vào đây đều phải dâng lễ vật cầu khẩn.

Người ta cầu bà Thiên Y A Na. Vì trầm hương, kỳ nam ở đất Khánh Hòa nầy đều là của Bà cả. Bà cho ai nấy được. Nếu Bà không cho thì dù đứng trước cây trầm cây kỳ cũng không nghe thấy mùi hương.

Truyền rằng Bà thường đến nghỉ ngơi chơi nơi ao. Do đó, mới gọi là Ao Bà.

Chung quanh ao đều là rừng sâu. Cây gió rất nhiều. Cây gió là giống cây sanh ra kỳ nam và trầm hương. Mà những nơi có nhiều trầm kỳ là những nơi có nhiều cọp. Truyền rằng một số cọp đó là những người ngậm ngải tìm trầm hóa thân sau khi ngải tan hết. Cho nên có nhiều con cọp trông thấy người, ứa nước mắt rồi bỏ đi. Nếu lấy ngải đốt xông thì cọp hiện nguyên hình người như cũ.

Nhưng đó chỉ mới “bách văn” chớ chưa mấy ai được “nhất kiến”.

Đối với Ao Bà, mặc dù phong cảnh kỳ mỹ, khách du quan ít người tới lui. Bởi vì chẳng những sợ cọp, mà còn ngại đường xa. Từ Suối Cát đến Ao Bà, phải mất ít ra cũng một ngày nếu đi theo bờ suối, và phải mất trọn một buổi nếu đi đường tắt băng qua rừng.

Cho nên biết tường tận Ao Bà chỉ có những người thợ săn, thợ rừng và những người đi tìm trầm.

Thời Tiền Chiến, vào khoảng 1935, 1936, có một tu sĩ khất thực, người Huế, từ Suối Cát đi vào rừng, ngồi nhập định bên một tảng đá cao bên bờ suối.

Khi tu sĩ vào rừng thì người địa phương trông thấy. Nhưng ai cũng tưởng tu sĩ vào ngắm cảnh rồi trở ra nên không ai lưu ý.

Cách mấy tháng sau thợ rừng đi làm súc trông thấy tu sĩ ngồi chết khô trên đá. Lý Hương và đồng bào thôn Tân Hưng được tin liền kéo vào rừng chiêm ngưỡng.

Tu sĩ ngồi kiết già, đôi mắt nhắm, trông như một tượng gỗ. Không một mùi hôi, không một con ruồi một con kiến bu đậu. Tấm vải vàng khoác tren thân, chiếc bình bát đặt bên gối, trải nắng sương mưa gió, vẫn giữ hình sắc lúc tu sĩ chưa vào rừng.

Đồng bào không dám rờ tay vào thi thể tu sĩ, mỗi người rinh một viên đá chất chung quanh thành một ngôi mộ cao rộng và kiên cố.

Từ ấy đường từ Suối Cát vào Ao Bà đã ít người đi lại càng ít thêm, vì người đời sợ quỷ thần và người chết hơn sợ cọp.

NgoDucThinh2009DaoMauVietNam


ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2)
Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt Dec 24, 2015

Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.

Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download
eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa
https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam

LeDinhPhung

ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PA
Lê Đình Phụng 2015 (Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Cập nhật: 7:22 PM GMT+7, Thứ năm, 23/07/2015

Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.

Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê  đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ.  Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:

Phần  I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần  II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguồn: Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Thien_Y_A_Na

TỪ YANG PO INÂ NÂGAR ĐẾN THIÊN YANA DIỄN NGỌC PHI: DẤU ẤN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM

Huỳnh Thiệu Phong
Nguồn: Nghiên cứu Lịch sử

Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.

Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.

Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?

Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.

*

Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.

Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.

Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.

Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.

“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.

Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.

“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].

Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.

  • Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
  • Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].

Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar  lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.

Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.

Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.

Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.

Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang được xem là danh thắng bậc nhất của vịnh Nha Trang Khánh Hòa. Theo thông tin của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa về huyền bí đền tháp Ponagar thì “Ponagar như một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, đến nay có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 cột trụ (Mandapa) mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng. Khám phá Ponagar, khám phá những huyền bí xung quanh ngọn bảo tháp tuyệt đẹp này đủ làm cho quý khách say đắm kiệt tác kiến trúc Chămpa cổ trên mảnh đất Khánh Hòa”.

Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m (so với mực nước biển), diện tích theo số liệu mới nhất 17.683,6m2, thuộc Phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố  Nha Trang khoảng 2km về phía bắc. Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với những giá trị tiêu biểu, di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1979. Quần thể di tích phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và Mandapa; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu:

1. Tháp cổng

Được người Pháp phục dựng đầu Thế kỷ XX, theo môtip kiến trúc Chăm,  bên trên có dòng chữ “Tháp Thiên Y Thánh Mẫu”. Cổng chính của Tháp Bà vốn nằm trên trục thẳng với Tháp Chính và Mandapa, nhưng đến nay cổng đó không còn. Theo khảo tả của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX vẫn còn kiến trúc Tháp cổng.

2. Khu Mandapa

Đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính. Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ). Trên thân cột lớn ở độ cao bằng cột nhỏ có một ô hình chữ nhật khoét sâu vào thân cột, có chức năng như những “lỗ mộng” trong kiến trúc gỗ. Các nhà nghiên cứu cho rằng “lỗ mộng” có chức năng là điểm đỡ cho một kết cấu xà ngang để nâng đỡ mái che ở phía trên nhưng đã đổ và hiện nay không để lại vết tích.

Trước đây, Mandapa còn có hai cột nhỏ, thấp hơn nền, ở hai bên bậc lên xuống và thẳng ra cổng tháp cũ. Cổng, Mandapa và tháp lớn ở trên tạo thành trục thẳng đông – tây. Kiến trúc Mandapa hiện nay có cùng niên đại với niên đại cuối cùng của tháp chính, khoảng thế kỷ XI – XII.

Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ nhưng đến nay vẫn chưa có một giải đáp thuyết phục.

Theo các nhà nghiên cứu, người Chăm xưa sử dụng phương pháp mài chập: Mài hai mặt viên gạch với nhau tạo ra những vết xước, bôi chất kết dính và xây từng viên một. Có giả thuyết cho rằng: Gạch ướt (gạch mộc), bôi chất kết dính (có thể là nhựa cây dầu rái, hoặc cây bời lời trộn với mật mía, tro của trấu…) và nung cả ngôi tháp, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nung của các viên gạch xây tháp khá đều nhau. Với bức tường dày (khoảng 0,5m – 2m) như vậy nếu xây xong tháp mới nung thì không thể có nhiệt độ nung đều nhau giữa các viên gạch. Chính vì vậy, cách thức xây dựng cũng như nghệ thuật xây dựng tháp Chăm đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Từ khu Mandapa lên khu đền tháp có 36 bậc cấp dốc và thẳng đứng. Tương truyền: để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, đặc biệt là đối với Nữ thần Ponagar, các tín đồ khi lên trên khu đền tháp hành lễ phải bò và giật lùi khi xuống không quay lưng về phía đền tháp để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần; Sau này để thuận tiện cho du khách, khu đền tháp có thêm lối lên xuống bằng đá phía bên tay trái.

3. Cảnh quan khu di tích

Đồi Cù Lao được dòng sông Cái bao quanh, người Chăm gọi là Yatran (tức là Sông Lau). Trên đồi có nhiều cây rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tồn tại cùng những ngọn tháp cả ngàn năm tuổi. Từ đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng thành phố Nha Trang với cửa biển Cù Huân, cầu Xóm Bóng bắc qua Sông Cái (cây cầu mang tên Xóm Bóng, nơi có điệu múa linh thiêng “múa bóng” của các vũ nữ dâng lên nữ thần Ponagar trong dịp lễ hội) và vịnh Nha Trang với những hòn đảo: đảo Yến, Hòn Tre, Hòn Nội, Hòn Ngoại …

4. Khu đền tháp

Theo thống kê của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX di tích có 6 ngôi tháp, nhưng hiện tại còn bốn ngôi đền tháp còn tương đối hoàn chỉnh so với các công trình đền tháp Chămpa còn lại ở Việt Nam: Tháp Chính (Tháp Đông Bắc), Tháp Nam, Tháp Đông Nam và Tháp Tây Bắc. Tiếng Chăm gọi các tháp là các Kalan, theo tiếng Việt có nghĩa là đền, tháp, nhưng theo tín ngưỡng của những người dân địa phương gọi đây là các dinh.

– Tháp Chính (Tháp Đông Bắc) có quy mô lớn nhất, mang đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất của ngôi tháp Chăm truyền thống. Tháp cao khoảng 23 mét, có ba phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mái tháp ba tầng thu nhỏ dần về phía trên, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên các tầng tháp được trang trí các linh vật: Ngỗng, dê, voi và các tu sĩ cầu nguyện (có người gọi là các ápsara). Trên cửa, được trang trí bằng một bức phù điêu hình lá đề: Thần Siva đang trong tư thế nhảy múa hân hoan cùng với hai nhạc công của mình (thổi sáo, đánh xập xòe), một chân dẫm lên lưng thần bò Nanđin. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chăm pa còn được lưu giữ ở Việt Nam.Tháp có bốn cửa theo bốn hướng đông – tây – nam và bắc nhưng chỉ có cửa hướng đông là được mở còn các hướng khác là ô cửa giả. Cửa hướng đông được đỡ bằng hai trụ đá, có ghi chữ Chăm cổ và chữ Sanscrit. Tháp chính thờ nữ thần Yan Po Inư Naga (người mẹ xứ sở của dân tộc Chăm); tương truyền bà sinh ra từ áng mây và bọt biển, Bà là nữ thần chủ của cả vương quốc Chăm Pa, được thờ ở xứ sở Kauthara và cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu theo tín ngưỡng thờ “Mẫu” của người Việt.

Tượng Nữ thần được tạc bằng một khối đá granit nguyên khối, trong tư thế ngồi uy nghiêm trên bệ đá hình hoa sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc ChămPa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Toàn bộ pho tượng và tấm tựa được đặt trên một bệ Yoni khá lớn bằng đá. Với bố cục: tượng thờ là Linga, bệ thờ là Yoni, đây là bộ Linga-Yoni hoàn chỉnh, là sự kết hợp giữa giống đực và giống cái, tạo nên sự sống  và là vật thể linh thiêng của dân tộc Chăm pa. Hai bên Tháp thờ hai người con của Bà (Công chúa Quý và hoàng tử Trí, theo tục thờ của người Việt).

– Tháp Nam: Thờ thần Cri Cambhu (tên gọi khác của thần Shiva), tháp cao khoảng 18m; có niên đại thế kỷ XIII. Tháp có bình đồ hình vuông, mái tháp có hình dạng giống như quả chuông úp thu nhỏ về phía trên. Đặc biệt trên đỉnh mái tháp có gắn một biểu tượng trụ tròn bằng đá, đó chính là Linga biểu tượng sức mạnh của vị thần Siva, vị thần hủy diệt để thế giới sẽ tái sinh mang lại những điều tốt đẹp đến cho con người cũng như vạn vật. Không gian thờ tự bên trong là bộ sinh thực khí Linga -Yoni. Theo tín ngưỡng của người Việt: Tháp thờ ông Nam Hải (chồng Thánh Mẫu Thiên Y A Na).

– Tháp Đông Nam: cao khoảng 7m, có mái hình thuyền. Đây có thể là kiến trúc phụ trong quần thể kiến trúc và thuộc loại muộn, khoảng thế kỷ XIII. Tháp bị xâm hại nhiều bởi yếu tố thời gian và điều kiện tự nhiên. Trong tháp có bộ Linga – Yoni bằng đá. Tháp thờ con trai thần Shiva là thần Skanda (thần chiến tranh). Người Việt gọi là Dinh Cố, thờ bố mẹ nuôi của Bà Thiên YA Na.

– Tháp Tây Bắc: Ở phía sau Tháp chính, cao khoảng 9m, có một tầng mái hình yên ngựa. Hệ thống cửa giả được điêu khắc những pho tượng bằng gạch nung: Trên ô cửa giả phía nam là hình ảnh chim thần Garuda, ô cửa giả phía bắc là hình ảnh đầu con Sư Tử, ô cửa giả phía tây là hình tượng nữ thần cưỡi voi. Trong Tháp là bộ Linga – Yoni. Tháp thờ con trai thứ hai của thần Shiva là thần Ganesa (thần đầu voi) biểu tượng của sự thông thái, may mắn và hạnh phúc. Người Việt gọi là Dinh cô cậu (thờ 2 người con của Bà Thiên Y A Na). Theo bia kí và khảo cổ học, tháp có niên đại xây dựng năm 813 song đã được trùng tu nhiều lần, nên niên đại cuối cùng từ thế kỷ XIII – XIV.

5. Bia ký

Trên Tháp còn nhiều bia ký trên các cột đá, trên gạch bằng chữ Phạn (Sanscrit) và chữ Chăm cổ, một số bia ký chưa dịch được nội dung.

Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.

Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung về dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na theo “Xứ Trầm hương” của Quách Tấn.

Tấm bia đá thứ ba do vị quan đứng đầu tỉnh Khánh Hòa khắc vào năm 1881(nội dung)

 Và tấm bia đá giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar, bằng chữ Quốc ngữ, được dựng vào năm 2010.

6. Lễ hội Tháp Bà

Diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Chăm, nên lễ hội Tháp Bà đã trở thành lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan toả cả vùng Nam Trung Bộ – Tây nguyên. Tiến trình diễn ra có sự linh thiêng của phần lễ và sự đa dạng, náo nhiệt của phần hội.

 Phần lễ: bao gồm các lễ như lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu Quốc thái Dân an, tế lễ cổ truyền…

 Phần hội: có múa Chăm truyền thống, múa Bóng (vũ nữ đội mâm hoa, quả, đèn…múa uyển chuyển theo điệu nhạc trầm bổng), chầu văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Phần hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thu hút đông đảo người Việt, người Chăm và hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự .

Với đặc trưng tiêu biểu, lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia  năm 2012.

7. Hoạt động trưng bày, biểu diễn

Phòng trưng bày: Giới thiệu hình ảnh, hiện vật liên quan đến di tích. Pho tượng Bà được phục chế theo tỉ lệ 1/1, được đặt ở giữa phòng trưng bày (giới thiệu về pho tượng: các cánh tay, tính nhân văn…); hiện vật, linh vật được phục chế; những bức ảnh đối chứng khu đền tháp trước và sau khi tu bổ…

Các thiếu nữ dân tộc Chăm múa các vũ điệu truyền thống dưới không gian tháp cổ, du khách như được chìm đắm trong khí thiêng của cõi tâm linh, chiêm ngưỡng từng công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc tài tình; Đồng thời có cơ hội mua sắm những sản phẩm đặc trưng truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Chăm như: dệt thổ cẩm, gốm Bầu Trúc và sản phẩm độc đáo của vùng đất Khánh Hoà: trầm hương, yến sào, tranh cát, tượng nghệ thuật bằng đất nung, thư pháp, thư hoạ trên nhiều vật liệu…”

AmChuaNhaTrang
Am Chúa được xây dựng trên núi Ðại An còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa) thuộc thôn Ðại Ðiền Trung, xã Diên Ðiền, huyện Diên Khánh. Ðây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa. Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Bởi vậy, ngay từ đầu triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc tế do quan đầu tỉnh làm chủ tế. 

Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày mùng một tháng ba âm lịch hàng năm, mở đầu cho lễ hội Tháp Bà truyền thống của nhân dân Khánh Hòa được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Có thể khẳng định, lễ hội Am Chúa là nơi còn bảo lưu được nhiều nhất những nghi thức lễ hội cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa.

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na bà chúa Ngọc
Mây lành Phổ Đà Sơn
Cát đá đất miền Trung
Về với vùng văn hóa

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm.
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ.
Hoa trên cát núi Phổ Đà,
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần.
Để thương cát đá cũng cần có nhau.
Dấu xưa mưa gió dãi dầu.
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp lúc thư nhàn.
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh.
Cát vàng biển biếc nắng thanh.
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm  

NinhThuan1a
NuiChua4

NGÀY MỚI BÌNH MINH AN
Hoàng Kim

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Ngày mới bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con đến lớp
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ
Ngày mới bình minh an

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

SẮN VIỆT ĐẤT ÔNG HOÀNG
Hoàng Kim


Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Nha Trang và A. Yersin;
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Hòn Bà sông Nha Trang
Báu vật nơi đất Việt

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ve-suoi-dau-nha-trang-tham-yersin.jpg

Đất Ông Hoàng A. Yersin

Trại Chăn nuôi  Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột cây số ven đường Quốc lộ 1 có tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94, SM937-26 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây, trên một phần tư thế kỷ trước, chúng tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là sanvietnam19971.jpg

Chúng tôi đến trồng sắn KM94, SM937-26 tại khu đất 500 ha của ông Năm Hoàng Yersin tại Suối Dầu Cam Lâm . Đó là một duyên may kỳ lạ. Giống sắn KM94 đã loang nhanh khắp miền Trung và Việt Nam, thành giống sắn chủ lực Việt Nam. Giống sắn SM937-26 sau gần 30 năm (1994-2022) nay vẫn là một trong những nguồn lợi chính cho bao người dân ở tỉnh Khánh Hòa. Ngày 25 tháng 4 năm 2022, đề tài “Một số giống cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” do tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ chủ trì thực hiện, phối hợp cùng với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với các cơ quan hữu quan Khánh Hòa đã đánh giá thực trạng nguồn vật liệu giống cây trồng vật nuôi tốt của tỉnh Khánh Hòa. Đề tài tiếp tục xác nhận rằng giống săn SM937-26 là giống sắn tốt nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh (Giống sắn này được tích hợp gen tốt thành KM397, đang tiếp tục bảo tồn phát triển giống sắn KM568)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là sanvietnam1997c.jpg

Giống sắn KM94, SM937 -26, KM397 thông tin trích dẫn tại bài viết Chọn giống sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/

Giống sắn KM 94

Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2020 chiếm khoảng 38% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

Giống KM94 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .

Giống sắn KM94 công bố bệnh chổi rồng trên Báo Nhân Dân năm 2009. Chữa bệnh ”chồi rồng’ trên cây sắn https://nhandan.vn/khoa-hoc/Chua-benh-choi-rong-tren-cay-san/. Bệnh chổi rồng trên sắn Đăk Lăk năm 2017 https://www.youtube.com/embed/up-xe9M5TAQ?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Giống sắn SM 937-26

Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, Năm 2012 trồng trên 20.000 ha.

Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94

Giống sắn KM397

Nguồn gốc: KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937- 26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Đặc điểm giống: KM397 có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.

Thành tựu và bài học của chặng đường đã qua, gợi mở sự đúc kết sắp xếp hệ thống thông tin Việt Nam con đường xanh các ghi chép những sự thật mắt thấy tai nghe, về nhiều mẫu chuyện nhỏ nông nghiệp du lịch sinh thái Sắn Việt đất ông Hoàng / Nha Trang và A. Yersin/ Huyền thoại xứ Trầm Hương/ Hòn Bà sông Nha Trang/ A Na bà chúa Ngọc/ Mây lành Phổ Đà Sơn/ Sông Kỳ Lộ Phú Yên/ Đại Lãnh nhạn quay về/ Tre Rồng sông Kỳ Lộ/ Cao Biền trong sử Việt/ Báu vật nơi đất Việt/ …/ ;

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm,
Chuyện đời không thể quên
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Đường xuân đời quên tuổi

#Thungdung chào ngày mới
An vui cụ Trạng Trình
Nguyễn Du trăng huyền thoạ;
Trầm tích ngọc cho đời

Lên Trúc Lâm Yên Tử
Lê Quý Đôn tinh hoa
Sáng mãi ngọc lưu ly.
Sắn Việt Đất Ông Hoàng;

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-1.jpg

NHA TRANG VÀ A. YERSIN

A Na bà chúa Ngọc
Hòn Bà sông Nha Trang
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Hoa Đất Ngọc phương Nam.

Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam, nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Nha-Trang-va-Yersin-2.jpg

A. Yersin ở Nha Trang

Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943.

Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-1.jpg

Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.

Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943, và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó

Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một,  tên của Yersin được đặt  tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-3-1.jpg

Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-4-1.jpg

Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Nha-Trang-va-Yersin-4.jpg

Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-2.jpg

A. Yersin với Việt Nam

Ông Năm Hoàng Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang  nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.

Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.

Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.

Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;

Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Sắn Việt ở Suối Dầu chuyện nhỏ bài học lớn. Ông Năm Yersin mất lâu rồi mà đất lành ông Năm vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện. Sắn Việt KM94 cùng nhiều giống sắn lai mới được bảo tồn tuyển chọn, nhân giống phát triển ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.

Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-5.jpg

Đất Ông Năm Hoàng A. Yersin

Trại Chăn nuôi  Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn là tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.

Đất lành Suối Dầu A. Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.

Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…

Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?

Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:

Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.”

Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”. Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở. Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

HUYỀN THOẠI XỨ TRẦM HƯƠNG

Các cụ già trồng sắn KM94 và SM937-26 ở ruộng bác Năm Hoàng A Yersin nói rằng bác Năm oàng là người đã cùng bạn bác ấy lên thấu trên đỉnh núi Hòn Bà để trồng cây canh ky na trị bệnh sốt rét ác tính. Bác Năm Hoàng nói cây canh ky na cần đất với khí hậu thích hợp. Hòn Bà hoàn toàn ưng ý bác chọn qua bằng chứng thực nghiệm theo dõi công phu nhiều năm. Hòn Bà lại không quá xa, chỉ 30 km từ đất Suối Dầu của bác Năm Hoàng. Tối theo chỉ dấu của bác trên chính mộ bác và bất giác ngộ ra nhiều điều. Chuyện thật sự thắp lên trong tôi ngọn lửa dấn thân phúc hậu cho nghiệp dạy học nghề nông, cho sự nghiên cứu và giảng dạy những điều tâm huyết gần gũi với thiên nhiên và con người. Tôi say mê theo dấu gương lành, đến nay thoáng chốc 30 năm nhìn lại con đường ấy.

Đất phương Nam có hai bạn quý
Tuổi ấu thơ như thể anh em
Một người ham thích cờ tiên
Một người hành đạo ở miền xa xôi

Lúc luống tuổi đến thời ngơi nghĩ
Tìm thăm nhau chân núi Hòn Bà
Bạn hiền rời chốn non xa
Về thăm nhau ruộng dưa cà Đại An

Khách vui thích luận bàn thế sư
Đãi rượu ngon thức quý Tháp Bà
Khỉ đùa, mèo quấn, vượn nhà,
Trâu vàng, ngựa trắng, lợn gà, #Thungdung

Cờ tiên khiến lão tiên cao hứng
Ôn hàn huyên kể chuyện cuộc đời
Đường xuân lưu dấu mỗi người
Âu là vận mệnh, cũng thời nhân duyên

Người may gặp Lão Tiên Thánh Mẫu
Qua Ao Bà vào Xứ Trầm Hương
Là nơi khí tốt non Tiên
Chuyên trồng thuốc giấu ở miền xa xôi

Kỳ Nam với yến sào thuốc quý
Không đất thiêng chẳng thể gieo trồng
Người ‘soi’ ngậm ngãi tìm trầm
Phong hàn, rắn rết , độc trùng, thú hoang,…

Tiều Đại An có bàn cờ lạ
Dẫu rau dưa nhưng khá an lành
Bộ cờ son có tốt xanh
Vượt bao hiểm ác luôn giành An nhiên

Khách giỏi cờ không sao thắng nổi
Đùa bạn say giấu vội tốt xanh
Giả vờ nằm ngủ ngon lành
Người kia cầm ngãi đi nhanh vào rừng

Bụng bảo dạ mình là người lạ
Lên Hòn Bà cần ngậm ngãi hơn
Bạn mình đã ở non Tiên
Vào chung chốn cũ người hiền gặp nhau

Người kia dậy bạn mình đi khuất
Vội đuổi theo tới núi Bàn Cờ
Suối Dầu lưu dấu tới giờ
Mắt Thần chỉ lối đường vào non Tiên

Kẻ ngậm ngãi tìm trầm sẩy bước
Khuất non xanh thành cọp chẳng về
Bạn vàng hóa Ngọc lưu ly
Cờ Tiên núi Nhạn vân vi suối Ngàn

Hòn Mẫu Tử mẹ con lạc bố
Chốn rừng thiêng cùng với nước non
Núi Đại Lãnh, Sông Nha Trang
Trầm Hương, Đảo Yến, người hiền A Na.

Hoàng Kim diễn thơ tích truyện được nghe kể bởi các cụ già ở Sắn Việt đất ông Hoàng với dấu đường xưa mây trắng lên đình Hòn Bà sông Nha Trang huyền thoại và sự thật. Bạn cần đọc kỹ “Xứ Trầm Hương Quách Tấn” trước khi dấn thân vào ‘Chuyện ngậm ngãi tìm trầm’ .https://hoangkimlong.wordpress.com/category/huyenthoai-xu-tram-huong/

“Trước kia dãy Tam Phong là dãy núi cao nhất tỉnh Khánh Hòa. Nhưng từ khi mở thêm quận Khánh Dương, thì núi Tam Phong phải nhượng núi Mẫu tử vì núi này cao gấp đôi.

NÚI MẪU TỬ

Núi Mẫu Tử tục gọi là Mẹ Bồng Con, cao 2.051 thước, nổi bật lên trên hàng trăm ngọn núi bao quanh. Núi tuy cao, nhưng sườn không dốc. Ðỉnh núi có phần bằng phẳng và không cây cao. Một tảng đá xanh lớn đến bảy tám ôm và cao có trên 15, 17 thước, đứng sừng sững giữa trời, quanh năm thường có mây quấn quít. Một tảng đá thứ hai, cao, lớn bằng nửa, đứng sát bên cạnh. Xa trông hình dạng phảng phất một người đàn bà đứng với một đứa con.

Do đó núi mệnh danh là Mẹ Bồng Con (1)

Khách hàn mặc gọi là Mẫu Tử Sơn và người Pháp gọi là La Mère et l’enfant. Trong tiếng Hán Việt và tiếng Pháp không có chữ “Bồng”. Trên thực tế “Mẹ” cũng không “bồng” mà chỉ “dắt”. Có lẽ để cho tình mẫu tử thêm nồng nàn khắn khít, cổ nhân thêm chữ “bồng” vào làm nhân.

Tiếng “Mẹ bồng con” nói lên nghe âu yếm quá!

Chung quanh “Mẹ bồng con” còn nhiều hòn đá to lớn nằm ngổn ngang. Có nhiều hòn trông rất ngoạn mục. Theo óc tưởng tượng của người xem, thì đây là “Rổ may với sợi chỉ thòng xuống đất”, kia là “cối đâm, chày. Sàng, chổi…”, nọ là “con nghĩa khuyển nằm trông con gà cồ đương luẩn quẩn bên cối xay”, vân vân. Lại có một tảng vuông, trên mặt nổi lên nhiều núm đá tròn tròn nho nhỏ. Người ta bảo đó là “bàn cờ tiên mới dàn quân, nhưng mất hết một con tốt”.

Truyền rằng đá “Mẹ bồng con” xưa kia là người, và những đá chung quanh là đồ dùng và thú nuôi trong nhà.

Nguyên hai vợ chồng chán cảnh rộn rịp nơi nhân gian, bèn đem nhau lên núi ở. Ðến ở được bốn năm, sanh được đứa con bốn tuổi. Một hôm một người bạn cũ tu tiên đắc đạo tìm đến thăm hai vợ chồng. Chủ khách mừng rỡ. Vợ lo sửa soạn tiệc rượu đãi khách, chồng ngồi nghe bạn giảng pháp tu tiên.

Khách nói:

Muốn cầu tiên thì phải đốt trầm hương mà khấn. Hương trầm đưa lời cầu nguyện lên cung Tam Thanh. Chư tiên đón lấy mùi hương đưa qua mắt mũi thì biết ngay người cầu nguyện cùng ý nguyện của người cầu.

Chủ nhân hỏi:

– Trầm hương tìm ở đâu ra?

Khách đáp:

Ở trong vùng núi non này, trong phạm vi nghìn dặm đều có. Nhưng muốn tìm trầm phải ngậm ngải mới giữ được thân”.

*

Tôi thật đồng cảm với bài viết “Chút suy nghĩ về tiếng đàn Cha pi và một góc tâm tình của người Rakglei” đăng Viet Hoa Đỗ cùng với Hue DO Thi Minh và 39 người khác.ngày 24 tháng 1 năm 2021 ropotsdn225tnuiá02  0,g4g4h2t1 .Anh Đỗ Việt Hoa làm Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Khánh Hòa, sau khi chị Đinh Thị Dục nghỉ hưu. Anh Đỗ Việt Hoa cùng chị Đỗ Thị Minh Huệ và tôi đều học chung Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay). Anh Hoa viết như sau:

CHÚT SUY NGHĨ VỀ TIẾNG ĐÀN CHAPI VÀ MỘT GÓC TÂM TÍNH CỦA NGƯỜI RAKGLEI.

“Mới 9 h sáng, Nha Trang đã nắng chao chát. Giao xong 2 chuyến hàng giúp vợ, về nhà là Lão há mồm ra thở. Mở quạt, ngồi trước bình trà, bật TV nghe nhạc để hạ hỏa. Tới bài Giấc mơ Cha pi của Trần Tiến, giọng hát khàn khàn trầm vang cùng tiếng đàn guitar réo rắt như thác Draysap của YMoan khiến lão được hồi sức cấp cứu khá nhanh. Đột nhiên, những ca từ trong câu hát “tôi yêu Chapi không buồn không vui” khiến lão nhớ đã có vài người nhận xét là câu hát này chứng tỏ người Rakglei vô cảm. Lão muốn bàn luận một chút về ý tứ của câu hát này.

Theo lão thì với câu hát này, nghệ sỹ Trần Tiến muốn ngụ ý nói rằng bản chất sống của người Rakglei là hòa thuận và dựa vào thiên nhiên, yêu tự do cùng rừng xanh núi đỏ, bàng quan với những bon chen lợi ích của người dưới xuôi chứ không phải họ có cuộc sống tinh thần vô cảm. Lão xin nêu 2 ví dụ thực tế 101 % như sau.

THỨ NHẤT :

Quãng năm 1999- 2000 gì đó, khi ấy lão còn làm chuyên viên ở văn phòng Sở. Một sáng sớm Thứ 7, lão được Lãnh đạo Sở và Phòng giao nhiệm vụ đi cùng hai phóng viên của một tờ báo chuyên ngành ở Trung Ương lên điều tra về việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số của các địa phương miền núi. Xe chạy hơn 100 km lên tới nơi, làm việc xong với Phòng NN & PTNT thì đã hơn 10h 30, lão dẫn hai phóng viên sang khu liên cơ khác để lấy tư liệu từ Ban Kinh tế mới và Định canh định cư (Ban KTM & ĐCĐC) của huyện. Sang tới nơi đã 11h kém thì phòng làm việc của Ban đã đóng cửa. Thấy ông bảo vệ người Rakglei, lão vồn vã: “Ama cho con hỏi Ban KTM & ĐCĐC nay đi công tác hay sao mà đóng cửa phòng”. Ông bảo vệ tưng tửng: công tác cái gì, mày nhìn cái bảng tên gắn ở của phòng không dịch được à; ka tờ mờ là “không thấy mắm, không thấy muối”; còn đờ cờ đờ cờ là “đóng cửa đi chơi” rồi. Nghe ama nói, lão ngơ ngẩn nhưng cũng phì cười lẩm bẩm: mới 11 giờ kém đã đóng cửa. Ông bảo vệ nghe được liền nói: “ê mày không biết nay là T7 à, trên này là vùng sâu vùng xa, nên ngày Chủ nhật được tính từ 10 rưỡi của ngày T7 đến đầu giờ chiều của ngày T2 mà; mà này, giờ chạy xe xuống dưới Ngã Ba, vô mấy quán nhậu gác tay, thế nào cũng thấy tụi nó đang định canh định cư ở trỏng đó”.

He he, ai bảo người Rakglei không buồn, không vui !”

CHUYỆN THỨ 2:

Tết âm lịch vừa rồi, lão nhận được 1 tin nhắn chúc Tết qua điện thoại từ một số lạ, gọi người nhận bằng thầy, cuối tin ghi tên: em Thảo My. Lão nghĩ chắc nhắn nhầm, lại thấy cái tên con gái quá đẹp nên lão bấm máy gọi lại để “hỏi cho rõ”. Số lạ bắt máy và nói áp đảo liền: ” em chào thầy Hoa ạ, thầy khỏe không”. Thấy đúng tên mình, lão từ tốn: “xin lỗi cho hỏi, ai đó ạ?” Số lạ lại nói một mạch: “trời ơi, e thất vọng về thầy quá, e là Thảo My, học viên của thầy ở Lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở xã BS năm 2017 nè. Bữa chia tay, e xin và cho thầy số điện thoại , hy vọng thầy sẽ điện thoại lên tán tỉnh em chút cho em khỏi buồn, miền núi mà. Vậy mà hơn 3 năm qua, thầy không thèm gọi, cũng không thèm lưu số điện thoại của em. Thầy bạc bẽo quá ha”.

Tôi bật cười và nhớ ra ngay cái cô bé người Rakglei dong dỏng cao, xinh gái, tóc tém như người Kinh, đôi mắt rất đẹp và vui tính; trong buổi bế giảng khóa học hay nói đùa giỡn và khi liên hoan em uống được bia rùi quậy rất vui nhộn, mấy lần cầm bia đến cụng ly với giáo viên. Cuối buổi liên hoan, em cầm ly bia lại bàn chúng tôi rùi nói: “lớp học rất bổ ích với bọn em, hôm nay nghe thầy giải đáp thêm mấy câu hỏi bọn em thích lắm, thầy cho em xin số điện thoại để khi sản xuất có gì khó khăn bọn em còn hỏi được các thầy, các cô. Em bấm ghi số của tôi rùi nhá sang máy tôi nói: “đây là số của em, Thảo My, thầy lưu vô nha”.

Khi chia tay, em cùng mấy bạn tiễn chúng tôi ra xe. Tui mở cửa định bước lên, e kéo lại nói rất dạn dĩ: “có số điện thoại của em rùi, thi thoảng thầy nhớ điện thoại lên tán tỉnh tụi em chút cho vui nha”. Nhìn dáng vẻ em má đỏ, môi hồng, mắt long lanh cười, nghiêng ngả vẫy tay và chào chúng tôi bằng một câu quen thuộc trong phim Tàu: “thầy về thong thả nha”, cả xe đều cười cảm nhận được vẻ vui tươi nhí nhảnh không khác gì người Kinh của cô bé đó.

Trở lại chuyện hôm Tết vừa qua, sau khi nghe tôi xin lỗi và viện ra mấy lý do biện hộ; nào là công việc năm đó quá bận, rùi mất điện thoại, rùi cuối năm đó nghỉ hưu nên không mún làm phiền ai; cô bé đưa đẩy: “thôi nào thầy ơi, em biết thầy quên em nên sau tin nhắn em mới nói rõ tên, vậy mà thầy cũng không nhận ra nữa; em nói thầy biết, hơn 3 năm qua năm nào em cũng xuống Nha Trang, nhưng phần vì giận thầy, phần vì thương thầy nên em không gọi thầy đó; em mà gọi thầy, tụi em uống tới bến là sợ thầy mệt hoặc có khi chết với tụi em”. Tôi cười trừ, hỏi thăm em công việc mấy năm nay thế nào, em lại cợt nhả: “ôi thầy, điều em thích thầy hỏi thì thầy lại không hỏi, đợi thầy hỏi lần nữa chắc tụi em đã thành 1 bà già.

Đó ! Ai nói người Rakglei ko buồn không vui ha ?!

xem tiếp Huyền thoại xứ trầm hương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/huyen-thoai-xu-tram-huong/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

HÒN BÀ SÔNG NHA TRANG
Hoàng Kim


Hòn Bà ở huyện Cam Lâm Khánh Hòa là vùng đất thiêng xứ trầm hương . Sông Nha Trang còn gọi là sông Cù sông chính của tỉnh Khánh Hòa, dài trên 60 km, đầu nguồn hòa nước của ba chi lưu để thành sông Cái, hòa tiếp nước sông Khế để thành sông Cầu, hòa tiếp nước sông Chò ở Khánh Xuân và sông Suối Dầu ở thôn Trường Lạc để thành sông Nha Trang đổ ra cửa lớn biển Nha Trang. Sông Nha Trang do tiếng thổ âm của người Chiêm Thành mà đọc trại ra. Tiếng đó là Ea Tran Yjatran. Ea hay Yja là nước là sông. Tran là lau lách. Gọi như vậy là vì xưa kia, hai bên sông lau lách mọc đầy. Sách Xứ Trầm Hương Quách Tấn đã viết như vậy.

Tỉnh Khánh Hòa luận về núi thì núi Đại Lãnh, núi Mẫu Tử, núi Tam Phong là đứng đầu nhưng núi Hòn Bà có vị thế đặc biệt Linh Sơn Thiên Y A Na Bà Chúa Ngọc; uận về sông thì sông Nha Trang là sông lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa và nhiều trầm tích sử thi. Biên khảo này tiếp nối các bài viết A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm nhằm mục đích tích lũy thông tin du lịch sinh thái nông nghiệp .

Rừng Việt Nam có lâm sản quý hiếm trâm hương kỳ nam. Đất phương Nam dường như các tỉnh có rừng đều có trầm hương, từ vùng Đông Bắc,Việt Bắc,Tây Bắc tới Nghệ An Quảng Bình đến núi Thiên Cấm Sơn An Giang, đến núi ven biển Hà Tiên,các thư tịch từ xưa đến nay đều nói tới lâm sản đạc biệt này, mà vùng lõi trầm hương, kỳ nam là Khánh Hòa Phú Yên, huyền thoại chúng tích nhiều hơn cả là ở hòn Bà. Người Khánh Hòa phần lớn ngto6n kính tín ngưỡng Thiên Y A Na.Bà Chúa Ngọc, coi lBà à hiện thân của Trầm Hương Kỳ Nam và là phúc thần phù hộ cho nhân dân sống được yên vui và no ấm.

Ba mươi năm trước, tôi được nghe những chuyện cảm động của bác Năm Hoàng A Yersin người Thầy lớn nông học và y tế Việt Nam đã lên tới đỉnh Hòn Bà nơi mờ xanh kia nhìn từ ngôi mộ bác sĩ Yersin (ảnh) . Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Khánh Hòa thuở ấy cùng với những người trồng sắn KM94 và SM937-26 năm xưa tại nông trại trồng sắn mía đậu vùng ruộng bác Năm Hoàng Suối Dầu, đã kể cho chùng tôi nghe về điểm thí nghiệm trồng cây chữa bệnh sốt rét trên đỉnh Hòn Bà. Chuyện thật sự thắp lên trong tôi ngọn lửa dấn thân phúc hậu cho nghiệp nghề nông, cho nghiên cứu và giảng dạy những điều tâm huyết gần gũi với thiên nhiên và con người. Chính tại Suối Dầu, tôi đã đúc kết chuyện đời Nha Trang và A. Yersin hiến tặng bạn đọc https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Nay mời bạn đọc tiếp Hòn Bà và sông Nha Trang https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hon-ba-song-nha-trang/

1

XỨ TRẦM HƯƠNG HUYỀN THOẠI

“Trong vùng núi thuộc quận Cam Lâm, có một ngọn cao trên dưới 1.500 thước, nhưng không mang tên Thượng như các ngọn núi cao khác ở chung quanh. Ðó là Hòn Bà(20)

HÒN BÀ

Tên chữ là Bích Sơn tức Núi Vách.

Ðó là do hình thể của núi mà đặt tên. Vì Hòn Bà là vị “nữ vương” trong đám quần sơn của vùng. Ðám quần sơn này lại nối kết thành một bức trường thành bàng bàng khúc khúc, chạy từ Bắc vào Nam. Hòn Bà đứng chính giữa, nổi bật lên trên tất cả các ngọn núi cao, trên đỉnh thường thường có mây hoặc mù bao trắng.

Bích Sơn là tên cả dãy núi mà Hòn Bà là đại biểu. Còn Hòn Bà là tên của người địa phương đặt ra do lòng tín ngưỡng.

Ở Ninh Hòa cũng có Hòn Bà. Nhưng núi Ninh Hòa gọi là Hòn Bà là vì trên núi có miếu thờ bà Thiên Y A Na. Còn ở Cam Lâm gọi là Hòn Bà là vì đó lành cung của bà Thiên Y vậy. Truyền rằng mỗi lần Bà giá lâm thì thấy một đạo hào quang dài như một cây lụa xổ bay xuống núi, rồi nghe ba tiếng sấm nổ vang rừng. Nhiều khi không thấy ánh sáng đáp xuống núi. Cũng không nghe tiếng sấm dậy, nhưng từ trong núi lại có ánh hào quang phát ra chói sáng hàng trăm dặm. Những lúc ấy biết rằng có Bà ngự nơi núi, người địa phương đốt hương đốt trầm làm lễ. Ngự giá thường qua lại những đêm trong gió mát.

Tiếng đồn như thế, nhưng từ đệ nhất thế chiến (1914 – 1918) trở về nước, không một người Trung Châu nào dám lên đến Hòn Bà để thưởng ngoạn và tìm cho biết thực hư. Bởi vì không có đường đi. Núi lại nhiều đá, lớp chồng chất lên nhau, lớp đứng sừng sững như vách, thêm cây cối rậm rạp, thú dữ đầy rừng. Xét thấy không có lợi gì cho bản thân, ai dại gì mà dấn thân vào nơi nguy hiểm.

Mãi năm 1914, vì cần nơi thí nghiệm giống quinquina, Bác sĩ Yersin và nhà vạn vật học Krempf mới tìm cách lên đến tột đỉnh.

Sau khi nhận thấy Hòn Bà thích hợp với giống quinquina (chỉ sống trên núi cao trên dưới 1.500 thước ở miền nhiệt đới), Bác sĩ bèn mở trại mở vườn thí nghiệm. Ngoài ra Bác sĩ lại còn đặt một phòng xem thiên văn và một trạm vô tuyến điện. Tất cả đều ở trên đầu núi cao trên dưới 1.500 thước so với mặt biển.

Lúc bấy giờ Hòn Bà hoàn toàn chìm sâu trong sương khói trong đá cây. Chỉ cách Nha Trang 50 cây số, cách sở Suối Dầu 30 cây số, nhưng đường liên lạc thật là thiên nan vạn nan. Ðể lên xuống được phần dễ dàng, Bác sĩ lo trổ một con đường nhỏ từ Suối Dầu đến chân núi, và từ chân núi lên tới đỉnh. Nhờ Giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học (Académie des Sciences) đã cấp đúng lúc và sức ủng hộ của người Thượng địa phương, Bác sĩ đã hoàn thành công tác trong năm 1917(21)

Sau đó Chánh phủ Pháp mưói mở rộng khúc đường từ Suối Dầu đến chân Hòn Bà. Xe ô tô qua lại được dễ dàng (nay là hương lộ số 4). Từ ấy người đến viếng Hòn Bà mỗi ngày mỗi thêm đông.

Nhưng đến chân Hòn Bà rồi còn phải leo bộ ngót sáu giờ đồng hồ nữa mới tới đỉnh. Ðường đi vất vả. Song đến nơi rồi thì thân tâm tự nhiên thấy khoan khoái. Vì khí hậu trong mát không kém Ðà Lạt, phong cảnh lại thanh lệ thâm u.

Không một mảy may trần cấu. Nóng không quá 26 độ. Lạnh không dưới sáu độ rưỡi.

Mưa rất thường. Cho nên cây cao rừng rậm. Phần nhiều là sồi (chêne), phong (érable) và tô hạp (liquidambar). Chỉ có một số ít tòng và bá. Nhưng cây nào cũng cao lớn hơn mọi thứ cây chung quanh. Và cây nào thân cũng nổi u nổi gân, cành cũng rắn rỏi khúc khuỷu. Hình thù trông rất cổ quái. Những bức tranh lão tùng của người đời Tống nhìn không khoái mục khoái tâm bằng. Chen cung đám cổ thụ, đá là đá! Lớp to lớp nhỏ, lớp đứng lớp nằm, chồng chất, ngổn ngang. Và tảng nào cũng đóng rêu xanh rêu xám.

Trên cành cây cổ thụ, phong lan bám đầy. Trong các khoảnh vườn ương và chung quanh trại của Bác sĩ Yersin, hoa hường cùng dâu tây (fraisier) trồng từng luống từng đám. Mùa xuân mùa hạ, lan nở hường nở, trăm hình nghìn sắc. Và mùi hoa theo gió trộn cùng mùi hương tô hạp, bay ngào ngạt khắp rừng sâu.

Tuy cây đá rậm rạp, Hòn Bà không có thú lớn. Voi, cọp, beo… không hề thấy bóng. Heo rừng chỉ đi ngang qua chớ không mấy khi dừng bước. Nai và sóc ở các thung lũng chung quanh rất nhiều, nhưng không mấy khi lui tới Hòn Bà. Ruồi mòng, sâu bọ cũng không có. Thêm một điểm nữa: Miền rừng núi Cam Ranh là những nơi “bào chế bệnh sốt rét” của tỉnh Khánh Hòa, nhưng ở Hòn Bà muỗi rất ít và tuyệt nhiên không có giống anophèle.

Trái lại Hòn Bà có rất nhiều chim và khỉ.

Thường thường trong rừng già chim chóc ít tụ tập. Nhưng ở đây nhiều phi thường! Nhiều đến nỗi có thể tin rằng số chim chỉ em số lá! Nhiều giống chim lạ không hề thấy nơi bình nguyên. Lại đủ cỡ đủ màu. Lớn nhất bằng bắp vế, nhỏ nhất bằng ngón tay cái, ngón tay út. Con thì xanh, con thì vàng, con thì xám, con thì nâu, con thì trắng tuyết, con thì rằn ri…, con thì như trái ớt chín, con thì như lá chuối non… Bay nhảy suốt ngày, tiếng kêu tiếng hót khắp nơi. Những con chim tí hon len lỏi trong những khóm hoa hường, trong những cụm phong lan, để tìm sâu, hút mật… thái độ hiền lành nhưng nhí nhảnh, trông hết sức dễ thương. Chim lớn phần nhiều không tích hoa bằng thích trái. Những dám dâu tây được chúng chiếu cố hết sức. Mùa trái chín chủ nhân ítkhi được hưởng thỏa thuê. Hột theo mỏ, theo phân của chúng, gieo vãi khắp nơi. Và nhờ thổ nghi, không cần săn sóc bón tưới, tới đâu cũng mọc dễ dàng và sanh hoa kết trái rất thạnh.

Còn khỉ thì từng đoàn từng đội! Mỗi buổi sáng, hễ mặt trời hé bóng là chúng thức dậy. Tiếng kêu chí chóe vang dội cả rừng. Rồi kéo nhau đi tìm miếng ăn. Ðến chiều kéo về, lố nhố lao nhao khắp cả cành cao cành thấp.

Cho nên cảnh Hòn Bà không đến nỗi cô liêu. Ðứng ở nơi sở thí nghiệm của Bác sĩ Yersin trông ra bốn mặt thì vọng cảnh bao la:

Phía đông, trên mặt biển màu thủy ngân, chân trời chạy dài từ mũi Varella đến mũi Padaran. Những ngọn núi ở phía Nam ở phía Bắc cùng những ngọn ở phía Ðông, tuôn lài lài màu lục xuống các thung lũng và xuống tận đồng bằng duyên hải mà hoa màu và cát trắng đã chi thành bàn cờ. Ban đêm dưới ánh trăng vằng vặc, sóng xanh của cây rừng nhịp nhàng theo sóng bạc của nước biển, mông lung phiếu diếu, trông nửa thực nửa hư.

Và tiết mùa thu mùa đông, nhiều khi vùng núi Cam Lâm chìm ngập trong biển mây trắng, chỉ có đỉnh Hòn Bà và đôi ba đỉnh nữa nổi lên trên mặt sóng chờn vờn(22).

Phong quang tuyệt mỹ.

Nhưng Hòn Bà được nổi danh không phải vì cảnh trí, vì khí hậu, vì sự nghiệp của Bác sĩ yersin, mà chính vì tương truyền bà Thiên Y A Na thường tới lui vậy.

Khánh Hòa còn nhiều ngọn núi có lắm kỳ nham quái thạch, lắm u cốc thanh tuyền… nhưng vì ở những nơi hẻo lánh xa xôi, khó nỗi tới lui thăm viếng, nên danh bị mai một, đời không nhắc nhở đến mà sách vở cũng không.”

*

SÔNG CÙ

Tức là sông Nha Trang. Ðại Nam Nhất Thống Chí chép là sông Phú Lộc.

Sông dài chừng 60 cây số, chảy qua hai quận Diên Khánh và Vĩnh Xương.

Sông có nhiều nguồn. Nguồn thì chính Tây chảy xuống, như nguồn Gia Lai, nguồn từ sông Máu(24). Nguồn từ Tây Bắc chảy vô, như nguồn Gia Toui. Nguồn thì Tây Nam chảy ra như nguồn Gia Lê, vân vân. Các nguồn hầu hết đều gặp nhau tại Thạch Trại, quận Diên Khánh. Hình giống như một cây quạt sè. Tại Thạch Trại nước các nguồn nhập lại, chảy về Ðông, thành con sông Cái, từ sông Cù, tức sông Nha Trang.

Sông Cái khúc thượng lưu, nước chảy rất mạnh, vì lòng ống bị núi chèn ép ở hai bên, đã hẹp lại dốc.

Từ Thạch Trại, sông Cái chạy quanh co chừng vài chục cây số thì đến Giang Ché. Ở đây sông Cái tiếp nhận nước sông Khế (25) từ vùng Du Hòa, phía Tây Nam chảy ra.

Xuống dưới Giang Ché chừng vài ba cây số thì tiếp nhánh thứ hai gọi là sông Giang từ vùng núi tỉnh Darlac, phía Tây Bắc chảy vào.

Ðến Sãi Me, cách khẩu sông Giang chừng ba bốn cây số, thì tiếp nhánh thứ ba từ vùng núi Hòn Bà quận Cam Lâm, chảy ra, gọi là Sông Cầu (26)

Từ Giang Ché trở xuống, nhờ ba nhánh sông nầy mà sông Cái có nhiều nước, và lòng sông mở rộng lần lần.

Và từ khẩu sông Cầu xuống chừng bảy tám cây số, thì tiếp nhánh thứ tư từ vùng núi Khánh Dương chảy vào. Nhánh nầy gọi là sông Chò, giao thủy tại Khánh Xuân, cuối Ðồng Trăng.

Bốn nhánh sông sắp xếp với nhau một cách lý thú. Vào sông Cái như chân bước, cứ một nhánh ở tả ngạn thì nhánh tiếp theo ở hữu ngạn, một nhánh ở hữu ngạn thì nhánh tiếp theo ở tả ngạn. Thành thử tuy có nhiều sông con, sông Cái không “mang tiếng thiên vị”, và những bạn lên nguồn tìm gỗ quý, nếu lắng tai “cao sơn lưu thủy” tất nghe trong tiếng nước chảy, câu ngâm:

Ta nằm ở giữa cân trời đất.

Khối ngọc không nghiêng một hướng nào(27),

Ðến khẩu sông Chò là chấm dứt khúc thượng lưu của SÔNG CÁI.

Nơi đây có một cái vực rộng trên vài mẫu và sâu đến sáu sải. Nước xanh lặc lìa. Trong vực có nhiều cua đinh. Lắm con to lớn, đầu bằng đầu người và vai rộng như chiếc nong. Truyền rằng trong vực có hai con cá bạc má lớn bằng chiếc ghe bầu, và một con cá kẽm to như một con trâu cầm bầy sung sức. Những con vật này mỗi khi nổi lên thì sóng dậy cuồn cuộn.

Vịnh vực Từ Mẫu, cụ tú Phan Duy Thuần quận Diên Khánh có câu:

Sông cái vực này sâu sáu sải.

Có khi cá nổi lớn vô song.

Và Thị Nại Thị có câu:

Cá nằm đáy nước chờ phong hội,

Chẳng hóa rồng thiêng cũng hóa bằng.

Từ vực Từ Mẫu trở xuống, sông Cái hết bị núi non chèn ép, thong dong chảy giữa đồng bằng. Hai bên bờ ruộng nương, nhà cửa, với bóng tre bóng dừa xanh mát, in bóng trên dòng xanh. Và chảy quanh co chừng mười một mười hai cấy số, đến thôn Trường Lạc tại Hà Dừa, lại gặp con sông Suối Dầu, từ Cam Lâm chảy ra.

Sông Suối Dầu phát nguyên tại Hòn Bà, quận Cam Lâm, và chảy xiên xiên ra hướng Ðông Bắc. Ðến thôn Thủy Xương, xã Suối Hiệp thì chia làm hai phái. Một chảy xuống Ðông về cửa Bé. Một chảy ra sông Cái để theo về Cửa Lớn Nha Trang.

Sông Suối Dầu là phụ lưu cuối cùng của sông Cái.

Từ khẩu sông Suối Dầu, sông Cái chạy qua sau lưng thành Diên Khánh để chảy xuống Vĩnh Xương, sông Cái chia làm hai phái:

– Một phái chảy xuống Ðông Nam, qua đồng ruộng, qua bãi cát, men men theo chân núi Ðồng Bò chạy xuống thôn Trường Ðông và rót vào cửa Tiểu Cù Huân, tức cửa Bé. Phái này bị lấp nơi phân lưu. Còn dòng nước thì nhiều nơi trở thành đồng bằng, đôi nơi đọng lại thành bàu thành ao. Những khi mưa lụt, nước nhớ đường cũ từ sông Cái tràn vào vạch lại dòng sông xưa một cách rõ rệt.

– Phái thứ hai chảy xiên xiên suống hướng Ðông Bắc. Ðây là phái chính. Và hiện thời là con sông Cái, vì phía Nam trên thực tế không còn hiện hữu một cách thường xuyên.

Từ Xuân Lạc chảy đến Ngọc Hội, sông lại chia làm 2 chi:

– Một chi chảy vào Phương Sài gọi là Ngư Trường (tên cổ nhân mượn bến Trường Cá tại Phường Củi mà đặt), rồi chảy xuống Hà Ra. Nơi đây nước xoáy thành một đầm rộng chừng bảy mẫu, tên chữ là Cù Ðàm, tên thường là đầm Xương Huân. Nước sông một nửa chảy vào đầm, một nửa chảy xuống Xóm Cồn để ra cửa Ðại Cù Huân tức Cửa Lớn Nha Trang.

– Chi thứ hai, rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng thuộc thôn Cù Lao, rồi cũng chảy ra cửa Nha Trang như chi kia.

Hai chi giáp nhau trước khi ra cửa, và cùng nhau ôm kín một cồn đất phù sa tục gọi là Cồn Dê, có nhà cửa đông đúc và vườn dừa bát ngát xanh.

Từ Ngọc Hội trở lên là Trung lưu sông Nha Trang. Từ Ngọc Hội trở xuống là Hạ lưu.

Trong khúc hạ lưu có 3 cầu dài:

– Cầu Hỏa xa ở Ngọc Hội.

– Cầu Hà Ra ở trên đường Quốc Lộ số 1 phía Nam thành phố Nha Trang.

– Cầu Xóm Bóng bắc ngang qua cửa sông Nha Trang, trên đường Quốc Lộ số 1.

Cửa sông rộng nhưng không được sâu lắm, lại có nhiều đống đá cao lớn mọc ở giữa, có phần bất tiện cho việc lưu thông. Những đá ấy gọi là Ðá Chữ(28). Trông giống như bầy trâu nước khổng lồ nổi lên mặt sông phơi lông.

Khách làng thơ bảo nhau rằng đó là những giọt mực “rảy bút” của Hóa Công làm rơi, khi vừa vẽ xong con sông Nha Trang vậy.

*         

 Tên Nha Trang, trên thực tế, chỉ dùng để gọi khúc sông từ Ngọc Hội chảy xuống biển.

Sông qua thôn nào thì mang tên thôn ấy.

Nhưng trong sách xưa, như Ðại Nam Nhất Thống Chí, thường gọi là sông Phú Lộc, vì sông chảy qua làng Phú Lộc, mà làng Phú Lộc trước kia là một làng có nhiều nhân vật hữu danh và thịnh vượng nhất vùng Vĩnh Xương Diên Khánh. Sách Ðịa lý ngày nay, thường dùng tên Nha Trang mà gọi sông. Anh chị em bình dân thì gọi là sông Cái. Còn khách hàn mặc thì gọi là Cù Giang, tức sông Cù.

Theo các vị cố lão ở Khánh Hòa thì Nha Trang là tên kỳ cựu của con sông.

Nha Trang do tiếng thổ âm của người Chiêm Thành mà đọc trại ra. Tiếng đó là Ea Tran Yjatran. Ea hay Yja là nước là sông. Tran là lau lách. Gọi như vậy là vì xưa kia, hai bên sông lau lách mọc đầy.

Câu thơ được truyền tụng ở Khánh Hòa:

Lưỡng ngạn vi lô trường đảo hải

Tứ biên hoàng diệp dục vi thu.

Nghĩa là:

Trắng ngợp đôi bờ lau tới biển,

Vàng bay bốn phía lá gieo thu.

Có phải là câu thơ vịnh sông Nha Trang?

Nha Trang vốn là tên con sông. Khi người Pháp đánh chiếm Khánh Hòa xong, mới lấy làm tên thành phố hiện tại(29),

Nói tóm lại, dùng tên Nha Trang làm tên chính thức để gọi con sông Cù, tưởng đích đáng hơn tên nào hết. Tên cũ nay làm mới lại, đã hợp tình hợp lý, mà còn làm cho người phương xa dễ phân biệt với những con sông khác, và khó lẫn lộn về vị trí Bắc Nam

*

Sông Nha Trang không sâu, cũng không được rộng. Mùa mưa thì nước sông lai láng. Ðứng bờ bên nầy trông sang bờ bên kia thì “con ngựa trông nhỏ còn bằng con dê”. Ðến mùa nắng thì lòng sông, chỗ sâu nhất độ hai thước là cùng, còn thường thường thì từ một thước rưỡi trở xuống. Bề rộng của lòng sông, kể cả bãi cát ở hai bên, thì nơi rộng nhất không quá 500 thước và nơi hẹp nhất cũng từ 300 thước trở xuống, 200 thước trở lên. Ðó là nói về khúc sông từ vực Từ Mẫu đến biển. Còn trên khúc thượng lưu thì hẹp hơn nhiều.

Vì lòng sông cạn nên thuyền trọng tải chỉ lên xuống được dễ dàng trong mùa mưa.

Ðó là hiện trạng ngày nay.

Xưa kia, sông Nha Trang vừa sâu vừa rộng. Cửa sông mở từ Xóm Bóng thấu Hà Ra. Giữa sông không có nổng Cồn Dê. Từ Ngọc Hội nước chảy thẳng xuống biển chớ không phân lưu như hiện nay. Bến Trường Cá ở Phường Củi ăn sâu vào tận chân núi Trại Thủy chùa Hải Ðức và núi Gành chùa Kim Sơn. Nước lênh láng như biển. Mùa nắng cũng như mùa mưa, không lúc nào, không lúc nào có thể lội qua được.

Vì vậy nên chiến thuyền của nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn mới có thể lên xuống thành Diên Khánh, và bến Trường Cá mới dùng làm nơi tranh hùng tranh bá của hai nhà “đồng tánh bất đồng tông”.

Giữa hai nhà có ba trận đánh lớn trên sông Nha Trang.

– Năm Quý Sửu (1793), chiến thuyền của Nguyễn Ánh kéo lên Diên Khánh, bị quân Tây Sơn chận đánh tại Trường Cá. Hai bên kịch chiến, máu chảy đỏ sông!

– Năm Ất Mão (1795), tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu đem thủy binh và bộ binh vào thành Diên Khánh. Thủy binh của họ Trần bị Võ Tánh đánh chận tại Trường Cá. Trận này ác liệt gấp mấy mươi lần trận Quý Sửu. Quân Tây Sơn đã thiện thủy chiến lại đồng quyết tử nên quân nhà Nguyễn chống không nổi, bị tiêu diệt, xác chết và ván thuyền hư chận đứng cả nước sông. Võ Tánh thất kinh rút tàn quân vào thành cố thủ.

Trần Quang Diệu vây chặt thành.

Nguyễn Ánh hay tin đem thủy binh ra cứu. Nhưng không lên nổi Diên Khánh, phải đóng quân chặn nơi cửa sông Nha Trang, và các nơi núi non hiểm yếu.

– Sau đó Trần Quang Diệu có việc phải lui về Phú Xuân, đi đường núi bất tiện phải mở đường mặt biển. Thế là một trận đánh thứ ba xảy ra. Nhưng không kịch liệt bằng hai trận trước. Bởi Nguyễn Ánh biết Trần Quang Diệu hùng mãnh không thể thắng nổi, thêm nữa mục đích xuất quân chỉ để giải vây cho Võ Tánh, mà địch tự nhiên rút lui thì còn chận lại làm chi. Do đó, mà hai bên đều ít hao binh tổn tướng.

Những sự kiện lịch sử nầy tuy sử nhà Nguyễn không chép rõ. Nhưng cũng đã khắc sâu vào bia miệng người địa phương. Nên trải hơn 170 năm mưa nắng, rêu dẫu mờ mà nét vẫn không mờ.

Vịnh sông Nha Trang, Cổ Bàn Nhân có câu:

Trường Cá mây lồng tranh Hán Sở,

Cồn Dê cỏ phủ lớp tang thương.

Và gần đây một du khách ở Quy Nhơn vào chơi Nha Trang, nghe kể chuyện hai nhà Nguyễn tương tranh trên sông Cù, ngẫu chiếm hai câu trào lộng ngậm đủ tình, cảnh, cổ kim:

Trường Cá nước chìm hai họ Nguyễn,

Sông Cù đất nổi một cồn Dê!

*         

Phần nhiều khách du quan viếng sông Nha Trang, chỉ viếng khúc hạ lưu và trung lưu, chớ không mấy ai có gan lên đến thượng lưu để xem những thác nước là nơi chứa đựng nhiều nhất kỳ thú của sông.

Sông Nha Trang có rất nhiều thác.

Từ khẩu sông Chò trở lên thì có:

Thác Ðồng Trăng ở nơi giao thủy sông Chò và sông Cái.

– Thác Ông Hào cách thác Ðồng Trăng chừng một cây số.

Thác Ðá Lửa.

– Thác Nhét.

– Thác Mòng.

– Thác Võng.

Những thác nầy đều nằm trong địa phận Ðồng Trăng và cách nhau chỉ trên dưới một cây số.

Và những người lên nguồn, đến Bàn Giáp gần Thác Võng thì phải bày lễ vật cúng quỷ thần rồi mới dám tiếp tục đi. Có lẽ nơi đây là ranh giới làng nước của “kẻ khuất mặt”, và lễ cúng kia là lễ bàn giao.

Qua khơi Thác Võng thì đến:

– Thác Dằng Xay,

Thác Tham Dự,

Thác Ngựa,

– Thác Hồng Tượng,

– Thác Trâu Ðụng,

– Thác Giang Ché,

– Thác Trâu Á,

– Thác Nai,

– Thác Rùa,

– Thác Hòm, vân vân…

Những người lên nguồn làm súc gỗ, lên đến Thác Hòm mà thôi. Trên nguồn có lắm thác nhưng ít người lên đến nên không có tên.

Và hầu hết những thác thượng dẫn không cao như những thác Camly, Gougah, Ankrouet Prenn ở Dalat. Thác nào cao lắm cũng trên dưới vài thước mà thôi. Nhưng nhiều thác rất nguy hiểm. Cho nên ghe bè lên xuống phải hết sức cẩn thận và tay chèo chống phải hết sức thạo nghề thì mới tránh khỏi tai nạn.

Có những điểm đặc biệt đáng lưu ý, là những thác sau đây kể từ nguồn trở xuống.

THÁC HÒM

Ở trên nguồn Gia Toui.

Nước trên các kheo các suối chảy dồn xuống một hồ rộng. Cuối hồ một đập đá thiên nhiên nằm chận ngang dòng nước chảy. Do đó nước hồ luôn luôn lênh láng và sâu không biết bao nhiêu.

Dưới đập đá có một lỗ cống bồng bềnh. Nước hồ theo lỗ cống chảy qua bên kia đập đá và tuôn xuống một vực sâu, tiếng vang ầm ầm.

Thợ rừng làm súc gỗ xong kết bè thả xuống hồ rồi trèo qua đập đá sang bên kia đợi. Bè gỗ thường bị mắc kẹt trong hang. Phần trôi ra ngoài mười phần chỉ còn độ ba bốn. Rất ít khi bè ra được nguyên.

Vì nước thác chảy luồn qua cống đập đá bốn bên bịt bùng nên gọi là thác Hòm.

THÁC RÙA

– Gọi như thế vì giữa thác có nhiều đá hình tròn tròn trông giống mai rùa. Những đá ấy lớp chìm lớp nổi. Bè đi vô ý bị va vào tất nguy.

THÁC NAI

– Giữa thác có một hòn đá hình thù giống một con nai mới lú sừng.

Thác Nai hiền như Nai. Nếu không có hình đá trông xinh xinh thì không mấy ai để ý.

Thác Nai, thác Rùa, thác Hòm ở trên Thạch Trại, là những thác hữu danh thuộc về nguồn.

Từ Thạch Trại trở xuống, những tác được để ý nhất là:

THÁC TRÂU Á

– Trâu Á là trâu húc nhau. Gọi như vậy là vì nơi thác có hai tảng đá to lớn hình giống hai con trâu giao đầu lại với nhau, như đang húc lộn. Hình trâu có đủ đầu đủ sừng, một phần chìm dưới nước, một phần nổi lên trên. Bè phải len chính giữa hai đầu trâu mà đi. Lắm khi bị vướng vào sừng xảy ra tại nạn. Thời Tiền Chiến sừng trâu bị sét đánh gãy, nên sự qua lại ít nguy hiểm hơn xưa.

THÁC GIANG CHÉ

– Thác ở gần khẩu sông Khê.

Ở giữa thác có một tảng đá nổi cao, hình giống như một cái ché cổ. Ché bị sét đánh sứt hết một phía miệng.

Thác Giang Ché không nguy hiểm. Và ngoài cái Ché trời sanh rồi trời đánh, không có chi đặc biệt.

THÁC TRÂU ÐỤNG

– Cảnh tượng khác thác Trâu Á.

Trâu ở thác Trâu Á đứng hai bên sông. Trâu ở thác Trâu đụng lại nằm phía giữa dòng. Và có ba con. Trâu mẹ nằm giữa, hai trâu nghé nằm hai bên.

Bè ở trên theo sức nước trôi xuống, nếu lỡ tay sào, thì nhất định bị đụng vào đá, không đụng vào tảng này cũng đụng vào tảng kia. Mà một khi đụng vào thì hoặc chìm hoaëc vỡ, chớ khó mà “bình yên”. Cho nên tay sào thật giỏi mới dám qua thác Trâu Ðụng.

THÁC HÔNG TƯỢNG

– Gọi tắc là thác Hông.

Gọi thế là vì nước thác xối thẳng vào hông núi rồi mới quay trở lại xuôi theo dòng sông. Bè trôi xuống, nếu chống đỡ không khéo, bị tột vào hông núi, thì dội ngược lại và chìm ngay.

Hông núi vừa to vừa mốc như da voi, nên gọi là hông tượng.

THÁC NGỰA

– Thường gọi là thác Ngựa lồng.

Thác dài đến trên dưới ba trăm thước. Không dốc nhưng có nhiều đá mọc ngầm dưới nước. Có ba tảng cao nhất, chỏm lên gần sát mặt nước. Nằm theo hàng dọc. Nước chảy xuống bị sức cản, bắn bọt tung tòe. Trông dạng nước chảy qua ba tảng đá ấy, lên cao rồi xuống thấp, giống như kiểu ngựa. Cho nên ba tảng đá mang tên là Kiều Nhất (tảng ở trên hết), Kiều Nhì (tảng ở giữa), Kiều Ba (tảng cuối). Sức nước qua thác Ngựa rất mạnh. Dòng nước chảy cuồn cuộn trông hung hãn như ngựa lồng. Do đó mà mệnh danh là thác Ngựa Lồng(30).

THÁC THAM DỰ

Cũng gọi là thác sông Cầu vì nằm nơi giao thủy sông Cầu và sông Cái.

Giữa thác nổi lên một cồn cát. Nước chảy chung quanh cồn giống như hai tay ôm choàng một thúng cát. Cánh phía Bắc cạn. Ghe bè đi bên cánh Nam. Thác không nguy hiểm.

THÁC DẰNG XAY

Mệnh danh như thế là vì thác chảy theo hình cánh chỏ, trông giống dằng xay xay lúa. Nước chảy rất mạnh. Nơi nghẹo cánh chỏ có một cồn cát. Nước chảy xuống dội mạnh vào nghẹo cánh chỏ bị dội trở lại, một phần theo dòng sông chảy xuôi, một phần chạy vòng quanh cồn cát như kiểu xay lúa. Ðó là một điểm nữa làm cho thác lấy tên là Dằng Xay chớ không lấn tên Cánh Chỏ hay Chữ Chi. Bè ghe khi xuống gần đến khúc nghẹo dằng xay, thì các tay sào phải sẵn sàng giơ ra theo hướng thuận tiện để chống vào vách đá cho ghe bè theo đúng đường trôi xuôi. Nếu lỡ tay thì thế nào cũng bị va vào vách đá. Mà một khi bị va thì không vỡ cũng chìm, hoặc bị đẩy lọt vào phần nước bị dội và bị nước cuốn chạy vòng quanh cồn cát, phải tốn nhiều công sức mới ra khỏi vòng xà quây.

THÁC VÕNG

Cảnh tượng có phần kỳ quái.

Ðá chồng thành một đập thiên nhiên, từ bờ phía hữu chạy xiên xiên ra đến hai phần ba sông. Nước đương xuống thác đã mạnh lại còn bị đập đá cản lại thành mạnh thêm. Ðã vậy tại chỗ nước lại có một dây rừng giăng ngang qua từ bờ phía bên tả đến đập đá như một cái võng đưa em. Dây ấy là một dây sống, lớn bằng bắp vế và giăng sà sà trên mặt nước. Nước thác chảy đánh tung dây lên cao. Dây tung lên rồi rớt xuống. Rớt xuống lại bị đánh tung lên. Cứ tung lên rớt xuống như dây của trẻ em tung để cùng nhảy với nhau. Ghe bè lên xuống, phải canh cho đúng lúc dây tung lên để lướt nhanh qua thác. Nếu qua không kịp thì bị dây quất xuống, ghe bè không vỡ cũng chìm, còn người không hộc máu chết tại chỗ, khi về nhà cũng bị sưng mình mẩy mà chết. Tại nạn xảy ra luôn.

Người địa phương tin là dây thiêng, không ai dám xúc phạm.

Một nho sinh quyết liều chết để cởi ách cho đồng bào. Chàng mài một lưỡi rựa thật bén, rồi đến chặt đứt hai đầu dây. Nhựa cây ra như huyết heo tuôn đỏ cả mặt nước. Thấy vậy kẻ mê tín càng tin ràng đó là huyết của cây thành tinh, và chắc thế nào chàng nho sinh cũng bị yêu ma bắt chết. Chàng nho sinh sau khi về nhà, kẻ thì đồn rằng học máu chết, người thì cười bảo “chàng bị Diêm vương đòi hỏi tội lúc tuổi đã quá cao”. Không biết lời nào phải. Chỉ biết rằng nhờ lòng nghĩa hiệp của chàng nho sinh mà võng tinh không còn và ghe bè qua thác được dễ dàng, yên ổn.

Một nhà nho nghe chuyện nho sinh, đắc ý vỗ đùi ngâm:

Trên đời chẳng có nhà Nho,

Thời nơi Thác Võng mối lo mãi còn.

Cho hay giấy trắng lòng son,

Nghìn thu tô điểm nước non thêm tình(31).

THÁC NHÉT

Giữa thác có nhiều đá nằm như thúng úp. Dưới thác có một lỗ to lớn lõm sâu vào vách núi, tục gọi là Lỗ Ðoi. Nước chảy rất mạnh, và bị đá chận thành có nhiều nơi chảy vòng nong theo kẽ đá. Ghe bè xuống thác, nếu không cẩn thận thì thường bị nước tống vào kẹt đá hoặc vào Lỗ Ðoi, mắc cứng như bị nhét.

Vì vậy mà thác mệnh danh là thác Nhét.

Ðể qua thác được bình an, mỗi khi đi ngang qua Lỗ Ðoi, người cầm sào lấy sào thọc vào lỗ mấy cái. Ðó là tục lệ xưa nay. Các nhà văn nhà thơ thấy vậy mới đặt tên cho thác Nhét một mỹ hiệu là “Mỹ Nhân quan”. Và những khách anh hùng muốn được “dị quái” phải “tùng phục(32).

Ðến viếng Lỗ Ðoi, du khách không khỏi liên tưởng đến hồ Lỗ Ðĩ và miếu Lỗ Lườn ở Vạn Ninh. Có lẽ đó là tục thờ Lingam và Yoni của người(33) Chàm còn truyền lại.

Lỗ Ðoi cũng là một đề tài của khách ngâm vịnh. Ðược truyền tụng là bài của cụ tú Phan Duy Tuần họa vần bài của cụ Ðông Giả:

Trèo lên thì dễ, xuống mà coi,

Ghe nhét nhiều lần tại Lỗ Ðoi.

Nước chảy vòng nong gành rậm rịt,

Ðá hàng úp thúng lạch thoi loi.

Hiểm sâu quen thói chôn đồ đạc,

Lăn lóc cam phần ngủ bãi doi.

Ai bảo rằng linh? Dâm tợ đĩ!

Bao nhiêu sào chọt với dầm moi (34).

Các các thác khác, không có gì đặc biệt.

Và các thác kể trên, hầu hết nguy hiểm. Nhưng nguy hiểm nhất là Ngựa Lồng, Trâu Ðụng và Dằng Xay. Cho nên ca dao địa phương có câu:

Ngựa Lồng Trâu Ðụng Dằng xay

Khỏi ba thác ấy khoanh tay mà ngồi.

Ðó là nói việc đi xuống. Chớ đi lên thì ai cũng ngán Thác Ngựa, vì quá dài.

Trường Xuyên thời Tiền Chiến đã mượn thác Ngựa để gởi chút lòng nhắn cùng người “đồng hội đồng thuyền”.

Anh muốn tìm nguồn trong

Nên đi ngược dòng sông Cái?

Hay bị bùa bị ngải

Nên anh bỏ bãi lên nguồn?

Thuyền anh dù thuận gió đi luôn,

Ðến đầu Thác Ngựa cũn phải cuốn buồm trở lui.

Thế xưa lời đã nặng lời,

Anh cố xa em đi nữa,

Chẳng phải ý trời thời cũng khó xa.

Anh đi em ở lại nhà,

Biển sâu lặn lội,

Em nuôi mẹ già thay anh.

Trên các nhánh sông, nhánh nào cũng có nhiều thác. Song có tiếng nhất là thác Giang Lo, vì rất nguy hiểm.

THÁC GIANG LO

Nằm trên sông Giang.

Cao đến hai thước và đứng sững như vách.

Cách chân thác chừng mười lăm hai mươi thước lại có một hòn đá to lớn nằm ló đầu lên mặt nước. Bè ghe xuống thác thường bị tột vào đá vỡ tan. Cho nên những tay sào đi trên sông cái, dù tài giỏi đến đâu cũng không dám đi trên sông Giang.

Ghe đi trên sông Giang, hễ gần dến thác Giang Lo thì phải lo cất hết hàng hóa xuống để cho ghe qua thác rồi mới chất trở lên. Còn bè thì người chống phải ngồi bám vào bè cho thật chặt và ngọn sào phải để sẵn một bên. Bè xuống khỏi thác thì chìm sâu lút đầu người. Ðến khi nổi lên thì tay sào phải sẵn sàng để chống vào đá, cho bè thuận theo dòng nước mà xuôi.

Người ta bảo rằng:

Vì đi trên sông Giang, đến thác nầy ai nấy đều lo sợ, cho nên gọi là thác Giang Lo.

Nhưng sự thiệt thì Giang Lo là tiếng Thượng, đọc và viết theo tiếng Kinh.

Còn các thác khác cũng có nhiều cảnh lạ, nhưng khó mà đi đến, nên du khách tạm dừng chân nơi Giang Lo, để lấy sức trở lui xuống sông Cái.

*       

Từ nguồn chí biển, Sông Cái tức sông Nha Trang, vượt qua nào núi nào rừng, nào ruộng nương thôn ấp. Nếu sẵn tại Tống Ðịch, thì thế nào cũng có ít nhất tám cảnh Tiêu Tương (35).

Trong khi chờ mộng Giang Yêm(36), thì xin giới thiệu “thực chất” của sông Nha Trang, để khi mộng thành thì được “văn chất bân bân” cho khoái tâm khoái khẩu.

Sông Nha Trang có nhiều cá. Nhưng có một giống cá mà các bà nội trợ nặng tình Mạnh Quang thường mua về để “cử án”(37). Ðó là cá Ðục. Thứ cá nầy không phải riêng sông Nha Trang mới có. Song cá Ðục Nha Trang đặc biệt hơn các sông khác là thịt đã ngọt lại thơm.

Nhân vị đặc biệt ấy mà thời Nhật Pháp tranh quyền trên lãnh thổ Việt Nam (19401944), một người ở Nha Trang đã mượn con cá Ðục để gởi tâm sự cùng bạn đồng chí:

Sông Nha Trang,

Cát vàng nước lục,

Thảnh thơi con cá đục

Lội dọc lội ngang.

Ðã nguyền cùng em giữ dạ đá vàng,

Quý chi tách cà phê đen, ly sữa bò trắng,

Anh nỡ phụ phàng nước non?

Ðó, sông Nha Trang, tức Cù Giang, tức sông Cái, mới ngó qua tưởng không có gì đặc sắc. Nhưng nếu rõ được ngọn nguồn lạch sông, thì hưởng được không biết bao nhiêu thú vị, thú vị về phong cảnh, về lịch sử, về truyền thuyết… mà muốn hưởng được trọn phải chịu khó đến tận nơi.“.

BÁU VẬT NƠI ĐẤT VIỆT
Hoàng Kim


Pho tượng Phật Quan Âm
trở về từ biển cả
chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá !

Thành Hoàng Lương Văn Chánh
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Lúa siêu xanh Việt Nam.
Mằng Lăng lưu chữ Việt.

Lời thương nơi Tháp Nhạn
An Hải mả Cao Biền
Ghềnh Đá Đĩa Tuy An
Báu vật nơi đất Việt.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bau-vat-noi-dat-viet.jpg

Ghi chú

(*) Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả lưu tại chùa Thanh Lương Phú Yên, là gần nơi kho báu Ghềnh Đá Dĩa Tuy An, cũng rất gần Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ dấu tích ‘phép giảng tám ngày’ của ông Alecxandre de Rhodes người phát minh chữ Tiếng Việt. Nơi đây cũng là nơi kết nối trục giao lộ ngang từ Đầm Ô Long, cảng Quy Nhơn tới Nơi hội tụ Đông Dương ở ngả năm sông Mekong Champasak (hình trên) và nơi kết nối với trục dọc Trường Sơn sinh lộ biển trời Mekong. Địa thế này là tầm nhìn phong thủy Vạm Xuân đặc biệt xuất sắc, được thể hiện rõ trong bản đồ cổ từ thời mạt Đường, và quả thật là lạ lùng !

(**) Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’  nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:

Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.





An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

(***) Thiền sư Thích Phổ Tuệ ở chùa Ráng Tổ Đình Viên Minh đã tặng tôi hai cuốn sách quý với dòng đầu phần duyên khởi ứng dụng trong đời sống hiện đại “Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Tôi vốn tâm đắc với lời Thầy dạy và luôn ghi lòng: “Việc chính đời người chỉ ít thôi/ Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi/ Phúc hậu suốt đời làm việc thiện/ Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.  Những danh nhân người nước ngoài gắn bó sống và chết với Việt Nam như Yersin, Cao Biền hoặc như  Alexandre de Rhodes, người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, tôi xin dành một sự ngưỡng mộ và quý mến.

Tôi thực lòng muốn viết các khảo cứu chuyên đề này về huyền thoại và sự thật.

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter



Đọc lại trăm bài thơ

ĐỌC LẠI TRĂM BÀI THƠ
Hoàng Kim

Danh sách “100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20” là kết quả cuộc thi “Chọn những bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20” do Trung tâm văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức Nhà Xuất bản Giáo Dục in thành sách và phát hành rộng rãi. nhiều năm qua vẫn làm háo hức những người yêu thơ Việt chọn đọc lại. Danh sách “100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20,” ngoài “Nguyên tiêu”, 99 bài còn lại được sắp xếp theo tên tác giả dựa vào bảng chữ cái. Trang Thi Viện của tiến sĩ Đào Trung Kiên sáng lập lưu trữ và giới thiệu, HK chọn lọc: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-tram-bai-tho

1) Nguyên Tiêu – Hồ Chí Minh.
2) Ngày hòa bình đầu tiên – Phùng Khắc Bắc.
3) Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính.
4) Tạm biệt Huế – Thu Bồn.
5) Vào chùa – Đồng Đức Bốn.
6) Sư đoàn – Phạm Ngọc Cảnh.
7) Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc – Văn Cao.
8) Núi Đôi – Vũ Cao.
9) Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm.
10) Tràng Giang – Huy Cận.
11) Dọn về làng – Nông Quốc Chấn.
12) Quê hương – Nguyễn Bá Chung.
13) Say đi em – Vũ Hoàng Chương.
14) Miền Trung – Hoàng Trần Cương.
15) Đường về quê mẹ – Đoàn Văn Cừ.
16) Anh đừng khen em – Lâm Thị Mỹ Dạ.
17) Nguyệt cầm – Xuân Diệu.
18) Cô bộ đội ấy đã đi rồi – Phạm Tiến Duật.
19) Tây tiến – Quang Dũng.
20) Lên Côn Sơn – Khương Hữu Dụng.
21) Đò lèn – Nguyễn Duy.
22) Chiều – Hồ Dzếnh.
23) Thăm mả cũ bên đường – Tản Đà.
24) Cha tôi – Lê Đạt.
25) Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm.
26) Núi mường Hung dòng sông Mã – Cầm Giang.
27) Mắt buồn – Bùi Giáng.
28) Hai sắc hoa tigôn – T.T.KH.
29) Bài thơ tình ở Hàng Châu – Tế Hanh.
30) Trở về quê nội – Ca Lê Hiến.
31) Đêm mưa – Tô Hoàn.
32) Những đứa trẻ chơi trước cửa đền – Thi Hoàng.
33) Cửu Long giang ta ơi – Nguyên Hồng.
34) Đọc thơ Ức Trai – Sóng Hồng.
35) Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ.
36) Nỗi niềm Thị Nở – Quang Huy.
37) Đường khuya trở bước – Đinh Hùng.
38) Người về– Hoàng Hưng.
39) Đồng chí – Chính Hữu.
40) Khi con tu hú – Tố Hữu.
41) Lên Cấm sơn – Thôi Hữu.
42) Lời nói dối nhân ái – Trang Thế Hy.
43) Gánh nước đêm – Á Nam Trần Tuấn Khải.
44) Tỳ bà – Bích Khê.
45) Gửi bác Trần Nhuận Minh – Trần Đăng Khoa.
46) Thu điếu – Nguyễn Khuyến.
47) Bến Mi Lăng – Yến Lan.
48) Tháp Chàm – Văn Lê.
49) Ông đồ – Vũ Đình Liên.
50) Đèo cả – Hữu Loan.
51) Viếng bạn – Hoàng Lộc.
52) Tiếng thu – Lưu Trọng Lư.
53) Nhớ rừng – Thế Lữ.
54) Một vị tướng về hưu – Nguyễn Đức Mậu.
55) Những mùa trăng mong chờ – Lê Thị Mây.
56) Dặn con – Trần Nhuận Minh.
57) Hội Lim – Vũ Đình Minh.
58) Khóc người vợ hiền – Tú Mỡ.
59) Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ.
60) Quê hương – Giang Nam.
61) Thị Màu – Anh Ngọc.
62) Nhớ – Hồng Nguyên.
63) Trời và đất – Phan Thị Thanh Nhàn.
64) Người đàn bà ngồi đan – Ý Nhi.
65) Nhớ máu – Trần Mai Ninh.
66) Mẹ – Nguyễn Ngọc Oánh.
67) Bông và mây – Ngô Văn Phú.
68) Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương – Việt Phương.
69) Đợi – Vũ Quần Phương.
70) Tên làng – Y Phương.
71) Lời mẹ dặn – Phùng Quán.
72) Có khi nào – Bùi Minh Quốc.
73) Tự hát – Xuân Quỳnh.
74) Áo lụa Hà Đông – Nguyên Sa.
75) Bài thơ của một người yêu nước mình – Trần Vàng Sao.
76) Người đẹp – Lò Ngân Sủn.
77) Đồng dao cho người lớn – Nguyễn Trọng Tạo.
78) Tống biệt hành – Thâm Tâm.
79) Dấu chân qua trảng cỏ – Thanh Thảo.
80) Đất nước – Nguyễn Đình Thi.
81) Những người đàn bà gánh nước sông – Nguyễn Quang Thiều.
82) Nghe tiếng cuốc kêu – Hữu Thỉnh.
83) Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông.
84) Bờ sông vẫn gió – Trúc Thông.
85) Bến đò ngày mưa – Anh Thơ.
86) Thăm lúa – Trần Hữu Thung.
87) Cổ lũy cô thôn – Phạm Thiên Thư.
88) Nói sao cho vợi – Thu Trang.
89) Mưa đêm lều vó – Trần Huyền Trân.
90) Bên mộ cụ Nguyễn Du – Vương Trọng.
91) Nhớ Huế quê tôi – Thanh Tịnh.
92) Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ.
93) Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử.
94) Nhớ vợ – Cầm Vĩnh Ui.
95) Em tắm – Bạc Văn Ùi.
96) Một ngày ta ngoái lại – Đinh Thị Thu Vân.
97) Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên.
98) Bếp lửa – Bằng Việt.
99) Vườn trong phố – Lưu Quang Vũ.
100) Thương vợ – Trần Tế Xương.

Bài Nguyên tiêu, thơ Hồ Chí Minh do Xuân Thủy.dịch




滿

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Tháng 2 năm 1948.

Nguồn:
1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975
2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

RẰM THÁNG GIÊNG
Hồ Chí Minh

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Bản dịch của Xuân Thuỷ

Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời đùa với bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” có ba chữ xuân, sao lại dịch chỉ hai chữ xuân “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” ?

Báo Tuổi trẻ đã đăng tải tin này với ý kiến của Nhà văn Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, cho biết:Chúng tôi nhận được rất nhiều bài viết công phu, thể hiện tình yêu và thái độ trân trọng với thơ ca. Có những độc giả viết đến hàng chục trang bình chọn và đưa ra nhiều lý lẽ bảo vệ cho sự lựa chọn của mình“ đại ý như trên. “100 bài thơ chia đều cho 100 tác giả, không một ai được vinh dự góp mặt với hơn một sáng tác. Hiện tượng này khiến không ít độc giả ngậm ngùi tiếc nuối khi Xuân Diệu có Nguyệt cầm nhưng không có Đây mùa thu tới hay Vội vàng… Hoàng Cầm có Bên kia sông Đuống nhưng không có Lá diêu bông… Nguyễn Duy có Đò lèn nhưng lại vắng Tre Việt Nam hay Hơi ấm ổ rơm… Ngoài ra sự vắng mặt của nhiều bài thơ nổi tiếng trong danh sách này không khỏi khiến người yêu thơ phải nuối tiếc. Phong trào Thơ Mới góp mặt trong danh sách với số lượng tác giả, tác phẩm lớn nhất. Tiếp đó là những sáng tác có ảnh hưởng sâu nặng đến suy nghĩ và hành động của bao thế hệ độc giả qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp.

Cách mạng sắn Việt Nam https://youtu.be/81aJ5-cGp28

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Ngôn ngữ văn hóa Việt

NGÔN NGỮ VĂN HÓA VIỆT
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

chọn lọc đúc kết thông tin ngôn ngữ văn hóa

CNM365 Tình yêu cuộc sống. Mời bạn đọc bài Dưỡng sinh’ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng, 24 tiết khí nông lịch của tiến sĩ Hoàng Kim Bài ‘Thơ Facebook’ của Thanh Vân giới thiệu “Ướm thử giày xưa” thơ Duệ Mai, có lời bình thơ của Thanh Vân, cùng đọc bài thơ “May mà” của nhà thơ Lê Đình Cánh và lời bình thơ của bác Bulukhin, với bài Chúc xuân của nghệ sỹ Hoài Linh . Đó là chùm 5 bài đọc thêm về Ngôn ngữ văn hóa Việt

DƯỠNG SINH
Nguyễn Lân Dũng

Dưỡng sinh là một phương pháp tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên và rất có lợi cho sức khoẻ ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đây là loại bài tập không cần được huấn luyện nhiều, xem qua hay đọc qua là hiểu được ngay. Có thể ngoài trời hay trong nhà, tập buổi sáng sớm hay buổi chiều tối, có thể tập trong suốt bốn mùa. Nữ giáo sư Trung Quốc Uông Đức Nhàn ở Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Bắc Kinh đề xuất ra 16 bài tập dưỡng sinh khá phù hợp với mọi người và chúng ta nên tham khảo (xem cuốn Sách trắng về Sức khoẻ, NXB Phụ nữ, 2006).

Theo GS. Uông thì Càn Long là ông Vua sống thọ nhất trong giai đoạn suốt trên 2000 năm của xã hội phong kiến Trung Quốc với tuổi thọ là 88. Bí quyết của Vua Càn Long là… thường xuyên tập Dưỡng sinh ! Phương pháp của ông Vua này được tóm tắt trong 16 chữ, dịch ra tiếng Việt là “Thở ra hít vào; Hoạt động gân cốt; Mười nên, Bốn không; Tẩm bổ đúng lúc”

‘Mười nên’ được hiểu là: Thường xuyên đánh răng; Thường xuyên nuốt nước bọt; Tai thính; Mũi thính; Mắt tinh; Thường xuyên xoa mặt; Luôn xoa bóp chân; Luôn xoa bóp tay; Luôn gập bụng; Luôn duỗi thẳng tay chân. ‘Bốn không’ được hiểu là: Không nói chuyện khi ăn, Không nói mê khi ngủ, Không say khi uống, Không mê sắc dục.

Các sách kinh điển của Trung Quốc đã ghi lại 16 chữ của Vua Càn Long là cơ sở của phương pháp tập luyện của phái Côn Luân thời cổ đại. Người Nhật thời Cận đại đã phổ biến 16 chữ này trong dân chúng để thường xuyên luyện tập.

Khi vận động được khuyên là: Thường xuyên vuốt tóc; Xoa mặt; Mắt tinh; Tai thính; Lưỡi luôn ướt; Răng luôn sạch; Lưng luôn ấm; Chân tay luôn cử động; Da dẻ luôn sạch sẽ; Không nói khi đang đi tiểu, đi đại tiện.

Hàng ngày chải đầu bằng lược khoảng 100 lượt hay nhiều hơn khi thấy ngứa đầu, rụng tóc. Xoa mặt nhẹ nhàng 50 lần bằng hai lòng bàn tay. Xoa mũi bằng ngón tay giữa và ngón tay trỏ, miết mạnh hai bên sống mũi từ dưới lên đến huyệt Ấn Đường ở trán rồi từ trán miết xuống, lặp lại 50 lần. Sau đó dùng hai ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt Nghinh Hương ở hai bên 50 lần. Xoa mép bằng hai ngón tay giữa, ấn vào huyệt Địa Thương ở hai bên mép 50 lần. Xoa mắt bằng hai ngón tay trỏ, ấn vào huyệt Thái Dương ở hai bên trán 50 lần, sau đó ấn vào huyệt Tứ Hạch ở dưới mắt 50 lần. Rồi ấn vào hai huyệt trên hai mi mắt 50 lần.

Vận động mắt, chuyển động nhãn cầu: ngước nhìn lên trời rồi nhìn xuống đất 100 lần, lại nhìn sang bên sau đó nhìn về phía trước, đổi bên và làm 100 lần. Thường xuyên xoa tai vì quanh vành tai có 300 huyệt, phía sau tai có 50 huyệt. Xoa tai giúp ngủ sâu hơn, tâm hồn thoải mái, có lợi cho sức khoẻ.

Thường xuyên đánh răng kết hợp với việc dùng ngón tay sạch day lợi cả trong lẫn ngoài từ 1 đến 2 phút. Cọ xát lưỡi nhẹ nhàng, miệng tiết ra nhiều nước bọt. Trước hết bình tâm, thở ra 3 lần, thè lưỡi ra đến môi, khẽ cọ xát cho nướt bọt ứ ra. Làm 5-7 lần rồi nhổ nước bọt đi, không nuốt. Mỗi lần làm 50 lượt vào buổi sáng hay buổi tối.

Xoa ngực lưng và bụng có thể phòng tránh bệnh tật. Dùng hai bàn tay xoa lưng 50 lần và xoa ngực 50 lần. Sau đó dùng từng tay vỗ nhẹ vào ngực và vào lưng. Dùng cả hai tay xoa cho da bụng nóng lên, xoa thành vòng tròn, một tay xoa xuống và một tay xoa lên. Đừng xoa sau lúc no quá hoặc đói quá. Cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tạo thói quen đại tiện đều đặn và đúng giờ.

Tập thở bằng bụng, thở mạnh ra để hậu môn giãn nở đẩy khí âm ra, khi hít vào hậu môn thả lỏng . Mỗi ngày tập 50-100 lần để phòng chữa bệnh trĩ, viêm tuyến tiền liệt. Khi đi tiểu tiện hay đại tiện không nói chuyện, càng không nên hút thuốc, nên mím môi và xiết chặt hai hàm răng, để máu lưu thông làm cho răng chắc khỏe.

Dùng tay xoa để tắm khô cho da, bắt đầu từ huyệt bách hội ở đỉnh đầu rồi xuống mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng, lưng, eo, đùi, chân. Có thể tự mình làm lấy hoặc người trong nhà giúp làm lẫn cho nhau. Xoa âm bộ gồm háng (100 lần), cốt huyệt (100 lần), âm huyệt (100 lần), huyệt thận (100 lần), bụng (100 lần), ngọc hành (100 lần) Tập thở hít bằng bụng, mở rộng biên độ lên xuống của hoành cách mô và biên độ co giãn của bụng. Cách thở này giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện chức năng của khí quả, tăng cường được sức đề kháng với bệnh tật.

|hường xuyên xoa gan bàn chân. Sáng đi bách bộ 300 bước, tối ngâm chân bằng nước ấm 38-450C. Vừa ngâm chân vừa cọ xát vào nhau, ngâm trong 10-20 phút. Sau đó lau khô rồi xoa bằng tay cho hai gan bàn chân nóng lên.

Hoạt động chân tay bằng cách toàn thân thả lỏng, đứng tự nhiên, tập trung tư tưởng. Vận động đầu bằng cách ngẩng lên cúi xuống 30 lần, sau đó lần lượt nghiên đầu về hai bên, mỗi bên 15 lần. Vặn sườn bằng một tay chống nạnh sườn, một tay giơ cao, vặn sườn mỗi bên 15 lần. Vận động ngực bằng cách chân trái bước lên trước, chân phải duỗi thẳng ra sau, hai tay giơ thẳng về phía trước rồi vươn sang hai bên, ưỡn ngực ra, tập 15 lần rồi đổi bên tập 15 lần nữa. Vận động xoay người bằng cách dạng hai chân, hai tay chống nạnh, quay người sang trái rồi sang phải. Vận động tay bằng cách dạng chân, buông xuôi tay rồi đưa thẳng về phía trước, sau đó thu về tư thế cũ và tập 30 lần. Vận động vỗ đấm bằng cách dạng hai chân, nắm tay lại và đấm nhẹ các phần bụng, ngực, lưng, vai, khoảng 30 lần. Vận động vắt tréo bằng cách dạng hai chân, hai tay duỗi thẳng rồi vắt tréo hai tay trước ngực rồi xoay người sang hai bên, tập 15 lần.Vận động chèo thuyền bằng cách dạng hai chân, chân trái bước lên, chân phải duỗi thẳng ra sau, hai tay làm động tác chèo thuyền, tập 15 lần. Vận động lắc mông bằng cách dạng hai chân lắc mông sang hai bên 30 lần. Vận động xoay mông bằng cách dạng hai chân, xoay mông từ trái sang phải và ngược lại 30 lần.

Vận động lưng bằng cách dạng hai chân, hai tay vắt tréo sau lưng, từ từ gập người xuống rồi từ từ đứng thẳng lên, tập 30 lần. Vận động vặn lưng bằng cách dạng hai chân, gập người về phía trước, hai tay xoay theo hướng vặn lưng, tập 15 lần mỗi bên. Vận động cong lưng bằng cách chụm hai chân, sau đó chân trái bước lên nửa bước, hai tay giơ cao, gập bụng, tay với tới chân rồi trở về tư thế đứng thẳng, tập mỗi bên 15 lần.Vận động đá chân bằng cách đứng chụm chân hai tay đưa lên ngang vai, lần lượt đá mạnh từng chân về phía trước, mỗi chân 15 lần, sau đó lại đá về phía sau mỗi chân 15 lần.

Vận động đầu gối bằng cách dạng hai chân, gập người về phía trước, hai tay vịn vào đầu gối, xoay đầu gối theo hai chiều kim đồng hồ, mỗi chiều 15 lần. Vận động quỳ bằng cách chụm hai chân, từ từ quỳ xuống rồi lại đứng lên, tập khoảng 30 lần. Vận động xoay chân bằng cách dạng hai chân, giơ chân phải lên, xoay từ trong ra ngoài, rồi xoay lại làm 15 lần rồi đổi chân làm lại như vậy. Vận động nhảy đá chân bằng cách nhảy lên khỏi mặt đất và lần lượt đá về phía trước mỗi chân 15 lần.

Tuỳ theo sức khoẻ, thời gian luyện tập mà thay đổi cường độ tập luyện.

Nguồn: http://nguyenlandung.vn102.space/2017/11/30/d_ng_sinh

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP XUÂN
Hoàng Kim

Lập Xuân tiết Xuân mới
Phượng Hoàng trên cành Xuân


*

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

*

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nong-lich-tiet-lap-dong-1.jpg

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP ĐÔNG
Hoàng Kim

Đêm lạnh đông về chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Em đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên

BAN MAI TRÊN SÔNG SON
Hoàng Kim

24 tháng 10 hôm nay sương giáng
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh
Ban mai sông Son thương cha nhớ mẹ
Dòng sông quê hương thao thiết giữa lòng.

Khuyên em đừng quên ‘nhất thì nhì thục’
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Em học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

CHỚM ĐÔNG
Hoàng Kim


Phương Nam nắng ấm suốt ngày
Chớm đông đừng tưởng tiết này là xuân
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Đừng quên ủ mộng để mầm nõn xanh.

Giao mùa trở gió đã đành
Lắng nghe trời chuyển đành hanh chuyện người
Việc đời trầm tĩnh thảnh thơi
Bàn cờ thế sự đến hồi trớ trêu …

Cơ trời con tạo xoay theo
Bùi ngùi thương chốn dân nghèo quê Choa
Miếng khi đói, gói khi no
Rưng rưng chốn cũ, mà chưa tỏ lòng …

Dọn vườn viết sách thung dung
Sớm mai tỉnh thức trưa nồng thảnh thơi
Trạng Trình thỏa chí rong chơi
Vịnh mùa Đông lão mai cười gió Đông

Chớm Đông nhớ tiết Đông phong
Phương Nam trời ấm, lòng không gợn buồn.

GIÀY VÀ THƠ
Thanh Vân

Tôi có một anh bạn làm phóng viên viết về mảng thời trang và văn hoá ở một tờ báo ăn khách nọ. Hắn biết tôi thích ngắm gái đẹp, lại có chút năng khiếu “hỏi xoáy đáp xoay “ nên mỗi lần đi phỏng vấn hoa hậu, người mẫu, hắn thường rủ tôi đi cùng. Năm trước, nhờ có tôi mà bài phỏng vấn hoa hậu X của hắn, báo bán chạy như tôm tươi, hắn được Tổng biên tập khen và thưởng cho một tháng du lịch đảo Phú Quốc để theo dõi và viết bài đưa tin về cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2014. Tôi còn nhớ như in lần đó, khi nàng ô sin đẹp tuyệt trần ( tôi đã tưởng nhầm là hoa hậu ) ra mở cổng và dẫn chúng tôi vào phòng khách là lúc hoa hậu X đang thử giày để tối đi dự event từ thiện. Ở một góc phòng khách, một cái tủ to tướng cơ man là giày được trưng bày như ở một cửa hàng giày thời trang trong siêu thị Tràng Tiền Plaza. Như bạn bè người thân trong nhà, nàng vẫy hắn và tôi đến bên gian hàng, nàng chỉ từng đôi, từng đôi một, giới thiệu tên hãng và xuất xứ của nó. Tôi hỏi nàng đây là cửa hàng giày cũ hay giày mới. Giọng nàng ngọt ngào và tự hào : giày xưa đấy anh . Nó đã in dấu chân em trên đại lộ Paris, đại lộ thành Rome, đại lộ Holywood v.v…Buổi phỏng vấn nàng về từ thiện lại thành buổi phỏng vấn về thời trang giày và những bước đi trên sàn catwalk . Nàng hết thử đôi này đến đôi khác, dạo những bước chân uyển chuyển. Anh bạn tôi hết đứng, lại ngồi, lại khom lưng qùi gối chụp ảnh nàng lia lịa.

Còn tôi vừa ngắm nàng vừa hỏi nàng những câu hỏi bâng quơ về giày. Tôi còn nhớ một số câu hỏi đại loại như sau:
– Màu sắc giày em yêu thích là màu gì?.
– Em thích màu hồng, màu tím, màu của bình minh và màu của thủy chung.
– Vì sao em lại thích bộ sưu tập giày ?.
– Vì giày gắn liền với bước chân. Nhiều bước chân cộng lại là lịch sử của cuộc đời…
– Em có hay đi lại giày cũ không?
– Thường xuyên. Vì mỗi lần đi giày cũ em như trở về quá khứ.
– Bây giờ đi lại đôi giày lúc đăng quang hoa hậu em thấy chân mình còn vừa không? Một câu hỏi khó và một thoáng bối rối trên khuôn mặt nàng:
– Vẫn vừa. Bàn chân em vẫn không thay đổi, vẫn size 36 như lúc đăng quang.

Khi tôi nói chuyện với nàng, anh bạn phóng viên của tôi đã mở máy ghi âm ghi lại tất cả để làm tư liệu bài viết. Ngồi trên xe lúc ra về, hắn lại mở ra nghe và bình luận. Hắn khen nàng là hoa hậu Việt Nam thông minh nhất từ trước đến nay. Hắn khuyên tôi nên viết một bài thơ về nàng, về những đôi giày của nàng. Hắn hứa sẽ đăng trên báo của hắn và trả nhuận bút cao hơn mọi người.

Hắn cứ tưởng làm thơ là dễ lắm, dễ hơn viết những câu chuyện lá cải của hắn. Đã mấy tháng nay, đầu óc tôi mụ mị, chẳng viết nỗi một câu thơ nào. Nàng thơ bỏ tôi mà đi thật rồi. Để duy trì và tìm lại cảm xúc thơ, đêm nào tôi cũng miệt mài đọc thơ cho đến tận một giờ sáng rồi mới đi ngủ. Thơ trên báo Văn Nghệ Già, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, Tác Phẩm Mới, thơ trên Facebook, thơ trên các trang Web, thơ tập bạn bè tặng v.v…Giữa núi thơ biển chữ tôi đâm hoang mang. Tập thơ Mùa thu gõ cửa – Lão Chiếu ( tên thật là Nguyễn Thanh Quang ) tặng tôi đã hơn tháng vẫn chưa đọc. Tôi nghĩ lão là anh vô danh tiểu tốt trong làng Văn, lão biên tập và xuất bản chắc có gì hay mà đọc. Ừ lão có nhã ý tặng thì đọc xem sao, biết đâu gặp được bài thơ hay?. Và khi đọc xong tập thơ này, tôi thấy mình đã hiểu sai lão. Với hơn một trăm bài thơ của 54 tác giả tôi đã như lạc vào một vườn hoa đầy hương sắc. Có rất nhiều câu thơ lấp lánh và nhiều bài thơ long lanh, thực sự là thơ. Ví dụ như Lời Thị Màu ( Hoàng Kim Hương ), Khúc em xa, Viết trước cổng chùa ( Đặng Khánh Cường ), Chị ngồi giặt áo ( Nguyễn Lâm Cẩn ), Hà Nội sang mùa ( Đỗ Minh Ngọc ), Gia điệu thu Hà Nội ( Nguyễn Thị Lan Anh ), Đi qua chiều Hà Nội (Dương Thu Hương) v.v…Trong đó tôi ấn tượng nhất là ba bài: Dắt mùa, Vết nứt và Ướm thử giày xưa của Duệ Mai. Trong ba bài tôi lại tâm đắc bài ‘Ướm thử giày xưa’. Vì đây là bài thơ viết về giày mà anh bạn tôi đặt hàng viết cho cô hoa hậu trong chuyến đi phỏng vấn mà tôi không sao viết nổi. Bạn thử đọc bài thơ này của Duệ Mai :

Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu!

Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào…

Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!

Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!

Bài thơ thật gọn gàng xinh xắn , câu chữ giản dị , nhưng thật ám ảnh và ma mị. Bàn chân khi đã đến tuổi trưởng thành mấy khi thay đổi. Bao năm tôi vẫn đi cỡ giày 41. Nàng hoa hậu vẫn đi giày cỡ 36 đấy thôi. Thế mà Duệ Mai ướm lại giày xưa thì không vừa “ Gót qua dâu bể/ Còn vừa nữa đâu …” Chỉ thi nhân mới nói được câu này. Không vừa giày, vì trải qua dâu bể , bàn chân đã mòn đi. Cuộc đời con người là cõi tạm trần gian. Thời gian như làn mây bay qua đầu, như nước chảy qua cầu. Mỗi bàn chân gắn với một đôi giày và một số phận. Khổ đau, hạnh phúc mỗi mình ta biết. Đôi giày như người tri âm, tri kỷ biết sẻ chia , biết sạn rơi kẽ chân nào . Một khoảng thời gian, một chặng đường của một con người thường gắn bó một đôi giày. Cất giữ giày cũ là cất giữ quá khứ. Ướm thử giày cũ là để trở về với quá khứ. Và chẳng ai sống mãi với quá khứ. Rồi đành lòng gói lại quá khứ để bước tiếp với đôi giày mới và bước chân mới. Bài thơ đã chọn được một thi tứ độc đáo. Mượn giày để nói về nhân tình thế thái, nỗi buồn vui cuộc đời người.

Tôi đã hơi dông dài. Nhưng thật thiếu sót khi bỏ qua nghệ thuật con chữ của bài thơ này. Về hình thơ chẳng có gì mới , là thể lục bát ngắt câu mà nhiều nhà thơ hiện nay hay dùng . Nhưng sự gieo con chữ trong bài thơ Ướm thử giày xưa của Duệ Mai thì rất tài hoa . Ngôn từ rất gợi và rất ẩn dụ, nói ít hiểu nhiều: gót qua dâu bể, dấu son trải dọc đường đời, dốc hết lao xao, lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên, đóng lại tần ngần, lạc giày, lạc cả bước chân.. Tôi đã làm nhiều phép thử thay từ vào các đoạn thơ này , nhưng thất bại hoàn toàn. Không thể thay bất kỳ một từ nào khác để câu thơ và bài thơ hay thêm. Nói về thời gian Duệ Mai cũng có cách nói rất mới , rất khác người. Chị ví thời gian đời người con gái như người nhai miếng trầu, mới đầu là đỏ thắm, là nồng say, cuối cùng là xác bã trắng, nhạt thếch : Ngỡ như mới giập bã trầu / Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!. Bài thơ là toàn bích. Nhưng chữ thôi đành kết thúc bài thơ sao an phận quá. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng biết dùng chữ nào khác. Nó cũng như câu chào tạm biệt hẹn gặp lại mà mọi cuộc chia tay đều có.

Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết Duệ Mai là ai, là nhà thơ chuyên nghiệp hay là người viết để giải toả lòng mình. Nàng có đẹp như thơ của nàng không? Nếu nàng còn trẻ và đi thi hoa hậu, nếu phần thi vấn đáp là câu hỏi : Bạn nghĩ gì khi đi lại đôi giày cũ của mình? Với ý thơ này tôi chắc nàng sẽ được điểm cao nhất phần thi vấn đáp. Nhưng ngôi hoa hậu, á hậu 1, á hậu 2 chẳng thuộc về nàng…

THƠ FACEBOOK
Thanh Vân

Có phải là thời đại phồn thịnh chăng mà nhà nhà làm thơ, người người làm thơ ? Thơ in báo, tạp chí, in tập số lượng người đọc ít nên bây giờ thơ rủ nhau lên mạng, nhất là mạng xã hội Facebook. Nếu làm một phép so sánh thơ in so với thơ mạng thì lượng đọc giả một vực, một trời. Nắm bắt được ưu điểm đó, nhiều nhà thơ trẻ nhanh chân nhanh tay xây nhà trên mạng. Các nhà thơ lớn tuổi sau một thời gian chần chừ, bây giờ cũng đã góp mặt gần như đầy đủ, trừ những nhà thơ nghèo quá không có máy tính hoặc không biết về công nghệ thông tin. Vì thế không gian thơ mạng rất rộng mở, đông vui và náo nhiệt. Năm 2013 đã cuộc thi thơ trên Facebook với chủ đề Lời tỏ tình đầu tiên với những nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Minh Quốc … làm giám khảo. Là một người say thơ từ thuở chăn trâu nên ngày nào tôi cũng lăn lộn trên cánh đồng thơ mạng để cày bừa, gặt hái. Vào một ngày đẹp trời, tôi đã gặt được bài thơ này của một tác giả có nickname Hương Hoàng :

Lời Thị Màu

Ừ thì đây chẳng cần ngoan
Xéo đuôi con mắt giựt toang nâu sồng
Vít tay cho trẹo cong cong
Tứ thân tơi tả, nảy ngồng lả lơi

Chiều em một chút tiểu ơi…
Ngoài kia nắng cũng sắp rời ngày đi
Mũ ni che được những gì
Ngàn năm con sóng ai bi vỗ hồn

Chiều em đi kẻo mưa cuồng
Nghiến đay táo rụng, buông tuồng thả rơi
Chiều em một chút tiểu ơi…
Thiên đàng, địa ngục …rã rời vì nhau.

Một bài thơ viết về Thị Màu trong truyện cổ Quan âm Thị Kính rất ngắn gọn súc tích, đủ khắc họa được tính cách của một Thị Màu mãnh liệt, sống thật với bản chất, bất cần đời. Khắc họa tính cánh một nhân vật trong truyện đã là khó, trong thơ càng khó hơn.Với Lời Thị Màu, Hương Hoàng dùng lối nói dân gian, trực tiếp hoá thân vào Thị Màu để tâm tình với bạn đọc. Nhờ vậy câu chữ được rút ngắn. Bài thơ chỉ vỏn vẹn 84 từ. Nếu người viết không tinh tế, không khéo léo sắp xếp sẽ kéo dài câu chữ. Quan sát kỹ hơn một chút, suy ngẫm sâu hơn một chút Lời Thị Màu có bàn tay sắp đặt của một họa sĩ làm thơ. Mỗi câu thơ như một nét vẽ. Ngay câu mở bài, tính cách Thị Màu đã hiện lên rất rõ : Ừ thì đây chẳng cần ngoan. Đúng là bất cần đời, thách thức thiên hạ. Con mắt Thị Màu đa tình, sắc lẹm như dao cau nhìn như lột áo Thị Kính với một nét vẽ táo bạo: Xéo đuôi con mắt giựt toang nâu sồng. Để khắc hoạ tính cách Thị Màu, tác giả liên tục đưa ra những động từ hành động mạnh : xéo, giựt, vít, nghiến, nảy nồng… và những trạng từ sắc thái gợi cảm: tơi tả, lã lơi, mưa cuồng… hay nói cách khác dùng những nét vẽ với gam màu nóng. Xen kẽ giữa gam màu nóng là gam màu dịu để thể hiện cái bên trong là nỗi khát khao, giục dã, đong đưa gọi mời của Thị Màu. Chiều em một chút tiểu ơi…/ Ngoài kia nắng cũng sắp rời ngày đi. Giục lần một thật nhẹ nhàng. Nhưng giục lần hai sắc thái đã mang tính lẳng lơ, dọa dẫm đúng bản chất của Thị Màu: Chiều em đi kẻo mưa cuồng / Nghiến đay táo rụng, buông tuồng thả rơi. Ngọt ngào, thúc giục, dọa dẫm vẫn không lay chuyển được Thị Kính, lời thúc giục lần ba là nỗi tuyệt vọng, than vãn của Thị Màu: Chiều em một chút tiểu ơi… Thiên đàng, địa ngục…rã rời vì nhau. Ba câu lục bát này miêu tả diễn biến tâm trạng của Thị Màu lên Chùa tán tỉnh chú tiểu Thị Kính. Ba câu thơ này thật đắc địa, vì nó giúp diễn tả sự biến chuyển tâm lý của nhân vật, vừa làm thay đổi nhịp điệu bài thơ, lúc lên bỗng, lúc xuống trầm. Nói theo ngôn ngữ hội hoạ, đó là những nét khuất không thể thiếu trong một bức vẽ chân dung. Có thể nói Lời Thị Màu là một bức vẽ chân dung bằng lời rất đẹp, rất sắc nét, lột tả đúng nhân vật Thị Màu trong câu truyện cổ.

Bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có hai tầng nghĩa. Bài thơ này Hương Hoàng viết năm 2014, trong thời buổi cuộc sống xã hội đã có nhiều thay đổi. Nền kinh tế thị trường, những đòi hỏi cao về vật chất , sự hội nhập thế giới với sự pha tạp về văn hoá đã thay đổi cách nghĩ, cách sống của một bộ phận không nhỏ của người Việt. Tệ nạn tham nhũng, đút lót, chạy chức, chạy quyền, đạo đức giả ở thượng tầng kiến trúc đã trở thành vấn nạn. Con người sống trở nên ích kỷ, bàng quang, thờ ơ với đồng loại, luôn luôn phải đeo mặt nạ. Mũ ni che được những gì / Ngàn năm con sóng bi ai vỗ hồn. Trong tình yêu cũng rất khó tìm ra được Romeo và Juliet cũng như Thị Màu với Thị Kính. Những cuộc tình chớp nhoáng, nặng mùi tiền bạc, nhà lầu, xe hơi. Lúc mặn nồng thì lên báo, lên mạng ca tụng nhau. Khi chia tay lại chửi bới ầm ĩ. Cái tốt, cái xấu lẫn lộn. Cuộc sống tranh tối, tranh sáng. Con người luôn đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa chân thật và giả dối, giữa thiện và ác, hay nói ẩn dụ đi là giữa thiên đường và địa ngục. Ðấu tranh khốc liệt đến mức : Thiên đàng, địa ngục…rã rời vì nhau. Tầng nghĩa thứ hai của Lời Thị Màu thật sâu sắc và ý nghĩa. Bài thơ có câu đầu gây sự chú ý và câu kết thả vào lòng bạn đọc những suy tư, trăn trở khôn nguôi…

Có thể nói cánh đồng thơ Facebook thật bao la, rộng lớn, đang hứa hẹn có những mùa gặt bội thu. Bài thơ Lời Thị Màu của Hương Hoàng như một vạt lúa chín sớm, lóng ánh sắc vàng. Qua bạn bè tôi biết chị là một họa sĩ, một kiến trúc sư. Mong rằng trong thời gian tới sẽ được ngắm những bức tranh đa sắc màu rất đẹp bằng ngôn từ chị vẽ.

Hà Nội – Một ngày nắng lên.

MAY MÀ
Lê Đình Cánh

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

Lời bình của Bulukhin:

Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa, hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Xứ Thanh là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình. Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu , Bia Vĩnh Lăng, Hựu Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Kinh Lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ…

Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua chúa cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân Thanh Hóa không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông thảng thốt kêu lên “may mà” nghe sao mà ai oán.

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành

Nhà thơ vẫn rỉ rả nói về Huế, thì Huế vẫn còn đó nguyên vẹn, cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản Văn hoá của nhân loại chứ sao.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo

Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn đối phương

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan

Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? Đấy là kiểu chơi trốn tìm, buộc người đọc phải tò mò tìm kiếm, sau đó mới “ngộ” ra. A, đúng rồi đấy là Lam Kinh, Thọ Xuân Thanh Hóa. Ai mà chẳng biết xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa từ Lê sơ, hậu Lê, cho đến nhà Nguyễn. Vong linh các vị không còn lăng tẩm xưa cũ mà về, vì hậu duệ thời a còng (@) đang làm cái việc được dán nhãn “duy tu và tôn tạo” các di tích lịch sử và văn hoá nước nhà !

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chuc-xuan-cua-hoai-linh.jpg

CHÚC XUÂN
Hoài Linh


Mừng Xuân Tân Sửu, xin gởi mấy lời
Chúc tết mọi nơi, dọc miền Đất Nước
Gởi lời chúc trước, đến xứ Cà Mau
Cua gạch hàng đầu, ngày càng nổi tiếng
Người dân bám biển, Đất Mũi nổi danh
Du lịch lữ hành, ngày càng phát triển
Đầm Dơi , Ngọc Hiển, Cái Nước, U Minh
Năm Căn, Thới Bình, khấm khá, phát triển

Vài lời xin chuyển, đến xứ Bạc Liêu
Nơi mọi người yêu, bài ca Dạ Cổ
Làm ăn không lỗ, sản xuất được mùa
Tôm cá chẳng thua, những vùng biển khác
Câu hò, câu hát, tiếng nhịp, tiếng đàn
Năm mới hân hoan, mọi người sức khoẻ
Chung tay, mạnh mẽ, Giá Rai, Hoà Bình
Đông Hải vươn mình, Phước Long , Vĩnh Lợi
Hồng Dân xuân mới, phơi phới hân hoan
Bội thu mùa màng bà con vui vẻ.

Em đây xin rẽ, qua miệt Trà Vinh
Chúc dân xứ mình, an lành hạnh phúc
Đời sống sung túc, giúp đỡ yêu thương
Lớp trẻ đảm đương, đỡ đần cha mẹ
Chúc các huyện nhé, Châu Thành, Càng Long
Năm mới đồng lòng, Tiểu Cần, Duyên Hải
Giới thiệu không ngại, bánh tét Trà Cuông
Hương vị thơm ngon, đặc sản thật tuyệt
Nuôi tôm điêu luyện, tôm thẻ, tôm càng
Năm mới an khang, Cầu Ngang, Trà Cú
Thân như máu mủ, thương như gia đình
Chúc bà con mình, đoàn kết, vui vẻ

Chuyển lời chúc nhẹ đến tỉnh Sóc Trăng
Bà con mần ăn ngày càng khấm khá
Gia đình dư giả, Khơ Me, Hoa, Kinh
Thân ái hết mình, chở che đùm bọc
Kinh tế thần tốc Vĩnh Châu, Ngã Năm
Hai thị quyết tâm, vươn lên thấy rõ
Hai huyện cửa ngõ Mỹ Xuyên, Trần Đề
Đường xá vùng quê, phát triển tuyệt mỹ
Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Tú, Châu Thành
Cây trái ngát xanh, lúa vàng hạt ngọc.

Em xin đi dọc qua miệt Hậu Giang
Chúc cho mùa màng, bội thu hơn nữa
Lúa khoe ngậm sữa, hạt ngọc Trời ban
Đến lúc chín vàng chẳng mang sâu bịnh (bệnh)
Nhà nhà cường thịnh chí thú mần ăn
Chẳng chút ngại ngần làm giàu không khó
Vị Thanh Thành Phố, Ngã Bảy kém gì
Phát triển duy trì Long Mỹ, Phụng Hiệp
Sông ngòi, nông nghiệp Vị Thuỷ, Châu Thành
Phát triển thật nhanh, người người hết khổ

Cần Thơ thành phố, có bến Ninh Kiều
Năm nay thêm nhiều công trình cao ốc
Truyền thống đẹp, chợ nổi Cái Răng
Duyên dáng nào bằng những cây ghe bẹo
Đừng ai chọc ghẹo em nhiều chuyện nha
Lời chúc thiệt thà, có gì nói đó

Vài lời xin ngỏ chúc đến Kiên Giang
Nhà nhà an khang, mọi nghề phát triển
Từ nghề tàu biển đến nghề hoa màu
Tiền bạc rủ nhau chui vào đầy túi
Biển xanh, đồi, núi Phú Quốc vươn mình
Thêm những công trình du khách mê đắm
Rạch Giá tô đậm năm mới hăng say
Hà Tiên mỗi ngày càng thêm vững mạnh
Du lịch thế mạnh, phát triển tầm cao
Hòn Đất, Gò Quao, Kiên Lương, Vĩnh Thuận
Những huyện lân cận ăn nên, làm ra
Năm mới tỉnh nhà an lành, hạnh phúc

Em lại xin chúc qua miệt An Giang
Thất Sơn Trời ban tâm linh nức tiếng
Năm mới thẳng tiến, phát triển quê hương
Du khách bốn phương vía Bà chiêm bái
Trẻ, già, trai, gái chung sức, chung tay
Lồng bè mỗi ngày càng thêm nhiều cá
Làm ăn khấm khá Châu Đốc, Tân Châu
Long Xuyên mạnh giàu, dẫn đầu cả tỉnh
Nơi nơi cường thịnh, Tịnh Biên, Tri Tôn
Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Thành, Chợ Mới
Tinh thần phơi phới, Châu Phú, Tân Châu
Thi đua làm giàu, gia trung thịnh vượng.

Vài câu xin mượn gởi tới Vĩnh Long
Từ tận đáy lòng em đây xin chúc
No ấm hạnh phúc, phát triển Quê Hương
Mở rộng thêm đường từ xã đến huyện
Giao thông thuận tiện, nông sản dồi dào
Già, trẻ cần lao bám vườn Tiên Tổ
Năm nay không khổ, mạnh mẻ vươn lên
Trà Ôn, Bình Minh, Long Hồ, Măng Thít
Trẻ già khắng khít, quấn quýt chung tay
Xây dựng Xứ này càng thêm giàu mạnh

Qua tỉnh bên cạnh Đồng Tháp xứ sen
Năm này ráng nghen làng hoa Sa Đéc
Cố giữ được nét truyền thống ông, cha
Tô điểm mọi nhà, mùa xuân rực rỡ
Thủ công rộng mở cho cây lục bình
Những sản phẩm xinh xuất đi các nước
Tôi đây mong ước nem xứ Lai Vung
Nổi tiếng khắp vùng người người ưa thích
Cò, Vạc, chim Trích vùng đất Tam Nông
Chúng ta bỏ công bảo tồn sinh thái
Cao Lãnh gặt hái được nhiều thành công
Vùng đất Tân Hồng ngày càng phát triển

Tôi đây xin chuyển qua tỉnh Tiền Giang
Trái cây bạt ngàn Cái Bè, An Hữu
Qua năm Tân Sửu, vú sữa Vĩnh Kim
Trúng mùa nhiều thêm làm giàu xứ sở
Cao tốc rộng mở, thuận tiện giao thương
Giúp cho nhà vườn chuyển hàng mệt nghỉ
Bà con nức chí, Cai Lậy, Châu Thành
Trúng bưởi da xanh giá thành tăng vượt

Tôi đây xin phượt qua xứ Bến Tre
Thành phố đẹp he từ huyện đến xã
Bà con trúng quả dừa với sầu riêng
Hàng xóm láng giềng Mõ Cày Nam, Bắc
Làm ăn thắng chắc, Thạnh Phú, Châu Thành
Cây trái ngọt lành Giồng Trôm, Chợ Lách
Không còn xa cách, Rạch Miễu bắc cầu
Thủy sản đi đầu Ba Tri, Bình Đại
Nắng mưa chẳng ngại phát triển vuông tôm
Chẳng quản đêm hôm, giàu nhiêu cũng được

Tôi đây xin ngược qua mé Long An
Phù sa nồng nàn từ sông Vàm Cỏ
Chúc các huyện nhỏ Bến Lức, Thủ Thừa
Giữ được nếp xưa Đức Hoà, Đức Huệ
Tay nài điệu nghệ luyện Ngựa nức danh
Tiếng đồn rành rành, xa gần đều biết
Tân An thân thiết mến khách hiền hoà
Thêm một mùa hoa, thêm tài, thêm lộc

Tôi đây đi dọc Gia Định, Sài Thành
Mảnh đất hiền lành, đón người tứ xứ
Không còn kẹt ứ, ùn tắc giao thông
Tất cả đồng lòng, đắp xây thành phố
Bao nhiêu cửa ngõ Quận, Huyện ngoại thành
Giữ lá phổi xanh trong lành không khí
Đồng lòng chung ý, giữ sạch môi trường
Rác không còn vương trên đường, kênh rạch
Từ trong ngõ, ngách đến lộ thênh thang
Mong các quán, hàng giữ an trật tự
Những ngôi tháp bự ngày ngày mọc lên
Phát triển vững bền sánh tầm quốc tế

Bây giờ tôi ghé chúc tết Đồng Nai
Biên Hoà kéo dài Phương Lâm, Định Quán
Nhơn Trạch đất cảng đến miệt Long Thành
Qua rừng lá xanh, trở vào Xuân Lộc
Phát triển thần tốc, công nghiệp, sân bay
Nông thôn ở đây ngày ngày phát triển
Bà con các huyện ăn nên, làm ra
Xây dựng cửa nhà khang trang ngói đỏ

Vài lời xin ngỏ Bà Rịa, Vũng Tàu
Chúc thật mạnh giàu, phát triển du lịch
Bình Châu, Hắc Dịch, Đất Đỏ, Xà Bang
Năm mới mùa màng bội thu thắng lợi
Tinh thần phơi phới, Long Hải vươn lên
Phát triển vững bền Châu Đức, Xuyên Mộc
Phát triển thần tốc Côn Đảo, Long Sơn
Du khách nhiều hơn, Quê Hương trù phú
Người dân thích thú, mạnh mẽ, cần cù
Công sức đền bù thật là xứng đáng

Vài lời tản mạn chúc xứ Bình Dương
Làm giàu mạnh hơn nhờ khu công nghiệp
Trùng trùng, điệp điệp phát triển cao su
Thêm nhiều nguồn thu thủ công, mỹ nghệ
Thuận An vui vẻ, thành phố dẫn đầu
Phát triển theo sau là Thành Phố Mới
Tôi xin chúc tới huyện lỵ ngoại ô
Làm gì cũng vô, bà con no ấm

Tình thương nồng đậm gửi đến Tây Ninh
Chúc bà con mình làm ăn may mắn
Cao su, khoai, sắn, tươi tốt mùa màng
Bánh tráng Trảng Bàng, muối Tôm đặc sản
Làm ăn bài bản, phát triển quê hương
Sĩ, nông, công, thương cùng nhau chung sức
Người người nô nức lễ hội Núi Bà
Cao Đài Long Hoa tâm linh gìn giữ

Ngược lên chúc xứ Bình Phước, Đồng Xoài
Công việc năm nay phát triển hơn nữa
Đường rộng trải nhựa, thuận tiện giao thông
Sản phẩm nhà nông xuất đi tứ xứ
Ngại gì mà cữ, cơ hội đến tay
Làm giàu đựợc ngay, không nài gian khó
Chúc ai cũng có sức khoẻ dồi dào
Tiền bạc ào ào nhảy vào đầy túi

Đầu năm mừng tuổi đến tỉnh Đắk Nông
Người người chung lòng xây dựng, phát triển
Chúc cho các huyện năm mới được mùa
Cà phê, lúa, ngô, điều, khoai, tiêu, sắn
Gia Nghĩa vươn thẳng, lên đến tầm cao
Các huyện theo sau Cư Jút , Đắk R’Lấp
Chẳng cần cập rập nhưng vẫn vươn mình
Đắk Glong, Đắk Mil, K’Rong Nô, Tuy Đức
Kinh tế vượt mức huyện nhà Đắk Song
Bà con nhà nông mạnh giàu, sức khoẻ
Tuy là tỉnh trẻ nhưng rất tiềm năng
Một ngày rất gần sánh tầm cả nước
Tôi đây mong ước Đắk Nông đi lên
Tân Sửu an nhiên, tiền cao như núi .

Tôi đây lúi húi xuống vùng biển xinh
Chúc bà con mình ở tỉnh Bình Thuận
Vừa rồi năm nhuận, dịch bệnh kéo dài
Những việc triển khai chưa được thuận lợi
Phan Thiết chờ đợi, cơ hội đến rồi
Phát triển mạnh thôi, đỉnh cao vươn tới
Bước sang năm mới kính chúc an lành
Thanh Long ngát xanh bội thu, cao giá
Mũi Né khấm khá, khách du lịch về
Phát triển thuyền, ghe Lagi hưng thịnh
Bao nhiêu dự định, ước nguyện đạt thành
Giữ vững được ngành nước mắm truyền thống
Mùi thơm thấm đậm công sức cần lao
Bật lên thật cao giá trị kinh tế
Chúc bà con mé Phan Rí, Long Hương
Vĩnh Hảo cát tường, Phú Quý no ấm.

Lời chúc nồng đậm gửi đến Lâm Đồng
Phát triển cây trồng Đức Trọng, Bảo Lộc
Chúc bốn dân tộc Kinh, K’Ho, Mạ, Nùng
Góp sức chung cùng xây dựng xứ sở
Những câu than thở, năm cũ bỏ qua
Năm mới mọi nhà làm ăn tấn tới
Nông thôn đổi mới Di Linh, Lâm Hà
Đặc sản quê nhà phát huy, sáng tạo
Đà Lạt tuyệt hảo, khí hậu mát lành
Những đồi thông xanh, vườn hoa rực rỡ
Từ Hồ Than Thở đến Hồ Tuyền Lâm
Thác nước quanh năm, Cam Ly lãng mạn
Những món đặc sản mứt khoai, mứt hồng
Phố đêm càng đông, check in mệt nghỉ

Chẳng lời hoa mỹ nhưng chúc chân thành
Gửi đến an lành Phan Rang, Ninh Thuận
Chung tay xây dựng mảnh đất Quê Hương
Ngày thêm thịnh cường, phát triển nhiều mảng
Vườn Nho đặc sản, hương rượu đậm nồng
Bàu Trúc Gốm Chăm giữ gìn truyền thống
Tháp Chàm gió lộng, ngày hội thêm đông
Nghề dệt Cha Ông, những tấm thổ cẩm
Ruộng muối thấm đậm Ninh Chữ nghĩa tình
Cà Ná đẹp xinh, những vùng núi đá
Đánh bắt tôm, cá vùng biển Bình Sơn
Ngày càng nhiều hơn, ngư dân khoẻ mạnh

Chúc vùng giáp cạnh Nha Trang, Khánh Hoà
Mở mang nhiều ra, thêm nhiều huyện lị
Cam Ranh nức chí, phấn đấu vươn xa
Bán đảo Bình Ba du lịch phát triển
Mạnh mẽ cảng biển, hải sản nuôi trồng
Tôm sú, tôm hùm làm giàu thành phố
Cam Lâm rộng mở, phát triển Bãi Dài
Resort triển khai, đón chào du khách
Địa lý xa cách Khánh Vĩnh, Khánh Sơn
Chào mời nhiều hơn những tay phượt thủ
Người dân no đủ, bám đất, giữ rừng
Năm mới thịnh hưng, tiếng cười rôm rã
Diên Khánh xưa đã nổi danh xứ Thành
Chúc luôn an lành ,thêm giàu,thêm mạnh
Tiếng đồn đức hạnh Thánh Mẫu Thiên Y
Phù hộ, độ trì người dân tứ xứ
Đại An gìn giữ Am Chúa khói nhang
Tháng Ba hội làng tưng bừng, nô nức
Đẹp xinh vượt bậc thành phố Nha Trang
Biển xanh nắng vàng, hiền hoà mến khách.
Giữ gìn trong sạch, xây dựng mô hình
Thành phố văn minh Thuỳ Dương cát trắng

Ân tình sâu nặng Trường Sa, Hoàng Sa
Gửi lời thiết tha chúc hai quần Đảo
Dù có giông bão, mạnh mẽ vượt qua
Bám biển quê ta chủ quyền Tổ Quốc
Khánh Hoà đích thực chính xứ Trầm Hương
Người người đảm đương giữ gìn linh khí
Chúc luôn hoan hỉ đến huyện Ninh Hoà
Ăn nên làm ra đặc sản nem nướng
Người dân vui sướng Vạn Giã, Vạn Ninh
Tu Bông hết mình mùa màng trúng đậm

Tôi đây chầm chậm qua chúc Phú Yên
Năm mới an nhiên, nhà nhà no đủ
Vùng núi trồng củ khoai, sắn, mía đường
Lúa gạo nhiều hơn rồi thêm công nghiệp
Tuy Hoà thêm đẹp, thêm nhà cao tầng
Phát triển rần rần thành phố hiện đại
Nắng mưa chẳng ngại, chúc người ngư dân
Đánh bắt xa gần, thêm nhiều thuyền cá
Vốn dĩ nay đã có những thuyền câu
Làm ăn mạnh giàu cá ngừ đặc sản
La Hai bài bản, phát triển cây trồng
Người dân làm nông, chăn nuôi, lương thực
Năm nay bớt cực, cả tỉnh vui cười
Chúc cho mọi người ngày càng khấm khá

Lời chúc lan toả Đăk Lăk, Buôn Mê
Nổi tiếng Cà Phê năm nay giàu nữa
Xây thêm nhà cửa rộng rãi, khang trang
Khắp buôn, khắp làng giảm hộ nghèo khó
Từ huyện đến phố bà con bình an
Tình cảm chứa chan, bạt ngàn huê lợi
Làm ăn tấn tới, hồ tiêu được mùa
Ngô, lúa, khoai, bơ, gà, ngan, vịt, lợn
Cây thì mơn mon, vật nuôi mạnh ù
Cao giá, bội thu, dân giàu, tỉnh mạnh

Chúc tỉnh bên cạnh Gia Lai, Kon Tum
Đồi núi trùng trùng, đại ngàn tuyệt hảo
Người dân thơm thảo mến khách, thân tình
Vài lời của Linh chúc bà con khoẻ
Gia đình vui vẻ, mạnh khoẻ, ấm no
Làm ăn thắng to, nông trang phát triển
Công nghệ tiên tiến, công nghiệp đi lên
Phát triển vững bền, đất đai trù phú.
Như người phượt thủ, tôi xuống miền xuôi

Gửi lời chúc vui Quy Nhơn, Bình Định
Năm mới hưng thịnh phố xá thênh thang
Cảng biển mở mang, xóm làng, quận huyện
Nghề nghiệp điêu luyện, đất võ trứ danh
Lịch sử rành rành, bà con phấn khởi
Tinh thần phơi phới vùng đất Tây Sơn
Thị Xã An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát
Hoa màu bát ngát, phát triển làng Mai
Công nghiệp triển khai, Gò Bồi nối nhịp
Ít nơi sánh kịp Tam Quan xứ dừa
Câu ca dao xưa vẫn còn lưu giữ
Giọng nói điệu ngữ Phù Mỹ, Bồng Sơn
Hoài Ân, Hoài Nhơn thân thương Xứ Nẫu .
Ngọt như kẹo đậu, thơm như mạch nha

Tôi xin chúc qua tỉnh nhà Quảng Ngãi
Chẳng hề quản ngại phát triển quê ta
Lý Sơn đảo xa, ngư dân bám biển
Cùng nhau phát triển đặc sản tỏi thơm
Người người no cơm, sức khoẻ mạnh giỏi
Trà Bồng năm mới, Minh Long vùng cao
Năm nay làm giàu, không còn lũ lụt
Cố gắng khắc phục hậu quả thiên tai
Khó khăn còn dài, xin đừng nản chí
Không lời hoa mỹ, chúc các huyện nhà
Ăn nên làm ra Bình Sơn, Châu Ổ
Mộ Đức, Đức Phổ khấm khá văn minh
Đóng góp tỉnh mình thêm giàu, thêm mạnh
Chẳng ai tranh cạnh đường phổi, đường phèn
Dẫu có “khó khen” cũng nghề truyền thống
Thành phố mở rộng, phát triển tầm cao
Sản vật dồi dào, người dân sung túc
Gửi lời xin chúc Dung Quất, Sa Huỳnh
Đầu cuối tỉnh mình vạn tài, vạn phúc

Xin gởi lời chúc Quảng Nam quê ta
Mảnh đất hiền hoà, địa linh nhân kiệt
Những điều thật tuyệt sẽ đến năm nay
Bà con càng ngày giàu sang, phú quý
Tam Kỳ tuyệt mỹ, thành phố dẫn đầu
Phát triển thật mau, nhân dân nô nức
Hội An nỗ lực đón du khách về
Mọi người ngắm mê những kiến trúc cổ
Làm ăn rầm rộ Nam Phước, Duy Xuyên
Vang danh khắp miền Mỹ Sơn thánh địa
Đại Lộc, Ái Nghĩa, Nam, Bắc Trà Mi
Phước Sơn kể chi đường xa cách trở
Năm ni rộng mở đường xá thênh thang
Giao thông an toàn, không còn sạt lở
Hiên, Giằng hăm hở trúng được mùa màng
Già, trẻ thôn làng hân hoan rủng rỉnh
Các huyện của tỉnh Điện Bàn, Thăng Bình
Năm nay công trình sẽ được hoàn thiện
Văn ôn, võ luyện, lớp trẻ quê nhà
Noi gương ông, cha rạng danh đất Quảng

Vài lời tản mạn nàng xuân vấn vương
Gởi đến mến thương Thành phố Đà Nẵng
Thiên nhiên đãi sẵn núi cao, biển xanh
Sông Hàn lượn quanh một thành phố đẹp
Văn minh lịch thiệp, công sức cần lao
Ngày càng mạnh giàu du lịch, công nghiệp
Giữ đà tăng nhịp, phát triển rộng hơn
Liên Chiểu mở đường cảng biển quốc tế
Từ Ngã Ba Huế cho đến Nam Ô
Hoà Vang chỗ mô cũng phát triển mạnh
Xin được hân hạnh chúc hết mọi nhà
Năm mới thăng hoa sức khoẻ, hạnh phúc

Tôi đây xin chúc vượt đèo Hải Vân
Lời chúc ân cần đến Thừa Thiên, Huế
Vùng đất xứ Mệ một năm an hoà
Lăng Cô trở ra Phú Vang, Phú Lộc
Miền núi đi dọc A Lưới, Phong Điền
Dân tộc vùng miền làm ăn khấm khá
Qua rồi vất vả, lũ lụt thiên tai
Vực dậy sức trai, vươn lên mạnh mẽ
Lời chúc mạnh khoẻ Hương Thủy, Hương Trà
Ăn nên làm ra, nhà nhà no đủ
Không còn ủ rũ Nam Đông, Quảng Điền
Năm ni nhiều tiền xây nhà to hỉ
Lời chúc tỉ mỉ đến Huế thần kinh
Nơi đang giữ gìn Kinh Thành, Lăng Tẩm
Chúc luôn no ấm, chúc thêm phồn vinh
Luôn giữ cho mình bản sắc độc đáo
Nhị, Kèn, Đàn, Sáo, Nam Ai, Nam Bình
Nhã nhạc cung đình mê lòng du khách
Từ trong ngõ ngách đặc sản thật nhiều
Bánh Lọc, bánh Bèo, Bún Bò, bánh Nậm
Năm ni thắng đậm, du lịch lại về
Tấp nập thuyền bè, sông Hương thơ mộng
Tân Sửu mở rộng cửa ngỏ ngoại thành
Phát triển thật nhanh bà con phấn khởi

Tôi xin gởi tới Quảng Trị, Đông Hà
Năm cũ đã qua, lời chúc năm mới
Trước tiên kính gởi chúc các ông, bà
Năm mới khoẻ ra, bách niên trường thọ
Các O, các Bọ sức khoẻ dồi dào
Lớp trẻ cần lao, học hành chăm chỉ
Năm qua Canh Tý, nhiều chuyện chưa vui
Mọi chuyện đẩy lui, bước qua năm mới
Làm ăn tấn tới nghề biển, nghề nông
Những nghề thủ công cùng ngành du lịch
Những dòng sông chính Thạch Hãn, Ô Lâu
Bến Hải bắc cầu, phát triển Quảng Trị
Thuận về địa lý ,đẹp về thiên nhiên
Những nơi thiêng liêng, La Vang thánh địa
Cùng sống tình nghĩa Cam Lộ, Gio Linh
Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Hướng Hoá
Cồn Cỏ nhiều cá, huyện núi Da Krong
Người người đồng lòng thêm giàu, thêm mạnh

Chúc tỉnh bên cạnh Đồng Hới, Quảng Bình
Năm mới đẹp xinh, dân mình no ấm
Tình thương trải rộng khắp hết mọi nơi
Đến với mọi người trong cơn lũ lụt
Năm qua thiếu hụt do những thiên tai
Năm nay kề vai khắc phục hậu quả
Chúc cho khá giả, làm ăn được mùa
Phát triển chẳng thua, thế mạnh du lịch
Phong Nha u tịch, động đẹp như tranh
Tạo hoá sẵn dành Quảng Bình dung dị
Ba Đồn là Thị, Đồng Hới là thành
Cùng phát triển nhanh, tương lai rực rỡ
Những huyện rộng mở Bố Trạch, Quảng Ninh
Phát triển tài tình Lệ Thuỷ, Minh Hoá
Nhà nhà khấm khá Quảng Trạch nở hoa
Tuyên Hoá không xa, phát triển vững mạnh
Đền Mẫu Liễu Hạnh, toạ vị Hoành Sơn
Tâm linh ban ơn dân an, quốc thái

Lời chúc tôi lại vượt hầm Đèo Ngang
Chúc mùa xuân sang Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Can Lộc, Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Hương Khê
Đón năm mới về chan hoà, no ấm
Tình nghĩa thêm đậm Hương Sơn, Lộc Hà
Vất vả đã qua, năm nay thắng lợi
Chẳng cần nghĩ ngợi Nghi Xuân, Vũ Quang
Một năm hân hoan, đạt nhiều thành quả
Tiếng cười rôm rả, đắc lộc, đắc tài
Nghi Xuân gái trai đồng lòng, quyết chí
Tâm luôn hoan hỉ, thân luôn bình an
Đắp xây rỡ ràng quê hương Hà Tĩnh
Dẫu có bịn rịn nhưng đi tiếp thôi

Gửi chúc vài lời bà con xứ Nghệ
Phát triển kinh tế, năm nay mạnh hơn
Công nghiệp, nông thôn đến nghề quặng mỏ
Những nhà ngói đỏ, thôn làng mọc lên
Năm mới ấm êm, nhà nhà sung túc
Mạnh về giáo dục, mạnh về kinh doanh
Nghệ An rành rành, danh tài xuất chúng
Dòng Lam trong đục chở nặng phù sa
Bồi đắp quê nhà đôi bờ màu mỡ
Anh hùng xứ sở, nức tiếng Hoàng Mười
Anh linh muôn đời, uy danh rạng rỡ
Thành Vinh tầm cỡ, phát triển dẫn đầu
Cửa Lò theo sau, du lịch cảng biển
Ngày càng tiên tiến Thái Hoà, Hoàng Mai
Chúc hai thị này vững bền tiến bước
Thành quả tăng vượt Diễn Châu, Đô Lương
Anh Sơn, Con Cuông, Nam Đàn, Nghi Lộc
Mạnh mẽ thần tốc Hưng Nguyên, Kỳ Sơn
Nghĩa Đàn giàu hơn, Thanh Chương chẳng kém
Vài lời gói gém chúc cả tỉnh nhà
Ăn nên làm ra nhân khang, gia vượng

Núi cao muôn trượng, đường xá xa xôi
Vẫn gửi mấy lời chúc tỉnh Thanh Hoá
Năm mới khấm khá, du lịch, nông, lâm
Phát triển thành công từ thành, đến huyện
Dự án hoàn thiện, nông sản được mùa
Biển cá, tôm, cua, rừng thì lâm sản
Làm thật bài bản bảo vệ thiên nhiên
Ba phần tư miền rừng vàng ưu đãi
Thành phố đẹp mãi Thanh Hoá, Sầm Sơn
Lại còn được hơn là hai thị xã
Dù chia hai ngã Nga Sơn, Bỉm Sơn
Chúc giàu thêm hơn, thế mạnh từng thị
23 huyện lị Hoằng Hoá, Hà Trung
Phát triển chung cùng Bá Thước Mường Lát
Rừng vàng, biển bạc, thổ nhưỡng hiền hoà
Nông Cống hoan ca, quê hương Bà Triệu
Những nơi vi diệu, nổi tiếng Sòng Sơn
Anh linh nào hơn đền cô Chín giếng
Sông xuôi về biển, ngã ba Thác Hàn
Lê triều sắc ban Bơ Bông hiển thánh
Những chi, những nhánh dòng họ miền Nam
Mấy chục phần trăm, khởi từ Thanh Hoá
Chúa Nguyễn khai phá, tiến vào đàng trong
Sĩ Phu một lòng mở mang bờ cõi
Đôi lời thăm hỏi chúc bà con ta
Tươi đẹp như hoa, giàu sang phú quý.

Tinh thần hoan hỉ, chúc qua Ninh Bình
Mảnh đất đẹp xinh, Hoa Lư sử chép
Tấm long bào đẹp, vua Đinh Tiên Hoàng
Một thời vẻ vang cho dân tộc Việt
Anh hùng hào kiệt Tiền Lý, Tiền Lê
Nếu ai đã về hay đọc qua sử
Cụ Nguyễn Công Trứ, Cụ Trương Hán Siêu
Bà tổ hát chèo Huý Trân Phạm Thị
Còn nhiều danh sĩ, võ tướng tài ba
Ninh Bình quê ta địa linh, nhân kiệt
Tràng An nức tiếng thanh lịch từ xưa
Kể mấy cho vừa, nào người, nào chuyện
Thủ công điêu luyện nghề đá Ninh Vân
Quy, Phụng, Long, Lân. Đền, Chùa tô điểm
Xi măng Tam Điệp, cùng với Bỉm Sơn
Phát triển nhiều hơn các huyện trong tỉnh
Năm nay đạt đỉnh Kim Sơn, Nho Quan
Năm mới an khang Yên Khánh, Gia Viễn
Không ngừng phát triển, Yên Mô tiến lên
Kinh tế vững bền, nhà nhà phát đạt

Em đây lại dạt qua tỉnh Hà Nam
Năm mới giàu sang, phát tài như ý
Thành phố Phủ Lý ngày càng vươn cao
Vượt mọi gian lao Duy Tiên, Bình Lục
Kim Bảng chạm đục nghề gỗ phất lên
Ý chí vững bền, giữ nghề truyền thống
Đọi Tam nghề Trống, nghề Mây, Tre đan
Nghề Thêu an nhàn, nghề Sừng mỹ nghệ
Thời đại công nghệ nhưng vẫn giữ gìn
Truyền thống quê mình, Lý Nhân giàu mạnh.

Chúc tỉnh kế cạnh năm mới an bình
Nam Định nghĩa tình, khó khăn san sẻ
Người người vui vẻ, già, trẻ, gái, trai
Góp sức, góp tài tỉnh nhà hưng thịnh
Các huyện trong tỉnh ăn nên, làm ra
Xuân đến muôn nhà an khang, vĩnh phát
Cánh đồng bát ngát đủ loại hoa màu
Năm mới mạnh giàu, phát triển hơn nữa
Lò luôn đỏ lửa đúc Đồng Ý Yên
Ấy nghề gia truyền nhưng phát triển mạnh
Huyện không kém cạnh Vụ Bản, Nghĩa Hưng
Du khách tưng bừng tháng ba lễ hội
Thêm nhịp cầu nối nhà thờ Bùi Chu
Cổ giả, đặc thù đường nét tuyệt tác

Câu ca, điệu hát chuyển lời chúc xuân
Một năm vui mừng, hân hoan thắng lợi
Đôi lời xin gởi đến tỉnh Thái Bình
Năm mới khang ninh, đắc tài, sai lộc
Dự án cao tốc sớm được hoàn thành
Giúp người dân mình giao thông thuận tiện
Phát triển ngành điện Thái Thuỵ dẫn đầu
Ngành nghề khác nhau, phát triển lợi hại
Vùng biển Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Kiến Xương
Gửi lời thân thương, chúc giàu , chúc khoẻ
Mãi mãi tươi trẻ Đông Hưng, Hưng Hà
Ăn nên làm ra Vũ Thư tiến bước
Chia tay năm trước, đón mừng năm nay
Người người chung tay, làm giàu quê lúa.

Em đây xin tủa qua tỉnh Hoà Bình
Chúc bà con mình của sáu dân tộc
Truyền thống đẹp, độc, phong phú, tinh hoa
Bản sắc đậm đà Mường, Dao, H’Mông, Thái
Kết đoàn thân ái ngừời Kinh người Tày
Chung sức chung tay, xây dựng xứ sở
Năm nay rộng mở, du lịch phất cờ
Vùng thiêng Thác Bờ cảnh đẹp tuyệt mỹ
Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Mai Châu
Chúc đẹp chúc giàu Yên Sơn, Tân Lạc
Lúa ngô nhiều hạt, mùa màng bội thu
Siêng năng cần cù Cao Phong, Yên Thuỷ
Nhiều điều hoan hỉ Đà Bắc nhận ngay
Chúc cả tỉnh này người dân sung túc

Đôi lời gửi chúc Hà Nội thủ đô
Quận, huyện, ngoại ô năm mới hạnh phúc
Tôi đây xin chúc ba sáu phố phường
Du lịch rộng đường, phát triển kinh tế
Hà Nội bề thế, nay lại vươn xa
Sơn Tây nở hoa, lên tầm cao mới
Ba Vì vời vợi, dãy núi linh thiêng
Đỉnh cao Tản Viên nơi thờ Sơn Thánh
Ngày thêm giàu mạnh, ngày thêm thịnh cường
Công nghiệp, giao thương, nông trang, nông trại
Các huyện còn lại Chương Mỹ, Đông Anh
Quốc Oai nổi danh Chùa Thầy tuyệt tác
Chúc luôn an lạc, chúc luôn vững tâm
Đan Phượng, Gia Lâm, Mê Linh , Hoài Đức
Tiến lên vượt mức Sóc Sơn hăng say
Bật dậy mạnh tày sức trai Phù Đổng.
Cơ hội mở cổng Thường Tín, Thanh Trì
Mỹ Đức làm gì cũng được thắng lợi
Tinh thần phơi phới Thạch Thất, Phúc Sơn
Thanh Oai mạnh hơn, Ứng Hoà thăng tiến
Năm nay các huyện lớn mạnh mọi nghề
Nhưng nhớ đừng chê những nghề truyền thống
Cố gắng mở rộng nghề nghiệp, tinh hoa
Tim óc ông, cha phát triển, gìn giữ
Chẳng lời hoa ngữ chúc đẹp mùa hoa
Thủ Đô nước nhà, nghìn năm văn hiến.

Đôi lời xin chuyển Vĩnh Phúc tỉnh nhà
In nét đậm đà của người Việt cổ
Cầu xin Tiên, Tổ năm mới bình an
Thành phố khang trang Phúc Yên rộng mở
Vươn lên tầm cỡ Vĩnh Yên nức lòng
Phố xá càng đông, các huyện giàu mạnh
Tam Đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên, Tam Dương
Sông Lô rộng đường, Vĩnh Tường, Yên Lạc
Hoan ca khúc nhạc năm mới thịnh hưng
Nhà nhà tưng bừng khang trang ngói đỏ
Nghề mộc chạm trổ tinh xảo hoa văn
Công nghiệp, nông lâm phát triển bền vững
Chúc cho mưa thuận, chúc cho gió hoà
Chúc cả tỉnh nhà Vĩnh Phúc phát triển.

Em đây xin chuyển lời chúc Hưng Yên
Mảnh đất lưu truyền, bao nhiêu trang sử
Nơi đây lưu giữ những di tích xưa
Truyền thống kế thừa nhiều di sản quý
Qua năm Canh Tý, Tân Sửu xuân về
Chúc từ thôn quê, cho đến thành thị
Người người thoả chí ăn nên, làm ra
Nhiều thêm cửa nhà, giàu thêm tiền bạc
Xuân mang khúc nhạc Mỹ Hào, Văn Giang
Năm mới rỡ ràng Phù Cừ, Tiên Lữ
Trong Tứ Bất Tử của Việt Nam ta
Vùng đất quê nhà có Chử Đồng Tử
Tâm linh gìn giữ, những nhà thờ xưa
Trải qua nắng mưa rêu phong, cổ kính
Các huyện của tỉnh, Kim Động, Văn Lâm
Phát triển xứng tầm Ân Thi, Yên Mỹ
Một năm hoan hỉ Khoái Châu đi lên
Làm ăn vững bền, phát triển bài bản
Hưng Yên đặc sản, nổi tiếng Nhãn Lồng
Năm mới cầu mong, mãi mãi thăng tiến

Vài lời xin chuyển chúc tỉnh Hải Dương
Chúc các địa phương mùa màng thuận lợi
Tinh thần phấn khởi thành thị, nông thôn
Chí Linh, Kinh Môn, Cẩm Giàng, Thanh Miện
Vui vẻ thân thiện Thanh Hà, Tứ Kỳ
Gian khổ sá gì Bình Giang, Nam Sách
Không còn xa cách, chúc đến Kim Thành
Chúc luôn an lành Ninh Giang, Gia Lộc
Chúc các gia tộc hoan hỉ, vui tươi
Rộn rã tiếng cười, đón mừng xuân mới
Nếu ai hỏi tới, đặc sản quê nhà
Bánh Đậu Xanh ta khắp nơi đều biết
Người dân thân thiết, hãnh diện nào hơn
Kiếp Bạc, Côn Sơn Đền Trần linh ứng
Nơi đây Ngài dựng, lưu trữ kho lương
Nuôi quân kiên cường, giặc thù khiếp vía
Cầu xin bản địa phù hộ, độ dân
Hải Dương nghĩa nhân năm mới vạn phúc.

Vài lời gửi chúc đến tỉnh Bắc Ninh
Năm nay công trình mọc lên hoành tráng
Từ Sơn sáng lạng, phát triển vững bền
Lương Tài vươn lên, Gia Bình, Quế Võ
Những huyện cửa ngõ Yên Phong, Tiên Du
Năm nay bội thu, Thuận Thành quyết chí
Liền Anh, Liền Chị Quan Họ quê nhà
Bản sắc đậm đà Ca Trù chẳng kém
Ân tình gói gém, câu ca ngọt ngào
Mộc mạc biết bao, lưu vào di sản
Kể sao cho cạn, nói sao hết lời
Bắc Ninh là nơi nhiều văn hoá cổ
Biết bao gian khổ cố gắng vượt qua
Bây giờ tỉnh nhà vươn mình ngoạn mục
Tôi đây xin chúc bà con Bắc Ninh
Năm mới an bình, tấn tài, tấn lộc.

Chuyển lời chúc mộc đến với Hải Phòng
Năm mới đồng lòng, phát triển mạnh mẽ
Người người sức khoẻ, công việc hanh thông
Cảng biển thêm đông, Đồ Sơn thêm đẹp
Năm cũ eo hẹp năm nay vượt qua
Tám huyện nơi xa, bảy quận trong phố
Làm ăn không lỗ Dương Kinh, Hồng Bàng
Hải An, Kiến An tinh thần phấn chấn
Luôn gặp may mắn Lê Chân, Ngô Quyền
Năm nay Thuỷ Nguyên phát triển tuyệt hảo
Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, An Dương
Thời cơ mở đường, phát triển thế mạnh
Chẳng nơi tranh cạnh đảo xinh Cát Bà
Rừng sinh quyển ta thiên nhiên thế giới
Không quên nhắc tới Bạch Long Vĩ xa
Hãnh diện quê nhà huyện đảo tuyệt hảo
Người dân thơm thảo, đãi khách phương xa
Hương vị quê nhà Bánh Đa Cua gạch
Oai linh hiển hách Nữ Tướng Lê Chân
Giúp nước cứu dân, lưu truyền vạn đại
Chúc luôn mãi mãi thêm đẹp, thêm giàu
Đỏ tươi một màu thành phố hoa phượng
Ngày càng thịnh vượng, người dân ấm no
Công nghiệp thêm to, nông nghiệp đổi mới

Vài lời gửi tới Quảng Ninh, Hạ Long
Người người góp công, giữ gìn kiệt tác
Thiên nhiên đã tạc, tô vẽ nên hình
Vùng đất địa linh nơi Rồng thiêng hạ
Qua năm vất vả, Long lại vươn mình
Biết bao công trình khang trang tuyệt hảo
Đá vôi nhiều đảo nhìn ngắm mê say
Bây giờ dựng xây ngày càng lộng lẫy
Chúc cho hết thảy Tân Sửu mạnh giàu
Xa gần rủ nhau, kéo về du lịch

Em đây rục rịch qua cầu Bạch Đằng
Lời chúc tinh thần Quảng Ninh đất mỏ
Trước tiên xin ngỏ Cẩm Phả, Vân Đồn
Uông Bí giữ hồn, phát triển kinh tế
Công nghiệp, công nghệ, nông nghiệp, nông lâm
Phát triển xứng tầm quê hương khoáng sản
Các huyện bài bản phấn đấu vươn lên
Đông Triều, Quảng Yên,Tuyên Yên, Ba Chẻ
Người người mạnh khoẻ, góp sức cần lao
Năm nay nghề nào cũng được khấm khá
Làm ăn dư dả Đầm Hà, Hải Hà
Tiến bước vươn xa Cô Tô chính hiệu
Năm nay tiền triệu Bình Liêu sang giàu

Lời chúc đến sau địa đầu Móng Cái
Lời ca vang mãi làng biển ,mái đình
Nét đẹp tâm linh Trà Cổ vang tiếng
Năm mới phát triển, vùng biển được mùa
Cầu chúc gió, mưa, sóng yên, biển lặng.

Vài lời gửi tặng Phú Thọ quê ta
Truyền thống ông, cha, huớng về đất Tổ
Mỗi năm ngày giỗ mùng 10 tháng 3
Nô nức gần xa con dân nước VIỆT
Truyền thống thật tuyệt uống nước, nhớ nguồn
Quốc Tổ mãi luôn khuông phù Đất Nước
Đi đầu dẫn trước thành phố Việt Trì
Nào có xá gì gian lao, vất vả
Tất cả huyện, xã Cẩm Khê, Đoan Hùng
Ra sức chung cùng phát triển kinh tế
Ngày xưa dâu bể, nay đã khác rồi
Cùng đồng lòng thôi Tam Nông, Yên Lập
Không cần cập rập, túc tắc vững bền
Cứ thế đi lên Hạ Hoà, Thanh Thuỷ
Nhân dân nức chí, năm mới chung tay
Xây dựng huyện này Lâm Thao nức tiếng
Còn nữa các huyện Thanh Sơn, Thanh Ba
Vàng cường thịnh ra, xây nhà cao lớn
Cây trái mơn mởn Tân Sơn, Phù Ninh
Chúc cả tỉnh mình giữ gìn di sản
Truyền thừa bài bản làn điệu Hát Xoan
Lớp trẻ chăm ngoan kế thừa, phát triển

Đôi lời xin chuyển Thái Nguyên xứ chè
Đón xuân mới về, đón thắng lợi mới
Gang, thép nguồn lợi mạnh mẽ, dồi dào
Công nghiệp tăng cao, nông, lâm phát triển
Từ thành đến huyện, thị, xã, thôn, làng
Năm mới bình an, nhân khang, gia thái
Hai thành phố đại Thái Nguyên, Sông Công
Người dân nức lòng thêm nhiều cao ốc
Phổ Yên tăng tốc thị xã văn minh
Đại Từ, Phú Bình, Định Hoá, Đồng Hỉ
Đồng lòng quyết chí Võ Nhai, Phú Lương
Phát triển thịnh cường, nhân dân no ấm

Lời chúc nồng đậm gửi đến Bắc Giang
Tân Sửu bình an, nhà nhà hạnh phúc
Năm nay sung túc cây trái hoa màu
Lục Ngạn dẫn đầu Vải Thiều nức tiếng
Kinh tế uyển chuyển Hiệp Hoà, Lạng Giang
Vui vẻ hân hoan Lục Nam, Sơn Động
Mở mang thêm rộng Yên Thế, Tân Yên
Yên Dũng, Việt Yên đất đai trù phú
Những làng mạc cũ đổi mới, vươn lên
Năm nay vững bền, phát triển kinh tế
Thủ công mỹ nghệ, công nghiệp tầm cao
Bao nhiêu ước ao trở thành hiện thực
Luôn luôn nỗ lực tường người, từng nhà
Giữ gìn đậm đà bản sắc dân tộc
Chúc tài chúc lộc đến với mọi nhà
Chúc cả tỉnh ta Bắc Giang hưng vượng

Đôi lời xin mượn chúc đến Tuyên Quang
Năm mới rỡ ràng, nông, lâm phát triển
Phù sa lưu chuyển bởi hai dòng sông
Sông Lô, Sông Gâm ươm mầm mạch sống
Năm nay thắng đậm lúa, ngô được mùa
Khoai, sắn chẳng thua, bội thu cao giá
Làm ăn khấm khá Yên Sơn, Na Hang
Sức khoẻ, bình an Sơn Dương, Chiêm Hoá
Làm ăn dư dả Hàm Yên, Lâm Bình
Người dân nghĩa tình, đời sống vui vẻ
Tuyên Quang đẹp đẽ thành phố dẫn đầu
Năm nay mạnh giàu công trình cao ốc
Giữ hồn dân tộc, di tích quê nhà
Năm mới thăng hoa tương lai rộng mở

Tôi đây xin trở qua tỉnh Sơn La
Ấm áp mùa hoa, lời chúc hạnh phúc
Nhà nhà sung túc người người ấm no
Năm này thắng to nhiều nguồn huê lợi
Núi cao vời vợi cho đến đồng bằng
Quyết chí làm ăn, làm giàu không khó
Sơn La thành phố, mười một huyện nhà
Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Sốp Cộp
Tôi chẳng dám gộp vì sợ so bì
Thế nên lại đi Bắc Yên, Sông Mã
Chia ra hai ngã Thuận Châu, Quỳnh Nhai
Tôi còn đi dài Vân Hồ chúc tiếp
Lại đi cho kịp vì không quên đâu
Thuận Châu, Yên Châu hết huyện của tỉnh
Chúc luôn cường thịnh, chúc luôn an hoà
Chúc cả tỉnh nhà làm ăn tấn lợi.

Lời chúc năm mới đến tỉnh Điện Biên
Mùa xuân thêm duyên, hoa ban nở trắng
Một năm may mắn, hạnh phúc tràn trề
Đẹp như xuân về trên cành lộc biếc
Tình nghĩa thắm thiết người Thái, người H’Mông
Chung sức chung lòng người Kinh, người Mán
Nào làng nào bản Kháng, Tày, Mường, Nùng
Vui vẻ hợp cùng Hà Nhì, Khơ Mú
Giáy, Lự, La Hú, người Hoa kết đoàn
Xứ sở hoa ban văn hoá phong phú
Thành Điện Biên Phủ, Mường Áng, Mường Lay
Phát triển ngày ngày Tủa Chùa, Tuần Giáo
Đặc sản có gạo trồng từ Mường Thanh
Hạt dẻo thơm lành, xuất đi các tỉnh
Mắc Khén, Sâu Chít, Nậm Pịa, Cơm Lam
Nhà nhà đều làm thịt lợn gác bếp
Giữ mãi nét đẹp Mường Nhé, Mường Chà
Thêm một mùa hoa Nậm Pồ phát triển
Năm mới đã đến chúc cả tỉnh ta

Chúc đến nhà nhà giàu sang, phú quý.
Chẳng lời hoa mỹ chúc tỉnh Lai Châu
Năm mới mong cầu tỉnh nhà phát triển
Tuy chưa thuận tiện về đường giao thông
Nhưng với quyết tâm Lai Châu vững mạnh
Địa hình xứ lạnh, nhiều thung lũng sâu
Nhưng đã kích cầu, phát triển du lịch
Buôn bán giao dịch biên giới mở mang
Có Ma Thù Làng cửa khẩu thế mạnh
Chẳng phải tranh cạnh nhưng là thi đua
Lai Châu chẳng thua các tỉnh cả nước
Chúc năm mới được thịnh thái, an lành
Chúc bà con dành được nhiều thắng lợi.

Vài lời chúc tới Lào Cai tỉnh xa
Ăn nên làm ra, phát triển vượt bậc
Người dân chân chất, mến khách, hiền hoà
Lợi thế tỉnh nhà phát triển du lịch
Người người yêu thích đến với Sapa
Nguồn lợi tỉnh ta dồi dào vững chãi
Từ nghề thương mại, đến nghề nông lâm
Chung sức vững tâm năm mới phát triển
Chúc hết các huyện mạnh mẽ, đẹp giàu
Đùm bọc lẫn nhau an hoà, cường thịnh.

Lời chúc đến tỉnh Yên Bái đẹp xinh
Chúc cho tỉnh mình năm mới may mắn
Làm gì cũng thắng sĩ nông công thương
Xây dựng quê hương ngày càng hoàn thiện
Từ thị đến huyện Nghĩa Lộ, Lục Yên
Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Trạm Tấu
Thượng Ngàn Thánh Mẫu Đông Cuông tối linh
Tuần Quán dân mình đến đây chiêm bái
Huyện Mù Căng Chải đẹp như bức tranh
Ruộng bậc thang dành du khách mê đắm
Chúc luôn no ấm, chúc thêm mạnh giàu
Năm mới cùng nhau hưởng trọn hạnh phúc

Đôi lời xin chúc qua tỉnh Hà Giang
Nơi thiên nhiên ban phong cảnh tuyệt mỹ
Chúc luôn hoan hỉ, năm mới an khang
Người người bình an, nhà nhà no ấm
Bức tranh tô đậm cao nguyên Đồng Văn
Đá đẹp phủ giăng khắp cả bốn huyện
Du lịch phát triển Quản Bạ, Yên Minh
Vùng đất thanh bình Đồng Văn, Mèo Vạc
Di tích tuyệt tác dinh thự họ Vương
Đẹp những cung đường Núi Đôi Quản Bạ
Nét đẹp khó tả đèo Mã Pí Lèng
Ai đến đều khen thiên nhiên tuyệt tác
Trong thơ, trong nhạc Lũng Cú cột cờ
Mây giăng núi mờ, đẹp như tiên cảnh
Chúc bước tiến mạnh nông nghiệp, nông lâm
Mạnh mẽ xứng tầm Hà Giang toại ý.

Tôi lại trực chỉ sang tỉnh Cao Bằng
Chúc chuyện làm ăn luôn được sung túc
Năm mới xin chúc phát triển vươn mình
Thêm nhiều công trình đẹp giàu thành phố
Năm qua gian khổ, năm nay thành công
Thiên nhiên mênh mông núi, rừng, sông, suối
Đầu tỉnh đến cuối, đầy những tiềm năng
Giúp cho Cao Bằng phát triển du lịch
Rừng cây u tịch, hoang sơ nguyên sinh
Cảnh quan tỉnh mình Ngườm Ngao hang động
Thêm thác Bản Giốc hùng vĩ biết bao
Chưa có nơi nào sánh bằng thác ấy
Thiên nhiên đẹp vậy hồ núi Thang Hen
Vạn lời ngợi khen đến từ du khách
Khí hậu trong sạch, lịch sử vang danh
Văn hoá hình thành từ nhiều dân tộc
Truyền thống đẹp độc Tày, Dao, Nùng,
Mông Sán Chay chung lòng làm giàu xứ sở
Giao thương rộng mở, sản vật đổi trao
Năm mới tiền vào ào ào như thác

Em lại đi dạt Bắc Cạn chúc Xuân
Một năm tưng bừng hân hoan vui vẻ
Một năm mạnh mẽ, bật cao, vươn xa
Nông, lâm tỉnh nhà phát triển bền vững
Dòng sông chứa đựng phù sa nồng nàn
Giúp các bản làng Sông Lô đích thị
Còn bảy huyện lỵ Ba Bể, Thạch Thông
Chung sức gắng công năm nay vươn tới
Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Gì, Ngân Sơn
Phát triển nhiều hơn, dấu ấn in đậm
Còn huyện Pác Nặm năm mới đổi thay
Chúc các huyện này làm ăn bài bản
Chúc cho Bắc Kạn đổi thịt thay da
Năm mới gần xa chung cùng vững mạnh

Chúc tỉnh bên cạnh Lạng Sơn đẹp tươi
Năm mới mọi người từ thành đến huyện
Làm ăn nên chuyện tất cả ngành nghề
Từ phố đến quê, từ huyện đến bản
Tràng Định, Văn Lãng, Hữu Lũng, Chi Lăng
Chăm lo siêng năng bản làng thịnh thái
ác huyện còn lại xin chúc mạnh giàu
Trẻ già cùng nhau gìn giữ nét cổ
Cùng nhau tu bổ những chùa, đền xưa
Rêu phong, nắng mưa Tam Thanh, Bắc Lệ
Ấy là chưa kể đến phố Kỳ Lừa
Câu ca dao xưa có nàng Tô Thị
Chảy qua thành thị có sông Kỳ Cùng
Vang danh khắp vùng, uy linh nức tiếng
Đôi lời xin chuyển đến Ải Nam Quan
Lời chúc bình an năm mới hạnh phúc

Bài thơ đã chúc sáu ba tỉnh, thành
Văn thơ không rành, tấm lòng là chính
Gửi lời cung kính cầu xin tiền nhân
Phù hộ con dân nước Việt vạn phúc
Năm mới sung túc gặp vạn điều may
Qua cơn dịch này, VIỆT NAM CƯỜNG THỊNH

Trong dịp đầu năm mới, đông đảo các nghệ sĩ trong showbiz Việt đã gửi những lời chúc bình an, sức khoẻ đến với người hâm mộ. Thế nhưng ấn tượng và được netizen chia sẻ nhiều nhất chính là bài thơ chúc Tết của NS Hoài Linh. Chúc Xuân hơn 7000 chữ và gần 500 câu của NS Hoài Linh đã nhận được nhiều người yêu thích và chia sẻ.

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter



Chim Phượng về làm tổ

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm

Ngày xuân phân, 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi đó cũng là ngày xuân phân may mắn. Trướcđó, Nhà tôi có chim về làm tổ, tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non. Sau khi thăm lúa siêu xanh ở Phú Yên về, tôi rất mừng vì chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.

Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi là một chuyện may mắn. Vườn nhà tôi có cặp chim Trĩ (Phương Hoàng đất) về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Tổ chim Trĩ trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng ra, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay. Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.

chim-phuong-hoang-dat-9781-1381131449.jp
Phượng Hoàng đất
là Chim trĩ ( Buceros bicornis) là loài chim quý hiếm, với các loại trĩ đỏ, trĩ  xanh và trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy,  một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì  Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương, biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó được mừng là đất lành, thịnh vượng, và điềm lành. Rồng và Phượng là biểu tượng cho hạnh phúc vợ  chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Việt Nam, Trung Quốc, và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express thì Phượng hoàng đất ở Tràng An  là loài Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, được phát hiện thấy tại một số khu rừng ở Tràng An Ninh Bình. Ở phương Nam, trong điều kiện đồng bằng tôi bất ngờ gặp loài chim trĩ  lông xanh đen (ảnh minh họa) là loài nhỏ hơn nhưng vẫn rất đẹp và quý mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 là ngày được Liên Hợp quốc chọn tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại. Mục tiêu của sự tôn vinh này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn là ngày của hành động, nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc tốt hơn cho người người trên trái đất. Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Vương quốc Bhutan là được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Bhutan là quốc gia đã ghi nhận vai trò của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia bằng việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Họ cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh. Ngày này được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hợp quốc từ vào ngày 28 tháng 6 năm 2012. Việc Liên hợp quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực từ đó ngày này được cho là sẽ truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.Ban Ki-moon cũng tranh thủ nhân đó kêu gọi công dân tất cả các nước cam kết giúp đỡ những người xung quanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại bằng tình yêu thương làm lan tỏa hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn để khi tham gia làm việc thiện, bản thân chúng ta cũng nhận lại những điều tốt lành

NƠI VƯỜN THIÊNG CỔ TÍCH
Hoàng Kim

Ngày mới vui việc hiền
Nơi vườn thiêng cổ tích
Chốn trời đất giao hòa
Ong làm mật yêu hoa
Lá non đùa nắng mới

Nhạc đồng xanh thung dung
Ban mai mù sương sớm
Trời xanh trong như ngọc
Cá nước chim trời
Vui thú an nhiên…

Khoảng lặng đất trời
Bí mật vườn thiêng

Vườn nhà sớm mai nay

Video yêu thích

Casava in Vietnam: Save and Grow, PhuYen
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Về với vùng cát đá


Huy Nguyen cùng với Trịnh Thế Hoan, Piri Piri, Hoàng Kim tại Son Hai, Thuận Hải, Vietnam. 21 Tháng 2, 2017  Ở đời vui đạo mặc tùy duyên Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền – Trần Nhân Tông

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Tháp Nhạn (ảnh Nguyễn Việt Dũng)

Về với vùng cát đá Sông Kỳ Lộ Phú Yên

Ảnh Soải Nguyễn thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận;

xem tiếp Về với vùng cát đá Đại Lãnh nhạn quay về

xem tiếpNhững bài viết liên quan See more: Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-12https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-2/

Cách mạng sắn Việt Nam
Giống sắn tốt Phú Yên
Sắn Việt và Sắn Thái
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Quản lý bền vững sắn châu Á
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Cassava and Vietnam: Now and Then

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Nông lịch tiết Vũ Thủy

MƯA XUÂN
Hoàng Kim

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.

(*) Nhớ

NÔNG LỊCH TIẾT VŨ THỦY
Hoàng Kim

Giấc mơ lành yêu thương
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Ban mai lặng lẽ sáng

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui sống giữa thiên nhiên
Học không bao giờ muộn
Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
Lời Thầy dặn thung dung

24 TIẾT KHÍ LỊCH NHÀ NÔNG
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

5 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN
Hoàng Kim


Mục đích sau cùng của DẠY và HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-khong-bao-gio-muon/

TRẠNG TRÌNH DƯỠNG SINH THI
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585)


Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.

(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)

CHÍN ĐIỀU LÀNH HẠNH PHÚC
Hoàng Kim.

Cười nhiều Giận ít
Vui nhiều Lo ít
Làm nhiều Nói ít
Đi nhiều Ngồi ít
Rau nhiều Thịt ít
Chay nhiều Mặn ít
Chua nhiều Ngọt ít
Tắm nhiều Lười ít
Thiện nhiều Tham ít

Mặt trời và thiên nhiên
Môi trường sống an lành
Gia đình thầy bạn quý
Minh triết cho mỗi ngày

An nhiên và phúc hậu
Thức ngủ cần hài hòa
Lao động và nghỉ ngơi
Gieo lành thì gặt thiện

Yêu thương trong tầm tay

MƯỜI THÓI QUEN MỖI NGÀY
Hoàng Kim

1. Vui khỏe phúc hậu, an nhàn vô sự là tiên
2. Biết dưỡng sinh, sống quen thanh đạm nhẹ mình
3. Hưởng ánh nắng, khí trời và sương mai mỗi sáng
4. Dạy và học tình yêu cuộc sống cnm365 mỗi ngày
5. Đi bộ và dọn vườn, tập thể dục mỗi ngày nữa giờ
6. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày có lợi cho sức khỏe
7. Luyện thói quen đi lại ít phút sau mỗi giờ làm việc
8. Sau khi đi làm về cần nghĩ ngơi 15 phút mới tắm
9. Khi người mệt mỏi tốt nhất ngủ ngon và nghỉ ngơi
10 Buông bỏ những dư thừa và hư danh giả tạm

MƯỜI TƯ DUY TÍCH CỰC

Ai đúng ai sai, mình không sai là được
Người già người trẻ, cứ vui khỏe là được
Việc nhiều lộc ít, làm xong việc là được
Tận tâm tiết kiệm, đừng lãng phí là được
Bất kể giàu nghèo, cứ hoà thuận là được
Không kén ngon dở, cứ sạch nóng là được
Bất luận đẹp xấu, cứ tốt duyên là được
Nhà lớn nhà nhỏ, cứ ấm no là được
Xe mới xe cũ, cứ chạy tốt là được
Sung túc hay nghèo, cứ bình an là được

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là minh-triet-cho-moi-ngay.jpg

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Ana Karenina, Đường sống, Phục sinh. Minh triết cho mỗi ngày. Trước đây tôi thích ông theo tuần tự trên. Nhưng nay qua thời gian trãi nghiệm và lắng đọng tôi lại thích trình tự ngược lại. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa  dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH  Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy viết: “Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Sẽ là ngốc nghếch nếu bạn tìm kiếm nó ở nơi nào khác. Bạn sẽ giống như kẻ chăn cừu tìm kiếm một con chiên lạc, trong khi nó được nhét vào ngay bên trong áo sơ mi của y (1). Quy tắc thứ nhất của minh triết, là biết chính bạn (2). Tuy nhiên đây là cái khó làm nhất. Quy tắc thứ nhất của đức hạnh là hạnh phúc với những điều nhỏ bé (3). Điều này nữa cũng khó làm. Chỉ có những ai tuân theo những quy tắc này, mới đủ mạnh để là một tấm gương đức hạnh cho người khác. Nếu bạn chỉ yêu chính mình, bạn không thể thực sự hạnh phúc. Hãy sống cho kẻ khác, rồi thì bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực. Các bạn đang lang thang tới đâu, hỡi những  con người bất hạnh? Đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ? Bạn đang chạy đi xa, nhưng hạnh phúc phải được tìm thấy bên trong bạn. Nếu nó không có mặt ở bên trong, thì nó không có mặt ở bất cứ nơi nào khác. Hạnh phúc nằm trong khả năng yêu kẻ khác của bạn”. (Suy niệm mỗi ngày, trang 53) (1) Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Phật nói ‘ phật tại tâm ’ Chúa Jesu nói ‘Vương quốc của thượng đế ở bên trong các ngươi ’ (2) Minh triết trước hết là tự biết mình. (3) Phúc hậu là hạnh phúc với những điều nhỏ bé.

Lev Tonstoy viết tiếp: Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác , bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế. Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta. Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng)

Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Nhà sách Hoàng Gia

Video tài liệu tham khảo chọn lọc :

Cây Lương thực Việt Nam Chuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộn Cách mạng sắn Việt Nam https://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Cappuchia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw ; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI;

6 Duong, N.T., Macholdt, E., Ton, N.D. et al. Complete human mtDNA genome sequences from Vietnam and the phylogeography of Mainland Southeast Asia. Sci Rep 8, 11651 (2018). https://doi.org/10.1038/s41598-018-29989-0 (Nong Van Hai, Mark Stoneking là tác giả liên hệ).

Tiết Xuân Tết Nguyên Đán
TẾT NGUYÊN ĐÁN VIỆT TRUNG: TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
Trần Vũ Đồng và Hoàng Tố Nguyên

(* Tác giả Trần Vũ Đồng 陈雨桐 là học viên chuyên ngành song ngữ Anh Việt và tiến sĩ Hoàng Tố Nguyên là giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh).

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam và Trung Quốc. Việc so sánh nguồn gốc phong tục đặc điểm giống và khác nhau giữa Tết Nguyên Đán của hai nước và tìm hiểu tư tưởng, quan niệm tín ngưỡng giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nền văn hóa, lịch sử của hai dân tộc, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu thân thiện giữa hai quốc gia. Tết Nguyên Đán Việt Trung bất luận là tên gọi, thời gian, nguồn gốc hay phong tục đều có nhiều điểm giống nhau, nhưng không gian văn hóa và theo thời gian, mỗi nước đều tự tạo ra cho mình những nét đặc sắc riêng.

Tết Nguyên Đán Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong cùng một không gian văn hóa Tết cổ truyền của Trung Quốc Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản Sự giao thoa Tết văn hóa và văn hóa Tết Việt Nam và Trung Hoa là gần gũi ‘đồng văn” tới mức trước đây và thậm chí gần đây, giới Đông phương học phương Tây thường xếp Việt Nam vào “Thế giới văn minh Trung Hoa” hay “Thế giới Hoa hóa” (như M.Gernet Le monde chinois, Paris, 1980, L. Vandermeersch Le monde Sinise PUF, Paris, 1986). Đối với Đông Nam Á, một khái niệm mới xuất hiện ở cuối thế chiến II, thì người ta xếp Việt Nam vào “các quốc gia Ấn hóa hay Hindou hóa” để đối sánh Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á khác. Người ta mệnh danh Việt Nam là bộ phận tiền đồn của văn minh Trung Hoa chọc xuống vùng Đông Nam Á.

Tết Nguyên Đán Việt Nam và Trung Quốc khác biệt năm điểm chính: 1) Lịch sử văn hóa Trung Quốc thuộc nền văn minh Trung Hoa Context Đông Á (Đàm Gia Kiện chủ biên 1993). Bản sắc lịch sử văn hóa Việt Nam thuộc nền văn minh lúa nước Hòa Bình Context Động Nam Á Nước Việt, Dân Việt trên diễn trình lịch sử lâu dài tuy nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa chính trị Trung Hoa Đông Á nhưng vẫn luôn luôn duy trì nền tảng văn hóa môi cảnh địa nhân văn Đông Nam Á của chính mình (Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và cảm nhận, Nhà Xuất bản Văn hóa Hà Nội, năm 2003); 2) Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của người Việt. Tết nguyên nghĩa là “tiết”. Văn hóa Việt thuộc văn minh Nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau, và ứng với mỗi tiết khí này lại có một thời khắc “giao thời”. Tết Nguyên Đán nghĩa là “Tết đầu năm mới”. Chữ Tết là âm “đọc trạch” theo lối dân gian của chữ “Tiết” Hán Việt. Tiết âm Hán Việt có nghĩa là Đoạn, Khúc, Đốt. Trên dòng thời gian liên tục của một năm theo lịch cổ truyền thì Tết Nguyên Đán nương theo Tiết Lập Xuân. Tiết Nguyên Đán là Tiết Lập Xuân của người Việt trong lịch cổ Việt Thường la bàn (hướng chính Đông). 3) Nguồn của Tết Nguyên Đán thuộc không gian văn hóa Hòa Bình và nền văn hóa Đông Sơn Trống đồng.là chốn tổ nền văn minh lúa nước. Tết Nguyên Đán là một lễ hội mùa nông nghiệp. Các chuyên khảo của giáo sư Trần Quốc Vượng 2003 đã cũng cố luận điểm này “Lịch ta và nền văn hóa lúa nước cổ truyền (trang 324-331), Con trâu và nền văn hóa Việt Nam (trang 332-337) “Biểu tượng Ngưa và năm con ngựa 338-341) “Năm Giáp Tuất kể chuyện lịch ta và chú cẩu” (trang 342-347); Nhân xuân Ất Hợi 1995 chuyện vãn về con lợn trong văn hóa Việt Nam (trang 348-352). 4) Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam thể hiện phong tục là khác nhau “Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác” , “trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ” đó là tác phẩm Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428. Theo Lịch sử Việt Nam diễn trình từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước Công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ năm 2879 TCN. Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa qua thông tin các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời đại đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ. Vào thời kỳ đồ đá mới, nền văn hóa Hòa Bình Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước. Di chỉ khảo cổ tại Trống Đồng Ngọc Lũ Đông Sơn, và nhiều minh chứng khác. 5) “Nghiên cứu đa dạng di truyền hệ gene ngưởi Việt Nam: Những viên gạch đầu tiên” thông tin của Giáo sư Nông Văn Hải Viện Nghiên cứu hệ gene (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) tại Nguồn: Báo Tin Sáng 27 5 2020 https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nghien-cuu-da-dang-di-truyen-he-gene-nguoi-Viet-Nam-Nhung-vien-gach-dau-tien/ với nhiều thư mục dẫn liệu kèm theo, có thể hé mở một phần câu trả lời. “đỉnh cao tập trung sự đa dạng DNA ty thể vào khoảng thời gian trùng với nền Văn hóa Đông Sơn, “có một sự tập trung gene cổ vào vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 2.500-3.000 năm về trước”. Như vậy, không phải chỉ tổ tiên của người Kinh tập trung ở đồng bằng sông Hồng mà tổ tiên của các tộc người thuộc 5 nhóm ngữ hệ ngày nay đều có dấu vết tập trung dân cư đông đúc ở đây vào thời Đông Sơn. Nghĩa là nền văn hóa Đông Sơn là chung của các dân tộc này trong quá khứ. Đây là bằng chứng khoa học mới, đầu tiên trên thế giới về di truyền phân tử người cho thấy sự đa dạng di truyền liên quan đến khoảng thời gian ra đời của văn hóa Đông Sơn. Và điều này có thể đem lại một phần lời giải cho khẳng định của các nhà nghiên cứu khảo cổ học tiền sơ sử như TS Nguyễn Việt về các cư dân thời Đông Sơn và tiền Đông Sơn là một khối Bách Việt

CẬU TÔI
Hoàng Gia Cương

FB HGC 27 5 2020
Nhớ về người CẬU (em ruột mẹ tôi) thân yêu, tôi đưa lên bài tôi đã viết về cậu:

Tôi cũng không còn nhớ được là tôi biết mặt cậu tôi từ lúc nào. Khi mẹ tôi sinh tôi thì cậu còn “lang bạt kỳ hồ” tận đẩu tận đâu không ai biết được. Cách mạng Tháng 8, cậu tôi về tham gia lãnh đạo cướp chính quyền ở địa phương (Quảng Trạch, Quảng Bình) rồi lại đi đây đi đó tận đâu đâu trước khi định cư tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tôi cũng không biết rõ. Tôi từng đi tản cư ra Nghệ An khi mới lên 5, về quê thì không có cậu, ngay sau hoà bình lập lại thì tôi ra Hà Nội cho tới tận bây giờ. Tôi chỉ đoán chừng là tôi gặp cậu lần đầu lúc tôi đã lên 3, vì khi cách mạng tháng 8 thành công tôi đã tròn 3 tuổi. Tính ra khoảng thời gian mà tôi có dịp gặp và gần cậu cho tới tận năm cậu 93 tuổi, lúc cậu đi vào cõi vĩnh hằng, cộng lại chỉ được độ một tháng là cùng. Vậy mà tôi lại rất thân thiết và yêu quí cậu, yêu quý cậu gần như yêu quý mẹ tôi.

Năm thì mười hoạ có dịp qua Kỳ Anh tôi mới gặp cậu trong chốc lát. Đôi khi cậu cũng có dịp ra Hà Nội nhưng do tôi đi học, đi bộ đội hay đi công tác liên miên nên cũng ít khi gặp. Thế nhưng tôi lại hay gặp cậu qua thư từ. Cậu có nhiều cháu nhưng được cái là tôi rất hợp với cậu ở chỗ thích thơ, biết làm thơ, đặc biệt là thơ Đường luật nên cậu rất quý tôi. Hồi cha tôi ở Quảng Bình và cả khi đã ra Hà Nội, cha tôi thường tham gia hội hè, giao lưu với các cụ nhà nho, suốt ngày ngồi xướng hoạ. Hễ có bài thơ hay của mình hoặc của các bạn thơ, cha tôi lại gửi ngay cho cậu để cậu hoạ. Ở Hà Tĩnh, cậu cũng có một hội xướng hoạ thơ như thế. Vậy là hai bên liên tục thư đi thư lại với hàng loạt bài thơ nóng hổi, từ thơ vịnh cảnh, vịnh tình, cho tới thơ cổ động, tuyên truyền và thơ châm biếm, thơ đả kích giặc Mỹ xâm lược. Nhiều bài thơ của các cụ sau khi xướng hoạ và phẩm bình đã được đăng tải trên nhiều tờ báo như Cứu Quốc, Độc Lập, Thống Nhất… Từ nhỏ cha tôi đã tập cho tôi làm thơ Đường luật và cha tôi đã không ngờ là tôi nhanh chóng trở thành một bạn thơ của các cụ. Tôi cũng cùng tham gia xướng họa với các cụ ngay từ thời còn ngồi ghế trường phổ thông. Vì thế tôi gần như là một “hội viên nhóc con” của cả mấy hội xướng hoạ gồm toàn bậc cao niên ấy. Hồi tôi mới vào bộ đội, đang đóng quân ở sân bay Cát Bi, cha tôi có gửi cho tôi một bài thơ nói về gia đình mình với 7 người con, toàn trai, trong đó có đầy đủ tên con cháu nhưng đều nói lên truyền thống gia đình và hàm ý khích lệ, động viên con cháu:

Tài ba lừng lẫy ngoài ba xứ
Danh tiếng vang truyền khắp bốn phương

Tôi đã có một bài thơ hoạ lại, được cha tôi chuyển cho tất cả các cụ xem. Chừng hơn tháng sau tôi nhận được thư cậu tôi gửi từ Kỳ Anh, trong đó có 2 câu mà tôi nhớ mãi:

Cương cháu làm thơ giỏi thế a
Lời tuy gần gũi, ý cao xa…

Xin bạn đọc lượng thứ cho, viết lại 2 câu thơ này không phải tôi có ý “mèo khen mèo dài đuôi” đâu mà chỉ là để chứng minh rằng cậu tôi rất quý tôi, vậy thôi. Chính vì sự yêu quý này mà có lần cậu tôi đã kể cho tôi nghe về một khúc ngoặt quyết định trong cuộc đời cậu, cũng nhờ một bài thơ! Trước hết, cũng xin được nói rõ một chút về cậu tôi: Cậu tôi là NGUYỄN ĐÌNH NGÔ, một cán bộ lão thành cách mạng, nay đã mất. Cậu là cha của liệt sĩ NGUYỄN HOÀNG LƯU, người đã từng phát minh ra chiếc thước tính Lô ga rít hình tròn, làm nên một cuộc cải tiến kỹ thuật lớn trong Binh chủng Pháo Binh, người được mệnh danh là “nhà khoa học không bằng cấp” từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.

Chuyện cậu tôi kể là như thế này:

“… Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, do vừa biết chữ quốc ngữ lại vừa biết chữ nho nên cậu được chọn làm thơ lại (thư ký) cho Tuần vũ tỉnh Quảng Bình là Tôn Thất Chữ. Thời gian này là lúc thực dân Pháp đang ra sức đàn áp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Chúng ráo riết truy lùng, bắt bớ, giam cầm và tra tấn dã man những người Cộng sản. Các nhà lao ở Vinh, Hà Tĩnh và ở Huế đều chật ních tù chính trị, vì vậy chúng đã chuyển một số tù nhân về giam ở nhà lao Đồng Hới.

Cậu còn nhớ, khoảng đầu năm 1933, cậu phải theo tuần vũ Tôn Thất Chữ đi thị sát nhà lao Đồng Hới. Khi đến khu biệt giam kín mít, Tôn Thất Chữ dừng lại trước hầm giam của một nữ tù Cộng sản. Đó là chị Võ Thị Ngọ, mới chưa tròn 20 tuổi. Chị Ngọ đã tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và bị bắt ngoài Hà Tĩnh rồi được chuyển vào đây. Trong một lần đấu tranh quyết liệt chống hành động dã man vô nhân đạo của bọn cai ngục, chị Võ Thị Ngọ đã dũng cảm dùng thanh củi đánh lại tên cai ngục Phô-cô-ni nên bị chúng tống vào khu hầm kín biệt giam này. Quen thói trăng hoa, thấy chị Ngọ trẻ trung xinh đẹp, Tôn Thất Chữ buông lời bỡn cợt, trêu ghẹo. Chị Ngọ khinh bỉ nhìn tên tuần vũ. Biết không tán tỉnh được, Tôn Thất Chữ nói:

-Con gái trẻ trung xinh đẹp thế mà sao không chịu ở nhà lấy chồng, sinh con cho sung sướng lại nghe theo lời xúi giục của bọn cộng sản, thích đi làm giặc để phải tù phải tội cho khổ thân?
Chị Ngọ không thèm trả lời tên tuần vũ. Trước cái nhìn khinh bỉ và căm hờn của chị Ngọ, viên tuần vũ đành lặng lẽ bỏ đi. Sự việc xẩy ra rất nhanh nhưng nó đã như một tia chớp loé lên trong đầu cậu. Trước đây cậu chưa biết thế nào là người cộng sản, nghĩ là họ cũng chỉ như các đoàn thảo khấu, mọi rợ và ngu đần. Không ngờ một người con gái cộng sản mà có khí phách kiên cường như thế. Viên tuần vũ đi rồi mà cậu còn nấn ná dừng lại để nhìn người tù cho rõ mặt. Bỗng nhiên chị Ngọ chìa ra cho cậu một mảnh giấy, nhờ chuyển tận tay cho viên tuần vũ. Cậu không ngần ngại, nhận lời. Tranh thủ lúc đi một mình cậu đã đọc vội tờ giấy với nét chữ tuy viết bằng bút chì nhưng rất rõ ràng sắc sảo. Đó là một bài thơ! Phải khẳng định ngay rằng đây là một bài thơ Đường luật làm rất chuẩn về niêm luật, và đặc biệt là về ý tứ. Có lẽ vì bài thơ quá hay mà cậu đã thuộc lòng ngay từ khi ấy và cho tới tận ngày nay. Bài thơ của chị Ngọ như sau:

Nước mất nhà tan nợ gánh chung
Có ta, ta phải gánh vai cùng.
Liễu bồ cùng đứng trong trời đất
Vàng đá xin thề với núi sông!
Tay yếu, chân mềm tuy phận gái
Gan bền, chí vững ấy đàn ông.
Chưa đền nợ nước, duyên gì nữa?
Gươm nọ là con, súng ấy chồng!

Về đến dinh tuần vũ, lựa lúc Tôn Thất Chữ vui vẻ cậu trao bài thơ cho ông ta. Viên tuần vũ chăm chú đọc, nét mặt đầy kinh ngạc và tỏ ra rất khâm phục. Từ hôm ấy cậu thấy ông ta có ít nhiều thay đổi trong cách cư xử với tù chính trị. Phải chăng ông ta tự thẹn với lương tâm? Điều đó cậu không chắc lắm. Còn cậu, từ hôm ấy trong đầu óc cậu bài thơ cứ được đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. Cậu cũng thấy tự thẹn với bản thân mình. Người ta là phận gái mà như thế, đằng này mình sức dài vai rộng lại cũng có ít chữ nghĩa mà cam tâm làm tay sai cho bọn thực dân và lũ tay chân gian ác sao?

Sau vài đêm suy nghĩ, cậu quyết định xin “treo ấn từ quan”. Về nhà, cậu đã xé bỏ sắc phong “cửu phẩm” của chính phủ bù nhìn Nam triều và bắt đầu một cuộc đời “mai danh ẩn tích” đi làm cách mạng. Cho đến nay cậu vẫn chưa có dịp gặp lại người nữ tù cộng sản ấy, chỉ nghe người ta nói là chị Ngọ đã dũng cảm và kiên cường vượt qua tất cả, không chỉ thời gian ấy mà cả nhiều lúc sóng gió sau này”…

Bài thơ của người nữ tù Cộng sản Võ Thị Ngọ đã làm thay đổi cuộc đời cậu tôi, đã đánh dấu một khúc ngoặt vô cùng quan trọng và có tính quyết định trong cuộc đời cậu tôi! Kể từ ngày ấy, cậu tôi đã tìm cách bắt mối với cách mạng và bắt đầu cuộc đời hoạt động bí mật. Để có vỏ bọc, cậu đã học nghề làm thầy địa lý, chuyên đi xem mạch đất cho người ta làm nhà, an táng, cải táng… Bước chân của cậu đã đi khắp các vùng nông thôn, miền núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Khi cách mạng tháng tám bùng nổ, cậu là một trong những người lãnh đạo cướp chính quyền ở huyện.

8/2003
HGC

Ảnh: Con sông quê tôi. — cùng với Trương Minh Dục, Nicolas Hoàng, Hoàng Hữu Đức16 người khác.

GS Nông Văn Hải (trái) và GS Mark Stoneking trong Hội thảo quốc tế do Viện Nghiên cứu hệ gene tổ chức năm 2017. Ảnh: NVCC.

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN HỆ GENE NGƯỜI VIỆT NAM:
Những viên gạch đầu tiên

Báo Tia Sáng 27/05/2020 07:25Thu Quỳnh

Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có mối liên hệ với nhau như thế nào? Dù được các nhà dân tộc học và lịch sử bàn thảo suốt một thời gian dài nhưng vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ. Và những nghiên cứu đầu tiên về đa dạng di truyền hệ gene ở người Việt Nam của Viện Nghiên cứu hệ gene (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) có thể hé mở một phần câu trả lời.

Ở thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, tất cả khối Lạc Việt, Tây Âu, hay Tày Thái cổ… đều là ‘Yue’ (Bách Việt). Nghiên cứu hệ gene ty thể của nhóm GS Nông Văn Hải cũng đã cho thấy điều này. Trong ảnh: Trống đồng Ngọc Lũ và hoa văn trên trống đồng. Nguồn: Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 

Ký ức tộc người và “ký ức” hệ gene người

Cuộc thảo luận về nguồn gốc người Việt dường như chưa bao giờ dứt trên nhiều diễn đàn và luôn sẵn sàng được hâm nóng lên khi được xới lại. Thực ra đây không phải là chuyện “trà dư tửu hậu”, mà trong giới học thuật, tính đa dạng tộc người và nguồn gốc tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa đã được các nhà dân tộc học và tiền sử học đào bới cả trăm năm qua, như GS Peter Bellwood1 (ĐH Quốc gia Úc), nhà nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á từng cùng các nhà nghiên cứu Việt Nam công bố các nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn nhận định. Vấn đề này không dễ dàng ngã ngũ để đi đến kết luận, rất dễ gây hiểu lầm và chia rẽ, do một tình trạng phổ biến trong nghiên cứu tiền sơ sử và nguồn gốc tộc người là thiếu dữ liệu – những gì các nhà khoa học đang có hiện nay mới chỉ là những mảnh ghép khác nhau của một “bức tranh” khổng lồ đã chìm vào quá khứ.


Theo dòng hồi ức của các dư dân thời hiện đại và giả thiết của các nhà dân tộc học thì tổ tiên của 54 dân tộc (và có thể nhiều nhóm địa phương trong đó), nay được sắp xếp thuộc 5 ngữ hệ đã có vô vàn hướng dịch chuyển, cộng cư trong quá khứ. Chẳng hạn, nhiều cư dân thuộc các tộc người ở khu vực miền núi phía Bắc hoặc Tây Nguyên vẫn kể về quá trình họ đi từ phương Bắc xuống hoặc từ vùng biển phía Nam đi lên. Các nhà khảo cổ học cũng đã giải thích về sự đa dạng các nhóm người ngay trong kỷ nguyên khởi đầu lịch sử Việt Nam, như TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á cho biết: những cư dân Đông Sơn và Tiền Đông Sơn từ thời khởi đầu dựng nước Việt Nam không tương ứng với một tộc người duy nhất là Kinh hay bất kỳ một tộc người khác trong thời hiện đại ngày nay, bởi trong nhận thức của các nhà khảo cổ học thế giới, “ở thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, tất cả khối Lạc Việt, Tây Âu (hay Tày-Thái cổ)… đều là ‘Yue’ (Bách Việt)”. Nhưng từ trước tới nay, các nhà dân tộc học và khảo cổ đang giữ những cứ liệu và các giả thiết đó mà chưa mang ra để đặt câu hỏi cho các nhà nghiên cứu hệ gene. Hầu như không ai hay biết gì về việc những quá trình giao lưu tiếp biến ấy đã được “ghi nhớ” như thế nào trên hệ gene của mỗi cá nhân ở các tộc người.

Trong khi đó, phân tích hệ gene người cổ sẽ chứng minh được điều đó, đem lại một trong những câu trả lời gần nhất cho những gì đã xảy ra trong quá khứ. Các kỹ thuật hiện đại giúp giải trình tự hệ gene từ di cốt người cổ có thể giúp bóc tách dần thông tin về nguồn gốc, lịch sử di truyền cũng như thấy được sự đa dạng, cộng cư của di cốt khai quật được theo mỗi mốc thời gian họ sinh sống. Tuy vậy, trước nay giới khảo cổ học và nghiên cứu hệ gene trong nước chưa có nhiều cơ hội trao đổi và thực hiện các nghiên cứu chung. Mãi tới gần đây, các  nhóm nghiên cứu quốc tế,  gồm các nhà di truyền ở ĐH Harvard, Hoa Kỳ, Bảo tàng thiên nhiên Copenhagen, Đan Mạch và ĐH Cambridge, Anh… đã cùng với các nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) hợp tác phân tích được di cốt người cổ ở Đông Nam Á, trong đó có người Mán Bạc2 và người Hoà Bình3 và xu hướng di cư sớm từ thời cổ đại. Những nghiên cứu này đã đưa một số dữ liệu gene người cổ tại Việt Nam vào cơ sở dữ liệu gene của thế giới – đây là căn cứ để các nhóm nghiên cứu khác lấy làm cơ sở so sánh đối chiếu sau này.
Bên cạnh đó, phân tích hệ gene ở người hiện tại có thể giúp khẳng định tính đa dạng di truyền của các tộc người hiện nay, ví dụ có thể cho biết những đặc điểm chung giữa người Kinh, Tày, Thái… so với các tộc người cụ thể khác trong cùng một nhóm tộc người (phân loại theo ngữ hệ) của mình hoặc các dân tộc thuộc ngữ hệ khác. Nhưng chính vì thiếu chia sẻ thông tin và chưa có nghiên cứu nào chung giữa các nhà khoa học xã hội với nhà nghiên cứu hệ gene người Việt Nam nên dường như câu hỏi liệu rằng hệ gene có thể lưu lại dấu vết nào cho những lần các tộc người gặp gỡ, giao thoa trong lịch sử dường như vẫn đang còn bỏ lửng.

Cỡ mẫu đủ lớn và đa dạng

Trong bối cảnh vẫn còn nhiều tranh luận ngổn ngang đó, GS Nông Văn Hải, nguyên Viện trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu hệ gene, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, một nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm về hệ gene người Việt Nam đã đi tìm câu trả lời trong quá trình thực hiện Đề tài độc lập cấp Nhà nước (2015-2019), do Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ – “Giải trình tự và xây dựng hoàn chỉnh hệ gene người Việt Nam đầu tiên làm ‘trình tự tham chiếu’ và bước đầu phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam”4.

Giữa các dân tộc có lịch sử di truyền, nguồn gốc chung nào đó và có sự giao thoa về mặt di truyền chứ không có một dân tộc ‘thuần chủng’

Trước khi đi sâu vào chẻ từng phát hiện của đề tài, ông giải thích về một số nguyên tắc khi nghiên cứu hệ gene để trả lời cho các câu hỏi về nhân chủng học tiến hóa ở trên. Tức là, để tìm ra tính đa dạng hệ gene, khu vực phân bố địa lý của các kiểu gene và ước lượng thời điểm chúng bắt đầu xuất hiện trong quá khứ, phải phân tích trình tự hệ gene ty thể (di truyền theo dòng mẹ), vùng đặc hiệu giới tính nam của nhiễm sắc thể Y (di truyền theo dòng bố) hoặc toàn bộ hệ gene (lai giữa dòng bố và dòng mẹ). Đây là cách làm đã thành chuẩn mực phổ biến của các nhóm trên thế giới – họ có thể sử dụng lần lượt hoặc kết hợp đồng thời cả ba trình tự hệ gene trên trong các nghiên cứu về nhân chủng học tiến hóa và lịch sử di truyền ở người hiện đại hoặc kết hợp, đối chiếu với các mẫu khảo cổ học.

Làm sao để biết đâu là đặc trưng của mỗi nhóm hoặc từng tộc người? Cũng theo thông lệ, sẽ cần phân tích trình tự và so sánh với hệ gene tham chiếu trên cơ sở dữ liệu gene quốc tế để từ đó xác định các kiểu gene đơn bội đặc trưng của người Việt Nam (haplotypes – một nhóm cụ thể của gene mà con cháu thừa hưởng từ cha mẹ. Haplotype có thể đặc trưng cho một nhóm, hay một quần thể và thậm chí là một loài).

Để thực hiện đề tài, GS Nông Văn Hải đã hợp tác với giáo sư người Mỹ Mark Stoneking, Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa, CHLB Đức, người dày dạn kinh nghiệm hợp tác phân tích hệ gene của nhiều tộc người, từ Thái Lan, Philipines đến các dân tộc ở châu Phi. Nhóm nghiên cứu khảo sát lấy mẫu gene các tộc người trên quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam – hơn 600 người thuộc 22 dân tộc ở năm ngữ hệ chính ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa (gồm các ngữ hệ: Nam Á, Thái – Kadai, Hmông-Miền, Nam Đảo và Hán-Tạng), đồng thời phân tích cùng với dữ liệu hệ gene của nhóm cư dân hiện đại lân cận và các tập dữ liệu gene của người ở Đông Nam Á cổ đại đã được công bố trước đây trong cơ sở dữ liệu hệ gene quốc tế.

Nhưng trong trình tự hệ gene với hơn 3 tỉ “ký tự”  của mỗi người, làm sao để xác định được sự giống và khác nhau giữa các tộc người theo cách hợp lý nhất? Nhóm phân tích dữ liệu đa hình nucleotide đơn  – SNP (single nucleotide polymorphisms), trong đó tập trung đi sâu phân tích hệ gene sử dụng công nghệ mới gene CHIP (gồm khoảng 600.000 điểm thể hiện sự khác biệt về mặt di truyền giữa các cá thể). Đây cũng là những công nghệ  mà các nhóm nghiên cứu đa dạng di truyền các tộc người trên thế giới đang sử dụng chủ yếu, bởi vì 99,9% trình tự hệ gene là hoàn toàn giống nhau giữa các cá thể, tộc người trong toàn bộ loài người, GS Nông Văn Hải cho biết.

Kết quả phân tích, được xuất bản trên tạp chí Molecular Biology and Evolution5 (Q1, IF~15, thứ 2 về sinh học  tiến hóa) cho thấy “tính đa dạng tộc người phân theo ngữ hệ đã phản ánh các nguồn gốc khác nhau về đa dạng di truyền ở Việt Nam”, nghĩa là trong 22 dân tộc được khảo sát, “dân tộc này cũng có chung các đặc điểm về gene của dân tộc khác trong cùng ngữ hệ hoặc khác ngữ hệ”, GS Nông Văn Hải giải thích. Chẳng hạn, nhìn các bảng số liệu phân tích mức độ lai hỗn hợp (Admixture) có thể thấy rõ: các dải màu sắc khác nhau quy ước cho các tộc người hay ngữ hệ khác nhau  cho thấy tình trạng “lai” giữa các dân tộc là phổ biến và hiển nhiên – “giữa các dân tộc có lịch sử di truyền, nguồn gốc chung nào đó và có sự giao thoa về mặt di truyền chứ không có một dân tộc ‘thuần chủng’”.

Bảng 1: Các dải màu sắc quy ước cho các tộc người trong biểu đồ này (màu giống nhau, chạy liên tục) cho thấy tình trạng “lai” giữa các dân tộc là hiển nhiên. Ảnh: Nhóm nghiên cứu cung cấp. 

Tạm lấy một số ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cho các phát hiện trên là: các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á có nhiều đặc điểm gần về gene so với các ngữ hệ Thái – Kadai, và cũng có những điểm chung với ngữ hệ Hmong – Miền. Đơn cử về người Kinh – tộc người phổ biến ở Việt Nam và thuộc ngữ hệ Nam Á – không chỉ có nhiều đặc điểm giống với các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái – Kadai (như Tày, Thái, Nùng…) mà cũng có cả điểm giống với dân tộc xa xôi và tương đối biệt lập khác ở miền núi phía Bắc như Lô Lô, Si La, Phù Lá (thuộc ngữ hệ Hán – Tạng) hay với các cư dân ở Nam Trung Quốc, đảo Đài Loan ngày nay và nhiều dân tộc khác nữa. Trong phần “thảo luận”, nhóm tác giả khẳng định nghiên cứu này, với dữ liệu nhiều hơn và chính xác hơn, đã đưa ra phát hiện ngược lại so với công bố về hệ gene người Kinh vào năm 2019.

Mặt khác, nghiên cứu cũng phát hiện ra, có những tộc người tuy gần gũi hơn với tộc người khác về mặt ngôn ngữ (cùng ngữ hệ), nhưng lại xa nhau hơn về mặt di truyền. Có thể trong lịch sử tổ tiên của họ là những nhóm lai, nhưng sau này do ảnh hưởng văn hóa, điều kiện sống, chiến tranh… các thế hệ sau đã chuyển sang dùng ngôn ngữ của nhóm khác, hoặc là đã có sự giao lưu tiếp xúc giữa các tộc người thuộc các ngữ hệ khác nhau.

Công bố này được đánh giá là đầy đủ nhất cho đến nay, sử dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích dữ liệu hệ gene, nhằm làm rõ sự đa dạng về mặt di truyền của người Việt Nam, theo đánh giá trên trang của Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ. Điều này thực sự có ý nghĩa bởi vì trước đây, sự đa dạng di truyền của Việt Nam vẫn là một địa hạt chưa được khai phá, đặc biệt là với dữ liệu hệ gene trên quy mô lớn, bởi vì đa phần các nghiên cứu về hệ gene trước đây đều tập trung vào nhóm người Kinh. Do đó, trong trong thông cáo báo chí của Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa, GS Mark Stoneking, đồng tác giả liên hệ của nghiên cứu cũng đã lưu ý rằng: “Nhìn chung, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lấy mẫu của các nhóm dân tộc khác nhau nhằm xây dựng hoàn chỉnh dữ liệu hệ gene, từ đó cung cấp những hiểu biết mới về sự đa dạng di truyền và lịch sử của một khu vực đa sắc tộc, mà Việt Nam là ví dụ điển hình”.

“Những nghiên cứu này đã góp phần thêm một cái nhìn khách quan chân thực về tính đa dạng của người Việt Nam, bác bỏ những nhận định thiếu căn cứ khoa học, chủ quan về sự khác biệt của tộc người cụ thể đối với các tộc người khác trong một cộng đồng cùng tồn tại qua suốt chiều dài lịch sử”.

Giờ đây, các yếu tố đa dạng ngôn ngữ và đa dạng về ngoại hình (hình thái) của các cá thể thuộc các sắc tộc người Việt Nam mà “ai cũng có thể tự nhìn thấy” đã được khẳng định là có sự đa dạng về nguồn gốc di truyền. Điều này đã góp phần thêm một cái nhìn khách quan chân thực về tính đa dạng của người Việt Nam, bác bỏ những nhận định thiếu căn cứ khoa học, chủ quan về  sự khác biệt của tộc người cụ thể đối với các tộc người khác trong một cộng đồng cùng tồn tại qua suốt chiều dài lịch sử.

Truy ngược đồng hồ tiến hóa

Dữ liệu hệ gene không chỉ cho thấy chuyện của ngày hôm nay, mà các kỹ thuật phân tích có thể giúp “truy” dấu vết di truyền từ hàng ngàn đến hàng chục nghìn năm quá khứ. Trong đó, thông thường, các nhà khoa học trên thế giới sẽ phân tích gene đồng hồ tiến hóa và so sánh với các hệ gene tham chiếu của cư dân hiện đại thuộc các tộc người khác và của các mẫu người cổ trong cơ sở dữ liệu gene quốc tế để tìm ra các điểm bắt đầu phát sinh, rẽ nhánh. Từ đó xác định mốc thời gian giao thoa trong lịch sử của từng tộc người.

Vì thế, trước đó, vào năm 2018, cũng từ nguồn gene dùng trong nghiên cứu của Đề tài này, GS Nông Văn Hải và các đồng nghiệp đã phân tích các biến đổi trong trình tự hệ gene ty thể của người Việt Nam nhằm tìm ra dấu ấn của các lần xuất hiện và tập trung dân cư trong thời cổ đại và công bố trên tạp chí Scientific Reports, thuộc Tập đoàn xuất bản Nature6. Để phân tích tìm ra các điểm phát sinh, nhóm của ông đã giải trình tự hệ gene ty thể người Việt Nam ở trên và đối chiếu cùng với 2133 trình tự khác từ các dân tộc khác đang sinh sống ở lục địa Đông Nam Á (bao gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Tây Malaysia, Nam Trung Quốc) và Đài Loan, từ đó phát hiện được 111 dòng nhánh mới của DNA ty thể của người Việt Nam. Theo ước tính Bayesian về thời gian kết tụ (coalescence time) với 95% mật độ hậu nghiệm cao nhất (Highest Posterior Density, HPD), nhóm đã xác định được biểu hiện gene ghi dấu sự xuất hiện của người hiện đại trong hệ gene ty thể người Việt Nam vào khoảng 50 nghìn năm trước. Kết quả này đã khẳng định các giả thiết khảo cổ học về mốc xuất hiện của con người trên lục địa Đông Nam Á vào khoảng thời gian này.


Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã phát hiện được đỉnh cao tập trung sự đa dạng DNA ty thể vào khoảng thời gian trùng với nền Văn hóa Đông Sơn, “có một sự tập trung gene cổ vào vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 2.500-3.000 năm về trước”. Như vậy, không phải chỉ tổ tiên của người Kinh tập trung ở đồng bằng sông Hồng mà tổ tiên của các tộc người thuộc 5 nhóm ngữ hệ ngày nay đều có dấu vết tập trung dân cư đông đúc ở đây vào thời Đông Sơn. Nghĩa là nền văn hóa Đông Sơn là chung của các dân tộc này trong quá khứ. Đây là bằng chứng khoa học mới, đầu tiên trên thế giới về di truyền phân tử người cho thấy sự đa dạng di truyền liên quan đến khoảng thời gian ra đời của văn hóa Đông Sơn. Và điều này có thể đem lại một phần lời giải cho khẳng định của các nhà nghiên cứu khảo cổ học tiền sơ sử như TS Nguyễn Việt về các cư dân thời Đông Sơn và tiền Đông Sơn là một khối Bách Việt.

Nhưng trên hết, GS Nông Văn Hải nhắc đi nhắc lại rằng những gì mà ông và các đồng nghiệp trong nước và quốc tế làm mới chỉ là các nghiên cứu bước đầu. Các câu trả lời cho các giả thiết về đa dạng di truyền, nguồn gốc các tộc người hay các vấn đề cụ thể về bệnh học tộc người sẽ ngày càng đầy đủ lên khi các nhà nghiên cứu bổ sung thêm các mẫu ở các tộc người khác nhau, với cỡ mẫu lớn hơn. Đây là lý do mà nhiều nước trên thế giới đã xây dựng những bộ dữ liệu hệ gene người rất đồ sộ, thậm chí đã xuất hiện các “câu lạc bộ” các nước mà chính phủ đã đầu tư nghiên cứu giải trình tự hàng trăm ngàn đến cả triệu hệ gene người.

Nguồn: Báo Tin Sáng 27 5 2020 https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nghien-cuu-da-dang-di-truyen-he-gene-nguoi-Viet-Nam-Nhung-vien-gach-dau-tien/

Tài liệu tham khảo

1 The search for ancient DNA heads east, Science, 2018: Vol. 361, Issue 6397, pp. 31-32. DOI: 10.1126/science.aat8662

2 Mark Lipson et al, Ancient genomes document multiple waves of migration in Southeast Asian prehistory, Science  06 Jul 2018: Vol. 361, Issue 6397, pp. 92-95 DOI: 10.1126/science.aat3188 link online: https://science.sciencemag.org/content/361/6397/92

3 Hugh McColl et al, The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science  06 Jul 2018: Vol. 361, Issue 6397, pp. 88-92 DOI: 10.1126/science.aat3628 link online: https://science.sciencemag.org/content/361/6397/88.full

4 Đề tài mã số ĐTĐL.CN-05/15, do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

5 Dang Liu, Nguyen Thuy Duong, Nguyen Dang Ton, Nguyen Van Phong, Brigitte Pakendorf, Nong Van Hai, Mark Stoneking, Extensive ethnolinguistic diversity in Vietnam reflects multiple sources of genetic diversity, Molecular Biology and Evolution, msaa099, https://doi.org/10.1093/molbev/msaa099  (Nong Van Hai, Mark Stoneking là tác giả liên hệ)

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Secret Garden – Poéme

Vuonxuan

Chopin – Spring Waltz 
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter