Sắn Việt Nam và Howeler

SẮN VIỆT NAM VÀ HOWELER
Hoàng Kim

Sắn Việt Nam và Reinhardt Howeler là bài học lớn. Nhà khoa học danh tiếng này là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam. Ông đã dành trọn đời mình cho cây sắn, đúc kết trên 15 sách sắn chuyên khảo. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget) see more xem tiếp. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-howeler/ — với Reinhardt Howeler.

Banyat Vankeaw Greate picture of Dr.Howeler from Dr.Kim. We never see picture like this form him, and most of his pictue only with cassava.

Nhiều vấn đề nông nghiệp Brazil đang được tỉnh táo nhìn lại sau 500 năm, gợi cho Việt Nam những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững. Đó là “Kiệt tác của tâm hồn”.

Thật may mắn khi gặp được kiệt tác của tâm hồn khai mở hạnh phúc lòng ta tỉnh lặng và yêu thương hơn.

Con Đường Sắn Việt Nam
Sắn Việt Nam và Howeler

Reinhardt Howeler Thanks Khun Banyat. This picture was taken about two years ago when I went to visit Dr. Hershey at his house in Pensylvania. We went on a short boat ride. Great fun! Being retired since 2009, life is now very relaxing. Unfortunately, no cassava in California.

Kim Hoàng Respectfully greet Professor Reinhardt Howeler

Greetings from Hoang Kim Vietnam and Vietnamese friends. We are Vietnamese, our heads are in the Vietnamese sky, our feet are in the Vietnamese land, our souls are windy with success and Vietnamese culture. It is truly respectful and imitating the humanitarian hearts for the people like Him, like Dr. Kazuo Kawano, like A.Yersin, like Norman Borlaug. Those are great lessons. Lifelong lessons.

The Teacher’s words are very profound: “In life, a person must at least eat, followed by study, work, housing, clothing and health care. There are many unhappy lives around us. The danger of poverty still flares up at any time. Always remember that”; “Reach for the stars. Even if we can’t touch it, if we try our best, we can at least touch the dust particles of the star”; “The main things in human life are only a few. Concentrate and don’t worry about God’s problems. Blessed to spend a lifetime doing good deeds. The legacy will always shine forever.” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/ and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thay-dan-thung-dung/

Cach Cach Nguyen So nice to see Dr. Howeler – great friends and cassava teacher of me and famers in the World

CHUYỂN MÙA

Đông tàn, xuân đến tiếp sau
Ngẫm xem thế sự, thấm đau nhân tình
Người lành ưa thích lặng thinh
Đồng xuân, đường sáng, giữ mình #annhiên

Thầy tôi đúng một người hiền
Du sơn ngoạn thủy, thiện lành #thungdung
Đời Người bia miệng anh linh
Trong lòng dân chúng, ân tình nước non.

Thời thầy em, ít doanh nhân
Dấn thân người lính, mình gần yêu thương
Ngày nay thương trường chiến trường
Vẫn là dân quý con đường ấm no

Best wish regards to Reinhardt Howeler. (Reinhardt is traveling through the mountains and water with his close friends). see more Đời Doanh Nhân Trần Tiến và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-howeler/

Reinhardt is traveling through the mountains and water with his close friends. We send a message to teachers and great friends of cassava farmers in Vietnam, Asia and the World: “Dear Dr Reinhardt Howeler and Dr. Clair Hershey, Greeting from Hoang Kim, Hoang Long and Truc Mai. We would like to send you the paper ” Vietnamese cassava varieties progression 1975-2023 ” and appendix “Results of selection and testing of promising cassava varieties KM568, KM539, KM537 in Phu Yen province” in attached file. Please, you and Dr Clair Hershey working together with us in this paper. You are in our heart. Best wish Regards” Hoang Kim, Hoang Long, Truc Mai. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-howeler

Vietnamese Cassava varieties progression 1975-2023
SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Cassava in Vietnam: conservation and sustainable development. Greeting from Hoang Kim Vietnam to
Clair Hershey and Reinhardt Howeler and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget;

see more https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-howeler/ and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/ and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/ — with Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Nu Quynh Doan, Hoang Kim, Clair Hershey, and Reinhardt Howeler.

Welcome to read ….

Tay Ninh Cassava Workshop 04-08 October 2023 Establishing Sustainable Solution to Cassava Disease in Mainland Southeast Asia. Project Review and Research Symposium, see more Vietnamese cassava today https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/

Dự án thiết lập các giải pháp bền vững xử lý sâu bệnh hại khoai mì khu vực Đông Nam Á:

Chọn tạo được 6 giống mì kháng bệnh khảm lá  Cập nhật ngày: 05/10/2023 – 08:38

BTNO – Sáng 4.10, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thiết lập các giải pháp bền vững xử lý sâu bệnh hại khoai mì (sắn) khu vực Đông Nam Á.
(Nguồn: Báo Tây Ninh: https://baotayninh.vn/chon-tao-duoc-6-giong-mi-khang-benh-kham-la-a164224.html) tích hợp thông tin tại Vietnamese cassava today https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/

Ông Trần Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Dự hội nghị có ông Lê Văn Thiệt- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật; ông Trịnh Xuân Hoạt- Phó Viện trưởng Viện Di truyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); đại diện Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR), đơn vị tài trợ dự án; Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), chuyên gia nông nghiệp các nước Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, và một quốc gia châu Phi.

Về phía Tây Ninh có ông Trần Văn Chiến- Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NN&PTNT và nông dân trồng mì trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến cho biết, dự án Thiết lập các giải pháp xử lý bệnh hại trên cây mì tại các nước khu vực Đông Nam Á do ACIAR tài trợ, thực hiện trong giai đoạn 2019 – 2023, có sự tham gia của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật và Sở NN&PTNT Tây Ninh. Dự án nghiên cứu, khảo nghiệm và đánh giá một số giống mì tiềm năng có khả năng kháng bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam bộ. Kết quả bước đầu của dự án chọn tạo được 6 giống mì kháng bệnh khảm lá, gồm: HN1, HN3, HN5, HN36, HN80, HN97.

Ông Trần Văn Chiến hy vọng trong thời gian tới, Trung tâm ACIAR và CIAT sẽ tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu và phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; đồng thời, phối hợp triển khai có hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu, lai tạo, trồng khảo nghiệm và sản xuất các giống mì mới sạch bệnh cho năng suất, hàm lượng tinh bột cao, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện canh tác tại Tây Ninh.

Ông Jonathan Newby – Giám đốc Chương trình sắn Quốc tế, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) trao đổi với ông Bùi Công Ngọc-(người được chuyển giao thí điểm nhân giống mì kháng khảm).

Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh cho biết, diện tích trồng mì hàng năm của tỉnh khoảng 60.000 ha, tập trung tại các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành và Dương Minh Châu. Năng suất trung bình từ 33 – 35 tấn/ha (cao gấp 1,7 lần năng suất trung bình của cả nước), chiếm 10% diện tích và 20% tổng sản lượng, đóng góp 50% vào tổng thu nhập quốc gia.

Theo ông Xuân, bệnh khảm lá đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất tinh bột mì, từ 30% -70%. Do đó, việc triển khai dự án thiết lập các giải pháp bền vững xử lý sâu bệnh hại mì khu vực Đông Nam Á giúp tìm ra được nhiều giống mới, kháng được bệnh, năng suất cao hơn đáng kể so với các giống được trồng phổ biến trước đây.

Ông Jonathan Newby- Giám đốc Chương trình sắn quốc tế, Trung tâm CIAT cho biết, kết quả dự án cho thấy việc trồng trọt bằng nguồn giống sạch sẽ cho năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao hơn đáng kể đối với tất cả các giống được thử nghiệm. “Chúng tôi đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng để thành lập Trung tâm Nghiên cứu sắn ở tỉnh Tây Ninh, có sự tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và các nhà đầu tư nghiên cứu”- ông Jonathan Newby nói thêm.

Nông dân tham gia khảo sát bất ngờ về bộ củ của cây mì HN1.

Tại hội nghị, UBND tỉnh ký kết biên bản thoả thuận hợp tác với Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) giai đoạn 2024 – 2028. Theo đó, hai bên thống nhất thành lập một ban điều hành bao gồm các thành viên của CIAT, UBND tỉnh Tây Ninh, đại diện của các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và điều phối các hoạt động nghiên cứu tại địa phương trong giai đoạn 2024-2028.

Minh Dương

Skip to content

Sustainable cassava disease solutions in Southeast Asia

Enhancing smallholder livelihoods and economic development

Meeting Program (Draft)

Sunrise Hotel

81 Hoang Le Kha Street, Ward 3, Tay Ninh City, Tay Ninh Province, Vietnam

Day 1 – Wednesday 4th October

8:00amRegistrationSunrise HotelPresentationVideo
8:30 AMWelcome to Tay Ninh and Vietnam Importance of cassava in Vietnam and Tay NinhMr Tran Van Chien, Vice Chaiman of Provincial People’s Committee

Mr Nguyen Dinh Xuan, Director of DARD Tay Ninh

Le Van Thiet, Deputy Director of Plant Protection Division
9:00:9:20Introduction to ACIAR and the review teamDr Eric Huttner (ACIAR)
Session 1: Assess the opportunities, challenges, and risks for the development of sustainable regional solutions for cassava disease management in mainland SEA
9:20-10:00“Establishing sustainable solutions to cassava disease in Mainland Southeast Asia” : market context, evolution, & achievementsDr Jonathan Newby (CIAT)Overview

Market context
10:00-10:30Coffee
10:30-11:00Experimental field-level impacts of CMD and CWBD: Developing short-term recommendations for farmers based on best-bet informationDr Imran Malik (CIAT)


Mr Sok Sophearith (CIAT)
Presentation

Presentation
Youtube

Youtube
11:00-11:30Panel: Impact of cassava disease – across scales (farmers, traders, industry, national government)Panel 1
Jonathan Newby (facilitator)
El Chhinh – Farmer leader

Mr Attapol Lerdvanichdilok (TTSA)

Nguyen Huu Hung (Vince Chairman VICAAS)

Dr Phetmanyseng (NAFRI)
Discussion Padlet
11:30-12:00Addressing sustainability: Lessons learnt in coordination and communication between stakeholders and projectsMr Xuan (DARD Tay Ninh)  

Mr Run Sophannara (PDAFF Banteay Meanchey)  

Dr Chanthakhone Boualaphanh (NAFRI)  

Boonmee Wattanaruangrong (TTDI)
Discussion Padlet
12:00-1:00Lunch
Session 2: Enhanced regional diagnostic protocols, tools and information platforms fit for purpose

Discussion Padlet
1:00-1:20Overview of activities, outputs & outcomes (20mins)Dr Wilmer Cuellar (CIAT)Presentation
1:20-1:35Laos report (15mins)Ms Pinkham Vongphachanh (PPC)PresentationYoutube
1:35-1:50Cambodia report (15mins)Mr Oeurn Samoul (GDA)PresentationYoutube
1:50-2:05Vietnam report (15mins)Ms Le Thi Hang (PPRI)Presentation
2:05-2:20Thailand report (15mins)Dr Wanwisa Siriwan (KU)Presentation
2:20-2:35Whitefly surveillance and bio-typing: implications for spread of CMV and other WF transmitted diseases  (15mins)Dr Warren Arinaitwe (CIAT)Presentation
2:35-2:50Questions and Answers (15mins) 
2:50 – 3:10Coffee
3:10-3:40Advances in developing low-cost diagnostics for the cassava sector. (20mins + 10min Q&A)Jimmy Botella (UQ)Presentation
3:40 – 4:00Overview of the developments in Cassava Witches Broom Research (20mins)Dr Warren Arinaitwe   (CIAT)  Presentation
4:00-4:15Characterisatisation of CWBD in Lao PDR (15mins)Ms Pinkham Vongphachanh (PPC)PresentationYoutube
4:15-4:40Panel – what will happen from here?  (30mins)  

Sustainability of surveillance and early warning systems; maintaining communication between NPPO
Dr Nguyen Van Liem (PPRI)

Dr Bounsu Soudmaly (PPC)

Dr Ny Vuthy (GDA)  
Discussion Padlet
4:40-5:00Have we learnt the lessons from CMD? Developing pre-emptive measures for future transboundary pest and diseaseStephan Winter (DSMZ)
5:00Close of Day 1 

Day 2 – Thursday 5th October

8:00Registration
Session 3: Enhance the capacity and collaboration between breeding programs in mainland Southeast Asia to develop new product profiles for commercially viable cassava varieties

Discussion Padlet
8:30-9:00Overview of breeding activities, outputs & outcomes (30mins)Dr Xiaofei Zhang  (CIAT)Presentation – extended

Presentation
short
Youtube – extended
9:00-9:30Breeding and evaluation of CMD resistant varieties in Vietnam (30mins)Ms Pham Thi Nhan (HLARC)  

Dr Anh Nguyen Hai (AGI)
Presentation

Presentation
Youtube

Youtube
9:30-9:45Evaluation of CMD resistant varieties in Laos (15mins)Mr Laothao Youabee (CIAT)PresentationYoutube
9:45-10:00Evaluation of CMD resistant varieties in Cambodia (15mins)Ms Kan Sopha (GDA)PresentationYoutube
10:00-10:20Breeding and evaluation of CMD resistant varieties in Thailand (20mins)Dr Chalermpol Phumichai (KU)Presentation
10:20-10:40Q&A (20mins) 
10:40- 11:00Coffee
11:00-11:15CATAS germplasm exchange and evaluation within the Asia Pacific RegionDr Chen Songbi (CATAS)Presentation
11:15-11:30Cassava breeding for multiple pathogens and market segments in AfricaDr Elizabeth Parkes (IITA)Presentation
11:30 – 12:00Discussion: Safe germplasm exchange and future priorities.   Is more CMD resistant genetic material required for Mainland SE Asia?  

What are the main market segments missing from current resistant breeding?  

Where is the best advanced material for food market segments and where should it be sent?  

What is on the horizon that we should be working on now and where?  

What are the tools and processes that need to be strengthened in the region?
Panel  
Xiaofei Zhang (CIAT)  

Suwaluk Sansanee (DOA)

Kartika Noerwijati- (BRIN)  

Speedy Crisostomo (UPLB)  

Thiyagu Devarajan (MARDI)

TBC (IITA and partners)
Discussion Padlet
12:00-1:00Lunch
Session 4: Develop and evaluate economically sustainable cassava seed system models for the rapid dissemination of new varieties and clean planting material to farmers in different value chains and production contexts

Discussion Padlet
1:00-1:30Overview of seed system and agronomic activities, outputs & outcomesDr Imran MalikPresentation
1:30-2:00Developing the cassava seed system in Vietnam (30mins)Dr Anh Nguyen Hai (AGI)


HLARC
Presentation

1. Irrigation
2. Density
3. Variety
4. Tunnel
5. Harvest date
Youtube

Youtube
Youtube
Youtube
Youtube
Youtube
2:00-2:30Laos (30mins)Ms Soukphathay Simeuang (NAFRI)  

Mr Saythong Oudthachit (NAFRI)

Dr Phanthansin Khanthavong (NAFRI)
Tissue culture


NAFRI Tunnels


Agronomy
Youtube


Youtube


Youtube
2:30-3:00Cambodia (30mins) Tunnel and AgronomyDr Orn Chhourn (CARDI)  

Meng Rithea (GDA)
Presentation


1. Agronomy

2. Tunnel System
Youtube


Youtube

Youtube
3:00-3:20Seed system developments in Thailand (20mins)Wannasiri Wannarat (KU-TTDI)Presentation
3:20 – 3:40Farmer demand, networks, and business models (20mins)Erik Delaquis (CIAT)Presentation
3:40-4:00Coffee
4:00-4:30Pannel (20mins) Q&A (10mins)Ngoc  

Nguyen Van Minh (TNU)  

Farmer   PDAFF    

Bountheung Thepsouvanh (LCA)  
4:30- 5:00Reflections on achievements and future prioritiesSharon Van Brunschot (CSIRO)  

Dr Prapit Wongtiem (DOA)  

Dr Yorn Try (Institute of Science, Technology, and Innovation)  

Dr Eric Huttner (ACIAR)  
Discussion Padlet
5:00 – 5:15Next steps  Dr Jonathan Newby (CIAT)

Share this:

Follow Us On Facebook

Follow us on Twitter

My Tweets

Supported by ACIAR and the CGIAR-RTB

Coodinated by the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) j.newby@cgiar.org

Vietnamese cassava varieties progression 1975-2023

Long Hoang1(*), Mai T.T. Nguyen2(*), Doan. N. Q. Nguyen3, Kim Hoang4& Clair Hershey5 1  Nong Lam University (NLU), Linh Trung, Thu Duc, Ho Chi Minh City, long.hoang@hcmuaf.edu.vn2  Department of Agriculture and Rural Development of Phu Yen province, Phu Yen Plant Protection & Cultivation Sub-Department; Dong Xuan District;  Phu Yen province, Vietnam; pytrucmai@gmail.com3   Phu Yen University (PYU), Tuy Hoa; Phu Yen province quynhdoan2013@gmail.com4  VNCP & NLU  hoangkim.vietnam@gmail.com;  hoangkim@hcmuaf.edu.vn 5        CIAT International Center for Tropical Agriculture; clair.hershey@gmail.com      *Co-lead author: Hoang Long and Nguyen Thi Truc Mai  

Abstract Selecting cassava varieties with high starch yield and disease resistance, building a suitable and effective cassava cultivation model of 10T for Vietnamese cassava varieties KM568, KM539, KM537, KM569, KM94* is a key solution for conservation and sustainable development of appropriate cassava in Phu Yen province. Vietnamese Cassava Today, we advise farmers to plant disease-free cassava varieties ofpromising cassava varieties KM568, KM539, KM537, KM569, and HN1 (improved imported cassava variety, original name TMEB419, is an excellent copy of CIAT cassava variety C39), and popular cassava varieties, suitable for Vietnam’s ecological regions, such as KM440, KM419, KM94, KM7, STB1, KM414, KM98-7, KM140, KM98-5, KM98-1. We have tested DUS and VCU, and selected outstanding cassava achievements in farmers’ fields are very clear evidence for the proper conservation and sustainable development of cassava.Vietnamese cassava progression (1975-2023) went through six stages, with 5 waves of restructuring cassava varieties, meeting target orientation, farming conditions and market requirements, with 15 popular cassava varieties and 4 promising cassava varieties KM568, KM539, KM537 and KM569.New proof of that achievement is the result of improved and upgraded cassava varieties KM419, KM440 and KM539 in Phu Yen province. Keywords: cassava varieties, DUS and VCU, progression, Vietnam, 1975-2023

Older books and articles

Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” (Nguyên tác tiếng Anh: Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice; tác giả tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, CIAT, 2015, 148 trang, CIAT Publication No. 396, chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5), Người chuyển ngữ tiếng Việt  Hoàng Kim, Hoang Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai; CIAT, VAAS, The Nippon Foundation, Nhà xuất bản thông tấn, 2015. Chỉ số xuất bản 9786049450471. PGS TS Trịnh Khắc Quang, Giám đốc VAAS và Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT đã viết lời giới thiệu và lời nói đầu sách này: (trích) ”Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”.

Sách này có 13 chương. Chúng tôi trích giới thiệu chương 10 và chương 11 trong bài Sắn Việt Nam và Howeler, được sự đồng ý của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, Nội dung Chương 10:”Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng, phân xanh để cải thiện độ phì nhiêu và tăng năng suất sắn” (trang 89-98).Nội dung Chương 11 Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất (trang 99 -110).

Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Cách mạng sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then; Sắn Việt Nam và Howeler; Quản lý bền vững sắn châu Á; Sắn Việt Nam sách chọn; CIAT Colombia thật ấn tượng; Sắn Việt Nam bài học quý, Sắn Việt và Sắn Thái; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Martin Fregene xa mà gần; Người lính cây sắn tuổi thơ , Sắn Việt Lúa Siêu Xanh

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành
Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai

LỜI GIỚI THIỆU

Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á đã tạo được sự đột phá có ý nghĩa toàn cầu. Sắn Việt Nam hiện được FAO (2013) ca ngợi là điển hình của sắn thế giới khi so sánh năm 2000 năng suất sắn Việt Nam đạt 8,35 tấn/ha, gần tương đương với năng suất sắn châu Phi (8,65 tấn/ha) nhưng đến năm 2011 sắn Việt Nam đã đạt năng suất  17,73 tấn/ha, vượt xa năng suất sắn bình quân châu Phi đạt 10,77 tấn/ha và cao hơn hẳn năng suất sắn bình quân châu Mỹ là 12,92 tấn/ha.  Tại Tây Ninh, nhiều hộ nông dân đã tăng năng suất sắn lên 400%, từ 8,35 tấn/ ha lên trên 36,0 tấn / ha. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân và hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Dẫu vậy, sắn Việt Nam cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Thay mặt cho Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tôi vinh dự được viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” của tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, chủ biên dịch Hoàng Kim với sự cộng tác của Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á.

Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch sắn bội thu.

Trịnh Khắc Quang
Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

LỜI NÓI ĐẦU

Sắn là một trong những loại cây trồng thích nghi vùng cao phổ biến nhất ở châu Á vì tính linh hoạt của nó trong hệ thống cây trồng, khả năng sản xuất thuận lợi trong điều kiện khó khăn và tính đa dụng cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc, nguồn thu nhập cho hộ nông dân. Mặc dù sắn có tiếng là cây dễ trồng, nó vẫn đòi hỏi phải quản lý tốt để có được năng suất cao qua các năm, đi đôi việc bảo vệ nguồn đất và nước.Thế giới nông nghiệp đang chuyển đổi một cách nhanh chóng và cây sắn cũng không tránh khỏi sự thay đổi này. Một mặt, thị trường sắn và sản phẩm sắn đang tăng trưởng ở một số nước châu Á với khả năng thu lợi nhiều hơn từ cây này. Nhiều giống sắn mới năng suất cao là có giá trị đối với hệ thống sản xuất và sự hiểu biết về quản lý đất và cây trồng tối ưu đã được tăng đều đặn. Đồng thời, vấn đề sâu bệnh cũng trở nên quan trọng và thường ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. Kiểm soát chúng đòi hỏi kiến thức tốt và quản lý cẩn thận. Có nhiều lựa chọn trong hoạt động quản lý cây trồng như chuẩn bị đất, mật độ trồng, quản lý cỏ dại và các công cụ thu hoạch. Việc sản xuất cây giống chất lượng cao (homhạt giống) có lợi thế tiềm năng mà thường không được đánh giá đầy đủ bởi người trồng sắn. Quản lý độ phì đất là thực hành cốt lõi mang lại thành công lâu dài cho nhiều nông dân trồng sắn. Hiểu biết thấu đáo các yếu tố đầu vào và thực hiện những điều đó góp phần tối ưu hóa năng suất, về lâu dài là nền tảng thành công của một người nông dân trồng sắn.

Nhưng kết hợp đúng thực tiễn cần được cụ thể cho mỗi trang trại. Những người nông dân trồng sắn thường không dễ tiếp cận thông tin chuẩn mực về thực hành quản lý tốt nhất. Ở hầu hết các nước, hệ thống khuyến nông cung cấp tư vấn kỹ thuật cho người nông dân trồng sắn không phát triển như đối với cây lúa hoặc cây ngô và thỉnh thoảng còn không có. Các chuyên gia tư vấn thường là cán bộ khuyến nông, các đại diện bán hàng của công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào như phân bón hay thuốc trừ sâu, hay các chuyên viên kỹ thuật của các công ty chế biến. Họ thường làm việc với nhiều loại cây trồng và nhiều nông dân, hoặc có thể có các lợi ích thương mại với động cơ mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Hầu hết các công nghệ được phát triển cho sắn được thiết kế thân thiện môi trường, nghĩa là không phụ thuộc vào đầu vào cao của hóa chất hoặc các thực hành bất lợi. Điều quan trọng là công nghệ được phổ biến và phát huy tận dụng mối quan tâm đối với môi trường.

Cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp thông tin có cơ sở tốt về quản lý cây sắn để nông hộ thu lợi tối đa và phát triển tốt hơn trong khi vẫn bảo tồn độ phì nhiêu của đất và phát triển bền vững lâu dài. Nó được dựa trên những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Rất nhiều thông tin được phát triển bởi sự tham gia làm việc giữa Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) – có trụ sở ở Cali, Colombia, và một văn phòng khu vực châu Á, trước đây đặt ở Bangkok, Thái Lan và hiện nay đang đặt ở Hà Nội, Việt Nam – với các tổ chức đối tác trong khu vực. Các đối tác này được đề cập trong tài liệu thông qua hướng dẫn thảo luận các thí nghiệm hoặc công nghệ liên quan. Nhiều nông dân tham gia phát triển ý tưởng và giải pháp trong chương trình nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Đây là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phù hợp thực tế của các kết quả.

Cuốn sách được thiết kế cho những người cung cấp tư vấn trực tiếp đến nông dân, cũng như các giáo viên, nhà nông học, sinh viên, cán bộ khuyến nông, đại lý nông sản và công nghiệp chế biến cùng những ai quan tâm đến quản lý đất và cây trồng bền vững đối với sắn ở châu Á. Sách cũng được dùng để cung cấp thông tin tư vấn trực tiếp đến nông dân, những người hiểu biết kỹ thuật canh tác sắn để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy sách chưa có hướng dẩn chi tiết tại trang trại cá nhân nhưng nó là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông và những người làm việc với cộng đồng nông dân để điều chỉnh thích hợp với nhu cầu cụ thể. Chúng tôi mời các đối tác quốc gia sử dụng hướng dẫn này một cách tự do để phát triển các tài liệu bổ sung cho mục đích đào tạo và khuyến nông địa phương.

Các tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye đã làm việc rộng khắp với một loạt các đối tác, các trạm thí nghiệm và trên đồng ruộng của nông dân. Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.

Sách hướng dẫn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của quỹ Nippon. Những gắn bó hơn hai thập kỷ hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển mạng lưới trên khắp Đông Nam Á. CIAT trân trọng cảm ơn vai trò quan trọng của Quỹ Nippon trong các sáng kiến nghiên cứu phát triển thông tin bao gồm hướng dẫn này, cũng như hỗ trợ biên dịch và sản xuất tài liệu hướng dẫn.

Chương trình sắn CIAT hân hạnh giới thiệu hướng dẫn này để sử dụng trong việc quản lý hệ thống sản xuất trồng sắn nhằm tối ưu hóa lợi ích ngắn và dài hạn cho nông dân cũng như để bảo vệ môi trường.

Clair Hershey

Trưởng Chương trình sắn CIAT

Giới thiệu về tác giả

Reinhardt Howeler

Reinhardt Howeler sinh tại Indonesia nhưng lớn lên ở Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp ở Học viện Nông nghiệp Nhiệt đới, ông di cư sang Mỹ tiếp tục nghiên cứu của mình và lấy bằng tiến sĩ về hóa học đất tại Trường Đại học Cornell. Ông tham gia tổ chức CIAT ở Cali, Colombia năm 1970, khi chương trình sắn mới được thành lập năm 1972. Ông tiến hành các thí nghiệm trong nhà kính để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sắn và làm thế nào để quản lý sắn không bị xói mòn nghiêm trọng. Năm 1986, ông chuyển đến văn phòng CIAT châu Á tại Bangkok, Thái Lan và ở lại đây suốt thời gian 23 năm. Ông đã làm việc chặt chẽ với các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và nông dân trong điều kiện thực tế với tất cả các nước trồng sắn trong khu vực, phát triển các hoạt động quản lý đất và cây trồng tốt hơn, và tăng cường ứng dụng  chúng bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Kết quả là sản lượng sắn ở châu Á tăng lên đáng kể, cho phép sự gia tăng nhanh chóng của công nghiệp chế biến và sử dụng sắn, tăng cung cầu sử dụng sắn, cải thiện thu nhập và đời sống của nhiều nông hộ trồng sắn. Reinhardt Howeler là chuyên gia sắn nổi tiếng, biên soạn nhiều sách và đã được vinh danh tại Việt Nam (ND).

Tin Maung Aye

Tin Maung Aye đã được sinh ra và lớn lên ở Myanmar, ở đó ông nhận bằng Cử nhân Nông nghiệp của Viện Nông nghiệp Yezin năm 1984. Sau khi làm việc như một trợ lý nghiên cứu trong ba năm ông chuyển đến Thái Lan, nơi ông hoàn thành bằng Thạc sĩ trong hệ thống nông nghiệp ở Viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Bangkok vào năm 1994. Sau khi làm việc ở các vị trí khác nhau tại AIT, ông tham gia nghiên cứu của tổ chức Landcare Ltd. tại New Zealand với tư cách là một nhà phân tích hóa học, và sau đó làm việc như một trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Vôi tại Đại học Massey. Ông đã hoàn thành bằng tiến sĩ về khoa học đất từ Đại học Massey ở New Zealand vào năm 2001. Ông đã làm việc cho chương trình sắn CIAT  như một nhà khoa học đất và nông học sắn từ năm 2005, bốn năm đầu tiên ở Lào và sau đó chủ yếu tại Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar. Ông hiện đang làm việc tại Văn phòng khu vực châu Á-CIAT tại Hà Nội. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã hoạt động trong nông nghiệp cộng đồng và các tổ chức chuyên nghiệp với mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao tính bền vững nông nghiệp ở vùng cao ít được ưa chuộng của vùng nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Hoang Gia Bookstore
Nguồn tài liệu trực tuyến: http://nhasachhoanggia.blogspot.com/

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành

Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai

Mục lục

Chương                                                                                                                   Trang

1      Sắn châu Á, vùng trồng và cách sử dụng .1-10

2      Giống sắn nào tốt hơn  11-20

3      Đất sắn và kỹ thuật đất làm đất 21-24

 4     Hom giống sắn, thời vụ và kỹ thuật trồng 25-40

5      Sắn trồng xen 41-48

6      Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ 49-62

7      Sắn thiếu dinh dưỡng và bị ngộ độc 63-70

8      Bón phân NPK cho sắn 71-80

9      Bón phân trung vi lượng và vôi cho sắn 81.88

10    Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng và hữu cơ vi sinh 89-98

11    Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất 99-110

12    Làm thế nào để chống xói mòn đất  111-130

13    Tóm tắt kỹ thuật tổng hợp quản lý sắn bền vững 131-148

CHƯƠNG 10

KẾT HỢP PHÂN BÓN THƯƠNG MẠI, PHÂN CHUỒNG, PHÂN XANH
để cải thiện độ phì nhiêu đất và tăng năng suất sắn   

            Trong quá khứ, khi sắn chủ yếu là cây lương thực tự cung tự cấp, người nông dân đã cố gắng để duy trì năng suất đất bằng cách thực hành du canh, hoặc bằng cách áp dụng phân chuồng. Du canh nông nghiệp vẫn còn được thực hành tại nhiều nơi ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, vùng bị cô lập. Tại các khu vực đông đúc dân cư nơi du canh không còn có thể, nông dân thường áp dụng từ 5-10 tấn phân bón cho mỗi ha.

            Khi sắn trở thành cây công nghiệp ở châu Á, người nông dân đã tìm cách hưởng lợi từ nhu cầu lớn cho củ sắn và bán giá cao hơn bằng cách trồng mới giống có năng suất cao, và áp dụng phân bón hóa học. Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng sắn không áp dụng số lượng đúng hay sự cân bằng nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K). Nông dân có thể tiếp tục tăng năng suất và thu nhập nhờ việc bón phân theo nhu cầu của cây trồng và các đặc điểm cụ thể của đất.

            Khi năng suất sắn tăng lên, việc lấy mất các chất dinh dưỡng do thu hoạch củ cũng sẽ tăng đáng kể, dẫn đến sự suy kiệt của một số chất dinh dưỡng và sự suy giảm đáng kể năng suất sắn khi được trồng liên tục trên cùng khu đất. Sắn không nhất thiết lấy hết các chất dinh dưỡng hơn các cây trồng khác, nhưng củ lấy tương đối cao Kali; đây là chất dinh dưỡng nhanh chóng cạn kiệt nhất nếu chỉ muốn thu hoạch củ. Số lượng tương đối lớn của cả N và K được lấy đi nếu không chỉ lấy củ mà còn cả thân và lá khi thu hoạch. Việc mất P là ít hơn nhiều so với N và K.

Bón phân
 
            Nông dân trồng sắn cũng là người chăn nuôi gia súc, dê, lợn, gà có thể sử dụng phân hữu cơ động vật sản xuất để sử dụng vào các cánh đồng sắn. Phân bón có thể được giá rẻ, nhưng vận chuyển, áp dụng và kết hợp từ 5-10 tấn / ha phân chuồng là công việc khó khăn. Phân là một nguồn tốt của trung lượng, đa lượng và vi lượng, cũng như các chất hữu cơ sẽ cải thiện cấu trúc và dinh dưỡng và giữ nước của đất. Tuy nhiên, phân chỉ chứa một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K, mà cây trồng cần với số lượng lớn hơn. Ngoài ra, phân có xu hướng ẩm ướt làm giảm thành phần dinh dưỡng của chúng, và số lượng tương đối của các chất dinh dưỡng khác nhau trong phân không thể phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng cây trồng và đất. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng của phân khác nhau sẽ khác nhau tùy theo các động vật sản xuất nó và các loại thức ăn chúng tiêu thụ, và cũng sẽ thay đổi theo thời gian và phương pháp lưu trữ phân. Trong hầu hết các trường hợp, người nông dân không biết hàm lượng dinh dưỡng của phân bón và chúng nên áp dụng bao nhiêu để đáp ứng các yêu cầu của cây trồng của họ.

Phân sản xuất ở nông trại có giá rẻ nhưng việc vận chuyển sử dụng để bón kết hợp 5-10 tấn /ha là khó khăn.

Phân bón thương mại

Ngược lại, mỗi loài phân bón thương mại có một tỷ lệ nhất định các chất dinh dưỡng, thường được thể hiện dưới hình thức truyền thống theo phần trăm của N, P2O5, và K2O (ở một số quốc gia hiện nay thể hiện theo phần trăm của mỗi yếu tố: N, P, K ). Vì vậy, một loại phân bón như urê sẽ được dán nhãn là 46-0-0, bởi vì nó có 46% N nhưng không có P hoặc K, trong khi một loại phân bón như TSP (triple superphosphate) sẽ được dán nhãn là 0-46-0 vì nó có chứa 46% P2O5, nhưng không có N, K; và kali clorua sẽ được dán nhãn 0-0-60 vì nó có chứa 60% K2O nhưng không có N hoặc P. Đây được gọi là phân bón đơn yếu tố, bởi vì họ chỉ chứa một trong ba chất đa lượng. Do đó, có phân phức hợp, có chứa hai hoặc cả ba chất đa lượng. Vì vậy, một loại phân bón có nhãn 15-15-15 chứa 15% N, 15% P2O5, và 15% K2O (điều này tương đương với 15% N, 6,5% P, 12,5%K). Khi nông dân mua phân bón đơn chất duy nhất, chúng sẽ cần phải kết hợp hai hoặc ba trong số này với nhau để tạo ra một hỗn hợp cung cấp các chất dinh dưỡng mà cây trồng cần cho đất cụ thể. Bằng cách pha trộn phân đơn nguyên tố, người ta có thể áp dụng bất kỳ tỷ lệ N, P, K mong muốn. Tuy nhiên, ở các nước có nhiều loại khác nhau của các loại phân bón hợp chất có sẵn trong các cửa hàng, người nông dân thường thích mua phân hỗn hợp thay vì các loại phân đơn, vì vậy họ không cần phải kết hợp một lượng lớn các loại phân bón khác nhau. Nông dân thường có thể mua chính xác loại phân phức hợp cung cấp sự cân bằng của N, P2O5, K2O được đề nghị cho đất và cây trồng của họ. Một ưu điểm khác của các loại phân bón thương mại là chúng được bán ở dạng khô, vì vậy chúng có chứa một lượng nước tối thiểu và một số lượng tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ làm giảm chi phí vận chuyển và số lượng công việc có liên quan trong việc áp dụng phân bón thương mại so với phân chuồng hoặc phân hữu cơ. Trong điều kiện chung, một bao 50 kg phân bón hợp chất như 15-15-15 chứa cùng một lượng N, P, K và là 1000 kg (một tấn) chất thải động vật, như thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1: Hàm lượng dinh dưỡng trung bình một tấn của loại phân ướt và phân chuồng khi so với 50 kg 15-15-15 phân phức hợp.

 %kg
 Chất khô————————————————————
 NPK
1 tấn phân gia súc325.92.65.4
1 tấn phân lợn408.25.55.5
1 tấn phân gà5716.67.88.8
1 tấn phân cừu3510.52.29.4
1 tấn phân rác716.93.36.1
     
50 kg phân 15-15-151007.53.36.2

Rõ ràng là nhiều phân bón thương mại chứa 10 đến 20 lần chất đa lượng (N, P, K) so với hầu hết các loại phân bón hữu cơ, nhưng chứa chất trung, vi lượng cần thiết cho cây phát triển bình thường lại có số lượng ít hơn.

Nhiều thí nghiệm được tiến hành ở các vùng đất khác nhau để xác định các chất dinh dưỡng nào hạn chế năng suất sắn và tỷ lệ cân bằng dưỡng chất cần thiết để tăng năng suất, duy trì năng suất cao. Thông tin này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông thực hiện các kiến nghị phân bón tốt nhất, từ đó sẽ giúp nông dân áp dụng những loại phân bón cho năng suất cao nhất với chi phí thấp nhất.

Làm thế nào để tăng năng suất sắn mà không làm giảm độ phì của đất?


Một số thí nghiệm, trong đó sắn được phát triển liên tục trong nhiều năm trên cùng vùng đất mà không áp dụng đủ lượng phân hữu cơ hay đúng loại phân bón thương mại, đã chỉ ra rằng năng suất giảm theo thời gian do sự cạn kiệt chất dinh dưỡng, chủ yếu là kết quả của việc lấy hết các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch (Hình 1). Các chất dinh dưỡng cũng có thể bị mất do bay hơi, rửa trôi hoặc trong đất bị xói mòn hoặc nước mưa.

Hình 1. Sự suy giảm năng suất của sắn vì canh tác liên tục mà không bón phân trong ba loạt đất ở Thái Lan. Nguồn: Sittibusaya, 1993    

Trong nhiều loại đất, sự suy giảm nghiêm trọng nhất là mức độ kali của đất và do đó theo thời gian phản ứng lớn nhất là việc áp dụng kali. Điều này rõ ràng đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm phân bón NPK lâu dài trên sắn thực hiện ở cả châu Mỹ La tinh và châu Á. Một ví dụ được thể hiện trong Bảng 2.

Sau 17 năm trồng sắn liên tục, sắn tăng trưởng kém và sản lượng giảm rõ rệt ở công thức không bón K (phía trước).

            Các dữ liệu trong Bảng 2 rõ ràng cho thấy, sau 21 năm canh tác liên tục, năng suất sắn rất thấp khi không có phân bón được sử dụng; và thậm chí thấp hơn khi N và P đã được sử dụng nhưng K đã bị bỏ qua.

Bảng 2: Ảnh hưởng của áp dụng hàng năm mức độ khác nhau của phân bón N, P, K theo trung bình năng suất củ của hai giống sắn cũng như tổng thu nhập và lãi ròng trên ha thu được trong năm thứ 23 của cây trồng sắn tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc tại Đồng Nai, miền Nam Việt Nam, trong 2010/11.

Liệu pháp1)Năng suất củ trung bìnhHàm lượng tinh bột trung bìnhTổng thu nhậpGiá phân bón3Tổng giá thành sản phẩm3Lãi ròng
(t/ha)(%)(‘000 VND/ha)2)
N0P0K011.22217,16705,70011,467
N0P40K8021.02632,0991,6717,67124,428
N40P40K8024.72637,8522,2198,21929,633
N80P40K8028.12542,9622,7678,76734,195
N160P40K8026.92541,1573,8639,86331,294
N80P0K8021.42632,7112,2028,20224,509
N80P20K8023.42635,7712,4858,48527,286
N80P80K8026.82541,0653,3329,33231,733
N80P40K08.82213,4641,6607,6605,804
N80P40K4023.92436,6282,2148,21428,414
N80P40K16026.62740,6223,8749,87430,748
N160P80K16029.22844,6455,53411,53433,111

1) Tỷ lệ phân bón kg/ha của N, P2O5, và K2O, áp dụng như dùng urea, supe -phosphate đơn và Kali clorua.

2) 1 UD$ = 20,000 VND vào 2010/11

Mặc dù ở vùng này này đất khá màu mỡ và không có phản ứng đáng kể cho áp dụng phân bón trong 3 năm đầu tiên của cây, trong những năm tiếp theo đáp ứng với áp dụng K tăng từ năm này qua năm khác, sau đó là phản ứng với N, và sau đó P. Hàm lượng tinh bột củ cũng tăng với các áp dụng của mỗi chất dinh dưỡng, nhưng rõ rệt nhất với các áp dụng của K.

Kết quả ở bảng 2 cho thấy rõ rằng việc áp dụng đúng số lượng và sự cân bằng của N, P, K thì kinh tế cao. Chi phí của các loại phân bón tự nhiên tăng lên khi số lượng của từng chất dinh dưỡng áp dụng tăng lên nhưng điều này thường bù đắp nhiều hơn bởi sự gia tăng năng suất và tổng thu nhập nhận được.

Suốt 19 vụ canh tác, năng suất sắn không bón K chỉ đạt khoảng 26 % số thu được so với bón phân NPK hàng năm.

Trong khi lãi ròng chỉ có 11 triệu đồng Việt Nam (VND) mà không áp dụng NPK, và thậm chí thấp hơn với các áp dụng N và P nhưng không có K, đó là khoảng 34 triệu đồng/ha (US $ 1,700/ha) với các áp dụng của 80 kg N, 40 P2O5, và 80 K2O / ha. Tỷ lệ cao của áp dụng không tăng thêm thu nhập ròng. Kết quả tương tự đã thu được nhiều thử nghiệm NPK dài hạn được thực hiện ở châu Á và Mỹ Latinh.

Suốt 11 vụ canh tác, sự phát triển của công thức không bón NPK (phía trước) bị giảm rõ rệt so với các công thức được bón phân (ở mặt sau) tại CATAS ở Hải Nam, Trung Quốc.

Chúng ta có thể đạt được kết quả tương tự khi bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ hay không?


            Câu trả lời là “không có khả năng.” Nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam đã chỉ ra rằng bón 15 tấn/ha phân lợn tăng năng suất sắn 3 tới 13 tấn/ ha, trong khi bón 80 kg/ha của cả hai N và K tăng năng suất đến 16 tấn / ha. Tuy vậy, việc bón kết hợp phân hóa học với phân chuồng (5 tấn/ha) đã tăng năng suất sắn 18 tấn/ha. Điều đó đã chỉ ra rằng sự bón kết hợp phân hóa học với phân chuồng có hiệu quả cao trong việc tăng năng suất và thu nhậ (Bảng 3). Trong trường hợp này, phân hóa học cung cấp hầu hết các chất đa lượng NPK, trong khi phân chuồng đóng góp chất trung, vi lượng và chất hữu cơ, tăng năng suất sắn và cải thiện cấu trúc của đất.

            Kết quả tương tự ở Malang, Indonesia, trong hệ thống sắn trồng xen ngô,  Bón 135 kg N/ha kết hợp với 5 tấn/ha phân hữu cơ tăng năng suất sắn từ 11 tấn/ha (không bón phân N và phân chuồng) lên đến 39 tấn / ha, năng suất và thu nhập cao nhất. Việc bón 10 tấn / ha phân hữu cơ mà không bón phân hóa học tăng năng suất chỉ đến 23 tấn / ha.

            Lý tưởng nhất, nông dân nên bón phân hữu cơ kết hợp với bón phân hóa học đầy đủ và cân đối để duy trì độ phì nhiêu của đất. Nếu phân chuồng không có, nông dân cũng có thể cải thiện năng suất bằng cách bón kết hợp phân xanh (cây đậu trồng xen, các tàn dư cây trồng của sắn hoặc cỏ dại) để cung cấp chất hữu cơ bổ sung cũng như trung lượng và vi lượng. Nếu nông dân sử dụng phân bón cho cây trồng xen hoặc sắn trong một hệ thống luân canh cây trồng, sắn có thể khai thác các loại phân bón còn lại trong đất từ những loại cây trồng này.

Bảng 3: Ảnh hưởng của việc áp dụng các FYM1) và phân bón hóa học đối với năng suất sắn và  lợi ích kinh tế tại Đại học Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về phía bắc Việt Nam vào năm 2001.

    Liệu phápNăng suất củ sắn (t/ha)Tổng thu nhậpGiá
 phân bón
Giá
sản phẩm
Lãi ròng
(‘000 VND2) trên ha)
Không phân bón, không  FYM3.31,62502,800-1,175
 5 t  FYM/ha7.83,8955003,300595
 10 t  FYM/ha10.05,0101,0003,8001,210
 15 t  FYM/ha13.16,5551,5004,3002,255
 80 N+80 K2O/ha, không FYM15.57,7356803,5804,155
 80 N+80 K2O/ha + 5 t  FYM/ha18.08,9901,1804,0804,910
 80 N+80 K2O/ha + 10 t  FYM/ha18.79,3501,6804,5804,770
 80 N+80 K2O/ha + 15 t  FYM/ha18.59,2502,1805,0804,170

1) FYM = farm-yard manure (phân lợn); phân áp dụng thêm: 100,000 VND (US$6) trên tấn.

2) 1US$ = 16,000 Việt Nam Đồng (VND) vào năm 2001.

Để tăng cả năng suất và thu nhập trong khi duy trì hoặc cải thiện độ phì nhiêu của đất nên:


• Xác định chất dinh dưỡng nào hạn chế năng suất bằng cách quan sát cẩn thận các triệu chứng thiếu hụt có thể, bằng cách phân tích loại đất hay mô thực vật, hoặc bằng cách tiến hành các thí nghiệm đơn giản trên đồng, như đã nêu trong Chương 7
• Nếu thông tin không có sẵn, một kiến nghị chung được áp dụng khoảng 80-100 kg/ha N, 40-50 kg P2O5, và 100-120 kg/ha K2O phân bón đơn tố như urê, riêng lẻ hay TSP và kali clorua.

• Nếu phân bón hợp chất có sẵn, áp dụng khoảng 600 kg/ha phân bón như 15-15-15, 16-16-16; hoặc tốt hơn khoảng 600 kg/ha 15-7-18.

• Nếu sắn được trồng xen với các loại ngũ cốc như ngô hoặc lúa, áp dụng các loại phân bón ở trên cho sắn và phân bón cao N và P với ngũ cốc; nếu xen là các loại đậu hạt như đậu nành, đậu phộng hoặc đậu đũa thì chủ yếu áp dụng P cho những loại cây trồng đó.

• Nếu sắn đã được phát triển trong nhiều năm ở cùng vùng đất, làm giảm số lượng áp dụng P và tăng áp dụng của K, chẳng hạn như 20 kg/ha P2O5 và 120 kg/ha K2O; hoặc 500 kg/ha phân bón hợp chất như 14-4-24.

• Nếu có, kết hợp các loại phân bón hóa học với 4-5 tấn/ha phân chuồng hoặc phân hữu cơ .

• Phân chuồng và phân hữu cơ cần phải được rải và kết hợp trước khi trồng, trong khi phân bón hóa học nên được áp dụng trong một hố hoặc rãnh ngắn bên cạnh các hom hoặc cây non và được phủ đất, hoặc ngay sau khi trồng hoặc vào khoảng một tháng sau khi trồng

• Nếu sâu bệnh không phải là vấn đề lớn, dư lượng cây trồng  hoặc cỏ dại có thể được đưa vào đất trước khi trồng hoặc để lại trên mặt đất làm lớp phủ để cải thiện độ phì của đất và giảm xói mòn. Điều này có tác dụng tương tự như các áp dụng của phân bón.

CHƯƠNG 11

CÁCH THỨC SINH HỌC ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT VÀ CẢI THIỆN ĐẤT 

Ở nhiều nơi trên thế giới, sắn được trồng mà không bón phân hóa học vì thiếu phân bón hoặc quá tốn kém. Trong trường hợp đó, người nông dân thường cố gắng duy trì độ phì của đất thông qua các cách thức sinh học như  du canh, nông lâm kết hợp, luân canh, bón phân xanh, che phủ đất, trồng theo băng, trồng xen, bón phân chuồng, phân hữu cơ. Nhìn chung, những cách thức này là phù hợp ở những nơi lao động có sẵn và giá rẻ, những nơi không có phân hóa học hoặc đắt tiền, đặc biệt là trong các hệ thống nông nghiệp thâm canh. Cách thức sinh học được sử dụng không chỉ bổ sung cho việc bón phân hóa học mà còn làm tăng hàm lượng chất hữu cơ của đất, cải thiện cấu trúc đất, độ phì nhiêu, sự ổn định tổng hợp tính chất lý hóa tính của đất, khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng và thoát nước.

Canh tác nương rẫy

             Tại nhiều vùng nhiệt đới, nông dân cố gắng duy trì độ phì nhiêu của đất theo cách thức du canh hay còn gọi là hệ thống “chặt đốt rừng làm rẫy”.  Sau nhiều năm canh tác, đất được trở về hoang hóa hoặc thành đất rừng khoảng 10-20 năm để đất tạm nghỉ và bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong suốt chu kỳ sản xuất, (trong khi nông dân chặt đốt rừng làm nương rẫy ở nơi đất mới khai phá có độ phì đất tốt hơn). Thế nhưng do dân số tăng nhanh và sự tăng áp lực đất, thời gian bỏ hóa bị rút ngắn dần trong khi chu kỳ trồng trọt và cường độ khai thác đất ngày càng tăng.

            Sự nghiên cứu được thực hiện trên đất rất nghèo và suy thoái ở miền nam Colombia đã chỉ ra rằng thời gian đất bỏ hóa đã không thể hồi phục hoàn toàn độ màu mỡ của đất, và năng suất sắn thấp hơn 8-10 tấn/ha. Ngược lại, việc bón phân hóa học  N, P, K đã đưa năng suất sắn tăng lên gấp hai đến ba lần, đạt trên 24 tấn / ha của vụ trồng thứ ba liên tiếp. Trong nhiều trường hợp tương tự, nhiều nông dân đã có thể tăng thu nhập khi sắn trồng trên cơ sở lâu bền của đất tốt, bằng phẳng và sử dụng phân bón thương mại, rời bỏ trồng sắn trên đất dốc bị xói mòn thoái hóa để làm đồng cỏ, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả hoặc trồng rừng.

Ngoài ra, khi hệ thống du canh được thực hành trên các sườn dốc, chẳng hạn như ở Lào và vùng Tây Bắc Việt Nam, sau khi đốt rừng trong mùa khô, nhiều tro trôi xuống dốc sau cơn mưa đầu mùa trước khi sắn được trồng làm cho hệ thống không hiệu quả trong việc bổ sung thêm sự màu mỡ của đất. Kết quả là sự suy giảm độ phì, tăng xói mòn đất và giảm năng suất cây trồng.

Canh tác nương rẫy ở Lào.

Cây trồng theo băng (Alley cropping)

            Đây là một loại hình nông lâm kết hợp, trong đó cây trồng làm băng hàng rào và cây trồng giữa hàng được kết hợp với nhau trên cùng một thửa ruộng với mục tiêu là tăng tổng giá trị sản lượng thu hoạch và trong một số trường hợp để giảm xói mòn. Cây trồng làm băng hàng rào thường là cây thân bụi họ đậu phát triển nhanh. Khoảng cách giữa các băng có thể khác nhau, thường là 4 đến 5 m,  chiếm gần 20% tổng diện tích đất được dùng làm băng hàng rào. Các loại cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào được cắt ít nhất một năm một lần, chỉ để cao khoảng 50 cm so với đất và phần cắt tỉa được đưa vào đất hoặc phủ lên mặt đất của các băng trước khi cây được trồng để cung cấp chất dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại và xói mòn đất. Lợi ích của cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào là chúng có thể cung cấp một lượng đáng kể chất đạm được thêm vào đất ở giữa các băng do các chất cắt tỉa phân hủy. Thêm vào đó, cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào có rễ ăn sâu nên có thể lấy chất dinh dưỡng từ các lớp đất sâu hơn và tái chế chúng để cho lớp đất bên trên được màu mỡ hơn cung cấp dinh dưỡng cho các loại cây trồng. Ngoài ra, vì cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào có gốc rễ sâu và phát triển nhanh khi trồng xen nên ít cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng. Nó cần được cắt tỉa thường xuyên nhưng không yêu cầu trồng lại trong nhiều năm vì thế không yêu cầu mua hạt giống hàng năm.

Trồng sắn theo băng giữa những hàng cây họ đậu làm tăng sản lượng sắn và cải thiện độ phì của đất.

Kết quả của một số thí nghiệm trồng theo băng có thể được tóm tắt như sau:

• Kết quả tốt nhất thu được với các cây họ đậu thân bụi là các loài cây keo dậu/ bình linh (Leucaena leucocephala), cây anh đào (Gliricidia sepium) và Flemingia macrophylla. .
• Các loài cây họ đậu thân bụi được trồng thành băng cách nhau khoảng 4-6 mét và một số hàng sắn được trồng thành các hàng giữa các băng.

• Cây họ đậu thân bụi trồng thành băng cần được cắt giảm xuống còn khoảng 50 cm so với mặt đất ít nhất mỗi năm một lần trước khi trồng sắn và phần cắt tỉa được vùi vào đất hoặc rải thành lớp phủ trên của đất của các băng trước khi trồng sắn.
• Năng suất sắn có thể tăng hoặc không tăng trong năm đầu tiên vì vụ đầu cây cần thời gian để thiết lập. Nhưng sau một vài năm, năng suất sắn sẽ tăng lên, sự mất đất do xói mòn sẽ giảm, và độ phì nhiêu của đất sẽ được cải thiện rõ rệt.

 • Lớp phủ do thân và lá cây họ đậu thân bụi được cắt tỉa sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ của đất và cải thiện các đặc tính lý, hóa học của đất

• Ba loài cây họ đậu thân bụi nói trên sẽ không cần phải được trồng lại trong nhiều năm, nhưng cây họ đậu thân bụi Cốt khí (Tephrosia candida) sẽ cần phải được tái trồng lại sau 3-4 năm.

Cây trồng phủ đất (Cover cropping)

Cây phủ đất thường là cây họ đậu được trồng để bổ sung đạm và tái chế chất dinh dưỡng đất để cải thiện độ phì của đất và để ngăn chặn xói mòn đất nghiêm trọng trên đất dốc. Cây hàng năm có thể trồng hốc hoặc trồng thành hàng nơi cây phủ đất đã được vùi vào đất hoặc bị diệt với thuốc diệt cỏ. Một số thí nghiệm cây phủ đất tiến hành ở Colombia và Thái Lan cho thấy sắn cạnh tranh yếu và giảm năng suất đáng kể nếu sắn phải cạnh tranh với những cây họ đậu rễ sâu và cấu trúc tốt được sử dụng như là cây phủ đất. Sự canh tranh này là đặc biệt mạnh mẽ khi sắn mới trồng và trùng khớp với thời gian hạn hán. Do vậy, trồng cây phủ đất là không thực tế vì nó có xu hướng làm giảm năng suất sắn và đòi hỏi lao động bổ sung đáng kể.

Trồng sắn với cây phủ đất là cây họ đậu hoang dại thường dẫn đến cạnh tranh quá mức và sản lượng sắn thấp.

Cây phân xanh (Green manuring)

             Điều này thường đề cập khi trồng cây họ đậu ăn hạt hoặc dùng làm thức ăn gia súc trên đất vài tháng trước khi trồng cây chính. Cây phân xanh thường được trồng khoảng 2 tháng sau đó được cày vùi vào đất hoặc phủ lên trên đất trước khi trồng cây chính. Cây phân xanh sẽ cải thiện độ phì của đất, đặc biệt là đạm, do đạm được cố định bởi các cây họ đậu. Ngoài ra, cây họ đậu cũng được trồng xen với cây chính hoặc có thể được trồng thành dải hẹp xen kẽ với các dải cây chính và thu hoạch cây họ đậu này sau 2-3 tháng trồng.

Nhiều loài cây phân xanh đã được đánh giá sự tác động của chúng trên cây sắn. Tại đất chua cao ở Colombia, cây phân xanh đã được đưa vào đất trước khi trồng sắn. Từ thí nghiệm có thể kết luận rằng năng suất sắn tăng nhiều nhất bởi việc áp dụng phân bón nhưng kết hợp cây phân xanh cũng giúp tăng năng suất, đặc biệt là khi sắn không được bón phân. Cây lạc là một trong những loài có hiệu quả nhất, nhưng Zornia latifolia, Pueraria phaseoloidesCentrosema pubescens cũng rất hiệu quả, đặc biệt là khi sắn được bón phân.

Các thí nghiệm khác trồng cây phân xanh thử nghiệm với sắn được thực hiện trên đất cát và đất bạc màu ở bờ biển phía bắc của Colombia. Cây đậu ngự (Canavalia ensiformis) và cỏ tự nhiên là hiệu quả nhất, trong khi đậu lục lạc sợi hoa vàng (Crotalaria juncea) là sinh lợi ít nhất và hiệu quả thấp nhất trong việc tăng năng suất sắn.

Ở Ấn Độ, mức phân bón chuẩn cho sắn được đề nghị là 100 N + 50 P2O5 + 100 K2O  kg/ ha +  12,5 tấn/ha phân chuồng. Vì bón phân chuồng tốn kém và vận chuyển cồng kềnh khó áp dụng nên một thí nghiệm dài hạn đã được thực hiện từ năm 1990 đến năm 2004 để xác định xem bón phân xanh với đậu cowpea có thể làm giảm nhu cầu phân chuồng và giảm mức đầu tư phân hóa học. Đậu cowpea được trồng đón mưa tháng Hai và sau khi thu hoạch quả xanh, tổng sinh khối cây trồng đã được đưa vào đất trước khi trồng sắn vào tháng Năm. Hiệu quả của việc vùi tàn dư sắn trở lại vào đất sau khi thu hoạch cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy bằng cách vùi cây phân xanh với sinh khối đậu cowpea với bón phân chuồng kết hợp đạm và lân có thể giảm xuống chỉ còn 50% mức đề nghị trước đó. Ngoài ra, sự bón kết hợp hàng năm tàn dư thân và lá sắn với phân hóa học N, P, K theo mức khuyến cáo hoàn toàn có thể thay thế việc bón 12,5 tấn/ha phân chuồng và đã được áp dụng.

Nhiều thí nghiệm bón phân xanh đã được tiến hành ở Thái Lan để xác định các dạng phân xanh hiệu quả nhất và quản lý chúng đối với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Trong các vùng trồng sắn của Thái Lan, tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.200 mm, với mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng Năm và chấm dứt vào tháng Mười.

Ở một thí nghiệm thực hiện trong năm năm, ba loại cây phân xanh được trồng đầu mùa mưa và sinh khối của chúng được đưa vào đất sau 60 ngày tăng trưởng, sắn được trồng và thu hoạch sau 10 tháng. Kết quả cho thấy trồng đậu đen , đậu đỏ, đậu trắng (cowpea) thì  hiệu quả hơn trong việc tăng năng suất sắn so với trồng đậu lục lạc sợi hoa vàng  (Crotalaria juncea), và đậu triều (pigeon pea) ít hiệu quả hơn. Đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng (cowpea) sản xuất nhiều sinh khối hơn và vì vậy cung cấp khối lượng dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, nó cải thiện các điều kiện vật lý của đất như dung trọng và tỷ lệ thấm nước.

Các thí nghiệm khác được tiến hành ở Pluak Daeng, Thái Lan đã kết luận rằng, trong số các cây phân xanh  được thử nghiệm, đậu lục lạc sợi hoa vàng  Crotalaria juncea sinh lợi nhất và hiệu quả nhất trong việc tăng năng suất sắn; sự kết hợp bón phân xanh cho năng suất sắn cao hơn một chút so với lớp phủ; và một số cây phân xanh là có hiệu quả thậm chí còn hơn cả bón phân bón hóa học trong việc tăng năng suất sắn. Tuy vậy, do điều kiện khí hậu của Thái Lan có sáu tháng mùa khô, việc trồng cây phân xanh ở những tháng này là không thực tế, mà tốt hơn là trồng cây phân xanh trong mùa mưa tương đối ngắn, trong khi sản xuất sắn năng suất thấp do hạn hán trong mùa khô. Vì vậy, trồng cây phân xanh khó được chấp nhận bởi nông dân trồng sắn tại Thái Lan.

             Cây phân xanh thường được trồng trước khi trồng sắn, nhưng cũng có thể được phát triển như là cây trồng xen giữa các hàng cây sắn. Trong cả hai trường hợp , các loại phân xanh được cắt sau 2-3 tháng và vùi vào đất như một lớp phủ.

Một cách khác là trồng cây phân xanh vào đầu mùa mưa, cắt chúng và phủ sinh khối sau 3-4 tháng, sau đó trồng sắn và để lưu sắn 18 đến 21 tháng mà không cần làm đất thêm. Điều này có thể tăng gấp đôi năng suất sắn và giảm chi phí sản xuất mà đất chỉ cần chuẩn bị một lần cho mỗi mỗi hai năm, và giảm chi phí làm cỏ và thu hoạch .

Từ những thí nghiệm phân xanh khác nhau nêu trên có thể rút ra kết luận:

• Trồng cây phân xanh có thể làm tăng năng suất sắn ở những vùng với một mùa ẩm tương đối dài hoặc với hai mùa mưa ngắn mỗi năm, đặc biệt là khi không có phân bón được áp dụng.

• Tại các vùng có một mùa mưa duy nhất và tương đối ngắn, trồng cây phân xanh có thể làm giảm nghiêm trọng năng suất sắn. Điều này do trồng cây phân xanh vào đầu mùa mưa làm giảm thời gian mà cây sắn hưởng lợi từ những tháng mùa mưa, trừ khi sắn trồng lưu niên qua suốt các tháng sau mưa và thu hoạch sau 18 tháng.
• Trồng cây phân xanh xen với sắn tại cùng thời điểm đầu mùa mưa và cắt cây phân xanh lúc 2 – 3 tháng sau khi trồng có thể dẫn đến năng suất sắn thấp do cạnh tranh quá mức của cây phân xanh đối với sắn.

• Trồng cây phân xanh xen với sắn trưởng thành ở 7-8 tháng sau trồng và kết hợp với các cây phân xanh trước khi trồng sắn tiếp theo có thể làm tăng năng suất sắn sau đó.

Cây phân xanh tuy có lợi ngắn hạn đến năng suất sắn nhưng ảnh hưởng lâu dài đến độ phì của đất thì chưa rõ ràng, nên khi lao động thiếu, nông dân thích bón phân thương mại để tăng năng suất hơn.

Lớp phủ

             Lớp phủ là để lại tàn dư cây trồng hoặc sinh khối trên đất, hoặc mang sinh khối từ nơi khác đến.  Lớp phủ có ưu điểm là giảm cỏ dại phát triển, duy trì độ ẩm đất và giảm biến động nhiệt độ, bảo vệ lớp đất mặt khỏi bị tác động trực tiếp của mưa làm đất ít xói mòn. Lớp phủ sinh khối cũng giúp loại bỏ sự cần thiết của việc bón kết hợp bổ sung phân xanh, nhân chuồng vào đất. Nếu đất xốp thì hom sắn có thể được trồng trực tiếp qua lớp phủ vào trong đất. Phương pháp không làm đất hoặc làm đất tối thiểu này cải thiện chất hữu cơ và cấu trúc của đất.

Sự tăng trưởng của cây sắn trong mùa khô khi đất được che phủ bằng lớp phủ rơm rạ.

            Kết quả từ thử nghiệm lớp phủ ở Colombia đã chỉ ra rằng sử dụng của một số lượng lớn (12 tấn / ha) của lớp phủ khô cỏ guinea (Panicum maximum) cung cấp cho cây sắn với K, Ca, Mg, N và các chất dinh dưỡng, giúp duy trì độ ẩm và giảm nhiệt độ bề mặt của đất. Điều này dẫn đến tăng năng suất củ sắn và sinh khối cao nhất, tăng hàm lượng chất khô của củ trong khi giảm sự thay đổi hàng năm và giảm cyanogenic của củ, đặc biệt là trong trường hợp không  bón  phân. Những năm qua, áp dụng cả hai màng phủ và phân bón đã làm tăng P và K trong khi không có lớp phủ thì độ chua của đất tăng lên. Tuy nhiên, việc áp dụng số lượng lớn lớp phủ có thể cần nhiều lao động hơn, tùy thuộc vào khoảng cách giữa các cánh đồng sắn và nguồn của lớp phủ.

Luân canh cây trồng

            Ở hầu hết các nước ở châu Á, sắn được trồng độc canh trên cùng địa điểm từ năm này sang năm khác. Nông dân nên luân canh sắn với cây trồng khác như cây  ngũ cốc và các loại cỏ để giảm tác nhân chính Phytophthora spp. gây bệnh trong đất,  đặc biệt là ở những vùng đất nặng và hệ thống thoát nước kém mà bệnh thối củ thường được thấy.  Với sự xuất hiện gần đây của bệnh chồi rồng, chủ yếu ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, luân canh sắn với cây trồng khác nên được khuyến khích để ngăn chặn sự lây lan của bệnh này qua tàn dư sắn bị nhiễm bệnh còn lại từ vụ trước.

            Luân canh cây trồng cũng có thể tăng thu nhập của nông dân. Những giống sắn ngắn ngày, năng suất cao khi thu hoạch sau 7-8 tháng, đủ thời gian để trồng cây ngắn ngày khác được trồng trong cùng một năm.

           Ở bang Kerala của Ấn Độ, sắn hiện nay thường được trồng ở những vùng đất thấp, nơi giống sắn ngắn ngày được luân canh sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày. Dưới điều kiện này, năng suất sắn cao hơn đáng kể so với các nơi vùng cao truyền thống. Thậm chí thu nhập cao hơn đã thu được khi trồng sắn theo một vụ đậu cowpea hoặc đậu phộng trong điều kiện ruộng lúa vùng thấp. Tuy vậy, sắn luân canh với lúa ở vùng đồng bằng đòi hỏi công lao động làm luống trồng sắn để không ngập úng. Năng suất sắn thu được khá cao vì độ màu mỡ của đất ruộng cao hơn và khả năng giữ nước cao hơn của loại đất này suốt trong mùa khô.

Tại Kerala Ấn Độ, sắn hiện thường được trồng ở những vùng đất thấp sau vụ lúa.

           Các nhà nghiên cứu ở Thái Lan đã chỉ ra rằng luân canh sắn với cây họ đậu như đậu phộng, đậu triều, … là rất thích hợp, có lợi ích lâu dài hơn trồng sắn độc canh,  tuy vậy vẫn cần thực tế phổ biến trong nông dân ở vùng đông bắc Thái Lan.

Sắn luân canh hàng năm với đậu phộng theo sau đậu triều (bên trái) so với sắn trồng liên tục (bên phải ) sau 22 năm canh tác ở Khon Kaen, Thái Lan.

 Trồng xen

            Cây trồng kết hợp có xu hướng giảm xói mòn và rửa trôi nhưng lấy đi chất dinh dưỡng nhiều hơn do sản phẩm thu hoạch. Trồng xen sắn cần sự tăng cường về nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là khi mỗi cây liên quan được trồng với mật độ bình thường của nó. Trong trường hợp này, việc các chất dinh dưỡng lấy đi từ đất là cao hơn so với sắn trồng thuần (Bảng 1).

Bảng 1:  Chất dinh dưỡng của đất bị lấy đi do sản phẩm (củ và hạt) thu hoạch ở hệ thống sắn trồng xen đậu xanh so với sắn trồng trồng thuần .

 Mất dinh dưỡng (kg/ha)
Hệ thốngNPKCaMgS
       
Sắn trồng thuần405781986
Sắn trồng xen đậu xanh90118418109
       

Một thí nghiệm trồng xen dài ngày được thực hiện tại Thái Lan, cho thấy sau 24 năm trồng xen sắn với đậu phộng hoặc đậu nành,  hàm lượng chất hữu cơ đã tăng từ 1,0% đến 1,2 hay 1,3%, trong khi ở những mảnh đất sắn trồng thuần liên tục đã giảm xuống còn 0,9%. Trong một thí nghiệm dài hạn được tiến hành ở miền Nam Việt Nam, sắn trồng xen   đậu phộng và không bón phân, các chất hữu cơ và hàm lượng lân dễ tiêu đã tăng, nhưng hàm lượng Ca và K trong đất giảm, có thể là do việc mất chất dinh dưỡng hơn bởi thu hoạch của cả sắn và đậu phộng trồng xen.

Từ những thí nghiệm trồng xen khác nhau, chúng ta có thể kết luận rằng: Khi quản lý tốt sắn trồng xen với các cây lương thực ngắn ngày thì đất được che phủ nhanh hơn làm giảm mất đất do xói mòn. Việc vùi lại thân lá của các cây trồng xen có xu hướng làm tăng chất hữu cơ. Sắn nếu xen canh với cây họ đậu thì cây đậu có thể đóng góp nhiều hơn đạm cố định từ không khí. Sắn và cây xen muốn duy trì được năng suất cao cần bón đủ phân.

Kết luận

            Sắn là đối thủ cạnh tranh yếu và bị hại nghiêm trọng nếu phải cạnh tranh với cỏ dại, cây xen hoặc cây che phủ, đặc biệt ở giai đoạn mới trồng do sắn tăng trưởng ban đầu chậm.

           Tóm tắt những quan sát cụ thể và kiến ​​nghị cách thức sinh học để tăng năng suất sắn và nâng cao độ phì của đất:

• Hầu hết các cây che phủ lâu năm sẽ cạnh tranh mạnh với sắn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, dẫn đến năng suất sắn thấp. Hầu hết các cây phân xanh trồng xen hoặc cây trồng xen dài ngày cũng có xu hướng giảm năng suất sắn.

• Cây phân xanh mang lại ích lợi nhiều nhất là khi chúng được trồng kết hợp với trồng sắn, nhưng chỉ ở những nơi có mùa mưa kéo dài đủ cung cấp độ ẩm cho đất suốt cả chu kỳ tăng trưởng của sắn.

• Trồng băng cây đậu (leguminous hedgerow) dường như có tác dụng mang lại lợi ích lâu dài lớn nhất về năng suất sắn và độ phì của đất trong số các giải pháp sinh học đề cập ở trên. Sau khi thành lập, các băng cây đậu ít đòi hỏi bảo dưỡng ngoài việc cắt tỉa thường xuyên và chúng có thể tồn tại ít nhất là 15-20 năm mà không cần trồng lại. Bên cạnh việc cải thiện độ phì của đất, phần cắt tỉa khi phủ lên mặt đất sẽ giúp kiểm soát cỏ dại và xói mòn, làm giảm nhiệt độ đất mặt và tăng độ ẩm của đất.

• Cây che phủ như cỏ tự nhiên, cây họ đậu,… được cắt và phủ lên đất trước khi trồng sắn để canh tác tối thiểu cũng có tác dụng tương tự.

• Du canh trong quá khứ đã được thực hiện khi đất còn màu mỡ và không có cách nào khác tốt hơn để phục hồi độ phì nhiêu của đất sau nhiều năm khai thác. Tuy vậy, ở thời gian hiện tại, đất canh tác ở hầu hết các nước đã khan hiếm và không còn đủ đất cho thời gian hoang kéo dài là cần thiết để duy trì độ phì nhiêu của đất.

• Chính vì vậy, cách thức sinh học được khuyến khích là sử dụng phân bón thương mại kết hợp với phân chuồng hoặc phân hữu cơ; và nếu sâu bệnh không phải là vấn đề quan trọng thì nên trả lại cho đất tất cả thân lá sắn và cây xen để trả lại cho đất chất hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng.

• Độ phì nhiêu của đất có thể được khôi phục ít nhất một phần bởi các giải pháp sinh học được thảo luận trên đây, nếu không có sẵn phân hóa học hoặc quá tốn kém.

see more
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/ https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/

See more:

Cassava in Vietnam: a successful story

Văn chương ngọc cho đời

BÁN THAN
Trần Khánh Dư

Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp
Thử xem sắt đá có bền gan
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn
.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-khanh-du-ban-than/
(Cây gỗ TẾCH rất tốt cho bán than, chính trung phía sau dinh Thống Nhất)

Giống sắn Phú Yên KM568, KM539, KM537, KM440, KM419, KM94* ngày mới

VNCP CIAT befor 2016

thayduongthanhlienvabotlasan

Vietnamese cassava today
Good friends are hard to find, hard to leave behind and impossible to forget.
Miss you Christmas season
Hoang Kim


Vietnamese cassava today, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/  the urgency to preserve and develop cassava sustainably. The cassava revolution in Vietnam https://youtu.be/81aJ5-cGp28  is a success story. Greetings from HoangKim Vietnam VNCP to Howeler, Martin and friends CIAT, ACIAR “Establishing sustainable solutions to cassava diseases in mainland Southeast Asia”. Merry Christmas and Happy New Year.

Dear Dr. Reinhardt Howeler,

Hello teacher and great friend of Asian cassava farmers. Photo 1 The Global Cassava Workshop in Vietnam in 2000, with the beloved wife of Reinhardt Howeler, and Professor Pham Van Bien, Director of the Southern Institute of Agricultural Science and Technology, seated in the front row on the left. Now she is gone. Please give us belated condolences to you. I and VNCP lost your email. The photo is a silent gratitude in our hearts. Photo 2 Dr. Reinhardt Howeler and Dr. Kazuo Kawano receives the State Prize of Vietnam, presented by Mr. Nguyen Gioi, Deputy Minister of MARD, and Professor Pham Van Bien, Director of IAS, on 4/3/1997. Photo 3 is seven books on CIAT Vietnam, late 20th century and early 21st century, recognizing your outstanding contributions. Photo 4 is Luis Eduardo Barona and Hoang Kim with cassava variety C39 at CIAT in 2003 in collaboration with Hernan Ceballos and Martin Fregene. Photo 5 is the main cassava variety KM419, KM440, HN1, KM568, KM537, KM534, KM94* of Vietnam’s cassava today.

You are always in our hearts. We will always remember and thank you.

My warm greetings to you.
Best regards, Hoang Kim

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5a.jpg

Tin Maung Aye, Clair Hershey, Hoang Kim, Ngo Quang Vinh, KM140 L, KM419 R, 2014 Quyền Viện Trưởng Viện IAS, TS. Ngô Quang Vình cùng với TS. Clair Hershey, Trưởng chương trình chọn giống sắn CIAT, TS Tin Maung Aye chuyên gia CIAT và TS. Hoàng Kim đánh giá giống sắn KM419 (bên phải) và KM140 (bên trái)

Sắn Việt Nam ngày nay
NHỚ BẠN MÙA GIÁNG SINH
Hoàng Kim

Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại và không thể quên lãng. Cách mạng sắn Việt Nam  The cassava revolution in Vietnam https://youtu.be/81aJ5-cGp28 là câu chuyện thành công. Sắn Việt Nam ngày nay, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/ sự cấp thiết phải Bảo tồn và phát triển sắn bền vững.  Lời chào từ HoangKim Vietnam VNCP đến Howeler, Martin với các bạn CIAT, ACIAR “Establishing sustainable solutions to cassava diseases in mainland Southeast Asia”. Chúc mừng Giáng sinh an lành và Năm mới hạnh phúc

Tiến sĩ Reinhardt Howeler quý mến,
Kính chào người Thầy và bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á. Ảnh 1 Hội thảo sắn toàn cầu ở Việt Nam năm 2000, có mặt người vợ yêu quý của Reinhardt Howeler và giáo sư Phạm Văn Biên, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Nay bà đã mất. Hãy cho chúng tôi chia buồn muộn tới bạn. Tôi và VNCP lạc email bạn. Ảnh này là sự ghi ơn thầm lặng trong lòng chúng tôi. Ảnh 2 Tiến sĩ Reinhardt Howeler Tiến sĩ Kazuo Kawano nhận giải thưởng của nhà nước Việt Nam, được trao tặng bởi ông Nguyễn Giới, thứ trưởng MARD, và giáo sư Phạm Văn Biên, Viện trưởng IAS, ngày 4/3/1997. Ảnh 3 là bảy sách sắn CIAT Việt Nam, cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, ghi nhận những đóng góp nổi bật của các bạn. Ảnh 4 là Luis Eduardo Barona và  Hoàng Kim với giống sắn C39 ở CIAT năm 2003 trong sự hợp tác với  Hernan Ceballos và Martin Fregene. Ảnh 5 là giống sắn chủ lực KM419 của Sắn Việt Nam ngày nay.

Các bạn luôn trong lòng chúng tôi. Chúng tôi luôn nhớ và ghi ơn các bạn.

Lời chào nồng nhiệt của tôi đến bạn.

Trân trọng Hoàng Kim

GIỐNG SẮN KM 140
Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, Năm 2012 ước trồng trên 150.000 ha.

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94

GIỐNG SẮN KM98-5

Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2012 ước trồng trên 100.000 ha, ngày nay vẫn còn là giống phổ biến..

           Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

Giống sắn KM98-1

Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha ở Việt Nam, Giống sắn KM98-1 nay (2021) vẫn còn là phổ biến ở Việt Nam, nhưng trước đó nguồn giống KM98-1 từ Việt Nam đã được mở rộng thành giống sắn chủ lực tại Lào, Campuchia và Myanmar .

             Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là km98-1-cassava-breeding-in-viet-nam-1.jpg

KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với là Rayong 72 của Thái Lan, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia https://you

Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.

The KM98-1 cassava variety is a Rayong 1x Rayong 5 hybrid 😊 Thai KU 72 in the picture above, but the selection of the parent variety, crossbreeding and line selection is entirely done in Vietnam) by the Institute of Science and Technology. Southern Agriculture techniques selected and introduced (Hoang Kim, Kazuo Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, 1999). The variety KM98-1 was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development in 1999 for the Southeast, Central Coast and Central Highlands regions. Like KM98-1 is popularly grown in the provinces of Tay Ninh, Dong Nai, Nghe An, Thua Thien Hue…. with the harvested area in 2008 of over 18,000 hectares, in 2010 planted over 20,000 hectares. There is a popular variety now. The cassava variety KM98-1 released to Laos in the Vietnam-Laos cooperation program contributed very effectively to CIAT.

Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet

Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184 http://www.globalcassavastrategy.net

Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).

Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).

KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với là Rayong 72 của Thái Lan, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia https://youtu.be/bkExg8Jh_Ds

see more Cassava conservation and sustainable development in Vietnam In: Share book https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/72642 Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets: Proceedings of the ninth regional workshop held in Nanning, Guangxi, China PR, 27 Nov – 3 Dec 2011

See more: Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn Việt Nam; Cách mạng sắn Việt Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese cassava today

long-time no hear
From: Howeler, Reinhardt (CIAT-Emeritus) r.howeler@cgiar.org
To: Hoàng Kim hoangkimvietnam1953@gmail.com

Hello Dr. Kim:

I hope you saw the letter I wrote to you on June 26 this year, informing you that my wife of 53 years, Jane, had passed away after a long and painful disability due to a disinformation of her spine.  She was 81 years old. Let me know if you did not get this letter.

I am not sure whether you are retired yet or not, but I am sure you have remained busy writing and organizing activities about cassava.  For the past ten years I have been busy taking care of my wife, day and night, so I did not have time for much else.  Now that she is no longer alive, I am home alone, although I have some company from a Mexican man who has rented a room in our house. It also means that I have more time to other things, besides walking, bicycling and swimming every day to stay healthy. I am now 79 years old.  Currently, I am organizing a box full of old photos.  I came across some photos about an award Dr. Kawano and myself received from the Minister of Agriculture of Vietnam.  This was during one of our Workshops in Ho Chi Minh City, but I forgot the exact dates, or even the year. Some of the photos show that the workshop was held from March 4-6, 199…..  If you can tell me the year this happened I would much appreciate it, so I can date the photos and put them in a photo book.  This was one of the highlights of my long cassava career, which has left me with many good memories. 

Looking forward to hear from you.  I hope you and your family are doing well and remain healthy.

With best regards.  Reinhardt

Xin chào tiến sĩ Kim:

Tôi hy vọng bạn đã nhìn thấy bức thư tôi viết cho bạn vào ngày 26 tháng 6 năm nay, thông báo với bạn rằng người vợ 53 năm chung sống của tôi, Jane, đã qua đời sau một thời gian dài và đau đớn vì khuyết tật cột sống của cô ấy. Bà đã 81 tuổi. Hãy cho tôi biết nếu bạn không nhận được thư này.

Tôi không chắc là bạn đã nghỉ hưu hay chưa, nhưng tôi chắc rằng bạn vẫn bận rộn với việc viết và tổ chức các hoạt động về sắn. Cả chục năm nay tôi bận bịu chăm sóc vợ cả ngày lẫn đêm nên tôi không có thời gian cho việc khác. Bây giờ cô ấy không còn sống nữa, tôi ở nhà một mình, mặc dù tôi có một số công ty từ một người đàn ông Mexico đã thuê một phòng trong nhà của chúng tôi. Điều đó cũng có nghĩa là tôi có nhiều thời gian hơn cho những việc khác, ngoài việc đi bộ, đi xe đạp và bơi lội mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe. Bây giờ tôi đã 79 tuổi. Hiện tại, tôi đang tổ chức một hộp đầy những bức ảnh cũ. Tôi đã xem qua một số bức ảnh về giải thưởng mà Tiến sĩ Kawano và bản thân tôi đã nhận được từ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam. Đây là trong một trong những Hội thảo của chúng tôi tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tôi đã quên ngày tháng chính xác, hoặc thậm chí cả năm. Một số hình ảnh cho thấy hội thảo được tổ chức từ ngày 4-6 / 3/199… .. Nếu bạn có thể cho tôi biết năm mà điều này xảy ra thì tôi rất cảm kích, vì vậy tôi có thể xác định niên đại của các bức ảnh và đưa vào sách ảnh. Đây là một trong những điểm sáng trong sự nghiệp trồng sắn lâu đời của tôi, nó đã để lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm đẹp.

Mong được nghe từ bạn. Tôi hy vọng bạn và gia đình của bạn đang làm việc tốt và vẫn khỏe mạnh. Trân trọng kính chào. Reinhardt

Giáo sư Martin Fregene quý mến

Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam, VNCP phúc đáp thư bạn. Chúc bạn và gia đình vui khỏe, hạnh phúc trong Giáng sinh sắp diễn ra. Hoàng Kim và gia đình khỏe. Mình đã nghỉ hưu, nhưng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về sắn ở VNCP phối hợp với TS Nguyễn Thị Trúc Mai, DARD Phú Yên và TS Hoàng Long, NLU. Chủ đề là “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và các vùng phụ cận.

Tôi đã thấy trên Twitter tại đường dẫn đến dòng tweet https://twitter.com/cassdiseaseasia/status/1460897971063570433?s=21  về hai giống sắn CR24-16 và TMEB419 và video của DNRTV http://dnrtv.org.vn/tin-tuc-n107515/benh-kham-la-mi.html , nói về giống sắn TMEB419,  và video của TNRTV https://youtu.be/QCo_eFohvpQ

Chúng tôi chưa tham gia vào việc phát triển hai giống sắn này, vì chưa có hai giống sắn ấy, và chưa biết rõ tài liệu tự công bố ở Việt Nam về năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột ổn định của giống sắn TMEB419 ở Việt Nam trong sự so sánh với số liệu gốc của  IITA goseed cassava, https://iitagoseed.com/goseed-cassava/ , là tài liệu tự công bố ở châu Phi. Hoàng Kim xin trả lời Martin Fregene về câu hỏi “Làm thế nào để họ chấp nhận được đối với nông dân ở Việt Nam”?: Bạn cần phải có số liệu công bố kết quả thực nghiệm DUS và VCU tại Việt Nam, được MARD chấp nhận, về hai giống sắn CR24-16 và TMEB419, theo quy chuẩn quốc gia Việt Nam.

Sắn Việt Nam ngày nay, đều có gen kháng CMD của giống sắn C39 từ CIAT, cũng là gia đình của CR24-16 với các giống sắn KM419, KM440, KM568, KM535, KM534, KM536, KM537, KM440, KM397. Như bạn đã biết, tôi tới CIAT năm 2003 để làm việc với Hernan Ceballos và Martin về chọn giống sắn DH. Việt Nam năm 2003 đã nhập nội giống sắn từ CIAT, có giống C39, và có đủ hồ sơ nhập giống sắn của CIAT với giấy phép của MARD. Vì vậy, tôi biết rất rõ hiệu suất của dòng C39 mà tôi đang hiện có ngày nay, tuyển chọn từ năm 2003 (*). Tôi và “nhóm Hoàng Kim” từ đó đến nay đã liên tục làm việc Bảo tồn và phát triển sắn, gồm: Giống sắn chủ lực KM419, cũng là tác giả của các giống sắn phổ biến trước đó tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, KM94 (tên gốc KU50), SM937-26. Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcIhttps://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM539, KM537, KM569, KM419, KM440, KM94, KM7, STB1, KM140, KM98-1, HN5, (và hai giống sắn CR24-16 và TMEB419 nếu có) để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/

Cảm ơn bạn vì sự liên kết thông tin quan trọng này. Lời chào nồng nhiệt của tôi đến gia đình bạn. Trân trọng Hoàng Kim

(*) Hoang Kim, Nguyen Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Tin Maung Aye and Reinhardt Howeler 2010. Recent progress in cassava breeding and the selection of improved cultivars CIAT. In: A New Furture for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in Vientiane, Lao PDR. papers 223 – 233

Greetings from Martin Fregene
From: Martin Fregene <mfregene@gmail.com>
To: Hoàng Kim hoangkimvietnam1953@gmail.com

Dear Hoang Kim

This is Martin Fregene saying hello after a long time! How are you and your family?  Are you still in cassava research or you have retired and moved to a private sector company?  I saw on Twitter this tweet about two varieties recently released in Vietnam CR24-16 and TMEB419, see the link to the tweet below. Were you involved in the development of these varieties?  Do you know the fresh root yield, starch yield and starch yield stability of the two varieties?  How acceptable are they to farmers?
https://twitter.com/cassdiseaseasia/status/1460897971063570433?s=21
As you know I left CIAT to the US and now working at the African Development Bank in Abidjan. But I was involved in the production of C18, one of the parents of CR24-16, and even the progeny while at CIAT as part of the CMD molecular breeding program. So I am interested in the performance of the CR24-16 line. Thanks for any information you can provide and I look forward to hearing from you soon. 

My warm regards to your family. 

Sincerely 
Martin

GiadinhNN

Greetings from HoangKimVietnam
From: Hoàng Kim hoangkimvietnam1953@gmail.com; hoangkim.vietnam@gmail.com
To: Martin Fregene <mfregene@gmail.com>

Dear Professor Martin Fregene

Greetings from Hoang Kim Vietnam, VNCP replies to your letter. Wishing you and your family a happy and healthy Christmas in the coming time. Hoang Kim and family are healthy. I am retired, but I am still continuing to research cassava at VNCP in collaboration with Dr. Nguyen Thi Truc Mai, DARD Phu Yen and Dr. Hoang Long, NLU. The topic is “Study on selection of cassava varieties with high starch yield, resistant to major pests and diseases (CMD, CWBD) suitable for production conditions in Phu Yen province and surrounding areas”. I saw it on Twitter. at the link to the tweet https://twitter.com/cassdiseaseasia/status/1460897971063570433?s=21  about the two cassava varieties CR24-16 and TMEB419 and DNRTV’s video http://dnrtv.org.vn/tin-tuc- n107515/benh-kham-la-mi.html , talk about cassava variety TMEB419, and video by TNRTV https://youtu.be/QCo_eFohvpQ

We have not participated in the development of these two cassava varieties, because there are not two varieties of cassava yet, and we do not know the self-published documents in Vietnam on fresh tuber yield, starch content and stable starch yield. Determination of cassava variety TMEB419 in Vietnam in comparison with original data from IITA goseed cassava, https://iitagoseed.com/goseed-cassava/, which is self-published in Africa. Hoang Kim would like to answer Martin Fregene on the question “How can they be acceptable to farmers in Vietnam”?: You need to have data published on experimental results of DUS and VCU in Vietnam, approved by MARD accepted, about two varieties of cassava CR24-16 and TMEB419, according to the national standards of Vietnam. In Vietnam, cassava varieties KM419 and KM440 are by far the most popular, after both the severe pressure of CMD and CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU we advise farmers to plant disease-free varieties KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 (and two cassava varieties CR24-16 and TMEB419 if available) for DUS and VCU testing. Vietnamese cassava conservation and sustainable development: see more https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/

Today’s Vietnamese cassava all have CMD resistance gene of C39 cassava variety from CIAT, also family of CR24-16, with cassava varieties KM419, KM440, KM568, KM535, KM534, KM536, KM537, KM440, KM397. As you know, I went to CIAT in 2003 to work with Hernan Ceballos and Martin on DH cassava breeding. Vietnam in 2003 imported cassava varieties from CIAT, has C39 variety, and has enough records to import cassava varieties from CIAT with MARD’s license. So I know very well the performance of the C39 series I have today, sifting from 2003 (*). Since then, “Hoang Kim team” and I have been continuously working on the conservation and development of cassava, including: The main cassava variety KM419, also the author of the previously popular cassava varieties in Vietnam KM140, KM98- 5, KM98-1, KM94 (original name KU50), SM937-26. Thank you for this important informative link.

My warm greetings to your family.
Best regards, Hoang Kim

VIETNAMESE CASSAVA TODAY
Sắn Việt Nam với Hernan Cebanlos
Hoàng Kim

Greeting from Hoang Kim Vietnam to Hernán Ceballos Lascano and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget see more https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/ and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/ and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/

SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
thích hợp trên ruộng nông dân. Sự hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền vững. xem tiếp Cách mạng sắn Việt Nam (The cassava revolution in Vietnam) https://youtu.be/81aJ5-cGp28

Hoang Gia Bookstore
Nguồn tài liệu trực tuyến: Nhà sách Hoàng Gia

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

#CLTVN
Bảo tồn và phát triển sắn

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Việt Nam quê hương tôi

Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter