Bản Giốc và Ka Long

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Kim
Lớp 10ATT ĐHNN2 Hà Bắc năm 2022 vừa có chuyến Du lịch sinh thái Việt điểm đến Bản Giốc và Ka Long. Một số ảnh tuyển chọn

CVC KS Nguyễn Quang Hoạch: sinh ngày 20/8/1947; nơi sinh Sơn Lễ, Hương Sơn, Hà Tĩnh; hộ khẩu thường trú Thôn 6, xã Đăk Cấm, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum; nguyên cán bộ định canh định cư, tỉnh Kon Tum. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng năm 2022; SĐT 0326709568

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm. Xem Video Bản Giốc và Kalong tuyệt đẹp ở đây https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/260029285748758 và tích hợp trong tài liệu này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-gioc-va-ka-long/

“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác”, theo VOV 27.11. 2015.

Sông Ka Long và sông Bắc Luân

Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.

Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và  biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva, năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên,  tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.

Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.


Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.

Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên, Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Sông Quy Xuân theo cách gọi của phần dòng sông tại Việt Nam, còn tên chung của cả dòng sông theo tiếng Trung gọi là Quây Sơn,  Quy Xuân hà,  归春河, Guīchūn Hé, là một dòng sông quốc tế. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Sông chảy phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và có chiều dài khoảng trên 20 km tại tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam sông Quy Xuân tại Việt Nam có một chi lưu là suối Cạn và sông có tổng chiều dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2  hoặc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì sông Quy Xuân phần chảy trong nội địa Việt Nam có tổng chiều dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² .

Sông Quy Xuân  bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây, Trung Quốc sau đó chảy xuôi về phía nam hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi  chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy sông chuyển hướng đông nam và chảy đến khu vực thác Bản Giốc  tại xã Đàm Thủy (Việt Nam) với đối ngạn là  thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả (Trung Quốc). Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quy Xuân trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và chảy đến xã Lý Quốc, Hạ Lang  và đến trấn Thạc Long, thì sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quy Xuân sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ở Thạc Long và sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra biển Đông tại vùng Châu Giang. Vì tính chất dòng chảy như vậy nên ở Trung Quốc sông được ca ngợi là “sông yêu nước” vì sự quấn quýt trở về. Sông Quy Xuân có thác Bản Giốc Việt Nam và cặp thác Đức Thiên – Bản Ước Trung Quốc được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc và Việt Nam.

Quảng Ninh và Cao Bằng là một phần đời tôi ở đó. Lên Việt Bắc điểm hẹn; Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác tôi đã kể ký ức về Thác Bản Giốc và sông Ka Long.“Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông”, đây là một thí dụ điển hình.

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
#htn Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung https://hoangkimvn.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/https://hoangkimlong.wordpress.com/tag/htn. Bài học mới mỗi ngày https://hoangkimvn.wordpress.com/

Những bài giảng ấn tượng, cần học tập nâng cao kiến thức chuyên môn mỗi ngày https://youtu.be/pGakUEDBN_4?si=w48PYlfjMG_XwnbV (trích) tích hợp tại #htn365 6 9 2023 HTN hanyuxuexi https://hoangkimvn.wordpress.com/2023/09/06/ha-noi-mai-trong-tim-2/; 5 9 2023 HTN hanyuxuexi https://youtu.be/3wdTQHRBwgE?si=beeYGmD5LKO7XLZS; 4 9 2023 HTN hanyuxuexi https://youtu.be/tMlsAqhMqu8?si=GVMOchPsIpMGaUPO

Hoàng Gia An tiếng Anh
A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC
Hoàng Tố Nguyên #ana #htn #hoanggia


Hoàng Gia An tiếng Anh 43 https://youtu.be/BZvE36ZkOqA
Hoàng Gia An tiếng Anh 42 https://youtu.be/75_oykcv8nE
Hoàng Gia An tiếng Anh 41 https://youtu.be/860xq2Amgx8?si=xJTUaKUSm653oeUL
Hoàng Gia An tiếng Anh 40 https://youtu.be/HfM2FngqmDk?si=L7hZJu0SzeUaEzw
Hoàng Gia An tiếng Anh 39 https://youtu.be/nOMNHxXj6SM
Hoàng Gia An tiếng Anh 38 https://youtu.be/PvGMxZ9bpR4
Hoàng Gia An tiếng Anh 37 https://youtu.be/8lTXTFXBuPM
Hoàng Gia An tiếng Anh 36 https://youtu.be/on7npzh8eTw
Hoàng Gia An tiếng Anh 35 https://youtu.be/_g-vGdjEAFA
Hoàng Gia An tiếng Anh 34 https://youtu.be/ES7Ed66l-Pw?si=eLTSAB6JAqT-JNgh
Hoàng Gia An tiếng Anh 33 https://youtu.be/anyxy7ms9lsHoàng Gia An tiếng Anh 32 https://youtu.be/HJyfEQPrif4
Hoàng Gia An tiếng Anh 31 https://youtu.be/MXynLyuFMD
Hoàng Gia An tiếng Anh 30 https://youtu.be/7hbMT-9BiT0
Hoàng Gia An tiếng Anh 29 https://youtu.be/xKCZjmpX2yE

tích hợp tại #ana; #htn; https://hoangkimlong.wordpress.com/categry/ana;

TIẾNG TRUNG BÌNH MINH AN

Tiếng Trung Bình Minh An 7 https://youtu.be/QZQR_M-5ttI
Tiếng Trung Bình Minh An 6 https://youtu.be/nSvekmBYxOw
Tiếng Trung Bình Minh An 5 https://youtu.be/JwK9cPyWvfk
Tiếng Trung Bình Minh An 4 https://youtu.be/nSvekmBYxOw
Tiếng Trung Bình Minh An 3 https://youtu.be/JwK9cPyWvfk
Tiếng Trung Bình Minh An 2 https://youtu.be/Yx1ppqrEEjA
Tiếng Trung Bình Minh An 1 https://youtu.be/8XE80p60kzk

A Na bà chúa Ngọc A Na Bình Minh An

Bài học mới cập nhật: 1000 cụm từ tiếng Anh để nói những gì bạn muốn nói https://youtu.be/7hM2Cv3UHlY?si=YrfKQwUGCqAeuFl8 ;

Bài học mới cập nhật: 1000 cụm từ tiếng Anh để nói những gì bạn muốn nói https://youtu.be/7hM2Cv3UHlY?si=YrfKQwUGCqAeuFl8 ;

Quadeochotgapmaidausuoi

CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI
Hoàng Kim

Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và  bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ

Thiên lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.

尋友未遇

千里尋君未遇君,
馬蹄踏碎嶺頭雲。
歸來偶過山梅樹,
每朵黃花一點春。

Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối
Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.

(Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy)

“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân
Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân
Đường về chợt gặp cây mai núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”
(Bản dịch thơ của Phan Văn Các)

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Hồ Chí Minh Thướng Sơn

“Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.”

Thướng sơn

Lục nguyệt nhị thập tứ,
Thướng đáo thử sơn lai.
Cử đầu hồng nhật cận,
Đối ngạn nhất chi mai.

上山





Dịch nghĩa

Ngày hai mươi bốn tháng sáu,
Lên đến núi này.
Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại,
Bờ bên kia có một nhành mai.

Dịch thơ

Hai mươi tư tháng sáu,
Lên ngọn núi này chơi.
Ngẩng đầu: mặt trời đỏ,
Bên suối một nhành mai.
(Bản dịch của Tố Hữu)

Hăm tư tháng sáu hôm nay
Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi
Ngẩng lên đỏ chói mặt trời
Bên kia khe một nhành mai xanh rờn
(Bản dịch của Xuân Thủy)

Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi.

“Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh  đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam.

“Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc.

Hồ Chí Minh nguyên tiêu

Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy).

Rằm Tháng Giêng
Hồ Chí Minh

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ)

Nguyên tác




滿

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Tháng 2 năm 1948.

Nguồn:
1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975
2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Nhành mai trong thơ Bác

Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là  “Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân”. Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đóa hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”.

Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”.

Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài:

TẢO MAI

Vạn mộc đống dục chiết
Cô căn noãn độc hồi
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai.
Phong đệ u hương khứ
Cầm khuy tố diễm lai
Minh niên như ưng luật
Tiên phát ánh xuân đài.

MAI NỞ SỚM

Vạn cây băng giá chết
Một cội ấm mọc ra
Đầu xóm trong tuyết đặc
Một cành đêm nở hoa.
Gió xa đem hương ẩn
Chim ngắm hoa trắng ngà
Năm tới như đúng tiết
Mừng Xuân sáng ánh tà.

Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ.

Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.”

“Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công.

Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh.

ĐƯỜNG XUÂN THEO CHÂN BÁC
Bài học lớn muôn đời

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nguyên khí quốc gia thịnh thì đất nước mạnh

VOV.VN – Dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Nước nhà cần phải kiến thiết; kiến thiết cần phải có nhân tài”; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc…”

{trích …)

tong bi thu nguyen phu trong nguyen khi quoc gia thinh thi dat nuoc manh hinh anh 4

Tổng Bí thư đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: “Tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí cụ thể, thu hút, trọng dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nước ta không ngừng lớn mạnh, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ hội nhập; có kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức một cách hợp lý; có chính sách thu hút trí thức trẻ được đào tạo chính quy thực sự có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tham gia hoạt động trong các viện nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, tập hợp trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới; quan tâm công tác khuyến khích, tôn vinh những trí thức có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Đặc biệt, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác cùng với các tổ chức hội thành viên phải nâng cao tính chủ động, năng động, sáng tạo; có nhiều nội dung, hình thức hoạt động phong phú gắn với chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội của ngành, khu vực và cả nước, thu hút ngày càng đông các hội viên tham gia, động viên anh chị em có nhiều đóng góp tâm sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ vững chắc sự bình yên của nước nhà”./.

Văn Hiếu/VOV Nguồn https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nguyen-khi-quoc-gia-thinh-thi-dat-nuoc-manh-post1009460.vov

Mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo

NDO – Chiều 9/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry đang thăm làm việc tại Việt Nam.

Chào mừng Đặc phái viên John Kerry trở lại Việt Nam đúng vào dịp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với ông Kerry về việc quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, ổn định trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Đặc phái viên John Kerry trong triển khai nỗ lực toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực này, trên cơ sở phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam, đáp ứng lợi ích và quan tâm của nhân dân hai nước.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như đã cam kết tại Hội nghị COP26; triển khai các bước thực hiện thỏa thuận JETP; đã ban hành Quy hoạch điện VIII, trong đó có thúc đẩy chuyển đổi năng lượng…; nhấn mạnh, Việt Nam có tiềm năng lớn về nắng và gió để phát triển năng lượng tái tạo; phát triển năng lượng tái tạo là yêu cầu khách quan của Việt Nam, do đó, Việt Nam đang triển khai các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp này một cách bài bản. Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế về nguồn điện, tải điện, giá điện; huy động các nguồn vốn; thúc đẩy chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển năng lượng tái tạo.

Nguồn: https://nhandan.vn/mong-muon-hoa-ky-ho-tro-viet-nam-xay-dung-nganh-cong-nghiep-nang-luong-tai-tao-post771688.html

Lưu Huyền Đức Khổng Minh hai câu nói thấm thía nhân cách; Thật vui mừng được chép về #cnm365 Tình yêu cuộc sống https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-9

Thất bại không đáng sợ, đáng sợ nhất là để mất lòng người.

Lưu Bị hành sự trước sau đều có một đặc điểm lớn nhất chính là thà chịu thất bại, thà nhận phần thiệt thòi chứ không bao giờ làm chuyện trái nhân, trái nghĩa. https://youtu.be/Xpe0nDHGqOQ

Ông có phải là người ăn cắp quýt ở trong bữa tiệc của Viên Thiệu đó không? Xin hãy ngồi nghe ta giảng giải cho:

Tào Tháo đã là con cháu tướng quốc họ Tào, thì là đời đời làm tôi nhà Hán, nay dám chuyên quyền ngang ngược, khinh nhờn cả vua; như thế hắn không những là vô quân mà lại là khinh cả tổ tiên mình; không những là loạn thần nhà Hán, mà còn là đứa con bất hiếu của họ Tào nữa.

Lưu Dự Châu đường đường một đấng tôn thất, đương kim hoàng đế hiện đã xét gia phả và phong tước cho, sao dám bảo là không có căn cứ?

Vả đức Cao tổ ngày xưa, xuất thân làm đình trưởng, mà sau được thiên hạ, thì dệt chiếu, bán giày có gì là nhục? Kiến thức ông như trẻ con, không nên ngồi nói chuyện với cao sĩ.

Nguồn: #Gia_Cát_Lượng#Thiệt_chiến_quần_nho#Khổng_Minh

Xây dựng học liệu mở #htn #vietnamxahoihoc #cnm365 #dayvahoc #vietnamhoc, #cltvn Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) Ngữ văn Việt Trung đối chiếu là môn học bảy bài Xã hội Việt Nam ngày nay; Nông nghiệp sinh thái Việt; Ngành nghề ở Việt Nam; Vùng sinh thái Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Nước Việt Nam ngày nay; Việt Nam con đường xanh với 36 tiểu mục, là sách học Việt Trung.

XÃ HỘI VIỆT NAM 越南社会
Hoàng Tố Nguyên
#htn #vietnamxahoihoc #vietnamhoc #cnm365 https://hoangkimvn.wordpress.com

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , ngày 15.9. 1945. #cnm365

Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) Ngữ văn Việt Trung Anh đối chiếu là môn học gồm bảy bài: Xã hội Việt Nam ngày nay; Nông nghiệp sinh thái Việt; Ngành nghề ở Việt Nam; Vùng sinh thái Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Nước Việt Nam ngày nay; Việt Nam con đường xanh, với 36 tiểu mục.

Bài 1 Xã hội Việt Nam ngày nay gồm có 5 tiểu mục 1.1 Việt Nam một khái quát; 1.2 Việt Nam con đường xanh; 1.3 Việt Nam tâm thế mới; 1.4 Việt Nam sáng tạo KHCN; 1.5 Việt Nam dư địa chí

Bài 2 Nông nghiệp sinh thái Việt gồm có 5 tiểu mục: 2.1 Phát triển nông thôn mới; 2.2 Chương mục tiêu quốc gia; 2.3 Nông nghiệp công nghệ cao; 2.4 Nông nghiệp Việt trăm năm; 2.5 Chuyển đổi số nông nghiệp.

Bài 3 Ngành nghề ở Việt Nam gồm có 5 tiểu mục: 3.1 Minh triết Hồ Chí Minh 3.2 Ngành nghề Việt Nam ngày nay; 3.3 Chuyển đổi số Quốc Gia;3.4 Việt Nam tâm thế mới; 3.5 Việt Nam học tinh hoa

Bài 4 Vùng sinh thái Việt Nam gồm có 5 tiểu mục 4.1 Vùng kinh tế Việt Nam; 4.2 Vùng kinh tế động lực; 4.3 Làng Việt xưa và nay; 4.4 Ngôn ngữ văn hóa Việt; 4.5 Tiếng Việt lung linh sáng

Bài 5 Du lịch sinh thái Việt gồm có 5 tiểu mục: 5.1 Hà Nội mãi trong tim; 5.2 Quê Mẹ vùng di sản, 5.3 Ân tình đất phương Nam; 5.4 Bản Giốc và Ka Long; 5.5 Giếng Ngọc vườn Tao Đàn

Bài 6 Nước Việt Nam ngày nay gồm có 5 tiểu mục: 6.1 Phát triển nông thôn mới; 6.2 Bảo tồn và phát triển; 6.3 Chuyển đối số Quốc gia; 6.4 Vườn Quốc Gia Việt Nam; 6.5 Di sản Thế giới tại Việt Nam

Bài 7 Việt Nam con đường xanh gồm có 5 tiểu mục: 7.1 Minh triết Hồ Chí Minh; 7.2 Đường xuân theo chân Bác; 7.3 Chung sức trên đường xuân; 7.4 Ca dao Việt ‘Cày đồng’; 7.5 Dạo chơi non nước Việt

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Chào ngày mới 15 tháng 11

Đất Mẹ vùng di sản
Mái trường bên dòng Gianh
Trường tôi nôi yêu thương
Sự chậm rãi minh triết
Ban mai chào ngày mới
Một gia đình yêu thương

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365; Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook Kim on Twitter