Sớm hè líu ríu xuân

SỚM HÈ LÍU RÍU XUÂN
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Sớm mai nắng mới vừa lên
Nghe ngây ngất gió bên thềm lộc xuân
Tiếng ve líu ríu hè gần
Mến thương tặng bạn trong ngần lời quê.

2

Nhớ ngày năm cũ say mê
Con đường xanh dẫn ta về đồng xuân
Miệt mài cùng với nông dân
Ai say thiện nghiệp, ta gần niềm vui.

3

#Thungdung đít cưỡi đầu vọi (*)
Thương câu trung hiếu, trọng lời nghĩa nhân
#Annhiên hoa lúa đường xuân
Nhàn vui dạy trẻ thêm gần tĩnh tâm

4

Suốt đời chuyên việc chính
Bạn hữu thường Nông dân {**)
Thầy nghề nông chiến sĩ
Ngày mới vui Cày đồng (***)

5

Hoa lộc vùng đỏ thắm
Sớm mai líu ríu xuân
Trà thơm thương người Ngọc
Ban mai xa mà gần

6

Sớm mai líu ríu mưa xuân
Trời như mát lạnh, nắng gần mờ sương
Thung dung nhàn giữa đời thường
An vui cụ Trạng Trình quên việc đời.

7

Sớm xuân ngắm mai nở
Nhớ ai thời thanh xuân
Thương bạn đêm đông lạnh
Thắp đèn lên đi em

8

Vui đi dưới mặt trời
Giấc mơ lành yêu thương
Trà sớm thương người hiền
Chín điều lành hạnh phúc

Lời thương cùng tháng năm
Trân trọng Ngọc riêng mình
Bài ca nhịp thời gian
Chọn giống sắn Việt Nam

9

HÈ SANG

Xuân mãn hè sang cảnh đổi thay
Thanh minh tiết lớn phước đong đầy
Trời thay biển động mưa lam gió
Đất lành chim đậu nắng xanh cây
Đêm xuân nhẹ nhõm vui ngon giấc
Ngày hè thanh thản khỏe phô bày
Tâm tĩnh lặng an nhiên 1 phúc hậu
Thung dung dạy và học2 tầm tay

1. https://youtu.be/zCFGN2XT54E
2. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-day-va-hoc/

BÁC HỒ TRẢ LỜI NGUYỄN HẢI THẦN
Bác Hồ

Gặp ở đường đời anh với tôi
Đường đời gai góc phải chia hai
Đã sinh tai mắt, sinh đầu óc
Há bỏ ông cha, bỏ giống nòi
Trách kẻ đem thân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Tàn cờ mới biết tay cao thấp
Há phải như ai, cá thấy mồi !

NGUYỄN HẢI THẦN GỬI BÁC HỒ
Nguyễn Hải Thần

Gặp ở đường đời Bác với tôi
Đường đời gian khổ phải chia hai
Tuy riêng Nam Bắc, riêng bờ cõi
Cùng một ông cha, một giống nòi
Lỡ bước đành cam thua nữa ngưa
Tha hồ ai đó nói mười voi
Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
Nước ngược buông câu khéo mất mồi

(*) Thầy giáo nhà văn Hoàng Minh Đức sách mới ‘Trước pháp trường trắng’ 239 trang Nhà xuất bản Thuận Hóa 2022, tại bài viết Người cựu binh viết văn hay đánh giặc giỏi” đã viết về gia đình đại tá Hoàng Thúc Cẩn trang 129-139 có trích dẫn đối đáp giữa Bác Hồ với Nguyễn Hải Thần trước đây về hiểm họa tình cảnh Việt Nam chia đôi do những toan tính khác nhau của “đường đời gai góc” và tỏ ‘ngôn chí’ lập trường của mỗi bên. Bài học lịch sử lắng đọng..

XUÂN MÃN
Hoàng Thanh Luận

Cảnh vật đa màu sắc đổi thay
Diệu kỳ biến ảo nắng hong đầy
Tơ trời vương vấn dăng sương bạc
Muông thú hò hẹn đậu kín cây
Trình tự nhịp nhàng đua tiếng hót
Đua tranh sau trước cố tô bày
Cà phê bạn đợi vui bao chuyện
Xuân mãn hè sang chỉ sải tay

(**) Cảm ơn cậu Hoàng Thanh Luận thơ XUÂN MÃN , cháu Hoàng Kim họa đối HÈ SANG và xin phép tích hợp về trang Thung dung dạy và học https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-day-va-hoc/

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-he-liu-riu-xuan

(***) NÔNG DÂN
Nguyễn Sĩ Đại

Có người nói: Nông dân không tư tưởng
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn…
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn

Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính máu tươi ròng
Chết: tưới đất; sống: ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào theo đến lũy tre xanh.

Tôi đã thấy những xích xiềng phong kiến
Cái trói tay của công hữu màu mè
Mấy chục năm kéo người xa ruộng đất
Mấy chục năm ròng cái đói vẫn ghê ghê…

Nghèo chữ quá nên trọng người hay chữ
Bóp bụng nuôi con thành ông trạng, ông nghè
Sáu mươi tuổi, mẹ lội bùn cấy hái
Ông trạng áo dài, ông trạng ly quê

Dẫu năm khó, không quên ngày chạp
Nhớ người xưa con cháu quây quần
Vâng, có thể nông dân nhiều hủ tục
Nhưng không yêu được họ hàng, yêu chi nổi nhân dân!

Tôi đã thấy thằng Bờm và mẹ Đốp
Còn sống chung với Bà Kiến, Chí Phèo
Con gà mất chửi ba ngày quyết liệt
Con gái gả chồng, cả xóm có trầu vui

Tôi đã thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt
Từ hạt lúa gieo mầm đến cấy hái phơi phong
Dăm bảy tạ, vài trăm nghìn một vụ
Bữa tiệc xoàng của mấy xếp là xong!

Có miếng ngon nông dân dành đãi khách
Thờ Phật, thờ Tiên, thờ cả rắn, cả rồng
Cả tin quá, tin cả dì ghẻ ác
Nhưng sống chết mấy lần, nợ quyết trả bằng xong!

Nông dân sống lặng thầm như đất
Có thể hoang vu có thể mùa màng
Xin chớ mất, chớ mất niềm tin sai lạc
Chín phần mười đất nước nông dân…

NHẮN BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim

Bạn thanh nhàn chốn cũ
Mình #Thungdung dọn vườn
Nhớ lại và suy ngẫm
Kỷ niệm nhòa khóí sương.
xem tiếp : Gặp bạn ở quê nhà https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gap-ban-o-que-nha

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ky-niem-nhoa-khoi-suong.jpg

CHUYỆN ĐỜI KHÔNG THỂ QUÊN
Hoàng Kim

Việt Nam con đường xanh
Con đường đã chọn
Thống nhất đất nước

Chuyện đời không thể quên

Thầy nghề nông chiến sĩ
Trên bục giảng mùa xuân
https://vtv.vn/video/phim-tai-lieu-con-duong-da-chon-thong-nhat-dat-nuoc-556887.htm

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/

Phục sinh giữa tối sáng Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng sau một trận ốm mấy năm trước, chợt thích sự suy niệm mỗi ngày #hoangkimlong #cltvn #Thungdung #cnm365 tinhyeucuocsong Đó là trò chơi Ngày xuân đọc Trạng Trình, Gia Cát Mã Tiền Khóa một thú vui riêng

NHỚ BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim

Ngày 28 tháng 4 năm 2022, lúc 9g52 anh Phan Chí Thắng nhắn tin: Hôm nay sinh nhật giáo sư Vương / Anh em kỷ niệm ở trên đường/ Ghé quán Ninh Bình cà phê nóng / Thẳng hướng Ba Đồn tới cố hương ” Từ trái sang: Phan Chi, Vuong Tran Ngoc, Tien Duc Tran, Nguyen Pham Xuan. Tôi vui vẻ nhắn lại: Tuyệt vời quá anh Phan Chí. Chúc mừng sinh nhật giáo sư Vương. Kính chào quý Cụ về thăm quê Bọ. Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Chung sức trên đường xuân.https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/04/28/chung-suc-tren-duong-xuan/

Ngày 28 tháng 4 lúc 13:35 anh Phan Chi viết tiếp: “Dừng chân ăn trưa ở nhà hàng Việt Đức Tp Vinh. Có thêm tiến sĩ Biện Minh Điền đại diện địa phương đến chia vui.”

Thứ Sáu, 29 Tháng 4, 2022, lúc 16g 42 anh Thắng viết tiếp Du thuyền trên sông Son, Quảng Bình;

NGUYỄN QUANG LẬP QUÊ CHOA
Hoàng Kim


Sách ‘Ba Đồn mạn thuật’
Nguyễn Quang Lập quê choa
Nghiệp nhà văn biên kịch
Nghề vô tuyến bách khoa

‘Những mãng đời đen trắng’
‘Ký ức vụn’ ‘Bạn văn’
‘Đời cát’ ‘Thung lũng hoang vắng’
Học văn để làm Người

Nguyễn Quang Lập 21 tháng 3: 8 anh em nhà tui. Từ phải qua: Anh Cả: Chỉ đọc mỗi báo Nhân Dân; Chị Hai: Cả báo Nhân Dân cũng không đọc; Chị Ba: Chỉ ngâm thơ Tố Hữu và Trần Đăng Khoa. Anh Tư: Chỉ làm thơ ca ngợi Bác Hồ; Anh Năm: Thầy bói nổi tiếng Bình Phước; Anh Sáu: Suốt đời ngồi lo hai thằng em phản động; Cu Bảy: Toàn viết ba lăng nhăng. Cu Út: Viết và dựng nhiều đến nỗi không thể trả hết nợ.

“Ba Đồn mạn thuật”: Một Nguyễn Quang Lập… rất khác
Lê Phi Long (thực hiện), Báo Lao Động trực tuyến, Thứ năm, 28/04/2022 15:56 (GMT+7)
Đúng dịp 30.4 năm nay, nhà văn Nguyễn Quang Lập sẽ giới thiệu, ra mắt cuốn sách rất đặc biệt về quê hương ông: “Ba Đồn mạn thuật” (NXB Hội Nhà văn).

“Ba Đồn mạn thuật”: Một Nguyễn Quang Lập... rất khác
Nhà văn Nguyễn Quang Lập. Ảnh: LPL

Sâu xa trong từng con chữ, từng sự kiện, từng phong tục, từng địa danh, từng món ăn, từng con người… là một tình yêu quê hương da diết. 451 ngày đêm một mình hoàn thành một tác phẩm để đời cho quê hương – tất cả đã nói lên điều đó.

Cầm cuốn sách trên tay, chúng ta sẽ càng biết thêm nhiều điều thú vị của nhà văn Nguyễn Quang Lập… rất khác. Vì không chỉ là nhà văn, ông còn là “nhà Ba Đồn học” trong con mắt người dân quê hương.

– Nhà văn có thể cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn sách?

Từ năm 60 tuổi tôi luôn mong muốn có một cuốn địa chí cho Ba Đồn quê tôi nhưng không bao giờ dám nghĩ tự mình có thể làm được. Địa chí là sách biên chép về địa lý, lịch sử, phong tục, nhân vật, sản vật… của một vùng đất trong suốt thời gian lịch sử, từ thuở khai thiên cho đến ngày nay. Do đó đòi hỏi người viết có kiến thức sử – địa – văn hoá tổng hợp sâu rộng. Thường phải có một nhóm tác giả, mỗi người một thế mạnh cố kết lại mới có thể làm được.

Năm 2018 một nhóm bạn học Ba Đồn do anh Nguyễn Xô Viết dẫn đầu từ Hà Nội, Quảng Bình, Huế bay vào Sài Gòn lên Củ Chi nhóm họp cùng tôi. Nhóm “Dư địa chí Ba Đồn” ra đời từ đó. Dự án “Địa chỉ Ba Đồn” dự trù cho 7 người biên soạn, 5 người biên tập kéo dài 2 năm với kinh phí 1,4 tỉ. Nhưng rồi không xin được tài trợ, dự án đành bỏ dở. Sốt ruột vì ngày về trời đã cận kề tôi liều mạng tự mình làm lấy, vì biết mình không làm sẽ chẳng có ai làm. Người làm được thì không muốn làm, người muốn làm lại không làm được, đó là bi kịch mọi làng quê muốn có cho riêng mình một cuốn địa chí. Trong đời tôi đây là quyết định liều lĩnh nhất, lần đầu tiên trong đời tôi làm một việc quá sức mình.

Cuốn sách “Ba Đồn mạn thuật” được ra mắt trong dịp 30.4.2022. Ảnh: LPL
Cuốn sách “Ba Đồn mạn thuật” được ra mắt trong dịp 30.4.2022. Ảnh: LPL

– 451 ngày đêm một mình hoàn thành một tác phẩm để đời cho dân làng Phan Long và thị trấn Ba Đồn quê hương ông, phải chăng đây là cuốn sách có thời gian viết dài nhất trong cuộc đời cầm bút của ông?

Đúng vậy. Tôi viết cuốn “Những mảnh đời đen trắng” có 20 ngày. Dài nhất là cuốn “Tình cát” cũng chỉ 8 tháng (là tính thời gian viết). Đây là cuốn sách tôi lao động nặng nhọc nhất, dài ngày nhất. Năm 2021 trong đại dịch COVID-19, Sài Gòn có quá nhiều người chết hằng đêm, tôi cứ sợ tôi chết khi công việc còn dở dang. May trời thương cho sống.

– Nội dung cuốn sách là nói về địa chí Ba Đồn, nhưng ông không ghi tên sách là “địa chí” như các cuốn sách tương tự mà là “Ba Đồn mạn thuật”, phải chăng ông muốn gửi gắm đều gì?

Địa chí là thể loại, còn tên sách tuỳ theo sự thể hiện mà người viết đặt tên. Như An Nam chí lược của Lê Tắc, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch. “Ba Đồn mạn thuật” là do TS Trần Hải Yến, người bạn chí thiết của tôi đặt cho. “Thuật” đây là trước thuật, tức biên soạn, viết sách, ghi chép; “mạn” chỉ sự phóng túng, không bó buộc (trong “mạn đàm”). “Mạn thuật” là một cách viết tổng hợp giữa nhiều thể loại (kể chuyện, ghi chép, bình luận, khảo cứu…). Cách viết tự do, nhẹ nhàng, thoải mái, không trói buộc, câu nệ. Nói chung đây là bút pháp tạo điều kiện cho người ta có rộng đất để diễn, đưa vào nhiều thông tin… dễ tiếp cận bạn đọc hơn là cách viết hàn lâm. Cũng là sở trường của tôi.

– Cuốn sách nói về lịch sử vùng đất quê hương ông, vậy tôi có thể gọi thêm ông là nhà nghiên cứu lịch sử được không, thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập?

Trong “Ba Đồn mạn thuật” chỉ có 1/5 là lịch sử thôi, đó là phần III:” Sử lược” – phần ngắn nhất. Còn lại là địa lí (địa sử và địa chính), phong tục, văn hoá, văn minh… chiếm hầu hết cuốn sách. Viết rồi mới biết, viết sử dễ hơn nhiều viết địa chí. Tôi chỉ là nhà văn, không dám nhận nhà gì cả. Nhưng bạn bè gọi tôi là “nhà Ba Đồn học” thì tôi rất sướng và tự hào.

– Đọc cuốn sách, tôi có cảm giác như đang đọc một tác phẩm văn chương chứ không hẳn là một cuốn sách nói về địa chí, lịch sử một vùng đất. Mà văn chương là có yếu tố hư cấu, vậy các nội dung trong cuốn sách có các tình tiết hư cấu không, thưa nhà văn?

Điều đầu tiên và trên hết của địa chí là không được phép sáng tác. Bịa đặt và thêm thắt là điều tối kị. Người viết địa chí có thể bớt nhưng không được thêm. Nếu sách này được gọi là văn chương thì nó là loại văn chương phi hư cấu.

– Tôi nghĩ thành công của cuốn sách, sức lan tỏa của cuốn sách là ở chỗ ông đã lồng yếu tố văn chương vào lịch sử, để mọi người cảm nhận được hơn tình yêu quê hương qua từng sự kiện, từng câu chữ. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Vâng. Có thể hiểu như vậy. Điều mà tôi sướng nhất là lôi kéo được người làng cùng kể chuyện. Cùng với ca dao tục ngữ hò vè của người Ba Đồn, có hơn bốn chục người Ba Đồn đã tham gia trong cuốn sách này, giúp cho cuốn sách tự nhiên có tính văn, sinh động hẳn lên, hấp dẫn hẳn lên.

– Trong cuốn sách, ngoài những thông tin về lịch sử, địa lý… thì hình ảnh cháo canh Ba Đồn, Thịt chó Cu Loe hay đơn giản là Tục sợ ma được ông miêu tả rất rõ nét, vậy nên có lẽ không cần nói nhiều về tình yêu ông dành cho quê hương, ông có “đau đáu” gì với Ba Đồn trong tương lai?

Chỉ cần chục năm nữa Ba Đồn quê tôi sẽ là thành phố nhỏ xinh đẹp của miền Trung, dân quê tôi ngày mỗi khấm khá, tôi chẳng phải lo lắng gì. Chỉ mong sao mọi người yêu quê, nhớ quê. Dù đi đâu cũng không xao nhãng tình quê. Bởi vì, như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.

*

Nhớ ngày này năm trước

Gặp bạn ở quê nhà
Nông lịch tiết Thanh Minh
Lời thề trên sông Hóa
Lời thương cùng tháng năm

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim


Rộn ràng câu chuyên cũ
Trực Đức ba bốn mốt (F341)
Kim Dục ba hai lăm (F325)
Đức Định Trọng bạn văn
Ngọ Ngời đều bạn lính
Cố hương và thân quyến
Đi đâu cũng hẹn về

xem tiếp Gặp bạn ở quê nhà

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới? “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở đâu không?. Bạn nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở người Lao động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập


Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.

Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.

Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.

Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.

Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.

MỪNG!

Hoàng Minh Đức với Trương Minh Dục4 người khác.28 tháng 4, 2019 lúc 14:53 ·

Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam những cựu chiến binh Việt Nam làng Minh Lệ đến nhà 3 anh em ông Trương Minh Đức, gặp gỡ ôn lại những ký ức chiến tranh. Từ trái sang phải Phó Giáo sư Tiến sỹ Trương Minh Dục, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng, Trung úy Trương Công Định, SQ pháo binh Hoàng Đăng Ngọ, Trần Thị Thé (vợ PGSTS Trương Minh Dục) Thượng sỹ Trương Minh Đức, giáo viên, Tiến sỹ Nông học Hoàng Kim,Đại đội trưởng bộ binh, Thượng tá CA Hoàng Minh Trúc. Bốn người tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là các CCB: Đức, Dục, Ngọ, Kim trong ảnh.Ba anh Kim, Dục, Đức trở về trường học tiếp, Ngọ ở lại đánh đấm tiếp với Pôn pốt rồi chuyển sang ngành thuế.

Hoàng Minh Đức (bìa trái) là thầy giáo nhà văn người lính, anh vừa có bài thơ hay hôm nay cho sự tiếp nối Văn nghệ Quảng Minh số 16 : “Chiều ga Minh Lệ”: Nắng chiều vàng rực sân ga / Rộn ràng những chuyến tàu ra tàu vào / Bánh đa đây tiếng em rao / Nước chè vằng chị mời chào người mua / Bâng khuâng kẻ tiễn người đưa / Bồi hồi tìm lại chốn xưa người về / Gió nồm mát rượi chân đê / Diều mang khúc nhạc đồng quê lên trời / Sông Nan bên lở bên bồi / Nhịp cầu Minh Lệ nghiêng soi giữa dòng.

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ. Chúc vui Hoàng Minh Thuần. “Khoai quê mình là sâm ăn bữa sáng của người làm ruộng” mà. Bác Giáp lúc trước khi nói chuyện ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã dùng câu ấy. Giống khoai vàng Đồng Chăm ăn rất bùi và thơm ngon. Hôm mình về Làng Minh Lệ, vợ chồng của thầy cô Hoàng Minh Đức, Trần Niềm tặng khoai ngon, mang vào Đồng Nai ăn rất thích.

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-binh-dat-me-on-nguoi/

(*****) CA DAO VIỆT ‘CÀY ĐỒNG’

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim

Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

xem tiếp Đọc 18 đường dẫn liên quan các mẫu chuyện văn hóa tại chuyên mục Tiếng Việt lung linh sáng https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/02/20/tieng-viet-lung-linh-sang/

#CNM365 #CLTVN 22 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc Ấn Độ địa chỉ xanh; Tiếng Việt lung linh sáng; Chuyện đồng dao cho em; Quê Mẹ vùng di sản; Angkor nụ cười suy ngẫm; Gạo Việt và thương hiệu; Thầy bạn trong đời tôi; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố đầu tiên ngày 22 tháng 4 năm 1970; Ngày 22 tháng 4 năm 967, Đền Banteay Srei được thánh hóa, đây là đền thờ thần Shiva tại Angkor thuộc Campuchia ngày nay. Đền Banteay Srei thờ nữ thần Shiva là “viên ngọc quý”, “trang sức nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất Khmer”, Ngày 22 tháng 4 năm 1870 là ngày sinh Vladimir Ilyich Lenin, nhà cách mạng Nga, người sáng lập nhà nước Nga Xô viết (mất năm 1924) . Lê Nin là lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới; Bài chọn lọc ngày 22 tháng 4: #vietnamhoc Ấn Độ địa chỉ xanh; Tiếng Việt lung linh sáng; Chuyện đồng dao cho em; Quê Mẹ vùng di sản; Angkor nụ cười suy ngẫm; Gạo Việt và thương hiệu; Thầy bạn trong đời tôi; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Vào Tràng An Bái Đính; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-4/

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-he-liu-riu-xuan

Những bài thơ cùng vần:
Sớm mai qua Đại Lãnh
Sớm Thu
Sớm Thu thơ giữa lòng
Sớm Xuân
Sớm xuân kênh Thị Nghè
Sớm xuân ngắm mai nở
Sớm Xuân thơ giữa lòng
Sớm xuân đi tảo mộ
Sớm Đông
Sớm Đông trên đồng rộng
Sớm đông nhớ Trạng Trình
Sự cao quý thầm lặng
Sự chậm rãi minh triết
Sự thật tốt hơn ngàn lời nói

Có một ngày như thế https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=719254965919870&id=100035061194376&notif_id=1648777843064836&notif_t=feedback_reaction_generic&ref=notif

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Nhạc Trịnh Công Sơn
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam,
CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter