
Đối thoại với Thiền sư
NGỌC QUAN ÂM TAM HỢP
Bạch Ngọc Hoàng Kim
Kính tặng HT TGT Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Viết thời Rằm Nguyên Tiêu cho một ngày đặc biệt
Thiền sư trò chuyện vân vi
‘Về nơi tịch lặng‘ quên đi chuyện đời
‘Tự tình‘ câu hát trên môi
Bửu Minh Phố Núi một thời #Thungdung
‘Con về còn trọn niềm tin‘
Viên Minh Phổ Tuệ Giác Tâm Biển Hồ
Ngọc lưu ly giữa xô bồ
Se San nước biếc đôi bờ sắc không
An vui với cụ Trạng Trình
Trung Tân bến chính nhẹ mình tháng năm
Thăm Thầy ngày mới thanh tân
Dưỡng thần tự tánh, đường xuân thanh nhàn
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-hoc-quy-moi-ngay/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh

BIỂN HỒ CHÙA BỬU MINH
Hoàng Kim
Nhớ Biển Hồ
Chùa Bửu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền
Người hiền dân tin
Đất lành chim đậu
Trần Huyền Trang
Tháp Đại Nhạn
Thăm thẳm một tầm nhìn.
Một đời người
Một Giác Tâm
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh/

Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Đến với Tây Nguyên mới
TỰ TRUYỆN
Thích Giác Tâm
Quê cha ở Phù Cát
Quê mẹ xứ An Nhơn
Chưa một lần tắm mát
Lội bơi giòng sông Côn
Sinh ra xóm Trại Mộ
Ấu thơ làng Biển Hồ
Trưởng thành ở đây đó….
Về lại xóm quê xưa
Tôi đi gom gạch đá
Xây dựng lại Phù Đồ
Chưa một ngày thư thả
Theo hạnh nguyện Bí Sô
Trùng tu lại Bửu Minh
Đáp tạ tấm chân tình
Khai sơn chùa Quảng Đức
Trả ơn đời chúng sinh
Kiến lập chùa Hương Quang
Dựng xây lại đạo tràng
Hà Tam còn in dấu
Đăk Pơ đẹp ngỡ ngàng
Chút văn thơ để lại
Nghệ thuật vị nhân sinh
Chăm vườn tuệ hoa trái
Tặng nhân gian chút tình
Dăm ba người đệ tử
Lớn nhỏ chẳng đồng đều
Tình thương không bỉ thử
Ôm ấp niềm tin yêu…..
Mai này xa phố lạnh
Trở lại cố quận xưa
Nguyện đạo Phật hưng thạnh
Bỉ ngạn mọi người về.
Thích Giác Tâm
Mồng 08/01/ Canh Tý 2020
Ngày FB 16/1 Nhâm Dần (16.2 2022)
Ừ THÌ …
Thích Giác Tâm
Ừ thì xuân đến xuân đi
Ngàn xưa cứ vậy có gì khác đâu
Sông kia nước chảy qua cầu
Mây kia bàng bạc trên đầu xưa nay
Bốn mùa luân chuyển vòng xoay
Người già nằm xuống trẻ nay lớn rồi
Nghĩ thân phù thế bồi hồi
Nhành mai sân trước…..tặng đời mai sau.
—————
Ngày 16/01/2022Thích Giác Tâm.
Ảnh: Chùa Bửu Minh Gia Lai (tác giả Phạm Trần Bình)
THƠ THIỀN
Bạch Ngọc Hoàng Kim
hòa vận thơ Thiền, Hòa thương Thích Giác Tâm
Thơ Thiền hạt ngọc gieo châu
Mai vàng trước ngõ thẳm sâu Biển Hồ
Nếp hiền vui giữa hoang sơ
Giác Tâm ngộ tính trang thơ chuyện đời…
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh/,
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Nước, rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới
Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành
Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi


ĐIÊU KHẮC TƯỢNG PHẬT BẰNG TRÁI TIM.
Thích Giác Tâm
Ảnh: Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh Gia Lai. Tăng Ni sinh của thiền phái Trúc Lâm không ai không nhớ 4 câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Sơ tổ Trần Nhân Tông:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Bài kệ trên, dịch nghĩa :
“Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa”.
(Thơ văn Lý Trần – tập 2 – NXB Khoa Học Xã Hội – Hà Nội – 1989. Tr.510).
Tôi thích nhất là câu: “Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác”. Chúng ta có của báu trong nhà “Phật tính” vậy mà không nhận ra, cứ luôn đi tìm kiếm cứ ngỡ rằng Phật ở đâu đó, đem Phật đi tìm Phật. Chính chúng tôi (cùng với một người thợ xây tên Trịnh Cảo) là người tạc tượng Phật vẫn không thấy hết vẻ đẹp hoàn mỹ của tượng Phật mình làm, vẫn cứ mặc cảm nghĩ rằng mình không bằng cấp, không đào tạo trường Mỹ thuật, không được học nghề theo kiểu cha truyền con nối. Tạc tượng chỉ bằng tình kính yêu vô hạn đối với Đức Thế Tôn thôi, và nghiên cứu cách làm tượng qua thư tịch sách vở, tượng Phật Bửu Minh sao có thể hơn được các pho tượng Phật nổi tiếng xưa nay ở Việt Nam. Đợi đến khi Cư Sĩ Giác Đạo – Dương Kinh Thành ở thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng khen ngợi, tôi mới giật mình thốt lên: ” Ủa vậy sao?” Có người cầm Thiền bảng nện vô vai tôi giật mình tỉnh ra và viết đoản văn: ” Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh – Gia Lai”. Và ngày hôm nay (16/06/2013) tôi được một người Phật tử đem tặng một tấm ảnh Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh (có xóa bỏ phông) lại giật mình lần thứ hai, pho tượng của mình làm đây sao? Thời bao cấp ăn cơm khoai cơm độn, xi măng sắt thép quý như vàng, tại sao mình lại thực hiện pho tượng thành công quá mong ước!
Câu trả lời pho tượng Phật thành công là chỉ do niềm tin và thương Phật quá lớn, ngày nhớ Phật, đêm nhớ Phật không lúc nào xa rời Phật dù trong chốc lát. Lúc vừa hoàn thành pho tượng Hòa thượng Giác Toàn (khi ấy là Thượng tọa) đi công tác phật sự tỉnh Kon Tum có ghé lại chùa Bửu Minh thăm, vô cùng ngạc nhiên trước gương mặt của Đức Phật, tán thán khen ngợi nhưng vẫn mạnh dạn phê phán:” Mặt Phật rất từ bi, rất hiền, rất thiền nhưng so với toàn thân thì đầu Phật bị nhỏ không cân đối thầy Giác Tâm xem lại và nếu được nên sửa đầu Phật cho lớn hơn mới cân đối với toàn thân” Một lời góp ý của Hòa thượng thôi, mà tôi với anh thợ xây Trịnh Cảo toát mồ hôi hột. Đầu Phật, mặt Phật đã hoàn chỉnh rồi bây giờ nếu nghe Hòa thượng góp ý mình phải làm lại từ đầu. Tuy biết sửa lại đầu Phật sẽ vô cùng khó khăn, nếu sửa lại mặt Phật không đẹp như hiện giờ thì sao? Pho tượng sẽ bị hủy bỏ không tôn thờ như lời khấn nguyện ban đầu: ” Phật không gia hộ cho con làm tượng Phật đẹp con sẽ không phụng thờ và đem Phật bỏ chìm xuống đáy Biển Hồ”. Nhưng rồi vẫn lắng nghe lời Hòa thượng chỉ dạy góp ý, mạnh dạn đục bỏ và sửa lại. Tay cầm búa tay cầm mũi ve đục mà run cầm cập. Trong tâm Phật vẫn còn, lòng thương Phật vẫn nguyên vẹn, mỗi ngày mỗi bồi đắp xi măng gọt đẽo chỉnh sửa với ảnh mẫu là tượng Kim thân Phật Tổ Nha Trang và tượng Phật Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu. Sửa lại đầu Phật, mặt Phật lớn hơn theo lời góp ý của Hòa thượng Giác Toàn đã thành công. Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh có nét giống hai pho tượng nói trên là nhân duyên như thế.
Gia Lai năm 1988
Thích Giác Tâm
Chua Buu Minh – Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=eY88tcaKI14
Chua Buu Minh
ndprooseStiah1nt72 600l 2l4if017l1g459 5úágl:14367193cl c ·

Kiến trúc chùa Bửu Minh – Gia Lai
Nhìn từ phía sau tháp.
CHÙA BỬU MINH GIA LAI.
Tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 15km về phía Bắc, chùa Bửu Minh là một trong vài ngôi chùa có bề dày lịch sử tại Gia Lai. Được Hòa thượng Thích Từ Vân (Tăng cang Lê Tế) chùa Bác Ái Kon Tum đến khai sơn vào khoảng 1935 – 1936. Mặt tiền của chùa hướng Tây, nhìn về Biển Hồ nước, phía sau là núi Tiên Sơn… Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy tốt, để cho mạch đạo của ngôi chùa được tuôn chảy, luân lưu. Ấn tượng là chùa và ngôi tháp 3 mái kết hợp. Đầu đao mái chùa, mái tháp mềm mại như con thuyền độc mộc, kiến trúc bằng bê tông cốt thép hiện đại, quy mô to lớn, diện tích ngôi chánh điện 520m2, cao 47m25, mái chùa có dáng dấp mái nhà rông Tây nguyên. Chùa cách Biển Hồ Tơ Nưng 1km và bằng mắt thường vẫn nhìn thấy được núi lửa Chư Đăng Ya phía sau chùa, cách khoảng 6km. Sau nhiều lần trùng tu đến nay chùa Bửu Minh là ngôi chùa có kiến trúc hiện đại, kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc miền Bắc, miền Trung và kiểu dáng chùa Nhật Bản. Chùa có một số di vật quý như tượng Phật Chăm Pa bằng sa thạch cùng nhiều tượng thờ có giá trị về mặt nghệ thuật, niên đại cổ xưa. Đáng lưu tâm nhất có 3 cụm tượng giá trị trong nền điêu khắc đương đại của Phật giáo Việt Nam: Tượng Phật nằm, tượng Phật ngồi lộ thiên và 10 pho tượng Phật sơ sinh lộ thiên với gương mặt Tiểu Phật cùng với đại hồng chung, chuông mõ quý….. Trong gần một thế kỷ, chùa Bửu Minh lần lượt trải qua 5 đời thầy trụ trì. Từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Giác Tâm đã đứng ra đại trùng tu chánh điện, ngôi nhà Tổ, nhà Tăng và các hạng mục khác của ngôi chùa. Là một người yêu văn thơ và sáng tác khá nhiều thể loại….cho nên khi kiến trúc xây dựng Thầy đã để tâm chăm chút rất nghệ thuật cho từng công trình lớn nhỏ. Chùa mang dáng dấp chùa Việt, thiền vị, thanh thoát. Chùa tọa lạc trong không gian xanh mát, giữa bao la đồi chè, hàng thông trăm tuổi trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút khách thập phương.
(Thích Giác Tâm)
Buu Minh Pagoda Gia Lai.
Located in Nghia Hung commune, Chu Păh district, about 15km from the center of Pleiku city from the north, Buu Minh pagoda is one the most significant one, tt has a long history in Gia Lai. Pagoda was built by Venerable Thich Tu Van (Tăng cang Lê Tế), who was cultivated in Bac Ai Pagoda, Kon Tum during 1935 – 1936. The front of the pagoda in the west, looking at the Bien Ho Lake, behind the Tien Son mountain … This is the geographical position and good feng shui, so that the pagoda is forever flowing.
Impressive is the pagoda and the three towers roof combined. The roof of the pagoda, soft roof like an image of canoe, with modern steel and concrete structure, large scale, the main hall 520m2, height 47, 25 m, the roof with style of the Rong Tay Nguyen. The temple is about 1km from To Nung Lake and we can see by eye Chu Dang Ya volcano behind the temple, about 6km away.
After many times rebuilt, now Buu Minh pagoda has a modern architectural style, combining the beauty of North, Central and Japanese architectural style. The pagoda has some relics such as Buddha Champa statue by sandstone and many statues of ancient art. Most notable are three valuable objects in the contemporary Buddhist sculpture of Vietnam: lying Buddha statue, sitting Buddha statue and 10 Child Buddha statues with the face of the small Buddha together with big bell wooden fish, …..
For nearly a century, Buu Minh pagoda had over five generations of abbot.
From 1989 up to now, Venerable Thich Giac Tam who maked great restored, mall, the acient monk’s house, the monastery and other items of the temple. He known as a poetry and writing, so that influence on the pagoda’s architecture.The pagoda is a Vietnamese pagoda with meditative, elegant style.
The pagoda is located in a green space, surrounded by tea hills and hundreds of years old pin trees, had become the place attachment major visitors.
Thích Giác Tâm
(Bản dịch Anh ngữ: Đồng An – Hoàng Phước Đại)
·
Kiến trúc chùa Bửu Minh – Gia Lai
Nhìn từ phía sau tháp.
CHÙA BỬU MINH GIA LAI.
Tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 15km về phía Bắc, chùa Bửu Minh là một trong vài ngôi chùa có bề dày lịch sử tại Gia Lai. Được Hòa thượng Thích Từ Vân (Tăng cang Lê Tế) chùa Bác Ái Kon Tum đến khai sơn vào khoảng 1935 – 1936. Mặt tiền của chùa hướng Tây, nhìn về Biển Hồ nước, phía sau là núi Tiên Sơn… Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy tốt, để cho mạch đạo của ngôi chùa được tuôn chảy, luân lưu. Ấn tượng là chùa và ngôi tháp 3 mái kết hợp. Đầu đao mái chùa, mái tháp mềm mại như con thuyền độc mộc, kiến trúc bằng bê tông cốt thép hiện đại, quy mô to lớn, diện tích ngôi chánh điện 520m2, cao 47m25, mái chùa có dáng dấp mái nhà rông Tây nguyên. Chùa cách Biển Hồ Tơ Nưng 1km và bằng mắt thường vẫn nhìn thấy được núi lửa Chư Đăng Ya phía sau chùa, cách khoảng 6km. Sau nhiều lần trùng tu đến nay chùa Bửu Minh là ngôi chùa có kiến trúc hiện đại, kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc miền Bắc, miền Trung và kiểu dáng chùa Nhật Bản. Chùa có một số di vật quý như tượng Phật Chăm Pa bằng sa thạch cùng nhiều tượng thờ có giá trị về mặt nghệ thuật, niên đại cổ xưa. Đáng lưu tâm nhất có 3 cụm tượng giá trị trong nền điêu khắc đương đại của Phật giáo Việt Nam: Tượng Phật nằm, tượng Phật ngồi lộ thiên và 10 pho tượng Phật sơ sinh lộ thiên với gương mặt Tiểu Phật cùng với đại hồng chung, chuông mõ quý….. Trong gần một thế kỷ, chùa Bửu Minh lần lượt trải qua 5 đời thầy trụ trì. Từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Giác Tâm đã đứng ra đại trùng tu chánh điện, ngôi nhà Tổ, nhà Tăng và các hạng mục khác của ngôi chùa. Là một người yêu văn thơ và sáng tác khá nhiều thể loại….cho nên khi kiến trúc xây dựng Thầy đã để tâm chăm chút rất nghệ thuật cho từng công trình lớn nhỏ. Chùa mang dáng dấp chùa Việt, thiền vị, thanh thoát. Chùa tọa lạc trong không gian xanh mát, giữa bao la đồi chè, hàng thông trăm tuổi trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút khách thập phương.
(Thích Giác Tâm)
Buu Minh Pagoda Gia Lai.
Located in Nghia Hung commune, Chu Păh district, about 15km from the center of Pleiku city from the north, Buu Minh pagoda is one the most significant one, tt has a long history in Gia Lai. Pagoda was built by Venerable Thich Tu Van (Tăng cang Lê Tế), who was cultivated in Bac Ai Pagoda, Kon Tum during 1935 – 1936. The front of the pagoda in the west, looking at the Bien Ho Lake, behind the Tien Son mountain … This is the geographical position and good feng shui, so that the pagoda is forever flowing.
Impressive is the pagoda and the three towers roof combined. The roof of the pagoda, soft roof like an image of canoe, with modern steel and concrete structure, large scale, the main hall 520m2, height 47, 25 m, the roof with style of the Rong Tay Nguyen. The temple is about 1km from To Nung Lake and we can see by eye Chu Dang Ya volcano behind the temple, about 6km away.
After many times rebuilt, now Buu Minh pagoda has a modern architectural style, combining the beauty of North, Central and Japanese architectural style. The pagoda has some relics such as Buddha Champa statue by sandstone and many statues of ancient art. Most notable are three valuable objects in the contemporary Buddhist sculpture of Vietnam: lying Buddha statue, sitting Buddha statue and 10 Child Buddha statues with the face of the small Buddha together with big bell wooden fish, …..
For nearly a century, Buu Minh pagoda had over five generations of abbot.
From 1989 up to now, Venerable Thich Giac Tam who maked great restored, mall, the acient monk’s house, the monastery and other items of the temple. He known as a poetry and writing, so that influence on the pagoda’s architecture.The pagoda is a Vietnamese pagoda with meditative, elegant style.
The pagoda is located in a green space, surrounded by tea hills and hundreds of years old pin trees, had become the place attachment major visitors.
Thích Giác Tâm
(Bản dịch Anh ngữ: Đồng An – Hoàng Phước Đại)
LỜI VÀNG TRUYỆN BIỂN HỒ
Hoàng Kim
Phật Tổ chùa Bửu Minh
Trái tim Tâm thành Bụt
Kim thân Người có Phật
Lời vàng truyện Biển Hồ.
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Nước, rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới
Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành
Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi
Đến với Tây Nguyên mới
Biển Hồ Chùa Bửu Minh









Học không bao giờ muộn
Xuân ấm áp tình thân
SUY NGẪM ĐẦU NĂM MỚI
Thầy Hòa thượng Thích Giác Tâm, Biển Hồ Chua Buu Minh viết lời đầu xuân: “Chỉ có khiêm hạ mới tồn tại trong cõi đời này, nên nhớ mình là ai trong vai diễn đời, đạo. Bước đầu của vai diễn nên đóng vai lính, mang vác xác trong sân khấu. Mới vào nghề cần phải học hỏi, trải nghiệm, từng bước đi lên, đừng mang hia đội mũ quá sớm, đóng vai vua vai thượng thủ vội vàng, vở diễn không thành công, người xem bỏ về nửa chừng, sân khấu hạ màn trong tức tưởi ấm ức. Lỗi tại ta mọi đàng”. Học không bao giờ muộn. Kính tâm đắc lời Thầy (Hoàng Kim xin chia sè. Xuân ấm áp tình thân) — với Hoàng Kim và 20 người khác.
SƯ PHỤ THÍCH GIÁC TÂM:ĐƯỢC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GHPGVN TẤN PHONG LÊN HÀNG GIÁO PHẨM HÒA THƯỢNG.Đạo hiệu: Thích Giác Tâm Sinh năm 1957 Quê quán: Xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Nơi sinh: Xã Biển Hồ, Pleiku, Gia LaiXuất gia năm 14 tuổi với Trưởng lão Hòa thượng Thích Từ Hương tại chùa Bửu Minh, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.16 tuổi thọ giới Sa Di tại Đại Giới Đàn Phước Huệ – Nha Trang do Đại lão Hòa thượng Thích Phúc Hộ chùa Đá Trắng – Phú Yên làm đàn đầu25 tuổi thọ Đại giới tại Đại Giới Đàn Báo Quốc – Huế do Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu chùa Linh Mụ làm đàn đầu.Tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 6 năm 2007Năm 2004 – 2021 đại trùng tu chùa Bửu Minh, thôn 01 xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai Năm 2019 – 2021 khai sơn và xây dựng chùa Quảng Đức ở xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, và chùa Hương Quang ở xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ tỉnh Gia Lai.Tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai từ năm 1998 đến nay 2021Các chức vụ đảm trách:- Ủy viên hướng dẫn nam nữ Phật tử- Phó trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban hoằng pháp- Phó trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban thông tin truyền thông- Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Chư Păh (3 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm)- Ủy viên MTTQVN huyện Chư Păh (3 nhiệm kỳ) Hơn 50 năm tu học hành đạo và tham gia Giáo hội, vào ngày 31/12/2021 Hội đồng Trị sự trung ương GHPGVN tổ chức Hội nghị kỳ 6 khóa 8 tấn phong Sư Phụ lên hàng giáo phẩm Hòa thượng.Chúng đệ tử lược viết vài dòng tiểu sử trích ngang về Sư Phụ nhân ngày được tấn phong lên hàng giáo phẩm để nhớ đến hạnh nguyện của người đối với đạo pháp và dân tộc.Trong ngày hoan hỷ Sư phụ có sáng tác 2 bài thơ lục bát 4 câu:
CÔNG QUẢ
Theo thầy học đạo bao năm
Khai sơn tạo dựng khó khăn không sờn
Hôm nay công quả vuông tròn
Tấn phong giới phẩm ấn còn mai sau.
@ NGUYÊN XUÂN
Ngày đầu, đầu của một năm
Viên dung công quả trăng rằm sáng soi
Trọn tâm phụng hiến một đời
Cầu cho nước thịnh dân vơi khổ sầu.
(TGT)
—————————
Chùa Bửu Minh, ngày 01/01/2022 Đệ tử: Thích Thường Chiếu (lược ghi)

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim
Linh Hằng lắng đọng tinh hoa
Trung Tân bến chính an hòa cõi xuân
#Thungdung ngày mới thanh tân
Vô ưu ái ngữ đường trần #annhiên
Bạch Ngọc kính thầy Giác Tâm
Một đóa mai vàng ngày mới
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh/
NHỚ BÀI THI TUỔI THƠ
Bạch Ngọc Kim Hoàng
đọc “Tự truyện” thầy Thích Giác Tâm,, nhớ bài thi tuổi thơ:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Cả thương và ghét chín mươi
Nhờ ai tính giúp số thời bao nhiêu?” (*)
Bài làm tuổi thơ tôi:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Cả thương và ghét chín mươi
Hai mươi thương, ba thiếu là thời của em.” (**)
Video nhạc tuyển
Lãng du trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube

Photography by Kent Weakley·
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter