Trăng rằm đêm Thanh Minh

TRĂNG RẰM ĐÊM THANH MINH
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Thanh Minh rằm yêu thương
Ngọc Quan Âm nhớ Mẹ

Chẳng thể nào ngủ được đêm nay
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm một lời Người nói …

Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con

Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thương thảo tháng năm.

Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.

Thắp đèn lên đi em

Đêm Vu Lan gặp bạn
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không nỡ quên …

Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh tìm tòi cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.

*

Trăng rằm đêm Thanh Minh 2018

*

Thanh Minh rằm yêu thương
Trăng rằm thương nhớ Anh

Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng rằm rọi sáng giấc mơ ...

*

Thanh Minh ngắm trăng thanh
Nhớ thơ xưa Lý Bạch

“Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”
Nhớ vầng trăng ngọn lửa
Nhớ nốt lặng bên đời

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

*

Trăng thanh rằm Thanh Minh
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Truyện Kiều tiếng tri âm
Mai Hạc vầng trăng soi
Phúc Giang Nguyễn Quang Bật
Người ngọc thơ kiệm lời …

Kim Notes lắng ghi chú:

Nguyen Du

Hồ Xuân Hương Nguyễn Du
Truyện Kiều tiếng Tri âm


Hồ Xuân Hương
tỏ ý với Mai Sơn Phủ

Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.

Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!

Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.

Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?

Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở  thương càng thương.

Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.

Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ

Anh đồng lòng
Em đồng lòng
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.

Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.

Bản dịch của Hoàng Kim (*)

TIẾNG TRI ÂM (**)

Nguyễn Du

…”Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối vừa sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

…”Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng
Cũng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”

… “Một cung gió tủi mưa sầu
Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm, vượn hót, nào tày
Lọt tai, Hồ cũng nhăn mày, rơi châu.”

… “Khúc đâu đầm ấm dương hòa!
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục Đế, hay mình đỗ quyên.

Trong sao châu ngọc duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc lam điền mới đông!
Lọt tai nghe suốt năm cung
Tiếng nào, là chẳng não nùng xôn xao”.

(**) Trích: Nguyễn Du, Truyện Thúy Kiều (Đoạn trường Tân thanh)Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo. Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.
Ấn bản đầu do Vĩnh Hưng Long in năm 1925
Ấn bản 2015 do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam.

THƯƠNG NGƯỜI NGỌC

Ôi tiếng tri âm
tâm phúc tương tri
Bốn biển không nhà
Kiều Nguyễn biệt ly
Nguyễn thương Kiều
Sợ theo thêm bận.
Thương người ngọc
Sao chẳng theo cùng?
Để việc trăm năm
Nghìn năm di hận.
Kiều Nguyễn Du
Bài học muôn đời.

Hoàng Kim
Ngày xuân tập Kiều
Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ”
bài thơ trong thơ Hồ Xuân Hương, Thi Viện.
Xuân Hương tấu đàn hát nói cho Nguyễn Du nghe

NSUT Quách Thị Hồ diễn ngâm hát nói, ca trù tinh hoa
của văn chương nước Việt cổ theo điệu Ức Giang Nam

Nguyên tác bài thơ Hồ Xuân Hương:




鹿








































Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ

Hoa phiêu phiêu,
Mộc tiêu tiêu,
Ngã mộng hương tình các tịch liêu,
Khả cảm thị xuân tiêu.

Lộc ao ao,
Nhạn ngao ngao,
Hoan thảo tương kỳ tại nhất triêu,
Bất tận ngã tâm miêu.

Giang bát bát,
Thủy hoạt hoạt,
Ngã tứ quân hoài tương khế khoát,
Lệ ngân chiêm hạ cát.

Thi tiết tiết,
Tâm thiết thiết,
Nồng đạm thốn tình tu lưỡng đạt,
Dã bằng quân bút phát.

Phong ngang ngang,
Nguyệt mang mang,
Phong nguyệt linh không khách đoạn tràng,
Hà xứ thị Đằng Vương?
Vân thương thương,
Thuỷ ương ương,
Vân thuỷ na kham vọng nhất trường,
Nhất trường dao vọng xúc hoài mang.

Nhật kỳ kỳ,
Dạ trì trì,
Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi,
Tứ bi ưng mạc ngộ giai kỳ.

Phong phi phi,
Vũ phi phi,
Phong vũ tần thôi thái bút huy,
Bút huy đô thị phó tình nhi.

Quân hữu tâm,
Ngã hữu tâm,
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm.
Thi đồng ngâm,
Nguyệt đồng châm.
Nhất tự sầu phân ly,
Hà nhân noãn bán khâm.
Mạc đàn ly khúc oán tri âm,
Trực tu khí trí thử dao cầm.
Cao sơn lưu thuỷ vãn tương tầm,
Ưng bất hận ngâm thán cổ câm.

Quân hà kì,
Ngã hà kì,
Lữ đình lai đắc lưỡng thê trì.
Dánh tần phi,
Bút tần huy,
Nhất trường đô bút thiệt,
Hà xứ thị tình nhi?
Hảo tư tâm thượng các tương tri,
Dã ưng giao thác thử duyên đề,
Phương tâm thệ bất phụ giai kỳ.

Bài từ theo điệu Ức Giang Nam.

Kể ý mình và trình bạn là Mai Sơn Phủ

Hoa xiêu xiêu
Cây xiêu xiêu
Giấc mộng tình quê thảy tịch liêu
Đêm xuân cảm khái nhiều.

Hươu ao ao
Nhạn ngao ngao
Vui sướng hẹn nhau một sớm nào
Tả hết được tình sao!

Sông bát ngát
Nước ào ạt
Ý thiếp lòng chàng cũng vu khoát
Lệ rơi thêm mặn chát.

Thơ da diết
Lòng thê thiết
Đậm nhạt tấc lòng ai thấu hết
Liệu bút chàng tả xiết?

Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương?
Mây tơ vương
Nước như sương
Mây nước trôi đâu chỉ một đường
Một đường xa khuất rộn lòng thương

Ngày chậm rì
Đêm chậm rì
Sáng tối chạnh buồn lữ khách si
Nhớ thương đừng lỡ hẹn, sai kì.

Mưa trôi đi
Gió trôi đi
Mưa gió giục hoài cất bút thi
Viết thi gửi tới khách “tình si”

Chàng có tâm
Thiếp có tâm
Mồng hồn lưu luyến bóng hoa râm
Thơ cùng ngâm
Rượu cùng trăng
Tự lúc buồn chia biệt
Ai người ấm nửa chăng?
Chớ đàn li khúc oán tri âm,
Đành xem như hết tiếng dao cầm
Hẹn nhau nơi non nước muộn mằn!
Chớ buồn mà than thở cổ câm (kim).

Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói mà chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Cũng là thiên lí cả
Ai là kẻ tình nhi
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ giai kì.

(Bản dịch của Đào Thái Tôn)

Tham khảo: 1) “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” bài thơ trong thơ Hồ Xuân Hương, Thi Viện. Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do Nguyễn Xuân Diện cung cấp. 2) Bài thơ này của Hồ Xuân Hương không chỉ là kiệt tác thơ chữ Hán mà còn kế thừa đặc biệt sâu sắc di sản văn chương nhạc cổ người Việt, tiếng Việt. Bài thơ Hồ Xuân Hương phát triển trên tứ thơ của trạng nguyên danh sĩ Nguyễn Quang Bật và tỏ ý thấu hiểu sự oan khuất và đau xót của hoàn cảnh Nguyễn Du.

AI ĐEM NGƯỜI NGỌC ĐẾN NAM NINH
Nguyễn Quang Bật (***)

“Non xanh xanh, nước xanh xanh
Ai đem người ngọc tới Nam Ninh
Nào chàng Liễu Nghị đi đâu tá?
Sao chẳng đưa thư tới Động Đình.”

Bài thơ dựa trên sự tích chàng Liễu Nghị đưa thư tới Động Đình cho Long Vương rửa oan của cô gái bất hạnh. Đó cũng là tâm sự của người bị hại oan uổng nhưng vẫn tin là tấm lòng mình trong sạch chí thiện sẽ được hậu thế minh oan.

NguyenQuangBat

(***) Đền thờ tưởng niệm Nguyễn Quang Bật (1464-1505), ở xã Bình Ngô, huyện Gia Bình, nay là thôn Thường Vũ, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ trạng nguyên năm 1484,  làm quan Hàn lâm Hiệu lý, Ngự sử đài và thành viên Tao đàn Nhị thập bát Tú triều vua Lê Thánh Tông.   Ông theo mệnh vua Lê Hiến Tông lập Lê Túc Tông, trái ý vua Lê Uy Mục là người soán ngôi  nên sau này ông bị giáng xuống làm Thừa Tuyên, Quảng Nam và bị vua sai người mật dìm chết ở sông Phước Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi; sông Phước Giang có nhiều nhánh sông, chảy qua nhiều miền quê thuộc huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi, sau dòng Phú Thọ và ra biển ở cửa Đại, Cổ Lũy). Nguyễn Quang Bật trước lúc mất đạ ngâm bài thơ trên theo điệu hát nói ca trù của nước Việt cổ có gốc tại Bắc Ninh, là quê ông, cũng là quê mẹ của Nguyễn Du . Văn chương Việt nhiều bài thơ cổ quá kiệm chữ nên người đời sau ít người thấu hiểu và giải nghĩa đúng; xem thêm Dấu ấn đền thờ thủy tổ nước Việt

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày


Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook, Kim on Twitter