Thơ vui những ngày nhàn

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN

Dọn vườn nhẹ nhõm thơ vui
Có việc bùi ngùi, có chuyện thật thơ
:

Thương người đi giữa vu vơ
Để cho hai nửa lơ mơ đổi vần
Ta may nhẹ bước phù vân
Ngọc trong đá đã luyện dần lưu ly

Đường xuân nếm trãi vân vi
Nợ duyên Phạm Lãi Tây Thi tỏ lòng
Thuận thời bền chí thủy chung
Tình yêu cuộc sống lắng trong nếp đời.

*

#Annhiên thôi Tường ơi
Nhớ Cư Trần Lạc Đạo
Tục ngữ đói ăn rau
Đau thì lo uống thuốc

Quên béng việc tuổi tác
Chỉ nói điều #Thungdung
Đường xuân đời quên tuổi
Thanh nhàn vui tháng năm


*

Bạn học cùng hưu trí
Người lành thường ghé thăm
Rứa là đời thoải mái
Thơ vui những ngày nhàn


Mừng bạn mặt trận giỏi
Cao tuổi thơ càng hay
Đường xuân vui khỏe mãi
#Annhiên hưởng lộc trời


Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN

Về hưu cuốc đất trồng rau,
Nhàn tênh hôm sớm, giải dầu #Thungdung
Rượu bia thuốc lá chẳng màng
Chính liêm cần kiệm không phiền lụy ai


Thảnh thơi nắng sớm mưa mai
Giúp con, dạy cháu, khuyến ai cần mình
An nhàn, đức độ, công minh
Tìm lành, lánh dữ, hoàng thành  HƯU TU.


Về hưu việc cứ lu bù
Kiệm cần vẫn quý từng xu, từng đồng
Làm thêm đâu phải buồn lòng
Mà quen lao động thong dong tối ngày


Người thân đùa bảo đi cày
Vì không lười được, hưu này HƯU TRÂU.
Về hưu chẳng thiết đi đâu
Nấu cơm, dạy cháu, nhặt rau, quét nhà


Giúp con, khuyến học, thưởng trà
Kiêm luôn bảo vệ, nuôi gà, tưới cây  
Cháu thương quấn quýt vui say  
Thuận làm HƯU CHÓ suốt ngày #Annhiên

#Thungdung chẳng lụy ưu phiền
Đũa tre chén đất mà quên sự đời .
Mặc ai quyền quý đua bơi
Thanh nhàn vui hưởng trọn thời thần tiên


Mới hay tiền định nhân duyên
Một pho Ngọc quý làm nên chuyện dài
Mã tiền khóa luận đúng sai
Đức năng thắng số vui say việc đời


Đường trần thỏa chí rong chơi
Thênh thênh bạn quý ấy thời HƯU HÂM
Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Đồng dao người lớn tri âm thành vè:


“Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau” (7).

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình” (3):

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1)
 
“Trai khôn thì được vợ chiều
Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2).

“Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn no mặc bởi hay làm” (4) .

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng
Không bằng kinh sử một vài pho”(5).

“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
. (6)

Hoàng Kim

https://hoangkimlong.wordpress.com/tho-vui-nhung-ngay-nhan/ Những câu thơ trích dẫn : (1) (2) (6) Ca dao người Việt cổ; (3) (7) Nguyễn Đình Chiểu: (4) Nguyễn Trãi; (5) Lê Quý Đôn

Dấu xưa thầy bạn quý Hà Nội mãi trong tim

Bài ca Trường Quảng Trạch Mái trường bên dòng Gianh

Bộ môn Cây Lương Thực Rau Hoa Quả Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lậm TP Hồ Chí Minh ngày Nhà giáo Việt Nam 2022: Kính chúc thầy bạn vui khỏe hạnh phúc. Thơ vui những ngày nhàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan/
HƯU KHỈ ưa thích chỉnh chu Công việc lu bù cứ bảo rằng chơi HƯU MÈO hiệu quả nhất đời Lúc hãy còn thời thì ngủ cho ngon.

USSH VNUHCM 65 Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam

BinhMinhYenTu

THUNG DUNG NHÀN QUÊN TUỔI

Vượt bảy mươi #Thungdung hưởng lộc
Vui an lành vô sự là Tiên
Đồng Xuân thanh thản bạn hiền
Giúp con, mến cháu, mà quên tháng ngày.


Hoàng Kim

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

NGÀY MỚI VUI XUÂN HIỂU

An vui cụ Trạng Trình
Cuối dòng sông là biển
Tỉnh thức cùng tháng năm
Giấc mơ lành yêu thương


Hoàng Kim

NGÀY MỚI VUI XUÂN HIỂU

Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?


Mạnh Hạo Nhiên
(bản dịch Hoàng Kim)

Tôi tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nên thử tìm lối diễn đạt “Ngày mới vui xuân hiểu”: “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”. Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Chế Lan Viên có tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” cũng là sự diễn đạt tâm hồn đầy mơ ước: “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.

Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:

Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch

Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non

Trang thơ Hoàng Nguyên ChươngThi Viện hiện lưu dấu thơ ông.

春 曉
XUÂN  HIỂU

春   眠   不   覺   曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處   處   聞   啼   鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜  來   風   雨   聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花  落   知   多   少?
Hoa lạc tri đa thiểu

Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?.
Hoàng Nguyên Chương dịch

Dịch thơ

Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.

(Bản dịch Trần Trọng Kim)

SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều

(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?

(Bản dịch Tương Như)

SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!

(Bản dịch của Ngô Văn Phú)

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?

(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)

“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới,  quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.

Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ  hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm,  ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.

Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ  những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.

Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.”  …Con người  hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa  là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?)  là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .

(*) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

NGÀY MỚI CHUYỆN MÙA XUÂN
Hoàng Kim Hoàng Tố Nguyên

Tuổi xuân của mẹ gửi vào con
Đất Việt chân quê mến lớp trường
Rạng rỡ miệng cười vui thầy bạn
Tươi xinh lời nói ấm tâm hồn
Trò giỏi hiền năng nhà có phước
Con ngoan hiếu hạnh nước lưu công
Thầy vui lớp trẻ nhiều bạn quý
Ngày mới xuân hồng vạn sự an

Thơ vui những ngày nhàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan/ và #vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mới https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/02/07/vietnamhoc-cnm365-cltvn-xuan-moi/

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim


Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa


Hoàng Kim

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa


Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Vui đi dưới mặt trời

HoangKim2017a

2

“Chia tay lại giao ước
Nhớ phải gặp lần sau
Rồi nắm chặt tay nhau
Thân ái chào tạm biệt !”

Thơ Nguyen Que hay thiệt
Tài nhả ngọc phun châu
Bạn cũ xa đã lâu
Vẫn thấy gần ấm áp

Phạm Xuân Liêm Nam Mỹ
Mang chuông đánh nước người
Hinh Lâm Quang tốt tươi
Mặt lúc nào cũng sáng

Nguyễn Văn Toàn cụ lớn
Viện Đất khỏe muôn năm
Mai Quốc Hùng trẻ trung
Đà Nẵng răng còn cứng

Đinh Đức phong độ lắm
Dáng thẳng mặt ngời ngời
Nguyen Que trẻ mãi thôi
Nhờ thơ hay mà khỏe.

Thủ Đô mình đẹp thế
Nguyễn Khải nhớ mà thương
Láng chút nước Tràng An
Mới thành người Hà Nội

Vumanh Hai chưa tới
Ngắm ảnh nhớ bạn hiền
Thơ vui những ngày nhàn
Thầy bạn là lộc xuân

TRƯA NAY ĐÓN KHÁCH
Nguyễn Quế
(Hội HN đón Mai Quốc Hùng từ Đà Nẵng ra)

Trưa nay trời Hà Nội
Nắng như đốt như rang
Các cụ vẫn rất hăng
Tụ tập nhau đón khách

Mai Quốc Hùng rất oách
Từ Đà Nẵng mới ra
Người béo tốt đẫy đà
Tóc vẫn đen, chưa bạc

Chén thù rồi chén tạc
Quế, Liêm, Đức, Toàn, Hinh
Mừng Hùng thật thân tình
Sau bao năm xa vắng

Kệ cho trời cứ nắng
Hội vẫn cứ tưng bừng
Vui vui đến tận cùng
Chém gió ôn kỷ niệm

Bỗng thấy lòng xao xuyến
Nhớ về thuở xa xưa
Trải qua nắng qua mưa
Giờ đã thành lão cả

Rứa mà vẫn cứ phá
Vẫn tếu táo tẹt ga
Để cho người ở xa
Muốn quên không quên được

Chia tay lại giao ước
Nhớ phải gặp lần sau
Rồi nắm chặt tay nhau
Thân ái chào tạm biệt !

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim


Đời vui có được hưu nhàn
Thầy thương bạn mến luận bàn thiên nhiên
An nhàn vô sự là tiên
Tình yêu cuộc sống hưởng thêm lộc trời.

Nắng rang tím lịm cây đời
Hoa xuân vẫn nở bời bời sắc xuân

Những bài cùng chủ đề

#cnm365 #cltvn 7 tháng 2

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là vui-di-duoi-mat-troi-2.jpg

#CNM365 #CLTVN 7 THÁNG 2
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sống #cnm365 #cltvn #vietnamhoc Xuân mới; Vui đi dưới mặt trời; Xuân ấm áp tình thân; Bên suối một nhành mai; Chọn giống sắn kháng CMD; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Chuyện cổ tích người lớn; Trần Đăng Khoa trong tôi; Ngày 7 tháng 2 năm 1418, tức ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất, Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức phát động với mục đích lật đổ nền thống trị của triều Minh tại Giao Chỉ, tái lập nước Đại Việt. Ngày 7 tháng 2 năm 1789, Trận Ngọc Hồi Đống Đa, Chiến thắng Kỷ Dậu vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Quân Tây Sơn mở cuộc tấn công bất ngờ đêm Giao thừa Tết Nguyên đán năm Kỉ Dậu, giành thắng lợi trước quân Thanh. Vua Quang Trung tiến vào Thăng Long, tướng Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy. Ngày 7 tháng 2 năm 1968, Tết Mậu Thân bắt đầu vào đêm Giao thừa Tết Nguyên đán trên toàn miền Nam; Bài chọn lọc ngày 7 tháng 2: #cnm365 #cltvn #vietnamhoc Xuân mới; Vui đi dưới mặt trời; Xuân ấm áp tình thân; Bên suối một nhành mai; Chọn giống sắn kháng CMD; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Chuyện cổ tích người lớn; Trần Đăng Khoa trong tôi; Hoa Xuân Vườn Tao Đàn; Hoa Đất thương lời hiền; Kim Dung trong ngày mới; Bạn Tây Nguyên về thăm; CNM365 đếm nhịp thời gian; Về với vùng văn hóa; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Truyện George Washington; Mark Zuckerberg và FB; Di sản thế giới tại Việt Nam; Đỗ Tất Lợi danh y Việt; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Tím một trời yêu thương; Suy ngẫm từ núi Xanh; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-2/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là anh-chi-tu-va-cac-chau-ngay-cua-me.jpg

XUÂN ẤM ÁP TÌNH THÂN
Hoàng Kim

Trời đất giao hòa mang Tết đến
Tháng ngày luân chuyển chở xuân qua
Anh chị cháu con vui ấm áp
Thân thiết yêu thương kín chật nhà.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tran-nhan-tong-6.jpg

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là som-xuan-di-tao-mo-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cau-hieu-toi-cau-thuong.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cnm365-dem-nhip-thoi-gian.jpg

CNM365 HÒA NHỊP THỜI GIAN
Hoàng Kim chúc vui Thiện Lạc


Ta vui hòa nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

https://cnm365.wordpress.com
Run away with me

Chuyên mục

NGẮM DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim


Ngắm dấu chân thời gian
Thầy bạn lành một thuở
Đời Người là gương soi
Thơ Hiền vui gõ cửa.

Bài đồng dao huyền thoại
Trời nhân loại mênh mông
Thơ vui những ngày nhàn
Đường trần đi không mỏi

Ngắm dấu chân thời gian
Đường trần đi không mỏi
Việt Nam con đường xanh
Thân thiết mùa lúa mới

Johan amos comenius 1592-1671.jpg
Czech2

Rừng bao la
Mênh mông rừng bao la
Suối nước yêu thương êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ
Đâu địa đạo dưới tầng sâu
Rừng bao la gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Dạy và học
tại góc vườn thiêng của Mendel êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …

CâyPhongLipa1

Rừng bao la
Đồng ruộng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc

Trời nhân loại mênh mông.

Trời nhân loại mênh mông là bài thơ của Hoàng Kim chép lại để suy ngẫm Tôi được đến thăm nơi tưởng niệm nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) ở thành phố Kunvald, và được đến học tập, nghiên cứu hai tuần tại Viện Di truyền Mendel, nơi nhà bác học di truyền Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) ở thành phố Brno, nôi văn hóa đậm đặc huyền thoại.

Nhà giáo John Amos Comenius sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592 mất ngày 15 tháng 11, 1670 là một triết gia, giáo sư đại học, nhà thần học người Séc, quê ở Margraviate vùng Moravia. Thầy dạy và học ở trường đại học Brethren tại thành phố Kunvald. Thầy được xem là cha đẻ của nền giáo dục hiện đại,  một trong những nhà vô địch của giáo dục phổ quát trí tuệ, thông thái, minh triết, một khái niệm cuối cùng được đưa ra trong cuốn sách Didactica Magna. Comenius là người sáng tạo ra sách hướng dẫn bằng tiếng Tây Ban Nha, đã viết bằng tiếng mẹ đẻ thay vì tiếng Latinh, đã áp dụng phương pháp giảng dạy hiệu quả dựa trên sự phát triển dần dần từ các khái niệm đơn giản đến khái quát hơn, hỗ trợ học tập suốt đời và phát triển tư duy logic bằng chuyển từ nhớ, hỗ trợ ý tưởng về cơ hội bình đẳng cho trẻ em nghèo, mở cửa giáo dục cho phụ nữ, đã làm cho sự hướng dẫn dạy và học trở nên phổ quát và thiết thực. Ngoài Bohemian, ông còn sống và làm việc ở các vùng khác của Đế chế La Mã và nhiều nước khác như Thụy Điển, Khối thịnh vượng Ba Lan, Litva, Transylvania, Anh, Hà Lan và Hungary. Nhà giáo  Jan Amos Komenský là một trong những người khai sáng lừng danh nhất châu Âu, niềm tự hào và di sản sống mãi với thời gian của đất nước Tiệp Khắc và vùng trung tâm của đế chế La Mã. Đến với Thầy, tôi giác ngộ và tỉnh thức được niềm vui nghiên cứu, giảng dạy trí tuệ cho quê hương dân tộc mình. Con gái tôi là Hoàng Tố Nguyên, tiến sĩ ngôn ngữ Trung Việt, và con trai tôi Hoàng Long , tiến sĩ di truyền và chọn giống cây trồng đã thực hiện mơ ước của chính các con và cũng là sự ưa thích nghề giáo của cha mẹ và gia đình. Tôi coi đó là sự may mắn.

Nhà di truyền học Gregor Johann Mendel sinh ngày 20 tháng 7 năm 1822 mất ngày 6 tháng 1 năm 1884 là một nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo thuộc Dòng Augustine, thầy được coi là “cha đẻ của di truyền hiện đại” vì những nghiên cứu  về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan. Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, mà ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel. Nội dung định luật của thầy rất đơn giản, tuy nhiên, khi thầy còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của thầy không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của thầy. Mãi đến năm 1900 ba nhà khoa học Hugo de Vries người Hà Lan, Carl Correns và Erich von Tschermak người Đức đã làm việc độc lập với nhau, và tình cờ đọc được các báo cáo của Mendel. Họ tiến hành lặp lại các thí nghiệm thực vật này và nhận thấy tính đúng đắn của Định luật Mendel. Các kết luận của thầy đến năm 1900 mới được công nhận. Ngày nay, mọi người tôn vinh Mendel như là nhà khoa học đầu ngành di truyền  học hiện đại, một danh hiệu mà thầy xứng đáng được nhận từ sinh thời. Năm 1866 là mốc đánh dấu sự ra đời ngành Di truyền học hiện đại.

Troi nhan loai menh mong

Thầy Mendel đã sống và làm việc ở Trường Đại học Nông nghiệp Brno (lúc đó có tên gọi là Trường Cao đẳng Thực hành Thành phố Brunn), ở thành phố Brno. Cuối năm 1985 đến cuối năm 1986, tôi may mắn được đến học để làm (Learning to Doing)  ở Viện Nông nghiệp Nhiệt đới và Á Nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp Praha trong đó có hai tuần làm việc Viện Di truyền Mendel thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Brno. Tại đây tôi đã nhiều lần đắm mình ở góc vườn nhỏ bé của Thầy,  nôi khai sinh của định luật Mendel nổi tiếng, và là nơi lưu dấu những kỷ niệm xưa cũ của ngành chọn giống cây trồng.

Sau này, khi trò chuyện với thầy Pavel Valicek, giáo sư tiến sĩ khoa học, phó Giám đốc Viện Nông nghiệp Nhiệt đới và Á Nhiệt đới của Trường Đại học Nông nghiệp Praha, giáo sư Trần Thế Tục, và chị Magdalena Buresova cùng với các bạn thân, thầy Pavel Valicek đã dặn tôi: “Kim,  chữ Thầy là đủ hơn các tước hiệu ngoài tên mình; con người và thành tựu thực tiễn là sản phẩm quan trọng nhất“.  Tôi đã theo lời Thầy dặn trong suốt đời mình. Chúng tôi chọn tạo được  27 giống cây trồng được công nhận là giống Quốc gia và 8 quy trình kỹ thuật được công nhận là quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ . Những giống cây trồng tốt như khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Bí Đà Lạt, Khoai Gạo (1981), HL4 (1987), HL518 (Nhật đỏ),  HL491 (Nhật tím) (1997), đậu rồng Chim Bu, Bình Minh, Long Khánh và kỹ thuật sử dụng sắn, ngô làm cây choái tự nhiên cho đậu rồng leo (1987), giống ngô lai đơn VN25-99 (2004), giống đậu nành HL92 (2002) giống đậu nành HL203 (2004), giống đậu xanh HL98-E3 (1990), đậu xanh HL115 (1994), giống sắn HL23, HL24, HL20 (1990) KM60 (1992), KM94, KM95, SM937-26 (1995), KM98-1 (1999),  KM98-5 (2007) KM140 (2009), KM419 (2016); … nhiều giống cây trồng trong số này đã làm giống chủ lực của sản xuất suốt một phần tư thế kỷ.


Có một ngày như thế

Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân
Hợp tác đào tạo tốt
Nơi ấy xa mà gần.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/  Tôi chép lại bài thơ “Trời nhân loại mênh mông” với câu chuyện xưa về nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) ở thành phố Kunvald, và nhà di truyền học Gregor Johann Mendel (1822 –1884) ở thành phố Brno và chùm hình ảnh Có một ngày như thế .

Co mot ngay nhu the 6
Co mot ngay nhu the 7

T

Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezhđại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, những câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. “Thướng sơn” (lên núi) ví như lên non cao để quan sát thế trận biến ảo khôn lường của Chiến tranh thế giới thứ hai mà người thường khó đánh giá kết quả thắng thua. Uông Tinh Vệ tưởng là nối nghiệp Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, “tam hùng” so với Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Uông Tinh Vệ trước hướng tả theo đại kế Tôn Trung Sơn “Quốc Cộng hợp tác” “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” nhưng về sau đã sai lầm chuyển sang hữu, kết giao với người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ đánh giá sai kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai là Đức Nhật Ý sẽ thắng vì có tương quan mạnh hơn Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là lên non thiêng, tìm về chính mình. “Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh). Giác ngộ, tìm về chính mình, xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng phù hợp “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” . Đó là minh triết Hồ Chí Minh.

Tôi không bình thơ “Thướng sơn”, mà chỉ chú giải một vài điển tích và bối cảnh trong bài góp phần thấu hiểu ẩn ngữ minh triết “Lên núi” và “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. Bài “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối“, Hồ Chí Minh cũng diễn đạt phép biến Dịch này.
Anh Phan Chí Thắng tâm thành, tài hoa, nhân duyên, Bộ ảnh lên đỉnh Mã Phì Lèng, Lũng Cú thật đẹp. Tuyệt vời thật! Chúc mừng anh và các bạn. Xin được lưu chép ảnh.

TranThuyGiang1
LungCuHaGiang

Cột cờ Lũng Cú

LendinhMaPhiLeng1
PhanChivaBan
PhanChiThang

Anh Phan Chí Thắng và những người bạn

CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

TRẦN ĐĂNG KHOA TRONG TÔI
Hoàng Kim

Trần Đăng Khoa có những câu thơ sâu thẳm: “Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây… Người xưa hồn ở đâu đây/ Nhìn ra chỉ thấy tuyết bay trắng chiều…” “Ta ngự giữa đỉnh trời / Canh một vùng biên ải/ Cho làn sương mong manh/ Hoá trường thành vững chãi … / Bỗng ngời ngời chóp núi / Em xoè ô thăm ta ?/ Bàng hoàng xô toang cửa/  Hoá ra vầng trăng xa…”. Đó là những câu thơ hay đến chốn thung dung, về nơi tĩnh lặng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Bài học quý biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Phim vua Solomon
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter