Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay

THỔ NHĨ KỲ NGÀY NAY
Hoàng Kim
Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay thừa kế các truyền thống và sức mạnh của đế quốc Ottoman là một trong những cường quốc quân sự và kinh tế hàng đầu thế giới, đỉnh cao chói lọi ở thế kỷ 15, sau đó lụi tàn và dần phục hồi. Ý nghĩa biểu tượng được các nhà lập quốc lưu dấu trên ngọn cờ ‘mặt trăng khuyết’ của dân tộc. Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ có nền đỏ, gồm một mặt trăng lưỡi liềm và một ngôi sao đều màu trắng..Màu đỏ là màu được vua Umar I sử dụng, trong khoảng thời gian từ năm 634 đến 644 Công Nguyên và Umar I được cho là có công lớn nhất trong việc thống nhất đế quốc Hồi giáo này. Trong thế kỷ 14, màu đỏ đã trở thành màu cờ của đế quốc Ottoman. Trăng lưỡi liềm và ngôi sao là biểu tượng của người Thổ cũng như người Hồi Giáo nói chung thường sử dụng biểu tượng hình lưỡi liềm để đối lập với hình chữ thập của các nước Thiên Chúa giáo.

Quốc kỳ của Thổ Nhĩ Kỳ là chỉ dấu lời dặn lại của Quốc phụ Ataturk bài học lịch sử vô giá, mà bí mật lớn nhất là:1) sai lầm chọn phe trong thế chiến 1; 2) đối đầu trực diện với đại kình địch Nga lúc ấy đang quyết mở đường máu thông ra biển lớn; 3) sở hữu một đất nước bị chia rẽ do liên minh đa sắc tộc ngôn ngữ văn hóa làm chia rẽ liên minh, 4) kế nghiệp một dân tộc tụt hậu về tri thức khoa học kỹ thuật công nghệ, không theo kịp tiến bộ sáng tạo của các nước hàng đầu; 5) thừa hưởng một gia tài nến kinh tế thuần nông lâm ngư chất phác chưa được vực dậy hợp lý; và 6) sự bào mòn thâm hiểm của những đầu óc ‘lưu manh tinh hoa’ ‘thế thuật sói bầy, quần hồ đấu gấu hổ’ vây cắn cán xé một con mồi. Bài học lớn muôn đời. Chúng ta cùng nhau đọc lại và suy ngẫm “chậm từng giọt chữ” Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; để thấu hiểu và đồng cảm với tác giả Tamim Ansary có tác phẩm lớn “Vận mệnh đứt đoạn” nói về Môhamet và đạo Hồi ‘trăng khuyết ‘ và sự phục hồi và nhận định của nhà sử học Patrick J. Kiger với biên dịch Đinh Tỵ dưới đây.

Tôi giữ lại một kỷ niệm nhỏ về Thổ Nhĩ Kỳ đất nước con người, tình bạn, nông nghiệp sinh thái, với hai luận bàn nhỏ về lịch sử, văn hóa và vận mệnh. Nội dung bài viết này gồm năm phần: 1) Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, 2) Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; 3) Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’; 4) Thổ Nhĩ Kỳ với Allah; 5) Thổ Nhĩ Kỳ ‘trăng khuyết’, ‘hòa bình và thế tục’. Năm chủ đề nóng hổi này là bài học địa chính trị, lịch sử. văn hóa, đối sánh quý giá cho Việt Nam; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-nhi-ky-ngay-nayhttps://youtu.be/iANLqsTOEro Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/tho-nhi-ky-ngay-nay

Kemal Atatürk (1881- 1938) được tôn vinh là Quốc phụ, nhà cách mạng, vị thống soái siêu việt Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trổi dậy mạnh mẽ thành cường quốc khu vực Trung Đông có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO, mà ngày nay Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìm mọi cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm mọi cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương thức riêng của mình.

Tôi có Rekai Akman và mấy người bạn ở Trung Đông, cũng từng có dịp ở đấy . Nay nhân chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của vợ chồng PGS TS Trương Minh Dục, Trần Thị Thé là người thân cùng quê sang du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mà trò chuyện , bàn luận về nghiên cứu giảng dạy lịch sử văn hóa. Trương Minh Dục là bạn học của tôi cùng quê thuở nhỏ. Anh là nhà sử học cẩn trọng có 12 đầu sách biên soạn chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ mà tôi đã thao thức lâu nay 1) Thổ Nhĩ Kỳ và Quốc phụ Ataturk:.Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Kemal Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? 2) Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đối sánh và sự hợp tác với Việt Nam? . Vì sao Quốc phụ Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul gần biển đến Ankara và ông đã đưa ra một loạt chính sách cải cách nông nghiệp kinh tế xã hội có tầm ảnh hưởng Thổ Nhĩ Kỳ sâu rộng và bền vững đến vậy. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất và thắng cảnh thế giới? Thủ đô Ankara hiện nay hiện đại và bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái như thế nào trong chiến lược và tầm nhìn an ninh quốc gia? 3) Thổ Nhỉ Kỳ với vành đai và con đường. Thổ Nhĩ Kỳ tương đồng như thế nào với Việt Nam trong chiến lược của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”? . Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới?

Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ. là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico.Rekai Akman và tôi với thầy bạn trong lóp có tham gia một chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” (ảnh) mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi để hiểu quê hương . Rekai Akman cũng thích thơ. Quái dị là hai anh chàng của hai dân tộc, khác biệt ngôn ngữ, lại chưng thơ Việt ra đọc, và Akman khuyến khích tôi dịch sang tiếng Anh để cu cậu sửa thơ thật vui vẻ. Tôi gắn thêm một ảnh liên tưởng sau này của quý thầy Bùi Cách Tuyến, Huỳnh Hồng , Phan Văn Tự đi Tây nơi chốn xưa tôi đã qua, để thầy bạn trong cuộc cùng đọc miên man chuyện đời

Đi để hiểu quê hương
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

Chuyện Rekai Akman và tôi là khá thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết và đọc hiểu các từ chuyên môn, xử lý thông tin và học cách tự học, tự làm bài, và trả bài kịp thời trước khi dồn một khối lượng lớn kiến thức đậm đặc và rất tập trung trong một thời gian rất hạn hẹp nhưng cả hai chúng tôi ngoại ngữ khi ấy đều yếu.  Rekai Akman và tôi kết thân bất ngờ nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra, đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.

Hoàng Kim và Rekai Akman đứng cạnh nhau ở hàng thứ hai bìa trái . Chúng tôi là hai trong số người châu Á duy nhất tại lớp học Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT Experiment Station Management Trainees Cycle 1988-89). Người châu Á thứ ba là giáo sư tiến sĩ Hannibal Muhtar, người Lebanon quốc tịch Mỹ trong ảnh đứng hàng thứ hai ở vị trí thứ bảy trái qua. Thầy là Trưởng phòng huấn luyện của CIMMYT, trực tiếp phụ trách lớp học. Ban giảng huấn là các giáo sư danh tiếng của Đại học Mỹ, CIMMYT và Mexico đứng ở giữa hàng thứ hai và đầu với giữa hàng cuối. Ảnh chụp chung thiếu giáo sư Norman Borlaug, người vừa mới trở về CIANO. Lớp 17 người thì 2 người châu Á, 6 người ở châu Mỹ, 6 người ở châu Phi, 3 người ở Trung Đông. Hầu hết họ đều đã từng trãi qua quản lý trung tâm trạm trại nông nghiệp. Cuộc đời tôi có những niềm vui và dịp may thật bất ngờ. Sau các chuyến đi nghiên cứu học tập ở châu Mỹ, tôi may mắn nối được tuyến bay để gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ …tôi may mắn có dịp khảo sát hội thảo và làm chuyên gia ở châu Phi, bất ngờ gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi đã kể trong bài Đối thoại nền văn hóa.

I. THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK

Tượng Mustafa Kemal Atatürk (1881 -1938) trên lưng ngưa chiến ở Sam Sun gần Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen ở Sam Sun, phía bắc của thủ đô bắc Ankara. Tôi hỏi Rekai Akman rằng: Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ có điều gì đặc sắc nhất? Akman trả lời: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Đông là trung tâm Á Âu Phi, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, với diện tích 780.580 km² gấp 2,5 lần Việt Nam và dân số Thổ Nhĩ Kỳ gần bằng dân số Việt Nam, mức sống GDP bình quân đầu người danh nghĩa cao gấp 5 lần Việt Nam (cách đây 30 năm là như vậy và cho đến khi tôi gặp lại Rekai Akman thì tỷ lệ này vẫn như vậy, Tôi thật ngạc nhiên ấn tượng về điều này). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thổ nhĩ Kỳ.  Chính sách tôn giáo và dân tộc là tự do tôn giáo và lương tâm. Thế nhưng thực tiễn thì số liệu thống kê về tổng thành phần Hồi giáo và không tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tỷ trọng đặc biệt ưu thế  từ 96,4 đến 99,8% (Vô thần và phi Hồi giáo, theo giải thích của Rekai Akman như cách hiểu đạo nhà hoặc đạo thờ ông bà của Việt Nam là tôn kính cha mẹ ông bà tổ tiên hoàn toàn thuận theo tự nhiên) . Số người theo Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo Cổ Đông phương và các loại tôn giáo khác chỉ chiếm tỷ lệ rất, rất thấp, hầu như không đáng kể. Sắc tộc của những nhóm sắc tộc nhỏ bé này lại có xu hướng di chuyển hoặc ép di chuyển ra nước ngoài sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ là hợp điểm của chiến tranh tôn gíáo , chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu rất rõ vó ngưa chinh phục của Alexandros Đại đế, nhận thức đầy đủ cuộc hủy diệt của chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo trãi nhiều trăm năm của nhiều cuộc thập tự chinh mở rông nước chúa và khi Hồi giáo bị coi là dị giáo. Con Người đặc sắc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Atatürk, vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là Người được dân Thổ đặc biệt tôn kính. Atatürk là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938.



Địa danh đặc sắc nhất Thổ Nhĩ Kỳ là  thủ đô Ankara hiện đại, bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái, có vị trí chiến lược không thể khuất phục .Đó là tầm nhìn xuất chúng của Quốc phụ Mustafa Kemal Atatürk, theo lời bình của Hoàng Kim, tiếp đến là  Istanbul (tây bắc Ankara), Bursa (tây bắc Ankara ), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun  (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO),  Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara), Ankara và những địa danh nổi bật nhất bao quanh Ankara đã tạo nên thế phòng thủ liên hoàn và chiều sâu phòng ngự nhiều tầng để phục hồi sinh lực trong lịch sử văn hóa an ninh quốc gia. (Kể đến đây tôi liên tưởng có hai cụ lớn trong sử Việt đã từng có ý định tổ chức thủ đô kháng chiến ở Tuyên Quang và Tây Nguyên)

Thổ Nhĩ Kỳ có di sản thế giới đặc sắc nhất là đền thờ nữ thần Artemis, còn gọi là đền thờ Diana, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, một kiệt tác nhân loại minh chứng nền văn minh Lưỡng Hà thuở xưa, mà nay là một nơi điêu tàn còn lưu lại dấu vết tại phố cổ Ephesus phía tây nam của thủ đô Ankara. Ngôi đền Artemis được xây dựng trong 120 năm từ năm 550 TCN, đến năm 430 TCN nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm 21 tháng 7 năm 356 TCN do một kẻ điên háo danh là Herostratos đã phóng hoả đốt đền vào đêm Alexandros Đại đế chào đời. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá cẩm thạch dài 115m rộng 55 m, nay chứng tích ở phố cổ Ephesus là cột đá còn sót lại, và mô hình đền thờ nữ thần Artemis được phục dựng lại tại Istanbul.



Rekai Akman nói với tôi về những huyền thoại và cách giải thích khác nhau về điều này Chính giáo và tà giáo luôn tìm cách triệt tiêu lẫn nhau nên những di sản văn hóa của bên này thì bị bên kia coi là nọc độc văn hóa. Hồi giáo nếu bạn muốn hiểu thật đúng thì phải nghiên cứu rất kỹ lời mặc khải của thánh Môhamet và đạo Hồi. Akman và những bạn vùng Trung Đông với tôi đều là những người bạn chân thành và tử tế. Tôi nghe lời khuyên của Akman nên sau này mới có sự chiêm nghiệm sâu và đã biên tập lại bài viết Môhamet và đạo HồiĐối thoại nền văn hóa.



II. THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ và hàng không đều tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Đất đai Thổ Nhĩ Kỳ dường như rất giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Lúa mì (wheat) lúa mạch (barley),  ngô, lúa nước  khoai tây là những cây lương thực chính của.Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2016 lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch) có diện tích 7,61 triệu ha với năng suất bình quân 2,70 tấn/ ha, sản lượng 20,6 triệu tấn; lúa mạch (gồm lúa mạch đen Secale cereale, Tiểu hắc mạch Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và lúa mạch đen, Yến mạch Avena sativa, Kiều mạch Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L.) có diện tích 2,70 triệu ha với năng suất bình quân 2,48 tấn/ ha, sản lượng 6,70 triệu tấn;  ngô (Zea Mays L.) có diện tích 679 nghìn ha với năng suất bình quân 9,41 tấn/ ha, sản lượng 6,40 triệu tấn; lúa nước (Oryza sativa L.) có diện tích 116 nghìn ha với năng suất bình quân 7,92 tấn/ ha, sản lượng 0,92 triệu tấn; Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có diện tích 144 nghìn ha với năng suất bình quân 32,8 tấn/ ha, sản lượng 4,75 triệu tấn


Lưỡng Hà hay Mesopotamia là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Hai con sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà) tạo nên bình nguyên trồng cây lương thực nổi tiếng trong lịch sử vùng Trung Đông.  Ankara là thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Thủ đô Ankara nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong thành phố này. Đỉnh cao nhất là Işık Dağı với độ cao 2.015m . Thủ đô Ankara có khí hậu khá đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệt độ trung bình trong năm  là 12,0 °C. Từ tháng 10 đến tháng 4 là các tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng từ  13,1 °C đến 0,1 °C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là các tháng mùa ấm nhiệt độ trung bình khoảng từ  16,2 °C đến 18,7 °C. Lượng mưa trong năm trị số bình  quân tứ 1953-2013 là 402 mm/ năm, lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 6 mỗi tháng lượng mưa khoảng 35 -50 mm/ tháng; lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi tháng lượng mưa biến động trong khoảng 10 -32 mm/ tháng

Sam Sun ở Biển Đen Thổ Nhĩ Kỳ. Sam Sun được coi là ‘chó lớn Thổ Nhĩ Kỳ gìn giữ Biển Đen” trong khi Istanbul là giao điểm Á Âu Phi thành phố quan trọng bậc nhất của lịch sử Trung Đông. Tầm quan trọng của Istanbul và Sam Sun ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể so sánh với cụm chiến lược Vân Đồn Hạ Long Hải Phòng hải cảng quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam với cụm chiến lược Hải Vân Sơn Trà Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và khoảng cách địa lý cũng tương tự vậy.

Sam Sun Thổ Nhĩ Kỳ giống Sơn Trà Đà Nẵng. Sam Sun canh giữ Biển Đen còn Sơn Trà Đà Nẵng canh giữ Biển Đông. Lịch sử của Sam Sun dựa trên sắc tộc người Hittites Trung Á. Người Hittite thành lập liên minh chính trị đầu tiên ở Anatolia, thống trị vùng này và đặt tên cho các bộ tộc ‘vùng trung tâm của Biển Đen’. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 8 , người Miles đã thành lập thành phố Amisos như là một thành phố thương mại. Đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên thì người Cimmerians một sắc tộc khác từ Caucasus đến chiếm khu vực này. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Alexander Đại đế là vua của toàn châu Á nhà chinh phục thiên tài nổi tiếng nhất thế giới thời đó đã đánh bại người Ba Tư và xâm lược Anatolia và Iran. Các vị vua Pontus của người Hy Lạp bị chi phối bởi Biển Đen và Crimea. Vua của Pontus Mitridates. Đế quốc La Mã, BC. Đến thế kỷ thứ nhất, khu vực này thuộc Đế chế La Mã. Sau Công Nguyên khi Đế chế La Mã bị chia hai, Sam Sun nằm trong vùng tranh chấp khốc liệt suốt hàng mấy trăm năm giữa các cuộc Thập tự chinh Công giáo và Hồi giáo. Sam Sun và Sinop là hai anh em của thành phố này đã thiết lập được Đế chế Ottoman của người Thổ. Sau khi Sam Sun qua đời, phần đất này đã bị Hi Lạp chinh phục. Sultan Mehmet đã lấy Đế quốc Ottoman năm 1413. Sam Sun ví như Saint Petersburg, thủ đô Phương Bắc của nước Nga,đầy máu và nước mắt, hiếm nơi nào nhiều đến như vậy. Sau ngày 29 tháng 10 năm 1923 Mustafa Kemal Atatürk Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được chính thức thành lập kế thừa vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, thủ đô mới là Ankara. Năm 1924, Sam Sun trở thành một tỉnh trên bờ biển phía nam Cảng Biển Đen. Tỉnh Sam Sun hiện có diện tích tự nhiên: 9.475 km2, Dân số: 1.295.927 (2017), Mã bưu điện: 55000 Mã vùng điện thoại: 361. Giá trị lịch sử văn hóa Sam Sun được so sánh với Huế Đà Nẵng xứ Quảng của Việt Nam.

III. THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trổi dậy thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”  thì Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ Trung Đông có vị trí quan trọng   Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam? Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụaĐường hàng hải”. Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động, khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Tom Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc” (China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“. Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây  có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu vực.

Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong chuỗi liên kết này ra sao.  Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’,  bài học gì cho Việt Nam?

Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc  Ankara),  Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun  (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO),  Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng  yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụaĐường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi  là rất quan trọng

Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh  phương Tây ngày nay có nguồn gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông  nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.

Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất, tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V. K. AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)

Vua thành Lagash Gudea, trị vì vào thời hậu Akkad (thế kỷ XXII tr. CN). nói đến nguyên nhân khiến ông cho xây đền do được vị thần ra lệnh trong giấc mơ định mệnh:

Trong giấc mơ một người bỗng hiện ra
Sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Đầu đội vương miện thần linh
Con đại bàng Anzud đậu trên tay
Dưới chân ầm ầm bão tố
Nằm bên trái, bên phải là bầy sư tử
Ngài ra lệnh xây một ngôi nhà
Nhưng ý nghĩa của giấc mơ ta không hiểu.
Khi bình minh ửng sáng phía chân trời, một người đàn bà xuất hiện
Bà là ai, bà là ai?
Đó là mẹ của vua, nữ thần Nanshe
Bà cất lời: Hỡi kẻ chăn chiên!
Ta sẽ giải thích giấc mơ cho con!
Con người sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Với vương miện thần linh trên đầu, với đại bàng trên tay
Dưới chân là bão tố, trái phải là sư tử
Đó chính thực là em trai ta Ningirsu
Yêu cầu con xây cho Eninne một ngôi đền.

Văn minh phương Tây: Phần 3: Lưỡng Hà là một video đáng suy ngẫm

Rekai Akman trò chuyện với tôi thật nhiều về Thổ Nhĩ Kỳ,đất nước và con người mà với tôi sự lắng đọng hơn cả là nền văn minh Lưỡng Hà tàn lụi và phục hồi thấy rõ trên chính đất nước Thổ như vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng nền đỏ là quốc kỳ Thổ.

“Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (thuộc Liên Hợp Quốc) khi đánh giá vị trí Việt Nam trong tương quan chính trị thế giới và xung quanh sự kiện được thế giới quan tâm nhất trong tuần qua là “1 cuộc bầu cử lịch sử khép lại, rốt cục ta nhìn thấy điều gì?” đã viết “Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của mình, Việt Nam đã đứng vững trên đôi chân của mình chứ không phải giành chiến thắng chỉ bằng sự trợ giúp nước ngoài hay để nước ngoài quyết định số phận. Lắng nghe dân, giải quyết hữu hiệu và kịp thời các nguyện vọng của người dân, không bỏ ai lại phía sau, đoàn kết nội bộ, tự lực tự cường, hợp tác quốc tế, luôn làm bạn với các nước nhưng cũng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi đất nước là các bí quyết không bao giờ cũ để xây dựng và phát triển đất nước. “

Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay với ‘Vành đai và Con đường’ là một câu chuyện dài. Đối thoại nền văn hóa là rất đáng suy ngẫm và bài học sâu sắc, thấm thía cho Việt Nam.

IV. THỔ NHĨ KỲ VỚI ALLAH

Tôi chơi thân với Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1988, chúng tôi là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico. Rekai Akman rất thành tâm với Alllah, đức tin Môhamet và đạo Hồi thật sâu sắc, Sự thành kính, thân thiết, tôn nghiêm, ngấm vào máu như người Việt thành kính với tổ tiên ông bà cha mẹ vậy. Rekai Akman suy tư như một triết gia. Tôi đem điều này nói chuyện với Rekai Akman và rất được tán thưởng. Anh chàng cho hay Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Người dân cũng khá thuần chủng sắc tộc là người Thổ Nhĩ Kỳ, cũng tin Allah nhưng nay thì rất rất tin là cờ trăng khuyết và ngôi sao với chủ thuyết ‘hòa bình và thế tục’ khởi xướng bởi quốc phụ Mustafa Kemal Atatürk.

Gần đây Tamim Ansary có tác phẩm lớn “vận mệnh đứt đoạn” nói về Môhamet và đạo Hồi ‘trăng khuyết ‘ và sự phục hồi . Để đỡ mất công bạn đọc, xin mời bạn đọc trực tiếp sách này trích dẫn tại đây

1

Tamim Ansary

 Trần Quang Nghĩa dịch

NGAY TRƯỚC KHI ĐẠO HỒI RA ĐỜI: CÁC ĐẾ CHẾ BYZANTINE VÀ SASSANID

1

Vào cuối thế kỷ thứ 6 CN, một số thành phố hưng thịnh lên dọc bờ biển Ả Rập như là những vườn ươm thương mại. Người Ả Rập nhận hàng hóa tại các cảng ở Biển Đỏ và chở trên những đoàn xe do lạc đà kéo băng qua sa mạc đến Syria và Palestine, vận chuyển gia vị và vải vóc và các loại hàng hóa khác. Họ đi về phía bắc, nam, đông, và tây; vì thế họ biết rành về thế giới và giáo lý Cơ đốc , nhưng cũng biết rành về Zoroaster và giáo lý của nó. Một số bộ tộc Do Thái sống giữa người Ả Rập; họ đã đến đây sau khi La Mã đã xua đuổi họ ra khỏi Palestine. Cả người Ả Rập và Do Thái đều là người Semite và ngược về nguồn cội đều là hậu duệ của tổ phụ Abraham (và cuối cùng là Adam). Người Ả Rập cho mình là hậu duệ thuộc dòng Ishmael, con trai của Abraham và bà vợ thứ hai của ông Hagar. Các câu chuyện thường có liên quan với Cựu ước – Adam và Eve, Cain và Abel, Noah và con thuyền của ông, Joseph và Ai Cập, Moses và pha-ra-ông, và những người còn lại – cũng là một phần truyền thống Ả Rập. Mặc dù hầu hết người Ả Rập tại thời điểm đó theo đa thần giáo còn người Do Thái vẫn cương quyết duy trì chủ nghĩa độc thần, nhưng hai nhóm tuy vậy cũng ít nhiều khó phân biệt nếu xét về văn hóa và phong cách sống: người Do Thái trong vùng này nói tiếng Ả Rập, và cấu trúc bộ tộc của họ giống với của người Ả Rập. Một số người Ả Rập là thuộc bộ tộc Bedouin du cư chuyên sống trong sa mạc, nhưng số khác là các cư dân thị trấn. Mohammed, nhà tiên tri đạo Hồi, sinh ra và lớn lên tại thị trấn đô hội Mecca, gần bờ Biển Đỏ.

Cư dân nơi đây là các thương nhân đường dài, nhưng nghề nghiệp chính nhất và uy tín nhất của họ là tôn giáo. Mecca có đền thờ cho ít nhất 100 vị thần linh có tên như Hubal, Manat, Allat, al-Uzza, và Fals. Các khách hành hương lũ lượt đến thăm di tích, thực hành nghi lễ, và nhân tiện đi làm ăn, vì thế Mecca vận hành một kỹ nghệ du lịch bận rộn với nhà trọ, quán ăn, cửa hàng, và các dịch vụ làm vừa lòng khách hành hương.

Mohammed ra đời khoảng năm 570. Niên đại chính xác không biết được vì không ai để ý đến ông vào thời điểm ấy. Thân sinh ông là một người nghèo và mất khi Mohammed còn ở trong bụng mẹ, không để lại một xu cho thân mẫu ông. Sau đó, khi Mohammed lên 9, mẹ ông cũng qua đời. Mặc dù Mohammed là một thành viên của người Quraysh, thị tộc hùng mạnh nhất ở Mecca, nhưng ông không có vị thứ nào từ nó vì ông thuộc dòng họ Hashim nghèo khó hơn của thị tộc. Nhưng ông không bị bỏ rơi mà được thân thích đùm bọc. Ông sống với ông nội cho đến khi ông già qua đời thì về sống với một người chú, Abu Talib. Chú nuôi dưỡng ông như con ruột – nhưng sự thật trong nền văn hóa của mình ông cũng không có địa vị gì, ra khỏi nhà chú ắt hẳn ông sẽ nếm trải sự khinh nhờn và bất kính vì mang thân phận một trẻ mồ côi. Tuổi thơ của ông đã gieo mầm trong ông mối quan tâm đến bất hạnh của các goá phụ và con côi.

Khi Mohammed đến tuổi 25, một góa phụ giàu có giỏi làm ăn tên Khadija thuê ông quản lý đoàn xe thương buôn và điều hành việc kinh doanh của bà. Theo quy luật xã hội Ả Rập vốn không đối xử tốt với phụ nữ, nhưng Khadija đã thừa kế sản nghiệp của ông chồng, và sự kiện bà vẫn tiếp tục việc làm ăn của chồng cho thấy bà ắt hẳn có một cá tính thu hút mạnh mẽ. Sự tôn trọng và tình cảm giữa Mohammed và Khadija dẫn đến hôn nhân, một sự đồng điệu nồng ẩm kéo dài cho đến khi Khadija qua đời 25 năm sau đó. Và cho dù Ả Rập là một xã hội đa thê trong đó chỉ có một vợ ắt hẳn là bất bình thường, nhưng Mohammed không lấy ai khác trong suốt thời gian Khadija còn sống.

Là một người trưởng thành, chàng thanh niên mồ côi thuở nào gầy dựng một cuộc sống gia đình lẫn kinh doanh rất thành công. Ông đạt được tiếng tăm nhờ kỹ năng giao tiếp, và các bên tranh chấp thường mời ông đến làm trọng tài. Còn nữa, khi Mohammed gần đến tuổi 40, ông bắt đầu trải qua điều mà ngày nay chúng ta thường gọi là khủng hoảng tuổi trung niên. Ông dằn vặt trước ý nghĩa của cuộc đời. Nhìn quanh, ông bắt gặp một xã hội đầy ứ của cải, vậy mà giữa cái phồn thịnh đầy ứ ấy ông chứng kiến các goá phụ phải kiếm sống lây lất bằng của bố thí và các trẻ mồ côi tất bật chạy kiếm miếng ăn. Làm sao như thế được?

Ông đâm ra có thói quen đều đặn rút lui đến một hang động trong vùng núi để trầm mặc. Tại đó, một hôm, ông trải nghiệm một sự cố trọng đại, mà bản chất chính xác của nó vẫn còn là điều bí ẩn, vì các tường thuật khác nhau còn sót lại, có thể phản ánh những mô tả khác nhau bởi chính Mohammed. Truyền thống quy định gọi việc trải nghiệm đó chính là sự giáng lâm của thiên sứ Gabriel. Trong một tường thuật, Mohammed có nói về “một tấm lụa trên đó có viết chữ” gửi đến ông khi ông đang ngủ. Tuy nhiên, chủ yếu là sự tương tác bằng miệng và có tính riêng tư đã bắt đầu khi Mohammed, ngồi trầm tư trong bóng tối dày đặc của hang động, bổng cảm nhận một sự hiện diện bao trùm và khủng khiếp: có ai đó đang ở trong hang động với mình. Thình lình ông cảm thấy bị xiết chặt từ phía sau mạnh đến nỗi ông không thể thở được. Rồi một tiếng nói cất lên, nghe mà như cảm nhận qua toàn bộ bản ngã của ông, ra lệnh ông “hãy rao giảng!”.

Mohammed ráng hỗn hển nói mình không thể rao giảng.

Lệnh lại cất lên: “Hãy rao giảng!”

Một lần nữa Mohammed phản đối là mình không biết rao giảng gì, nhưng thiên sứ – tiếng nói – lực tác động – bộc phát lần nữa: “Hãy rao giảng!” Rồi Mohammed bổng cảm thấy những lời lẽ hùng tráng bỗng hình thành trong tim mình và ông bắt đầu cất tiếng:

Hãy rao giảng nhân danh Chúa Trời của ngươi

Người đã sáng tạo,

Sáng tạo ra con người từ một giọt máu đặc

Hãy rao giảng!

Và Chúa Trời ngươi là người

Bao dung nhất.

Ngài đã dạy nhân loại bằng cây bút,

Dạy nhân loại những điều họ chưa biết.

Mohammed xuống núi lòng đầy khiếp sợ, nghĩ mình đã bị quỷ ám. Ra ngoài, ông cảm nhận một sự hiện diện tràn đầy thế giới tận ngút chân trời. Theo một số giai thoại, ông nhìn thấy ánh sáng nom giống hình người, chói loà sấm sét và gây khiếp đảm. Đến nhà, ông kể cho Khadija chuyện vừa xảy ra, và bà trấn an ông là ông không điên, và người đến viếng ông chính là một thiên sứ, và rằng ông được triệu đòi để phục vụ Thượng Đế. “Em tin tưởng anh,” bà nói, do đó trở thành đệ tử đầu tiên của ông, tín đồ Hồi giáo đầu tiên.

Lúc đầu, Mohammed chỉ thuyết giảng trong số bạn thân và họ hàng. Một thời gian ông không trải nghiệm thêm mặc khải nào, và điều đó khiến ông phiền muộn, cảm thấy như mình đã thất bại. Nhưng rồi các mặc khải bắt đầu xuất hiện lần nữa. Dần dần, ông đi rao giảng thông điệp đến tất cả mọi người ở Mecca – “Chỉ có một Chúa Trời. Hãy tuân phục ý nguyện của Ngài, nếu không bạn sẽ đọa địa ngục” – và ông nói rõ tuân phục ý Chúa là gì: từ bỏ trụy lạc, say xỉn, tàn ác, và độc tài; nâng đỡ người yếu đuối và hiền nhu; giúp đỡ người khốn khó; hy sinh vì công lý; và phục vụ những điều thiện cao cả hơn.

Trong số các đến thờ ở Mecca có một đến thờ hình khối lập phương có một khối đá nền móng rất được tôn sùng, một tảng đá màu đen bóng loáng đã rơi từ trên trời xuống từ lâu lắm rồi – có lẽ là một thiên thạch. Đền thờ có tên Ka’ba, và các giai thoại bộ tộc cho rằng chính Abraham đã xây dựng nó, với sự giúp đỡ của con trai Ishmael. Mohammed xem mình là hậu duệ của Abraham và biết mọi chuyện về độc thần giáo không thỏa hiệp của Abraham. Đúng ra Mohammed nghĩ mình không thuyết giảng điều gì mới, ông tin mình đang làm mới lại  những gì mà Abraham (và vô số các tiên tri khác đã dạy), vì thế ông tập trung vào Ka’ba. Điện thờ này, ông nói, nên là điện thờ duy nhất ở Mecca: điện thờ của Allah.

2

Đền thờ Ka’ba ở Mecca vào ngày hành hương của người Hồi giáo năm 2018

“Al” có nghĩa là “đấng”(đã được xác định trước) trong tiếng Ả Rập, và “lah”, từ đọc nuốt của “ilaah”, có nghĩa “thượng đế”. Vì vậy Alllah chỉ đơn giản có nghĩa “Đấng Thượng Đế” (đã được chỉ rõ). Đây là điểm cốt lõi của đạo Hồi: Mohammed không nói về “thượng đế này” đấu với “thượng đế nọ”. Ông không nói, “Hãy tin vào một thượng đế gọi là Lah vì Ngài là vị thượng đế lớn nhất, mạnh mẽ nhất,” cũng không thậm chí nói rằng Lah là “đấng thượng đế thực sự duy nhất” và tất cả thượng đế khác đều là giả mạo. Người ta có thể tán thành một quan niệm như thế mà vẫn còn nghĩ Thượng Đế là một con người đặc biệt nào đó có năng lực siêu phàm, có thể là một sinh vật trông như Zeus, sống đời bất tử, có thể một tay nhấc lên 100 con lạc đà, và là người duy nhất thuộc loại đó. Điều đó vẫn hình thành một tín ngưỡng tin vào một thượng đế. Nhưng Mohammed đang đề xuất một điều gì đó khác biệt và lớn lao hơn. Ông đang thuyết giảng rằng chỉ tồn tại một Thượng Đế bao trùm toàn bộ và có tính phổ quát để không thể liên kết với bất kỳ hình ảnh nào, bất kỳ thuộc tính đặc biệt nào, bất kỳ khái niệm hữu hạn nào, bất kỳ hạn chế nào. Tồn tại một Thượng Đế độc nhất và mọi thứ còn lại đều là tạo vật của Ngài: đây là thông điệp ông đang rao giảng cho ai muốn lắng nghe.

Các trùm làm ăn ở Mecca bỗng cảm thấy bị Mohammed đe dọa vì họ đang kiếm bộn tiền từ hoạt động du lịch tôn giáo; nếu ý tưởng chỉ có một thần linh này cắm rễ, họ sợ, các tín đồ mọi thần linh khác sẽ ngừng đến Mecca  và họ sẽ sạt nghiệp. (Ngày nay, mỉa mai thay, hơn một triệu người đến Mecca mỗi năm để thực hành nghi thức hành hương tại Ka’ba, biến nơi này thành điểm tụ tập hàng năm lớn nhất trên trái đất!)

Ngoài ra, Mecca hưởng lợi từ quán rượu, ổ cờ bạc, động mãi dâm, và các trò hấp dẫn khác, và bọn môi giới quyền lực của bộ tộc không thể tha thứ cho một gã đàn ông xỉ vả ngay những trò lạc thú đã gom cho chúng của cải, thậm chí dù gã chỉ có lác đác đệ tử đi theo, phần nhiều là dân nghèo hèn và bọn nô lệ không quyền thế. Nhưng có điều là không phải tất cả người theo ông đều là người  nghèo và nô lệ. Cũng có người giàu có và các thương gia đáng kính như Abu Bakr và Othman, rồi chẳng bao lâu có cả gã Omar cao to dềnh dàng, mà lúc đầu y ghét cay ghét đắng Mohammed. Chiều hướng coi mòi gây phiền toái.

Trong gần 12 năm, chú Abu Talib của Mohammed bệnh vực ông chống lại mọi lời gièm pha. Theo phần đông người Hồi, Abu Talib chưa hề cải sang đạo Hồi, nhưng ông bảo vệ cho cháu mình vì tình thân gia đình, và lời lẽ ông có trọng lượng. Khadija cũng ủng hộ chồng mình không hề dè sẻn, cho ông một nguồn an ủi quý giá. Rồi, chỉ trong vòng một năm tai ương, cả hai người thân yêu nhất trong đời Mohammed đều mất, bỏ lại Sứ Giả của Thượng Đế trơ trọi với kẻ thù. Năm đó, 7 trưởng lão của bộ tộc Quraysh quyết định lấy mạng Mohammed khi ông đang ngủ, nhờ đó loại bỏ được kẻ gây rối trước khi y có thể gây tổn thất thực sự cho việc làm ăn của họ. Một người chú của Mohammed cầm đầu âm mưu. Đúng ra, tất cả 7 người âm mưu đều có họ hàng với Mohammed. Nhưng điều này không làm mềm lòng quyết tâm của họ.

May thay, Mohammed nghe ngóng được âm mưu và suy nghĩ tìm cách khiến nó thất bại với sự giúp đỡ của hai người bạn đồng hành thân thiết. Một là em họ của ông Ali, giờ là một thanh niên vạm vỡ, người sẽ sớm lấy con gái của Mohammed là Fatima và trở thành chàng rễ của Sứ Giả. Người kia là bạn thân và cố vấn thân cận nhất của ông, Abu Bakr, người đầu tiên đi theo Mohammed mà không phải là họ hàng gần với ông và sẽ sớm trở thành cha vợ của Mohammed.

Nhà Tiên Tri đã liên lạc với các đại biểu từ Yathrib, một thị trấn khác gần bờ Biển Đỏ, cách Mecca khoảng 250 dặm theo hướng bắc. Đó là một thị trấn nông nghiệp hơn là thương mại và bị xâu xé bởi xung đột vì dân cư ở đó thuộc vài bộ tộc đang tranh chấp. Dân chúng Yathrib muốn có một người ngoài công chính đến để giải quyết những thỏa thuận giữa các bộ tộc; họ hy vọng nếu họ giao quyền hành phân xử cho một người như thế, ông ta có thể mang lại hòa bình. Mohammed có tiếng là một trọng tài công chính và tinh tế, đã thành công trong một vài vụ tranh chấp cam go, và vì thế người Yathrib nghĩ rằng ông có thể là người họ đang cần. Vài người trong số đến Mecca tìm gặp Mohammed và nhận thấy ông vô cùng thu hút. Họ cải sang đạo Hồi và mời Mohammed đến Yathrib làm trọng tài nhằm kết thúc việc tranh chấp giằng co; Nhà Tiên Tri nhận lời.

Âm mưu sát hại Mohammed được dự định vào một  đêm tháng 9  năm 622 CN. Đêm đó, Nhà Tiên Tri và Abu Bakr trốn đi vào sa mạc. Ali bò vào giường của Mohammed để ngụy trang là ông vẫn còn ở đó. Khi bọn sát nhân tiềm năng xong vào, họ nổi giận khi thấy Ali, nhưng họ không giết anh và phái một đội săn đuổi Nhà Tiên Tri. Mohammed và Abu Bakr chỉ vừa mới chạy đến một hang động gần Mecca, và truyền thuyết kể rằng một con nhện đã giăng mạng tơ ngang qua cửa hang ngay khi họ vừa đi vào. Khi bọn săn lùng đến nơi và nhìn thấy mạng nhện, chúng cho rằng người mình  truy đuổi không thể có trong hang, vì thế chúng bỏ đi. Mohammed và Abu Bakr bình yên đến được Yathrib, cùng lúc đó cũng có một số đệ tử khác của Mohammed đến nơi, và sau đó những nhóm còn lại cũng tiếp bước. Hầu hết những người di dân Mecca này phải bỏ nhà cửa và tài sản lại; hầu hết phải lìa bỏ gia đình và họ hàng, bạn bè chưa cải đạo. Nhưng ít nhất họ đang đến một nơi có thể được bình yên, và nơi thủ lĩnh Mohammed của họ đã được mời làm chủ tọa và được trao quyền hành trọng tài cho các thủ lĩnh bộ tộc đang tranh chấp.

Đúng như lời hứa, Mohammed ngồi xuống với các bộ tộc cứng đầu để dàn xếp một hiệp ước (sau này gọi là Hiệp ước Medina).

Hiệp ước này biến thành phố thành một liên minh, bảo đảm mỗi bộ tộc quyền đi theo tín ngưỡng và tập quán riêng của mình, áp đặt cho mọi công dân nghĩa vụ phải gìn giữ hòa bình chung, thiết lập một tiến trình pháp lý theo đó các bộ tộc có quyền giải quyết các vấn đề thuần túy nội bộ và nhường lại cho Mohammed thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên bộ tộc. Quan trọng hơn hết, tất cả người ký tên, theo đạo Hồi hay không, đều cam kết sẽ đoàn kết với nhau để bảo vệ Medina chống lại cuộc tấn công từ bên ngoài. Mặc dù văn kiện này được coi là hiến pháp thành văn đầu tiên, nó thực sự có ý nghĩa hơn một hiệp ước nhiều bên.

Mohammed cũng bổ nhiệm một người Hồi giáo Yathrib làm cố vấn và giúp đỡ mọi gia đình người Hồi giáo ở Mecca. Dân địa phương phải bảo bọc người mới đến và gia đình họ, giúp họ định cư và bắt đầu cuộc sống mới. Từ lúc này trở đi, người Hồi giáo ở Yathrib được gọi là Ansar, “người hỗ trợ.”

Ngay tên thành phố cũng được đổi thành Medina, đơn giản có nghĩa là “thành phố” (nói tắt của cụm từ “thành phố của nhà tiên tri”). Việc di dân của người Hồi từ Mecca đến Medina, được biết dưới tên Hijra. Một chục năm sau, khi người Hồi sáng lập ra lịch mới của họ, họ định niên đại bắt đầu từ sự kiện này vì Hijra, họ cảm thấy, đánh dấu trục quay của lịch sử, bước ngoặt trong vận mệnh của họ, thời điểm chia cắt dòng thời gian thành trước sự kiện Hijra (TH) và sau sự kiện Hijra (SH).

Một số tôn giáo đánh dấu ngày sinh của người sáng lập như thời điểm gốc của họ; một số, lấy ngày họ mất; và một số khác, thời điểm nhà tiên tri giác ngộ hoặc lúc ngài giao tiếp với Thượng Đế. Trong đạo Phật, chẳng hạn, tôn giáo bắt đầu với việc Siddhartha Gautama đắc đạo dưới gốc cây bồ đề. Cơ đốc giáo gán ý nghĩa tôn giáo chủ chốt cho cái chết và sự phục sinh của Christ (cũng như ngày sinh của ông). Tuy nhiên, đạo Hồi ít để ý đến ngày sinh của Mohammed. Lớn lên là một người theo đạo Hồi, tôi không biết ông ra đời năm nào vì không có gì đặc biệt xảy ra vào ngày đó ở Afghanistan. Một vài xứ, như Ai Cập chẳng hạn, kỷ niệm ngày đó nhộn nhịp hơn, nhưng ở đạo Hồi không có ngày tương tự như ngày Giáng sinh (Christmas), không có ngày “Mohammedmas”.

Sự kiện mặc khải trong hang động được tưởng niệm như là đêm thiêng liêng nhất trong tín đồ đạo Hồi: đó là Đêm của Quyền Lực, Lailut al-Qadr, rơi vào hoặc gần ngày thứ 27 của lễ Ramadan, tháng chay. Nhưng trong bộ lịch lịch sử của Hồi giáo, sự kiện đó xảy ra 10 năm trước khi đến điểm ngoặt quyết định: Hijra.

Điều gì khiến việc di chuyển từ thị trấn này đến thị trấn khác có tính trọng đại như thế? Hijra chiếm một vị trí vinh dự trong lịch sử Hồi giáo vì nó đánh dấu ngày ra đời của cộng đồng Hồi giáo, Umma, được gọi trong thế giới Hồi giáo. Trước Hijra, Mohammed chỉ là một người truyền giảng cho các đệ tử của mình. Sau Hijra, ông là thủ lĩnh của một cộng đồng hướng về ông trong vai trò lãnh đạo luật pháp, chính trị, và chỉ đạo xã hội. Từ hijra có nghĩa “cắt đứt mọi ràng buộc.” Những người tham gia cộng đồng ở Medina từ bỏ các ràng buộc bộ tộc và chấp nhận vào cộng đồng mới này xem như là liên minh siêu việt, và bởi vì cộng đồng này nhắm tới việc thay thế Mecca của thời thơ trẻ của Mohammed, đó là một dự án xã hội dâng hiến, hào hùng.

Dự án xã hội này, trở nên hoàn toàn rõ ràng ở Medina sau sự kiện Hijra, là yếu tố cốt lõi của đạo Hồi. Hoàn toàn xác định, đạo Hồi là một tôn giáo, nhưng ngay từ đầu (nếu “từ đầu” có nghĩa là từ Hijra) nó cũng là một thực thể chính trị, và vâng, mỗi người  tận hiến cho đạo Hồi hy vọng vào được thiên đường bằng cách đi theo con đường đó, nhưng thay vì tập trung vào việc cứu rỗi cá nhân riêng biệt, đạo Hồi đưa ra một kế hoạch xây dựng một cộng đồng công chính. Cá nhân có thể kiếm được một chỗ ở thiên đường bằng cách làm gia nhập cộng đồng và dấn thân vào dự án xã hội Hồi giáo, nhằm xây dựng một thế giới trong đó các cô nhi sẽ không bị bỏ rơi và goá phụ sẽ không phải vô gia cư, đói khát hoặc sợ hãi.

Sau khi Mohammed trở thành lãnh đạo của Medina, dân chúng đến với ông để xin cố vấn và xét xử mọi loại vấn nạn về đời sống, lớn hay nhỏ: dạy trẻ con thế nào … rửa tay ra sao … xem xét điều gì công bằng trong một hợp đồng. … phải làm gì với một tên ăn trộm … danh sách cứ thể kéo dài. Những câu hỏi mà trong các cộng đồng khác được một đội chuyên gia riêng biệt quyết định, như quan tòa, các nhà lập pháp, các thủ lĩnh chính trị, thầy thuốc, thầy giáo, tướng lĩnh, và những người khác, thì ở đây tất cả đều thuộc địa hạt của Nhà Tiên Tri.

Các phần trong Kinh Qur’an được đọc tại Mecca gồm hoàn toàn những ngôn ngữ như thế này:

Và trái đất trút gánh nặng của nó ra ngoài

Và con người sẽ bảo: “Chuyện gì xảy đến cho nó vậy?”

Vào Ngày đó, nó sẽ kể câu chuyện của nó.

Bởi vì Rabb (Allah) của Ngươi mặc khải cho nó.

Vào Ngày đó, nhân loại sẽ đi rời rạc từng đoàn đến chứng kiến công trình của họ.

Bởi thế, ai làm việc thiện dù nhẹ bằng hạt cải sẽ thấy nó;

Và ai làm việc ác dù nhẹ bằng hạt cải cũng sẽ thấy nó.

Khi bạn nhìn vào các vần thơ tiết lộ ở Medina, bạn vẫn còn tìm thấy ngôn ngữ nồng nàn, thi vị và nguyền rủa, nhưng bạn cũng tìm thấy những đoạn văn như đoạn này:

Allah ra lệnh cho các người về việc con cái của các người hưởng gia tài:

phần của con trai bằng hai phần của con gái.

Nhưng nếu chỉ có con gái và số con gái nhiều hơn hai, thì phần của tất cả các con gái là hai phần ba (2/3) gia tài để lại;

và nếu chỉ có một đứa con gái thì phần của nữ là phân nửa (1/2) gia tài để lại.

Nếu người chết có con, thì cả cha lẫn mẹ mỗi người được hưởng một phần sáu (1/6) gia tài để lại.

Nhưng nếu (người chết) không có con và chỉ có cha mẹ là thừa kế, thì người mẹ được hưởng một phần ba (1/3) gia tài để lại.

Nếu người chết có đông anh chị em thì người mẹ được hưởng một phần sáu (1/6) gia tài để lại.

Việc phân chia gia tài này sẽ được thực hiện sau khi đã thi hành xong những điều ghi trong di chúc và sau khi đã trả hết nợ nần nếu có.

Các người không biết giữa cha mẹ và con cái ai là người gần nhất trong việc hưởng lộc, cho nên Allah định phần như thế;

bởi vì quả thật Allah

Rất mực Hiểu biết và Rất mực Sáng suốt

Đây là luật pháp, và đây là điều mà tổ chức Hồi giáo mở rộng đến, một khi nó đã bắt rễ ở Medina.

Sau Hijra, người Ả Rập bản xứ Medina dần dần cải sang đạo Hồi, nhưng ba bộ tộc Do Thái phần lớn chống đối việc cải đạo, và theo thời gian xích mích lớn dần giữa họ và người Hồi. Trong giới Ả Rập, một số người bị mất địa vị vì vị thế lên cao của Mohammed cũng ôm ấp nỗi bất mãn giữ kín trong lòng.

Trong khi đó, bộ tộc Quraysh vẫn chưa từ bỏ ý định ám sát Mohammed, cho dù giờ đây ông đã cách xa Mecca 250 dặm. Không chỉ các thủ lĩnh Quraysh đặt tiền thưởng 100 lạc đà cho thủ cấp của Mohammed, họ còn tiếp tục tính kế xóa bỏ toàn bộ cộng đồng của ông. Để có ngân sách tài trợ cho một cuộc tấn công vào Medina, các thương gia giàu có nhất ở Mecca gia tăng các vụ buôn bán đường dài. Mohammed ngăn trở bằng cách cầm đầu người Hồi đánh cướp các đoàn xe chở hàng của Mecca (nhờ đó giúp giải quyết một vấn đề khác mà các di dân Mecca đối đầu: làm thế nào tự nuôi sống mình giờ đây khi mình đã mất hết hàng hoá và công ăn việc làm.)

Sau một năm bị cướp phá, người Mecca quyết tâm đặt cược cao hơn. Một ngàn người Mecca nai nịt vũ khí và tiến lên để kết liễu bọn nổi dậy. Người Hồi giáp mặt họ với một lực lượng gồm 300 người tại một nơi gọi là Badr và đánh bại họ hoàn toàn. Kinh Qur’an đề cập đến trận đánh Badr như là chứng cứ cho thấy Allah có khả năng quyết định cục diện của bất kỳ trận đánh nào, cho dù thế yếu ra sao.

Trước trận Badr, một số người bộ tộc Bedouin đã làm việc cho nhà buôn ô Mecca với tư cách vệ sĩ hợp đồng. Sau trận Badr, các bộ tộc này bắt đầu đổi phe. Tình đoàn kết tăng gia giữa cộng đồng Hồi giáo ở Medina bắt đầu báo động với các bộ tộc Do Thái. Một trong ba bộ tộc phá vỡ Hiệp ước Medina và tìm cách xúi giục một cuộc nổi dậy chống Mohammed và đòi quay trở về hiện trạng trước khi có đạo Hồi, nhưng cuộc nổi dậy thất bại, và bộ tộc này bị trục xuất khỏi Medina.

Giờ Quraysh thực sự có lý do để lo lắng. Thay vì loại bỏ Mohammed, có vẻ như là họ chuẩn bị tự đào huyệt cho mình. Vào năm 3 SH, họ quyết định tràn ngập người Hồi trong khi họ còn có quân số áp đảo. Họ tăng gấp 3 quân số, hành quân đến Medina với 3,000 người. Người Hồi vét hết sức chỉ có được 950 chiến binh. Một lần nữa bị áp đảo với tỉ lệ 3 :1 – nhưng đã có trận Badr, điều này là vấn đề gì chứ? Họ có lợi thế duy nhất mới là Allah đứng về phía họ.

Trận đánh thứ 2 trong ba trận đánh mang tính biểu tượng của Hồi giáo xảy ra tại một nơi gọi là Uhud. Lúc đầu dường như người Hồi đang thắng thế một lần nữa, nhưng khi bọn Mecca thoái lui, một số người Hồi không tuân theo lệnh đã ban bố rõ ràng của Mohammed: họ bỏ hàng ngũ và chạy hỗn loạn khắp cánh đồng phần để vớt chiến lợi phẩm – ngay lúc đó bọn Mecca đánh bọc hậu dưới sự chỉ huy của Khaled bin al-Walid, một thiên tài quân sự, sau này cải sang đạo Hồi và trở thành một trong các tướng lĩnh hàng đầu của Umma. Chính Nhà Tiên Tri cũng bị thương tại Uhud, 70 người Hồi tử trận, và nhiều người còn lại bỏ trốn. Umma vẫn sống sót, nhưng trận đánh này đánh dấu một thảm bại chua cay.

Các trận đánh quyết định trong lịch sử đạo Hồi có tầm vóc quá nhỏ, so với các trận đánh thực sự, đến nỗi khó có thể xứng đáng gọi là trận đánh. Tuy nhiên, mỗi trận đều được gắn kết vào thần học Hồi giáo và được khoác một ý nghĩa. Chẳng hạn, trận Badr chứng tỏ ý chí của Allah, chứ không phải các yếu tố vật chất, mới quyết định thắng lợi trên chiến trường. Nhưng trận đánh Uhud nêu lên một câu hỏi thần học gai góc. Nếu Badr cho thấy quyền lực của Allah, thế thì trận Uhud chứng tỏ điều gì? Rằng Allah cũng có thể bại trận? Rằng ông ta không hoàn toàn toàn năng như Mohammed tuyên bổ?

Tuy nhiên, Mohammed tìm ra một bài học khác trong chiến bại. Allah, ông giải thích, để người Hồi bại trận lần này để dạy cho họ một bài học. Người Hồi cho rằng mình đang chiến đấu vì chính nghĩa cao cả – một cộng đồng công chính trên mặt đất. Thay vào đó, tại Uhud họ đã quên mất sứ mạng này và chạy tán loạn đi cướp chiến lợi phẩm, trắng trợn bất tuân lệnh Nhà Tiên Tri, và vì thế họ đã đánh mất đặc ân của Allah. Sự hậu thuẫn thần thánh không phải là đặc quyền; người Hồi phải tranh thủ ân sủng của Allah bằng cách xử sự đúng theo mệnh lệnh và tuân phục ý Ngài. Lời giải thích cho sự bại trận này cung cấp một khuôn mẫu  mà người Hồi tái sử dụng nhiều lần trong những năm sau này  sau trận diệt chủng của người Mông cổ vào thế kỷ 13, chẳng hạn, khi bọn xâm lược du cư từ Trung Á tràn ngập hầu hết thế giới Hồi giáo, và một lần nữa để trả lời cho sự thống trị của phương Tây, bắt đầu vào thế kỷ 18 và tiếp tục đến tận ngày nay.

Bọn Quraysh mất hai năm lên kế hoạch cho cuộc tấn công tiếp theo của họ. Kêu gọi các đồng minh từ các bộ tộc khác, họ thành lập một đạo quân một vạn người – vào thời đó và nơi đó con số là vô cùng hùng hậu. Khi Mohammed nghe tin báo về lực lượng này đang rầm rộ tiền về Medina, ông cho binh lính đào một chiến hào bao quanh thị trấn. Quân Quraysh tiến đến trên lưng lạc đà, nên không thể vượt qua chiến hào. Lúng túng, họ quyết định vây hãm nhằm bỏ đói Medina.

Tuy nhiên, chiến lược vây hãm làm phá sản một âm mưu bí mật mà người Quraysh đang trông cậy. Sau thảm bại ở trận Uhud, một bộ tộc Do Thái khác ở Medina bị bại lộ việc hợp tác với quân Mecca. Như bộ tộc Do Thái trước đây, họ bị xét xử và bị trục xuất. Bộ tộc Do Thái thứ ba còn lại,  Banu Qurayza, sau đó vẫn tuyên bố trung thành với Hiệp ước Medina. Tuy  nhiên, trong cơn chạy nước rút trước Trận Chiến Hào, các thủ lĩnh của họ đã ngầm âm mưu với người Quraysh làm nội ứng chống lực lượng Hồi ngay khi lực lượng Mecca tấn công trực diện ở mặt trước.

Khi cuộc tấn công trực diện bị khựng lại, bọn âm mưu bên trong thành Medina mất tính thần. Trong lúc đó, lực lượng vây hãm bắt đầu tan rã, vì đó là một liên minh giữa các bộ tộc, phần đông đều tham gia như đặc ân dành cho đồng minh Qurayshi của họ. Nhưng khi không thấy có đánh đấm gì, họ chột dạ. Nên khi một con bão cát nổi lên – một sự cố bình thường trong vùng đó – họ bèn tản đi hết, và chẳng bao lâu bọn Quraysh cũng bỏ cuộc và lũ lượt về nhà.

Tất cả sự kiện này khiến cho bộ tộc Banu Qurayza rơi vào tình trạng tồi tệ. Âm mưu của họ bị bại lộ và giờ đồng minh của họ đã bỏ đi. Mohammed đưa toàn bộ tộc ra xét xử và bổ nhiệm một trong các bộ tộc kết giao với họ trước đây ở Medina làm quan tòa. Khi bộ tộc bị quan tòa kết án là có tội phản bội, và mức trừng phạt tương xứng là cái chết. Một số người theo dõi phản đối mức trừng phạt này, nhưng Mohammed khẳng định phải trừng phạt, theo đó khoảng 800 người Do Thái bị hành hình tại nơi công cộng, nhưng các phụ nữ và trẻ em được gửi đến cho hai bộ tộc Do Thái bị trục xuất chăm sóc.

Toàn bộ bi kịch này như một làn sóng gây sốc cho khắp Ả Rập. Việc xét xử và hành hình bộ tộc Banu Qurayza nói lên sự quyết tâm không lay chuyển của người Hồi Medina. Theo thuật ngữ thuần túy quân sự Trận Chiến Hào là một thế bế tắc, nhưng bọn Quraysh đã tập kết lực lượng một vạn quân với kèn trống inh ỏi như thế thành ra không thắng được cũng không khác nào bại trận, và sự bại trận này giúp củng cố thêm huyền thoại đang lớn dần về tính vô địch của người Hồi, truyền đi một ấn tượng lớn lao là cộng đồng này không chỉ là một bộ tộc hùng mạnh thông thường đầy ngang ngạnh mà còn là điều gì đó kỳ lạ và mới mẻ. Người Hồi sống một lối sống hoàn toàn khác biệt, họ thực hành các nghi thức phụng thờ của riêng mình, và họ có một nhà lãnh đạo mà, khi có vấn đề khó khăn xảy ra, lại đi vào trầm định và khai thông tuệ nhãn, ông nói, nhờ sự trợ giúp siêu nhiên quá hùng mạnh đến độ người Hồi không sợ ra trận dù quân số bị áp đảo gấp ba lần.

Ai là người trợ giúp này?

Lúc đầu, nhiều kẻ ngoại đạo có thể đã nghĩ, đó là một vị thần thực sự hùng mạnh. Nhưng dần dần thông điệp của người Hồi được hiểu rõ: không phải một thần linh mà là Đấng Thượng Đế, độc nhất. Và nếu những gì Mohammed tuyên bố là chính xác thì ông đúng là người duy nhất kết nối được với đấng sáng tạo toàn thể vũ trụ.

Tập kết kẻ đi giết nhân vật đó càng trở nên khó khăn. Tập kết chiến binh tiến lên đánh tan lực lượng ông càng khó hơn. Sau Trận Chiến Hào, dòng người cải sang đạo Hồi trước đây nhỏ giọt nay thành một cơn lũ. Dễ dàng để cho rằng người ta cải đạo chỉ vì tư lợi lo cho an nguy bản thân, một ý muốn gia nhập vào phe thắng. Tuy nhiên, người Hồi tin rằng có điều gì hơn thế nữa. Dưới sự hiện diện của Mohammed, họ tin rằng mình đang kinh qua một trải nghiệm tôn giáo.

Mohammed chưa hề tuyên bố mình có quyền năng siêu phàm. Ông chưa hề tuyên bố mình có khả năng làm người chết sống lại, đi được trên mặt nước, hoặc làm người mù sáng mắt (như Christ của Cơ đốc). Ông chỉ tuyên bố mình thuyết giảng thay Thượng Đế và ông không tuyên bố mọi lời ông thốt ra từ miệng mình là lời của Thượng Đế. Đôi khi đó chỉ là Mohammed nói. Làm sao người ta biết được khi nào Moham nói và khi nào Thượng Đế nói.

Vào thời điểm đó, điều đó dường như là hiển nhiên. Người Hồi ngày nay có một cách đặc biệt khi đọc Kinh Qur’an gọi là qira’ut. Đó là một giọng không giống giọng nói con người. Nó có âm điệu ngân nga, nhưng không phải hát. Nó giống như niệm chú, nhưng không phải đọc kinh. Nó khêu gợi cảm xúc thậm chí trong lòng những người ngoại đạo không hiểu nói gì. Mỗi người thực hành qira’ut đều khác nhau, nhưng mỗi lời đọc kinh đều giống như bắt chước hoặc gợi lên hoặc lý giải một điều gì đó độc đáo mạnh mẽ. Khi Mohammed giảng kinh Qur’an, ắt hẳn ông đã làm như thế theo giọng nói cảm xúc và đi sâu vào lòng người. Khi tín đồ nghe Qur’an từ chính miệng Mohammed, họ không chỉ lắng nghe lời mà còn trải nghiêm một năng lượng cảm xúc. Có lẽ đây là lý do tại sao người Hồi nhấn mạnh rằng không có bản dịch Kinh Qur’an nào đúng là Qur’an. Kinh Qur’an thực thụ là một gói có tính toàn bộ, bất khả phân chia: lời kinh và ý kinh, vâng, nhưng cũng ngay chính âm thanh, ngay cả hình ảnh chữ viết của Kinh Qur’an dưới dạng văn bản. Đối với người Hồi, không phải con người Mohammed  mà là Kinh Qur’an thông qua Mohammed đã cải đạo người ta.

Một nhân tố khác lôi kéo dân chúng đến với cộng đồng và gây cảm hứng cho họ tin tưởng vào những lời tuyên bố của Mohammed. Trong khu vực này của thế giới, chiến tranh quy mô nhỏ vốn có tính đặc hữu, cũng như trong bất cứ vùng nào có nhiều bộ tộc du cư sinh sống trong đó mậu dịch trộn lẫn với cướp bóc (như vùng rừng núi miền đông Bắc Mỹ trước khi Columbus đến, hoặc vùng Đồng bằng Lớn không lâu sau đó). Hãy thêm vào truyền thống máu đền máu qua nhiều thời đại của người Ả Rập, thêm vào tấm thảm những liên minh mong manh đặc trưng của bán đảo trong thời kỳ này, và bạn có một  thế giới sôi sục bạo lực không ngừng và khắp mọi nơi.

Chỗ nào Mohammed chiếm được, ông dạy dỗ dân chúng cùng nhau chung sống hòa bình và người cải đạo tuân theo. Không khi nào ông bảo người Hồi từ bỏ bạo lực, vì cộng đồng này không hề do dự để tự vệ. Người Hồi vẫn tham gia chiến tranh, nhưng không còn chống lại nhau; họ tiêu hao năng lượng hung hăng của mình cho việc đánh nhau với mối đe doạ từ bên ngoài một cách không khoan nhượng vì sự sống còn của mình. Những ai gia nhập Umma ngay lập tức bước vào Dar al-Islam, có nghĩa “cảnh giới quy phục (đến Thượng Đế” nhưng cũng là, bằng cách ám chỉ, một “cảnh giới hòa bình.”  Mọi người khác sống bên ngoài đó là sống trong Dar al-Harb, cảnh giới của chiến tranh. Những ai gia nhập Umma không phải nhìn lại sau lưng mình nữa, vì ai cũng là anh em Hồi của mình.

Cải đạo cũng có nghĩa tham gia một dự án xã hội đầy cảm hứng: thiết lập một công đồng công chính những người bình đẳng về mặt xã hội. Để giữ cho cộng đồng đó sống mạnh, bạn phải chiến đấu, vì Umma và dự án của nó có nhiều kẻ thù không thể khuyên giải. Jihad không hề có nghĩa “thánh chiến” hoặc “bạo lực”. Những từ Ả Rập khác có nghĩa “đánh nhau” rõ ràng hơn (và được sử dụng trong Kinh Qur’an). Từ jihad  tốt hơn nên dịch là “đấu tranh”, với cùng hàm ý mà từ nay mang lại trong ngôn từ của các phong trào công lý xã hội ở phương Tây: đấu tranh được cho là cao quý khi đấu tranh cho chính nghĩa và nếu đấu tranh đòi hỏi vũ khí, điều đó cũng OK, nó đã được lý tưởng làm cho thiêng liêng.

Hơn hai năm sau, các bộ tộc trên khắp bán đảo Ả Rập bắt đầu chấp nhận tài lãnh đạo của Mohammed, cải sang đạo Hồi, và gia nhập cộng đồng. Một đêm Mohammed nằm mơ thấy mình trở lại Mecca và tìm thấy mọi người ở đó đều tôn thờ Allah. Đến sáng, ông bảo các đệ tử khăn gói hành hương. Ông dẫn đầu 1400 tín đồ Hồi vượt quãng đường 200 dặm về Mecca. Họ đến không vũ trang, mặc dù sự cố thù địch gần đây, nhưng không có trận đánh nào xảy ra. Thành phố đóng cổng trước mặt người Hồi, nhưng các trưởng lão Quraysh bước ra và thương thảo một hiệp ước với Mohammed: người Hồi không thể bước vào Mecca năm nay nhưng có thể trở lại vào năm tới và thực hành nghi thức hành hương sang năm. Rõ ràng, người Quraysh biết rằng cuộc chơi đã kết thúc.

Vào năm 6 SH, người Hồi trở lại Mecca và thăm viếng Ka’ba mà không hề xảy ra bạo lực. Hai năm sau, các trưởng lão Mecca giao thành phố cho Mohammed mà không cần đánh nhau. Hành động đầu tiên của Nhà Tiên Tri là phá hủy tất cả các ngẫu tượng ở Ka’ba và tuyên bố điện thờ hình lập phương với tảng đá nền đen là chốn thiêng liêng nhất trên thế giới. Một số kẻ thù trước đây của Mohammed gầm gừ và lẩm bẩm những lời đe doạ, nhưng gió đã đổi chiều. Đúng là mọi bộ tộc đã đoàn kết dưới lá cờ của Mohammed và toàn thể Ả Rập sống trong hài hòa lần đầu tiên trong ký ức mọi người.

Vào năm 10 SH (632 CN), Mohammed đi thêm một chuyến hành hương nữa đến Mecca và tại đó thuyết giáo bài giảng cuối cùng. Ông bảo tín đồ tụ tập hãy coi cuộc sống và tài sản của mỗi người Hồi là thiêng liêng, hãy tôn trọng quyền lợi của mọi người kể cả nô lệ, hãy nhận thức phụ nữ cũng có quyền đối với các ông cũng như các ông có quyền đối với phụ nữ, và phải nhìn nhận rằng giữa những người Hồi không ai đứng cao hơn hoặc thấp hơn người khác trừ ra về đức hạnh. Ông cũng nói rằng mình là Sứ giả cuối cùng của Thượng Đế và sau ông không còn mặc khải nào xảy ra cho nhân loại.

Không lâu sau khi trở lại Medina, ông lâm bệnh. Người sốt nóng, ông đi từ nhà này đến nhà khác, thăm các bà vợ và bạn bè, dành thời gian mỗi người một chút, và nói lời tạm biệt. Cuối cùng ông đến với bà vợ Ayesha, con gái của ông bạn già Abu Bakr, và ở đó, tựa đầu trong lòng bà, ông qua đời.

Ai đó bước ra và loan báo tin buồn đến đám đông. Ngay lập tức, Omar trung thành, một trong những bạn đồng hành dữ dằn, gan lỳ và nóng tính nhất của Mohammed, nhảy chồm lên và cảnh cáo rằng ai mà lan truyền cái tin vụ khống này sẽ bị bẽ giò nếu lời dối trá của hắn bị bại lộ. Mohammed mà chết ư? Vô lý.

Rồi các bậc trưởng thượng và Abu Bakr vào trong để kiểm tra. Một lúc sau, ông trở ra và nói, “Ôi hỡi các tín đồ Hồi! Ai trong các bạn đang tôn sùng Mohammed, hãy biết rằng Mohammed đã chết.  Ai trong các bạn đang tôn sùng Allah, hãy biết rằng Allah vẫn sống và bất tử.”

Lời lẽ này quét băng đi cơn phẫn nộ và chối bỏ của Omar. Ông cảm thấy, ông bảo với bạn bè sau đó, mặt đất như sụp xuống chân ông. Rồi ông cũng sụp xuống khóc rống, người to sầm như con bò rừng này giờ sực nhận ra rằng tin tức đó là sự thật: Sứ giả của Thượng Đế đã chết.

(Nguồn : https://nghiencuulichsu.com/2022/02/22/van-menh-dut-doan-lich-su-the-gioi-qua-mat-nguoi-hoi-giao-bai-2/).

V THỔ NHĨ KỲ TRĂNG KHUYẾT HÒA BÌNH VÀ THÊ TỤC

Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay Thủ đô là: Ankara Diện tích: 783.562 km² Thổ Nhĩ Kỳ trăng khuyết, hòa bình và thế tục. Tổng thống: Recep Tayyip Erdoğan; Dân số: 84,34 triệu (2020) Ngân hàng Thế giới; Đơn vị tiền tệ: Lira Thổ Nhĩ Kỳ. Châu lục: Châu Âu, Châu Á.Tin bài hàng đầu hôm nay Nga muốn chuyển khí đốt cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm cung cấp khí đốt Nga sang châu Âu; Tổng thống Putin muốn bắt tay Thổ Nhĩ Kỳ với kế hoạch thay thế Nord Stream

Giải mã 6 nguyên nhân khiến Đế Chế Ottoman sụp đổ
Patrick J. Kiger với biên dịch Đinh Tỵ

Đế chế Ottoman từng là cường quốc quân sự và kinh tế đứng đầu thế giới. Điều gì đã xảy ra?

Vào thời đỉnh cao chói lọi trong những năm thập niên 1500, Đế Chế Ottoman là một trong những cường quốc quân sự và kinh tế hàng đầu toàn cầu, vươn vòi bạch buộc không chỉ đại bản doanh của nó tại Tiểu Á mà còn phần nhiều lãnh thổ đông nam Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Đế chế này đã nắm quyền kiểm soát lãnh thổ trải dài từ Danube đến Nile, với một đội quân tinh nhuệ, thương mại phát đạt và đạt được các thành tựu ấn tượng trong nhiều lãnh vực từ kiến trúc cho đến thiên văn học.

Nhưng niềm vui chẳng tày gang. Trong suốt giai đoạn đế chế Ottoman tồn tại trong 600 năm, nó sa vào điều mà hầu hết các sử gia từng mô tả, đó là cuộc suy thoái kéo dài, tăng trưởng chậm chạp mặc cho nổ lực hiện đại hóa. Cuối cùng, sau khi liên minh với Đức trong thế chiến thứ 1 và phải hứng chịu đại bại, đế chế bị tan rã qua các hiệp ước và phải xóa sổ năm 1922, khi vị Sultan Ottoman cuối cùng, Mehmed VI bị truất ngôi và buộc phải bôn tẩu khỏi thủ đô Constantinople (Istanbul ngày nay) trên một tàu chiến Anh quốc. Từ tro tàn của đế chế này nổi lên một quốc gia hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đầu dây ngọn nguồn nào khiến đế chế Ottoman một thời lẫy lừng phải tiêu vong? Đề tài này được các sử gia tranh cãi liên tu bất tận nhưng dưới đây là một số nguyên nhân khả dĩ.

Nền kinh tế thuần nông

Trong khi cuộc cách mạng công mạng càn quét khắp Châu Âu trong các giai đoạn thập niên 1790 và 1800, nền kinh tế Ottoman vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đế chế thiếu hụt nhà máy và hãng xưởng nên không thể duy trì khoảng cách với Anh, Pháp thậm chí là Nga, theo Michael A. Reynolds, trợ lý giáo sư nghiên cứu ngành Cận Đông tại đại học Princeton. Hệ quả là, tăng trưởng kinh tế đế chế ngày càng kém trong khi đó thặng dư nông nghiệp mà nó tạo ra phải thanh toán cho các khoản vay của các chủ nợ Châu Âu. Mọi việc diễn biến theo chiều hướng xấu vào thời điểm xảy ra cuộc thế chiến thứ 1, Đế chế Ottoman không có một nền công nghiệp hùng mạnh để sản xuất các loại vũ khí hạng nặng, đạn dược, sắt lẫn thép cần thiết để xây dựng các đường rầy xe lửa nhằm trợ lực nổ lực chiến tranh.

Tinh thần liên đới chưa cao

Vào thời đỉnh cao, Đề chế Ottoman bao gồm Bulgaria, Ai Cập, Huy Lạp, Hungry, Jordan, Lebanon, Israel và các lãnh thổ của người Palestine, Macedonia, Romania, Syria, nhiều phần Ả Rập và vùng ven biển Bắc Phi. Thậm chí các cường quốc ngoại bang chẳng làm gì tác động nhằm hủy hoại đế chế, Reynolds không nghĩ nó sẽ giữ hình hài toàn vẹn và phát triển thành một quốc gia dân chủ hiện đại. “Có lẽ trình độ phát triển thiếu đồng bộ đã làm hại nó, bởi vì bên trong đế chế có sự đa dạng rất lớn về các phương diện sắc tộc, ngôn ngữ, kinh kế và địa lý”, ông nhận xét. “Các xã hội đồng nhất dễ dàng mang đến dân chủ hóa hơn các xã hội có khuynh hướng ngược lại”

Các dân tộc đa dạng là một bộ phận của đế chế ngày càng có xu hướng khởi binh dấy loạn và vào thập niên 1870, đế chế buộc phải trao trả độc lập cho Bulgaria và các quốc gia khác đồng thời phải nhượng lại ngày càng nhiều lãnh thổ hơn. Sau khi bị đại bại qua các cuộc chiến Balkan giai đoạn 1912-1913 trước một liên minh bao gồm một số thuộc địa cũ, đề chế phải ngậm ngùi từ bỏ các lãnh thổ Châu Âu còn sót lại.

Tỷ lệ thất học của dân chúng quá cao

Mặc cho các nổ lực cải thiện chương trình giáo dục trong những năm thập niên 1800, Đế chế Ottoman bị tụt hậu khá xa so với các đối thủ Châu Âu về phổ cập giáo dục, chẳng hạn như năm 1914, ước tính chỉ có từ 5% đến 10% dân số biết đọc. “Nguồn nhân lực, cũng như nguồn lực tự nhiên của Đế chế Ottoman, chỉ sánh ngang với các nước kém phát triển”, Reynold lưu ý. Điều đó có nghĩa là đế chế thiếu hụt số lượng sĩ quan quân đội được huấn luyện bài bản, kĩ sư, thư ký, bác sĩ và các chuyên gia lĩnh vực khác.

Các quốc gia khác cố ý bào mòn sinh lực đế chế.

Tham vọng của các cường quốc Châu Âu cũng là yếu tố khiến Đế chế Ottoman bị bức tử nhanh chóng, Eugene Rogan, giám đốc Trung tâm Trung Đông tại đại học St. Antony, Oxford giải thích. Cả Nga và Áo, với mục đích tăng cường ảnh hưởng đã chống lưng cho các cuộc nổi loạn chủ nghĩa dân tộc tại Balkan. Và Anh và Pháp hào hứng xà xẻo các lãnh thổ do Đế chế Ottoman kiểm soát tại Trung Đông và Bắc Phi.

Đối đầu với đại kình địch Nga

Giáp giới với nước Nga của Sa hoàng, với lãnh thổ chồng lấn gồm cả các nước Hồi giáo đã khiến hai nước này trở thành đối thủ không đội trời chung. “Đối với đế chế Ottoman, đế chế Nga là mối đe dọa hung hiểm nhất và nó là mối đe dọa thực thụ thường trực”, Reynolds đánh giá. Khi hai đế chế chọn phe đối địch nhau trong Thế chiến 1, Nga là quốc gia tham chiến đầu tiên bị loại khỏi cuộc chơi có nguyên nhân một phần là bị lực lượng Ottoman ngáng đường Nga nhận tiếp tế từ Châu Âu thông qua Biển Đen. Sa hoàng Nicholas II và vị Ngoại trưởng, Sergei Sazanov, đã bác bỏ ý tưởng thương lượng một hiệp ước hòa bình riêng rẽ với đế chế, yếu tố sống còn cứu vãn nước Nga.

Sai lầm chọn phe trong Thế chiến 1

Quyết định chọn phe với Đức trong Thế chiến 1 có lẽ là yếu tố cốt lõi khiến Đế chế Ottoman bị bức tử. Trước Thế chiến, Đế chế Ottoman đã ký hiệp ước mật với Đức, hóa ra đây là sự lựa chọn đầy tai hại. Trong cuộc xung đột sau đó, đội quân đế chế đã giao tranh trong một chiến dịch tàn khốc, đẩm máu tại bán đảo Gallipoli nhằm bảo vệ thủ đô Constantinople tránh khỏi cuộc xâm lược của quân Đồng minh trong các năm 1915-1916. Rốt cuộc, nửa triệu quân của đế chế đã bỏ mạng trên sa trường , đa số do dịch bệnh, cộng thêm hơn 3,8 triệu thương phế binh. Tháng 10 năm 1918, đế chế ký lệnh hưu chiến với Anh và lệnh lui binh.

Theo nhận định của một số người, nếu định mệnh không xui khiến nó vướng vào Thế chiến 1, đế chế có lẽ vẫn còn tồn vong. Mostafa Minawi, một sử gia tại đại học Cornell, tin rằng Đề chế Ottoman có tiềm năng phát triển thành một liên bang đa sắc tộc, đa ngôn ngữ. Thay vào đó, ông biện giải, Thế chiến 1 là chiếc bẩy giăng đế chế. “Đế chế Ottoman đã chọn phe thất trận”, ông nói. Hệ quả là, khi cuộc chiến tàn, “Sự chia chác lãnh thổ Đế chế Ottoman do kẻ thắng trận định đoạt”.  

Về tác giả:

Patrick J. Kiger từng cộng tác với GQ, the Los Angeles Times, National Geographic, PBS NewsHour và Military History Quarterly. Ông là đồng tác giả (với Martin J. Smith) trong tác phẩm Poplorica: A Popular History of the Fads, Mavericks, Inventions, and Lore that Shaped Modern America. (Nguôn: https://nghiencuulichsu.com/2023/07/10/giai-ma-6-nguyen-nhan-khien-de-che-ottoman-sup-do/)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook, Kim on Twitter