Thơ dâng theo dấu Tagore

HoangKim35

THƠ DÂNG THEO DẤU TAGORE
Hoàng Kim


Ở đâu bàng hoàng Phố Thị
Ngẫn ngơ suốt cả buổi chiều
Đêm nhảy xe đò về ruộng
Mưa dầm bóng Mẹ liêu xiêu.

Con lên giảng đường học chữ
Lời nào Thầy dạy đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa…

Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương xa vời vợi bạn hiền.

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn. †

(*) Cảm nhận “Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc (1) (2) (3)” họa thơ Phan Đào Toàn,​ Phan Chi​ Thắng​. Một niềm tin thắp lửa; Gạo Việt và thương hiệu

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1-mot-niem-tin-thap-lua-1a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là mot-niem-tin-thap-lua-9.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là mot-niem-tin-thap-lua-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1-mot-niem-tin-thap-lua-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1-mot-niem-tin-thap-lua-8.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1-mot-niem-tin-thap-lua-9.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là mot-niem-tin-thap-lua-5.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là mot-niem-tin-thap-lua-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là mot-niem-tin-thap-lua-4.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là mot-niem-tin-thap-lua-3.jpg

Giúp bà con cải thiện vụ mùa
Một niềm tin thắp lửa

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thay-ban-trong-doi-toi-3-1.jpg
HuynhHuong Vo Minh Luan
Congviecnaytraolaichoem
Congviecnaytraolaichoem1

Một niềm tin thắp lửa
Hoàng Kim

IAS 20 11 2015aaa
GiadinhNN
Congviecnaytraolaichoem3
NhoThay1
NhoThay2

ƠN THẦY
Hoàng Kim

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con
Mắt cha lắng bao niềm ao ước
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con

Trên luống cày này, đường cày con vững
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …

LỚP HỌC TRÊN ĐỒNG

Trò đứng trên bờ
Thầy cày dưới ruộng
Roi rói đất lật lên
Thẳng tắp từng hàng từng luống …

Buổi đầu chưa quen đường cày đâu vững
Thầy nắn tay cầm, thầy sửa dáng đi
Trán lấm tấm mồ hôi, trời thì lạnh giá
Nhưng mọi người đều học say mê

Thầy dạy con muốn đường cày đẹp
Phải vững tay cày và thẳng mắt trông
Bước đĩnh đạc, đường hoàng, ngay ngắn
Dóng trâu đi đúng lối, thẳng đường

Con hiểu thầy bày từng lời cặn kẽ
Đâu chỉ dạy cày, thầy dạy đức cho con
Nuôi mục đích trước sau như một
Việc tốt đưa ra, quyết vượt tới cùng …

– Các em học hiểu không?
– Hiểu lắm!
– Em nào ra cày?
Muôn cánh tay giơ lên …

Luống cày chạy băng băng
Đất lành sôi sự sống
Từng hàng, từng hàng lật lên
Áo mới thay dần mặt ruộng

Thầy trò say mê mãi
Dưới ruộng trò cày
Trên bờ thầy hớn hở
Đường cày càng vững vàng hơn…

1971

NỐI NGHIỆP

– Các em học hiểu không?
– Hiểu lắm!
– Em nào ra cày?
Muôn cánh tay giơ lên …

Luống cày chạy băng băng
Đất lành sôi sự sống
Từng hàng, từng hàng lật lên
Áo mới thay dần mặt ruộng

Thầy trò say mê mãi
Dưới ruộng trò cày
Trên bờ thầy hớn hở
Đường cày càng vững vàng hơn.

Đường cày nay nối đường cày trước
Chuỗi giá trị tăng đâu chỉ trên đồng
Dạy và học ngày nay em nối nghiệp
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa mời vào đường link để xem chi tiết https://kyyeunonghoc.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-ky-niem-65-nam-thanh-lap-khoa.html

GẠO VIỆT VÀ THƯƠNG HIỆU
Hoàng Kim

PGS,TS Dương Văn Chín (Chin Duong) thông tin ngày 1 tháng 4 năm 2019: [BDNG-010419] Giống lúa cao sản ngắn ngày đặc sản Lộc trời 28 ở giai đoạn chín , thu hoạch tại DTARC .Còn nhớ, chất lượng gạo , chất lượng cơm của giống Lộc trời 28 đã đạt được giải nhất, vượt qua mặt giống lúa mùa địa phương nổi tiếng Hom Mali của Thái Lan và giống Sen Krop của Cambodia trong cuộc đấu xảo liên lục địa tổ chức vào cuối tháng 11/2018 tại Trung Quốc. ( Hình chụp ngày 19/3/2019 tại DTARC ) , Ở một thông tin khác ngày 27 tháng 3 năm 2019 [BDNG-270319] là phóng sự kinh tế : ” Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo” do Đài Truyền hình Vĩnh long 2 phát sóng .
https://www.facebook.com/duongvanchin2017/videos/341985263107754/

Kết nối thông tin trước đó:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gao-viet-chat-luong-va-thuong-hieu/

Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất .

Sáng 20 tháng 4 năm 2018, báo Kinh tế Nông thôn, tác giả Hải Yến đưa tin “Quảng Ngãi: Cánh đồng lúa lớn cho thu nhập trên 43 triệu đồng/ha“. Giống lúa TBR225 “nổi trội” trên đất Quảng Ngãi. Cánh đồng mẫu lớn, với qui mô 25ha, sử dụng giống lúa TBR225, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha, cao hơn giống đại trà 9 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà khoảng 8-10 triệu đồng/ha.

Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Gạo Việt chất lượng và thương hiệu đang ngày được các cấp chính quyền, doanh nghiệp và địa phương chú trọng trong thời gian gần đây.

(đọc tiếp…. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gao-viet-chat-luong-va-thuong-hieu/)

Ngày 19 tháng 4 năm 2018 tại Dak Lak, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt Đông Xuân 2017/ 2018 kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2018 tại Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Vụ Đông Xuân 2017/ 2018 được đánh giá là vụ được mùa lớn về diện tích, năng suất, sản lượng. Đây là một vụ sản xuất được mùa được giá. Giống chất lượng vẫn là vấn đề còn hạn chế, lượng giống lúa sử dụng trên đơn vị diện tích còn nhiều, có nơi lên đến 150 kg/ha. Cơ cấu giống một số nơi chậm đổi mới. Kết quả sản xuất sẽ tốt hơn nếu công tác giống tốt hơn theo tin nhanh của anh Trần Mạnh Báo.

Sáng 20 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lâm Đồng và các tổ chức Quốc tế tổ chức Hội thảo “Đối thoại chính sách cải thiện năng suất lao động nông nghiệp và vai trò của khu vực tư nhân”. Các ý kiến nêu ra tại hội thảo đều hướng vào các chính sách tháo gỡ phát triển doanh nghiệp, đầu tư nông nghiệp, giống cây trồng, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, cơ sở hạ tầng.

ThaiBinh Seed thắng lớn

Hoàng Kim gửi anh Trần Mạnh Báo

Những trận đánh liên tục
Cánh én gọi mùa xuân
Đánh thức tiềm năng đất
Thắp lên niềm tin yêu.

Hội hè già trước tuổi
Lao động trẻ trung hoài
Say mê làm việc tốt
Dạy và học đi đôi

Doanh nghiệp và nông dân
Đầu ra cho nông sản
ThaiBinh Seed thắng lớn
Chúc mừng bạn thành công.

FB của anh Trần Mạnh Báo đưa tin nhanh về ‘Liên kết Doanh Nghiệp và HTX trong sản xuất nông nghiệp tìm đầu ra cho nông sản!”

Sáng nay 21 tháng 4 năm 2018, Sở Nông nghiệp&PTNT Quảng Ngãi tổ chức hội nghị đầu bở cánh đồng Mẫu tại xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa. Cánh đồng cấy một giống TBR225 của ThaiBinh Seed. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, đây là cánh đồng vừa thực hiện dồn điền đổi thửa theo chủ trương của tỉnh. Sau khi dồn điền đổi thửa địa phương chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu để nhân rộng ra toàn huyện. Thực tế gieo cấy mấy vụ trước ở quy mô nhỏ, Hợp tác xã Nghĩa Phương thấy giống lúa TBR225 phù hợp với đồng đất của địa vừa cho năng suất cao vừa có hiệu quả cao. Vì vậy vụ Đông Xuân 2017-2018 đã quyết định đưa TBR225 vào cánh đồng mẫu rộng 25 ha.

Sau khi thăm thực tế trên đồng ruộng và nghe báo cáo của phòng nông nghiệp huyện các đại biểu đánh giá cao Giống lúa TBR225 trên đất Quảng Ngãi. Năng suất TBR225 tại mô hình này đạt 7,5-8,0 tấn/ha, cao nhất từ trước tới nay. Chất lượng gạo ngon và có mùi thơm nhẹ, rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở đây.

Phát biểu tại hội nghị các đại biểu đề nghị ThaiBinh Seed giúp đỡ phát triển giống TBR225 và các giống mới của Công ty tại địa phương trong thời gian tới. Ông Trần Ngọc Thương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi chỉ đạo vụ Đông Xuân 2018-2019 phát triển TBR225 trong sản xuất của tỉnh và đề nghị ThaiBinh Seed hợp tác với địa phương xây dựng mô hình liên kết và giúp bao tiêu sản phẩm để tăng thu nhập cho Nông dân. Lãnh đạo ThaiBinh Seed đã đồng ý hợp tác phát triển các giống của mình tại Quãng Ngãi để tri ân địa phương, và sẽ bắt đầu triển khai từ vụ Hè Thu 2018.”

Thầy Hoan vào làm lúa Tây Nguyên

Hoàng Kim chép một chùm hình ảnh Lớp học trên đồng ở Tây Nguyên (Gia Lai 2013), Lúa lai ở Việt Nam, Việt Lai 24 (2007 ở Hà Nội), TBR225, Hương Cốm, GSR90 ở Gia Lai, Lúa lai và lúa siêu xanh ở Tây Nguyên. Những bức ảnh nhằm trao đổi thông tin.

Lớp học trên đồng ở Tây Nguyên (Gia Lai 2013). bạn có thể thấy TBR225, Hương Cốm, GSR90 ở Gia Lai,… chúng tôi đã đánh giá và tuyển chọn những giống lúa này tại nơi đây từ 5 năm qua.

Lúa lai, lúa thuần và lúa siêu xanh đang gặp gỡ tuyệt vời tại Tây Nguyên và miền Trung và bài học thực tiễn là những kinh nghiệm quý lắng đọng. Lúa lai, lúa thuần và lúa siêu xanh là các hướng nghiên cứu giống và khác nhau. Đó là một câu chuyện dài. Lúa lai ở Việt Nam có công trình nghiên cứu chuyên sâu của Nguyễn Công Tạn (chủ biên) Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hoàn, Quách Ngọc Ân, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp 2002.

Thực tiễn Việt Nam lúa lai thành tựu mạnh mẽ là từ năm 2007 có công trình nổi bật của PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm người thầy lúa lai với TH3-3 , TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm (ảnh Hương cốm 2 ở Tây Nguyên HK báo cho cô Trâm).

Công trình nổi bật của PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan đặc sắc là Việt Lai 20 và Việt Lai 24.
Hội thảo Quốc tế về lúa lai Việt Nam tổ chức ở Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Năm 2007 Hoàng Kim là giảng viên chính cây lương thực tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh được thầy Hoan ưu ái mời dự Hội thảo Quốc tế Lúa lai ở Việt Nam với các chuyên gia Nhật và những đồng nghiệp Trung Quốc, Việt Nam tại Học Viên Nông Nghiệp Hà Nội (hồi ấy là Đại học Nông nghiệp 1). Tôi ấn tượng nhất là những công trình đột phá lúa lai của thầy Nguyễn Văn Hoan, cô Nguyễn Thị Trâm và anh Nguyễn Trí Hoàn. Trả lời câu hỏi “Nơi sản xuất lúa giống của lúa lai hai dòng nên chọn ở đâu để không sợ lạnh giá và lụt bão khi trỗ? “. DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.


Anh Trần Mạnh Báo và 4 người khác vừa thăm thầy Hoan Nguyen nay đang tìm tòi kết quả mới ở Chưprông, Gia Lai (ảnh nguồn TMB). Chúng tôi mừng vì sự say mê đồng ruộng, yêu thích chọn giống lúa tốt của quý thầy bạn. Thật tâm đắc với sự lặng lẽ kiên nhẫn tìm nguồn gen, sự kết hợp và vùng sản xuất nhân giống lúa lai hai dòng trên cao nguyên đầy nắng và gió, không sợ lạnh giá và lụt bão. Chúc mừng thầy Hoan vào làm lúa ở Tây Nguyên và cây ăn quả quý. Chúc mừng bài viết xuất sắc của anh Trần Mạnh Báo chân tình, ngắn gọn, giàu thông tin.

DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.

ThaiBinh Seed TBR225, TBR 288 là các giống lúa thật tốt, tuy vậy thời gian sinh trưởng cần sớm hơn khoảng một tuần và chất lượng gạo đang ngon vừa, cần phải rất ngon.

Lúa siêu xanh (Green Super Rice) là giải pháp tốt tiếp nối cho trước mắt và lâu dài của Gạo Việt để tích hợp được nhiều đặc tính quý về dạng hình cây lúa siêu xanh lý tưởng, với năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thích hợp với các vùng lúa hạn, mặn, thâm canh.

Chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng quy trình thâm canh thích hợp cho từng vùng lúa chính đang là nổ lực của chúng ta.

Gạo Việt chất lượng và thương hiệu thao thức những khát vọng…

Bài viết của anh Trần Mạnh Báo về PGS.TS Nguyễn Văn Hoan với thông tin “Thầy Hoan vào làm lúa ở Tây Nguyên” thật lắng đọng và sâu sắc. Cám ơn thầy Hoan, anh Báo đã khơi dậy bài viết GẠO VIỆT CHẤT LƯỢNG VÀ THƯƠNG HIỆU.

(đọc tiếp…. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gao-viet-chat-luong-va-thuong-hieu/)

Hoàng Kim

Tài liệu dẫn

THẾ MỚI LÀ TÔI!

Trần Mạnh Báo
viết về PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan

Ông là nhà khoa học, là người thầy yêu quý của nhiều thế hệ học sinh trường Đại học Nông nghiệp 1 (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Năm nay Ông đã 69 tuổi, đã một lần bị tai biến và chân đi không còn thăng bằng nữa. Hiện nay Ông đang làm một việc mà nhiều người cho là không bình thường. Ông là PGS, TS Nguyễn Văn Hoan. Ông là tác giả của nhiều giống lúa, trong đó có giống lúa lai Việt Lai 20. Sau khi Ông nghỉ hưu và không làm việc tại Học viện Nông nghiệp nữa Ông vào Tây nguyên mua đất, dựng lều, làm ruộng để nghiên cứu giống cây trồng. Tôi và Ông có nhiều điều tâm đắc, cùng say mê với đồng ruộng và yêu cây lúa. Vì vậy chúng tôi đã hợp tác nghiên cứu. Kết quả còn chờ thời gian và sự may mắn. Nhưng những gì ông làm, những gì tôi chứng kiến trong nhiều năm qua đã thực sự thuyết phục tôi và thương yêu, quý trọng Ông hơn.

Để có thể cấy được lúa trên đất Tây Nguyên Ông phải đào sâu 40-50 cm, lót bạt chịu nước rồi đổ đất lên trồng lúa trong những nhà lưới tự thiết kế thi công. Để trồng cây ăn quả mà chịu được hạn mùa khô Ông phải đào hố sâu 40 cm, giữa hố khoan lỗ sâu 40-50 cm và cho vào đó một cái ống tre. Khi trồng cây chú ý cho cái rễ cái vào cái ống tre. Như vậy rễ cây sẽ ăn sâu vào đất hàng mét. Về mùa khô không phải tưới vẫn xanh tốt. Ruộng vườn của Ông được đắp bờ vùng, bờ thửa như ở đồng bằng Sông Hồng. Khi mùa mưa đến nước sẽ được giữ lại không trôi tuột xuống chân đồi. Người dân ở đây đến thấy lạ thì nói “Ông làm những việc không bình thường”. Ông liền trả lời “Thế mới là tôi, không phải là ông”. Còn tôi, tôi tin những gì Ông làm đều được nghiên cứu kĩ càng và dựa trên cơ sở khoa học.

Biết tôi đến thăm, Ông làm cơm với tất cả các món ăn được làm từ sản phẩm do Ông Bà tự sản xuất ra không thiếu những gì mà người Hà Nội cần cho một bữa cơm đãi khách.

Trong ngôi nhà nhỏ, vẫn có một bàn ăn và trên tường có một cái bảng viết đầy tiếng Anh. Thấy tôi đứng đọc bài viết trên bảng, Ông nói. Bà ấy đang học tiếng Anh đấy. “Bà ấy” là một ngươi phụ nữ đã nghỉ hưu theo Ông vào đây để cùng ông dệt cái giấc mơ mà Ông đang ngày đêm khát khao thực hiện. Đó là nghiên cứu tìm giống cho Tây Nguyên, đặc biệt là các giống chịu hạn. Để chờ hai con Ông học ở nước ngoài về kế nghiệp.

Chia tay Ông chúng tôi thật sự bùi ngùi, xúc động, cầu mong Ông Bà luôn mạnh khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc trong “một mái nhà tôn hai trái tim vàng”./.

Nguồn FB. Trần Mạnh Báo
Chưprông – Gia Lai 12:30 – 18/04/2018

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter