Thầy nhạc Trần Văn Khê

giaosutranvankhenguoithaynhacviet

THẦY NHẠC TRẦN VĂN KHÊ
Hoàng Kim

Giáo sư Trần Văn Khê đã bảo tồn tinh hoa âm nhạc cổ truyền và văn hóa dân tộc Việt Nam. Tôi  viết bài này trong ngày lễ tang của thầy ngày 26 tháng 6 năm 2015 (Thầy mất ngày 24 tháng 6) như là một nén tâm hương tưởng niệm. Hôm nay, chúng ta nhớ lại người Thầy đáng kính đã giữ gìn nét đẹp văn hóa Việt qua câu chuyện do Quang Minh tổng hợp trên trang trithucvn.net kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964. Cố Gia1o sư Trần Văn Khê đã hỏi một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt?”. Chuyện này đã đăng trên Hồi ký Trần Văn Khê (hai tập) tái bản lần ba năm 2013 Giáo sư Trần Văn Khê  từ trần hồi 020h55 ngày 24 tháng 6 năm 2015 (tức ngày 09/05 Ất Mùi) tại bệnh viện nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh. hưởng thọ 94 tuổi. Thầy là nhà giáo giảng dạy và nghiên cứu nổi tiếng về âm nhạc cổ truyền và văn hóa Việt Nam, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốctế UNESCO, giáo sư Đại học Sorbonne Pháp, tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Thầy có công lớn trong quảng bá âm nhạc dân tộc, văn hóa Việt Nam ra thế giới. (Giào sư Trần Văn Khê khai đàn Nguyên đán Ất Mùi tại tư gia. Ảnh VnExpress)

Theo VnExpess.net  “đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ra, thi hài Giáo sư được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Lễ tang của ông cũng diễn ra ở tư gia. Lễ nhập liệm diễn ra vào 10h ngày 26/6. Lễ viếng bắt đầu từ 12h trưa ngày 26/6 và kéo dài đến hết ngày 28/6. Lễ động quan diễn ra vào 6h sáng 29/6. Sau đó, linh cữu ông được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM và gia đình cùng đứng ra tổ chức tang lễ cho Giáo sư Khê. Con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải làm chủ tang. Hiện tại, Giáo sư Trần Quang Hải đang gấp rút trở về TP HCM từ một hội nghị quốc tế ở nước ngoài …”.

GS TRẦN VĂN KHÊ CUỘC ĐỜI VÀ DI SẢN

Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đang cập nhật thông tin về GS Trần Văn Khê.

Tiểu sử

Trần Văn Khê sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, Tiền Giang) trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền. Năm lên 6 tuổi ông đã được cô (Ba Viện) và cậu (Năm Khương) dạy đàn kìm, đàn cò, đàn tranh[2], biết đàn những bản dễ như “Lưu Thuỷ”, “Bình Bán vắn”, “Kim Tiền”, “Long Hổ Hội”. Ông nội ông là Trần Quang Diệm (Năm Diệm), cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều), cô là Trần Ngọc Viện (tức Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban), đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương [3]. Ông ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca[4]. Một trong số đó Nguyễn Tri Khương, thầy dạy nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng. Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành), sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và bị thương rồi mất trong năm đó [5]. Cha ông vì thương nhớ vợ nên qua đời năm 1931. Ông có một người anh họ ngoại (con ông Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca [5].

Mồ côi từ rất sớm, mẹ mất năm 9 tuổi, cha mất năm 10 tuổi, nên ông cùng với hai em là Trần Văn Trạch (về sau là một ca sĩ nổi tiếng, có biệt danh Quái kiệt), Trần Ngọc Sương được cô Ba Viện nuôi nấng. Cô Ba Viện rất thương, cho anh em ông đi học võ, học đàn kìm.

Năm 10 tuổi, Trần Văn Khê đậu tiểu học, sang Tam Bình, Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi. Đến đây Trần Văn Khê được học chữ Hán với nhà thơ Thượng Tân Thị. Trong kỳ sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu sơ học có phần Hán Văn. Cả tỉnh chỉ có Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đậu bằng chữ Hán.

Năm 1934, ông vào trường Trung học Trương Vĩnh Ký, được cấp học bổng. Học rất giỏi, năm 1938 ông được phần thưởng là một chuyến du lịch từ Sài Gòn đến Hà Nội, ghé qua Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế. Nhờ đậu tú tài phần nhất năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, ông được đô đốc Jean Decoux thưởng cho đi viếng cả nước Campuchia xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng Đế Thiên Đế Thích. Khi về Việt Nam, nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, ông được Đông Hồ tiếp đãi, dẫn đi chơi trong một tuần.

Thời gian này, ông cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của hội SAMIPIC. Ông là người chỉ huy hai dàn nhạc đó.

Năm 1942, Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa. Tại đây, cùng với Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng hội Sinh viên. Do thể hiện một trình độ cảm nhạc xuất sắc, ông được cử làm nhạc trưởng của giàn nhạc trường, nhân giới thiệu những bài hát của Lưu Hữu Phước. Ông còn tham gia phong trào “Truyền bá quốc ngữ” trong ban của GS Hoàng Xuân Hãn, “Truyền bá vệ sinh” của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến “đi Hội đền Hùng”, và đi viếng sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà.

Năm 1943, ông cưới bà Nguyễn Thị Sương, và sau đó có nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về miền Nam. Con trai ông là Trần Quang Hải, sinh năm 1944, sau này cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến một thời gian rồi về vùng Pháp kiểm soát cuối năm 1946.

Ông sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị Khoa giao dịch quốc tế. Cho đến năm 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne. Luận văn của ông có tên: “LaMusique vietnamienne traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt Nam).

Từ năm 1963, ông dạy trong Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương, dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học Paris (Institut de Musicologie de Paris). Ông là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác; là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức (International Institute for Comparative Music Studies) [6].

Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Sau 50 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp, năm 2006, ông chính thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam. Ông cũng là người đã hiến tặng cho Thành phố Hồ Chí Minh 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.

Sau một thời gian bị bệnh, ông qua đời vào khoảng hai giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 2015 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh [7].

Gia đình
GS Trần Văn Khê có bốn người con: Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở TP Hồ Chí Minh), Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris [8].

Người vợ đầu của ông Trần Văn Khê là bà Nguyễn Thị Sương (1921-2014). Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, do hoàn cảnh, hai người không còn sống với nhau nữa. Năm 1960, bà Sương và ông Trần Văn Khê ly dị [9]. tuy nhiên sau này vẫn coi nhau là bạn [10]. Sau đó ông có những người phụ nữ khác. Ông nói: “Đa tình thì có thể nhưng rất may là tôi không phải là người bạc tình và cũng chưa bao giờ cùng lúc có hai ba người. Chỉ có người này đi qua người khác đến. Cũng chưa có người phụ nữ nào oán trách tôi, khi chia tay chúng tôi đều giữ lại được tình bạn.” [11]. Mấy chục năm cuối đời ông sống một mình.

Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, người con gái út của ông Trần Thị Thủy Ngọc chưa ra đời. Sau này, năm 1961 Trần Quang Hải (trưởng nam) sang Pháp, tới năm 1969 đến lượt Thủy Ngọc (con gái út) sang Pháp ở với cha. Còn Trần Quang Minh và Thủy Tiên ở lại Việt Nam, sống với mẹ [12].

Hội viên

Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc và trên trường quốc tế:

  • Hội Nhà văn Pháp (Société des Gens de Lettres) (Pháp)
  • Hội Âm nhạc học (Société Française de Musicologie) (Pháp)
  • Hội Dân tộc Nhạc học Pháp (Société Française d’Ethnomusicologie) (Pháp)
  • Hội Âm nhạc học Quốc tế (Société Internationale de Musicologie)
  • Hội Dân tộc Nhạc học (Society for Ethnomusicology) (Mỹ)
  • Hội Nhạc học Á châu (Society for Asian Music) (Mỹ)
  • Hội Âm nhạc Á châu và Thái Bình Dương (Society for Asian and Pacific Music)
  • Hội Quốc tế Giáo dục Âm nhạc (International Society for Music Education)
  • Thành viên và chủ tịch hội đồng khoa học của Viện Quốc tế Nghiên cứu Âm nhạc với Phương pháp Đối chiếu (International Institute for Comparative Music Studies) (Đức)
  • Hội đồng Quốc tế Âm nhạc truyền thống (International Council for Traditional Music) nguyên phó chủ tịch (Mỹ)
  • Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (International Music Council/UNESCO), nguyên uỷ viên ban chấp hành, nguyên phó chủ tịch, đương kim Chung sanh hội trưởng danh dự (Pháp)
  • Viện sĩ thông tấn, Hàn lâm viện Châu Âu, Khoa Học, Văn chương, Nghệ thuật…

Giải thưởng

  • 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
  • Huy chương bội tinh hạng nhứt của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
  • Văn hoá bội tinh hạng nhứt của Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
  • 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada).
  • 1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO – CIM de la Musique).
  • 1991: Officier de l’Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l’Information du Gouvernement français (Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hoá Pháp).
  • 1993: Cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
  • 1998: Huy chương Vì Văn hoá Dân tộc của Bộ Văn hoá Việt Nam.
  • 1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương cấp.
  • 2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
  • 2011: Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu

NGƯỜI GIỮ GÌN NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT

Cố GS Trần Văn Khê: “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt? trithucvn.net Quang Minh tổng hợp. Có một câu chuyện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964…

Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư là người Việt. Diễn giả hôm ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói chuyện như thế này:

“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”

Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:

“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?

Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.

Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.

Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như: “Núi cao chi lắm núi ơi; Núi che mặt trời, không thấy người yêu” hay “Đêm qua mận mới hỏi đào; Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.

Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”

Dịch nghĩa là:

“Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”

Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.

Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”

Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.

Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của dân tộc.

NGƯỜI HIỀN ĐI XA TIẾNG THƠM CÒN MÃI

GS Trần Văn Khê người Thầy nhạc Việt. Thầy là một trong những người chính yếu giữ ngọn lửa thiêng âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt của thế hệ chúng ta. Những khúc dân ca Nam Bộ mát rượi lòng người, những điệu lý ngựa ô, lý qua cầu, điệu lý thương nhau là lời tình tự dân tộc vượt lên nghèo khó, chia cắt, khổ đau để đi đến bến bờ tự do hạnh phúc.

Xin kính cẩn dâng Người một nén tâm hương.

Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ta-va-ta-giua-cuoc-doi.jpg

NHỚ LỜI THƯƠNG GỬI LẠI
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Kim Notes lắng ghi chú: Thầy nhạc Trần Văn Khê có hai mẫu chuyện trong hồi ký đời người tưởng ít liền mạch với cõi tiêng nhưng thật ra lại có giá trị cực kỳ hiếm thấy, Đó là chuyện “Mạc Đĩnh Chi thời Trần” đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:“Thanh thiên nhất đóa vân Hồng lô nhất điểm tuyết Thượng uyển nhất chi hoa Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!” Dịch nghĩa là: “Một đám mây giữa trời xanh Một bông tuyết trong lò lửa Một bông hoa giữa vườn thượng uyển Một vầng trăng trên mặt nước ao Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!” Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào. Một câu chuyện thần tiên thứ hai là “Hạnh phúc giữa đời thường” “Tình kỹ nữ Khê Madona” rất mực xúc động. Thầy Nguyễn Quốc Toàn công phu chép lại. Hoàng Kim xin được lưu nguyên văn cào hai trang Thầy nhạc Trần Văn KhêNhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn

Nguyễn Quốc Toàn

1- Hai tập Hồi ký của GS Trần Văn Khê toàn nói chuyện cuộc đời và sự nghiệp của ông, từ khi nằm nôi 1921 cho đến năm 1949 sang Pháp, và 2006 trở về sống ở Việt Nam. Cuối tập 2 là Tình Kỹ Nữ như một chuyện ngắn không dính dáng gì đến những sự kiện trước đó.

2- Trên mạng có nhắc đến Hồi ký Trần Văn Khê, chứ không giới thiệu toàn văn. Cho nên không thể coppy “Tình kỹ nữ” để đưa lên facebook được. Bu tui đành phải gõ từ chữ đầu cho đến chữ cuối trong sách in vậy.

3- Tiêu thuyết diễm tình là nhà văn hư cấu. Còn “Tình kỹ nữ” là GS Trần Văn Khê ghi lại một mẫu nguyên vẹn của cuộc đời mình, khoảng 1951 khi ông vào tuổi 30. Hạnh phúc của con người đôi khi chỉ đơn giản là được làm một người bình thường. Madona ở tít trên cao xanh lòng ngưỡng mộ của người đời. Nàng khẩn khoản xin Trần Văn Khê cho được sống bình thường chỉ một lần trong một đêm. “Em cứ tưởng lòng mình đã chai đá. Ngờ đâu đêm nay em thấy lòng mình xúc động vô cùng. Xin anh cho em được hưởng một đêm trọn vẹn với tình”…May mắn thay, chúng ta đang được sống như những người bình thường phải không bạn Trần Quang Chung ?



TÌNH KỸ NỮ
NQT chép lại 28.7.2023
(Rút trong tập 2. Hồi ký của GS Trần Văn Khê)

***

Nhà hàng Bông Lau đêm nay rất đông khách. Ban nhạc vừa chơi dứt một bản nhạc cho màn trình diễn thoát y của cô Madonna. Được khách mộ điệu thán thưởng, cô trở ra sân khấu chào khách rồi quay vào hậu trường, phấn khởi tươi cười không để ý đến anh hầu bàn đang bưng một mâm thức ăn trên có hai tô cháo gà nóng hổi. Madona vấp phải tấm thảm trải sân khấu, hai tô cháo gà đổ ụp lên bộ ngực trần của cô.

Madona hét lên một tiếng rồi chạy vào hậu trường, hai tay ôm bộ ngực. Mọi người vội vàng xúm lại cấp cứu. Có người đề nghị đổ nước mắm theo cách chữa mẹo của dân gian Việt Nam. Madona vừa không tin vừa sợ mui hôi nên không chịu. Có người bảo tìm pomade trị phỏng nhưng không có sẵn.

Tôi biết được phương pháp trị phỏng rất công hiệu nên lấy trong túi cấp cứu một miếng bông gòn lớn, đổ rượu cồn 90 độ rồi đắp lên ngực cô Madona để rút bớt hơi nóng trên vết phỏng. Chi một lát sau cô reo mừng:

– Nghe mát quá!

Cứ sau năm phút tôi thay bông gòn tẩm rượu cồn khác đắp lên ngực. Sau bốn mươi phút cô Madona tươi cười nói:

– Cám ơn anh quá ! Tôi nghe nhẹ đi nhiều, không còn nóng ran như lúc mới bị phỏng. Anh săn sóc tôi giống như một bác sĩ. Anh có học y khoa không?

– Tôi cười đáp:

– Hồi trước tôi có một người bạn gái khi nấu bánh chưng bị nước sôi bắn lên mặt nhờ đắp rượu cồn 90 độ mà không bị thẹo. Cô ấy chỉ cho tôi phương pháp chữa phỏng này, Và từ đó đến nay nếu lỡ bị phỏng tay chân mình mẩy thì chỉ cần đắp rượu cồn 90 độ mà hết nóng và không bị vộp da.

– Hay quá! Vậy là tôi học được cách trị phỏng rất hay

Cô Madona mặc áo vào, cảm ơn tôi và hôn từ giả, hẹn hôm nào rảnh sẽ mời đi uống cà phê hay ăn cơm với nhau một bữa. Nhưng tôi bận nhiều việc đâu có nhớ chuyện đi uống cà phê hay ăn cơm với cô vũ nữ thoát y.

Bốn tháng sau, một hôm tôi đang đi bộ tại vùng Saint Germain des Pres bổng nghe tiếng gọi:

– Sơn Ca ơi! Sơn Ca !

Tôi vẫn lầm lũi bước vì quên cái tên giả vẫn mang khi đi hát để kiếm tiền ăn học. Nghe tiếng chân chạy theo, tôi dừng lại ngoảnh đầu nhìn, Madona tươi cười nói:

– Tôi gọi gần khan cổ mà anh không nghe. Vô đây uống với tôi một tách cà phê đi.

Madona dẫn tôi vào quán nổi tiếng “Café de Frore”, nơi gặp gỡ của các nghệ sỹ, nhà thơ, nhà văn hay các triết gia theo phái hiện sinh như Jean Paul Sartre, nhà văn Simone de Beauvois, ca sỹ juliette Gréco, nhạc sỹ Joseph Kosma…

– Từ bữa anh chữa phỏng cho tôi đến nay, tôi cố tìm anh để đãi một chầu cà phê hay một bữa cơm mà không đêm nào gặp anh ở nhà hàng Bồng Lai hết.

– Tôi chỉ hát một tuần có hai lần thôi, và hát xong tôi về nhà ngay để ngủ lấy sức

– Nói vậy anh không phải là nghệ sỹ chuyên nghiệp sao?

– Không! Tôi chỉ hát chơi cho vui và để có chút đỉnh tiền đủ ăn cơm Resto – U thôi (tiếng lóng chỉ các quán cơm sinh viên).

– Ủa, anh là sinh viên à?

– Phải tôi còn đang học

– Anh học môn gì ?

– Tôi học hai trường: Sciences – Po Paris và trường Sorbonne

– Tôi nghe nói Sciences – Po là trường của “con ông cháu cha”. Học ra làm ngoại giao hoặc cán bộ cao cấp về hành chánh hay kinh tế phải không ?

– Phải nhưng bây giờ không cần “con cha cháu ông” cũng học được. Miễn là có bằng cử nhơn Luật hay Văn khoa là được vào học năm thứ hai.

– Anh học môn gì ?

– Giao dịch quốc tế

– Để làm ngoại giao hả ?

– Không biết chừng. Nhưng bây giờ còn đi hát dạo ở vũ trường để kiếm tiền độ nhựt như cô đã thấy

– Bữa nay anh đi đâu trên này vậy ?

– Ngày nào tôi cũng đi qua đây. Đường đi học mà. Bữa nay tôi đến trường để ghi tên dự dạ hội thường niên

– Từ trước đến giờ tôi vẫn ao ước được vô phía bên trong trường đí một lần cho biết. Anh dẫn tôi vô chơi được không ?

– Trời ơi cô muốn vô thăm Đại học Sorbonne còn dễ, chớ trường Siences – Po thì dầu cho sinh viên của trường cũng phải trình thẻ mới được vô. Nam sinh viên phải thắt cà vạt, nữ sinh viên phải mặc váy. Nói vậy chớ tôi có thể dẫn cô vô chơi một chút, vì đặc biệt hôm nay trường xả giàn cho mọi người đến ghi tên dư Dạ hội.

– Hay quá, mình đi ngay nhé! Thật là bất ngờ mà mộng của tôi đã thành !

Madona trả tiền cà phê xong hỏi:

– Mình đi tắc xi hay đi xe bus lại trường ?

– Đi xe bus thì chỉ có một trạm la đến Saint Guilaume. Gần xịt! Mình đi bộ năm phút là tới nơi.

Madona thích chí rảo bước rất nhanh. Trước cổng trường có người gác cửa mặc đồng phục như trong các cơ quan lớn của Nhà nước, tôi trình thẻ sinh viên và nói

– Cô này là bạn sẽ cùng dự dạ hội với tôi. Cô vào đây để ghi tên

Madona rất thích, nhìn bảng ghi thời khóa biểu của các phòng học. Sinh viên ăn mặc rất sang, lịch sự, đi đứng nghiêm trang không xô bồ xô bộn như các trường đại học thường

– Đêm Dạ hội anh sẽ đi với ai ?

– Chưa biết. Tôi có ba cô bạn đều ngỏ ý muốn đi với tôi. Ai tới trước tôi sẽ đi với người đó

– Tôi tới trước hơn các cô đó nữa. Anh có bằng lòng cho tôi đi với anh không?

– Cô đi làm mỗi đêm đi sao được

– Thì bỏ một đêm đi chơ có sao

Tôi cũng thấy thích vì cô này đã đẹp lại khiêu vũ rất hay. Tụi ban sẽ “lé” mắt hết. Nhưng tôi lại ngây thơ nói:

– Đi với cô thì tôi rất vui, nhưng hôm đó những người đi Dạ hội đều phải mặc lễ phục, toàn “robe de soi ree” (áo dài Dạ hội) chớ mặc áo thường không được vào

– Anh khỏi lo. Tôi tuy khiêu vũ thoát y chớ cũng có sẵn hàng tá áo Dạ hội thứ sang. Anh muốn màu nào tôi cũng có cả.

– Tôi thì phải mượn áo đuôi tôm (habit), áo sơ mi cổ cứng, ngực cứng có hồ bột.

– Anh bằng lòng cho tôi làm “cavaliere” (bạn gái khiêu vũ) của anh không ?

– Rất hân hạnh được một “partenaire” đẹp và khiêu vũ một cây như cô. Nhưng ghi tên Madona ai cũng biết danh cô là vũ nữ thoát y thì chắc không tiện

– Tên thật của tôi là Michelle

– Còn tôi tên thật là Khê

– Hay quá! Vậy thì không phải Sơn Ca đi chơi với Madona, mà Khê đi chơi với Michelle.

– Vừa ghi tên xong, hai cô bạn của tôi đến hỏi:

– Ai sẽ được đi với anh hôm dạ hội?

– Xin giới thiệu Michèle, bạn của tôi.

– Hân hạnh.

– Hai cô sinh viên ngạc nhiên nhưng cũng lễ phép chào Michèle. Cô nghiêm túc đáp lễ:

– Xin hân hạnh.

– Ra khỏi trường Siciences-Po, Madona hôn lên má tôi hai lượt và nói:

– Tôi chẳng biết nói gì hơn hai tiếng đa tạ. Đa tạ anh Sơn ca, à không, anh Khê, đã và sẽ cho tôi sống trong một đêm huyền thoại. Tôi trông cho mau đến ngày dạ hội. Hôm đó anh cứ ngồi nhà, tôi sẽ đi taxi đến đón anh.

– Chiều hôm ấy tôi mặc bộ áo đuôi tôm ngồi đợi trên căn phòng nhỏ của khách sạn nơi đang ở. Bỗng bà chủ gọi tôi:

– Ông Khê ơi! Có một bà sang trọng lắm, nói là đến đón ông Khê đi dự dạ hội. Chắc bà này lộn địa chỉ. Ông xuống xem có phải người quen hay không?

– Tôi đi bộ xuống lầu vì khách sạn không có thang máy. Vừa thấy tôi bà chủ hết hồn, mở mắt tròn xoe:

– Ông đi đâu mà mặc lễ phục, điệu quá sức?

– Đi dự dạ hội sinh viên trường Chánh trị.

– Bà chủ thường ngày thấy tôi ăn mặc giản dị, thậm chí có phần hơi lôi thôi xốc xếch. Tôi chỉ có hai bộ đồ, bộ lôi thôi để đi học ở Sorbonne, vì đến đó mà ăn mặc diện, bạn bè ngạc nhiên và dòm ngó. Bộ đồ “bảnh” hơn để bận khi đi học trường Chánh trị. Nên bà chủ không thể tưởng tượng anh chàng bần sĩ hôm nay lại diện áo đuôi tôm với sơ mi cổ cứng, thắt nơ đen, đi giày da láng.

– Michèle nói đùa:

– Xin mời hoàng tử của tôi lên xe!

– Tôi mở cửa cho cô theo phong tục người Pháp, rồi lên ngồi bên cô mà có cảm giác như đang sống trong một câu chuyện thần tiên.

– Tới trường Siciences-Po, vừa bước vô các bạn đồng học của tôi chạy lại hỏi:

– Đào nào đẹp quá vậy?

– Giới thiệu với các bạn cô Michèle, Cavalière của tôi đêm nay.

– Michèle lộng lẫy trong lớp áo dự dạ hội hở ngực, cô có bộ ngực đẹp, nhờ vậy mới được các nơi mời vũ thoát y. Tóc cô như suối chảy hai bên vai, chân đi giày cao gót nhung đen, mặt luôn tươi cười. Cô là một trong những thiếu nữ xinh đẹp nhứt trong đêm dạ hội. Các bạn đồng học chọc tôi:

– Có sổ khiêu vũ không? Cho tôi ghi tên để đưa cô bạn của anh đi vài bản.

– Bỗng nhiên tôi được “làm chủ” một bông hoa đẹp, ai muốn khiêu vũ với cô phải đến xin phép:

– Chẳng hay anh có cho phép tôi khiêu vũ với cô bạn bản nhạc này không?

– Tôi vui vẻ trả lời:

– Xin mời anh tự nhiên.

– Sau đó anh bạn hỏi Michèle:

– Mà cô cũng vui lòng chớ?

– Michèle tươi cười quay đầu nhìn tôi, đôi mắt như hỏi:

– Anh có bằng lòng không?

– Tôi mỉm cười gật đầu và Michèle rời bàn ra sân khiêu vũ.

– Tôi khiêu vũ với Michèle trong những điệu vasle, boston, rumba, tango, slow cho đến khi dạ hội bế mạc. Michèle nói nhỏ với tôi:

– Cô Lọ Lem này trở lại kiếp sống lọ lem.

– Michèle nhắc lại chuyện thần thoại của Pháp: cô Cendrillon được tiên hóa phép cho biến thành công chúa, gặp được hoàng tử, sau đó trở lại kiếp sống của một cô gái quê.

– Tôi tươi cười hỏi cô:

– Madona, à không, Michèle đi chơi hôm nay có vui không?

– Không phải chỉ vui thôi, mà em tận hưởng từng giây từng phút được sống như một người con gái bình thường, được mọi người kính nể, chiều chuộng một cách lịch sự, điều mà từ lâu em không hưởng được, dầu trong đôi ba phút. Lúc nào em cũng chỉ là một món đồ chơi, ai có tiền cứ vung ra là mua được, người ta dùng mà khi dễ, coi thường mình.

– Người ta đến xem em khiêu vũ, cũng có người vì nghệ thuật chớ?

– Nghệ thuật gì lối vũ thoát y ấy? Họ chỉ chú ý xem bộ ngực mình có đẹp không, cử chỉ khêu gợi nhiều hay ít, đôi mắt mình lẳng lơ, nụ cười có quyến rũ không. Người ta đến với mình như “con đực” tìm “con cái”. Em quen với nếp sống đó đến nỗi không còn nhớ một người bình thường sống như thế nào. Chiều nay, có thể nói bỗng nhiên em trở thành một cô gái thanh lịch, xinh đẹp, bạn của một sinh viên trường Chánh trị. Ai muốn khiêu vũ với em phải xin phép anh, hỏi ý em, chớ không phải chỉ quăng tiền ra hay mời uống champagne là được. Chiều nay em không bán sắc đẹp của mình, em không có cảm giác là một món đồ chơi cho bọn đàn ông. Cảm giác này rất lạ, rất hấp dẫn và làm cho em xúc động vô cùng. Xin cảm ơn anh đã dùng chiếc đũa thần làm cho em được sống mấy tiếng đồng hồ cuộc đời của một người con gái bình thường yêu thích khiêu vũ, chớ không phải một vũ nữ bị bắt buộc phải nhảy múa cho thiên hạ mua vui.

– Em cũng cho tôi được niềm vui là đi chơi với một người đẹp khiêu vũ tuyệt vời. Chiều nay em cũng như tôi không sống trong không khí ồn ào náo nhiệt của những tiệm rượu “hộp đêm”, mình sống trong cuộc đời thật của mình.

– Nhưng chỉ có anh sẽ trở về cuộc sống thật của anh. Đi hát đối với anh là một phương tiện tạm thời để có tiền đi học. Còn em từ ngày mai trở lại cuộc sống thật của mình lại là một đời sống “giả tạo”. Đêm nay chỉ là một giấc mơ tuyệt đẹp. Vì vậy, em đề nghị anh cho em kéo dài giấc mơ này đến lúc trời sáng. Em muốn mời anh về nhà em uống một ly rượu, để em được có cảm giác là một cô gái bình thường đi chơi với một người bạn trai.

– Tôi an ủi:

– Dầu em là vũ nữ thoát y đi nữa, sau khi làm xong việc, em cũng có thể là một cô gái “bình thường” vậy.

– Michèle thoáng buồn:

– Đã thoát y là không bình thường rồi. Đem cái đẹp của cơ thể khoe với mọi người, thì trong số khán giả sẽ có người muốn thưởng thức lâu hơn, gần gũi hơn với cái đẹp của cơ thể đó, họ lại sẵn tiền mua vui trong chốc lát. Cách làm ra tiền dễ dàng như vậy, không nặng nhọc bao nhiêu, có vũ nữ nào đủ can đảm từ chối để phải chịu nghèo? Thì lối sống đã không bình thường lại càng tiếp tục không bình thường.

– Tôi im lặng không trả lời. Michèle hỏi:

– Nghe nói vậy chắc anh sợ, không thích hay không muốn đến nhà em đêm nay phải không?

– Tôi do dự vì không bao giờ có ý nghĩ tìm hoa trong một đêm vui.

– Anh đứng quên đêm nay em là Michèle, đi dự dạ hội với Khê, một sinh viên trường Chánh trị, chớ không phải Madona, vũ nữ thoát y tại nhà hàng Bồng Lai. Michèle nài nỉ anh cho kéo dài được giấc mơ huyền diệu chớ không phải anh tỏ tình hay “tán tỉnh” bạn gái đâu mà ngại.

– Tôi chưa trả lời Michèle đã nói tiếp:

– Đến với em là anh có lòng nhân, để cho em hưởng thêm cái vui khó kiếm được trên đời. Mà em cũng chỉ muốn mời anh đến uống ly rượu thôi, rồi anh về liền cũng chẳng muộn.

– Tôi sang Pháp đã hơn hai năm mà không bao giờ có ý nghĩ hoặc có dịp đi chơi với một vũ nữ thoát y như vậy. Thấy Michèle thật tình và tha thiết mời, tôi dè dặt nói:

– Được, tôi sẽ về nhà uống với em một ly rượu rồi chúng ta chia tay.

– Xe taxi chở chúng tôi về một căn nhà rất xinh, có thể nói là rất sang trọng gồm hai buồng. Bàn ghế, giường tủ đều cùng một màu, ghế bành, ghế dài bằng da, sàn lót moquette màu hồng lợt. Có máy truyền hình lớn và máy nghe dĩa rất tối tân. Michèle lấy một chai champagne bỏ vào thùng có những viên nước đá đập nhỏ và lấy hai ly thủy tinh màu trắng trong, có chân cao, đặt trên bàn nhỏ rồi hỏi:

– Anh thích nghe nhạc cổ điển hay nhạc khiêu vũ? Hỏi vậy chớ nhạc khiêu vũ vừa nghe suốt mấy tiếng đồng hồ chắc anh đã ngán rồi. Em cũng vậy, lúc làm việc nghe toàn nhạc khiêu vũ, về tới nhà nghe một dĩa nhạc cổ điển thấy khỏe người. Anh có thích bài “Bản nhạc đêm trăng” (Sonate au clair de la lune) của Beethoven không?

– Tôi rất thích bài này. Mà đêm nay cũng là đêm trăng.

– Michèle mở cửa sổ. Ánh trăng lúc ba giờ khuya vẫn còn sáng bên ngoài. Cô đặt dĩa hát, cho máy chạy rồi tắt bớt đèn trong phòng để ngắm trăng. Thật là thơ mộng. Tiếng đờn piano nhỏ nghe rất rõ trong đêm khuya, Michèle không ngồi trên ghế mà ngồi trên thảm trải sàn bên cạnh tôi, dựa lưng vào chân của tôi và nói:

– Ta hãy nghe nhạc và đợi cho rượu lạnh một chút. Anh cho em hưởng cái thú được đi chơi với một người tình, dầu chỉ thoáng qua rất mau, rất đột ngột, với một người chỉ quen biết sơ trong mấy buổi làm việc chung tại nhà hàng Bồng Lai và chỉ khiêu vũ với nhau trong một đêm dạ hội. Đêm nay, không phải em đưa khách về đây vì khách đã bỏ tiền ra mua em, mà em mời một “hoàng tử” đã biến em thành một cô gái thích vui chơi, thích khiêu vũ, thích uống rượu vì tình. Thú thiệt, hôm em bị phỏng ở ngực, anh ngồi săn sóc trong vòng nửa tiếng đồng hồ, lắp bông gòn tẩm cồn lên ngực em, mà trong ánh mắt anh, trong mọi cử chỉ của anh không có gì sỗ sàng hay thèm muốn của một người đàn ông đứng trước một phụ nữ khỏa thân, trái lại anh có cử chỉ của một bác sĩ trước một bịnh nhân. Hôm đó em đã có cảm tình với anh, tuy chỉ thoáng qua thôi. Ai ngờ hoàn cảnh xui khiến cho em gặp anh trước quán cà phê, rồi cùng anh đi vào trường Chánh trị, vào một “cấm địa”, rồi lại được đi chơi với anh gần trọn một đêm. Anh có nghĩ rằng đó là do tiền định (prédestiné) không?

– Người Trung Hoa và người Việt chúng tôi thường nói: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”, nghĩa là một miếng ăn miếng uống đều được tạo hóa định từ trước. Chúng mình gặp nhau đúng là do tiền định mà cũng có thể gọi là duyên. Chữ prédestiné em dùng có thể dịch là duyên.

– Rượu đã đúng độ lạnh rồi, ta hãy nâng ly!

– Michèle khui champagne, nút chai bung ra với một tiếng nổ to. Cô cười nói:

– Tiếng nổ kêu như một nụ hôn ( Ca claque comme un baiser!). Vậy là em phải hôn anh một cái.

– Chưa kịp trả lời, cô đã đến bên nghiêng đầu hôn lên môi tôi. Rồi cụng ly uống một hơi. Tôi cũng cạn ly. Tôi nghe hơi ngà ngà vì rượu, vì đêm trăng vì cái hôn đột ngột, vì tiếng nhạc êm êm. Tôi đang nghĩ mình nằm mơ thì nghe Michele thủ thỉ bên tai:

– Khê ơi từ rất lâu chưa có đêm nào em thèm được yêu đương như đêm nay. Em cứ tưởng lòng mình đã chai đá. Ngờ đâu đêm nay em thấy lòng mình xúc động vô cùng. Xin anh cho em được hưởng một đêm trọn vẹn với tình. Ở lại đây với em đêm nay nghe anh?

– Tôi do dự và e ngại không trả lời.

– Michelle nói tiếp:

– Anh ơi, chắc anh nghĩ rằng em là hạng buôn hương bán phấn còn anh là một thư sinh chớ không phải khách tìm hoa. Anh lại còn lo ngại cho sức khỏe của anh, nhưng anh an tâm, em thuộc về hạng “làng chơi thượng lưu” rất cẩn thận cho người và cho mình.

– Cô lấy tờ giấy khám bịnh cách đó hai hôm đưa cho tôi xem và nói:

– Nếu anh không tin em lành mạnh, em còn có những cách dự phòng khác, nói vậy để anh yên lòng. Nhưng em xin anh tạm quên trong giây phút rằng em là một gái làng chơi, quên Madona đi, để em hoàn toàn là Michèle, đang sống trong mộng đẹp. Chỉ vài tiếng đồng hồ nữa, khi trời sáng, thì em sẽ tỉnh giấc mơ và anh sẽ trở lại cuộc sống thực tế.

– Michèle vừa nói vừa nắm tay tôi để nhẹ lên má của nàng, đầu nàng dựa lên đầu gối tôi. Tôi cũng thấy lòng lâng lâng xúc động trước những lời nói chân tình. Bên ngoài ánh trăng dìu dịu, trong phòng tiếng nhạc êm tai, rượu nồng ấm ngực, tôi như đang chơi vơi trong giấc mộng. Michèle dìu tôi vào phòng tắm, cởi áo đuôi tôm, sơ mi cổ cứng rồi khoác vào người tôi chiếc áo kimono của nàng và nói:

– Anh tắm cho mát và để tỉnh rượu, mặc dầu anh chưa say.

– Sau đó, Michèle cũng thay áo ngủ và dìu tôi vào chiếc giường đôi có drap màu xanh nhạt. Đêm đó tôi đã trải qua một đêm tình lạ lùng bất ngờ và vô cùng thú vị…

– Trời đã sáng nhưng nhờ tấm màn màu xanh sậm, ánh nắng không lọt vào phòng Michèle. Tôi đang say ngủ thì được hôn nhẹ trên mặt và nghe một giọng nói âu yếm:

– Chín giờ sáng rồi. Em dậy trước xuống mua bánh croissant và pha cà phê cho anh. Anh thích uống trên giường hay ra ngoài phòng ăn?

– Tôi không quen ăn sáng trên giường như người Pháp nên đề nghị qua phòng ăn. Nhìn lại mình đang mặc áo kimono của đàn bà, tôi cười:

– Hôm nay đến chín giờ sáng mới dậy, ở trong nhà thì mặc áo kimono đàn bà, chút nữa mặc áo đuôi tôm ra đường, như vậy coi có chướng không? Người ta sẽ đoán biết đêm qua anh chàng này “theo gái” không kịp về nhà thay đổi xiêm y.

– Michèle cũng cười:

– Hoàng tử của em đừng ngại. Em sẽ cho mượn một áo mưa bằng cao su, thứ pèlerine che cả thân mình anh.

– Trời nắng chang chang mà mặc pèlerine?

– Không sao, em sẽ gọi taxi đến trước cửa. Anh chạy mau ra chui vào ngồi trong, ai thấy mà sợ?

-Thì có sợ cũng không thể làm khác hơn.

– Trước lúc chia tay, em xin hôn anh một lần nữa để cám ơn anh đã cho em một đêm sống như người “bình thường”, trong một giấc mơ cực đẹp.

– Rồi Michèle đắm đuối nhìn tôi và nói nhẹ như hơi thở:

– Chẳng biết có lúc nào đó chúng mình có thể gặp nhau lại nữa không anh?

– Im lặng trong vài phút vì xúc động, tôi trả lời:

– Theo tôi nghĩ chúng ta không nên gặp nhau nữa. không thể nào tìm lại được tâm trạng của chúng ta và không khí như đêm vừa qua. Mộng đẹp không bao giớ trở lại hai lần trong đời. Tốt hơn chúng ta xem những gì đã xảy ra đêm qua như một câu chuyện thần tiên và kỷ niệm đẹp ấy sẽ còn mãi mãi trong lòng của chúng ta. Thôi, vĩnh biệt em.

– Michèle thẫn thờ gật đầu chấp nhận mà hai mắt đẫm lệ.

– Xe taxi đến rồi. Tôi và Michèle xiết chặt tay, lặng nhìn nhau trong giây lát rồi chia tay. Từ đó chúng tôi không bao giờ còn gặp lại nhau nữa.

Nguyễn Quốc Toàn ảnh Sapa 2013

giaosutranvankhenguoithaynhacviet

THẦY NHẠC TRẦN VĂN KHÊ

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là tan-man-cay-xanh-tham-tham-anh.jpg
anh Toàn và các mế


NHỚ THẦY NGUYỄN QUỐC TOÀN
Hoàng Kim

Nhớ thơ thầy Nguyễn Quốc Toàn
Lời thương lắng đọng muôn vàn tài hoa
Thơ người hay chính lòng ta
Ai người tri kỷ, ai là tri âm? .

Em hỏi tết này anh có vui,
có ôm hoa đẹp tặng cho người,
chao ôi hoa đẹp thì anh để,
tặng chính lòng anh có vậy thôi,

cô gái Mèo xinh yêu khèn đấy,
nhưng nàng đâu tính chuyện về xuôi,
người ta là của người ta cả,
anh có lòng anh gắn bó rồi

Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH gọn gàng và tuyệt hay; PHÉP BẤT NHỊ NHẤT NGUYÊN thuận theo tự nhiên thật sâu sắc phúc hậu.

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Kim Hoàng @ Nguyễn Quốc Toàn
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Đường xuân đời quên tuổi
Trà sớm nhớ bạn hiền
An vui cụ Trạng Trình
Thung dung đời quên tuổi

Chín điều lành hạnh phúc
Ngày mới bình minh an
Minh Lệ mãi trong tôi
Ban mai chào ngày mới

HỌ IM LẶNG NHƯ NÚI
Hoàng Kim

Tỉnh thức học tinh hoa
Lặng lẽ hành thiện lành
Sự chậm rãi minh triết
Họ im lặng như núi

Ban mai chào ngày mới 34 https://youtu.be/-d4Yf2j1uck 
Video đặc biệt https://youtu.be/QhrWZkoJP0c tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cham-rai-minh-triet/

ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (16.11.2022)

Xưa nay, các thái tử được sinh ra trong cung vàng điện ngọc, bên cạnh những người hầu tận tụy trong hoàng cung. Riêng thái tử Tất đạt đa – sau này là đức Phật Thích ca được chào đời trong vườn Lâm tì ni của nước Ca tỳ la vệ. Mẹ ngài – hoàng hậu Ma da trên đường về thăm quê bỗng chuyển dạ. Trong tư thế đứng, hai tay níu chặt cành cây vô ưu, người mẹ sinh con trai trong rừng cây xanh tốt, hoa lá vẫy chào.

*

Đến năm 29 tuổi, thái tử giả từ hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát chúng sinh. Ngài bỏ ra 6 năm đi vào rừng sâu, tu học với các nhóm khổ hạnh. Với người Ấn Độ 2500 năm trước, quan niệm càng khổ hạnh, hành xác, càng giảm được tội lỗi để giải thoát. Tuy nhiên chỉ ăn mỗi ngày một hạt vừng, sức khỏe của thái tử ngày một kiệt quệ, có nguy cơ chết đói. Ngài mô tả tình trạng này trong kinh Trung bộ như sau: “ Vì ta ăn ít mỗi ngày nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu…xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát…da đầu ta khô héo nhăn heo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng, khô héo, nhăn nheo…”

*

Thái tử Tất đạt đa nhớ lại một sự kiện lạ lùng thuở ấu thơ. Lúc đó, phụ vương ngài chủ trương khuyến nông, thân hành xuống cày ruộng, còn thái tử ngồi dưới bóng cây Diêm phù (1) và đột nhiên nhập vào một trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp, một trạng thái thiền định, đi kèm với tầm, tứ, hỷ, lạc (2). Nay nhớ lại, ngài tự hỏi, phải chăng thiền định là con đường đi đến giác ngộ ??

*

Thái tử Tất Đạt Đa bỏ hẳn lối tu khổ hạnh, và trở lại cuộc sống bình thường. Ngài nhập định suốt 49 ngày đêm dưới bóng cây assatha (3), với bốn giai đoạn thiền. Vào đêm thứ 49 ngài ngộ được tam minh. Với “Túc mạng minh” ngài bình tâm hồi tưởng các tiền kiếp. Với “Thiên nhãn minh” ngài vượt trí phàm tục. Thấy được mọi người sẽ được tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình. Với “Lậu tận minh” ngài đã hoàn thành đời phạm hạnh, những gì cần làm ngài đã làm xong, không còn tái sinh nữa. Đêm ấy, năm 528 trước CN, thái tử Tất đạt đa trở thành đức Phật, đấng giác ngộ tỉnh thức, được giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử.

*

Đọc thêm kinh Đại Bản (trang 21, 22) của đức Phật, ta biết về sự thành tựu của 7 vị Phật thời quá khứ dưới 7 loại cây xanh :

– Ngài Tì bà thi thành Phật dưới gốc cây ba ba la

– Ngài Thi khí thành phật dưới gốc cây phân đà lị

– Ngài tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la

– Ngài Câu lâu tôn thành phật dưới góc cây thi lị sa

– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la

– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật

– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây asshatha (bồ đề)

*

Ở tuổi 35, ngài đi thuyết pháp khắp xứ Nê Pan và Ấn Độ trong 45 năm, với 6000 bản kinh. Tất cả được ngài truyền giảng trong rừng cây xanh. Chẳng hạn, kinh “Pháp môn căn bổn” ngài thuyết giảng cho các Tỷ kheo trong rừng Subhaga dưới gốc cây Sa la vương. “ Kinh Tư Lượng” ngài thuyết giảng trong vườn Lộc Uyển. “Kinh lá rừng” được ngài thuyết giảng trong rừng cây Samsapà. Ngài nhặt hai ngọn lá Samsapà khô dưới đất để minh hoa cho bài kinh của mình, chứ không ngắt lá xanh trên cây. Chi tiết đó, tượng trưng thuyết “Y Chánh bất nhị” của đức Phật . Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là môi trường sống của con người, trong đó có rừng cây xanh. Chánh báo là nhân loại. Con người và cây rừng không phải một, nhưng không thể là hai. Nếu tàn phá hủy hoại cây rừng là con người tự tàn phá chính mình.

*

Năm đức Phật 80 tuổi, ngài đến vùng Kusinàrà. Tại đây ngài nằm nghỉ trong cánh rừng sala đang nở hoa. Ngài từ giả cõi tạm, các đệ tử tiến hành lễ trà tỳ, tiễn biệt ngài vào cõi Niết bàn. Thái tử Tất đạt đa duyên nợ với cây xanh từ lúc chào đời dưới tán cây vô ưu, thành Phật dưới tán cây Assatha (bồ đề) và nhập niết bàn trong rừng cây Sala.

———————–

1) Diêm phù: Còn gọi là cây Jambu, tượng trưng đất nước Ấn Độ

2) Đầy đủ là: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Năm thiền chi trong các tầng thiền. Trong sách Đức Phật lịch sử, tác giả Schumann không nói đến “nhất tâm”

3) Assatha: Sau khi thái tử thành Phật, cây này có tên bồ đề – sự giác ngộ.

——————————–

Cây vô ưu. Hoàng hậu Ma da đứng vịn vào loài cây này khi sinh hạ thái tử Tất đạt đa, năm 563 trước CN

PHÉP BẤT NHỊ NHẤT NGUYÊN

Phép bất nhị
Nguyễn Quốc Toàn

FB NQT 18.6.2022

(Statut này là comment của bu bên trang thầy Van Pham. Đã có sửa chữa chút ít)

1- Bất nhị tức là không hai, là một, là nhất nguyên. Thầy Nhất Hạnh nói trong sách Đập vở vỏ hồ đào: “Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên: sinh – diệt, có – không, thành – hoại, tới- đi, trong – ngoài… Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch ,vì sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi để đi tới cái thấy bất nhị” (trang 6)

3- Tư duy bất nhị (nhất nguyên) xuất phát từ Trung quán tông, một trường phái Đại thừa được Long Thụ (TK II, sau cn) và Thánh Thiên (học trò Long Thụ) thành lập. Tông này có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ, Trung quốc Tây Tạng và Việt Nam. Tên gọi Trung quán tông dựa trên quan điểm “Trung quán”. (trung là điểm giữa, quán là xét thấu, nghĩ thấu. Cũng như trước đây thái tử Gotama bỏ cực đoan hành xác, bỏ cự đoan hưởng thụ, để bước vào trung đạo – Con đường ở giữa, và thành Phật)

Long thụ cho rằng mọi mô tả về sự vật đều không đúng, và sư nêu rõ tính ảo giác và tương đối của sự vật, vì tất cả mọi việc dựa lên nhau mà thành (12 nhân duyên)

4- Đáng lưu ý, Trung Quán tông là một môn phái Đại thừa nhưng Ngài Long Thụ tuyệt đối không dẫn ra bất cứ một kinh đại thừa nào trong quá trình lập thuyết, ngài chỉ dùng một số kinh nguyên thủy do Phật Thích ca thuyết như:

• Kinh Bản Pháp ( Mùlapari yàya suta)

• Kinh Tạp A Hàm 456

Hai kinh trên cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ vái có, cái diệt có là nhờ cái sinh. Đó là những câu kimh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi

• Kinh Kaccàyangota (tên một tu sĩ) cho ta biết người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không.

5- Tuệ giác bất nhị cho ta thấy tinh thần và vật chất chỉ là một. Con người phải tiêu thụ một số vật chất đủ để tạo nên một tinh thần mạnh mẽ, sáng suốt. Khoa học đã chứng minh được dao động sóng và dao động hạt cùng tồn tại trong tia sáng mặt trời. Luận thuyết Trung quán tông cho người mới học Phật gồm 6 Phẩm với 108 bài kệ. Kệ đầu tiên có tên là kệ bát bất (8 cái không) còn gọi kệ tán Phật

Bất sinh diệc bất diệt

Bất thường diệc bất đoạn

Bất nhất diệc bất nhị

Bất lai diệc bất xuất

Năng thuyết thị nhân duyên

Thiện diệt chư hí luận

Ngã khể thủ lễ Phật

Chư thuyết trung đệ nhất

Tức là

Không sinh cũng không diệt

Không thường cũng không đoạn

Không một cũng không khác

Không đến cũng không đi

Tuyên thuyết pháp nhân duyên

Dập tắt mọi hí luận

Con cúi đầu lạy phật

Bậc đạo sư tuyệt vời

5- Bốn câu đầu tiên có bốn chữ “không”, không từng cặp đối ngẫu là bất nhị, chính là nhất nguyên vậy.

*

Tiếng Việt lung linh sáng
Đối thoại với Thiền sư
Lên Việt Bắc điểm hẹn
Quảng Bình nôi địa linh
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Hoa Đất thương lời hiền

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là 10-ban-gioc-va-ka-long-5a.jpg

THIÊN NHIÊN VỚI CON NGƯỜI
Hoàng Kim


Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống chúng ta. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Tôi thật yêu thiên nhiên nên đã sớm ngộ ra được bài học vô giá này của Lê Quý Đôn tinh hoa “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”

Cuộc đời Lê Quý Đôn dù bận rộn đến đâu, ông vẫn lưu tâm công trình chính với ghi chép nhỏ. Các ghi chép nhỏ này lưu lại điều ông thật sự tâm đắc, mắt thấy, tai nghe, hoặc ông xâu chuỗi các điều sâu sắc. Kiến văn tiểu lục(12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes), và ông đã lưu lại ngay điều không nỡ quên này.

Thiên nhiên với con người chi phối mạnh mẽ nhất tới quy luật nhân quả cuộc sống con người. Tôi tích hợp bài ‘Đức Phật với cây xanh’ (mời xem hộp trích dẫn) Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn và VN-FOOD-PARADISE, với việc trích dẫn bài ‘Thiên nhiên và con người’ phim tài liệu khoa học của VTV2 cùng một số hình ảnh của Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc

*
Tôi có năm ghi chép, mời bạn ghé đọc: Minh triết của Đức Phật; Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn; Sóng yêu thương vỗ mãi, Vui sống giữa thiên nhiên; Bản Giốc và Ka Long,

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-nhien-voi-con-nguoi/

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là nho-thay-nguyen-quoc-toan.jpg

NHỚ THẦY NGUYỄN QUỐC TOÀN
Hoàng Kim

Ban mai chào ngày mới, tôi đọc bài “Người trồng cây K’ nia” và lặng lẽ chép lại. Sâu sắc một lắng đọng. Kim Notes lắng ghi chú.

NGƯỜI TRỒNG CÂY K’NIA.
Nguyễn Quốc Toàn
24.11.2022

Cách nay đã lâu, bu tui đi công tác qua quốc lộ 27. Dừng xe dưới bóng cây k’nia cao nhất, mở bài hát “dưới bóng cây k’nia” của Phan Huỳnh Điểu và Ngọc Anh để mọi người cùng nghe.

Buổi sáng em làm rẫy, thấy bóng cây k’nia

Bóng ngã che ngực em, về nhớ anh không ngủ

Trời chiều mẹ lên rẫy, thấy bóng cây k’nia

Bóng tròn che lưng mẹ, về nhớ anh mẹ khóc.

*

Nhạc Phan Huỳnh Điểu quyện với lời thơ Ngọc Anh, hòa vào tiếng lá cây k’nia rì rào ngay trên đầu, như thổn thức, như nghẹn ngào, làm mọi người ngồi lặng. Bu nghĩ đến nhà thơ Ngọc Anh, một nghệ sĩ đã gieo trồng cây k’nia tươi xanh mãi mãi trong lòng người nghe, nhưng lại là một nghệ sỹ… vô danh!!

*

Ngọc Anh và Nguyên Ngọc là học sinh nhập ngũ cùng một ngày, cùng làm lính, làm phóng viên mặt trận, rủ thêm Nhật Lai nữa lên Tây Nguyên, vì hăng hái, vì lãng mạn, vì thích phiêu lưu mạo hiểm. Ba ông lang thang khắp Tây Nguyên suốt thời kỳ đánh Pháp, làm đủ thứ việc không tên và có tên: Đánh giặc, làm rẫy, đi vận động quần chúng, tổ chức du kích, vũ trang tuyên truyền…cả rong chơi la cà trong các buôn Ê đê, Giarai, Mơnông, Sêđăng, Triêng Dẻ, Cor…Trong ba người thì Ngọc Anh đẹp trai nhất, đến nỗi có lần đóng kịch hóa trang giả làm con gái, Nguyên Ngọc đứng cạnh bỗng lúng túng ngượng ngùng đến đỏ mặt như đứng cạnh một giai nhân chính hiệu. Thế nhưng trong ba người thì Ngọc Anh là Tây Nguyên nhất, Nguyên Ngọc tự nhận “Chúng tôi hình như ít nhiều có “làm ra vẻ” Tây Nguyên. Ngọc Anh thì Tây Nguyên từ trong máu” (1). Tập kết ra bắc Nhật Lai đã thành nhạc sỹ tiếng tăm, Nguyên Ngọc là nhà văn nổi tiếng với tiểu thuyết Đất nước đứng lên, còn Ngọc Anh âm thầm về Ban dân tộc Trung ương làm một cán bộ nghiên cứu. Có lần Nguyên Ngọc giục viết gì đi chứ, Ngọc Anh chỉ cười.

* * *

Khoảng 1956 -1957, trên các báo rải rác thấy đăng một số bài thơ Tây Nguyên, bên dưới chỉ ghi “Dân tộc Bana”, “Dân tộc Êđê” kèm theo dòng chữ nhỏ hơn trong ngoặc đơn “Ngọc Anh dịch”. Nhà văn Nguyên Ngọc cho hay “Chính tôi mãi về sau này mới biết chẳng phải “dịch” gì cả. Đó là thơ sáng tác của Ngọc Anh. Hàng chục, hàng trăm bài. “Bóng cây k’nia” là bài hay nhất. Lạ lùng thay, tôi phải viết hì hục hàng mấy trăm trang để có một chút gì đó Tây Nguyên. Ngọc Anh chỉ viết:

Bóng tròn che lưng mẹ

Về nhớ anh mẹ khóc

**

Bóng ngả che ngực em

Về nhớ anh không ngủ

**

Rẽ mày uống nước đâu?

Uống nước nguồn miền Bắc

**

Ca khúc “Dưới bóng cây k’nia”, được ca sỹ Măng thị Hội biểu diễn làm rung động tâm can mọi người Việt Nam ở hai miền Nam Bắc, và cả những dân tộc ngoài biên giới Việt Nam. Nhà thơ Ngọc Anh đã gieo trồng cây k’nia vào tâm hồn Việt Nam, thành rừng xanh tươi, tỏa mát cho nhiều thế hệ. Ấy vậy mà mỗi lần trình bày ca khúc Dưới bóng cây k’nia người ta chỉ giới thiệu vắn tắt “Sáng tác của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu”, Ngọc Anh trở thành vô danh.

***

Năm 1964 nhà thơ Ngọc Anh hy sinh dưới chân núi Ngọc Linh huyện Đak Glei phía bắc tỉnh Kontum. Hai mươi ba năm sau chị Xoa vợ nhà thơ Ngọc Anh cùng con trai tên là Bắc vào tìm hài cốt chồng. Cuộc tìm kiếm được sự giúp đỡ của các vị lãnh đạo Gialai và Kontum diễn ra ròng rã trong sáu tháng trời. Đến một buổi trưa, ở chân núi Ngọc Linh, trong một làng của người Cor, anh cán bộ công tác thương binh xã hội của tỉnh thắp nhang khấn vái, cầm rựa đi chặt một mắt tre làm chén tạm rót rượu bổng vấp một hòn đá nằm sâu trong đám lá mục. Anh moi tiếp lá mục quanh hòn đá thì phát hiện ra đá được xếp theo hình chữ nhật, ra ngày ấy những người lính chôn cất đồng đội đã cẩn thận xếp đá quanh mộ để đánh dấu…cho ngày hôm nay! Chị Xoa còn nhận ra được chiếc răng sâu bên trái hàm trên của người chồng mà chị chỉ được chung sống vẻn vẹn có bốn mươi ngày…Mộ Ngọc Anh bây giờ đặt ở nghĩa trang liệt sỹ Điện Bàn Quảng Nam. Tấm bia nhỏ ghi dòng chữ đỏ:

Liệt sĩ Ngọc Anh
Nhà văn

Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định “Trong danh sách tất cả hội viên Hội nhà Văn Việt Nam trước nay kể cả những người đã mất do Ban công tác hội viên của Hội lưu trử đến nay có tất cả 592 người. Không có tên Ngọc Anh”.

(1) Người nghệ sĩ đã để lại cho đời mãi mãi một cây k’nia, một rừng k’nia, là một nghệ sĩ vô danh !!

(1) Theo Tản mạn nhớ quên của Nguyên Ngọc

Bulukhin (Quốc Toàn) dưới bóng cây k’nia quốc lộ 27 Tây Nguyên

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là nho-thay-nguyen-quoc-toan.jpg

KHÔNG ĐỀ
Nguyễn Quốc Toàn
(1.11.2021)


Chỉ là cái Vũng neo Tàu
Mà sao Bãi Trước Bãi Sau kín người
Giang tay Chúa ngước nhìn trời
An nhiên Phật tổ mỉm cười nằm nghiêng
Đường sách như thể vô duyên
Bụi và gió cuốn triền miên tháng ngày

*
Cũng đành tựa đá khoanh tay
Nỗi niềm với sách tỏ bày cùng ai,

Tôi lưu lại bảy câu chuyện Thầy Nguyễn Quốc Toàn có những bài viết ngắn thật hay và sâu sắc mà tôi thích đọc lại, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter