Thế sự bàn cờ vây

Thổ Mộc tương hợp năm 2021 / 2022

THẾ SỰ BÀN CỜ VÂY
Hoàng Kim

Trật tự thế giới mới
Biến đổi
Thế cờ vây
Trời vần vũ
Nắng mưa
Tương khắc
Tương sinh
Tan hợp
Hợp tan
Cân bằng động

Dự ngôn
Chục năm sau
Diễn ra
Thời biến lớn

Ba kich bản
Cuộc chiến cuối cùng.

4 kịch bản “sống còn”
buộc NATO phải lựa chọn
trước biến động hiện nay
Câu chuyện thế giới 17/9


Thế giới còn đổi thay
Thâm giang nơi ngàn sâu
Đêm trắng và bình minh
Vận khí và vận mệnh

Lộc Đỉnh Kim Dung cụ đứng đầu
THÂM GIANG TRẦN GIA NINH
Hoàng Kim
#Thungdung
575

Giáo su trí tuệ tuyệt vời
Đại phu cốt cách vùng trời thâm giang
Nghệ nhân non nước Giăng Màn
Vũ Môn Kim Thiếp đại ngàn chốn thiêng

Thương Kim Thiếc Vũ Môn
NHỚ NÚI
Hoàng Kim

Nhớ đồng xuân nhớ bạn
Bà Đen Gia Ninh Trần
Tre rồng sông Kỳ Lộ
Thương Kim Thiết Vũ Môn

(*) Nhớ bạn Đặng Văn Quan; xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/; Tre Rồng Sông Kỳ Lộ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tre-rong-song-ky-lo/ và ngắm ảnh https://www.facebook.com/gianinh.tran.3/posts/3131884303691819 ngẫm thơ https://www.facebook.com/xuanlinhnewsbmt/posts/2532015563586411 đọc lại và suy ngẫm Thương Kim Thiết Vũ Môn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thuong-kim-thiep-vu-mon/

*

Chính NGỌ còn dài chẳng ngắn đâu
Thuận thời phúc tướng xếp hàng sau
Đầu gà, đít vịt, kìa chó, lợn
Lốt cọp, thân dê, đấy khỉ, trâu…
Ngựa về đất hẹp, thời còn đợi
Chim bay trời rộng, thế đang lâu
Mèo nhỏ bắt chuột con … vờn chuột
Lộc Đỉnh Kim Dung cụ đứng đầu!”

#vietnamhoc
#cnm365
#cltvn
#Thungdung

Thế sự bàn cờ vây.
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Sớm mai ngắm mai nở
An vui cụ Trạng Trình


MƯA NẮNG VÀ THỜI VẬN
Hoàng Kim
1
An vui cùng cụ Trạng
Ngày mới Ngọc cho đời
Đường xuân đời quên tuổi
Vui bước tới thảnh thơi

Về với vùng cát đá
An nhiên với chính mình
Vui về với ruộng đồng
#Dayvahoc #Thungdung

2

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)

Ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng )

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!

Mưa . Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi (thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng hoa tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim).

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/https://www.facebook.com/watch/?v=1142469553269287

GIA CÁT MÃ TIỀN KHÓA
Hoàng Kim


Nga
phản vệ
sốc
thuận thiên
vây hãm
triệt nguồn
giành thế thắng

Trung Quốc
liên Nga
bạn Ấn
kết Á Âu Phi
lược trận
ngư ông
đắc lợi nhiều

Ngẫm tiêu điểm thế giới
Thế sự bàn cờ vây

*

Thế giới trong mắt ai
Thế sự bàn cờ vây
Lời dặn của Thánh Trần
Thời biến nhớ người xưa

Vận khí và vận mệnh
Vạn Kiếp binh thư truyền
Vạn Xuân nơi An Hải
Gia Cát Mã Tiền Khóa

Ngày xuân đọc Trạng Trình

Chín đường dẫn chọn lọc tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/ xem thêm Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn thuyết tại Đại học Harvard nước Mỹ nguồn Nữa vòng trái đất TV 15 5 2022 https://www.facebook.com/watch/?v=485376856707637; xem thêm Ba Lan, Hungary, Romania sẽ lấy Tây Ukraine Nguồn Rent in Toul Kork 12 tháng 5 năm 2022 https://www.facebook.com/watch/?v=3192066184370660 và Lời tiên tri rợn tóc gáy về Putin, bà Vanga tiết lộ thế lực sẽ “cai trị thế giới” Tiếng Nói Hoa Kỳ https://www.facebook.com/watch?v=3170441083274920Xung đột Nga Ucraina không bên nào thắng tích hợp bình luận tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/05/17/the-su-ban-co-vay/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

THẾ GIỚI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim và Hoàng Long

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc

“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

#vietnamhoc #cnm365 #cltvn
VIỆT NAM THÔNG TIN KHÁI QUÁT
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Việt Nam thông tin khái quát tiếp nối bài Thông tin nhanh về Việt Nam thuộc nội dung VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích tập tài liệu này nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp.Việt Nam thông tin khái quát được đúc kết cập nhật theo Wikipedia tiếng Việt và các nguồn trích dẫn chính thực có liên quan tới ngày 30 tháng 6 năm.2021. Thông tin nhanh về Việt Nam và một số bài đọc thêm có liên quan lưu ở cuối trang này
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/

VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
Hoàng Kim


Người dĩ công vi thượng
Biết mình và biết người;
Dám đánh và quyết thắng
Vị tướng của lòng dân

Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, Biết mình và biết người; Dám đánh và quyết thắng.. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vi-tuong-cua-long-dan và video https://www.facebook.com/watch/?v=1398179880633970 và Vị Đại Tướng Của Quân Đội Du Kích Nghèo Khiến Kẻ Thù Cũng Phải Gọi Ông Là Thiên Tài Của Thế Kỷ https://www.facebook.com/MatThan.Official/videos/1992055714310314

Thế giới trong mắt ai, chúng ta cùng trầm tĩnh theo dõi thế giới chuyển biến. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

THẾ GIỚI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim và Hoàng Long


Thông tin nhanh về Việt Nam quan hệ quốc tế và một số bài đọc thêm có liên quan. Tin nổi bật: Tiêu điểm thế giới: Vì sao Nga thà đổ máu chứ không chấp nhận mất Ukraine ?

TIN NÓNG THẾ GIỚI HÔM NAY

Quan hệ Nga Ucraina | Wikipedia Tiếng Việt; Bản đồ diễn biến chiến sự Nga với Ucraina và các khu vực liên quan;

Một góc nhìn lịch sử

THẾ GIỚI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Cập Nhật Chiến Dịch Nga Tấn Công Ukraine Sáng 3/3 Thành phố Kherson Nam Ukraine chính thức thất thủ I VTC https://youtu.be/hVVaMQTtOT0 Putin thực sự muốn gì ở Ucraina ? Nguồn ?, biên dịch Nguyễn Thị Kim Phụng, là bài viết sắc sảo, chỉ rõ thấu suốt bản chất của sự việc. Từ Phần Lan nhìn về Ukraine và bài học cho Việt Nam, nguồn bài viết: Nguyen Anh Vu, đăng tải bởi Thuận Hiếu, bài được giáo sư Mai Văn Quyền chuyển cho trang tin #vietnamhoc #cnm365 #cltvn, để trao đổi về một bài học lịch sử rất đáng suy ngẫm https://vietnambusinessinsider.vn/tu-phan-lan-nhin-ve-ukraine-va-bai-hoc-cho-viet-nam-a25354.html. Những thông tin rất quan trong này được tích hợp hệ thống tại chuyên mục Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

Chiến tranh là sự chết chóc, chia lìa và tốn kém tiền bạc. Trong chiến tranh mong mỏi duy nhất của người dân là hoà bình, đoàn tụ. Để tránh được chiến tranh chúng ta phải hiểu được nguyên do của từng cuộc chiến, từ đó có ứng xử thích hợp góp phần đẩy xa nguy cơ những cuộc chiến. Bài viết chỉ là sự phân tích logic với các sự kiện đang diễn ra. Những sự kiện về Phần Lan – Liên Xô tham khảo từ cuốn Sụp đổ của Jared Diamond.

TỪ PHẦN LAN

Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy được Phần Lan có phía Bắc giáp với Na uy, phía Tây giáp với Thuỵ Điển, phía Đông giáp với Nga. Cách vịnh Phần Lan có Estonia, Latvia, Luthuania, Belarus.

Khoảng từ năm 1100, thì Phần Lan bị Thuỵ Điển và Nga tranh giành. Phần Lan gần như bị Thuỵ Điển kiểm soát đến năm 1809 thì Nga thôn tính hoàn toàn. Cách mạng tháng 10 của Nga nổ ra Phần Lan được độc lập. Từ đó Phần Lan là một nước theo chế độ dân chủ tư bản tự do, nhưng vẫn là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn.

Vào tháng 8 năm 1939 Hitler và Stalin ký với nhau Hiệp ước Bất tương xâm Đức – Liên Xô bao gồm cả thoả thuận ngầm Phần Lan thuộc ảnh hưởng của Liên Xô. Việc ký kết vừa xong thì bất ngờ Đức đánh vào Ba Lan. Stalin hiểu càng phải đẩy biên giới của Liên Xô càng xa phía Tây càng tốt nhằm ngăn chặn mối đe doạ của Đức. Do đó vào tháng 10 năm 1939, Liên Xô gửi tối hậu thư yêu cầu bốn nước vùng Baltic: Phần Lan, Estonia, Latvia và Luthuania sát nhập vào Liên Xô duy nhất chỉ có Phần Lan từ chối. 

Đầu tháng 10 năm 1939 Liên Xô đưa ra hai yêu sách với Phần Lan: Biên giới Liên Xô – Phần Lan ở Eo đất Karelia phải lùi xa Leningrad. Và Phần Lan phải để Liên Xô thiết lập căn cứ Hải quân trên bờ biển phía Nam Phần Lan gần thủ đô Helsinki đồng thời nhượng lại một số đảo nhỏ trong vịnh Phần Lan. Lo sợ nếu nhượng bộ một phần yêu sách sẽ phải tiếp tục nhượng bộ trong tương lai, họ từ chối.

Ngày 30 tháng 11 năm 1939 Liên Xô dùng 500.000 quân với hàng ngàn xe tăng, máy bay và pháo binh tối tân. Phần Lan không có xe tăng, máy bay, pháo binh cũng như súng chống tăng. Họ chỉ có súng cá nhân và súng máy nhưng đạn được hạn chế. Họ sử dụng chiến thuật du kích sử dụng ván trượt tuyết để kéo dài trận chiến đấu. Không có một nước nào giúp đỡ họ trong cuộc chiến này cả. Binh lính Phần Lan hiểu họ đang chiến đấu cho gia đình, cho đất nước và nền độc lập. Họ khao khát hy sinh cho nền độc lập của họ. Việc kéo dài chiến tranh làm tổn thất quân lính Liên Xô phục vụ mục đích đàm phán với Liên Xô và chờ sự chi viện các nước đồng minh. Nhưng tất cả lời hứa chi viện đều là lừa phỉnh dối trá, chẳng có quân đội và máy bay nào sẵn sàng cho việc chi viện cả. Yêu sách của Liên Xô để kết thúc chiến tranh là toàn bộ vùng đất của Karelia, số dân ở đây vào khoảng 10% dân số Phần Lan phải rời bỏ Karelia lùi về phần đất còn lại của Phần Lan (giải toả trắng). Cảng Hanko gần Helsinki được Nga sử dụng làm căn cứ hải quân.

Đến năm 1941 Phần Lan lại bị cuốn vào chiến tranh thế giới thứ 2 vì họ cũng muốn lấy lại vùng đất Karelia. Đến tháng 7 năm 1944 họ phải đến Moscow để tìm kiếm hoà bình và ký hiệp định mới. Phần Lan trả tiền bồi thường chiến tranh cho Liên Xô 300 triệu đô trong 6 năm. Đó là khoản tiền lớn đối với nền kinh tế nhỏ lẻ chưa công nghiệp hoá của Phần Lan lúc bấy giờ. Rồi chính nghịch cảnh này là động lực cho họ phát triển công nghiệp nặng như đóng tàu, các nhà máy xuất khẩu. Phần Lan phải chấp nhận 20% giao thương thương mại với Liên Xô. Phần Lan nhập khẩu dầu, đầu máy xe lửa, nhà máy điện hạt nhân và kể cả xe Moskvich của Liên Xô. Phần Lan xuất khẩu tàu thuyền, tàu phá băng, hàng tiêu dùng sang Liên Xô. Về phía Liên Xô, Phần Lan là nguồn cung cấp công nghệ và là cửa ngõ của Liên Xô đến với phương Tây. 

Với họ là một đất nước nhỏ bé và yếu ớt, không nhận được sự giúp đỡ nào từ phương Tây khi bị Liên Xô xâm lược. Do đó việc duy trì sự tin tưởng của Liên Xô đòi hỏi họ phải hạ mình bằng cách hy sinh một số về kinh tế và một số tự do biểu đạt. Họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Họ hiểu rằng Phần Lan sẽ không bao giờ an toàn nếu Liên Xô cảm thấy không an toàn. Trong quan hệ đối ngoại, Phần Lan luôn đi trên dây giữa việc phát triển mối quan hệ với phương Tây đồng thời duy trì tin cậy với Liên Xô. Khi tổng thống của Phần Lan đang được Liên Xô tin cậy thì họ thậm chí thông qua một đạo luật khẩn cấp để gia hạn nhiệm kỳ của tổng thống Kekkonen thêm 4 năm. 

Đây là một thể chế dân chủ xã hội tự do mà trong nhiều thập niên vẫn duy trì được một mối quan hệ tuyệt hảo và tin cậy với Liên bang Xô Viết trước đây và nước Nga hiện thời mà không phải trở thành một nước đàn em.

Phần Lan chỉ là một nước nhỏ, có biên giới dài với Liên Xô. Không thể trông cậy vào các nước đồng minh. Trách nhiệm sống còn của của dân tộc, của đất nước phải tự thân. Nước xa không cứu được lửa gần. Cho dù là một thành viên của EU và từng được mời gia nhập khối NATO nhưng cho đến nay Phần Lan vẫn chỉ bảo lưu lời mời đó. Họ biết rằng nếu họ gia nhập NATO thì chắc chắn Nga không để cho họ được yên ổn.

NHÌN VỀ UKRAINE

Năm 1991 Liên Xô Viết tan rã, 12 nước cộng hoà lần lượt được tách ra và tuyên bố độc lập. Ukraine là một trong số các nước cộng hoà đó tách ra từ Liên Xô. Giống như Nga sau khi được tách ra, Ukraine cũng có tình trạng kinh tế trì trệ. Hy vọng kinh tế khởi sắc nhờ việc bắt tay hợp tác với phương Tây và Mỹ. Sự thật Mỹ và phương Tây không hậu thuẫn cho Ukraine phát triển kinh tế trong hoà bình và thịnh vượng. Họ chỉ hậu thuẫn vũ khí quân sự để Ukraine đối đầu với Nga. Ukraine không học được bài học mà Phần Lan đã rút ra: họ sẽ không an toàn nếu Nga không cảm thấy an toàn.

Lịch sử không có chữ nếu, nhưng lịch sử mang lại cho chúng ta những bài học. Tại thời điểm Nga chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraine, sau đó sáp nhập vào Nga, nếu Ukraine chấp nhận thực tại như Phần Lan đã từng chấp nhận mất lãnh thổ, đồng thời không có ý định gia nhập vào khối NATO, làm cho Nga không cảm thấy bị mất an toàn thì sẽ không có sự kiện Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine ngày hôm nay. Chấp nhận thực tại về lãnh thổ, đóng sách vở sang Phần Lan học cách phát triển bên cạnh một nước lớn mà không phải làm đàn em. Tranh thủ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Bài học đầu tiên mà Phần Lan dạy cho Ukraine không phải là phát triển kinh tế mà: Muốn mình an toàn thì đừng để Nga cảm thấy mất an toàn từ mình và nước xa không cứu được lửa gần.

Bài học Phần Lan không được áp dụng, nên Ukraine trở thành con tốt trong bàn cờ địa chính trị giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây, để tự mình đứng vào những nước thuộc Thế giới hỗn loạn. Đó là những nước mà tiến hay lùi đều không được nữa. Lưu ý với các bạn rất nhiều nước thuộc Thế giới hỗn loạn có nguyên nhân từ Mỹ mà tôi có thể kể tên: Iraq, Somali, Afghastan, Syria … Ukraine sẽ không bao giờ thắng Nga trong các cuộc tranh chấp và Mỹ cùng với các nước phương Tây cũng chẳng bao giờ cho phép Ukraine thua tan tác. Họ sẽ tiếp tục hơi thổi ngạt để Ukraine ít nhất cũng sống lâm sàng với mục đích là một cái gai chọc vào sườn của Nga.

Lần lượt các nước Đông Âu trong phe CNXH cũ và những nước cộng hoà tách từ Liên Xô trở thành thành viên của EU và gia nhập khối NATO. Rào dậu biên giới, bước đệm để bảo vệ sự tấn công quân sự ngày càng siết chặt nước Nga. Kinh tế giảm sút, tiếng nói trên nghị trường Quốc tế không có giá trị, chỉ còn lại sức mạnh quân sự. Các đòn trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) liên tục giáng vào Nga làm cho nền kinh tế khó khăn càng khó khăn hơn. Do đó Nga có thể cho rằng nền kinh tế của họ đã nằm ở đáy rồi, họ không còn gì mà mất về mặt kinh tế nữa, mà nếu có mất cũng không đáng kể.

Là một Quốc gia đã từng là cường quốc, Nga không thể đứng khoanh tay nhìn bản thân bị siết chặt đến mức ngạt thở. Nga sẽ không chấp nhận việc bị đe doạ về quân sự và kinh tế. Đó là lý do mà Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine.

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Địa chính trị của Thế giới luôn biến đổi như biểu đồ chứng khoán. Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn, là một câu mà chúng ta vẫn thường nghe và nó luôn đúng. Chúng ta không từng nghĩ đến việc sụp đổ của Liên Xô và cuối cùng nó đã xảy ra. Thì chuyện Trung Quốc tan đàn sẻ nghé cũng hoàn toàn có thể đến. Do đó việc kiên trì với mục đích kéo dài hoà bình cho đất nước, tranh thủ phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân là điều mà chúng ta cần hướng tới.

Hiện nay có một số “chí sĩ yêu nước bàn phím” tự nhận là cấp tiến, nhưng tầm nhìn không qua ngọn cỏ. Đó là những người bài Tàu một cách cực đoan, nhưng thực tế chuyên buôn hàng Tàu đểu, hay nếu bắt phải bỏ tất cả những thứ gì liên quan đến Trung Quốc ra thì họ đang khoả thân. Do nhận thức kém, do mù quáng họ luôn luôn kích động chống phá ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao của nhà nước. Xin được nhắc lại một bài học nữa từ Phần Lan, là một nước dân chủ tự do nhưng họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Những người tự nhận là cấp tiến muốn nước mình phải là đồng minh của Mỹ, cho Mỹ thuê Cảng quân sự Cam Ranh với hy vọng Mỹ sẽ bảo vệ mình. Họ không biết hay quên rằng Mỹ đã từng bỏ rơi đồng minh của mình là Việt Nam Cộng hoà hay gần đây nhất là Afghanistan. Những “chí sĩ yêu nước bàn phím” này luôn muốn người phát ngôn Bộ Ngoại giao phải nói như họ nói. Sống bên cạnh thằng hàng xóm đầu gấu mà lắm tiền, thì phải ăn nói nhỏ nhẹ chứ không nó vả cho không còn cái răng nào!

Việt Nam một nước nhỏ sống bên một nước lớn Trung Quốc luôn có dã tâm xâm chiếm, vị trí địa chính trị của chúng ta tương tự như Phần Lan với Liên Xô hay như Ukraine với Nga. Do vậy chúng ta cần phải học kỹ những bài học lịch sử đã và đang diễn ra trên thế giới. Là người đã sống trong chiến tranh, có nhiều mất mát trong chiến tranh tôi luôn trân quý hoà bình. Vì vậy đối với tôi một lãnh tụ giỏi là người có đường lối ngoại giao uyển chuyển làm sao cho đất nước không chịu chiến tranh để phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân!

BI KỊCH UKRAINA
Phan Chí Thắng (nguồn FB Phan Chí)

Tôi chép vào đây câu chuyện có thật 100% về một gia đình Ukraina ở Jitomir. Jitomir là thành phố nhỏ nằm không xa Kiev thủ đô Ukraina. Jitomir là quê hương nhà khoa học, ông tổ của ngành du hành vũ trụ Liên Xô Koroliov. Tôi đã đến đó năm 1971.

Ông Koroliov là người Ukraina hay người Nga? Không rõ hộ chiếu ông ghi thế nào, quả thực rất khó phân định rõ ràng ông là Nga hay Ukraina.

Gia đình người Nga tôi nói ở trên cũng vậy, họ có họ tên Nga, nói tiếng Nga và đã ở Jitomir ba đời rồi. Ra đường họ nói tiếng Ukraina, về nhà vẫn nói tiếng Nga.

Đời thứ nhất, ông già là sĩ quan Liên Xô từng tham gia giải phóng Berlin, sau chiến tranh thế giới 2 bị lôi tuột sang Trung Quốc làm chuyên gia quân sự cho đến năm 1949 Trung Quốc thành lập nước mới hồi hương, phục vụ trong quân đội cho đến lúc về hưu. Ông này đã gần 100 tuổi, nghễnh ngãng và cho đến hôm nay vẫn không hiểu nổi vì sao Nga đánh Ukraina, vẫn suy nghĩ như thời Xô Viết, anh em một nhà cơ mà.

Ông sinh được hai người con, đều sang Nga học đại học và đều cùng phục vụ trong quân đội Xô Viết ngay trên đất Jitomir. Ông anh là thương bệnh binh, nay cũng già yếu. Cô em là mẹ đơn thân, có người con trai duy nhất học và làm về tin học.

Bà mẹ nay đã gần 70, sống với bố và anh trai bằng ba sổ lương hưu còm cõi. Chiến tranh xảy ra, họ không biết chạy đi đâu ở tuổi đó. Ngạc nhiên thay, chính quyền thành phố Jitomir lại có thông báo chính thức khuyên dân chúng rời thành phố, không nên chống lại lực lượng quân đội Nga (xem ảnh).

Bà mẹ tin là người Nga chỉ dọa để phế bỏ chính quyền Ukraina thân phương Tây chứ không có ý xâm lược, vẫn hàng này xuống tầng hầm để trú. Các nhà chúng cư ở châu Âu luôn có tầng hầm.

Cậu con trai 44 tuổi chưa vợ thì ngược lại, sùng sục chống Nga, ở Jitomir không được đánh Nga nên trốn về Kiev tham gia dân quân phòng thủ Thủ đô, “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh!”.

Bị kịch của Ukraina không chỉ ở tầm quốc gia quốc tế mà ở trong mỗi gia đình người dân. Mỗi thành viên trong gia đình có cách nhìn nhận và ứng xử khác nhau.

Đất nước tan vỡ khi mỗi gia đình tan vỡ.

Tôi chép lại câu chuyện này với mong muốn bạn bè tôi bớt trút giận lên những ai không cùng chính kiến về cuộc chiến Ukraina. Phe này ủng hộ Putin, phe kia lên án ông ta là đồ tể.

Việc chia phe trong nhận thức là chuyện bình thường. Gia đình người Ukraina nằm trong lòng cuộc chiến còn bị chia phe nữa là chúng ta.

Nhưng chúng ta chửi bới mắng mỏ nhau liệu có ích gì? “Chúng ta” ở đây không có tôi. Đại từ nhân xưng “chúng ta” bị dùng sai với ngụ ý những người đang lớn tiếng chửi người khác, tiếc thay, lại là bạn bè ta cả.

NHỮNG BÊN THẤT BẠI Ở UKRAINA
Phan Chí Thắng (nguồn FB Phan Chí)

Cuộc chiến ở Ukraina rồi sẽ kết thúc với tất cả các bên đều thất bại.

1. Với sự ủng hộ của các nước phương Tây, rất có thể Ukraina vẫn giữ nguyên được lãnh thổ như trước khi cuộc chiến xảy ra, nghĩa là không đòi lại được Crime và không kiểm soát được hai nước cộng hoà tự xưng Donhetsk và Lugansk. Không những không mất nước mà Ukraina còn xích lại gần hơn với Liên Âu và Mỹ như mong muốn của họ. Tổng thống Zenlenski có thể tự hào là người anh hùng giữ nước. Nhưng để đất nước Ukraina rơi vào bãi chiến trường, nhiều công trình dân dụng và quân sự, sân bay cầu cống cơ sở hạ tầng bị phá hủy, tổn thất sinh mạng, hàng triệu người phải tị nạn ở nước ngoài, kinh tế thiệt hại thì đó là một thất bại của lãnh đạo đất nước này.

2. Nga có thể tìm kiếm một số chiến thắng trên chiến trường, chiếm được một vài thành phố của Ukraina nhưng chiến dịch nhằm lấy thế thượng phong để đàm phán trên thế mạnh nên không thể kéo dài, hoà ước sẽ được ký với một vài nhượng bộ của Ukraina, dằn mặt những nước láng giềng nào muốn gia nhập NATO. Nga cũng có thể coi đó là thắng lợi. Nhưng Nga đã hoàn toàn thất bại trên mặt trận ngoại giao và kinh tế. Bị cô lập, trừng phạt và cấm vận, Nga sẽ lún sâu hơn vào suy thoái kinh tế, lạc hậu công nghệ, những điều quan trọng nhất đối với một cường quốc.

3. Mỹ có thể thắng keo vật này, cô lập và làm Nga suy yếu nhưng thất bại hoàn toàn về chiến lược. Mỹ đã quên bài học của Nixon năm 1972 bắt tay với Trung Quốc, chia rẽ khối XHCN, một trong những nguyên nhân làm phe này tan rã. Lý thuyết quân sự kinh điển là chia rẽ đối phương nhưng nay khi Trung Quốc trở thành kẻ thù số một của Mỹ, đe doạ và sắp soán ngôi nền kinh tế số một thế giới, Mỹ đẩy Nga vào một liên minh (tình nguyện hay bắt buộc) gồm dân số và lãnh thổ cộng lại lớn nhất hành tinh là một thất bại của Mỹ về chiến lược. Đối phó với một mình Trung Quốc đã khó, đối phó với cả hai quốc gia cứng đầu này càng khó gấp ba.

4. Liên minh châu Âu có thể chặn được cơn thịnh nộ của Putin đại đế, đang chi viện cho Ukraina và mở rộng vòng tay đón người tị nạn từ đất nước này. Trước mắt họ có thể nhường cơm sẻ áo nhưng sẽ được bao lâu, khi dòng người tị nạn từ các nước Trung Đông chưa chấm dứt nay lại thêm mấy triệu người sẽ đến, đè nặng lên chính quyền và đời sống người dân nước sở tại. Chưa kể bị thiếu hụt khí đốt, nông sản và nguyên liệu lâu nay vẫn nhập từ Nga.

5. Nước duy nhất hưởng lợi là Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, Trung Quốc không còn là kẻ hung hãn duy nhất, về mặt kinh tế Trung Quốc được mua khí đốt giá rẻ từ Nga (đường ống có sẵn, khí hoá lỏng mua đường biển đắt hơn nhiều) vì Nga bị bao vây kinh tế sẽ bán thêm dầu khí cho Trung Quốc. Trung Quốc có thêm cơ hội đầu tư khai thác tài nguyên miền Đông Xiberi, tận dụng cơ hội đưa người vào đây vì mục đích lâu dài Hán hoá Viễn Đông của Nga. Trung Quốc được Nga ủng hộ trên trường quốc tế, sẽ dễ bề đối phó hơn với Mỹ và đồng minh. Đến một lúc mạnh hơn hiện nay, Trung Quốc sẵn sàng vẽ lại bản đồ thế giới, trước hết là Đài Loan, Biển Đông, Đông Nam Á rồi đâu đó nữa mà họ muốn.

6. Việt Nam thì sao? Việt Nam không ủng hộ cuộc chiến ở Ukraina vì dù cuộc chiến kết thúc thế nào Việt Nam đều gặp bất lợi. Nằm kẹp giữa một bên là Mỹ và đồng minh và bên kia là liên minh Nga Trung, ở sát nách Trung Quốc, nhập siêu hàng hoá và vật tư nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc, vũ khí trang bị chiến tranh lại hầu hết mua của Nga. Nghĩa là ít nhiều lệ thuộc vào hai nước này. Trong bối cảnh phức tạp như vậy Việt Nam ngả về bên nào cũng hậu quả khôn lường.

Bối cảnh quốc tế chưa bao giờ khó cho Việt Nam như hôm nay. Mong lãnh đạo đất nước sáng suốt khôn khéo, một việc cực kỳ khó nhưng nếu không làm được thì vô cùng nguy hiểm.

Trên đây là ý kiến cá nhân, từ một góc nhìn chủ quan hạn hẹp, nêu ra để bạn bè tham khảo. Tôi đọc và tôn trọng ý kiến nhiều chiều của nhiều người trên trang của các bạn nhưng không tranh luận đúng sai, mong cũng được đối xử tương tự như vậy.

KHỦNG HOẢNG UKRAINA: SỰ THẬT VÀ DỐI TRÁ
Tác giả Thomas Ertl,
người dịch Ngô Mạnh Hùng

#cnm365 Thomas Erti là người Mỹ theo đạo Cơ Đốcgiáo. Ông đãv đăng bài này trên Tạp chí Russia Insider. người dịch: Ngô Mạnh Hùng. Sự trích dẫn bởi Phó Văn Việt, 17.2 2022 và PGS Phan Thanh Kiếm. Bài viết thể hiiện quan điểm của tác giả đối với mối quan hệ Nga Ucraina ngày nay.

“Này Mỹ, hãy để Nga kết thúc quá trình phục hồi. Hãy để số phận mới của Nga đi theo hướng của nó. Một định mệnh sẽ một lần nữa đưa Nga đến một nơi như một trong những quốc gia Cơ đốc giáo vĩ đại trên thế giới”.

Trong bộ truyện trinh thám lâu đời Dragnet, nhân vật chính Sgt. Joe Friday đã trở nên nổi tiếng với câu nói của mình, “Chỉ là sự thật, thưa bà!”. Ngày nay, liệu có thể hiểu “chỉ là sự thật” về bất cứ điều gì trong thế giới phương Tây không? Không, bởi các phương tiện truyền thông công ty đồng lõa với tất cả tội ác của những chủ nhân toàn cầu của họ và đã trở thành cánh tay tuyên truyền thông tin sai lệch thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu hóa của họ.

Đây là trường hợp của đế chế toàn cầu chủ nghĩa đang khiêu khích Nga bằng cách chống lại Ukraina. Tất nhiên là theo “đế chế”, ý tôi là Đế chế Anh-Mỹ-Zionist của Trật tự Thế giới Mới có trụ sở chính tại Thành phố Luân Đôn với các văn phòng ở Brussels, New York và Washington, DC.

Mục tiêu thống trị thế giới của Đế chế trong nhiều thập kỷ của thế kỷ trước đã đạt được thông qua cả sự lừa dối và vũ lực. Bằng cách sử dụng tuyên truyền và thông tin sai lệch, cùng với các cuộc cách mạng màu, Đế chế đã tài trợ cho các ủy ban được sử dụng để gây bất ổn cho các quốc gia mà họ tìm cách lật đổ và tiếp quản. Đó cũng là những gì đang xảy ra ở Ukraine ngay hiện nay. “Cuộc khủng hoảng” ngày một tăng lên này không phải vì hạnh phúc của Ukraine, mà là nỗ lực của Đế chế nhằm loại bỏ Nga và cô lập họ, vì họ là bức tường lửa đối với mục tiêu của Đế chế là khuất phục thế giới.

Vì vậy, chúng ta hãy xem xét các phương tiện truyền thông dối trá và tuyên truyền của Đế chế và đối chiếu nó với sự thật. Tôi viết từ thế giới quan của một người Mỹ theo đạo Tin lành, nghĩa là người đặt tôn giáo Cơ đốc của mình lên trên chủ nghĩa dân tộc của mình, và trên hết là SỰ THẬT.

TUYÊN TRUYỀN # 1: NGA LÀ KẺ THÙ CỦA PHƯƠNG TÂY.

SỰ THẬT: Kể từ khi Liên Xô sụp đổ và các quốc gia khác của Khối phía Đông tái độc lập khỏi Liên Xô, Liên bang Nga hiện tại, được thành lập vào năm 1991, đã không hề làm gì đe dọa Hoa Kỳ hoặc để thỏa hiệp lại các biên giới của mình. Họ đã không lập các căn cứ quân sự gần Hoa Kỳ, cũng như không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với nền kinh tế trong đất nước của chúng ta.

Đúng, Nga đang cạnh tranh với Mỹ để cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu, nhưng họ đang làm như vậy – hê hê – theo đúng cách thức của thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Sản phẩm của họ nhanh hơn và rẻ hơn. Hãy nhớ rằng, chính Đức đã đề nghị Nga xây dựng Nord Stream II.

Nếu câu hỏi được đặt ra, “Liên Xô có phải là kẻ thù của Mỹ không?”, thì câu trả lời sẽ là có. Nhưng đâu còn Liên Xô nữa, đất nước vĩ đại mà Reagan đã gán cho chính xác cái tên “Đế chế Ác ma” khi cáo buộc nó có các hành động xâm lược quân sự bành trướng.

Tổng thống Nga Putin đã bị chỉ trích dữ dội ở chính đất nước của mình vì đã hòa giải với Mỹ trong các bài phát biểu trước công chúng, coi Mỹ là “đồng nghiệp và đối tác”. Putin, cùng với Ngoại trưởng Sergei Lavrov, luôn hướng tới đối thoại và hợp tác hơn là hành động quân sự cưỡng bức, hối lộ bằng “viện trợ nước ngoài” hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Khi đối phó với Đế quốc và NATO, chính sách đối ngoại của Nga đối với Ukraina là phòng thủ nghiêm ngặt. Nhưng thời gian của họ sắp hết. Cũng giống như Hoa Kỳ vào đầu những năm 60 không muốn vũ khí hạt nhân của Nga ở Cuba, thì Nga cũng không muốn các căn cứ quân sự và tên lửa của NATO ở Ukraina.

Khi xem xét “sự thật”, những gì chúng ta thấy là sự kiên nhẫn đến khó tin của Nga trước sự xâm lược không ngừng của Đế quốc và sự kích động không ngừng của bộ máy tuyên truyền phương Tây.

TUYÊN TRUYỀN # 2: VLADIMIR PUTIN LÀ “ĐẠI MA ĐẦU”

SỰ THẬT: Câu thần chú này được các nhà bình luận bảo thủ như Bill O’Reilly, Sean Hannity, Glenn Beck và Ben Shapiro truyền tụng một cách tàn nhẫn. Tuy nhiên, khi kiểm tra, không có lời tuyên bố nào của họ được chứng minh bằng các dữ kiện hoặc bằng chứng. Tuyên truyền của họ dựa trên việc quay trở lại thời đại đã qua, những định kiến cũ về Liên Xô và những ký ức xa xôi của những thập kỷ trước.

Putin là một người Nga gốc Âu. Trong số 144 triệu người Nga, có 111 triệu người sống ở phía tây của Dãy núi Ural ở lục địa Châu Âu. Về tôn giáo và văn hóa, Putin là người châu Âu hơn nhiều so với là người châu Á. Tuy nhiên, ông ấy bị phương Tây quỷ hóa và tấn công bằng những lời nói dối trá, liên tục.

Trong bốn cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của Putin từ năm 2000–2018, ông ấy có tỷ lệ phiếu bầu cao hơn so với đối thủ cạnh tranh gần nhất là 23,9%, 58,1%, 46,2% và 64,9%. Chính trị gia phương Tây nào có thể có được sự ngưỡng mộ và tôn trọng từ người dân của mình như Putin?

Putin được mẹ bí mật rửa tội khi còn là một đứa trẻ sơ sinh vào năm 1952 tại một buổi lễ dưới lòng đất của Nhà thờ Chính thống giáo. Ông ấy tự nhận mình là một Cơ đốc nhân Chính thống giáo Nga và thường tham dự các buổi lễ vào Chủ nhật ở Moscow. Đức tin của Putin có chân chính không? Điều đó là việc riêng của ông ấy với Chúa. Điều quan trọng nhất đối với người dân Nga là sự ủng hộ vững chắc của Putin đối với nhà thờ. Ông rất gần gũi và ủng hộ Nhà thờ Chính thống Nga và có công trong việc đổi mới mối quan hệ lịch sử “giao hưởng” giữa nhà thờ và nhà nước của Nga. Ở Mỹ, chính phủ tấn công nhà thờ. Ở Nga, nhà thờ và nhà nước làm việc cùng nhau để thúc đẩy một nền văn hóa Cơ đốc giáo. Người Nga biết không có Chính thống giáo Ba ngôi thì không có nước Nga. Niềm tin Cơ đốc 1.000 năm của họ là nền tảng văn hoá của họ.

Cuốn tiểu thuyết “Loạn luân” nổi tiếng năm 1984 của George Orwell có “hai phút căm ghét” nơi tâm trí của người dân được tạo điều kiện để chống lại bất cứ điều gì mà đảng cầm quyền muốn họ phản đối. Putin chính là Emmanuel Goldstein (nhân vật trong tiểu thuyết nói trên – người dịch) mới của Đế chế.

Trên thực tế, Putin sẽ đi vào lịch sử nước Nga với tư cách là một trong số những ông hoàng vĩ đại nếu không muốn nói là vĩ đại nhất. Bằng một cách thần kỳ, ông đã tách nước Nga khỏi các đầu sỏ ngân hàng phương Tây, cắt đứt nền kinh tế Nga khỏi sự ký sinh của phương Tây, khôi phục hệ thống phòng thủ của Nga, và chỉ cho quốc gia này con đường hồi phục hoàn toàn. Trong thế giới ngoại giao hiện đại, Putin là người lớn nhất trong một căn phòng gồm toàn những chàng trai phương Tây bốc đồng và những kẻ cuồng si của họ.

TUYÊN TRUYỀN # 3: UKRAINE LÀ MỘT NƯỚC TỰ DO

SỰ THẬT: Đây là một trong những lời nói dối của “người bán cá giống”. Thực tế là Ukraina hiện chỉ đang là một chư hầu của Đế chế Anh-Mỹ, và chính phủ thực sự nằm trong bóng tối của nó đang tháo chạy khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kiev, được lãnh đạo và điều hành bởi một người Mỹ gốc Nga, Victoria Nuland, với tư cách là Thứ trưởng Ngoại giao, đặc phái viên của Hoa Kỳ.

Mọi chủ quyền mà Ukraine sở hữu đều đã biến mất khi Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành một cuộc đảo chính, nơi tổng thống được bầu cử dân chủ Viktor Yanukovych buộc phải bỏ trốn vào năm 2014. Những sự kiện này được gọi là “Cách mạng Maidan”. Trong các phương tiện truyền thông phương Tây, nó được gọi là “Cuộc cách mạng về phẩm giá”. Đó là một trong nhiều “cuộc cách mạng màu” của Đế chế nhằm cô lập và loại bỏ Nga cũng như mở rộng quyền bá chủ của Đế chế.

Câu chuyện chính được tạo ra bởi Đế quốc, đảng chiến tranh của Mỹ, những người theo chủ nghĩa duy tân, và các chuyên gia bảo thủ ủng hộ họ là, “Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, và nó xứng đáng được Hoa Kỳ bảo vệ và hỗ trợ”. Tuy nhiên, điều ngược lại mới là đúng. Sự thay đổi chế độ do Hoa Kỳ lãnh đạo trong chính phủ Ukraina nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hoa Kỳ, quốc gia đã gài bẫy những con rối kế tiếp của mình. Người Mỹ rất thoải mái với việc thực hiện “thay đổi chế độ” trong khi nói một cách đạo đức giả về việc “tôn trọng chủ quyền”. Sự tự mâu thuẫn ở đây là không gì có thể rõ ràng hơn.

Nếu các nhà bình luận Mỹ thực sự lo ngại về chủ quyền của Ukraina, họ có nên vạch trần những hành động chống lại chủ quyền của Ukraina trong quá khứ của Bộ Ngoại giao Mỹ và NATO hay không?

TUYÊN TRUYỀN # 4: UKRAINE NÊN ĐƯỢC TỰ DO GIA NHẬP NATO.

SỰ THẬT: Sẽ không thể hiểu được lời nói dối này một cách hiệu quả nếu không biết lịch sử của NATO (1949) và sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.

NATO được thành lập như một liên minh quân sự của các nước Tây Âu, bao gồm cả Canada và Mỹ, nhằm chống lại cuộc chinh phục của Stalin đối với bảy nước Đông Âu vào năm 1948.

Liên bang Xô viết bị giải thể vào năm 1991, và Liên bang Nga được thành lập với một tổng thống ủng hộ Đế chế, Boris Yeltsin, được lập nên. Vào thời điểm đó, George HW Bush, James Baker và các nhà ngoại giao Mỹ đã đảm bảo với Tổng thống Gorbachev rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông. Không có thỏa thuận nào trong số này được đưa ra thành văn bản (đó là sai lầm của Gorbachev) và Mỹ đã nhanh chóng trở mặt với chính cam kết của họ. NATO, khởi đầu với 12 thành viên như một câu trả lời cho các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw trước đây, hiện đã có 30 thành viên và đang không ngừng nỗ lực bao vây Nga và các quốc gia khác. Trong khi đó, Hiệp ước Warsaw đã bị giải thể vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, sau khi hệ thống cộng sản sụp đổ ở khối này.

Vấn đề liên quan đến việc Ukraina trở thành thành viên NATO là điểm mấu chốt trong an ninh của Nga, bởi Điều 5 trong thỏa thuận của các quốc gia thành viên NATO. Điều 5 dựa trên các cam kết của liên minh quân sự này rằng khi một quốc gia thành viên bị tấn công, tất cả các thành viên NATO khác phải đứng ra bảo vệ. Điều ngớ ngẩn này là một con đường chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh. Điều này tương tự như “các liên minh đang vướng mắc” đối với Serbia đã kéo cả châu Âu vào thảm họa của Thế chiến I.

Một liên hệ đơn giản của Quy tắc vàng sẽ làm rõ tất cả điều này trong quan điểm: Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào nếu Nga xây dựng và củng cố các căn cứ quân sự ở Cuba, Mexico và Canada, đồng thời tích trữ tên lửa hạt nhân ở đó? Tất cả chúng ta đều biết điều đó đã diễn ra như thế nào. Vậy tại sao mọi người lại mong đợi và đòi hỏi Nga không phản ứng tương tự khi NATO tìm cách mở rộng sang Ukraina và đặt một lượng lớn thiết bị quân sự và thậm chí cả vũ khí hạt nhân ở biên giới của họ? Tại sao chúng ta không thể thành thật về điều này? Tại sao các nhà bình luận bảo thủ của chúng ta không bao giờ đưa điều này ra thảo luận?

TUYÊN TRUYỀN # 5: NGA LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU KHỦNG HOẢNG TRONG VỤ BREXIT CỦA ANH QUỐC.

SỰ THẬT: Lời nói dối này lại là một luận điệu lừa bịp khác. Mỹ, quốc gia điều hành Ukraina, đã đặt các đặc vụ CIA và nhiều cố vấn quân sự trên khắp Ukraina, cùng với các vũ khí quân sự tấn công và phòng thủ. Việc cung cấp thiết bị quân sự cho một quốc gia có biên giới với đối thủ, tự nó đã là một hành động chiến tranh.

Để đối phó, Nga đã phải xây dựng hệ thống phòng thủ ở đất nước của mình gần biên giới Ukraina và Belarus.

Đế chế và NATO đang tiến về sát nách Nga, chỉ cách Moscow ít dặm mà Nga lại là kẻ xâm lược? Putin hiện đã tuyên bố rằng Nga không còn nơi nào khác để rút lui. Người ta thường nói rằng bên nào bắn phát súng đầu tiên sẽ là kẻ bắt đầu cuộc chiến. Điều này không thực sự đúng. Đó là một thủ thuật mới. Người làm cho phát súng đầu tiên nổ để lấy cớ mới là người bắt đầu cuộc chiến. Mục tiêu cuối cùng của Đế chế nhằm vào Nga là bao vây, tấn công, tiêu diệt và khuất phục.

TUYÊN TRUYỀN # 6: HOA KỲ ĐANG Ở UKRAINA ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI DÂN UKRAINA

SỰ THẬT: Tuyên bố này thật nực cười. Khi Đế chế chặt đầu một quốc gia, lắp đặt những con rối của chính họ và nắm quyền kiểm soát quốc gia, quốc gia đó cuối cùng sẽ bị cướp đoạt toàn bộ do bị phụ thuộc vào những kẻ đã chinh phục họ.

Trong những ngày của thời đại Liên Xô, và ngay cả sau khi hệ thống cộng sản Đông Âu sụp đổ vào năm 1991, Ukraina vẫn là một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp. Kể từ năm 1991, và nhất là từ sự thay đổi chế độ do bàn tay của Đế chế vào năm 2014, Ukraine đã nhanh chóng trở thành quốc gia nghèo nhất châu Âu và mất đi 14,7 triệu người khi họ rời bỏ mảnh đất này.

Ukraina không khác gì các quốc gia khác dưới quyền bá chủ của phương Tây: phải đối mặt với đói nghèo, tê liệt hệ thống phòng thủ, mất số lớn dân và phụ thuộc vào thế giới thứ ba.

Kẻ xâm lược thực sự là ai?

Lý do duy nhất mà Bộ Ngoại giao Mỹ có mặt ở Ukraina là nhằm gây bất ổn cho Nga. Kế hoạch của Đế chế là cô lập Nga bằng nhiều cuộc cách mạng màu mà nó tổ chức ở các quốc gia giáp biên giới với Nga. Ví dụ gần đây nhất là những gì vừa xảy ra vào tháng Giêng này ở Kazakhstan. Thủ phạm của cuộc cách mạng màu Kazakhstan và các cuộc cách mạng màu khác gần đây luôn giống nhau: CIA của Mỹ, MI6 của Anh và Mossad của Israel.

TUYÊN TRUYỀN # 7: NẾU NGA ĐƯA QUÂN SỰ VÀO UKRAINA, ĐÓ SẼ LÀ MỘT SỰ CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP CỦA NƯỚC NGOÀI

SỰ THẬT: Không, cuộc xâm lược thực sự đã diễn ra từ năm 2005 và 2014 bởi Đế quốc và NATO. Cuộc xâm lược của Đế chế ở đây cũng tương tự như các cuộc xâm lược các nước khác: thay đổi chế độ, tiếp quản quân đội và điều hành các chính phủ bù nhìn từ các đại sứ quán Hoa Kỳ, biến Ukraina từ quốc gia có chủ quyền thành một nước chư hầu.

Nếu quân đội Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina, nó sẽ nhằm mục đích giải phóng người dân Ukraina khỏi những kẻ xâm lược hiện tại của họ. Cuộc giải phóng sẽ diễn ra đầu tiên ở khu vực Donbas được đánh dấu bằng viện trợ nhân đạo của Nga, với một số sự giúp đỡ để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và nền kinh tế Ukraina mà Đế chế đã phá hủy.

Nga cam kết bảo vệ người dân Nga ở Donbas của Ukraina nhưng không muốn sáp nhập Ukraina vào Liên bang Nga.

THẾ GIỚI ĐA CỰC MỚI

Các nguồn sức mạnh cho một trật tự mới trên thế giới đã sẵn sàng. Thời kỳ bá chủ của Mỹ, được thiết lập tại Bretton Woods (1944), đang hoàn toàn bị đảo ngược. Thế giới đang nhanh chóng chuyển từ cơ sở đơn cực của Đế chế sang cơ sở quyền lực đa cực của Nga, Trung Quốc, Iran và Ấn Độ.

Thật không may, sự kiêu ngạo của Đế quốc khi họ từ chối Nga đã buộc người Nga phải tiến về phía đông để gặp Trung Quốc. Tuy nhiên, Nga luôn hết sức thận trọng trong mối quan hệ mới của họ với Trung Quốc, nên không đề cập đến một “liên minh”, nghĩa là về mặt quân sự, mà chỉ là “quan hệ đối tác chiến lược”, chủ yếu là kinh tế. Nga sẽ không bao giờ dại dột tham gia vào các nghĩa vụ của một liên minh quân sự.

Động thái này đã đặt Nga vào một tình thế hơi khó khăn, đặc biệt là nếu mối quan hệ ngày càng sâu sắc. Đối với Nga là Cơ đốc giáo và Trung Quốc là vô thần. Hy vọng của Nga ở đây là sẽ có số lượng và sức mạnh ngày càng tăng của nhà thờ Chính thống giáo Trung Quốc.

Lịch sử đã chứng minh rằng khi một sự thay đổi quyền lực lớn từ trật tự cũ sang trật tự mới, thì giai đoạn chuyển giao đó không bao giờ suôn sẻ. Vì mặc dù là các nước chư hầu của trật tự cũ, các nước nhỏ hơn luôn phụ thuộc về quân sự và kinh tế vào đế chế, thì khi một đế chế mất dần quyền lực, các tranh chấp cũ ngay lập tức xuất hiện và các nền kinh tế nhỏ hơn sẽ lập tức ở vào tình trạng “rơi tự do”.

Ngoài ra, bất chấp những bước tiến của Nga ra khỏi hệ thống tài chính phương Tây, chúng vẫn bị ràng buộc với một ngân hàng trung ương theo kiểu phương Tây. Họ sẽ không bao giờ thực sự thoát khỏi Đế chế cho đến khi họ thoát được khỏi trung tâm tài chính Thành phố London. Tất cả những điều này cần có thời gian.

Nhưng điều chắc chắn là các mảng kiến tạo quyền lực hiện đã chuyển từ trật tự cũ của Đế chế sang trật tự phương Đông mới. Đế chế cũ thối nát phải sụp đổ và hy vọng một trật tự đa cực mới sẽ tạo cơ sở cho các quốc gia chung sống trong hòa bình.

PHẦN KẾT LUẬN

Những người bảo thủ Mỹ và những người theo Cơ đốc cần bắt đầu đặt Cơ đốc giáo của họ lên trên chủ nghĩa dân tộc của họ và có một cái nhìn khách quan về chính sách đối ngoại của đất nước chúng ta. Chúng ta sẽ không thể sửa chữa các chính sách quốc tế tai hại của mình trừ khi chúng ta nhìn nhận một cách trung thực những gì chúng ta đã làm.

Thời của những người bảo thủ che đậy tội ác quốc tế của Bộ Ngoại giao với việc đập ngực và la hét “Oohrah” và “USA, USA” đã qua. Chúng ta phải ngừng nghe kiểu nhà bình luận Sean Hannity-matinee, những người “không thấy gì xấu xa” khi nhìn vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Những khuyết điểm mới của Mỹ đã được cân nhắc trong sự cân bằng và là mong muốn phải được tìm ra. Mệt mỏi vì chiến tranh đã ập đến. Người Mỹ đã ngán ngẩm vì những cuộc chiến vô tận và vô nghĩa của họ.

Các câu hỏi đang bắt đầu được đặt ra. Tại sao quân đội Hoa Kỳ có tới hơn 750 căn cứ tại hơn 150 quốc gia? Ai đã trao cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quyền thống trị thế giới? Mối quan tâm thực sự của người Mỹ đối với những nước ngoài này là gì?

Chúng ta phải đối mặt với số lượng tàn phá lớn và sự khốn khổ của con người mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gây ra cho thế giới kể từ Thế chiến II. Chính sách chiến tranh, trừng phạt kinh tế, thay đổi chế độ của Hoa Kỳ, tạo ra xung đột, phong tỏa, phá giá tiền tệ và hạn chế thương mại đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Liệu những người Mỹ bình thường có nhận ra rằng chúng ta là một quốc gia bị căm ghét và khinh thường trên toàn thế giới vì sự can thiệp của chúng ta không? “Giải cứu thế giới vì dân chủ ư?”. Oh, làm ơn, không!

Tôi e rằng tâm trí bình thường của người Mỹ – đã trải qua nhiều thập kỷ tuyên truyền ca ngợi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như hình ảnh thu nhỏ của sự công bình với một số kiểu kêu gọi thánh thiện – sẽ không thể thoát khỏi tình trạng tinh thần hiện nay của họ. Nhưng đó là tin tốt. Đế chế Anh-Mỹ-Zionist đang trong sự sụp đổ tự do. Quân đội Mỹ và bá quyền trên toàn thế giới sắp kết thúc. Sự tan rã của NATO đang diễn ra. Hiện đã có các chính trị gia Pháp thúc đẩy Pháp rút khỏi NATO.

Tất cả các đế chế đều sụp đổ. Đế chế này cũng sẽ rơi. Các đế chế sụp đổ bởi vì họ không thể duy trì các chi phí của quyền bá chủ và họ đã tan vỡ. Thất bại của Đế chế ở Afghanistan là khởi đầu của một khuôn mẫu lớn hơn sẽ tiếp tục đến tận cùng các góc cạnh của Đế chế.

Tin tốt khác là sự gia tăng ảnh hưởng của Liên bang Nga trên toàn thế giới. Nga, dường như là tiếng nói quốc tế duy nhất trên thế giới, đã có ảnh hưởng rất ổn định trong thập kỷ qua. Nga hầu như đã chấm dứt việc Mỹ tài trợ và dẫn đầu các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Trung Đông, và Nga là một trong số ít quốc gia có thể kiểm soát được nhà nước bất hảo của Israel, nơi họ buộc phải sống trong hòa bình với các nước láng giềng.

Nga cũng đã từng là một đế chế. Họ không tìm kiếm lại điều đó hoặc trở thành một đế chế khác, nhưng họ muốn có được sự an toàn cho người dân của họ khỏi những kẻ xấu xa, yêu chiến tranh, đề cao chủ nghĩa thống trị, phân biệt giới tính, khoái lạc, ủng hộ phá thai, khiêu dâm, phản gia đình, phản Chúa – các quốc gia của phương Tây.

Này phương Tây, hãy để Nga yên. Sự phục hồi của họ sau thời kỳ vô thần là điều kỳ diệu hiện đại của thời đại chúng ta. Ai có thể chứng kiến một nước Nga Cơ đốc xuất hiện từ đống đổ nát của sự sụp đổ Liên Xô, và tất cả điều đó chỉ diễn ra trong ba thập kỷ?

Mỹ, hãy để Nga hoàn thành công cuộc phục hồi. Hãy để số phận mới của Nga đi theo hướng của nó. Định mệnh một lần nữa sẽ đưa Nga đến một nơi như một trong những quốc gia Cơ đốc giáo vĩ đại trên thế giới.

Đối với Châu Âu và Châu Mỹ thời hậu Cơ đốc giáo, tất cả những gì còn lại là chịu sự phán xét. Tôi tin rằng nó là không thể thay đổi. Phương Tây đã phung phí di sản Cơ đốc giáo và các phước lành của mình. 100 năm chiến tranh không hồi kết, khủng bố do nhà nước bảo trợ và sự suy đồi được thể chế hóa đã tạo nên cơn lốc. Sự sụp đổ không đến, mà nó đã ở trên chúng ta.

Giống như Nga, phương Tây cũng có số phận sắp tới và phải chạy theo lộ trình của nó. Sau khi sụp đổ, Châu Âu và Châu Mỹ phải xây dựng lại. Có thể trong sự quan phòng ân cần của Đức Chúa Trời, một nước Nga Cơ đốc có thể là kiểu mẫu của chúng ta và hỗ trợ chúng ta trong việc canh tân một nền văn minh Cơ đốc mới.

Hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk nằm trên biên giới Nga – Ukraine. Ảnh: Economist

Những điều chưa biết về Donetsk và Luhansk: "Át chủ bài" cực mạnh của Nga
Những điều chưa biết về Donetsk và Luhansk: “Át chủ bài” cực mạnh của Nga
Nguồn: SOHA trực tuyến, tác giả Hữu Hiển | 22/02/2022 18:33


Ngày 21/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua 21/2 thông báo, hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là Donetsk và Luhansk đã được công nhận là các quốc gia độc lập và ký một sắc lệnh tuyên bố hai khu vực này không còn là một phần của Ukraine. 

Ông Putin cũng đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang Nga thực hiện nhiệm vụ trên lãnh thổ “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hoà Nhân dân Luhansk” với mục đích “gìn giữ hòa bình”. 

Việc này đã diễn ra sau khi các nhà lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng công bố video kêu gọi tuyên bố độc lập.

Những điều chưa biết về Donetsk và Luhansk: Át chủ bài cực mạnh của Nga - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là các quốc gia độc lập. Ảnh: Reuters

Vị trí địa lý

Các khu vực Donetsk và Luhansk – được gọi chung là Donbass – nằm ở phía đông Ukraine, gần biên giới với Nga. Khu vực này do cả Kiev và phe ly khai kiểm soát. Các ngành công nghiệp chính trong khu vực là khai thác than và sản xuất thép.

Thành phần dân số

Có 3,6 triệu người sống ở các khu vực Donetsk và Luhansk, hầu hết đều nói tiếng Nga. Đây là kết quả của việc di cư của công nhân Nga đến đây trong thời kỳ Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Theo hãng tin AP, trong những năm gần đây, Moscow đã cấp hơn 720.000 hộ chiếu Nga cho khoảng 1/5 dân cư địa phương.

Khu vực do lực lượng vũ trang ly khai kiểm soát

Những người ly khai thân Nga ở Donetsk và Luhansk đã tiếp quản các toà nhà của chính quyền tại đây vào năm 2014 và tuyên bố hai khu vực là “nước cộng hòa nhân dân” độc lập. Trước khi có tuyên bố này, Nga từng sáp nhập Crimea từ Ukraine.

Xung đột tại Donbass

Kể từ năm 2014, hơn 14.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng ly khai thân Nga và quân đội Ukraine ở vùng Donbass. Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga hỗ trợ lực lượng ly khai về mặt quân sự và tài chính, nhưng Moscow bác bỏ cáo buộc này.

Trong thời gian xung đột, một máy bay chở khách của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở miền đông Ukraine vào năm 2014, khiến tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng. Các nhà điều tra quốc tế kết luận rằng, tên lửa do Nga cung cấp và được phóng từ khu vực do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát. Nhưng Nga đã phủ nhận liên quan đến vụ máy bay bị bắn rơi.

Nền độc lập tự xưng

Sau khi lực lượng ly khai ở các vùng Donetsk và Luhansk giành được chính quyền tại địa phương vào năm 2014, họ đã bỏ phiếu để tuyên bố độc lập. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào công nhận nền độc lập của họ. 

Ngày hôm qua 21/2, sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Tổng thống Putin đã tuyên bố công nhận nền độc lập của hai khu vực. Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo ly khai của hai khu vực công bố video kêu gọi công nhận nền độc lập của họ.

Các nhà lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng

Cả hai vùng đều có tổng thống tự xưng. Trong một cuộc bỏ phiếu không được Kiev công nhận vào năm 2018, Denis Pushilin đã được bầu làm Tổng thống của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, còn nhà lãnh đạo của “Cộng hoà Nhân dân Lugansk” là Leonid Pasechnik.

Những điều chưa biết về Donetsk và Luhansk: Át chủ bài cực mạnh của Nga - Ảnh 3.

Hai nhà lãnh đạo của các nước cộng hoà tự xưng: Leonid Pasechnik (trái) và Denis Pushilin (phải). Ảnh: Sputnik

Tiến trình hòa bình Minsk

Việc Nga công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai đã chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận Minsk. Thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014 và 2015, kêu gọi một mức độ tự trị đáng kể cho cả hai khu vực bên trong lãnh thổ Ukraine. Nhưng thỏa thuận này chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ.

Các khu vực ly khai khác đang được Nga kiểm soát

Trước đó, Nga đã công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai của Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia sau một cuộc chiến ngắn với Gruzia vào năm 2008. Kể từ đó, Nga đã đóng quân tại các khu vực này và trao quyền công dân Nga cho người dân địa phương.

xem thêm
Những bài học lịch sử

Thế sự bàn cờ vây Video Mối tình Nga Ucraina Tin quốc tế 21/2 | Căng thẳng lên cao, tên lửa Nga sẵn sàng khai hoả? | FBNC https://youtu.be/_frod6EzeJU; Tin thế giới 21/2 | Ukraine ‘cầu cứu’ phương Tây nhanh chóng trừng phạt Nga | FBNC https://youtu.be/GttbnK_Bebw ; Thời sự quốc tế 21/2 | Anh cảnh báo Trung Quốc sẽ “đánh úp” Đài Loan khi Nga tấn công Ukraine | FBNC https://youtu.be/sDxLpjmTb54

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/
https://www.facebook.com/MatThan.Official/videos/223059606523973/;Tin quốc tế mới nhất 26/11 | Vũ khí xung điện từ Trung Quốc có thể làm suy tàn 90% dân số Mỹ? | FBNC https://youtu.be/kLSm38Bp_P8 Tin thế giới tổng hợp mới nhất https://youtu.be/RaGtEqLpboIhttps://youtu.be/3dzcvdypEIU https://youtu.be/Wf7kE1iXi0Y

Nội Mông Cổ Trung Quốc https://youtu.be/RN0jvdhDdDU;
5 khu Tự trị Trung Quốc https://youtu.be/AlZhkTQobFA:
Nước Mông Cổ ngày nay https://youtu.be/Igq6vLWDB9Q
Trung Á liên Trung Nga https://youtu.be/LtcOGPjvgX8;

Trung Nga với Trung Á https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-nga-voi-trung-a-2/; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai; Trung Quốc một suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam; Vành đai và con đường https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vanh-dai-va-con-duong; Thế sự bàn cờ vây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/


Nhớ bạn nhớ châu Phi
Nam Phi một thoáng nhìn
Lúa sắn Việt Châu Phi
Ghana bờ biển vàng
Martin Fregene xa mà gần
Ai Cập bạn tôi ở đấy

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần
Trung Quốc một suy ngẫm

lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về Trung Quốc một suy ngẫm trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn.

Trung Quốc một suy ngẫm là một câu chuyện dài . Hoàng Kim và Hoàng Long đã có 20 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của chúng tôi, tạm coi là nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình được định hình thành hai bài viết “ Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình . Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, có đủ các hạng người, có đủ chí thiện cực ác và minh sư. Nguyễn Du trăng huyền thoại gợi nhiều suy ngẫm. Bài này là các ghi chú nhỏ cho chính mình và chép tặng bạn đọc. xem thêm (*) Hoa Kỳ news Tin Tức Về Trung quốc. 25 tháng 2 lúc 20:06 

Bình sinh Mao Trạch Đông

Thái Bình Thiên Quốc là phong trào nông dân lớn nhất, tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19, là kinh nghiệm đặc biệt quý giá cho các cuộc cách mạng về sau. ” Đừng bỏ quên nông dân, đó là bài học lớn lịch sử”. Mao Trạch Đông Chủ tịch Trung Quốc mới thế hệ thứ nhất đã nói vậy. Ông thường nghiền ngẫm Tư trị Thông giám, Thủy Hử, Tam Quốc và Thái Bình Thiên Quốc Mao Trạch Đông tác phẩm đầu tiên là “Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam”. Thái Bình Thiên Quốc là bài học lịch sử lớn soi thấu thành công và thất bại của nông dân cầm quyền. Một đất nước chủ yếu là nông dân thì hiệu quả đổi mới đích thực là nhìn vào chất lượng cuộc sống của người nông dân, là khi người nông dân thay đổi được số phận của mình. Nhân ngày Thái Bình Thiên Quốc đọc lại Bình sinh Mao Trạch Đông (trích); Trung Quốc một suy ngẫm

Bình sinh Mao Trạch Đông và Bình sinh Tập Cận Bình là nghiên cứu lịch sử nhằm tìm hiểu bình sinh Mao Trạch Đông và bình sinh Tập Cận Bình chủ yếu ở lĩnh vực sáng tạo và công nghệ. Bởi họ là những người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong quyết sách quốc gia để trỗi dậy hay trả giá đau đớn. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Chức vụ tối cao của Mao Trạch Đông được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt  từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là  Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình, nay đã trên 70 năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là con người bí ẩn với hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và Những Suy tư từ sông Dương Tử góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Cách hành xử của vị lãnh tụ này thật cẩn trọng, quyết đoán và khó lường. Các chuyên gia chiến lược thế giới suy đoán về tư tưởng và đường lối chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới ,Giấc mộng Trung Quốc, ‘Một vành đai một con đường’  kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin  Tư tưởng Mao Trạch Đông  Lý luận Đặng Tiểu Bình, Thuyết Ba Đại Diện, Quan điểm phát triển khoa học. Chủ tịch Tập Cận Bình chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình Bài 1 đã được đăng năm 2015 . Bài 2 đã được đăng năm 2016.  Bài 3 đăng vào ngày 10 tháng 10 năm 2017 Bài 4 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2018. Bài 5 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2020.

BÌNH SINH MAO TRẠCH ĐÔNG

Ngày 19 tháng 6 năm 1945, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần. Ngày 19  tháng 6 năm 1944, trước đó một năm so ngày Mao đượcbầu , cũng là ngày khởi đầu  trận hải chiến bằng hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử thế giới giữa hải quân Đế quốc Nhật Bản và hải quân Mỹ tại quần đảo Mariana, thuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, kết quả hải quân Mỹ thắng.

Chủ tịch Mao Trạch Đông  sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893, mất  ngày 9 tháng 9 năm 1976, ông tên tự Nhuận Chi, bút danh là Tử Nhậm, làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.

Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông. Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist.

Chủ tịch Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959 – 1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê, Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.

Chủ tịch Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại.

Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm chức vụ tối cao của thế hệ thứ nhất ngày 19 tháng 6 năm 1945 và chức vụ này được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt  từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là  Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình. Từ đó cho đến ngày 19 tháng 6 năm 2015 là vừa tròn 70 năm. Theo quy định về tuổi tác và nhiệm kỳ thì Tập Cận Bình sẽ phải về hưu sau đại hội năm 2022, và sau đại hội năm 2017 thì 5 trên 7 ủy viên thường vụ hiện nay sẽ phải về hưu nhường chỗ cho các gương mặt mới cũng như đại diện của thế hệ thứ sáu (*). Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever).

Mao Trạch Đông gia đình và dòng họ

Chủ tịch Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Ông là con  út trong một gia đình trung nông.

Mao Trạch Đông có bố là Mao Di Xương, tên tự là Mao Thuận Sinh, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1870, mất ngày  23 tháng 1 năm 1920. Mẹ của Mao Trạch Đông là Văn Thất Muội sinh ngày 12 tháng 2 năm 1867 mất ngày 5 tháng 10 năm 1919, lấy chồng năm 1885. ông nội là Mao Ân Phổ; cố nội là Mao Tổ Nhân. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.

Mao Trạch Đông có bảy anh chị em gồm 5 trai và 2 gái. Hai anh trai và chị gái Mao Trạch Đông đều chết sớm. Hai em trai Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm cùng Dương Khai Tuệ vợ Mao Trạch Đông và chị họ Mao Trạch Kiến (còn gọi là Mao Trạch Hồng) đều bị Quốc dân Đảng giết trong thời kỳ nội chiến.

Mao Trạch Đông lần lượt kết hôn với bốn người. Khi 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (1889–1910), kết hôn năm 1907, nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này và hai người chưa hề ăn ở với nhau và không có con. Ông kết hôn năm 1921 với Dương Khai Tuệ (1901–1930) ở Trường Sa, sống với nhau đến năm 1927. Bà bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai. Ông kết hôn với  Hạ Tử Trân (1910 – 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Hai người chung sống  từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành. Ông kết hôn với Giang Thanh từ năm 1938 đến lúc Mao mất và có một con gái là Lý Nạp.

Mao Trạch Đông có bốn người con trưởng thành (chưa tính những người chết lúc còn quá nhỏ): Con cả của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Long (1921- 1931?) mất tích. (*) Có người cho rằng đó là Tô Chú, biệt danh là Hoa Quốc Phong, là người tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật, sau khi thực hiện cuộc Vạn lý trường chinh năm 1936, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1938, tham gia chiến đấu trong Bát Lộ Quân 12 năm dưới sự chỉ huy của tướng Chu Đức, phụ trách Uỷ ban tuyên truyền cấp tỉnh của Đảng hồi giữa thập niên 1940, được bầu vào Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản năm 1969, trở thành bộ trưởng Bộ Công an năm 1972, sau khi người tiền nhiệm là Tạ Phú Trị qua đời, vào Bộ Chính trị năm 1973, trở thành Phó Thủ tướng năm 1975, quyền Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi Chu Ân Lai mất tháng 1 năm 1976, trở thành Thủ tướng và phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng tháng 4 năm 1976, và Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Mao chết, tháng 9 năm 1976, được chỉ định kế tục Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vài năm sau, ông bị Đặng Tiểu Bình lật đổ và buộc phải về hưu sớm); Con trai thứ hai của Mao Trạch Đông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Anh (1922-1950), trước học ở Liên Xô, sau chết trong kháng Mỹ viện Triều, kết hôn với Lưu Tư Tề, tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm; Con trai thứ ba của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Thanh (1923-2007), kết hôn với Thiệu Hoa, em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ hiện là tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc;  Con gái của  Mao Trạch Đông với Hạ Tử Trân là Lý Mẫn, sinh năm 1936), kết hôn với Khổng Lệnh Hoa, sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh, con gái là Khổng Đông Mai. Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên có lẽ vì vậy mà Lý Mẫn lấy họ này;  Con gái của Mao Trạch Đông với Giang Thanh là Lý Nạp, sinh năm 1940, kết hôn với Vương Cảnh Thanh, sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi. Lý là họ gốc của Giang Thanh. Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn. Mao Viễn Tân là một nhận vật quan trọng thời cách mạng văn hóa. Người Trung Nam Hải xì xào, Mao có đại phúc tướng nhưng chỉ có diễm phúc mà thiếu thê phúc. Quan hệ vợ con ngoài hôn thú của Mao Trạch Đông hiện vẫn còn là điều bí ẩn.

Mao Trạch Đông cuộc đời và sự nghiệp

Mao Trạch Đông lúc còn là một học sinh 18 tuổi thì Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều nhà Thanh bị lật đổ, những người lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa nhưng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Mao Trạch Đông phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam, sau đó trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với giáo sư Dương Xương Tế, người thầy học và là cha vợ tương lai, lên Bắc Kinh. Giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh và giới thiệu Mao Trạch Đông làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích và Tiền Huyền Đồng giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. Sau phong trào Ngũ Tứ, ngày 4 tháng 5 năm 1919, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luậnTân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Hồ Nam.

Mao Trạch Đông đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải ngày 23 tháng 7 năm 1921. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.

Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng Giới Thạch sau khi Tưởng quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, nhưng ông không được Trần Độc Tú chấp nhận và Mao Trạch Đông bị thất sủng. Ông bèn lui về quê ở Hồ Nam cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Ông thu thập tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.

Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố bởi các chiến dịch bao vây càn quét của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải nên chạy dạt về trú ngụ ở khu Xô-viết. Nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực, đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.

Tưởng Giới Thạch với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934, đã trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới.

Mao Trạch Đông trên đường trường chinh đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm thực quyền và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mao Trạch Đông từ căn cứ mới ở Diên An, đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.

Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.

Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu. Qua hai năm rưỡi đánh nhau, bằng ba đại chiến dịch “Liêu Thẩm” “Bình Tân” và “Hoài Hải”, Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ nhân dân trung ương , Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai làm Phó Chủ tịch, trong đó Chu Ân Lai kiêm nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện.

Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến 1976, trong suốt 27 năm, ông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc, đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên toàn đất nước, nhưng ông đồng thời cũng bắt nhân dân phải trả giá đau đớn. Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào “trăm hoa đua nở” năm 1957 bắt hữu phái, tát cạn trí thức tinh anh;  phong trào “giương cao ba ngọn cờ hồng” năm 1958 “đường lối chung, đại nhảy vọt, công xã nhân dân” điển hình là “Đại nhảy vọt kinh tế”: ” toàn dân xây dựng công xã nhân dân, xây dựng nhà ăn công cộng” “toàn dân luyện gang thép” thiệt hại lớn, đất nước lâm vào đói kém, do “ba phần thiên tai, bảy phần nhân họa” mà không chỉ là “chính sách sai lệch, Liên Xô đòi nợ, thiên tai hoành hành”. Năm 1959, tại Lư Sơn, ông giương cao cờ chống hữu, đấu thắng Bành Đức Hoài, tẩy sạch những ai dám nói. Diệu kế của Mao là khi cảm nhận được ba ngọn cờ hồng sẽ gây ra tai họa, ông nhường bớt quyền bính giao tuyến 1 cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đảm nhận với cương vị là Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư Đảng xử lý công việc thường nhật. Ông lui về tuyến 2 chuyên công tác nghiên cứu lý luận Mác Lê Nin, thông qua Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch Đảng sau này là Bộ trưởng Quốc phòng (thay thế Bành Đức Hoài) phát động phong trào học tập “Mao tuyển” trên toàn quốc.

Tiếp đó, Mao ủng hộ “Đại Cách mạng văn hóa vô sản” vào những năm 60 của thế kỷ XX. Mao tự đánh giá “”Đại Cách mạng văn hóa” là một trong hai đại sự lớn nhất đời Mao . Có điều đặc biệt là khi phát động “Đại nhảy vọt”, Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn “Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.

Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig’s hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng.

Mao Trạch Đông di sản và đánh giá

Sách “Giang Thanh toàn truyện”, nguyên tác Diệp Vĩnh Liệt. Người dịch Vũ Kim Thoa, Chương 21 Màn cuối cùng. Trong bệnh nặng, Mao Trạch Đông dặn dò hậu sự. Khi xẩy ra sự kiện Thiên An Môn,  Mao Trạch Đông ốm nặng… Ông tự biết những ngày còn lại không bao nhiêu, sợ bệnh tim bột phát; vào lúc cảm thấy tinh thần còn sáng suốt, ngày 15 tháng 6 năm 1976, Mao Trạch Đông triệu tập Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hải Dung … để nói chuyện như thể dặn dó lúc lâm chung. Mao Trạch Đông nói rất vất vả, tốn sức lực, tuy nhiên còn chưa đến nổi lắm. Mao Trạch Đông nói:

“Nhân sinh thất thập cổ lai hy” tôi đã ngoài 80, người gia bao giờ cũng nghĩ đến hậu sự. Trung Quốc có câu cổ thoại, ý nói: “đậy nắp quan tài định luận. Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài nhưng cũng sắp đến lúc rồi, có thể định luận được rồi.

Trong đời tôi đã làm hai việc, một là đấu tranh với Tưởng Giới Thạch mấy chục năm, đuổi hắn chạy ra ngoài đảo xa. Rồi kháng chiến tám năm, đã mời được người Nhật Bản trở về nhà họ.  Với sự việc này không có mấy ai dị nghị , chỉ có năm ba người xì xào đến tai tôi, đó là muốn tôi sớm thu hồi mấy hòn đảo kia về. Một sự việc khác, các đồng chí đều biết, đó là việc phát động đại Cách mạng Văn hóa. Về việc này người ủng hộ không nhiều, người phản đối không ít.

Hai việc này đều chưa xong. Di sản này phải giao lại cho đời sau. Giao như thế nào? Giao một cách hòa bình không được thì phải giao trong sự lộn xộn . Làm không nên có khi còn đổ máu. Vì thế, các đồng chí làm như thế nào, chỉ có trời biết”.

Trong cuộc đời Mao Trạch Đông, lần nói chuyện này chính là một cuộc tổng kết. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Những câu nói nổi tiếng: “Súng đẻ ra chính quyền” “Nông thôn bao vây thành thị” “trí thức không bằng cục phân” “Dụ địch vào sâu” ” tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi, ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”  “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” “có lý, có lợi, đúng lúc“,…

Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.”

Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”… (xem thêm: Trân Vũ Hán bài học lịch sửTừ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong)

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia nhận xét:

Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông.

BÌNH SINH TẬP CẬN BÌNH

Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã vượt lên nổi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn Thanh, sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản, sự xáo động dữ dội của thời kỳ “đại loạn” đại cách mạng văn hóa, sự hiểm họa cực kỳ do tham nhũng, tranh chấp quyền lực, lũng đoạn kinh tế, suy thoái môi trường , phân hóa giàu nghèo và phát triển nóng. Đến nay, tuy nguy cơ này vẫn rất cao nhưng có vẻ như đang từng bước vượt qua.

Tập Cận Bình tiểu sử tóm tắt

Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, 19 Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan thực quyền cao nhất Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình  và Thủ tướng Lý Khắc Cường là thế hệ tiếp nối ngay sau thế hệ thứ tư là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Chủ tịch Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi ông  10 tuổi, cha ông bị thanh trừng và gởi đi làm việc tại một hãng xưởng ở Lạc Dương, Hà Nam. Vào năm 1968 khi ông được 15 tuổi thì cha ông bị giam tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Tháng 1 năm 1969, ông tham gia đại đội Lương Gia Hà, xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây.  Tháng 1 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó làm Bí thư Chi bộ Đảng của nhóm sản xuất (1969-1975).

Từ năm 1975 đến 1979, ông là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Từ năm 1979 đến 1982, làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương. Năm 1982-1983, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (1983-1985); Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (1985-1988); Bí thư Thị ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến (1988-1990); Thường vụ Thành ủy thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (1990-1993); Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu (1993- 1995); Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch HĐND Thành phố Phúc Châu (1995-1996); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến (1996-1999); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến (1999-2000); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000- 2002); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Triết Giang (2002- 2003); Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Triết Giang (2003-2007); Bí thư Thành phố Thượng Hải (2007). Năm 1998-2002, tiếp tục học tại Đại học Thanh Hoa và lấy bằng Tiến sỹ Luật.

Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15, Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng các khoá 16, 17. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.

Ngày 15 tháng 3 năm 2008, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được phân công làm Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng 8 năm 2008. (Beijing 2008 *)

Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương – đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tập Cận Bình những chính sách lớn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ:  xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp do sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi cạnh Tổng Thống Nga Putin trong đại lễ 70 năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít khi Tổng thống Mỹ Obama cùng nguyên thủ nhiều nước châu Âu và thế giới theo phe Mỹ không tham dự, Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg  dù mọi giá  thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ hiện đang ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới .

Chủ tịch Tập Cận Bình trước và ngay sau ngày 14 tháng 3 năm 2013 (ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”. Các con hổ lớn Bạc Hi Lai (2012), Từ Tài Hậu (2012), Chu Vĩnh Khang (2013) và mới đây là Quách Bá Hùng (2015) lần lượt bị sa lưới. Chiến dịch này hiện đang ở vào hồi kết thúc của giai đoạn ” đả hổ, diệt ruồi” giành thắng lợi quyết định ở cấp lãnh đạo thượng tầng, quân đội, công an, tài chính kinh tế và truyền thông tại các thành phố lớn, nay đang chuyển sang giai đoạn “săn sói, quét muỗi”  càn quét cường hào tham nhũng ừa và nhỏ ở vùng nông thôn và những nguy cơ tiềm ẩn ở các lĩnh vực khác.

Chủ tịch Tập Cận Bình “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Ông đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện):  “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện;Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Đây là một cuộc chiến sinh tử, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, rộng lớn và triệt để về kinh tế,  xã hội, nhà nước và đảng cầm quyền. Trong cuộc chiến này, quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao.

Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện mưu lược ”dương đông kích tây” lợi dụng mâu thuẫn Mỹ – Nga và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để hướng dư luận ra bên ngoài, rãnh tay dẹp yên trong, trực tiếp nắm lại quân đội. Hôm 25/7, Tòa án quân sự Trung Quốc đã tuyên phạt cựu Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tước quân hàm Thượng tướng và tịch thu toàn bộ tài sản. Nga – Trung chuẩn bị tập trận trên Biển Đông vào tháng 9 tới. Ông cũng thực hành mưu lược “an dân” nhằm tháo ngòi nổ phẩn uất trong lòng của một lực lượng đông đảo nạn nhân, đối lập và bất bình đã làm chia rẽ xã hội Trung Quốc.Theo tạp chí chính trị Zhengming ở Hồng Kông.  Nhà tưởng niệm Mao sẽ biến mất khỏi Bắc Kinh. Quyết định bí mật này đã được giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra.  Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến thành phố quê hương của ông ta. Cấp dưới của cựu phụ tá lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thất sủng tiếp tục ngã ngựa.  Lệnh Kế Hoạch, 59 tuổi, từng là Chánh văn phòng Trung ương Đảng và phụ tá cho cựu lãnh đạo Đảng Hồ Cẩm Đào. Ông ta bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, và bị buộc tội tham nhũng và lĩnh án tù chung thân vào 4 tháng 7 năm 2016. Gần đây, hai cấp phó của Lệnh là Triệu Thắng Hiên và Hà Dũng cũng đã bị âm thầm đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo. Hà Dũng là người  đã bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) nhận dạng đóng vai trò tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công, do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân phát động ngày 20 tháng 7 năm 1999 lúc Pháp Luân Công có trên 70 triệu người Trung Quốc tập luyện.

“Tập Cận Bình giống Mao Trạch Đông hay Tưởng Giới Thạch?” Đài phát thanh VOA (Voice of America) của Mỹ ngày 25/5 đã dẫn chứng quan điểm nêu trên của ông James Carter – Giáo sư lịch sử của trường Đại học Saint Joseph, Hoa Kỳ và ông Jeffrey Wasserstrom – Nhà sử học và Giáo sư của trường Đại học California. Hai vị học giả đã phát biểu bài viết của mình trên trang tạp chí “Thời báo Los Angeles” vào ngày 24/5, “nếu muốn hiểu Tập Cận Bình, người lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây, thì tuyệt đối đừng so sánh ông với Mao Trạch Đông, mà hãy tìm hiểu về Tưởng Giới Thạch”.

Trước đó, BBC Tiếng Việt ngày 20 tháng 12 năm 2013 có đăng bài viết “Ông Mao là gì với Trung Quốc hôm nay?”  của Sidney Rittenberg Cựu đảng viên cộng sản Trung Quốc. “Giống như mọi thứ khác ở Trung Quốc , vai trò của Mao ngày nay mang nhiều nét đối nghịch . Ông vừa lớn hơn, lại vừa nhỏ hơn so với bức chân dung khổng lồ đặt tại Thiên An Môn- tấm hình chắc sẽ không dễ dỡ đi nay mai“. “Lớn hơn, bởi Mao là một nhân vật kiểu George Washington. Ông là người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thống nhất được một quốc gia giàu truyền thống nhưng có nhiều khác biệt và dàn trải trên một lãnh thổ rộng lớn. Nhỏ hơn, bởi giới trẻ Trung Quốc hiện nay, gồm cả những đảng viên cộng sản, hầu như không biết gì về những bài viết, học thuyết, thành công và cả những sai lầm khủng khiếp của ông. Tập Cận Bình và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã cảnh báo rằng sự đi xuống của chủ nghĩa Mao, tương tự như ở Liên Xô, sẽ dẫn tới sự hỗn loạn và làm suy yếu chế độ hiện tại-chế độ vốn coi sự ổn định là yếu tố tiên quyết trên con đường cải cách đầy chông gai. Tuy vậy, họ cũng không ngần ngại khi chỉ ra những thảm họa dưới thời Mao Trạch Đông như “Đại Nhảy Vọt” thời cuối thập niên 1950 và thời Cách Mạng Văn Hóa giai đoạn 1966- 1976. Những cuộc thử nghiệm xã hội đầy hoang tưởng đó đã cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người vô tội.”Bài báo viết. “Ông Tập Cận Bình đang trái ngược hoàn toàn với kinh tế kiểu Mao, nhưng ông đã khéo léo sử dụng logic biện chứng của chủ nghĩa Mao để phân tích các vấn đề của Trung Quốc, và từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp. Ông cũng thường ca ngợi những thành tựu tích cực của thời đại Mao Trạch Đông… Học thuyết phân tích và tổng hợp của Mao là vũ khí bí mật của Trung Quốc, dù nó đang bị bỏ quên tại thời điểm hiện tại, ngay cả ở chính Trung Quốc“.

Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn  có nói về Đại văn hào Kim Dung đã viết bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay Tuyết Sơn phi hồ  (Flying Fox of Snowy Mountain) đăng trên Minh báo năm 1959 và viết Lộc Đỉnh Ký là bộ sách tâm đắc nhất cuối cùng. Kim Dung nói rằng ông gửi gắm những điều vi diệu tâm đắc nhất của ông vào hai bộ sách khai tập và kết thúc này. Năm 2007, một đoạn trích tác phẩm “Tuyết Sơn phi hồ” đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, thay thế “AQ chính truyện”, đã gây nên nhiều dư luận rất khác nhau.

Trung Quốc đang muốn vẽ lại biểu tượng người Trung Hoa mới thay thế  AQ. Hình tượng Mao Trạch Đông thời trẻ nay sừng sững trên núi Tuyết khiến người ta liên tưởng trận đấu sinh tử của Hồ Phỉ tuổi trẻ anh hùng nghĩa hiệp và nhân ái trên đỉnh Tuyết Sơn. Mao Trạch Đông có bài thơ Tuyết – Thẩm Viên Xuân – mô tả về núi sông hùng vĩ , đánh giá về hào kiệt các thời của đất nước Trung Hoa và bài thơ Côn Lôn – Niệm Nô Kiều – chính là ngầm ý nói về sự hùng vĩ của Tuyết Sơn và hùng tâm tráng khí cách mạng của ông cải tạo Trung Hoa và Thế Giới. Những chính khách Trung Quốc tiếp nối Mao Trạch Đông dường như yêu thích Vi Tiểu Bảo hoặc Khang Hy  trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung hơn. Đó là nhân vật giảo hoạt , quyền biến “bất kể mèo trắng hoặc mèo đen miễn là bắt được chuột”.

Hai vị học giả James Carter và  Jeffrey Wasserstrom thì cho rằng, Tập Cận Bình của năm 2016 rất giống với Tưởng Giới Thạch của năm 1946. Tập Cận Bình cũng giống như Tưởng Giới Thạch, chuẩn bị chu toàn để tạo dựng tầm ảnh hưởng với thế giới. Họ đều cho rằng hiện đại hóa của Trung Quốc có thể hòa hợp với tư tưởng của Nho gia. Tập Cận Bình từ sau khi nhậm chức đến nay đã không ngừng nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa truyền thống đặc biệt là tư tưởng Nho gia: “Quốc gia có tứ duy (tức 4 cơ sở chính yếu lập quốc của Trung quốc: lễ, nghĩa, liêm, sỉ), tứ duy không lớn mạnh, đất nước ắt sẽ diệt vong! Tứ duy hưng thịnh, đất nước sẽ phục hưng bền vững!”. Tập Cận Bình tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời tỏ ý sẽ kế thừa và phát huy nền văn hóa ấy. Năm 2013, Tập Cận Bình đặc biệt đến thăm Khúc Phụ để tế bái mộ Khổng Tử. Vào ngày nhà giáo năm 2014, ông Tập đã đặc biệt đến trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh công khai phản đối việc sách giáo khoa lược bỏ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông nói, “lược bỏ đi kinh điển văn hóa truyền thống trong sách giáo khoa là điều đáng buồn thay”.

Tác giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) đã viết bài “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” (The Twilight of Communist Party Rule in China) công bố tại The American Interest  Vol. 11, No, 4. 2015,  người dịch Song Phan, tháng 3-4/2016, nguồn ABS, nhận định:

Một trong những lựa chọn chiến lược khôn ngoan nhất do Đặng Tiểu Bình thực hiện là phát triển quan hệ thân thiện với phương Tây do Mỹ đứng đầu để đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình, hai người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, cũng đã học được bài học quan trọng từ sự sụp đổ của Liên Xô: một cuộc xung đột chiến lược với Hoa Kỳ sẽ gây nguy hiểm đến sự sống còn thật sự của ĐCSTQ. Chi phí của một cuộc chạy đua vũ trang mới là khó có thể kham nổi, và sự thù địch dứt khoát trong quan hệ Trung- Mỹ sẽ phá hủy quan hệ kinh tế song phương. Hiện chưa rõ liệu lãnh đạo ĐCSTQ có hiểu hết những nguy cơ chiến lược sinh tồn mới của họ và nguy cơ chiến lược sinh tồn đó vẫn còn đang tiến triển hay không. Nếu các thành viên của ĐCSTQ tin chắc rằng, chỉ có chiến lược này mới có thể cứu vãn được quyền cai trị của ĐCSTQ, hiện đang bị đe dọa bởi việc gãy đổ những trụ cột chính của mô hình hậu Thiên An Môn, thì có khả năng họ sẽ tiếp tục trên con đường hiện nay. Trớ trêu thay, con đường đó, nếu phân tích bên trên là đúng, càng chắc chắn hơn sẽ đẩy ĐCSTQ sụp đổ nhanh hơn, thay vì ngăn chặn sự sụp đổ của họ.”

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư về Chính quyền học tại trường ĐH Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trực Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Cuốn sách mới nhất của ông: China’s Crony Capitalism: Dynamics of Regime Decay (Chủ nghĩa tư bản bè cánh của Trung Quốc: Động lực làm phân rã chế độ), sẽ được Đại học Harvard xuất bản vào năm 2016. Bài viết này được rút ra từ một dự án nghiên cứu lớn hơn về quá trình chuyển đổi chế độ có khả năng xảy ra của Trung Quốc được ủng hộ tài chính từ Quỹ Smith Richardson, Tổng công ty Carnegie của New York, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur.

Những nhận xét cuối bài viết của tác giả Bùi Mẫn Hân :“The Twilight of Communist Party Rule in China” được dịch là “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” cũng có thể hiểu “Hoàng hôn của mô hình Đảng cộng sản Trung Quốc” hoặc ” “Hoàng hôn của khuôn vàng thước ngọc Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Ông ngầm chơi chữ “Rule” (cứng, thước,  khuôn vàng thước ngọc, mô hình) tùy góc nhìn, cách hiểu và tầm nhìn.

Góc nhìn Mỹ, giấc mơ Mỹ, lối sống Mỹ lựa chọn biểu tượng George Washington “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” thích “nói và làm đi đôi” “nói và làm nhất quán” mới tạo được “lòng tin chiến lược. Thế nhưng, góc nhìn phương Đông có thể khác “quyền biến“, “mềm, năng động, có mềm có cứng“, “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng“,”nói vậy mà không phải vậy“, “nói một đằng làm một nẻo“, “bất kể mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột“, “không không có có không có có không“. Điều đó có nghĩa : nói làm đi đôi, làm mà không nói, nói mà không làm, có thể cứng Rule, có thể mềm, vô pháp vô thiên như cách Mao Trạch Đông.

Bí mật Trung Cộng và TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể là hai thông tin thâm cung bí sử của thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc tại nguồn tin của an ninh Mỹ qua thu thập của trang ABS. Theo nguồn tin này, thương gia Lệnh Hoàn Thành (Ling Wancheng) biến mất khỏi tầm mắt công chúng của vùng California năm ngoái sau khi người anh ruột Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), cựu viên chức cao cấp trong đảng cộng sản Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng tại Trung Hoa. Lệnh Hoàn Thành đã tiết lộ những bí mật về chính trị và quân sự kể cả chi tiết về hệ thống vũ khí nguyên tử của Trung Cộng (TC) cho giới chức tình báo Hoa Kỳ FBI và CIA, từ mùa thu năm 2015 và được giữ bí mật vì tình báo TC tìm cách bắt giữ hoặc thủ tiêu ông. Cũng theo trang tin này, TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể, việc này đang làm sôi nổi những ý kiến chống đối liên quan đếp Pháp Luân Công và vai trò của Giang Trạch Dân.

Ngày 22 tháng 8 năm 2017, Đài VOA Hoa Kỳ có bài bình luận: “Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?” cho hay: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận về việc đưa tư tưởng mang tên ông vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại cuộc họp kín của các lãnh đạo cùng các nguyên lão trong Đảng tại Bắc Đới Hà, các nguồn tin cho biết. Như vậy với động thái này, địa vị của ông Tập trong Đảng Cộng sản đã được nâng lên ngang hàng với cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, người duy nhất cho đến nay được ghi tư tưởng của mình vào Điều lệ Đảng tại Đại hội 7 hồi năm 1945.

Theo hãng truyền thông AsiaToday thì hội nghị Bắc Đới Hà hồi tuần trước “gần như chắc chắn” đồng ý đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng. Hãng truyền thông dẫn lời một số nguồn tin phương Tây ở Bắc Kinh cho biết quyết định này đã được thông qua mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào. Hãng tin AP cũng dẫn lời các nhà phân tích cho rằng ông Tập sẽ thực hiện điều này tại Đại hội 19. Nếu như việc này được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào cuối năm nay thì vị thế của ông Tập đã vượt qua những người tiền nhiệm của ông là các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào…AsiaToday cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà năm này là hội nghị “của ông Tập, bởi ông Tập và vì ông Tập”.

Quyền lực của ông Tập Cận Bình đã và đang rất mạnh trước và sau đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2017). Hơn 1,3 triệu quan tham Trung Quốc ‘ngã ngựa’, Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 9 tháng 10 năm 2017 đưa tin: “Theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), chỉ trong vòng 5 năm qua, đã có hơn 1,343 triệu quan chức nước này bị trừng phạt vì tham nhũng. Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình đã phát huy hiệu quả, đem lại sự tin tưởng và hài lòng với nhân dân…THX dẫn báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm qua cho biết, tổng cộng đã có 1,343 triệu quan chức từ cao cấp tới cấp thấp bị trừng phạt do tội danh tham nhũng ở nước này 5 năm qua. Trong số đó, 648.000 là quan chức cấp thôn, xã liên quan đến các vụ tham nhũng quy mô nhỏ, tham nhũng vặt. Không dừng lại ở trong nước, Trung Quốc đồng thời phối hợp với quốc tế để truy lùng tội phạm tham nhũng qua chiến dịch “Sky Net” (Lưới trời). Tính tới cuối tháng 8/2017, đã có 3.339 đối tượng bị bắt tại hơn 90 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó có 628 là cựu quan chức. CCDI cho biết qua đó đã tịch thu lại 9,36 tỉ NDT (1,41 tỉ USD) cho nhà nước. Trong số 100 nghi phạm thuộc diện bị truy nã gắt gao theo danh sách của Interpol (tổ chức Cảnh sát quốc tế), 46 đã bị bắt. Do áp lực từ Bắc Kinh, số lượng các quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài đã giảm rõ rệt, từ 101 năm 2014 xuống 31 trường hợp năm 2015 và tới năm 2016 chỉ còn 19 trường hợp. Tờ Chinadaily cho biết thêm, để ngăn chặn tham nhũng, Trung Quốc đã ban hành bộ quy tắc 8 điểm, chỉ rõ các biểu hiện của suy thoái đạo đức, từ quan liêu, cửa quyền tới tiêu xài xa hoa, lãng phí. Cho đến cuối năm 2016, đã có 155.300 vụ việc vi phạm bị điều tra. Số liệu kiểm tra cũng cho thấy các vụ việc giảm dần theo từng năm: 78,2% vụ việc xảy ra trong năm 2013 và 2014, 15,1% trong năm 2015 và 6,7% trong năm 2016. Khảo sát của Cơ quan Thống kê quốc gia (NBS), 92,9% người dân Trung Quốc hài lòng với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, tăng 17,9% so với năm 2012. Ông Tập Cận Bình được xác định sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 trên cương vị Tổng bí thư trong 5 năm, từ 2017-2022. Một loạt “hổ” Trung Quốc bị đả trong thời gian vừa qua được bình luận là bước chuẩn bị cho Đại hội 19 của ông Tập. Tờ Straitstimes (Singapore) từng nhận định, ông Tập đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và không loại trừ khả năng nắm mở rộng quyền lực thêm một nhiệm kỳ nữa, vượt qua giới hạn 2 nhiệm kỳ theo Hiến pháp Trung Quốc hiện nay“.

Tập Cận Bình những chính sách lớn dường như đang phát huy tác dụng. Theo nhà báo Hiệu Minh ngày 19 tháng 10 năm  2017 trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ về bức tranh xuất nhập khẩu Trung Quốc Hoa Kỳ (1985-2017), với đường mầu xanh là Trung Quốc xuất sang Mỹ và đường mầu đỏ là Trung Quốc nhập từ Mỹ. Trung Quốc thắng lớn trong toàn cầu hóa, năm 2017 Mỹ nhập siêu 239 tỷ từ Trung Quốc so với năm 2016 là 347 tỷ đô la.  Mỹ bị thua thiệt kinh tế trong chiến lược toàn cầu. GDP Trung Quốc đạt 11 ngàn tỷ đô la năm 2016 chỉ đứng sau Hoa Kỳ với 18 ngàn tỷ, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Đông thì GPD của họ đã gấp 5 lần GPD của Việt Nam.

Tập Cận Bình những chính sách lớn là khá nhất quán từ ngày 18 tháng 10 năm 2010, khi ông giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương đến ngày 15 tháng 11 năm 2012 được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đến sau ngày 14 tháng 3 năm 2013, khi ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Năm năm qua, ông Tập đã liệt kê những thành tựu của Trung Quốc trong nhiệm kỳ (2012-2017) của ông: Về đối nội thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, chống tham nhũng khiến hơn một triệu quan chức bị xử phạt, hiện đại hóa quân đội, quyết liệt làm “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Ông kêu gọi các đảng viên “luôn gắn bó với người dân, dốc tâm trí xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Về đối ngoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn, khởi xướng và thực thi chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’  “một vành đai, một con đường”, xử lý vấn đề biển Hoa Đông, lưỡi bò biển Đông, đưa tầu chiến áp sát cuộc tập trận NATO, trỗi dậy thách thức Mỹ về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế.

Trung Quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo của Tập Cận Bình đang rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời” mà đã bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu thế giới, theo giới quan sát. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc bước vào “thời đại mới” và cần đóng vai trò “trung tâm trên thế giới”, nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước. Ông phát biểu khai mạc Đại hội Đảng 19 với 14 điểm chính sách và ba trọng tâm.

Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập. Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình từ ‘Có lý, có lợi, đúng lúc’ đến ’14 điểm chính sách và ba trọng tâm’. (*) Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017) gồm có 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có: Tập Cận Bình,Lý Khắc Cường, Uông Dương, Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính, 7 ủy viên Ban Bí thư gồm có Vương Hỗ Ninh, Đinh Tiết Tường, Dương Hiểu Độ, Trần Hi, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Vưu Quyền; 25 ủy viên chính thức Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 gồm có: Đinh Tiết Tường,  Vương Thần, Vương Hỗ Ninh, Lưu Hạc, Hứa Kỳ Lượng, Lý Hi, Lý Cường, Lý Khắc Cường, Lý Hồng Trung, Dương Khiết Trì, Dương Hiểu Độ, Uông Dương, Trương Hựu Hiệp, Trần Hi, Trần Toàn Quốc, Trần Mẫn Nhĩ, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến Thư, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Hàn Chính, Thái Kỳ, Tôn Xuân Lan

Đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi thế giới. Trung Quốc và trật tự thế giới mới hậu Covid-19 đang thay đổi. Liên Hiệp Quốc rơi vào tình trạng mất trật tự sau 75 năm tồn tại. “Quyền lãnh đạo toàn cầu bị mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ – Global leadership is missing in action”, tờ báo Anh The Economist nhận xét. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa trừng phạt chưa từng có của Mỹ nhắm vào nhiều quan chức Trung Quốc  Mỹ đình chỉ tài trợ và đe dọa rời bỏ Tổ Chức Y Tế Thế Giới, quan tâm nhiều hơn đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch này.  Liên minh về công nghệ gián điệp giữa Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand đã được thiết lập. Mỹ áp đặt lệnh cấm liên quan 5 công ty công nghệ của Trung Quốc gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tiếp tục chính sách nhất quán trong bài phát biểu của ông tại Davos năm 2017 bảo vệ thương mại tự do và hành động chung về biến đổi khí hậu, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc áp dụng Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi ở Hồng Kông, tiếp cận Tổ chức Thương mại Thế giới, tham gia G20, ký kết hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong khi Mỹ đã rút ra khỏi hiệp định này. Trung Quốc đưa ra các chính sách đối ngoại quyết đoán hơn bao giờ hết trong những tháng gần đây, tranh chấp mạnh hơn ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng bắng nhiều ngả, khi thế giới vẫn tập trung kiểm soát đại dịch. Nga thản nhiên giành lấy Crimée vùng tranh chấp với Ukraina, Liên Âu đàm phán căng thẳng suốt thời gian dài và mấy hôm nay tại Bruxelles vẫn không thể tìm được tiếng nói chung chấn hưng kinh tế châu Âu, trong khi Đức đồng tình với Ý, Tây Ban Nha và Pháp là các quốc gia thành viên bị Covid-19 tấn công mạnh nhất của khối và đang nóng lòng đợi gói kich cầu do  Liên Âu giúp đỡ, thì Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan lại chủ trương thắt lưng buộc bụng.

Tất cả những thông tin hé lộ, trong một chừng mực nào đó giúp cho sự nghiên cứu lịch sử đánh giá đúng tình hình. Dẫu vậy,  mọi suy đoán chỉ có tính cách tham khảo.Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt, Wikipedia tiếng Anh và những bài nghiên cứu quốc tế về Trung Quốc được thu thập đúc kết thông tin cập nhật liên quan bài viết này.

Suy ngẫm từ núi xanh Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và Những Suy tư từ sông Dương Tử góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Tư tưởng và đường lối chính trị của vị lãnh tụ này hiện còn là điều bí ẩn. Thế giới chỉ có thể suy đoán và hiểu người qua việc làm và dư luận. Năm năm qua (2012-2017) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đã xác định nhiệm kỳ 2 trên cương vị Tổng bí thư từ 2017-2022.

Peter Martin và David Cohen có bài viết : “ Mao and Forever: Xi Jinping’s Authoritarian Reforms” (Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo Mao và mãi mãi theo Mao), người dịch Huỳnh Phan. Bài nghiên cứu giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại. Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.

Hoang Kim: Reflections from the Green Mount, Beijing

Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh  (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.

Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình”  “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình)  (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Tập Cận Bình nối Tôn Trung Sơn liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn.

Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

Việt Nam tự cũng cố, trầm tĩnh theo dõi sát, ứng phó chủ động thích hợp.

Hoàng Kim

1

Tamim Ansary

 Trần Quang Nghĩa dịch

LỜI GIỚI THIỆU

3

Thế Giới Hồi Giáo Ngày Nay

Lớn lên tại Afghanistan Hồi giáo, từ rất sớm tôi đã tiếp thu câu chuyện thế giới sử hoàn toàn khác với câu chuyện mà các học sinh Âu châu và Mỹ châu nghe hàng ngày. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, điều ấy không hình thành nếp suy nghĩ của tôi bởi vì tôi đọc lịch sử cốt mua vui, và ở Farsi không có nhiều thứ để đọc trừ các sách giáo khoa chán ngấy. Ở mức độ đọc của tôi, mọi thứ hấp dẫn đều viết bằng Anh ngữ.

Cuốn sách ưa thích buổi đầu của tôi là Lịch sử Thế Giới cho Trẻ Em rất hấp dẫn của V. V. Hillyer. Chỉ đến khi đọc lại quyển sách đó khi đã lớn, nhiều năm sau đó, tôi mới nhận ra nó xem châu Âu là tâm điểm một cách rất phản cảm, đầy những thiên kiến phân biệt chủng tộc. Hồi trẻ tôi không thể nhận ra đặc điểm này vì Hillyer kể chuyện quá hay.

Khi lên 9 hay 10, nhà sử học Arnold Toynbee đi ngang qua thị trấn bé xíu Lashkargah của tôi trên một chuyến công tác, và ai đó bảo với ông trong thị trấn có một thằng nhóc Afghan là con mọt sách mê lịch sử. Toynbee thích thú và mời tôi lại dùng trà, vì vậy tôi được dịp ngồi với một quý ông Anh lớn tuổi, hồng hào và tôi chỉ biết trả lời bẽn lẽn, nhát gừng những câu hỏi tử tế của ông.  Điều duy nhất tôi chú ý ở nhà sử học vĩ đại này là thói quen dúi chiếc khăn tay vào tay áo mà tôi thấy rất kỳ cục.

Khi chúng tôi chia tay, Toynbee tặng tôi một món quà: cuốn Câu Chuyện Nhân Loại của Hendrick Willem Van Loon. Chỉ cái tựa thôi cũng đủ làm tôi ngất ngây – cái ý tưởng là tất cả “nhân loại” có chung một câu chuyện duy nhất. Vậy là sao nhỉ, tôi cũng là một phần của “nhân loại”, vậy đây cũng có thể là câu chuyện của tôi, theo một nghĩa nào đó, hoặc ít ra có thể định vị tôi trong một câu chuyện lớn được mọi người chia sẻ! Tôi nuốt chửng quyển sách đó, và tôi yêu thích nó, và lối tường thuật Tây phương về lịch sử thế giới trở thành bộ khung của tôi kể từ đó. Tất cả lịch sử hoặc hư cấu lịch sử tôi đọc từ đó trở đi chỉ thêm thịt cho bộ khung xương đó. Rồi còn phải học các sách giáo khoa lịch sử thông thái rởm ở Farsi ấn định cho chúng tôi ở trường nhưng chỉ đọc nó để qua được các kỳ thi và rồi sẽ trả lại thầy.

Tuy nhiên,  những vang vọng yếu ớt của câu chuyện kể khác ắt hẳn còn nấn ná trong tôi, bởi vì 40 năm sau, vào mùa thu 2000, khi tôi làm công việc biên tập sách giáo khoa ở Hoa Kỳ, nó lại trào ra. Một nhà xuất bản sách giáo khoa ở Texas đã thuê tôi triển khai một sách giáo khoa thế giới sử trung học mới toanh, và công việc đầu tiên là soạn ra một mục lục, nhằm hình thành một quan điểm về hình thái toàn bộ của lịch sử nhân loại. Cái duy nhất được cho biết  là cấu trúc của quyển sách. Để khớp với phân phối chương trình của năm học, nhà xuất bản quy định nó phải được chia thành 10 đơn vị, mỗi đơn vị gồm 3 chương.

Nhưng toàn bộ thời gian được chia ra cho 10 đơn vị (hoặc 30 chương) như thế nào? Thế giới sử, sau hết, không phải là danh sách biên niên của mọi sự kiện xảy ra; nó là một chuỗi các sự kiện có tính nhân quả nhất, được chọn lọc và sắp xếp để hiển lộ ra cốt truyện – chính cốt truyện mới là đáng kể.

Tôi hăng hái dấn thân vào câu đố trí tuệ này, nhưng các quyết định của tôi phải vượt qua một đội hình pha-lăng các cố vấn: các chuyên gia chương trình, các giáo viên sử, các nhà điều hành thương mại, các viên chức giáo dục tiểu bang, các học giả chuyên môn và những nhân vật vai vế khác. Đây là hoạt động hoàn toàn bình thường trong việc xuất bản sách giáo khoa trung học, và theo tôi là hoàn toàn thích đáng, vì chức năng của loại sách này là để chuyển tải, không phải thách thức, sự đồng thuận xã hội được cập nhật mới nhất về điều được cho là chân lý. Một dàn đồng ca các cố vấn được lên danh sách để đánh giá về các quyết định triển khai của biên tập viên giúp bảo đảm sản phẩm cuối cùng phản ánh chương trình hiện hành, nếu không quyến sách sẽ có nguy cơ khó bán được.

Tuy nhiên, khi chúng tôi duyệt qua tiến trình, tôi nhận thấy có sự kèn cựa thú vị giữa các cố vấn của tôi và tôi. Chúng tôi đồng thuận gần như trên mọi việc chỉ trừ – tôi thì luôn muốn viết nhiều hơn về Hồi giáo trong lịch sử thế giới, còn họ lại cứ muốn kéo nó lùi trở lại, bớt nó xuống, chia nhỏ nó thành những phần bên lề trong các đơn vị dành chủ yếu cho các đề mục khác. Không ai trong chúng tôi nói vì sự trung thành hẹp hòi đối với “nền văn minh của chúng tôi.” Không ai nói là Hồi giáo tốt hơn hay tệ hơn “phương Tây”. Tất cả chúng tôi chỉ đơn giản diễn tả nhận thức tốt nhất của mình về sự kiện nào có tầm ảnh hưởng đối với câu chuyện lịch sử nhân loại.

Ý kiến của tôi là ý kiến thuộc thiểu số nhiều đến nỗi chẳng khác nào một ý kiến sai lầm, vì thế chúng tôi kết thúc với một bảng mục lục trong đó Hồi giáo chỉ chiếm một chương trong một đơn vị gồm 3 chương (sách có 10 đơn vị và 30 chương). Hai chương kia trong cùng đơn vị là “Các Nền Văn Minh Tiền Columbus ở Châu Mỹ” và “Các Đế Chế Phi Châu Cổ Đại”.

Thậm chí như vậy đã là mở rộng. Chương trình sử thế giới bán chạy nhất của chu kỳ sách giáo khoa lần trước, ấn bản 1997 Các Viễn Cảnh về Quá Khứ, chỉ nói về Hồi giáo trong đúng một chương trong tổng số 37 chương, và phân nửa chương đó (một phần của đơn vị có tựa “Thời Trung Cổ”) lại dành cho Đế Chế Byzantine.

Tóm lại, không đầy một năm trước vụ 11/9/2001, các chuyên gia đều đồng thuận ý kiến cho rằng Hồi giáo là một hiện tượng tương đối nhỏ mà tác động của nó đã kết thúc lâu trước thời Phục Hưng. Nếu bạn đi theo bảng mục lục của chúng tôi một cách nghiêm ngặt bạn sẽ không hề đoán được Hồi giáo còn tồn tại.

Lúc đó, tôi công nhận sự phán xét của mình có thể lệch lạc. Suy cho cùng, tôi có một thiên kiến cá nhân với đạo Hồi vốn là một phần thuộc bản sắc của riêng minh. Không chỉ tôi trưởng thành trong một đất nước Hồi giáo, mà tôi sinh ra trong một gia đình mà vị thế xã hội cao cấp một thời ở Afghanistan đều hoàn toàn dựa vào sự sùng đạo nổi tiếng và sự hiểu biết thâm sâu về giáo lý. Họ của tôi cho biết chúng tôi thuộc dòng dõi Ansars, “những người Hỗ Trợ”, tức nhóm  người đầu tiên cải sang đạo Hồi ở Medina đã từng hỗ trợ Nhà Tiên Tri thoát khỏi vụ mưu sát ở Mecca và nhờ đó ông mới sống sót để hoàn thành sứ mạng của mình.

Gần đây hơn, ông cố của ông nội tôi là một nhà thần bí Hồi giáo được địa phương tôn kính mà lăng mộ của ông vẫn còn là một điện thờ đến nay còn có hàng trăm tín đồ, và di sản của ông thấm truyền xuống đến đời cha tôi, tiêm nhiễm trong dòng họ chúng tôi một ý thức toàn bộ về nghĩa vụ để hiểu rõ điều này tốt hơn một người trung bình. Lớn lên, tôi nghe tiếng vo ve về các chuyện vặt vãnh, lời bình phẩm, và ức đoán về Hồi giáo trong môi trường tôi sống và một số tôi hiểu ra, cho dù tính khí của tôi phần nào cương quyết quay về thế tục.

Và vẫn còn thế tục sau khi tôi chuyển sang Mỹ sống; vậy mà ở đây tôi thấy mình quan tâm đến Hồi giáo nhiều hơn là khi sống trong thế giới Hồi giáo. Mối quan tâm của tôi càng sâu nặng thêm khi em tôi đi theo chủ nghĩa “cơ yếu” Hồi giáo (chủ nghĩa đòi hỏi quay trở về nguồn gốc của một tôn giáo, hoặc ý thức hệ nào đó, nếu cần thì phải dùng những biện pháp cực đoan: ND). Tôi bắt đầu đào sâu vào triết lý đạo Hồi qua các tác giả như Fazlur Rahman và Syed Hussein Nasr cũng như lịch sử đạo Hồi qua các nhà học thuật như Ernst Grunebaum và Albert Hourani, chỉ cố dò đến nguồn cội nơi anh em tôi xuất thân, hoặc trong trường hợp của cậu ta, muốn tiến đến đâu.

4

SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA ĐẠO HỒI

Xét về mặt cá nhân, tôi có thể chịu nhận là mình có thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của đạo Hồi. Và vậy mà … còn một chút xíu ngờ vực ở lại. Đánh giá của tôi có hoàn toàn không có cơ sở khách quan không? Hãy nhìn vào 6 bản đồ trên đây, hình ảnh nhanh gọn của thế giới Hồi giáo tại 6 niên đại khác nhau:

Khi tôi nói “thế giới Hồi giáo”, tôi muốn nói các xã hội có  số dân chúng theo đạo Hồi và/ hoặc có người Hồi cai trị. Tất nhiên, ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ vẫn có người Hồi giáo, và gần như mọi nơi khác trên quả địa cầu, nhưng sẽ là lầm lẫn, trên cơ sở đó, nếu xem London hay Paris hay New York là một bộ phận của thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, thậm chí theo định nghĩa hạn chế của tôi, có phải “thế giới Hồi giáo” chưa từng là một sự kiện địa lý nổi bật trong suốt nhiều thế kỷ của nó hay không? Bộ nó vẫn không phải là một sự kiện địa lý nổi bật đến ngày hôm nay, khi mà lãnh thổ Hồi giạng chân trên một vùng đất bao la Á-Phi   và tạo thành một vùng đệm khổng lồ giữa châu Âu và Đông Á hay sao? Về diện tích, nó chiếm một vùng rộng lớn hơn châu Âu và Hoa Kỳ họp lại. Trong quá khứ, nó từng là một thực thể chính trị đơn lẻ, và các khái niệm về sự đơn lẻ và tính thống nhất chính trị còn vang vọng trong một số người Hồi thậm chí ngay lúc này. Nhìn vào 6 bản đồ này, tôi còn phải tự hỏi làm sao, ngay trước ngày 11/9, lại có người có thể không xem Hồi giáo là một tay chơi chủ yếu trên sân khấu lịch sử thế giới?

Sau ngày 11/9, các nhận thức đã thay đổi. Những người không theo đạo Hồi ở phương Tây bắt đầu hỏi Hồi giáo là gì, những người đó là ai, và chuyện gì xảy ra ở đó. Cũng các câu hỏi đó bắt đầu kêu vo vo một cách khẩn thiết mới mẻ trong đầu óc tôi. Năm đó, đi thăm Pakistan và Afghanistan lần đầu tiên trong vòng 38 năm, tôi mang theo một quyển sách mà tôi bắt gặp trong một hiệu sách cũ ở London, Hồi giáo trong Lịch Sử Hiện Đại của  Wilfred Cantwell Smith quá cố, giáo sư tôn giáo tại McGill và Harvard. Smith xuất bản tác phẩm này vào năm 1957, vì vậy “lịch sử hiện đại” mà ông nói đến đã kết thúc hơn 40 năm trước, vậy mà bài phân tích của ông làm tôi choáng váng – đúng hơn là bối rối – vì còn quá thích hợp với lịch sử đang diễn tiến trong năm 2002.

Smith chiếu ánh sáng mới vào thông tin tôi sở hữu từ thời thơ ấu và từ việc đọc sách sau này. Chẳng hạn, trong những ngày đi học ở Kabul, tôi biết rõ một người có tên Sayyid Jamaluddin-i-Afghan. Như “mọi người”, tôi biết ông là một nhân vật sừng sững trong lịch sử Hồi giáo hiện đại; nhưng nói thẳng thắn tôi chưa hề tìm hiểu sâu xa lý do ông đạt được tiếng tăm đó, ngoài sự kiện là ông theo đuổi “chủ nghĩa liên Hồi giáo”, dường như đối với tôi chỉ là chủ nghĩa sô-vanh Hồi giáo xanh xao. Giờ đây, sau  khi đọc Smith, tôi nhận ra rằng các giáo điều cơ bản của “chủ nghĩa Hồi giáo”, ý thức hệ chính trị vốn lên tiếng ầm ĩ chung quanh ta vào năm 2001, đã được đúc nặn ra cách đây hơn trăm năm bởi  triết gia sừng sững về “chủ nghĩa Hồi giáo” này. Làm sao mà ngay cái tên của ông phần đông người không theo đạo Hồi lại không biết?

Tôi cày cuốc trở lại lịch sử Hồi giáo, không còn để truy vấn để tìm bản sắc cá nhân, mà trong một nỗ lực để hiểu ra các diễn biến đáng báo động trong giới tín đồ Hồi giáo của thời đại tôi – những chuyện khủng khiếp ở Afghanistan; tình trạng rối loạn ở Iran, ở Phi Luật Tân, và nơi khác; những vụ không tặc, đánh bom liều chết ở Trung Đông, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo chính trị càng ngày càng cứng rắn; và giờ đến sự xuất hiện của Taliban. Chắc chắn, một cái nhìn cận cảnh vào lịch sử sẽ phát hiện làm thế nào lại xảy ra tình trạng này trên Trái đất.

Và dần dần, tôi mới nhận ra vì đâu đã nên nỗi này. Tôi đi đến nhận thức rằng, không giống lịch sử của Pháp hoặc Malta hoặc Nam Mỹ, lịch sử  các vùng đất Hồi giáo “bên đó” không phải là một tiểu bộ phận của một lịch sử thế giới đơn lẻ nào đó được chia sẻ bởi tất cả. Nó giống một lịch sử thế giới khácr toàn bộ trong tự thân, cạnh tranh với và phản chiếu cái lịch sử thế giới mà tôi đã cố gắng tạo ra cho nhà xuất bản Texas, hoặc lịch sử thế giới do  McDougall-Littell xuất bản mà tôi đã viết “các chương Hồi giáo.”

Hai lịch sử đã bắt đầu tại cùng một nơi, giữa hai sông Tigris và Euphrates của Iraq cổ đại, và chúng đã đến cùng một nơi, cuộc đấu tranh toàn cầu này trong đó dường như phương Tây và thế giới Hồi giáo đóng vai chính. Ở khoảng giữa, tuy nhiên, họ đã đi qua những khung cảnh khác nhau và vậy mà song hành một cách kỳ lạ.

Vâng, song hành một cách kỳ lạ: hãy nhìn lại, chẳng hạn,  từ bên trong khung sườn thế giới sử Tây phương, ta thấy một đế quốc lớn đơn lẻ đứng sừng sững trên mọi đế chế khác có từ trước vào thời cổ đại: đó là La Mã, nơi đó giấc mơ của một nhà nước chính trị phổ quát ra đời.

Nhìn trở lại từ bất kỳ nơi đâu trong thế giới Hồi giáo, ta cũng thấy một đế chế xác định đơn lẻ lù lù ở đó, hiện thân cho một tầm nhìn của một nhà nước phổ quát, nhưng nó không phải là La Mã. Nó là chính quyền kha-lip của đạo Hồi thuở ban đầu.

Trong cả hai lịch sử, đế chế ban đầu vĩ đại phân mảnh đơn giản bởi lẽ nó bành trướng quá rộng lớn. Khi đó đế chế đang băng hoại bị bọn man rợ du mục tấn công từ phía bắc – nhưng trong thế giới Hồi giáo, “phía bắc” là chỉ đến các thảo nguyên vùng Trung Á và trong thế giới đó bọn man rợ du mục không phải là người Đức mà là người Thổ. Trong cả hai trường hợp, bọn xâm lược đều xâu xé nhà nước rộng lớn thành những miếng vá gồm các vương quốc nhỏ hơn thẩm thấu toàn bộ bằng một chính thống giáo thống nhất, đơn lẻ. Đạo Cơ đốc ở phương Tây, đạo Hồi Sunni ở phương Đông.

Lịch sử thế giới luôn là câu chuyện làm thế nào “chúng ta” đến được ở đây và hiện giờ, vì thế hình thái tự thuật tùy thuộc mật thiết với ai chúng ta muốn nói là “chúng ta” và điều gì chúng ta muốn nói là ‘ở đây và hiện giờ”. Lịch sử thế giới Tây phương theo truyền thống giả định rằng ở đây và hiện giờ là nền văn minh kỹ nghệ và dân chủ (và hậu kỹ nghệ). Ở Hoa Kỳ sự giả định càng mạnh hơn cho rằng lịch sử thế giới đưa đến sự ra đời các lý tưởng đặt nền móng như tự do và bình đẳng và kết quả là nó trỗi dậy thành một siêu cường dẫn đầu hành tinh đi đến tương lai. Tiền đề này thiết lập một định hướng cho lịch sử và đặt điểm cuối ở đâu đó trên con đường hiện giờ chúng ta đang đi. Nó khiến ta dễ bị tổn thương nếu cho rằng mọi người đều di chuyển theo cùng chiều hướng đó, cho dù một số còn xa mới bắt kịp – hoặc bởi vì họ đã khởi hành quá muộn, hoặc bởi vì họ di chuyển quá chậm – với bất kỳ lý do nào chúng ta gọi xứ sở của họ là “những quốc gia đang phát triển.”

Khi tương lai lý tưởng theo tầm nhìn của xã hội hậu kỹ nghệ, Tây phương dân chủ được xem như điểm cuối của lịch sử, bố cục câu chuyện đưa đến các đặc điểm ở-đây-và-hiện-giờ dường như theo các giai đoạn sau:

  1. Sự ra đời của văn minh (Ai Cập và Mesopotamia)
  2. Thời kỳ cổ điển (Hy Lạp và La Mã)
  3. Thời đại Tối Tăm (sự trỗi dậy của Cơ đốc giáo)
  4. Sự Phục Sinh: thời Phục Hưng và Cải Cách)
  5. Thời Khai Sáng (thám hiểm và khoa học)
  6. Các Cuộc Cách Mạng (dân chủ, kỹ nghệ, công nghệ)
  7. Sự trỗi dậy của nhà nước-quốc gia: Cuộc Đấu Tranh giành Đế Chế
  8. Thế Chiến I và II
  9. Chiến Tranh Lạnh
  10. Thắng Lợi của Chủ Nghĩa Tư Bản Dân Chủ

Nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta nhìn vào lịch sử thế giới qua con mắt Hồi giáo? Chúng ta có thể nào tự coi mình là các phiên bản còi cọc của phương Tây, đang phát triển về hướng cùng một điểm cuối, nhưng kém hiệu quả hơn hay không? Tôi nghĩ là không. Một lí do, chúng tôi nhìn theo một ngưỡng khác trong cách chia đường thời gian thành “trước” và “sau”: năm 0 của chúng tôi là năm Nhà Tiên Tri Mohammed di tản khỏi Mecca đến Medina, sự kiện Hijra của ông, khai sinh ra cộng đồng Hồi giáo. Đối với chúng tôi, cộng đồng này hiện thân cho ý nghĩa “văn minh”, và hoàn thiện lý tưởng này tạo nên sức tác động đã tạo hình và định hướng cho lịch sử.

Nhưng vào các thế kỷ gần đây, chúng ta cảm thấy rằng có điều gì đó lệch lạc với dòng chảy. Chúng ta biết rằng cộng đồng đã ngừng mở rộng, đã trở nên lúng túng, đã thấy mình bị hoàn toàn cắt đứt bởi một dòng chảy khác cắt ngang, một chiều hướng lịch sử tranh chấp. Là người thừa kế truyền thống đạo Hồi, chúng tôi buộc phải tìm kiếm ý nghĩa của lịch sử trong chiến bại thay vì chiến thắng. Chúng ta cảm thấy xung đột giữa hai lực tác động: thay đổi quan niệm của chúng ta về “văn minh” để song hành với dòng lịch sử hoặc chiến đấu với dòng lịch sử để sắp xếp nó theo quan niệm của chúng ta về “văn minh”.

Nếu hiện tại còi cọc mà xã hội Hồi giáo trải nghiệm được chấp nhận như cái ở-đây-và-hiện-giờ để được lý giải bởi câu chuyện thế giới sử, thế thì bố cục câu chuyện có thể được phân chia thành các giai đoạn sau:

  1. Thời Cổ Đại: Mesopotamia và Ba Tư
  2. Sự Ra Đời của đạo Hồi
  3. Vương triều Kha-lip: Truy Tìm Tính Thống Nhất Phố Quát
  4. Sự Phân Mảnh: Thời đại các Sultan
  5. Thảm Họa: Thập Tự Chinh và Quân Mông Cổ
  6. Sự Phục Sinh: Kỷ Nguyên Ba Đế Chế
  7. Phương Tây thấm nhuần Phương Đông
  8. Các Phong Trào Cải Cách
  9. Thắng Lợi của các Nhà Hiện Đại Thế Tục
  10. Phản Ứng của Hồi Giáo

Nhà phê bình văn học Edward Said đã lập luận rằng trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã kiến tạo một điều tưởng tượng “Đông phương” về thế giới Hồi giáo, trong đó một nhận thức xấu xa về “tính khác lạ” trộn lẫn với những hình ảnh đố kỵ về sự giàu có bại hoại. Vâng, vậy là đến một mức độ nào đó Hồi giáo đã đi vào óc tưởng tượng của người Tây phương, được miêu tả nhiều hơn hay ít hơn

Nhưng càng khó hiểu hơn đối với tôi là sự vắng mặt tương đối của bất kỳ sự miêu tả nào. Trong thời của Shakespeare, chẳng hạn, quyền lực nổi trội của thế giới tập trung tại ba đế chế Hồi giáo. Nhưng trong tác phẩm của ông những người Hồi đâu cả rồi? Biệt tăm. Nếu bạn không biết người Moor là người Hồi, bạn sẽ không biết được điều ấy từ Othello.

Đây là hai thế giới to lớn song hành bên nhau, điều nổi bật là chúng hiếm khi chú ý đến nhau. Nếu thế giới Tây phương và Hồi giáo là hai con người, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu hiện của sự áp bức ở đây. Chúng ta có thể hỏi, *Chuyện gì đã xảy ra giữa hai người này? Họ có từng yêu nhau không? Có xảy ra chuyện lạm dụng nào không?”

Nhưng, theo ý tôi, tồn tại một cách lý giải khác ít ấn tượng hơn. Trong phần lớn lịch sử, phương Tây và cốt lõi của những gì thuộc thế giới Hồi giáo hiện giờ là như hai thế giới riêng biệt, mỗi bên bận bịu với những vấn đề nội bộ của mình, mỗi bên đều giả định rằng chính mình mới là trung tâm của lịch sử nhân loại, mỗi bên kể lại một câu chuyện khác nhau – cho đến cuối thế kỷ 17 khi hai câu chuyện bắt đầu giao nhau. Tại thời điểm này, bên này hoặc bên kia phải nhường đường vì hai câu chuyện cắt dòng nhau. Phương Tây hùng mạnh hơn, trào lưu của nó thắng thế và đạp bên kia xuống mà tiến lên. 

Nhưng lịch sử bị thế chỗ không hề thực sự kết thúc. Nó tiếp tục chảy ngầm bên dưới, và đến giờ vẫn còn tiếp tục chảy ở đó. Khi bạn định vị trên bản đồ các điểm nóng trên thế giới—Kashmir, Iraq, Chechnya, vùng Balkans, Israel và Palestine, Iraq – bạn đang rình rập bên ngoài đường biên của một thực thể nào đó đã biệt tăm khỏi bản đồ nhưng vẫn còn quẫy đạp và  dãy dụa trong nỗ lực phải sống còn.

Đó là câu chuyện tôi kể trong những trang sau đây, và tôi nhấn mạnh “câu chuyện.” Vận Mệnh Đứt Đoạn không phải là một sách giáo khoa cũng không phải một luận đề học thuật. Nó giống nhiều hơn với những gì tôi sẽ kể lể với bạn nếu chúng ta gặp nhau trong một quán cà phê và bạn hỏi, “Một lịch sử thế giới song hành là nói về chuyện gì?” Lập luận tôi đưa ra có thể được tìm thấy trong nhiều tác phẩm giờ được bày trên kệ các thư viện đại học. Đến đó đọc chúng nếu bạn không ngại loại ngôn ngữ và chú giải hàn lâm. Đọc ở đây nếu bạn muốn biết cốt truyện. Dù không phải là học giả, tôi đã trích dẫn công trình  các học giả đã sàng lọc nguồn tư liệu thô của lịch sử để rút ra các kết luận và của các nhà hàn lâm đã sàng lọc công trình của các nhà nghiên cứu học thuật để rút ra các kết luận thâm sâu.

Trong lịch sử kéo dài vài ngàn năm, tôi dành một không gian có vẻ như không tương xứng cho khoảng nửa thế kỷ ngắn ngủi cách này đã lâu, nhưng tôi la cà ở đây vì thời kỳ này kể về sự nghiệp của Tiên Tri Mohammed và bốn vị đầu tiền kế nghiệp ông, câu chuyện sáng lập đạo Hồi. Tôi kể lại chuyện này như kể bi kịch của người thân, vì đó  là cách mà tín đồ đạo Hồi hiểu biết nó. Các nhà hàn lâm tiếp cận câu chuyện này một cách hoài nghi hơn, chỉ tin vào nguồn tư liệu phi Hồi giáo hơn là lời tường thuật ít khách quan hơn của người Hồi, bởi vì họ chủ yếu quan tâm việc đào xới những điều “thực sự xảy ra”. Mục tiêu của tôi chủ yếu là chuyển tải những gì người Hồi cho rằng đã xảy ra, bởi vì đó là điều đã tạo động lực cho người Hồi qua nhiều thời đại và là điều khiến vai trò của họ trong lịch sử thế giới có thể nhận ra được.

Tuy nhiên, tôi sẽ xác nhận một cảnh báo ở đây về nguồn gốc đạo Hồi. Không như các tôn giáo có lâu đời hơn – như đạo Do Thái, đạo Phật, Ấn giáo, thậm chí Cơ đốc giáo ;- người Hồi bắt đầu sưu tập, ghi nhớ, thuật lại và gìn giữ lịch sử của họ ngay khi nó xảy ra, và họ không chỉ gìn giữ lịch sử của mình mà còn gắn kết mỗi giai thoại vào trong một tổ các nguồn cội, gọi tên các nhân chứng cho mỗi sự kiện và liệt kê tất cả những người lưu truyền câu chuyện xuyên thời gian xuống đến người đầu tiên viết lại câu chuyện đó, các tham chiếu có tác dụng như một dây xích giam giữ, có giá trị như một mảnh chứng cứ trong một phiên xử.

Điều này ám chỉ rằng các câu chuyện Hồi giáo cốt lõi không thể được tiếp cận tốt nhất như những truyện ngụ ngôn. Với một truyện ngụ ngôn, chúng ta bất cần hỏi chứng cứ sự kiện có xảy ra không; đó không phải là điểm mấu chốt. Chúng ta bất cần câu chuyện có xảy ra  thực không; chúng ta chỉ muốn bài học có thực. Các câu chuyện Hồi giáo không đóng gói những bài học thuộc loại đó: chúng không phải là các câu chuyện về những con người lý tưởng trong một phạm trù lý tưởng. Chúng đến với chúng ta, thay vào đấy, như các truyện kể về những người thực vật lộn với những vấn đề thực tiễn trong bùn lầy và u ám của lịch sử hiện thực, và chúng ta rút ra từ chúng những bài học gì mình muốn.

Không thể chối cãi rằng các câu chuyện Hồi giáo có tính ngụ ý, cũng như một số đã được chế biến, cũng như nhiều và thậm chí tất cả được người kế chuyện điều chỉnh tùy nghi cho phù hợp với lịch trình của người nghe và thời điểm. Chỉ cần nói thêm rằng người Hồi  đã truyền lại câu chuyện nguồn cội của mình trong cùng một tinh thần của những tường thuật lịch sử, và chúng tôi hiểu về những người này và sự kiện này không khác mấy điều chúng tôi biết về những gì đã xảy ra giữa Sulla và Marius vào thời La Mã cổ đại. Những chuyện này nằm đâu đó giữa lịch sử và thần thoại, và nếu kể lại chúng mà tước bỏ tính bi kịch nhân loại sẽ làm sai lệch ý nghĩa mà chúng gợi ra cho người Hồi, khiến càng khó hiểu hơn những điều mà người Hồi đã làm qua bao thế kỷ. Thế thì đây là cách thức tôi dự tính sẽ kể lại câu chuyện, và nếu bạn muốn cùng thuyền với tôi, hãy nai nịt và khởi hành. 

CHƯƠNG 1: TRUNG THẾ GIỚI

Rất lâu trước khi đạo Hồi ra đời, hai thế giới thành hình giữa Đại Tây Dương và Vịnh Bengal. Mỗi thế giới kết tinh chung quanh một mạng lưới khác nhau về tuyến đường mậu dịch và thông thương; một trong số đó, chủ yếu là đường biển, tuyến kia là đường bộ.

Nếu bạn nhìn vào việc lưu thông đường biển thời cổ đại, Địa Trung Hải xuất hiện như trung tâm hiển nhiên của lịch sử thế giới, vì chính tại nơi đây mà người Mycenae, Cretan, Phoenicia, Lydia, Hy Lạp, La Mã, và rất nhiều nền văn hóa sớm năng động khác gặp gỡ và hòa nhập vào nhau. Những người sống gần vùng Địa Trung Hải có thể dễ dàng nghe về và tương tác với những người khác cũng sống gần vùng Địa Trung Hải, và vì vậy chính vùng biển này trở thành một lực tổ chức lôi kéo những con người khác nhau vào các câu chuyện của nhau và đan quyện các vận mệnh của họ với nhau để tạo thành mầm mống của một lịch sử thế giới, và từ mầm mống này ra đời “văn minh Tây phương.”

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào việc thông thương đường bộ thời cổ đại, Nhà ga Trung tâm hoành tráng của thế giới là mối quan hệ các con đường và tuyến đường kết nối tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Á, vùng cao nguyên Iran, Mesopotamia, và Ai Cập, các con đường chạy bên trong một lãnh thổ bao quanh bởi sông và biển – Vịnh Ba Tư, các con sông Ấn và Oxus, các biển Aral, Caspian, và Biển Đen; Địa Trung Hải, sông Nile, và Biển Đỏ. Vùng này cuối cùng sẽ trở thành thế giới Hồi giáo.

4

THẾ GIỚI ĐỊA TRUNG HẢI (Xác định bởi các Tuyến Đường Biển)

5

TRUNG THẾ GIỚI (Xác định bởi các Tuyến Đường Bộ)

Khổ thay, cách sử dụng thông thường không gán danh hiệu đơn lẻ nào cho vùng thứ hai này. Một phần của nó được gọi một cách điển hình là Trung Đông, nhưng đặt tên cho một phần của nó làm lu mờ tính liên kết của toàn thể, và ngoài ra, cụm từ Trung Đông giả định rằng người ta đang đứng ở tây Âu – nếu bạn đứng ở cao nguyên Ba Tư, chẳng hạn, vùng gọi là Trung Đông thực sự là Trung Tây. Do đó, tôi thích gọi toàn bộ vùng từ Sông Ấn đến Istanbul là Trung Thế giới, vì nó nằm giữa vùng Địa Trung Hải và Trung Quốc.

Thế giới Trung Quốc, tất nhiên, là một vũ trụ riêng và không dính líu gì nhiều đến hai thế giới kia; và điều đó chỉ cần dựa một mình trên cơ sở địa lý là thấy rõ. Trung Quốc bị tách lìa với vùng Địa Trung Hải chỉ bởi khoảng cách và với Trung Thế Giới bởi dãy Hy Mã Lạp Sơn, Sa mạc Gobi và vùng rừng rậm đông nam Á, một hàng rào gần như bất khả xâm phạm, chính là lý do tại sao Trung Quốc và các nước vệ tinh và đối thủ của nó hiếm khi bước vào “lịch sử thế giới” tập trung ở Trung Thế Giới, và tại sao họ ít được đề cập đến trong quyển sách này. Điều này cũng đúng với châu Phi tiểu Sahara, bị cắt khỏi phần còn lại của Á Âu bởi sa mạc lớn nhất thế giới. Cũng vì lý do đó, châu Mỹ hợp thành một vũ trụ khác biệt với một lịch sử thế giới của riêng mình.

Tuy nhiên, địa lý không chia tách các vùng Địa Trung Hải và Trung Thế Giới một cách triệt để như nó cô lập Trung Quốc hoặc châu Mỹ. Hai vùng này kết tinh như các thế giới khác nhau vì chúng là điều mà sử gia Philip D. Curtin đã gọi là “những vùng liên thông”: mỗi vùng có tương tác nội bộ nhiều hơn có với vùng khác. Từ bất cứ nơi đâu gần bờ biển Địa Trung Hải, dễ dàng đi đến một nơi nào khác gần bờ biển Địa Trung Hải hơn là đến Persepolis hoặc Sông Ấn. Tương tự, các đoàn xe trên các tuyến đường bộ xuôi ngược khắp Trung Thế Giới trong thời cổ đại có thể đổi hướng tại bất kỳ giao lộ nào – có rất nhiều các giao lộ như thế. Khi họ đi về hướng tây, tuy nhiên, vào Tiểu Á (vùng chúng ta ngày nay gọi là Thổ Nhĩ Kỳ), hình dạng của vùng đất dần dần thắt lại thành cổ chai hẹp nhất thế giới, cây cầu (nếu tình cờ có một chiếc vào thời điểm đó) bắc qua Eo Bosporus. Điều này có khuynh hướng bóp nghẹt sự lưu thông trên bộ chỉ còn một dòng nhỏ giọt và quay trở lại các đoàn xe về hướng trung tâm hoặc về hướng nam dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.

Các lời bàn tán, truyện kể, truyện cười, tin đồn, các dấu ấn lịch sử, thần thoại tôn giáo, hàng hóa, và các mảnh vụn văn hóa khác di chuyển cùng với thương nhân, lữ hành và nhà chinh phục. Các tuyến đường mậu dịch và lữ hành vì vậy có tác dụng như các mao quản, dẫn truyền dòng máu văn minh. Các xã hội bị thẩm thấu bởi mạng lưới mao quản như thế có khả năng trở thành những nhân vật trong các câu chuyện của nhau, cho dù họ có bất đồng về vai nào tốt và vai nào xấu.

Vì vậy mà các vùng Địa Trung Hải và Trung Thế Giới triển khai các câu chuyện phần nào khác biệt về lịch sử thế giới. Những người sống quanh Địa Trung Hải có đủ lý do để nghĩ chính mình đang ở trung tâm của lịch sử nhân loại, nhưng những người sống tại Trung Thể Giới cũng có đủ lý do không kém để nghĩ mình đang ở trung tâm của mọi thứ.

Tuy nhiên, hai lịch sử thế giới này gối lên nhau trên một dải đất hẹp nơi ngày nay là Israel, nơi ngày nay là Lebanon, nơi ngày nay là Syria và Jordan – nơi ngày nay bạn, tóm lại, tìm thấy quá nhiều rắc rối. Đây là bờ đông của thế giới xác định bởi các làn đường biển và bờ tây của thế giới xác định bởi các tuyến đường bộ. Từ góc nhìn của Địa Trung Hải, vùng này đã luôn là bộ phận của lịch sử thế giới mà Địa Trung Hải là mầm mống và hạt nhân của nó. Từ góc nhìn khác, nó từng là bộ phận của Trung Thế Giới có Mesopotamia là và Ba Tư là hạt nhân của nó. Bộ không phải hiện giờ đang và xưa kia từng xảy ra sự tranh cãi khó giải quyết về mảnh đất này: nó là bộ phận của thế giới nào?

Trung Thế Giới trước khi có Đạo Hồi

Những nền văn minh đầu tiên xuất hiện hai bên bờ các con sông chảy chậm rộng lớn khác nhau thường lụt lội hàng năm. Châu thổ Hoàng Hà ở Trung Quốc, Châu thổ Sông Ấn ở Ấn Độ, Châu thổ Sông Nile ở châu Phi – đây là những địa điểm mà, hơn 6,000 năm cách đây, những người săn bắt và hái lượm du mục quyết định định cư, xây cất làng ấp, và trở thành nhà nông.

Có lẽ nơi nảy mầm sinh động nhất của văn minh nhân loại thuở đầu là vùng đất màu mỡ xen giữa hai sông Tigris và Euphrates được biết dưới tên Mesopotamia – nghĩa là “giữa hai sông”. Tình cờ, dải đất hẹp bị kẹp giữa hai sông này gần như chia đôi quốc gia ngày nay là Iraq. Khi chúng ta nói về “vùng lưỡi liềm màu mỡ” là “cái nôi của văn minh”, chúng ta đang nói về Iraq – đây là nơi mọi sự bắt đầu.

Một đặc điểm địa lý chủ chốt tách Mesopotamia ra khỏi một số vườn ươm văn hóa ban đầu khác. Hai con sông hình thành nó chảy qua những bình nguyên bằng phẳng, sinh sống được và có thể tiếp cận từ bất kỳ hướng nào. Địa lý không cung cấp những phòng vệ thiên nhiên nào cho dân cư sống tại đây – không giống Sông Nile, chẳng hạn, vốn được bảo vệ hai sườn, sườn phía đông bởi các đầm lầy, sườn phía tây bởi sa mạc Sahara không sinh sống được, và bởi các sườn dốc hiểm trở ở mút thượng nguồn. Địa lý tạo cho Ai Cập sự liên tục nhưng cũng làm giảm bớt sự tương tác với các nền văn hoá khác, tạo cho nó một tình trạng tĩnh tại nào đó.

Mesopotamia thì không thể. Tại đây, thuở ban sơ, một kiểu dạng thành hình, được lặp lại nhiều lần qua một tiến trình hơn một ngàn năm, một cuộc đấu tranh phức tạp giữa dân du cư và người thành thị, tạo ra các đế chế lớn hơn. Kiểu dạng đi theo cách này:

Những nhà nông định cư xây dựng các hệ thống thủy lợi chu cấp cho làng mạc và thị trấn. Cuối cùng một ông gan lỳ nào đó, một giáo sĩ có tài tổ chức nào đó, hoặc hai người đồng minh sẽ đặt một số trung tâm đô thị dưới quyền cai trị của một quyền lực duy nhất, nhờ đó đúc thành một đơn vị chính trị lớn hơn – một liên bang, một vương quốc, một đế chế. Rồi một bộ tộc nhóm người du mục lì lợm sẽ tiến vào, chinh phục quân vương thời điểm đó, chiếm đoạt tất cả tài sản của ông ta, và trong tiến trình đó mở rộng đế chế của họ. Cuối cùng bọn người du cư lì lợm sẽ trở thành cư dân đô thị điềm đạm, ưa xa xỉ, chính xác giống hệt loại cư dân mà họ đã chinh phục. Rồi đến lúc lại có một bộ tộc du mục lì lợm khác ùa đến, chinh phục họ, và chiếm lấy đế chế.

Chinh phục, củng cố, mở rộng, suy thoái, chinh phục – đó là kiểu dạng. Nó đã được sử gia Hồi giáo vĩ đại Ibn Khaldun hệ thống hóa vào thế kỷ 14, dựa vào các quan sát của ông về thế giới nơi ông đang sống. Ibn Khaldun cảm nhận được rằng trong kiểu dạng này ông đã phát hiện mạch đập ngầm của lịch sử.

Tại bất kỳ thời điểm nào, tiến trình này đang xảy ra tại nhiều hơn một nơi, một đế chế phát triển chỗ này, một đế chế khác nảy mầm chỗ kia, cả hai đế chế bành trướng cho đến khi chúng va chạm nhau, lúc đó một đế chế sẽ chính phục đế chế kia, lập thành một đế chế đơn lẻ mới và rộng lớn hơn.

Cách đây khoảng 5,500 năm  độ một chục thành phố dọc bờ sông Euphrates hợp thành một mạng lưới đơn lẻ gọi là Sumer. Tại đây, chữ viết được sáng chế, bánh xe, xe bò, bàn xoay thợ gốm, và một hệ thống số sơ đẳng. Rồi người Akkad, gồ ghề hơn từ thượng lưu xuống chinh phục Sumer. Lãnh tụ của họ, Sargon, là nhà chính phục nổi bật đầu tiên được biết tên trong lịch sử, một gã hung bạo theo bất kỳ tiêu chuẩn nào và tự tay dựng lấy cơ đồ tột đỉnh, bởi vì ông xuất thân nghèo khó và vô danh nhưng để lại chiến công hiển hách được ghi lại dưới dạng các bảng khắc đất sét viết bằng chữ hình nêm, cho biết, “Tên này đứng lên và ta đánh ngã hắn; tên kia đứng lên và ta đánh ngã hắn.”

Sargon cầm đầu đoàn quân tiến rất xa về phương nam cho đến khi có thể rửa sạch vũ khí trong nước biển. Tại đó, ông tuyên bố, “Giờ đây, bất kỳ vị vua nào dám xưng là ngang hàng với ta, ta đi đến đâu, hãy để y đi đến đó!” có nghĩa, “Hãy xem có ai khác chinh phục nhiều như ta đã chinh phục.” Đế chế của ông nhỏ hơn bang New Jersey.

Rồi đến lúc một làn sóng mới các tên vô lại du cư từ cao nguyên tràn xuống và chính phục Akkad, và rồi họ bị người khác chinh phục, và đến lượt người này lại bị người khác nữa chinh phục – người Guti, Kassite, Hurri, Amorite – kiểu dạng cứ lặp lại. Nhìn kỹ hơn bạn sẽ thấy các nhà cai trị mới làm chủ về cơ bản gần như cùng một lãnh thổ, nhưng luôn luôn rộng lớn hơn.

Người Amorite bấm một giờ khắc quyết định trong chu kỳ này khi họ xây lên thành phố tiếng tăm Babylon và từ kinh thành này cai trị Đế chế Babylonia (đầu tiên). Người Babylonia nhường đường cho người Assyria, cai trị từ kinh thành còn tráng lệ và rộng lớn hơn Nineveh. Đế chế của họ trải dài từ Iraq đến Ai Cập và bạn có thể tưởng tượng một lãnh địa bao la như thế nào tại một thời điểm mà cách nhanh nhất để đi từ nơi này đến nơi khác là cưỡi ngựa. Người Assyria có tai tiếng trong lịch sử là các nhà độc tài không khoan nhượng. Thật khó để nói họ có thực sự tệ hơn nhưng người khác vào thời đó hay không, nhưng họ thực sự thực hiện một biện pháp mà Stalin đã từng làm trong thế kỷ 20: họ nhổ khỏi gốc rễ toàn bộ dân số và dời chuyển họ đến những nơi ở khác, trên lý thuyết rằng dân tộc nào đã mất hết nơi chôn nhau cắt rốn và đến sống giữa những người xa lạ, bị cắt đứt khỏi nguồn cội thân yêu, sẽ hoang mang và khổ sở để có thể dấy loạn.

Cách này có tác dụng một thời gian, nhưng không là mãi mãi. Người Assyria cuối cùng thất thủ trước một dân tộc thần dân của họ, người Chaldea. Họ tái thiết Babylon và chiếm một vị thế rực rỡ trong lịch sử vì những thành tựu trí tuệ của mình trong thiên văn, y học, và toán học. Họ sử dụng hệ thống cơ số 12 (trong khi chúng ta sử dụng cơ số 10) và là những người tiên phong trong phép đo và phân chia thời gian, trong đó một năm có 12 tháng, giờ có 60 phút (5 lần 12), và một phút có 60 giây. Họ là những nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư cừ khôi – chính một nhà vua Chaldea đã xây nên những Vườn Treo Babylon đó, mà người thời cổ đã xếp nó vào một trong 7 kỳ quan thế giới.

Nhưng người Chaldea cũng bắt chước biện pháp phát vãng toàn bộ dân chúng của người Assyria để chia và trị họ. Vua Nebuchadnezzar của họ là người đầu tiên phá hủy Jerusalem và bắt bớ người Do Thái làm tù binh. Cũng một vị vua Chaldea khác, Balshazzar, người, mà trong một buổi dạ yến, bỗng trông thấy một bàn tay cụt viết trên bức tường cung điện mình một dòng chữ lửa, “Mene mene tekel upharsin.”

Các tên nịnh thần của ông chẳng hiểu mô tê những chữ đó nghĩa là gì, chắc hẳn vì chúng cũng đã say khướt, nhưng cũng bởi vì những chữ ấy được viết bằng ngôn ngữ kỳ lạ (tiếng Aramaic, một cách tình cờ.) Họ cho đòi tên tù binh Do Thái Daniel giải thích dòng chữ có nghĩa “Ngày tháng của ngươi đã được đếm; ngươi đã bị cân nhắc và xét xử là bất xứng; vương quốc ngươi  sẽ bị phân chia.” Ít nhất câu chuyện trong Cựu ước Sách của Daniel cho biết như thế.

Balshazzar chỉ vừa đủ thời gian suy nghĩ về lời tiên tri thì nó đã ứng nghiệm. Một trận tắm máu tàn khốc đã thình lình ập xuống Babylon bởi một băng đảng vô lại mới nhất từ cao nguyên, một liên minh giữa Ba Tư và Medes. Hai bộ tộc Ấn-Âu này đặt dấu chấm hết cho Babylonia thứ hai và thay thế nó bằng Đế chế Ba Tư.

Đến thời điểm này, kiểu dạng thường tái diễn của các đế chế luôn lớn rộng hơn ngay lòng Trung Thể Giới đã đến đoạn kết hoặc ít ra tạm dừng lâu hơn. Có điều, khi mà người Ba Tư đã xong việc, thì không còn gì nhiều để chinh phục. Cả ‘những cái nôi của văn minh,” Ai Cập và Mesopotamia, cuối cùng thành một bộ phận của lãnh địa họ. Quyền bá chủ của họ vươn dài về phía tây đến tận Tiểu Á, về phía nam đến sông Nile, và về phía đông quá cao nguyên Iran và Afghanistan đến sông Ấn. Người Ba Tư chải chuốt và thơm tho ắt hẳn không thấy cần phải chinh phục xa hơn nữa: về phía nam sông Ấn là vùng rừng rậm ngun ngút, và phía bắc Afghanistan trải dài các thảo nguyên khô cằn gió rét cào nát và lang thang các dân du mục Thổ Nhĩ Kỳ đang sống lay lất với bầy cừu và đàn gia súc – có ai muốn cai trị nhóm người đó chứ? Do đó người Ba Tư bằng lòng với việc xây dựng một chuỗi các thành lũy ngăn giữ bọn man rợ ở ngoài, để những người hiền lương có thể theo đuổi các ngành nghệ thuật của cuộc sống văn minh trong vùng định cư bên kia đường biên giới.

Lúc người Ba Tư đảm nhận chính quyền, khoảng 550 TCN, nhiều công trình củng cố đã được thực hiện: trong mỗi vùng, những nhà chinh phục trước đây đã lôi kéo các bộ tộc địa phương và thị trấn khác nhau vào thành các hệ thống đơn lẻ được một quân vương cai trị từ một kinh đô trung ương, hoặc Elam, Ur, Nineveh, hoặc Babylon. Người Ba Tư lợi dụng công trình (và các trận đổ máu) của những người tiền nhiệm của họ.

Vậy mà Đế chế Ba Tư vẫn nổi bật vì một số lý do. Thứ nhất, người Ba Tư chống bọn Assyria. Trên một lãnh địa mênh mông họ triển khai một chính sách cai trị hoàn toàn đối nghịch. Thay vì nhổ tận gốc toàn bộ dân tộc, chính quyền Ba Tư tái định cư họ. Họ giải phóng dân Do Thái khỏi tù đày và giúp họ trở lại Canaan. Các hoàng đế Ba Tư theo đuổi một chính sách đa văn hóa, nhiều-người-dưới-một-căn-lều-lớn. Họ kiểm soát lãnh địa bao la của mình bằng cách để mọi dân tộc thành phần sống theo tập quán và phong tục riêng của họ, dưới quyền cai trị của các lãnh tụ của mình, miễn là họ đóng thuế đầy đủ và tuân phục một số ít các mệnh lệnh và yêu sách của hoàng đế. Về sau người Hồi đi theo ý tưởng này, và duy trì nó suốt thời Ottoman.

Thứ hai, người Ba Tư nhìn thấy ở giao thương là chìa khóa của việc thống nhất, và nhờ đó kiểm soát được, lãnh địa của mình. Họ quảng bá một bộ luật thuế chặt chẽ và phát hành tiền tệ duy nhất cho toàn đế chế, tiền tệ là phương tiện giao thương làm ăn. Họ xây dựng một mạng lưới đường xá quy mô và đặt các quán trọ để việc đi lại được dễ dàng. Họ cũng triển khai một hệ thống bưu chính hiệu quả, một phiên bản sớm của Pony Express (Dịch vụ thư gửi tin nhắn, báo chí và thư từ sử dụng những người cưỡi ngựa hoạt động từ năm 1860 đến năm 1861, giữa Missouri và California ở Hoa Kỳ). Cái trích dẫn đó mà bạn đôi khi nhìn thấy liên quan với Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ, “Không có tuyết giá hoặc mưa gió hoặc nóng bức hoặc đêm tối có thể ngăn cản người đưa tin này hoàn thành nhanh chóng phần vụ được giao phó,” xuất xứ từ Ba Tư cổ đại.

Người Ba Tư cũng sử dụng nhiều nhà phiên dịch. Bạn không thể thoát được với lời năn nỉ, “Nhưng, thưa sĩ quan, tôi không biết điều này là vi phạm luật; tôi không biết nói tiếng Ba Tư.” Qua người phiên dịch các hoàng đế có thể quảng bá những văn bản mô tả về sự uy nghi và vĩ đại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để tất cả thần dân đều có thể ngưỡng mộ họ. Darius Đại Đế, người mang Đế chế Ba Tư lên đỉnh cao mới, đã cho khắc trên vách đá câu chuyện đời mình tại một nơi gọi là Behistun (hình dưới). Ông cho khắc bằng ba ngôn ngữ: Ba Tư cổ, tiếng Elam, và Babylonia, 15,000 từ dành mô tả những chiến công và chinh phục của Darius, ghi chép chi tiết các vụ phản loạn thất bại đã nổi lên và lật đổ ông và những hình phạt trừng trị mà chúng phải nhận lãnh, cơ bản là đưa ra thông điệp là bạn không nên gây rối với vị hoàng đế này: ông ta sẽ cắt mũi bạn, và có khi còn tệ hơn nữa. Dù sao thì các thần dân của đế chế cũng cho rằng nền cai trị Ba Tư cơ bản là nhân từ. Bộ máy vương quyền trơn tru cho phép thường dân sinh hoạt để nuôi nấng gia đình, trồng trọt, và sản xuất hàng hóa hữu dụng.

6

Phần chữ khắc của Darius tại Behistun bằng tiếng Ba Tư cổ có thể đọc được bởi người Ba Tư hiện đại, vì thế khi nó được phát hiện lại vào thế kỷ 19, các học giả có thể sử dụng nó để giải mã hai ngôn ngữ khác và nhờ đó mở cửa vào được các thư viện chữ hình nêm của Mesopotamia cổ đại, các thư viện quá phong phú đến nỗi chúng ta biết về cuộc sống thường nhật của vùng đất này cách đây 3000 năm nhiều hơn chúng ta biết về cuộc sống thường nhật ở Tây Âu cách đây 1200 năm.

Tôn giáo thấm đượm thế giới Ba Tư. Nó không phải là ý tưởng về một triệu thần như Ấn giáo, cũng không như hệ thần Ai Cập gồm các sinh vật thần bí nửa người nửa vật, cũng không phải đa thần giáo Hy Lạp, thấy mọi thứ trong thiên nhiên đều có thần cai quản, những vị thần hình người và cũng khiếm khuyết như con người. Không, trong vũ trụ Ba Tư, Hỏa giáo (Zoroastrianism) giữ một địa vị cao quý. Giáo chủ là Zoroaster sống trước Christ khoảng 1,000 năm, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn; không ai thực sự biết rõ. Ngài đến từ bắc Iran, hoặc có thể bắc Afghanistan, hoặc có thể đâu đó từ phía đông Afghanistan; cũng không ai thực sự biết rõ. Zoroaster không hề tuyên bố mình là đấng tiên tri hay người khai thông năng lượng thần thánh, nói chi đến thánh thể hoặc thần linh. Ngài chỉ xưng mình là một triết gia và người tìm kiếm. Nhưng các đệ tử của ngài xem ngài là thánh nhân.

Zoroaster thuyết giảng rằng vũ trụ được chia làm hai giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác, giữa chân và ngụy, giữa sống và chết. Vũ trụ tách ra thành hai phe đối lập nhau vào lúc sáng thế, chúng bị khoá chặt trong cuộc đấu tranh kể từ đó, và sẽ tiếp diễn cho đến ngày mạt thế.

Con người, Zoroaster cho biết, chứa cả hai nguyên lý bên trong họ. Họ được tự do chọn đi theo hướng này hay hướng khác. Nếu chọn thiện, con người sẽ xiển dương sức mạnh của ánh sáng và sự sống. Nếu chọn ác, họ sẽ gia tăng sức mạnh cho bóng tối và cái chết. Trong vũ trụ của giáo thuyết Zoroaster không có gì gọi là tiền định. Kết quả của cuộc chiến đấu vĩ đại luôn luôn không biết trước được, và không chỉ mọi người đều được tự do đưa ra những lựa chọn đạo lý, và mọi lựa chọn đạo lý đều ảnh hưởng đến cục diện của vũ trụ.

Zoroaster nhìn thấy bi kịch của vũ trụ gói gọn trong hai vị thần linh – không phải một, không phải hàng ngàn, mà là hai. Ahura Mazda hiện thân cho nguyên lý thiện, Ahriman hiện thân cho nguyên lý ác. Lửa được sử dụng làm biểu tượng cho Ahura Mazda, khiến một số người xem các tín đồ đạo  Zoroaster là tín đồ đạo thờ lửa (Hoả giáo), nhưng những gì họ tôn thờ không phải là lửa tự thân, mà là Ahura Mazda. Zoroaster đã nói về kiếp sau nhưng đề xuất rằng người thiện đi đến đó không như một phần thưởng vì đã hành thiện mà như một hậu quả do đã chọn đi theo chiều hướng đó. Bạn có thể nói họ tự cất mình lên thiên đường bởi sức nâng do cách lựa chọn của mình. Các tín đồ đạo Zoroaster Ba Tư bác bỏ các tượng, hình ảnh, biểu tượng tôn giáo, đặt cơ sở cho sự ghét bỏ việc thể hiện trong nghệ thuật tôn giáo và khuynh hướng này tái xuất mạnh mẽ trong đạo Hồi.

Đôi khi Zoroaster, hoặc ít nhất những người theo đạo ngài, gọi Ahura Mazda là “Vị Chúa Minh Triết” và nói như thể ngài thực sự là người sáng tạo ra toàn bộ vũ trụ và như thể chính ngài là người đã phân chia mọi tạo vật thành hai phạm trù đối nghịch nhau một khoảnh khắc ngay sau  sau thời điểm sáng thế. Do đó, chủ thuyết nhị nguyên của Zoroaster nhích dần đến chủ nghĩa độc thần, nhưng không hoàn toàn đạt đến đó. Cuối cùng, đối với tín đồ Zoroaster thời Ba Tư cổ đại, hai vị thần có quyền lực ngang nhau cùng cư trú trong vũ trụ, và con người là sợi dây thừng trong cuộc chiến kéo co giữa họ.

Một giáo sĩ đạo Zoroaster được gọi là magus, số nhiều là magi: ba “người chiêm tinh ở phương Đông”, theo Tân ước, mang nhũ hương và mộc dược dâng cho hài nhi Jesus nằm trong máng cỏ là những giáo sĩ đạo Zoroaster. Những giáo sĩ này được người ta cho rằng (và đôi khi tự mình tuyên bố) sở hữu các quyền năng mầu nhiệm.

Vào những ngày cuối cùng của đế chế, Ba Tư tan vỡ vào thế giới Địa Trung Hải và quậy dữ dội nhưng ngắn ngủi trong thế giới sử Tây phương. Hoàng đế Ba Tư Darius xông về phía tây để trừng phạt người Hy Lạp. Tôi nói “trừng phạt”, không nói “xâm lăng” hoặc “chinh phục,” bởi vì theo quan điểm Ba Tư cái gọi là Chiến tranh Ba Tư không phải là trận đụng độ có tầm ảnh hưởng nào đó giữa hai nền văn minh. Ba Tư xem người Hy Lạp như các cư dân sơ khai của một vài thành phố nhỏ trên bờ tây xa mút của thế giới văn minh, những thành phố ngầm hiểu là thuộc về Ba Tư, cho dù họ ở quá xa để có thể cai trị trực tiếp. Hoàng đế Darius muốn người Hy Lạp chỉ cần khẳng định mình là thần dân của ông ta bằng cách mang đến cho mình một bình nước và một hộp đất cát như hàng triều cống tượng trưng. Người Hy Lạp từ chối. Darius tập họp quân đội để dạy cho người Hy Lạp một bài học mà họ không bao giờ quên, nhưng ngay kích cỡ của quân đoàn vừa là một lợi thế vừa là một trở ngại: Làm thế nào bạn có thể điều động quá nhiều người qua một khoảng đường xa như thế? Làm sao tiếp tế liên tục cho họ? Darius không biết nguyên tắc đầu tiên của chiến lược quân sự: không nên chiến đấu trên bộ ở châu Âu. Cuối cùng, chính người Hy Lạp đã dạy cho người Ba Tư một bài học không thể nào quên – một bài học mà họ nhanh chóng quên đi không đến một thế hệ sau đó, đứa con trai tối dạ Xerxes của Darius quyết tâm rửa hận cho cha mình bằng cách lặp lại lỗi lầm của vua cha. Xerxes, cũng vậy, khập khiễng chạy về nhà, và đó là đoạn kết của cuộc phiêu lưu Âu châu của Ba Tư.

Tuy nhiên, nó không kết thúc ở đó. Khoảng 150 năm sau, Alexander Đại Đế đánh trận theo một cách khác. Chúng ta thường nghe nói Alexander Đại Đế chinh phục thế giới, nhưng những gì ông thực sự chinh phục là Ba Tư, nước đã chinh phục “thế giới.”

Với Alexander, câu chuyện Địa Trung Hải hùng hỗ xông vào câu chuyện Trung Thế Giới. Alexander mơ ước hoà lẫn hai thế giới làm một: mơ ước thống nhất châu Âu và châu Á. Ông đang dự tính định vị kinh đô mình tại Babylon. Alexander cắt sâu và tạo ra một dấu vết. Ông xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và truyện kể Ba Tư, khoác cho ông phẩm chất anh hùng quá cỡ, mặc dù không phải toàn là tích cực (cũng không hoàn toàn xấu ác). Một số thành phố trong thế giới Hồi giáo được đặt theo tên ông. Alexandria là một ví dụ lộ liễu, nhưng kín đáo hơn là Kandahar – giờ vẫn còn nổi tiếng vì Taliban chọn nó làm thủ đô của mình. Kandahar tên gốc gọi là “Iskandar,” là cách phát âm từ “Alexander” ở phương Đông, nhưng âm “Is” bị bỏ đi, và “Kandar” làm mềm đi thành “Kandahar.”

Nhưng vết cắt mà Alexander tạo ra đã lành lặn, đã lên da non, và sức tác động của 11 năm của ông ở châu Á đã phai nhạt. Một đêm tại Babylon ông đột ngột qua đời, có lẽ vì cúm, sốt rét, say xỉn, hoặc bị đầu độc, không ai biết. Ông đã bố trí các tướng lĩnh của mình tại các bộ phận khác nhau trên lãnh thổ ông đã chinh phục, và sau khi ông chết, các tướng lĩnh dạn dày nhất chiếm lấy phần đất mình đang cai quản, lập ra các vương quốc kiểu Hy Lạp kéo dài một vài thế kỷ nữa. Chẳng hạn, ở vương quốc Bactria (giờ là bắc Afghanistan) các nghệ sĩ tạo nên những điêu khắc dáng vẻ Hy Lạp; sau này, khi các ảnh hưởng Phật giáo xâm nhập vào miền bắc từ Ấn Độ, hai phong cách nghệ thuật hòa nhập, kết quả là ra đời nghệ thuật Hy Lạp-Phật giáo như giờ ta đã biết.

Tuy nhiên, cuối cùng các vương quốc đó suy yếu đi, ảnh hưởng Hy Lạp phai nhạt, ngôn ngữ Hy Lạp không còn được sử dụng tại đây, và Ba Tư từ lớp ngầm lại trồi lên. Một đế chế khác tiến lên chiếm gần như cùng vùng lãnh thổ của Ba Tư cổ đại (mặc dù không lớn bằng). Các vị vua mới xưng mình là người Parthia, và họ là các chiến binh khủng. Người Parthia đánh với La Mã khiến họ phải dừng chân, ngăn cản họ mở rộng về phía đông. Quân đội họ là người đầu tiên bổ sung lực lượng kỵ sĩ mặc áo giáp toàn thân cưỡi trên lưng các chiến mã cũng mang giáp, không khác với kỵ sĩ thời phong kiến Âu châu. Những kỵ sĩ Parthia này giống như các lâu đài đi động. Nhưng lâu dài di động thì cồng kềnh, vì thế quân Parthia cũng có thêm một lữ đoàn kỵ binh khác, y phục nhẹ cưỡi ngựa trần. Một chiến thuật tác chiến họ thường áp dụng là kỵ binh nhẹ đôi khi giả vờ tháo chạy; giữa lúc giao chiến đang nóng rát, họ thình lình quay đầu và chạy đi. Quân địch thấy vậy rời bỏ đội hình và truy đuổi, vừa chạy vừa hò hét. Bất ngờ quân Parthia hồi mã và bắn tên như mưa vào đám hỗn quân náo loạn, tiêu diệt chúng trong phút chốc.

Người Parthia xuất thân là dân du mục săn bắn và chăn thả từ vùng núi đông bắc Ba Tư, nhưng một khi họ đã chiếm đoạt bộ khung của Đế chế Ba Tư cũ, họ trở thành, vì những lý do thực tiễn, người Ba Tư. Đế chế này kéo dài hàng thế kỷ mà không để lại nhiều dấu tích, vì họ ít quan tâm đến nghệ thuật và văn hóa, và các lâu đài di động được tái chế để lấy kim loại tái sử dụng một khi các chiến binh bên trong chúng lìa đời.

Tuy nhiên, trong khi họ tại vị, người Parthia bảo vệ và xúc tiến mậu dịch, và những đoàn xe hàng di chuyển tự do bên trong lãnh thổ của họ. Kinh đô Parthia được người Hy Lạp biết dưới tên Hecatompylos, “100 cổng”, vì có quá nhiều tuyến đường hội tụ về đó. Trong cửa hiệu ở các thành phố Parthia, bạn chắc chắn nghe được những tin đồn thổi từ khắp khu vực trên đế chế và xã hội mà nó tiếp giáp: các vương quốc Hy Lạp-Phật giáo ở phía đông, Ấn giáo ở phía nam, Trung Quốc tận phía đông xa xôi, các vương quốc Hy Lạp (Seleucid) đang suy yếu ở phía tây, và người Armenia ở phía bắc … Người Parthia ít giao lưu xã hội với người La Mã, trừ khi đánh nhau được kể là giao lưu. Dòng máu văn minh biến người Parthia thành Ba Tư không chảy xuyên qua biên giới, và vì vậy một lần nữa thế giới Địa Trung Hải và Trung Thế Giới tách rời nhau.

Khoảng thời gian người Parthia bắt đầu trỗi dậy, lần đầu tiên Trung Quốc thống nhất. Thật ra, những năm vinh quang của triều đại nhà Hán gần như trùng hợp với thời kỳ người Parthia thống trị. Ở phương Tây, người La Mã bắt đầu bành trướng gần với thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên Parthia. Ngay lúc La Mã đánh bại Carthage lần đầu tiên, người Parthia đang chiếm Babylonia. Ngay khi Julius Caesar xâu xé xứ Gaul, quyền lực người Parthia lên đến đỉnh cao tại Trung Thế Giới. Vào năm 53 TCN người Parthia đè bẹp người La Mã trong một trận đánh, bắt sống 34,000 lính viễn chinh La Mã và giết chết Crassus, người cùng với Caesar và Pompey, đã từng là đồng trị vì La Mã. 30 năm sau, người Parthia đánh bại Mark Anthony tan tác và thiết lập Sông Euphrates làm biên giới giữa hai đế chế. Người Parthia vẫn còn bành trướng về hướng đông khi Christ ra đời. Việc truyền bá đạo Cơ đốc không được người Parthia chú ý lắm, vì họ ưu ái đạo Zoroaster hơn. Khi các nhà truyền đạo Cơ đốc bắt đầu lẻ tẻ đi về hướng đông, người Parthia vẫn để họ vào; họ không quan tâm nhiều đến tôn giáo, cách này hay cách khác.

Người Parthia luôn hoạt động theo một chế độ phong kiến, với quyền lực được phân bổ xuống qua nhiều tầng lãnh chúa. Theo thời gian, quyền lực hoàng chế rò rỉ qua chế độ phong kiến càng ngày càng phân mảnh này. Vào thế kỷ thứ 3 theo CN, một cuộc nổi dậy ở tỉnh lỵ lật đổ đời vua cuối cùng của Parthia và triều đại Sassanid được thành lập, và nó nhanh chóng bành trướng và chiếm tất cả lãnh thổ của Parthia trước đây và ngoài ra thêm một chút nữa. Triều đại Sassanid không thay đổi chiều hướng biến đổi văn hóa; họ chỉ tổ chức đế chế hiệu quả hơn, bôi xoá những dấu vết cuối cùng của ảnh hưởng Hy Lạp, và hoàn tất việc phục hồi lớp áo Ba Tư. Họ xây dựng những công trình kiến trúc hoành tráng, những tòa nhà đồ sộ, và những thành phố bề thế. Đạo Zoroaster lại trỗi dậy hùng tráng – lửa và tro tàn, ánh sáng và bóng tối, Ahura Mazda và Ahriman: đó là quốc giáo. Các thầy tu Phật giáo từ Afghanistan đã lang thang về hướng tây, rao giảng Phật pháp, nhưng hạt mầm họ gieo xuống không nảy mầm trên mảnh đất đạo Zoroaster của Ba Tư, vì thế họ quay sang phía đông, và kết quả là đạo Phật truyền đến Đông Nam Á và Trung Quốc nhưng không đến châu Âu. Vô số câu chuyện và truyền thuyết Ba Tư các thời đại sau đi ngược lại đến thời kỳ Sassanid này. Vị vua vĩ đại nhất của triều đại Sassanid, Khusrow Anushervan, được các diễn giả Ba Tư nhớ đến như là hình mẫu một vị minh quân, có thể so sánh với Kay Khosrow, vị vua thứ ba thuộc triều đại thứ nhất huyền thoại của Iran, từa tựa nhân vật Arthur với các hiệp sĩ bàn tròn trong truyền thuyết Anh.

Trong khi đó Đế chế La Mã đang tan rã. Vào năm 293, hoàng đế Diocletian chia đế chế làm bốn phần để dễ điều hành: nó đã phồng to quá mức và quá cồng kềnh để có thể điều hành từ một trung tâm duy nhất. Nhưng cải cách của Diocletian kết thúc bằng việc chia tách đế chế ra làm hai. Hoá ra của cải đều tập trung ở phương đông, nên phần phía tây của Đế chế La Mã bị rệu rã. Khi các bộ tộc du cư Đức tràn vào đế chế phương Tây, các dịch vụ công tắt nghẽn, luật pháp và trật tự đảo lộn, và mậu dịch suy sụp. Trường học đóng cửa, người châu Âu không còn đọc hay viết nhiều nữa, và châu Âu chìm vào cái gọi là Thời đại Tối Tăm. Các thành phố La Mã tại những vùng như Đức, Pháp, và Anh rơi vào cảnh hoang tàn, và xã hội rút lại chỉ gồm giới nông nô, chiến binh và tu sĩ. Định chế duy nhất gắn kết các địa phương tạp nham lại với nhau là Cơ đốc giáo, được giám mục La Mã neo giữ, sớm xưng danh là giáo hoàng.

Phần phía đông của Đế chế La Mã, đặt tổng hành dinh ở  Constantinople, tiếp tục lay lắt. Các địa phương còn gọi thực thể này là La Mã nhưng đối với các sử gia sau này nó dường như là một điều gì mới mẻ, quá  hoài niệm đến nỗi họ cho nó một tên mới: Đế chế Byzantine.

Cơ đốc Chính thống giáo được tập trung ở đây. Không như Cơ đốc Tây phương, giáo hội này không có nhân vật giáo hoàng. Mỗi thành phố với số giáo dân Cơ đốc khá lớn có riêng giám mục đứng đầu của mình, và mọi giám mục được xem như ngang hàng, mặc dù giám mục chóp bu ở Constantinople có vai vế hơn tất cả. Tuy nhiên, đứng trên tất cả họ là hoàng đế. Kiến thức, kỹ thuật, và hoạt động trí tuệ Tây phương chuyển giao đến Byzantium. Tại đây, các tác giả và nghệ sĩ tiếp tục sáng tác sách, tranh, và những sản phẩm khác, vậy mà một khi đông La Mã trở thành Đế chế Byzantine nhiều hay ít nó đã ra khỏi lịch sử Tây phương.

Nhiều người tranh luận về phát biểu này – Đế chế Byzantine là đế chế Cơ đốc, suy cho cùng. Thần dân của nó nói tiếng Hy Lạp, và các triết gia của nó … vâng, chúng ta đừng nói quá nhiều về các triết gia của nó. Gần như mọi người Tây phương có học thức đều biết về Socrates, Plato, và Aristotle, ấy là chưa kể Sophocles, Virgil, Tacitus, Pericles, Alexander xứ Macedon, Julius Caesar, Augustus, và nhiều người khác; nhưng không kể các học giả chuyên ngành lịch sử Byzantine, ít ai có thể nêu ra được tên 3 triết gia Byzantine, hoặc 2 thi sĩ Byzantine, hoặc 1 hoàng đế Byzantine sau đời Justinian. Đế chế Byzantine kéo dài gần 1000 năm, nhưng ít ai có thể nêu ra được 5 sự kiện xảy ra trong đế chế trong thời gian đó.

So sánh với La Mã cổ đại, Đế chế Byzantine không nắm nhiều ảnh hưởng, nhưng trong vùng lãnh thổ của mình nó là một siêu cường, chủ yếu vì nó không có đối thủ và vì kinh thành Constantinople với tường thành bao quanh của nó ắt hẳn là thành phố bất khả xâm phạm nhất mà thế giới từng biết. Vào giữa thế kỷ 6, người Byzantine cai trị hầu hết vùng Tiểu Á và một số miền mà hiện nay ta gọi là đông Âu. Họ đương đầu với Ba Tư triều đại Sassanid, cũng là siêu cường trong vùng. Người Sassanid cai trị một vạt đất kéo dài về phía đông đến chân dãy Hy Mã Lạp Sơn. Giữa hai đế chế là một dải lãnh thổ bị tranh chấp, những vùng đất chạy dọc bờ biển Địa Trung Hải, nơi hai thế giới gối lên nhau và nơi các vụ tranh chấp là đặc hữu. Về phía nam, trong bóng tối của cả hai đế chế to lớn, toạ lạc Bán đảo Ả Rập, nơi cư trú của nhiều bộ tộc tự trị. Đó là cấu hình chính trị của Trung Thế Giới ngay trước khi đạo Hồi ra đời.

2



ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM

Chuyển đổi số Quốc gia Tin thời sự nổi bật; COVID-19 Thế giới Việt Nam; Lúa cao cây Trung Quốc; Lúa siêu xanh Hòa Bình; Bill Gates học để làm;

Taliban là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) https://youtu.be/WHeeEYprrOs những ngày qua đã giành được chính quyền trong nước này sau mấy chục năm chiến tranh thánh chiến, chống lại chính quyền Karzai được Mỹ hậu thuẫn và ISAF do NATO lãnh đạo trong chiến tranh ở Afghanistan. Taliban trước đây chỉ được ba quốc gia Pakistan, Ả Rập Xê-útCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. thừa nhận, nhưng ngày nay, Trung Quốc, Nga bắt tay Taliban xây dựng chính quyền mới. Thế sự bàn cờ vây. https://youtu.be/CH4VppzT21c. Bài viết này xâu chuỗi Trung Quốc một suy ngẫm Vành đai và con đường Trung Nga với Trung Á Thế sự bàn cờ vây; Đọc lại và suy ngẫm.

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc: 5 năm nhìn lại, tác giả Nguyễn Thu Hà, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019 theo số liệu trang Chinadaily: http://www.chinadaily.com.cn/a/201809/05/WS5b8f09bfa310add14f3899b7.html Trong 5 năm qua, sáng kiến “Vành đai, Con đường” do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào tháng 9 năm 2013 cho đến nay tuy đã đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới. Toàn văn câu chuyện ấy được lược khảo tại đây

Thế sự bàn cờ vây, nước Việt Nam ngày nay có quan hệ đặc biệt với Lào Cămpuchia Cu ba; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha; Anh ; Đức, Italy; Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp; Malaysia, Philippines; Úc; New Zealand; quan hệ đối tác toàn diện với Nam Phi; Chile, Brazil, Venezuela; Argentina; Ukraina; Mỹ, Đan Mạch; Myanmar, Canada; Hungary; Brunei, Hà Lan; quan hệ đối tác lĩnh vực trước đây với Hà Lan năm 2010 về Quản lý nước và Ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2014 thêm Nông nghiệp và An ninh lương thực, năm 2019 quan hệ hợp tác lĩnh vực với Hà Lan đã nâng cấp thành đối tác toàn diện. quan hệ đối tác bạn hữu ‘cùng có lợi’ với Mông Cổ, Triều Tiên, các nước khác ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Á, Tây Á, Trung Đông, Châu Phi, các chiến lược hợp tác Nam Nam, hợp tác, song phương và đa phương. Việt Nam khi nâng cấp quan hệ với các đại cường là chúng ta đang đứng giữa giao lộ có sự tính toán cân bằng nhiều lợi ích khác nhau.

Nhớ bài học lớn Angkor nụ cười suy ngẫm .

Hoàng Kim

LÚA CAO CÂY TRUNG QUỐC
Hoàng Kim Long (điểm tin)


Theo Thời báo Hoàn Cầu, được trích dẫn bởi báo Tuổi trẻ ngày 30 8 2021 và FBNC, Trung Quốc trồng thành công ‘lúa khổng lồ’ cao tới 2m. Giống lúa này thân cây cao và cứng cáp, có khả năng chống ngập úng và đất mặn, năng suất đạt 11,25-13,50 tấn/ha (750- 900 kg/ mẫu TQ, 15 mẫu TQ là 1 ha). Ông Chen Yangpiao, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai Trung Quốc chi nhánh Trùng Khánh hi vọng giống lúa này có thể trồng ở những vùng trũng ruộng ngập sâu 60-80cm, và có thể nuôi cá tôm trong ruộng lúa. Ông Viên Long Bình Lúa siêu xanh Hòa Bình từng ao ước và chia sẻ khi còn sống: “Tôi đã luôn mơ một ngày nào đó cây lúa sẽ cao như cao lương, hạt to như đậu phộng. Lúc đó chắc tôi và cộng sự sẽ ngồi dưới tán lúa, tận hưởng những ngày mát mẻ”

LÚA CAO CÂY TRUNG QUỐC.

Ngày 25 tháng 10 năm 2017, China’s People’s Daily cho biết Trung Quốc tạo giống lúa cao hơn đầu người cho năng suất lớn. Giống lúa có tên gọi “lúa khổng lồ” được các chuyên gia ở Viện Nông nghiệp Cận Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lai tạo với hy vọng có thể cung cấp lương thực cho nhiều người hơn. Giống lúa mới được chính thức giới thiệu hôm 16/10 sau 10 nghiên cứu, có năng suất cao hơn 50% so với các giống lúa thông thường. Nhóm nghiên cứu đã trồng thử cây lúa khổng lồ và thu hoạch trên một cánh đồng nằm ở thị trấn Jinjing thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cây lúa thân cao trung bình 1,8 mét, những cây lớn nhất cao tới 2,2 mét. Xia Xinjie, một nhà nghiên cứu trong dự án cho biết năng suất dự kiến có thể đạt trên 11,5 tấn/hecta. Số hạt có thể thu hoạch từ một gốc lúa là hơn 500 hạt. Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một loạt công nghệ mới để tạo ra giống lúa mới, bao gồm đột biến, lai hữu tính và lai xa giữa nhiều loại lúa dại. Lúa khổng lồ có thể đem lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nông dân và dân số ngày càng tăng. “Lượng thóc lúa cần sản xuất thêm vào năm 2030 cao hơn 60% so với năm 1995. Hiện nay, một hecta đất trồng lúa cung cấp đủ thức ăn cho 27 người. Vào năm 2050, mỗi hecta phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho 43 người”, Yuan Longping, nhà nông nghiệp học nổi tiếng ở Trung Quốc, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

Tin liên quan Lúa CLT:

LÚA C4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC OXFORD ANH

Ngày 25 tháng 10 năm 2017 thông tin Lúa C4 của trường đại học Oxford năng suất tăng 50%. Các nhà khoa học làm việc trong Dự án Lúa C4 của trường đại học Oxford đã cải thiện quá trình quang hợp trong lúa gạo và tăng năng suất cây trồng, bằng cách đưa một gen ngô đơn lẻ vào lúa, tiến tới trồng lúa ‘supercharging’ tới mức hiệu quả hơn. Cây lúa sử dụng con đường quang hợp C3, trong môi trường nóng và khô ít hiệu quả hơn con đường C4 được sử dụng trong các thực vật khác như ngô và lúa miến. Gạo ‘chuyển đổi’ sử dụng quang hợp C4, năng suất sẽ tăng khoảng 50%.Các nhà nghiên cứu đã thực hiện phương pháp giải phẫu ‘proto-Kranz’ chuyển gen ngô GOLDEN2-LIKE tới cây lúa làm tăng lượng lạp lục và ty lạp thể có chức năng trong các tế bào vỏ bọc xung quanh lá. Giáo sư Jane Langdale thuộc Đại học Oxford, và nhà nghiên cứu chính về giai đoạn này của dự án lúa gạo C4 cho biết: “Nghiên cứu này giới thiệu một gen duy nhất cho cây lúa để tái tạo bước đầu tiên dọc theo con đường tiến hoá từ C3 đến C4. Đó là một sự phát triển thực sự đáng khích lệ, và thách thức bây giờ là xây dựng trên đó và tìm ra những gen thích hợp để tiếp tục hoàn các bước còn lại trong quá trình “. Thông tin chi tiết tại Đại học Oxford Tin tức & Sự kiện. xem tiếp Lúa C4 và lúa cao cây (Hoàng Kim Long điểm tin chọn lọc Cây Lương Thực Việt Nam)

Philippines cho trồng đại trà gạo vàng biến đổi gene - Ảnh 1.

Hạt gạo vàng biến đổi gene so với gạo trắng bình thường – Ảnh: IRRI

GOLD RICE BIẾN ĐỔI GEN

Theo Hãng tin Reuters, được trích dẫn bởi báo Tuổi trẻ Philippines cho trồng đại trà ‘gạo vàng’ biến đổi gene ngày 26 tháng 8 năm 2021: “Philippines là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trồng đại trà gạo biến đổi gene Golden Rice. Theo Reuters, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines đã hỗ trợ phát triển giống gạo vàng đặc biệt này.Trong thông báo ngày 25-8, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) và Viện Nghiên cứu lúa Philippines (PhilRice) xác nhận đã cấp phép an toàn sinh học cho giống Golden Rice.”Sau giấy chứng nhận an toàn sinh học, DA và PhilRice sẽ bắt đầu trồng lấy hạt giống. Thường thì quá trình này sẽ mất 3-4 vụ canh tác”, ông Ronan Zagado – một quan chức phụ trách dự án Golden Rice – cho biết thêm. Được biết giống gạo vàng đã được thử nghiệm thực địa gần một thập kỷ. Golden Rice sẽ được trồng đại trà ở các khu vực có tỉ lệ thiếu vitamin A cao vào quý 3-2022 trước khi bán rộng rãi. Philippines lên kế hoạch trồng đại trà gạo vàng từ năm 2011, nhưng phải trì hoãn vì vấp phải các phản đối và lo ngại từ người dân cũng như các tổ chức nông nghiệp. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nổi tiếng vì các chiến dịch chống săn bắt cá voi cũng lên tiếng phản đối quyết định của Chính phủ Philippines.Tuy nhiên, người đứng đầu PhilRice đã trấn an các lo ngại và khẳng định Golden Rice đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế. Theo IRRI, Golden Rice đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ các cơ quan quản lý ở Úc, New Zealand, Canada và Mỹ. Hiện giống gạo này đang trải qua quá trình xem xét cuối cùng ở Bangladesh. Thực phẩm biến đổi gene từ lâu đã là một đề tài gây tranh cãi. Mục đích biến đổi gene nhằm tạo ra các loại nông sản bổ dưỡng hơn, kháng bệnh tốt hơn. Các cơ quan quản lý bác bỏ các thuyết âm mưu như thực phẩm biến đổi gene gây ung thư, ức chế hệ miễn dịch.Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn e dè trước loại thực phẩm này và kêu gọi các cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất dán nhãn cảnh báo thực phẩm biến đổi gene”.



(*) Thế sự bàn cờ vây, tài liệu chọn đọc lại

Việt Nam thời Biden-Harris: Phó Tổng Thống Mỹ thăm Việt Nam, Đọc bên lề chính sử tại đây; Lưu Bích viết “Đây là một cuộc dọn đường ngoạn mục để bà Harris trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới khi mà Biden khó có khả năng đam đương nhiệm kỳ 2 do vấn đề sức khoẻ và tuổi tác… Biden-Harris lại đặt trọng tâm ngoại giao châu Á vào vấn đề biển Đông. Biển Đông là nơi trung chuyển hàng hoá lớn nhất từ châu Á qua Mỹ, chiếm gần 60%, qua cảng Singapore (đây cũng là lý do cả Bộ trưởng Quốc phòng và Harris đều đến thăm Singapore)“. Phan Chí viết “Người đàn bà Hoa Sen” “Bà Kamala Harris chắc chắn cũng là một chính trị gia mạnh mẽ nhưng lại ẩn dưới bề ngoài mềm mại rất nữ tính. Ngay tên của bà là tên một loài hoa ở Việt Nam rất được ưa chuộng là HOA SEN.Ngày 20/10/1964, một cặp đôi tại Oakland, California chào đón sự ra đời của cô con gái đầu lòng. Cô bé ấy được mẹ đặt tên là “Kamala” nhằm thể hiện niềm tự hào với quê hương Ấn Độ, vì trong tiếng Hindi thì Kamala có nghĩa là “hoa sen”, và cũng là một tên gọi khác của nữ thần Lakshmi của Ấn Độ giáo.Cha của Kamala, Donald Harris, là một nhà kinh tế học gốc Jamaica, còn mẹ của bà, Shyamala Gopalan, là một nhà nghiên cứu về ung thư gốc Ấn Độ. Cả hai đều là người nhập cư. Họ gặp gỡ nhau khi tham gia vào các cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử cho người da màu.57 năm sau, vào ngày 21/1/2021, Kamala Harris – cô bé năm xưa giờ đã trở thành một người phụ nữ thành công trên chính trường Mỹ – tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống, đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ khi đây là lần đầu tiên nền kinh tế số một thế giới có một nữ phó tổng thống da màu.Mang theo hoài bão vươn lên vị trí cao nhất trong chính trường Mỹ, bà Harris từng tuyên bố tranh cử tổng thống vào tháng 1/2019, và có lúc được coi là người dẫn đầu trong cuộc đua lựa chọn ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.Tuy nhiên, tháng 12/2019, Harris tuyên bố chấm dứt chiến dịch vì thiếu kinh phí. Bà tuyên bố ủng hộ ông Joe Biden trở thành ứng viên tổng thống vào tháng 3/2020. Bà Harris được coi là ứng cử viên tiềm năng vào chức tổng thống Hoa Kỳ năm 2024.“.

SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC: 5 NĂM NHÌN LẠI
Nguyễn Thu Hà
Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019

TCCS – Tháng 9-2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Mặc dù trong 5 năm qua, sáng kiến này đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới.

Về sáng kiến “Vành đai, Con đường”

Sáng kiến ban đầu có tên là “ Một vành đai, Một con đường” (OBOR), sau này được đổi tên thành “Vành đai, Con đường” (BRI). BRI xuất phát từ mong muốn tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên tuyến đường từ châu Á sang châu Âu, với nội dung hướng đến 5 phương diện: chính sách, kết cấu hạ tầng, thương mại, tài chính và kết nối con người.

BRI gồm có hai hợp phần chính: Vành đai và Con đường. “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt); “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (21st Century Maritime Silk Road). “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” được thiết kế với ba nhánh chính nối từ Trung Quốc qua Trung Á và Nga tới châu Âu; từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á, Vịnh Péc-xích đến Địa Trung Hải; từ Trung Quốc đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” với nội dung cơ bản là sự phục hưng con đường tơ lụa cổ đại trên biển, nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc với các cảng chính ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Phi và châu Âu; kết hợp sự phát triển hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương.

BRI được coi là một đại dự án của Trung Quốc, hay theo một số chuyên gia, đây còn là một chiến lược toàn cầu khi mà Sáng kiến này sẽ là mạng lưới kết nối các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt của khoảng 65 quốc gia với nhau với tổng GDP khoảng 23.000 tỷ USD, tương đương 1/3 GDP toàn cầu, liên kết 62% toàn bộ số dân thế giới. So với Kế hoạch Mác-san mà Mỹ thực hiện nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì quy mô và phạm vi của BRI lớn hơn rất nhiều lần.

Để hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đã thành lập ba thiết chế tài chính để rót vốn cho Sáng kiến này, bao gồm Quỹ Con đường Tơ lụa (SRF) (năm 2014) với số vốn dự tính ban đầu 40 tỷ USD, Ngân hàng Đầu tư kết cấu hạ tầng châu Á (AIIB) với nguồn vốn 100 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển mới (NDB) khởi đầu với số vốn 50 tỷ USD. Các thiết chế tài chính này sẽ cung cấp nguồn vốn cho việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực, như điện, năng lượng, giao thông, viễn thông, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung cấp nước, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và dịch vụ logistic.

BRI – sáng kiến hạ tầng mà theo Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), sáng kiến này nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị, duy trì sự ổn định của khu vực và khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng thông qua BRI. Các khoản đầu tư của Trung Quốc dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, giúp Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự và tạo ra một môi trường chiến lược có lợi cho Trung Quốc trong khu vực. Sáng kiến phản ánh tham vọng của Chính phủ Trung Quốc là phát triển “đất nước khá giả toàn diện” và thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, vươn lên thành cường quốc đứng đầu thế giới.

Những kết quả đạt được

Theo đánh giá của Chính phủ Trung Quốc, trong 5 năm triển khai Sáng kiến, BRI đã đạt được những kết quả tích cực và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Trung Quốc và các nước tham gia. Sau khi hoàn thành, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ này sẽ tăng cường khả năng kết nối của Trung Quốc với các khu vực khác, cả trên đất liền lẫn trên biển, mở rộng lĩnh vực thương mại và công nghệ của Trung Quốc sang các thị trường mới.

Về thương mại, sau 5 năm thực hiện, BRI đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và tham gia sâu rộng của hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Tính đến tháng 4-2018, Trung Quốc đã cùng với 86 quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến và tổ chức quốc tế ký kết trên 100 thỏa thuận triển khai các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực thuộc khuôn khổ BRI. Trung Quốc cùng với 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, như Hàn Quốc, Pa-ki-xtan, ASEAN, Pê-ru, Chi-lê và nhiều nước khác ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước dọc các tuyến BRI trong 5 năm qua đã vượt trên 5.000 tỷ USD(1). Thêm vào đó, Trung Quốc cũng đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hơn 50 tỷ USD vào 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu trên 666 tỷ USD hàng hóa từ các nước tham gia BRI, chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước này đã tăng ở mức kỷ lục là 14,2%. Trung Quốc đã xây dựng trên 50 khu hợp tác kinh tế, thương mại tại khoảng 20 nước tham gia BRI, giúp các nước tăng nguồn thu thuế, thu nhập thêm 1,1 tỷ USD và tạo 180.000 việc làm mới.

Về việc sử dụng các thiết chế tài chính chuyên biệt cho BRI, theo một cuộc khảo sát về các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi, các tổ chức tài chính của Trung Quốc, như SRF hay AIIB, tạo động lực thúc đẩy quan trọng cho đa số các nước tham gia BRI nhiều hơn các tổ chức tài chính của chính các nước đó, thậm chí còn nhiều hơn cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay các tổ chức tài chính quốc tế khác. Tính đến tháng 6-2018, đã có 86 quốc gia trở thành thành viên của AIIB. Theo báo cáo công khai thường niên của AIIB, trong năm 2017 tổng số vốn đã cấp và đợi phê duyệt mà AIIB đã triển khai là 4,22 tỷ USD cho 12 dự án, tăng thêm 5 dự án so với năm 2016. So với ADB, IMF, WB – đều chịu sự kiểm soát của Mỹ và chậm cải cách – thì AIIB là một lựa chọn phù hợp cho cả các nước thành viên và các nước nhận đầu tư.

Về các dự án kết cấu hạ tầng, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ra bên ngoài, trong đó có dự án đường sắt và các cảng biển.

Về đường sắt, Theo trang The Diplomat (Nhật Bản), Trung Quốc sẽ xây dựng 81.000km đường sắt cao tốc đi qua các quốc gia tham gia BRI – nhiều hơn tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên thế giới hiện nay và đã tuyên bố kế hoạch chi 35.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 503 tỷ USD) để mở rộng mạng lưới đường sắt quốc gia vào năm 2020 với tổng số hơn 30.000km, kết nối 80% các thành phố lớn ở Trung Quốc. Các dự án tiêu biểu mà Trung Quốc đang thực hiện, như dự án đường sắt Môm-ba-sa – Nai-rô-bi của Kê-ni-a với tổng chiều dài khoảng 2.700km, trị giá 3,8 tỷ USD, hoàn thành năm 2017, đã giúp người dân nước này giảm thời gian đi từ ga đầu Môm-ba-sa tới ga cuối – Thủ đô Nai-rô-bi chỉ còn 5 giờ đồng hồ thay vì 10 giờ đồng hồ như trước; tuyến đường sắt Viên-chăn – Bô-ten dự kiến hoàn thành vào năm 2021 với tổng chi phí lên đến 7,2 tỷ USD; dự án đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung tại In-đô-nê-xi-a có tổng chiều dài 142km với tổng vốn đầu tư là 5,13 tỷ USD.

Về dự án cảng biển, tính đến hết năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư một phần hoặc giành được quyền kinh doanh, vận hành trong dài hạn với 76 cảng biển trên toàn thế giới. Trung Quốc không chỉ đầu tư vào các cảng lớn mà còn tìm cách kinh doanh vận hành nhiều cảng nhỏ trên toàn thế giới. Các dự án cảng biển tiêu biểu, như dự án cảng Goa-đa (Gwadar) ở Pa-ki-xtan, dự án cảng Cô-lôm-bô ở Xri Lan-ca, dự án cảng Pi-ra-ớt (Piraeus) ở Hy Lạp và rất nhiều dự án khác.

Về kết nối con người, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong trao đổi văn hóa và dân tộc giữa Trung Quốc và các nước tham gia BRI. Trung Quốc đã và đang xúc tiến trao đổi văn hóa và dân cư với các nước dọc theo BRI. Kể từ năm 2014, chương trình đào tạo chuyên gia về tội phạm học trẻ do Bộ Văn hóa và Du lịch tổ chức đã mời được 360 chuyên gia về tội phạm từ 95 quốc gia, Trung Quốc đã thành lập 16 trung tâm văn hóa ở các nước tham gia BRI, tổ chức hơn 1.600 sự kiện văn hóa. Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hợp tác sản xuất phim với 21 quốc gia và khu vực tham gia BRI. Ngày 17-10-2018 để kỷ niệm 5 năm thực hiện tăng cường kết nối người dân, Trung Quốc đã thực hiện cuộc triển lãm ảnh được tổ chức tại các đại sứ quán, trung tâm văn hóa và các tổ chức ở những nước tham gia.

Mặc dù đạt được những bước tiến hướng tới các mục tiêu dài hạn mà Trung Quốc đặt ra, nhưng BRI cũng vấp phải không ít khó khăn, khiến nhiều dự án chậm trễ và thậm chí thất bại. Xét quy mô đồ sộ của BRI với nhiều dự án lớn, việc trì hoãn, hủy bỏ hay thất bại cũng là những việc đã được tính đến. Những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ (trong một số trường hợp là do sự hoài nghi và phản đối nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc gia tăng) sẽ tiếp tục góp phần định hình sự phát triển trong tương lai của Sáng kiến.

Những trở ngại khi thực hiện Sáng kiến

Những khó khăn nội bộ

Tham vọng của Trung Quốc trong BRI ngày càng bị hạn chế bởi các phương pháp tiếp cận và mục tiêu chiến lược riêng của nước này. Mặc dù BRI đã đạt được thành công lớn ở các nước đang phát triển, nhưng những thách thức về khả năng tài chính và bất ổn chính trị ở các nước tiếp nhận đầu tư đã nhiều lần gây ra sự chậm trễ, thậm chí là hủy bỏ các khoản đầu tư, như một số dự án giao thông và năng lượng ở Ca-dắc-xtan, Băng-la-đét, Mi-an-ma và Pa-ki-xtan.

Tham nhũng và bất ổn chính trị tại một số quốc gia tham gia BRI không chỉ khiến các dự án thuộc BRI bị đưa ra phán xét mà còn bị chậm trễ. Và chính Trung Quốc cũng phải gánh chịu những khoản nợ do tình trạng trên gây ra.

Cuối cùng, sự “nhiệt tình” lôi kéo các nước của Trung Quốc đã tạo cho các nước này lợi thế khi họ cố giành các khoản đầu tư từ các đối thủ của Trung Quốc. Các nước, như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và một số quốc gia Nam Á có thể khuyến khích Nhật Bản và Ấn Độ cạnh tranh với Trung Quốc trong các dự án đường sắt và thủy điện để ngăn cản mục tiêu của Trung Quốc trở thành nước có ảnh hưởng nhất trong khu vực.

Ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Quốc

Không giống Kế hoạch Mác-san (chủ yếu là cung cấp các khoản tài trợ), việc đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay. Theo tờ The New York Times, các khoản vay này thường có lãi suất cao hơn các khoản vay từ các nhà tài trợ lớn khác. Và các khoản vay từ các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cuối cùng có thể khiến các nước trở nên phụ thuộc hơn khi họ buộc phải bàn giao các cảng, đường sắt, đường bộ và các mạng lưới thông tin liên lạc thiết yếu để thoát khỏi những khoản nợ khổng lồ của các công ty cho vay và các công ty Trung Quốc.

Trung Quốc có nhiều lý do để tập trung vào các quốc gia đang phát triển nhưng có vị trí chiến lược quan trọng. Chính các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước có nền tảng kinh tế yếu và năng lực điều hành của chính phủ không hiệu quả, đã nhiệt tình hưởng ứng BRI. Trong những quốc gia này, có 11 quốc gia được Liên hợp quốc xác định là nước kém phát triển nhất thế giới. Các nước này thiếu hệ thống kết cấu hạ tầng nên mong muốn tránh các khoản hỗ trợ tài chính gắn với nhiều yêu cầu, ràng buộc của các tổ chức phương Tây. Vì cách tiếp cận tài trợ của Trung Quốc nhấn mạnh vào việc không can thiệp và nói chung là vô điều kiện, không phân biệt chế độ nên Trung Quốc đã có được quyền tiếp cận và nhận được sự thiện chí nhiều hơn so với các nước phương Tây. Phương pháp của Trung Quốc là lôi kéo những quốc gia nhỏ hơn này vào khuôn khổ BRI, qua đó tận dụng các vị trí chiến lược của họ và cân bằng quyền lực với các nước lớn trong khu vực, như Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Sự hỗ trợ cho vay trong các dự án chiến lược quan trọng cũng gia tăng mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi đó, các nước tham gia BRI lo lắng về khả năng đó là một “cái bẫy nợ”, từ đó Trung Quốc có thể nắm giữ quyền kiểm soát quá mức đối với nền kinh tế của đất nước họ.

Xri Lan-ca và Pa-ki-xtan đều đang đối mặt với việc trả nợ và các cuộc đàm phán tài chính, phải ký kết thỏa thuận cho thuê đất “làm tài sản bảo đảm nợ” với các công ty Trung Quốc. Tại Xri Lan-ca, cảng Ham-ban-tô-ta hiện được cho thuê trong 99 năm, trong khi các khu vực quanh cảng Goa-đa ở Pa-ki-xtan được cho thuê trong 43 năm. Đối với các nước khác có nợ nước ngoài cao hoặc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp, Trung Quốc đã sử dụng hình thức giảm nợ hoặc các hình thức hỗ trợ khác, như ký kết các hợp đồng dài hạn về việc mua bán tài nguyên thiên nhiên hoặc dầu mỏ để bù đắp cho các khoản vay. Chính vì vậy, ngày càng nhiều suy đoán rằng liệu Trung Quốc có sử dụng lợi thế tài chính của mình tại các cảng nước sâu chiến lược ở các nước để giành lợi thế trong các tuyến vận chuyển ở Ấn Độ Dương hay không?

Phản ứng từ các cường quốc khác

Mặc dù một trong những mục tiêu mà Trung Quốc tuyên bố là thúc đẩy hội nhập Âu – Á thông qua BRI, nhưng cho đến nay, Sáng kiến này tập trung vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước vùng Trung Âu, Đông Âu, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á, mà chưa thu hút được các quốc gia phát triển như Nhật Bản hay các nước lớn ở châu Âu. Xét cho cùng, dù các nước này có thể chia sẻ lợi ích thương mại với Trung Quốc, nhưng họ vẫn rất dè chừng, thậm chí còn hoài nghi rằng đó là phương tiện để Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh của mình và là “chương trình nghị sự” để Trung Quốc mở rộng chiến lược trên toàn cầu.

Ngoài những lo ngại từ các quốc gia đang phát triển, các “đối thủ chiến lược” của Trung Quốc cũng như các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ vẫn duy trì, thậm chí ngày càng phản kháng mạnh mẽ đối với Sáng kiến này.

Là đối trọng lớn nhất của Trung Quốc, Mỹ cùng một số đồng minh, đối tác khác đang điều chỉnh chính sách, thực hiện các chiến lược dài hạn của mình, trong số đó sẽ có những chính sách, chiến lược tác động đến hành lang dọc theo BRI. Mặc dù tại các cuộc gặp gỡ song phương, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về việc “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Quốc – Mỹ”, tuy nhiên hai nước vẫn liên tục có sự va chạm, và mất đi lòng tin chiến lược. Tháng 7-2018, Mỹ đã “khai hỏa” cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính thức tiến hành áp thuế 25% lên 34 tỷ USD đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại này sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với Trung Quốc vì sẽ làm cho Trung Quốc thiệt hại về kinh tế và bận tâm đối phó với Mỹ mà không tập trung thực hiện BRI. Thêm vào đó, Mỹ cũng tuyên bố về sáng kiến “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (Indo-Pacific Economic Vision) với tham vọng vừa củng cố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của mình ở khía cạnh kinh tế, vừa gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này và đối trọng với BRI của Trung Quốc.

Tại châu Âu, các thành viên chủ chốt của EU, như Đức và Pháp nhận thấy sự tiếp cận của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu mang tính cạnh tranh nhiều hơn tính hợp tác, xem BRI như là một nỗ lực làm lu mờ quy tắc và chương trình nghị sự của Khối. Đại sứ của 27 nước EU tại Trung Quốc đã ký vào văn bản phản đối dự án kết cấu hạ tầng đồ sộ này trong khi lo lắng về ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một gia tăng. Điều này dẫn đến việc các hoạt động đầu tư hay các dự án của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu bị chỉ trích không ngớt và bị tăng cường giám sát. Dự án tuyến đường sắt giữa Bu-đa-pét và Ben-grát (một phần quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc liên kết với cảng Pi-ra-ớt ở Địa Trung Hải) cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

Ở một số nước phát triển, cách tiếp cận của Trung Quốc cũng đạt được một số thành công. Ban đầu Nga cũng dè dặt về BRI, sau đó Nga đã cởi mở hơn vì nhận ra cách đầu tư của Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế của chính mình và thúc đẩy phát triển ở các nước vùng Trung Á mà Nga có ảnh hưởng đáng kể. Do vậy, Nga bắt đầu hỗ trợ và thậm chí tham gia một số dự án của BRI. Mới đây, Nga đã ký một thỏa thuận cùng với Trung Quốc đồng tài trợ cho gần 70 dự án thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU). Đây là một động thái giúp giảm bớt rào cản đối với đầu tư của Trung Quốc ở một số nước Đông Âu và Trung Á cũng như khu vực Bắc Cực.

Về phía Nhật Bản, nước này tiếp tục kiềm chế việc công khai ủng hộ Sáng kiến, nhưng khuyến khích các công ty Nhật Bản tham gia một số dự án của Trung Quốc. Điều này có thể nhận thấy ở các khu vực, như Trung Á và châu Phi, nơi Nhật Bản hy vọng sẽ tăng cường sự hiện diện của các tập đoàn Nhật Bản.

Như vậy, dù đã có những thành công, nhưng cách tiếp cận ẩn chứa nhiều mong muốn của Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ra sự hoài nghi và chống đối của các nước lớn, khiến chương trình nghị sự của Trung Quốc càng thêm phức tạp, đặc biệt khi chương trình nghị sự đó nhằm để đối phó với sức ép không ngừng gia tăng từ Mỹ. Nhật Bản và Ấn Độ đã bắt tay nhau để tìm ra ý tưởng thay thế cho BRI ở lục địa châu Phi do Mỹ khởi xướng; EU đề xuất “Chiến lược kết nối châu Á”; tháng 7-2018 Mỹ đã công bố kế hoạch “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” với các sáng kiến đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ mới, năng lượng và kết cấu hạ tầng; Ô-xtrây-li-a cam kết một chiến dịch viện trợ, thương mại và ngoại giao quy mô lớn ở Nam Thái Bình Dương, hy vọng sẽ lấy lại được vị thế mà họ để rơi vào tay Trung Quốc ngay ở khu vực mà nước này coi là “sân sau” truyền thống của mình.

Trên thực tế, không có đề xuất nào của các nước này có thể vượt qua kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ và với nguồn vốn dồi dào từ Trung Quốc. Đối với các nước tham gia BRI, lợi ích lâu dài của các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng từ Trung Quốc lớn hơn rủi ro. Vì vậy, có thể nói rằng Trung Quốc tiếp tục trải qua những khó khăn, thách thức trong các dự án của BRI, nhưng nhìn tổng thể, Sáng kiến này đang chuyển động và có những thành công nhất định./.

VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG
Hoàng Kim

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á
Thế sự bàn cờ vây


TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần
Trung Quốc một suy ngẫm

Lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về Trung Quốc một suy ngẫm . Chúng tôi trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó, có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn.

VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Một vành đai, Một con đường – Wikipedia tiếng Việt là tài liệu do chuyên gia Tian Shaohui biên tập ngày 28 tháng 3 năm 2015. “Chronology of China’s Belt and Road Initiative”. Xinhua. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2017 cung cấp một thông tin khái quát. Cấu trúc, cốt lõi, mối quan hệ và mục tiêu của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã được tiến sĩ Trịnh Văn Định, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội đúc kết thông tin trên tạp chí lý luận chính trị Việt Nam. Vành đai và Con đường (BRI) là “sáng kiến” kết nối cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường biển và đường không giữa Trung Quốc với thế giới. Sáng kiến này công bố chính thức ngày 28 tháng 3 năm 2015. BRI có hai kế hoạch thành phần, một trên đất liền “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa” (đường màu đỏ) và một trên biển “Con đường tơ lụa trên biển” (đường màu xanh). BRI khái niệm, cấu trúc, mối quan hệ, cốt lõi và mục tiêu đã được đề cập trong thông tin của tiến sĩ Trịnh Văn Định nhằm tham vấn đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam ,để đề ra chính sách thích ứng phù hợp với Vành đai và Con đường.

Theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua một số ước tính, như của Trung Tâm Cơ Sở Hạ Tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là khoảng 605 tỉ đô la Mỹ. Trong bối cảnh đó, Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc cũng là một nguồn vốn tiềm năng mà Việt Nam có thể tìm hiểu, cân nhắc để có thể khai thác nếu nó phù hợp. Chính vì vậy, Việt Nam tỏ ý ủng hộ về mặt ngoại giao sáng kiến này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng là rất cẩn trọng cân nhắc trên nguồn lực Việt Nam và thục tiễn.

TRUNG NGA VỚI TRUNG Á
Vành đai và con đường” là câu chuyện dài. Nhân chuyện Taliban và Afghanistan mới đây, tôi đọc kỹ lại chương 2: “Tây Tiến; Kinh tế học về quyền lực ở Trung Á” sách “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc”, tác phẩm nổi tiếng của Tom Miller, và bài hay của anh Phan Chí Thắng “Suy nghĩ nhân kết thúc chiến tranh của Afghanistan

THẾ SỰ BÀN CỜ VÂY

SARD COVI 2 những ngày này đang cực kỳ nóng trên Thế giới và Việt Nam, nhưng có . một tin thời sự nổi bật khác cũng nóng không kém đó là Taliban, một phong trào tự xưng là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) đã giành được chính quyền trong nước này sau mấy chục năm chiến tranh thánh chiến, chống lại chính quyền Karzai được Mỹ hậu thuẫn và ISAF do NATO lãnh đạo trong chiến tranh ở Afghanistan. Taliban trước đây được ba quốc gia thừa nhận là Pakistan, Ả Rập Xê-útCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. ngày nay, Trung Quốc, Nga bắt tay Taliban xây dựng chính quyền mới https://youtu.be/CH4VppzT21c.

HoangKim2017a

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM

Bài đồng dao huyền thoại (1)
Di Tản (2), Li Nông, Li Hương (3)
Chuyện cụ Lê Huy Ngọ (4)
Xuân sớm Ngọc Phương Nam (5)

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á (6)
Thế sự bàn cờ vây

Việt Nam con đường xanh
Giấc mơ lành yêu thương
Sự chậm rãi minh triết
Vui đi dưới mặt trời

Đọc lại và suy ngẫm.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/

(6)

SUY NGHĨ NHÂN KẾT THÚC CHIẾN TRANH AFGANISTAN
Phan Chí Thắng


Ngày 3/8/2021 trong bài “Hai diễn viên, một vai diễn” tôi viết: “chủ nhân ông đích thực của nước Mỹ là các Ông Lớn (Big Guys gồm các nhà tài phiệt và các ông chủ công nghệ), họ là chủ tịch HĐQT của công ty gọi là nước Mỹ, tổng thống chỉ là giám đốc điều hành mà quyền hành cũng không tuyệt đối bởi chế độ Tam quyền phân lập.

Hai ông J. Biden và D. Trump là hai diễn viên được phân đóng một vai trong vở kịch do người khác viết kịch bản và người khác đạo diễn.”Có người bạn nhắn tin bác nói đúng nhưng có vẻ ca ngợi Biden. Tôi trả lời rằng một khi đã nhận thức Biden, Trump hay một tổng thống Mỹ nào khác chỉ là đang đóng kịch thì tôi không còn quan tâm ông nào diễn hay hơn ông nào mà chỉ quan tâm kịch bản là gì. Tôi muốn những ai từng mơ hồ ảo tưởng về Trump khỏi thất vọng và không muốn ai ảo vọng về Biden.

Kịch bản 100 năm lại đây của những ông chủ đích thực của nước Mỹ là gì? Là sự thực dụng vì quyền lợi của nước Mỹ. Thực dụng về lợi ích kinh tế, vai trò bá chủ và luôn duy trì chiến tranh ngoài biên giới nước Mỹ.

Có hai nước Mỹ. Một nước Mỹ của những người yêu chuộng tự do hoà bình, cần cù lao động sáng tạo, đi đầu trong hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ, sản xuất, văn hoá thể thao. Một nước Mỹ khác hiếu chiến, tìm mọi cách thu được lợi ích tối đa từ bên ngoài cho túi tiền của nhóm tài phiệt dưới danh nghĩa nước Mỹ vĩ đại.

Thế kỷ thứ 20 chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới. Các nước Đức Ý Nhật giàu mạnh nhưng trâu chậm uống nước đục, muốn vẽ lại bản đồ thế giới, thực chất là chiếm thuộc địa từ tay các thực dân già như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha đã gây ra chiến tranh thế giới thứ 2.

Trục Đức Ý Nhật thất bại, chủ nghĩa thực dân cũ thất bại theo. Một loạt thực dân phải trao trả quyền độc lập cho các nước thuộc địa ở Châu Phi, Châu Á. Riêng thực dân Pháp không chịu nhả Việt Nam, tìm mọi cách chiếm lại Đông dương, dẫn đến cuộc chiến tranh 8 năm kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954.

Các nước lớn rút kinh nghiệm, không dại gì để chiến tranh xảy ra trên lãnh thổ nước mình mà đẩy chiến tranh ra khỏi biên giới. Mỹ là điển hình.

Mỹ đối đầu với Liên Xô và hệ thống các nước XHCN hình thành sau thế chiến hai. Đến 1949 lại thêm Trung Quốc tự xưng là cộng sản. Mỹ gây chiến Tranh Triều tiên, bắt Mao Trạch Đông phải gửi chí nguyện quân vào bán đảo Triều tiên tham chiến, hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Năm 1953 vừa kết thúc cuộc chiến tranh Triều tiên, chia nước này làm hai phần để tiếp tục cù cưa “ai thắng ai” thì năm 1954, hai phe TBCN và XHCN lại cố tình chia cắt Việt Nam. Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam thay chân Pháp, dựng lên cái gọi là chính thể cộng hoà, phá hoại hiệp định Geneve, gián tiếp rồi trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh đến năm 1975, gây bao đau thương mất mát, tàn phá và kéo lùi sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Bằng cuộc chiến tranh Việt Nam được ngụy trang là cuộc chiến ý thức hệ (cũng đúng nhưng thực chất là cuộc chơi của các cường quốc), Mỹ buộc Liên Xô, Trung Quốc chi viện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, làm các nước này phải suy yếu.

Năm 1972, nhận thấy cần chia rẽ Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đi đêm với Mao Trạch Đông, bán rẻ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu, rút hết về nước và cấm vận Việt Nam 20 năm.

Sau chiến tranh Việt Nam những tưởng Mỹ đã rút ra bài học. Nhưng không, Mỹ xúi dục hoặc trực tiếp gây chiến ở Trung Đông. Mỹ mang quân vào Irac, bịa ra chuyện nước này độc tài và có vũ khí hoá học. Sau này tiếp tục duy trì xung đột ở giải Gaza, đụng độ với Iran, v.v.

Riêng Afghanistan được “ưu tiên” có 2 cuộc chiến.

1. Chiến tranh Liên Xô tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài 10 năm giữa các lực lượng quân sự Liên Xô ủng hộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) chống lại lực lượng Mujahideen chiến đấu nhằm lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979 và Chiến tranh Iran-Iraq, ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

Cuộc chiến đã có những tác động rất lớn đối với Liên bang Xô viết và thường được nhắc đến như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.

2. Chiến tranh tại Afghanistan (2001-2021) là cuộc chiến tranh diễn ra sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh đã hạ bệ thành công Taliban từ vị trí nắm quyền lực để không cho al-Qaeda có cơ sở hoạt động an toàn ở Afghanistan.

Sau các cuộc tấn công ngày 11 Tháng Chín năm 2001, George W. Bush yêu cầu Taliban, sau đó- de facto cai trị Afghanistan, bàn giao Osama bin Laden. Việc Taliban từ chối dẫn độ bin Laden đã dẫn đến Chiến dịch Tự do Bền vững; Taliban và các đồng minh Al-Qaeda của họ hầu hết đã bị đánh bại trong nước bởi các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo và Liên minh phương Bắc đã chiến đấu chống lại Taliban từ năm 1996. Tại Hội nghị Bonn, các chính quyền lâm thời mới của Afghanistan (hầu hết thuộc Liên minh phương Bắc) đã bầu Hamid Karzai làm người đứng đầu Chính quyền lâm thời Afghanistan. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thành lập ISAF để hỗ trợ chính quyền mới trong việc đảm bảo an ninh cho Kabul. Một nỗ lực tái thiết trên toàn quốc cũng đã được thực hiện sau khi chế độ Taliban kết thúc.

Sau khi thất bại trong cuộc xâm lược của Mỹ và đồng minh, Taliban được Mullah Omar tổ chức lại và phát động một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Afghanistan vào năm 2003.

Các phần tử nổi dậy của Taliban và các nhóm khác đã thắng lợi. Hôm qua họ chiếm được thủ đô Kabul, Mỹ rút chạy sau 20 năm tiêu tốn 1000 tỷ USD, riêng việc huấn luyện quân đội và cảnh sát khoảng 300 ngàn người cũng đã tiêu tốn 80 tỷ ông Hoa Thịnh Đốn. Chế độ do Mỹ dựng lên, hà hơi tiếp sức sụp đổ nhanh chóng, cảnh tượng gần giống tháng Tư năm 75 ở miền Nam Việt Nam. Lưu ý: bản chất cuộc chiến ở Việt Nam và ở Afganistan là khác nhau, chỉ có vai trò của Mỹ là một.

Mỹ luôn gây chiến để giải bài toán đối đầu với các đối thủ cường quốc khác và để bán vũ khí. Nhưng chẳng cường quốc nào dám đánh nhau trực diện mà luôn theo phương châm chọn nước bé làm chiến trường so găng.

Mỹ thừa sức đánh chiếm Cu ba, Trung Quốc có khả năng bắt nạt Đài Loan. Vì sao họ không làm? Vì quá nguy hiểm cho bản thân họ. Vì… gần quá dễ tên rơi đạn lạc.

Trâu bò dại gì húc nhau, cứ xúi bẩy chó gà cắn nhau, trâu bò hưởng lợi.

Tôi luôn phân biệt 2 nước Mỹ, tương tự như thế có 2 nước Trung Quốc. Tôi ca ngợi nước Mỹ tài giỏi thông minh tử tế và nhìn rõ bản chất của nước Mỹ thứ hai luôn gây chiến để kiếm lời.

Vấn đề là biết rồi thì phải làm gì?

Bằng mọi cách, mọi giá không để “lịch sử chọn ta là điểm tựa” một lần nữa. Phải vô cùng khôn khéo không để các nước lớn lôi kéo vào cuộc chiến của họ. Bình tĩnh, không hung hăng hùng hổ chống Tàu (hay chống Mỹ) cho ra vẻ anh hùng lẫm liệt.

Và chờ xem Mỹ sẽ gây chiến ở nước nào tiếp theo.

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Thơ tình cuối mùa thu https://youtu.be/zCehog36X4A
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter