Suy tư sông Dương Tử

SUY TƯ SÔNG DƯƠNG TỬ
Hoàng Kim

Đi thuyền trên Trường Giang (1)
Suy tư sông Dương Tử (2)
Trung Nhật trận Thượng Hải
Trận Vũ Hán lịch sử (3).

Long Mạch đất Trung Hoa
Trùng Khánh nối Vũ Hán
Nam Kinh tiếp Thượng Hải
Viên ngọc sáng phương Đông.

Tam Tuyến và Tam Hiệp
Kế lớn Trung Nam Hải
Suy ngẫm từ núi Xanh (4)
Trường Giang cuồn cuộn chảy

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Vietnam Green Road
Hoàng Kim

Ngày nhàn vui làm vườn
Suy tư sông Dương Tử
Trung Quốc một suy ngẫm (5)
Việt Nam con đường xanh (6)


Ghi chú:
(1) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-thuyen-tren-truong-giang/;
(2) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-tu-song-duong-tu/;
(3) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-vu-han-lich-su/;
(4) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/;
(5) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/
(6) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

Thượng Hải là thủ đô kinh tế, trung tâm tài chính thương mại của Trung Quốc, là hải cảng lớn nhất thế giới cuối sông Trường Giang, thành phố có dân số 27 triệu người, lớn nhất thế giới, không gồm vùng ngoại ô. Thượng Hải có GDP đạt 3.82 tỉ NDT (550 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan, có chỉ số GDP đầu người 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD) đứng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh.

Tôi có các ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.

LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT Hoàng Kim và Hoàng Long Đường trần thênh thênh bước/ Đỉnh xanh mờ sương đêm/ Hoàng Thành Trúc Lâm sáng/ Phước Đức vui kiếm tìm/.Lên Thái Sơn hướng Phật/ Chiếu đất ở Thái An/ Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Suy tư sông Dương Tử/ Ngẫm núi Xanh Bắc Kinh/ Lúa siêu xanh Việt Nam/ Nhớ Trạng Trình Nội Tán/ Khổng Tử dạy và học/ Đến Thái Sơn nhớ Người/ Kho báu đỉnh Tuyết Sơn/ Huyền Trang tháp Đại Nhạn/ Tô Đông Pha Tây Hồ/ Đỗ Phủ thương đọc lại/ Hoa Mai thơ Thiệu Ung/ Ngày xuân đọc Trạng Trình/ Quảng Tây nay và xưa/ Lên đỉnh Thiên Môn Sơn/ Ngày mới vui xuân hiểu/ Kim Dung trong ngày mới/ Trung Quốc một suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/

Trận Thượng Hải, Trận Vũ Hán bài học lịch sử, đọc lại và suy ngẫm.

Hoàng Kim

TRẬN THƯỢNG HẢI NĂM 1937

Trận Thượng Hải năm 1937 thương vong 32 vạn người trong chiến tranh Trung Nhật là bài học lích sử trong sự nhìn lại để phát triển,

Theo đúc kết tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Trận Thượng Hải là trận đầu tiên trong 22 trận giao chiến lớn giữa Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc và Lục quân Đế quốc Nhật Bản, kéo dài hơn 3 tháng, từ ngày 13 tháng 8 đến ngày 26 tháng 11 năm 1937. Đây là một trong những trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật. Cả hai bên đã huy động tới 90 vạn quân tham chiến và số thương vong của cả hai bên lên đến 32 vạn người. Trong trận này, đầu tiên quân Trung Quốc tấn công các đơn vị hải quân Nhật đang đóng ở Thượng Hải. Tiếp theo, hải quân và lục quân Nhật kéo đến đánh trả và hai bên giằng co nhau từng góc phố. Cuối cùng, quân Trung Quốc phải rút lui khỏi Thượng Hải.

Chỉ huy lãnh đạo quân Trung Quốc lúc đầu của trận Thượng Hải là thượng tướng Trương Trị Trung một trong bốn tướng tâm phúc nhất của Tưởng Giới Thạch và danh tướng Phùng Ngọc Tường là tướng từng kết máu ăn thề với Tưởng Giới Thạch, nhưng những năm cuối đời, ông có xu hướng cánh tả cùng hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trận Thượng Hải tới hồi gay cấn nhất thì đích thân tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy với danh tướng Trần Thành là cố vấn quân sự hàng đầu của Tưởng Giới Thạch, người đã đề xuất mưu lược tránh đối đầu với quân Nhật ở miền Bắc Trung Hoa, nơi Quân đội Quốc dân Trung Quốc chỉ được trang bị kém và thiếu phương tiện vận tải, để tập trung đối trận ở trận Thượng Hải và Trận Vũ Hán nhắm thay đổi cục diện chiến tranh.

Chỉ huy lãnh đạo quân Nhật bản lúc đầu là Đại tướng hải quân Hasegawa Kiyoshi lúc sau được lãnh đạo bởi đại tướng Matsui Iwane là Tư lệnh Phương diện quân Trung tâm Trung Quốc kiêm Tư lệnh Thượng Hải Viễn Chinh quân và tăng cường bởi Trung tướng lục quân Yanagawa Heisuke là Thứ trưởng Bộ Chiến tranh Nhật, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 1 khét tiếng của Lục quân Nhật Bản, trong trận Thượng Hải, Yanagawa là tư lệnh Quân đoàn số 10.

Lực lượng tham chiến phía Trung Quốc là 600.000 quân thuộc 75 sư đoàn và 9 lữ đoàn,
200 máy bay, 16 xe tăng. Lực lượng tham chiến phía Nhật Bản là 300.000 quân thuộc 8 sư đoàn và 6 lữ đoàn, 500 máy bay, 300 xe tăng, 130 tàu chiến

Thương vong và tổn thất phía Trung Quốc là khoảng 250.000, phía Nhật Bản là khoảng 70.000. Tổng tổng tử thương Trận Thượng Hải 32 vạn người.

Hình thái chiến trận

Từ năm 1931, giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã có nhiều cuộc giao tranh nhỏ mà hậu quả là Trung Quốc mất dần từng phần lãnh thổ. Tuy nhiên, cả hai phía đều không muốn chiến sự leo thang, nên những giao tranh trên thường kết thúc bằng các thỏa hiệp ngừng bắn. Đến tháng 8 năm 1937, sự kiện cầu Lư Câu xảy ra và Trung Quốc đánh mất quyền kiểm soát cây cầu quan trọng này trên đường dẫn tới Bắc Kinh. Lục quân Nhật Bản ngay sau đó đã chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch lập tức quyết định tiến hành chiến tranh tổng lực chống lại quân Nhật mặc dù không chính thức tuyên chiến.

Tưởng Giới Thạch và bộ tham mưu của ông dự đoán rằng hành động logic tiếp theo của quân Nhật là sẽ từ phía Bắc tiến dọc các tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Bắc Bình-Phổ Khẩu tới miền Trung và Đông Trung Quốc. Phía Trung Quốc khó có thể ngăn chặn quân Nhật Nam tiến vì thực lực quân sự yếu hơn. Trong khi sức mạnh của Nhật ở Trung Quốc tập trung chủ yếu ở phương Bắc, thì sức mạnh của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở phía Đông tại vùng châu thổ sông Dương Tử. Phía Trung Quốc lại kém cơ động. Đồng thời, khi di chuyển quân đội từ phía Đông lên phía Bắc, quân Nhật có thể thừa cơ từ Nhật sang đánh phía Đông. Vì thế, việc chuyển quân từ phía Đông lên phía Bắc chặn quân Nhật là điều không thể. Mặt khác, nếu quân Nhật Nam tiến và chiếm được Vũ Hán trong khi lực lượng của họ ở phía Đông vẫn còn, thì vùng Thượng Hải-Nam Kinh sẽ dễ bị quân Nhật hợp vây. Do đó, phía Trung Quốc quyết định mở mặt trận thứ hai ở Thượng Hải nhằm kéo đối phương tới chiến trường phía Đông và Trung Trung Quốc, kìm chân quân Nhật và “chiến lược tốc chiến tốc thắng” để đủ thời gian di chuyển các cơ sở công nghiệp vào sâu trong nội địa tới phòng thủ ở Trùng Khánh ‘thủ đô kháng chiến’ ở miền Tây Nam phòng khi Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán thất thủ. Tưởng và bộ tham mưu của ông còn tin rằng Trung Quốc sẽ có lợi thế kinh nghiệm bởi vì họ đã tham chiến trong sự kiện Thượng Hải ngày 28 tháng 1 năm 1932. Sau sự kiện này, tuy Trung Quốc phải rút lực lượng quân sự của mình khỏi Thượng Hải, song họ đã xây dựng một lực lượng cảnh sát vũ trang gọi là lực lượng bảo an được huấn luyện các kỹ năng chiến đấu trong điều kiện chiến tranh. Tướng Trương Trị Trung, một trong những người tâm phúc nhất của Tưởng Giới Thạch vốn là một chỉ huy của phía Trung Quốc trong sự kiện ngày 28 tháng 1, lại được giao xây dựng kế hoạch tấn công Thượng Hải. Tướng Trương cho rằng vì quân Trung Quốc yếu hơn về xe, pháo nên sẽ phải sử dụng ưu thế quân số, ra tay trước và đánh quân Nhật đồn trú ở Thượng Hải bật ra biển trước khi quân tăng viện của Nhật kịp tới. Nguyên nhân chính trị là công luận và lòng yêu nước dâng lên trong quần chúng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy Tưởng Giới Thạch chiến tranh tổng lực. Suốt thập niên 1930, chính quyền Trung Quốc đã đánh mất lòng tin ở công chúng. Người ta cho rằng chính quyền đã ưu tiên việc dẹp quân cộng sản hơn là kháng chiến chống Nhật. Sau sự kiện Tây An và Quốc-Cộng hợp tác lần hai, Tưởng Giới Thạch lại được lòng công chúng và được xem là người duy nhất có thể lãnh đạo Trung Quốc chống lại quân Nhật. Mặt khác, các tỉnh Giang Tô, Triết Giang là trung tâm kinh tế của vùng châu thổ sông Dương Tử. Nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng đã hình thành ở đây trong Thập kỷ Nam Kinh. Khu vực này còn là nơi mà chính quyền trung ương Quốc dân Đảng vững chân nhất, chứ những nơi khác đều nằm trong tay các quân phiệt. Tưởng Giới Thạch thấy không thể để mất vùng này.

Lực lượng trước khi chiến sự nổ ra

Trung Quốc

Trong thành phố, phía Trung Quốc chính thức không có các đơn vị quân đội. Song lực lượng bảo an của Trung Quốc ở đây được huấn luyện không khác gì quân đội. Bên ngoài thành phố Thượng Hải, Trung Quốc có 6 sư đoàn và 1 lữ đoàn quân đội. Hơn một nửa số đơn vị quân đội này có cố vấn Đức giúp tái tổ chức. Tuy nhiên, quân Trung Quốc dù đông nhưng về mặc trang bị thì họ thua xa quân Nhật, thiết giáp thì họ chỉ có 12-16 chiếc ở Thượng Hải, không quân có 200 máy bay các loại do Liên Xô viện trợ, và Trung Quốc hoàn toàn không có hải quân, vì thế lúc trận đánh nổ ra họ chẳng có lấy một chiến hạm nào để đương đầu với quân Nhật. Ngoài ra, trong vùng châu thổ sông Dương Tử, Trung Quốc còn có 3 quân khu, đó là quân khu Nam Kinh, Nam Kinh-Hàng Châu, và Nam Kinh-Thượng Hải. Từ năm 1934, Đức đã giúp Trung Quốc tổ chức lại 3 quân khu này và bố trí các tuyến phòng thủ sâu.

Nhật Bản

Quân Nhật đồn trú ở Thượng Hải là hạm đội 3 của hải quân. Ngoài khá nhiều tàu chiến, hạm đội này có 2 lữ đoàn bộ binh dự bị và 6 tiểu đoàn hải quân đánh bộ. Lục quân Nhật không muốn chia quân xuống miền Trung và Đông Trung Quốc phần vì sợ miền Bắc sẽ không có đủ quân phòng ngừa Liên Xô tấn công, phần vì sợ làm thế là ép Trung Quốc liên minh với các cường quốc phương Tây, phần vì cho rằng Tưởng Giới Thạch muốn dẹp quân Cộng sản hơn là mạo hiểm đối đầu với ưu thế quân sự của lục quân Nhật. Trong khi đó, hải quân Nhật lại cho rằng cần đưa quân Nhật tới miền Đông để tiêu diệt các đơn vị quân Trung Quốc từ đó tiến lên phía Bắc. Trong một cuộc họp của Nội các Nhật, tư lệch hải quân Nhật là Yonai Mitsumasa đòi mở mặt trận thứ hai ở Thượng Hải, nhưng các tướng lĩnh lục quân đã phản đối. Sau đó, quân đội Nhật nhất trí rằng Thượng Hải sẽ do hải quân Nhật phụ trách. Bắt đầu từ ngày 10 tháng 8 năm 1937, hải quân Nhật bắt đầu tăng cường vào Thượng Hải. Ở Thượng Hải còn có nhiều nhà máy của Nhật. Chúng dễ dàng chuyển đổi để phục vụ quân sự. Hải quân Nhật có khoảng hơn 80 đồn bốt và công sự ở trong thành phố, các công sự được trang bị các khẩu pháo cỡ nòng 20-47mm và súng máy hạng nặng. Quân Nhật cũng biết cách lợi dụng những đống đổ nát trong thành phố, tạo ra nhiều phòng tuyến lý tưởng cho lực lượng đồn trú. Tàu chiến của hạm đội số 3 của hải quân Nhật thường xuyên tuần tiễu dòng sông chảy qua thành phố và pháo của hạm đội này có thể bắn tới khắp thành phố. Tóm lại, quân Nhật được trang bị tốt để có thể chống lại quân Trung Quốc mặc dù đông nhưng trang bị kém.

Diễn biến

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 8 năm 1937. Đây là giai đoạn quân Trung Quốc ồ ạt tấn công quân Nhật đang đồn trú ở Thượng Hải. Lúc 9 giờ sáng ngày 13, lực lượng bảo an phía Trung Quốc bắt đầu đấu súng với quân Nhật trong thành phố. Đến 3 giờ chiều cùng ngày, quân Nhật bắt đầu vượt cầu Bát Tự tấn công các chốt của quân Trung Quốc ở trung tâm thành phố. Sư đoàn 88 của Trung Quốc bắt đầu sử dụng súng máy tấn công đối phương. Tàu chiến của hải quân Nhật trên sông Dương Tử và sông Hoàng Phố nã pháo vào thành phố Thượng Hải giáng trả.

Sáng ngày 14, quân Trung Quốc bắt đầu tấn công. Máy bay của Trung Quốc ném bom vào các vị trí của quân Nhật. Đến chiều, quân Trung Quốc bắt đầu tấn công ồ ạt. Cùng ngày, chính phủ Trung Quốc ra thông báo rằng cuộc chiến đấu của họ là cuộc kháng chiến tự vệ. Trận Thượng Hải chính thức bắt đầu. Quân Nhật cũng kêu máy bay từ Đài Loan tới ném bom Thượng Hải, gây ra cái chết cho hàng nghìn dân thường ở khu trung tâm thành phố. Tuy nhiên, 6 máy bay của quân Nhật đã bị không quân Trung Quốc bắn rơi. Sau này, chính quyền Trung Quốc lấy ngày 14 tháng 8 là ngày không quân Trung Quốc.

Trương Trị Trung đưa sư đoàn 88 tấn công trụ sở hải quân Nhật và sư đoàn 87 tấn công bộ chỉ huy quân Nhật ở Thượng Hải. Trương dự tính là sau 1 tuần sẽ đẩy quân Nhật xuống sông và khóa được bờ biển, buộc quân Nhật phải rút ra biển. Tuy nhiên, không như dự tính của Trương, quân Nhật kháng cự rất hiệu quả sau các lô cốt bê-tông dày với sự yểm trợ của lựu pháo 150mm. Trong khi đó, quân Trung Quốc chỉ có thể tiến lên với sự yểm trợ của súng máy và tấn công lô cốt Nhật bằng lựu đạn. Yếu tố bất ngờ vì thế không thể phát huy được. Trương liền thay đổi chiến thuật, cho quân chiếm các đường phố xung quanh các đồn bốt của quân Nhật và dựng chiến lũy bằng bao cát để vây chặt quân Nhật rồi bắn phá. Chiến thuật mới đã có hiệu quả cho đến khi xe tăng của Nhật đến chiếm lại các đường phố. Đến ngày 18, quân Trung Quốc phải ngừng tấn công.

Phía Trung Quốc đưa thêm sư đoàn số 37 và xe tăng vào chiến đấu. Tuy nhiên, hợp đồng binh chủng giữa bộ binh và xe tăng của Trung Quốc không tốt, nên xe tăng đi nhanh không được bộ binh yểm trợ theo kịp đã bị tổn thất nặng bởi súng chống tăng của quân Nhật. Những nhóm quân Trung Quốc đi theo xe tăng vượt qua được phòng tuyến của quân Nhật bị quân Nhật bao vây trở lại, bị súng phun lửa và súng máy của Nhật tiêu diệt. Mặc dù gần đẩy được quân Nhật xuống sông Hoàng Phố, nhưng quân Trung Quốc bị thương vong rất nhiều. Riêng trong ngày 22, sư đoàn 37 mất tới hơn 90 sĩ quan và cả ngàn binh sĩ.

Ngày 15, quân Nhật tái thành lập Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải gồm 3 sư đoàn lục quân 3, 8 và 11 do đại tướng lục quân Matsui Iwane chỉ huy và lập tức lên đường sang Trung Quốc. Ngày 19, Thủ tướng Nhật Konoe Fumimaro tuyên bố, rằng mâu thuẫn Nhật-Trung chỉ có thể giải quyết bằng chiến tranh. Ngày 22, Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải bắt đầu đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố chừng 59 km. Quân Trung Quốc buộc phải chuyển một bộ phận quân từ trung tâm thành phố ra bờ biển chặn địch. Điều này khiến sức tấn công của quân Trung Quốc ở trung tâm thành phố bị giảm đi một nửa.

Suốt giai đoạn 1, hai bên dùng máy bay tấn công nhau. Không quân Trung Quốc đã bắn rơi 85 máy bay và bắn chìm 51 tàu chiến của quân Nhật. Còn phía Nhật bắn rơi 91 máy bay, tức là một nửa số máy bay của Trung Quốc, đến giai đoạn 2 của cuộc chiến thì Trung Quốc gần như đã mất quyền làm chủ bầu trời và họ không thể sử dụng số máy bay ít ỏi còn lại để yểm trợ bộ binh hay tấn công quân Nhật, khiến cho thương vong của quân Trung Quốc ngày càng tăng cao đến nỗi họ không còn đủ sức giữ phòng tuyến nữa. Sang giai đoạn 2 Trung Quốc chỉ còn 109 máy bay so với 415 máy bay của Nhật, hơn nữa không quân Trung Quốc chẳng những thua kém về số lượng mà còn về chất lượng, trong khi quân Nhật lại sở hữu lực lượng không quân đông đảo và linh hoạt cùng với đội ngũ phi công dày dạn kinh nghiệm hơn.

Trước hiệu quả chiến đấu thấp và thương vong lớn, Tưởng Giới Thạch đã truất quyền chỉ huy của Trương Trị Trung, tự mình làm chỉ huy chiến trường.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của trận Thượng Hải là giai đoạn quân Trung Quốc cố gắng ngăn chặn tiếp viện của quân Nhật đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc Thượng Hải và cố gắng kìm chân quân Nhật tại Thượng Hải. Giai đoạn này kéo dài từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 26 tháng 10.

Ngày 23 tháng 8, Quân đoàn Phái khiển Thượng Hải của lục quân Nhật đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc của Thượng Hải tại các thị trấn Lưu Hà, Ngô Tùng, và Quý Dương cảng. Nguyên soái Tưởng Giới Thạch đã dự đoán quân Nhật sẽ đổ bộ vào các thị trấn này, nên đã phái Trần Thành dẫn quân đoàn số 18 đến các nơi đó. Tuy nhiên, quân Nhật rất mạnh, họ thường khai hỏa dữ dội bằng đại bác và máy bay ném bom vào các chiến lũy của quân Trung Quốc trước khi đổ bộ. Quân Trung Quốc thì không ngừng củng cố đội hình sau mỗi trận bắn phá của quân Nhật để có thể ngăn chặn quân Nhật.

Suốt 2 tuần liên tục, hai bên giao chiến dữ dội tại các thị trấn và làng mạc dọc bờ biển. Quân Trung Quốc được vũ trang kém hơn, lại thiếu sự hỗ trợ của không quân, và gần như không có hải quân. Hơn nữa, công sự của Trung Quốc không đủ kiên cố vì nhiều chỗ chỉ mới được xây cấp tốc để ngăn chặn quân Nhật đổ bộ. Chúng không có hiệu quả cao trong việc bảo vệ quân sĩ. Công tác hậu cần yếu khiến cho việc vận chuyển nguyên vật liệu tới xây dựng và sửa chữa những nơi bị hư hỏng do sự công phá liên tục của hỏa lực Nhật khó thực hiện. Nhiều khi, quân Trung Quốc phải lấy gạch của các nhà bị bom phá để đem xây dựng công sự. Vì thế, thương vong của phía Trung Quốc rất lớn. Có khi cả một lữ đoàn chỉ còn vài chiến sĩ sống sót. Tuy nhiên, quân Trung Quốc chiến đấu rất ngoan cường, thế trận thường thấy là quân Nhật chiếm được thị trấn và làng mạc vào ban ngày nhờ có hỏa lực mạnh yểm hộ, nhưng đến đêm thì quân Trung Quốc phản công tái chiếm lại.

Phòng tuyến của quân Trung Quốc chỉ thật sự bị chọc thủng khi thị trấn Bảo Sơn rơi vào tay quân Nhật ngày 11 tháng 9. Quân Trung Quốc phải rút về La Điếm phòng thủ. La Điếm là một trấn nhỏ, nhưng án ngữ con đường cao tốc nối Bảo Sơn với trung tâm Thượng Hải, Gia Định, Tùng Giang và một loạt thị trấn khác. Vì thế, an ninh của Tô Châu và Thượng Hải phụ thuộc rất nhiều vào việc La Điếm còn hay mất. Tướng người Đức làm tham mưu cho Tưởng Giới Thạch là Alexander von Falkenhausen đã đề nghị quân Trung Quốc phải giữ được La Điếm bằng mọi giá. Quân Trung Quốc bố trí khoảng 300 quân phòng ngự ở đây. Quân Nhật thì có khoảng 100 quân nhưng có tàu chiến, xe tăng và máy bay hỗ trợ.

Quân Nhật đã áp dụng chiến thuật ném bom cường độ lớn, rồi thả khinh khí cầu để phát hiện các điểm có quân Trung Quốc ẩn náu mà kêu pháo bắn vào, sau đó bộ binh Nhật phun khói mù và nấp sau xe bọc thép tiến lên. Máy bay Nhật bay thấp để yểm trợ bộ binh và tấn công quân Trung Quốc.

Quân Trung Quốc chiến đấu rất ngoan cường. Họ bố trí ít quân ở tuyến trên để giảm thương vong trước hỏa lực của quân Nhật và tấn công vào sườn đội hình quân Nhật tiến công vào sau mỗi đợt bắn phá. Ban đêm, quân Trung Quốc gài mìn vào các con đường từ bờ biển dẫn tới La Điếm và tấn công các đơn vị tiền phương của quân Nhật. Dù vậy, quân Trung Quốc phải chịu thương vong lớn bởi hỏa lực bắn phá của quân Nhật. Quân đoàn của tướng Trần Thành bị thương vong tới một nửa. Đến cuối tháng 9, quân Trung Quốc không còn đủ sức ngăn địch và đành từ bỏ La Điếm.

Ngày 1 tháng 10, Thủ tướng Nhật Konoe quyết định đẩy mạnh chiến tranh ở cả mặt trận Bắc Trung Quốc lẫn mặt trận Nam Trung Quốc và tiến hành một chiến dịch tấn công trong tháng 10 nhằm kết thúc chiến tranh. Quân số của Nhật ở Thượng Hải đã tăng lên đến 200.000 người. Ngoài La Điếm, quân Nhật còn chiếm được thị trấn Lưu Hành trên đường từ La Điếm về Thượng Hải, đẩy trận tuyến lùi xuống sát bờ sông Uẩn Tảo. Quân Nhật dự định sẽ vượt sông Uẩn Tảo để chiếm trấn Đại Trường.

Trấn Đại Trường nằm trên đường nối trung tâm thành phố Thượng Hải với các thị trấn ở phía Tây Bắc. Nếu Đại Trường bị chiếm, quân Trung Quốc ở trong thành phố và các thị trấn ở phía Tây Bắc sẽ bị chia cắt. Thượng Hải sẽ có nguy cơ bị bao vây. Vì thế, bảo vệ Đại Trường có ý nghĩa sống còn.

Quân Nhật vài lần chiếm được Đại Trường rồi lại bị quân Trung Quốc đánh bật ra. Đến ngày 17 tháng 10, Quân đoàn Quảng Tây do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hy chỉ huy đã đến được Thượng Hải và hội quân với Quân đoàn Trung tâm của Tưởng Giới Thạch. Quân Trung Quốc liền quyết định tổ chức một cuộc phản công để củng cố vị trí của mình ở Đại Trường và tái chiếm bờ sông Uẩn Tảo. Song, quân Trung Quốc phối hợp kém và trang bị yếu, quân Nhật thì huy động tới 700 khẩu pháo và 150 máy bay ném bom để tấn công Đại Trường, biến thị trấn thành đống vụn, trong trận đánh ngoài việc ném bom cường độ lớn thì quân Nhật còn sử dụng hơi độc, hơi gas làm chết ngạt hàng nghìn người, không những binh lính mà còn cả dân thường Trung Quốc. Cứ mỗi giờ lại có đến cả nghìn quân Trung Quốc bị thương vong. Có sư đoàn chỉ sau vài ngày đã không còn đủ quân để chiến đấu. Cuối cùng, ngày 25 tháng 10, Đại Trường hoàn toàn rơi vào tay quân Nhật. Quân Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc rút khỏi thành phố Thượng Hải.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn quân Trung Quốc rút chạy khỏi Thượng Hải, còn quân Nhật truy kích. Đêm ngày 26 tháng 10, Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho quân Trung Quốc rút lui khỏi trung tâm Thượng Hải và các thị trấn Áp Bắc, Giang Loan. Sư đoàn 88 được lệnh chốt ở khu nhà kho Tứ Hành ở Áp Bắc phía Bắc bờ sông Ngô Tùng để kìm chân quân Nhật cho đại quân rút lui.

Khu nhà kho Tứ Hành nằm sát khu vực tô nhượng của nhiều nước phương Tây. Cuộc chiến đấu ở đây không chỉ ngăn chân quân Nhật mà còn để thu hút sự chú ý của các nước phương Tây trong khi hy vọng rằng các nước phương Tây sẽ có thể can thiệp theo Công Ước 9 nước Lực lượng của sư đoàn số 88 quân Trung Quốc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành thực chất chỉ là tiểu đoàn 1 trung đoàn 524 của sư đoàn 88 chứ không phải cả sư đoàn. Biên chế chính thức của tiểu đoàn 1 có 800 chiến sĩ, nhưng trên thực tế chỉ còn khoảng hơn 400 sau những thương vong. Bên phía quân Nhật là sư đoàn 3 của Quân đoàn Phái khiển Thượng Hải. Sư đoàn này cũng bị thương vong khá nhiều, nhưng tổ chức của sư đoàn, đội ngũ sĩ quan và chỉ huy vẫn còn kiện toàn, lại có yểm trợ của không quân, hải quân và tăng thiết giáp.

Cuộc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành và bờ Nam sông Ngô Tùng diễn ra trong vòng 4 ngày, quân Trung Quốc phòng thủ hoàn toàn bị tiêu diệt. Sau cùng, ngày 30 tháng 10, quân Nhật vượt được qua sông Ngô Tùng và tiến hành bao vây quân Trung Quốc.

Mặc dù đã rất cảnh giác đề phòng bị quân Nhật bao vây, nên Tưởng ra lệnh cho các đơn vị quân Trung Quốc phải tìm cách giữ thị trấn Kim Sơn Vệ ở phía Bắc vịnh Hàng Châu. Tuy nhiên, vì để mất Đại Trường, nên quân Trung Quốc không thể tăng cường cho Kim Sơn Vệ. Ngày 5 tháng 11, quân đoàn số 10 của Nhật Bản do Yanagawa Heisuke từ Thái Nguyên đến đã dễ dàng chiếm được Kim Sơn Vệ. Thị trấn này chỉ cách nơi quân Trung Quốc tập hợp lại sau khi rút khỏi Đại Trường chừng 40 km.

Tiếp sau Kim Sơn Vệ, quân Nhật lại chiếm được Côn Sơn. Quân Trung Quốc đã kiệt quệ và có nguy cơ mất phòng tuyến. Đến ngày 13 tháng 11, nhiều đơn vị quân Trung Quốc đã tan vỡ. Khi quân Trung Quốc rút về đến phòng tuyến Ngô Phúc (giữa Thượng Hải và Nam Kinh) thì họ phát hiện ra chính quyền và dân chúng địa phương ở đây đã trốn hết. Tinh thần quân Trung Quốc bị sa sút ghê gớm. Phòng tuyến Ngô Phúc được xây dựng tốn kém với sự giúp đỡ của Đức và được ví là phòng tuyến Hindenberg của Trung Quốc chỉ giữ được trong vòng 2 tuần. Trận Thượng Hải kết thúc với thắng lợi của quân Nhật nhưng với thương vong vô cùng nặng nề của cả hai bên, trong đó có hàng trăm, hàng ngàn dân thường Trung Quốc chết do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để dễ theo diễn biến chiến sự , xem tiếp Trận Vũ Hán

WuHan1

TRẬN VŨ HÁN NĂM 1938

là một trong những trận đánh lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất, bắt đầu vào ngày 11 tháng 6 năm 1938 và kết thúc vào 4 tháng sau. Lực lượng tham chiến là 1,1 triệu quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch với sự hổ trợ của Không quân Liên Xô, đối trận là 35 vạn quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đại tướng Hata Shunroku.  Chiến thắng thuộc về phía lục quân đế quốc Nhật Bản nhưng nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Quân Nhật sau trận này chỉ còn đủ sức đánh  lớn Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh –  Hà Nam- Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít  trước lực lượng Đồng Minh  trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
TranVuHan1

Tóm tắt diễn biến Trận Vũ Hán

Đến đầu năm 1938, Đế quốc Nhật Bản đã mở rộng vùng lãnh thổ rộng lớn toàn vùng Đông Nam Á và châu Đại Dương (hình) . Nhật quyết định đánh trận Vũ Hán để kết thúc trận chiến Trung Nhật. Trận Vũ Hán là đòn quyết định.
TranVuHan2

Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nằm ở ngã ba sông Dương Tử (Trường Giang)  và sông Hán (Hán Thủy), nơi địa danh lịch sử với trận Xích Bích năm  208 thời Tam Quốc danh chấn Hoa Hạ. Vũ Hán là thành phố cổ kính và hiện đại, Vũ Hán là trung tâm nghệ thuật và học thuật với Hoàng Hạc lâu  xây dựng từ năm 223 được nhà thơ nổi tiếng Thôi Hiệu đời Đường  đề thơ.  Hán Khẩu của Vũ Hán thời nhà Nguyên  là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Hoa. Vũ Hán trong thập niên 1920, là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo,  thời Chiến tranh Trung-Nhật từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1938 Vũ Hán là thủ đô kháng chiến của Tưởng Giới Thạch. Ngày nay Vũ Hán xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ, là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, với dân số năm 2007 là  9,7 người, cao hơn một ít so dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 gần 8,6 triệu người.
WuHan2
Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt đúc kết sử liệu đến tháng 6 năm 2015 Trận Vũ Hán:

Đầu tháng 7 năm 1937, Lục quân Nhật Bản xuất phát từ phía Bắc Trung Quốc bắt đầu tiến công quy mô lớn. Chưa đầy một tháng sau, họ chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sa Cáp Nhĩ và Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Thiên Tân-Phổ Khẩu xuống vùng bình nguyên Hoa Bắc (khu vực sông Hoàng Hà). Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên liệu cho mình. Từ Thái Nguyên, quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt địa phương Sơn Tây của Trung Quốc. Giữa tháng 12, quân Nhật chiếm được Thượng Hải. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây. Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ Châu ở Giang Tô.

Trước sự tiến công nhanh và mạnh của quân Nhật, Tưởng Giới Thạch quyết định rút lui về phía Tây Nam và tạm rời thủ đô kháng chiến về Vũ Hán. Vũ Hán là thành phố lớn thứ hai ở châu thổ sông Dương Tử xét về dân số và về kinh tế. Quân Nhật cho rằng chiếm được Vũ Hán và bắt bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở đây sẽ là đòn quyết định để kết thúc chiến tranh. Phía Trung Quốc thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về Trùng Khánh.

Để chống lại quân Nhật tấn công Vũ Hán, Tưởng Giới Thạch bố trí tới 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình ở lại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc như Trần Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến đấu.

Phía quân Nhật là Phương diện quân Trung Chi Na do đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.

Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được. Ngày 29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa.] Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay.

Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.

Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướng Matsuura Junrokuro chỉ huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng 10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người.

Đến ngày 29 tháng 10 (tức là sau 3 tháng rưỡi), quân Nhật đến được Vũ Xương sát thành phố Vũ Hán.

Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn 11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc Tùng và Hoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng. Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút về Quảng Tế để củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm được Thiên Gia trấn vào ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu.

Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc. Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2 hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía Bắc.

Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày 26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ.

Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc. Trong tận Vũ Hán, Hoàng thân Kan’in đã truyền lệnh của Thiên hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938, bắt chấp Điều 23 của Công ước Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh[1] và một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5 ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.

Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản: trong khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Sau trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go

Trận Vũ Hán bài học lịch sử

Chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại, trận Vũ Hán được nhiều chiến lược gia và sử gia nghiên cứu. Lục quân Đế quốc Nhật Bản làm chủ thế trận với ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội đã chiếm được Vũ Hán, về cơ bản đã đánh thắng 120 sư đoàn thuộc loại thiện chiến nhất, quét sạch Hải quân và Không quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc do đích thân tổng thống, tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch là tướng lĩnh lão luyện, mưu lược chỉ huy, có sự hổ trợ của Không quân Liên Xô.

Nhật chịu thất bại chung cuộc tại Trung Quốc do “chiến lược bảo tồn sinh lực đánh lâu dài chịu mất đất đai” “chiến thuật biển người” sẵn sàng đánh đổi “thí quân” với tỷ lệ áp đảo chịu mất mát cao hơn thiệt hai nhiều hơn, “sách lược vũ trang dân chúng kháng Nhật” chịu sự thảm sát Thượng Hải, “tự mở khẩu đê sông Hoàng Hà” gây Lụt Hoàng Hà 1938 cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc nhằm cản bước tiến quân Nhật; với nhiều bài học khác…

Trận Vũ Hán đã được chiến lược gia Mao Trạch Đông đúc kết bài học lịch sử trong đại kế TRUNG NAM HẢI. Mao Trạch Đông từ tổng kết kinh nghiệm của trận Vũ Hán và các trận đánh lớn trong lịch sử, từ giả thuyết chiến lược Chiến tranh thế giới thứ ba có thể xẩy ra với các hướng tấn công từ phía Bắc, phía Nam, phía Đông và phía Tây. Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”…

(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt

(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, có sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh đánh giá thái độ của nhà Thanh sự sâu hiểm sông Trường Giang như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; có sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; có sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),

“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần  là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.  Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên:  “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:

Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay

ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng,
Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi.
Bồi hồi lo sợ điều trông thấy,
Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy.
Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng,
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy  ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH

Việt Tây sơn trung đa giản tuyền,
Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên.
Tự cao nhi hạ như bát thiên,
Than thượng hà sở văn ?
Ứng long kích nộ lôi điển điển,
Than hạ hà sở kiến ?
Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên.
Cao sơn giáp ngan như tường viên,
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên.
Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu,khúc như tuyền.
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên,
Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên.
Hạ lao sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền.
Tâm huyền huyền đa sở úy.
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để.
Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình,
Trung Hoa đạo Trung phù như thị !
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý.
Cao tài mỗi bị văn chương đố.
Nhân nhục tối vi ly mị hỷ,
Phong ba na đắc tận năng bình.
Trung tín đáo đầu vô túc thị.
Bất tín “xuất môn giai úy đồ “
Thị vọng thao thao thử giang thủy.

Chú Thích:
Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Tam Hiệp ‘Lời nguyền’ ám ảnh
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

14 thoughts on “Suy tư sông Dương Tử

  1. Pingback: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình | Tình yêu cuộc sống

  2. Pingback: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình | Tình yêu cuộc sống

  3. CHIẾN TRANH TRUNG NHẬT BÀI HỌC LỊCH SỬ

    “Tọa sơn quan hổ đấu”. Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau. Lợi dụng tình thế chiến tranh Trung Nhật để phát triển lực lượng. Đó là quyết sách và phương châm của Mao Trạch Đông. Giải mật lịch sử: “Một câu nói của Tống Mỹ Linh khiến Mao Trạch Đông “không còn đất dung thân” đăng trên Việt Đại Kỷ Nguyên, đọc lại và suy ngẫm: “Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bắt đầu, Mao Trạch Đông đã có chỉ thị phương châm đối với nội bộ ĐCSTQ như thế này: “Một phần kháng Nhật, hai phần đối phó (đối phó với Quốc dân Đảng và lời phê bình của Liên Xô), bảy phần phát triển (phát triển căn cứ và quân đội)”, yêu cầu tất cả các cấp phải nghiêm khắc tuân thủ không được làm trái. Những sách lược du kích chiến của Lâm Bưu, hay “bách đoàn đại chiến” của Bành Đức Hoài đều bị Mao Trạch Đông phê bình nghiêm khắc”.

    Giải mật lịch sử: Một câu nói của Tống Mỹ Linh khiến Mao Trạch Đông “không còn đất dung thân”
    Nguồn: http://vietdaikynguyen.com/v3/75333-giai-mat-lich-su-mot-cau-noi-cua-tong-my-linh-khien-mao-trach-dong-khong-con-dat-dung-than/

    Tác giả: Cổ Xuân Thu, Đại Kỷ Nguyên Hoa ngữ | Dịch giả: Daniel Nguyen

    Ngày 8 tháng 8, trong cuộc hội kiến với Goring – mật sứ chiêu hàng của Hitler, Tống Mỹ Linh đã biểu thị thái độ cứng cỏi, quyết không đầu hàng quân Nhật. Ảnh chụp bà Tống Mỹ Linh đang phát biểu trong một buổi diễn thuyết (Ảnh mạng)

    Ông Trương Tử Cát – người từng là thư ký cơ yếu bên cạnh bà Tống Mỹ Linh trong suốt 9 năm – vào tháng 3 năm 1994 đã hoàn thành cuốn sách “Những ngày bên cạnh Tống Mỹ Linh”, trong đó có một đoạn kể về việc bà Tống Mỹ Linh đối diện với Goring – mật sứ chiêu hàng của Hitler, thái độ quyết không cúi đầu trước quân Nhật của bà khiến cho người khác không khỏi cảm phục. So với việc Hán gian Mao Trạch Đông kết đồng minh bí mật với quân Nhật, bán rẻ quốc gia mà nói, bà Tống Mỹ Linh đã thể hiện được sự kiên cường khí khái của con dân xứ Trung Hoa.

    Tống Mỹ Linh đối diện với mật sứ của Hitler

    Ngày 8 tháng 8 năm 1939, đáp ứng lời thỉnh cầu từ Goring – mật sứ chiêu hàng của Hitler, bà Tống Mỹ Linh và ông Tưởng Giới Thạch đã đồng ý gặp mặt.

    Goring đã thay Hitler đưa ra điều kiện dụ hàng nói rằng: cục diện thất bại của Trung Hoa đã được quyết định, họ đang đứng trước thời khắc diệt vong, Hitler có thể làm trung gian cho Nhật Bản, hai nước giảng hòa, kết thúc chiến tranh.

    Tống Mỹ Linh đã nói trước mặt Goring rằng: “Đầu tiên tôi xin nói trước thế này, tôi không phải là quan chức ngoại giao, không biết cũng không quen sử dụng những câu từ ngoại giao. Lời thật nói thẳng, nếu có thất lễ xin bỏ quá cho. Nhưng tôi cũng không hi vọng là lúc ông về bẩm lại với nguyên thủ Hitler lại đem lời tôi trau chuốt, tô vẽ thêm”.

    Bà nói với giọng sang sảng: “Lãnh tụ của tệ quốc Tưởng Trung Chính, bản thân tôi, và toàn thể quan chức chính phủ, toàn thể tướng quân, sĩ quan, binh sĩ cho đến quốc dân cả nước, vạn người như một, thề sẽ chiến đấu tới cùng với quân xâm lược Nhật Bản, nhất định sẽ đuổi toàn bộ quân xâm lược Nhật Bản ra khỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Hiện tại, tương lai, đều tuyệt không giảng hòa với quân cường đạo Nhật Bản. Nếu như quân Nhật đánh không nổi nữa, muốn yêu cầu kết thúc chiến tranh, tất phải rút về toàn bộ quân đội xâm lược của họ. Tướng Uông Tinh Vệ, hoàng đế của triều đình ngụy Mãn Châu, các Hán gian lớn nhỏ, nhất tề đều phải dẫn độ về cho chúng tôi để nhận sự phán xét của chính phủ quốc dân…”.

    Goring chỉ đành nén giận, sử dụng một giọng điệu mềm mỏng hồi đáp lại: “Vâng, phu nhân! Tôi nghĩ Quốc trưởng vĩ đại của chúng tôi nhất định sẽ ngạc nhiên vô cùng: Không ngờ rằng quý quốc hôm nay dẫu lâm vào hoàn cảnh khó khăn như thế nhưng vẫn có được một thái độ cứng cỏi như vậy!”.

    Tống Mỹ Linh cũng không vừa tiếp lời ông ta: “Quốc trưởng Hitler nếu như có kinh ngạc cũng là điều khó trách. Bởi vì người lãnh đạo ba nước thuộc phe Trục vẫn chưa biết gì về khí khái bất khuất của dân tộc Trung Hoa”.

    Tấm ảnh chụp gương “mặt mộc” của Mao Trạch Đông được Tân Hoa Xã đăng vào ngày 13 tháng 1. Đây là một bức ảnh được công chúng đề cử trong loạt ảnh mang tên “vài tấm ảnh cũ ‘không chỉnh sửa’ của Mao Trạch Đông”. Bức ảnh này hoàn toàn khác với hình tượng “thần thánh” mà ĐCSTQ tô vẽ ra. (Ảnh mạng)

    Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Hán gian lớn nhất, Mao Trạch Đông ký kết hiệp ước với quân Nhật

    Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bắt đầu, Mao Trạch Đông đã có chỉ thị phương châm đối với nội bộ ĐCSTQ như thế này: “Một phần kháng Nhật, hai phần đối phó (đối phó với Quốc dân Đảng và lời phê bình của Liên Xô), bảy phần phát triển (phát triển căn cứ và quân đội)”, yêu cầu tất cả các cấp phải nghiêm khắc tuân thủ không được làm trái. Những sách lược du kích chiến của Lâm Bưu, hay “bách đoàn đại chiến” của Bành Đức Hoài đều bị Mao Trạch Đông phê bình nghiêm khắc.

    Đối với cái nhìn của Mao Trạch Đông, kháng Nhật là có tội, ông ta từng nói với tướng lĩnh của quân đội ĐCSTQ rằng: kháng Nhật không phải là yêu nước, đó là yêu đất nước của Tưởng Giới Thạch, đất nước của ĐCSTQ là Liên Xô.

    Mao Trạch Đông đã chủ động phái người đi đàm phán với quân Nhật. Theo cuốn “Hồi ký” của một nhà lãnh đạo ĐCSTQ là Vương Minh có viết: “Mao Trạch Đông không cần thông qua sự đồng ý của ủy viên Bộ Chính trị chúng tôi, là do Quân ủy dùng điện đài bí mật điện trực tiếp cho Chính ủy Tân Tứ quân Rao Shushi, yêu cầu ông ta phái người đại diện đàm phán hiệp ước Nhật Uông để tính chuyện chống Tưởng Giới Thạch, đồng thời chấm dứt những hành động quân sự của Nhật nhắm vào Nhật Uông”. Peter Vladimriov trong cuốn “Nhật ký Kiến An” cũng có chép về đoạn lịch sử này.

    Rao Shushi sau khi nhận được chỉ lệnh này của Mao Trạch Đông, liền giao nhiệm vụ hợp tác chống Tưởng ở Nhật Uông cho Cục trưởng Cục Tình báo Tân Tứ Quân Phan Hán Niên. Phan tìm người bạn thân Viên Thù ở Thượng Hải (Đảng viên ĐCS ở Nhật, vì tham gia hoạt động tình báo của Quốc tế Cộng sản mà bị Quốc dân đảng bắt giữ, sau đó trở thành đặc vụ cho phía Quốc dân Đảng, cuối cùng thì trở thành đặc vụ của Nhật, đương thời là người phụ trách cơ quan đặc vụ “ Sở Eiichi”), cả hai tức tốc đi gặp người đứng đầu cơ quan tình báo của Ngoại vụ Nhật Bản tại Trung Quốc là Eiichi Iwai.

    Eiichi Iwai thấy họ Phan là đặc sứ của Mao Trạch Đông liền nhất mực trọng thị, tiếp đón linh đình, đồng thời cấp cho Phan “Giấy thông hành đặc biệt” (được thông hành khắp nơi), để cho ông ta sử dụng điện đài của Sở Eiichi thông báo cho Tân Tứ quân ở Kiến An, còn thuê cho ông ta một căn phòng vô cùng tráng lệ ở một khách sạn hạng sang tại Thượng Hải. Ngoài ra Phan còn được lãnh một lượng phí hoạt động lớn tại Hội quán Eiichi hàng tháng …

    Cuối cùng, ĐCSTQ đã cùng với quân đội Nhật ký kết “Bản thảo văn bản hòa bình và cục bộ”, thỏa thuận hai bên sẽ chấm dứt những hành động quân sự, cùng nhau đối phó với quân đội của Tưởng Giới Thạch, Mỹ và Anh; đồng thời cam kết sẽ giữ bí mật những chi tiết liên quan đến cuộc tiếp xúc như cấp bậc, phương thức, địa điểm, thời gian để tiến tới công tác chuẩn bị cho cuộc đàm phán.

    ĐCSTQ đã nắm chắc thời cơ khi quân đội Quốc dân đảng bị hao tổn lực lượng trong suốt 8 năm kháng chiến với Nhật, trong vòng 3 năm nội chiến, ĐCSTQ đã giành được chính quyền. Nhằm che đậy tội bán nước, họ đã tiến hành bắt giữ, diệt khẩu đối với những nhân viên đặc vụ từng tham gia vào các hoạt động bán nước của chính họ. Đầu tiên là Cao Cương, người chẳng hề có chút can hệ gì đến Rao Shushi, lại bị gán cho cái tội danh là liên minh với Rao để chống đảng, bị giam cầm rồi chết trong ngục, Phan Hán Niên cũng bị tù chung thân.

    Mao Trạch Đông cảm tạ Nhật Bản lúc xâm lược Trung Quốc đã “giúp một việc lớn”

    Người Nhật Bản lúc xâm lược Trung Quốc đã giúp cho ĐCSTQ một việc lớn, nhờ đó mà ĐCSTQ mới có cơ hội đoạt quyền, do vậy Mao Trạch Đông đã có lời cảm tạ đến Nhật Bản.

    Năm 1950, Mao Trạch Đông lúc tiếp đoàn khách Nhật Bản đến thăm Trung Quốc đã nói, quân đội Nhật đến đây xâm lược, đối với ĐCSTQ đã có sự giúp đỡ rất lớn. Đầu tiên, quân Nhật đã làm suy yếu lực lượng của Tưởng Giới Thạch; thứ hai, nhân đó ĐCSTQ mới có cơ may khuếch trương lực lượng, trước cuộc kháng chiến, ĐCSTQ chỉ có được hơn 2 vạn quân, trong 8 năm kháng chiến, đã phát triển lên tới 120 vạn. Mao còn đắc ý nói: “Không phải Nhật Bản đã giúp chúng tôi sao?”.

    Sử gia trứ danh Tân Hạo Niên đã chỉ ra, Quốc dân đảng trong suốt thời gian 8 năm kháng chiến đã không tiếc máu xương, đã giữ chân quân 1,5 triệu quân Nhật tại chiến trường châu Á, góp phần xoay chuyển cục diện chiến tranh chống Fascis trong Thế chiến II, đã bỏ ra những cống hiến to lớn. Những trận chiến với quân số trên 10 vạn có 22 trận, 206 tướng lĩnh hi sinh tại chiến trường. Lực lượng lục quân hi sinh 3,21 triệu người, không quân hi sinh 4.321 người, hải quân hi sinh toàn bộ. Trong 4 tháng đầu kháng chiến, trong số 250.000 sĩ quan được đào tạo ở trường Quân sự Hoàng Phố đã hi sinh đến hơn 100.000 người.

    Trong thời gian này, ĐCSTQ đã có sự cấu kết mờ ám với quân Nhật, trồng nha phiến ở Kiến An để đầu độc quốc dân, chiêu binh mãi mã, phát triển địa bàn và lực lượng, chính ĐSCTQ là một tên Hán gian lật lọng lớn nhất.

    5 Tháng Chín , 2015

  4. Pingback: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình | Nghiên cứu lịch sử

  5. Pingback: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình | CÓP NHẶT

  6. Pingback: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình | Biến động chính trị - quân sự trên Thế giới

  7. Pingback: Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình | Tình yêu cuộc sống

  8. Pingback: Chào ngày mới 23 tháng 7 | Tình yêu cuộc sống

  9. Pingback: Chào ngày mới 23 tháng 7 | Tình yêu cuộc sống

  10. Pingback: Chào ngày mới 9 tháng 9 | Tình yêu cuộc sống

  11. Pingback: Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình | Hoàng Kim

  12. Pingback: Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình | Tình yêu cuộc sống

  13. Pingback: Chào ngày mới 13 tháng 8 | Tình yêu cuộc sống

  14. Pingback: Dạy và học 13 tháng 8 | DẠY VÀ HỌC

Bình luận về bài viết này