Văn chương Ngọc cho đời

VĂN CHƯƠNG NGỌC CHO ĐỜI
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Một Gia Đình Yêu Thương
Con Đường Hồ Chí Minh
Hải Như Thơ Về Người
Thư Trả Lời Thùy Hương


đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-ho-chi-minh/ & https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/hai-nhu-tho-ve-nguoi/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam
Một gia đình yêu thương
An Viên Ngọc Quan Âm
Hậu duệ của mặt trời
Đất Mẹ vùng di sản
Hà Nội mãi trong tim

Bảo tồn và phát triển
Bài học lớn muôn đời
Việt Nam tổ quốc tôi


xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/một gia đình yeu-thuong.
(bao gồm chín chương/ bài bảo tồn và phát triển hệ thống độc lập, liên kết phát triển)

HOÀNG GIA NGỌC PHƯƠNG NAM
Bạch Ngọc Hoàng Kim (kể chuyện ảnh, chương 1)

Gia đình chúng tôi Hoàng gia Ngọc phương Nam có bốn tộc Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn. Bố tôi với bác tôi và người em gái bố đều rất nghèo. Bác tôi là thầy đồ nho dạy học chữ Tàu thuở tiếng Tây lên ngôi nên nhà sa sút. Cô tôi đi ở và lấy chồng Phong Nha Kẻ Bàng. Bố tôi lấy mẹ tôi cũng là người đi ở cho địa chủ và nghề của bố là chuyên chèo đò khuya chợ Mới chợ Troóc từ ngã ba nguồn Son tới Phong Nha và kịp về làm nông để nhận công điểm hợp tác xã. Bố chết bom năm 1968. Trần là họ mẹ, gốc gác họ Trần có từ thời vua Trần Dụ Tông chết trận khi đánh Chiêm Thành thì vợ vua không về Bắc nữa mà ở lại thành tộc Trần. Năm gia tộc ở Làng Minh Lệ là Trần, Hoàng, Trương, Nguyễn và Hoàng chi Mạc tộc, hậu duệ của mặt trời, viễn tỗ Mạc Đỉnh Chi và Thái tổ Mạc Đăng Dung . Cũng có thêm chi tiết của Mạc Cảnh Huống và Mạc Thị Gái nhưng sự kiểm chứng nguồn gốc Trần, Hoàng còn cần thêm thời gian. Lê là họ chị dâu cả Lê Thị Muôn của gia đình tôi là dân xứ biển ngoại hải Quảng Thuận gần Ba Đồn, cũng là họ chị dâu cả Lê Thị Nga của nhánh bà Trần em Làng Minh Lệ ở Hà Nội, tộc #nguyengia. . Nguyễn là họ vợ tôi và họ của chồng chị gái Hoàng Thị Huyền. “Chúng tôi sinh thành ở Quảng Bình… Nhà mình ở ngã ba sông.Rào Nan chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Nay thì đoàn tụ đất phương Nam. Gia đình chúng tôi đi như một dòng sông, gìn giữ nếp nhà chân chính nhân hậu. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoanggia

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim
(kể chuyện ảnh, chương 2)

Hoàng Ngọc Dộ khát vọng .Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng Trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khuyến khích những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại“. Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-ngoc-do-khat-vong

MẸ ĐI THANH THẢN CHÚNG CON NHỚ NGƯỜI
Hoàng Trung Trực kính nhớ Mẹ

Mẹ đi về chốn vĩnh hằng
Quên đi bao nỗi nhọc nhằn Mẹ ơi
Thế là Mẹ đã xa rồi
Vành khăn tang thấm nghĩa đời chúng con

Tháng ngày lời Mẹ chẳng còn
Mẹ đi thanh thản, chúng con nhớ người
Gần trăm năm sống với đời
Biết bao gian khổ cuộc đời Mẹ lo

Có ngày cơm chẳng đủ no
Vầng trăng trí tuệ Mẹ lo chu toàn
Cho con khôn lớn bình an
Vượt lên số mệnh, hiên ngang với đời

Kiến thức khoa học sáng ngời
Hiền tài giúp nước, giúp đời Mẹ ơi!

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Thơ anh Hoàng Trung Trực

Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.

xem tiếp Hoàng Trung Trực đời lính https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim lời dâng

Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh
Hà Nội Đồng Nai hai bầu sữa
Hoàng Trần Lê Nguyễn một con đường
Cậu Mẹ chở che tròn Nam Bắc
Anh Em thân thiết suốt tháng năm
Làng Minh Lệ quê tôi Hoa Đất
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người

HAI BÀ TRẦN LÀNG MINH LỆ .

Quê hương Làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị trấn Ba Đồn tỉnh Quảng Bình có hai bà Trần chị em ruột con ông cố Giản ((cậu em út Trần Qua mất sớm) Hai bà Trần sinh thành tổng cộng chín người con nay đều thành đạt hạnh phúc. Một gia đình yêu thương lưu truyện trong gia đình quyến thuộc nếp nhà chân chính cho con cháu bồi đắp điều lành lánh dữ để bảo tồn và phát triển bền vững. Bà Trần chị là Trần Thị Giản (1917-1964) lấy chồng là Hoàng Hữu Chư (1913-1968) chính chủ #hoànggia đã sinh thành chín người con, nhưng do nghèo đói và chiến tranh mà bốn người con không qua khỏi từ thuở nhỏ, chỉ dưỡng dục được năm người con, an cư lập nghiệp tại Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi của năm người con của bà Trần chị gọi theo thứ bậc Nam Bộ không cần lưu danh là anh Hai, chị Ba, anh Tư, chị Năm và anh Sáu. Bà Trần em sinh thành bốn người con trai, đang an cư lập nghiệp tại thủ đô Hà Nội, gọi theo thứ bậc Việt Nam không lưu danh là anh Bảy, anh Tám, anh Chín, anh Mười,

MỪNG ĐÓN CẬU MẸ
Thơ em Nguyễn Hữu Khánh


Lòng Cậu Mẹ mênh mông như trời rộng
Phủ ấm cháu con suốt cả một đời
Và ngay cả khi Cậu Mẹ đã về Trời 🙏

Tròn 10 năm Cậu vân du * cùng Mẹ
Trong tâm tưởng con Cậu Mẹ vẫn về đây
Về với cháu con trong những dịp sum vầy
Như hôm nay, ngày gia đình họp mặt.

Trong vấn vít khói hương trầm thơm ngát
Con thấy Cậu vui, mắt miệng cùng cười
Bỏm bẻm nhai trầu như thường thấy trong đời
Mẹ ngồi đó nhìn cháu con trìu mến.

Con lại thấy ký ức xưa hiện đến
Chủ nhật cả nhà bên nồi canh chua đầu cá thật “to”
“Đặc sản” nhà mình thường là đầu, thủ, chân giò
Những thực phẩm ít gia đình muốn lấy
Nhưng nhà mình đông con, biết sao, đành vậy
Lấy loại nhiều xương khối lượng được nhân đôi
Nhọc nhằn nuôi 4 con khôn lớn thành người.

Khó khăn vượt qua rồi
Mong Cậu Mẹ giờ chỉ còn thanh thản tiếng cười
Nhà mình vững vàng hơn
Luôn mừng đón Cậu Mẹ về thăm
Các cháu con gắng học giỏi, làm chăm
Để thêm nhiều niềm vui dâng Cậu Mẹ.

Làn khói trầm vẫn vờn bay nhè nhẹ
Tỏa hương thơm ngan ngát trong nhà./.

* Vân du tiên cảnh cõi VĨNH HẰNG
Giỗ Cậu lần 10 – 10/10/2020 AL
Giỗ Mẹ Liên 4 -7 AL (nhằm ngày 11/8/2021)
Giỗ Mẹ Giản (chị ruột mẹ Liên) ngày 3 -1 Tết AL (Canh Thìn 1963)
Giỗ Cụ (chồng mẹ Giản) bị bom Mỹ giết hại ngày 29 -8 Mậu Thân AL (1968)

Bác Giáp & Ba của Honghoa Le cùng với Nga LêTra Le & Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia QS 959 & CP 38 -TW bàn KH tác chiến … Tại chiến trường Lào… (Thông tin tích hợp tại Nga Lê, Một gia đình yêu thương & #cnm365 #cltvn 5 tháng 11

Một gia đình yêu thương. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/ Ngày nhớ Mẹ kính yêu, Nam Nguyen đang cảm thấy biết ơn cùng Nguyen Chien Thang và 10 người khác.

Mẹ tôi …. Nếu trên thế gian này có những người Phụ nữ sinh ra là để hy sinh tất cả cho Chồng, cho Con – thì một trong số đó là Mẹ tôi. Sự hy sinh vô bờ bến và không đòi hỏi, không điều kiện gì cả với Chồng, với các con. Chúng tôi lớn lên dưới sự chở che của Mẹ, không bị thúc ép về học hành, không bị yêu cầu phải là con ngoan, trò giỏi. Trong sự bao dung không lời của Mẹ, chúng tôi đọc được, hiểu được mình phải lớn lên, phải trưởng thành như những người có ích là việc đương nhiên. Mẹ dạy chúng tôi tính nhẫn nại, sự quan tâm đến người khác, tinh thần trách nhiệm với công việc, với mọi người xung quanh …. Tôi nhớ mãi thời những năm 70-80 thế kỷ trước, mặc dù để lo cho 4 cậu con trai tuổi ăn, tuổi ngủ là vô cùng vất vả. Nhưng Mẹ vẫn vui vẻ đón tiếp các cháu họ hàng từ quê hương ra học tập / công tác ở Hà Nội (Quê tôi ở Quảng Bình). Giữa Hà Nội (Hồ Đống Đa), mà cả nhà phải trồng rau muống & chăm lợn để có thêm thực phẩm cho GIa đình, nhưng Mẹ chưa bao giờ phàn nàn khi đón tiếp các cháu, con ở xa về. Nhà tôi luôn là trạm đón tiếp nhiệt tình & trung tâm của Họ hàng tại Hà Nội. Không ngần ngại khi chia sẽ cân gạo, gói quà cho hàng xóm, láng giềng xung quanh. Chúng tôi tự hào khi Bà con chòm xóm trường Nguyễn Ai Quốc X đều thể hiện sự yêu quý mỗi khi nói về Bà. Các cháu họ hàng thì luôn yêu quý, kính trọng Bà. Có thể chính vì vậy, mà cuộc sống của 4 AE tôi cũng được hanh thông hơn. Cổ nhân có câu “Phúc Đức tại Mẫu”, chắc là vậy.Mẹ tôi có mong ước lớn là có được 1 cô con gái, nhưng may mắn thay 😀, đứa em sau tôi lại là … con trai. Chú Thắng, để sau này tôi còn có thằng em để huấn luyện đánh nhau. Vì oánh lại các ông Anh là không lại được. Mẹ luôn để AE tôi tự xử, tự sắp đặt trật tự quyền lực trong 4 AE. Và chúng tôi đã sống vui, sống khỏe trong hòa bình mà không cần sự can thiệp của Bố Mẹ. Chúng tôi rất ân hận vì không được là con gái để chăm sóc Mẹ chu đáo hơn. Đặc biệt, mỗi khi Mẹ ốm là 4 ông con lộc ngộc cứ đi vòng quanh hỏi han, chứ không chải tóc, bóp chân bóp tay cho Mẹ như con gái được. Để bù đắp cho Mẹ, mấy AE tôi quyết định chỉ cần Bác cả đẻ con trai (nối dõi tông đường), còn 3 AE mỗi thằng 2 cô con gái cho Mẹ vui lòng 😘 Chúng tôi biết rằng dù lớn đến đâu, ở cương vị nào trong xã hội, thì đối với Mẹ chúng tôi vẫn luôn bé nhỏ như ngày nào….Với các con dâu, Mẹ tôi đối xử bình đẳng và luôn bênh các con dâu so với con trai. Có thể Văn hoá ứng xử mỗi nhà mỗi khác, nhưng Mẹ tôi luôn lấy sự ấm cúng làm trọng, nên Bà không bao giờ bắt bẻ con dâu. Cái gì bỏ qua được là bỏ qua. Lấy cái lớn làm trọng. Mặt khác, có lẽ Mẹ tôi đã thấy trước là khi Mẹ nằm xuống thì với bản tính hiền lành, bao dung AE chúng tôi cũng nhường quyền quản lý gia đình cho Vợ…. 😀Mẹ tôi khi thanh niên là 53 kg. Mà sau khi sinh, chăm sóc 4 đứa con trưởng thành và về già thì còn có 36 kg. Hình ảnh Bà lúc gần 80 tuổi, bỏm bẻm nhai trầu. quan sát chỉ đạo chị giúp việc chăm sóc Chồng cứ đọng mãi trong tôi. Thỉnh thoảng Bà còn ra ngồi quán Bia hơi ở Chợ Thái Hà nhâm nhi cốc Bia. Bà chỉ uống 1 cốc thôi. Hỏi thì Bà nói để xem XH có gì thay đổi, mới không. Có lẽ tôi hay đi nhậu với bạn bè cũng là do….. di truyền Xin được kính cẩn thắp nén nhang nhớ về Mẹ nhân ngày Giỗ thứ 17 giữa mùa Covid !(4/7/2004-4/7/2021)

hoangkimhonoi
nguyenhuuminh1

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; Điểm nhấn cập nhật nổi bật #cnm365 https://cnm365.wordpress.com Minh Nga thăm Đồng Nai 20-21.3. 2023

Minh Nga về Hà Nội “Không phụ lòng người lá và cây trải qua chặng đường toàn 34-35 độ C Về đến Hà Nội vẫn xanh tươi . Cám ơn quà xứ Nam. Quyết định đi vội không mang đủ quà Hà Nội cho mọi người. Nhưng Hà Nội có quà gì nhỉ ngoài không khí ô nhiễm và trái cây toàn có tẩm thuốc bảo quản hu hu. Hy vọng trồng được cây, sợ khó đây !!”

“Hôm qua đến thăm gia đình bác Trực lúc 4:30 chiều, tiếp đó thì đến nhà bác Huyền. Được gặp đầy đủ các anh chị và các cháu. Em Minh và Nga kết thúc một chuyến đi rất thành công cho dù thời gian còn chật hẹp! Thật xúc động khi được gặp lại các anh chị em và các cháu ở đất phương Nam sau nhiều năm! Được thấy các anh chị em và các cháu mọi việc đều ổn, Các anh chị tuy tuổi đã cao, sức khỏe có yếu đi, nhưng tinh thần vẫn lạc quan, vui vẻ, em thực sự rất mừng. Một lần nữa cám ơn hai bác Kim+Thủy và toàn bộ các anh chị em và các cháu ở Đồng Nai đã chu đáo giúp chúng em thực hiện được chuyến thăm đầy ý nghĩa này! Mong chúc cho đại gia đình ta sức khỏe dồi dào, làm ăn ngày càng tấn tới và cuộc sống hạnh phúc! Mong sớm gặp lại toàn thể các anh chị em và các cháu!”

AN VIÊN NGỌC QUAN ÂM
Bạch Ngọc Hoàng Kim
(kể chuyện ảnh, chương 3)
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-vien-ngoc-quan-am/ và Video https://youtu.be/4IoFO1k7ViM

AN VIÊN NGỌC QUAN ÂM
Bạch Ngọc
Hoàng Kim

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam nơi hợp lưu năm dòng họ Hoàng Trần Lê Nguyễn Mai. Ngày mồng Ba Tết Tân Sửu 2021 là ngày giỗ Mẹ của gia đình chúng tôi trùng ngày Tình Yêu 14 tháng 2. Gia đình của các cháu Mai Xuân Trường & Hoàng Thị Hòa. Mai Hoàng Quỳnh, Mai Hoàng Sơn, Mai Hoàng Ánh giao cho chúng tôi một pho tượng lớn đức Mẹ Ngọc Quan Âm Mai Hoàng chạm khắc tuyệt đẹp trên gỗ quý gõ đỏ (hình), kết nối gia đình dòng họ tốt hơn.

Tết ấm áp tình thấn
Hoàng Kim


1

Tết ấm áp tình thân
Tình yêu Ngày của Mẹ
Ngọc Quan Âm Mai Hoàng
Chuyên nhiều năm còn kể (*)

2

Ta chung nhau một ban mai
Vui bên cha mẹ một trời nắng xuân
Ta chung nhau một trong ngần
Yêu thương sống giữa người thân ân tình.

3

Tết ấm áp tình thân chào ngày mới
Ai cũng vui thân thiết những câu chào
Sống phúc hậu tận tâm khỏe khoắn
Thế giới người hiền minh triết khát khao.

Kim Hoàng53 phút @ Tuan Hoang HOÀNG ANH TUẤN LỘC XUÂN Chúc sinh nhật vui khỏe Xuân ấm áp tình thân Một niềm tin thắp lửa Lớp học Lương Thế Vinh


HẬU DUỆ CỦA MẶT TRỜI
Bạch Ngọc Hoàng Kim (kể chuyện ảnh, chương 4)

Cụ Hoàng Thúc Cảnh 102 tuổi năm 2023, tại ‘đôi lời giới thiêu’ tập di cảo “Hợp tuyển thơ Minh Sơn Hoàng Bá Chuân” 326 trang, lưu truyền trong gia đình & quyến thuộc đã viết : (trích …)

Bát tuần tự vịnh
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân

Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

MẠC TRIỀU TRONG SỬ VIỆT .
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh. Hậu duệ nhà Mạc ngày nay sau 429 năm ghi nhớ lời dặn trăng trối sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” nhận xét “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”. Tỉnh Cao Bằng ngày nay có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nam tiến của người Việt có sự liên minh giữa chúa Nguyễn Hoàng với Mạc Cảnh Huống, giữa chúa Nguyễn Phúc Nguyên và hoàng hậu Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ. “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc Nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp Nam tiến đó..Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn  thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay  trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).  Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên  tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1b-cac-cau-cua-bakim.jpg

HOÀNG CHI MẠC TỘC LÀNG MINH LỆ
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Cụ Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“ là em ruột của bà ngoại tôi .Cậu ruột mẹ tôi, cụ Hoàng Bá Chuân, là dòng chính Hoàng chi Mạc tộc trong câu chuyện nêu trên. Cụ thường giáo huấn con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa, và đã trao lại di thư: “Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong…” Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ có một thuở đã lạc vào tai ách “Phố cụt”. Thật may mắn trước “Phố cụt” đã có “Phố khuya” để kịp bình tâm suy ngẫm, và sau “Phố cụt” “cùng tắc biến” là “Phố nối” hóa giải “Phố cụt”, tiếp “Phố cong Tam Đảo” và xuống đến đời thường “Đi trên phố nhỏ” bình yên của một vòng tròn nhân quả. Tôi đã tâm đắc để viết nên bài thơ “Thời gian lắng đọng người hiền.” trong sáng cà phê với CNM365

ĐI TÌM LỊCH SỬ BỊ QUÊN LÃNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nam tiến của người Việt có sự liên minh giữa chúa Nguyễn Hoàng với viên phúc tướng Mạc Cảnh Huống, giữa chúa Nguyễn Phúc Nguyên và hoàng hậu Mạc Thị Gái là những uẩn khúc lịch sử nay chưa thể viết rõ. Lại.nhớ đến Vua Hàm Nghi và ông Nguyễn Thạc và chuyện Bà Đen Bài ca thời gian. Lịch sử Việt do sự chi phối của những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên mà tạo nên bước ngoặt quyết định, đó âu là duyên nghiệp số phận của dân tộc liên quan cá nhân. Vua Hàm Nghi  tên thật là  Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày  3 tháng 8 năm 1871 mất ngày  4 tháng 1 năm 1943, niên hiêu là Hàm Nghi từ khi làm vua  ngày  2 tháng 8 năm 1884 cho đến khi bị đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi  ngày 25 tháng 11 năm 1888. Vua là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Việt Nam ngày nay xem ba vị vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là các vua yêu nước chống Pháp  trong thời kỳ Pháp thuộc. ông Trương Thạc là người Việt Nam duy nhất cuối cùng bên linh cữu vua Hàm Nghi. Ông Trương Thạc là chồng của mệ Phong họ Trần, chị gái đầu của bà ngoại tôi. Các cậu tôi trong Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ có quan hệ thế nào với Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung là chuyện dài nếp nhà đẹp văn hóa.Thời gian lắng đọng người hiền.

Hải Như Thơ Về Người

Đêm thiêng nhớ lời Cụ dặn
“Nhà Thơ Không Chỉ Là
Pháp Sư Ngôn Ngữ
Mà Phải Là Nhà Tư Tưởng”

1
Hoàng Kim biết ơn Người
Đồng hành cùng đi tới

Đường Xuân Theo Chân Bác
Ban Mai Chào Ngày Mới
Tỉnh Thức Cùng Tháng Năm


Đi Dưới Trời Minh Triết

Bình Sinh Hồ Chí Minh
Việt Bắc Nhớ Bác Hồ
Việt Nam Con Đường Xanh


2

Đêm nhớ ‘Người tỉnh thức’
Hải Như thơ về Người
Bác trong thơ Hải Như
là kiệt tác chân dung

Thơ đưa Người về đích
Cụ làm ‘thơ về Người’
Đích nhân văn của Cụ
là thức tỉnh Con Người


3

41 bài ‘thơ về Người’
Chuyện muôn năm còn kể
Kinh nghiệm sống một đời
Minh triết Hồ Chí Minh.

4

(*) Nhà thơ Hải Như (Vũ Như Hải) sinh ngày 25/12/1923 tại Nam Định, từ trần lúc 7g 23’ ngày 30/6/2017 (tức 7/6 âm lịch năm Đinh Dậu), thượng thọ 95 tuổi. an táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương. Bà quả phụ Nguyễn Thị Ngọc Tỉnh nay cũng đã mất và được hợp táng cùng chồng. Trưởng nam Vũ Dương Quân và thứ nam Vũ Hải Như Hạnh 14 Nguyễn Thiệp, Quận 1, điện thoại 0913070041, nối tiếp chuỗi liên hệ.

5

Vũ Hải Kỳ Hạnh viết thư cho tôi: Cảm ơn anh Hoàng Kim đã giới thiệu một góc nhìn trung thực mảng đề tài Hồ Chí Minh trong sự nghiệp thơ ca của Thi sĩ Hải Như*. Đó là một đề tài rất lớn liên quan tới nền chính trị Quốc gia xuyên suốt cuộc đời nhà thơ. Thông qua Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ viết về chúng ta, về thời đại chúng ta đang sống với những câu thơ thức tỉnh các nhà chính trị cách học làm Người! . Hôm nay tưởng nhớ Cụ, tôi viết và nói đôi lời để trân trọng biết ơn.

Cảm ơn sự lắng nghe
.

Hoàng Kim


BÁC HỒ TRONG THƠ HẢI NHƯ

Nghiên cứu về Con Người và Sự nghiệp của Bác Hồ cần thiết hơn hết là đọc thẳng trước tác của Bác với tác phẩm chọn lọc Hồ Chí Minh tuyển tập trọn bộ ba tập Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002, 2178 trang. Tiếp đến là cụm bảy tác phẩm chính, chứa đựng nhiều thông tin đầu nguồn mà tôi ưa thích hơn cả, đó là: 1) “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” của đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên; 2) “Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đúc kết sâu sắc năm cống hiến kiệt xuất nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước; 3).”Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh ” do giáo sư Trần Văn Giàu đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác “được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca”. 4) “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” bài của chủ tịch Trường Chinh về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh; 5) “Những nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh” của thủ tướng Phạm Văn Đồng nhà lãnh đạo gần gũi nhất bên cạnh Bác; 6) “Búp sen xanh ” và cụm 20 tác phẩm của “nhà văn Sơn Tùng – người viết về Bác Hồ thành công nhất 7) Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” và chùm 41 bài thơ của nhà thơ Hải Như – người làm thơ về Bác Hồ ấn tượng nhất. Trong bảy tài liệu trên, thơ Hải Như ở vị trí khiêm nhường nhưng làm sáng góc nhìn Con Người Bác Hồ. 

Hải Như và bài thơ nổi tiếng

Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử hiếm có của Việt Nam. Bác được tôn kính và ngưỡng mộ như một vị thánh. Dường như rất ít ai trên thế giới được như Bác có nhiều ngợi ca bằng viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, huyết họa, điện ảnh, sân khấu, thờ cúng trong gia đình và ngoài xã hội. Thời gian và sự tranh luận thêm bớt thần tượng hóa Bác Hồ không làm xóa nhòa những dấu ấn sâu đậm của Người trong lòng dân. Di sản to lớn nhất của Bác không chỉ là sự nghiệp huyền thoại vô song “anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới” mà cao đẹp hơn hết trong lòng dân là nhân cách Con Người đầy sức cảm hóa mà hiếm có một vị lãnh tụ nào đạt tới. Hải Như là nhà thơ viết về Bác Hồ ấn tượng nhất của lòng tôi trong số những nhà thơ Việt Nam. Dẫu Tố Hữu đã có các bài thơ “Việt Bắc“, “Theo chân Bác” viết rất hay về Người, Chế Lan Viên có bài thơ “Người đi tìm hình của nước” thật xúc động; Viễn Phương có bài “Viếng lăng Bác” hay nao lòng, và rất nhiều bài thơ khác nữa. … Nhưng lạ lùng thay, trên 43 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in lời thơ của Hải  Như “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ Bác Hơi!“. Bài thơ do thầy Phạm Ngọc Căng, Phó Hiệu trưởng Trường cấp ba Bắc Quảng Trạch đọc trong đêm truy điệu Bác ngay sau khi bài thơ vừa ra đời, lên sóng truyền thanh Đài Tiếng Nói Việt Nam và thầy chép lại. Cả hội trường mênh mông không ai cầm được nước mắt …

Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi
Hải Như

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ”
Bác vừa chợp mắt, xin chờ trăng ơi!

Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, không được rời đội ngũ
Theo hàng hai, đi lặng lẽ tiến dần
Đừng khóc oà, hãy rón rén bàn chân
Bước nhẹ nữa. Bác Hồ vừa chợp mắt

Bác nằm đó, bộ ka-ki Bác mặc
Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm.
Nếu ta đoán không lầm; Bác mới đi thăm
Một xóm thợ, xem nơi ăn chốn nghỉ…

Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ
Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn
Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn
Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ…

Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố
Đừng để cho tiếng nấc động tai Người.
Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi
Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm

Mái tóc Bác lẫn với mầu gối trắng
Râu Bác thưa cũng bạc trắng một mầu,
Ta muốn làm con nhỏ vuốt chòm râu
Từng sợi bạc dãi dầu sương, nắng, gió.

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người, dành hết thảy cho ta!
Từ có Bác Hồ, thêm rạng rỡ ông cha
Tên của Bác đẹp thắm trang lịch sử.

Ta đứng lặng trước giấc Người yên Ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, đừng gục đầu ủ rũ
Bác dặn ta: nhớ Bác phải vươn mình
Giường Bác nằm chiếu sáng giữa trăng thanh,
Chiếc giường một suốt đời, ta nhớ mãi…

Cạnh nách Bác, đồng chí đi bên ơi, có phải
Ta nhìn như chiếc quạt Bác hay dùng
Chiếc quạt quê nhà, Bác vẫn giắt lưng!
Cùng với khúc ca dao ngọt ngào, Bác thuộc.

Bên gối Bác còn ấm lời non nước
Ánh hào quang sông núi tụ trên mình
Bác chan hoà như biển lớn mông mênh
Hồn dân tộc kết tinh hồn thời đại…

Hỡi ai đó, như trẻ thơ khóc mãi
Hãy lau khô đừng để lệ chảy tràn
Bác không muốn ta chìm trong biển lệ khóc than
Trước khi ngủ, Bác dặn dò tha thiết

Vầng trán Bác in giấc mơ tuyệt đẹp!
Hãy đọc trong mi mắt khép: nụ cười,
Bác Hồ nằm, tay không để buông xuôi
Đặt trước ngực như khi Người dạo mát.

Ôi ta nhơ hai bàn tay của Bác
Vỗ nhịp cho cả nước hát Kết Đoàn.
Ngày mai đây khi giải phóng Miền Nam
Cả nước hát, vắng bàn tay Bác vỗ…

Ta đứng lặng trước giấc Người yên ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ
Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa
Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta
Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến

Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến
Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người
Bác yêu trăng như yêu một con người
Trong thơ Bác, trăng với hoa là bạn

Giao thừa tới từ nay đâu tiếng Bác
Chúc đồng bào chiến sĩ, giọng ngân vang
Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian
Nghìn thế hệ mai đây còn ấp ủ…

Hỡi ai đó, xiết chặt thêm đội ngũ
Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười
Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi
Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống

Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hy vọng
Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời
Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người
Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn

Xin Bác ngủ giữa dòng đời lưu luyến
Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời
Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…

(Chiều 8 tháng 9 năm 1969)

Hải Như nhà thơ về Bác Hồ

Theo đại tá nhà văn Bùi Văn Bồng trong bài “Nhà thơ Hải Như: Hãy cãi lại Bác Hồ” thì “Nhà thơ Hải Như năm 2017 đã 95 tuổi, sinh năm 1923, tên thật là Vũ Như Hải, quê thành phố Nam Định. Ông tham gia cách mạng trước năm 1945 trong Hội truyền bá Quốc ngữ ở Hà Nội. Năm 1946, ông vào quân đội, tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc. Sau đó, ông lần lượt công tác ở các báo Sông Lô, Vệ quốc quân, Cứu quốc và báo Giác Ngộ rồi sau đó dừng viết báo, chỉ lo chung thủy với “Nàng Thơ”. Theo ông: Làm báo là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị thời điểm, thời sự, còn làm thơ là sáng tác ra tác phẩm nói lên những vấn đề của con người gắn với thời cuộc, thời đại. Nhà thơ cần tìm ra cái cốt lõi của đời sống xã hội, truy nguyên vào bản chất của nó, đồng thời “nấu cao ngôn ngữ, cắt chữ dựng tượng” để có những bài thơ, câu thơ chắt lọc, lắng đọng. Vì thế nhà thơ cần phải có năng lực dự báo, cánh chim báo bão, là người đi đầu phản biện góp phần cho sự phát triển các giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong xã hội; đem hồn thơ làm thắm được hồn người, thơ không nên chỉ lo phục vụ chính trị, mà phải “văn dĩ tải đạo”. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ đầu của cách mạng. Ông nổi tiếng với đề tài thơ viết về Hồ Chi Minh, trong đó nổi bật khoảng trên 50 bài in sách, đăng báo. Ông làm thơ ít chú ý đến vần-nhịp điệu, không tự khuôn vào các thể loại, mà cốt ở tứ thơ, ý thơ. Vì thế, thơ Hải Như tự nhiên như nói, tự nhiên nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình, như lời tâm sự chân tình, lắng đọng. Những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào.”.

Tôi chưa rõ số bài thơ của Hải Như viết về Bác Hồ thực sự có bao nhiêu nhưng do kính trọng thơ ông nên tôi may mắn tiếp xúc được nhiều thơ ông viết về Bác. Tôi tâm đắc với anh Bùi Văn Bồng là Hải Như viết “những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào“. Hầu như bài nào cũng hay. Hầu như bài nào tôi biết cũng đều tâm đắc kỳ lạ. Nhà thơ Hải Như tiếp cận Bác Hồ không phải tiếp cận một lãnh tụ mà tiếp cận Bác với sự kính phục Con Người. Ông không xu nịnh, hoan hô, ngợi ca theo số đông mà thầm phục nhân cách:

Kỷ niệm sinh nhật Người năm ấy
Hải Như

Nếu tôi nhớ không lầm
Có một nhà phê bình văn học được Bác Hồ mời lên
Thân tình góp ý:
“Làm nhà yêu nước đủ rồi! (Người cười vui)
Đừng bắt Bác “cõng” thêm nhà thơ,
Bác mệt!”

Cũng vậy – khi trao đổi với mọi người
Hồ Chí Minh không bao giờ
tự cho mình đúng hết
Hãy cãi lại Bác Hồ…
(Người đưa tay nghiêm nghị chỉ vào từng chúng ta)

Có lẽ nào
Các chú
lại không cho Bác
có quyền được biết mình sai!

(Tháng 5 năm 1980).

Học Bác Hồ qua thơ Hải Như

Những chính khách Việt Nam lỗi lạc Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, … đều có những cách riêng để học Bác Hồ. “Dĩ công vi thượng” là nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt lợi ích chung lên trên hết. Đó là lời Bác Hồ nói với Bác Giáp tại hang Pắc Bó trước năm 1945. Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt đời tâm đắc điều này và là tấm gương mẫu mực về Dĩ công vi thượng từ “buổi đầu dựng nước” “chiến đấu trong vòng vây” đến “những năm tháng quyết định”, “ứng xử cuối đời” đều mẫu mực một nhân cách lớn.

Giáo sư Trần Văn Giàu thì đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca đối với “Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh “: 1) Ưu tiên đạo đức; 2) Tận tụy quên mình; 3) Kiên trì bất khuất; 4) Khiêm tốn giản dị; 5) Hài hòa kết hợp; 6) Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý; 7) Yêu thiên nhiên hòa hợp với thiên nhiên.

Chủ tịch Trường Chinh thật sâu sắc khi chỉ ra “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” Lúc đầu ông cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: “Mác, Ang ghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Chủ tịch Trường Chinh hiểu thực chất ý tứ câu nói của Bác, đó là nắm chắc thực tiễn, coi trọng thực tiễn, nói và làm bất cứ điều gì phải phù hợp với hoàn cảnh. Những đổi mới của Việt Nam gắn liền sâu sắc với bài học đó.

Nhà thơ Hải Như cũng lặng lẽ học Bác nhưng ông đã tinh tế chỉ ra điều cần học nhất ở Bác Hồ là HỌC LÀM NGƯỜI,  Bác Hồ nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”. “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân“.

Nhà thơ Hải Như lặng lẽ học Bác, quan sát thực tiễn và mạnh dạn đề xướng việc cấp bách nhất trong phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đang bành trướng trong toàn Đảng, làm suy yếu Đảng. Ông viết:

Người sau không bị khuất

Bác Hồ đứng
Người sau không bị khuất
Ta đứng (thường quên)
Che lấp…
Bạn mình!
(10 – 1970)

Cần có những phút buồn

Khác với chúng ta
Bác Hồ đắp chăn đơn – không muốn mình ấm quá
Người trằn trọc canh dài
Vì tiếng trẻ rao đêm
Khi còn những bất công (chưa dễ dàng ta xóa)
Cần có những phút buồn
Nâng chúng ta lên.
(1970)

Áo thuở hàn vi

Khi tiếp khách người thân
Bác vẫn khoác chiếc áo bông sờn
Hai vai áo này đây hai mụn vá
Đâu phải chỉ thương dân còn vất vả
Ta hiểu Người muốn ngụ ý sâu xa
(Bác Hồ thường không nghĩ hộ cho ta)
Người gợi ý. Ta tự tìm chân lý
Áo thuở hàn vi
Bác Hồ vẫn quý
Nhiều chúng ta lãng phí cả… con người.
(5 – 1971)

Đâu chỉ vì giản dị

Bác Hồ đi dép lốp cao su
Đâu chỉ vì giản dị
Mà vì lẽ cao hơn
Ta lười nghĩ chẳng tìm thêm
Khi trái đất này còn những trẻ em
Chưa có đủ giày đi
Người không sao sống khác
(1970)

Không đáng sợ kẻ thù trước mặt

Ta hãy tự trả lời ta – Bạn hỡi
Khi ta vui
Và cả lúc ta buồn
Tâm hồn ta có trong sáng đẹp hơn
Trước phút đi xa Bác Hồ căn dặn
Không đáng sợ kẻ thù trước mặt
Sợ nhất
Kẻ thù ẩn náu trong ta!
(1970)

Trong phòng nhỏ mình ta

Ta không muốn chỉ ngắm hoài bức ảnh
Bác Hồ cười trán chẳng rõ nếp nhăn
Trong phòng nhỏ mình ta
Rất nhiều lúc ta cần
Được thấy Bác nghiêm nhìn ta – tư lự
Và được thấy cả lúc Người giận chứ!
Lặng lẽ ngoảnh đi…
(Ta tự hiểu với mình…)
(9 – 1971)

Ngài Quách

Người tù bị nhốt lao làm thơ – rung động chân thành
Ngợi ca người coi ngục
Mỗi lần đọc bài thơ “Ngài Quách” trong Nhật kỹ trong tù
Ta lại tự hỏi thêm:
Có phải Bác Hồ muốn giúp ta định nghĩa rõ hơn
Thế nào là người cộng sản?
Người biết chắt chiu từng giọt người trong xã hội còn đêm
Người tin vào bản chất người không một ai muốn xấu
Người không cho là đã nhuốm bùn rồi thì hết nảy những mầm sen
(9 – 1978)

Đỏ mặt

Đứng trước khó khăn
Bác Hồ dặn ta cười
Và do đó mà ta biết khóc
Khi nghĩ xấu
Ta không còn… đỏ mặt
Ấy là khi ta bỏ mất ta rồi!
(1970)

Trên hè phố mai đây

Trên hè phố chúng ta mai đây
Nếu còn một trẻ nhỏ bị còng tay
Vì lẽ này lẽ nọ
Thì em ơi – đừng sợ
Phải nói thật với mình:
Lỗi đó ở em
Lỗi đó ở anh
Bác Hồ dạy chúng ta điều trước tiên
Nhận lỗi.
(5 – 1972)

Một lối đi riêng

Chúng ta thích đón đưa
Bác Hồ không thích
Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”
Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta
Và đường quen thuộc Bác chẳng đi đâu
Đường quen thuộc thường xa
Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:
Ngắn nhất
Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn
Khi đích đã nhắm rồi
Người luôn luôn tạo cho mình:
Một lối đi riêng.
(1 – 1970)

Nhà thơ Hải Như với sự ngưỡng mộ chân thành sâu sắc đối với Con Người Bác Hồ đã chỉ ra ba khẩu hiệu mà theo ông do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra, nhưng chưa viết thành văn bản mà ông đã hiểu được trong quá trình nghiên cứu những tài liệu về hành trình sự nghiệp của Người. Đó là ba Không: Không vinh thân phì gia; Không phân biệt đối xử; Không đặc quyền đặc lợi.

Tại bài phỏng vấn “Thơ ca và những đề tài lớn” ông viết: “Khẩu hiệu thứ nhất là “Không vinh thân phì gia”. Tư tưởng phương Đông, một người làm quan cả họ được nhờ, đã làm quan thì thân được vinh hiển thay đổi cả vị trí xã hội và kinh tế, gia quyến thì được nhờ vả, được kính trọng lây. Hồ Chí Minh không vinh thân phì gia. Bà Thanh – chị ruột ra thăm Người rồi cũng về quê Kim Liên. Bác không có người thân nào ở cạnh để đề bạt cả, cho đến hết đời vẫn như thế. Thứ hai là “Không đặc quyền đặc lợi”. Hồ Chí Minh khi làm Cách mạng hay khi làm Chủ tịch Nước, cụ đều sống như những người dân thường. Cả nước đều biêt, khi có chính sách đề ra hũ gạo tiết kiệm thì hàng ngày Người cũng bớt một nắm gạo, bớt bữa ăn. Bác sống giản dị như người bình dân không nhà lầu, xe sang, ăn uống cũng đơn giản không đòi tiêu chuẩn riêng. Người không hưởng đặc quyền đặc lợi. Cụ vẫn đi dép lốp, đi xe cũ, mặc áo vá… luôn quan hệ gần gũi với người cận vệ, hàng ngày vẫn cho cá ăn, tưới rau. Khẩu hiệu thứ ba xuyên suốt cuộc đời Người. Đó là “Không phân biệt đối xử”. Hồ Chí Minh là người cộng sản nhưng khi thành lập Liên minh Chính phủ, ông đã mời cả những người ở đảng khác vào như Quốc Dân Đảng, Đảng Xã Hội… hay không phải Đảng viên. Cụ cũng mời các thành phần xã hội tham gia lãnh đạo Đất nước, tham gia kháng chiến… Về vấn đề kê khai tài sản, tôi thấy Nghị quyết Đảng đề ra đã lâu nhưng vẫn chưa làm được. Vẫn lúng túng quá. Phải chăng có điều gì khó khăn, khuất tất? Tại sao không học tập Hồ Chí Minh, chúng ta phải thấy rằng đây là một lãnh tụ duy nhất trên thế giới không kê khai tài sản mà công khai tài sản, Người chỉ xách một cái vali và đôi dép lốp về nước, làm Cách mạng đến khi làm Chủ tịch Nước vẫn công khai tài sản từng ấy. Người dân tin cậy Hồ Chí Minh vì ông là lãnh tụ sạch cho tới lúc ông ra đi.”

Nhà thơ Hải Như có em ruột và con trai hi sinh cho Tổ Quốc. Liệt sĩ Vũ Như Hà – em ruột nhà thơ Hải Như – sinh năm 1925 là người đã từng cùng ông Lê Đức Nhân (gốc người Đức do Bác Hồ đặt tên Việt) can đảm đóng giả sĩ quan Pháp vào đánh úp thắng lợi đồn giặc ở châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Sau này, anh hi sinh năm 1948 ở Việt Bắc. Nhà thơ đã khóc em “Đi 22 tuổi chưa là trẻ/Ở đủ trăm năm chửa hẵn già / Kiêu hãnh ai xưa vào trại giặc/ Nghiêng cười sáng mãi nét tinh hoa”. Liệt sĩ Vũ Bắc Dũng – con trai nhà thơ Hải Như – sinh năm 1949 hi sinh năm 1969 ở chiến trường biên giới Việt Lào, đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ. Nhà thơ Hải Như trong nỗi đau ấy hẵn thấu hiểu nỗi đau của Bác Hồ khi mất mẹ và em. Ông thấu hiểu, hiểu đúng và đồng cảm vì sao Bác Hồ đi dép lốp, cần có những phút buồn” mặc áo vá, đắp chăn đơn để Người hiểu và thương người lính cùng những người dân đói rách.

Nhà thơ Hải Như là thi sĩ nổi tiếng của hơn 100 bài thơ tình, quê hương, đất nước được phổ nhạc, trong đó mảng đề tài về Bác Hồ là sâu sắc hơn cả. Nhà sử học Đào Duy Anh nói với ông một câu bằng tiếng Pháp mà nhà thơ Hải Như nhớ mãi: “Anh đã có đề tài chuyên chở tư tưởng của anh rồi” và “Anh cứ tiếp tục làm đi!”. Đọc thơ Hải Như cùng những điều tâm huyết của ông trả lời khi được phỏng vấn đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị nhân văn cao cả của Bác. Đó là bài học dấn thân “vì dân phục vụ” mà mỗi chúng ta, và đặc biệt là những vị đang nắm trọng trách của đất nước, chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân, cần đọc và suy ngẫm lời giáo sư Trần Văn Giàu: “Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn.”

Đêm nhớ Người tỉnh thức Hải Như. Hải Như “thơ viết về Người” Bác Hồ trong thơ Hải Như 41 bài ‘thơ viết về Người’ lắng đọng sâu sắc một đời là kiệt tác chân dung, minh triết Hồ Chí Minh, tuấn mã đưa Người về đích. Cụ Hải Như không ngợi ca lãnh tụ mà làm ‘thơ viết về Người’. Đích nhân văn của Cụ là THỨC TỈNH CON NGƯỜI, Cụ Hải Như ơi !

NHỚ HAI CỤ NGỌC TỈNH HẢI NHƯ

Con giữ mãi yêu thương
Hải Như thơ về Người
Bài học vàng cho con
Bạch Ngọc Tỉnh Con Người

Cụ nâng niu trên tay
“Nguyễn Du” “Truyện Thúy Kiều”
Kỷ vật con gửi tặng
Biểu tượng điều con thích

Bà trọn đời bên Ông
Chén vàng bên đũa ngọc
Hải Như thơ về Người
Đời vời vợi nhớ thương

Thương Tháng bảy mưa ngâu
Hải Như thơ về Người
Bài học vàng cho con
Bạch Ngọc Tỉnh Con Người

‘Thơ Hải Như đêm thiêng đọc lại’ là sự tưởng nhớ nhà thơ Hải Như, Cụ Bà NgọcTĩnh phu nhân nhà thơ. Hoàng Kim xin thành kính dâng nén tâm hương tới hai cụ Hải Như Ngọc Tĩnh và xin bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với KTS Duong Quan Vu, KTS Hanh Vu và gia đình.

.

Ban mai đứng trước biển
Đảo Yến trong mắt ai
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân


Lời dặn của Thánh Trần
Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương Ngọc cho đời

Biết mình và biết người
Dám đánh và quyết thắng
Kế sách một chữ Đồng
Hiền tài bút hơn gươm


Bài học lớn muôn đời
Sóng yêu thương vỗ mãi

Giấc mơ lành yêu thương
Thế giới trong mắt ai

Sông Đồng Nai yêu thương
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Hà Nội mãi trong tim

Đất Mẹ vùng di sản

Giếng Ngọc vườn Tao Đàn
Sớm xuân kênh Thị Nghè
Sóc Trăng Lương Định Của
Biển Hồ Ngọc Kinh Luân

Đường xuân đời quên tuổi
An vui cụ Trạng Trình
Ban mai chào ngày mới
Việt Nam con đường xanh


Văn chương ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi tích hợp phim hay TÔN TỬ ĐẠI TRUYỆN tập 1; tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6, tập 7, tập 8, tập 9, tập 10, tập 11, tập 12, tập 13, tập 14, tập 15, tập 16, tập 17, tập 18, tập 19, tập 20, tập 21, tập 22 , tập 23, tập 24, tập 25, tập 26, tập 27, tập 28, tập 29, tập 30, tập 31, tập 32, tập 33, tập 34, tập 35; https://youtu.be/yVAKhwhn9A0 Bài học lớn muôn đời ; Kế sách một chữ Đồng https://youtu.be/yVAKhwhn9A0 ; https://youtu.be/5ez92uX_ZiY; Cuộc đời cao hơn trang văn. Bảo tồn và phát triển tinh hoa di sản là niềm vui SOI SÁNG LẠI CHÍNH MÌNH, gồm những trãi nghiệm sâu sắc nhất về #cnm365, #vietnamhoc đất nước con người của chính mình, gia đình, người thân và thầy bạn, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tiet-che-duc-dung-nhân

THƯ TRẢ LỜI THÙY HƯƠNG
Hoàng Kim

Vũ Thùy Hương bạn đọc “Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân” đã gửi cho tôi một câu hỏi cần sự giải đáp1 Đó là một câu hỏi lớn, rất hay và khó, về Tình yêu cuộc sống1, Truyện Kiều, Kim Vân Kiều2, Nguyễn Du trăng huyền thoại3, Nguyễn Du Hồ Xuân Hương4, và Văn chương Ngọc cho đời5. Trước câu hỏi này, tôi không nỡ im lăng, đối với một người lớp trẻ mà tôi chưa hề quen nhưng linh cảm là điều lành vì lời giải liên quan tới một chủ đề lớn. Thái sử công Tư Mã Thiên coi “Thư trả lời Nhâm An” là sự bộc bạch tâm sự của chính ông và hoàn cảnh cần sử ký để lưu lại. Tôi, Hoàng Kim, thầy nghề nông chiến sĩ, với bình sinh ý nguyện lại thích nghiệp ngọc văn chương, ham dạy và học tình yêu cuộc sống, giáo dục, văn hóa, khoa học cây trồng và du lịch Việt. Tôi trả lời Vũ Thùy Hương chính là viết Lời ngõ CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com web vừa hoàn thành.

1
CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Vũ Thùy Hương <huongvu362006@gmail.com> đã viết:

Gửi ông Hoàng Kim. Cháu tên là Thùy Hương. Cho cháu gửi lời chào và lời hỏi thăm sức khỏe đến ông và gia đình.

Cháu biết đến ông qua bài viết “Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân” trên blog hoangkimlong.worspress.com. Bản thân cháu là một học sinh học chuyên hóa nhưng có niềm yêu thích, đam mê với văn học. Không giấu gì ông, cháu rất thích nhân vật Thúy Vân trong truyện Kiều, dù không phải người hâm mộ Nguyễn Du nhưng cháu cũng tìm hiểu khá nhiều về truyện Kiều vì mong muốn được hiểu thêm về nhân vật cháu yêu thích. Cháu có tìm đọc được bài viết của ông trên web và đọc được các bài thơ, đặc biệt là bài thơ của ông Phạm Minh Giắng.

Cháu xin có đôi ba lời thắc mắc. Thoạt đầu khi đọc bài thơ cháu thấy khó chịu lắm, nghe cứ như mỉa mai, xỉa xói mắng mỏ nàng Vân là loại vô tri, vô tình. Nhưng cháu đọc đi đọc lại, đọc kĩ hơn. Cháu càng bối rối với ý nghĩa của bài thơ. Chưa dám bài luận gì nhiều vì sợ rằng suy nghĩ non nớt, chưa chạm đến được suy nghĩ tác giả. Cháu mong ông nếu nhận được email này sẽ giải đáp thắc mắc cho cháu.

Thân gửi,

Cháu Thùy Hương

Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân, nguyên văn bài thơ ấy như sau

Thay lời Thúy Vân
Phạm Minh Giắng


Người đời thương cái duyên em
Kết hôn thay chị, chắc thèm tình yêu?
Em xin thưa tỏ đôi điều
Trời cho nhan sắc em nhiều phần xinh.

Vô tâm vụng tính, chút tình
Lấy người thương chị em mình…em nương
Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.

Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng
Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân


Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.
Cái em cần, nói em nghe,
Với em trăng gió màu mè bỏ đi


Em nào có tủi buồn chi
Tố Như thánh thiện nhầm gì chị ơi.”


Tôi, Hoàng Kim, hoàn toàn đồng tình với tâm sự này của anh Phạm Minh Giắng. Lới bình xin đọc Phạm Minh Giắng bạn tôi cuối bài này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/

Điều thật sự lạ lùng đó là bài thơ “Thay lới Thúy Vân” và “Thầy tôi” của anh Phạm Minh Giắng gửi cho tôi là hai di cảo thơ sau cùng tôi nhận được từ anh Giắng như một lời ký thác và tôi đã nâng niu quý trọng như một báu vật văn chương vô giá của anh Phạm Minh Giắng gửi cho tôi, ẩn tàng một nghiệp lực di sản cao vọi Ngọc cho đời, mà tôi viết rõ hơn ở phần 5

Ban mai chào ngày mới; #cltvn; A Na tìm được Ngọc; Tỉnh thức cùng tháng năm; ngày hôm nay chính thức chuyển pháp luân, tiếp nối hai trang web mà mười năm nay tôi đã cặm cụi để sớm hoàn thành trước ít ngày so với cuối năm CNM365 https://cnm365.wordpress.com Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com Ký Tế xong rồi Vị Tế chưa xong chuyên đời luôn tiếp tục đi tới mãi.

2
TRUYỆN KIỀU, KIM VÂN KIỀU

Bấy lâu đáy biển tìm kim, Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa“.Truyện Kiều, Kim Vân Kiều là kiệt tác văn chương Việt bền vững với thời gian, là ẩn ngữ cuộc sống giữa đời thường. Nguyễn Du tư liệu quý; Linh Nhạc thương lời hiền; Trung Liệt đền thờ cổ; “Bang giao tập” Việt Trung; Nguyễn Du niên biểu luận giúp soi tỏ nhiều góc khuất. Tên sách Truyện “Thúy Kiều” sách Cương Mục triều Nguyễn viết: “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời”. Tên sách truyện “Thúy Kiều” biến cải Kim Vân Kiều nhiều tranh cãi, rồi Đoạn trường tân thanh, có bản kinh bản phường, rồi sách Nguyễn Du truyện “Thúy Kiều” rồi sách Truyện Kiều ngày nay. Vịnh Thúy Kiều (xem thêm Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ), nguyên mẫu Thúy Kiều là ai? bình sinh hành trang cuộc đời Thúy Kiều thế nào chưa giãi mã đầy đủ , Kim Trọng và Thúy Vân lại càng ít được giải mã hơn (so với truyện Nhị Kiều và hậu duệ hai bà ở Giang Đông thời Tam Quốc). Sách Nguyễn Du Truyên Thúy Kiều do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo là chỉ dẫn văn bản trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Giấy phép xuất bản số 698/CXB ngày 12/5/2005. 1998 trang, năm 2005, trang 392-397.và tài liệu “Trung Liệt đền thờ cổ” là chỉ dẫn địa lý nơi mà Nguyễn Du và em trai đã lập đền thờ cho những người Trung Liệt Nhà Hậu Lê ở 124 Thụy Khuê, Hà Nội khi Nguyễn Nể đi sứ cho nhà Tây Sơn được thành công trở về và dinh thự họ Nguyễn Tiên Điền ở Hà Nội được tu sửa khôi phục lại. “Kim Vân Kiều” bản phường, với Phạm Quý Thích (tên khác là Lê Quý Thích, người đã cắt máu ăn thề với vua Lê) có bài tựa tại đầu sách này.Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo là một chỉ dấu tìm hiểu.

3
NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI

1 Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

2 Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

5 Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

8 Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

9 Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

Cuộc đời và tác phẩm Nguyễn Du là sử thi soi thấu thời Hậu Lê Trịnh, thời Tây Sơn và thời đầu triều Nguyễn. Sự thấu hiểu nhân cách, tài năng, bình sinh, hành trạng, bối cảnh lịch sử, phép ứng xử và thời vận của từng nhân vật giúp sự hiểu sâu hiểu đúng và dự ngôn đúng. Lối kiến giải “Thay lời Thúy Vân” của Phạm Minh Giắng ‘trực chỉ chân tâm’ đi thẳng vào lòng người nên dự cảm hợp lý và đúng đắn. Dẫu vậy việc đọc rộng thêm những sự thật lịch sử được giải mã trên đây góp phần cũng cố vững chắc thêm nền tảng tư tưởng và tuệ giác.

4
NGUYỄN DU HỒ XUÂN HƯƠNG

Nguyên mẫu Thúy Kiều là ai? Nguyên mẫu Thúy Vân là ai? Mời đọc Nguyễn Du Hồ Xuân Hương và những suy luận kiến giải liên quan.

Nguyễn Du (1776-1820) không chịu theo Nguyễn Huệ như Ngô Thì Nhậm. Ông cũng không sớm theo Nguyễn Ánh như Đặng Trần Thường mà chỉ chấp nhận ra làm quan với triều Gia Long sau mười lăm năm lưu lạc (1781-1796) trong đó có năm năm làm Nam Hải điếu đồ (người đi câu ở biển Nam 1791-1796). Nguyễn Du là người trong cuộc. Ông biết rõ Mẫn Đế bị nhà Đại Thanh bán đứng, và ông đã làm Mai Hạc vầng trăng soi, là ẩn ngữ của Nguyễn Du lưu lại. Nguyễn Du cũng đã trãi qua thời Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng 1797- 1802) Ông biết rõ cơ trời, thế nước khó có thể làm gì khác hơn. Nguyễn Du cuộc đời sau mười lăm năm lưu lạc và sau năm năm thời Hồng Sơn Liệp Hộ đã chọn làm nhà hiền triết giữa đời thường và giữa chốn quan trường. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802-1820) làm Tri huyện Sơn Nam, Cai bạ Quảng Bình, Hàn Lâm Đại học sĩ, Chánh sứ triều Nguyễn sang sứ nhà Thanh, và làm Hữu Tham Tri Bộ Lễ (tương đương với các chức vụ ngày nay là Chủ tịch huyện, Tỉnh trưởng, Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Phủ Thủ tướng; và cố vấn cao cấp cho Chủ tịch Nước/ Tổng Bí Thư thời nay). Nguyển Du viết sách “Bắc Hành” và “Truyện Thúy Kiều” là kiệt tác ngoại giao và sử thi.

Thúy Kiều là nguyên mẫu của Hồ Phi Mai (bút hiệu Hồ Xuân Hương) một nhân vật có thật trong lịch sử. Bài viết này tóm tắt năm luận điểm chính: 1) “Đối tửu” thơ bi tráng 2)“Tỏ ý” lệ vương đầy; 3) Ba trăm năm thoáng chốc; 4) Mai Hạc vầng trăng soi. 5) Nguyễn Du niên biểu luận (sự kiện thời thế và cuộc đời Nguyễn Du theo từng năm về bình sinh hành trạng Nguyễn Du)

ĐỐI TỬU THƠ BI TRÁNG

Đối tửu
Nguyễn Du

Bên cửa xếp bằng ngất ngưởng say
Cánh hoa rơi phủ thảm rêu đầy
Sống chưa vơi nửa lưng ly rượu
Chết hỏi rằng ai tưới mộ đây?
Xuân đã xa dần oanh bỏ tổ
Tháng năm bàng bạc tóc màu mây
Trăm năm chỉ ước say mềm mãi
Thế sự bèo mây…ngẫm đắng cay

(Bản dịch thơ của Hoa Huyền)

對酒

趺坐閒窗醉眼開,
落花無數下蒼苔。
生前不盡樽中酒,
死後誰澆墓上杯。
春色霑遷黄鳥去,
年光暗逐白頭來。
百期但得終朝醉,
世事浮雲眞可哀。

Đối tửu
Nguyễn Du

Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ?
Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý,
Thế sự phù vân chân khả ai.

Dịch nghĩa

Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim,
Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh.
Lúc sống không uống cạn chén rượu,
Chết rồi, ai rưới trên mồ cho ?
Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi,
Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc.
Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày.
Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn.

“Đối tửu” của Nguyễn Du là bài thơ thật bi tráng của bậc anh hùng, trong tình thế cùng cực.

Bản đồ Hình thế Đại Việt đàng Trong và đàng Ngoài năm 1760 (vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) và các thông tin chi tiết đã xác định rõ Nguyễn Du từ năm Tân Sửu (1781) lúc mười sáu tuổi đã làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng Hậu ở Thái Nguyên. Trước đó Nguyễn Du đã được danh tướng Hoàng Ngũ Phúc tặng bảo kiếm và Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến tướng trấn thủ Thái Nguyên ( tướng tâm phúc thân tùy của Nguyễn Nhiễm với tên gọi Hà Mỗ trong Gia Phả họ Nguyễn Tiên Điền) nhận làm cha nuôi Nguyễn Du. Tướng trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Điền là anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du, Tướng trấn nhậm Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ đều là học trò Nguyễn Nhiễm. Bắc Hà là đất tổ nghiệp của nhà Nguyễn Tiên Điền. Thế lực họ Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng. Sau khi Nguyễn Nhiễm mất, đến năm 1783 Nguyễn Khản kế tiếp công nghiệp của cha, đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây. Nhà Nguyễn Tiên Điền thực sư hùng mạnh “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” “năm năm hùng cứ một phương hải tần” (1781- 1786) “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Vua Lê và chúa Trịnh do sự chia rẽ đặc biệt nghiêm trọng thời thái tử Lê Duy Vĩ (cha của vua Lê Chiêu Thống) và chúa Trịnh Sâm.Thái tử Lê Duy Vĩ đã bị Trịnh Sâm bức hại mà chết và ba con bị giam cầm 15 năm. Đến thời loạn kiêu binh vua Lê Chiêu Thống (tên thật là Lê Duy Kỳ con trai của Lê Duy Vĩ) quyết nắm lại thực quyền thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã rước quân Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất năm 1787 gieo kế li gián khiến nhà Nguyễn Tiên Điền bị nghi ngờ không được vua Lê dùng nên Nguyễn Huệ mới ra Bắc thành công.

Ở đằng Ngoài, năm 1987 Nguyễn Huệ theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh bất ngờ đánh ra Nghệ An và thuận thời đột kích Thăng Long thắng lợi, chiếm được Bắc Hà mà không kịp xin lệnh Nguyễn Nhạc, sau đó Nguyễn Huệ cưới công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Nhạc với quyết sách tạo thành hai nước Bắc Nam hòa hiếu đằng Trong đằng Ngoài nên đã cấp tốc ra Bắc, thay đổi tướng hiệu và cùng Nguyễn Huệ về Nam. Vua Lê Chiêu Thống dùng mưu thần Nguyễn Hữu Chỉnh và trung thần Lê Quýnh đuổi Trịnh Bồng quyết giành lại thực quyền từ tay nhà chúa, sau đó tiếp tục mưu việc giành lại Nghệ An. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Bình đã cùng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo lệnh Nguyễn Huệ kéo đại quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy vào rừng ở Yên Thế Thái Nguyên Tuyên Quang chống lại Tây Sơn. Vũ Văn Nhậm không bắt được Lê Chiêu Thống nên đã lập chú vua là Lê Duy Cận làm Giám Quốc. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, vẫn để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam. Mẹ vua Lê Chiêu Thống đã cầu xin nhà Thanh viện binh giúp vua Lê phục quốc. Vua Càn Long lợi dụng tình hình cho Tôn Sĩ Nghị, Ô Đại Kinh, Sầm Nghi Đống ba cánh quân của Lưỡng Quảng, Quý Châu – Vân Nam, Điền Châu chia đường sang cứu viện và nhân tiện cướp Đại Việt. Quân Thanh vào đến Thăng Long đã theo kế Càn Long lập Lê Chiêu Thống lên làm An Nam quốc vương để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ tại Phú Xuân nhận được tin cấp báo đã lên ngôi Hoàng Đế để chính danh phận và lập tức kéo quân ra Bắc. Nhà Nguyễn Tiên Điền và những cựu thần nhà Lê trừ số theo vua bôn tẩu ra ngoài đều không được vua Lê tin dùng vì Nguyễn Khải anh Nguyễn Du vốn và thầy chúa Trịnh mà họ Trịnh có thù rất sâu nặng giết cha giam con đối với chính vua Lê Chiêu Thống. Nguyễn Huệ dụng binh như thần, khéo chia rẽ và mua chuộc nên nhiều cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và kể cả Nguyễn Nễ là anh trai Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du đều lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Riêng Nguyễn Du thì không ra. Năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Sầm Nghi Đống tự sát ở gò Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Bắc, cánh quân của Ô Đại Kinh rút chạy, Đồn Ngọc Hồi với toàn bộ quân Thanh và danh tướng Hứa Thế Hanh giữ đồn này đều bị diệt. Vua Quang Trung chiều ngày 5 Tết đã khải hoàn ở kinh thành Thăng Long. Các anh của Nguyễn Du ra làm quan với nhà Tây Sơn. Phủ đệ của họ Nguyễn Tiên Điền bên hồ Tây được sửa lại. Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh, bằng mưu kế ngoại giao của nhà Tây Sơn với vua Càn Long nên được phong làm An Nam quốc vương, Lê Chiêu Thống phát động cuộc chiến ở tây Nghệ An và Trấn Ninh, Lào nhưng bị thua bởi danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Vua Lê cũng bị bại ở trận chiến Cao Bằng Tuyên Quang do quân mỏng lực yếu. Vua Lê Chiêu Thống và các trung thần tiết nghĩa nhà hậu Lê đã bị “bán đứng” bởi vua Càn Long và tướng Phúc Khang An do bí mật kho báu ở đỉnh Tuyết Sơn núi Tuyết (mời đọc Kho báu đỉnh Tuyết Sơn). “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! (trích lời phê của vua Tự Đức).

Ở đằng Trong, nhân lúc Bắc Hà biến loạn, Nguyễn Huệ phải lo đối phó từ hai phía, vua Lê trốn vào rừng và phát chiếu cần vương, quân Thanh có thể can thiệp bất cứ lúc nào, Nguyễn Ánh công phá và bình định Sài Gòn – Gia Định ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Mậu Thân (9.1788). Đông Định Vương Nguyễn Lữ bị rơi vào mưu kế chia rẽ của Nguyễn Ánh đối với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên đã phải rút chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Tham tướng Nguyễn Nhạc lui về giữ những điểm trọng yếu ở Ba Thắc và Biên Hòa, đồng thời cấp báo về Quy Nhơn xin viện binh. Nguyễn Nhạc không dám phát binh vì sợ Nguyễn Ánh thừa cơ mang thủy quân ra đột kích miền Trung. Nguyễn Vương nhân cơ hội này đã đánh rộng ra chiếm trọn Nam Bộ. Thất bại chiến lược này của nhà Tây Sơn do trước đó, năm 1787 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã bất hòa rất nghiêm trọng về việc Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc không chịu sung vào quân lương số vàng bạc châu báu rất lớn mà quân Bắc Bình Vương đã cướp được từ kho chúa Trịnh, đồng thời Nguyễn Huệ đòi quyền quản lý Quảng Nam. Nguyễn Nhạc uất ức chán nản vì em của ông tuy tài trí xuất chúng đánh giỏi và cơ trí hơn người nhưng mãnh liệt hung bạo và khó chế ngự, không còn tin theo phương lược của ông là chỉ nên tranh hùng với chúa Nguyễn ở đất phương Nam mà tạm thời chưa dòm ngó phương Bắc vì cựu thân tôn phò nhà Lê còn rất mạnh. Nhà Thanh lại ủng hộ nhà Lê. Mầm họa nhà Tây Sơn tăng dần và sự bất hòa này đã bị Nguyễn Ánh triệt để lợi dụng. Nguyễn Ánh lợi dụng tình hình Bắc Hà rối loạn nên đã chiếm trọn đất phương Nam.

Nguyễn Du cùng Lê Quýnh dựng cờ phù Lê, vận động ngoại giao xin chiếu vua Càn Long, liên thủ với vùng Nam Trung Quốc và Nghệ Tĩnh, giao kết kẻ sĩ, xây dựng lực lượng, trầm tĩnh theo chuyển biến thời cuộc để chớp thời cơ hành động. Nguyễn Du sau khởi nghĩa Tư Nông thất bại ông đã sang căn cứ Nam Trung Quốc thực hiện việc vận động ngoại giao. Nguyễn Du năm ấy đi lại giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng đang là lúc “ngọa hổ tàng long” nên Nguyễn Du hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu. Năm 1790 Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, tại Hàng Châu, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Nguyễn Du tại đây có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ. Chính nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị, sau đó Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Yên Kinh gặp vua Lê Chiêu Thống, và trở về Hàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán. Tại đây, Nguyễn Du bàn chuyện về hồng nhan đa truân và Đoàn Nguyễn Tuấn đã viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long. Ba năm 1791-1793, Nguyễn Du ở với Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công. Năm 1791, Nguyễn Nễ đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nguyễn Du không chịu ra làm quan nhà Tây Sơn khi vua Lê Chiêu Thông đã bị nhà Thanh dùng kế ‘bán đứng”. Ông cam lòng ẩn nhẫn câu cá làm “Nam Hải điếu đồ” tại ao vườn của anh là Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Chính nơi đây, Nguyễn Du cùng Xuân Hương (tức Hồ Phi Mai) có ba năm vẹn 1790-1992 sống cùng nhau để trầm tĩnh nhìn thời thế biến chuyển. Câu chuyện luận anh hùng của họ là trong thời điểm này. Những ẩn ngữ Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều, Nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều chính là từ hình mẫu của Nguyễn Du và Hố Xuân Hương. Cuối năm 1793 Nguyễn Du vào Phú Xuân tìm cách giúp cho hai anh Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn thoát ra khỏi họa diệt tộc khỏi dính líu quá sâu vào triều Tây Sơn, khi Nguyễn Du đã đọc nghìn lần kinh Kim Cương và đã nhìn thấy mối họa khó bề cứu vãn của triều đại Tây Sơn.

Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng” thể hiện rõ nét qua “Truyện Thúy Kiều” và “Lưu Hương Ký” Hồ Xuân Hương viết: “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” “Giương oai giễu võ thật là kinh. Danh tiếng bao lăm đã tận rồi. Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa. Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Hồ Xuân Hương căm ghét quyết liệt đối với cái ác, cái xấu, vô văn hóa, giả đạo đức, mất nhân tính. Bà căm ghét khinh bỉ những kẻ tính tình hung bạo thủ đoạn nham hiểm, liên tưởng tới dòng họ Nguyễn Du ở Tiên Điền bị quân Tây Sơn sát hại toàn gia tộc sau khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Quýnh năm 1791 ở tây Nghệ An, bị truy sát đến Trấn Ninh và liên lụy đến vua Lào và đại tướng Lào . Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng qua đối thoại của Từ Hải và Thúy Kiều: “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen/ Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau!/ Nghe lời vừa ý gật đầu/ Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người/ Khen cho con mắt tinh đời /Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau/ Hai bên ý hợp tâm đầu/ Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân/ Ngõ lời cùng với băng nhân/ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn/ Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn/ Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên/ Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.”

TỎ Ý” LỆ VƯƠNG ĐẦY

“Tỏ ý”,“Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là kiệt tác thơ tình yêu của Hồ Xuân Hương thuộc dạng thơ hát nói (ca trù/ ví dặm ân tình). Hồ Xuân Hương đã “Tỏ ý” với Nguyễn Du. Chuyện tình cảm động Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét trên tác phẩm Lưu Hương Ký, di cảo đích thực của Hồ Xuân Hượng tại bài “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ Nguyễn Du.

TỎ Ý
Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
(Bản dịch của Hoàng Kim)

Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.

Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!

Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.

Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?

Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?

Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.

Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.

Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ

Anh đồng lòng
Em đồng lòng
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.

Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.

Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) với ngón hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù chính là Thúy Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại.

Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du.

NHỚ CHUYỆN CŨ
Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu

感舊兼呈勤政學士阮侯 – Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*).

Hồ Xuân Hương

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.

(*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.

Kiều – Nguyễn Du
Ca trù hát nói Việt Nam

Non xanh xanh

Nước xanh xanh
Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa
Áy ai tháng đợi năm chờ
Mà người ngày ấy bây giờ là đây…

Hồng Hồng Tuyết Tuyết ca trù hát nói tinh hoa cổ văn chương Việt) NS Quách Thị Hồ

Nguyên tác:




鹿








































Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ

Hoa phiêu phiêu,
Mộc tiêu tiêu,
Ngã mộng hương tình các tịch liêu,
Khả cảm thị xuân tiêu.

Lộc ao ao,
Nhạn ngao ngao,
Hoan thảo tương kỳ tại nhất triêu,
Bất tận ngã tâm miêu.

Giang bát bát,
Thủy hoạt hoạt,
Ngã tứ quân hoài tương khế khoát,
Lệ ngân chiêm hạ cát.

Thi tiết tiết,
Tâm thiết thiết,
Nồng đạm thốn tình tu lưỡng đạt,
Dã bằng quân bút phát.

Phong ngang ngang,
Nguyệt mang mang,
Phong nguyệt linh không khách đoạn tràng,
Hà xứ thị Đằng Vương?
Vân thương thương,
Thuỷ ương ương,
Vân thuỷ na kham vọng nhất trường,
Nhất trường dao vọng xúc hoài mang.

Nhật kỳ kỳ,
Dạ trì trì,
Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi,
Tứ bi ưng mạc ngộ giai kỳ.

Phong phi phi,
Vũ phi phi,
Phong vũ tần thôi thái bút huy,
Bút huy đô thị phó tình nhi.

Quân hữu tâm,
Ngã hữu tâm,
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm.
Thi đồng ngâm,
Nguyệt đồng châm.
Nhất tự sầu phân ly,
Hà nhân noãn bán khâm.
Mạc đàn ly khúc oán tri âm,
Trực tu khí trí thử dao cầm.
Cao sơn lưu thuỷ vãn tương tầm,
Ưng bất hận ngâm thán cổ câm.

Quân hà kì,
Ngã hà kì,
Lữ đình lai đắc lưỡng thê trì.
Dánh tần phi,
Bút tần huy,
Nhất trường đô bút thiệt,
Hà xứ thị tình nhi?
Hảo tư tâm thượng các tương tri,
Dã ưng giao thác thử duyên đề,
Phương tâm thệ bất phụ giai kỳ.

Bài từ theo điệu Ức Giang Nam.

Kể ý mình và trình bạn là Mai Sơn Phủ

Hoa xiêu xiêu
Cây xiêu xiêu
Giấc mộng tình quê thảy tịch liêu
Đêm xuân cảm khái nhiều.

Hươu ao ao
Nhạn ngao ngao
Vui sướng hẹn nhau một sớm nào
Tả hết được tình sao!

Sông bát ngát
Nước ào ạt
Ý thiếp lòng chàng cũng vu khoát
Lệ rơi thêm mặn chát.

Thơ da diết
Lòng thê thiết
Đậm nhạt tấc lòng ai thấu hết
Liệu bút chàng tả xiết?

Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương?
Mây tơ vương
Nước như sương
Mây nước trôi đâu chỉ một đường
Một đường xa khuất rộn lòng thương

Ngày chậm rì
Đêm chậm rì
Sáng tối chạnh buồn lữ khách si
Nhớ thương đừng lỡ hẹn, sai kì.

Mưa trôi đi
Gió trôi đi
Mưa gió giục hoài cất bút thi (thơ)
Viết thi gửi tới khách “tình si”

Chàng có tâm
Thiếp có tâm
Mồng hồn lưu luyến bóng hoa râm
Thơ cùng ngâm
Rượu cùng trăng
Tự lúc buồn chia biệt
Ai người ấm nửa chăng?
Chớ đàn li khúc oán tri âm,
Đành xem như hết tiếng dao cầm
Hẹn nhau nơi non nước muộn mằn!
Chớ buồn mà than thở cổ câm (kim).

Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói mà chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Cũng là thiên lí cả
Ai là kẻ tình nhi
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ giai kì.

(Bản dịch của Đào Thái Tôn)

Tham khảo: Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do Nguyễn Xuân Diện cung cấp Bài thơ Vịnh Hà Long của Hồ Xuân Hương là một tuyệt phẩm. Di sản văn hóa thế giới Hạ Long cho đến nay có lẽ chưa có tác phẩm văn chương nào viết về vịnh Hạ Long của Việt Nam và thế giới ngời sáng hơn bài thơ này:

VỊNH HẠ LONG
Hồ Xuân Hương

Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong.
Đá dựng bờ son mọc giữa dòng.
Dòng nước lần theo chân núi chuyển,
Mình lèn nghiêng để lối duyềnh thông.
Cá rồng lẩn nấp hơi thu nhạt,
Âu lộ cùng bay bóng xế hồng.
Băm sáu phòng mây cùng động ngọc,
Đâu nào là cái Thuỷ Tinh cung?

(Bản dịch thơ của Hoàng Xuân Hãn)








Độ Hoa Phong

Phiến phàm vô cấp độ Hoa Phong,
Tiễu bích đan nhai xuất thủy trung.
Thủy thế mỗi tùy sơn diện chuyển,
Sơn hình tà kháo thủy môn thông.
Ngư long tạp xử thu yên bạc,
Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng.
Ngọc động vân phòng tam bách lục
Bất tri thùy thị Thủy Tinh cung.

Dịch nghĩa

Lá buồm không vội vượt qua vũng Hoa Phong,
Vách đá đứng, sườn núi đỏ, giữa nước chỏi dựng lên.
Thế nước tuỳ chỗ theo mặt núi mà biến chuyển.
Hình núi nghiêng mình, nép tựa cửa lạch để nước thông qua.
Cá rồng lẫn lộn, tăm khuất dưới từng hơi nước mỏng mùa thu.
Âu cò cùng ban trong ánh đỏ mặt trời chiều.
Cõi Tiên có ba trăm sáu động ngọc và phòng mây,
Đây không biết chốn nào là cung Thủy Tinh.

Bài thơ Miếu Sầm Thái Thú  ở bản khắc 1922 chữ “lên” khác với chữ “ngang” ở các bản khắc sau cũng là một câu chuyện sử thi thú vị.

MIẾU SẦM THÁI THÚ

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

(Bản khắc 1922) chữ “lên” khác với chữ “ngang” ở các bản khắc sau.

Nguồn: Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008

Đặc trưng nổi bật nhất trong thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương là nghệ thuật thơ Hán Nôm đặc biệt điêu luyện, sánh ngang những kiệt tác thơ Trung Hoa thời Thịnh Đường. Thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương hàm súc sâu sắc hiếm thấy, trong thơ có nhạc, chuyển tải sử thi văn hóa giáo dục tài tình và khiêm nhu hiền lành rất mực.

Hồ Xuân Hương kiệt tác thơ Hán Nôm, ba bài yêu thích nhất, đọc lại và suy ngẫm.

BA TRĂM NĂM THOÁNG CHỐC
Hoàng Kim

Ôi
tâm phúc tương tri
Bốn biển không nhà
Kiều Nguyễn biệt ly
Bởi Nguyễn thương Kiều
Sợ theo thêm bận.
Thương Kiều Nguyễn Du
Sao chẳng đi cùng
Để việc trăm năm
Nghìn năm di hận?
Truyện Kiều Nguyễn Du
Bài học muôn đời.

ĐỐI TỬU HỌA THƠ CỤ TỐ NHƯ
Ba trăm năm nữa chốc mòng
Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như (*)

Hoàng Kim

Sớm xuân trời quang vạn sự khai,
Thung dung lướt web lắng nghe đài.
Đêm thiêng nhớ Cụ lòng không ngủ,
Ngày mới thương Kiều ước giao bôi (**).
Danh sĩ tinh hoa phước Nam Hải,
Người hiền tâm sáng đức Như Lai.
Nước biếc mai vàng vui chí thiện,
Hoa Người Hoa Đất nhớ thương ai.

Ghi chú:
(*) thơ Cụ Nguyễn Du, nguyên vận bài “Đối tửu” và thơ họa của những người bạn. Tiểu Thanh là một người con gái tài sắc sống vào thời nhà Minh ở tỉnh Chiết Giang, làm lẽ cho một người họ Phùng. Vợ cả ghen, đuổi lên sống trong một ngôi nhà nhỏ trên núi, nàng buồn đến chết ở đó, khi chưa đầy 20 tuổi, nay vẫn còn mộ. Khi nàng chết, vợ cả chưa hết ghen tức, còn đem đốt những gì Tiểu Thanh viết. Nguyễn Du đọc được những bài thơ còn sót lại của nàng, mới xúc động làm bài thơ này. Ở câu cuối, xưa nay người ta hiểu: Nguyễn Du sống cách Tiểu Thanh ba trăm năm, vì thế ông mới hỏi, ba trăm năm sau, có ai thương xót ông mà nhỏ lệ. Đọc thêm lời bình của Nguyễn Sĩ Đại: Hiểu thêm về câu thơ “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” Báo Nhân Dân 2006.

(**) Hồ Xuân Hương là Hồ Phi Mai là tác giả “Lưu Hương Ký” trong đó có bài “Tỏ Ý” nổi tiếng tặng Nguyễn Du là Nguyễn Hầu biệt hiệu Mai Sơn Phủ.

MAI HẠC VẦNG TRĂNG SOI

Hồ Xuân Hương ngưỡng mộ Nguyễn Du là bậc anh hùng, danh sĩ tinh hoa, minh triết, trí tuệ, đảm lược, khí phách thể hiện qua câu Thúy Kiều nói với Từ Hải “Thưa rằng: lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen”. Nguyễn Du là anh hùng danh sĩ tinh hoa có khí phách, đảm lược như vua Tấn Văn Công đã bôn ba, chịu hoạn nạn, “bốn biển không nhà” như tích Tấn Dương xưa. Hồ Xuân Hương thương Nguyễn Du long đong chìm nổi bị người đời và lịch sử thị phi vì “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” làm một tôi trung của nhà Lê, cam chịu cảnh mười lăm năm lưu lạc, Nguyễn Du hé lộ “Truyện Kiều”, “Bắc Hành tạp lục” chứa một trời tâm sự, trao lại ngọc cho đời. Hồ Xuân Hương “sắc sảo mặn mà” tri âm tri kỷ, kính trọng Nguyễn Du rất mực, thể hiện trên Lưu Hương Ký là biểu tượng văn hóa Việt của một người vợ hiền nhân hậu đầy yêu thương, tài năng trác tuyệt, như bản tánh Xuân Hương.

Nguyễn Du yêu thương Hồ Xuân Hương rất mực Những câu thơ của Mai Sơn Phủ Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc viết cho Hồ Xuân Hương“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. (1) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” (2)

Hai câu thơ (1) “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” trước đó, có người cho rằng là của Chu Thần Cao Bá Quát nhưng thực tế trong đời Cao Bá Quát không hề có mười năm lưu lạc “thập tải luân giao” còn Nguyễn Du thì có mười năm lưu lạc và năm năm làm ‘Nam Hải điếu đồ’. Theo “Như Thanh nhật ký” của Nguyễn Tử Giản thì năm Mậu Thìn (1868) phó chánh sứ Nguyễn Tử Giản được tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối trên. Hai câu thơ này không phải là do Ngãi Tuấn Mễ sáng tác mà có trên gốm sứ Hoa Bắc được Nguyễn Du lưu lại khi ông đóng vai nhà sư lưu lạc mười năm ở Trung Quốc. Ông cùng Hà Mỗ Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến lên Yên Kinh (Bắc Kinh) và cung Nhiệt Hà gặp Càn Long để chuyển hóa thời vận. Nguyễn Du tính tình khoan hòa, điềm tĩnh, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, có những câu thơ “thập tải luân giao”, ông chỉ bái lạy bậc hiền minh như cúi lạy trước hoa mai, “mai cốt cách, tuyết tinh thần”.(2) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” trên đĩa Mai Hạc, sản phẩm gốm sứ Quảng Tây, truyền là của Nguyễn Du khi ông ở Trung Quốc.

Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ, là tiếng nói yêu thương khát vọng con người. Bài thơ của Hồ Xuân Hương gửi Mai Sơn Phủ thật thấm thía sâu sắc câu chuyện tình cảm động bền vững với thời gian. Nguyễn Du “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” là vầng trăng cổ tích huyền thoại.

Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du “Gương trong chẳng chút bụi trần. Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm. Bấy lâu đáy biển mò kim. Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa? Ai ngờ lại hợp một nhà. Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm! Nghe lời sửa áo cài trâm. Khấu đầu lạy trước cao thâm nghìn trùng. Thân tàn gạn đục khơi trong. Là nhờ quân tử khác lòng người ta. Mấy lời tâm phúc ruột rà. Tương tri dường ấy mới là tương tri”. Kim Vân Kiều tái hợp. Lưu Hương Ký với Truyện Thúy Kiều là một ẩn ngữ của tình yêu cuộc sống. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là Mai Hạc cổ tích: “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành” (Nguyễn Du). “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn. Giấc mộng rồi ra nửa khắc không” (Hồ Xuân Hương).và lời phán xét lịch sử ” Bán mình trong bấy nhiêu năm. Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai” (Vịnh Thúy Kiều của Nguyễn Công Trứ).

Nguyễn Du trăng huyền thoại, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/ đối chiếu chính sử triều Nguyễn với gia phả Nguyễn Du đã soi thấu nhiều ẩn ngữ Truyện Kiều Vợ chính thất của Nguyễn Du là ai? Vợ ông có đi sứ với ông không? Hậu duệ “Cho em trọn chỗ ấm thân: “Một cây cù mộc, một sân quế hòe”. là những ai? Nguyễn Du mất như thế nào? Gia phả Nguyễn Du chép: “

Nguyễn Du (gia phả) giờ phút lâm chung, em ruột ông là Thiêm sự Sóc Nhạc hầu và cháu là Hàn lâm viện Thắng Đức bá đều có mặt ở kinh . Lễ an táng được tiến hành ngay trong tháng đó, mộ tại cánh đồng Bào Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền. Mùa hạ năm Giáp Thân (1824) con trai thứ là Ngũ đến kinh xin đem về quê quy táng. Vua ban cho 300 quan tiền công và cho dời mộ về địa phận xứ Đồng Ngang thuộc giáp cũ của bản xã (có bút phê). Ông học rộng, nhớ nhiều, sở trường về thơ. Trong số được mệnh danh là “An Nam ngũ tuyệt” thì ông và người cháu là Nam Thúc đã chiếm hai ngôi rồi. Khi ở Huế những lúc rãnh việc công , ông thường tập hợp văn sĩ và học trò như Trương Đăng Quế, Nguyễn Đăng Giai, phần lớn là các danh thần. Tác phẩm của ông có Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục và Lê Quý kỷ sự (?) (bắt đầu từ năm Đinh Dậu niên hiệu Cảnh Hưng(1777) kết thúc năm Chiêu Thống Kỷ Dậu (1789) trước sau 13 năm). Về những kiệt tác bằng Quốc âm thì đây đó có lưu truyền, nhưng Đoạn trường tân thanh thì được khắp nước truyền tụng. Còn đến như cầm , kỳ, thư, họa… không món nào không tinh diệu. Lại thông binh pháp, giỏi võ nghệ, tính người khiêm tốn, tuy ở ngôi vị á khanh nhưng thanh bạch như hàn sĩ. Nhân hoàng đế khi duyệt thơ văn của ông, thấy trong tập thơ Bắc sứ có bài đề Hoài Âm hầu từ có câu : “Thối thực, giãi y nan bội đức. Tàng cung, phanh cẩu diệc cam tâm” thường khen ngợi lòng trung nghĩa , muốn trọng dụng ông nhưng ông đã mất. Nếu như họ Nguyễn người Bắc mà còn thì trẫm phong cho chức Hiệp biện. Quan Lễ bộ Thượng thư Hưng Nhượng hầu thường nói với mọi người rằng: Khó mà có được một người đối với đồng sự thành kính động lòng người đến như thế. Vợ chính họ Đoàn người Quỳnh Côi, Hải An (xưa thuộc Sơn Nam, nay thuộc Thái Bình) là con thứ sáu của Đoàn công, Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá, bà sinh con trai tên Tứ tự là Hạo Như có văn học. Năm Quý Dậu (1813) , bà theo ông đi sứ phương Bắc, về nước được vài năm bị bệnh mất; bà sinh được một gái , gã cho Tú tài Ngô Cảnh Trân , người ở Trảo Nha, Thạch Hà

5
VĂN CHƯƠNG NGỌC CHO ĐỜI

“Giắng thay lời Thúy Vân” “Tiễn đưa và thơ cuối”, “Trần Khánh Dư bán than” “Lời dặn của Thánh Trần” “Đường xuân đời quên tuổi” là năm cảm nhận yêu thích của tôi lưu lại những mẫu chuyện nhỏ văn chương Ngọc cho đời Những mẫu chuyện khác mời bạn rỗi rãi đọc tại https://hoangkimlong.wordpress.com/van-chuong-ngoc-cho-doi/

Kim Notes lắng ghi chú 1
GIẮNG THAY LỜI THÚY VÂN

Anh Phạm Minh Giắng thường xưng tên với HK khi trò chuyện, như “Giắng thay lời Thúy Vân”. Nhân đề thi Văn 2016 “Nỗi lòng nàng Thúy Vân”, HK chép lại bài thơ này của anh và câu thơ anh tặng tôi “Thầy tôi sao sáng giữa trời/ Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao”. Anh Phạm Minh Giắng bị liệt từ nhỏ, và đã mất tại Trung tâm bảo trợ người tàn tật Hải Dương nhưng nghị lực sống, nhân cách người hiền, và thơ hay lắng đong lấp lánh viên ngọc quý.

Anh Phạm Minh Giắng bùi ngùi viết ”Tôi bị nằm liệt từ khi còn nhỏ. Thầy Hoàng Kim viết bài Thầy bạn là lộc xuân có kể chuyện Bill Clinton có năm điều ước từ nhỏ: được làm người tốt, có một gia đình êm ấm, có thầy quý bạn hiền, có một sự nghiệp thành đạt và viết được một cuốn sách để đời) Tôi (PMG) đã cố gắng thực hiện được ba điều. Còn hai điều: một gia đình êm ấm và một sự nghiệp thành đạt thì chắc là không thể thực hiện”.

Anh tặng tôi bài thơ “Thầy tôi” và bài thơ “Thay lời Thúy Vân”

Thầy tôi
Phạm Minh Giắng


Một đời quang đãng nhà gianh
Không chui cửa lớn, chẳng tranh ghế ngồi
Người thầy xưa cũ của tôi
Ai đem đom đóm mà soi vàng mười.

Trái tim khối óc sáng ngời
Dạ dầy Thầy có khác người chi đâu!
Học trò hư hỏng, thì đau
Phụ huynh nói xấu đằng sau, mặc lời.

Vinh quang sao sáng giữa đời
Áo cơm thì thấp, nụ cười thì cao.

Thay lời Thúy Vân
Phạm Minh Giắng


Người đời thương cái duyên em
Kết hôn thay chị, chắc thèm tình yêu?
Em xin thưa tỏ đôi điều
Trời cho nhan sắc em nhiều phần xinh.

Vô tâm vụng tính, chút tình
Lấy người thương chị em mình…em nương
Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.

Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng
Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân

Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.
Cái em cần, nói em nghe,
Với em trăng gió màu mè bỏ đi

Em nào có tủi buồn chi
Tố Như thánh thiện nhầm gì chị ơi.

Hoàng Kim đã cảm nhận

“Thay lời Thúy Vân” của anh Phạm Minh Giắng là một góc nhìn thấu hiểu Sự tĩnh lặng nội tâm làm anh Giắng nhìn đời sâu sắc đã tạo nên trầm tích của bài viết. Tôi tin anh Giắng là người hiểu đúng Thúy Vân, hiểu đúng tâm sự thánh thiện của cụ Nguyễn Du.

Thay lời Thúy Vân.là một công án tuyệt vời về Truyện Kiều. “Giấc xuân giữa cảnh đau thương/ Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo./Người ta yêu mộng mơ nhiều/ Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng / Cảm ơn chị hiểu thấu lòng / Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân/ Cho em trọn chỗ ấm thân: “Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.

Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lỗi lạc, nhà ngoại giao xuất chúng. Ông cũng là một võ quan có chí lớn, nhà lãnh đạo đặc biệt tài năng đã từng đương đầu với Nguyễn Huệ, đối thoại với Gia Long, hiểu rõ Nguyễn Văn Thành, thân thiết với Nguyễn Nễ, Vũ Trinh, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức. Ông hiểu sâu Lý số, thông tỏ Phong Thủy, rất vững Thiền học, thành thạo biến Dịch, đã đọc trên nghìn lần bộ kinh Kim Cương, với tâm sự gửi gắm Truyện Kiều và đặc biệt gửi gắm qua các nhân vật của mình. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ là hai danh nhân cùng thời . Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai .” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? Thúy Vân là môt đầu mối quan trọng để hiểu Thúy Kiều. Hiểu nhân vật của Nguyễn Du mới thực sự hiểu được Nguyễn Du.Bài viết của các anh Phạm Minh Giắng, Nguyễn Thế Quang, Huy Việt … thực sự bổ ích. Bài viết này của anh Phạm Minh Giắng thưc sư là một khám phá mới. Cám ơn anh và trân trọng chúc mừng anh.

Bình thơ của anh thật hay, xin đươc cảm nhận thơ anh “Thay lời Thúy Vân” với thơ của bốn người bạn khác. “Nỗi lòng Thúy Vân” của Trương Nam Hương, “Nỗi lòng Thúy Vân” của An Thi, “Nỗi lòng Thúy Vân ; Một lần đọc lại Kiều của LMT (HK)

Nỗi lòng Thúy Vân
Trương Nam Hương


Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ơ kìa sao chị ngồi im?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị khóc kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu !

Là em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chỉ theo tiếng khóc dưới sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lắm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào được yêu ???!!!!

Nỗi lòng Thúy Vân
An Thi


Em biết mình thua chị đủ mọi bề,
Cả trí tuệ, lẫn tài hoa, nhan sắc;
Nhưng có một điều, chỉ tim em rõ nhất
Rằng vết thương lòng em chẳng kém phần đau!

Tiết Thanh minh ngày nào én nhạn gặp nhau,
Chợt xao xuyến, nhịp yêu sao bổi hổi,
Chợt xót xa, rồi hẫng lòng, đau nhói
Trong mắt người tachỉ có chị mà thôi!

Buổi chia tay, em nghé mắt, xa xôi
Trở về nhà còn vấn vương nỗi nhớ;
Chị hò hẹn với người, em biết chứ
Chiếc thoa kia nào bắt được hư không?!?

Phận quần hồng chị trắc trở long đong
Nỗi gia đình, nỗi tình duyên trăn trở
Em nhận về mình mối duyên thừa trăn trở…
Mười mấy năm trời hạnh phúc có hay không?

Có hay không hạnh phúc với người chồng
Mà mãi mãi trong tim chỉ có hình bóng chị?!?
Chị phận bạc còn có tình chung thủy
Còn em thì…cảnh đồng sàng dị mộng có gì vui?!?

Cả một đời hoa chị bị dập vùi,
Em thương chị, lòng ghen chưa hề có!
Em cũng không trách hờn ai đó;
Chỉ xin đời hiểu cho rằng:
Sâu thẳm trong lòng Vân cũng có một vết thương!

Trăng mờ vì khuất màn sương
Câu ca một thuở vấn vương trọn đời,
“Keo loan mà chắp duyên rời
Hoa rơi hữu ý, nước trôi vô tình!”
Chị nào có khổ một mình!…

Nỗi lòng Thúy Vân
Một lần đọc lại Kiều

LMT

Chị ơi, thương chị truân chuyên
Phần em thôi cũng muộn phiền bi ai
Cũng rằng phận ngọc, mày ngài
Tuổi xuân hồng thắm chưa ai trao tình .

Đắng cay cũng một đời mình
Vì lòng hiếu nghĩa, nhận tình chị trao
Xuân thì hoa bướm xôn xao
Em chưa hề có giao duyên một lần
.
Thương thân, giọt lệ trong ngần
Duyên hờ em nắn phím đàn tơ mây
Trời xanh oan nghiệt lắm thay
Gieo bao cay đắng , đọa đày chị ơi.

Lại buồn nhân thế lắm lời
Rằng em hời hợt, một đời vô lo
Bao nhiêu sóng cả, gió to
Một mình chị phải sầu lo chống chèo .

Ngẫm đời, lòng lại buồn theo
Má hồng em cũng phận bèo lênh đênh
Dạt trôi trong cõi phong trần
Mặc cho con tạo xoay vần ra sao.

Tiền Đường , sông nước nao nao
Chị giờ mộng nhạt , tâm trao Bồ Đề
Còn em đời vẫn trầm mê

Sau bài thơ “Thầy tôi” và bài thơ “Thay lời Thúy Vân”; anh Phạm Minh Giắng tiếp tục gửi lại cho đời nhiều bài viết hay,trước khi anh đi vào cõi vĩnh hắng “Anh bộc bạch tâm sự trong lời ngõ:”Tôi nằm trong góc cô đơn / Với thơ thì chẳng tính hơn thiệt gì” Thơ anh tôi thích nhất sáu bài. Thầy tôi; Thay lời Thúy Vân; Vịnh Bắp Ngô, Chuối Ngự; Đang xuân; Độc Ẩm.

Vịnh Bắp Ngô
Phạm Minh Giắng


Không phải non tơ cũng chửa già
Đã thương mặc kệ kẻ dèm pha
Nâng niu bóc cánh vàng nhè nhẹ
Mới biết rằng em nhất ngọc ngà

Chuối Ngự
Phạm Minh Giắng

Đâu chỉ xênh xang chốn phượng rồng
Không cam rẻ rúng, chẳng thèm ngông
Kính người thiên cổ, thăm người ốm
Nghĩa ngọt tình thơm rất thật lòng.

Đang xuân
Phạm Minh Giắng
01/01/2013@21h25,


Sáu ba tròn mới độ đang xuân
Tâm đức đời cho cũng được phần
Sức liệt chẳng tài đâu giúp nước
Trí còm chưa giỏi vẫn nhờ dân
Khi vui tết đến mong bầu bạn
Lúc tủi xuân về ngóng họ thân
Còn chút tâm hồn còn sống đẹp
Danh này không toại cũng thành nhân

Độc Ẩm
Phạm Minh Giắng

Chẳng rót chi đầy, nửa chén vơi
Bạn xa không đến, một mình chơi
Nâng lên hờ hững không buồn nhấp
Đặt xuống thờ ơ chẳng hứng mời
Chiếc bóng ngọn đèn dòng rượu đổ
Quả tim cây bút mạch thơ khơi
Khuya rồi còn đợi chờ chi nữa
Ngửa mặt lên ta dốc sự đời

Kim Notes lắng ghi chú 2
TIỄN ĐƯA VÀ THƠ CUỐI

Tố Hữu có bài thơ “Tiễn đưa” và thơ cuối “Tạm biệt” nhiều người thuộc

Tiễn đưa
Tố Hữu
(Tặng bạn thơ Th.)

Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
Nặng tình đồng chí lại đồng hương!
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
Đi đi, non nước chờ anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương…

Tạm biệt
Tố Hữu


Xin tạm biệt đời yêu quý nhất,
Còn mấy vần thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho

Nguồn:. Báo Văn nghệ, số 50, ngày 14-12-2002

Hoàng Kim có ba bài thơ “Chung sức trên đường xuân” họa vần bài “Tiễn đưa” và ba bài thơ “Nhớ Người ” “Lên Thái Sơn hướng Phật” “An vui cụ Trạng Trình” ngôn chí

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim


Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim


2

Thầy bạn nhà nông mến dặm đường
Tình yêu cuộc sống đức lưu hương
Trình, Đào thanh thản nương thời vận
, Nguyễn thung dung nhẹ đoạn trường
Lúa sắn ngô khoai yêu khoa học
Mai lan cúc trúc thú văn chương
Tâm bình minh triết thành công quả
An vui trí sáng đức muôn phương.

CHỐN THIÊNG
Chung sức trên đường xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chung-suc-tren-duong-xuan/

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim

3

Lão tướng chín tư vẫn dặm đường
Chuyện đời tự kể tuệ lưu hương
Đất Việt Nguyễn Hoàng công mở cõi
Trời Nam Trương Định tướng sa trường
Hậu duệ phước lành nhờ che chỡ
Tuổi cao may mắn chấp văn chương
Trăm năm thoáng chốc xuân viên mãn
Vóc hạc an nhàn dạo bốn phương

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chung-suc-tren-duong-xuan/

NHỚ NGƯỜI
Hoàng Kim

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT
Hoàng Kim

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành, Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

AN VUI CỤ TRẠNG TRÌNH
Hoàng Kim #vietnamhoc #cltvn
#cnm365 #Thungdung
598


Sớm mai ngắm mai nở
Ngày mới Ngọc cho đời
Chín điều lành hạnh phúc
An vui cụ Trạng Trình

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-vui-cu-trang-trinh/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter