Angkor nụ cười suy ngẫm

ANGKOR NỤ CƯỜI SUY NGẪM

Quần thể kiến trúc Angkor là Kim Tự Tháp thiền định với điệu múa Khmer là pho sử thi thật vĩ đại. Hai kiệt tác vô giá này đều được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, tòa tháp bốn mặt là sự hợp lưu và chuyển pháp của thần Shiva với Đức Vua, Mẫu Hậu, Đức Phật và Thần Sáng Tạo. Đó là ý nghĩa thầm lặng của chuyển pháp luân gồm nghiệp duyên và thời vận. Trò chuyện với thiên nhiên và cổ vật Angkor, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng suy ngẫm. Ví như một chủ thuyết, một tôn giáo, bao giờ cũng muốn được sự tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng hãy nhìn tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, bạn sẽ thấu hiểu sự hợp lưu và chuyển pháp. Angkor nụ cười suy ngẫm là ghi chép ấy tại Cam pu chia

Căm pu chia gần đây đang vượt lên rất nhanh về Chuyển đổi số nông nghiệp. Chọn giống sắn kháng CMD; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Bài học gì cho Việt Nam? Du lịch Campuchia nếu bạn chỉ có ít thời gian thì nên đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Đó là ba điểm du lịch chính. Đặc biệt là đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, nhưng nếu bạn chưa kịp bơi thuyền Biển Hồ và chưa đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh thì khó thấu hiểu lẽ thịnh suy và nụ cười bí ẩn. Angkor tượng đá bốn mặt, nụ cười bí ẩn trông như vui, như lạc quan, như yêu đời, như nghiêm nghị, nhưng ngắm kỹ cũng lại thấy như buồn, như lo âu, như hồi hộp, xem thật kỹ lại thấy dường như thoáng cười. Bốn khuôn mặt tượng đá đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên, ở đó có thung dung chuyển pháp.

Angkor nu cuoi suy ngam

Hoàng Kim nói với các người bạn Căm pu chia ngày nay rằng tôi ngộ được bài học lịch sử sâu sắc về quy luật đấu tranh sinh tồn, thích nghi và tồn tại. “Angkor nụ cười suy ngẫm” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/angkor-nu-cuoi-suy-ngam/

ANGKOR DI SẢN THẾ GIỚI

Quần thể kiến trúc Angkor có diện tích 3000 km² là thành phố thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Ở trong quần thể Angkor có khoảng trên 1000 công trình (Một số học giả cho rằng con số đó có thể hơn, vì dưới thời vua Jayavarman VIII, 1243-1295, ông đã trở về Ấn Độ giáo và cho phá hủy trên 10.000 tượng Phật cũng như cho chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo). Đến nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình xây dựng khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này.. Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan kỳ thú nhất. Bạn hãy dành thời gian thăm thú kỳ quan Angkor di sản thế giới vào ban ngày, còn buổi tối thì Thưởng thức”Nụ cười của Angkor” tuyệt phẩm điệu múa Khmer, cũng là di sản thế giới, do đoàn Ca Múa Nhạc Hoàng Gia biểu diễn, với sự giúp đỡ, cố vấn công phu của Trương Nghệ Mưu tổng đạo diễn và đích thân Norodom Sihanouk, cựu Quốc vương, Thái thượng vương của Vương quốc Campuchia thẩm duyệt. Tượng thần bốn mặt, nụ cười suy ngẫm chắc chắn sẽ theo bạn. Trong Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương thì Campuchia có ba di sản thế giới là: Quần thể kiến trúc Angkor nổi bật nhất là Đền Angkor Wat (1992), Điệu múa hoàng gia (2003) và Đền Prasat Preah Vihear (2008). Việt Nam có tám di sản thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994), Phố cổ Hội An (1999), Khu thánh địa Mỹ Sơn (1999), Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011) và Quần thể danh thắng Tràng An (2014).

Angkor là kinh đô của Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ tại vùng Đông Nam Á từ năm 802, dưới triều đại của vua Hindu Jayavarman II là người Khmer, sau đó nối tiếp cho đến năm 1431 thị lụi tàn khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh. Quần thể kiến trúc Angkor nằm giữa rừng già và vùng đất canh tác nông nghiệp ở phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24’N, 103°51’E) và phía bắc của sông Tonle Sap (nơi có Biển Hồ vùng điều tiết bốn hợp lưu của sông Mê Kông tại Phnom Penh) . Angkor được UNESCO công nhận là di sản thể giới do phong cách kiến trúc Khmer đặc sắc, cảnh quan kỳ thú và quy mô diện tích 3000 km² (1150 dặm vuông) là thành phố lớn nhất thế giới của thời kỳ tiền công nghiệp.

Đế quốc Angkor là một triều đại huy hoàng trong lịch sử Campuchia. Đây là cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á thời đó, với diện tích lên đến 1 triệu km² (gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các nước Thái Lan, Lào và miền nam Việt Nam.

Thời kỳ khởi đầu của Đế quốc Khmer là thời nhà Đường (618-907), Việt Nam lúc đó tên nước là An Nam thuộc nhà Đường. Người nước Nam nhiều lần nổi lên đánh phá nổi bật có Mai Hắc Đế (năm 722) , Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (năm 791). Các nước khác xâm lấn, tranh chấp với người An Nam có nước Hoàn Vương (Lâm Ấp, Chiêm Thành sau này) và Nam Chiếu (người Thái ở Vân Nam, xưng quốc hiệu là Đại Mông, Đại Lễ), sau này khi Cao Biền sang làm Tiết độ sứ thì mới dẹp yên.

Jayavarman II là một hoàng tử của triều đại Sailendra. Ông đến Java để làm con tin hoàng gia của vương quốc chư hầu hay đến học tập đến nay vẫn chưa được khẳng định. Ông nhờ thời gian ở Java nên đã học được nghệ thuật và văn hóa triều đình Sailendran của Java về cho triều đình Khmer. Sau khi trở lại vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực cho mình và đánh bại nhiều vị vua khác. Ông trở thành hoàng đế của vương quốc Khmer năm 790. Những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của Campuchia ngày nay. Ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng là Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình tách khỏi vương quốc Java. Vua Jayavarman II mất năm 834.

Đền Preah Vihear di sản thế giới của Campuchia ở tỉnh Preah Vihear trên đỉnh núi Dângrêk gần biên giới Thái Lan. Đền được xây dựng bắt đầu vào đầu thế kỷ 9 dưới thời vua Suryavarman I và Suryavarman II và được tiếp nối trong những thế kỷ tiếp theo để thờ thần Shiva. Các di vật thấy ở kiến trúc đền Preah Vihear được coi là những di vật thuộc thời kỳ đầu của Đế quốc Angkor.

Thời kỳ cường thịnh của Đế quốc Khmer tương ứng với thời kỳ Đại Việt cởi ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, khởi đầu là họ Khúc dấy nghiệp kế đến là Ngô Quyền phá quân Nam Hán, dựng nền độc lập, mở đường cho nhà Đinh (968-980), kế đến là nhà tiền Lê (980-1009), nhà Lý 1009 -1225), nhà Trần (1226 – 1400). Liên quan mật thiết với sự suy vong của triều Đường đời Ngũ Đại Thập Quốc (907-979), kéo dài cho đến triều Tống (960-1279) thống nhất Trung Quốc bản thổ. Hoa lục chiến tranh liên miên chẳng còn điều kiện và cơ hội để dòm ngó đất phương Nam. Trong tình thế đó, Đế quốc Khmer phát triển ổn định. Nước Đại Việt cũng nhân tình thế đó mà thoát Trung.

Indravarman I, vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer, đã củng cố vững chắc đất nước mình với những chương trình xây dựng lớn, bao gồm hệ thống thủy lợi và các đền đài, nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi.

Yasovarman I (trị vì từ 889 – 915), là con Indravarman I, nối nghiệp và phát triển công nghiệp của cha. Ông đã thiết lập kinh đô mới Yasodharapura, thành phố đầu tiên của Angkor. Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng, một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I đại công trình thủy lợi Đông Baray được tạo dựng, đây là hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km. Sau khi Yasovarman I qua đời vào đầu thế kỷ 10, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Vua Harshavarman I và Ishanavarman II (em của Harshavarman I) phải vất vả giữ ngôi báu trước sự tranh giành của người chú là Jayavarman IV. Người chú bị đánh lui khỏi Angkor và đã thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor khoảng 100 km. Sau khi Ishanavarman II qua đời, Jayavarman IV lên làm vua.

Con của Jayavarman IV là Harshavarman II nối ngôi cha được 3 năm thì bị em họ là Rajendravarman II cướp ngôi.

Rajendravarman II dời đô trở về Yasodharapura. Ông xây dựng một chế độ chính trị trung ương tập quyền, tăng cường sự quản lý trực tiếp đối với các thủ lĩnh địa phương. Sau khi đất nước ổn định, ông bắt đầu thực hiện các dự án lớn tiếp nối công việc mà các vị vua đầu tiên đã dự tính. Ông đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, với nhiều đền thờ Phật và chùa.

Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và Vương quốc Chămpa ở phía đông (ngày nay là miền Trung Việt Nam).

Jayavarman V, con trai Rajendravarman II đăng quang sau khi vượt qua các hoàng thân khác tiếp nối sự trị vì từ năm 968 đến 1001. Đây là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và rực rỡ của nền văn hóa Angkor. Dưới triều vua Jayavarman V có nhiều nhà triết học, học giả, nghệ sỹ tài năng. Ông thiết lập kinh đô mới và xây các ngôi ngôi đền mới, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.

Đền Banteay Srei là đền thờ nữ thần Shiva được thánh hóa ngày 21 tháng 4 năm 967, tại Angkor Thom trong quần thể kiến trúc Angkor di sản thế giới. Ngôi đền có tọa độ 13,59 độ vĩ bắc, 103,96667 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ. Đền Banteay Srei được gọi là “viên ngọc quý”, “điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật Khmer”. Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài,

Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị Suryavarman I (trị vì 1010 – 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toan lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km.

Nửa cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Sau đó đến thời kỳ huy hoàng dưới sự cai trị của Suryavarman II. Ông đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây vương quốc Pagan (Myanma ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu.

Angkor Wat di sản thế giới (tên Việt cổ là đền Đế Thiên), thuộc huyện Angkor Thom tỉnh Siem Reap, (Angkor Wat và thành phố cổ Angkor Thom đều thuộc huyện này), cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về hướng Bắc được coi là di tích quan trọng bậc nhất quần thể kiến trúc Angkor tại Campuchia, tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113–1150) mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, là lụi tàn trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150. Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn.

Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông.

Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời trước và các đền mới được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII và những người nối nghiệp ông tiếp tục.

Đền Bayon (thần Sáng tạo, thần bốn mặt, thần có nụ cười bí ẩn) nằm tại trung tâm thành phố cổ Angkor Thom cùng các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ở phía Bắc đền.

Vua Jayavarman VII cũng cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách.

Thời kỳ suy vong của Đế quốc Khmer (1220- 1431) tương ứng với đời loạn lạc của Trung Quốc liên tục từ cuối triều Tống cho đến nhà Nguyên (1271-1368) rồi đến nhà Minh (1368-1644), tương ứng với Đại Việt thời nhà Trần (1225-1400), cho đến Nhà Hồ (1400-1407), nhà Hậu Trần (1407-1413), thuộc nhà Minh (1414-1427) Mười năm Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh quân Minh (1418-1427) và thời kỳ đầu nhà Lê (1428-1788). Đế quốc Khmer suy vong khi người Cham Pa giành lại được độc lập, đặc biệt là sự trỗi dậy của Vương quốc Sukhothai và khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.

Indravarman II (1218-1243) kế vị và tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng của cha. Ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Dưới sự trị vì của Indravarman II, Campuchia có sự ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, sức chi phối của Đế quốc Khmer đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa và nước này đã giành lại độc lập. Vương quốc Sukhothai đã thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên ở phía Tây và trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Đế quốc Khmer.

Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là người chống Phật giáo quyết liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn tượng Phật và chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo. Bên ngoài, ông ta đã tránh đụng độ với quân Nguyên Mông (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên.

Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan rộng ra khắp khu vực. Tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman có rất ít. Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa – điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer – sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vương quốc Xiêm đầu tiên – Vương quốc Sukhothai, bị một vương quốc khác của người Thái (vương quốc Ayutthaya) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer. Đến năm 1431, vương quốc Ayutthaya đã chiếm được Angkor.

THƯỞNG THỨC “NỤ CƯỜI ANGKOR”

“Thầy cũng nên dành thì giờ mà coi “Nụ cười Angkor”, điệu múa Khmer hoàng gia là di sản văn hóa thế giới đấy”,”một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn, kết thúc là nụ cười Angkor” ông Lý một thương nhân người Việt tại Campuchia nói với tôi như vậy. Tôi sang Campuchia nhiều lần. Lần nào ở Phnông Pênh, tôi cũng đều đi xem điệu múa Khmer hoàng gia “Nụ cười Angkor” và mỗi lần lại thấy hay thêm một mức, khám phá thêm một điều mới. Lần xem năm ngoái, tôi có chụp ảnh với diễn viên thủ vai chính vị vua đất nước Angkor vĩ đại nhất.

Vua Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219). Ông đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa. Ông cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông tu Phật. Ông đã tập hợp các nghệ nhân, hiền triết, sử gia, học giả, nhà văn, nhà nông, nhà buôn … tài giỏi của thời ông để thực hiện bảo tồn và sáng tạo những giá trị di sản cao quý về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nông nghiệp, thương mại của đế quốc Angkor.

Điệu múa Khmer di sản thế giới thật sâu sắc, tài hoa, duyên dáng và sống động trong câu chuyện sử thi hàng mấy trăm năm được kể lại. Bạn hãy bấm vào Thưởng thức “Nụ cười Angkor để xem một vài hình ảnh mà tôi vội lưu lại với máy ảnh du lịch xoàng, chất lượng không thật tốt. Thưởng thức Nụ cười Angkor là một niềm vui lớn!

Đế quốc Khmer nguyên nhâncủa sự biến mất cho đến nay vẫn là một bí ẩn lớn của lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng: đó là do sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông làm chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Thực ra, có một vị vua của đế quốc Angkor đó là vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái, ông cũng đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này.

Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào?” đã nêu lên một giả thuyết khác. Nguyên nhân chính sự lụi tàn của đế quốc Khmer là do biến đổi khí hậu ngoài những nguyên nhân vừa kể trên. “Theo Livescience, Brendan Buckley – một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.”

Quần thể kiến trúc Angkor thật vĩ đại! Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.

Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào? đã nêu lên những giả thuyết về sự lụi tàn của đế quốc Khmer. Nhiều ý kiến cho rằng: sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông là chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này .

Theo Livescience, Brendan Buckley, một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.

Quần thể kiến trúc Angkor, với quy mô diện tích 3000 km² là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này quả là vĩ đại .Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.

Angkor hiện đã có quá nhiều sách viết, phần lớn là sách tiếng Anh. Ông Lý và một số sinh viên Campuchia học đại học và tiến sĩ ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh biết “thầy Hoàng Kim rất ham nghiên cứu lịch sử văn hóa” nên mua tặng tôi nhiều sách tiếng Anh du lịch Angkor. Tôi thích nhất là cuốn “Ancient Angkor” của Michael Freeman và Claude Jacques (đó cũng là tư liệu chính của bài viết này). Ông Lý mua tặng tôi thêm cuốn sách “The Art of War” Sun Tzu (Binh pháp Tôn tử) để “Thầy về Việt Nam, chịu khó đoc song ngữ Anh Việt đối chiếu” “nghiên cứu khoa học, kinh doanh và làm chính trị đều rất nên học sách này”.

Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này.

Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.

Bầu trời tri thức _ Bí ẩn & Khám phá ·30 Tháng 9 lúc 15:54 https://www.facebook.com/watch?v=232302216165601 Lời Nói Dối Suốt 900 Năm Về Chủ Nhân Thực Sự Của Angkor Wat …

THĂM VÙNG SẮN ANGKOR

Tôi có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập lại. Trong phần trước tôi đã trò chuyện là nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia, thì nên thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Nhưng bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều thú vị.

Đến đất nước Angkor trong chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, tôi mang theo cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư chứng kiến những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn.

Đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước.Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học phổ biến ở vùng sâu vùng xa. Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM419, KM98-5, KM94 nhập từ Việt Nam được trồng khá rộng rãi. Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km. Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.

Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng. Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam). Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM419, KM98-5, KM94 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.

Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”

HK20

Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011 (ảnh Hoàng Kim).

Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất Việt Nam như KM419, KM440, KM140, KM985 được xác nhận hoặc đang là giống sán triển vọng thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình,  … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại  Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham …

Lúa, sắn, ngô, đậu, nông sản hàng hóa, chúng ta có thể làm gì, dạy và học với nông dân? Hiện nay cái gì cũng chuyển thành tiền cả ! Không còn còn có chuyện KM là “KIM NO AI” (Không có chữ AI viết tiếng Anh là chữ I trong tên riêng của KIM). .Lúa sắn Cămpuchia và Lào đến nay có nhiều chuyển đổi đặc biệt là đối với sắn Căm pu chia. Nhớ Nha Trang và A. Yersin cảm khái câu chuyện sâu sắc cuộc đời “Đất lành Suối Dầu A. Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.

Dạy học Lúa sắn Cămpuchia và Lào, tôi nhớ hai chuyện thơ của Hồ Chí Minh thật ám ảnh. Nửa đêm Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên. (thơ Dạ bán Hồ Chí Minh, Nam Trân dịch)Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con” (Hồ Chí Minh ở Xiêm); Lúa, sắn, ngô, đậu, nông sản hàng hóa, chúng ta có thể làm gì, dạy và học với nông dân?

Tôi nói với Sango Mahanty Tiến sĩ Sango Mahanty, chuyên gia Tài nguyên Môi trường & Phát triển Nhóm, Crawford trường và phát triển Chính sách công, đại học Úc (ANU) về đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm. Tôi đã có hành trình thăm vùng sắn Angkor từ năm 2011 và đã nhiều lần trở lại đất nước này. Sự phát triển sắn và các thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia – Việt Nam là đặc biệt nhanh chóng.

Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham

Lúa sắn Campuchia và lúa sắn Lào là điểm nhấn mà tôi thích quay lại và không quên. Campuchia và Lào tôi đã nhiều đến làm việc và du lịch sinh thái, tôi có nhiều bạn ở đó. Ba nước Việt Nam Lào Cămpuchia chung nôi bán đảo Đông Dương kết nối mật thiết về đất nước con người, Lúa sắn Campuchia và lúa sắn Lào, du lịch sinh thái, giáo dục kinh tế nông lâm ngư, lịch sử văn hóa, xã hội có nhiều điều thật thú vị đáng suy ngẫm .

So sánh bức tranh nông sản lúa sắn Việt Nam Cămpuchia Lào thì Việt Nam năm 2014 diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích canh tác lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn. Việt Nam năm 2016 diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn.

Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và này ước 90% diện tích là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94.

Kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững đang được ứng dụng nhanh trong sản xuất. Chuyên gia sắn nước bạn sát cánh cùng chúng tôi cùng biên dịch tài liệu CIAT, cùng trao đổi, nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật thâm canh sắn phù hợp. Bài toán sản xuất kinh doanh cũng là bài toán cuộc đời.

Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh sắn là bạn cũ của tôi. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.

Angkor nụ cười suy ngẫm.

xem thêm

Ai là chủ nhân thực sự của Angkor ?

Theo The NTD News. Đền Angkor Wat thuộc nền văn minh khác

Rất nhiều người đã từng sửng sốt trước sự vĩ đại và bí ẩn của Angkor Wat khi tham quan ngôi đền này ở Campuchia. Những nghiên cứu khảo cổ gần đây cho thấy Angkor Wat không thuộc về nền văn minh của nhân loại lần này, mà rất có thể từ một nền văn minh viễn cổ có công nghệ cao hơn.

Điều kỳ lạ là Angkor Wat có các hoa văn điêu khắc mô tả những con thú đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước, còn có hình chạm khắc chiếc kính viễn vọng và hệ Mặt Trời – lại là hình ảnh của tương lai. Làm sao mà những người thợ điêu khắc ngôi đền này có thể biết những sự việc của quá khứ hàng triệu năm trước, và cả chuyện của hàng trăm năm sau? Ai mới là người thật sự xây dựng ngôi đền huyền bí này?

Giáo sĩ người Bồ Đào Nha António da Madalena – người đến thăm ngôi đền vào năm 1586, đã kinh ngạc trước vẻ đẹp và sự vĩ đại của Angkor Wat và viết rằng: “Đó là công trình xây dựng đặc biệt đến mức không thể miêu tả nó bằng bút mực, đặc biệt là vì nó không giống bất cứ công trình xây dựng nào trên thế giới. Nó có các tòa tháp, các họa tiết và các đường nét tinh tế mà chỉ những thiên tài mới có thể thực hiện được”.

Angkor Wat được UNESCO đánh giá là công trình tôn giáo lớn nhất thế giới. Biểu tượng của nó được in trên lá cờ của đất nước Campuchia xinh đẹp.

Đền Angkor Wat – khu tổ hợp với những kiến trúc đá vĩ đại Angkor ở phía Tây Bắc Biển Hồ, thuộc tỉnh Xiêm Riệp, Campuchia, với hơn 1.000 ngôi đền có quy mô khác nhau; bao gồm 2 cụm quần thể cách nhau 1,7km là Angkor Wat và Angkor Thom.

Theo nghĩa hiện đại, Angkor Wat, nghĩa là “Thành phố của những ngôi Đền”, có diện tích lên đến 1,6 triệu m2. Đền Angkor Wat được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các tượng Thần được trang hoàng trên tường đá.

Tháp trung tâm của Angkor Wat cao đến 65m, cao hơn bất cứ một tháp chuông nhà thờ nào ở châu Âu được xây dựng trước thế kỷ XV.

Sau khi đế chế Khmer lụi tàn, Angkor Wat dần bị quên lãng. Vào năm 1860, Angkor Wat được nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot phát hiện ra.

Ông cảm thấy chấn động và viết: “Một trong những ngôi đền này có thể chiếm một vị trí danh dự bên cạnh những tòa nhà đẹp nhất của chúng ta. Nó vĩ đại hơn bất cứ thứ gì mà Hy Lạp hay La Mã để lại cho chúng ta”.

Một trong những giả thiết nổi bật nhất về Angkor Wat là công trình này không phải được xây dựng bởi người Campuchia vào thế kỷ XII, mà được xây dựng bởi một nền văn minh tiền sử – dựa trên các ghi chép và phát hiện của các nhà khảo cổ học.

Phải chăng đây là công trình của người tiền sử?

1. Trình độ kỹ thuật

Những phát hiện gần đây của ông Praveen Mohan, một Vlogger và là nhà khảo cổ học nghiệp dư người Ấn Độ, đã mang đến những bằng chứng rất thuyết phục rằng: Với công nghệ 900 năm trước, Angkor Wat khó có thể được xây dựng bởi người Campuchia.

Ông Praveen Mohan tính toán rằng để xây dựng Angkor Wat có diện tích 1,6 triệu m2, phải sử dụng ít nhất 10 triệu m3 đá.

Giả thiết vua Suryavarman II là người đã xây dựng Angkor Wat trong 37 năm, và rằng những người công nhân đã liên tục làm việc 12 đồng hồ/ngày, thì tổng thời gian xây dựng trong 37 năm sẽ là 9.723.600 phút. Vậy khối lượng đá cần khai thác sẽ tương đương với 1 tấn trong 1 phút.

Mỏ đá tại Phnom Kulen cách Angkor Wat 80km được coi là nơi cung cấp đá chính cho công trình này. Nhưng có thể dễ dàng nhận ra rằng việc khai thác, vận chuyển 1 tấn đá qua quãng đường 80km, rồi sau đó gia công, gọt, đẽo, lắp ghép… tất cả diễn ra trong vòng 1 phút là điều không thể làm được, thậm chí kể cả với công nghệ hiện nay.

Giả sử vua Suryavarman II huy động được 1.000 nhóm thợ để làm việc, thì khả năng hoàn thành tất cả các công đoạn trên để lắp ghép 1 tấn đá trong vòng 1000 phút, tương đương 17 giờ – cũng không khả thi với trình độ công nghệ thô sơ của Campuchia 900 năm trước.

Cũng cần lưu ý rằng, để xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh có diện tích chưa đến một nửa so với Angkor Wat, người Trung Quốc vào thế kỷ XV cần sử dụng đến 1 triệu công nhân, với hơn 100 ngàn thợ thủ công xây dựng liên tục trong 14 năm. Rất khó có thể hình dung rằng trong thế kỷ XII, người Khmer lại có tiềm lực ngang bằng hoặc hơn so với Trung Quốc ở thế kỷ XV, để có thể xây dựng được đền Angkor Wat vĩ đại.

2. Trình độ chế tác khác nhau

Một điều rất dễ nhận ra là hình tượng Thần được tạc trên các cột đá từ thời vua Suryavarman II rất đẹp, nhẵn nhụi; khớp nối giữa các khối đá được làm rất khéo và tỉ mỉ. Trong khi các bức tượng Phật được tạc thời vua Jayavarman VII sau này lại vô cùng gồ ghề và xộc xệch. Vì sao công nghệ chế tác giữa 2 thế hệ cách nhau chỉ vài chục năm lại khác nhau một trời một vực như vậy

Ông Praveen Mohan còn phát hiện trong quần thể Angkor Wat có một tòa tháp nhỏ bằng đá được xây dựng rất xấu – tương phản hoàn toàn về kích thước, công nghệ, kỹ thuật chế tác, độ bền và mức độ thẩm mỹ so với các công trình khác ở Angkor Wat.

So với Angkor Wat, Angkor Thom bị đổ nát khá nhiều và trình độ kiến trúc cũng thua kém xa. Ông Mohan cho rằng những công trình xấu xí và kém bền vững này mới chính là sản phẩm mà người Campuchia 900 năm trước tạo ra. Còn đại công trình Angkor Wat thì có lẽ không phải là di sản của người Campuchia thời đó.

Mặc dù người ta tìm thấy bức phù điêu khắc hình vua Suryavarman II với Angkor Wat trong quần thể di tích này, nhưng, so với sự vĩ đại, tinh xảo, phức tạp của Angkor Wat thì bức phù điêu về đức vua lại quá đơn giản, nhỏ bé và mờ nhạt; khiến chúng ta tự hỏi làm thế nào mà người đã sáng tạo ra một công trình vĩ đại lại có thể được lưu danh theo hình thức này?

3. Nằm trên một đường thẳng chạy vòng quanh trái đất

Vài chục năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện rằng: Nhiều công trình cổ đại nổi tiếng trên thế giới đều nằm trên một đường thẳng (còn gọi là đường ley) chạy vòng quanh trái đất.

Một trong những đường như vậy có lộ trình chạy qua: Đảo Phục Sinh – Kim tự tháp Ai Cập – Các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru – Angkor Wat – Kinh đô Persepolis của Đế quốc Ba Tư cổ đại – Thành phố cổ Mohenjo-Daro – Đền thờ thần Ammon trên ốc đảo Siwa – Thành phố bị thất lạc Petra – Thành phố Ur của nền văn minh Sumer cổ đại – Vùng Biển Chết ở gần Địa Trung Hải – Dãy núi Himalaya – Sông Tiền Đường ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc – Khu di tích lục địa Atlantis trong huyền thoại…

Như vậy, Angkor Wat cũng nằm trên đường ley này. Ngày nay, nhiều người gọi những đường ley này là kinh mạch của trái đất, vì nó chạy qua những công trình cổ đại có kiến trúc phi thường, và vô cùng bí ẩn; thậm chí có trình độ khoa học kỹ thuật vượt xa nền văn minh nhân loại ngày nay.

4. Dùng kính viễn vọng để quan sát vào 900 năm trước?

Tại một công trình ở Angkor Wat, có chạm khắc cuộc chiến giữa Thần Vishnu và Thần Indra, ông Praveen Mohan phát hiện ra một chi tiết mô tả một người phía Thần Indra sử dụng một vật kỳ lạ để quan sát Thần Vishnu. Vật thể đó được xác định là một ống kính viễn vọng.

Lịch sử khoa học hiện đại ghi nhận rằng kính viễn vọng được Hans Lippershey phát hiện ra vào năm 1608, cách đây 400 năm. Vậy làm sao người Campuchia có thể sử dụng chiếc kính này vào 900 năm trước?

Một điều kỳ lạ tương tự, ông Praveen Mohan cũng phát hiện tại ngôi đền Hoysaleswara ở Ấn Độ – được cho là xây dựng từ thế kỷ XII – có hình chạm khắc một trận chiến giữa 2 vị Thần, trong đó cũng có một người sử dụng kính viễn vọng để quan sát; còn có hình chạm khắc của những thứ như tên lửa chiến đấu.

Hai ngôi đền trên đều bằng đá, có kiến trúc cực kỳ phức tạp, được cho là xây dựng trong cùng một thế kỷ, ở 2 đất nước khác nhau; và cùng mô tả kính viễn vọng – một vật thể được coi là phi hiện thực tại thời điểm xây dựng. Điều này mang lại câu hỏi lớn cho giới khoa học hiện nay.

Nhưng đây chưa phải là điều kỳ lạ nhất…

5. Những hình thú đã tuyệt chủng

Trên bức tường đá tại Angkor Wat, ông Praveen Mohan đã phát hiện ra hình chạm khắc một con voi 4 sừng. Đây là loài thú có thật trong lịch sử và đã bị tuyệt chủng 2 triệu năm trước. Một bộ xương hóa thạch của loài thú này được tìm thấy ở Sulawesi, Indonesia và đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia nước này.

Ở một trụ đá tròn, ông Praveen phát hiện ra hình chạm khắc của một con thú khác với cái đuôi lúc nào cũng nằm ngang và cái đầu kỳ dị, gọi “linh cẩu răng” (Hyaenodon). Theo các nhà khoa học, thì những con linh cẩu này đã tuyệt chủng 26 triệu năm trước.

Vậy, vào 900 năm trước – khi ngành khảo cổ học còn chưa phát triển – làm thế nào mà những người thợ điêu khắc có thể nghĩ ra được những con thú đã tuyệt chủng này?

6. Những bí ẩn về thiên văn học

Hàng năm, cứ vào 2 ngày điểm phân (Equinox), tức khoảng ngày 20/3 và 20/9, các du khách có thể chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú duy nhất trong năm: cảnh mặt trời lên (lúc sáng ngày 20/3) hoặc xuống (lúc chiều ngày 20/9) vào đúng vị trí đỉnh tháp cao nhất của Angkor Wat – khi nhìn từ phía cổng vào của ngôi đền. Chỉ vào 2 ngày này mặt trời mới có thể đi vào đúng vị trí đó.

Làm sao mà những người Campuchia 900 năm trước có thể xác định được hiện tượng điểm phân và xây dựng Angkor Wat chính xác đến mức độ như thế?

Tại một công trình khác có khắc bức tranh, trong đó Thần Mặt Trời của đạo Hindu ngồi ở giữa và 9 người đang ngồi dưới chắp tay nhìn lên ông. Điều này mô tả hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời và 9 hành tinh lớn đang xoay quanh. Nhưng cần lưu ý rằng sao Hải vương mới được phát hiện gần 400 năm trước bởi nhà thiên văn học Galileo; còn sao Diêm vương thậm chí mới được phát hiện vào năm 1930. Cả 2 ngôi sao này không thể được nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có kính viễn vọng.

Vậy, vì sao mà những người thợ điêu khắc 900 năm trước ở Campuchia lại có thể có được những kiến thức thiên văn chuẩn xác; và có cả kính viễn vọng để quan sát được 2 hành tinh mới trong hệ Mặt Trời này?

7. Trung tâm của một thành phố tiền công nghiệp lớn nhất thế giới

Vào năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác – kết luận rằng quần thể Angkor là trung tâm của một thành phố tiền công nghiệp lớn nhất trên thế giới.

Thành phố này có một hệ thống cơ sở hạ tầng phức tạp – kết nối một khu đô thị rộng từ 1.000 đến 3.000km2, tới những ngôi đền nổi tiếng ở trung tâm của thành phố. Đây được coi là một “thành phố thủy lực” vì có một mạng lưới quản lý nước phức tạp, được sử dụng để ổn định, lưu trữ và phân tán nước một cách có hệ thống nhằm phục vụ sản xuất và sinh sống của lượng dân số từ 750.000 đến 1 triệu người.

Nếu thành phố này thực sự tồn tại vào những năm 1100, thì khi đó, chắc chắn Khmer là một nước hùng cường nhất thế giới, và văn minh của họ hẳn sẽ được lưu truyền đến ngày nay. Nhưng rõ ràng không phải thế.

Như vậy, chỉ có thể nghi vấn rằng thành phố “tiền công nghiệp” có chứa Angkor Wat là một thành phố tiền sử – được xây dựng bởi những người xuất hiện trước nền văn minh 5.000 năm lần này của chúng ta.

Vậy, ai là chủ nhân thực sự của Angkor Wat vẫn còn là câu hỏi bí ẩn?

Lịch sử nhân loại chứa đựng bao điều bí ẩn và hoàn toàn vượt xa khỏi trí tưởng tượng của con người hiện đại. Có lẽ chúng ta cần thoát khỏi lối tư duy cố hữu, những định kiến, có như vậy, ta mới có thể nhận thức và lý giải một cách rõ ràng và minh xác về nguồn gốc thực sự của những công trình bí ẩn như Angkor Wat.

Những trang văn đọc lại sáu quy luật căn bản và sáu dấu hiệu nhân tướng học để nhận biết chuyển pháp luân và thấu hiểu Trời Đất Người Sinh Linh trong thế giới chuyển biến. Angkor trong sự so sánh ấn tượng với Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec,  di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca  phía nam Mexico mời bạn đọc thêm CIMMYT tươi rói kỷ niệm & https://homepages.bluffton.edu/~sullivanm/mexico/oaxaca/montealban/introindex.html

NHA TRANG VÀ A. YERSIN
Hoàng Kim


Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam. Nha Trang đất và người, là mắt Ngọc trong quần thể di sản Phú Yên Khánh Hòa. Hoàng Kim có chùm ghi chép nhỏ ký ức vụn không quên trên vùng đất này: A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Sắn Việt Đất Ông Hoàng; Huyền thoại xứ Trầm Hương; Hòn Bà sông Nha Trang; Báu vật nơi đất Việt; Sắn lúa ở Phú Khánh; Hoa Đất Ngọc phương Nam. Đường xuân đời quên tuổi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm, Sáng mãi ngọc lưu ly.; chùa Thanh Lương Phú Yên; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Về với vùng văn hóa; Cát đá đất miền Trung; Ban mai đứng trước biển; Chuyện đời không thể quên; Kim Notes lắng ghi chú là ký ức vụn đời tôi về Phú Yên Khánh Hòa đất và người gồm trên 18 mẫu chuyện

Nha Trang là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

5 thoughts on “Angkor nụ cười suy ngẫm

  1. Pingback: Chào ngày mới 4 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống

  2. Pingback: Chào ngày mới 5 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống

  3. Pingback: Sân trước một nhành mai | Tình yêu cuộc sống

  4. Pingback: #cnm365 #cltvn 8 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống

  5. Pingback: #cnm365 #cltvn 9 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống

Bình luận về bài viết này