Chuyện về vua Hàm Nghi

Vua Ham Nghi.jpg

CHUYỆN VỀ VUA HÀM NGHI
#vietnamhoc; #CNM365; #dvkn
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ve-vua-ham-nghi/
Bài ca nhịp thời gian Run away with me https://youtu.be/_Bs4XcVufqY
Hoàng Kim


Vua Hàm Nghi  tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày  3 tháng 8 năm 1871 mất ngày 4 tháng 1 năm 1943, niên hiêu là Hàm Nghi từ khi làm vua  ngày  2 tháng 8 năm 1884 cho đến khi bị đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi ngày 25 tháng 11 năm 1888. Vua là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ba vị vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là các vua yêu nước chống Pháp  trong thời kỳ Pháp thuộc. Do những uẩn khúc lịch sử, ông Trương Thạc làng Minh Lệ là người Việt Nam duy nhất cuối cùng bên linh cữu vua Hàm Nghi.

Ông thất Phong lấy dì Phong là chị gái đầu của bà ngoại tôi, là họ hàng Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ. Tôi kể câu chuyện vua Hàm Nghi và ông Trương Thạc nhằm đối chiếu câu chuyện điền dã với những trang sử. Chúng tôi gọi ông Trương Thạc là ông thất Khiếng, vì ông Thạc có con đầu là o Khiếng, thứ là chú Trương Huế. Chú Huế nay ở Sài Gòn có con là Trương Hoàng Minh bác sĩ tiến sĩ trưởng khoa thận bệnh viện 115. Ông Trương Thạc là em ruột của ông nội anh Trương Minh Toản. Anh Toản là bạn học cùng thời với chị gái Hoàng Thị Huyền của tôi .

Bài viết này tổng hợp tư liệu từ sách Thời lửa đạn của ông Hoàng Hữu Thanh, sách về vua Hàm Nghi của nhà văn Hải Âu, tư liệu gia đình, một số thông  tin tộc Nguyễn, tộc Trương, Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ và đối chiếu sử liệu với Bách khoa Từ điển mở Wikipedia.

Tôi lưu thông tin để quay lại #vietnamhoc; #CNM365 #dvkn Nghiên cứu lịch sử, Hoàng Kim.

(*) Kim Notes lắng ghi chú Một gia đình yêu thương:Hoàng chi Mạc tộc có cụ Minh Sơn Hoàng Bá Chuân và cụ Nguyễn Thị Như Đồng sinh được bảy người con trai nay có các cụ lão thành Hoàng Thúc Cảnh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Quý Thận, Hoàng Gia Cương hẵn có biết thông tin liên quan. Chuyện về vua Hàm Nghi rất cần một chuyên khảo để thấu hiểu sâu sắc Việt Nam vận mệnh đất nước ở thời khắc lịch sử ấy. “Bông sen vàng” tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Sơn Tùng, Nhà Xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh V23/VN99/ 25/1241-99, từ trang 35 đến trang 99 đã lưu dấu những ẩn ngữ sự thật lịch sử quý giá ấy nhưng tiếc là chưa được giải mã đầy đủ. Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản có nhiều trầm tích lịch sử văn hóa về Nam /Bắc Bố Chánh của xứ Nghệ và xứ Thuận Hóa, Cao Biền trong sử Việt; Đá Đứng chốn sông thiêng, Nguồn Son nối Phong Nha; Bến Lội Đền Bốn Miếu, huyền tích Mạc Cảnh Huống, huyền thoại làng Trần thời hoàng hậu ở lại khi vua Trần Dụ Tông chết trận,.và bao chuyện khác của Quảng Bình đất và người; Bao nhân chứng và chứng tích lịch sử thời vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân để hiểu sâu sắc thêm bài thơ “Tưởng niệm” của Nguyễn Duy:”Mặt trời vẫn mọc đằng đông/ lăng minh quân vẫn dựng trong lòng người /bao triều vua phế đi rồi /người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ…Lớp hậu sinh thật lòng muốn được nghe chuyện kể … Chuyện về vua Hàm Nghi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ve-vua-ham-nghi

(**) Gấu Mèo Thức Khuya 6 9 2022 lúc 19:29 có chia sẻ một ít hình ảnh và thông tin ngắn:

“Dành cả chiều đọc về vua Hàm Nghi, phong trào Cần Vương 😳, quá nhiều tình tiết và drama, sao ngày xưa không người lớn nào kể tui biết 😔.

Vua Hàm Nghi, húy Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi năm 13 tuổi theo kế hoạch của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Hai người này muốn lập một người nhỏ tuổi để dễ định hướng tư tưởng chống Pháp. Ưng Lịch là con vợ lẽ, từ nhỏ không được ở trong cung mà sống cảnh dân dã với mẹ nên rất thích hợp. Xem ra các cụ đã chọn đúng.

Ban đầu, việc chống Pháp đối với vị vua trẻ còn rất bất ngờ và khiên cưỡng, nhưng sau một thời gian lăn lộn cùng gia đình Tôn Thất Thuyết ở chốn rừng thiên nước độc, ông đã dạn dày hơn thấm nhuần tư tưởng kháng chiến, trở nên chủ động hơn và nhiều lần xuống dụ kêu gọi đồng minh và nhân dân. Pháp dụ ông bằng lời hứa cho làm vua 4 tỉnh miền Trung nhưng ông hay nói “ta ưng chết trong rừng còn hơn làm vua trong vòng vây tỏa”. Chỉ tiếc là thời thế không cho phép ông làm lớn hơn, lực lượng lác đác lại còn bị đâm sau lưng bởi cận thần hộ giá Trương Quang Ngọc nên ông sớm bị bắt vào năm 17 tuổi.

Vào đêm bị chỉ điểm, Tôn Thất Thiệp lãnh nhiệm vụ bảo vệ ông bị bọn phản tặc bắn chết, Hàm Nghi thì bị tước gươm, bắt khiêng về cho giặc Pháp. Tôn Thất Đạm nghe tin vua bị bắt thì tự vẫn, khi Pháp tìm ra mộ ông thì bên cạnh còn thanh gươm còn sống ông vẫn dùng. Chuyện nhà Tôn Thất Thuyết rất buồn, các bạn có thể đọc riêng thêm.

Bởi vai trò quan trọng của Hàm Nghi, quân Pháp phải đối xử với ông ôn tồn, long trọng để còn dụng việc sau này, nhưng vua tỏ ra thờ ơ, bảo mình chẳng phải Hàm Nghi, bắt nhầm rồi, quan lại vào thăm cũng không nhận. Chiêu này của ông khiến Pháp lú hết một phen. Cho đến khi chúng điều một người thầy cũ vào, vua quen lễ đứng lên cung kính vái chào, bên địch mới kiểu gotcha finally 😒.

Tui nghĩ là tình thế lúc đó Hàm Nghi khá lẻ loi và tuyệt vọng nên ông có thái độ “theo mệnh Trời”. Ông cứ lẩm bẩm về điều đó khi bị bắt và từ chối không vào thăm Thái hậu bị bệnh. “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa”.

10 tháng đầu bị đày ở Algeria, cựu hoàng không chịu học tiếng Pháp, không muốn khuất phục, muốn nói gì thì có thông ngôn Trần Bình Thanh. Về sau, nhận thấy sự bất tiện, đồng thời có Pháp this Pháp that, ông cũng chịu học tiếng và vài năm sau đã rất sành sỏi.

Vì vẫn còn muốn dụng Hàm Nghi trong những việc sau này, bên Pháp tạo điều kiện sống tương đối thoải mái cho ông tại villa Ngàn Thông, nhưng mọi thư từ liên lạc từ quê nhà đều bị chặn. Hàm Nghi có lẽ đã sống một đời cô tịch và bất đắc chí. Trông có vẻ luxury nhưng thử nghĩ cảnh sống bị cô lập vắng tiếng mẹ đẻ, nghĩ về thất bại quá khứ, nước mất nhà tan, tui nghĩ ông cũng không chill lắm. Sau này cựu hoàng có xin chút quà Huế trong một dịp nào đó mà tui không nhớ.

Hàm Nghi có với Marcelle 3 người con theo thứ tự là Nguyễn Phúc Như Mai, Như Lý, Minh Đức như hình. Bà Như Mai và ông Minh Đức không có con, còn Như Lý kết hôn với một bá tước, trở thành bá tước phu nhân De la Besse, có 2 con trai và một con gái. Dù không dạy được con học tiếng Việt, vua vẫn cố tìm cách khác để con nhớ về nguồn cội. Bà Như Mai đi học ĐH ở Pháp vẫn ăn mặc như người Việt theo ý của cha.

Hàm Nghi qua đời vì ung thư dạ dày. Ông còn nằm ở Pháp, chưa về được VN.

Edit: Khóa comment. Các bạn muốn đá, khịa nhà nào phe nào thì vào group chuyên sâu lịch sử nhe. Với ai phàn nàn mình đệm tiếng nước ngoài thì chắc mới tới đây lần đầu nên bye bye.”

(***) Có ba ẩn ngữ khác ghi chú thêm: 1) Nhà thờ Huyện Sỹ đại hào phú Lê Phát Đạt, là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hạu. Nhà thờ này góc phải có giữ các tro cốt của một số người gửi, trong đó có tro cốt của Nguyễn Đức Trung là em vợ của Hoàng Kim 2) Vua Thành Thái có hậu duệ tên là cô Xuận (vợ của chú Sơn) ở khu Trung tâm , xã Hưng Thịnh huyện trảng Bom Đồng Nai , và vua Thành Thái cũng có hậu duệ là Nguyễn Hiền bạn học của Hoàng Kim ở Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, có nhiều thông tin về gia tộc vua Thành Thái và vua Duy Tân bên lề chính sử.

Ông Huyện Sỹ: Đại hào phú Sài Gòn là ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu
Nguồn: https://bianvn.com/ong-huyen-sy-dai-hao-phu-sai-gon-va-moi-quan-he-voi-nam-phuong-hoang-hau
Huyện Sỹ, ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, một trong tứ đại hào phú đất Sài Gòn xưa, là người giàu có bậc nhất thời bấy giờ.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Bốn đại gia này không chỉ giàu có nhất đất Sài Gòn mà còn là những người giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và xứ Đông Dương. Gắn liền với tên tuổi của bốn đại gia này là những giai thoại về sự giàu có đáng kinh ngạc, mà trong số đó, “Nhất Sỹ” – Huyện Sỹ, ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, là người giàu có bậc nhất.

Hiện Huyện Sỹ vẫn được lưu danh cùng với công trình chứng minh cho khối tài sản khổng lồ của mình là nhà thờ Huyện Sỹ. Ông có tên thật là Lê Nhất Sỹ, sinh năm 1841 tại Cầu Kho, Sài Gòn, nhưng quê quán ở Tân An, Long An trong một gia đình theo Công giáo. Thuở nhỏ, ông mang tên thánh là Philipphê. Huyện Sỹ được các tu sĩ người Pháp đưa sang du học ở Pénang, Malaysia. Ở đây, ông Sỹ được học các ngôn ngữ: như tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ. Do tên của ông trùng tên với một người thầy dạy nên người thầy đã đổi tên Sỹ thành Lê Phát Đạt.

Khi về nước, ông Lê Phát Đạt được Chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi từ năm 1880 thì làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Mặc dù đã đổi tên nhưng bà con lối xóm vẫn gọi ông bằng cái tên cúng cơm là Sỹ. Cũng bởi vậy, cái tên Huyện Sỹ Lê Phát Đạt đã gắn bó với số phận của ông.

Mặc dù xuất thân trong một gia đình không quá giàu có nhưng đến đời của Lê Phát Đạt thì ông đã nhanh chóng trở thành người giàu có bậc nhất đất Sài Gòn. Theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” thì việc phất lên nhanh chóng của ông Lê Phát Đạt có không ít yếu tố may mắn.

Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đầu giá. Bấy giờ, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận e nỗi quan và triều đình Huế khép tội theo Pháp, vả lại cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội…Không dè bởi đất không ai nhìn, nên Pháp lập Hội đồng Thành phố, Ủy ban Điền thổ rồi đưa nhau đi khám xét từng vùng. Đến chỗ nào địa thế tốt, thì những ủy viên bản xứ nhận là của mình: “Ùy” một tiếng! Đến chỗ nào nẻ địa thì lắc đầu, tiếp theo nói “Nông” cũng một tiếng! Chung quy chỉ học hai tiếng “Ùy”, “Nông” mà có ông Lê Phát Đạt lập nghiệp truyền tử lưu tôn.

Nhà thờ Huyện Sỹ.

Trận bão năm Giáp Thìn, tức năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm chủ chính thức, mà có ai thèm đâu… Thế rồi, nài ép Lê Phát Đạt, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền. Ông trở nên giàu có nhanh chóng.

Mặc dù giàu có như vậy, nhưng trong nhà ông Lê Phát Đạt có treo câu đối dạy đời:

Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách

Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ

Bên cạnh đó, cũng có những lời đồn rằng ngôi nhà lầu đồ sộ của Huyện Sỹ tại Tân An, nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định đã được cất trên thế đất hàm rồng nên gia đình ông trở nên giàu có, danh vọng bậc nhất thời đó.

Có một số ví dụ để mô tả sự giàu có của ông Huyện Sỹ:

Ngày nay, nếu đi bằng xe máy từ nhà thờ Huyện Sỹ đến nhà thờ Hạnh Thông Tây phải mất gần một tiếng, đủ thấy vùng đất của Huyện Sỹ mênh mông chừng nào. Không chỉ có thế, các con của Huyện Sỹ như bà Lê Thị Bính – mẹ của Nam Phương hoàng hậu, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều là những đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và Đồng Tháp Mười.

Riêng trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ thuộc hàng dân dã, không là “hoàng thân, quốc thích” được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.

Mức độ giàu có của gia đình Huyện Sỹ còn được đồn thổi là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Vậy nên, mới có câu chuyện là vào năm 1934, nhân dịp gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu về Huế làm Hoàng hậu, Lê Phát An đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu đồng tiền mặt để làm của hồi môn.

Nếu quy đổi thì 1 triệu đồng lúc bấy giờ có giá vàng khoảng 50 đồng/lượng. Vậy nên món quà này tương đương 20.000 lượng vàng. Gia đình Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, rể của Huyện Sỹ cũng giàu có hơn vua Bảo Đại. Trong đời làm vua của mình, vị hoàng đế thích ăn chơi Bảo Đại thường dùng tiền của vợ nhiều hơn của hoàng gia. 

Sự giàu có của Huyện Sỹ Lê Phát Đạt cho đến nay vẫn còn thể hiện một cách rõ nét qua các công trình xây dựng, một trong số đó chính là nhà thờ Huyện Sỹ. Ngôi nhà thờ này đã được ông Huyện Sỹ hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, tính theo thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 ngàn đồng bạc Đông Dương.

Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier, đến năm 1905 thì nhà thờ được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis, nay là đường Nguyễn Trãi và Frère Guilleraut, nay là đường Tôn Thất Tùng.

Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này.

Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá Granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn, tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý.

Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá Cẩm Thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh, ngọn tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois.Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm, gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse. Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh. Nhà thờ có chiều dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m.Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng. Vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt một gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa.

Ông Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này. Gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá Cẩm Thạch được trang trí hoa văn.

Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá Cẩm Thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.

Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài với tóc búi cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và Anna Đỗ Thị Thao. Cho đến nay, công trình này vẫn được xem là một điểm đến thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc đời của đại gia giàu có bậc nhất đất Sài Gòn xưa. Nguồn: DV

Gia đình hoàng tử Vĩnh Giu Hậu duệ vua Thành Thái – Hoàng tử bơm xe, hoàng thân chạy xe ôm (Nguồn: https://bianvn.com/van-minh-co-dai/hau-due-vua-thanh-thai-hoang-tu-bom-xe-hoang-than-chay-xe-om)

Thành Thái (14 tháng 3 năm 1879 – 20 tháng 3 năm 1954), тên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân , là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, ông tại vị từ 1889 đến 1907. Do tinh thần dân tộc, không chịu khuất phục trước cai trị của Pháp, năm 1907 ông bị lưu đày. Đến năm 1947, ông về lại quê hương sau 31 năm lưu đày ròng rã thì vương triều ngày nào nay đã phân tán, các con ông là hoàng tử thì nay cũng thất lạc mỗi người một nơi.

Vương triều đã không còn “Con vua thất thế lại ra quét chùa” câu nói ấy trở nên tả đúng với hoàn cảnh của vị hoàng тử thứ 7 – Nguyễn Phước Vĩnh Giu. Sau sự tan rã của triều đình, các hoàng tử cũng bị chia cắt và lưu lạc, khi ấy hoàng tử Nguyễn Phước Vĩnh Giu cùng con cháu vương triều sống rải rác khắp nhiều tỉnh miền Tây.

Không chỉ hoàng тử Vĩnh Giu mà con ông, tức cháu nội vua Thành Thái là ông Nguyễn Phước Bảo Tài (sinh năm 1964),  cũng chịu một sống cơ hàn không kém. Ông Nguyễn Phước Bảo Tài đang sống ở gần con rạch Ba Hiệp (ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Cần Thơ).  Nơi ở của vị hoàng tôn ấy là căn nhà nhỏ với lối vào là con đường mòn sâu hun hút dọc theo con rạch, hai bên cỏ dại mọc ngang người. Không còn mái son cung điện uy nga, nơi “thâm sơn cùng cốc” này lại  sống và là nơi thờ tự của một vị vua, một hoàng tử.

Ghé thăm nhà ông Bảo Tài, hình ảnh đầu tiên là bàn thờ tuy đơn sơ nhưng lại toát lên vẻ trang trọng với di ảnh là vua Thành Thái chỉnh tề trong áo bào màu đỏ, đội mũ xung thiên (loại mũ chỉ dành cho vua triều Nguyễn), phía dưới là di ảnh của hoàng tử Vĩnh Giu, phong thái rất trí thức với áo vest và cặp kính trắng. Khi được hỏi ông Bảo Tài hiểu khá rõ những chuyện “thâm cung bí sử” của gia tộc mình cũng như những chuyện mà cha ông và ông nội đã trải qua”, mà theo cách nói của ông là “Tôi sống cùng cha từ nhỏ nên biết nhiều chuyện về cha và ông nội, cả những ngày bị lưu đày ở tận châu Phi”. Trước đây khi còn sống, cha ông, tức hoàng тử Vĩnh Giu thường kể chuyện về ông nội cho ông nghe.

Số phận của con cháu vua Thành Thái đa phần chua chát, người chạy xe ôm, người bán vé số, người làm bảo vệ. Được mệnh danh là hoàng tử con vua nhưng ông Nguyễn Phước Vĩnh Giu (sinh năm 1922) lại chưa từng được một ngày sống trong cảnh nhung lụa, áo mặc đến tay cơm dâng tận miệng. Vương triều tan rã, ông phải bôn ba nhiều việc để kiếm sống: từ công nhân cầu đường, mở hiệu sửa chữa xe đạp, đóng bàn ghế, làm thêm ở một số phòng trà, quán bar rồi cuối đời chếт trong cảnh nghèo khó.

Ngày trẻ tuổi, vua Thành Thái được học cả chữ Nôm, chữ Hán và tiếng Pháp, đọc nhiều sách vở. Ông còn cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học cả lái ca nô, xe hơi, làm quen với vǎn minh phương Tây. Là vị vua gần gũi với dân chúng, ông thường xuyên đi vi hành.Ông để ý đến cả các loại vũ khí, đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris) vẽ cho ông các khẩu súng Pháp. Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Thành Thái làm thơ không nhiều, nhưng có những bài xuất sắc. Ông cũng ham vǎn nghệ, đánh trống tuồng khá thành thạo, có khi lên đóng một vài vai tuồng ở Duyệt Thị Đường. Có thể nói Thành Thái là người có hiểu biết khá toàn diện.

Bởi vậy, dù bị Pháp khống chế gắt gao nhưng ông là một vị vua có tinh thần dân tộc và nhận kết cục bị ép thoái vị, đày đi nước ngoài. Sau khoảng thời gian cấm chế và bị quản thúc ở Vũng Tàu, năm 1916 vua và toàn bộ gia tộc bị lưu đày ra đảo Réunion ở châu Phi, một thuộc  địa của Pháp.

“Ở đó ông nội thuê một căn nhà, sống khá khép kín, sinh thêm được bảy người con, trong đó có cha tôi”, ông Tài nói. Vị hoàng tôn này cho biết thêm, dù bị lưu đày nhưng vua Thành Thái vẫn giữ được một lối sống nề nếp, gia phong, phân công việc rạch ròi cho từng người. “Khi đó cha tôi có nhiệm vụ lo bữa ăn sáng cho ông nội và tìm lá trầu. Khi đó tìm lá trầu rất vất vả, chỉ vài gia đình người Việt sống ở đó trồng cây trầu làm kiểng, cha thường ghé đến mua”, hoàng tôn nhớ lại. Dù bị lưu đày nhưng vua Thành Thái không xao nhãng chuyện học hành của con cái, ông xin con vào học ở một chủng viện Thiên chúa giáo, nơi dành cho người nghèo và dân bản địa. Ngoài ra, ông tự dạy tiếng Hán và tiếng Pháp cho con. Vua Thành Thái từng bị Pháp bắt đi lưu đày 31 năm ở châu Phi. “Bà nội tôi là Hoàng phi Chí Lạc, người xứ Huế, rất cam chịu, đảm đang, giỏi thơ văn. Để hướng con cái nhớ về cội nguồn dân tộc, bà dạy cha và các cô chú bác tôi nói tiếng Việt, viết chữ Nôm; ngoài ra còn dạy múa hát, đàn ca sáo nhị. Sau này về già, cha tôi vì thế vẫn giữ thói quen hay ngân nga đàn sáo”, vị hoàng tôn nhắc lại trong niềm tự hào. Sau 31 năm bị lưu đày, năm 1947 vua Thành Thái được thực dân Pháp cho về nước, nhưng thành viên trong gia đình bị chia rẽ, không được sống chung.

Bản thân cựu hoàng sống ở Vũng Tàu, đến khi mất được rước về Huế chôn cất cùng tổ tông. Trong khi đó, các hoàng tử mỗi người phiêu bạt một nơi, tất cả đều được chính quyền bảo hộ theo dõi gắt gao. Thực dân Pháp còn triệt tiêu đường học hành của con cháu cựu hoàng, thực hiện chính sách “ngu dân” để trừ hậu họa. Hậu duệ vương triều này không được học hành tử tế, cũng là nguyên nhân khiến sau này nghèo khó vì không có nghề nghiệp, việc làm.

Sau một thời gian được sống với cựu hoàng ở Vũng Tàu, năm 1949 hoàng тử Vĩnh Giu bị ép xuống Cần Thơ. “Ba tôi kể, khi mới xuống đây bị Pháp theo dõi “nhất cử nhất động”. Nhờ người dân che chở nên ông được an toàn. Sau 6 tháng, ông xin được vào làm công nhân ở ty công chánh chuyên làm cầu đường”, ông Tài nhớ lại. Sau mấy chục năm bôn ba khắp miền Tây làm công nhân xây dựng cầu đường, ông tha thẩn về ở rể trên đường Phan Đình Phùng (phường An Lạc, quận Ninh Kiều, Cần Thơ), trưng biển sửa chữa, bơm vá xe đạp. Cuộc sống càng thêm khó khăn khi vợ chồng hoàng тử sinh đến 6 người con trai và 1 con gái. “Để có tiền nuôi chúng tôi, má bán mía lạnh, chuối nướng ở trước cửa nhà. Còn ba ngoài sửa xe đạp còn đi mua ve chai, đóng bàn ghế cho những người chở cá ở chợ. Nhờ ca hát, vũ công giỏi, đặc biệt có khiếu đánh đàn tỳ bà, đàn tranh nên ban đêm ba tôi đi làm thêm ở một số phòng trà, quán bar kiếm thêm tiền”, ông Tài nhớ lại.

Hoàng тử Vĩnh Giu, con vua Thành Thái, tuy phải sống trong nghèo đói nhưng vẫn giữ được phong thái nho nhã, đạo mạo của hoàng tộc. Ông Tài cho biết, cả gia đình ông sống ở Cần Thơ đến 50 năm mà không ai biết cha con ông là hậu duệ vua Thành Thái. Chỉ đến khi vào khoảng năm 2005, khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ghé thăm ông Vĩnh Giu, mọi người mới giật mình biết chuyện.

“Cha tôi sống ẩn dật và kín tiếng, chỉ nói những gì cần nói”, ông Tài nhớ về cha. Có lẽ được trực tiếp vua cha dạy dỗ trong thời gian lưu đày, ông Vĩnh Giu vẫn giữ được phong thái của một hoàng tử, dù thất thế. Dù phải làm những nghề không được nhiều người coi trọng, sống trong nghèo khó nhưng ông vẫn giữ được cho mình một lối sống kiểu cách, nho nhã. “Cha tôi từ nhỏ đến lúc mất chỉ ăn bằng dĩa chứ không ăn bằng chén bát như những người bình thường. Đôi khi bữa ăn rất đơn giản, chỉ cần một dĩa cơm với bát muối ớt, bát mỡ hành. Đặc biệt cha tôi thích ăn bánh mì chấm sữa và khoai tây chiên”, ông Tài hồi tưởng. Những buổi sáng và chiều tối, ông hay đeo giày tнể thao, mặc quần cộc, áo phông đi tập thể dục, uống cà phê thư giãn. Những lúc rảnh rỗi, vị hoàng tử này mở đài phát thanh nghe tình hình thời sự, thậm chí còn nghe cả đài tiếng Pháp. “Cha tôi hay theo dõi mảng chính trị thế giới, đọc vanh vách tên và tiểu sử các vị nguyên thủ quốc gia, những người nổi tiếng thế giới. Ông không chỉ nghe, mà còn đoán biết được xu thế thời cuộc”.

Tuy bị lưu đày và sống ở đảo xa lạ nhưng con cái sinh ra đều được dạy tiếng Việt chu đáo và trong nhà chỉ nói tiếng Việt. Khi mới sang đảo, chính quyền Pháp bố trí cho vua Thành Thái và vua Duy Tân mỗi người một ngôi biệt thự, chu cấp chi phí sinh hoạt đầy đủ. Tuy nhiên, có 2 điều kiện: Không được tự tiện ra sân bay, bến cảng và vật dụng trong nhà hư hỏng phải giữ lại báo cáo để đổi thứ mới.

Vua Thành Thái không chấp nhận nên ở được 2 năm, ông mướn một trang trại có căn nhà gỗ rộng lớn, đưa gia đình ra ở. Ông Vĩnh Giu sinh ra trong căn nhà gỗ này, tình yêu với cô kế toán diễn ra trước cổng căn nhà gỗ. Lúc nhỏ, ông theo anh trai đi học chữ ở trường dòng (con cháu hoàng tộc nhưng từ đời ông Vĩnh Giu về sau lại theo đạo Thiên Chúa), lớn lên sang cơ quan công chánh học nghề và đã hành nghề cầu đường trên đảo. Anh em ông là những trang công tử khỏe mạnh, gan góc, từng lập chuồng nuôi ngựa và tham gia đua ngựa có bận cả 3 anh em cùng thắng giòn giã. 21 tuổi các ông mới được vua Thành Thái cho phép tự do ra ngoài và viết thư hẹn hò yêu đương và các ông đã làm nhiều cô gái trên đảo say mê. Tình yêu trên đảo Réunion của ông Vĩnh Giu phải vượt qua nhiều khó khăn.  Người yêu của ông là cô gái gốc Pakistan, nhân viên kế toán của một công ty xuất nhập khẩu có trụ sở đối diện với nhà của ông. Họ yêu nhau say đắm và sinh được 2 con trai vào năm 1944, 1946. Nhưng tình duyên của họ không được vua Thành Thái chấp nhận (vua Thành Thái ghét Tây) nên khi về Việt Nam, ông Vĩnh Giu không được đưa theo. Vua Thành Thái  rất nghiêm khắc. Trước khi về nước, Hoàng тử Vĩnh Giu có 2 con trên đảo Réunion. Năm 1958 ông nhận được thư của con trai đầu Augrustin báo tin mẹ và em trai cậu đã qua đời tại đảo Réunion. Thời trước 1975, ông còn khá giả, muốn gửi ít tiền sang cho con nhưng do địa lý xa xôi nên không thực hiện được. Cũng từ đó, ông bặt tin con.

Ký ức về vua cha

Từ tháng 6/1948 đến tháng 7/1949, ông Vĩnh Giu được Pháp bố trí làm phó giám thị một nhà tù giam chính trị phạm ở Vũng Tàu. Ông làm nhiều việc nới lỏng chế độ hà khắc giúp cho tù nhân đỡ khổ. Với tù nhân nữ, ông cho tắm ngày 2 lần và mở cửa thông gió phòng giam. Với tù nhân biết tiếng Pháp, ông đưa lên làm việc ở văn phòng và những người này đã tổ chức liên lạc, tiếp tế rất tốt cho cả trại tù. Chỉ một năm, thực dân Pháp phát hiện việc làm của ông, lập tức đưa ông xuống Cần Thơ. Năm 1950 ông cưới vợ ở Cần Thơ rồi sống ở đây đến lúc qua đời năm 2007. Những ngày đầu sau năm 1975, không có việc làm, ông Giu phải sống nhờ người em bên vợ. Ngày ngày, ông bơi xuồng qua sông Cần Thơ, len lỏi khắp địa bàn Hưng Phú, tìm mua những chiếc xe đạp cũ về sửa chữa lại, bán kiếm tiền nuôi vợ và bầy con. Ông kể: “Biết tôi vất vả, có người cùng hoàng tộc gửi thư về xin bảo lãnh cả gia đình sang Mỹ, nhưng tôi dứt khoát không đi. Trước đó, Chính phủ Pháp cũng có văn bản gửi sang cho phép chúng tôi trở về đảo Réunion bất cứ lúc nào, nhưng tôi cũng đã từ chối!”. Ông giải thích lý do từ chối: “Đơn giản, tôi là người Việt Nam”.

 Hoàng тử Vĩnh Giu có 7 người con, 6 trai, 1 gái. Con trai trưởng là Nguyễn Phước Bảo Bời. Người được học nhiều nhất là con gái thứ hai Công Tôn Nữ Thanh Các. Trước năm 1975, cô đang là sinh viên Văn khoa, nhưng rồi chuyện học dở dang và sau đó đi làm phụ bếp. Người con thứ ba, ông Nguyễn Phước Bảo Thọ, mưu sinh bằng nghề xe ôm. Anh kế của Thọ là Nguyễn Phước Bảo Cao cũng chạy xe ôm tận quê vợ ở Đà Lạt. Kế đến ông Nguyễn Phước Bảo Lộc làm bảo vệ cho xí nghiệp nhựa tư nhân tại Cần Thơ. Nguyễn Phước Bảo Hoàng thất nghiệp. Con trai út là Nguyễn Phước Bảo Tài, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về, lập gia đình, nhưng vì ông túng thiếu quá nên vợ đã bỏ, sau đó đi làm phụ hồ. Sau đó ông lấy vợ lần thứ 2, làm nghề chạy xe ôm và vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói. Như vậy cả gia đình của vị hoàng tử này đều lâm vào cảnh khốn khó.Hoàng тử Vĩnh Giu đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 18/3 năm 2007.

Gặp lại Bảo Tài khi anh đưa đứa con duy nhất – Nguyễn Phước Thanh Tuyền đi Bệnh viện Nhi đồng 1 để trị bệnh bại não bẩm sinh, ông Bảo Tài nhìn càng thêm tiều tụy. Cuộc sống khổ cực lam lũ khiến ông già cỗi, hắt hiu. Ông cho biết: Thanh Tuyền thiếu khả năng tự tư duy và đi lại, thỉnh thoảng bé lại bị co giật, té ngửa. Lúc chào đời, bé chỉ cân nặng 0,9 kg. Bác sĩ khuyên phải chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt mới hy vọng bé phát triển bình thường nhưng vợ chồng ông làm đầu tắt mặt tối mà chỉ đủ mua cho con được 4 hộp sữa giấy loại rẻ tiền. Có lần nghe người mách về một loại sữa bột bổ não gì đó, Bảo Tài cũng muốn cho con dùng thử nhưng khi đến tiệm, ông đành tiu nghỉu ra về vì không đủ tiền mua. “Bác sĩ nói cháu nó bị bại não. Hồi mang bầu, mẹ nó bị sốt cao chắc làm ảnh hưởng. Chi phí khoảng 15 triệu đồng. Bác sĩ khuyên nên cho cháu nhập viện nhưng vợ chồng tui chưa có tiền. Đành mang cháu về quê đã” – ông buồn rầu. Ông Bảo Tài cho biết thêm, hiện vợ chồng ông đang sống ở Cái Răng, Cần Thơ, ông chạy xe ôm, bà phụ bán cơm bụi. Hai vợ chồng chung lưng đấu cật cũng chỉ kiếm được chừng hơn trăm nghìn, vừa đủ sống tằn tiện. Đứa con bệnh tật từ lúc chào đời khiến cảnh nghèo càng thêm lay lắt.

Hoàng thân Bảo Tài sinh năm 1964, đến năm 2004 lấy vợ và sinh được bé gái Nguyễn Phước Thanh Tuyền. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Bích Thủy, cũng con nhà nghèo miền sông nước. Ông cùng vợ sống trong ngôi nhà có đến 3 đời họ Nguyễn Phước cùng chung sống trong một con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Chật chội khổ cực trăm bề, gia đình nhỏ dắt díu nhau về quê vợ ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền cách đó tầm hai chục cây số mượn đất cất nhà ở tạm. Những ngày đầu, vốn liếng không có, cục đất chọi chim cũng không. Năm 2005, những người đi cùng đoàn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Hoàng тử Vĩnh Giu, thấy ông nghèo khổ nên tặng cho một chiếc xe máy cũ. Ông dùng làm phương tiện mưu sinh từ đó đến nay. Vợ ông lúc đầu phải bán vé số ở chợ. Được bao nhiêu tiền dành cả cho việc thuốc thang chạy chữa cho đứa con tật nguyền. Tháng 2.2014, dì vợ của Bảo Tài thương tình cho vợ chồng ông miếng đất 32 m2. Một doanh nghiệp ở Cần Thơ đầu tư 42 triệu đồng cất căn nhà cấp bốn tặng hai vợ chồng. Gia đình nhỏ thoát cảnh chòi lá nhưng niềm vui chưa lâu thì bệnh tình cháu bé trở nặng. Vợ chồng ông quần quật cả ngày nhưng vẫn không thể nào thoát khỏi cảnh đời éo le… Nỗi niềm hoàng thân hồi còn ở nhà căn nhà tranh vách lá rộng chừng 20 m2, nằm khuất trong một xóm nghèo heo hút, gia sản ông Bảo Tài không có gì đáng giá, ngoài một số kỷ vật của gia chủ. Trong đó, có cả cặp nạng gỗ mà ông đã từng sử dụng khi ông bị tai nạn nghề nghiệp gãy chân. Kệ thờ được chắp vá từ nhiều mảnh gỗ vụn đặt trang trọng hai bức ảnh vua Thành Thái lúc còn trên ngôi và khi bị đày ở đảo Réunion, phía dưới là ảnh ông Nguyễn Phước Vĩnh Giu và hoàng phi Chí Lạc. Đến khi chuyển sang căn nhà cấp bốn, tài sản vật dụng cũng không mấy thay đổi. Tôi thấy ông vui khi bàn thờ gia tộc được sáng sủa, sạch sẽ hơn.

Ông kể: “Hồi trước đại gia đình có đến gần 20 người nhưng chỉ anh hai Bảo Bời là có việc làm ổn định, những người con trai còn lại đều chạy xe ôm hoặc làm thuê. Không có tiền mua xe, nhiều người phải thuê để chạy. Năm 2007, cha tôi mất, 2 năm sau thì anh Bảo Bồi cũng theo ông”. Đến nay, những người trong gia đình Nguyễn Phước ở Cần Thơ đã dần vượt qua được khó khăn nhờ con cháu họ lớn lên có việc làm ổn định. Riêng ông Bảo Tài, nghèo đói cực khổ bám nhẵng lấy ông như một lời nguyền. Cháu bé Nguyễn Phước Thanh Tuyền bị bại não bẩm sinh chưa có tiền chữa trị tuy cực khổ như thế, ông chưa bao giờ kêu ca với ai về cảnh đời. Ông Bảo Tài chưa bao giờ nhắc chuyện thân thế hoàng tộc của mình. Những nơi vợ chồng ông đến, người ta chỉ thấy một đôi vợ chồng lam lũ nhưng hiền lành cam chịu. “Trong thâm tâm, tôi luôn tự hào về các bậc tiền nhân của mình và tự nhủ với lòng phải sống sao cho xứng đáng với họ. Cha cũng như ông nội tôi và bác là vua Duy Tân đều là những người bất khuất trước kẻ thù xâm lược và không màng danh lợi” – ông Bảo Tài nói. “Chính niềm tự hào ấy là sức mạnh giúp tôi nỗ lực trong cuộc sống dù có nghèo khổ và bất hạnh đến đâu chăng nữa”. “Có lần ông khách xe ôm đọc báo thấy mình nói ông mà có dính dáng tới vua chúa à? Cháu vua sao khổ dữ vậy?. Mình chỉ cười qua chuyện thôι” – ông nói – “Quan trọng mình là ai chứ không phải xuất thân như thế nào. Bây giờ chỉ mong chạy được nhiều cuốc xe ôm, có thêm tiền chạy chữa cho con thôι chú à”.

Bà Nguyễn Bích Thủʏ, vợ ông Bảo Tài kể: Bận đi làm nên hai vợ chồng phải gửi cháu cả ngày cho người dì giữ hộ. Cháu vẫn nhận thức được nhưng chậm, đôi khi muốn nói vài từ đơn giản cũng phải suy nghĩ hồi lâu mới cất tiếng được. Do không  thể chơi đùa nên cháu chỉ thích ngồi xem tivi. Có lần cháu phát bệnh mà trong nhà không có tiền, nhìn đi nhìn lại chỉ còn chiếc tivi, ông đành mang đi cầm lấy 200.000 đồng để mua thuốc. Chủ tiệm cầm đồ thấy ông khổ quá mới đồng ý cầm chứ chiếc tivi ấy có bán cũng chẳng được giá như vậy…

Bà nghẹn ngào chia sẻ: “Tui lấy chồng vì thương ổng chứ cũng đâu nghĩ tới chuyện con cháu vua chúa gì. Vợ chồng tui cực khổ cả đời rồi, giờ chỉ mong sao trời thương cho con chúng tôi mạnh khỏe. Vợ chồng tui bây giờ chỉ có nó là tài sản lớn nhất tнôι”

Nguồn: GX

Hoàng hậu Nam Phương đã qua đời như thế nào?
Nguồn: https://bianvn.com/hoang-hau-nam-phuong-da-qua-doi-nhu-the-nao/

Được biết đến là hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, người phụ nữ xuất thân trong gia đình quý tộc giàu sang này đã có một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh.

Hoàng hậu Nam Phương tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính và là cháu ngoại ông huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Gia đình bà theo đạo Thiên Chúa, quốc tịch Pháp.

Năm 1926, Nguyễn Hữu Thị Lan, khi đó 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9/1932, sau khi thi đậu tú tài toàn phần, bà về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime.

Về Việt Nam được gần một năm, khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace do Toàn quyền Đông Dương Pasquier và viên Đốc lý thành phố Đà Lạt Darle sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.

Hoàng đế trẻ bị người con gái mặc áo dài lụa màu thiên thanh, gương mặt thanh thoát không trang điểm cuốn hút. Bảo Đại say mê bà. Họ đã gặp lại nhau nhiều lần sau buổi hội ngộ đầu tiên ấy. Bảo Đại sau này viết lại trong hồi ký rằng: “Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê”.

Ðám cưới của vua Bảo Đại với nữ lưu tràn trề hương sắc đã diễn ra tại Huế ngày 20/3/1934 khi chú rể 21 tuổi, cô dâu 19 tuổi. Ngay ngày hôm đó, Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương, có nghĩa là “Người con gái phương Nam”.

Lần đầu tiên trong lịch sử nhà Nguyễn có một phụ nữ xuất hiện giữa triều đình. Hoàng hậu Nam Phương mặc áo thụng, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện đính 9 con phượng bằng vàng thật và nhiều ngọc châu óng ánh. Bà đi đến giữa tấm thảm, cả triều đình vái chào.

Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ vua triều Nguyễn. Mười hai đời vua Nguyễn trước kia, vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậụ. Vua Bảo Đại được tiếp thụ văn hoá Phương Tây, cũng bãi bỏ chế độ cung tần mỹ nữ ở hoàng cung, theo lối sống gia đình truyền thống của đạo Thiên chúa một vợ một chồng.

Sau lễ cưới, vua Bảo Đại cùng Hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện này xây cất từ thời vua Khải Định nhưng được sửa chữa và tân trang các tiện nghi phương Tây vào đầu triều vua Bảo Đại.

Những ngày tháng sau khi kết hôn, Bảo Đại rất yêu thương bà. Lúc chưa bận bịu con cái, Bảo Đại đi đâu cũng sóng bước cùng Nam Phương, nhiều khi ông còn tự tay lái xe đưa bà đi thăm thú các danh lam thắng cảnh của đất nước.

Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại sau đó có với nhau 5 người con, 2 hoàng tử và 3 công chúa. Thường ngày, ngoài việc chăm sóc dạy dỗ con cái, thỉnh thoảng Hoàng hậu Nam Phương cùng các quan bộ Lễ bàn thảo các lễ lạc trong cung đình, lo việc cúng giỗ và rất chu toàn bổn phận làm dâu.

Với tư cách Hoàng hậu, Nam Phương đã giúp vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp quốc khách, giao thiệp với Pháp. Những lần Bảo Đại đón tiếp khách quốc tế trọng thể đều có sự hiện diện của Hoàng hậu Nam Phương. Đây là một điều hiếm có vào thời đó.

Nam Phương còn là vị đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm công tác khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Theo lời nữ sĩ Đạm Phương sau này kể lại thì có lần Hoàng hậu Nam Phương bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo dục đem môn Nữ công gia chánh vào học đường. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà dòng Cứu Thế.

Hoàng hậu Nam Phương với Hoàng tử Bảo Long và Công chúa Phương Mai.

Hưởng ứng cách mạng tháng Tám năm 1945, trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, vào ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị và trao ấn kiếm cho ông Trần Huy Liệu – đại diện Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 9/1945, Bảo Đại ra Hà Nội nhận chức cố vấn tối cao trong chính phủ. Hoàng hậu Nam Phương và 5 người con rời Đại Nội về sống ở cung An Định bên bờ sông An Cựu. Hoàng hậu được mời tham gia nhiều hoạt động ủng hộ Cách mạng như tham gia “Tuần lễ vàng” quyên góp vàng bạc làm chiến phí chuẩn bị đương đầu với sự trở lại Việt Nam của thực dân Pháp.

Lúc này, ông cố vấn Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng Bảo Đại lao vào con đường ăn chơi tráng tác với nhiều ngườiphụ nữkhác, không còn quan tâm mấy tới người vợ hiền thục nơi kinh đô Huế.

Tháng 12/1946, tình hình chính trị và quân sự giữa Việt và Pháp rất căng thẳng, chiến tranh tới gần. Cựu Hoàng hậu Nam Phương cùng 5 con sống trong cung An Định trong khi mẹ chồng cũng đã tản cư, cảm thấy hoang mang và tuyệt vọng.

Năm 1947, bà quyết định đưa các con sang Pháp. Thời gian đầu, mẹ con cựu Hoàng hậu sống ở lâu đài Thorenc tại Cannes. Bà gửi các con vào trường trung học Couvent des Oiseaux, nơi bà từng học thời con gái.

Hằng ngày, ngoài việc chăm sóc con cái, bà thường đọc sách báo hoặc chăm sóc hoa lá trong vườn, buổi tối thì chơi piano cho các con nghe. Những ngày lễ, mấy mẹ con cùng ra phố xem phim hoặc mua sắm.

Về sau, Nam Phương rời Cannes, dọn về ở lâu đài Domain de la Perche ở vùng quê Chabrignac, cách Paris chừng 400 – 500km. Trang trại lớn với 160 mẫu đất, một đàn bò gần trăm con. Lâu đài cách nhà dân khá xa, hàng xóm ít qua lại.

Hai con tem có in hình Nam Phương Hoàng hậu.

Trong những năm sống ở Charbrignac, Nam Phương rất ít ra ngoài giao lưu. Thi thoảng lắm bà mới lên Paris thăm các con, còn các hoàng tử, công chúa cũng chỉ về thăm mẹ ít ngày trong những dịp hè. Bảo Đại thì rất hiếm khi đến đây, một năm chỉ ghé qua một, hai lần rồi lại đi ngay. Lần về lâu nhất của ông là đám cưới của con gái Phương Liên cũng chỉ là vài ngày.

Căn bệnh tim của Nam Phương ngày càng nặng. Vào ngày 14/9/1963, sau khi ra ngoài chơi, bà đi tắm và sau đó cảm thấy đau cổ, sốt. Bác sĩ đến khám, cho biết bà chỉ viêm họng nhẹ. Rồi cơn khó thở mỗi lúc một tăng, bà đã qua đời khi bác sĩ chưa đến kịp. Trong giờ phút lâm chung, ngoài những người giúp việc, bên cạnh bà không có một người thân nào. Đám tang cựu Hoàng hậu Nam Phương diễn ra vào ngày 15/9/1963 cũng không có mặt cựu hoàng Bảo Đại..

Mộ của Nam Phương hiện nay vẫn nằm tại nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac, trên bia có dòng chữ tiếng Pháp, dịch là: “Nơi đây an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam – bà Jeanne – Mariette Nguyễn Hữu Hào, 4/12/1914 – 15/9/1963), mặt sau ghi dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ”.

Nguồn: DV

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bảy định luật cuộc sống https://youtu.be/pgELH5LXSxA
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bay-dinh-luat-cuoc-song
Bài ca nhịp thời gian Run away with me https://youtu.be/_Bs4XcVufqY
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

30 thoughts on “Chuyện về vua Hàm Nghi

  1. Pingback: Khen cho con mắt tinh đời | Tình yêu cuộc sống

  2. Pingback: Sholokhov sông Đông êm đềm | Tình yêu cuộc sống

  3. Pingback: Bài học lịch sử Nga hoàng Nikolai II | Tình yêu cuộc sống

  4. Pingback: Quà tặng cuộc sống | Tình yêu cuộc sống

  5. Pingback: Quà tặng cuộc sống | Khát khao xanh

  6. Pingback: Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga | Tình yêu cuộc sống

  7. Pingback: Chào ngày mới 28 tháng 5 | Tình yêu cuộc sống

  8. Pingback: Chào ngày mới 28 tháng 5 | CNM365

  9. Pingback: Ngày mới yêu thương | Tình yêu cuộc sống

  10. Pingback: Ngày mới yêu thương | Khát khao xanh

  11. Pingback: Phan Huy Chú nhà bác học Việt | Tình yêu cuộc sống

  12. Pingback: Cao Xuân Huy nhà hiền triết Việt | Tình yêu cuộc sống

  13. Pingback: Tuyết Sơn phi hồ và Kim Dung | Tình yêu cuộc sống

  14. Pingback: Trả lời thư Luân Đôn của anh Lê Vinh | Tình yêu cuộc sống

  15. Pingback: Từ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong | Tình yêu cuộc sống

  16. Pingback: Trăng rằm cổ tích | Khát khao xanh

  17. Pingback: Trăng rằm cổ tích | Tình yêu cuộc sống

  18. Pingback: Tiếng Anh cho em | Tình yêu cuộc sống

  19. Pingback: Quà tặng cuộc sống | Khát khao xanh

  20. Pingback: Quà tặng cuộc sống | Tình yêu cuộc sống

  21. Pingback: Tô Đông Pha uống rượu ở Tây Hồ | Tình yêu cuộc sống

  22. Pingback: Biển Đông và sông Mekong | Tình yêu cuộc sống

  23. Pingback: Giấc mơ hạnh phúc | Tình yêu cuộc sống

  24. Pingback: Kim Dung tuyết sơn phi hồ | Tình yêu cuộc sống

  25. Pingback: Mạc triều trong sử Việt | Tình yêu cuộc sống

  26. Pingback: Chào ngày mới 4 tháng 1 | Tình yêu cuộc sống

  27. Pingback: Dạy và học 13 tháng 12 | DẠY VÀ HỌC

  28. Pingback: Chào ngày mới 13 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống

  29. Pingback: Dạy và học 14 tháng 12 | DẠY VÀ HỌC

  30. Pingback: Chào ngày mới 14 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống

Bình luận về bài viết này