Cuộc đời phúc lưu hương

Cuộc đời phúc lưu hương
NÔNG NGHIỆP VIỆT TRĂM NĂM

Nông nghiệp sinh thái Việt
Thoáng chốc trọn trăm năm
Những hoa đất tên người
Cuộc đời phúc lưu hương


Hoàng Kim một suy ngẫm

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.

90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).

Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.

Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”

Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.

Từ năm 1925 đến năm 1975 những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Viện trong thời kỳ này là GS.TS. Auguste Chavalier (1873-1956) Người thành lập Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, năm 1918;  Yves Henry (1875-1966) Người thành lập Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, năm 1925;  GS. Tôn Thất Trình, GS. Thái Công Tụng, GS. Lương Định Của, … là những người có ảnh hưởng nhiều đến Viện trong giai đoạn này

Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng.  Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.

Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000)  gồm các chuyên gia như:  Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.

Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT),  GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS.  V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC,  …

Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học  của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và  an sinh xã hộiđể vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử  dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại

DARWIN THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “IAS đường tới trăm năm” (1925 -2025); nhằm tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.

Thăm ngôi nhà cũ Darwin

Down House  là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

Thích nghi để tồn tại

“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người THẮNG sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..

Tôi được may mắn có một thời gian cùng làm việc với Những người bạn Nga của Viện Vavilop”. Tôi từng đươc may mắn có thời du học Tiệp Khắc ở “Viện Di truyền Mendel”, Praha Goethe và lâu đài cổ, Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; được tới nhiều vùng văn hóa nổi tiếng khắp năm châu Châu Mỹ chuyện không quên; Nhớ châu Phi; Di sản Walter Scott bút hơn gươm; Nhớ ‘Nghị lực’ thơ ngày tháng cũ; Học để làm ở Ấn Độ, 500 năm nông nghiệp Brazil,  các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường. Tôi vì giới hạn nên nhiều điều chưa kịp chép lại và chiêm nghiệm, Nay bất chợt gặp lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ”  Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, bỗng bâng khuâng ngắm nhìn đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc muôn loài, ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết “Nguồn gốc các loài” của ông.Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với 90 năm Viện KHKTNN miền Nam; 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM 

VIỆN IAS TRONG LÒNG TÔI
Hình chỉ là tư liệu nhỏ cá nhân

GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 93, trò chuyện về Viện

GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.

GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia Liên Xô chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.

Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.

GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.

Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á

 Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000

Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai

Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.

Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)

Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.

20 11 2019 ngày mới cố gắng mới sức sống mới

CHUNG SỨC
Võ Tòng Xuân, Hoàng Kim
Nhớ giáo sư Phạm Văn Biên

Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

Liên vận bài
TIỄN ĐƯA
Tố Hữu
(Tặng bạn thơ Th.)

Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
Nặng tình đồng chí lại đồng hương!
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
Đi đi, non nước chờ anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương…

xem thêm “Con đường lúa gạo Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-lua-gao-viet-nam/

ST25 gạo ngon Việt Nam

Việt Nam con đường xanh

CUỘC ĐỜI PHÚC LƯU HƯƠNG
Hoàng Kim


Kính nhớ Cô Nguyên Ngọc
Cuộc đời phúc lưu hương
Tiễn Người về Thầy đợi
Yêu thương trọn chặng đường.

Cô Trần Thị Bích, pháp danh Nguyên Ngọc, sinh quán tại Thừa Thiên Huế, là vợ của cố giáo sư Lê Văn Căn, hình ảnh ngày đại thọ một trăm tuổi.Cô đã từ biệt thế giới này để về cùng thầy ngày 10 tháng 2 năm 2020 (nhằm ngày 17 tháng 1 Canh Tý, giỗ đầu vào ngày 28 tháng 1 năm 2021). Giáo sư Lê Văn Căn là chuyên gia hàng đầu khoa học đất Việt Nam, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1921 tại Điện Bàn Quảng Nam, mất ngày 23 tháng 8 năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh Thầy là cán bộ giảng dạy những lớp đầu tiên của trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội (1964 – 1968) sau đó làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (1968-1976) Quyền Viện trưởng Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng (1976- 1978), Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1978 – 1986).Cô Trần Thị Bích là kỷ sư nông nghiệp, hoa khôi trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, cùng thầy công tác ở Viện Nông hóa Thổ nhưỡng. Thầy Cô là những cán bộ nông nghiệp miền Bắc tăng cường sớm nhất cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ sau ngày Việt Nam thống nhất.

(1964 – 1968) sau đó làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (1968-1976) Quyền Viện trưởng Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng (1976- 1978), Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1978 – 1986).Cô Trần Thị Bích là kỷ sư nông nghiệp, hoa khôi trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, cùng thầy công tác ở Viện Nông hóa Thổ nhưỡng. Thầy Cô là những cán bộ nông nghiệp miền Bắc tăng cường sớm nhất cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ sau ngày Việt Nam thống nhất.

Ông Đặng Thái Thuận cán bộ lão thành nguyên Phó Cuc Trưởng Cục Trồng trọt và Khuyến Nông Việt Nam đã cùng tiến sĩ Hoàng Kim, nghiên cứu viên chính lâu năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và cựu giảng viên chính khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thăm và chúc thọ Cụ Trần Thị Bích, vợ cố giáo sư Lê Văn Căn, nhân dịp xuân Canh Tý 2020, Viện Miền Nam hướng tới trăm năm Nông nghiệp Miền Nam

Thầy Lê Văn Căn trang đời lắng đọng

Giáo sư Lê Văn Căn lắng đọng di sản với trên 20 tác phẩm chuyên ngành khoa học đất

1. Đất. Lê Văn Căn (Dịch). H- Nông thôn, 1956.
2. Phân hoá học tính chất và công dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1960.
3. Kỹ thuật trồng chuối, dứa, gấc, đu đủ. Đồng tác gả. H- Nông thôn, 1960.
4. Hỏi đáp về phốt phát nội địa. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1961. 
5. Đất nước Việt Nam và vấn đề Supe Lân. Lê Văn Căn, H.Pagel. H- Khoa học, 1961.
6. Kinh nghiệm sử dụng phân hoá học. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1961.
7. Khái niệm về đất chua và biện pháp bón vôi. Lê Văn Căn, Pagl. H- Khoa học, 1961.
8. Hỏi đáp về bón vôi. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1961.
9. Đất chua và bón vôi. Lê Văn Căn, H.Pagel. H- Khoa học, 1962.
10. Phân đạm và cách sử dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1965.
11. Hiệu lực phôtphorit bón cho lúa ở miền Bắc Việt Nam. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1966.
12. Sử dụng phân bón trong hoàn cảnh kháng chiến hiện nay. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1967.
13. Phân đạm và cách sử dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1968.
14. Nông hoá học. Đồng tác giả. H- Khoa học, 1968.
15. Kinh nghiệm 12 năm sử dụng phân hoá học ở miền Bắc Việt Nam. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1968.
16. Giá trị một số nguồn phân lân địa phương. Lê Văn Căn. H- Giáo dục, 1968.
17. Hỏi đáp về phân lân. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1970.
18. Sổ tay phân bón. Lê Văn Căn. NXB Giải phóng, 1975.
19. Bón vôi: Lý luận và thực tiễn. Lê Văn Căn. H- Khoa học và Kỹ thuật, 1977. 
20. Nông hoá (Giáo trình). Đồng tác giả. H- Nông nghiệp, 1978.

Tưởng nhớ giáo sư Lê Văn Căn, tôi nhớ hoài lời dặn “Hoàng Kim theo thầy Mai Văn Quyền làm khoa học cây trồng, cần lưu ý mối quan hệ cây trồng – đất nước – con ngướì – vũ trụ, đúc kết trong Từ điển Bách khoa Nông nghiệp là sách thầy tặng. Bách khoa thư Việt Nam là công cụ tích hợp”. Tấm gương khoa học và tư cách nhân hậu của Thầy mãi mãi soi sáng cho con.

Giáo sư Phan Liêu lắng đọng suy ngẫm

Giáo sư Phan Liêu với Hoàng Kim đi viếng cô Bích về đã có bữa cơm nhớ lại những kỹ niệm tâm đắc Giáo sư tiến sĩ khoa học Phan Liêu là người dành trọn tình yêu cho nghiên cứu khoa học đất, năm 1985 đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học của mình với đề tài “Đất cát nhiệt đới ẩm”.trước Hội đồng khoa học Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô, nơi 20 năm trước nhà bác học lỗi lạc V.M.Fridland đã bảo vệ luận án tiến sĩ khoa kọc về “Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm- thí dụ Bắc Việt Nam”. Giáo sư Phan Liêu là cựu Viện trưởng Viện Dầu và Cây Có Dầu, cựu Viện Trưởng Viện Địa Lí Sinh Thái & Môi Trường, có hơn 50 năm gắn bó với nghề khoa Học đất. Giáo sư Phan Liêu kể lại: Thầy Lê Văn Căn năm 1959 là người hướng dẫn thầy Phan Liêu làm đề tài tốt nghiệp kỹ sư nông học “Dinh dưỡng khoáng của lúa mùa trên đất phù sa sông Hồng” Thầy sau này cũng giới thiệu học trò mình với chuyên gia đất V.M.Fridland . Thầy Căn là người tiến cử tiến sĩ khoa học Phan Liêu với sự kiến nghị lãnh đạo Bộ và Viện tự nguyện đề xuất thay thế chính thầy làm Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

Nhớ lại nhiều khó khăn vất vả trên con đường nghiên cứu khoa học đã vượt qua với các kết quả mới đóng góp lí luận và thực tiễn cho khoa học đất và cây trồng của Thế giới và Việt Nam. Thật lắng đọng sâu sắc suy ngẫm

*

Tôi thưa với Thầy Phan Liêu: Em Hoàng Kim đón Thầy Vũ Công Hậu nhiều năm lên giúp cho Trung tâm Hưng Lộc xây dựng đào tạo và nghiên cứu Cây Ăn Quả, Cây Công Nghiệp, đón thầy Lê Văn Căn, Mai Văn Quyền lên giúp Trung tâm Hưng Lộc về Khoa Học Đất và Hệ thống Canh tác… Em nhớ ngày thầy (Phan Liêu) cùng thầy Căn lên làm việc với chuyên gia Tiệp Khắc về đậu rồng và các cây đậu đỗ nhiệt đới. Hôm đó, Thầy Phan Liêu đã trò chuyện và thông dịch chéo rất giỏi cả bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Em thật may mắn là người trong cuộc, thấu hiểu và nếm trãi nhiều chuyện. Cuộc đời phúc lưu hương.

*

An nhiên và Thung dung
SẮN TỐT NHỚ BẠN HIỀN

Bạch Ngọc Hoàng Kim

Đường xuân đời quên tuổi
Giống sắn tốt cho dân
Hoa sen trong giếng ngọc

An nhiên và Thung dung

#Annhiên #Thungdung Spring life forgot age.Cassava varieties are good for the people. Lotus in the jade well. Peace and serenity https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-tot-nho-ban-hien Khoảnh khắc và kỷ niệm Nông nghiệp Việt trăm năm .https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-viet-tram-nam/ . . .

Chọn giống sắn kháng CMD
https://youtu.be/81aJ5-cGp28
Chọn giống sắn Việt Nam
Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

5 thoughts on “Cuộc đời phúc lưu hương

  1. Pingback: Chào ngày mới 11 tháng 2 | Tình yêu cuộc sống

  2. Pingback: Chào ngày mới 12 tháng 2 | Tình yêu cuộc sống

  3. Pingback: Viếng mộ cha mẹ | Tình yêu cuộc sống

  4. Pingback: Nhớ Mẹ Cha | Tình yêu cuộc sống

  5. Pingback: Chuyện cổ tích người lớn | Tình yêu cuộc sống

Bình luận về bài viết này