TÔI YÊU MÂY VÀ SÓNG TAGORE
Hoàng Kim
tỉnh thức với Jana Gaṇa Mana
thích tranh Tagor bút chì tự họa
bài ca thời gian trăng rằm cổ tích
tôi yêu mây và sóng Tagor.
TAGORE ĐẠI THI HÀO ẤN ĐỘ
Hoàng Kim
Rabindranath Tagore, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861, mất ngày 7 tháng 8 năm 1941, tại Konkata, Ấn Độ, là người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 1913. Tagore không chỉ là nhà thơ và văn hóa lớn Bengal, một triết gia lỗi lạc có đạo đức phẩm hạnh cao quý được Gandhi và mọi người Ấn Độ gọi là Thánh sư, mà còn là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng vì phong trào giải phóng Ấn Độ, vì con người, vì nhân đạo và hòa bình. Tagore là niềm tự hào của trên 1,2 tỷ người Ấn Độ, là nguồn cảm hứng của hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới. Tagore đã đến Việt Nam. Thơ Tagore đến với bạn đọc người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và các dịch giả khác.
Tagore cuộc đời và sự nghiệp
Rabindranath Tagore (1861-1941) là một họa sĩ Vương quốc Anh, nhà thơ, nhà văn, nhà văn hóa, triết gia, nhà viết kịch, nhà viết tiểu luận, nhà soạn nhạc và ca sĩ Ấn Độ, giải Nobel Văn học năm 1913. Tagore sinh ngày 7 tháng 1 năm 1861 tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống. Cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng. Kolkata thuở ấy là thủ đô của Ấn Độ trong thời kỳ thuộc địa Anh (British Raj) cho đến năm 1911, từng là trung tâm của giáo dục hiện đại, khoa học, văn hóa và chính trị ở Ấn Độ. Kolkata nay là thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ, thành phố tọa lạc ở phía Đông Ấn Độ bên bờ sông Hooghly, có dân số khoảng 11 triệu người với một dân số vùng đô thị mở rộng lên đến 14 triệu người, khiến nó trở thành vùng kết tụ đô thị và là thành phố lớn thứ 3 ở Ấn Độ . Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa ưu việt vì Calcutta lúc bấy giờ đã là trung tâm của giới trí thức của Ấn Độ, và có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia… thường xuyên lui tới nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch..,
Tagore là con thứ mười bốn trong gia đình, lúc đi học đã nổi tiếng thần đồng, giỏi đều các môn nhưng thích nhất thơ ca, tiểu thuyết, kịch họa và triết học. Ông học ở trường một thời gian ngắn; sau về học ở nhà với cha. Tagore lúc 8 tuổi đã nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, họạ, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang Anh du học hoa sĩ; năm 19 tuổi (1880), trở về Ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Ông kết hôn với Mrinalini Devi năm 1883. Ông từng học tại Đại học Calcutta, Đại học London, và Trường cao đẳng St. Xavier. Năm 39 tuổi (1910) ông ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất Gora ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Năm Tagore 49 tuổi ông đã xuất bản thơ Lời dâng (tiếng Bengal là Gitanjali). Kiệt tác thơ này được thế giới công nhận là kì công thứ hai của văn học Ấn Độ (sau Sakuntala của Kalidasa, nhà thơ lớn Ấn Độ thế kỉ thứ V) và Tagore được trao tặng giải văn chương Nobel năm 1913. Ông là người châu Á nhận giải Nobel duy nhất ngoài châu Âu thời đó. Văn chương Tagore giàu tinh thần nhân loại, là gạch nối giữa văn hoá truyền thống Ấn Độ và văn hoá hiện đại Phương Tây, mang lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc, độc đáo, thể hiện một tài năng văn chương kiệt xuất, sau thơ có lẽ là truyện ngắn, triết luận, kịch, nhạc và họa. Tagore sau thơ Lời dâng và giải Nobel đã được tôn vinh ở Ấn Độ và Bangladesh như một vị thánh. Năm 68 tuổi Tagore bắt đầu vẽ tranh và triển lãm ở Munich, New York, Paris, Moxcva và nhiều nơi khác. 80 tuổi R. Tagore qua đời sau hai năm bị mù, để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín, trên 2000 tranh vẽ vô giá và hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet, được xem là kho tàng văn hoá Bengal, ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh, liên quan sâu sắc tới mọi lĩnh vực.
Văn chương Tagore có giá trị cao trong giáo dục nhân điều chỉnh các mối quan hệ tốt đẹp phổ quát của con người. Thi ca của ông xuất phát từ tính nhân bản sâu sắc, sự hi sinh hiến dâng, ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Thơ ông là nguồn yêu thương và vui bất tận trong trẻo. Chủ đề tình yêu sâu lắng trong khắp các tác phẩm văn chương của ông. Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc Thảm sát Jallianwala Bagh tại Amritsar năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội. Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối với chiến tranh. Ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới. Các chuyến đi vòng quanh thế giới của Tagore đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của ông về các nền văn minh và dân tộc. Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương.
Bài hát Jana Gaṇa Mana của ông được chọn làm quốc ca Ấn Độ và bài hát khác cho Bangladesh. Kiệt tác Gitanjali (Thơ dâng) Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn…và nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt Quan điểm giáo dục phẩm hạnh của ông đã đưa ông tới việc thành lập trường Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Trường này từ sau năm 1921, rở thành Đại học Vishwa-Bharti và từ năm 1951 đặt dưới quyền quản lý của chính phủ Ấn Độ .
Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới.Tagore gọi Gandhi là linh hồn vĩ đại (Mahatma), và Gandhi (cùng mọi người Ấn Độ) gọi Tagore là thánh sư (Gurudev) . Thơ Tagore đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và một số dịch giả khác.
Tác phẩm Tagore trên trang Thi Viện, được chép lại ở phụ lục để tiện theo dõi (*)
Tôi yêu mây và sóng Tagore
Hoàng Kim
tỉnh thức với Jana Gaṇa Mana
tôi yêu mây và sóng Tagor.
thích tranh Tagor bút chì tự họa
bài ca thời gian trăng rằm cổ tích
Ngày 27 tháng 12 năm 1911, bài ca “Jana Gana Mana” được hát lần đầu tiên tại Hội nghị Calcutta của Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Bài ca này ngày nay là Quốc ca của Ấn Độ, Tôi tỉnh thức với Jana Gana Mana vào ngày 27 tháng 12 năm 1953 và cảm thấy thú vị. Thế nhưng tôi yêu ‘mây và sóng’ Tagore hơn. Tôi chép lại nơi đây bản tiếng Anh thơ ‘mây và sóng’ Tagore, cùng với bản dịch tiếng Việt ưa thích của dịch giả Nguyễn Đình Thi và lời bình cùng với một số bản dịch khác để tham khảo.
Mây và sóng
Thơ Rabindranath Tagore (Ấn Độ)
bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi
Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.
Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”
Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?”
Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”
Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”
Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng,
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh
Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào
“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?”
Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi”
Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”
Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển,
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu!
Clouds and waves
MOTHER, the folk who live up in the clouds call out to me
We play from the time we wake till the day ends.
We play with the golden dawn, we play with the silver moon.
I ask, “But, how am I to get up to you?” They answer, “Come to the edge of the earth, lift up your hands to the sky, and you will be taken up into the clouds.”
“My mother is waiting for me at home,” I say. “How can I leave her and come?”
Then they smile and float away.
But I know a nicer game than that, mother.
I shall be the cloud and you the moon.
I shall cover you with both my hands, and our house-top will be the blue sky.
The folk who live in the waves call out to me–
“We sing from morning till night; on and on we travel and know not where we pass.”
I ask, “But, how am I to join you?” They tell me, “Come to the edge of the shore and stand with your eyes tight shut, and you will be carried out upon the waves.”
I say, “My mother always wants me at home in the evening-
– how can I leave her and go?”
Then they smile, dance and pass by.
But I know a better game than that.
I will be the waves and you will be a strange shore.
I shall roll on and on and on, and break upon your lap with laughter.
And no one in the world will know where we both are.
Tôi đồng tình với nhận định của Hoa Xuyên Tuyết: Bản dịch của Nguyễn Đình Thi thật tuyệt vời! “Đọc bài thơ này mà nao hết cả lòng. Tôi nhớ khi chúng tôi học lớp 6, lần đầu tiên được đọc bài này trong giờ Văn thực nghiệm, nghĩa là một bài thơ không có trong chương trình. Và chính là bản dịch của Nguyễn Đình Thi đây. Bao nhiêu năm qua đi, khi lớn lên, rồi làm mẹ, những lời thỏ thẻ đáng yêu mà du dương như tiếng nhạc của em bé này vẫn vang lên trong tôi, tuy tôi không thuộc hết vì hồi ấy còn bé quá. Nhưng đọc lại là nhớ ngay. Cảm động quá! Nhưng hình như từ “lơ lửng” trong câu “Họ bèn mỉm cười và lơ lửng họ bay đi mất” thì không hợp lắm. Tôi nghĩ nếu đọc là “Họ bèn mỉm cười và lửng lơ họ bay đi mất” thì đúng hơn, so về âm điệu ấy!”
Một bài bình thơ khác của Nguyễn Thị Thanh Huyền giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ do Tôn Tiền Tử đưa lên mạng cũng là một bài bình hay: “Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ. Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tính nhân văn và tính trữ tình triết lí nồng đượm. Bài thơ Mây và sóng in trong tập thơ Trăng non là một tuyệt tác, nó là bài ca về tình nhân ái, là ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc của con người. Bài thơ là lời của em bé nói với mẹ, là vẻ đẹp mộng mơ của trẻ thơ, là vẻ đẹp thiêng liêng của tình mẫu tử.
Mở đầu bài thơ là cụm từ mẹ con ngọt ngào, sâu lắng, nó mở ra một không gian tràn ngập tình yêu thương giữa con và mẹ. Hình ảnh người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong thơ nhưng lại có mặt khắp không gian câu chuyện, có mặt trong lời gọi ngọt ngào và trong lời kể của con. Mẹ đang trân trọng lắng nghe lời con kể: trên my có người gọi con, đây là hình ảnh mộng mơ của con. Có lẽ em bé đang ngước mắt nhìn bầu trời xanh trong, nhìn mây trắng nhởn nhơ bay trong vũ trụ bao la. Bé tưởng tượng mình sẽ lên được tân mây xành để cùng mây chơi với bình minh vàng, chơi với vầng trăng bạc và để khám phá những điều kì diệu trên vũ trụ bao la. Cuộc sống trên mây thật hấp dẫn tuổi thơ nhưng em bé vẫn luôn nghĩ đến mẹ. Cuộc đối thoại tưởng tượng giữa những người trên mây và em bé đã khẳng định tình mẫu tử thắm nồng. “Hãy đến nơi tận cùng Trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Mẹ mình đang đợi ở nhà” . Làm sao có thể rời mẹ mà đến được? Con yêu mẹ hiền nên không thể bỏ mẹ để lên đến tầng mây. Có hạnh phúc nào hơn sống bên mẹ của mình. Mặc dù trên mây thật lí tưởng.
Tình yêu mẹ và ước mơ diệu kì vẫn song hành trong con: Con là mây, mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thắm.
Sự lựa chọn của con thật cảm động. Con sẽ luôn gần mẹ. Con và mẹ gần nhau như mây với trăng, mây với bầu trời xanh thẳm. Trong suy nghĩ của con, mẹ là vầng trăng toả sáng, con là áng mây quanh quẩn bên trăng, gắn bó với tràng. Tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng biểu hiện sâu đậm hơn qua cuộc trò chuyện của em bé với những người trong sóng. “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao./ Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được? Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được sóng mang đi./ Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?“
Cuộc đối thoại tưởng tượng của những người trong sóng và em bé đã khẳng định được tình mẹ con sâu đậm. Mặc cho những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du, mặc cho sóng vẫy gọi chào mời, sóng vỗ rì rầm trên mặt biển thật là thích thú. Tuổi thơ nào mà không thích rong chơi đây đó? Mơ ước được đi xa, nhưng, bé lại băn khoăn vì mẹ muốn mình ở nhà. Em không thể đi du ngoạn cùng mây và cũng không muốn đi chơi xa với sóng. Em mơ ước đến tận chân trời góc bể, mơ ước được khám phá những điều kì diệu trong chuyến đi chơi, nhưng em không thể nào rời mẹ. Với em, mẹ là nguồn vui nhất, nụ cười của mẹ là niềm vui của con.
Tình mẹ con thiêng liêng đã làm cho bé ước mơ nhiều điều, liên tưởng đến những trò chơi kì diệu. “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ / Con lăn, Lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ./ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào“. Không có biển thì làm sao có sóng, cũng như không có mẹ thì làm sao có con.. Không có bến bờ thì sóng vỗ vào đâu, cũng khư không có mẹ thì cuộc đời con có ý nghĩa gì. Lòng mẹ bao dung như bến bờ, luôn rộng mở. Hình ảnh bến bờ kì lạ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan được ví như hình ảnh người mẹ luôn vỗ về, ôm ấp con thơ. Mẹ mang đến hạnh phúc cho con, là chỗ dựa của cuộc đời con.
Hình ảnh thiên nhiên giữa sóng và bến bờ, giữa mây và trăng là những hình ảnh tượng trưng, nó thể hiện tấm lòng bao dung của mẹ, nó diễn tả tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Tình mẫu tử ấy không gì chia cắt được, đúng như câu khẳng định của con: “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào“. Tình mẹ con trong câu thơ thật sâu đậm, đây là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình mẫu tử. Dù thế gian có như thế nào chăng nữa nhưng tình mẹ con vẫn mãi mãi muôn đời, vẫn tồn tại theo thời gian, vẫn ẩn hiện trong không gian rộng lớn.
Với hình thức đối thoại lồng độc thoại và cách sử dụng, những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng và bất diệt. Nó là điểm tựa để con hướng tới tương lai tươi sáng, hướng tới những điều tốt đẹp trong” cuộc đời”.
(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương – Việt Trì – Phú Thọ)
Một số bản dịch khác cũng thật khéo
Mây và sóng
Bản dịch thơ của Đào Xuân Quý
Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”
Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,
và đưa tay lên trời,
em sẽ được nhấc bổng lên mây.”
Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười rồi bay đi mất.
Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Những người sống trong sóng nước gọi con:
“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao gặp được các người?”
Họ bảo con: “Hãy đến chỗ gần sát biển
và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,
là em sẽ được đưa lên trên làn sóng”
Con bảo: “Buổi chiều, mẹ tôi luôn luôn muốn tôi ở nhà với mẹ –
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười, múa nhảy rồi đi qua.
Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy
Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.
Mây và sóng
Bản dịch thơ của Nguyễn Khắc Phi
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Thế là họ nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Mây và sóng
Bản dịch thơ của Phụng Vũ Cửu Thiên
Mẹ ơi, những người sống trên mây gọi con:
“Chúng ta chơi từ khi thức dậy đến lúc ngày tàn
Chúng ta chơi với bình minh vàng, với ánh trăng bạc”
Con hỏi: “Thế làm sao tôi lên ấy được?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng thế giới, đưa hai tay lên, con sẽ được nâng đến tận trời cao”.
“Nhưng mẹ tôi đang đợi ở nhà”, con nói, “Tôi đâu thể nào xa mẹ mà bay đến trăng sao!”
Họ chỉ cười, rồi, dần dần trôi vào đâu đó.
Nhưng con biết có trò hay hơn của họ
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Con ôm lấy mẹ, mái nhà sẽ là bầu trời xanh…
Trên sóng nước lại có người gọi con:
“Chúng ta ca hát từ tinh mơ đến đêm khuya
Chúng ta ngao du khắp chốn mà chẳng biết đến đâu”
Con hỏi: “Thế làm sao tôi đến đấy được?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng bờ biển, nhắm chặt mắt lại, con sẽ được bồng bềnh trên sóng nước”.
“Mẹ tôi đợi tôi về nhà lúc chiều tối”, con nói, “tôi đâu thể rời mẹ mà đi hát ca”.
Họ chỉ cười, nhảy múa và đi xa.
Nhưng con biết có trò còn hay hơn cả
Con là sóng, mẹ là bờ cát lạ
Con sẽ lăn, lăn mãi vào lòng mẹ cười vang
Và sẽ chẳng ai biết sẽ mẹ con mình ở đâu trên thế gian…
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Cảm nhận thơ hay là một cách nhưng dịch và họa được thơ hay là chuyện khó. Ví như ‘Bài thơ cây táo’ chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt . Quả táo là loài quả phổ biến nhất hành tinh. William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo nổi tiếng Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” tiếng Anh, tôi tạm chuyển ngữ tiếng Việt: “Cây táo này của chúng ta/ Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân/ Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm/ Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở/ Một thế giới của hoa cho ong,/ hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ,/ nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, / Chúng ta trồng cây táo”. (Nguyên văn: “What plant we in this apple tree?/ Sweets for a hundred flowery springs/ To load the May-wind’s restless wings,/ When, from the orchard-row,/ he pours Its fragrance through our open doors;/ A world of blossoms for the bee,/ Flowers for the sick girl’s silent room, / For the glad infant sprigs of bloom,/We plant with the apple tree” Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant (1794-1878) US poet and newspaper editor).
Bài thơ “Mây và sóng” Tagore thật tuyệt vời, bốn bài chuyển ngữ đều thể hiện đúng nội dung tư tưởng, sự nhân hậu trong thơ Tagore nhưng để biểu đạt trở thành tâm hồn Việt giản dị xúc động ám ảnh thì những bài thơ diễn xuất hay quả là những viên ngọc quý.
Tagore di sản bảo tồn và phát triển.
——-
– Câu chuyện nhà thơ (Kabikahine, 1878), trường ca.
– Tiếng hát buổi chiều (Sandhya sangeet, 1882), thơ.
– Tiếng hát buổi sáng (Prabhat sangeet, 1883), thơ.
– Lễ hiến sinh (Visarjan, 1890), kịch.
– Một lí tưởng (Manasi, 1890), thơ.
– Con thuyền vàng (Sonar tari, 1894), thơ
– Khoảnh khắc (Khanika, 1900), thơ.
– Tặng vật (Naivedya, 1901), thơ.
– Kí ức (Sharan, 1902), thơ.
– Hạt cát nhỏ (Cokher bọli, 1903), tiểu thuyết.
– Đắm thuyền (Naukọdubi, 1906), tiểu thuyết.
– Trẻ thơ (Sisu, 1909; năm 1915 đổi tên thành Trăng non), thơ.
– Gora (1910), tiểu thuyết.
– Vượt biển (Kheya, 1906), thơ.
– Hi sinh (Naibedya, 1910), thơ.
– Lời dâng (Gitanjali, 1910), thơ
– Thân chủ của gia đình (Raja, 1910), kịch
– Vô cảm (Achalayatan, 1912), kịch
– Sở bưu điện (Dakghar, 1912), kịch.
– Hồi ức (Jibansmriti, 1912), thơ.
– Đá khát và những chuyện khác (Hungry stones and other stories, 1913), tập truyện.
– Bài hát tưởng niệm (Gitimalya, 1914), thơ
– Người làm vườn (The gardener, 1914), thơ.
– Vòng hoa thơ (Gitali, 1914), thơ.
– Ngôi nhà và thế giới (Ghare – baire, 1916), tiểu thuyết
– Thầy tu khổ hạnh (Xaniaxi, 1916), kịch.
– Mùa xuân trở lại (Phalguni, 1916), kịch.
– Đường bay của chiếc cần cẩu (Balaka, 1916), thơ
– Mùa hái quả (Fruit – gathering, 1916), thơ.
– Tặng vật (Lover’s gift, 1918), thơ.
– Kẻ lánh nạn (The fugitive, 1921), thơ.
– Thác nước (Muktadhara, 1922), kịch
– Cây trúc đào đỏ (Rakta – karabi, 1926), kịch
– Dòng chảy (Yogayog, 1929), tiểu thuyết
– Cuộc khủng hoảng của nền văn minh (Sabhyatar sankat, 1941), tiểu luận.
Mùa hái quả (1916) – Fruit gathering
- Bài số 01
- Bài số 02
- Bài số 03
- Bài số 04
- Bài số 05
- Bài số 06
- Bài số 07
- Bài số 08
- Bài số 09
- Bài số 10
- Bài số 11
- Bài số 12
- Bài số 13
- Bài số 14
- Bài số 15
- Bài số 16
- Bài số 17
- Bài số 18
- Bài số 19
- Bài số 20
- Bài số 21
- Bài số 22
- Bài số 23
- Bài số 24
- Bài số 25
- Bài số 26
- Bài số 27
- Bài số 28
- Bài số 29
- Bài số 30
- Bài số 31
- Bài số 32
- Bài số 33
- Bài số 34
- Bài số 35
- Bài số 36
- Bài số 37
- Bài số 38
- Bài số 39
- Bài số 40
- Bài số 41
- Bài số 42
- Bài số 43
- Bài số 44
- Bài số 45
- Bài số 46
- Bài số 47
- Bài số 48
- Bài số 49
- Bài số 50
- Bài số 51
- Bài số 53
- Bài số 54
- Bài số 56
- Bài số 60
- Bài số 62
- Bài số 64
- Bài số 70
- Bài số 73
- Bài số 83
- Bài số 85
- Bài số 86 (Lễ tạ ơn)
- Bài số 52
Người thoáng hiện – The fugitive
Người thoáng hiện – I – The fugitive – I
Người thoáng hiện – II – The fugitive – II
Người thoáng hiện – III – The fugitive – III
Những con chim bay lạc (1916) – Stray birds
- Bài số 001
- Bài số 002
- Bài số 003
- Bài số 004
- Bài số 005
- Bài số 006
- Bài số 007
- Bài số 016
- Bài số 018
- Bài số 023
- Bài số 027
- Bài số 028
- Bài số 031
- Bài số 034
- Bài số 043
- Bài số 045
- Bài số 058
- Bài số 067
- Bài số 078
- Bài số 088
- Bài số 101
- Bài số 118
- Bài số 123
- Bài số 126
- Bài số 160
- Bài số 176
- Bài số 191
- Bài số 278
- Bài số 323
- Bài số 326
Quà tặng tình nhân – Lover’s gift
- II: Hãy đi dạo trong vườn của anh
- IV: Nàng ở gần tim tôi
- V: Tôi vẫn muốn có thêm nữa
- VIII: Hãy ghé tạm nơi đây
- XIII: Đêm qua trong vườn
- XVI: Nàng ở đây
- XVIII: Đời em sẽ đầy lo âu
- XIX: Sách có ghi
- XXII: Tôi sẵn sàng hy sinh
- XXVIII: Tôi nằm mơ thấy
- XXVIII: Tôi mơ
- XXXIX: Sau mắt tôi
- XL: Một bức thư
- XL: Từ những ngày niên thiếu
- XLII: Có phải em chỉ là một bức tranh
- XLIII: Lúc chết đi
- XLIV: Thiên đường là đâu
- XLVII: Đại lộ
- XLVIII: Tôi đi trên đường cũ
- LII: Sốt ruột, nóng lòng vì chờ đợi
- LIV: Khi thời gian bắt đầu
- LVI: Đêm tối thật cô đơn
- LVIII: Tạo vật tụ tập rồi cười vang
- LX: Xin người cầm lại món tiền
Tâm tình hiến dâng (Người làm vườn) – The gardener
- Bài số 01
- Bài số 02
- Bài số 03
- Bài số 04
- Bài số 05
- Bài số 06
- Bài số 07
- Bài số 08
- Bài số 09
- Bài số 10
- Bài số 11
- Bài số 12
- Bài số 13
- Bài số 14
- Bài số 15
- Bài số 16
- Bài số 17
- Bài số 18
- Bài số 19
- Bài số 20
- Bài số 21
- Bài số 22
- Bài số 23
- Bài số 24
- Bài số 25
- Bài số 26
- Bài số 27
- Bài số 28
- Bài số 29
- Bài số 30
- Bài số 31
- Bài số 32
- Bài số 33
- Bài số 34
- Bài số 35
- Bài số 36
- Bài số 37
- Bài số 38
- Bài số 39
- Bài số 40
- Bài số 41
- Bài số 42
- Bài số 43
- Bài số 44
- Bài số 45
- Bài số 46
- Bài số 47
- Bài số 48
- Bài số 49
- Bài số 50
- Bài số 51
- Bài số 52
- Bài số 53
- Bài số 54
- Bài số 55
- Bài số 56
- Bài số 57
- Bài số 58
- Bài số 59
- Bài số 60
- Bài số 61
- Bài số 62
- Bài số 63
- Bài số 64
- Bài số 65
- Bài số 6
- Bài số 67
- Bài số 68
- Bài số 69
- Bài số 70
- Bài số 71
- Bài số 72
- Bài số 73
- Bài số 74
- Bài số 75
- Bài số 76
- Bài số 77
- Bài số 78
- Bài số 79
- Bài số 80
- Bài số 81
- Bài số 82
- Bài số 83
- Bài số 84
- Bài số 85
Thơ (1942) – Poems
Thơ dâng – Gitanjali: Song offerings
- Bài số 001
- Bài số 002
- Bài số 003
- Bài số 004
- Bài số 005
- Bài số 006
- Bài số 007
- Bài số 008
- Bài số 009
- Bài số 010
- Bài số 011 – Thượng đế là lao động
- Bài số 012
- Bài số 013
- Bài số 014
- Bài số 015
- Bài số 016
- Bài số 017
- Bài số 018
- Bài số 019
- Bài số 020
- Bài số 021
- Bài số 022
- Bài số 023
- Bài số 024
- Bài số 025
- Bài số 026
- Bài số 027
- Bài số 028
- Bài số 029
- Bài số 030
- Bài số 031
- Bài số 032
- Bài số 033
- Bài số 034
- Bài số 035
- Bài số 036
- Bài số 037
- Bài số 038
- Bài số 039
- Bài số 040
- Bài số 041
- Bài số 042
- Bài số 043
- Bài số 044
- Bài số 045
- Bài số 046
- Bài số 047
- Bài số 048
- Bài số 049
- Bài số 050
- Bài số 051
- Bài số 052
- Bài số 053
- Bài số 054
- Bài số 055
- Bài số 056
- Bài số 057
- Bài số 058
- Bài số 059
- Bài số 060
- Bài số 061
- Bài số 062
- Bài số 063
- Bài số 064
- Bài số 065
- Bài số 066
- Bài số 067
- Bài số 068
- Bài số 069
- Bài số 070
- Bài số 071
- Bài số 072
- Bài số 073
- Bài số 074
- Bài số 075
- Bài số 076
- Bài số 077
- Bài số 078
- Bài số 079
- Bài số 080
- Bài số 081
- Bài số 082
- Bài số 083
- Bài số 084
- Bài số 085
- Bài số 086
- Bài số 087
- Bài số 088
- Bài số 089
- Bài số 090
- Bài số 091
- Bài số 092
- Bài số 093
- Bài số 094
- Bài số 095
- Bài số 096
- Bài số 097
- Bài số 098
- Bài số 099
- Bài số 100
- Bài số 101
- Bài số 102
- Bài số 103
Trăng non – The crescent moon
- Bài hát của cha
- Bản hợp đồng cuối cùng
- Bờ bên kia
- Cảm tình
- Cây Banyan
- Chúc phúc
- Kết thúc
- Khuynh hướng
- Lời gọi
- Lớn hơn
- Món quà
- Mười hai giờ
- Người đưa thư xấu xa
- Người hùng
- Người lớn bé nhỏ
- Người thuỷ thủ
- Những đoá hoa nhài đầu tiên
- Sự thông cảm
- Tác giả
- Thiên thần thơ trẻ
- Thương nhân
- Trường hoa
- Căn nhà
- Trên bờ biển
- Cội nguồn
- Cung cách của bé
- Cảnh tượng ít người biết
- Người ăn cắp giấc ngủ
- Buổi sơ khai
- Thế giới của bé
- Bao giờ và vì sao
- Lời phỉ báng
- Người phán x
- Đồ chơi
- Nhà thiên văn
- Mây và sóng
- Hoa Chăm-pa
- Xứ thần tiên
- Đất của người đi đày
- Ngày mưa
- Thuyền giấy
Vượt biển – Crossing
- Bài số 1
- Bài số 2
- Bài số 3
- Bài số 4
- Bài số 5
- Bài số 6
- Bài số 7
- Bài số 8
- Bài số 9
- Bài số 10
- Bài số 11
- Bài số 12
- Bài số 13
- Bài số 14
- Bài số 15
- Bài số 16
- Bài số 17
- Bài số 18
- Bài số 19
- Bài số 20
- Bài số 21
- Bài số 22
- Bài số 23
- Bài số 24
- Bài số 25
- Bài số 26
- Bài số 27
- Bài số 28
- Bài số 29
- Bài số 30
- Bài số 31
- Bài số 32
- Bài số 33
- Bài số 34
- Bài số 35
- Bài số 36
- Bài số 37
- Bài số 38
- Bài số 39
- Bài số 40
- Bài số 41
- Bài số 42
- Bài số 43
- Bài số 44
- Bài số 45
- Bài số 46
- Bài số 47
- Bài số 48
- Bài số 49
- Bài số 50
- Bài số 51
- Bài số 52
- Bài số 53
- Bài số 54
- Bài số 55
- Bài số 56
- Bài số 57
- Bài số 58
- Bài số 59
- Bài số 60
- Bài số 61
- Bài số 62
- Bài số 63
- Bài số 64
- Bài số 65
- Bài số 66
- Bài số 67
- Bài số 68
- Bài số 69
- Bài số 70
- Bài số 71
- Bài số 72
- Bài số 73
- Bài số 74
- Bài số 75
- Bài số 76
- Bài số 77
- Bài số 78