TÔ ĐÔNG PHA THƠ NGOÀI NGÀN NĂM
Hoàng Kim.
Tô Đông Pha giỏi cả về cổ văn lẫn thơ, phú. Tác phẩm của ông có tổng cộng trên một triệu chữ, riêng về thi từ có khoảng 1700 bài, nhiều bài đặc biệt nổi tiếng. Cổ văn của ông là “thiên hạ vô địch”, “hành vân, lưu thủy” như mây trôi nước chảy, trong đó Hậu Xích Bích phú, Tiền Xích Bích phú là hai viên ngọc quý cổ văn Trung Hoa được người đời rất ngưỡng mộ. Mộ Tô Đông Pha tại thôn Điếu Đài huyên Hiệp Thành, Nhữ Châu ngày nay. Những kiệt tác thơ văn của ông Thuỷ điệu ca đầu – Trung thu; Tiền Xích Bích phú; – Niệm nô kiều; Xích Bích hoài cổ; Điệp luyến hoa – Xuân tình; Lô sơn … được đọc nhiều nhất, có nhiều bản chuyển ngữ Việt Trung rất hay. Tuy vậy, Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú, hai viên ngọc của cổ văn Trung Hoa, ghi dấu địa danh Xích Bích vào tâm trí nhân loại, tiếc rằng nay chưa có bản dịch Việt nào đủ tầm diễn đạt được tâm tình tài trí của áng thơ văn kiệt tác này của ông.
Tôi thích nhất bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê trong các bản dịch Thuỷ điệu ca đầu – Trung thu. Cụ vẫn dùng tựa đề “Thủy Điệu Ca” mà chưa dịch rõ ra là Trung thu hoặc là ‘Trăng rằm’. Cụ có lẽ không tả trăng mà tả chủ thể là người múa kiếm và người làm thơ ‘điệu ca như nước’ (làm tôi chợt nhớ thơ Thuật hoài của Đặng Dung). Cụ Nguyễn Hiến Lê học và viết lừng lẫy sử học và bách khoa thư. Cụ Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam bình sinh hiểu và thích thơ văn Tô Đông Pha và đã viết một quyển sách về Tô Đông Pha. Cụ Nguyễn Hiến Lê hẳn tỏ ý là Tô Đông Pha cùng với người đẹp Triêu Vân, là người vợ kế đã thủy chung can đảm đi theo ông trọn đời, múa dưới bóng trăng rằm. Tô Đông Pha và Tử Do em ông đều là những hiền tài nổi tiếng, ‘xứng danh Tể tướng’ theo nhận định của vua cha, nhưng đến thời vua con thì Tô Đông Pha tiếng là làm quan nhưng sự thật là bị đày tới những nơi biên viễn, khổ nhọc do sự ghen ghét hiền tài của những kẻ xấu trong triều và biến pháp của Vương An Thạch. Triêu Vân đã cùng ông chịu đựng chung gian khổ suốt những năm tháng Tô Đông Pha đã già và vợ cả rất hiền thục nhưng mất sớm. Tô Đông Pha, chuyện hay nhớ mãi. Thơ Tô Đông Pha trọn đời như trăng rằm, sáng trong như ngọc. Thơ ông như chính cuộc đời ông ‘lưu thủy hành vân’ ‘nước chảy mây trôi’, ‘thuận thời mà biến dịch tự nhiên’ nên Cụ Nguyễn dùng chữ “Thủy Điệu Ca” khi dịch mà không dịch rõ ra các nghĩa khác.
Mời bạn đọc bản dịch này cùng các bản dịch khác để cùng tham gia dịch bài, họa vần.
- Thủy Điệu Ca
Minh nguyệt kỉ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên:
“Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên?”
Ngã dục thừa phong qui khứ,
Hựu củng huỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thăng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian!
Chuyển chu các,
Ðê ỷ hộ,
Chiếu vô miên,
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên?
Nhân hữu bi hoan li hợp,
Nguyệt hữu âm tình viên khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Ðãn nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
- Bản dịch
- Mấy lúc có trăng thanh?
Cất chén hỏi trời xanh:
“Cung khuyết trên chính từng,
Ðêm nay là đêm nào?”
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian!Trăng quanh gác tía,
Cúi xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt li thì trăng tròn?
Ðời người vui buồn li hợp,
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.
Dich thuật: Nguyễn Hiến Lê
水調歌頭-中秋
明月幾時有,
把酒問青天。
不知天上宮闕,
今夕是何年。
我欲乘風歸去,
又恐瓊樓玉宇,
高處不勝寒。
起舞弄清影,
何似在人間。
轉朱閣,
低綺戶,
照無眠。
不應有恨,
何事長向別時圓。
人有悲歡離合,
月有陰晴圓缺,
此事古難全。
但願人長久,
千里共嬋娟。
Thuỷ điệu ca đầu – Trung thu
Minh nguyệt kỷ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên.
Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên.
Ngã dục thừa phong quy khứ,
Hựu khủng quỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thắng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian.
Chuyển chu các,
Đê ỷ hộ,
Chiếu vô miên.
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên.
Nhân hữu bi, hoan, ly, hợp,
Nguyệt hữu âm, tình, viên, khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Đãn nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
Dịch nghĩa
Trăng sáng có từ bao giờ,
Cầm chén rượu hỏi trời xanh.
Không biết là cung điện trên trời,
Đêm nay là năm nào?
Ta muốn cưỡi gió đi,
Lại sợ trên lầu quỳnh điện ngọc,
Nơi cao rét không chịu nổi.
Đứng lên múa, bóng trăng theo người,
Gì vui hơn ở dưới cõi đời.
Soi khắp gác tía,
Ta tà xuống cửa che màn gấm,
Soi cả đến người có bầu tâm sự không ngủ.
Trăng giận gì người,
Tại sao cứ tròn trong những giờ ly biệt.
Người có lúc buồn, vui, tan, hợp,
Trăng có đêm tối, sáng, tròn, khuyết,
Việc này xưa nay khó bề trọn vẹn.
Những mong người lâu dài,
Ngàn dặm cùng chung vẻ đẹp của trăng.
Tết trung thu năm Hy Ninh thứ 9 đời Tống Thần Tông (tức năm Bính Thìn 1076), Tô Thức uống rượu vui đến sáng, nhớ đến em là Tử Do (tức Tô Triệt), làm bài từ này.
Nguồn: Thi Viện, trang thơ Tô Thức
TÔ ĐÔNG PHA VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
Hoàng Kim
Đã theo khoa học siêng đồng áng
Mà vẫn thương hoài việc bút nghiên
Dạy học ngày thung dung lớp trẻ
Tô, Nguyễn đêm vui thú bạn hiền.
Tô Đông Pha, Nguyễn Du là những áng thơ văn tuyệt kỹ. Tôi tới Tây Hồ, thật kỳ thú khi được đi trên đê Tô ngắm vầng trăng cổ tích. Lãng đãng câu thơ “Mưa” của người hiền đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhoà núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. (Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân). Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc; đọc tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-1/
Tô Đông Pha thơ ngoài ngàn năm
HK
(*) Thuỷ điệu ca đầu – Trung thu các bản dịch
Bản dịch của Nguyễn Chí Viễn
Gửi bởi Vanachi ngày 08/07/2005 14:55
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 30/12/2006 18:34
Trăng sáng bao giờ có?
Nâng chén hỏi trời cao
Chẳng hay trên đây cung khuyết
Đêm đó nhằm năm nao?
Rắp định cưỡi mây lên đến
Chỉ sợ lầu quỳnh điện ngọc
Cao ngất lạnh lùng sao?
Đứng múa vời thanh ảnh
Trần thế khác chi đâu.
Xoay gác đỏ
Luồn song lụa
Rọi tìm nhau
Chẳng nên cừu hận
Sao lại nhằm tỏ lúc xa nhau
Người có buồn, vui, ly, hợp
Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết
Tự cổ vẹn toàn đâu
Chỉ nguyện người trường cửu
Ngàn dặm dưới trăng thâu.
Nguồn: Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản, Nguyễn Chí Viễn, NXB Văn hoá – Thông tin, 1996
Bản dịch của Nam Trân
Gửi bởi Vanachi ngày 13/07/2006 06:36
Trăng có từ bao thuở
Nâng chén hỏi trời cao
Đêm nay nơi thiên cung nguyệt điện
Chẳng biết thuộc năm nào
Ta muốn bay về theo gió
Chỉ sợ lầu quỳnh gác ngọc
Cao thẳm rét nhường bao
Múa nhảy mừng vui bóng nguyệt
Cõi trần thích thú hơn nhiều
Qua gác tía
Dòm cửa gấm
Dọi canh sầu
Chẳng nên oán giận
Cớ sao tròn mãi lúc lìa nhau
Người có vui buồn ta hợp
Trăng có tỏ mờ tròn khuyết
Từ xưa khó trọn đều
Chỉ ước người sống mãi
Dặm nghìn chung bóng yêu kiều.
Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê
Gửi bởi Vanachi ngày 14/12/2006 18:43
Có 1 người thích
Mấy lúc có trăng thanh?
Cất chén hỏi trời xanh:
“Cung khuyết trên chín từng,
Ðêm nay là đêm nào?”
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian!
Trăng quanh gác tía,
Cúi xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt ly thì trăng tròn?
Ðời người vui buồn li hợp,
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.
Bản dịch của Nam Long
Gửi bởi Vanachi ngày 01/12/2007 09:56
Trăng có từ bao thuở,
Nâng chén hỏi trời cao.
Đêm nay nơi thiên cung nguyệt điện,
Chẳng biết thuộc năm nào?
Ta muốn bay về theo gió,
Chỉ sợ lầu quỳnh gác ngọc,
Cao thẳm rét nhường nào.
Múa nhảy mừng vui bóng nguyệt,
Cõi trần thích thú hơn nhiều.
Qua gác tía,
Dòm cửa gấm,
Dọi canh sầu.
Chẳng nên oán giận,
Cớ sao tròn mãi lúc lìa nhau?
Người có vui buồn tan hợp,
Trăng có tỏ mờ tròn khuyết,
Từ xưa khó trọn đều.
Chỉ ước người sống mãi,
Dặm nghìn chung bóng yêu kiều.
Bản dịch của Nhật Chiêu
Gửi bởi Diệp Y Như ngày 17/06/2008 21:27
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Diệp Y Như ngày 25/06/2009 00:41
Trăng có tự thuở nào
Nâng chén hỏi trời cao
“Không biết bên trên cung khuyết
Đêm nay là đêm nao”
Ta muốn bay lên theo gió
Chỉ e lầu quỳnh gác ngọc
Cao thẳm lạnh làm sao
Nhảy múa cùng bóng nguyệt
Trần gian thú biết bao
Đi quanh gác tía
Vào song lụa
Soi bóng sầu
Đừng nên oán hận
Dù trăng đầy ánh lúc xa nhau
Người có buồn vui tan hợp
Trăng có tỏ mờ tròn khuyết
Xưa nay toàn vẹn bao giờ
Chỉ nguyện người trường cửu
Thuyền quyên muôn dặm bên nhau
Nguồn: Nhật Chiêu, Câu chuyện văn chương phương Đông, NXB Giáo dục, 2003
Bản dịch của Cao Tự Thanh
Gửi bởi Vanachi ngày 13/09/2008 01:13
Trăng có từ bao thuở,
Nâng chén hỏi trời cao.
Cung khuyết trên trời chẳng rõ,
Đêm nay vốn thuộc năm nào.
Muốn cưỡi gió mây về đó,
Lại sợ lầu quỳnh gác ngọc,
Lạnh buốt chỗ riêng cao.
Múa may đùa bóng lạnh,
Cõi trần thích hơn nhiều.
Qua rèm ngọc,
Kề trướng gấm,
Rọi canh sầu.
Cần chi oán hận,
Biệt ly tròn mãi ý càng đau.
Người có buồn vui tan hợp,
Trăng có tỏ mờ tròn khuyết,
Từ xưa khó vẹn màu.
Mong người tình chẳng đổi,
Ngàn dặm tỏ lòng nhau.
Bản dịch của Phù Vân Du Tử
Gửi bởi Phù vân du tử ngày 02/06/2013 18:48
Trăng kia có tự bao giờ
Mà sao khi tỏ khi mờ trăng ơi
Nâng chén rượu lạt hỏi chơi
Thiên đình nơi ấy nay thời kỳ nao
Niên nhật ngày tháng năm nào?
Để tôi lướt gió bay vào cung trăng
Lầu son gác tía giăng giăng
Điện ngọc lạnh lẽo e rằng khó lên
Thôi thì đặt chén sang bên
Nhảy cùng với bóng cho quên chốn sầu
Trăng lên lấp lánh trên đầu
Xoay vòng một trục bắc cầu vào chơi
Thương nhau đã hết một đời
Thì không nên hận, nói lời đắng cay
Nhưng sao trăng xuống nơi này
Rồi tròn đúng lúc người say một mình
Buồn vui ly hợp sinh linh
Phải là quy luật một mình nhân gian?
Trăng cao cũng chẳng vẹn toàn
Khi tròn khi khuyết mơ màng hiển minh
Nguyện cho nhân thế hữu tình
Nhân thành quyến thuộc như bình rượu ngon
Trăng khuyết rồi lại trăng tròn
Nghìn dặm một ánh người còn thấy nhau.
Bản dịch của vương thanh
Gửi bởi vươngthanh ngày 26/03/2015 01:06
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi vươngthanh ngày 26/03/2015 09:36
Những khi nào có trăng thanh?
Tay nâng chén rượu, hỏi cao xanh đôi lời
Đêm nay, cung khuyết trên trời
Là năm nào vậy, ai người biết chăng?
Muốn theo gió tới cung hằng
Lại e gác ngọc, lầu quỳnh
Chốn cao thẳm đó lạnh tanh cuộc đời
Cõi trần thoải mái vui chơi
Dưới trăng nhảy múa, bóng cười ngả nghiêng…
Trăng qua gác tía, dòm xuyên
Thấy người thao thức triền miên canh tàn
Xin đừng oán hận, trách than
“Cớ sao ly biệt, vầng trăng lại tròn?”
Người có ly, hợp, vui, buồn
Trăng thì mờ, tỏ, khuyết, tròn, đầy vơi
Vẹn toàn, đâu có trên đời
Chỉ xin cầu nguyện ta, người sống lâu
Dù xa muôn dặm sông Ngâu
Một vầng trăng ngọc, cùng nhau bồi hồi…
Bản dịch của vương thanh
Gửi bởi vươngthanh ngày 26/03/2015 01:06
Trăng đến tự khi nào?
Nâng chén hỏi trời cao
Chẳng biết trên cung Quảng
Đêm nay là năm nao?
Ta muốn theo gió bay về đó
Lại sợ lầu quỳnh, gác ngọc
Chốn cao thăm thẳm lạnh buốt hồn
Nhảy múa đùa vui cùng với bóng
Cõi trần tự tại vẫn là hơn
Trăng quanh gác tía,
Vào song lụa,
Dọi người thao thức suốt đêm thâu
Đừng nên oán hận
Sao lúc biệt ly thì trăng tròn
Người có buồn, vui, ly, hợp
Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết
Xưa nay khó vẹn toàn
Chỉ nguyện ta, người được sống mãi
Dù xa ngàn dặm, cùng chung một ánh trăng thanh…
Gửi bởi Hải Thế Nguyễn ngày 04/03/2017 22:24
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hải Thế Nguyễn ngày 04/03/2017 22:27
Nâng ly xin hỏi trời cao
Rằng trăng sáng những khi nào
Ở đâu
Giữa trời chẳng biết lối vào
Đêm nay trăng đã được bao năm tròn
Đã toan theo gió đến thăm
Những e lầu ngọc lạnh căm lại dừng
Múa may theo bóng trăng lồng
Hoá ra trăng cũng nào không khác người
Trăng xoay theo các lầu đài
Trăng xuyên qua bức màn lay trước thềm
Trăng hờn chi
Cứ vô duyên tràn đầy
Khi người ly biệt ngậm ngùi
Thế gian tan hợp buồn vui đã thường
Thì trăng sáng tối khuyết tròn
Xưa nay đâu dễ vẹn toàn mà trông
Xa xôi ngàn dặm cầu mong
Cho người được mãi theo trăng trường tồn.
(**) Trang thơ Tô Thức trên Thi Viện
TS. Đào Trung Kiên (chủ bút Thi Viện)
Tô Thức 蘇軾 (1037-1101) tự Tử Chiêm 子瞻, Hoà Trọng 和仲, hiệu Đông Pha cư sĩ 東坡居士, người đời thường gọi là Tô Đông Pha 蘇東坡, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thông phán, Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta gọi là Tam Tô, thái độ của ông rất hào sảng lạc quan, tuy ông làm quan thăng giáng nhiều lần, song ông không để ý, vẫn ưu du tự tại, đọc sách làm vui, ông là người giàu tình cảm, cho nên phản ánh tới từ của ông, vừa hào phóng lại vừa tình tứ.Ông là người có tài nhất trong số bát đại gia của Trung Hoa (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII), khoáng đạt nhất, tư tưởng và tính tình cũng phức tạp nhất.
Ông sinh năm 1036 (có sách nói là 1037), mất năm 1101. Hồi 10 tuổi, cha là Tô Tuân đi du học bốn phương; mẹ, họ Trình, dạy ông học. Khi nghe giảng về truyện Phạm Bàng, ông khái nhiên hỏi mẹ: “Con sau này được như Phạm Bàng, mẹ có chịu không?”. Bà mẹ đáp: “Con mà được như Phạm Bàng thì mẹ sao lại không làm được như mẹ Bàng?”
Mới mười lăm mười sáu tuổi ông đã thông kinh sử, rất thích đọc sách của Giả Nghị và Lục Chí). Như vậy ta thấy ông rất trọng đạo Nho và có chí giúp nước. Nhưng khi đọc sách Trang Tử, ông lại bảo: “Trước kia tôi có ý kiến, nhưng chưa diễn ra được; nay đọc sách này, hợp ý tôi quá”. Tính tình ông phức tạp, mâu thuẫn ở điểm đó; suốt đời ông chịu ảnh hưởng cả Nho, lẫn Lão và Phật nữa, nhờ vậy mà tâm hồn ông khoáng đạt, tuy trong hoạn đồ chìm nổi nhiều phen mà không có giọng ai oán như Giả Nghị, Liễu Tôn Nguyên, vẫn mỉa mai ngạo đời được. Cũng nhờ vậy mà văn ông siêu thoát, có nhiều vẻ hơn các nhà khác.
Năm 21 tuổi ông đậu Tiến sĩ, nhờ bài Hình thưởng trung hậu chi chí luận (bài này Âu Dương Tu rất thưởng thức, ngờ là của Tăng Củng làm nên không lấy ông khôi nguyên mà hạ xuống á nguyên). Ông lãnh chức Chủ bạ Phúc Xương rồi làm quan luôn ba chục năm, nhưng chìm nổi bất thường, một phần vì ông có giọng mỉa mai, hay làm thơ châm biếm về chính trị, nên ít người ưa; một phần vì ông đứng vào phe cựu đảng của Tư Mã Quang, nên khi tân đảng của Vương An Thạch lên cầm quyền thì ông bị biếm ra những châu quận ở ngoài.
Ông làm Thông phán ở Hàng Châu, rồi chuyển qua Mật Châu, Từ Châu, Hồ Châu; có hồi vì chê bai tân pháp mà bị giam bào ngục, rồi biếm đi Hoàng Châu, làm chức Đoàn luyện phó sứ. Ở Hoàng Châu, ông cùng các ông lão nhà quê ngao du sơn thuỷ, cất nhà ở một sườn núi phía đông (đông pha), rồi lấy hiệu là Đông Pha cư sĩ (do đó người đời sau gọi ông là Tô Đông Pha).
Năm 1085, vua Triết Tôn lên ngôi, Thái Hoàng Thái hậu đương chính, bỏ chính sách của Vương An Thạch, dùng cựu đảng, ông được gọi về kinh, nhận chức Trung thư xá nhân, rồi chức Hàn lâm học sĩ kiêm Thị độc học sĩ, nhưng không được lâu, rồi lại bị đổi ra Hàng Châu, Dĩnh Châu, Định Châu cũng vì tính hay châm biếm.
Năm 1093, vua Triết Tôn mới thực cầm quyền, lại dùng tân đảng, và hoạn đồ của ông càng trắc trở, bị biếm hai ba lần, có lần tới Quỳnh Châu (nay là đảo Hải Nam). Sống tịch mịch, già cả mà vất vả, phải cất lấy nhà mà ở, thuốc thang không có, đành viết sách để tiêu khiến. Năm 1100, vua Huy Tôn lên ngôi, ông được đại xá, về lục địa, năm sau mất ở Thường Châu.
Ông ở trong phái thủ cựu, không ưa những cải cách mạnh bạo của Vương An Thạch, khi luận về chính trị thường giữ đạo trung hoà, không cầu gấp thành công, cứ bình tĩnh đợi sự tình biến đổi mà đối phó. Ông viết những bài Tần Thuỷ Hoàng luận, Thương Ưởng luận, mượn cổ mà chê kim, có ý so sánh chính sách của Vương An Thạch với chính sách của Tần Thuỷ Hoàng, của Thương Ưởng, bảo chính sách đó dùng ít thì hại ít, càng dùng nhiều càng hại nhiều.
Tuy nhiên ông không phải là cổ hủ, rất lo đến kinh tế, võ bị, lập một kế hoạch di dân, đề nghị nuôi binh ở trong dân (thời bình thì là nông dân, nhưng luyện tập quân sự để thời loạn thì thành lính), ông lại thực hiện được công việc khơi sông ở Từ Châu, công việc đắp đê ở Hàng Châu, làm lợi cho nông dân rất nhiều. Đê đó mang tên ông (Tô đê), trồng đào liễu ở hai bên, rất ngoạn mục.
Ông sáng tác được 4000 bài thơ, 300 bài từ, tản văn rất nhiều bày hay (như Phóng Hạc đình ký, Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú, v.v…). Tác phẩm ông lưu lại có bộ Đông Pha văn tập 60 quyển, bộ Đông Pha thi tập 25 quyển, bộ Đông Pha từ 1 quyển, bộ Cửu Trì bút ký 2 quyển, bộ Đông Pha chí lâm 5 quyển. Ngoài ra, vâng lời dặn dò của cha lúc lâm chung, ông viết tiếp cuốn Dịch truyện mà cha bỏ dở, rồi viết thêm những cuốn: Luận ngữ thuyết, Thư truyện để truyền bá đạo Khổng. Văn nhân đương thời rất trọng ông, và coi ông là người nối gót Âu Dương Tu trên văn đàn.
Ông vì chịu ảnh hưởng của Lão, Trang, nên văn ông như hành vân lưu thuỷ, hùng vĩ mà khoáng đạt, không chịu một sự trói buột nào cả (như bài Siêu nhiên đình kí, Phóng Hạc đình kí và nhất là bài Tiền Xích Bích phú).
Chẳng những văn ông hay, thơ ông tuyệt mà vẽ cũng khéo, viết chữ cũng tài, ông lại thông cả âm nhạc nữa. Thực là một thiên tài trác việt. Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Hoa hiện nay, rất trọng ông, cho rằng văn ông càng về già càng bình dị, sâu sắc, viết một cuốn kể đời ông, tức cuốn The gay genius – Life and times of Su Tungpo.
ĐTK (lời bình trong bài này là quan điểm của ĐTK)
Các bài viết của Hoàng Kim cùng chủ đề
Tô Đông Pha vầng trăng cổ tích
Tô Đông Pha thơ ngoài nghìn năm (bản đầy đủ)
Tô Đông Pha, chuyện hay nhớ mãi
Tô Đông Pha, uống rượu ở Tây Hồ
Hoàng Kim