CNM365. Chào ngày mới 9 tháng 6. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1885 – Chính phủ Pháp và triều Thanh ký kết Hòa ước Thiên Tân, chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, quân Thanh rút khỏi Bắc Kỳ. Năm 1965 – Quân giải phóng miền Nam tiến công Đồng Xoài (bắc Biên Hoà), một chi khu quân sự, một mắt xích trong hệ thống phòng tuyến Sông Bé của Việt Nam Cộng hòa. Năm 1946 – Quốc vương Thái Lan Ananda Mahidol qua đời do bị bắn vào đầu trong phòng ngủ tại Đại Cung ở thủ đô Bangkok.
9 tháng 6
Ngày 9 tháng 6 là ngày thứ 160 (161 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 205 ngày trong năm.
« Tháng 6 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 |
28 | 29 | 30 | ||||
Mục lục
Sự kiện
- 68 – Hoàng đế La Mã Nero được cho là tự sát khi chạy lánh nạn trong một cuộc chính biến, khởi đầu cho năm tứ đế trong lịch sử đế quốc La Mã.
- 550 – Sau khi buộc Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế phải thiện vị hoàng vị, Cao Dương lên ngôi hoàng đế, khởi đầu triều Bắc Tề.
- 908 – Sau khi đoạt lấy thực quyền tại Hoằng Nông, Tả nha chỉ huy sứ Trương Hạo sai thuộc hạ ám sát Hoằng Nông vương Dương Ác.
- 1885 – Chính phủ Pháp và triều Thanh ký kết Hòa ước Thiên Tân, chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, quân Thanh rút khỏi Bắc Kỳ.
- 1934 – Phim hoạt hình The Wise Little Hen của Walt Disney được phát hành, nhân vật hoạt hình Vịt Donald xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng.
- 1946 – Thành phố Copenhaghen (thủ đô của Đan Mạch) đã thành lập Tổ chức Quốc tế các nhà báo (viết tắt là OIJ)
- 1965 – Quân giải phóng miền Nam tiến công Đồng Xoài (bắc Biên Hoà), một chi khu quân sự, một mắt xích trong hệ thống phòng tuyến Sông Bé của Việt Nam Cộng hòa
- 2006 – Tổ chức World Cup 2006 tại Đức.
- 1946 – Quốc vương Thái Lan Ananda Mahidol qua đời do bị bắn vào đầu trong phòng ngủ tại Đại Cung ở thủ đô Bangkok.
Sinh
- 1915 – Lester William Polsfuss, nhạc sĩ người Hoa Kì (Les Paul)
- 1978 – Miroslav Klose, cầu thủ bóng đá Đức
- 1978 – Matthew Bellamy, Ca sĩ người Anh (Muse)
- 1980 – James Walsh, Ca sĩ người Anh (Starsailor)
- 1984 – Wesley Sneijder, cầu thủ bóng đá Hà Lan
- 1984 – Masoud Shojaei, cầu thủ bóng đá Iran
Mất
- 1946 – Ananda Mahidol (Rama VIII), vua Thái Lan
- 2004 – Rosey Brown, cầu thủ bóng đá Mỹ (s. 1932)
Ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 9 tháng 6 |
Hòa ước Thiên Tân (1885)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. |
Hòa ước Thiên Tân 1885 là một thỏa ước được ký kết giữa chính phủ thuộc địa Pháp và nhà Thanh năm 1885 sau Chiến tranh Pháp-Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Hòa ước này chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, buộc quân Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ, và công nhận nền bảo hộ của Pháp với Việt Nam. Cũng theo đó thì Hòa ước này chấm dứt lệ triều cống của triều đình Huế ở địa vị phiên quốc đối với nhà Thanh.
Mục lục
Nội dung
Hiệp ước này gồm 10 điều khoản được ký kết giữa đại diện của chính phủ Pháp là thủ tướng Freycinet và đại diện của Trung Hoa là Tổng lý nha môn (tương đương thủ tướng) Lý Hồng Chương.
- Điều khoản 1: Nước Pháp cam kết khôi phục và duy trì trật tự các tỉnh của An Nam giáp giới Trung Quốc. Nhằm mục đích đó, Pháp sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để đánh tan và đuổi các toán quân thổ phỉ và bọn bất lương đã gây tai hại đến trật tự công cộng và ngăn cản không cho chúng lập lại các tổ chức. Tuy nhiên quân đội Pháp trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được vượt biên giới Bắc Kỳ và Trung Hoa mà nước Pháp đã tôn trọng và đảm bảo tránh mọi hành vi xâm lược.
- Về phần mình, Trung Quốc cam kết giải tán và trục xuất các bọn thổ phỉ đang trốn tránh ở Trung Quốc và các tỉnh giáp giới với Bắc Kỳ, giải tán các lực lượng thổ phỉ tìm cách lập lại tổ chức trên lãnh thổ mình để gây rối trong dân chúng đang được nước Pháp bảo hộ và tôn trọng các lời cam kết liên quan đến an ninh biên giới, Trung Quốc cũng sẽ không phái quân đội của mình vào lãnh thổ Bắc Kỳ.
- Các bên ký kết sẽ ấn định thông qua một thỏa ước đặc biệt, những điều kiện để dẫn độ bọn bất lương giữa Trung Quốc và Pháp.
- Người Trung Quốc làm ăn khai khẩn hay trước đây là binh lính, hiện đang sống một cách yên ổn tại Việt Nam làm ruộng hay sản xuất công nghiệp hay buôn bán, hạnh kiểm không có gì chê trách. Sẽ được đảm bảo an toàn về người và tài sản như người được Pháp bảo hộ.
- Điều khoản 2: Trung Quốc đã quyết định không làm gì có hại đến công việc bình định của Pháp và cam kết tôn trọng hiện nay và trong tương lai những hiệp ước, hiệp định và thoả ước đã ký hay sẽ ký trong tương lai giữa Pháp và An Nam.
- Về quan hệ giữa Trung Quốc và An Nam, thoả thuận rằng những mối quan hệ đó không làm tổn hại đến Trung Hoa và không để xảy ra điều gì vi phạm hiệp ước này.
- Điều khoản 3: Trong thời hạn 6 tháng kể từ khi ký hiệp ước này, các uỷ viên do các bên dự ký kết chỉ định để đến tại chỗ để công nhận đường biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ. Hai bên sẽ cắm mốc ở khắp nơi nếu xét ra cần thiết để đường biên giới được rõ ràng. Trong trường hợp hai bên không đồng ý về việc cắm mốc hay nếu có những điều chỉnh về chi tiết có thể có đối với đường biên giới hiện nay vì lợi ích chung cho hai nước, các uỷ viên sẽ báo cáo cho chính phủ hai bên cùng biết.
- Điều khoản 4: Khi biên giới đã được thừa nhận, người Pháp và dân bảo hộ của Pháp và những cư dân nước ngoài ở Việt Nam muốn đi qua biên giới để sang Trung Quốc phải có hộ chiếu do nhà đương cục Trung Quốc cấp theo yêu cầu của các nhà cầm quyền Pháp. Đối với công dân Trung Hoa cần có giấy phép của nhà đương cục Trung Hoa tại biên giới
- Điều khoản 5: Thương nhân Pháp và dân bảo hộ của Pháp và thương nhân Trung Hoa ở Bắc Kỳ được phép nhập và xuất khẩu qua biên giới trên bộ giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ. Tuy nhiên phải được tiến hành trên một số điểm sẽ được xác định sau này, trong đó việc lựa chọn các mặt hàng và số lượng hàng xuất khẩu sẽ tương ứng với phương hướng và tầm quan trọng của việc buôn bán giữa hai nước. Về phương diện này phải tính đến các quy định hiện hành trong nội bộ vương quốc Trung Hoa
- Dù sao đã có hai điểm được chỉ định trên biên giới Trung Quốc, một ở phía Lào Kai và một điểm nữa ở Lạng Sơn. Các nhà buôn Pháp có thể ấn định những điều kiện cùng với những thuận lợi như với các cảng Trung Quốc thông thương với nước ngoài của Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa sẽ thiết lập các cơ sở Thương chính và chính phủ Pháp có thể lập các lãnh sự với những ưu đãi về quyền hạn giống y như những nhân viên cùng loại trong các các thông thường.
- Về phía mình, Hoàng đế Trung Hoa cùng với chính phủ Pháp bổ nhiệm các lãnh sự trong các thành phố lớn ở Bắc Kỳ.
- Điều khoản 6: Một quy định đặc biệt gắn với hiệp ước sẽ nói rõ thêm các điều kiện về buôn bán trên bộ giữa Bắc Kỳ và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc. Quy định này sẽ do các uỷ viên của hai bên chỉ định xây dựng nên trong thời hạn ba tháng kể từ khi ký bản hiệp ước này
- Hàng hoá trao đổi giữa các tỉnh Bắc Kỳ và Quảng Tây, Vân Nam sẽ được hưởng biểu thuế thấp hơn biểu thuế xuất nhập hiện hành. Tuy nhiên biểu thuế được giảm sẽ không được áp dụng với các hàng hoá trao đổi qua biên giới trên bộ giữa Bắc Kỳ và tỉnh Quảng Đông vì không có hiệu lực trong các cảng đã mở theo hiệp ước này
- Việc buôn bán vũ khí, đạn dược, dụng cụ, đồ tiếp tế quân dụng các loại sẽ phải theo luật pháp các các quy định của các nước mỗi bên ký kết
- Việc xuất nhập khẩu thuốc phiện sẽ chịu sự chi phối của điều khoản đặc biệt được nêu trong bản quy định thương mại nói trên
- Việc buôn bán trên biển giữa Trung Quốc và An Nam cũng sẽ có quy định riêng, tạm thời không có gì mới so với cách làm hiện nay
- Điều khoản 7: Nhằm phát triển thuận lợi các quan hệ buôn bán và láng giêng tốt mà hiệp ước này mong muốn phục hồi giữa Pháp và Trung Quốc, chính phủ nước Cộng hòa Pháp sẽ xây các đường xá ở Bắc Kỳ và sẽ khuyến khích xây dựng các đường sắt tại Bắc Kỳ. Về phía Trung Quốc khi quyết định làm đường sắt sẽ thương lượng với ngành công nghiệp Pháp và chính phủ Pháp sẽ dành mọi thuận lợi để tìm kiếm ở Pháp nhân viên cần thiết. Điều khoản này được coi như đặc quyền dành cho Pháp
- Điều khoản 8: Các điều khoản thương lượng của hiệp ước này và các quy định sẽ có thể xem lại sau một thời gian 10 năm tròn kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn hiệp ước này. Nhưng trong trường hợp 6 tháng trước thời hạn, không có bên nào thuộc bên đã ký kết không biểu lộ ý muốn xét lại, các điều khoản vẫn còn hiệu lực cho một thời hạn mới 10 năm nữa và sau này cũng sẽ như thế
- Điều khoản 9: Từ khi hiệp ước này được ký, lực lượng (quân sự) Pháp sẽ rút khỏi Ke Lung (Ka Long) và chấm dứt đi lại ngoài khơi. Trong thời hạn một tháng, sau khi ký kết hiệp ước này quân đội Pháp sẽ hoàn toàn rút khỏi đảo Đài Loan, đảo Lôi Châu
- Điều khoản 10: Các điều khoản của hiệp ước này, các hiệp định và thỏa ước giữa Pháp và Trung Quốc không trái với hiệp ước này vẫn hoàn toàn có hiệu lực
- Hiệp ước này sau khi được hoàng đế Trung Hoa phê chuẩn, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp phê chuẩn, việc trao đổi thư phê chuẩn sẽ được tiến hành tại Bắc Kinh trong thời gian sớm nhất
Hiệp ước ký tại Thiên Tân, lập thành 04 bản ngày 9 tháng 6 năm 1885
Tham khảo
- Bang giao Đại Việt, triều Nguyễn, Nguyễn Thế Long, Nxb Văn hóa Thông tin, 2005
Xem thêm
Liên kết ngoài
|
Biên Hòa
Biên Hòa | ||
---|---|---|
Thành phố trực thuộc tỉnh | ||
![]() Từ hồ Tịnh Quang nhìn vào điện thờ chính trong khu Văn miếu Trấn Biên
|
||
Địa lý | ||
Tọa độ: 10°54′50″B 106°52′26″ĐTọa độ: 10°54′50″B 106°52′26″Đ | ||
Diện tích | 264,08 km²[1] | |
Dân số (12/2013) | ||
Tổng cộng | 1.000.000[1] | |
Mật độ | 3.788 người/Km² | |
Dân tộc | Chủ yếu là Kinh | |
|
||
Hành chính | ||
Quốc gia | ![]() |
|
Vùng | Đông Nam Bộ | |
Tỉnh | Đồng Nai | |
Chủ tịch UBND | Trịnh Tuấn Liêm | |
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thị Thu | |
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Phú Cường | |
Trụ sở UBND | 90 Hưng Đạo Vương, Phường Thanh Bình | |
Phân chia hành chính | 23 phường, 7 xã | |
Website | Thành phố Biên Hòa |
Biên Hòa (thành phố Công nghiệp và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại II[2], và được xem là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước với hơn 1 triệu người, có dòng sông Đồng Nai chảy qua, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km.
) làMục lục
Điều kiện tự nhiên
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Trảng Bom, phía Tây giáp Thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh[3].
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chính vì vậy thời tiết thành phố Biên Hòa chia thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4°C đến 27,2°C.
Lịch sử
Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn cho là đất Biên Hòa xưa là lãnh thổ nước Bà Lỵ (Bà Lị) và nước Thù Nại, những tiểu quốc cổ nằm ở phía Đông Nam nước Chiêm Thành, nay là vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Về sau, khi Chân Lạp lớn mạnh đều bị Chân Lạp thôn tính. Trước khi bị thực dân Pháp đô hộ, Biên Hòa là trung tâm của toàn bộ miền Nam với tên gọi Trấn Biên.[4]
- Năm 1808, dinh Trấn Biên đổi tên thành Trấn Biên Hòa.
- Năm 1832, Trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa.
- Năm 1975, tỉnh Biên Hòa bị giải thể và thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa.
- Năm 1976, Thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa – đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 11 phường: An Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Mai, Tân Tiến, Thanh Bình, Thống Nhất, Trung Dũng và 7 xã: Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Long Bình Tân, Tân Hạnh, Tân Phong, Tân Thành, Tân Vạn.
- Ngày 23 tháng 10 năm 1978, chuyển 2 xã Hố Nai 1 và Hố Nai 2 thuộc huyện Thống Nhất về thành phố Biên Hòa quản lý và đổi thành 2 phường có tên tương ứng.[5]
- Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chia phường Hố Nai 2 thành 2 phường: Tân Biên và Tân Hòa; hợp nhất 2 xã: Bửu Long và Tân Thành thành xã Tân Bửu; chuyển 2 xã Tân Phong và Tân Vạn thành 2 phường có tên tương ứng.[6]
- Ngày 28 tháng 12 năm 1984, chuyển xã Bửu Hòa thành phường Bửu Hòa.[7]
- Ngày 10 tháng 5 năm 1993, thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại 2, trực thuộc tỉnh Đồng Nai[9]
- Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chuyển xã Tân Bửu thành phường Bửu Long; chuyển xã Long Bình Tân thành phường Long Bình Tân; chia phường Tam Hòa thành 2 phường: Tam Hòa và Long Bình; thành lập 2 phường Tân Hiệp và Trảng Dài.
- Năm 1996, đổi tên phường Hố Nai 1 thành phường Hố Nai.
- Ngày 5 tháng 2 năm 2010, thành phố Biên Hòa mở rộng địa giới hành chính và thêm 4 xã An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước từ huyện Long Thành.[10]
Hành chính
Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó gồm có 23 phường và 7 xã: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
- Ghi chú: Nguồn từ Bộ Thông tin & Truyền thông niên giám năm 1999[11].
Dân cư
Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97 người/km².
Theo ước tính tháng 10 năm 2013, dân số thành phố khoảng 1 triệu người (chưa tính khoảng 300.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp).[12]Mật độ dân số 3.788 người/Km², Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số dân di cư rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Thành phần dân cư thành phố Biên Hòa phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường Thanh Bình. Có thể nói dân cư thành phố Biên Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập ở đây rất đông và khó kiểm soát. Số người có tôn giáo là rất lớn, chủ yếu là 4 tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và các tôn giáo khác; trong đó đạo Thiên Chúa giáo tập trung đông ở các phường, xã (Tân Mai, Hố Nai, Tân Tiến, Thống Nhất, Quyết Thắng, Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình, Tam hiệp…). Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt Nam.
Kinh tế
Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Công nghiệp
Thành phố này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có thế mạnh về công nghiệp và cũng là nơi đi tiên phong trong lĩnh vực Công nghiệp đầu tiên của cả nước với việc hình thành sớm KCN Biên Hòa I (năm 1967) – Khu kĩ nghệ Biên Hòa – Khu công nghiệp đầu tiên của cả nước sau ngày đất nước Thống Nhất. Thành phố Biên Hòa hiện có 5 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ:
- Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Chuẩn bị chuyển thành Khu Trung tâm Hành chính – Thương mại Biên Hòa)
- Khu công nghiệp Biên Hòa 2
- Khu công nghiệp Amata
- Khu công nghiệp Tam Phước
- Khu công nghiệp Loteco
Bên cạnh ngành công nghiệp hiện đại, hiện thành phố vẫn còn một vài cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mĩ nghệ như:
- Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh
- Vùng thủ công mĩ nghệ đá Bửu Long
- Vùng sản xuất gốm Tân Vạn, Bửu Long, Hiệp Hòa
- Cụm công nghiệp Gỗ Tân Hòa
Nông, lâm, thủy sản
Thành phố Biên Hòa ngoài có thế mạnh về công nghiệp mà thành phố cũng có những hợp tác xã cung cấp rau xanh cho thị trường thành phố và lân cận. Còn về lâm nghiệp, hiện thành phố chỉ có một vài xã, phường vùng ven phát triển lâm nghiệp vì thế mà cơ câu kinh tế nông, lâm nghiệp chỉ chiếm chưa tới 0,5%. Về thủy sản, thành phố cũng còn một vài phường xã ven sông có bè cá.
Do tốc độ đô thị hóa cao, nên hiện thành phố hầu như không còn trồng cây lương thực(lúa, bắp, khoai mì). Và do vấn đề về môi trường nên thành phố hầu như đã cấm chăn nuôi gia súc trên toàn địa bàn thành phố.
Thương mại, dịch vụ
Hiện nay, hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố rất sôi động. Thành phố hiện có 1 ngân hàng có trụ sở chính đặt thành phố là Ngân hàng TMCP Đại Á (68 Cách mạng tháng Tám, P. Quyết Thắng), nhưng hiện nay ngân hàng này đã sáp nhập với ngân hàng HD Bank, tuy vậy hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch của HD Bank vẫn là nhiều nhất (Ngân hàng Đại Á cũ). Ngoài ra còn có hơn tất cả các chi nhánh của tất cả các ngân hàng trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một chuỗi các ngân hàng nhà nước, ngân hàng liên doanh như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Á Châu – ACB, Đông Á, Đại Dương, An Bình, Bắc Á, Phương Đông, Kiên Long, Nam Á, Nam Việt, Công Thương – Vietinbank, Ngoại thương – Vietcombank, Đầu Tư và phát triển Việt Nam-BIDV, Phát triển nhà ĐBSCL, Phát triển Mê kông, Xuất Nhập Khẩu – Eximbank, HD Bank, Sài Gòn Công Thương, Sài Gòn Thương Tín, Việt Á, ngân hàng Hong Leong Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam), ngân hàng ShinhanVina.
Thành phố hiện có khá nhiều trung tâm thương mại lớn nhỏ và hệ thống cảng giao thương tại chợ Biên Hòa.
Một số chợ lớn, trung tâm thương mại và siêu thị phổ biến:
- Chợ và TTTM Biên Hòa
- Chợ và TTTM Tân Hiệp
- Trung tâm mua sắm Sài Gòn – Nguyễn KIm Biên Hòa
- Siêu thị điện máy Chợ Lớn Biên Hòa
- Trung tâm mua sắm Thế giới di động
- Siêu thị Co.op mark Biên Hòa
- Siêu thị Vinatex Biên Hòa
- Siêu thị Vinatex mark Biên Hòa 2
- Siêu thị Metro Biên Hòa
- Siêu thị BigC Đồng Nai
- Siêu thị Lotte mark Biên Hòa
- Trung tâm thương mại Vincom Biên Hòa (đang xây dựng)
- Trung tâm thương mại dịch vụ The Pagesus Plaza
Về Du lịch, hiện tại thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch, giải trí khá hấp dẫn, tuy nhiên thành phố hiện chưa có đề án phát triển du lịch nên trong nhiều năm qua thành phố chưa thu hút được nhiều du khách.
Về cơ cấu kinh tế, năm 2008, công nghiệp – xây dựng chiếm 70,13%; nông lâm nghiệp chiếm 0,43% và dịch vụ chiếm 29,45%.
Giao Thông
Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia.
Đường bộ
Thành phố Biên Hòa có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết mạch của Đồng Nai và cả nước như: quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 1K, tỉnh lộ 768, tỉnh lộ 16,…
Khi Chính phủ quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều câu hỏi đặt ra cho sự phát triển thật sự của Biên Hòa cũng như tỉnh Đồng Nai về hạ tầng giao thông do việc hình thành đô thị của Thành phố quá sớm (Thành phố được quy hoạch từ thời pháp thuộc với quy mô dân số khoảng 200.000-300.000 người, tuy nhiên dân số Biên Hòa đã đạt ngưỡng 1 triệu người). Chính vì vậy, xác định được tầm quan trọng của giao thông Biên Hòa trong vai trò kinh tế cả nước. Đồng Nai bắt đầu quan tâm nhiều hơn các dự án giao thông tầm cỡ và đồng thời phát triển giao thông nội bộ từ đô thị về đến nông thôn và đặc biệt là Thành phố Biên Hòa. Vì vậy mà Thành phố trong nhiều năm qua đã có rất nhiều dự án giao thông lớn và quan trọng phục vụ cho sự phát triển quá nhanh của thành phố Biên Hòa. Cụ thể, các dự án đang được đầu tư và xây dựng như: Cao Tốc Biên Hòa-Vũng Tàu; đường Hương Lộ 2 (nối Ngã 4 Vũng Tàu và trung tâm thành phố với Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây), các cầu bắc qua Cù lao Phố (cù lao Hiệp Hòa): cầu An Hảo, cầu Thống Nhất,..; bờ kè & đường ven sông Đồng Nai – đường Trần Phú và các dự án sắp và đã hoàn thành như: cầu Hóa An mới; đường Quốc lộ 1A tuyến tránh thành phố Biên Hòa; mở rộng và giải tỏa giao thông tại ngã Tư Vũng Tàu, ngã Tư Tam Hiệp, ngã Tư Amata, Ngã tư Cầu Mới, ngã tư vòng xoay Hóa An; nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 51; nút giao Tân Vạn;…
Hiện tại, Biên Hòa những cây cầu đã hoàn thành việc xây mới và cải tạo như: Cầu Đồng Nai mới, cầu Đồng Nai cũ, Cầu Hóa An mới, cầu Hóa An cũ, cầu Bửu Hòa, cầu Hiệp Hòa và hiện đang tiếp tục đầu tư mới và cải tảo các cầu: cầu An Hảo (xây mới, cửa ngõ vào Thành phố), cầu Thống Nhất (xây mói, kết nối trung tâm Hành chính chính trị Thành phố với Cù lao Hiệp Hòa), cầu Suối Linh (quốc lộ 1A), 5 cây cầu trong dự án đường Trần Phú,…
Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang được đầu tư, nghiên cứu và xây dựng, dự kiến nếu dự án hoàn thành thì từ Biên Hòa đi Sân bay Long Thành và thành phố Vũng Tàu sẽ được rút ngắn về thời gian và khoảng cách, cũng như sẽ giảm tải cho QL51 sẽ mãn tải vào năm 2020
Các tuyến đường có ý nghĩa lớn, liên kết thành phố Biên Hòa với các địa phương khác:
- Quốc lộ 1A (Xa lộ Hà Nội) xuyên qua thành phố và huyết mạch của cả nước – kết nối phía Đông – phía Tây thành phố với trung tâm thành phố.
- Quốc lộ 1K (đường Nguyễn Ái Quốc) là tuyến đường xuyên tâm của thành phố và là tuyến đường dài và rộng nhất của thành phố – kết nối phía Đông và phía Tây với trung tâm thành phố.
- Quốc lộ 51 là tuyến đường nối thành phố công nghiệp Biên Hòa với thành phố biển du lịch Vũng Tàu – kết nối trung tâm thành phố với phía Nam thành phố.
- Quốc lộ 15 (đường Phạm Văn Thuận và đường Bùi Văn Hòa nối trung tâm thành phố Biên Hòa với Quốc lộ 1A và Quốc lộ 51.(Điểm đầu tại Ngã ba Vườn Mít- Điểm giữa tại Ngã tư Tam Hiệp- Điểm cuối tại Cổng 11)
- ĐT768 (đường Huỳnh Văn Nghệ) là tuyến đường nối thành phố Biên Hòa với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) – kết nối trung tâm thành phố Biên Hòa với phía Bắc thành phố.
- Đường Đồng Khởi nối KCN Amata, Quốc lộ 1 vào thành phố.
- Đường Võ Nguyên Giáp làm tuyến tránh cho Quốc lộ 1A. Điểm đầu tại phường Long Bình, điểm cuối xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom.
- Đường Tỉnh lộ 16 (Bùi Hữu Nghĩa) nối từ quốc lộ 1A đến ranh giới Thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương)
Đường Sắt
Thành phố có hệ thống đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua thành phố vơi 2 ga chính là: ga Hố Nai, ga Biên Hòa. Với 2 cầu đường sắt là cầu Ghềnh và cầu Rạch Cát; hai cầu này được xây dựng từ thời Pháp Thuộc đến nay và hiện tại 2 cầu này chỉ lưu thông 1 chiều cho xe máy, hạn chế dần và có thể sẽ cấm xe qua cầu trong gian tới
Thành phố Biên Hòa đang thiết kế và xây dựng ga Biên Hòa mới tại xã An Hòa để kết nối vào dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu.
Trong tương lai, thành phố Biên Hòa sẽ xây dựng Hệ thống đường sắt đô thị chạy trong thành phố cũng như liên kết với hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài dự án dường sắt đô thị, thành phố Biên Hòa hiện nay đang dược đầu tư như: đường sắt cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và hệ thống đường sắt kết nối hệ thống đường sác Biên Hòa Vũng Tàu với đường sắc Thông Nhất
Đường hàng không
Thành phố Biên Hòa có vị trí khá thuận lợi khi rất gần với các sân bay như Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (35 km), Sân bay quốc tế Long Thành (10 km). Chính vì vậy, thành phố Biên Hòa rất thuận lợi phát triển về nhiều mặt. Hiện nay, thành phố có Sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự lớn nhất cả nước.
Đường thủy
Với hệ thống sông Đồng Nai chảy qua và hệ thống kênh rạch lớn ăn sâu vào đất liền nên hoạt đường thủy tại đây cũng khá thuận tiện. Hệ thống cảng Đồng Nai là hệ thống cảng nội địa lớn nhất trên lưu vực sông Đồng Nai.
Giáo dục
Do vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm giáo dục của cả nước nên vì vậy mà thành phố Biên Hòa khá ít trường đại học và thêm nữa là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo duc của tỉnh Đồng Nai nên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Đồng Nai hầu như đều nằm ở Biên Hòa. Ngược Lại, thành phố Biên Hòa có rất nhiều trường THPT, THCS, TH nổi bật, chất lượng cao và phân bố rất nhiều khu vực trong thành phố và cho nhu cầu dân số quá tải của thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên hiện nay do dân số tăng đột biến nên những năm gần đây có một số trường tiểu học phải học ca 3, đây là vấn đề nan giải của ngành giáo dục Biên Hòa. Dân số như hiện nay đang là thách thức không chỉ của ngành giáo dục mà còn là vấn đề cho các ban ngành và Ủy ban Nhân dân Thành phố.
Thành phố ngày càng phát triển đã sinh ra nhiều trường dân lập theo chuẩn với chất lượng đào tạo tương đương các trường công lập và theo chuẩn quốc tế để đáp ứng cho nhu cầu học tập cho học sinh trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hiện thành phố có trường Đại học Đồng Nai, trường Đại học Lạc Hồng, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, trường Đại học Nguyễn Huệ.
Y tế
Hiện nay thành phố có 30 trạm y tế của 30 phường xã được trang bị và xây dựng hiện đại phục vụ nhân dân tại các phường xã trong thành phố và Trung tâm y tế Thành phố Biên Hòa.
Bên cạnh đó, một số Bệnh Viện lớn đã hình thành và phát triển:
- Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Nai (1400 giường) (tầm cỡ Đông Nam Á)
- Bệnh Viện Quốc tế Đồng Nai
- Bệnh Viện Phụ Sản Quốc tế Đồng Nai
- Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 2
- Bệnh Viện Đa Khoa Biên Hòa
- Bệnh Viện Shing Mark (1500 giường)
- Bệnh Viện 7B (Quân khu 7)
- Các phòng khám đa khoa có mặt trên toàn địa bàn
Du lịch, thắng cảnh, văn hóa, lễ hội, truyền thống
Văn hóa, lễ hội, truyền thống
Truyền thống văn hóa tín ngưỡng của thành phố 1 triệu dân đã có từ lâu và cụ thể hiện nay thành phố có đến cả trăm ngôi chùa lớn nhỏ, nhà thờ, giáo xứ, lâu đời được người dân đến rất đông. Nhiều ngôi chùa và giáo xứ lớn tại đây như:
- Chùa Long Thiền (xây dựng năm 1664) – P. Bửu Hòa
- Chùa Đại Giác (xây dựng năm 1665) – X. Hiệp Hòa
- Chùa Bửu Phong (xây dựng năm 1679) – P. Bửu Long
- Chùa Ông (xây dựng năm 1684) – X. Hiệp Hòa
- Chùa Long Ẩn (xây dựng năm 1675) – P. Bửu Long
- Nhà thờ – Giáo xứ Tân Mai – P. Tân Mai
- Nhà thờ – Giáo xứ Biên Hòa – P.Quyết Thắng
- Nhà thờ – Giáo xứ Kẻ Sặc – P.Hố Nai
- Nhà thờ – Giáo xứ Phúc Hải – P.Tân Phong
Do việc hình thành sớm nên thành phố Biên Hòa đến ngày nay vẫn còn giữ một số nét văn hóa truyền thống tại các Đình làng xưa của thành phố. Các nghi thức cúng bái cũng vẫn được giữ nguyên và thành phố vẫn tiếp tục duy trì các lễ cúng thành hoàng của các làng xã để tránh bị mai một nét văn hóa truyền thống của nhân dân Biên Hòa.
Các lễ hội văn hóa của thành phố như:
- Lễ Bắn Pháo Hoa vào Giao Thừa hằng năm tại Văn Miếu Trấn Biên hay Quảng trường tỉnh Đồng Nai hoặc cầu mới
- Lễ Hội Đua thuyền rồng vào đêm Mùng 4 tết ÂL trên sông Đồng Nai đoạn trước Đình Tân Lân.
- Lễ Hội Đền Hùng Biên Hòa vào Mùng 10 tháng 3 ÂL hằng năm tại Đền Hùng – Biên Hòa (P. Bình Đa).
- Lễ Hội Kỳ Yên, Nghinh đón Đức Ông Trần Thượng Xuyên vào Mùng 10 tháng 10 ÂL tại Đình Tân Lân.
- Lễ hội chùa Ông.
- Các lễ rước, sắc phong thành hoàng các làng xã của thành phố Biên Hòa vào các ngày trong năm.
Định hướng
Với những định hướng, tiềm năng và sự phát triển về kinh tế, Đồng Nai đang định hướng để nâng cấp thành phố Biên Hòa và xây dựng những đô thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố này ở các huyện lân cận như Trảng Bom và Long Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch. Hiện nay, thành phố này là một trong những thành phố đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước.
Trong tương lai thành phố Biên Hòa sẽ là một đô thị vệ tinh độc lập trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh.Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện các dự án khu dân cư tại các phường, xã (Bửu Long, Quang Vinh, An Bình, Long Bình, Long Bình Tân, Trảng Dài, Tân Phong, Hóa An, Tam Phước, An Hòa); phát triển và cải tạo cảnh quan, khuyến khích phát triển xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố); phát triển hệ thống đường sá nối thành phố Biên Hòa với cù lao Hiệp Hòa; tập trung phát triển Công nghiệp và dịch vu, giảm tỉ trọng nông – lâm nghiệp; hoàn thiện về mặt kiến trúc và cảnh quan đô thị. Nhanh chóng đầu tư, cải tạo và xây dựng khu công nghiệp Biên Hòa I thành khu Trung tâm hành chính – thương mại Biên Hòa. Mặc dù mục tiêu là sẽ đạt đô thị loại 1 với nhiều dự án chỉnh trang đô thị, cơ sở hạ tầng xã hội, tuy nhiên theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Biên Hòa thì việc mức sống của người chưa được cao thì việc trở thành đô thị loại 1 sẽ không có ý nghĩa.[13] Đến năm 2015, trở thành Thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
Tỉnh, Thành phố kết nghĩa
Tham khảo
- ^ a ă “Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ: V/v điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai” (Thông cáo báo chí). Nguyễn Tấn Dũng. 2 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Để Biên Hòa hướng tới đô thị loại I”. Báo Đồng Nai điện tử. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
- ^ Vẻ đẹp mộc mạc Việt Nam 200 năm trước
- ^ Quyết định 272-CP năm 1978 về việc sáp nhập xã Hố Nai 1 và xã Hố Nai 2 của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vào thành phố Biên Hòa cùng tỉnh
- ^ Quyết định 12-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số xã, thị trấn, phường của tỉnh Đồng Nai
- ^ Quyết định 180-HĐBT năm 1984 về việc thành lập phường Bửu Hòa trên cơ sở xã Bửu Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- ^ Quyết định 103-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch địa giới hành chính phường Tam Hòa của thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai
- ^ Quyết định 219-TTg năm 1993 về việc công nhận thành phố Biên Hoà là đô thị loại 2 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- ^ Nghị quyết 05/NQ-CP năm 2010 điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Chào mừng Hội nghị hiệp hội các đô thị Việt Nam diễn ra tại thành phố Biên Hòa
- ^ “Quyền Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa Trịnh Tuấn Liêm: Chất lượng cuộc sống mới là quan trọng”. Báo Đồng Nai. Truy cập 22 tháng 6 năm 2014.
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Biên Hòa |
Liên kết ngoài
|
|
Hoàng cung (Bangkok)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. |
Hoàng cung ở Bangkok (tiếng Thái: พระบรมมหาราชวัง Phra Borom Maha Ratcha Wang) là một khu phức hợp các di tích nằm kề nhau gồm: Cung điện Chitralada, quốc tự Wat Phra Kaew, Chakri Mahaprasad, cung điện Hoàng gia và cung điện Huy Hoàng.
Vào năm 1782, khi Rama I lật đổ Taksin, sáng lập nhà Chakri và quyết định rời nơi ở của Hoàng gia từ cung vua ở Thonburi (tỉnh Thoburi cũ, được sáp nhập vào Bangkok từ năm 1972) bên tả ngạn sông Chao Phraya tới Rattanakosin (nơi mà ngày nay là trung tâm Bangkok) ở hữu ngạn Chao Phraya, ông bắt đầu cho xây dựng một loạt kiến trúc bao gồm các cung điện và đền đài xa hoa tại đó để biểu lộ thân phận cao quý của hoàng gia. Từ đó về sau, mỗi vị quốc vương kế tục đều đã thêm vào cung điện một vài công trình kiến trúc. Ngày nay, hoàng cung thể hiện rõ một kiểu kiến trúc phức hợp, pha trộn từ truyền thống của Thái và Trung Hoa, cho đến thồi Phục Hưng của Pháp và Ý.
Giống như sơ đồ bố trí với cung vua tại Ayuthaya, hoàng cung ở Bangkok có rào xung quanh, biểu hiện đặc điểm pha trộn của Thái Lan giữa những yếu tố trần thế và thần linh. Có những bức tường cao bao bọc xung quanh, có lỗ châu mai và có hai lối đi vào bằng cổng chính.
Mục lục
Cung điện Hoàng gia
Cung điện Hoàng gia là một ví dụ điển hình của việc kết hợp kiến trúc truyền thống Thái Lan với phong cách phương Tây. Tuy ngày nay cung điện này không còn là nơi ở của hoàng gia Thái Lan, nhưng nó vẫn là địa điểm diễn ra các sự kiện quan trọng, trong đó có cả lễ đăng quang của quốc vương. Nhiều người Thái tin rằng những ai viếng thăm ngôi chùa trong cung điện nơi có bức tượng Phật bằng ngọc xanh sẽ nhận được phước lành.
Cung điện Huy Hoàng
Cung điện Huy Hoàng chiếm một khoảnh đất 1,5 km², hằng ngày mở cửa từ 8h đến 11h30 sáng và từ 1h đến 3h30 chiều, đón khách có thu phí, yêu cầu trang phục nghiêm trang. Nơi đây là một khu vực rộng lớn gồm: đền thờ hoàng tộc, nơi sưu tầm vũ khí hoàng gia, những đồng tiền và viện bảo tàng nhỏ lưu giữ đồ tạo tác của cung điện Huy Hoàng.
Khi quốc vương Ananda Mahidol (Rama VIII) qua đời vào năm 1946, em ông là quốc vương Bhumibol Adulyadej (Rama IX) lên nối ngôi, hoàng cung mới được xây dựng hiện đại và tiện nghi hơn tại vùng Dusit cách đó không xa. Hiện thời, cung điện Huy Hoàng chỉ được sử dụng làm nơi tổ chức đại yến của quốc gia, của hoàng gia và cử hành những buổi lễ quốc gia.
Cung điện Chitralada
Wat Phra Kaew
Tham khảo
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hoàng cung (Bangkok) |
- http://palaces.thai.net/night/index_gp.htm Official website
Giấc mơ hạnh phúc
Chào ngày mới 7 tháng 6
Biển Đông vạn dặm
Chào ngày mới 6 tháng 6
Biển Đông và sông Mekong
Chào ngày mới 5 tháng 6
Tô Đông Pha uống rượu ở Tây Hồ
Chào ngày mới 4 tháng 6
Quà tặng cuộc sống