CNM365. Chào ngày mới 28 tháng 7. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1995 – Việt Nam gia nhập ASEAN. Năm 1976 – – Động đất 8,3 độ richter xảy ra ở khu mỏ Đường Sơn, phía đông – nam Bắc Kinh, Trung Quốc làm chết 242.769 người và bị thương 164.851 người. Năm 1804 – ngày sinh Ludwig Feuerbach, nhà triết học người Đức (mất 1872). Năm 1750 – ngày mất Johann Sebastian Bach, nhà soạn nhạc người Đức (sinh năm 1685)
28 tháng 7
Ngày 28 tháng 7 là ngày thứ 209 (210 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 156 ngày trong năm.
« Tháng 7 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | |||
5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | |
Mục lục
Sự kiện
- 1364 – Trận Cascina giữa Cộng hòa Florence và Cộng hòa Pisa
- 1540 – Thomas Cromwell bị xử tử theo lệnh của vua Anh Henry VIII vì tội mưu phản. Henry lấy bà vợ thứ năm Catherine Howard cũng trong ngày này.
- 1609 – Bermuda bị những người Anh sống sót sau tai nạn của tàu Sea Venture, đang trên đường đến Virginia chiếm lấy.
- 1794 – Maximilien Robespierre bị xử tử bởi máy chém tại Paris trong Cách mạng Pháp.
- 1809 – Chiến tranh Bán đảo: Trận Talavera: Sir Arthur Wellesley chỉ huy liên quân Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đánh bại quân Pháp của Joseph Bonaparte.
- 1821 – José de San Martín tuyên bố tuyên bố thành lập nền cộng hòa của Peru.
- 1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Nhà thờ Ezra: quân Nam quân thất bại trong lần tấn công thứ ba nhằm đẩy Bắc quân ra khỏi Atlanta, Georgia.
- 1868 – Tu chính án thứ 14 được bổ sung vào Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định quy trình pháp luật tiểu bang và quyền công dân, áp dụng Đạo luật Nhân quyền Hoa Kỳ vào các tiểu bang, sửa đổi phân chia đại diện, không cho phép những ai nổi loạn chống Hoa Kỳ giữ chức vụ công quyền và bảo vệ thủ tục tố tụng hợp pháp.
- 1914 – Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, khởi đầu cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và ngay đêm hôm đó đã pháo kích vào Beograd.
- 1932 – Tổng thống Hoa Kỳ Herbert Hoover ra lệnh quân đội dùng vũ lực giải tán “Đoàn quân đòi bổng lộc” (Bonus Army) gồm các cựu binh Mỹ trong Thế chiến thứ nhất đang tập hợp tại thủ đô Washington, D.C.
- 1933 – Quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Tây Ban Nha được thiết lập.
- 1935 – Chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress.
- 1942 – Thế chiến thứ hai: Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin ra bản Mệnh lệnh số 227 với nội dung “Không lùi một bước”, theo đó bất kì ai rút lui hoặc rời bỏ vị trí chiến đấu khi không có lệnh của Bộ Tổng chỉ huy sẽ bị xử bắn tại chỗ.
- 1943 – Thế chiến thứ hai: Chiến dịch Gomorrah: Máy bay Anh ném bom xuống Hamburg giết chết 42.000 dân thường Đức.
- 1945 – Một máy bay B-25 của quân đội Mỹ va vào tầng 79 Tòa nhà Empire State làm chết 14 người và 26 người khác bị thương.
- 1955 – Union Mundial pro Interlingua được sáng lập tại đại hội Quốc tế khoa học ngữ (Interlingua) đầu tiên tại Tours, Pháp.
- 1957 – Mưa lớn và lở đất tại Isahaya, tây Kyūshū, Nhật Bản làm chết 922 người..
- 1965 – Chiến tranh Việt Nam: tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson thông báo sẽ tăng số quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam từ 75.000 lên 125.000.
- 1973 – Summer Jam at Watkins Glen: 600.000 người đến dự lễ hội nhạc Rock tại sân đua Watkins Glen International.
- 1976 – – Động đất 8,3 độ richter xảy ra ở khu mỏ Đường Sơn, phía đông – nam Bắc Kinh, Trung Quốc làm chết 242.769 người và bị thương 164.851 người.
- 1993 – Andorra gia nhập Liên Hiệp Quốc.
- 1995 – Việt Nam gia nhập ASEAN
- 1996 – Kennewick Man, hóa thạch người tiền sử được phát hiện tại Kennewick, Washington.
- 2002 – Chín công nhân hầm mỏ tại Mỏ Quecreek ở Somerset County, Pennsylvania bị kẹt vì lũ đã được cứu sống sau 77 giờ bị chôn vùi.
- 2005 – Lực lượng IRA Lâm thời tuyên bố kết thúc các chiến dịch quân sự kéo dài 30 năm qua tại Bắc Ireland.
- 2005 – Một cơn lốc xoáy diễn ra tại Birmingham, Anh, làm thiệt hại 4.000.000 £ và làm bị thương 39 người.
- 2008 – Cầu tàu Grand Pier lịch sử tại Weston-super-Mare gặp hỏa hoạn lần thứ hai trong vòng 80 năm.
Sinh
- 1347 – Margherita của Durazzo, nữ hoàng Naples (m. 1412)
- 1746 – Thomas Heyward, Jr., nhà ái quốc người Mỹ, một trong những người đã kí vào bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ (m. 1809)
- 1750 – Fabre d’Églantine, nhà soạn kịch và chính khách người Pháp, tác giả của Lịch Cộng hòa Pháp (m. 1794)
- 1796 – Ignaz Bösendorfer, nhạc sĩ người Áo (m. 1859)
- 1804 – Ludwig Feuerbach, nhà triết học người Đức (m. 1872)
- 1844 – Gerard Manley Hopkins, nhà thơ Anh (m. 1889)
- 1860 – Elias M. Ammons, thống đốc Colorado (m. 1925)
- 1860 – Công nương Anastasia Mikhailovna của Nga (m. 1922)
- 1863 – Hussein Khan Nakhichevanski, tướng người Nga (m. 1919)
- 1866 – Beatrix Potter, nhà văn Anh (m. 1943)
- 1872 – Albert Sarraut, chính khách người Pháp (m. 1962)
- 1874 – Ernst Cassirer, nhà triết học người Đức (m. 1945)
- 1887 – Marcel Duchamp, họa sĩ Pháp (m. 1968)
- 1896 – Barbara La Marr, nữ diễn viên Mỹ (m. 1926)
- 1898 – Lawrence Gray, nam diễn viên Mỹ (1970)
- 1900 – Catherine Dale Owen, nữ diễn viên Mỹ (m. 1965)
- 1901 – Freddie Fitzsimmons, cầu thủ bóng chày Mỹ (m. 1979)
- 1915 – Charles Townes, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt Nobel Vật lý
- 1916 – David Brown, nhà sản xuất phim người Mỹ
- 1925 – Baruch S. Blumberg, nhà khoa học người Mỹ, đoạt Nobel Y học
- 1929 – Jacqueline Kennedy Onassis, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ (m. 1994)
- 1938 – Alberto Fujimori, tổng thống Peru
- 1938 – Chuan Leekpai, nhà chính khách người Thái và nguyên thủ tướng Thái Lan
- 1938 – Luis Aragonés, huấn luyện viên bóng đá người Tây Ban Nha
- 1943 – Mike Bloomfield, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1981)
- 1948 – Sally Struthers, nữ diễn viên Mỹ
- 1949 – Steve Peregrin Took, ca sĩ người Anh (m. 1980)
- 1952 – Vajiralongkorn, Thái tử Thái Lan
- 1954 – Bruce Abbott, nam diễn viên Mỹ
- 1954 – Hugo Chávez, Tổng thống Venezuela
- 1960 – Yōichi Takahashi, họa sĩ manga vẽ Captain Tsubasa và Hungry Heart Wild Striker
- 1962 – Rachel Sweet, ca sĩ người Mỹ
- 1964 – Lori Loughlin, nữ diễn viên Mỹ
- 1969 – Alexis Arquette, nam diễn viên Mỹ
- 1969 – Dana White, UFC President
- 1972 – Elizabeth Berkley, nữ diễn viên Mỹ
- 1972 – Yeom Jeong-ah, nam diễn viên Hàn Quốc
- 1979 – Lee Minwoo, ca sĩ Hàn Quốc (Shinhwa)
- 1979 – Henrik Hansen, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch
- 1981 – Michael Carrick, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1981 – Billy Aaron Brown, nam diễn viên Mỹ
- 1981 – Jo In Sung, nam diễn viên Hàn Quốc
- 1982 – Tom Pelphrey, nam diễn viên Mỹ
- 1986 – Alexandra Chando, nữ diễn viên Mỹ
- 1988 – Ayla Brown, ca sĩ người Mỹ
- 1988 – Casper Johansen, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch
- 1990 – Shana Swash, nữ diễn viên Anh
- 1990 – Soulja Boy Tell ‘Em, rapper người Mỹ
- 1993 – Hannah Lochner, nữ diễn viên Canada
Mất
- 450 – Theodosius II, Hoàng đế La Mã (s. 401)
- 1057 – Giáo hoàng Victor II
- 1230 – Công tước Leopold VI của Áo (s. 1176)
- 1527 – Rodrigo de Bastidas, nhà viễn chinh người Tây Ban Nha (s. 1460)
- 1540 – Thomas Cromwell, chính khách người Anh (s. 1495)
- 1675 – Bulstrode Whitelocke, luật sư người Anh (s. 1605)
- 1685 – Henry Bennet, Bá tước thứ nhất Arlington, chính khách người Anh (s. 1618)
- 1718 – Etienne Baluze, học giả người Pháp (s. 1630)
- 1741 – Antonio Vivaldi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1678)
- 1750 – Johann Sebastian Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1685)
- 1794 – Maximilien Robespierre, nhà lãnh đạo Cách mạng Pháp (s. 1758)
- 1794 – Louis de Saint-Just, nhà lãnh đạo Cách mạng Pháp (s. 1767)
- 1835 – Édouard Adolphe Casimir Joseph Mortier, thống chế Pháp (s. 1768)
- 1844 – Joseph Bonaparte, anh trai Napoleon I (s. 1768)
- 1849 – Vua Charles Albert của Sardinia (s. 1798)
- 1895 – Edward Beecher, giáo sư thần học người Mỹ (s. 1803)
- 1930 – Allvar Gullstrand, giáo sư Thụy Điển, đoạt Nobel Sinh lý và Y khoa (s. 1862)
- 1965 – Edogawa Ranpo, nhà văn Nhật Bản (s. 1894)
- 1967 – Karl W. Richter, phi công người Mỹ (s. 1942)
- 1968 – Otto Hahn, nhà hóa học Đức, đoạt Nobel Hóa học (s. 1879)
- 1969 – Ramón Grau, chính khách người Cuba (s. 1882)
- 1972 – Charu Majumdar, nhà lãnh đạo cách mạng Ấn Độ (s. 1918)
- 1997 – Seni Pramoj, chính khách người Thái (s. 1905)
- 1997 – Rosalie Crutchley, nam diễn viên người Anh (s. 1920)
- 1999 – Trygve Haavelmo, nhà kinh tế học người Na Uy, đoạt Nobel Kinh tế (s. 1911)
- 2002 – Archer John Porter Martin, nhà hóa học Anh, đoạt Nobel Hóa học (s. 1910)
- 2004 – Francis Crick, nhà sinh học người Anh, đoạt Nobel Sinh lý và Y khoa (s. 1916)
- 2004 – Sam Edwards, nam diễn viên Mỹ (s. 1915)
- 2004 – Eugene Roche, nam diễn viên Mỹ (s. 1928)
- 2004 – Tiziano Terzani, nhà báo Ý (s. 1938)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 28 tháng 7 |
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN |
||||||
---|---|---|---|---|---|---|
|
||||||
Khẩu hiệu: “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” | ||||||
Nơi đặt Ủy ban Thư ký | ![]() |
|||||
Thành phố lớn nhất | ![]() |
|||||
Ngôn ngữ hành chính | ||||||
Các quốc gia thành viên | ||||||
Chính phủ | Tổ chức khu vực | |||||
– | Tổng thư ký | ![]() |
||||
– | Chủ tịch Hội nghị | ![]() |
||||
Thành lập | ||||||
– | Tuyên ngôn Bangkok | 8 tháng 8 năm 1967 | ||||
– | Hiến chương | 16 tháng 12 năm 2008 | ||||
Diện tích | ||||||
– | Tổng cộng | 4,464,322 km2 2,772,344 mi2 |
||||
Dân số | ||||||
– | Ước lượng 2010 | 601 triệu | ||||
– | Mật độ | 135/km2 216/mi2 |
||||
GDP (PPP) | Ước lượng 2010 | |||||
– | Tổng số | $ 3.084 nghìn tỷ [1] | ||||
– | Bình quân đầu người | $ 5,131 | ||||
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2010 | |||||
– | Tổng số | $ 1.800 nghìn tỷ | ||||
– | Bình quân đầu người | $ 2,995 | ||||
HDI? (2011) | ![]() Lỗi: Giá trị HDI không hợp lệ · hạng 120 |
|||||
Đơn vị tiền tệ | ||||||
Múi giờ | ASEAN (UTC+9 đến +6:30) | |||||
Mã điện thoại | ||||||
Tên miền Internet | ||||||
Trang web http://www.asean.org/ |
||||||
1. | Nếu xem như một thực thể độc lập. | |||||
2. | Các chỉ số cơ bản chính của ASEAN | |||||
3. | Tăng dân số hàng năm 1.6% |
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991 khi Thái Lan đề phát thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (chỉ chừa Đông Timo chưa kết nạp).
ASEAN bao gồm một diện tích đất 4,46 triệu km², là 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và có số dân khoảng 600 triệu người, 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN là ba lần lớn hơn so với đất. Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD.[3] Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh, và Ý.
Mục lục
Lịch sử
Tiền thân của ASEAN là tổ chức có tên Hiệp hội Đông Nam Á, thường được gọi tắt là ASA. ASA là một liên minh thành lập năm 1961 gồm ba nước Philippines, Malaysia và Thái Lan. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, khi các bộ trưởng ngoại giao của năm quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan – gặp gỡ tại Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok đã ra Tuyên bố ASEAN, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok để nhập ASA cùng với Indonesia và Singapore thành ASEAN. Năm ngoại trưởng – Adam Malik của Indonesia, Narciso Ramos của Philippines, Abdul Razak của Malaysia, S. Rajaratnam của Singapore, và Thanat Khoman của Thái Lan – được coi là những sáng lập viên của tổ chức này.[4]
Ba động lực tạo ra ASEAN là mục đích xây dựng đất nước và mục tiêu phát triển kinh tế. Các quốc gia trong vùng khi đã mất tin tưởng vào các cường quốc bên ngoài đã tìm đến nhau trong bối cảnh của thập niên 1960 hầu hỗ trợ lẫn nhau. Đối với Indonesia thì nước này còn có tham vọng bá chủ trong khu vực trong khi Malaysia và Singapore thì lại muốn dùng ASEAN để kiềm chế Indonesia, đưa nước này vào một khuôn khổ mang tính hợp tác hơn. Khác với Liên minh châu Âu với mô hình phân giảm quyền hành tập trung ở mỗi quốc gia, ASEAN có mục đích bảo vệ và chấn hưng chủ nghĩa quốc gia.[5]
Năm 1976, nhà nước Melanesian Papua New Guinea được trao quy chế quan sát viên.[6] Trong suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một chương trình hợp tác kinh tế, sau Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976. Nó đã giảm giá trị hồi giữa thập niên ’80 và chỉ được hồi phục khoảng năm 1991 nhờ một đề xuất của Thái Lan về một khu vực tự do thương mại cấp vùng. Sau đó khối này mở rộng khi Brunei Darussalam trở thành thành viên thứ sáu sau khi gia nhập ngày 8 tháng 1 năm 1984, chỉ một tuần sau khi họ giành được độc lập ngày 1 tháng 1.[7]
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy.[8] Lào và Myanmar gia nhập hai năm sau ngày 23 tháng 7 năm 1997.[9] Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hoãn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4 năm 1999, sau khi đã ổn định chính phủ.[9][10]
Trong thập niên 1990, khối có sự gia tăng cả về số thành viên cũng như khuynh hướng tiếp tục hội nhập. Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh tế Đông Á[11] gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng như tại vùng châu Á như một tổng thể.[12][13] Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại bởi nó gặp sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ.[12][14] Dù vậy, các quốc gia thành viên tiếp tục làm việc để hội nhập sâu hơn. Năm 1992, kế hoạch Biểu thuế Ưu đãi Chung (CEPT) được ký kết như một thời gian biểu cho việc từng bước huỷ bỏ các khoản thuế và như một mục tiêu tăng cường lợi thế cạnh tranh của vùng như một cơ sở sản xuất hướng tới thị trường thế giới. Điều luật này sẽ hoạt động như một khuôn khổ cho Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề nghị của Malaysia được đưa ra tại Chiang Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang Mai, kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của ASEAN cũng như các quốc gia ASEAN Cộng Ba (Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc).[15]
Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, khối cũng tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm 1995, Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí Hạt nhân đã được ký kết với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành Vùng Không Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước có hiệu lực ngày 28 tháng 3 năm 1997 nhưng mới chỉ có một quốc gia thành viên phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm 2001, sau khi Philippines phê chuẩn, cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân trong vùng.[16]
Sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi trường hơn. Tổ chức này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm việc ký kết Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á.[17] Không may thay, nó không thành công vì những vụ bùng phát khói bụi Malaysia năm 2005 và khói bụi Đông Nam Á năm 2006. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức này đưa ra gồm Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á,[18] the ASEAN-Wildlife Enforcement Network in 2005,[19] và Đối tác Châu Á Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu, cả hai đều nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trong Hiệp ước Bali II năm 2003, ASEAN đã tán thành khái niệm hoà bình dân chủ, có nghĩa là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực. Tương tự, các thành viên phi dân chủ đều đồng ý rằng đây là điều mà mọi quốc gia thành viên đều mong muốn thực hiện.[20]
Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt là Mahathir Mohamad của Malaysia, cũng cảm thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ năm 1997, khối đã thành lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu hoàn thành tham vọng này. ASEAN Cộng Ba là tổ chức đầu tiên trong số đó được thành lập để cải thiện những quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand. Nhóm mới này hoạt động như một điều kiện tiên quyết cho Cộng đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự định theo mô hình của Cộng đồng châu Âu hiện đã không còn hoạt động nữa. Nhóm Nhân vật Nổi bật ASEAN đã được tạo ra để nghiên cứu những thành công và thất bại có thể xảy ra của chính sách này cũng như khả năng về việc soạn thảo một Hiến chương ASEAN.
Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.[21] Đổi lại, tổ chức này trao vị thế “đối tác đối thoại” cho Liên hiệp quốc.[22] Hơn nữa, ngày 23 tháng 7 năm đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông Timor, đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy vọng quá trình gia nhập sẽ kết thúc ít nhất năm năm trước khi nước này khi ấy đang là một quan sát viên trở thành một thành viên chính thức.[23][24]
Năm 2007, ASEAN kỷ niệm lần thứ 40 ngày khởi đầu, và 30 năm quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.[25] Ngày 26 tháng 8 năm 2007, ASEAN nói rằng các mục tiêu của họ là hoàn thành mọi thoả thuận tự do thương mại của Tổ chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand vào năm 2013, vùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.[26][27] Tháng 11 năm 2007 các thành viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật quản lý mọi quan hệ bên trong các thành viên ASEAN và biến ASEAN thành một thực thể luật pháp quốc tế.[cần dẫn nguồn] Cùng trong năm ấy, Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á tại Cebu ngày 15 tháng 1 năm 2007, của ASEAN và các thành viên khác của EAS (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc), khuyến khích an ninh năng lượng bằng cách tài trợ vốn cho các nghiên cứu về năng lượng thay thế cho các loại nhiên liệu quy ước.June 2009[cần dẫn nguồn]
Ngày 27 tháng 2 năm 2009 một Thoả thuận Tự do Thương mại giữa 10 quốc gia thành viên khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận của họ là Úc đã được ký kết, ước tính rằng Thoả thuận Tự do Thương mại này sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn US$48 tỷ trong giai đoạn 2000-2020.[28][29]
Các thành viên
██ Thành viên đầy đủ ASEAN
██ Quan sát viên ASEAN ██ Ứng cử viên ASEAN ██ ASEAN + 3 ███ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ██████ Diễn đàn Khu vực ASEAN |
Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:
- Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
- Các quốc gia gia nhập sau:
- Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
- Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
- Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
- Hai quan sát viên và ứng cử viên:
- Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
- Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy hoạt động của ASEAN được quy định như sau:
- Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của hiệp hội, họp chính thức 1 năm 1 lần.
- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM): theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.
- Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM):AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có hội đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore.
- Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.
- Các hội nghị bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này.
- Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM):JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
- Tổng thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Tổng thư ký hiện nay là ông Lê Lương Minh.
- Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC): ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.
- Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM): SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM.
- Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM): SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila 1987. Tại hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.
- Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường,ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.
- Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM): Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM.
- Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại: ASEAN có 11 bên đối thoại: Úc, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ.ASEAN cũng đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan.
Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC.
- Ban thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách
- Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 10 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (Đức), Brussel (Bỉ), Canberra (Úc), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Ottawa (Canada), Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Washington, D.C., (Hoa Kỳ), Wellington (New Zealand).
- Ban thư ký ASEAN: Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Bali,1976 tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.
Lộ trình ASEAN
Trong thập niên 1960, sự thúc đẩy giải thực đã mang lại chủ quyền cho Indonesia và Malaysia cùng các quốc gia khác. Bởi việc xây dựng quốc gia luôn là khó khăn và dễ gặp sự can thiệp từ bên ngoài, giới cầm quyền muốn được tự do thực hiện các chính sách độc lập, với nhận thức rằng các nước láng giếng sẽ kiềm chế không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Về lãnh thổ, các thành viên nhỏ như Singapore và Brunei luôn lo ngại về các biện pháp bạo lực và cưỡng bức từ các nước láng giềng lớn hơn như Indonesia và Malaysia. “Thông qua đối thoại chính trị và xây dựng lòng tin, căng thẳng sẽ không leo thang thành đối đầu bạo lực trong các quốc gia thành viên ASEAN từ khi nó được thành lập hơn ba thập niên trước”.[30]
Lộ trình ASEAN có thể truy nguồn gốc từ việc ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. “Các nguyên tắc nền tảng được thông qua trong hiệp ước này gồm: tôn trọng lẫn nhau về độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tính toàn vẹn lãnh thổ, và bản sắc quốc gia của tất cả các nước;
quyền của mọi Nhà nước duy trì sự tồn tại quốc gia của mình không gặp trở ngại từ sự can thiệp, phá hoại, cưỡng bức từ bên ngoài;
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
giải quyết các khác biệt hay tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
từ bỏ đe doạ hay sử dụng bạo lực; và
hợp tác có hiệu quả với nhau”.[31]
Ngoài mặt, quá trình tư vấn và đồng thuận được cho là một cách tiếp cận trong việc đưa ra quyết định, nhưng Lộ trình ASEAN đã được điều khiển thông qua những tiếp xúc thân cận giữa các cá nhân chỉ trong giới lãnh đạo, họ thường cùng chần chừ trong việc định chế hoá và pháp điển hoá sự hợp tác, có thể làm tổn hại tới sự kiểm soát của chế độ của họ với việc tiến hành hợp tác trong vùng. Vì thế, tổ chức có một vị thư ký điều hành.[32]
Tất cả các đặc tính trên, nói gọn là không can thiệp, không chính thức, tối thiểu hoá việc định chế hoá, tư vấn và đồng thuận, không sử dụng vụ lực và không đối đầu đã tạo thành cái được gọi là Con đường ASEAN.
Từ cuối thập niên 1990, nhiều học giả đã cho rằng nguyên tắc không can thiệp đã làm tổn hại tới những nỗ lực của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Myanmar, vi phạm nhân quyền và ô nhiễm khói bụi trong vùng. Tuy nhiên, với cách tiếp cận dựa trên đồng thuận, mọi thành viên trên thực tế đều có quyền phủ quyết và các quyết định thường bị giảm xuống mức mẫu thức chung thấp nhất. Có một sự tin tưởng rộng rãi rằng các thành viên ASEAN phải có một quan điểm ít cứng nhắc hơn về hai nguyên tắc chủ yếu này khi họ muốn được coi là một cộng đồng liên kết chặt chẽ và có liên quan.
Chính sách
Dù các cuộc thảo luận Track II thỉnh thoảng được nêu ra như những ví dụ về sự liên quan của xã hội dân sự trong quá trình đưa ra quyết định cấp vùng của các chính phủ và các bên thứ hai khác, các tổ chức phi chính phủ hiếm khi tiếp cận được với nó, tuy nhiên những người tham gia từ các cộng đồng hàn lâm là một nhóm 12 cố vấn. Tuy nhiên, những cố vấn này, trong hầu hết các trường hợp, có kết nối chặt chẽ với các chính phủ của họ, và sự phụ thuộc vào nguồn tài chính của chính phủ cho các hoạt động hàn lâm và liên quan tới chính sách đó, và nhiều công việc trong Track II đã từng có trải nghiệm quá trình quan liêu.[33] Những gợi ý của họ, đặc biệt trong việc hội nhập kinh tế, thường gần gũi với các quyết định của ASEAN hơn là lập trường của phần còn lại của xã hội dân sự.
Track hoạt động như một diễn đàn cho xã hội dân sự ở Đông Nam Á được gọi là Track III. Những người tham gia Track III nói chung là các nhóm dân sự xã hội đại diện cho một ý tưởng hay nhóm riêng biệt.[33] Các mạng lưới của Track III tuyên bố đại diện cho các cộng đồng và những người phần lớn ở bên ngoài các trung tâm quyền lực chính trị và không có khả năng thực hiện thay đổi hữu ích mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Track này tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chính phủ bằng cách lobby, tạo áp lực qua truyền thông. Những người tham gia Track III cũng tổ chức và/hay tham gia các cuộc họp cũng như các hội nghị để tiếp cận với các quan chức của Track I.
Xem xét ba Track, rõ ràng cho tới hiện tại, ASEAN đã được điều hành bởi các quan chức chính phủ, những người khi mà các vấn đề ASEATiến sĩ Susilo Bambang Yudhoyono đã thừa nhận:
“Tất cả các quyết định về các hiệp ước, và khu vực tự do thương mại, về các tuyên bố và các kế hoạch hành động, đều do các Lãnh đạo chính phủ, các bộ trưởng và quan chức cao cấp thực hiện. Và thực tế rằng trong đông đảo đại chúng, có ít sự hiểu biết, chưa nói tới sự đánh giá, về những sáng kiến lớn mà ASEAN đang thực hiện thay mặt cho họ.” [34] N còn được quan tâm, chỉ đại diện cho chính phủ chứ không phải người dân của họ. Trong một bài diễn Indonevăn tại lễ kỷ niệm lần thứ 38 ngày thành lập ASEAN, Tổng thống đương nhiệm của sia
Các cuộc họp
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
Tổ chức này tổ chức các cuộc họp, được gọi là Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nơi các nguyên thủ quốc gia của mỗi thành viên gặp mặt để thảo luận và giải quyết các vấn đề khu vực, cũng như để tổ chức các cuộc hội hop khác với các nước bên ngoài khối với mục đích thúc đẩy quan hệ bên ngoài.
Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức các nhà Lãnh đạo ASEAN được tổ chức lần đầu tại Bali, Indonesia năm 1976. Cuộc họp thứ ba được tổ chức tại Manila năm 1987 và trong cuộc họp này, các lãnh đạo đã quyết định sẽ gặp nhau năm năm một lần.[35] Sau đó, hội nghị thượng đỉnh thứ tư được tổ chức tại Singapore năm 1992 nơi các nhà lãnh đạo lại đồng ý sẽ gặp gỡ thường xuyên hơn, quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba năm một lần.[35] Năm 2001, họ quyết định gặp nhau hàng năm để giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh hưởng tới khu vực. Các quốc gia thành viên được sắp xếp đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo tên nước trong bảng chữ cái ngoại trừ Myanmarvoons đã từ bỏ quyền đăng cai hội nghị năm 2006 của mình vào năm 2004 vì áp lực từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[36]
Tới tháng 12 năm 2008, Hiến chương ASEAN bắt đầu có hiệu lực và cùng với nó, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức hai năm một lần.
Cuộc họp thượng đỉnh chính thức diễn ra trong ba ngày. Chương trình nghị sự như sau:
- Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một cuộc họp nội bộ tổ chức.
- Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một hội thảo cùng với các ngoại trưởng của Diễn đàn Khu vực ASEAN.
- Một cuộc họp, được gọi là ASEAN +3, được tổ chức cho các lãnh đạo của ba Đối tác Đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)
- Một cuộc họp riêng rẽ, được gọi là ASEAN-CER, được tổ chức cho các lãnh đạo của hai Đối tác Đối thoại khác (Úc, New Zealand).Tháng 6 năm 2009[cần dẫn nguồn]
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN được tổ chức luân phiên giữa các quốc gia thành viên, và quốc gia nào tổ chức thường kiêm luôn chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, thường là vị tổng thống hay thủ tướng quốc gia đó.
Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức ASEAN | ||||
---|---|---|---|---|
width=”30px” | | Ngày | Quốc gia tổ chức | Địa điểm | Chủ tịch luân phiên ASEAN |
1 | 23–24 tháng 2 năm 1976 | ![]() |
Bali | Soeharto |
2 | 4–5 tháng 8 năm 1977 | ![]() |
Kuala Lumpur | Hussein Onn |
3 | 14–15 tháng 12 năm 1987 | ![]() |
Manila | Corazon Aquino |
4 | 27‒29 tháng 1 năm 1992 | ![]() |
Singapore | Ngô Tác Đống |
5 | 14‒15 tháng 12 năm 1995 | ![]() |
Bangkok | Banharn Silpa-archa |
6 | 15‒16 tháng 12 năm 1998 | ![]() |
Hà Nội | Phan Văn Khải |
7 | 5‒6 tháng 11 năm 2001 | ![]() |
Bandar Seri Begawan | Hassanal Bolkiah |
8 | 4‒5 tháng 11 năm 2002 | ![]() |
Phnom Penh | Hun Sen |
9 | 7‒8 tháng 10 năm 2003 | ![]() |
Bali | Megawati Soekarnoputri |
10 | 29‒30 tháng 11 năm 2004 | ![]() |
Vientiane | Bounnhang Vorachith |
11 | 12‒14 tháng 12 năm 2005 | ![]() |
Kuala Lumpur | Abdullah Ahmad Badawi |
12 | 11‒14 tháng 1 năm 20071 | ![]() |
Cebu | Gloria Macapagal-Arroyo |
13 | 18‒22 tháng 11 năm 2007 | ![]() |
Singapore | Lý Hiển Long |
143 | 27 tháng 2 – 1 tháng 3 năm 2009 10-11 tháng 4 năm 2009 |
![]() |
Cha Am, Hua Hin Pattaya |
Abhisit Vejjajiva |
15 | 23 tháng 10 năm 2009 | ![]() |
Cha Am, Hua Hin | |
16 | 08-09 tháng 4 năm 2010 | ![]() |
Hà Nội | Nguyễn Tấn Dũng |
17 | 28-30 tháng 10 năm 2010 | ![]() |
Hà Nội | |
18th4 | 7–8 tháng 5 năm 2011 | ![]() |
Jakarta | Susilo Bambang Yudhoyono |
19th4 | 14–19 tháng 11 năm 2011 | ![]() |
Bali | |
20 | 03-04 tháng 04 năm 2012 | ![]() |
Phnom Penh | Hun Sen |
1 Bị trì hoãn từ 10‒14 tháng 12 năm 2006 vì Bão Seniang. | |||
2 đăng cai tổ chức bởi Myanmar rút lui bởi áp lực mạnh từ phía Hoa Kỳ và EU | |||
3 Hội nghị thượng đỉnh này gồm hai phần. Phần đầu được dời từ 12‒17 tháng 12 năm 2008 vì cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan năm 2008. Phần thứ hai bị huỷ bỏ ngày 11 tháng 4 vì những người biểu tình tràn vào nơi tổ chức hội nghị. |
Trong cuộc họp thượng đỉnh thứ năm tại Bangkok, các lãnh đạo đã quyết định gặp gỡ “không chính thức” với nhau trong mỗi hội nghị chính thức:[35]
Hội nghị Thượng đỉnh Không Chính thức ASEAN | |||
---|---|---|---|
width=”30px” | width=”140px”| Ngày | Quốc gia | Chủ nhà |
1 | 30 tháng 11 năm 1996 | ![]() |
Jakarta |
2 | 14‒16 tháng 12 năm 1997 | ![]() |
Kuala Lumpur |
3 | 27‒28 tháng 11 năm 1999 | ![]() |
Manila |
4 | 22‒25 tháng 11 năm 2000 | ![]() |
Singapore |
Hội nghị cấp cao Đông Á
Hội nghị cấp cao Đông Á hay Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) là một diễn đàn liên châu Á được các lãnh đạo 16 quốc gia Đông Á và khu vực tổ chức hàng năm, với ASEAN có một lập trường chỉ đạo chung. Hội nghị thượng đỉnh thảo luận các vấn đề gồm thương mại, năng lượng và an ninh và hội nghị thượng đỉnh có một vai trò trong việc xây dựng cộng đồng vùng.
Các thành viên của hội nghị gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand tổng cộng chiếm tới gần một nửa dân số thế giới. Nga cũng đã xin gia nhập làm thành viên cuộc họp thượng đỉnh vào năm 2005 là một khách mời cho EAS Đầu tiên theo lời mời của nước chủ nhà – Malaysia.[37]
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur ngày 14 tháng 12 năm 2005 và các cuộc họp sau đó được tổ chức sau cuộc gặp gỡ hàng năm của các lãnh đạo ASEAN.
Hội nghị | Quốc gia | Địa điểm | Ngày | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
EAS Đầu tiên | ![]() |
Kuala Lumpur | 14 tháng 12 năm 2005 | Nga tham gia với tư cách khách mời. |
EAS Thứ hai | ![]() |
Thành phố Cebu | 15 tháng 1 năm 2007 | Được định chương trình lại từ ngày 13 tháng 12 năm 2006. Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á |
EAS Thứ ba | ![]() |
Singapore | 21 tháng 11 năm 2007 | Tuyên bố Singapore về Thay đổi Khí hậu, Năng lượng và Môi trường[38] Đồng ý thành lập Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á |
EAS Thứ tư | ![]() |
Cha-am và Hua Hin | 25 tháng 10 năm 2009 | Ngày và địa điểm tổ chức được dời lại nhiều lần, và sau đó một Hội nghị Thượng đỉnh được lên kế hoạch ngày 12 tháng 4 năm 2009 tại Pattaya, Thái Lan đã bị huỷ bỏ vì những người biểu tình tràn vào nơi tổ chức. Hội nghị Thượng đỉnh sau đó được dời tới tháng 10 năm 2009 và lại chuyển địa điểm từ Phuket[39] tới Cha-am và Hua Hin.[40] |
Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm
Một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm là một hội nghị do một quốc gia không thuộc ASEAN tổ chức để đánh dấu một dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và quốc gia tổ chức. Quốc gia tổ chức mời các lãnh đạo chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN tới để thảo luận tương lai của việc hợp tác và đối tác.
Cuộc họp | Chủ nhà | Địa điểm | Ngày | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Nhật Bản | ![]() |
Tokyo | 11, 12 tháng 12 năm 2003 | Để kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập quan hệ ASEAN và Nhật Bản. Hội nghị thượng đỉnh này cũng đáng chú ý bởi là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN được tổ chức bên ngoài ASEAN và một quốc gia phi ASEAN bên ngoài vùng. |
Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm ASEAN – Trung Quốc | ![]() |
Nam Ninh | 30, 31 tháng 10 năm 2006 | Để kỷ niệm lần thứ 15 ngày thiết lập quan hệ ASEAN và Trung Quốc |
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Hàn Quốc | ![]() |
Jeju-do | 1, 2 tháng 6 năm 2009 | Để kỷ niệm lần thứ 20 ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc |
Diễn đàn Khu vực
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) là một cuộc đối thoại chính thức, đa bên trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tới thời điểm tháng 7 năm 2007, nó gồm 27 bên tham gia. Các mục tiêu của ARF là khuyến khích đối thoại và tham vấn, và thúc đẩy xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao ngăn chặn trong khu vực.[41] ARF được tổ chức lần đầu năm 1994. Các bên tham gia ARF hiện tại như sau: toàn bộ thành viên ASEAN, Úc, Bangladesh, Canada, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Nga, Timor-Leste, Hoa Kỳ và Sri Lanka.[42] Trung Hoa Dân Quốc (cũng gọi là Đài Loan) đã bị trục xuất từ khi ARF thành lập, và các vấn đề về Eo biển Đài Loan không được thảo luận tại các cuộc họp của ARF cũng như được đề cập tới trong Tuyên bố của Chủ tịch ARF.
Các cuộc gặp khác
Ngoài các cuộc họp ở trên, các cuộc họp thường xuyên khác[43] cũng được tổ chức.[44] Chúng bao gồm Cuộc họp Bộ trưởng ASEAN Thường niên[45] cũng như các uỷ ban nhỏ hơn khác, như Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á.[46] Các cuộc họp tập trung vào các chủ đề riêng biệt, như quốc phòng[43] hay môi trường,[43][47] và do các Bộ trưởng, thay vì các nguyên thủ quốc gia tham dự.
Cộng Ba
ASEAN Cộng Ba là một cuộc họp giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và chủ yếu được tổ chức trong mỗi kỳ họp thượng đỉnh ASEAN.
Diễn đàn Hợp tác Á-Âu
Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) là một quá trình đối thoại không chính thức được đưa ra sáng kiến năm 1996 với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, đặc biệt giữa các thành viên Liên minh châu Âu và ASEAN.[48] ASEAN, được đại diện bởi vị Tổng thư ký của mình, là một trong 45 đối tác ASEM. Họ cũng chỉ định một đại diện trong ban quản lý Quỹ Á-Âu (ASEF), một tổ chức văn hoá xã hội gắn liền với cuộc Gặp gỡ.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga là một cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo các quốc gia thành viên và Tổng thống Nga.
Cộng đồng kinh tế
ASEAN đã nhấn mạnh trên việc hợp tác khu vực trong “ba trụ cột” về an ninh, văn hoá xã hội và hội nhập kinh tế.[49] Các nhóm khu vực đã có những thành quả lớn nhất trong hội nhập kinh tế, với mục tiêu tạo lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.[50]
Khu vực Tự do Thương mại
Nền tảng của AEC là Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA), một kế hoạch thuế xuất ưu đãi bên ngoài chung để khuyến khích dòng chảy tự do của hàng hoá bên trong ASEAN.[50] Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA) là một thoả thuận của các quốc gia thành viên ASEAN liên quan tới chế tạo địa phương tại mọi quốc gia ASEAN. Thoả thuận AFTA được ký ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Singapore.[51] Khi thoả thuận AFTA được ký lần đầu tiên, ASEAN có sáu thành viên, là, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Việt Nam gia nhập năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, và Campuchia năm 1999. Những thành viên gia nhập sau vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của AFTA, nhưng họ đã chính thức được coi là một phần của AFTA khi họ bị yêu cầu ký thoả thuận này khi gia nhập vào ASEAN, và được trao các khung thời gian dài hơn để đạt tới các quy định về miễn giảm thuế của AFTA.[52]
Khu vực Đầu tư Toàn diện
Khu vực Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) sẽ khuyến khích dòng chảy tự do của đầu tư bên trong ASEAN. Các nguyên tắc chính của ACIA như sau[53]
- Mọi ngành công nghiệp đều phải được mở cửa cho đầu tư, ngoại trừ những ngành sẽ từ từ bị loại bỏ theo lộ trình
- Quy tắc đối xử quốc gia được trao ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN với ít ngoại lệ
- Hạn chế ngăn trở đầu tư
- Hợp lý hoá quá trình và các thủ tục đầu tư
- Tăng cường minh bạch
- Tiến hành các biện pháp khuyến khích đầu tư
Việc thực hiện đầy đủ ACIA với việc loại bỏ các danh sách ngoại lệ hiện tại trong chế biến nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp và khai thác mỏ được quy định vào năm 2010 cho hầu hết thành viên ASEAN và năm 2015 cho Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam.[53]
Thương mại trong Dịch vụ
Một Thoả thuận Khung của ASEAN về Thương mại trong Dịch vụ được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Bangkok tháng 12 năm 1995.[54] Theo AFAS, các quốc gia thành viên ASEAN tham gia vào các vòng đàm phán tự do hoá thương mại trong dịch vụ liên tục này với mục tiêu ngày càng tạo ra các cam kết cấp độ cao hơn. Các cuộc đàm phán đã dẫn tới các cam kết đặt ra các lộ trình cho các cam kết cụ thể là một bộ phận của Thoả thuận Khung. Các lộ trình thường được gọi là các gói cam kết dịch vụ. Hiện tại, ASEAN đã ký kết bảy gói cam kết theo AFAS.[55]
Thị trường hàng không duy nhất
Thị trường Hàng không Duy nhất ASEAN (SAM), do Nhóm Làm việc Vận tải Hàng không ASEAN đệ trình, được Cuộc họp các Quan chức Vận tải Cao cấp ASEAN ủng hộ, và được các Bộ trưởng Vận tải ASEAN xác nhận, sẽ đưa ra một thoả thuận bầu trời mở cho khu vực vào năm 2015.[56] ASEAN SAM được mong đợi sẽ hoàn toàn tự do hoá đi lại bằng đường hàng không giữa các quốc gia thành viên, cho phép ASEAN được hưởng lợi ích trực tiếp từ sự tăng trưởng giao thông đường không trên thế giới, và cũng tự do hoá cho các dòng chảy du lịch, thương mại, đầu tư và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên.[56][57] Bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 2008, những hạn chế trên các quyền tự do hàng không thứ ba và thứ tư giữa các thành phố thủ đô của các quốc gia thành viên về dịch vụ chở khách đường không sẽ bị xoá bỏ,[58] trong khi đó từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, sẽ có sự tự do hoá hoàn toàn trong việc chuyên chở hàng hoá bằng hàng không trong khu vực[56][57] Tới ngày 1 tháng 1 năm 2011, quyền tự do lưu thông thứ năm giữa mọi thành phố thủ đô sẽ được tự do hoá.[59]
Các thoả thuận tự do thương mại với các quốc gia khác
ASEAN đã ký kết các thoả thuận tự do thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand và gần đây nhất là Ấn Độ.[60] Ngoài ra, hiện nay tổ chức này đang đàm phán thoả thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu.[61] Đài Loan cũng đã thể hiện sự quan tâm tới một thoả thuận với ASEAN nhưng cần vượt qua những trở ngại về ngoại giao từ Trung Quốc.[62]
Hiến chương
Ngày 15 tháng 12 năm 2008 các thành viên ASEAN gặp gỡ tại thủ đô Jakarta của Indonesia để đưa ra một hiến chương, được ký kết tháng 11 năm 2007, với mục tiêu tiến gần hơn tới “một cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu”.[63] Hiến chương biến ASEAN thành một thực thể pháp lý và các mục tiêu tạo lập một khu vực tự do thương mại duy nhất cho khu vực gồm 500 triệu dân. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nói rằng “Đây là một sự phát triển quan trọng khi ASEAN đang đoàn kết, hội nhập và biến mình thành một cộng đồng. Nó đã được hoàn thành khi ASEAN tìm kiếm một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề châu Á và quốc tế ở thời điểm khi hệ thống thế giới đang trải qua một sự thay đổi chấn động,” ông thêm, đề cập tới sự thay đổi khi hậu và dịch chuyển kinh tế. Đông Nam Á không còn là một vùng bị chia rẽ, bị chiến tranh tàn phá như trong thập niên 1960 và 1970.” “Các nguyên tắc nền tảng bao gồm:
- a) tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng sự toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc quốc gia của mọi quốc gia thành viên ASEAN;
- b) có chung cam kết và trách nhiệm trong việc tăng cường hoà bình khu vực, an ninh và thịnh vượng;
- c) bác bỏ sự gây hấn và đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác theo bất kỳ cách nào không thích hợp với luật pháp quốc tế;
- d) dựa trên sự giải quyết hoà bình các tranh chấp;
- e) không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN;
- f) tôn trọng quyền của mọi Quốc gia bảo đảm sự tồn tại của mình và không bị sự can thiệp, lật đổ hay ép buộc từ bên ngoài;
- g) tăng cường tham vấn về những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích chung của ASEAN;
- h) trung thành với sự cai trị của pháp luật, quản lý tốt, các nguyên tắc dân chủ và định chế chính phủ;
- i) tôn trọng các quyền tự do nền tảng, khuyến khích và bảo vệ nhân quyền, và khuyến khích công bằng xã hội;
- j) tán thành Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, gồm cả luật nhân đạo quốc tế, đã được tán thành bởi các quốc gia thành viên ASEAN;
- k) tránh tham gia vào bất kỳ chính sách hay hoạt động nào, gồm cả việc sử dụng lãnh thổ của mình, được theo đuổi bởi một quốc gia thành viên hay không phải là thành viên của ASEAN hay bất kỳ một bên phi quốc gia nào, đe doạ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định kinh tế chính trị của các quốc gia thành viên ASEAN;
- l) tôn trọng những sự khác biệt văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, trong khi nhấn mạnh những giá trị chung theo tin thần thống nhất trong đa dạng;
- m)Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
- n) tôn trọng các quy định thương mại đa bên và các quy định của ASEAN dựa trên các chế độ cho sự áp dụng hiệu quả các cam kết kinh tế và dần giảm bớt hướng tới loại bỏ tất cả các rào cản với sự hội nhập kinh tế của khu vực, trong một nền kinh tế định hướng thị trường”.[64]
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang diễn ra đã được coi như một mối đe doạ với những mục tiêu của bản hiến chương,[65] và cũng đặt ra ý tưởng về một cơ cấu nhân quyền sẽ được đàm phán trong cuộc hội nghị thượng đỉnh sắp tới vào tháng 2 năm 2009. Đề xuất này đã gây ra tranh cãi, bởi cơ quan này sẽ không có quyền áp đặt cấm vận hay trừng phạt các quốc gia vi phạm vào quyền của công dân nước mình và vì thế sẽ không có nhiều hiệu quả.[66]
Các hoạt động văn hoá
ASEAN có tổ chức các hoạt động văn hoá trong một nỗ lực nhằm hội nhập hơn nữa cho khu vực. Chúng gồm các hoạt động thể thao và giáo dục cũng như các giải thưởng văn chương. Các ví dụ gồm Mạng lưới Trường đại học ASEAN, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN, Giải thưởng Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật Xuất sắc ASEAN, và Học bổng ASEAN do Singapore tài trợ.
S.E.A. Write Award
S.E.A. Write Award là một giải thưởng văn học được trao hàng năm cho các nhà văn và nhà thơ Đông Nam Á từ năm 1979. Giải thưởng này hoặc được trao cho một tác phẩm riêng biệt hay như một sự công nhận với thành tựu cả đời của một nhà văn. Các tác phẩm được trao giải rất đa dạng và gồm cả thi ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, dân gian cũng như các tác phẩm hàn lâm và tôn giáo. Các buổi lễ được tổ chức tại Bangkok và được chủ trì bởi một thành viên của gia đình hoàng gia Thái Lan.
ASAIHL
ASAIHL hay Hiệp hội các Định chế Cao học Đông Nam Á là một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1956 với mục tiêu tăng cường các định chế cao học, đặc biệt trong giảng dạy, nghiên cứu, và dịch vụ công, với tham vọng tạo ra một bản sắc khu vực và sự phụ thuộc lẫn nhau.
Các di sản vườn quốc gia
Các Vườn quốc gia Di sản ASEAN[67] là một danh sách các vườn quốc gia được đưa ra năm 1984 và được sửa đổi năm 2004. Nó có mục đích bảo vệ các tài nguyên tự nhiên trong khu vực. Hiện có 35 khu vực như thế đang được bảo tồn, gồm Vườn Đá ngầm Biển Tubbataha và Vườn Quốc gia Kinabalu.[68]
Học bổng
Học bổng ASEAN là một chương trình học bổng của Singapore dành cho 9 quốc gia thành viên khác về giáo dục cấp ba, cao đẳng và đại học. Nó bao gồm nơi ăn ở, các lợi ích y tế và bảo hiểm, phí học tập và phí thi cử.[69]
Mạng lưới đại học
Mạng lưới Đại học ASEAN (AUN) là một tập hợp các trường đại học Đông Nam Á. Ban đầu nó được 11 trường đại học bên trong các quốc gia thành viên thành lập tháng 11 năm 1995.[70] Hiện tại AUN gồm 21 trường đại học tham gia.[71]
Bài ca chính thức
- The ASEAN Way (Con đường ASEAN) – bài hát chính thức của khu vực ASEAN, âm nhạc của Kittikhun Sodprasert và Sampow Triudom
Thái Lan; Lời của Payom Valaiphatchra
Thái Lan.
- ASEAN Song of Unity hay ASEAN Hymn, âm nhạc của Ryan Cayabyab
Philippines.
- Let us move ahead, một bài hát ASEAN, sáng tác của Candra Darusman
Indonesia.
Thể thao
SEA Games
Southeast Asian Games, thường được gọi là SEA Games, là một sự kiện thể thao được tổ chức hai năm một lần với các vận động viên từ 11 quốc gia Đông Nam Á tham gia. Sự kiện này nằm dưới sự quản lý của Southeast Asian Games Federation và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.
ASEAN Para Games
ASEAN Para Games là một sự kiện thể thao được tổ chức hai năm một lần sau mỗi kỳ SEA Games dành cho các vận động viên khuyết tật. Sự kiện này được các vận động viên của cả 11 quốc gia Đông Nam Á tham gia. ASEAN Para Games được tổ chức theo mô hình Paralympic Games, và dành cho các vận động viên khuyết tật về thể hình như khả năng vận động, khuyết tật thị giác, người mất chân tay và những người liệt não.
FESPIC Games/ Asian Para Games
FESPIC Games, cũng được gọi là Far East and South Pacific Games cho những người khuyết tật, là sự kiện thể thao lớn nhất ở vùng châu Á và Nam Thái Bình Dương. FESPIC Games đã được tổ chức chín lần và đã gặt hái thành công[72] vào tháng 12 năm 2006 tại FESPIC Games lần thứ 9 ở Kuala Lumpur, Malaysia. Sự kiện này sẽ có tên 2010 Asian Para Games và được tổ chức tại Quảng Châu, CHND Trung Hoa. Asian Para Games 2010 sẽ bắt đầu ngay sau khi ASIAD 2010 kết thúc, sử dụng luôn các cơ sở và thiết bị đã được chuyển đổi phù hợp với người khuyết tật. Lễ khai mạc Asian Para Games, sự kiện song song cho các vận động viên khuyết tật thể chất, là một sự kiện thể thao được tổ chức bốn năm một lần sau Asiad.
Football Championship
ASEAN Football Championship là một sự kiện bóng đá được tổ chức hai năm một lần bởi Liên đoàn Bóng đá ASEAN, được FIFA công nhận và với sự tham gia của các đội tuyển quốc gia Đông Nam Á. Nó được khai trương năm 1996 với tên gọi Tiger Cup, nhưng sau khi Asia Pacific Breweries ngừng hợp đồng tài trợ, “Tiger” được đổi thành “ASEAN”.
Chỉ trích
Các quốc gia phương Tây đã chỉ trích ASEAN về cách tiếp cận quá mềm dẻo của họ trong việc khuyến khích dân chủ và nhân quyền ở nước Myanmar do một hội đồng quân sự điều hành.[73] Dù có những lời lên án của quốc tế về vụ chính phủ sử dụng vũ lực đàn áp những người biểu tình hoà bình tại Yangon, ASEAN đã từ chối ngừng quy chế thành viên của Myanmar và cũng bác bỏ các đề xuất áp dụng trừng phạt kinh tế.[74] Điều này đã gây nên những lo ngại khi Liên minh châu Âu, một đối tác thương mại tiềm năng, đã từ chối tiến hành các cuộc đàm phán tự do thương mại ở cấp vùng vì những lý do chính trị đó.[75] Các nhà quan sát quốc tế coi tổ chức như một “nơi hội họp”,[76] ngụ ý rằng tổ chức này chỉ “mạnh miệng lên án mà ít hành động”.[77]
Tại cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 ở Cebu, nhiều nhóm hoạt động đã tổ chức các cuộc tuần hành phản đối toàn cầu hoá và chống Arroyo.[78] Theo các nhà hoạt động, lộ trình hội nhập kinh tế sẽ có ảnh hưởng xấu tới các ngành công nghiệp của Philippines và sẽ khiến hàng nghìn người Philippines mất việc.[79] Họ cũng coi tổ chức như một tổ chức đế quốc đe doạ tới chủ quyền quốc gia.[79] Một luật sư nhân quyền từ New Zealand cũng đã đệ trình bản phản đối về tình hình nhân quyền trong vùng nói chung.[80]
ASEAN đã đồng ý về một cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan muốn cơ quan này có khả năng áp đặt, tuy nhiên Singapore, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia không muốn như vậy.[cần dẫn nguồn]
Xem thêm
- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
- Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN
- Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN
- Cộng đồng An ninh ASEAN
- Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN
- Diễn đàn khu vực châu Á
- Hiến chương ASEAN
- Danh sách các quốc gia ASEAN theo lãnh thổ quốc gia
Ghi chú
- ^ “IMF DataMapper”. Imf.org. Ngày 4 tháng 12 năm 1999. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2011.
- ^ Calculated using UNDP data from member states.
- ^ EC.Europa.eu, European Union Relations with ASEAN. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2010.
- ^ Bernard Eccleston, Michael Dawson, Deborah J. McNamara (1998). The Asia-Pacific Profile. Routledge (UK). ISBN 0-415-17279-9.
- ^ Muthiah Alagappa (1998). Asian Security Practice: Material and Ideational Influences. Stanford: Stanford University Press (US). ISBN 0-8047-3347-3.
- ^ “ASEAN secretariat”. ASEAN. 23 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Background Note:Brunei Darussalam/Profile:/Foreign Relations”. United States State Department. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Vietnam in ASEAN: Toward Cooperation for Mutual Benefits”. ASEAN Secretariat. 2007. Truy cập 28 tháng 8 năm 2009.
- ^ a ă Carolyn L. Gates, Mya Than (2001). ASEAN Enlargement: impacts and implications. Institute of Southeast Asian Studies. ISBN 981-230-081-3.
- ^ “Statement by the Secretary-General of ASEAN Welcoming the Kingdom of Cambodia as the Tenth Member State of ASEAN: 30 tháng 4 năm 1999, ASEAN Secretariat”. ASEAN Secretariat. 2008. Truy cập 28 tháng 8 năm 2009.
- ^ East Asia Economic Caucus. ASEAN Secretariat. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ a ă Whither East Asia? Asian Views. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ Asia’s Reaction to NAFTA Nancy J. Hamilton. CRS – Congressional Research Service. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ Japan Straddles Fence on Issue of East Asia Caucus International Herald tribune. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Regional Financial Cooperation among ASEAN+3”. Nhật Bảnese Ministry of Foreign Affairs. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008.
- ^ Bangkok Treaty (in alphabetical order) At UNODA United Nations. Truy cập 4 tháng 9 năm 2008.
- ^ ASEAN Secretariat. ASEAN Agreement on Transboundary Haze Pollution. Extracted 12 tháng 10 năm 2006
- ^ East Asian leaders to promote biofuel, Philippine Daily Inquirer, 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ “ASEAN Statement on Launching of the ASEAN Wildlife Law Enforcement Network (ASEAN-WEN)”. ASEAN. 1 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Asean: Changing, but only slowly”. BBC. 8 tháng 10 năm 2003.
- ^ RP resolution for observer status in UN assembly OK’d, Philippine Daily Inquirer, 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Philippines to Represent Asean in Un Meetings in Ny, Geneva”. Yahoo! News. 7 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ “East Timor ASEAN bid”. The Sun-Herald (The Sydney Morning Herald). 28 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2007.
- ^ “East Timor Needs Five Years to Join ASEAN: PM”. ASEAN Secretariat. 26 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2007.
- ^ Forss, Pearl (27 tháng 8 năm 2007). “US and ASEAN seeking to enhance relationship: Dr Balaji”. Channel NewsAsia. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007.
- ^ “ASEAN to complete free trade agreements by 2013”. Forbes. 26 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007.
- ^ Ong, Christine (27 tháng 8 năm 2007). “ASEAN confident of concluding FTAs with partners by 2013”. Channel NewsAsia. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007.
- ^ “ASEAN, Australia and New Zealand Free Trade Agreement – NZ Ministry of Foreign Affairs and Trade”. Mfat.govt.nz. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Asean, Australia, New Zealand Sign Free-Trade Deal (Update1)”. Bloomberg.com. 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Overview Association of Southeast Asian Nations”, Truy cập 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Overview Association of South East Asian Nations”, Truy cập 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Association of South East Asian Nations”, “Microsoft Encarta”, Truy cập 27 tháng 7 năm 2009. Archived 2009-10-31.
- ^ a ă Track 1/Track 2 symbiosis in Asia-Pacific regionalism The Pacific Review, Volume 17, Issue 4, 2004
- ^ “On Building the ASEAN Community: The Democratic Aspect”, 8 August, 2005. Truy cập 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ a ă â ASEAN Structure, ASEAN Primer
- ^ Denis Hew (2005). Roadmap to an Asean Economic Community. Institute of Southeast Asian Studies. ISBN 981-230-347-2.
- ^ “Chairman’s Statement of the First East Asia Summit Kuala Lumpur”. ASEAN. 14 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Singapore Declaration on Climate Change, Energy and the Environment”. ASEAN. 21 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
- ^ Thai PM woos Chinese businesses ASEAN Calendar for tháng 10 năm 2009
- ^ Thailand changes venue for ASEAN+3, East Asia summits
- ^ About Us, ASEAN Regional Forum official website. Truy cập 12 tháng 6 năm 2006.
- ^ Official Website of Australian Department of Foreign Affairs and Trade. Truy cập 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ a ă â ASEAN Calendar of Meetings and Events tháng 11 năm 2006, ASEAN Secretariat. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ BBC country profile/Asean leaders, BBC. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ ASEAN Ministerial Meetings, ASEAN Secretariat. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ [1], ASEAN Secretariat. Truy cập 16 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Malaysians have had enough of haze woes”. The Malaysian Bar. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ Lay Hwee Yeo (2003). Asia and Europe: the development and different dimensions of ASEM. Routledge (UK). ISBN 0-415-30697-3.
- ^ “Overview”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ a ă Sim, Edmund “Introduction to the ASEAN Economic Community”, http://www.asil.org/aseanevent/Sim_Intro_to_ASEAN.pdf
- ^ “Agreement on the Common Effective Preferential Tariff Scheme for the ASEAN Free Trade Area, Singapore, 28 tháng 1 năm 1992”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Overview”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ a ă “Highlights of the ASEAN Comprehensive Investment Agreement (ACIA)”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “ASEAN Framework Agreement on Services (1995)”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Overview”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ a ă â “Asean Single Aviation Market”. The Straits Times. 2 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ a ă “Singaporean PM urges ASEAN to liberalise aviation”. chinaview.cn (Tân Hoa xã). 1 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ Kaur, Karamjit (25 tháng 9 năm 2008). “Tiger offers 50,000 free seats”. The Straits Times. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Three quarters of a million more seats and counting- KL-Singapore benefits from liberalisation”. Centre for Asia Pacific Aviation. 28 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Welcome to Singapore FTA Network”. Fta.gov.sg. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Welcome to Singapore FTA Network”. Fta.gov.sg. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Taipei Times – archives”. Taipeitimes.com. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “’Momentous’ day for ASEAN as charter comes into force”. Agence France-Presse. 15 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
- ^ Association of South East Asian Nations.: “The ASEAN Charter”, date = tháng 12 năm 2007, p.6-7, ISBN 978-979-3496-62-7. Truy cập 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ Olivia Rondonuwu and Suhartono, Harry (15 tháng 12 năm 2008). “ASEAN launches charter under shadow of crisis”. Reuters. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
- ^ “ASEAN charter comes into force”. International Herald Tribune. 15 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
- ^ [2] ASEAN Centre for Biodiversity. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ ASEAN’s Greatest Parks, ASEAN Centre for Biodiversity. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Ministry of Education, Singapore: ASEAN Scholarships”. Moe.gov.sg. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “ASEAN University Network/Agreement”. Aun-sec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “ASEAN University Network/Board Member”. Aun-sec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Closure of FESPIC Federation”. Taiyonoie.or.jp. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
- ^ “ADB president calls for building Asian economic integration”. Peace Journalism. 3 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Japan Cancels Myanmar Grant”. Associated Press. 17 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.
- ^ Silp, Sai (15 tháng 2 năm 2007). “Burma an Issue in Asean-EU Trade Talks”. The Irawaddy News Magazine Online Edition. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Malaysian foreign minister says ASEAN is no ‘talk shop’”. 5 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “BBC Country/Internatonal Organisation Profile: Association of Southeast Asian Nations”. BBC News. 11 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “About 100 militants stage protest vs Asean Summit in Cebu”. GMA News. 13 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ a ă “ASEAN protests in Cebu will also underscore massive opposition to Charter Change”. Kilusang Mayo Uno. 7 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “NZ rights lawyer to join protests at ASEAN summit”. News and Press. 7 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
Liên kết ngoài
Tổ chức
- ASEAN Secretariat Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- The ASEAN Charter 1/2008
- ASEAN Regional Forum Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- BBC Country Profile/Asean Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
Các hội nghị thượng đỉnh
- 14th ASEAN Summit
- 13th ASEAN Summit Singapore official site. Truy cập 16 tháng 9 năm 2007.
- 12th ASEAN Summit Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- 11th ASEAN Summit 12 December-14, 2005, Kuala Lumpur, Malaysia official site. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- 11th ASEAN Summit 12 December–14, 2005, Kuala Lumpur, Malaysia. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
Các tổ chức của ASEAN
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á |
- ASEAN official directory of ASEAN organisations
- ASEAN Architect
- ASEAN Law Association
- ASEAN Ports Association
- US-ASEAN Business Council
|
|
|
- Bài về quốc gia cần bảo trì
- Thành lập năm 1967
- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
- Tổ chức quốc tế
- Hiệp hội
- ASEAN
- Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
Động đất Đường Sơn 1976
Động đất Đường Sơn | |
---|---|
Ngày | 28 tháng 7, 1976 |
Độ lớn | 7,8 độ Richter |
Tâm chấn | Đường Sơn, Hà Bắc (Trung Quốc) |
Quốc gia và vùng chịu ảnh hưởng |
![]() |
Thương vong | 242.419 đến 779.000 người chết |
Động đất Đường Sơn (chữ Hán: 唐山大地震, Hán Việt: Đường Sơn đại địa chấn[1]) là một trận động đất xảy ra ngày 28 tháng 7 năm 1976 với tâm chấn nằm gần thành phố Đường Sơn, Hà Bắc (Trung Quốc). Đây thường được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ 20 xếp trên cả Động đất Ấn Độ Dương 2004.[2] Thiên tai này đã hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc,[3] theo thống kê ban đầu của Chính phủ Trung Quốc đã có 655.000 người thiệt mạng, con số này sau đó được giảm xuống còn từ 240.000 đến 255.000 người,[2] ước tính 164.000 người khác cũng bị thương nặng vì trận động đất.[4]
Mục lục
Diễn biến
Theo ghi chép thì một ngày trước khi động đất xảy ra, mực nước giếng ở một làng ngoại vi Đường Sơn đã dâng lên và hạ xuống ba lần, khí cũng thoát ra từ miệng giếng ở một làng khác vào ngày 12 tháng 7 và tăng lên trong hai ngày 25 và 26 tháng 7.[5] Hơn nửa tháng trước sự kiện, một nhà nghiên cứu của Ủy ban động đất Trung Quốc cũng đã rút ra kết luận rằng vùng Đường Sơn có thể sẽ phải hứng chịu một trận động đất cường độ lớn trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 7 cho tới ngày 5 tháng 8 sau khi ông nhận thấy rằng có nhiều dấu hiệu địa chất bất thường được báo về từ Bắc Kinh, Thiên Tân, Đường Sơn, Trương Gia Khẩu.[1] Thông tin này đã được chia sẻ cho khoảng 60 người trong đó có một quan chức lãnh đạo của huyện Thanh Long, Tần Hoàng Đảo.[1]
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của lời cảnh báo, lãnh đạo Thanh Long đã chỉ thị cho nhân dân của huyện này chuẩn bị đối phó với thiên tai.[1] Chừng 470.000 dân của Thanh Long đã được chuẩn bị tinh thần, di tản tới nơi an toàn và huấn luyện cách đối phó với thảm họa.[1] Quyết định này sau đó đã được đánh giá cao vì nó giúp giảm tỉ lệ thương vong với kết quả là tỉ lệ thương vong ở Thanh Long thấp hơn rất nhiều so với các huyện không được chuẩn bị khác.
Trận động đất xảy ra vào lúc 3 giờ 42 phút sáng giờ địa phương (tức 19 giờ 42 phút ngày 27 tháng 7 tính theo giờ quy chuẩn quốc tế) và kéo dài trong vòng 10 giây.[6] Số liệu đo đạc chính thức của Trung Quốc cho thấy trận động đất này có cường độ 7,8 độ Richter.[4] Khoảng 16 giờ sau, Đường Sơn còn phải hứng chịu một đợt dư chấn có cường độ tương tự, nguyên nhân làm gia tăng con số thương vong. Các trung tâm dân cư lân cận như Tần Hoàng Đảo, Thiên Tân và thậm chí là Bắc Kinh đều phải hứng chịu thiệt hại nhẹ. Chấn động của cơn động đất đã lan tới tận Tây An nằm cách tâm chấn hơn 760 km.
Thống kê thiệt hại
Nguyên nhân đầu tiên khiến con số thương vong lên cao là vì trận động đất xảy ra vào thời điểm hầu hết mọi người đang ngủ nên họ hoàn toàn không chuẩn bị phải đương đầu với một thảm họa lớn. Hơn nữa Đường Sơn vốn được coi là một khu vực không nhạy cảm với động đất, vì vậy nhà cửa ở đây không được thiết kế kháng chấn dẫn đến sự tàn phá nặng nề đối với thành phố. 85% công trình xây dựng ở Đường Sơn bị phá hủy hoàn toàn hoặc không thể sử dụng được tiếp sau động đất.[6] Thiệt hại kinh tế của trận động đất ước tính lên tới 10 tỷ Nhân dân tệ.[4]
Theo thống kê ban đầu của Chính phủ Trung Quốc đã có 655.000 người thiệt mạng,[7] con số này sau đó được giảm xuống còn từ 240.000 đến 255.000 người, con số chính thức đưa ra năm 1988 là 242.419 người,[2] ước tính 164.000 người khác cũng bị thương nặng vì trận động đất.[4] Một vài nguồn vẫn cho rằng con số người thiệt mạng lên tới khoảng 700.000 người.[8]
Hậu quả
Chính phủ Trung Quốc từ chối nhận sự trợ giúp của Liên hiệp quốc vì muốn tự sử dụng lực lượng cứu trợ trong nước.[7] Riêng Thượng Hải đã cử 56 đội y tế tới Đường Sơn, lực lượng Giải Phóng quân Trung Quốc cũng tham gia tích cực trong công tác cứu trợ.[7] Đường Sơn sau đó đã được xây dựng lại hoàn toàn và ngày nay lại trở thành một thành phố công nghiệp mới với hơn 1 triệu dân.
Trận động đất Đường Sơn xảy ra trong một năm được coi là tai họa của xã hội và chính trị Trung Quốc, trước trận động đất vài tháng, Chu Ân Lai qua đời, cũng trong năm 1976 sau sự kiện Đường Sơn lần lượt tới Chu Đức và Mao Trạch Đông cũng qua đời. Các sự kiện này đã ảnh hưởng mạnh đến vị thế của Tứ nhân bang vốn trước năm 1976 vẫn được coi là có quyền lực cực lớn.[9] Tháng 10 năm 1976 chỉ 3 tháng sau vụ động đất, Tứ nhân bang bị lật đổ và cuộc Cách mạng Văn hóa cũng chấm dứt.
Tham khảo
- ^ a ă â b c Zschau, Jochen. Küppers, Andreas N. [2003] (2003). Early Warning Systems for Natural Disaster Reduction. ISBN 3-540-67962-6
- ^ a ă â Spignesi, Stephen J. [2005] (2005). Catastrophe!: The 100 Greatest Disasters of All Time. ISBN 0-8065-2558-4
- ^ News.bbc.co.uk on this day 4132109
- ^ a ă â b Stoltman, Joseph P. Lidstone, John. Dechano, M. Lisa. [2004] (2004). International Perspectives On Natural Disasters. Springer publishing. ISBN 1-4020-2850-4
- ^ Rosenberg, Jennifer. “Tangshan: The Deadliest Earthquake”. About.com.
- ^ a ă Roza, Greg. [2007] (2007). Earthquake: True Stories of Survival. The Rosen Publishing. ISBN 1-4042-0997-2
- ^ a ă â Spence, Jonathan. [1991] (1991). The Search for Modern China. W. W. Norton & Company. ISBN 0-393-30780-8
- ^ Theodore S. Glickman. [1993] (1993). Acts of God and Acts of Man. DIANE Publishing. ISBN 1-56806-371-7
- ^ Lu, Ning. [2000] (2000). The Dynamics of Foreign-Policy Decisionmaking in China. Westview Press. ISBN 0-8133-3746-1
Liên kết ngoài
- “Tangshan: The Deadliest Earthquake” trên trang About.com
|
Ludwig Andreas Feuerbach
![]() |
|
Sinh | 28 tháng 7, 1804 Landshut, Bavaria |
---|---|
Mất | 13 tháng 9, 1872 (68 tuổi) Rechenberg near Nuremberg, Imperial Germany |
Quốc tịch | ![]() |
Thời đại | Triết học thế kỷ 19 |
Lĩnh vực | Triết học Tây phương |
Trường phái | Materialism, Humanism |
Sở thích | Religion, Christianity |
Ý tưởng nổi trội | Religion as the outward projection of human inner nature |
Ảnh hưởng bởi[hiện]
|
|
Ảnh hưởng tới[hiện]
|
Ludwig Andreas Feuerbach (1804–1872) là nhà triết học người Đức. Ông là một trong những nhà triết học lớn của triết học cổ điển Đức. Mặc dù có chịu ảnh hưởng của Hegel, những tư tưởng của ông khác hoàn toàn so với Hegel. Thứ nhất, về thế giới quan, ông là nhà triết học của duy vật, còn Hegel lại theo thuyết duy tâm. Theo Feuerbach, bản chất của thế giới là vật chất, giới tự nhiên không hề phụ thuộc vào con người, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, không do một ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. Tong khi đó Hegel lại cho rằng khởi nguồn của thế giới là một “ý niệm tuyệt đối”, thần bí. Còn về phương pháp luận, Feuerbach lại theo quan điểm của siêu hình, còn Hegel lại là nhà biện chứng. Feuerbach cho rằng sự thay đổi của lịch sử loài người chỉ là sự khác nhau về tôn giáo. Ông đã tuyệt đối hóa mọi mặt sinh học của con người, không thấy mặt xã hội của con người. Còn Hegel lại bày tỏ sự phát triển của lịch sử là sự vận động không ngừng. Về thế giới quan, rõ ràng Feuerbach tiến bộ hơn người đàn anh Hegel nhưng về phương pháp luận, Feuerbach còn có chỗ cần phải xem lại. Chính nhờ hai nhà triết học lớn này, Marx đã sáng tao ra học thuyết Marx nổi tiếng. Ông đã rút ra từ các nhà triết học cổ điển Đức trên những điểm tiến bộ về tư tưởng để sáng tạo ra học thuyết quan trọng, góp phần thúc đẩy phong trào công nhân. Đó là học thuyết duy vật biện chứng, một tinh hoa của triết học thế giới.
Ngoài quan điểm duy vật siêu hình như nói ở trên, Feuerbach còn là một trong những nhà triết học phản đối Thuyết bất khả tri. Ông cho rằng con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được giới tự nhiên. Một người thì không thể nhận thức đầy đủ, nhưng cả loài người qua các thế hệ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Đây là một ý kiến rất quan trọng bởi nó thúc đẩy con người tìm tòi thế giới xung quanh, từ đó tăng lượng tri thức, đặc biệt là trong những năm 90 của thế kỷ XX.
Danh ngôn
Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
“Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều“.
Tham khảo
Johann Sebastian Bach
Johann Sebastian Bach | |
---|---|
![]() Chân dung Bach,
tranh Haussmann, 1748 |
|
Sinh | 21 tháng 3, 1685 Eisenach, Đức |
Mất | 28 tháng 6, 1750 (65 tuổi) Leipzig, Đức |
Học vị | Trường St Michael, Lüneburg, Đức |
Công việc | nhà soạn nhạc; nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, harpsichord |
Tôn giáo | Lutheran |
Vợ (hoặc chồng) | Maria Barbara (1706 – 1720); Magdalena Wilcke (1721 – 1750) |
Chữ ký | ![]() |
Johann Sebastian Bach[1] (21 tháng 3, 1685 – 28 tháng 7, 1750) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, và đàn harpsichord người Đức thuộc thời kỳ Baroque (1600 – 1750). Nhờ kỹ năng điêu luyện trong cấu tạo đối âm, hòa âm, và tiết tấu, cũng như khả năng điều tiết nhịp điệu, hình thái, và bố cục âm nhạc nước ngoài, nhất là từ Ý, và Pháp, Bach đã góp phần làm giàu nền âm nhạc Đức. Nhiều sáng tác của Bach vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay như Brandeburg Concertos, Mass cung Si thứ, The Well-Tempered Calvier, những bản cantata, những bài hợp xướng, những partita, passion, và những bản nhạc dành cho organ. Âm nhạc của Bach được xem là có chiều sâu trí tuệ, đáp ứng những yêu cầu chuyên môn, và thấm đẫm nét đẹp nghệ thuật.
Bach chào đời ở Eisenach, Saxe-Eisenach, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc; thân phụ ông, Johann Ambrosius Bach, phụ trách âm nhạc cho thị trấn, tất cả chú bác của ông đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Cậu bé Bach được bố dạy chơi vĩ cầm, harpsichord, chú Johann Christoph Bach dạy chơi clavichord và giới thiệu về âm nhạc đương đại.[2][3] Bach đến học ở Trường St Michael tại Lüneburg nhờ khả năng xướng âm của cậu. Sau khi tốt nghiệp, Bach giữ một vài vị trí chuyên trách âm nhạc trên nước Đức: giám đốc âm nhạc cho Leopold, Hoàng tử Anhalt- Köthen; nhạc trưởng ở nhà thờ St Thomas tại Leipzig; và nhà soạn nhạc cung đình cho August III.[4][5] Từ năm 1749, sức khỏe và thị lực của Bach bị suy giảm, đến ngày 28 tháng 7, 1750, ông từ trần. Các sử gia đương đại tin rằng Bach chết do biến chứng của cơn đột quị và do bệnh phổi.[6][7][8]
Sinh thời, dù được trọng vọng khắp Âu châu như là một nghệ sĩ organ tài năng, mãi đến nửa đầu thế kỷ 19 Bach mới được nhìn nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại khi người ta bắt đầu quan tâm đến tài năng âm nhạc của ông. Ngày nay, ông được xem là một trong những nhà soạn nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất của thời kỳ Baroque, và là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từ trước đến nay.[9]
Mục lục
Cuộc đời
Thời thơ ấu (1685 – 1703)
Johann Sebastian Bach sinh tại Eisenach, Saxe-Eisenach ngày 21 tháng 3, 1685, là con trai của Johann Ambrosius Bach, phụ trách âm nhạc cho thị trấn, và Maria Elisabeth Lämmerhirt.[10] Cậu là con thứ tám của Johann Ambrosius, (con trai đầu của ông được 14 tuổi khi Bach ra đời),[11] người đã dạy Bach chơi vĩ cầm cũng như lý thuyết âm nhạc căn bản.[12] Các chú bác của Bach đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp như nghệ sĩ organ cho nhà thờ, nhạc sĩ cung đình, và nhà soạn nhạc. Chú Johann Christoph Bach dạy Bach chơi organ, một người anh họ của Bach, Johann Ludwig Bach, là nhà soạn nhạc và nghệ sĩ organ nổi tiếng. Khoảng năm 1735, Bach soạn một quyển gia phả tựa đề “Nguồn gốc gia đình âm nhạc Bach”.[13]
Mẹ của Bach mất năm 1694, tám tháng sau cha cậu cũng qua đời.[5] Bach, mới 10 tuổi, đến sống với người anh cả, Johann Christoph Bach, nghệ sĩ đàn organ tại Nhà thờ Michael ở Ohrdruf, Saxe-Gotha-Altenburg.[14] Ở đây, người anh dạy cậu em chơi đàn clavichord, và giới thiệu các tác phẩm của những nhà soạn nhạc bậc thầy thời ấy như Johann Pachelbel (từng là thầy của Johann Christoph),[2] Johann Jakob Froberger,[3] Jean-Bapiste Lully, Louis Marchand, Marin Marais, và Girolamo Frescobaldi. Cũng trong thời gian này, cậu đến trường để học thần học, tiếng La-tinh, Hi văn, tiếng Pháp, và tiếng Ý.[15]
Lúc 14 tuổi, Bach nhận học bổng để theo học tại Trường St Michael danh giá ở Lüneburg.[16] Cùng với việc học biết về nền văn hóa châu Âu, Bach hát trong ca đoàn, chơi đàn organ và harpsichord.[15] Cậu cũng có cơ hội tiếp xúc với các con trai của những nhà quý tộc từ miền Bắc nước Đức đến học những môn học khác trong trường. Là một tài năng âm nhạc, Bach có dịp gặp gỡ những nghệ sĩ organ xuất sắc thời ấy ở Lüneburg, Böhm, và khu vực gần Hamburg như Johann Adam Reincken.[17]
Weimar, Arnstadt, và Mühlhausen (1703–1708)
Tháng 1, 1703, sau khi tốt nghiệp Bach nhận lời chơi đàn organ cho thị trấn Sangerhausen,[18][19] rồi được bổ nhiệm làm nhạc sĩ cung đình tại nhà nguyện của Công tước Johann Ernst ở Weimar. Nhiệm vụ của ông không rõ ràng, nhưng chắc chắn phải làm những công việc không liên quan đến âm nhạc như hầu bàn. Tuy nhiên, trong bảy tháng ở Weimar, Bach trở thành nghệ sĩ organ nổi tiếng, ông được mời kiểm tra và biểu diễn với chiếc đàn organ mới ở Nhà thờ St Boniface tại Arnstadt, khoảng 40 km tây nam Weimar.[20] Tháng 8, 1703, ông đến nhận việc tại St Boniface với nhiệm vụ nhẹ nhàng và khoản lương khá hậu hĩnh, và một chiếc đàn tốt còn mới.
Năm 1706, Bach đến chơi đàn organ cho Nhà thờ St Blasius ở Mühlhausen với thù lao, điều kiện làm việc, và ca đoàn đều tốt hơn. Bốn tháng sau, Bach kết hôn với Maria Barbara. Bốn trong số bảy người con của họ sống đến tuổi trưởng thành, trong đó có Wilhelm Friedemann Bach, và Carl Philipp Emanuel Bach, cả hai đều là những nhà soạn nhạc xuất sắc. Bach thuyết phục nhà thờ và hội đồng thành phố cấp một số tiền lớn để tân trang chiếc đàn organ của nhà thờ; đổi lại, Bach sáng tác một bản cantata lễ hội – Gott ist mein König, BWV 71— cho lễ nhậm chức của hội đồng trong năm 1708. Hội đồng cho phát hành, và tác phẩm là một thành công vang dội.[15]
Trở lại Weimar (1708 – 17)
Năm 1708, Bach rời Mühlhausen trở lại Weimar, lần này ông vừa chơi đàn organ vừa giữ vị trí vĩ cầm chính cho dàn nhạc hòa tấu tại cung điện công tước; tại đây, ông có cơ hội làm việc với nhiều nhạc sĩ chuyên nghiệp.[15] Năm sau, con đầu lòng của Bach ra đời, chị của Maria Barbara đến sống chung và giúp đỡ vợ chồng Bach cho đến khi bà qua đời năm 1729.
Tại Weimar, Bach khởi sự soạn những bản hòa tấu và nhạc dành cho bộ gõ, cũng như tiếp tục sáng tác và trình diễn đàn organ, và hòa tấu cho ban đồng diễn của công tước. Ông cũng viết những khúc nhạc dạo và tấu pháp về sau được đưa vào kiệt tác Das Wohltemperierte Clavier của ông.[21] gồm hai quyển biên soạn năm 1722 và 1744.[22]
Cũng tại Weimar, Bach soạn quyển “Organ cho Trẻ em” dành cho con trai đầu của ông, Wilhelm Friedmann, gồm những bản thánh ca Lutheran được soạn lại với cấu trúc phức tạp hơn được dùng để dạy đàn organ. Lúc ấy, những nhà âm nhạc học tranh luận xem bản cantata Giáng sinh Christen, ätzet diesen Tag, BWV 63, nên được trình diễn ở Halle năm 1713[24], hay nên đợi đến lễ kỷ niệm hai trăm năm cuộc Cải cách Kháng Cách tổ chức năm 1717.[25]
Dần dà, Bach không còn được hâm mộ ở Weimar, theo bản tường trình của một thư ký tòa án, ông bị bắt giam khoảng một tháng trước khi bị đuổi việc.[26]
Köthen (1717–23)
Năm 1717, Leopold, Hoàng tử xứ Anhalt-Köthen, thuê Bach làm giám đốc âm nhạc. Hoàng tử Leopold, cũng là một nhạc sĩ, trân trọng tài năng của Bach, trả lương hậu hĩnh, và để ông tự do trong sáng tác và trình diễn. Hoàng tử là người theo Thần học Calvin không cầu kỳ trong việc sử dụng âm nhạc trong thờ phượng, do đó, hầu hết sáng tác của Bach trong giai đoạn này không liên quan đến các chủ đề tôn giáo[27] như Orchestra Suites, Six Suites for Unaccompanied Cello, Sonatas and Partitas for Solo Violin, và Brandenburg Concertos.[28] Bach cũng soạn những bản cantata cho triều đình như Die Zeit, die Tag und Jahre macht, BWV 134a.
Mặc dù cùng tuổi, ngưỡng mộ nhau, và sống cách nhau chỉ 80 dặm, Bach và Handel chưa bao giờ gặp nhau. Năm 1719 Bach đi 20 dặm từ Köthen đến Halle để gặp Handel nhưng lại nhằm lúc Handel vừa rời khỏi thành phố.[29] Năm 1730, con trai của Bach, Friedmann đi Halle để mời Handel đến thăm gia đình Bach ở Leipzig, nhưng rồi chuyến viếng thăm chẳng bao giờ thực hiện được.[30]
Ngày 7 tháng 7, 1720, khi Bach đang ở nước ngoài với Hoàng tử Leopold, vợ của Bach đột ngột qua đời. Năm sau, ông gặp Anna Magdalena Wilcke, một ca sĩ tài năng giọng nữ cao nhỏ hơn Bach 17 tuổi, lúc ấy đang trình diễn tại triều đình ở Köthen; ngày 3 tháng 12, 1721, hai người kết hôn.[31] Tổng cộng họ có đến 13 người con, trong đó sáu người sống đến tuổi trưởng thành: Gottfried Heinrich, Johann Christoph Friedrich, Johann Christian, cả ba đều là những nhạc sĩ tài danh; Elisabeth Juliane Friederica (1726–81), kết hôn với học trò của Bach, Johann Christoph Altniko; Johanna Carolina (1737–81); và Regina Susanna (1742–1809).[32]
Leipzig (1723–50)
Năm 1723, Bach được bổ nhiệm phụ trách âm nhạc cho Trường St Thomas thuộc Nhà thờ St Thomas tại Leipzig, đồng thời kiêm nhiệm Giám đốc Âm nhạc cho ba nhà thờ chính trong thành phố: Nhà thờ St Nikolai, Nhà thờ St Pauline, và Nhà thờ Đại học Leipzig.[5] Đây là một vị trí được trọng vọng tại một trung tâm thương mại của Saxony, ông phục vụ ở đây suốt 27 năm cho đến khi qua đời.
Công việc của Bach là dạy hát cho học sinh Trường St Thomas và soạn nhạc cho các nhà thờ chính ở Leipzig. Bach cũng dạy tiếng La-tinh, và được phép sử dụng một phụ tá để thay thế ông trong nhiệm vụ này khi cần thiết. Người ta yêu cầu ông soạn một bản cantata cho mỗi lễ Chủ nhật, và cho những ngày lễ khác trong năm. Bach cũng thường trình diễn những bản cantata của riêng ông, hầu hết đều được sáng tác trong ba năm đầu ông đến sống ở Leipzig.[33] Phần lớn những sáng tác hòa tấu dẫn ý từ những chương phúc âm đọc trong lễ thờ phượng mỗi Chủ nhật và những ngày lễ được ấn định trong lịch giáo nghi của Giáo hội Luther.
Bach tuyển các giọng nữ cao và giọng nữ trầm từ Trường St Thomas, giọng nam cao và nam trầm từ trong và ngoài trường. Ca đoàn thường hát cho lễ thành hôn và tang lễ để kiếm thêm thu nhập; có lẽ vì mục đích này cũng như cho chương trình đào tạo của nhà trường mà Bach viết ít nhất là sáu motet (đoản khúc), năm trong số đó được soạn cho ca đoàn.[34] Trong nhà thờ, Bach thường trình bày các đoản khúc của những nhà soạn nhạc khác.[15]
Không chỉ sáng tác và trình diễn trong các thánh lễ, tháng 3 năm 1729, Bach nhận lời làm giám đốc Collegium Musicum, chương trình trình diễn do nhà soạn nhạc Georg Philipp Telemann khởi xướng. Đây là một trong số hàng tá những tổ chức tư nhân hình thành tại các thành phố nói tiếng Đức do các sinh viên đại học yêu thích âm nhạc thành lập, ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên đời sống âm nhạc của các thành phố, và thường được đặt dưới sự lãnh đạo của những nhạc sĩ chuyên nghiệp có uy tín. Theo nhận xét của Christoph Wolff, vị trí giám đốc đã giúp “củng cố ảnh hưởng của Bach trên các định chế âm nhạc then chốt tại Leipzig”.[35] Quanh năm, Collegium Musicum của Leipzig tổ chức những buổi trình diễn tại những địa điểm như Zimmermannsches Caffeehaus, một quán cà phê trên đường Catherine bên ngoài quảng trường chính. Nhiều sáng tác của Bach trong hai thập niên 1730 và 1740 được trình diễn bởi Collegium Musicum; trong số đó có những bài Clavier-Übung (thực hành bộ gõ) và nhiều bài viết cho hòa tấu violin và harpsichord.[15]
Năm 1733, Bach sáng tác Kyrie và Gloria trong Mass cung Mi thứ. Ông trình bản thảo cho Vua Ba Lan, Đại Công tước Lithuania và Tuyển đế hầu Saxony, August III; dần dà ông giành được sự tín nhiệm của nhà vua và được phong chức Nhà Soạn nhạc Hoàng cung.[4] Về sau ông phát triển sáng tác ấy thành bài Mass bằng cách thêm vào một Credo, Sanctus và Agnus Dei.
Địa vị Bach đạt được tại hoàng triều là một phần trong cuộc đấu tranh lâu dài với Hội đồng Thành phố Leipzig. Mặc dù toàn bộ tác phẩm Mass chưa lần nào được trình diễn khi Bach còn sống,[36] Mass được xem là một trong những bản hợp xướng vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Giữa năm 1737 và 1739, một học trò cũ của Bach, Carl Gotthelf Gerlach đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Collegium Musicum.
Năm 1747, Bach đến thăm triều đình Vua Friedrich II của Phổ (Friedrich Đại đế) tại Potsdam. Nhà vua chơi một đoạn nhạc và yêu cầu Bach sáng tác ngẫu hứng một khúc fugue dựa trên nền nhạc ấy. Bach soạn liền ba khúc fugue trên chiếc đàn piano của Friedrich, và từ sáng tác ngẫu hứng ấy, Bach trình nhà vua một tặng phẩm âm nhạc gồm những khúc fugue, canon và một trio dựa trên nền nhạc nhà vua đã chọn.
Cũng trong năm ấy, Bach gia nhập Correspondierende Societät der musicalischen Wissenschaften của Lorenz Christoph Mizler sau một thời gian dài chuẩn bị như là một thủ tục cần thiết để gia nhập hội. Mizler gọi người thầy cũ là một trong những “guten Freunde und Gönner” (người bạn và người đỡ đầu tốt) của ông”.[37] Việc gia nhập này là quan trọng bởi vì Mizler là một đại biểu nhiệt thành của trào lưu Khai sáng tại Đức và Ba Lan.[38] Tư cách hội viên của Bach cũng có một số tác dụng. Vào dịp này, ông sáng tác Einige canonische Veraenderungen, / über das / Weynacht-Lied: / Vom Himmel hoch da / komm ich her (BWV 769).[39] Năm 1746, trong giai đoạn chuẩn bị nhập hội, Elias Gottlob Hausmann vẽ bức chân dung nổi tiếng của Bach. Mỗi thành viên đều phải nộp một bức chân dung.[40] The canon triplex á 6 voc. (BWV 1076) viết về bức chân dung được đề tặng cho hội.[41]
Tác phẩm cuối cùng của Bach là phần dạo đầu bài thánh ca cho organ tựa đề Vor deinen Thron tret ich hiermit (Con về chầu trước bệ ngai Ngài, Bach-Werke-Verzeichnis|BWV 668a), sáng tác trước khi qua đời, được đề tặng cho con rể của ông, Johann Christoph Altnickol. Khi đếm những nốt trên ba khuông nhạc của đoạn kết và xếp chúng theo mẫu tự Roman sẽ xuất hiện ba chữ cái tên của ông “JSB”.[42]
Từ trần (1750)
Từ năm 1749, sức khỏe của Bach bắt đầu suy giảm; ngày 2 tháng 6, Heinrich von Brühl viết thư cho một trong những nhà lãnh đạo thành phố Leipzig yêu cầu để giám đốc âm nhạc của ông, Gottlob Harrer, thay thế các vị trí của Bach “trong trường hợp Ông Bach qua đời.”[24] Dần dà, Bach bị mù mắt, nhà phẫu thuật mắt người Anh, John Taylor, phẫu thuật cho Bach vào dịp Taylor ghé thăm Leipzig trong tháng 3 hoặc tháng 4, 1750.[43]
Ngày 28 tháng 7, 1750, Bach từ trần, hưởng thọ 65 tuổi. Một tờ báo cho rằng “hậu quả tai hại của một cuộc phẫu thuật mắt không thành công” đã gây ra cái chết.[44] Các sử gia đương đại suy đoán rằng nguyên nhân cái chết là một cơn đột quị do biến chứng từ bệnh lao.[6][7][8] Con trai Emanuel, và học trò Johann Friedrich Agricola, viết điếu văn cho Bach.[45]
Tài sản của Bach để lại gồm có năm đàn Clevecin, hai đàn lute-harpsichord, ba cây đàn vĩ cầm, hai đàn đại hồ cầm, hai cello, một viola da gamba, một đàn lute và một đàn spinet, cùng 52 quyển “sách thiêng”, trong đó có các tác phẩm của Martin Luther và Josephus.[46]
Bach được an táng tại Nghĩa trang Old St John ở Leipzig. Phần mộ của ông bị lãng quên trong gần 150 năm. Đến năm 1894, cuối cùng người ta cũng tìm thấy quan tài của Bach và được dời đến Nhà thờ St John. Trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến, ngôi giáo đường này bị Đồng minh đánh bom, năm 1950, di hài của Bach được chôn cất tại Nhà thờ St Thomas ở Leipzig.[15]
Di sản
Một bản tiểu sử chi tiết của Bach được Loren Christoph Mizler (một học trò cũ) ấn hành trên tạp chí âm nhạc Musikalische Bibliothek năm 1754, bốn năm sau khi Bach qua đời. Cho đến nay, bản tiểu sử này vẫn được xem là nguồn tư liệu ban đầu “phong phú nhất và khả tín nhất” về Bach.[47]
Sau khi mất, danh tiếng của Bach như là một nhà soạn nhạc bị suy giảm; các sáng tác của ông bị xem là lỗi thời khi so sánh với thể loại nhạc cổ điển vừa mới xuất hiện.[48] Lúc ấy, ông chỉ được nhớ đến như là một nhạc công và một thầy dạy nhạc.
Đến cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, tài năng của Bach được công nhận rộng rãi nhờ những sáng tác của ông cho bộ gõ. Mozart, Beethoven, Chopin, Robert Schumann, và Felix Mendelssohn là những tên tuổi được liệt kê trong danh sách những người ngưỡng mộ Bach; họ bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng đối âm sau khi tiếp xúc với âm nhạc của Bach.[49] Beethoven miêu tả Bach là “Urvater der Harmonie“, “cha đẻ của hòa âm”.[50] Thanh danh của Bach lan tỏa rộng một phần nhờ quyển tiểu sử Bach của Johann Nikolaus Forkel phát hành năm 1802.[51] Felix Mendelssohn cũng đóng góp đáng kể cho nỗ lực phục hưng danh tiếng của Bach bằng cuộc trình diễn St Matthew Passion của Bach trong năm 1829 tại Berlin.[52] Năm 1850, Bach Gesellschaft (Hội Bach) được thành lập để quảng bá các tác phẩm của ông; năm 1899 Hội đã phát hành một ấn bản toàn tập các sáng tác của nhà soạn nhạc với rất ít sửa đổi về biên tập.
Tiến trình nhìn nhận giá trị âm nhạc cũng như ảnh hưởng giáo dục một số tác phẩm của Bach tiếp diễn trong suốt thế kỷ 20, đáng kể nhất là nỗ lực của Pablo Casals quảng bá Cello Suites (tuyển tập sáu bài viết cho đàn cello) của Bach.[53] Một đóng góp khác là phong trào “authentic” trình bày âm nhạc theo sát với chủ đích của nhà soạn nhạc, thí dụ như trình bày những bài viết cho bộ gõ với đàn harpsichord thay vì đàn piano lớn và sử dụng ca đoàn nhỏ hoặc giọng đơn ca thay vì những ca đoàn lớn và hùng hậu như thường thấy ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.[54] Âm nhạc của Bach thường được ví sánh với văn chương của William Shakespeare và thành quả khoa học của Isaac Newton.[55] Trong thế kỷ 20 ở nước Đức, người ta đặt tên đường và dựng tượng để tôn vinh ông. Hơn bất kỳ nhà soạn nhạc nào khác, âm nhạc của Bach xuất hiện ba lần trong Đĩa ghi vàng Voyager, mang những hình ảnh, tư liệu, âm thanh, ngôn ngữ, và âm nhạc chọn lọc về Trái Đất, văn hoá nhân loại đi khắp vũ trụ, với hi vọng một ngày nào đó, một nền văn minh ngoài Trái Đất sẽ có thể nhận được nó. Nó được coi là một phần trong chương trình Voyager.[56]
Phong cách âm nhạc
Phong cách âm nhạc của Bach lập nền trên kỹ năng của ông trong sáng tạo đối âm và kiểm soát nhạc tố, sự tinh tế của ông trong những đoạn ngẫu hứng, khả năng tiếp cận với âm nhạc Pháp, Ý, Bắc và Nam Đức, cũng như niềm đam mê tận hiến dành cho giáo nghi Lutheran. Từ khi còn bé, Bach đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhạc sĩ, sử dụng nhiều loại nhạc cụ, và khả năng sáng tác đã giúp ông phát triển một phong thái âm nhạc phóng khoáng và sung mãn. Từ giai đoạn 1713-14 trở về sau, ông học hỏi nhiều từ phong cách âm nhạc của người Ý.[57]
Trong thời kỳ Baroque, nhiều nhà soạn nhạc chỉ viết phần khung rồi dành phần tôn tạo cho những người trình diễn.[58] Phương pháp này được ứng dụng khác nhau trong các trường phái âm nhạc ở châu Âu; Bach ghi nốt cho hầu hết hoặc tất cả khung nhạc của ông, không còn chỗ cho trình diễn ngẫu hứng.
Bach được biết đến như một nhà soạn nhạc có khả năng kết hợp nhịp điệu của nhạc khiêu vũ Pháp, sự duyên dáng của ca khúc Ý, và sự tinh tế của kỹ thuật đối âm Đức – tất cả những đặc điểm này được thể hiện trong sáng tác của Bach. Song đối với Bach, âm nhạc không chỉ đơn thuần là âm nhạc; gần ba phần tư những sáng tác của ông tập chú vào các chủ đề tôn giáo. Nhiều người gọi Bach là “Người viết Phúc âm thứ năm”; ông còn được miêu tả như là “Nhà thần học viết bằng những phím đàn”.[59]
Bach có mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa của Cơ Đốc giáo theo truyền thống Lutheran;[60] cùng lúc, chuẩn mực cao dành cho nền âm nhạc tôn giáo thời của ông đã giúp nhạc thánh chiếm vị trí trung tâm trong mục tiêu sáng tác của Bach. Ông là người mộ đạo chân thành và tận tụy, khi đang đảm trách vị trí nhạc trưởng tại Nhà thờ St Thomas ông cũng nhận lời dạy lớp giáo lý,[61] và soạn nhạc dựa trên nội dung các bài giảng giáo lý;[62] nhiều sáng tác của ông lập nền trên giai điệu hợp xướng thánh ca Lutheran. Cấu trúc quy mô lớn một số sáng tác của Bach cho nền thánh nhạc là chứng cứ thuyết phục về cung cách làm việc tinh tế, cần cù, và tỉ mỉ của ông. Lấy thí dụ, tác phẩm St Matthew Passion là câu chuyện kể cảm động và đầy kịch tích miêu tả sự thống khổ của Chúa Giê-xu – khởi đi từ bữa ăn cuối cùng với các môn đồ, bị phản bội, và bị bắt giữ trong vườn Gethsemane; rồi bị xét xử, bị đóng đinh trên thập tự giá, và được an táng – thông qua những đoạn rectative, aria, chorus, và chorale.[63] Cấu trúc của Easter Oratori, BWV 249, cũng giống The Cruxifixion.[64] Bach thường viết tắt SDG (Soli Deo Gloria – Vinh hiển chỉ thuộc về Thiên Chúa) vào cuối các bảng tổng phổ của ông.[65]
Bach viết nhiều cho bộ gõ theo thang bậc từ continuo đến độc tấu với những harpsichord concerto và obbligato bộ gõ.[66] Những đoạn độc tấu điêu luyện là yếu tố then chốt trong những tác phẩm khác của Bach như Prelude và Fugue cung Mi thứ, BWV 548 cho phong cầm.[67]
Trình diễn âm nhạc Bach
Ngày nay, những người trình diễn nhạc Bach thường theo một trong hai khuynh hướng: “trình diễn chân phương”, áp dụng kỹ thuật truyền thống; hoặc sử dụng nhạc cụ và kỹ thuật hiện đại. Trong thời của Bach, dàn nhạc giao hưởng và ca đoàn thường có quy mô nhỏ, ngay cả với những tác phẩm đầy tâm huyết như Mass cung Si thứ và những Passion, ông cũng viết cho những cuộc trình diễn có quy mô tương đối khiêm tốn.
Do được phổ biến trên các phương tiện truyền thông và được sử dụng trong quảng cáo, âm nhạc của Bach được quảng bá rộng rãi trong hạ bán thế kỷ 20. Nhạc Bach theo phiên bản của nhóm nhạc a cappella Swingle Singers trở nên nổi tiếng (Air on the G string, hoạc Wachet Auf), cũng như Switched-On Bach của Wendy Carlos. Các nhạc sĩ nhạc Jazz cũng trình diễn nhạc Bach như Jacques Loussier, Ian Anderson, Uri Caine và Modern Jazz Quartet.[68]
Tác phẩm
Năm 1950, Wolfgang Schimeider thực hiện Bach Werke Verzeichnis (Tuyển tập các tác phẩm của Bach).[69] Schmieder dựa trên Bach Gesellschaft Ausgabe, ấn hành toàn bộ các sáng tác của Bach từ năm 1850 đến 1905: BWV 1 – 224 là những bản cantata; BWV 225 -249, những bản hợp xướng quy mô lớn trong đó có những bài Passion (Thương khó); BWV 250 – 524, những bài thánh ca; BWV 525 – 748, viết cho đàn organ; BWV 772–994, viết cho bộ gõ; BWV 995–1000, viết cho đàn lute; BWV 1001–40, nhạc thính phòng; BWV 1041–71, nhạc giao hưởng; và BWV 1072–1126, canons và fugue.[70]
Những sáng tác cho đàn organ
Suốt cuộc đời mình, Bach được biết đến nhiều nhất như là nghệ sĩ đàn organ, thầy dạy đàn organ, và là nhà soạn nhạc cho đàn organ cả trong hai thể loại truyền thống Đức – như prelude, fantasia, và toccata – cũng như trong các hình thái nghiêm nhặt hơn như chorale prelude và fugue. Từ khi còn trẻ tuổi, Bach đã làm nên tên tuổi nhờ tính sáng tạo và ý tưởng đem các loại hình âm nhạc nước ngoài vào các tác phẩm viết cho organ của ông. Ảnh hưởng từ miền Bắc nước Đức đến từ Georg Böhm, hai người từng gặp nhau ở Lüneburg, và Dieterich Buxtehude mà ông từng tiếp xúc khi đến thăm Lübeck năm 1704. Cũng trong giai đoạn này, Bach chép lại nhiều tác phẩm của những nhà soạn nhạc người Ý và người Pháp để có thể thấu suốt ngôn ngữ sáng tác.
Trong giai đoạn sáng tác đỉnh cao của mình (1708-14), Bach sáng tác những đôi prelude và fugue cũng như toccata và fugue, rồi Orgelbüchlein (Sách nhỏ cho đàn organ), một tuyển tập chưa hoàn tất gồm 46 khúc dạo đầu ngắn thể hiện kỹ thuật sáng tác trên nền hòa âm hợp xướng. Sau khi rời Weimar, Bach bớt viết cho organ mặc dù những sáng tác nổi tiếng nhất của ông (sáu trio sonata, “German Organ Mass” trong Clavier-Übung III từ năm 1739, và hợp xướng Great Eighteen) đều được viết sau khi ông rời Weimar. Về sau, Bach dành nhiều thời gian cho việc tư vấn các đề án về organ, thử những chiếc đàn organ mới, và trình diễn đàn organ trong những buổi độc tấu.[71][72]
Những sáng tác khác cho bộ gõ
Bach có nhiều sáng tác cho đàn harpsichord, trong đó có một số có thể trình bày với đàn clavichord. Phần nhiều những sáng tác cho bộ gõ của ông là những hợp tuyển bao gồm toàn bộ hệ thống lý thuyết theo phong cách bách khoa toàn thư.
- The Well-Tempered Clavier, Quyển 1 và 2 (BWV 864 – 893).
- 15 Invention và 15 Sinfonia (BWV 772-801).
- Ba tuyển tập dance suites: English Suites (BWV 806-811), French Suites (BWV 812-817), và Partiatas cho bộ gõ (BWV 825-830).
- Những khúc biến tấu Goldberg (BWV 988) là một aria với 30 biến tấu.
- Những sáng tác đa dạng khác như Overture in the French Style (French Overture, BWV 831), Chromatic Fantasia and Fugue (BWV 903), và Italian Concerto (BWV 971).
Trong số những sáng tác cho bộ gõ ít nổi tiếng hơn của Bach có bảy toccata (BWV 910-916), bốn duet (BWV 802-805), những sonata cho bộ gõ (BWV 963-967), Six Little Preludes (BWV 933-938), và Aria variata alla maniera italiana (BWV 989).
Nhạc Giao hưởng và Thính phòng
Bach cũng sáng tác cho các loại nhạc cụ độc tấu, song tấu, và tạp kỹ nhỏ. Trong nhiều sáng tác độc tấu của ông có sáu sonata và parita cho violin (BWV 1001-1006), sáu cello suite (BWV 1007-1012), và Partia cho độc tấu sáo (BWV 1013) ở trong số những tác phẩm sâu lắng nhất của Bach.[73] Ông cũng viết trio sonata; solo sonata cho sáo và cho viola da gamba; và một số lượng lớn canon và ricercare, tiêu biểu là The Art of Fugue và The Musical Offering.
Tác phẩm giao hưởng nổi tiếng nhất của Bach là Brandenburg Concertos, được đặt tên như thế là do trong năm 1721 Bach muốn được Bá tước Christian Ludwig của Brandenburg-Schewedt tuyển dụng, nhưng nỗ lực này của ông đã không thành công.[15] Những concerto khác của Bach còn lưu giữ đến ngày nay có hai concerto violin (BWV 1041 và BWV 1042), một Concerto cho hai Violin Rê thứ (BWV 1043) thường được gọi là concerto “đôi” của Bach;[74][74] và những concerto cho từ một đến bốn đàn harpsichord.
Đơn ca và Hợp xướng
Cantata
Từ giữa năm 1723, khi còn là nhạc trưởng ở Nhà thờ St Thomas, mỗi Chủ nhật và ngày lễ Bach trình bày một bản cantata phù hợp với nội dung của phần đọc Kinh Thánh. Dù có sử dụng những sáng tác của những nhà soạn nhạc khác, Bach viết những bản cantata đủ dùng cho ít nhất ba năm. Tổng cộng, ông viết hơn 300 cantata cho những ngày lễ tôn giáo, trong số đó còn khoảng 200 bản được lưu giữ.
Những bản cantata của Bach rất khác nhau từ hình thức cho đến nhạc cụ, một số cho đơn ca, đồng ca, nhóm hòa tấu nhỏ, hoặc cho những ban giao hưởng. Nội dung tương ứng với nghi lễ đọc Kinh Thánh hằng tuần, còn bản aria trình bày những chiêm nghiệm về đoạn Kinh Thánh ấy. Trong số những bản cantata hay nhất của Bach có:
Tôi chỉ nghe nhạc của Bach, Beethoven hay Mozart. Cuộc đời quá ngắn ngủi để tiêu tốn thời gian cho những nhà soạn nhạc khác. |
John Edensor Littlewood, nhà toán học người Anh.[75] |
- Christ lag in Todes Banden, BWV 4
- Ich hatte viel Bekümmernis, BWV 21
- Ein feste Burg ist unser Gott, BWV 80
- Gottes Zeit ist die allerbeste Zeit, BWV 106 (Actus Tragicus)
- Wachet auf, ruft uns die Stimme, BWV 140
- Herz und Mund und Tat und Leben, BWV 147
Bach còn viết một số cantata thế tục, thường là cho những sự kiện dân sự như lễ nhậm chức của hội đồng thành phố, hoặc cho hôn lễ.[76]
Những bài Thương khó (Passions)
Những sáng tác của Bach cho hợp xướng có St Matthew Passion và St John Passion, viết cho Lễ Thương Khó cử hành tại Nhà thờ St Thomas và Nhà thờ St Nicholas, và Christmas Oratorio (một chuỗi sáu bản cantata viết cho Lễ Giáng sinh).[77][78][79] Hai phiên bản của tác phẩm Magnificat (một phiên bản cung Mi thứ, phiên bản kia cung Rê thứ), Easter Oratorio, và Ascension Oratorio.
Mass cung Si thứ
Một tác phẩm lớn được hình thành vào cuối đời của Bach, Mass cung Si thứ, là một tập hợp gồm những sáng tác trước đó (như các bản cantata Gloria in excelsis Deo, BWV 191và Weinen, Klagen, Sorgen, Zagen, BWV 120). Mass cung Si thứ chưa bao giờ được trình diễn trọn vẹn khi Bach còn sống.[80]
Danh mục các tác phẩm của Bach (BWV)
Nhạc có lời
Nhạc không lời
![]() |
|
Trục trặc khi nghe các tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Toàn bộ danh mục BWV có liên kết ngoài
Gia phả
Veit Bach (mất trước 1578) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Johannes Hans Bach (1550–1626) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Heinrich Bach (1615–1692) |
Christoph Bach (1613–1661) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Johann Christoph Bach (1642–1703) |
Johann Michael Bach (1648–1694) |
Johann Ambrosius Bach (1645–1695) |
Maria Elisabeth Lämmerhirt (1644–1694) |
Johann Christoph Bach (1645–1693) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Johann Nicolaus Bach (1669–1753) |
Maria Barbara Bach (1684–1720) |
Johann Sebastian Bach (1685–1750) |
Anna Magdalena Wilcke (1701–1760) |
Johann Jacob Bach (1682–1722) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Wilhelm Friedemann Bach (1710–1784) |
Carl Philipp Emanuel Bach (1714–1788) |
Gottfried Heinrich Bach (1724–1763) |
Johann Christoph Friedrich Bach (1732–1795) |
Lucia Elisabeth Munchhusen (1728–1803) |
Johann Christian Bach (1735–1782) |
Elisabeth Juliane Friederica (1726–1781) |
Johann Christoph Altnikol (1720–1759) |
Johanna Carolina (1737–1781) |
Regina Susanna (1742–1809) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Wilhelm Ernst Colson | Anna Philippiana Friederica Bach (1755–1804) |
Wilhelm Friedrich Ernst Bach (1759–1845) |
Charlotte Philippina Elerdt (1780–1801) |
Christina Luise Bach (d. 1852) |
Johann Sebastian Altnikol (1749–1749) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ludwig Albrecht Hermann Ritter | Carolina Augusta Wilhelmine Bach (1800–1871) |
Juliane Friederica (b. 1800) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chú thích
- ^ Phát âm tiếng Đức: [joˈhan] or [ˈjoːhan zeˈbastjan ˈbax]
- ^ a ă Christoph Wolff, Johann Sebastian Bach: The Learned Musician (New York: W.W. Norton and Company, Inc., 2000), 19.
- ^ a ă Wolff (2000), p.46
- ^ a ă “BACH Mass in B Minor BWV 232”. http://www.baroquemusic.org. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2012.
- ^ a ă â Russell H. Miles, Johann Sebastian Bach: An Introduction to His Life and Works (Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall, Inc., 1962), 86–87.
- ^ a ă Breitenfeld, Tomislav; Solter, Vesna Vargek; Breitenfeld, Darko; Zavoreo, Iris; Demarin, Vida (ngày 3 tháng 1 năm 2006). “Johann Sebastian Bach’s Strokes” (PDF). Acta Clinica Croatica (Sisters of Charity Hospital) 45 (1). Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2008.
- ^ a ă Baer, Ka. (1956). “Johann Sebastian Bach (1685–1750) in medical history”. Bulletin of the Medical Library Association (Medical Library Association) 39 (206).
- ^ a ă Breitenfeld, D.; Thaller V, Breitenfeld T, Golik-Gruber V, Pogorevc T, Zoričić Z, Grubišić F (2000). “The pathography of Bach’s family”. Alcoholism 36: 161–64.
- ^ Blanning, T. C. W.The triumph of music: the rise of composers, musicians and their art, 272: “And of course the greatest master of harmony and counterpoint of all time was Johann Sebastian Bach, ‘the Homer of music’
- ^ Jones (2007), p.3
- ^ “Lesson Plans”. Bach to School. The Bach Choir of Bethlehem. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
- ^ Boyd (2000),p.6
- ^ Printed in translation in The Bach Reader (ISBN 0-393-00259-4)
- ^ Boyd (2000), pp.7–8
- ^ a ă â b c d đ e “Johann Sebastian Bach: a detailed informative biography”. baroquemusic.org. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012.
- ^ Wolff (2000), pp.41–43
- ^ Geiringer (1966), p.13
- ^ Rich (1995), p.27
- ^ In preference to Bach the Duke of Saxe-Weissenfels hired the later successful opera composer Johann Augustin Kobelius, quasi rediscovered only in 2010. See Gerald Drebes, “Wiederentdeckung eines Konkurrenten von J. S. Bach, online [1].
- ^ Chiapusso (1968), p.62
- ^ Chiapusso (1968), p.168
- ^ Schweitzer (1967), p.331
- ^ Teri Noel Towe, The Portrait in Erfurt Alleged to Depict Bach, the Weimar Concertmeister, ngày 10 tháng 8 năm 2001, published on The Face of Bach website, now defunct, but available at the Internet Archive at this link (from July 2011)
- ^ a ă Christoph Wolff (1995). From konzertmeister to thomaskantor: Bach’s cantata production 1713–1723. tr. 17. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2011.
- ^ John Eliot Gardiner (2010). “Cantatas for Christmas Day / Herderkirche, Weimar”. bach-cantatas.com. tr. 1. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011.
- ^ Mendel et al (1998), p.80
- ^ Russell H. Miles, Johann Sebastian Bach: An Introduction to His Life and Works (Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall, Inc., 1962), 57.
- ^ Boyd (2000), p.74
- ^ Van Til (2007), pp. 69, 372
- ^ Spaeth (2005), p.37
- ^ Geiringer (1966), p.50
- ^ Wolff (1983), pp.98, 111
- ^ Wolff (1991), p.30
- ^ Carol Traupman-Carr (2003). “Bach Choir of Bethlehem”. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
- ^ Wolff (2000), p.341
- ^ Gerhard Hertz, Essays on J.S. Bach (Ann Arbor, Michigan: UMI Research Press, 1985), 187.
- ^ Musikalische Bibliothek, I.4 [1738], 61 (1st Source online) and (2nd Source online).
- ^ Lutz Felbick: Lorenz Christoph Mizler de Kolof – Schüler Bachs und pythagoreischer „Apostel der Wolffischen Philosophie” (Hochschule für Musik und Theater “Felix Mendelssohn Bartholdy” Leipzig – Schriften, Band 5), Georg-Olms-Verlag, Hildesheim 2012, ISBN 978-3-487-14675-1.
- ^ Musikalische Bibliothek, IV.1 [1754], 173 (Source online).
- ^ Some of these paintings are currently in the Musikalische Bibliothek, while others were planned to be published in this magazine, Musikalische Bibliothek, III.2 [1746], 353 (Source online), Felbick 2012, 284. In 1746, Mizler announced the membership of three famous members, Musikalische Bibliothek, III.2 [1746], 357 (Source online).
- ^ Musikalische Bibliothek, IV.1 [1754], 108 and Tab. IV, fig. 16 (Source online); letter of Mizler to Spieß, ngày 29 tháng 6 năm 1748, in: Hans Rudolf Jung und Hans-Eberhard Dentler: Briefe von Lorenz Mizler und Zeitgenossen an Meinrad Spieß, in: Studi musicali 2003, Nr. 32, 115. (Source online).
- ^ Geiringer (1966), p.256
- ^ Hanford, Jan. “J.S. Bach: Timeline of His Life”. jsbach.org. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
- ^ Mendel et al (1998), p.188
- ^ “The World-Famous Organist, Mr. Johann Sebastian Bach, Royal Polish and Electoral Saxon Court Composer, and Music Director in Leipzig,” by Carl Philipp Emanuel Bach and Johann Friedrich Agricola, from Mendel et al (1998), 299
- ^ Mendel et al (1998), pp.191–97
- ^ Mendel et al (1998), p.297
- ^ Beethoven: the universal composer. Edmund Morris, 2005, 2 ff “[Bach was] mocked as passé even in his own lifetime.”
- ^ Schenk, Erich (1959). Mozart and his times. Knopf. tr. 452
- ^ Kerst, Friedrich (1904). “Beethoven im eigenen Wort”. Die Musik (M. Hesse.) 4: 14–19
- ^ Geck, Martin. “Johann Sebastian Bach: Life and Work”. Houghton Mifflin Harcourt. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ Kupferberg (1985), p.126
- ^ “Robert Johnson and Pablo Casals’ Game Changers Turn 70: NPR”. National Public Radio. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Musicology – Principal Methodologies for Musicological Research – Musical, Historical, Press, and History – JRank Articles”. Jrank Science Encyclopedia. jrank.org. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Biography of Johann Sebastian Bach –PianoParadise”. PianoParadise.com. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Golden Record Music List”. NASA. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
- ^ Wolff (2000), p. 166
- ^ “Donington (1982), p.91”. Books.google.com. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2012.
- ^ Johanne Sebastian Bach, “The Fifth Evangelist” – Christianity Today
- ^ Herl (2004), p.123
- ^ Leaver (2007), p.280
- ^ For example, see Grove, G.The New Grove Dictionary of Music and Musicians. Vol. 4. New York: Macmillian, 1980. 335.
- ^ Huizenga, Tom. “A Visitor’s Guide to the St. Matthew Passion”. NPR Music. National Public Radio. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
- ^ Traupman-Carr, Carol. “EASTER ORATORIO (Oster-Oratorium) BWV 249”. Bach Choir of Bethlehem. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
- ^ Stapert Calvin R. “To the Glory of God Alone” – Christianity Today
- ^ Schulenberg (2006), pp.1–2
- ^ Newman, Anthony. “Anthony Newman”. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Baroque Music”. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
- ^ “About Schmieder (BWV) numbers at the Junior Bach Festival”. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Complete Works\by BWV Number-All”. jsbach.org. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Bach, Johann Sebastian”. ClassicalPlus. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Arnstadt (1703–1707)”. Northern Arizona University. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ Bratman, David. “Shaham: Bold, Brilliant, All-Bach”. San Francisco Classical Voice. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
- ^ a ă “Baroque Music”. baroque.org. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
- ^ Bach Quotations
- ^ Traupman-Carr, Carol. “Cantata BWV 211 “Coffee Cantata””. Bach Choir of Bethlehem. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
- ^ Leaver (2007), p.430
- ^ Williams (2003), p.114
- ^ Traupman-Carr, Carol. “The Christmas Oratorio, BWV 248”. Bach Choir of Bethlehem. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
- ^ “The Mass in B Minor, BWV 232”. Bach Choir of Bethlehem. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
Tư liệu
- Quyển tiểu sử đầu tiên về J.S.Bach: Johann Sebastian Bach- His life, Art, and Work. Nguyên tác tiếng Đức của Johann Nikolaus Forkel xuất bản năm 1802, bản tiếng Anh của Charles Sanford Terry in năm 1920 bởi London Constable and Company Ltd
- Johann Sebastian Bach- His Work and Influence on Music of Germany, 1685-1750 (3 tập). Nguyên tác tiếng Đức của Phillip Spitta, bản tiếng Anh của Clara Bell và J.A. Fuller Maitland in năm 1899 bởi London Novello and Company Limited
- J.S.Bach (2 tập) của Albert Schweitzer. Bản tiếng Pháp in năm 1905, bản tiếng Đức in năm 1908, bản dịch tiếng Anh do Ernest Newman dịch in năm 1911
Đọc thêm
- Mendel, Arthur (1999). The New Bach Reader. W. W. Norton & Company. ISBN 0393319563..
- Wolff, Christoph (1983). The New Grove: Bach Family. Papermac. ISBN 0333343506..
- Baron, Carol K. (9 tháng 6 năm 2006). Bach’s Changing World:: Voices in the Community. University of Rochester. ISBN 1580461905.
- Boyd, Malcolm (ngày 18 tháng 1 năm 2001). Bach. Oxford University Press. ISBN 0195142225.
- Eidam, Klaus (3 tháng 7 năm 2001). The True Life Of J.s. Bach. Basic Books. ISBN 0465018610.
- Geck, Martin (4 tháng 12 năm 2006). Johann Sebastian Bach: Life and Work. Harcourt Trade Publishers. ISBN 0151006482.
- Hofstadter, Douglas (4 tháng 2 năm 1999). Gödel, Escher, Bach: An Eternal Golden Braid. Basic Books. ISBN 0465026567.
- Schweitzer, Albert (1 tháng 6 năm 1967). J. S. Bach (Vol 1). Dover Publications. ISBN 0486216314.
- Spitta, Philipp (3 tháng 7 năm 1997). Johann Sebastian Bach: His Work and Influence on the Music of Germany, 1685–1750 (Volume II). Dover Publications. ISBN 0486274136.
- Stauffer, George (tháng 2 năm 1986). J. S. Bach As Organist: His Instruments, Music, and Performance Practices. Đại học Indiana Press. ISBN 0253331811.
- Williams, Peter (ngày 5 tháng 3 năm 2007). J.S. Bach: A Life in Music. Cambridge University Press. ISBN 0521870747.
- Wolff, Christoph (tháng 9 năm 2001). Johann Sebastian Bach: The Learned Musician. W. W. Norton & Company. ISBN 0393322564.
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Johann Sebastian Bach tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
![]() |
Từ điển ở Wiktionary |
![]() |
Sách ở Wikibooks |
![]() |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage |
![]() |
Hồ sơ ở Wikiquote |
![]() |
Văn kiện ở Wikisource |
![]() |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons |
![]() |
Tin tức ở Wikinews |
![]() |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Johann Sebastian Bach |
- The Best of Bach
- Sơ lược tiểu sử Johann Sebastian Bach
- Vài Nét Về Mass in B Minor
- Vài Nét Về The Passion According to St. John
- Vài Nét Về The Passion According to St. Matthew
- General reference
- The J.S. Bach Home Page – JSBach.org, by Jan Hanford—extensive information on Bach and his works; huge and growing database of user-contributed recordings and reviews
- J.S. Bach bibliography, by Yo Tomita of Queen’s Belfast—especially useful to scholars
- Bach-Cantatas.com, by Aryeh Oron—information on the cantatas as well as other works
- Canons and Fugues, by Timothy A. Smith—various information on these contrapuntal works
- Fugues of the Well-Tempered Clavier: Interactive scores calibrated to recordings by David Korevaar and analysis by Tim Smith.
- Bach manuscripts – video lectures by Christoph Wolff on the Bach family’s hidden manuscripts archive
- St. Matthew Passion BWV 244 Helmuth Rilling
- Bộ lễ Ngợi ca (BWV 232) Helmuth Rilling
- Biến tấu, Khúc tùy hứng, và thể loại hỗn hợp (BWV 988) Halls/Korevaar
- Scores
- Bach Gesellschaft Download Page—the BGA volumes available for download in DJVU format.
- Free scores by Johann Sebastian Bach tại International Music Score Library Project—the BGA volumes split up into individual works (PDF files), plus other editions
- Bản mẫu:IckingArchive
- Free scores by Johann Sebastian Bach trong Choral Public Domain Library (ChoralWiki)
- Bản mẫu:Cantorion
- Recordings
- Free MP3 recordings of the Motets Der Geist hilft unsrer Schwachheit auf – BWV 226, Jesu Meine Freude, BWV 227 and Komm, Jesu Komm – BWV 229, from Umeå Akademiska Kör
- Johann Sebastian Bach trên MusicBrainz
- mostly organ works by Bach played on virtual instruments
- Free recordings of the Brandenburg Concertos in MP3 and FLAC provided by Czech Radio (see FLAC)
- Orchestral Suites, Brandenburg Concertos and Keyboard Concertos
- In the BBC Discovering Music: Listening Library
- Thánh Lễ trong B nhỏ
- Những khúc biến tấu Goldberg
- Cuộc thương khó theo thánh Matthêu
- Sinh 1685
- Mất 1750
- Johann Sebastian Bach
- Nhà soạn nhạc Đức
- Nhạc sĩ cổ điển
- Nhạc công
- Tín hữu Giáo hội Luther
- Gia đình Bach
- Nhà soạn nhạc baroque
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Bài thơ không thể nào quên
- Chào ngày mới 27 tháng 7
- Nhớ bạn
- Chào ngày mới 26 tháng 7
- Gọi đôi
- Chào ngày mới 25 tháng 7
- Mảnh đạn trong người
- Chào ngày mới 24 tháng 7
- Năm tháng đó là em
- Chào ngày mới 23 tháng 7
- Chào ngày mới 22 tháng 7
- Thăm Borlaug và Hemingway ở CIANO
- Chào ngày mới 20 tháng 7
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 19 tháng 7
- Chào ngày mới 18 tháng 7
- Chào ngày mới 17 tháng 7
- Lớp học trên đồng ĐăkGlong Oxfam
- Chào ngày mới 16 tháng 7
- Từ Mekong nhớ Neva
- Chào ngày mới 15 tháng 7
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 14 tháng 7
- Chào ngày mới 13 tháng 7
- Mạc triều trong sử Việt
- Chào ngày mới 12 tháng 7
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Giấc mơ tình yêu cuộc sống
- Chào ngày mới 11 tháng 7
- Khoảnh khắc tuyệt đẹp
- Tiếng Anh cho em
- Tháng Bảy mưa Ngâu
- Chào ngày mới 10 tháng 7
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 9 tháng 7
- Đợi mưa
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 8 tháng 7
- Chào ngày mới 7 tháng 7
- Chào ngày mới 6 tháng 7
- Dưới đáy đại dương là Ngọc
- Lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 5 tháng 7
- Ngày mới yêu thương
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 7
- Trần Thánh Tông
- Bà Đen
- Lộc xuân cuộc đời
- Đọc lại và suy ngẫm 2
- Chào ngày mới 2 tháng 7
- Tiếng Anh cho em
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 1 tháng 7
- Lời vàng của Anbe Anhstanh
- Quà tặng cuộc sống
- Chào ngày mới 30 tháng 6
- Đêm nhớ Phan Huỳnh Điểu, Phan Nhân
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 29 tháng 6
- Quà tặng cuộc sống
- Chào ngày mới 28 tháng 6
- Thạch Lam hạt ngọc đời nay
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 27 tháng 6
- Chào ngày mới 26 tháng 6
- Chào ngày mới 25 tháng 6
- GS Trần Văn Khê người Thầy nhạc Việt
- Nguyễn Hiến Lê học và viết
- Lộc xuân cuộc đời
- Quà tặng cuộc sống
- Chào ngày mới 24 tháng 6
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 23 tháng 6
- Lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 22 tháng 6
- Chào ngày mới 21 tháng 6
- Biển Đông vạn dặm
- Con là nguồn hạnh phúc đầu tiên
- Chào ngày mới 20 tháng 6
- Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
- Ngày mới Mạnh Hạo Nhiên
Video nhạc tuyển
Ban Mai
MAR AKRAM – Dancing with the wind♥
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn KimYouTube Kim on Facebook