CNM365. Chào ngày mới 25 tháng 6. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1953– Watson và Crick đã công bố Cấu trúc ADN trên tạp chí khoa học Nature. Công trình được trao giải Nobel trong Sinh lý và Y khoa năm 1962 về “sự khám phá cấu trúc phân tử của nucleic acids và tầm quan trọng của nó cho việc trao chuyển thông tin trong vật chất sống”. Năm 2009 – ngày mất Michael Jackson: ca sĩ nhạc pop Mỹ (sinh ngày 29 tháng 8 năm 1958) người được mệnh danh là “Ông hoàng nhạc pop” (King of pop), “Nhân vật giải trí thành công nhất mọi thời đại” . Năm 1947 – Nhật ký Anne Frank được phát hành, sách gồm các trích đoạn từ một cuốn nhật ký viết trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng Hà Lan. Nhật ký Anne Frank là một trong “10 cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trên toàn thế giới.”
25 tháng 6
Ngày 25 tháng 6 là ngày thứ 176 (177 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 189 ngày trong năm.
« Tháng 6 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 |
28 | 29 | 30 | ||||
Mục lục
Sự kiện
- 613 – Trong khi Tùy Dạng Đế tấn công Cao Câu Ly, Dương Huyền Cảm đem quân tiến vào Lê Dương, bắt đầu cuộc nổi dậy chống triều đình Tùy.
- 1788 – Virginia phê chuẩn Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, trở thành bang thứ 10 của liên bang.
- 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các hiệp đình đình chiến giữa Pháp với Đức và Ý có hiệu lực, trận chiến nước Pháp kết thúc với thắng lợi của phe Trục.
- 1947 – Nhật ký Anne Frank được phát hành, sách gồm các trích đoạn từ một cuốn nhật ký viết trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng Hà Lan.
- 1950 – Quân đội Triều Tiên vượt qua đường ranh giới quân sự tấn công Hàn Quốc, khởi đầu chiến tranh Triều Tiên nhằm tranh giành quyền kiểm soát toàn bán đảo.
- 1953– Watson và Crick đã công bố Cấu trúc ADN trên tạp chí khoa học Nature.
- 1991 – Hai nước cộng hòa thuộc Nam Tư là Croatia và Slovenia tuyên bố độc lập từ liên bang.
- 1993 – Kim Campbell được bầu làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ Tiến bộ Canada và trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Canada.
Sinh
- 1926 – Đàm Thị Loan, người kéo cờ ngày 2/9/1945 trong Lễ Độc lập tổ chức tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội; phu nhân của Đại tướng Hoàng Văn Thái
- 1980 – Maja Latinović, người mẫu Serbia
- 1982 – Mikhail Youzhny, tay vợt Nga
Mất
- 1868 – Carlo Matteucci, nhà vật lý Ý (s. 1811)
- 2009 – Michael Jackson: ca sĩ nhạc pop/R&B Mỹ (s. 29 tháng 8 năm 1958)
Ngày lễ và kỷ niệm
Tham khảo
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 25 tháng 6 |
ADN
Axit Deoxyribo Nucleic (viết tắt ADN theo tiếng Pháp hay DNA theo tiếng Anh) là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ bao gồm cả một số virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
Trong những tế bào sinh vật nhân thật (eukaryote), ADN nằm trong nhân tế bào trong khi ở các tế bào vi khuẩn hay các prokaryote khác (archae), ADN không được màng nhân bao bọc, vẫn nằm trong tế bào chất. Ở những bào quan sản sinh năng lượng như lục lạp và ty thể, cũng như ở nhiều loại virus cũng mang những phân tử ADN đặc thù.
Mục lục
- 1 Sơ lược về ADN
- 2 Ứng dụng khoa học ADN trong thực tiễn
- 3 Tổng quan về cấu trúc phân tử
- 4 Trình tự ADN
- 5 Quá trình tự nhân đôi ADN
- 6 Các đặc tính hoá lý
- 7 Chiều của trình tự ADN
- 8 Định danh hóa học(5′ và 3′)
- 9 Lịch sử phát hiện ADN và chuỗi xoắn kép
- 10 Chú thích
- 11 Tài liệu tham khảo
- 12 Liên kết ngoài
Sơ lược về ADN
- ADN có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;
- Mỗi phân tử ADN bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là ADN rác;
- Cấu trúc phân tử ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hiđrô. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử ADN tách rời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya;
- Về mặt hoá học, các ADN được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide, viết tắt là Nu. Do các Nu chi khác nhau ở bazơ nitơ (tức là Bazơ-Nitric hay nucleobase) (1Nucleobase = 1 đường Desoxyribose + 1 Axit phôtphoric + 1 nucleobase), nên tên gọi của Nu cũng là tên của nucleobase mà nó mang. Trong ADN, chỉ có 4 loại gạch cơ bản là Adenine (viết tắt là A), Thymine (viết tắt là T), Cytosine (tiếng Việt còn gọi là Xytosine, viết tắt là C hay X), và Guanine (viết tắt là G). (Loại nucleobase thứ 5 là Uracil (U) chỉ có ở loại axit nucleic khác là ARN, thay cho thế cho T để cặp đôi với A, mà không có ở ADN.);
- Mỗi base (bazơ) trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trên chuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinh vật. Theo nguyên tắc A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô (Nguyên tắc bổ sung)
- Trật tự các nucleotide, đính kèm trong chúng là các nucleobase tương ứng, liên kết dọc theo chiều dài của chuỗi ADN, luôn tạo thành các tổ hợp bộ ba nucleotide liên tiếp ở mỗi nhánh (sợi) trong chuỗi xoắn kép gọi là Mã di truyền. Trình tự này rất quan trọng vì nó chính là mật mã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại nucleobase chỉ có khả năng kết hợp theo cặp với 1 loại base đối ứng trên nhánh (sợi) đối diện trong chuỗi xoắn kép, cho nên chỉ cần trình tự base của 1 trong 2 nhánh (sợi) của chuỗi xoắn kép là đã đại diện thông tin di truyền cho cả phân tử ADN. Nhưng các nhánh đơn này thường không đứng riêng lẻ mà kết hợp với nhau thành cấu trúc chuỗi xoắn kép hai nhánh tương ứng, bền vững về hóa học nên đảm bảo sự bền vững của thông tin di chuyền trong phân tử ADN. Chúng chỉ tách ra để cho mục đích sinh sản nhân đôi, khi sao chép thông tin di chuyền.
- Khi ADN tự nhân đôi, 2 chuỗi của ADN mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số enzim chuyên trách. Mỗi chuỗi ADN sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phù hợp bằng cách mỗi base trên chuỗi gốc sẽ chọn loại base tương ứng (đang nằm tự do trong môi trường xung quanh) theo cơ chế gián đoạn và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó, sau khi nhân đôi, 2 phân tử ADN mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhau nếu như không có đột biến xảy ra và giống với phân tử ADN ban đầu.
- Đột biến hiểu đơn giản là hậu quả của những sai sót hoá học trong quá trình nhân đôi. Bằng cách nào đó, một base đã bị bỏ qua, chèn thêm, bị sao chép nhầm hay có thể chuỗi ADN bị đứt gãy hoặc gắn với chuỗi ADN khác, hoăc với ARN ngoại lai (A liên kết với U thay vì với T, hầu như không xảy ra vì quá trình tổng hợp ARN thường không ở trong nhân tế bào mà phải thực hiện trong ty thể, và đường trong ARN là ribose không phải là đường Desoxyribose). Về mặt cơ bản, sự xuất hiện những đột biến này là ngẫu nhiên và xác suất rất thấp.
Ứng dụng khoa học ADN trong thực tiễn
ADN trong vấn đề tội phạm
Khoa học hình sự có thể sử dụng ADN thu nhận từ máu, tinh dịch hay lông, tóc của hung thủ để lại trên hiện trường mà điều tra, giám định vụ án. Lĩnh vực này gọi là kỹ thuật vân tay ADN (genetic fingerprinting) hay ADN profiling (kỹ thuật nhận diện ADN).
ADN trong khoa học máy tính
Dù có nguồn gốc từ sinh học, ADN lại đóng một vai trò quan trọng trong khoa học máy tính, vừa là một vấn đề đang được tập trung nghiên cứu vừa là một phương pháp tính toán, gọi là tính toán ADN.
Tổng quan về cấu trúc phân tử
Phân tử ADN được coi là “cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ phân tử” (molecule of heredity). Tuy nhiên, thực chất về mặt cấu tạo, các ADN không phải một phân tử đơn thuần mà nó được tạo thành từ hai chuỗi polynucleotide, chúng liên kết với nhau và uốn quanh 1 trục tương tự 1 chiếc thang dây xoắn. Cấu trúc này được gọi là cấu trúc xoắn kép (double helix) (xem hình minh hoạ).
Mỗi chuỗi polynucleotide chính là do các phân tử nucleotide liên kết với nhau thông qua liên kết phosphodieste giữa gốc đường của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide tiếp theo. Tóm lại, ADN là các đại phân tử (polymer) mà các đơn phân (monomer) là các nucleotide.
Mỗi nucleotide được tạo thành từ một phân tử đường ribose, một gốc phosphate và một bazơ nitơ (nucleobase). Trong ADN chỉ có 4 loại nucleotide và những loại này khác nhau ở thành phần nucleobase. Do đó tên gọi của các loại nucleotide xuất phát từ gốc nucleobase mà nó mang: adenine (A), thymine (T), Cytosine (C), và guanine (G). Trong đó, A và G là các purine (có kích thước lớn) còn T và C (tiếng Việt gọi là X), có kích thước nhỏ hơn (pyrimidine).
Trong môi trường dịch thể, 2 chuỗi polynucleotide của 1 phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô. Liên kết này được tạo ra giữa 2 gốc nucleobase của 2 nucleotide đối diện nhau trên 2 chuỗi, tương tự như những bậc thang trên 1 chiếc thang dây.
Do cấu tạo hoá học của các nucleobase mà liên kết hydro chỉ hình thành giữa 2 loại nucleobase nhất định là A với T (bằng 2 liên kết hydro) và C với G (bằng 3 liên kết hydro). Đó thực chất là liên kết giữa một purine và 1 pyrimidine nên khoảng cách tương đối giữa 2 chuỗi polynucleotide được giữ vững. Nguyên tắc hình thành liên kết trên được gọi là nguyên tắc bổ sung và nó phổ biến trên mọi loài sinh vật.
Trong tế bào, dưới tác dụng của một số protein đặc hiệu, 2 chuỗi của phân tử ADN có thể tách nhau ra (còn gọi là biến tính ADN) do các liên kết hydro bị cắt đứt. Khi đó, các nucleotide trên mỗi chuỗi có thể tạo thành liên kết với các nucleotide tự do trong môi trường nội bào. Kết quả của quá trình này là tạo thành 2 phân tử ADN giống hệt nhau từ 1 phân tử ADN ban đầu. Đây cũng chính là nguồn gốc của đặc tính di truyền của sinh vật. Các nhà khoa học có thể thực hiện quá trình tự nhân đôi này trong ống nghiệm gọi là kỹ thuật PCR. Nếu sự bắt cặp giữa nucleotide chuỗi gốc với nucleotide không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ tạo thành đột biến là nguồn gốc của hiện tượng biến dị.
- Mô hình cấu trúc ADN quay (thông tin)
- Trục trặc khi xem? Xem hướng dẫn.
Trình tự ADN
Xem thêm: Phương pháp xác định trình tự ADN
Tại các gene trên 1 chuỗi (mạch) phân tử ADN, trật tự sắp xếp các nucleotide tạo thành trình tự của gene. Dựa trên thông tin từ trình tự này, các RNA thông tin được tạo ra thông qua quá trình phiên mã. Và rồi từ các ARN thông tin tế bào sẽ tổng hợp các protein qua quá trình dịch mã tại các thời điểm nhất định của cuộc đời. Mỗi quan hệ giữa trình tự gene với trình tự của các amino acid trên protein được gọi là mã di truyền (một dạng mật mã chung cho mọi sinh vật). Thực chất, ba nucleotide liên tiếp (gọi là một bộ ba hay một codon) trên gene sẽ thông qua những bộ ba tương ứng ở RNA thông tin và RNA vận chuyển mà quy định cho một loại amino acid nhất định (có khoảng 20 loại amino acid khác nhau). Một loại amino acid có thể được quy định bởi một số codon, tuy nhiên mỗi codon chỉ mã hoá cho một loại amino acid. Có 3 codon không mã hoá cho amino acid mà là tín hiệu kết thúc vùng mã hoá (gọi là mã kết thúc.
Ở nhiều loài sinh vật, chỉ có một phần nhỏ trình tự của bộ gene (genome) là dùng để mã hoá protein (gen cấu trúc). Chức năng của phần còn lại là vẫn còn đang được giả định. Thực chất, một số vùng ADN có khả năng bám với protein liên kết ADN, vùng này (gọi là vùng điều hoà) điều khiển quá trình nhân đôi và phiên mã có vai trò cực kỳ quan trọng. Cho tới nay, các nhà khoa học mới chỉ có thể xác định một phần nhỏ vùng điều hoà trên genome. Phần genome còn lại mà chúng ta chưa biết được chức năng gọi là vùng ADN bí ẩn (junk ADN).
Trình tự của ADN cũng xác định khả năng và vị trí mà ADN có thể bị phân huỷ bởi các enzyme giới hạn, một công cụ quan trọng của ngành kỹ thuật di truyền. Bản đồ các khả năng và vị trí cắt trên ADN genome có thể sử dụng như là dấu vân tay của mỗi cá thể nhất định và được ứng dụng trong kỹ thuật vân tay ADN (ADN fingerprinting).
Quá trình tự nhân đôi ADN
Bài chính: Quá trình tự nhân đôi ADN
Quá trình tự nhân đôi ADN hay tổng hợp ADN là một cơ chế sao chép các phân tử ADN mạch kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử ADN gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ sai khác với tần số rất thấp (thông thường dưới 1 phần 10000 hoặc vạn, xem thêm đột biến). Có được như vậy là do cơ chế nhân đôi thực hiện dựa trên nguyên tắc bổ sung, và tế bào có hệ thống tìm kiếm và sửa chữa các sai hỏng ADN hoạt động hiệu quả.
Trong quá trình tự nhân đôi, ADN được tổng hợp theo một chiều duy nhất là chiều từ 5′ đến 3′; đồng thời, một đoạn ADN được tổng hợp liên tục, còn một đoạn được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki rồi nối lại với nhau.
Trong các phân tử ADN xoắn kép mới tổng hợp thì có 1 chuỗi là từ ADN ban đầu còn chuỗi kia được tổng hợp từ các thành phần của môi trường nội bào, đó là nội dung của nguyên tắc bán bảo toàn.
Các đặc tính hoá lý
Bài chính: Các đặc tính hoá lý của phân tử ADN.
Sự kết hợp và tách rời 2 chuỗi đơn
Các liên kết hydro giữ hai chuỗi xoắn kép là những liên kết yếu khiến chúng dễ dàng được tách ra nhờ enzyme (trong điều kiện invitro) hoặc nhiệt độ trên 90 °C (điều kiện invitro, PCR). Những enzyme như helicase có chức năng tháo xoắn các chuỗi cho phép cho các ADN polymerase, RNA polymerase thực hiện hoạt động. Trong quá trình tháo xoắn, các helicase phải cắt liên kết phosphodieste của một trong hai chuỗi để tránh các chuỗi bị xoắn vòng quanh.
ADN vòng
Trong tự nhiên, cũng như ở điều kiện invitro, phân tử ADN có thể tồn tại dưới dạng sợi vòng, mạch kép. Ở dạng cấu trúc này, cấu trúc xoắn không gian không dễ dàng bị tháo xoắn do nhiệt hay các quá trình hoá học nếu không làm đứt gãy 1 mạch. Trong tự nhiên, các topoisomerase thực hiện nhiệm vụ tháo xoắn bằng cách cắt tạm thời một mạch và gắn lại sau khi đã tháo xoắn, quá trình này là bước khởi đầu cho hoạt động phiên mã. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể gắn nối 2 đầu của sợi ADN mạch thẳng thành 1 ADN vòng trong quá trình tạo ra các plasmid tái tổ hợp.
Chiều dài vĩ đại và bề ngang nhỏ bé
Chiều ngang nhỏ bé của chuỗi xoắn kép làm nó không thể được tìm ra bởi kính hiển vi điện tử thông thường, trừ khi được nhuộm màu thật đậm. Cùng lúc đó, ADN tìm thấy trong một số tế bào có thể đạt chiều dài ở cấp vĩ mô—xấp xỉ 5 xăngtimét trong nhiễm sắc thể của người.Do đó, tế bào phải nén hay “đóng gói” ADN để có thể mang nó. Đó là một trong những chức năng của nhiễm sắc thể khi nó chứa những protein hình ống tên histone xung quanh dải ADN. Nhiễm sắc thể sẽ quấn quanh protein histone này làm ADN có chiều dài “gọn hơn”.
Các dạng hình học khác nhau của chuỗi xoắn kép
Chuỗi xoắn kép ADN có thể xem tồn tại dưới một trong 3 dạng hình học tương đối khác nhau, trong đó dạng “B” (được James D. Watson và Francis Crick miêu tả) là dạng phổ biến nhất trong tế bào. Phân tử dạng “B” rộng 2 nanomet và dài 3,4nanomet trung bình cho 10 nucleotide. Đây cũng là độ dài xấp xỉ của một đoạn phân tử ADN khi nó xoay đúng 1 vòng quanh trục. Tần số vòng xoay này (được gọi là bước xoắn) phụ thuộc nhiều vào lực nén mà 1 base tác động lên base kế cận trong mạch.
ADN siêu xoắn
Dạng “B” của chuỗi xoắn kép ADN xoay 360° cho mỗi 10,6bp mà không chịu sức căng nào. Nhưng có rất nhiều quá trình sinh học có thể tạo ra sức căng. Một đoạn ADN quá hoặc không đủ lực xoắn được gọi lần lượt tương ứng là siêu xoắn dương hay siêu xoắn âm. ADN trong tế bào thường ở dạng siêu xoắn âm, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình mở xoắn – cần thiết trong phiên mã tạo ARN.
Điều kiện hình thành dạng xoắn “A” và “Z”
Hai dạng khác của chuỗi xoắn kép ADN được gọi là dạng “A” và dạng “Z”. Hai dạng này khác biệt chính với dạng “B” ở hình dạng và kích thước. Dạng “A” thường xuất hiện trong các mẫu ADN mất nước (chẳng hạn như mẫu dùng trong các thí nghiệm tinh thể hóa) và có thể trong dạng lai ADN-ARN. Những đoạn ADN trong tế bào được methyl hóa cho các mục tiêu điều hòa có thể mang dạng “Z” – 2 mạch đơn xoay quanh trục như đối xứng qua gương với dạng “B”.
Bảng so sánh tính chất của các dạng xoắn kép
Dạng hình học | Dạng A | Dạng B | Dạng Z |
---|---|---|---|
Chiều xoắn | phải | phải | trái |
Đơn vị lặp lại | 1 bp | 1 bp | 2 bp |
Góc quay/bp | 33,6° | 35,9° | 60°/2 |
Số bp trung bình/vòng xoay | 10,7 | 10,0 | 12 |
Độ nghiêng của bp so với trục | +19° | -1.2° | -9° |
Độ dài dốc/bp dọc theo trục | 0,23 nm | 0.332 nm | 0,38 nm |
Bước/vòng xoay | 2,46 nm | 3,32 nm | 4,56 nm |
Mean propeller twist | +18° | +16° | 0° |
Glycosyl angle | anti | anti | C: anti, G: syn |
Sugar pucker | C3′-endo | C2′-endo | C: C2′-endo, G: C2′-exo |
Đường kính | 2,6 nm | 2,0 nm | 1,8 nm |
Những cấu hình không xoắn của ADN
ADN còn tồn tại dưới những cấu hình khác, gọi là những cấu hình không xoắn, ví dụ như cấu hình “side-by-side” (SBS). Thực chất, người ta vẫn chưa thể chắc chắn là ADN dạng B là dạng phổ biến nhất trong tế bào sinh vật.
Chiều của trình tự ADN
Do hình dạng và liên kết của các nucleotide không đối xứng, một mạch ADN luôn luôn có một hướng phân biệt. Xem xét gần hơn trên một chuỗi xoắn kép, người ta nhận thấy các nucleotide hướng theo một chiều trên một mạch và theo chiều ngược lại trên mạch kia. Cách sắp xếp hai mạch như vậy được gọi là đối song.
Định danh hóa học(5′ và 3′)
Vì mục tiêu định danh, các nhà khoa học làm việc với ADN gọi 2 đầu không đối xứng này là đầu 5′ và đầu 3′. Để thống nhất, các nhà nghiên cứu luôn đọc một trình tự nucleotide theo chiều 5′– 3′. Xem xét chuỗi xoắn kép theo chiều thẳng đứng, mạch 3′ được coi là mạch đi lên, ngược lại, mạch 5′ là mạch đi xuống.
Trình tự mang nghĩa và đối nghĩa
Do sự sắp xếp hai mạch ADN đối song và tính ưu tiên chiều trong quá trình “đọc” trình tự của các enzyme, ngay cả trong trường hợp cả hai mạch mang trình tự giống nhau thay vì bổ sung, tế bào vẫn chỉ có thể dịch mã một trong hai mạch. Đối với mạch kia, tế bào chỉ có thể đọc ngược lại. Các nhà sinh học phân tử gọi một trình tự là trình tự “mang nghĩa” nếu nó được hoặc có thể được dịch mã, và trình tự bổ sung là trình tự “đối nghĩa”. Sau đó, mạch làm khuôn cho phiên mã chính là mạch đối nghĩa. Kết quả phiên mã là một RNA bản sao của mạch mang nghĩa và bản thân nó, vì thế, cũng mang nghĩa.
Ngoại lệ: trường hợp của các virus
Đối với một số virus, ranh giới giữa mang nghĩa và đối nghĩa không rõ ràng vì một số đoạn trình tự trong bộ gene của chúng làm cả hai nhiệm vụ, mã hóa cho một protein khi đọc theo chiều 5′– 3′ dọc theo 1 mạch và một protein thứ hai khi đọc theo chiều ngược lại dọc theo mạch kia. Như thế, bộ gene của các virus này đặc biệt cô đọng xét theo số lượng gene mà chúng chứa đựng – điều này được các nhà sinh học gọi là hiện tượng thích nghi.
Lịch sử phát hiện ADN và chuỗi xoắn kép
Phát hiện ADN là vật thể chứa đựng thông tin di truyền là một quá trình tiếp nối các đóng góp và phát hiện trước đó. Sự tồn tại của ADN được phát hiện vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học mới bắt đầu đặt giả thuyết rằng ADN có thể chứa đựng thông tin di truyền. Giả thuyết này chỉ được tán đồng sau khi Watson và Crick làm sáng tỏ về cấu trúc của ADN vào năm 1953 trong bài báo của họ (đăng trên tạp chí Nature). Watson và Crick đã đề cử nguyên lý trung tâm về sinh học phân tử vào năm 1957, miêu tả quá trình tạo ra các phân tử protein từ ADN.
Tách ADN lần đầu tiên
Vào thế kỷ thứ 19, các nhà sinh hóa ban đầu tách được hỗn hợp của ADN và ARN trong nhân tế bào và nhanh chóng nhận ra bản chất đa phân của các chất này. Sau đó ít lâu, người ta tiếp tục phát hiện ra các nucleotide có 2 loại – một chứa đường ribose và một chứa deoxyribose, từ đó, nhận biết và định danh ADN riêng biệt với ARN.
Friedrich Miescher (1844–1895) đã phát hiện ra một chất (mà ông gọi riêng là nuclein vào năm 1869). Sau đó, ông cô lập được một mẫu vật tinh sạch của chất nay gọi là ADN từ tinh trùng cá hồi và năm 1889 một học trò của ông, Richard Altmann, đặt tên chất đó là “acid nucleic” (chỉ được tìm thấy tồn tại trong nhiễm sắc thể.)
Phát hiện cấu trúc ADN
Vào những năm 1950, chỉ một số ít các nhóm đặt ra mục tiêu xác định cấu trúc ADN, bao gồm nhóm các nhà khoa học Mỹ (dẫn đầu là Linus Pauling,và 2 nhóm các nhà khoa học Anh. Tại Đại học Cambridge, Crick và Watson đang xây dựng mô hình vật lý bằng các thanh kim loại và những quả bóng đại diện cho cấu trúc hóa học của nucleotide và các liên kết trong đa phân. Tại trường Đại học King ở London, Maurice Wilkins và Rosalind Franklin kiểm tra các mẫu nhiễu xạ tia X tinh thể của sợi ADN. Trong 3 nhóm nói trên, chỉ có nhóm London có thể có các kết quả nhiễu xạ chất lượng tốt và do vậy, có thể cung cấp đầy đủ thông tin có giá trị định lượng vầ cấu trúc phân tử.
Phát hiện ADN dạng xoắn ốc
Năm 1948, nhóm Pauling có 1 phát hiện đặc biệt gây hứng khởi rằng nhiều protein có hình dạng xoắn ốc – kết luận từ các mẫu tia X. Ngay cả với các mẫu nhiễu xạ tia X của Maurice Wilkins, đã có bằng chứng rằng cấu trúc có liên quan đến dạng xoắn ốc. Tuy nhiên, còn rất nhiều các yếu tố cấu trúc khác cần được xác định như có bao nhiêu mạch tham gia, con số này có giữ nguyên cho tất cả các dạng xoắn ốc, các base xoay vào trong hay xoay ra phía ngoài trục xoắn,… Các câu hỏi trên chính là động cơ cho Francis Crick và James D. Watson xây dựng mô hình.
Phát hiện các nucleotide bổ sung luôn có tỉ lệ bằng nhau
Trong khi xây dựng mô hình, Watson và Crick có các giới hạn về hóa học và sinh học. Tuy nhiên, vẫn có nhiều khả năng khác nhau. Một phát hiện đột phá vào năm 1952, khi Erwin Chargaff đến thăm Cambridge và cho Crick biết thêm về một thí nghiệm ông xuất bản năm 1947 – trong đó, Chargaff quan sát thấy tỉ lệ 4 loại nucleotide thay đổi giữa các mẫu ADN nhưng cho mỗi cặp Adenin và Thymin, Guanine và Cytosine: 2 loại nucleotide trong cặp luôn hiện diện với cùng tỉ lệ.
Mô hình của Watson và Crick
Watson và Crick đã bắt đầu suy nghĩ về mô hình xoắn kép, nhưng vẫn thiếu thông tin về bước xoắn và khoảng cách ngang giữa 2 mạch. Khi đó, Rosalind Franklin gửi một số phát hiện của bà cho Trung tâm nghiên cứu y học và Crick đọc được các tài liệu này nhờ một trong các đường dẫn của Max Perutz’s. Công trình của Franklin xác nhận về câu trúc xoắn kép và còn ghi nhận về tính đối xứng của phân tử, đặc biệt là cho rằng 2 mạch chạy theo hướng ngược nhau dạng đối song.
Giữa tháng 3 năm 1953, Watson và Crick đã suy luận ra cấu trúc xoắn kép của ADN, nhờ sử dụng kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Rosalind Franklin và Maurice Wilkins, (điều này từng gây tranh cãi vì hai ông xem các mẫu nhiễu xạ tia X quan trọng của Franklin mà chưa được sự đồng ý của bà (bà thậm chí không biết đến).) Sau khi xem kết quả của Franklin, Watson có đề nghị Franklin hợp tác để thắng nhóm của Pauling trong cuộc chạy đua tìm ra cấu trúc nhưng bà từ chối. Ngay sau đó, Maurice Wilkins cho Watson xem bức ảnh nổi tiếng – Bức ảnh 51. Từ bức ảnh này, Watson và Crick nhanh chóng nhận ra rằng không chỉ khoảng cách giữa 2 mạch không đổi mà còn có thể đo đạc chính xác con số là 2 nanomet, và cũng từ đây, họ xác định được bước sóng 3,4 nm mỗi 10bp của cấu trúc xoắn kép.
Cuối cùng, Watson và Crick cho rằng việc bắt cặp bổ sung của các base (Nucleobase) giải thích cho phát hiện của Chargaff. Tuy nhiên, khi ấy các sách giáo khoa đã tiên đoán sai rằng các Nucleobase tồn tại dạng enol (thực chất chúng tồn tại dạng keto). Khi Jerry Donohue chỉ ra lỗi sai này cho Watson, ông nhanh chóng nhận ra cặp A–T, G–X gần như y hệt nhau về hình dạng và do vậy, sẽ tạo ra các cấu trúc như những bậc thang giữa 2 mạch. Hai ông nhanh chóng hoàn thành mô hình và công bố trước khi Franklin xuất bản bất kỳ công trình nào của bà. Ngày 25 tháng 6 năm 1953, Watson và Crick đã đăng nghiên cứu của các ông trong bài báo trên tạp chí khoa học Nature với tiêu đề: A structure for deoxyribose nucleic acids (Cấu trúc của Axit Deoxyribo Nucleic (ADN)).[1]
Tổng hợp ADN nhân tạo lần đầu tiên
Tháng 7 năm 2008, các nhà hóa học tại Đại học Toyama (Nhật Bản) công bố tổng hợp thành công phân tử ADN nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Những phân tử ADN nhân tạo đầu tiên có trạng thái ổn định cao, gần như toàn bộ các thành phần hợp thành phân tử ADN (các nhóm thành phần nucleotide: A, T, G, X) này đều được tạo ra trong phòng thí nghiệm. [2]
Chú thích
- ^ Watson, J.D.; Crick, F.H. (1953). “A structure for deoxyribose nucleic acids” (PDF). Nature 171 (4356): 737–738. Bibcode:1953Natur.171..737W. doi:10.1038/171737a0. PMID 13054692.
- ^ Artificial DNA Made Exclusively of Nonnatural C-Nucleosides with Four Types of Nonnatural Bases Abstract, Yasuhiro Doi, Junya Chiba, Tomoyuki Morikawa và Masahiko Inouye, Journal of the American Chemical Society, 2008; 130 (27).
Tài liệu tham khảo
- ADN: The Secret of Life, by James D. Watson. ISBN 0-375-41546-7
- The Double Helix: A Personal Account of the Discovery of the Structure of ADN (Norton Critical Editions), by James D. Watson. ISBN 0-393-95075-1
- Calladine, Chris R.; Drew, Horace R.; Luisi, Ben F. and Travers, Andrew A. (2003). Understanding DNA: the molecule & how it works. Amsterdam: Elsevier Academic Press. ISBN 0-12-155089-3.
- Dennis, Carina; Julie Clayton (2003). 50 years of DNA. Basingstoke: Palgrave Macmillan. ISBN 1-4039-1479-6.
- Judson, Horace Freeland (1996). The eighth day of creation: makers of the revolution in biology. Plainview, N.Y: CSHL Press. ISBN 0-87969-478-5.
- Olby, Robert C. (1994). The path to the double helix: the discovery of DNA. New York: Dover Publications. ISBN 0-486-68117-3., first published in tháng 10 năm 1974 by MacMillan, with foreword by Francis Crick;the definitive DNA textbook,revised in 1994 with a 9 page postscript.
- Olby, Robert C. (2009). Francis Crick: A Biography. Plainview, N.Y: Cold Spring Harbor Laboratory Press. ISBN 0-87969-798-9.
- Ridley, Matt (2006). Francis Crick: discoverer of the genetic code. [Ashland, OH: Eminent Lives, Atlas Books. ISBN 0-06-082333-X.
- Berry, Andrew; Watson, James D. (2003). DNA: the secret of life. New York: Alfred A. Knopf. ISBN 0-375-41546-7.
- Stent, Gunther Siegmund; Watson, James D. (1980). The double helix: a personal account of the discovery of the structure of DNA. New York: Norton. ISBN 0-393-95075-1.
- Wilkins, Maurice (2003). The third man of the double helix the autobiography of Maurice Wilkins. Cambridge, Eng: University Press. ISBN 0-19-860665-6.
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về ADN |
- ADN tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- ADN tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- DNA tại DMOZ (trang đề nghị)
- DNA binding site prediction on protein
- DNA coiling to form chromosomes
- DNA from the Beginning Another DNA Learning Center site on DNA, genes, and heredity from Mendel to the human genome project.
- DNA Lab, demonstrates how to extract DNA from wheat using readily available equipment and supplies.
- DNA the Double Helix Game Website chính thức của Giải Nobel
- DNA under electron microscope
- Dolan DNA Learning Center
- Double Helix: 50 years of DNA, Nature
- Double Helix 1953–2003 National Centre for Biotechnology Education
- Francis Crick and James Watson talking on the BBC in 1962, 1972, and 1974
- Genetic Education Modules for Teachers—DNA from the Beginning Study Guide
- Guide to DNA cloning
- Olby R (tháng 1 năm 2003). “Quiet debut for the double helix”. Nature 421 (6921): 402–5. doi:10.1038/nature01397. PMID 12540907.
- Rosalind Franklin’s contributions to the study of DNA
- The Register of Francis Crick Personal Papers 1938 – 2007 tại Mandeville Special Collections Library, Geisel Library, Đại học California, San Diego
- U.S. National DNA Day—watch videos and participate in real-time chat with top scientists
- “Clue to chemistry of heredity found”. The New York Times. 13 tháng 6 năm 1953. Tờ báo Mỹ đầu tiên đưa tin về việc phát hiện ra cấu trúc ADN.
- An Introduction to DNA and Chromosomes từ HOPES: Huntington’s Disease Outreach Project for Education at Stanford
Michael Jackson
Michael Joseph Jackson (29 tháng 8 năm 1958 – 25 tháng 6 năm 2009) là một ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, doanh nhân và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông được mệnh danh là “Vua nhạc pop” hay “Ông hoàng nhạc pop” (tiếng Anh: “King of pop”),[2] cũng như được công nhận là “Nhân vật giải trí thành công nhất mọi thời đại” theo sách kỷ lục Guinness.[3] Với những đóng góp không ngừng nghỉ của ông đối với ngành công nghiệp âm nhạc, khiêu vũ, thời trang cùng những biến động xung quanh cuộc sống cá nhân của mình, Michael Jackson đã trở thành một trong những cái tên phổ biến nhất nền văn hóa nghệ thuật toàn cầu trong hơn bốn thập kỷ qua. Trong những năm cuối đời, ông vẫn được mệnh danh là người đàn ông được nhắc đến nhiều nhất hành tinh.
Là người con thứ 8 trong gia đình nhà Jackson, ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp từ năm lên 11 với vị trí thành viên út trong nhóm nhạc The Jackson 5 và khởi nghiệp solo năm 1971. Trong những năm đầu của thập niên 80, Michael Jackson được xem như nghệ sĩ giải trí thành công nhất. Các video ca nhạc của ông như “Beat It“, “Billie Jean” và “Thriller” đã phá vỡ rào cản chủng tộc và nâng tầm giá trị của video ca nhạc như một hình thức nghệ thuật và công cụ quảng cáo. Sự phổ biến của những video này sau đó đã giúp kênh truyền hình âm nhạc trẻ tuổi lúc bấy giờ là MTV trở nên nổi tiếng. Những video sau này như “Black or White” hay “Scream” tiếp tục khẳng định vị trí của ông trên MTV trong thập niên 1990, cũng như xây dựng danh tiếng như một nghệ sĩ lưu diễn solo. Với những màn biểu diễn trên sân khấu hay trong video ca nhạc, Jackson đã giúp phổ biến nhiều màn vũ đạo phức tạp như robot hay moonwalk. Thêm vào đó, giọng ca và phong cách hát đặc biệt của ông cũng ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ nghệ sĩ nhạc hip-hop, pop và R&B đương đại đàn em.
Album Thriller phát hành năm 1982 là album bán chạy nhất mọi thời đại.[4] Những album khác của Michael, như: Off the Wall (1979), Thriller (1982), Bad (1987), Dangerous (1991) và HIStory (1995) cũng là một trong số những album bán chạy nhất thế giới. Là một trong số ít nghệ sĩ hai lần được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll, Michael Jackson còn đạt được nhiều thành tựu nổi bật khác như hàng loạt các kỷ lục Guinness, 13 giải Grammy[5], 13 đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ – nhiều hơn bất cứ nam danh ca sôlô nào trong kỷ nguyên Hot 100[6], và trên 800 triệu album được tiêu thụ trên toàn thế giới[7]. Michael đã giành được hàng trăm giải thưởng, khiến ông trở thành nghệ sĩ thu âm được trao thưởng nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng.[8] Trong ngày sinh nhật lần thứ 52 của Michael Jackson vào ngày 29 tháng 8 năm 2010, ông trở thành nghệ sĩ có tổng lượt download các ca khúc nhiều nhất mọi thời đại.[9][10] Jackson đã trở thành nghệ sĩ đầu tiên trong lịch sử có một loạt các ca khúc nằm trong top 10 bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong 5 thập kỷ khác nhau khi “Love Never Felt So Good” đạt vị thứ 9 vào ngày 21 tháng 5 năm 2014. Jackson thường xuyên tham gia các sự kiện tôn vinh chủ nghĩa nhân đạo của mình cũng như hiến tặng và quyên góp hàng trăm triệu đô-la với mục đích từ thiện thông qua doanh thu từ các chuyến lưu diễn của mình. Vào năm 2000, sách kỷ lục Guinness công nhận ông đã ủng hộ hơn 39 tổ chức từ thiện.[11]
Tuy nhiên, những vấn đề xung quanh đời tư, trong đó có sự thay đổi ngoại hình và lối cư xử khác người, đã trở thành tâm điểm của dư luận và làm tổn hại tới hình ảnh của Michael Jackson. Ông bị buộc tội xâm hại tình dục trẻ em năm 1993, nhưng sau đó đã được tuyên trắng án vì không đủ chứng cứ. Ông đã kết hôn hai lần và có 3 con, các việc này đều tạo ra những tranh cãi trong dư luận. Tình hình sức khỏe của nam ca sĩ giảm sút từ đầu thập niên 1990 và những món nợ tài chính cũng vào cuối thập niên cũng thu hút sự quan tâm của dư luận. Năm 2005, một lần nữa Jackson phải hầu tòa vì lời cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em, sau nhiều lần trì hoãn và xét xử rắc rối với những tình tiết hoàn toàn vô căn cứ của bên nguyên, Michael Jackson được tuyên bố trắng án với tất cả các tội danh.
Trong khi chuẩn bị cho hàng loạt buổi hòa nhạc trở lại mang tên This Is It, Jackson đã qua đời do nhiễm độc cấp tính propofol và benzodiazepine vào ngày 25 tháng 6 năm 2009, sau khi tim ngừng đập. Tòa Thượng thẩm Los Angles (Mỹ) đã liệt cái chết của Michael Jackson như một vụ giết người, và bác sĩ riêng của ông đã bị kết tội ngộ sát. Cái chết của Jackson đã gây nên một làn sóng đau buồn khắp toàn cầu và lễ tưởng niệm của ông đã được truyền hình trực tiếp công khai trên toàn thế giới.[12]
Mục lục
- 1 Cuộc đời và sự nghiệp
- 1.1 1958-1975: Thơ ấu và The Jackson 5
- 1.2 1975–1981: Đến hãng thu âm Epic và album Off the Wall
- 1.3 1982-1983: Thriller và Moonwalk
- 1.4 1984-1985: Tai nạn Pepsi, “We Are the World” và sự nghiệp kinh doanh
- 1.5 1986–1990: Bad và Điền trang Neverland
- 1.6 1990-1995: Dangerous, Heal The World Foundation và Super Bowl XXVII
- 1.7 1995-2000: Album HIStory và album Blood On The Dance Floor: HIStory in The Mix
- 1.8 2001-2005: Album Invincible và kỷ niệm 30 năm sự nghiệp ca hát
- 1.9 2008: Album Thriller 25 và King of Pop
- 1.10 2009: Qua đời
- 2 Đời tư
- 3 Phong cách nghệ thuật
- 4 Ảnh hưởng
- 5 Vinh danh và giải thưởng
- 6 Danh sách đĩa nhạc
- 7 Xem thêm
- 8 Sách
- 9 Chú thích
- 10 Tham khảo
- 11 Liên kết ngoài
Cuộc đời và sự nghiệp
1958-1975: Thơ ấu và The Jackson 5
Michael Jackson sinh năm 1958 tại hạt Gary, Indiana. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động người Mỹ gốc Phi và sống trong một căn nhà 3 phòng tại Gary,[13] ông là con thứ 8 trong số 10 người con của Joseph (Joe) và Katherine Jackson ([13]. Katherine Jackson là tín đồ nhiệt thành của giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va và bà dạy dỗ các con theo giáo phái này[13]. Ông Joe làm thuê cho một xưởng sản xuất thép, có năng khiếu âm nhạc và thường biểu diễn với một ban nhạc R&B có tên là “The Falcons”. Michael Jackson có ba chị em gái: Rebbie, La Toya và Janet, và năm anh em: Jackie, Tito, Jermaine, Marlon và Randy.[13] Người anh thứ sáu, Brandon, là anh em sinh đôi với anh trai Marlon, đã chết ngay sau khi sinh.[14]
Michael từ nhỏ đã có một mối quan hệ khó khăn với cha của mình, Joe.[15] Joseph đã thừa nhận vào năm 2003 rằng ông thường xuyên đánh con mình (Michael) khi còn nhỏ. Jackson nói rằng ông đã bị chính người cha ruột hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, trải qua những buổi tập luyện mệt mỏi không ngớt, những trận đòn roi và chửi rủa, mặc dù ông cũng ghi nhận việc kỷ luật nghiêm ngặt của cha mình đóng một vai trò lớn trong sự thành công của mình. Tuổi thơ bị hành hạ đã ảnh hưởng đến toàn bộ phần đời về sau khi đã trưởng thành.[16] Thậm chí có lần, Michael đã bị bố treo ngược bằng một chân và “đấm túi bụi vào lưng và mông“[15]. Ông bố Joe nhiều lúc còn ngáng chân các con trai cho họ ngã bổ nhào hoặc xô họ vào tường[15]. Một đêm trong lúc Michael đang ngủ, ông trèo vào phòng từ cửa sổ với chiếc mặt nạ kinh dị và la hét. Joe nói rằng ông muốn dạy các con không được để cửa sổ mở khi đi ngủ. Nhiều năm sau đó, Michael vẫn gặp ác mộng về việc bị bắt cóc từ phòng ngủ của mình[15]. Lần đầu tiên Jackson công khai nói về tuổi thơ bị hành hạ của mình là trong cuộc trò chuyện với Oprah Winfrey năm 1993. Ông nói rằng trong suốt thời thơ ấu, ông thường khóc vì cô đơn và đôi khi cảm thấy phát ốm hoặc buồn nôn khi nhìn thấy cha mình. Ông Joe cũng đã mắng chửi, chế giễu con mình vì có một mũi to. Đây được xem như nguyên nhân khiến Michael Jackson phẫu thuật thẩm mỹ liên tục[17][18][19][20]. Trong một cuộc phỏng vấn với Martin Bashir vào năm 2003, Living with Michael Jackson, khi Bashir bác bỏ những nhận xét tích cực và tiếp tục hỏi về việc bị cha đánh đập, Jackson đã lấy tay che mặt, từ chối trả lời câu hỏi và bắt đầu khóc[15]. Ông nhớ lại có lần ông Joe ngồi trên một cái ghế bành, trên tay là cái thắt lưng da trong khi các con luyện tập, anh nói “nếu bạn không làm đúng những gì bố tôi muốn, ông ta sẽ xé xác bạn”.
Michael Jackson đã sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Năm 1964 anh tham gia ban nhạc Jackson Brothers của các anh trai mình. Trong suốt thời kỳ này, những anh chàng Jackson đã đi lưu diễn khắp bang Indiana. Và sau khi thắng giải trong một cuộc thi biểu diễn với ca khúc “My Girl” của ban nhạc The Temptations, họ bắt đầu biểu diễn với tư cách là một ban nhạc chuyên nghiệp tại Chicago, Illinois, rồi sau đó sang cả vùng Đông Mỹ và Trung Mỹ. Ban nhạc thường biểu diễn tại một loạt các câu lạc bộ và nơi tụ tập của người da đen mà người ta thường gọi bằng cái tên “chitlin’ circuit”, nơi thường dành cho các tiết mục thoát y vũ và các tiết mục dành cho người trưởng thành khác.[21]. Năm 1966 ban nhạc đổi tên từ “The Jackson Brothers” thành The Jackson 5, trong đó Michael Jackson và người anh thứ ba Jermaine Jackson là hai giọng ca chính của nhóm. The Jackson 5 đã tiến hành thử giọng rồi ký kết hợp đồng thu âm với hãng đĩa Motown Records vào năm 1968[22]. Ban nhạc đã làm rúng động sân khấu ca nhạc nước Mỹ với 4 đĩa đơn đầu tay là “I Want You Back”, “The Love You Save”, “ABC” và “I’ll Be There” đều đứng ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100, đây là kỉ lục mà một ban nhạc đạt được từ trước đến nay trong làng ca nhạc[21]. Còn với vai trò một ca sĩ solo, Michael Jackson đã phát hành tổng cộng 4 album với hãng đĩa Motown, trong đó có Got To Be There năm 1971 và Ben năm 1972 thu được thành công tại Mỹ. Ngoài hai album này, anh còn phát hành hai đĩa đơn cùng tên và một bản thu âm lại ca khúc “Rockin’ Robin” của Bobby Day cũng thu được một số thành công nhất định.
Doanh thu của The Jackson 5 bắt đầu sụt giảm vào năm 1973 khi mối quan hệ giữa ban nhạc và Motown trở nên xấu đi, hãng đĩa từ chối thẳng thừng một số yêu cầu của họ. Năm 1976, The Jackson 5 ký hợp đồng thu âm với hãng đĩa CBS Records. Khi thông tin này đến tai Motown, họ đã kiện ban nhạc ra tòa vì đã phá bỏ hợp đồng trước thời hạn. Vụ kiện đã trở nên khá rắc rối vì trước đó người anh đầu Jermaine đã kết hôn với con gái của chủ hãng đĩa Motown. Kết quả là anh em nhà Jackson đã mất luôn cả quyền sử dụng tên và logo ban nhạc “The Jackson 5” cùng với sự ra đi của người hát chính Jermaine[23].
1975–1981: Đến hãng thu âm Epic và album Off the Wall
Tháng 6 năm 1975, Jackson 5 ký hợp đồng với Epic Records, một hãng đĩa thuộc biên chế của CBS Records, và đổi tên thành The Jacksons. Em trai Randy chính thức gia nhập ban nhạc vào khoảng thời gian này, trong khi Jermaine đã chọn ở lại với hãng Motown và theo đuổi sự nghiệp solo. The Jacksons tiếp tục đi lưu diễn quốc tế và phát hành thêm sáu album nữa từ năm 1976 đến năm 1984. Với sự trở lại của Jermaine vào năm 1983, The Jacksons đã tăng số thành viên ban nhạc lên con số 6. Michael, nhạc sĩ chính của nhóm trong thời gian này, đã viết nên nhiều nên bản hit như “Shake Your Body (Down to the Ground)” (1979), “This Place Hotel“(1980) và “Can You Feel It“(1980). Hoạt động diễn xuất của Jackson bắt đầu vào năm 1978, khi ông đóng vai bù nhìn rơm Scarecrow trong The Wiz, một bộ phim của đạo diễn Sidney Lumet cùng với Diana Ross, Nipsey Russell, và Ted Ross.[24] Bộ phim tuy là một thảm họa phòng vé,[25] nhưng thời cơ trong sự nghiệp của Jackson đã đến trên phim trường của The Wiz khi Jackson gặp gỡ Quincy Jones, biên tập phần âm nhạc cho bộ phim, và Jones đã đồng ý sản xuất album solo tiếp theo của Jackson, Off the Wall. Năm 1979, Jackson bị gãy mũi khi đang thực hiện một vũ đạo phức tạp. Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật đã không thành công như dự kiến; ông phàn nàn khó thở và có thể sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Ông đã liên lạc với Tiến sĩ Steven Hoefflin, người thực hiện cuộc sửa mũi thứ hai và những lần tiếp theo sau này của Jackson.
Off the Wall là thành quả của quá trình hợp tác giữa Jackson và Jones phát hành năm 1979, đã giúp định hình một Michael Jackson từ âm nhạc “bubblegum pop” thưở nhỏ sang âm nhạc chững chạc, trưởng thành, phù hợp với thị hiếu của nhiều thành phần lứa tuổi hơn.[26] Album thành công trên toàn thế giới và lập một kỷ lục trong lịch sử âm nhạc, trở thành album đầu tiên từ trước tới nay phát hành 4 đĩa đơn nằm trong top 10, trong đó có đĩa đơn đạt tới quán quân “Don’t Stop ‘Til You Get Enough” và “Rock With You“. Album này vươn tới vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng album Billboard 200, với 48 tuần liên tiếp trong top 20[27]. Quincy Jones và Michael Jackson cùng hợp tác thực hiện album với phần nhạc và lời do Michael, Stevie Wonder và Paul McCartney soạn. Album đánh dấu một hình ảnh mới của Michael Jackson, độc lập, không còn phải đứng chung với những người anh của mình để phát triển sự nghiệp[28]. Off The Wall làm cho người nghe phấn chấn vì những giai điệu nhạc dance sôi động cuốn hút, và từ bỏ dần loại nhạc disco trước đó[28]. Tổng cộng album đã bán được 20 triệu đĩa trên toàn thế giới[29]. Mặc dù album đã rất thành công nhưng Michael Jackson cảm thấy hơi tiếc nuối vì lẽ ra nó phải có một sức ảnh hưởng rộng rãi hơn và xác định album tiếp theo phải thành công ngoài sức tưởng tượng[30]. Tuy nhiên, ông vẫn đảm bảo mức tiền bản quyền cao nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc lúc bấy giờ: 37% lợi nhuận bán album.[31]
Tháng 1 năm 1980, Jackson có được giải thưởng đầu tiên trong sự nghiệp ca hát solo tại lễ trao giải thưởng âm nhạc Mỹ. Anh giành giải “Album Soul/R&B được yêu thích nhất” cho Off The Wall, “Nam nghệ sĩ Soul/R&B được yêu thích nhất” và “Bài hát Soul/R&B được yêu thích nhất” cho “Don’t stop ‘Til You Get Enough”[32]. Một tháng sau đó, Michael cũng giành được 2 giải Billboard cho “Top Black Artist” và “Top Black Album”. Ngày 27 tháng 2 năm 1980, anh thắng giải Grammy đầu tiên trong sự nghiệp: “Trình diễn giọng R&B nam xuất sắc nhất” cho “Don’t Stop ‘Til You Get Enough”[32].
Hơn 25 năm sau ngày phát hành, album Off The Wall vẫn luôn được cho là một mốc son đầu tiên trong sự nghiệp, mở đầu cho những thành công đỉnh cao sau này của nam ca sĩ da màu Michael Jackson. Năm 2003, kênh truyền hình VH1 đánh giá Off The Wall ở thứ hạng 36 trong danh sách những album hay nhất mọi thời đại[33], còn tạp chí Rolling Stone xếp nó ở thứ hạng 68[34].
1982-1983: Thriller và Moonwalk
Năm 1982, Jackson thu âm ca khúc “Someone in the Dark” cho album nhạc truyện của bộ phim E.T the Extra-Terrestrial. Bản thu âm này sau đó đã giành một giải Grammy cho “Album xuất sắc nhất dành cho trẻ em”. Cũng trong năm đó, Michael phát hành album thứ 2 do hãng đĩa Epic sản xuất với tựa đề Thriller. Đây là album bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc, với số lượng bán ra trên toàn thế giới trong khoảng từ 65 triệu bản theo nhiều nguồn khác nhau[35][36]. Album trở thành đĩa hát đầu tiên trong lịch sử có 7 đĩa đơn lọt vào tốp 10 của bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong đó nổi bật nhất là “Billie Jean“, “Beat It” và bài hát cùng tên với album. Thriller đứng vững ở vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 trong 37 tuần và có mặt trong bảng xếp hạng này trong 122 tuần. Album cũng nhận được 29 lần chứng nhận đĩa bạch kim tại thị trường âm nhạc Mỹ bởi Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Hoa Kỳ RIAA[37].
Có thể nói album Thriller thành công tới mức khiến Michael Jackson trở thành biểu tượng văn hóa mới đại diện cho nước Mỹ lúc bấy giờ. Luật sư của Jackson, John Branca cho biết rằng Jackson đã có mức thuế suất cao nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc vào thời điểm đó: khoảng 2 đô cho mỗi album được bán ra. Ngoài ra, cuốn video phim tài liệu The Making of Thriller đã bán được hơn 350.000 bản trong vài tháng. Năm 1985, The Making of Thriller của Michael Jackson giành được một giải Grammy cho Video hình thái dài xuất sắc nhất. Vào tháng 12 năm 2009, video “Thriller” đã trở thành băng video ca nhạc đầu tiên được đưa vào Trung tâm tư liệu Điện ảnh Quốc hội Mỹ để bảo tồn vì tầm quan trọng văn hóa của nó.[38]. Sách báo khi đó mô tả anh như một “ngôi sao của những đĩa hát, của sóng truyền thanh và của những video nhạc rock; người cứu sống ngành thương mại âm nhạc, một nhạc sĩ đã khởi động nhịp đập cho thập kỷ, một vũ công trên phố xá với vũ điệu lạ mắt nhất của đôi chân, một ca sĩ đã phá bỏ mọi rào cản về thị hiếu, phong cách và cả màu da”[39]. Trong khi Blender tán dương anh như “một biểu tượng pop kiệt xuất cuối thế kỷ 20”[40] thì Thời báo New York đã gọi anh là một “hiện tượng âm nhạc” cùng với lời bình: “Trong làng nhạc Pop thế giới, có Michael Jackson và những người khác”[41]. Thời báo TIME cũng khẳng định rằng: “Thriller đã đem lại cho ngành công nghiệp thương mại âm nhạc những năm xán lạn kể từ năm 1978, khi mà ngành này đạt doanh thu trong nước khoảng 4.1 tỉ USD“[39] rồi đi tới kết luận Thriller đã “đem trở lại niềm tin” vào một ngành công nghiệp đang bên bờ vực “lụi tàn của nhạc punk và những lĩnh vực hay của nhạc pop tổng hợp”. Còn theo như The Washington Post, Michael Jackson với album Thriller đã vạch hướng đi cho những nghệ sĩ khác, chẳng hạn như Prince[42]. Thriller cũng đã góp phần giúp đem tiếng hát của những nghệ sĩ Mỹ gốc Phi trở lại sóng phát thanh chính của radio kể từ giữa thập niên 70, đồng thời làm thay đổi nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của một album ca nhạc[43]. Do phát hành nhiều đĩa đơn thành công trên các bảng xếp hạng, album cũng thay đổi cả những kế hoạch về số lượng đĩa đơn phát hành từ một album[44]. Tuy nhiên điện Kremli đã chỉ trích ca sĩ cùng đĩa hát về tội “giúp chính quyền Ronald Reagan trong việc tống khứ hết tất cả những vấn đề của đất nước ra khỏi đầu người dân nước Mỹ” và gọi anh là “một tên lừa đảo lớn của làng show-biz”[45]. Thêm vào đó, đôi găng tay đính kim cương giả cùng với chiếc áo khoác “Thriller” đã trở thành bộ trang phục đặc trưng của Michael, khiến giới trẻ Mỹ đua nhau ăn mặc cho giống thần tượng.
Michael Jackson đã đoàn tụ với anh em của mình với màn trình diễn huyền thoại sống trong lễ kỉ niệm 25 năm của Motown với chủ đề Yesterday, Today, Forever (Hôm qua, Hôm nay và Mãi mãi). Chương trình phát sóng vào ngày 16 tháng 5 năm 1983, với hơn 50 triệu khán giả. Michael Jackson biểu diễn bài hát “Billie Jean” tại chương trình truyền hình đặc biệt này. Đây là lần đầu tiên anh biểu diễn ca khúc này với điệu nhảy Moonwalk. Màn trình diễn đã rất thành công và tạo ra một làn sóng hâm mộ Thriller, giúp cho album vẫn tiếp tục bán chạy trong những năm tiếp theo. Michael Jackson tham gia Motown 25th hoàn toàn miễn cưỡng. Thời điểm đó, Michael Jackson đang hợp tác với hãng CBS Records và nhà tổ chức muốn anh hát các ca khúc cũ của Jackson 5 cùng gia đình. Michael Jackson đồng ý với điều kiện anh được phép trình diễn Billie Jean sau khi kết thúc liên khúc của Jackson 5.[46] Moonwalk của Jackson đã thu hút sự so sánh với ngôn ngữ cơ thể của Elvis Presley và sự xuất hiện trên The Ed Sullivan Show của The Beatles. Berry Gordy nói về Moonwalk, “từ những nhịp đầu tiên của Billie Jean, tôi đã bị mê hoặc, và khi anh ấy trình diễn màn vũ đạo thương hiệu của mình – moonwalk, tôi đã bị sốc, đó là ma thuật, Michael Jackson đã đi vào quỹ đạo, và sẽ không bao giờ đi xuống.”[47]
1984-1985: Tai nạn Pepsi, “We Are the World” và sự nghiệp kinh doanh
Trong tháng 11 năm 1983, Michael cùng với những người anh em của mình đã ký một hợp đồng quảng cáo với hãng nước ngọt Pepsi với mức thù lao 5 triệu USD đã phá vỡ kỷ lục trong ngành công nghiệp quảng cáo cũng như chứng thực cho sự nổi tiếng không thể chối cãi của ông. Là nhân vật chủ chốt của Pepsi trong những năm 1983-1984 với khẩu hiệu “thế hệ mới” (New Generation), Jackson đã phủ sóng khắp nước Mỹ với chiến dịch rầm rộ của Pepsi bao gồm quảng cáo, tài trợ tour diễn, và xuất hiện tại các sự kiện công chúng, và trong cửa hàng trưng bày.[48] Ngày 27 tháng 1 năm 1984, khi đang đóng quảng cáo trước 3000 người hâm mộ, một màn pháo hoa đã được trình diễn sau lưng anh. Tuy vậy sự cố đã xảy ra, hàng loạt tàn pháo đã rơi trúng đầu Michael và bắt lửa vào tóc anh. Michael tỏ ra không hề lúng túng với mái tóc sáng rực và bình tĩnh trùm áo khoác lên đầu trong khi người anh trai lao vào giúp. Tuy nhiên anh đã bị bỏng độ 2 và phải đội một mảnh tóc để tham dự lễ trao giải Grammy[49]. Pepsi giải quyết vấn đề ngoài vòng pháp luật, và Jackson được đền bù 1.5 triệu USD và sau đó Jackson đã trao tặng số tiền đến Trung tâm Y tế Brotman ở Culver City, California. Và Trung tâm trị bỏng Michael Jackson được đặt ra để vinh danh những đóng góp cao quý của ông.[50] Sau đó, Pepsi và Michael Jackson tiếp tục hợp tác vào cuối những năm 1980 với trị giá 10 triệu USD. Chiến dịch này đã mạnh mẽ tiếp cận thị trường toàn cầu với hơn 20 quốc gia và cũng để quảng bá cho album Bad của Michael Jackson cũng như chuyến lưu diễn thế giới cùng tên (1987-88).[48] Mặc dù Jackson đã hợp tác quảng cáo với nhiều công ty khác, chẳng hạn như LA Gear, Suzuki, và Sony, nhưng đã thể hiện chiêu bài khôn ngoan của Pepsi trong việc hợp tác với các ngôi sao ca nhạc nổi tiếng, sau đó họ cũng đã hợp tác cùng nhiều ngôi sao ca nhạc khác như Britney Spears và Beyoncé Knowles để quảng bá sản phẩm.[48][48][51]
Tháng 2 năm 1984 Michael Jackson được đề cử 12 giải Grammy và giành được 8 giải, phá kỷ lục về số giải Grammy giành được trong một năm[52]. 7 giải dành cho album Thriller và một giải dành cho E.T.: The Extra-terrestrial. Trong đó có những giải quan trọng nhất của năm như “Album của năm” (cho Thriller), “Thu âm của năm” (cho “Beat It”), “Trình diễn giọng Pop-Rock-R&B nam xuất sắc nhất” (lần lượt dành cho “Thriller”, “Beat It” và “Billie Jean”). Cũng năm đó Michael giành được 8 giải âm nhạc Mỹ và 3 giải video âm nhạc của MTV.
Năm 1984 Michael Jackson thực hiện chuyến lưu diễn Victory Tour sau thành công của Thriller, bắt đầu ngày 6 tháng 7 và kéo dài trong 5 tháng. Cũng năm đó anh vinh dự được mời tới Nhà Trắng gặp tổng thống Mỹ để nhận danh hiệu “Vì dân phục vụ”. Tại đây, ông Reagan đã thay mặt chính phủ Mỹ cảm ơn Michael Jackson về việc chấp thuận cho các đài phát thanh, truyền hình trong nước sử dụng ca khúc “Beat It” của anh để tuyên truyền, cổ động không lái xe trong lúc say rượu[53].
Năm 1985 Michael Jackson cùng với Lionel Richie đồng sáng tác ca khúc “We Are The World“. Hai ca sĩ này cùng với hơn 37 ngôi sao ca nhạc khác đã tổ chức thu âm và biểu diễn nhằm quyên góp tiền ủng hộ cho nhân dân gặp đói kém, lụt lội tại Đông Phi. Ca khúc này đã giành 2 giải Grammy quan trọng là “Thu âm của năm” và “Bài hát của năm” và trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đaị, với hơn 20 triệu đĩa được bán và hàng triệu đô-la doanh thu được dùng để cứu trợ nạn đói[54].
Tranh cãi bắt đầu nổ ra khi Michael bỏ tiền mua cổ phần trong ATV Music Publishing (công ty sở hữu bản quyền phát hành phần lớn các bài hát của ban nhạc huyền thoại The Beatles) với giá 47,5 triệu bảng vào năm 1985, và anh trở thành cổ đông lớn nhất. Tuy nhiên hành động này đã không làm vừa lòng người bạn thân Paul McCartney, người cũng có cổ phần trong công ty, trong khi chính ông trước đây đã từng cho Jackson biết về giá trị béo bở trong việc sở hữu các bài hát của The Beatles[55]. Sự hợp tác sáng tác và hát nhạc giữa hai người chấm dứt từ đó.
1986–1990: Bad và Điền trang Neverland
Jackson hợp tác với George Lucas và Francis Ford Coppola trong dự án phim 3-D dài 15 phút mang tên Captain EO, ra mắt vào tháng 9 năm 1986 tại Disneyland và EPCOT ở Florida, và vào tháng 3 năm 1987 tại Tokyo Disneyland. Bộ phim tốn 30 triệu đô này[56] đã thu hút sự chú ý của công chúng ở cả ba công viên. Sự thu hút này vẫn được tiếp diễn trong thập niên 90 khi Euro Disneyland mở cửa vào năm 1992. Tất cả bốn công viên đều tiếp tục trình chiếu nó trong những năm về sau, lần cuối cùng được nhìn thấy là tại Pháp vào năm 1998.[57] Captain EO sau đó đã trở lại Disneyland vào năm 2010 sau cái chết của Jackson. 2 bài hát mới được giới thiệu trong Captain EO là “Another Part of Me“, sau này có mặt trong album Bad (1987) và “We Are Here To Change The World“, được phát hành năm 2004 trong album Michael Jackson: Ultimate Collection.
Năm 1987, với sự chờ đợi lớn từ ngành công nghiệp, album đầu tiên của Michael Jackson sau 5 năm, Bad, được phát hành.[58] Dù không thể vượt qua thành công của Thriller về mặt thương mại, Bad vẫn được xem là một thành tựu mà bất cứ nghệ sĩ nào cũng ao ước.
Album bán được hơn 30-45 triệu đĩa trên toàn thế giới trong đó 9 triệu được tiêu thụ tại Mỹ[59][60], đứng đầu bảng xếp hạng của 25 quốc gia, cũng như là album bán chạy nhất thế giới vào năm 1987 và 1988.[61][62][63][64][65][66] Có tới 7 đĩa đơn trong album này lọt vào top 20 hit tại Mỹ, trong đó 5 ca khúc đã leo lên vị trí quán quân là “I Just Can’t Stop Loving You“, “Bad“, “The Way You Make Me Feel“, “Man in the Mirror” và “Dirty Diana“. Đây là album đầu tiên trong lịch sử có 5 đĩa đơn đầu đều đạt vị trí quán quân nhất tại Mỹ. Về mặt âm nhạc, Bad là bộ sưu tập gồm các bản ballad, những ca khúc hồn nhiên vô tư hòa quyện với một số bài mang chủ đề u sầu, ủ dột như “Leave Me Alone“, được Micheael Jackson hát như một sự trút giận trước sự săm soi thái quá của công chúng vào đời tư của anh. Mặc dù ý tưởng cho video của bài hát chủ đề không khác mấy so với video của đĩa đơn trước “Beat It“, video “Bad” vẫn được xem là một trong khoảnh khắc mang tính biểu tượng của Jackson, với những hình ảnh đầy gai góc trong hệ thống đường hầm ở New York, được truyền cảm hứng từ West Side Story. Ông đã hợp tác với đạo diễn điện ảnh từng đoạt giải Oscar Martin Scorsese để thực hiện cho video ca khúc này [67]. Khi video dài 18 phút lần đầu công chiếu, một làn sóng tranh cãi lại nổ ra về sự thay đổi rõ ràng trên khuôn mặt của nam ca sĩ, từ mũi, cằm cho đến màu da[68]
Tháng 9 năm 1987, Michael Jackson bắt đầu chuyến lưu diễn solo đầu tiên của mình. Bad World Tour được người hâm mộ trên thế giới chào đón một cách cuồng nhiệt, phá kỷ lục về số người đến xem lúc bấy giờ. Chỉ riêng tại Nhật Bản với 14 buổi diễn đã có hơn nửa triệu khán giả[69]. Chuyến lưu diễn kéo dài 16 tháng gồm 123 buổi công diễn, thu hút 4,4 triệu người hâm mộ. Jackson cũng phá vỡ Kỷ lục Guinness thế giới khi đạt được con số 504,000 khán giả tham dự trong 7 show bán sạch vé tại sân vận động Wembley.[70] Bad cũng là tour diễn cuối cùng mà Michael Jackson biểu diễn trong lục địa Hoa Kỳ, mặc dù ông sau đó vẫn biểu diễn tại bán đảo Hawaii.
Năm 1988, Jackson phát hành cuốn tự truyện đầu tiên của ông, Moonwalk, được hoàn thành trong 4 năm và bán được hơn 200.000 bản.[71] Trong cuốn sách, ông viết về thời thơ ấu của mình, ban nhạc The Jackson 5 cũng như những vấn đề liên quan đến diện mạo của bản thân.[72] Moonwalk đã được liệt kê vào danh sách best-seller của The New York Times.[73] Nam sau sĩ sau đó còn phát hành bộ phim Moonwalker, bao gồm những màn trình diễn live và các thước phim ngắn do Jackson và Joe Pesci đóng vai chính. Bộ phim ban đầu được dự định sẽ được phát hành chiếu rạp, nhưng do các vấn đề tài chính, bộ phim đã được phát hành dưới dạng home video.
Tháng 3 năm 1988, Jackson mua khu đất gần Santa Ynez, California, để xây dựng khu điền trang Neverland với giá 17 triệu đô. Đây là một khu bất động sản nằm ở quận Santa Barbara, California, nổi tiếng vì là nhà cũ của ông từ năm 1988 tới 2005. Jackson mua khu điền trang này từ doanh nhân William Bone. Điền trang này được đặt theo tên của Neverland, mảnh đất thần tiên trong câu chuyện về Peter Pan, cậu bé không bao giờ lớn. Tổ hợp này nằm cách 8 km về phía bắc của khu Los Olivos và 13 km về hướng bắc của thị trấn Santa Ynez. Diện tích của tổ hợp là 11 km2. Tháng 11 năm 2008, Michael Jackson đổi tên khu điền trang này thành Sycamore Valley Ranch Company, LLC.
Với những thành công nối tiếp thành công từ khi hát đơn của mình, Michael Jackson đã được đặt một biệt danh là “Vua nhạc pop”[74], cái tên ngày nay vẫn được người hâm mộ và giới thông tin đại chúng dùng để gọi Jackson[75]. Thực ra biệt danh này là do người bạn của Michael, ngôi sao điện ảnh Elizabeth Taylor đặt ra khi bà giới thiệu anh với danh hiệu “Nghệ sĩ của thập kỷ” vào năm 1989, công bố rằng: “Anh ấy là một ông vua thực sự của nhạc pop, rock và soul“[76][77]. Năm 1990, ghi nhận những ảnh hưởng của Michael trong lĩnh vực âm nhạc, Nhà Trắng một lần nữa mời anh đến cũng để nhận phần thưởng trên. Tổng thống George H. W. Bush đã trực tiếp trao thưởng và tán dương Michael vì đã có được cộng đồng người hâm mộ thật nhiệt thành, và nhiều thứ khác nữa[78].
1990-1995: Dangerous, Heal The World Foundation và Super Bowl XXVII
Tháng 3 năm 1991, Jackson kí tiếp hợp đồng hợp tác với Sony trị giá 65 triệu USD, một hợp đồng kỷ lục vào thời điểm đó,[79] vượt qua kỷ lục của Neil Diamond với Columbia Records. Ông phát hành album thứ 8 của mình, Dangerous, vào tháng 11 cùng năm. Tại Mỹ, 7 triệu bản album được tiêu thụ và con số trên toàn cầu lên tới 32 triệu khiến đây trở thành album bán chạy thứ hai trong sự nghiệp của Jackson, chỉ sau Thriller[59][80] Dangerous đã được dự đoán là một album hết sức nổi bật khi một vụ việc đã xảy ra tại Sân bay quốc tế Los Angeles: một toán cướp có vũ trang đã ăn cắp 30.000 đĩa hát trước khi album được phát hành chính thức ngày 26 tháng 11[81].
Đĩa đơn thành công nhất của album là “Black or White“, đạt vị trí quán quân tại Mỹ trong 7 tuần liên tiếp và cũng đạt quán quân tại nhiều nước khác như Anh, Canada, Pháp, Áo, Đức[82]. Tuy nhiên video của ca khúc lại gây nhiều tranh cãi khi bắt đầu công chiếu trên MTV, BET với một số cảnh hơi khiêu dâm và bạo lực như cảnh Michael Jackson sờ soạng chỗ kín, xé áo rồi đập phá phố xá. Vì vậy phần nửa cuối của video đã bị lược bỏ khi chiếu trên truyền hình[74]. Cùng thời gian đó, ngày 14 tháng 11, video “Black or White” đã được phát hành tại 27 nước trên thế giới với số lượng người xem khoảng nửa tỉ người, lập kỷ lục là video có nhiều người xem nhất từ trước đến nay[6]. Đĩa đơn thứ hai, “Remember The Time“, cũng trụ ở tốp 5 trong 8 tuần với vị trí cao nhất là hạng 3[19]. Tại Anh và một số quốc gia khác ở châu Âu, đĩa đơn thành công nhất lại là “Heal the World“. Đĩa này bán được 450.000 bản tại Anh và ở vị trí thứ 2 trong 5 tuần vào năm 1992[19]. Vào cuối năm 1992, Dangeous đã được trao giải là album bán chạy nhất trong năm trên toàn thế giới còn “Black or White” là đĩa đơn bán chạy nhất năm trên toàn thế giới tại Billboard Music Awards. Ngoài ra, ông còn được trao thưởng là nghệ sĩ bán chạy nhất của thập niên 1980.[83]
Bài hát Will You Be There trong album này của Jackson đã bị nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Ý Al Bano (Albano Carrisi) khởi kiện năm 1992 vì ông cho rằng Jackson đã “đạo nhạc” từ bài hát I Cigni di Balaka (The Swans of Balaka) của ông. Theo các chuyên gia âm nhạc, bài hát của Jackson có đến 37 nốt nhạc giống với giai điệu được sáng tác trước đó của Al Bano. Luật sư Alberto Seganti của Jackson lập luận rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên và không có bằng chứng về việc ăn cắp nhạc của anh, và hai người cũng chưa từng gặp nhau trước khi vụ kiện bắt đầu. Vụ kiện kéo dài 7 năm và đến năm 1999, Toà án dân sự Milan đã bác đơn kiện của Al Bano và ông phải trả án phí cho vụ này. Sau đó Al Bano đã mời Jackson cùng tham gia buổi hoà nhạc từ thiện vì trẻ em Kosovo[84].
Jackson đã thành lập Heal the World Foundation vào năm 1992. Tổ chức này mang những trẻ em nghèo đến trang trại của Jackson để vui chơi và giải trí. Tổ chức này cũng đã gửi hàng triệu đô la đến toàn cầu để giúp đỡ các trẻ em bị đe dọa bởi chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật. Cũng trong năm này, Jackson xuất bản cuốn sách thứ hai của mình, Dancing the Dream. Năm 1992 được ghi nhận là một năm khá bận rộn của Michael Jackson với nhiều chuyến thăm đến các nước trên thế giới. Đáng chú ý là chuyến thăm châu Phi, trong đó có Gabon và Ai Cập[85]. Đây là lần thứ hai anh tới lục địa này, lần đầu tiên anh tới đây cùng với The Jackson 5 khi mới 14 tuổi. Điểm dừng chân đầu tiên của anh là đất nước Gabon với sự đón tiếp của hơn 100.000 người trong cảnh hỗn loạn ồn ào, một số người đã hô vang: “Chào mừng anh đã về nhà, Michael Jackson”[85]. Tại Bờ Biển Ngà, anh đã đi thăm một ngôi làng chuyên khai thác vàng của bộ tộc người Agni, gần thủ đô Abidjan và được tộc trưởng gọi là Vua Sani[85]. Jackson cũng cảm ơn những người đứng đầu bộ lạc bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp về việc tạo điều kiện cho anh làm một bộ phim tài liệu về chuyến đi này và ngồi lên một chiếc ngai vàng để chủ trì nghi thức nhảy múa tại địa phương[85]. Michael Jackson kết thúc chuyến công du của mình tại Ai Cập, nhân thể quảng cáo luôn cho album Dangerous. Tour lưu diễn Dangerous World Tour đã thu về hơn 100 triệu đô, bắt đầu vào ngày 27 tháng 6 năm 1992, và kết thúc vào ngày 11 Tháng 11, 1993. Nó đã thu hút lượng khán giả lên đến 3,5 triệu người trong 70 buổi hòa nhạc.[86] Ông đã bán bản quyền phát sóng buổi trình diễn ở Bucharest, Rumani cho HBO với giá 20 triệu USD, phá kỷ lục về bản quyền phát sóng của một show diễn vẫn còn tồn tại đến nay.[87] Jackson cũng đã thể hiện tiếng nói của mình đối với HIV/AIDS – một vấn đề vẫn còn gây tranh cãi vào thời điểm đó, sau cái chết của người bạn thân Ryan White của ông. Ông công khai bày tỏ với chính quyền Clinton tại Gala nhậm chức của Bill Clinton cung cấp nhiều tiền hơn để tổ chức nghiên cứu và hỗ trợ người nhiễm HIV / AIDS.
Vào tháng Giêng năm 1993, Jackson đã có màn trình diễn đáng nhớ vào giữa giờ nghỉ tại Super Bowl XXVII. Do sự suy giảm tỉ suất người xem trong giờ nghỉ giải lao trong những năm trước, NFL quyết định tìm kiếm một tên tuổi lớn để thu hút khán giả, và Jackson đã được lựa chọn bởi danh tiếng và tầm ảnh hưởng của mình.[88] Đây là kì Super Bowl đầu tiên mà lượng rating khán giả xem vào giờ nghỉ còn cao hơn trận đấu chính. Ông đã hát bốn ca khúc: “Jam“, “Billie Jean”, “Black or White” và “Heal the World”. Album “Dangerous” của Jackson sau đó cũng đã tăng 90 hạng trên bảng xếp hạng album.[17] Vào tháng Hai năm 1993, Jackson đã được trao “Giải Huyền thoại sống” tại lễ trao giải Grammy lần thứ 35 ở Los Angeles. Bên cạnh đó, “Dangerous” cũng chiến thắng một giải Grammy ở hạng mục “Album kĩ xảo nhất” – được trao cho Bruce Swedien và Teddy Riley cùng 3 đề cử khác. Cũng trong năm này, ông đã chiến thắng 3 giải thưởng âm nhạc Mỹ ở hạng mục Album Pop/Rock được yêu thích nhất (“Dangerous”), đĩa đơn Soul/R&B được yêu thích nhất (“Remmber the Time”) và là người đầu tiên thắng Giải thưởng Nghệ sĩ Quốc tế. Giải thưởng này sẽ được gắn tên ông trong tương lai.[89][90]
1995-2000: Album HIStory và album Blood On The Dance Floor: HIStory in The Mix
Năm 1995, Jackson đã sát nhập cổ phẩn của mình trong ATV Music với bộ phận âm nhạc của Sony để tạo nên Sony/ATV Music Publishing. Jackson giữ được nửa quyền sở hữu của công ty, nhận trước 95 triệu đô cũng như sở hữu nhiều tác quyền các bài hát hơn.[91][92] Sau đó ông phát hành album đôi HIStory: Past, Present and Future, Book I. Đĩa đầu tiên, HIStory Begins, là tuyển tập 15 bản hit đã đưa Michael lên đỉnh cao, và sau đó đã được tái phát hành như là Greatest Hits: HIStory, Volume I vào năm 2001, trong khi đĩa thứ hai, HIStory Continues, có 13 bài hát mới và 2 phiên bản cover. Album đạt vị trí số một trên các bảng xếp hạng và được chứng nhận 7 đĩa Bạch kim ở Mỹ.[93] Đây là album đa đĩa bán chạy nhất mọi thời đại, với hơn 20 triệu bản (tổng cộng là 40 triệu đĩa) được bán ra trên toàn thế giới.[82] HIStory cũng nhận được một đề cử giải Grammy cho Album của năm.[94]
“Scream/Childhood” là đĩa đơn đầu tiên được phát hành trong album. “Scream” là một bản song ca với em gái Janet Jackson đã lọt vào top 5 tại Mỹ. Nội dung ca khúc là sự phản biện lại những cáo buộc mà các phương tiện truyền thông tạo ra xung quanh vụ kiện lạm dụng trẻ em của ông năm 1993. Video của đĩa đơn này hiện đang giữ kỷ lục về chi phí đầu tư hơn 7 triệu USD,[95] và nhận được một đề cử Grammy ở hạng mục “Hợp tác giọng pop xuất sắc nhất.[94] Đĩa đơn tiếp theo là “You Are Not Alone” đã nắm giữ Kỷ lục Guinness Thế giới khi là bài hát đầu tiên trong lịch sử âm nhạc đứng hạng nhất ngay trong tuần đầu tiên trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100,[96] đồng thời cũng gây tranh cãi tại Mỹ vì nội dung video ca nhạc. Video có vài cảnh tình tứ giữa Michael Jackson và vợ, Lisa Marie Presley, trong đó hai người ở tình trạng gần như khỏa thân hoàn toàn. Đây là một thành công lớn về mặt nghệ thuật và thương mại, nhận được một đề cử giải Grammy cho “Trình diễn giọng pop nam xuất sắc nhất”.[94]
Vào cuối năm 1995, Jackson được đưa tới bệnh viện sau khi đột ngột ngất xỉu trong một buổi diễn tập cho buổi biểu diễn trên truyền hình.[97] Đĩa đơn thứ 3, “Earth Song“, một ca khúc gây chú ý nhờ video ca nhạc, đạt vị trí quán quân tại Anh trong 6 tuần, qua kỳ giáng sinh năm 1995. “Earth Song” bán được hơn 1 triệu bản, vượt qua “Billie Jean” để trở thành đĩa đơn thành công nhất trong sự nghiệp của Jackson tại đảo quốc sương mù. Tại lễ trao giải BRIT, giải thưởng âm nhạc lớn nhất của Anh, năm 1996, anh đã biểu diễn ca khúc này với bộ trang phục trắng toát, xung quanh là trẻ em và một người đàn ông đóng vai giáo sĩ Do Thái. Jarvis Cocker, ca sĩ hát chính của ban nhạc Pulp cùng anh bạn Peter Masell đã trèo lên sân khấu làm loạn để tỏ ý phản kháng. Họ nhảy múa vòng quanh, giả vờ phô ra những bộ phận đằng sau. Trong cảnh hỗn loạn nhằm đưa hai người ra khỏi sân khấu, có thông tin cho rằng ít nhất 3 đứa trẻ đã bị thương nhẹ[98]. Hiệp hội công nghiệp ghi âm Anh quốc BPI, cơ quan chịu trách nhiệm trao giải thưởng BRIT, đã phát biểu về sự việc đáng xấu hổ này như sau: “Chúng tôi vô cùng lo ngại về hành động của Jarvis Cocker tối qua, hậu quả là 3 đứa trẻ hát cùng Michael Jackson đã bị thương”[98]. Cocker sau đó đã phản hồi: “Hành động của tôi đêm hôm đó nhằm phản đối cái cách mà Michael Jackson nhìn nhận bản thân anh ta như kiểu hình tượng của Chúa Giê-su tôn kính với sức mạnh hàn gắn chúng sinh”[98]. Người phát ngôn của Michael Jackson cũng thay mặt “nạn nhân” phát biểu: “…Michael Jackson cảm thấy tức giận, kinh tởm, buồn rầu, thất vọng và như bị lừa lọc vậy”[98]. Hành động sỗ sàng của Cocker đã bị báo giới Anh chỉ trích mạnh mẽ. “They Don’t Care About Us“, đĩa đơn thứ 4 của album HIStory sau khi phát hành gây nhiều tranh cãi về phần lời ca khúc có tính chất bài Do Thái: “Jue me, sue me” và “kick me, kike me” (Kike trong tiếng Anh có nghĩa là “tên Do Thái” với ý khinh miệt). Dưới sức ép của cộng đồng người Do Thái, đoạn hát này trong những lần phát hành về sau đã buộc phải đổi lời thành “do me, sue me” và “kick me, hike me”. Năm 1996, Jackson đã giành một giải Grammy “Video hình thái ngắn xuất sắc nhất” cho “Scream” và một giải thưởng Âm nhạc Mỹ cho Nghệ sĩ Pop/Rock Nam xuất sắc nhất.[89][99]
Album này cũng được quảng bá với chuyến lưu diễn thế giới hết sức thành công HIStory World Tour, bắt đầu vào ngày 07 tháng 9 năm 1996, và hoàn thành vào ngày 15 tháng 10 năm 1997. Jackson đã biểu diễn trong 82 buổi tại 58 thành phố cho hơn 4,5 triệu người hâm mộ, và thu về tổng cộng 165 triệu đô. Nó đã đi qua 5 châu lục và 35 quốc gia, trở thành tour diễn thành công nhất trong sự nghiệp của Jackson về mặt con số khán giả.[100] Năm 1997, ông phát hành Blood on the Dance Floor: HIStory in the Mix, là tập hợp các bản phối lại các ca khúc từ album HISory. Với 6 triệu đĩa được bán ra, đây trở thành album phối khí lại bán chạy nhất mọi thời đại, đồng thời cũng đạt vị trí cao nhất tại Anh. Trong album còn có 5 bài hát mới là “Blood on the Dance Floor“, “Ghosts“, “Is It Scary?”, “Superfly Sister” và “Morphine”, trong đó 3 bài hát đầu đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn trên toàn cầu. “Blood on the Dance Floor” đạt quán quân tại Anh; “Is It Scary?” và “Ghosts” được sử dụng làm nhạc cho bộ phim Ghosts. Đây chỉ là bộ phim ngắn, kéo dài có 40 phút, do Michael viết kịch bản và Stan Winston đạo diễn song lại cho người xem thấy nhiều kỹ xảo đặc biệt cùng các điệu nhảy lôi cuốn. Đây cũng được coi là video ca nhạc dài nhất từ trước đến nay. Michael Jackson nói rằng anh dành tặng album cho ngôi sao ca nhạc kỳ cựu Elton John, người đã giúp anh vượt qua thói nghiện thuốc giảm đau, đặc biệt là morphine[101]. Forbes đã ước tính thu nhập của Michael Jackson ở mức 35 triệu trong năm 1996 và 20 triệu USD vào năm 1997.[102] Trong suốt tháng 6 năm 1999, Jackson đã tham gia vào một số hoạt động từ thiện. Ông gia nhập vào buổi hòa nhạc của Luciano Pavarotti ở Modena, Italy. Chương trình đã hỗ trợ tổ chức phi lợi nhuận War Child, và trích ra một triệu đô la cho những người tị nạn Kosovo, Nam Tư, cũng như bổ sung kinh phí cho các trẻ em ở Guatemala. Cuối tháng đó, Jackson đã tổ chức những buổi hỏa nhạc từ thiện “Michael Jackson & Friends” ở Đức và Hàn Quốc. Các nghệ sĩ tham gia bao gồm Slash, The Scorpions, Boyz II Men, Luther Vandross, Mariah Carey, A. R. Rahman, Prabhu Deva Sundaram, Shobana, Andrea Bocelli, và Luciano Pavarotti . Số tiền thu được đã được đưa đến Quỹ Nelson Mandela cho trẻ em, các Hội Chữ thập đỏ và UNESCO.[103]
2001-2005: Album Invincible và kỷ niệm 30 năm sự nghiệp ca hát
Tháng 10 năm 2001, album mới Invincible được phát hành[104] và leo lên vị trí cao nhất tại 13 quốc gia, đồng thời bán được hơn 13 triệu đĩa[29], một con số tuy khá lớn đối với những ca sĩ trẻ nhưng lại quá nhỏ đối với ngôi sao ca nhạc danh tiếng như Michael Jackson. Album này phát hành 3 đĩa đơn là “You Rock My World“, “Cry” và “Butterflies“.
Chỉ vài tháng trước khi Invincible được phát hành, Jackson thông báo cho Tommy Mottola, ông chủ hãng đĩa Sony Music Entertainment rằng anh sẽ không tiếp tục thực hiện hợp đồng với Tommy nữa[74]. Năm 2002, kế hoạch phát hành đĩa đơn, quay video ca nhạc và tổ chức các buổi hòa nhạc quảng bá cho Invincible vì thế đều bị hủy bỏ. Lý do mà Michael Jackson đưa ra là Tommy không ủng hộ những nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi[74]. Anh nói rằng Tommy như một “con quỷ“, một “kẻ phân biệt chủng tộc“. Jackson còn cho biết ông chủ hãng đĩa đã gọi Irv Gotti, bạn đồng nghiệp của anh là “một thằng nhọ béo” (fat nigger)[105]. Sony phản đối lại những chỉ trích rằng họ đã không quảng bá Invincible đủ nhiệt tình, Sony khẳng định rằng Jackson đã từ chối chuyến lưu diễn tại Mỹ[106].
Nhận định về album nhìn chung khá khả quan, nhưng các nhà phê bình đều nhất trí rằng đây là album ít gây ấn tượng nhất của Jackson vì nó quá dài. Allmusic chấm 3/5 sao và nói rằng “Rốt cuộc đĩa này quá dài và đến nửa chừng thì làm mất sự hứng thú… Nó không đủ để khiến Invincible có thể trở thành cú tái xuất ngoạn mục mà Jackson đang cần…”[107]. Rolling Stone cũng chấm 3 sao, cho rằng những ca khúc R&B đầu rất hay nhưng những bản ballad sau khiến cho album dài lê thê[108]. Nhà phê bình Robert Christgau cho điểm A- và nhận xét: “Kỹ năng của anh không hề suy giảm. Chất funk của anh mạnh mẽ hơn và các bản ballad cũng nhẹ nhàng hơn, cả hai gây hiệu ứng mạnh. 78 phút là quá dài”[109]. Đây cũng là mức điểm mà anh chấm cho album Thriller lúc nó chính thức được phát hành[110]. Jackson và những người ủng hộ anh cho rằng những nhận định đó là không công bằng, cũng như việc bàn luận về những hình ảnh lập dị hay rắc rối trong quá khứ của anh, và còn biến anh trở thành đề tài để chế nhạo[111]. NME gọi anh là kẻ “cực kỳ lập dị” (Fucking freak) và “ngu ngốc” (a bit of a wanker)[112]. Allmusic thì nói về những vụ xì căng đan và các tin đồn về tình hình tài chính đang suy giảm của ca sĩ[107]. Robert Chrisgau tin rằng “Jackson có một lối sống kì quái được thổi phồng bởi sự giàu có kếch xù”. Ông cũng bày tỏ quan điểm của mình rằng chuyện Jackson hát về việc giúp đỡ trẻ em nghe thật “chướng tai”[109].
Ngày 7 tháng 9 và 10 tháng 9 năm 2001, Michael Jackson đã tổ chức buổi hòa nhạc hoành tráng kỷ niệm 30 năm sự nghiệp hát đơn của anh tại Madison Square Garden, thành phố New York[104]. Buổi hòa nhạc còn có sự góp mặt của các ca sĩ tên tuổi khác như Whitney Houston, Britney Spears, Usher, Mýa, ‘N Sync[113], được trình chiếu trên truyền hình ngày 13 tháng 11.
Trong quá trình sản xuất album, Michael Jackson quyết định cùng 35 ca sĩ khác thu âm một ca khúc từ thiện tên là “What More Can I Give” nhằm quyên tiền cho những nạn nhân của vụ khủng bố 11 tháng 9 vừa mới xảy ra trước đó. Sau sự kiện này, anh xuất hiện trong buổi hòa nhạc từ thiện United We Stand: What More Can I Give tại sân vận động RFK, thủ đô Washington D.C. với màn trình diễn ca khúc “What More Can I Give” để kết thúc chương trình.
Tháng 11 2003 Michael Jackson và Sony Records phát hành một đĩa hát sưu tập các ca khúc thành công dưới dạng CD và DVD mang tên Number Ones, bán được 6 triệu đĩa trên thế giới[114]. Tuy nhiên, một sự việc không hay đã xảy ra với Michael. Trong khi anh đang quay video cho bài hát “One More Chance“, vốn là ca khúc mới duy nhất trong album tại Las Vegas thì sở cảnh sát hạt Santa Barbara, California đã tiến hành lục soát điền trang Neverland của anh và ra lệnh bắt giữ. Anh bị Gavin Arvizo tố cáo quấy rối tình dục trẻ em[115]. Cậu bé này đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu Living With Michael Jackson không lâu trước đó.
Sau khi được tòa tuyên trắng án, Michael Jackson đã chuyển tới sống tại đảo quốc vùng Vịnh Bahrain[116], ở đó anh mua một ngôi biệt thự trước đây từng được một thành viên Quốc hội của Bahrain sở hữu. Jackson dành thời gian để viết những nhạc phẩm mới, trong đó có một đĩa đơn nhằm ủng hộ cho các nạn nhân trận bão Katrina với nhan đề “I Have This Dream“. Nhiều ca sĩ nổi tiếng thông báo rằng họ đã góp giọng cho ca khúc mới của Michael Jackson. Tuy nhiên sau nhiều lần trì hoãn, đĩa đơn đã không bao giờ được phát hành.
Michael Jackson lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau phiên tòa xét xử vào tháng 11 năm 2006 khi anh đến thăm văn phòng Luân Đôn của Kỷ lục Gunness thế giới. Anh nhận được 8 kỷ lục trong đó có “Nhân vật giải trí đầu tiên kiếm được 100 triệu đô-la trong một năm” và “Nhân vật giải trí đầu tiên bán được hơn 100 triệu album ngoài Hoa Kỳ”[96]. Anh cũng được trao “Giải thưởng Kim cương” tại lễ trao giải thưởng âm nhạc thế giới ngày 15 tháng 11 năm 2006[82]. Năm 2007, Jackson và hãng đĩa Sony đã mua Famous Music từ Viacom. Nhờ thỏa thuận này mà anh có bản quyền với các bài hát của Eminem, Shakira, Beck và nhiều nghệ sĩ khác[117].
2008: Album Thriller 25 và King of Pop
Tháng 2 năm 2008, Michael Jackson phát hành album Thriller 25 gồm hai đĩa nhằm kỷ niệm 25 năm ngày ra đời của album để đời Thriller. ALbum này gồm 9 ca khúc trong album nguyên bản nhưng đã được phối khí lại và một bài hát mới là “For All Time”. Hai đĩa đơn được phát hành từ album tạm thu được thành công: “The Girl Is Mine 2008” và “Wanna Be Startin’ Somethin’ 2008”. Tuy chỉ là phát hành lại nhưng Thriller 25 vẫn thành công về mặt thương mại, đạt vị trí quán quân tại 8 quốc gia[118][119][120]. Tại hai thị trường chính là Mỹ và Liên Hiệp Anh, album đạt hạng 2 và 3. Ở Mỹ, album chỉ cần khoảng 14,000 bản nữa là đạt vị trí cao nhất khi bán được 166,000 bản. Trong vòng 12 tuần, album bán được hơn nửa triệu đĩa tại Mỹ[121] và 3 triệu đĩa trên toàn thế giới[122].
Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của Jackson, hãng Sony BGM phát hành album sưu tập với tên gọi King of Pop tại nhiều quốc gia. Album này bao gồm những ca khúc trong sự nghiệp với ban nhạc và hát đơn của anh, tất cả đều được tuyển chọn bởi những người hâm mộ. Hãng Sony còn thêm vào nhiều ca khúc hiếm thấy từ trước đó. Album này có nhiều danh sách ca khúc khác nhau phụ thuộc vào việc bầu của người hâm mộ tại mỗi quốc gia[123][124]. King of Pop cũng đã lọt vào top 10 tại nhiều quốc gia mà nó được phát hành[125][126].
Từ ngày 8 tháng 7 năm 2009 tới 24 tháng 2 năm 2010, Michael Jackson tổ chức chuyến lưu diễn mang tên This Is It bao gồm 50 buổi diễn đã bán hết vé với hơn một triệu khán giả tại nhà thi đấu O2. Theo như trang điện tử của Jackson thì doanh thu từ việc bán vé phá vỡ nhiều kỷ lục. Trong một cuộc họp báo về This Is It, Jackson có nói bóng gió về việc anh sẽ từ giã sự nghiệp[127]. Randy Phillips, chủ tịch của AEG Live khẳng định rằng chỉ riêng 10 buổi diễn đầu cũng đã mang về cho Jackson khoản thu nhập gần 50 triệu bảng Anh[128].
2009: Qua đời
Ngày 25 tháng 6 năm 2009, Michael Jackson đột tử tại ngôi nhà anh đang thuê ở khu vực đồi Holmby, Los Angeles. Một số bản báo cáo cho biết trước khi Jackson ngừng thở không lâu, anh đã nhận những mũi tiêm chứa chất Demerol, một loại thuốc giảm đau loại mạnh tương tự như morphine mà theo một số người bạn của Jackson thì anh đã bị nghiện[129]. Bác sĩ riêng của Jackson,Conrad Murray,nói rằng ông nhìn thấy Jackson trên giường trong tình trạng không thở nhưng mạch vẫn còn đập yếu và đã tiến hành hồi sức cho quả tim nhưng không có hiệu quả[130]. Sở cứu hỏa Los Angeles nhận được một cuộc gọi 911 lúc 12:22 chiều. Xe cứu thương tới nơi muộn mất 3 phút 22 giây và đưa Jackson đi cấp cứu tại trung tâm y tế UCLA[131][132]. Việc hô hấp nhân tạo vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng đã quá muộn. Jermaine, anh trai của Michael, chính thức thông báo ca sĩ Michael Jackson đã qua đời vào lúc 2:25 chiều giờ địa phương (21:25 UTC)[133][134].
Tin tức về cái chết của Michael Jackson đã làm tăng đột biến việc truy cập mạng Internet, gây nên tình trạng quá tải[135]. Một số trang điện tử xảy ra lỗi do lượng truy cập quá lớn như Google[136], Facebook[137], Twitter[138] và Wikipedia[139]. Những người bạn, người hâm mộ cũng như các ngôi sao ca nhạc đều bày tỏ niềm tiếc thương tới cái chết đột ngột của Jackson như Elizabeth Taylor[140], Diana Ross, Madonna[141] và vợ cũ Lisa Marie Presley[142]. Những album của anh gần như ngay lập tức cũng được bán hết và quay trở lại dẫn đầu nhiều bảng xếp hạng trong đó có Anh[143].
Buổi lễ tưởng nhớ Michael Jackson được tổ chức tại Staples, Los Angeles vào ngày 7 tháng 7, theo sau buổi lễ cầu nguyện của riêng gia đình Jackson tại Forest Lawn Memorial Park’s Hall of Liberty. Chiếc quan tài mạ vàng được đặt ngay dưới sân khấu trong suốt buổi lễ nhưng vẫn không có thông tin nào về nơi an nghỉ cuối cùng của anh. Trong khi một vài bản báo cáo không chính thức xác nhận rằng lượng khán giả theo dõi buổi lễ trên toàn cầu lên tới 1 tỉ người[144], số khản giá Mỹ ước lượng bởi Nelson vào khoảng 31,1 triệu. Con số này có thể so sánh với lượng người Mỹ theo dõi lễ chôn cất cựu tổng thống Ronald Reagan (35,1 triệu) và lễ tang công nương Diana (33,1 triệu)[145]. Đứa con gái tên Paris của anh cũng đã đọc để bày tỏ những lời ấm ủ về anh trước công chúng, nói về anh như một người cha rất tốt.[146]
Nguyên nhân cái chết của anh vẫn còn gây tranh cãi, đã có nhiều người tin rằng anh chết vì do uống thuốc giảm đau quá liều.[147] Người được cho là chịu trách nhiệm cho cái chết của anh là tiến sĩ Conrad Robert Murray là bác sĩ điều trị cho Michael Jackson trong ba năm tính đến lúc anh chết. Ông đã cho Jackson uống thuốc giảm đau cực mạnh Demerol. [148]
Đời tư
Hôn nhân gia đình
Năm 1994 Michael Jackson kết hôn với Lisa Marie Presley, con gái Elvis Presley. Hai người gặp nhau lần đầu năm 1975 trong lễ đính hôn của một thành viên gia đình Jackson tại MGM Grand và trở thành bạn của nhau[149]. Hằng ngày họ thường xuyên liên lạc với nhau bằng điện thoại. Vì những lời cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em, Jackson nhận được nhiều lời động viên tinh thần từ Lisa, cô quan tâm đến tình hình sức khỏe sút kém và nghiện thuốc phiện của anh[150]. Cô giải thích: “Tôi tin rằng Michael đã không làm gì sai, anh ấy đã bị vu cáo. Và tôi bắt đầu yêu anh ấy. Tôi muốn giúp đỡ Michael. Tôi cảm thấy mình có thể làm được việc đó”[151]. Một lần Michael gọi điện cho Lisa, cô nói rằng anh đang “nói năng lảm nhảm và bị ảo tưởng”[150]. Sau đó, cô thuyết phục Jackson giải quyết vụ bê bối xâm hại tình dục trẻ em ngoài tòa án và đi cai nghiện ma túy.[152]
Jackson cầu hôn với Presley qua điện thoại vào mùa thu năm 1993. Anh nói “Nếu anh muốn cưới em, em sẽ đồng ý chứ?”[152] Hai người kết hôn tại Cộng hòa Dominica trong vòng bí mật, và liên tiếp phủ nhận đã cưới nhau trong gần hai tháng sau đó.[153] Vào thời điểm đó, các báo lá cải cho rằng đám cưới là một mưu mẹo nhằm nâng cấp hình ảnh công chúng của Jackson[153]. Hai năm sau, hai người ly dị nhưng vẫn là bạn của nhau[154].
Tháng 11 năm 1996, trong chuyến lưu diễn HIStory World Tour, Jackson kết hôn với y tá da liễu tên là Deborah Jeanne Rowe. Hai người có với nhau hai người con: một trai tên Prince Michael Joseph Jackson Jr. (được biết đến với tên “Prince”) và một gái tên Paris Michael Katherine Jackson[154][155]. Hai người gặp nhau từ giữa những năm 80 khi Jackson bắt đầu bị chẩn đoán mắc chứng bạch biến. Rowe giành nhiều thời gian chăm sóc, động viên Jackson và xây dựng tình bạn giữa họ trước khi bắt đầu yêu nhau[156]. Không có kế hoạch kết hôn nhưng vì Rowe mang thai, mẹ Jackson đã can thiệp và thuyết phục họ cưới nhau[157]. Cặp đôi ly dị năm 1999 và Rowe trao hết quyền nuôi con cho Jackson[158]. Sau đó trong chương trình Living with Michael Jackson, anh đã nói rằng anh và Debbie Rowe có một thoả thuận, rằng Debbie sẽ sinh con cho Michael. Debbie đã nói rằng “Tôi sẽ giúp anh có con” khi thấy anh đang buồn và thèm khát có những đứa con của riêng mình. Tuy nhiên đến năm 2006, anh đã đồng ý để cô cùng nuôi con với anh[158]. Sau khi anh mất, có tin lá cải đồn rằng Debbie Rowe nói 2 đứa con mà cô có với anh không phải là con đẻ của anh. Nhưng sau đó Debbie Rowe đã chính thức phủ nhận tin đồn này.
Đứa con thứ ba của Jackson tên là Prince Michael Jackson Jr II (được biết đến với tên khác là Blanket) sinh năm 2002[159]. Jackson chưa bao giờ tiết lộ danh tính của mẹ đứa trẻ. Anh nói rằng đây là kết quả của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của một người phụ nữ đến nay vẫn chưa được công bố danh tính và tinh trùng của anh[158]. Tháng 11 năm đó Jackson đem con mình ra trước ban công khách sạn anh ở. Bế con bằng tay phải, anh đã giơ con mình ra ngoài lan can ban công trong một khoảnh khắc ngắn để khoe với những người hâm mộ. Hành động liều lĩnh đã bị dư luận chỉ trích.[160].
Công tác từ thiện
Tháng 3 năm 1988, Jackson tậu một mảnh đất gần Santa Ynez, California để xây dựng điền trang Neverland Ranch với chi phí 17 triệu USD. Mảnh đất rộng 2.700 mẫu Anh (tương đương 11 km2), có nhiều vòng đu quay, một rạp xiếc thú, một rạp hát và 40 nhân viên an ninh. Tài sản này được ước tính khoảng 100 triệu USD vào năm 2003[102][161]. Chỉ tính riêng năm 1989, tổng thu nhập của Jackson từ đĩa hát, lưu diễn, quảng cáo cũng đã lên tới 125 triệu USD[96].
Jackson sáng lập “Quỹ từ thiện Heal the world” năm 1992. Tổ chức này có nhiệm vụ đưa trẻ em không nơi nương tựa về điền trang Neverland Ranch và đã gửi hàng triệu USD trợ giúp trẻ em vùng đang có chiến tranh và dịch bệnh. Với chuyến lưu diễn Dangerous World Tour, Jackson đã hiến tất cả số tiền lợi nhuận vào quỹ và quyên thêm được hàng chục triệu đôla nữa[19]. Anh cũng hiến luôn tiền bản quyền công chiếu chuyến lưu diễn trên kênh HBO với giá 20 triệu USD[162]. Sau cái chết của Ryan White, Jackson hướng sự chú ý của dư luận tới đại dịch HIV/AIDS, một vấn đề vẫn còn gây tranh cãi lúc bấy giờ. Anh cũng lên tiếng cầu xin chính quyền tại lễ nhậm chức tổng thống của Bill Clinton, rằng hãy chi nhiều tiền hơn để nghiên cứu và cứu giúp bệnh nhân HIV/AIDS[163][164].
Trong suốt tháng 6 năm 1999, Jackson tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện. Anh biểu diễn cùng nam ca sĩ opera Luciano Pavarotti tại một buổi hòa nhạc từ thiện ở Modena, Ý để ủng hộ cho tổ chức phi lợi nhuận Warchid và quyên hàng triệu đôla cho người tị nạn ở Kosovo và trẻ em ở Guatemala[165]. Một tháng sau đó Jackson tổ chức chương trình hòa nhạc “Michael Jackson và những người bạn” tại Đức và Hàn Quốc. Các ca sĩ khách mời có Slash, The Scorpions, Boyz II Men, Luther Vandross, Mariah Carey, Andrea Bocelli và Luciano Pavarotti. Tiền thu được gửi tới “Quỹ trẻ em Nelson Mandela“, Hội Chữ Thập đỏ quốc tế và UNESCO[166].
Vấn đề sức khỏe và thay đổi ngoại hình
Năm 1986, một số tờ báo lá cải đưa tin Jackson ngủ trong những phòng bội áp khí ôxy để ngăn chặn quá trình lão hóa. Sau đó, tin này đã được phủ nhận. Lúc đó anh đang quảng cáo cho bộ phim Captain EO sắp ra mắt và muốn mượn hình ảnh viễn tưởng ấy để quảng bá sản phẩm của mình[167][168].
Màu da của Jackson thuộc loại nâu trung bình trong suốt thời thơ ấu, nhưng bắt đầu đến những năm 1980 thì da anh càng ngày càng trở nên nhạt màu. Sự thay đổi gây ra nhiều hoài nghi đối với công chúng, trong đó có tin đồn rằng anh đang tẩy da[17]. Khoảng giữa thập niên này, Jackson bị chẩn đoán là mắc bệnh bạch biến và luput, cả hai bệnh này khiến anh rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Quá trình điều trị càng ngày càng làm da anh trắng hơn, và việc sử dụng phấn trang điểm để che đi những vùng da xấu trên mặt cũng làm Jackson trông rất trắng.[169]. Cấu trúc xương mặt của Jackson cũng thay đổi; một số bác sĩ cho rằng anh đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật mũi, nâng trán, làm mỏng môi, và chỉnh xương gò má[170]. Những thay đổi trên khuôn mặt Jackson một phần còn là do những giai đoạn giảm cân mạnh[171]. Đầu thập niên 80, anh trở nên mảnh dẻ hơn do thay đổi chế độ ăn và mong muốn có “thân hình của vũ công”[172]. Nhiều nhân chứng nói rằng Jackson thường xuyên hoa mắt chóng mặt và biếng ăn[173]. Nhiều chuyên gia y học cho biết họ tin rằng chàng ca sĩ đang mắc chứng mặc cảm ngoại hình hay còn có tên gọi khác là rối loạn khiếm khuyết hình thể, một rối loạn về tâm lý mà người bệnh lo lắng quá mức về một khiếm khuyết nhỏ hay một khiếm khuyết tưởng tượng trên cơ thể mình.[169].
“ | Sao không nói với mọi người tôi là người Hỏa Tinh? Nói với họ rằng tôi ăn thịt gà sống và nhảy những điệu tà thuật lúc nửa đêm. Họ sẽ tin tất cả những gì bạn nói bởi vì bạn là một phóng viên. Nhưng nếu là tôi, Michael Jackson, nói: “Tôi là người Hỏa Tinh, ăn thịt gà sống và nhảy những điệu tà thuật lúc nửa đêm”, mọi người sẽ nói: “Ôi dào, thằng cha Michael Jackson đó bị dở hơi. Hắn bị điên ấy mà. Anh không thể tin bất kỳ lời ngớ ngẩn nào phát ra từ mồm hắn”[174].(Michael Jackson) | ” |
Bị cáo buộc quấy rối tình dục trẻ em
Michael Jackson bắt đầu bị buộc tội xâm hại tình dục trẻ em bởi một cậu bé 13 tuổi tên là Jordan Chandler và cha của cậu, Evan Chandler[175]. Tình bạn trước đó giữa hai người lớn tan vỡ. Even có nói: “Nếu tôi thắng vụ này, tôi sẽ là người thành công nhất. Không có cửa nào để tôi thua cả. Tôi sẽ lấy được tất cả những gì tôi muốn và sự nghiệp của Michael Jackson sẽ tan tành mây khói”[176]. Lần đầu tiên gặp Jackson, Jordan đang sống với cha dượng và mẹ ruột. Một năm sau, khi gặp lại cha ruột, cha cậu nghi ngờ về mối quan hệ của cậu với Jackson. Vì cậu vốn là người hâm mộ cuồng nhiệt của Jackson nên đã từ chối kể cho cha về quan hệ của hai người. Sau đó, cha của Jordan đã đưa cho cậu thuốc an thần và dưới tác dụng của thuốc an thần, Jordan kể với cha rằng Jackson đã chạm vào dương vật của cậu.[177]. Evan và Jackson đã định giải quyết vấn đề ngoài vòng pháp luật bằng tài chính nhưng cuối cùng đã không thành công do Jackson còn đưa ra nhiều yêu cầu ngược lại đối với cha con Chandler. Jordan Chandler đã kể với các chuyên gia tâm lý, sau là với cảnh sát, rằng Michael Jackson đã thực hiện những hành động như tình dục bằng miệng và những lời mô tả chi tiết mà theo như cậu là bộ phận sinh dục của ca sĩ[178].
Một cuộc điều tra chính thức bắt đầu và điền trang Neverland Ranch bị lục soát. Nhiều trẻ em sống trong đó và các thành viên gia đình phủ nhận rằng Jackson là loại người có khoái cảm tình dục với trẻ em[178]. Hình ảnh của ca sĩ càng bị tổn hại khi chính chị gái của anh là La Toya Jackson đã lên tiếng nói anh là con người như vậy bằng một phát biểu mà sau đó đã bị cô rút lại[179]. Jackson đồng ý để cảnh sát lục soát trong vòng 25 phút nhằm tìm ta bằng chứng liệu những lời miêu tả của Jordan có chính xác hay không. Các bác sĩ kết luận rằng có nhiều điểm giống nhau rõ ràng nhưng đó chưa phải là kết luận cuối cùng[179]. Jackson đã công khai đưa ra lời tuyên bố mùi mẫn, nói rằng anh hoàn toàn vô tội, chỉ trích những gì mà anh cho là thành kiến của giới truyền thông đồng thời cũng nói về kết quả cuộc lục soát[175].
Jackson bắt đầu dùng thuốc giảm đau để giảm stress vì những lời cáo buộc anh. Mùa thu năm 1993, anh bắt đầu nghiện thuốc phiện[150]. Sức khỏe của anh xuống đến độ phải hủy bỏ những buổi biểu diễn còn lại trong chuyến lưu diễn Dangerous World Tour và anh phải đến trung tâm cai nghiện trong vài tháng[180]. Sự căng thẳng cũng làm Jackson chán ăn, dẫn đến việc sụt nhiều cân [181]. Lo ngại anh không thể chịu đựng lâu dưới một sức ép như vậy, bạn bè và các chuyên gia tư vấn pháp lý đã khuyên anh hãy giải quyết vấn đề này ngoài vòng pháp luật[180][181].
Mười năm sau, 2003, Jackson lại bị một cậu bé khác tên là Gavin Arvizo, lúc đó 14 tuổi, buộc tội ở 7 điểm về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Đầu năm đó, kênh truyền hình Granada của Anh có phát sóng một bộ phim tài liệu có cảnh Jackson nắm tay và bình luận về việc chia sẻ giường ngủ với Arvizo[182]. Cũng trong bộ phim tài liệu này, người xem còn được chứng kiến Jackson đã mạnh tay chi một khoản tiền lớn vào những việc lặt vặt, những 6 triệu USD trong một cửa hàng[102] cho Gavin Arvizo. Anh sau đó đã bác bỏ lời buộc tội. Nữ diễn viên Elizabeth Taylor, bạn của anh, đã lên tiếng bênh vực trên chương trình Larry King Live, nói rằng bà đã ở đấy khi họ “trên giường và xem tivi. Chẳng có gì bất bình thường về việc đó cả. Cũng chẳng có gì nhạy cảm xảy ra. Chúng tôi cười như những đứa trẻ và xem rất nhiều Walt Disney. Tóm lại là không có gì kỳ cục cả”[183]. Khuôn mặt nhìn nghiêng của Michael được giám định bởi một chuyên gia thần kinh tên là Stan Katz. Ông này cũng dành nhiều giờ để làm việc cùng với nguyên cáo. Theo như đánh giá của Katz thì Jackson dường như đã quay ngược trở lại như một đứa trẻ mới lên 10 và không có dấu hiệu của một người có khoái cảm tình dục với trẻ em[184].
Chịu đựng phiên tòa xét xử sắp tới, Jackson trở nên phụ thuộc vào thuốc giảm đau gây nghiện như morphine hay demetrol, nhưng sau đó anh đã bỏ được[185]. Phiên tòa People v. Jackson bắt đầu tại hạt Santa Maria, California, hai năm sau khi anh chính thức bị buộc tội. Phiên tòa này kéo dài 5 tháng đến tận tháng 5 năm 2005 mới kết thúc. Trong suốt quá trình này, anh một lần nữa phải trải qua những trận ốm vì căng thẳng và sút cân, càng làm biến đổi dung nhan của anh[186]. Trong tháng 6, anh hoàn toàn được trắng án ở tất cả điểm luận tội[187]. Sau đó anh đã chuyển tới định cư ở đảo quốc Bahrain ở vịnh Persian[188].
“ | Tôi tham gia vào ngành công nghiệp giải trí từ năm lên 6… Như Charles Dickens đã nói, “Đó là khoảng thời gian tốt đẹp nhất, tồi tệ nhất”. Nhưng tôi sẽ không thay đổi sự nghiệp của mình. Trong khi một vài người đã chủ tâm làm tôi bị tổn thương, tôi vẫn dễ dàng vượt qua nhờ gia đình thân yêu, một niềm tin mạnh mẽ và những người bạn cùng người hâm mộ tuyệt vời đã và đang ủng hộ tôi”[189].(Michael Jackson) | ” |
Phong cách nghệ thuật
Chủ đề và thể loại nhạc
Steve Huey của Allmusic khẳng định rằng trong suốt sự nghiệp solo, tài năng của Michael Jackson đã tạo điều kiện cho anh có cơ hội thử sức với hàng loạt chủ đề và thể loại âm nhạc khác nhau[190]. Là một nhạc sĩ, Jackson đã kết hợp cả những nhịp điệu funk với các bản guitar mạnh mẽ của rock. Không giống như nhiều nhạc sĩ khác, Jackson đã không sáng tác trên giấy mà thay vào đó là thu âm bằng một máy thu thanh. Trong khi thu âm thì anh hát lại bằng trí nhớ của mình[191][192]. Nhiều nhà phê bình nhận thấy rằng album Off the Wall là sự kết hợp của funk, disco-pop, soul, soft rock, jazz và pop ballad[190][193][194]. Ví dụ tiêu biểu là bản ballad “She’s out of My Life“, và hai bản disco “Workin’ Day and Night” và “Get on the Floor”.[193]
-
Michael Jackson – “Thriller” Trích đoạn “Thriller”, một trong những ca khúc dễ nhận biết nhất của Michael Jackson, phát hành dưới dạng đĩa đơn năm 1984. Jackson đã sử dụng những hiệu ứng âm thanh điện ảnh và nhạc tố phim kinh dị để truyền tải nỗi sợ hãi đến người nghe. - Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.
Cũng theo Huey, album Thriller là sự trau chuốt hơn những điểm mạnh của Off the Wall[190]. Những bản dance và rock đã trở nên kích động hơn, trong khi những giai điệu pop và ballad dường như trở nên nhẹ nhàng và truyền cảm hơn. Ca khúc nổi bật gồm các bản ballad “The Lady in My Life”, “Human Nature” và “The Girl Is Mine“. Mảng nhạc funk gồm “Billie Jean” và “Wanna Be Startin’ Somethin’“. Disco thì có “Baby Be Mine” and “P.Y.T. (Pretty Young Thing)“[190][195][196][197]. Với Thriller, Christopher Conelly của Rolling Stone bình luận rằng Jackson đã mở rộng sự kết hợp với đề tài hoang tưởng và hình ảnh bí ẩn. Stephen Erlewine của Allmusic nhấn mạnh rằng đây là điều hiển nhiên ở những bài hát như “Billie Jean” hay “Wanna Be Startin’ Somethin'”[196]. Với “Billie Jean”, Jackson hát về một người hâm mộ nữ đã coi anh là bố của những đứa trẻ con cô ta[190]. Còn với “Wanna Be Startin’ Somethin'”, anh đã thúc giục người nghe chống lại những chuyện tầm phào của giới truyền thông. Ca khúc rock “Beat It” mang ý nghĩa chống lại bạo lực trong những băng đảng xã hội đen và đây được coi là bản rock thành công ban đầu của Jackson theo như Huey[190]. Huey cũng để ý rằng ca khúc cùng tên album, “Thriller” đã bắt đầu cho thấy sự hứng thú của Jackson về sự siêu nhiên, một chủ đề mà anh đã lặp lại trong những năm tiếp theo[190]. Năm 1985, Michael Jackson cùng Lionel Richie sáng tác ca khúc “We Are The World” với nội dung nhân đạo, chủ đề mà sau này đã trở thành phần trung tâm trong cuộc đời và sự nghiệp của anh[190].
Ở album Bad, khái niệm của Jackson về tình yêu có tính chất vụ lợi có thể thấy ở bài “Dirty Diana“[198]. Đĩa đơn đầu tiên “I Just Can’t Stop Loving You” là một bản ballad tình yêu truyền thống trong khi “Man In The Mirror” lại nói về sự thú nhận và quyết tâm. “Smooth Criminal” thì gợi lên những cuộc xô xát đẫm máu, hiếp dâm và thậm chí là giết người. Stephen Erlewine cho rằng album Dangerous đã cho thấy Jackson như một cá nhân hoàn toàn ngược đời[199]. Ông bình luận rằng album đa dạng hơn những album trước đó vì nó vừa hấp dẫn dân đường phố lại vừa thu hút giời trung lưu với những bài kiểu như “Heal The World“[199]. Đây là album đầu tiên của Jackson mà những mặt yếu kém của xã hội đã trở thành chủ đề chính. Nửa đầu của album hướng về dòng nhạc swing bao gồm các bài như “Jam” và “Remember The Time“[200]. “Why You Wanna Trip on Me” là một ví dụ phản ảnh nạn đói, AIDS, nghiện hút và vô gia cư trên thế giới[200]. Dangerous còn chứa những đề cập về vấn đề giới tính như trong “In The Closet“-một nhạc phẩm nói về dục vọng và phủ nhận, mạo hiểm và đàn áp, cô đơn và kết nối, riêng tư và khám phá[200]. Bài “Dangerous” tiếp tục chủ đề về tình yêu vụ lợi và dục vọng ép buộc[200]. Nửa sau album gồm những ca khúc mang tính hướng nội nhiều hơn, với những nhạc phẩm cho thấy một Jackson đã biết mở rộng đến những đấu tranh nội tâm. Anh đã viết ca khúc “Gone Too Soon” để tưởng nhớ người bạn trẻ Ryan White và cảnh ngộ khốn khó của nạn nhân bệnh AIDS[164]. Album cũng chứa một trong những bản power ballad đầu tiên, “Give In To Me“[200].
Album HIStory thì tạo ra một không khí đầy hoang tưởng[201]. Nội dung của nó tập trung vào sự gian khổ và kiên trì đấu tranh của Michael Jackson trước khi cho ra đời những sản phẩm nghệ thuật. Bài “Scream” song ca cùng cô em gái Janet Jackson và “Tabloid Junkie” cùng với bản ballad R&B “You Are Not Alone” là sự đáp trả lại sự bất công và cô đơn mà anh cảm nhận, trực tiếp hơn là sự phẫn nộ trước những xoi mói thái quá của giới truyền thông[202]. Với “D.S.“, Jackson đã chỉ trích Tom Sneddon như một kẻ chống lại xã hội, kẻ coi người da trắng là thượng đẳng, ưu việt. Invincible cho thấy Jackson đã phải làm việc rất vất vả với nhà sản xuất Rodney Jerkins[190]. Đó là bản thu âm tạo bởi nhạc urban soul như các bài “Cry”, “The Lost Children”, những bản ballad như “Speechless”, “Break of Dawn” và “Butterflies”[107][112], pha trộn thêm hip-hop, pop, rap trong “2000 Watts”, “Heartbreaker” và “Invincible”[112].
Giọng hát
-
Michael Jackson – “Black or White” Đĩa đơn đầu tiên từ Dangerous, một trong những bài hát thành công nhất của Jackson. Tuy nhạc Pop là chủ đạo nhưng bài hát vẫn có chút âm hưởng của hard rock và R&B.[203] Ca khúc cho thấy khả năng hát của Jackson theo nhiều phong cách khác nhau, trong đó có cả giọng nấc mà anh rất hay sử dụng những năm trước đó. - Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.
Michael Jackson có chất giọng trong và thanh, hơi giống giọng nữ. Phong cách âm nhạc của anh dựa trên nền tảng hát đơn, học hỏi thêm tiết tấu jazz blues, đồng thời kế thừa các đặc điểm từ The Beatles và The Rolling Stones. Anh bắt đầu hát khi còn là một đứa trẻ và trải qua năm tháng thì giọng và cách hát đã có những thay đổi đáng chú ý. Trong những năm 1971 đến 1975, giọng của anh đã “giảm một cách nhẹ nhàng từ một giọng nữ cao của một cậu bé tới kiểu giọng mái (một giọng nam cao lưỡng tính) đầy quyến rũ như hiện nay”[161]. Khoảng giữa những năm 1970 thì Jackson đã bắt đầu quen hát kiểu nấc, có thể thấy trong bài “Shake Your Body (Down to the Ground)“. Mục đích của cách hát nấc – một chút giống như việc nuốt không khí hoặc thở hổn hển – là để giúp tăng cảm hứng; tạo nên sự sôi nổi, buồn bã hoặc sợ hãi[204]. Với sự ra đời của Off the Wall cuối thập niên 1970, năng lực của Jackson như một ca sĩ thực thụ đã được công nhận[193]. Thời gian đó, Rolling Stone đã so sánh giọng của anh như “nói lắp nín thở, vẩn vơ” theo kiểu Stevie Wonder. Họ cũng phân tích rằng “giọng hát vừa mềm mại vừa cứng cáp của Jackson thật tuyệt vời. Nó đi một cách nhẹ nhàng đến một chất giọng falsetto đáng ngạc nhiên thật táo bạo”[194]. Năm 1982 chứng kiến sự phát hành của Thriller, Rolling Stone cho rằng anh đang hát với một “giọng hát hoàn toàn trưởng thành” mà “đượm chút buồn”[197].
Album Bad năm 1987 cho thấy giọng hát gai góc trong phần tiền khúc và mềm mại trong phần điệp khúc của các bài hát[205]. Jackson thường xuyên cố tình phát âm sai, thỉnh thoảng đánh vần là “cha’mone” hay “shamone”[206]. Sự quay trở lại trong thập niên 1990 với phát hành album Dangerous mang nhiều tính nội tâm, Jackson tiếp tục sử dụng thế mạnh về giọng hát của mình để làm sâu sắc thêm những chủ đề và thể loại nhạc trong các album trước đó của mình. Thời báo New York cho rằng trong một số track, Jackson như “nín thở”, giọng anh run run khi nhắc đến những mối lo toan hay rơi xuống “những lời thì thầm tuyệt vọng”, “rít lên giận dữ qua những tiếng nghiến răng” và anh có một “giọng hát đầy đau khổ”[200]. Còn khi hát về tình anh em hay lòng tự trọng, giọng ca của ca sĩ dường như trở nên mềm mại hơn[200]. Bài “In the Closet” chứa đựng tiếng thở nặng nề và tiếng loop 5 âm tiết scat, trong khi đó ở ca khúc cùng tên album, Jackson lại phô diễn khả năng rap của minh[200][207]. Khi nhận xét về album Invincible, tạp chí Rolling Stone cho rằng Michael Jackson, ở tuổi 43, vẫn còn biểu diễn “những ca khúc mang giai điệu giọng thanh thoát và sự hòa giọng ngân vang”[108]. Nelson George kết luận giọng hát của Jackson rằng, với “những sự thanh nhã, sự phản kháng, sự giận dữ, sự trẻ con, chất giọng mái, sự mềm mại, tất cả trở thành những yếu tố làm nên tên tuổi Michael Jackson như một giọng ca lớn”[207].
Video âm nhạc
Michael Jackson được cho là ca sĩ đầu tiên đã nâng giá trị của video ca nhạc trở thành một hình thức nghệ thuật và một công cụ quảng cáo thông qua lối kể chuyện, những bộ phim ngắn và sáng tác, dàn dựng những điệu nhảy mà đến ngày nay vẫn còn rất thịnh hành. Tiêu biểu là “Thriller” nhưng cũng có thể thấy điều này ở những video khác của Jackson như “Bad“, “Smooth Criminal“, “Remember the Time“. Những cảnh quay nhảy nhóm được tiên phong bởi “Beat It” và phổ biến nhờ “Thriller” đã là một yếu tố chính trong các video ca nhạc suốt thời kỳ đó. Những điệu nhảy trong “Thriller” đã được phổ biến trong nền văn hoá đại chúng, được dựng lại ở khắp nơi, từ những bộ phim của Ấn Độ cho đến những nhà tù ở Philippines[208][209]. Chìa khoá cho những thành công này của Jackson chính là mối quan hệ mật thiết với MTV, một kênh truyền hình âm nhạc trẻ tuổi được thành lập năm 1981. Nhờ đó mà những video ca nhạc của Jackson đã được trình chiếu với một tần suất cao. Năm 1983, khi Jackson xuất hiện với “Billie Jean“, video đầu tiên từ album Thriller, MTV rất hiếm khi chiếu video của một ca sĩ người Mỹ gốc Phi[40] và nhanh chóng từ chối trình chiếu những video tiếp theo của anh. Nghe tin này, ông chủ hãng thu âm CBS Records đã rất tức giận và chỉ trích MTV. Thái độ quyết liệt của ông này khiến cho MTV phải thay đổi thái độ và bắt đầu trình chiếu “Billie Jean” với tần suất cao hơn, qua đó đặt nền móng cho mối quan hệ đắc lực kéo dài nhiều năm sau giữa Jackson và MTV và cả những nghệ sĩ da màu khác nữa[210]. Video ca nhạc dài 14 phút “Thriller” xuất hiện tháng 12 năm 1983 đã làm chao đảo kênh truyền hình này. Video đã mang đến cảm giác ly kỳ rùng rợn cho người xem khắp nước Mỹ, đặc biệt là trẻ em nhỏ tuổi. “Thriller” đã khởi đầu một kỷ nguyên mới của video ca nhạc và thường được sách kỷ lục Guinness coi là một trong những video ca nhạc thành công nhất mọi thời đại. Hưởng ứng ảnh hưởng của Michael Jackson, MTV bắt đầu có xu hướng trình chiếu video nhạc pop và R&B nhiều hơn thay cho nhạc rock[210][211].
Trong video 18 phút “Bad” đạo diễn bởi Martin Scorsese, Michael Jackson bắt đầu sử dụng hình tượng giới tính và khả năng biên đạo mà chưa từng thấy trước đó trong các sản phẩm của anh. Anh thỉnh thoảng túm lấy hoặc chạm vào ngực, thân mình và hạ bộ. Khi mà anh miêu tả đó là “biên đạo múa”, nó đã nhận được những sự khen chê lẫn lộn từ cả người hâm mộ lẫn nhà phê bình. Tạp chí Time coi nó là điều “đáng hổ thẹn”[212]. Với “Smooth Criminal”, Jackson đã sáng tạo trong phần biểu diễn của mình một cú “ngả người chống lại trọng lực“, mà đã được anh đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ số 5,225,452[213]. Mặc dù video ca nhạc “Leave Me Alone” (1989) không được phát hành chính thức tại Mỹ nhưng nó được đề cử 4 giải Billboard hạng mục video ca nhạc và thắng 3 giải. Cùng năm đó nó đã giành giải thưởng Sư Tử Vàng cho chất lượng của hiệu ứng đặc biệt được nhà sản xuất sử dụng. Năm 1990, “Leave Me Alone” đã giành giải Grammy cho hạng mục “Video âm nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất”[214].
Năm 1988, giải thưởng tiên phong của MTV được trao cho Michael Jackson nhằm tôn vinh thành tựu nghệ thuật trong video ca nhạc của anh trong suốt thập niên 1980[19]. Kèm theo đĩa đơn “Black or White” là một video ca nhạc gây nhiều tranh cãi. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, video được khởi chiếu cùng lúc tại 27 quốc gia với lượng người xem lên tới 500 triệu người, lại trở thành một kỷ lục nữa từ trước đến nay. Trong video này có nhiều cảnh có vẻ như bạo lực và gợi cảm mà một số người xem không ưa thích như việc đập phá phố phường, xé rách quần áo hay chà xát khu vực nhạy cảm. Những cảnh quay gây khó chịu ở nửa cuối của video được điều chỉnh lại nhằm tránh khỏi lệnh cấm chiếu, và Jackson đã lên tiếng xin lỗi công chúng[215]. Cùng với Jackson, những diễn viên khác như Macaulay Culkin, Peggy Lipton và George Wendt cũng xuất hiện trong video. Video cho “Remember the Time” được anh đầu tư kỹ lưỡng và trở thành một trong những video dài nhất của anh, với thời lượng hơn 9 phút. Lấy bối cảnh là Ai Cập cổ đại, nhà sản xuất phải sử dụng nhiều hiệu ứng thị giác, với sự tham gia của diễn viên Eddie Murphy, người mẫu Iman và vận động viên bóng rổ Magic Johnson, lần lượt trong các vai pharaoh, nữ hoàng và quan[216]. “In the Closet” là một trong những video gợi cảm nhất của Jackson cho tới bây giờ. Siêu mẫu Naomi Campbell xuất hiện trong video và thực hiện những điệu múa tình tứ với Jackson. Đó là lí do khiến nó bị cấm chiếu tại Nam Phi[19].
Video ca nhạc của “Scream“, đạo diễn bởi Mark Romanek và thiết kế sản xuất bởi Tom Foden, là một trong những video được hoan nghênh từ giới phê bình. Năm 1995, nó nhận được 11 đề cử giải Video ca nhạc của MTV, nhiều hơn bất kỳ video nào khác, và giành được giải “Video nhảy xuất sắc nhất”, “Bố trí đẹp nhất” và “Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất”[217]. Bài hát “Scream” và video của nó được cho là một nỗ lực phản kháng mạnh mẽ của hai anh em Jackson đối với lời buộc tội xâm hại tình dục trẻ em năm 1993[218]. Foden nói rằng “Mark đã viết ý tưởng để Michael và Janet ở trên một tàu vũ trụ rất lớn. Và họ chỉ có một mình… Họ đang trốn tránh khỏi Trái Đất. Mỗi cảnh là một môi trường khác nhau trên con tàu, nơi họ có thể tìm thấy chút ít niềm vui và thư giãn”. Foden miêu tả nhiệm vụ của mình như “một quá trình hoạt động trong quân đội”: “ý tưởng là mỗi một đạo diễn nghệ thuật đảm nhiệm 3 cảnh: một cảnh phức tạp, một cảnh không phức tạp lắm và một số họa tiết nhỏ và dễ thực hiện hơn”. Một năm sau, video giành một giải Grammy hạng mục “Video âm nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất” và sau đó được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là video ca nhạc có chi phí đầu tư lớn nhất mọi thời đại với 7 triệu USD[94][219]. Video “Earth Song” tuy chỉ được đề cử Grammy nhưng cũng được coi là một thành công của Jackson. Trong video clip có những cảnh quay về sự tàn phá của con người với thiên nhiên như chặt phá rừng, săn voi lấy ngà cùng với đó là sự suy thoái của môi trường khi các nhà máy liên tục xả ống khói lên bầu trời; tiếp theo là cảnh chiến tranh loạn lạc giết hại những con người vô tội và cuối cùng là nguyện vọng của ca sĩ, sự tái sinh của Trái Đất cùng những con người đã chết trong chiến tranh, các nhà máy ngừng xả khói, những động thực vật hồi sinh[94][220]. Phát hành năm 1997 và khởi chiếu một năm trước đó tại Liên hoan phim Cannes, Ghosts dài đến nỗi được coi là một bộ phim ngắn, biên kịch bởi Jackson và Stephen King, đạo diễn bởi Stan Winston. Nó dài tới 38 phút và hiện đang giữ kỷ lục là video ca nhạc dài nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness[60][94][221][222].
Vũ đạo
Khả năng vũ đạo của Michael Jackson do thường xuyên được trau dồi, trở thành một phần quan trọng làm nên thành công của anh. Phong cách nhảy của anh vừa bốc lửa rạo rực, vừa yểu điệu, nhiều khi còn xen kẽ vài bước đi ngờ nghệch theo kiểu hề Charles. Theo như TIME thì anh “giam mình ở nhà, trong một căn phòng mà không có cái gương nào bởi gương sẽ làm bạn điệu… Từng động tác xoay tròn, nhún, nhấc chân, phanh áo rồi lắc người hay đứng như phỗng được kết hợp nhuần nhuyễn… Và đáng chú ý là động tác đi giật lùi về phía sau, xoay ba vòng rồi đứng lên bằng ngón chân. Đó là một thương hiệu, một điệu nhảy mà nhiều vũ công không dám tập. Nếu bạn lỡ bước, bạn có thể bị thương”[223]. Khả năng vũ đạo của Jackson, đôi khi được so sánh với một vài vũ công nổi tiếng trước đó như Fred Astaire hay Rudolf Nureyev, đã tạo nên tên tuổi Jackson như một trong những nghệ sĩ trình diễn xuất sắc của thời đại.
Màn trình diễn ca khúc “Billie Jean” tại chương trình Motown 25: Yesterday, Today, Forever ngày 16 tháng 5 năm 1983 gây được tiếng vang lớn nhờ vũ đạo độc đáo, mặc dù lúc đó anh hát nhép. Hơn 50 triệu người đã chứng kiến Jackson biểu diễn ca khúc nổi tiếng nhất của mình lúc bấy giờ[224]. Điệu nhảy trong màn trình diễn về sau được gọi là moonwalk, tuy không phải do Jackson nghĩ ra, nhưng chính anh là người hoàn thiện và khiến nó trở nên nổi tiếng và trở thành từ cửa miệng của nhiều trẻ em. Tờ Thời báo New York đưa ra lời bình luận: “Điệu moonwalk quả là một phép ẩn dụ thích hợp cho phong cách vũ đạo của Michael Jackson. Anh thực hiện nó như thế nào? Về mặt kỹ thuật, anh quả là một nhà ảo thuật và nghệ sĩ kịch câm tài năng. Khả năng trượt lùi đồng thời giữ một chân thẳng đứng còn chân kia uốn cong chắc hẳn phải được luyện tập trong một thời gian rất dài”[225].
Ảnh hưởng
Các phương tiện truyền thông đã tôn vinh ông là “Vua nhạc Pop” bởi vì, trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã tạo nên cuộc cách tân về nghệ thuật của video âm nhạc và mở đường cho nền nhạc pop hiện đại. Nhà báo tờ Daily Telegraph Tom Utley đã mô tả những đóng góp của Michael Jackson vào năm 2003 là “cực kỳ quan trọng” anh là một “thiên tài”.[226] Là ngôi sao ca nhạc sô-lô lớn nhất kể từ Elvis Presley và sớm được vinh danh tại Đại lộ Danh vọng Hollywood từ năm 1984, Michael Jackson đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể lên nền âm nhạc thế giới với việc phá bỏ rào cản xã hội, mở đường cho nhạc pop hiện đại và thay đổi hình tượng về một ngôi sao nhạc pop hiện đại ở nước Mỹ. Những sản phẩm của anh, đặc biệt là phong cách nhạc và cách hát đã ảnh hưởng lên một số lượng lớn nghệ sĩ sau này trong đó có những ca sĩ thành danh như Mariah Carey[161], Usher[227], Justin Timberlake[111], Britney Spears[161], Justin Bieber, Chris Brown, R. Kelly[207]..v.v. Không chỉ riêng tại Mỹ, tầm ảnh hưởng “không thể sánh kịp” của Jackson lên thế hệ đàn em đã lên đến phạm vi toàn cầu[228].
Vinh danh và giải thưởng
Trong suốt sự nghiệp của mình, Jackson đã nhận được rất nhiều giải thưởng và huân chương, trong đó có Giải thưởng Âm nhạc Thế giới cho “Nghệ sĩ pop nam bán đĩa chạy nhất thiên niên kỷ”, Giải thưởng Âm nhạc Mỹ cho “Nghệ sĩ của thế kỷ” và giải Bambi cho “Nghệ sĩ Pop của Thiên niên kỷ”[35][229]. Anh đã hai lần được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll, lần thứ nhất vào năm 1997 cùng với các anh trai trong ban nhạc The Jackson 5 và lần thứ hai vào năm 2001 dưới vai trò là một nghệ sĩ hát đơn[35]. Năm 2002, Jackson cũng được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ. Thành tích nổi bật khác của anh còn là hàng loạt kỷ lục Guinness, riêng năm 2006 anh đã được công nhận 6 kỷ lục, 13 giải Grammy, 13 đĩa đơn quán quân tại Mỹ và hơn 800 triệu album được tiêu thụ trên toàn cầu, giúp anh trở thành một trong những nghệ sĩ bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc[82][96][230][231][232]. Năm 2010, Jackson được giới thiệu vào “Đại sảnh Khiêu Vũ” (Dance Hall of Fame) và cũng là người đầu tiên (và duy nhất) của nhạcpop và rock ‘n’ roll được vinh danh.
Michael Jackson được miêu tả như một con người “sở hữu mọi công cụ để thống trị các bảng xếp hạng một cách có vẻ như tùy ý”, “một giọng hát đặc biệt đến nỗi có thể nhận ra ngay lập tức”[190]. Trong giữa thập niên 1980, anh được Time miêu tả như “hiện tượng nóng nhất kể từ Elvis Presley[39]. Tom Utley của Daily Telegraph là “một nhân vật cực kỳ quan trọng trong lịch sử văn hóa đại chúng” và “một thiên tài”[233]. Tổng cộng tiền bản quyền từ các sản phẩm thu âm, hòa nhạc, video mà Jackson thu được là khoảng 500 triệu USD. Một số nhà phân tích nghiên cứu rằng con số có thể lên đến hàng tỉ USD[102][234]. Sự nghiệp âm nhạc thành công đã làm nên tên tuổi của một Michael Jackson, một phần quan trọng trong văn hóa pop[82]. Trong những năm gần đây Jackson liên tục được ghi nhận là một trong những người đàn ông nổi tiếng nhất thế giới[235].
Danh sách đĩa nhạc
Album phòng thu
- 1972: Got to Be There
- 1972: Ben
- 1973: Music & Me
- 1975: Forever, Michael
- 1979: Off the Wall
- 1982: Thriller
- 1987: Bad
- 1991: Dangerous
- 1995: HIStory: Past, Present and Future, Book I
- 2001: Invincible
Những nhạc phẩm tiêu biểu
Năm | Đĩa đơn | Album | Vị trí cao nhất | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||
1972 | “Ben“ | Ben | 1 | 7 | – | – | 1 | |
1979 | “Don’t Stop Til You Get Enough“ | Off The Wall | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |
“Rock with You“ | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||
1981 | “One Day in Your Life“ | One Day in Your Life | 55 | 1 | – | – | 9 | |
1983 | “Billie Jean“ | Thriller | 1 | 1 | 1 | 4 | 1 | |
“Beat It“ | 1 | 3 | 1 | 1 | 2 | |||
“Thriller“ | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||
“Say Say Say” (với Paul McCartney) | Pipes of Peace | 1 | 2 | 1 | 1 | 4 | ||
1987 | “I Just Can’t Stop Loving You“ | Bad | 1 | 1 | 2 | 12 | 10 | |
“Bad“ | 1 | 3 | 1 | 4 | 4 | |||
“The Way You Make Me Feel“ | 1 | 3 | 3 | 29 | 5 | |||
“Man in the Mirror“ | 1 | 21 | 6 | 1 | 39 | |||
“Dirty Diana“ | 1 | 4 | 15 | 9 | 27 | |||
1991 | “Black or White“ | Dangerous | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |
“Remember The Time“ | 3 | 3 | 5 | 1 | 6 | |||
“In The Closet“ | 6 | 8 | 13 | 1 | 9 | |||
“Jam“ | 26 | 12 | 21 | 1 | 11 | |||
1995 | “You Are Not Alone“ | HIStory Continues | 1 | 1 | 2 | 1 | 7 | |
“Earth Song“ | – | 1 | – | 2 | 15 | |||
1997 | “Blood on the Dance Floor“ | Blood on the Dance Floor: HIStory in the Mix | 42 | 1 | 4 | 10 | 5 | |
2001 | “You Rock My World“ | Invincible | 10 | 2 | 2 | 1 | 4 | |
Quán quân | 13 | 7 | 5 | 10 | 4 |
Giải Grammy
Năm | Tên giải | Tác phẩm được giải |
---|---|---|
1980 | Trình diễn giọng R&B nam xuất sắc nhất | “Don’t Stop Til You Get Enough“ |
1984 | Album của năm | Thriller |
1984 | Thu âm của năm | “Beat It“ |
1984 | Trình diễn giọng pop nam xuất sắc nhất | “Thriller“ |
1984 | Trình diễn giọng R&B nam xuất sắc nhất | “Billie Jean“ |
1984 | Trình diễn giọng rock nam xuất sắc nhất | “Beat It“ |
1984 | Nhà sản xuất của năm | |
1984 | Bài hát R&B hay nhất | “Billie Jean” |
1984 | Thu âm xuất sắc nhất cho trẻ em | The Extra Terrestrial Album |
1985 | Video ca nhạc hình thái dài xuất sắc nhất | Making of Thriller |
1986 | Thu âm của năm | “We Are the World” (với nhiều nghệ sĩ khác) |
1986 | Bài hát của năm | “We Are the World” (với Lionel Richie) |
1986 | Song ca hoặc nhóm nhạc trình diễn giọng pop xuất sắc nhất | “We Are the World” (với nhiều nghệ sĩ khác) |
1986 | Video ca nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất | “We Are the World” (với nhiều nghệ sĩ khác) |
1990 | Video ca nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất | “Leave Me Alone“ |
1993 | Giải thưởng huyền thoại sống | |
1996 | Video ca nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất | “Scream” (với Janet Jackson) |
2010 | Thành tựu trọn đời |
Xem thêm
- Danh sách các nghệ sĩ bán được nhiều đĩa hát nhất mọi thời đại
- Danh sách những nghệ sĩ được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll
- Danh sách các đĩa đơn bán chạy nhất trên toàn thế giới
- Các kỷ lục của bảng xếp hạng Billboard Hot 100
- Các kỷ lục của bảng xếp hạng Billboard 200
- Các kỷ lục của UK Singles Chart
Sách
- Mecca, C. (1997). Michael Jackson – American Master. CAM Publishing. ISBN 0-9655174-0-3.
- Jackson, Michael (1988). Moonwalk. Doubleday. tr. 143–144. ISBN 0-434-37042-8.
- Jackson, Michael (1992). Dancing The Dream. Doubleday. ISBN 0-385-40368-2.
- Jackson, Michael (2006). My World, The Official Photobook, Vol. 1. Triumph International. ISBN 0-9768891-1-0.
- Dineen, Catherine (1993). Michael Jackson: In His Own Words. Omnibus Press. ISBN 0-71193-216-6.
- Grant, Adrian (1994, 1997, 2002 and 2005). Michael Jackson: The Visual Documentary. Omnibus Press. ISBN 1-84449-432-2.
- Noonan, Damien (1994). Michael Jackson (Audio book). Carlton Books. ISBN 1-85797-587-1.
Chú thích
- ^ Novack, Janet (ngày 3 tháng 10 năm 2014). “IRS: We Made A Mistake Valuing Michael Jackson’s Estate”. Forbes. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Biography for Michael Jackson”. Internet Movie Database. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Jackson nhận kỷ lục Thế giới”. Yahoo! News. November 14 2006. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Jacko’s Back!”. MTV UK. November 16 2006. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Tìm kiếm thông tin về những người đoạt giải Grammy”. Trang chủ của giải thưởng Grammy. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ a ă “Sự trở lại của Ông hoàng nhạc Pop”. accesshollywood.com. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ “World Music Awards lowdown”. LA Times. November 15 2006. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2007.
- ^ Lewis, Monica (ngày 14 tháng 6 năm 2007). “20 People Who Changed Black Music: Michael Jackson, the Child Star-Turned-Adult Enigma”. The Miami Herald. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Michael Jackson tops global download sales list”. NME. Ngày 30 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Michael Jackson Is Most Downloaded Artist Of All Time”. MTV UK. Ngày 29 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
- ^ Orth, Maureen (tháng 4 năm 2003). “Losing His Grip”. Vanity Fair. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Hazarika’s funeral creates world record”. MSN. Ngày 8 tháng 7 năm 2009.
- ^ a ă â b George, p. 20
- ^ Taraborrelli, pp. 434–436
- ^ a ă â b c Taraborrelli, tr. 20–22
- ^ “Tuổi thơ bí mật của Michael Jackson”. VH1. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă â Campbell (1995), tr. 14–16
- ^ Lewis tr. 165–168
- ^ a ă â b c d George, tr. 45–46
- ^ Taraborrelli, tr. 620
- ^ a ă “The Jackson Five”. Rock and Roll Hall of Fame. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Michael Jackson: Biography”. VH1. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Michael Jackson Biography”. Aristopia. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2006.
- ^ “The Wiz (1978)”. IMDb. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
- ^ Taraborrelli, p. 178–79.
- ^ Young, p. 25.
- ^ “Off the Wall”. Fan of Music. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
- ^ a ă “200 list”. definitive200.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2007.
- ^ a ă “Doanh thu các album của Michael Jackson trên toàn thế giới”. MJJCharts. March 21 2007. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2007.
- ^ Taraborrelli, tr. 188
- ^ Taraborrelli, p. 191.
- ^ a ă George, tr. 37–38
- ^ “Danh sách 100 album nhạc Rock hay nhất của VH1”. DailyCelebrations. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Danh sách 500 album hay nhất mọi thời đại của Rolling Stone”. Rolling Stone. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
- ^ a ă â George, p. 50–53
- ^ “Michael Jackson Opens Up”. CBS. 2007-11-06. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Thriller”. The Ultimate Michael Jackson Stats Site. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Thriller – MJ”. Vietnamplus. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
- ^ a ă â Cocks, Jay (tháng 3 năm 1984). “Why He’s a Thriller”. Time. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ a ă “Michael Jackson, “Billy Jean:”. Blender. October năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Michael Jackson ở tuổi 25: một hiện tượng âm nhạc” (bằng tiếng Anh). Thời báo New York. Tháng 1 năm 1984. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
- ^ Harrington, Richard (9 tháng 10 năm 1988). “Prince & Michael Jackson: Two Paths to the Top of Pop”. The Washington Post. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Michael Jackson”. VH1. 2007. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
- ^ VH1
- ^ “Nga lên án Michael Jackson” (bằng tiếng Anh). Thời báo New York. Tháng 6 năm 1984. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Moonwalk”. Zing. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Berry Gordy Addresses Michael Jackson Memorial Service Sound Clip and Quote”. Hark. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
- ^ a ă â b Herrera, Monica (ngày 3 tháng 7 năm 2009). “Michael Jackson, Pepsi Made Marketing History”. Billboard. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
- ^ Peisner, David (tháng 2 năm 2007). “Rock Stars Who’ve Caught Fire Onstage!” (bằng tiếng Anh). Blender Magazine Online. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2007.
- ^ Taraborrelli, p. 279-287.
- ^ “Beyonce and Pepsi Strike Estimated $50 Million Multi-Level Partnership” (blog). Hip Hop Media Training. Ngày 10 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
- ^ Sách kỷ lục Guinness (2006). Guinness World Records 2007. Guinness. ISBN 1-904994-12-1.
- ^ “Cuộc vận động không say rượu trong khi lái xe (1983–nay)”. Ad Council. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ Taraborrelli, p. 340–344
- ^ “Michael Jackson owns the rights to the Beatles’ songs”. Urban Legends Reference Pages. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Business Data for Captain EO”. IMDb. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2006.
- ^ George, p. 41
- ^ Cocks, Jay. The Badder They Come, Time, September 14, 1987.
- ^ a ă “Gold and Platinum”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ a ă Taraborrelli, tr. 610–612
- ^ “Michael Jackson Bad album set for re-release”. The Daily Telegraph (London). 9 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
- ^ “50 fastest selling albums ever”. NME. 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
- ^ Kaufman, Gil (2010). “Michael Jackson’s New Album Cover Decoded Painting is packed with iconic MJ images”. MTV. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
- ^ Sinha-Roy, Piya (21 tháng 5 năm 2012). “Michael Jackson is still “Bad,” 25 years after”. Reuters. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ “25th Anniversary Of Michael Jackson’s Landmark Album Bad Celebrated With September 18 Release Of New Bad 25 Packages”. Yahoo!. 21 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2012.
- ^ “Michael Jackson’s Bad To Get 25th Anniversary Release”. contactmusic. 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
- ^ “Bad”. IMDb. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ “”Lịch sử” khuôn mặt của Michael Jackson”. Anomalies Unlimited. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ Harrington, Richard (tháng 1 năm 1988). “Jackson to Make First Solo U.S. Tour” (bằng tiếng Anh). Washington Post. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2007.
- ^ “16 of Michael Jackson’s Greatest Non-Musical Achievements”. brainz.org. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
- ^ Shanahan, Mark and Golstein, Meredith (27 tháng 6 năm 2009). “Remembering Michael”. Boston Globe. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2010.
- ^ Jackson, pp. 29–31
- ^ George, p. 42
- ^ a ă â b “Tiểu sử Michael Jackson”. Fox News Channel. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Jackson trial: Winners and losers”. BBC News. June 13 2005. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2006.
- ^ Jackson, Michael. HIStory booklet. Sony BMG. p 3
- ^ Keehner, Jonathan; Mider, Zachary R. (11 tháng 5 năm 2008). “Michael Jackson’s Neverland Loan Sold by Fortress to Colony”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Lời bình trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ George H.W. Bush với Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev”. Kế hoạch của tổng thống Mỹ. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Michael Jackson’s Life & Legacy: The Eccentric King Of Pop (1986–1999)”. MTV News. Ngày 6 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
- ^ Carter, Kelley L. (11 tháng 8 năm 2008). “New jack swing”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Flashbacks!”. beach-bulletin.com. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2007.
- ^ a ă â b c “The return of the King of Pop”. MSNBC. 2006-11-02. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Garth Brooks ropes in most Billboard awards”. The Beaver County Times. Ngày 10 tháng 12 năm 1992. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2010.
- ^ Jackson loses plagarism case, Michael Jackson Found Not Guilty Of Plagiarism
- ^ a ă â b Johnson, Robert (May năm 1992). “Michael Jackson: crowned in Africa”. Ebony. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ Harrington, Richard (ngày 5 tháng 2 năm 1992). “Jackson to Tour Overseas”. The Washington Post.
- ^ Taraborrelli, pp. 452–454
- ^ Sandomir, Richard (ngày 29 tháng 6 năm 2009). “How Jackson Redefined the Super Bowl”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2013.
- ^ a ă “Grammy Awards Past Winners Search”. The Recording Academy. 2014. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2014.
- ^ “Cyrus, Bolton please the fans”. Toledo Blade. Ngày 27 tháng 1 năm 1993. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Michael Jackson sells rights to Beatles songs to Sony”. The New York Times. Associated Press. 8 tháng 11 năm 1995. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
- ^ Leeds, Jeff (13 tháng 4 năm 2006). “Michael Jackson Bailout Said to Be Close”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Top 100 Albums (Page 2)”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2008.
- ^ a ă â b c d George, pp. 48–50
- ^ Guinness World Records (2005). Guinness World Records 2006. Guinness. ISBN 1-904994-02-4.
- ^ a ă â b “Jackson receives his World Records”. Yahoo!. 14 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
- ^ Taraborrelli, pp. 576–577
- ^ a ă â b “Jarvis’ stage invasion at the 1996 Brits”. July 24 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Brooks turns down award for favorite artist of the year”. Rome News-Tribune. 30 tháng 1 năm 1996. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010.
- ^ Lewis, pp. 95–96
- ^ “MTV effort may not be longest music video”. United Press International. July 24 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006.
- ^ a ă â b Gunderson, Edna (19 tháng 2 năm 2007). “For Jackson, scandal could spell financial ruin”. USA Today. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Slash, Scorpions, Others Scheduled For ‘Michael Jackson & Friends’”. VH1. 27 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2008.
- ^ a ă “History: 2000s”. Michael Jackson’s official website. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Michael Jackson”. Surgeon to the Stars. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2006.
- ^ Burkeman, Oliver (ngày 8 tháng 7 năm 2002). “Jacko gets tough: but is he a race crusader or just a falling star?”. The Guardian. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă â “Michael Jackson: Invincible”. Allmusic. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2007.
- ^ a ă Hunter, James (2001-12-06). “Michael Jackson: Invincible”. Rolling Stone. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă Christgau, Robert. “Robert Christgau: Artist 932”. Robert Christgau.com. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
- ^ Christgau, Robert (1982-12-28). “Christgau’s Consumer Guide, Dec 28th, 1982”. Robert Christgau.com. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă Taraborrelli, tr. 614–617
- ^ a ă â “Michael Jackson: Invincible”. NME. 2001-11-30. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Michael Jackson: Lễ kỷ niệm 30 năm ca hát”. IMDb. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Number Ones”. The Ultimate Michael Jackson Stats Site. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Lệnh bắt giữ đối với Michael Jackson”. The Baltimore Sun. November 20 2003. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Michael Jackson có cuộc sống mới tại quốc gia vùng Vịnh Persian.”. Gulf News. 23 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Michael Jackson buys rights to Eminem tunes and more”. Rolling Stone. 2007-05-31. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Zona Musical” (bằng tiếng Tây Ban Nha). zm.nu. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Thriller the best selling album of all time”. digitalproducer. 2008-02-20. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Michael Jackson Thriller 25”. ultratop.be. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
- ^ Serjeant, Jill (2008-08-29). “Michael Jackson turns 50, shadow of superstar self”. Reuters. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
- ^ Friedman, Roger (2008-05-16). “Jacko: Neverland East in Upstate New York”. Fox News Channel. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Choose The Tracks On Michael Jackson’s 50th Birthday Album!”. Sony BMG. (ngày 20 tháng 6 năm 2008). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
- ^ “MJ50 – Michael Jackson”. mj50.com. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Michael Jackson – King of Pop”. acharts.us. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
- ^ “King of Pop”. http://www.ultratop.be. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2008.
- ^ Kreps, Daniel (ngày 12 tháng 3 năm 2009). “Michael Jackson’s “This Is It!” Tour Balloons to 50-Show Run Stretching Into 2010”. Rolling Stone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2009.
- ^ Foster, Patrick (ngày 6 tháng 3 năm 2009). “Michael Jackson grand finale curtain-raiser”. The Times. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2009.
- ^ James, Susan Donaldson. Friend Says Michael Jackson Battled Demerol Addiction, ABC News, ngày 26 tháng 6 năm 2009.
- ^ Harvey, Michael (ngày 26 tháng 6 năm 2009). “Fans mourn artist for whom it didn’t matter if you were black or white”. The Times. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
- ^ “Los Angeles Fire Department recording of the emergency phone call made from Michael Jackson’s home”. BBC. Ngày 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
- ^ “Transcript of 911 call”. Yahoo! News. Ngày 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
- ^ Moore, Matthew (ngày 26 tháng 6 năm 2009). “Michael Jackson, King of Pop, dies of cardiac arrest in Los Angeles”. Telegraph.co.uk. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
- ^ Tourtellotte, Bob (ngày 25 tháng 6 năm 2009). “King of Pop Michael Jackson is dead: official”. Reuters. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2009.
- ^ Gillum, Jack (ngày 26 tháng 6 năm 2009). “News of Jackson death breaks Web records”. USA Today. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
- ^ Gaudin, Sharon (ngày 26 tháng 6 năm 2009). “Michael Jackson’s death sparks Internet crush”. Computerworld. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Jackson’s Death Prompts Record Traffic for Yahoo”. PCMAG.com. Truy cập 30 tháng 7, 2009.
- ^ “Google & Twitter crash at news of Jackson’s death”. ICM Commercial & Business News. Truy cập 30 tháng 7, 2009.
- ^ “Current events and traffic spikes”. Wikimedia Foundation. Ngày 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.
- ^ Elizabeth Taylor: “I Loved Michael With All My Soul”, US Magazine, ngày 26 tháng 6 năm 2009.
- ^ “Madonna ‘can’t stop crying’ over Michael Jackson’s death”. NME. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
- ^ Marie Presley: ‘Michael knew he would die like Elvis’, NME, ngày 26 tháng 6 năm 2009.
- ^ “Singles chart for 04/07/2009”. Chart Stats. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
- ^ Bucci, Paul and Wood, Graeme.Michael Jackson RIP: One billion people estimated watching for gold-plated casket at memorial service. The Vancouver Sun, ngày 7 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Michael Jackson Memorial Earns 31 Million Viewers & More TV News”. AOL Television. Truy cập 10 tháng 7, 2009.
- ^ “Video lời nói của con gái Paris về Michael Jackson”. Truy cập 7 tháng 8, 2009.
- ^ “Nghi vấn mới quanh cái chết của Michael Jackson”. Truy cập 26 tháng 6, 2009.
- ^ “Những tiết lộ mới về cái chết của Michael Jackson”. Truy cập 28 tháng 6, 2009.
- ^ Taraborrelli, tr. 500–507
- ^ a ă â Taraborrelli, tr. 518–520
- ^ Taraborrelli, p. 510
- ^ a ă Taraborrelli, p. 518-520
- ^ a ă “She’s Out Of His Life”. CNN. 2006-01-18. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă Taraborrelli, p. 580–581
- ^ Taraborrelli, tr. 597
- ^ Taraborrelli, p. 570
- ^ Taraborrelli, p. 586
- ^ a ă â Taraborrelli, p. 599–600
- ^ “Jackson Interview with Ed Bradley on 60 minutes”. CBS. 28 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Jackson to avoid baby stunt probe”. CNN. 2002-11-20. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă â b “Michael Jackson: Biography”. Rolling Stone. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
- ^ Taraborrelli, p. 452–454
- ^ “A Timeline of Key Events in Ryan’s Life”. Ryanwhite.com. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă Harrington, Richard (24 tháng 11 năm 1991). “Jackson’s `Dangerous’ Departures; Stylistic Shifts Mar His First Album in 4 Years”. Washington Post.
- ^ “Ricky Martin, Mariah Carey, Michael Jackson, Others To Join Pavarotti For Benefit”. VH1. 1999-05-05. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Slash, Scorpions, Others Scheduled For “Michael Jackson & Friends””. VH1. 1999-05-27. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2008.
- ^ Taraborrelli, tr. 355–361
- ^ “Music’s misunderstood superstar”. BBC. 2005-06-13. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă Taraborrelli, tr. 434–436
- ^ “Surgeon: Michael Jackson A ‘Nasal Cripple’”. ABC News. 8 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ Taraborrelli, tr. 138–144
- ^ Jackson, tr. 229–230
- ^ Taraborrelli, tr. 312–313
- ^ Taraborrelli, tr. vii
- ^ a ă “1993: Michael Jackson accused of child abuse”. BBC. 8 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ Taraborrelli, tr. 477–478
- ^ Taraborrelli, tr. 485–486
- ^ a ă Taraborrelli, tr. 496–498
- ^ a ă Taraborrelli, tr. 534–540
- ^ a ă Taraborrelli, tr. 524–528
- ^ a ă Taraborrelli, tr. 514–516
- ^ Taraborrelli, p. 640
- ^ “Elizabeth Taylor defends Michael on Larry King Live”. CNN. 30 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ Taraborrelli, p. 648
- ^ Taraborrelli, p. 661
- ^ Davis, Matthew (2005-06-06). “Michael Jackson health concerns”. BBC. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
- ^ Associated Press (13 tháng 6 năm 2005). “Michael Jackson jury reaches verdict”. Guardian. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Jackson settles down to his new life in the Persian Gulf”. Gulf News. 23 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ Talmadge, Eric. “Michael Jackson ‘wouldn’t change anything’”. Associated Press. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă â b c d đ e ê g “Tiểu sử Michael Jackson trên tạp chí âm nhạc Allmusic”. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ Taraborrelli, trang 205–210
- ^ “Michael Jackson’s Monster Smash”. Daily Telegraph. 2007-11-25. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008.
- ^ a ă â Erlewine, Stephen. “Off the Wall Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă Holden, Stephen (1979-11-01). “Off the Wall: Michael Jackson”. Rolling Stone. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ Henderson, Eric. “Michael Jackson:Thriller”. Slant. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă Erlewine, Stephen (2007-02-19). “Thriller Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă Connelly, Christoper (1983-01-28). “Michael Jackson: Thriller”. Rolling Stone. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ Pareles, Jon (1987-09-03). “How good is Jackson’s Bad?”. New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă Erlewine, Stephen. “Dangerous Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă â b c d đ e Pareles, Jon (1991-11-24). “Michael Jackson in the Electronic Wilderness”. New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ Erlewine, Stephen. “Michael Jackson HIStory Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ Hunter, James (1995-08-10). “Michael Jackson HIStory”. Rolling Stone. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Dangerous album”. Sony BMG. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008.
- ^ George, tr. 22
- ^ George, tr. 23
- ^ Lewarne, Rory (2004-07-26). “Pink Grease”. Music News. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2008.
- ^ a ă â George, tr. 24
- ^ “1500 Prisoners Perform Thriller Dance”. The Wrong Advices. 2007-07-21. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Jacko goes bollywood”. TMZ.com. 2006-10-03. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
- ^ a ă Gundersen, Edna (2005-08-25). “Music videos changing places”. USA Today. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ Robinson, Bryan (2005-02-23). “Why Are Michael Jackson’s Fans So Devoted?”. ABC News. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2007.
- ^ Corliss, Richard (1993-09-06). “Who’s Bad?”. Time. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008.
- ^ U.S. Patent 5,255,452; “Method and Means For Creating Anti-Gravity Illusion”; Michael J. Jackson, Michael L. Bush, Dennis Tompkins, issued Oct 26, 1993, Filed ngày 29 tháng 6 năm 1992
- ^ George, p. 43–44
- ^ Michael Jackson Dangerous on Film VHS/DVD
- ^ Campbell (1993), tr. 313–314
- ^ Boepple, Leanne (1995-11-01), Scream: space odyssey Jackson-style.(video production; Michael and Janet Jackson video) 29, Theatre Crafts International, tr. 52, ISSN 1063-9497
- ^ Bark, Ed (1995-06-26), Michael Jackson Interview Raises Questions, Answers, St. Louis Post-Dispatch, tr. 06E
- ^ Guinness World Records 2006
- ^ Michael Jackson HIStory on Film volume II VHS/DVD
- ^ Lewis, p. 125–126
- ^ Guinness World Records 2004
- ^ TIME: Why He’s a Thriller?
- ^ “Amazon.com: Motown 25: Yesterday, Today, Forever [VHS]: Michael Jackson, Richard Pryor, Diana Ross, Stevie Wonder, Adam Ant, Lionel Richie, The Commodores, Marvin Gaye, DeBarge, Jose Feliciano, Four Tops, Billy Dee Williams, Mary Wells, Howard Hesseman, Jermaine Jackson, Rick James, Martha Reeves, Tim Reid, Smokey Robinson: Movies & TV”. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
- ^ The New York Time: Stage – The Dancing Feet of Michael Jackson
- ^ Utley, Tom (ngày 8 tháng 3 năm 2003). “Of course Jackson’s odd—but his genius is what matters”. The Daily Telegraph (London). Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Usher, Usher, Usher: The new ‘King of Pop’?”. CNN. 1 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “ADL happy with Michael Jackson decision”. Anti-Defamation League. 1995-06-22. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Michael Jackson and Halle Berry Pick Up Bambi Awards in Berlin”. Hello!. 22 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Most No. 1s By Artist (All-Time)”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Grammy Winners”. The Recording Academy. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Pop Icon Looks Back At A “Thriller” Of A Career In New Interview”. CBS. 6 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
- ^ Utley, Tom (8 tháng 3 năm 2003). “Of course Jackson’s odd — but his genius is what matters”. Daily Telegraph. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Witness: Jacko Lived Way Above Means”. Fox News Channel. 2005-05-03. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Tom Sneddon: Dogged prosecutor”. BBC. 2005-01-31. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2008.
Tham khảo
- Campbell, Lisa (1993). Michael Jackson: The King of Pop. Branden. ISBN 082831957X.
- Campbell, Lisa (1995). Michael Jackson: The King of Pops Darkest Hour. Branden. ISBN 0828320039.
- George, Nelson (2004). Michael Jackson: The Ultimate Collection booklet. Sony BMG.
- Guinness World Records (2003). Guinness World Records 2004. Guinness. ISBN 1-892051-20-6.
- Guinness World Records (2005). Guinness World Records 2006. Guinness. ISBN 1-904994-02-4.
- Jackson, Michael (1988). Moonwalk. Doubleday. ISBN 0-385-24712-5.
- Lewis, Jel (2005). Michael Jackson, the King of Pop: The Big Picture: the Music! the Man! the Legend! the Interviews!. Amber Books Publishing. ISBN 0-9749779-0-X.
- Taraborrelli, J. Randy (2004). The Magic and the Madness. Terra Alta, WV: Headline. ISBN 0-330-42005-4.
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Michael Jackson |
- Trang chủ Michael Jackson bởi Sony
- Michael Jackson trên Internet Movie Database
- Michael Jackson trên Rock and Roll Hall of Fame page
- Michael Jackson trên Songwriters’ Hall of Fame page
- Michael Jackson tại DMOZ (trang đề nghị)
|
|
- Infobox person using certain parameters when dead
- Sinh 1958
- Mất 2009
- Michael Jackson
- Người Mỹ gốc Phi
- Người Indiana
- Ca sĩ nhạc pop
- Ca sĩ Mỹ
- Người đoạt giải BRIT
- Vũ công Mỹ
- Ca nhạc sĩ
- Nhạc sĩ Mỹ
- Người giữ kỷ lục Guinness
- Rhythm and blues
- Disco
- Người đoạt giải Grammy
- Người đoạt giải Grammy Thành tựu trọn đời
- Người được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll
- Người được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ
- Người được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Âm nhạc Liên hiệp Anh
- Đại lộ Danh vọng Hollywood
- Người ăn chay Mỹ
- Nam diễn viên điện ảnh Mỹ
- Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 20
- Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 21
- Nghệ sĩ của Motown Records
- Nhà sản xuất thu âm người Mỹ gốc Phi
- Nhà từ thiện Mỹ
- Người đoạt giải World Music Awards
- Nhạc pop
- Ca sĩ Mỹ thế kỷ 21
- Nhạc sĩ nhạc dance Mỹ
- Nhạc sĩ nhạc pop thiếu nhi
Nhật ký Anne Frank
Nhật ký Anne Frank | |
---|---|
‘Het Achterhuis’ | |
![]() |
|
Thông tin sách | |
Tác giả | Anne Frank |
Quốc gia | Hà Lan |
Ngôn ngữ | tiếng Hà Lan |
Thể loại | tự truyện |
Nhà xuất bản | Nxb Contact |
Ngày phát hành | 1947 (tiếng Hà Lan) |
Kiểu sách | In (bìa giấy và bìa cứng) |
Số trang | 352 tr (bìa giấy) |
ISBN | ISBN 978-0140385625 |
Bản tiếng Việt | |
Người dịch | Bửu Ý Đặng Kim Trâm (2006) |
Nhật ký Anne Frank là một cuốn sách bao gồm các trích đọan từ một cuốn nhật ký do Anne Frank viết trong khi cô bé đang trốn cùng gia đình trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng Hà Lan. Gia đình cô bé đã bị bắt năm 1944 và Frank cuối cùng đã chết vì bệnh sốt phát ban ở trại tập trung Bergen-Belsen. Sau chiến tranh cuốn nhật ký đã được cha của Frank là Otto Frank tìm lại được.
Xuất bản lần đầu với tựa Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944 (The Annex: diary notes from ngày 12 tháng 6 năm 1942 – ngày 1 tháng 8 năm 1944) bởi Nhà xuất bản Contact ở Amsterdam năm 1947, cuốn sách đã nhận được sự chú ý của công chúng và bình phẩm rộng rãi khi có bản dịch tiếng Anh với tên Anne Frank: The Diary of a Young Girl bởi Doubleday & Company (Hoa Kỳ) và Vallentine Mitchell (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) năm 1952. Sự phổ biến của nó đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của vở kịch năm 1955 bởi nhà biên kịch Frances Goodrich và Albert Hackett, và sau đó họ đã chuyển thể thành phim năm 1959.
Năm 2009, Nhật ký Anne Frank được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đưa vào Danh lục ký ức thế giới.[1] Theo UNESCO, Nhật ký Anne Frank là một trong “10 cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trên toàn thế giới.”[2]
Mục lục
Lịch sử xuất bản
Sau khi gia đình Anne Frank bị bắt, một người phụ nữ tên là Miep Gies đã thấy những trang nhật ký của Anne Fran rơi trên sàn nhà tại nơi gia đình Anne Frank ẩn náu.[3] Hai vợ chồng bà Miep Gies và bốn nhân viên khác trong công ty của ông Otto Frank, cha của Anne Fran, đã cung cấp thức ăn, nước uống, sách vở cho gia đình Anne Frank và bốn người Do Thái khác trong 25 tháng (từ năm 1942 đến năm 1944) khi họ trốn trong văn phòng kinh doanh của ông Otto Frank ở Amsterdam, Hà Lan. Miep Gies đã lưu giữ những sách vở và nhật ký của Anne Frank mà mình tìm thấy, khoá chúng trong một ngăn kéo, chờ khi nào Anne Frank trở về sẽ trả lại.[4] Bà Miep Gies đã không đọc nhật ký của Anne Frank vì muốn tôn trọng sự riêng tư của cô.[5]
Ngày 27 tháng 4 năm 1945, Hồng quân Liên Xô giải phóng trại tập trung Auschwitz (Ông Otto Frank, lúc bấy giờ đang bị giữ ở đây). Sau đó Otto Frank trở lại Hà Lan. Khi biết Anne Frank đã chết, Miep Gies đã trao giấy tờ của Anne Frank cho Otto Frank.[6]
Bản sao nhật ký của Anne đầu tiên do Otto Frank thực hiện để gửi cho họ hàng ở Thụy Sĩ. Bản thứ hai, bao gồm một bản chép lại của cuốn nhật ký, trích đoạn từ các bài luận của cô, và một số đoạn trong cuốn nhật ký gốc, trở thành bản nháp đầu tiên được gửi đi xuất bản, cùng với phần lời bạt do một người họ hàng viết kể lại số phận của tác giả cuốn sách. Mùa xuân năm 1946, cuốn sách thu hút sự chú ý của Tiến sĩ Jan Romein, một nhà sử học người Hà Lan, và ông bị xúc động mạnh đến mức đã viết ngay một bài báo gửi cho tờ Het Parool:
“ | Đây rõ ràng chỉ là một cuốn nhật ký bình thường của một đứa trẻ, cuốn “Kinh Vực sâu” từ lời của một đứa trẻ, tái hiện tất cả những gì ghê tởm nhất của chủ nghĩa phát xít, [về ý nghĩa thì nó] hơn xa tất cả những kết luận của phiên tòa Nürnberg cộng lại. | ” |
—Jan Romein |
Bài báo này lại thu hút sự chú ý của nhà xuất bản Contact Publishing ở Amsterdam, họ đến gặp Otto Frank và đề nghị ông chuyển cho họ bản thảo cuốn nhật ký để xem xét. Họ cũng đề nghị được xuất bản cuốn sách nhưng khuyên Otto Frank rằng sự thẳng thắn của Anne khi viết về ham muốn tình dục của cô có thể sẽ khiến một số độc giả bảo thủ không hài lòng và đề nghị cắt bỏ một số đoạn. Một vài mục nữa cũng bị xóa bỏ trước khi cuốn sách được xuất bản vào ngày 25 tháng 6 năm 1947. Sách bán chạy; 3000 bản của lần xuất bản đầu tiên sớm được bán hết, và tới năm 1950 cuốn sách đã được tái bản đến lần thứ sáu.
Nhật ký Anne Frank đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, bán được hơn 35 triệu bản.[7] Nhật ký Anne Frank là cuốn sách bán chạy nhất ở Nhật Bản năm 1953.[8]
Chuyển thể sang các thể loại nghệ thuật khác
Nhật ký Anne Frank đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, phim truyền hình, kịch, nhạc kịch (opera), truyện tranh.[9]
Năm 2008, lần đầu tiên một vở nhạc kịch chuyển thể từ nhật ký Anne Frank được công diễn. Đây là một vở nhạc kịch tiếng Tây Ban Nha, bắt đầu công diễn từ ngày 28 tháng 2 tại nhà hát Haagen-Dazs Calderon ở Madrid, Tây Ban Nha. Đạo diễn vở nhạc kịch này là ông Rafael Alvero.[10] Trước đó, ông Buddy Elias, anh họ và là người thân duy nhất của Anne Frank còn sống, chủ tịch Quỹ Di sản Anne Frank ở Thuỵ Sĩ, đã phản đối dự án dựng vở nhạc kịch dựa theo Nhật ký Anne Frank của Rafael Alvero vì theo ông “Holocaust không phải là đề tài thích hợp để chuyển thể thành âm nhạc”. Trong khi đó, Quỹ Anne Frank, tổ chức đang điều hành bảo tàng Anne ở Amsterdam, lại ủng hộ dự án của Rafael Alvero để dàn dựng vở nhạc kịch này.[11]
Năm 2010, Nhật ký Anne Frank lần đầu tiên được chuyển thể thành truyện tranh với tựa đề là “Anne Frank: The Graphic Biography” (có nguồn nói tên tác phẩm là “The life of Anne Frank, the graphic biography”), do hai người Mỹ là Sid Jacobson (nhà văn) và Ernie Colon (họa sĩ) thực hiện.[12] Tác phẩm được xuất bản lần đầu tại Hà Lan vào tháng 7 năm 2010, được dịch ra năm thứ tiếng là Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Pháp.[13]
Bản dịch tiếng Việt
- Bản dịch của Bửu Ý, dịch từ bản tiếng Pháp vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20,[14].
- Bản dịch của Đặng Kim Trâm (em của Đặng Thùy Trâm), dịch từ bản tiếng Anh, được xuất bản năm 2006.
Tham khảo
- ^ Hà Linh, “Nhật ký Anne Frank được UNESCO bảo quản,” VnExpress, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/nhat-ky-anne-frank-duoc-unesco-bao-quan-1972081.html; Bích Ngọc, “Câu chuyện buồn về một Di sản Tư liệu Thế giới của UNESCO,” Dân trí, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://dantri.com.vn/van-hoa/cau-chuyen-buon-ve-mot-di-san-tu-lieu-the-gioi-cua-unesco-844987.htm.
- ^ Hà Linh, “Nhật ký Anne Frank được UNESCO bảo quản,” VnExpress, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/nhat-ky-anne-frank-duoc-unesco-bao-quan-1972081.html.
- ^ “Người gìn giữ nhật ký Anne Frank qua đời,” BBC Tiếng Việt, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100112_annefrank_guardian.shtml.
- ^ “Người gìn giữ nhật ký Anne Frank qua đời,” BBC Tiếng Việt, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100112_annefrank_guardian.shtml; Hoài Lê, “Truyện tranh Nhật ký Anne Frank thu hút độc giả,” Sài Gòn Giải Phóng, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://sggp.org.vn/vanhoavannghe/sachvacuocsong/2010/7/231502/; Hải Ngọc, “Người che giấu Anne Frank qua đời,” Người Lao Động, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nguoi-che-giau-anne-frank-qua-doi-20100112101314142.htm.
- ^ “Người gìn giữ nhật ký Anne Frank qua đời,” BBC Tiếng Việt, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100112_annefrank_guardian.shtml; Hải Ngọc, “Người che giấu Anne Frank qua đời,” Người Lao Động, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nguoi-che-giau-anne-frank-qua-doi-20100112101314142.htm.
- ^ Trần Mạnh Thường, “Cuốn nhật ký Anne Frank: Làm rung động hàng triệu triệu trái tim,” Công an nhân dân, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://cand.com.vn/vi-VN/nguoinoitieng/2008/8/90919.cand; “Người gìn giữ nhật ký Anne Frank qua đời,” BBC Tiếng Việt, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100112_annefrank_guardian.shtml.
- ^ Lan Phương, “Nhật ký Anne Frank bằng tranh?”, Lao Động, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nhat-ky-anne-frank-bang-tranh-4192.bld; “Người cứu cuốn Nhật ký Anne Frank qua đời,” VietnamPlus, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://www.vietnamplus.vn/nguoi-cuu-cuon-nhat-ky-anne-frank-qua-doi/32117.vnp.
- ^ Bích Ngọc, “Câu chuyện buồn về một Di sản Tư liệu Thế giới của UNESCO,” Dân trí, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://dantri.com.vn/van-hoa/cau-chuyen-buon-ve-mot-di-san-tu-lieu-the-gioi-cua-unesco-844987.htm.
- ^ Quý Anh, “Nhật ký Anne Frank lên sân khấu nhạc kịch,” Tuổi trẻ, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=237835&ChannelID=62; Hương Giang K25, “Làm lại phim về Anne Frank,” Tuổi trẻ, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Dien-anh/331513/lam-lai-phim-ve-anne-frank.html; Q.Huy, “Nhật ký Anne Frank chuyển thể thành truyện tranh,” Người Lao Động, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nhat-ky-anne-frank-chuyen-the-thanh-truyen-tranh-20100714110139623.htm.
- ^ H.T., “Nhạc kịch Anne Frank công diễn bất chấp phản đối,” VnExpress, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/nhac-kich-anne-frank-cong-dien-bat-chap-phan-doi-1972951.html; T. Quyên, “Nhạc kịch về Nhật ký Anne Frank gặp khó khăn,” Người Lao Động, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nhac-kich-ve-nhat-ky-anne-frank-gap-kho-khan-215008.htm.
- ^ Hà Linh, “Nhạc kịch về nhật ký Anne Frank gây phẫn nộ,” VnExpress, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/nhac-kich-ve-nhat-ky-anne-frank-gay-phan-no-2139341.html.
- ^ Q.Huy, “Nhật ký Anne Frank chuyển thể thành truyện tranh,” Người Lao Động, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nhat-ky-anne-frank-chuyen-the-thanh-truyen-tranh-20100714110139623.htm.
- ^ Lan Phương, “Nhật ký Anne Frank bằng tranh?,” Lao Động, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nhat-ky-anne-frank-bang-tranh-4192.bld; Hoài Lê, “Truyện tranh Nhật ký Anne Frank thu hút độc giả,” Sài Gòn Giải Phóng, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://sggp.org.vn/vanhoavannghe/sachvacuocsong/2010/7/231502/.
- ^ Đông Dương, “Xé hủy tác phẩm “Nhật ký Anne Frank”: Phân biệt chủng tộc đang trở lại?,” Công Luận, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2014, http://congluan.vn/tin-chi-tiet/48/47683/Xe-huy-tac-pham-Nhat-ky-Anne-Frank-Phan-biet-chung-toc-dang-tro-lai.html.
Xem thêm
Bài viết mới
- Quà tặng cuộc sống
- Chào ngày mới 24 tháng 6
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 23 tháng 6
- Lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 22 tháng 6
- Chào ngày mới 21 tháng 6
- Biển Đông vạn dặm
- Con là nguồn hạnh phúc đầu tiên
- Chào ngày mới 20 tháng 6
- Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
- Ngày mới Mạnh Hạo Nhiên
- Chào ngày mới 19 tháng 6
- Hoa của Đất
- Tiếng Anh cho em
- Yêu sách 8 điểm của Nguyễn Ái Quốc
- Chào ngày mới 18 tháng 6
- Chào ngày mới 17 tháng 6
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 16 tháng 6
Tiếng Anh cho em
Học tiếng Anh qua bài hát: 25 phút 25 Minutes
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook