CNM365. Chào ngày mới 24 tháng 6. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1954 – Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh giành chiến thắng trước lực lượng Pháp trong trận Đắk Pơ tại Gia Lai, đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến. Năm 1988 – ngày mất Bùi Xuân Phái, (hình) họa sĩ Việt Nam (sinh năm 1920). Năm 2010 – ngày mất Đỗ Quốc Sam, nhà khoa học và chính khách Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (sinh năm 1929).
24 tháng 6
Ngày 24 tháng 6 là ngày thứ 175 (176 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 190 ngày trong năm.
« Tháng 6 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 |
28 | 29 | 30 | ||||
Mục lục
Sự kiện
- 1571 – Nhà chinh phục Miguel López de Legazpi cho thiết lập khu định cư tại Manila, và tuyên bố đây là thủ đô của Đông Ấn Tây Ban Nha.
- 1812 – Đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga.
- 1859 – Tại trận Solferino, trận đánh đóng vai trò quan trọng đối với sự thống nhất nước Ý, quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của Napoleon III đánh bại người Áo tại miền Bắc nước Ý.
- 1932 – Đảng Nhân dân lãnh đạo một cuộc đảo chính không đổ máu, chấm dứt quyền lực chuyên chế của Quốc vương Prajadhipok, Thái Lan trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến.
- 1949 – Cuộc phong tỏa Berlin bắt đầu khi Liên Xô khiến việc di chuyển bằng đường bộ giữa Tây Đức và Tây Berlin là bất khả thi.
- 1954 – Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh giành chiến thắng trước lực lượng Pháp trong trận Đắk Pơ tại Gia Lai, đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến.
- 2012 – Cá thể rùa đảo Pinta cuối cùng chết tại quần đảo Galápagos, cá thể này là một biểu tượng cho những nỗ lực bảo vệ môi trường.
Sinh
- 1987 – Lionel Messi, cầu thủ bóng đá Argentina
- 1988 – Nichkhun Horvejkul, nam ca sĩ người Thái Lan trong nhóm nhạc 2PM của Hàn Quốc
Mất
- 1894 – Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot bị người vô chính phủ Ý Sante Jeronimo Caserio đâm chết tại một buổi tiệc
- 1988 – Bùi Xuân Phái, họa sĩ Việt Nam (s. 1920).
- 2010 – Đỗ Quốc Sam, nhà khoa học và chính khách Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (s. 1929).
Ngày lễ và kỷ niệm
Tham khảo
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 24 tháng 6 |
Trận Đắk Pơ
|
|
Trận Đắk Pơ hay còn có tên là trận cây số 15, trận đánh đèo Mang Yang là trận đánh diễn ra tại khu vực cầu Đắk Pơ, đèo Mang Yang, An Khê, Gia Lai ngày 24 tháng 6 năm 1954 giữa quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam và cũng là chiến thắng lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường Liên khu 5.
Mục lục
Bối cảnh
Tháng 6 năm 1954, do lo ngại nguy cơ bị bao vây như ở Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy Pháp quyết định nhanh chóng bỏ căn cứ An Khê rút về Pleiku cách đó 80 km. Binh đoàn cơ động 100 gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị pháo binh, thiết giáp, công binh, thông tin… được lệnh hành quân bằng cơ giới theo Quốc lộ 19 và dự kiến sẽ hội quân với binh đoàn cơ động 42 và binh đoàn dù 1 ở cây số 22.
Lực lượng các bên
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trung đoàn 96 bộ binh (thiếu) Quân đội Nhân dân Việt Nam do trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu, chính ủy Nguyễn Hữu Thành, quyền tham mưu trưởng Khiếu Anh Lân chỉ huy, gồm:
- Tiểu đoàn bộ binh 40 gồm 3 đại đội bộ binh do tiểu đoàn trưởng Huỳnh Hữu Anh chỉ huy.
- Tiểu đoàn bộ binh 79 (thiếu) gồm 2 đại đội bộ binh do tiểu đoàn trưởng Đỗ Hữu Đào chỉ huy.
- Hai đại đội hoả lực trực thuộc trung đoàn, trang bị 6 cối 81mm, 4 ĐKZ 57mm, 11 SKZ 60mm và một số súng phóng bom.
Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của một số đơn vị du kích và dân công, thanh niên xung phong.
Quân đội Pháp
Binh đoàn cơ động 100 (Groupement Mobile 100 – G.M.100) do Đại tá Barrou chỉ huy, gồm:
- Trung đoàn Triều Tiên do Trung tá Lajounie và Thiếu tá Hipolite chỉ huy. Trung đoàn được xây dựng từ tiểu đoàn Triều Tiên (Bataillon de Corée) đã tình nguyện tham gia chiến đấu ở Triều Tiên từ 1950-1953 trong đội hình sư đoàn bộ binh số 2 Hoa Kỳ, nổi tiếng vì các trận Chipyong Ni, Vonju (Wõnju), Arrowhedd Ridge ở Triều Tiên. Thành phần gồm:
- Tiểu đoàn 1 Triều Tiên do Thiếu tá Kleinmann chỉ huy.
- Tiểu đoàn 2 Triều Tiên do Thiếu tá Guinard chỉ huy.
- Tiểu đoàn dã chiến (Battalion de Marche) thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa 43 do Thiếu tá Muller chỉ huy.
- Tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn pháo binh thuộc địa số 10.
- Đại đội 3 thuộc trung đoàn kỵ binh thiết giáp số 5 “Hoàng gia Ba Lan”.
Ngoài ra đi cùng đội hình hành quân của G.M.100 còn có tiểu đoàn khinh quân 520 người Việt.
Diễn biến
Binh đoàn cơ động 100 rời căn cứ An Khê lúc 03 giờ 00 ngày 24 tháng 6 năm 1954. Đội hình binh đoàn được chia thành 4 cụm, với tiểu đoàn dã chiến 43 đi đầu, tiểu đoàn khinh quân 520 đi cùng đại đội thiết giáp và cơ quan chỉ huy binh đoàn, tiếp đó là tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 1 Triều Tiên. Mỗi tiểu đoàn đều được tăng cường 1 đại đội pháo 105mm.
Trung đoàn 96 triển khai xung quanh khu vực cây số 15 mở màn trận đánh lúc 14 giờ 20 bằng hoả lực dữ dội của súng cối, súng không giật, phóng bom và súng máy bắn chính xác vào đội hình hành quân của binh đoàn 100. Ngay trong những phút đầu tiên, các xe thông tin và xe thiết giáp đã bị phá hủy và cả 3 sĩ quan cao cấp nhất của binh đoàn 100 đều bị loại khỏi vòng chiến đấu: Đại tá Barrou tư lệnh binh đoàn bị thương; Trung tá Lajouanie trung đoàn trưởng và Thiếu tá Hipolite trung đoàn phó trung đoàn Triều Tiên bị chết.
Ngay khi trận đánh bắt đầu, tiểu đoàn khinh quân 520 tan rã và bỏ chạy vào rừng. Các tiểu đoàn còn lại của Pháp dù bị bất ngờ và thiếu sự chỉ huy thống nhất vẫn cố gắng tổ chức lại lực lượng, mở nhiều đợt phản kích nhưng đều thất bại. Không quân Pháp chi viện không hiệu quả vì khoảng cách hai bên quá gần nhau. Quân Pháp phải co cụm vào một chu vi phòng thủ và tiếp tục bị hoả lực và bộ binh trung đoàn 96 tấn công gây thêm nhiều thương vong.
Lúc 17 giờ 15, các tiểu đoàn trưởng Pháp được lệnh bỏ lại toàn bộ xe cộ để vượt vòng vây về hội quân với binh đoàn 42 và binh đoàn dù 1 ở cây số 22. Sau khi thống nhất rằng không thể đưa thương binh nặng vượt qua hơn 10 km đường rừng dưới hoả lực của đối phương, họ quyết định để lại toàn bộ thương binh cùng nhân viên và trang bị quân y, chia thành các toán nhỏ rút về cây số 15.
Đến 19 giờ, toán quân Pháp cuối cùng thoát khỏi vòng vây ở cây số 15. Đến 11 giờ 30 ngày 25 tháng 6, toán đầu tiên đã liên lạc được với binh đoàn dù 1 ở cây số 22.[cần dẫn nguồn]
Những sự kiện sau trận đánh
Binh đoàn cơ động 42, binh đoàn dù 1 và bộ phận còn lại của binh đoàn 100 tiếp tục hành quân về tới Pleiku ngày 29 tháng 6. Dọc đường, đoàn quân này bị Trung đoàn bộ binh 108 Quân đội Nhân dân Việt Nam phục kích hai lần vào ngày 28 và 29 tháng 6 gây thêm một số thương vong nữa.
Ngày 17 tháng 7 năm 1954, tiểu đoàn 1 Triều Tiên gồm 450 người và 47 xe cơ giới phối thuộc cho binh đoàn cơ động 42 đi giải toả Quốc lộ 14 giữa Pleiku và Buôn Ma Thuột đã bị Trung đoàn bộ binh 108 phục kích ở đèo Chư Đrê. Chỉ có 107 người (trong đó có 53 thương binh) thoát về được Buôn Ma Thuột[1][cần số trang].
Kết quả trận đánh
Binh đoàn cơ động 100 bị tổn thất 85% xe cộ, 100% pháo binh và 68% trang bị thông tin, 50% súng trường và súng máy bị tịch thu. Đại đội chỉ huy binh đoàn còn lại 84 người trên tổng số 222. Tiểu đoàn 2 pháo binh còn lại 215 người trên tổng số 474. Tiểu đoàn dã chiến 43, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 Triều Tiên, còn lại tương ứng 452, 497 và 345 người trên tổng số 834 trên danh nghĩa.[7][cần số trang]. Tiểu đoàn 520 hoàn toàn tan rã, hơn 200 người bị bắt.[2] [cần số trang]Đại tá Barrou và nhiều sĩ quan, binh sĩ bị bắt làm tù binh. Tổng thiệt hại của phía Pháp là gần 2.000, trong đó có 500 chết.
Về phương tiện, Quân đội Nhân dân Việt Nam thu 375 xe cơ giới, có 1 xe tăng và 229 xe còn nguyên, 18 khẩu đại bác 105mm cùng rất nhiều vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đánh giá: “Đây là một trận vận động phục kích lớn, dũng cảm và linh hoạt, tận dụng được yếu tố bất ngờ, sử dụng lực lượng với hiệu quả cao, đánh trúng vào chỗ yếu của địch, bồi thêm cho chúng một đòn thất bại nặng nề…”.
Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trung đoàn bộ binh 96 có hơn 87 người chết và 200 người bị thương, lực lượng dân quân du kích và thanh niên xung phong có 60 người chết.
Ý nghĩa trận Đắk-pơ được đánh giá cao không phải chỉ vì diệt được nhiều lính Pháp, thu được nhiều xe pháo… mà là vì ý nghĩa lịch sử và những tác động mang tính chiến lược của nó. Qua các tài liệu còn lưu giữ, sau thất bại của Binh đoàn cơ động 100, các binh đoàn Pháp còn lại (10, 41, 42, 21…) rất hoang mang, tinh thần rệu rã, tình hình Pháp ở Tây Nguyên hết sức nguy khốn. Và chỉ 3 ngày sau khi rút bỏ Plei-ku, ngày 20-7-1954, Pháp đã phải hạ bút ký Hiệp định Geneva, chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương.
Chú thích
- ^ a ă Fall, Bernard.,Street Without Joy: The French Debacle in Indochina Stackpole Military History, 1961, ISBN 0-8117-3236-3
- ^ a ă â b c Từ Điện Biên Phủ đến Bắc Tây Nguyên. Trung đoàn 96 – trận tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 của Pháp, Nxb Quân đội Nhân dân, 1995
- ^ a ă Hồi ức về một trận đánh hay
- ^ French Marine Troops’s official website
- ^ http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/56/57/57/118671/Default.aspx.
- ^ http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1631aWQ9MTg4OSZncm91cGlkPSZraW5kPXN0YXJ0JmtleXdvcmQ9dA==&page=49
- ^ Fall, Bernard.,Street Without Joy: The French Debacle in Indochina. Stackpole Military History, 1961, ISBN 0-8117-3236-3
Tài liệu tham khảo
- Fall, Bernard.,Street Without Joy: The French Debacle in Indochina. Stackpole Military History, 1961, ISBN 0-8117-3236-3
- Từ Điện Biên Phủ đến Bắc Tây Nguyên. Trung đoàn 96 – trận tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 của Pháp, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 1995
Liên kết ngoài
- Có một Điện Biên Phủ ở Liên khu 5
- Hồi ức về một trận đánh hay
- Trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang – Chiến thắng Đắc Pơ 24/6/1954
- Lịch sử Pháp
- Sự kiện lịch sử Việt Nam
- Trận đánh và chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương
- Gia Lai
- Trận đánh liên quan tới Việt Nam
- Xung đột năm 1954
Bùi Xuân Phái
Bùi Xuân Phái | |
---|---|
![]() Danh họa Bùi Xuân Phái
|
|
Tên khai sinh | Bùi Xuân Phái |
Sinh | 1 tháng 9, 1920 Hà Nội |
Mất | 24 tháng 6, 1988 (67 tuổi) Hà Nội |
Quốc tịch | ![]() |
Đào tạo | Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương |
Tác phẩm | Bộ tranh Phố cổ Hà Nội Bộ tranh Chèo |
Ảnh hưởng tới | Mỹ thuật Việt Nam hiện đại |
Giải thưởng | Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996 Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946, 1980 Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức) Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984 Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997 |
Bùi Xuân Phái (1 tháng 9, 1920 – 24 tháng 6, 1988) là một danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội (Phố Phái).[1]
Mục lục
Tiểu sử
Quê gốc của ông là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội, Việt Nam).[2] Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1946. Tham gia kháng chiến, tham dự triển lăm nhiều nơi. Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dạy tại trường Mỹ thuật.
Sự nghiệp hội họa
Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên – những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu,[3] đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.[4]
Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.
Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật… rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì… Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Leipzig) về trình bày cuốn sách “Hề chèo” (1982).
Do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là: PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên, Đài truyền hình Trung ương dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật.
Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo… Ông cũng là họa sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.[5][6]
Tác phẩm chính
- Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu 1972
- Hà Nội kháng chiến – Sơn dầu 1966
- Xe bò trong phố cổ – Sơn dầu 1972
- Phố vắng – Sơn dầu 1981
- Hóa trang sân khấu chèo – Sơn dầu 1968
- Sân khấu chèo – Sơn dầu 1968
- Vợ chồng chèo – Sơn dầu 1967
- Trước giờ biểu diễn – 1984
Giải thưởng mỹ thuật
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996
- Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
- Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
- Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
- Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984
Tặng thưởng
Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997
Chú thích
- ^ Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988), Hội Mỹ thuật Việt Nam.
- ^ “Đường phố mang tên danh nhân: Danh họa Bùi Xuân Phái”. Truy cập 2 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 2 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Van Nghe Si”. Truy cập 2 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Danh họa Bùi Xuân Phái”. Truy cập 2 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Có một “Thế giới Phái” giữa Thủ đô”. Truy cập 2 tháng 11 năm 2014.
Xem thêm
Liên kết ngoài
- (tiếng Anh) Gallery của Bùi Xuân Phái
- (tiếng Việt) Trang chủ
- Họa sỹ Bùi Xuân Phái
- Chân dung Bùi Xuân Phái trong sưu tập Nguyễn Đình Đăng ký hoạ các nghệ sĩ Việt Nam
- “Nhớ bác Phái” của Nguyễn Đình Đăng
- Họa sĩ đang vẽ tranh trong bộ phim Hà Nội trong mắt ai
|
- Sinh 1920
- Mất 1988
- Người Hà Nội
- Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
- Họa sĩ Việt Nam
- Nhà giáo Việt Nam
- Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm
- Họa sĩ thế kỷ 20
Đỗ Quốc Sam
Đỗ Quốc Sam | |
---|---|
![]() |
|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | tháng 8, 1991 – tháng 11, năm 1996 |
Tiền nhiệm | Phan Văn Khải |
Kế nhiệm | Trần Xuân Giá |
Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Nhà nước
|
|
Nhiệm kỳ | 1996 – 2007 |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Sinh | 29 tháng 5, 1929 Đông Anh, Hà Nội |
Mất | 24 tháng 6, 2010 (81 tuổi) Hà Nội |
Vợ | Nguyễn Phương Nhã |
Đỗ Quốc Sam (1929–2010) là một Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, khi Bộ này được đổi tên sang từ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (cơ quan ngang Bộ, tiền thân).[1]
Mục lục
Tiểu sử
Đỗ Quốc Sam sinh ngày 29 tháng 5 năm 1929, quê ở Thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông là con trai út của cụ Đỗ Ngọc Toại, một nhà nho, dạy học ở Đình Bảng (Bắc Ninh), từng tham gia kháng chiến và giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh.
Được sự giáo dục của thân phụ, từ nhỏ, ông đã theo học Nho học, sau tuổi thiếu niên bắt đầu học Tây học. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ông tham gia dạy học ở các vùng kháng chiến.
Hoạt động trong ngành Xây dựng
Từ năm 1951 đến năm 1958 ông theo học ở trường Khoa học cơ bản Nam Ninh và Học viện Cầu đường Đường Sơn, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, ông về nước giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, là Chủ nhiệm bộ môn Công trình khoa Xây dựng.
Năm 1964, ông đạt học vị Tiến sĩ Khoa học, tại trường Đại học Xây dựng Moskva (MUCU), Liên Xô. Sau khi về nước, ông được phân công giữ chức vụ Phó chủ nhiệm khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Khi trường Đại học Xây dựng Hà Nội được thành lập, từ khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa (tách khỏi trường Bách khoa), ông được cử làm Chủ nhiệm Khoa Xây dựng của trường Đại học Xây dựng. Năm 1977, ông được bầu là Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội (nhiệm kỳ 1977-1982). Trong thời gian công tác tại Đại học Xây dựng ông chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu về Công trình Kết cấu thép và có công trong việc xây dựng lực lượng cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu về kết cấu xây dựng của Việt Nam. Năm 1980, ông được phong học hàm Giáo sư.
Ông là Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khoá VII (1977-1981). Ðại biểu Quốc hội Khóa VIII, Khóa IX và Khóa X, thành viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khóa X.
Năm 1982 (6-1982 đến 10-1982), từ trường Đại học Xây dựng, ông chuyển lên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
Hoạt động quản lý kinh tế
Năm 1988-1989, ông giữ chức Trưởng ban Công nghiệp Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (tiền thân của Bộ Kế hoạch Đầu tư), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Năm 1991, ông được cử giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, và là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi bộ này được thành lập từ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.[2]
Ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam khóa VI; Tại Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII (1991 – 1996).[3]
Năm 1996, ông thôi chức Bộ trưởng, và chuyển sang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các Dự án đầu tư và Ủy viên Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho đến khi nghỉ hưu, tháng 01 năm 2007.[4]
Ngoài ra, Ông còn làm Đồng Chủ tịch của Diễn đàn Kinh tế Pháp – Việt.
Ngày 24 tháng 6 năm 2010 (9h45′), ông qua đời tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi,[5] và được an táng ngày 30 tháng 6 năm 2010 tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.[6]
Công trình Khoa học
- Về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam – Tạp chí Cộng sản Điện tử, Số phát hành 108 – 2006.[7]
- Lại bàn về cải cách hành chính – Tạp chí Cộng sản Điện tử, Số 7 (151) năm 2008.[8]
Danh hiệu Tôn vinh
- Huân chương Độc lập hạng Nhất;
- Huân chương Lao động hạng Nhất;
- Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì;
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất;
- Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ;
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Huân chương Quốc công do Cộng hòa Pháp trao tặng.
Gia đình
- Phu nhân là Nguyễn Phương Nhã (cưới 1961), là con gái của giáo sư Nguyễn Xiển.
- Con trai duy nhất là Đỗ Quốc Anh (sinh 18/6/1980) đạt Huy chương Vàng Olympic Toán Quốc tế năm 1997 [9], đã tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Khoa Kinh tế Đại học Harvard.
Tham khảo
- ^ Văn phòng Chính phủ. “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX (1992-1997)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ
|url lưu trữ=
cần|ngày lưu trữ=
(trợ giúp). Truy cập 25/6/2010. - ^ [1] Thành viên Chính phủ qua các thời kỳ
- ^ [2] BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ VII (1991-1996) – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
- ^ [3] Quyết định Số: 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Về việc ông Đỗ Quốc Sam, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước nghỉ hưu
- ^ Đại học Xây dựng Hà Nội (25/6/2010). “Tin buồn”. Đại học Xây Dựng Hà Nội. Bản gốc lưu trữ 25/6/2010.
- ^ Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và gia đình (Cập nhật 03:28 ngày 28-06-2010). “Tin buồn”. Báo Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ Cập nhật 03:28 ngày 28-06-2010. Truy cập 28/6/2010.
- ^ [4] Tạp chí Cộng sản Điện tử, Số phát hành 108 – 2006
- ^ [5] Tạp chí Cộng sản Điện tử, Số 7 (151) năm 2008
- ^ [6] Gương mặt trẻ 1997
Liên kết ngoài
|
- Sinh 1929
- Mất 2010
- Người Hà Nội
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Huân chương Lao động
- Huân chương Kháng chiến
- Huân chương Độc lập
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10
Bài viết mới
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 23 tháng 6
- Lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 22 tháng 6
- Chào ngày mới 21 tháng 6
- Biển Đông vạn dặm
- Con là nguồn hạnh phúc đầu tiên
- Chào ngày mới 20 tháng 6
- Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
- Ngày mới Mạnh Hạo Nhiên
- Chào ngày mới 19 tháng 6
- Hoa của Đất
- Tiếng Anh cho em
- Yêu sách 8 điểm của Nguyễn Ái Quốc
- Chào ngày mới 18 tháng 6
- Chào ngày mới 17 tháng 6
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 16 tháng 6
Video yêu thích
Bùi Xuân Phái, người vẽ chân dung thành phố
|
♥OMAR AKRAM – Dancing with the wind♥
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook