
21 tháng 5
Ngày 21 tháng 5 là ngày thứ 141 (142 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 224 ngày trong năm.
« Tháng 5 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | |||||
3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
31 | ||||||
Mục lục
Sự kiện
- 934 – Sau khi tiến vào kinh thành Lạc Dương, Lý Tòng Kha trở thành hoàng đế của triều Hậu Đường, tức ngày Ất Hợi (6) tháng 4 năm Giáp Ngọ.
- 1804 – Nghĩa trang Père-Lachaise tại Paris, Pháp bắt đầu mở cửa.
- 1904 – Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) được thành lập tại Paris, Pháp.
- 1972 – Liên quân Lào-Việt Nam mở chiến dịch phòng ngự cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng, nhằm đánh bại cuộc tấn công lấn chiếm của gần 80 tiểu đoàn phái hữu Lào và quân Thái Lan được Mỹ chi viện.
- 1991 – Cố Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi bị chết trong vụ đánh bom tự sát ở làng Sriperumbudur, cách thành phố Chennai, Ấn Độ hơn 48 km (30 dặm Anh).
- 1998 – Tổng thống Suharto của Indonesia từ nhiệm sau các náo động trong nước chống lại sự cai trị kéo dài 31 năm của ông.
- 2000 – Khánh thành cầu Mỹ Thuận, cầu dây văng lớn nhất Việt Nam thời điểm đó.
- 2012 – Hơn một trăm người thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát nhằm vào các binh sĩ tại thủ đô Sana’a của Yemen.
Sinh
- 1792 – Gaspard-Gustave de Coriolis, nhà toán học và nhà vật lý người Pháp.
Mất
- 252 – Tôn Quyền, hoàng đế Đông Ngô, tức ngày Ất Mùi tháng 4 năm Nhâm Thân (s. 182)
- 987 – Vua Louis V của Pháp.
- 1254 – Conrad IV của Đức (s. 1228).
- 1481 – Vua Christian I Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển (s. 1426).
- 1947 – Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng.
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 21 tháng 5 |
Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận | |
---|---|
Vị trí địa lý | |
Quốc gia | ![]() |
Vị trí | Tiền Giang và Vĩnh Long, Việt Nam |
Toạ độ | 10°16′16″B 105°54′20″ĐTọa độ: 10°16′16″B 105°54′20″Đ |
Bắc qua | Sông Tiền |
Thông số kỹ thuật | |
Kiểu cầu | Cầu dây văng |
Chiều dài | 1.535,2 m |
Rộng | 23,66 m |
Cao | 116,5 m |
Nhịp chính | 350 m |
Xây dựng | |
Nhà thầu | Baulderstone Hornibrook & Cienco 6 |
Khởi công | 6 tháng 7, 1997 |
Khánh thành | 21 tháng 5, 2000 |
Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, Việt Nam. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam.
Mục lục
Vị trí dự án
Cầu Mỹ Thuận nối liền giữa hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Vượt qua sông Tiền nối với tỉnh Tiền Giang.
Qui mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
Thông tin chung
- Loại cầu: cầu treo dây văng theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18,6m;
- Tổng chiều dài cầu: 1.535,2m;
- Phần cầu chính dây văng: 660m;
- Phần cầu dẫn: 875,2m (gồm 22 nhịp);
- Tải trọng thiết kế: theo tiêu chuẩn AUSROADS-92 của Úc, có so sánh và kiểm toán với tải trọng H30-XB80 theo tiêu chuẩn 22 TCN 18-79 của Việt Nam;
- Độ dốc dọc cầu: 5%;
- Lực va xô tàu, vuông góc với tim cầu: 32,000 KN (xuôi dòng), 15,000 KN (ngược dòng);
- Song song với tim cầu: 16,000 KN (xuôi dòng), 7,500 KN (ngược dòng);
- Khổ thông thuyền: 37,5m x 110m;
- Khổ cầu 4 làn xe cơ giới, 2 lề bộ hành tổng cộng rộng 23m.
Kết cấu dầm
Dầm cầu cấu tạo bê tông DƯL grade 50, gồm 2 dầm biên, các dầm ngang, bản mặt cầu thi công theo phương pháp đúc hẫng. Dầm biên cao 1760mm rộng 1200-1400mm, bản mặt cầu dày 250mm.
Dầm biên được treo bằng 4 x 32 bó cáp, mỗi bó gồm từ 22 đến 69 tao 15,2mm, mỗi tao gồm 7 sợi đặt trong ống HPDE có màu để trang trí. Mỗi bó cáp một đầu neo vào dầm, đầu neo vào tháp, có dự trữ hệ thống chống rung cho cáp.
Tháp cầu
Tháp cầu hình chữ H bằng bê tông cốt thép grade 50 cao 123,5 m (tính từ đỉnh bệ cọc); 84,43m (tính từ mặt cầu). Kết cấu móng trụ tháp gồm 16 cọc khoan nhồi có đường kính 2,5m hạ đến cao độ -90m (tháp bờ Bắc) và -100m (tháp bờ Nam), cao độ đáy bệ phần đặc là + 1m, ống vách đặt tới cao độ -35m (tháp bờ Bắc) và -40m (tháp bờ Nam).
Trụ neo
Đặt tại hai đầu cầu chính để chống dịch chuyển cho tháp. Thân trụ neo gồm hai cột bê tông cốt thép ứng suất trước bê tông mác 400, kích thước 1500x3500mm. Trụ neo không có xà mũ, thân cột liên kết trực tiếp với kết cấu nhịp. Móng trụ neo gồm 2 cọc khoan nhồi đường kính 2,5m mỗi trụ đặt ở độ sâu -60 (bờ Bắc); -74 và -84 (bờ Nam).
Hệ cáp dây văng
Sơ đồ bố trí dây văng cầu Mỹ Thuận theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18.6m. Các cặp dây văng (thượng, hạ lưu) được bố trí đối xứng qua mặt phẳng thẳng đứng đi qua ti dọc của cầu. Góc nghiêng của dây văng so với phương nằm ngang nhỏ nhất (dây văng ngoài cùng) là 31.031o, và lớn nhất (dây văng gần tháp cầu nhất của nhịp biên) là 77.39o. Dây văng ngoài cùng của hai nhịp biên được liên kết với hệ dầm cầu tại điểm cách tim trụ neo 5,0m về phía cầu dẫn.
Toàn cầu có 128 dây văng chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 16 dây. Dây văng ngoài cùng nhịp biên có số tao lớn nhất (68 tao), dây văng thuộc nhíp chính gằn tháp cầu nhất có số tao nhỏ nhất (22 tao). Các tao cáp kiểu Freyssinet 7 sợi, đường kính danh định 15,2mm.
Kết cấu cầu dẫn
Kết cấu nhịp
Mỗi bên gồm 9 nhịp 40m, 1 nhịp 38,8m và 1 nhịp 43, 8m đều dạng dầm BTDƯL đơn giản lắp ghép kiểu “Super Tee” (có hình hộp hở) cao 1750mm, rộng 2140 đến 2810mm đặt cách nhau 2160mm, bê tông mác 32. Riêng nhịp 43,8m gồm đầu hẫng 5m từ nhịp cầu chính và nhịp dầm đơn giản 38,8m. Mặt cầu đổ tại chỗ dày 20 cm tại đầu dầm và 15 cm tại giữa dầm (để khắc phục độ vồng ngược khi căng cốt thép). Bản đổ liên tục nhiệt trên 11 nhịp.
Mố cấu
Mố cầu bằng BTCT trên 14 cọc thép f 600mm, dài từ 35 đến 37m, trên đoạn 3m đầu đổ BTCT độn ruột cấp 32.
Trụ cầu
Trụ cầu bằng BTCT, thân trụ gồm hai cột BTCT hình chữ nhật kích thước mỗi cột 1200 x 3500mm cao. Mỗi trụ gồm hai nhóm cọc tách riêng, mỗi nhóm gồm 10 cọc 40x40cm; chiều dài cọc tại các trụ từ 33,2 – 41,2m.
Các công trình phụ
Gối cầu
- Với cầu chính và tại mố dùng loại gối chậu (sliding pot bearing);
- Với cầu dẫn dùng loại gối cao su (Eslastomeric bearing)
Khe co dãn
Khe co dãn đặt tại mố và tại chỗ tiếp ráp giữa cầu chính và cầu dẫn (loại SD 800) và tại mố (loại SD 320) loại khe co dãn cao su.
Hệ thống thoát nước từ mặt cầu
Ống thoát nước cách nhau 5,2m được bố trí trên mặt cầu sát gờ lề bộ hành, cầu chính nước thoát trực tiếp xuống lòng sông. Trên cầu dẫn, nước thoát xuống đất, qua bể lắng để xử lý trước khi thải ra sông.
Dải phân cách giữa cầu
Dải phân cách bằng bê tông được đổ ngay tại chỗ, lan can hai bên làn xe cơ giới bằng bê tông và thép, lan can cho người đi bộ bằng thép mạ kẽm.
Hệ thống cấp điện
- Hai trạm biến thế 560 KVA đặt tại hai bờ sông;
- Trạm điều khiển chính tại mỗi máy;
- Hệ dây cáp điện đặt trong ống, nằm trong dải phân cách hoặc dưới sàn.
Đèn chiếu sáng và an toàn
- Cột điện đặt tại dải phân cách giữa;
- Đèn báo hiệu đường sông;
- Đèn trang trí đặt trên mặt phẳng dây cáp;
- Đèn báo máy bay đặt trên đỉnh tháp;
- Đèn báo trong tháp;
- Đèn báo sương mù đặt tại đài cọc.
Hệ thống chữa cháy
- Hệ thống ống dẫn nước từ bờ sông phía Nam;
- Một trạm bơm điện;
- Một hệ thống dẫn nước từ trạm bơm lên cầu;
- Van tăng áp suất tại đầu sàn cầu chính.
Đường dẫn hai đầu cầu
Rộng 21,5m gồm 4 làn xe cơ giới 2 x 8m, hai làn xe thô sơ 2 x 2m, dải phân cách giữa 0,6m lề đất 2 x 0,6m. Hai bên có bố trí đường gom chạy song song. Do Địa chất yếu nên phải tăng nhanh độ lún cố kết bằng bấc thấm và vải địa kỹ thuật Phạm vi đường đầu cầu 166,7m (bờ Bắc) và 118m (bờ Nam)
Kết cấu mặt đường có thể dùng 1 trong 2 loại:
Loại A
- Lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm dày 21 cm;
- Lớp móng bằng cấp phối đá dăm cỡ nhỏ dày 30 cm;
- Lớp mặt bằng bê tông nhựa nóng dày 7 cm.
Loại B
Phần trên tương tự như loại A nhưng có thêm một lớp móng cấp phối đồi có CBR > 5% và lớp móng dưới có cấp phối đá dăm dày 30 cm. Nền cát đắp đạt K> 98%, CBR > 2%. Đường bộ hành có vỉa hè, kết cấu gồm hai lớp:
- Cấp phối đá dăm dày 2,5 cm
- Bê tông mác 200 dày 7,5 cm.
Tiến độ dự án
- Khởi công: 06/7/1997;
- Hoàn thành: 21/5/2000.
Tham khảo
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cầu Mỹ Thuận |
- My Thuan bridge gets final link
- Các hình ảnh cầu Mỹ Thuận trên trang mạng của Ausaid
|
Cánh đồng Chum
Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thi xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào, nơi có hàng ngàn chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xiengkhuang tại cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Trong Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh bí mật, Cánh đồng chum được đề cập đến một cách đặc thù để chỉ cả vùng đồng bằng Xiengkhuang chứ không phải chỉ địa điểm văn hóa này.
Mục lục
Huyền thoại và lịch sử địa phương
Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm, được những người thuộc nhóm Môn-Khmer mà nền văn hóa của họ ngày nay không được người ta hiểu biết thấu đáo làm ra. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên – 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm.
Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng có những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này. Theo một truyền thuyết khác, một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung – đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến thắng.
Người phương tây đầu tiên tiến hành khảo sát, nghiên cứu và ghi chép liệt kê các hiện vật của cánh đồng chum là một nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani thuộc Viện Viễn đông Bác cổ (École Française d’Extrême Orient những năm 1930. Bà đã cùng với nhóm nghiên cứu của mình khai quật khu vực cánh đồng chum và phát hiện ra một hang động gần đấy với các di hài của con người, bao gồm cả xương và tro bị đốt. Các khai quật của bà là toàn diện nhất dù đã có những cuộc khai quật khác.
Một quả bom của Hoa Kỳ đã phá hỏng một động trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam khi quân đội Pathet Lao sử dụng hang động làm căn cứ –
Vị trí
Nguồn gốc của những chiếc chum
Madeleine Colani suy doán, với nhiều bằng chứng kèm theo, rằng các cánh đồng chum có liên hệ với một con đường bộ hành từ bắc Ấn Độ.
Tình trạng hiện nay
Cánh đồng chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh thuộc Chiến tranh bí mật vẫn gây thương thích mỗi tuần. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2 và Vị trí 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ nhưng nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này.
Nguồn
Tham khảo
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cánh đồng Chum |
Huỳnh Thúc Kháng
Huỳnh Thúc Kháng | |
---|---|
![]() |
|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 31 tháng 5, 1946 – 21 tháng 9, 1946 0 năm, 113 ngày |
Tiền nhiệm | Hồ Chí Minh |
Kế nhiệm | Hồ Chí Minh |
Khu vực | Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 2 tháng 3, 1946 – 21 tháng 4, 1947 1 năm, 50 ngày |
Tiền nhiệm | Võ Nguyên Giáp |
Kế nhiệm | Phan Kế Toại (quyền) |
Khu vực | Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Thứ trưởng | Hoàng Hữu Nam |
Thông tin chung
|
|
Sinh | 1 tháng 10, 1876 Tiên Phước, Quảng Nam |
Mất | 21 tháng 4, 1947 (70 tuổi) Nghĩa Hành, Quảng Ngãi |
Dân tộc | Kinh |
Huỳnh Thúc Kháng (chữ Hán: 黃叔抗; 1876–1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên (茗園, Vườn chè) hay đôi khi được viết là Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam. Ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh.
Mục lục
Thân thế
Theo tên chữ Hán trên trang bìa quyển Tập diễn-văn của ông Hoàng-Thúc-Kháng, in năm 1926 thì đúng ra đọc (và viết) tên ông phải là Hoàng Thúc Kháng. Tuy nhiên, do kiêng húy Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng, họ Hoàng phải đổi thành Huỳnh. Đến nay các tỉnh miền Trung và Nam vẫn dùng âm Huỳnh. Tuy vậy, vẫn có sách dùng Hoàng Thúc Kháng.
Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1876, là người làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là cụ ông Huỳnh Văn Phương, tự Tấn Hữu, xuất thân nhà nông hào nhưng cũng học qua Nho học, nhiều phen thi cử nhưng không đỗ. Mẹ ông là cụ bà Nguyễn Thị Tình, người làng Hội An nhưng cư ngụ làng Phú Thị (nay thuộc xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước), em ruột Phó bảng Nguyễn Đình Tựu.
Tiến thân khoa cử
Nguyên tên ông là Huỳnh Văn Thước, là con trai thứ 4 và là con trai út trong nhà, nhưng vì 2 anh trai mất sớm, chị gáicả Huỳnh Thị Duật, lấy chồng tại hương lâm tứ chánh nay xã tiên hiệp -tiên phước -tỉnh quang Nam.nên ông là người con trai duy nhất. Bởi sự kỳ vọng của song thân, từ nhỏ ông đã được rèn dạy để tiến thân bằng khoa cử.
Ông bắt đầu học chữ Nho từ năm 8 tuổi dưới sự dạy dỗ của người cậu ruột là Tế tửu quốc tử giám Nguyễn Đình Tựu, đổi tên là Huỳnh Hanh, tự là Giới Sanh. Năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm 1900, ông đậu Giải nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa.
Năm Giáp Thìn 1904, ông đỗ Đệ Tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân.
Lãnh đạo phong trào Duy Tân
Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm 1908, rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm, đến mãi năm 1919 mới được trả tự do.
Hoạt động trong Nghị viện Trung Kỳ
Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp, ông từ chức.
Nhà báo Tiếng Dân
Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân – một tờ báo được xuất bản tại Huế vào năm 1927 và bị chính quyền thời bấy giờ đình bản năm 1943.
Trọng trách của quốc dân
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Theo sử gia Trần Trọng Kim thì trong thời gian này, khi được hỏi về công việc, Huỳnh Thúc Kháng đã nói: “Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi“.[1]
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Thời gian này ông còn là Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Cuối năm 1946, ông là Đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của ông, nhân dân đã an táng ông trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi. Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản.
Học hành rất rộng, chí khí rất bền…
Trong thư gửi vĩnh biệt cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết.
Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: “Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc”“.
Tưởng nhớ
Để tưởng nhớ đến ông nhiều tỉnh thành và thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Quảng Nam, Hạ Long…có những con đường và ngôi trường THPT mang tên ông.
Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định truy tặng Huân chương Sao Vàng để ghi nhận công lao của ông đối với đất nước.[2]
Tác phẩm
Huỳnh Thúc Kháng đồng thời là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu văn học và lịch sử. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch, Khi Ưu Sinh, Xà Túc Tử, Thức Tự Dân, Ưu Thời Khách, Hải Âu, Ngu Sơn, Khách Quan… Tác phẩm chủ yếu còn giữ hiện nay là:
- Thi Tù Tùng Thoại
- Lịch sử Phan Tây Hồ tiên sinh
- Thơ văn với thời đại
- Thi văn các nhà chí sĩ Việt Nam (kí Phi Bằng)
- Huỳnh Thúc Kháng niên phố
- Bức thư gởi Cường Đế
- Và rất nhiều thơ chữ Quốc ngữ, chữ Hán có giá trị khác…
Bài thơ Bài ca lưu biệt của ông viết năm 1908, trước khi ông bị đày ra Côn Đảo, từng được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân miền Trung thời kỳ Pháp thuộc:
- Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết,
- Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan.
- Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an,
- Tố hoạn nạn hành hồ hoạn nạn.
- Tiền lộ định tri thiên hữu nhãn,
- Thâm tiêu do hứa mộng hoàn gia,
- Bấy nhiên năm cũng vẫn chưa già.
- Nọ núi Ấn, này sông Đà,
- Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt.
- Kìa tụ tán chẳng qua là tiểu biệt,
- Ngựa Tái ông hoạ phúc biết về đâu!
- Một mai kia con tạo khéo cơ cầu,
- Thảy bốn biển cũng trong vòng trời đất cả.
- Ư bách niên trung tu hữu ngã,
- Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả,
- Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn.
- Trăng kia khuyết đó lại tròn!
Đời tư
Chú thích
Tham khảo
![]() |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
- Huỳnh Thúc Kháng -Tác giả, tác phẩm
- Huỳnh Thúc Kháng -Từ điển Tiếng Việt
- Quảng Ngãi- Danh nhân
- Câu đối cụ Huỳnh Thúc Kháng mừng thọ Bác Hồ
- Việt Nam Chí Sĩ – Huỳnh Thúc Kháng, Nhà xuất bản Tân Việt 1950, Tác giả: Thế Nguyên, Tủ Sách Danh Nhân Việt Nam
|
|
|
- Sinh 1876
- Mất 1947
- Chủ tịch nước Việt Nam
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam
- Huân chương Sao Vàng
- Người Quảng Nam
- Phong trào Duy Tân
- Nhà cách mạng Việt Nam
Tôn Quyền
Đông Ngô Đại Đế 東吳大帝 |
|
---|---|
Hoàng đế Đông Ngô | |
![]() Tôn Quyền qua nét vẽ của Diêm Lập Bản – một họa sĩ thời Đường
|
|
Thủ lĩnh Giang Đông | |
Tại vị | 200–222 |
Tiền vị | Tôn Sách |
Kế vị | Không có |
Ngô Vương | |
Tại vị | 222-229 |
Tiền vị | Không có |
Kế vị | Không có (Tôn Quyền xưng đế) |
Hoàng đế Đông Ngô | |
Trị vì | 229-252
|
Tiền vị | Không có |
Kế vị | Tôn Lượng |
Thông tin chung | |
Thê thiếp | Xem văn bản |
Hậu duệ | Xem văn bản |
Tên đầy đủ | Húy: Tôn Quyền (孫權) Tự: Trọng Mưu (仲謀) |
Tước hiệu | Ngô Đại Đế |
Niên hiệu | Hoàng Vũ (黃武) 10/222—4/229 Hoàng Long (黃龍) 4/229—12/231 Gia Hòa (嘉禾) 1/232—8/238 Xích Ô (赤烏) 8/238—4/251 Thái Nguyên (太元) 5/251—1/252 Thần Phượng (神鳳) 2/252-3/252 |
Thụy hiệu | Ngô Đại đế |
Chánh quyền | Nước Ngô |
Thân phụ | Tôn Kiên |
Thân mẫu | Tôn phu nhân |
Sinh | 181 Trung Quốc |
Mất | 252 Kiến Nghiệp, Giang Tô |
Tôn Quyền (Trung văn giản thể: 孙权; Trung văn phồn thể: 孫權; bính âm: Sūn Quán; 182 – 252), tức Ngô Thái Tổ (吴太祖) hay Ngô Đại Đế (吴大帝), tên tự là Trọng Mưu (仲謀), là người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Ông là vị quân chủ đầu tiên của nước Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Mục lục
Thân thế
Tôn Quyền là con trai thứ hai của Tôn Kiên, thủ lĩnh quân phiệt ở Giang Đông, em trai của Tôn Sách. Ông sinh năm 182.
Cuối đời Đông Hán, cha anh Tôn Quyền lần lượt chiếm cứ 6 quận Giang Đông làm căn cứ kình chống nhau giữa các phe phái quân phiệt. Năm 196, khi Tôn Quyền được 15 tuổi được anh cho cai quản ở đất Dương Di[1], giúp sức cho Tôn Sách chiếm cứ Giang Đông. Năm 200, Tôn Sách qua đời, con là Tôn Thiệu chưa ra đời nên Tôn Sách giao cho Tôn Quyền kế tập cai trị Giang Đông. Trước khi mất, Tôn Sách dặn Tôn Quyền rằng:
“Việc trong không quyết được thì hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không quyết được thì hỏi Chu Du“
Tôn Quyền mới 18 tuổi đã nối chức vụ của anh mình, trở thành người thống trị tối cao ở Giang Đông. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý đoàn kết lực lượng các phe, nên nhanh chóng giành được uy vọng, khiến cục thế Đông Ngô ổn định trong thời hỗn loạn.
Thủ lĩnh Giang Đông
Sau khi Tôn Quyền lên nắm quyền đã được triều đình Đông Hán phong làm Thảo Lỗ tướng quân, Hội Kê thái thú. Ông ra sức củng cố thế lực của mình.
Năm 204, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu, thống nhất miền Bắc và bắt đầu dòm ngó đến miền Nam. Tào Tháo đòi Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin. Trương Chiêu lo sợ không dám quyết. Tôn Quyền bèn nghe lời Chu Du cương quyết từ chối.
Thiết lập liên minh Tôn-Lưu
Tháng 7 âm lịch năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân đánh về phía Tây Nam, chiếm Kinh châu. Lưu Bị phải chạy nạn xuống phía Nam và bị quân Tào đánh bại ở cầu Trường Bàn [2].
Tôn Quyền nghe tin Tào Tháo tiến vào Kinh châu, lập tức sai Lỗ Túc lấy danh nghĩa viếng Lưu Biểu bị bệnh vừa mất để dò xét thực hư. Lỗ Túc tìm gặp Lưu Bị bàn việc liên hiệp chống Tào.
Tào Tháo gửi thư cho Tôn Quyền, buộc ông đầu hàng. Triều thần Đông Ngô lúc này chia làm hai phe chủ hàng và chủ chiến, phe chủ hàng do Trương Chiêu đứng đầu dựa vào lí lẽ quân số vượt trội của Tào Tháo, muốn về hàng quân Tào, phe chủ chiến do Lỗ Túc đứng đầu, muốn lập liên minh với Lưu Bị cùng chống Tào Tháo. Quân sư của Lưu Bị là Gia Cát Lượng đến Giang Đông nhờ Đại đô đốc Chu Du thuyết phục Tôn Quyền theo phe chủ chiến chống Tào Tháo. Chu Du cho rằng Tào Tháo nói có 83 vạn quân chỉ là phóng đại, số thực của Tào Tháo chỉ khoảng 22-24 vạn, còn lại chỉ là dân phu. Trong số 22-24 vạn quân này thì phần lớn là người phương Bắc không thạo thủy chiến, số thạo thủy chiến thì phần lớn là hàng quân Kinh châu, vốn chưa phục vụ Tào Tháo lâu dài nên không sẽ không có ý chí chiến đấu cao, cộng thêm đang vào mùa đông, quân Tào ở miền Bắc cũng không hợp thủy thổ dễ sinh bệnh, không thể ở lâu.
Tôn Quyền nghe theo, nghiêng về về phe chủ chiến, cử Chu Du, Trình Phổ cùng Lỗ Túc dẫn 30.000 binh mã ra mặt trận, liên minh với Lưu Bị chống quân Tào. Chu Du dùng kế hỏa công đánh tan quân Tào Tháo ở trận Xích Bích. Tào Tháo phải rút về Nghiệp Quận, để lại Từ Hoảng và Tào Nhân giữ Giang Lăng, Nhạc Tiến giữ Tương Dương và Mãn Sủng giữ Đương Dương.
Năm 209, Tôn Quyền sai Chu Du đánh chiếm Giang Lăng, buộc Tào Nhân phải bỏ thành này chạy về Tương Dương.
Gả em gái cho Lưu Bị
Năm 209, sau khi đánh bại quân Tào ở Xích Bích, Tôn Quyền gả em gái là Tôn Thượng Hương cho Lưu Bị để giữ hòa hiếu. Năm 213, nhân lúc Lưu Bị đánh Tây Xuyên, Tôn Quyền sai người đến Kinh châu đón Tôn phu nhân về. Tôn phu nhân định đem Lưu Thiện (con Lưu Bị) mới bảy tuổi về cùng. Tướng của Lưu Bị là Triệu Vân cùng Trương Phi mang quân ra chặn sông, khuyên Tôn phu nhân ở lại nhưng Tôn phu nhân không nghe. Hai tướng đành để Tôn phu nhân đi, nhưng ép để Lưu Thiện lại.
Chiến tranh với Tào Tháo
Tháng 12 năm 208, Tôn Quyền sai Chu Du đem quân chiếm Giang Lăng còn mình đích thân đánh Hợp Phì do Lưu Phức trấn giữ, lại phái Trương Chiêu đi tấn công Đang Đô ở Cửu Giang, nhưng không thành công.
Tào Tháo sai Trương Hỉ giải vây Hợp Phì. Quân Tôn Quyền bao vây Hợp Phì đã lâu nhưng vẫn không thể phá thành. Cấp phó của Lưu Phức là Tưởng Tế đã khuyên Phức phái ba tướng đem thư nói giả viện binh Trương Hỉ đã đến ra ngoài thành. Tôn Quyền bắt được hai tướng, mắc mưu Tưởng Tế nên quyết định rút lui.
Tháng giêng năm 213, Tào Tháo đích thân dẫn liên quân thuỷ lục đánh vào Giang Tây doanh của Tôn Quyền. Hai bên giao tranh ở cửa Như Tu[3], nhưng bất phân thắng bại. Theo Tam quốc chí, Tào Tháo cũng thán phục tài của Tôn Quyền, đã nói: “Sinh con phải được như Tôn Trọng Mưu”.
Năm 214, Tào Tháo lại giao chiến với Tôn Quyền ở Như Tu, sau rút lui về kinh, sai Trương Liêu, Nhạc Tiến, Lý Điển giữ Hợp Phì. Sau đó Tào Tháo đem quân đánh Trương Lỗ, Tháng 8 cùng năm, Tôn Quyền thấy Tào Tháo ở Hán Trung, bèn dẫn 16 vạn quân tiến đến Lục Khẩu, chuẩn bị đánh Hợp Phì.
Hai tướng Trương Liêu và Lý Điển bất hòa. Trương Liêu sai sứ đem mật hàm đến xin Tào Tháo đem quân cứu viện. Tào Tháo sai Trương Liêu, Lý Điển ra chống, còn Nhạc Tiến thủ thành.
Trương Liêu cho rằng quân của Tôn Quyền thế nào cũng đánh Ngã Môn, muốn cho quân tập kích ở đó đánh Tôn Quyền. Lý Điển cũng đồng tình, bỏ hiềm khích với Trương Liêu.
Trương Liêu tuyển 800 quân, cưỡi ngựa đi đầu xông vào trận địch, chém chết 2 viên tướng của Tôn Quyền, rồi rút lui để nhử. Quân Ngô mắc mưu đuổi theo. Trương Liêu bí mất chặt đôi cầu Tiêu Diêu để bắt sống Tôn Quyền rồi đặt mai phục ở đó.
Qua cầu Tiêu Diêu, quân Ngô bị mai phục, còn cầu đã bị cắt đôi. Trong tình thế nguy cấp, may nhờ viên nha tướng chỉ mẹo nên Tôn Quyền cố gắng thúc ngựa bay qua cầu. Quân Ngô thiệt hại nặng, phải rút lui.
Chiếm Kinh châu
Năm 215, Lưu Bị chiếm Ích châu nhưng lại từ chối “giao trả” Kinh châu cho Tôn Quyền. Tôn Quyền giận dữ sai Lã Mông chiếm ba quận Trường Sa, Linh Lăng và Quế Dương.
Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, thế lực ngày một lớn, gây ra áp lực với Tôn Quyền. Tôn Quyền hoảng sợ, xưng thần với Tào Tháo. Trong khi đó, Tôn Quyền đánh chiếm ba quận Kinh châu đang do Quan Vũ trấn giữ. Tháng 7 năm 219, Quan Vũ khởi đại quân bắc phạt đánh Tào Tháo, vây hãm Tương Dương và Phàn Thành.
Tôn Quyền muốn nhân cơ hội Quan Vũ bắc tiến để lấy Kinh châu, bèn dâng thư đến xin quy phục Tào Tháo. Tào Tháo cho ông lĩnh chức Kinh châu mục; nhưng lại mang thư đầu hàng của Tôn Quyền bắn vào trại của Quan Vũ. Tuy nhiên, Quan Vũ không tin, cho rằng Tào Tháo phao tin sai để lung lạc mình[4].
Tháng 8 năm 219, Quan Vũ đem quân đánh Tương Dương và Phàn Thành, nhiều tướng họ Tào đầu hàng. Quan Vũ lại dẫn quân đánh Hiệp Hạ[5]. Trong khi đó, Tôn Quyền cũng sai Lã Mông mang quân đánh úp Kinh châu. Hai tướng My Phương và Phó Sĩ Nhân bất bình với Quan Vũ, đầu hàng quân Ngô, dâng Giang Lăng và thành Công An cho Tôn Quyền.
Quan Vũ hạ lệnh giải vây Phàn Thành rút lui về Kinh châu, mới biết Giang Lăng và Công An đã mất, phải chạy về Mạch Thành[6]. Tháng chạp năm 219, Tôn Quyền sai người dụ hàng Quan Vũ. Quan Vũ giả vờ đầu hàng, nhưng lại dẫn 10 kỵ quân chạy tới Lâm Thư[7] thì bị tướng Ngô là Chu Nhiên và Phan Chương bắt mang về. Từ đó Đông Ngô khống chế toàn bộ phía nam sông Trường Giang, gồm Kinh châu và Dương châu.
Tôn Quyền giết chết Quan Vũ, sai người mang đầu ông đến Lạc Dương nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo hậu táng cho Quan Vũ, lại phong Tôn Quyền làm Phiêu kị tướng quân, Kinh châu mục, tước Nam Xương hầu, nhằm làm Lưu Bị thù hận Tôn Quyền[8]. Tôn Quyền sai sứ là Lương Ngụ đến cống đồ cho nhà Hán.
Chiến tranh với Lưu Bị
Lưu Bị nghe tin Quan Vũ bị giết và sau đó là Trương Phi nên sau khi lên ngôi hoàng đế năm 221 đã mang quân đánh Ngô báo thù, mặc dù có nhiều tướng can ngăn nhưng ông không nghe. Lưu Bị dẫn 70 vạn quân Thục đông chinh. Ban đầu quân Ngô liên tiếp thất bại. Tôn Quyền bèn phong Lục Tốn làm Đại đô đốc, chỉ huy quân Ngô đánh Thục.
Các lão tướng nước Ngô đều muốn giao chiến trực diện với quân Thục nhưng Lục Tốn không nghe. Lưu Bị đã cho quân đến khiêu chiến nhưng Lục Tốn không hề hấn gì. Mãi đến khi biết tin quân Thục đã có dấu hiệu bị bệnh dịch, Lục Tốn mới cho quân giả vờ tấn công vào 1 trại để đánh lạc hướng các tướng Thục, rồi cho quân sĩ dùng hỏa công tấn công vào các trại còn lại. Lục Tốn lại cho quân tổng tiến công. Quân Thục đại bại, toàn quân gần như bị tiêu diệt. Lưu Bị phải rút chạy về phía tây, sau chết ở thành Bạch Đế.
Lên ngôi vương
Năm 220, Tào Tháo chết, con là Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, lập ra nhà Ngụy. Tôn Quyền xưng thần với Tào Phi, được Tào Phi lập làm Ngô vương, gia phong cửu tích. Ông dời sở từ Công Yên[9] đến Vũ Xương[10]. Năm 222 sau đại thắng Di Lăng, Tôn Quyền chọn niên hiệu Hoàng Vũ lập ra nhà Ngô độc lập nhưng vẫn giữ tước hiệu Ngô Vương.
Năm 223, Lưu Bị qua đời. Gia Cát Lượng làm thừa tướng nhiếp chính cho vua mới Lưu Thiện, lại sai sứ đến thiết lập lại Thục-Ngô liên minh nhằm chống lại Tào Ngụy ở phía bắc. Từ đó hai nước lại hòa hảo.
Hoàng đế Đông Ngô
Chính sách cai trị
Năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương, lấy quốc hiệu là Ngô, sau dời đô đến Kiến Nghiệp (nay là thành phố Nam Kinh, Giang Tô).
Tôn Quyền đối nội thống trị rất nghiêm khắc, đánh thuế nhiều và nặng. Có người khuyên ông:
Ra uy với kẻ tiểu nhân cần dùng hình phạt nặng, nếu đơn độc ngồi giữ Giang Đông thì binh lực hiện có cũng đủ dùng rồi, nhưng đơn độc ngồi giữ Giang Đông không khỏi là hạn hẹp, vẫn cần điều binh trước.
Do đó, Tôn Quyền hết sức phát triển xuống dải đất Đông Nam. Năm 230, Tôn Quyền phái đội thuyền người, do tướng quân Vệ Ôn và Gia Cát Trực suất lĩnh ra biển, đến Di châu (nay là Đài Loan) nhưng không thu được gì. Đó là sự ghi chép sớm nhất, minh xác nhất trong văn hiến hiện có liên quan đến việc qua lại giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan. Tôn Quyền đem quân tiến về hướng Đông Nam, thúc đẩy việc mở mang một dải đất khu vực này và thực hiện dung hợp dân tộc. Tôn Quyền đã từng sai thứ sử Lục Dận (cháu Lục Tốn) sang Giao châu (tên cũ của miền Bắc Việt Nam) để trấn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu.
Năm 242, Tôn Quyền sai Nhiếp Hữu đem quân thăm dò đảo Hải Nam.
Qua đời và truyền ngôi
Những năm cuối đời, Tôn Quyền sinh ra đa nghi hiềm khích, đồng thời trong nội bộ nước Ngô cũng xảy ra tranh chấp trong ngôi vị thái tử. Tôn Quyền có tất cả bảy người con trai, trong đó hai người con lớn là Tôn Đăng và Tôn Lự mất sớm. Ông lập con thứ ba là Tôn Hòa làm thái tử.
Tôn Hòa và em là Tôn Bá có sự tranh chấp trong triều. Về sau Tôn Quyền không bằng lòng với thái tử Tôn Hòa, muốn phế bỏ lập người khác.
Mẹ của Tôn Hòa và Tôn Bá là Vương Phu nhân cùng con gái Tôn Quyền với Bộ phu nhân là Toàn Công chúa bất hòa. Sau đó, Tôn Hòa đến bái kiến chú vợ, Toàn Công chúa gièm pha với Tôn Quyền rằng Thái tử không biết giữ lễ. Tôn Quyền bèn phế Tôn Hòa, đày tới Trường Sa. Lục Tốn vội dâng thư về triều cực lực khuyên Tôn Quyền không nên bỏ trưởng lập thứ nhưng lời lẽ quá mạnh mẽ khiến Tôn Quyền tức giận, sai sứ đến Vũ Xương trách mắng. Sau khi phế bỏ Tôn Hòa, Tôn Quyền cách chức luôn mấy người cháu của Lục Tốn vì cũng có vây cánh với thái tử Hòa. Thái phó Ngô Sán vì báo tin cho Lục Tốn biết cũng bị hạ ngục.
Tôn Quyền lập con út là Tôn Lượng làm thái tử.
Năm 252, Tôn Quyền lâm bệnh nặng. Trước khi mất, ông có ý triệu thái tử cũ Tôn Hòa về, nhưng bị Toàn Công chúa ngăn cản.
Ngày Ất Mùi tháng 4 cùng năm (21 tháng 5 năm 252), Tôn Quyền qua đời, hưởng thọ 71 tuổi, táng ở Tương Lăng. Ông được truy tôn là Ngô Đại Đế. Thái tử Tôn Lượng lên nối ngôi, nước Ngô phát sinh lục đục nội bộ và suy yếu.
Gia quyến
- Ông: Tôn Chung
- Cha: Tôn Kiên
- Mẹ: Ngô phu nhân, sau truy tôn Vũ Liệt hoàng hậu
- Anh chị em
- Anh
- Tôn Sách, sau truy tôn là Trường Sa Hoàn vương
- Em trai
- Tôn Dực, được phong thái thú Đương Dương
- Tôn Khuông
- Tôn Lãng
- Em Gái: Tôn Thượng Hương, gả cho Lưu Bị
- Anh
- Thê thiếp
- Tạ phu nhân
- Từ phu nhân
- Bộ phu nhân
- Vương phu nhân, sau truy tôn Đại Ý Hoàng hậu, sinh Tôn Hòa và Tôn Bá
- Vương phu nhân, sau truy tôn Kính Hoài hoàng hậu, sinh Tôn Hưu
- Phan Hoàng hậu, sinh Tôn Lượng
- Viên phu nhân, con gái Viên Thuật
- Triệu phu nhân
- Trọng Cơ, sinh Tôn Phấn
- Tạ Cơ
- Con trai
- Con gái
- Tôn Lỗ Ban, lấy Chu Tuần, sau lấy Toàn Tông
- Tôn thị, lấy Lưu Toản, mất sớm
- Tôn Lỗ Dục, lấy Chu Cứ, sau lấy Lưu Toản
Nhận định
Trong phim ảnh
Nhân vật Tôn Quyền xuất hiện trong khá nhiều bộ phim về đề tài Tam quốc như
- Tam Quốc diễn nghĩa (1994), do Ngô Hiểu Đông thủ vai
- Xích Bích (2008) do Trương Chấn thủ vai
- Tam Quốc (2010) do Trương Bác thủ vai
Xem thêm
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tôn Quyền |
Tham khảo
- Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, NXB Đà Nẵng
- Lê Đông Phương, (2007), Kể chuyện Tam Quốc, NXB Đà Nẵng
- Dịch Trung Thiên (2010), Phẩm Tam Quốc, tập 2, NXB Công an nhân dân.
- Nguyễn Tử Quang (1989), Tam Quốc bình giảng, NXB tổng hợp An Giang
Chú thích
- ^ nay thuộc huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô
- ^ nằm gần Đương Dương ngày nay
- ^ Phía đông nam huyện Vô Vi, An Huy
- ^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 276-277
- ^ Nay là huyện Hiệp, Hà Nam, Trung Quốc
- ^ Phía đông nam đường từ Hồ Bắc tới Đương Dương
- ^ Phía tây bắc Tương Dương
- ^ Nguyễn Tử Quang, sách đã dẫn, tr 223
- ^ Nay thuộc Hồ Bắc, thuộc Kinh châu thời đó
- ^ Nay thuộc Ngạc châu, Hồ Bắc
|
|
- Nhân vật quân sự Tam Quốc
- Nhân vật chính trị Tam Quốc
- Người Chiết Giang
- Sinh 182
- Mất 252
- Nhân vật được tiểu thuyết hóa
- Hoàng đế Đông Ngô
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook