CNM365. Chào ngày mới 20 tháng 2. Ngày Công bằng xã hội thế giới. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1872 – Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan (hình) tại thành phố New York mở cửa, là nơi lưu giữ một bộ sưu tập khổng lồ các tác phẩm nghệ thuật. Năm 1947 – ngày mất của Dương Văn Dương, thủ lĩnh chống Pháp (ông sinh năm 1900).
20 tháng 2
Ngày 20 tháng 2 là ngày thứ 51 trong lịch Gregory. Còn 314 ngày trong năm (315 ngày trong năm nhuận).
« Tháng 2 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Chỉ có ngày 29 tháng 2 vào năm nhuận. |
Mục lục
Sự kiện
- 386 – Thác Bạt Khuê lên ngôi Đại vương trong đại hội bộ lạc, sau đó cải xưng Ngụy vương, khởi đầu triều Bắc Ngụy.
- 1872 – Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York mở cửa, là nơi lưu giữ một bộ sưu tập khổng lồ các tác phẩm nghệ thuật.
- 1988 – Tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh bỏ phiếu ủng hộ ly khai khỏi Azerbaijan và gia nhập Armenia, dẫn đến Chiến tranh Nagorno-Karabakh.
- 1992 – Giải bóng đá Ngoại hạng Anh được thành lập theo quyết định của các câu lạc bộ trong Giải Hạng nhất.
- 2013 – Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nhỏ nhất Kepler-37b được phát hiện với khối lượng lớn hơn một chút so với của Mặt Trăng của Trái Đất.
Người sinh
- 1844 – Ludwig Boltzmann, nhà vật lý Áo (m. 1906).
- 1912 – Pierre Boulle, tiểu thuyết gia Pháp (m. 1994).
- 1934 – Nhất Chi Mai, Phật tử tự thiêu phản chiến (m. 1967).
- 1947 – Peter Osgood, cầu thủ bóng đá Anh (m. 2006).
- 1948 – Lê Công Phụng, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam.
- 1951 – Gordon Brown, thủ tướng Anh.
- 1976 – Gail Kim, đô vật chuyên nghiệp
- 1988 – Rihanna, ca sĩ người Barbados.
Người chết
- 1887 – Lê Thành Phương, lãnh tụ phong trào Cần Vương (s. 1825).
- 1947 – Dương Văn Dương, thủ lĩnh chống Pháp (s. 1900).
Những ngày lễ và kỷ niệm
- Ngày Công lý Xã hội Thế giới (tính từ 2009) (World Day of Social Justice)
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 20 tháng 2 |
Ngày Công bằng xã hội thế giới
Ngày Công bằng xã hội thế giới (tiếng Anh: World Day of Social Justice) là ngày quốc tế nhìn nhận nhu cầu thúc đẩy các nỗ lực để giải quyết các vấn đề như nạn nghèo và nạn thất nghiệp, và an sinh xã hội, vv…. Được tổ chức vào ngày 20 tháng 2.
Lịch sử
Ngày 26.11.2007, trong khóa họp thứ 62 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua “Nghị quyết 62/10″, quyết định lấy ngày 20 tháng 2 hàng năm – bắt đầu từ năm 2009 – làm “Ngày Công bằng xã hội thế giới”, kêu gọi các nước thành viên đưa ra các sáng kiến ở cấp quốc gia để hỗ trợ các mục tiêu mà “Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội” tại Copenhagen (từ ngày 6-12.3.1995) và Nghị quyết ở khóa họp đặc biệt thứ 24 của “Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc” tại Genève, mang tên “World Summit for Social Development and future years: achieving social development for all people in a globalized world” (Hội nghị thượng đỉnh Xã hội + 5) đặt ra.
Như Hội nghị thượng đỉnh thế giới đã công nhận, việc phát triển xã hội hướng tới mục tiêu công bằng xã hội,đoàn kết, hòa hợp và bình đẳng bên trong và giữa các quốc gia và công bằng xã hội, bình đẳng và công tâm (không thiên vị) tạo thành các giá trị cơ bản của tất cả các xã hội.
Để đạt được “một xã hội cho mọi người” các chính phủ đã cam kết việc tạo ra một khuôn khổ hành động để thúc đẩy công bằng xã hội ở cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp quốc tế. Họ cũng cam kết sẽ thúc đẩy việc phân phối công bằng nguồn thu nhập và quyền tiếp cận tài nguyên nhiều hơn thông qua sự công bằng và bình đẳng cùng cơ hội cho tất cả mọi người. Các chính phủ cũng công nhận là tăng trưởng kinh tế cần thúc đẩy bình đẳng và công bằng xã hội và rằng “một xã hội cho tất cả mọi người” phải được dựa trên công bằng xã hội cùng việc tôn trọng tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản.
Tham khảo
Liên kết ngoài
- Sơ khai
- Ngày lễ
- Công bằng xã hội
- Liên Hiệp Quốc
- Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Hai
- Ngày Hành động
- Ngày Liên Hiệp Quốc
Metropolitan Museum of Art
Tọa độ: 40,779447°B 73,96311°T
Metropolitan Museum of Art | |
---|---|
![]() |
|
Thành lập | 1872 |
Vị trí | 1 000 Fifth Avenue – 82nd Street |
Bộ sưu tập | Hội họa, điêu khắc Lịch sử văn minh |
Lượng khách | 2008: 4.821.079 lượt [1] |
Web | www.metmuseum.org |
Metropolitan Museum of Art (viết tắt là the Met) là một trong những viện bảo tàng mỹ thuật lớn nhất của Hoa Kỳ, đặt tại trung tâm Thành phố New York. Viện bảo tàng này được thành lập năm 1870 và mở cửa đón khách năm 1872. Trong viện bảo tàng có các bộ sưu tập rất quý hiếm về nghệ thuật Ai Cập cổ đại và phương Đông cổ, nghệ thuật châu Âu gồm các kiệt tác của Titian, Georges de La Tour, Rembrandt, Monet, Van Gogh… và những báu vật khác thuộc Hy Lạp cổ đại, La Mã, nghệ thuật Hồi giáo Trung cổ, đặc biệt là hội họa châu Âu thế kỷ 20.
Trong số các kiệt tác mỹ thuật thế giới được trưng bày tại viện bảo tàng phải kể đến Đức mẹ với Chúa hài đồng và cây đàn của Raphael, Thần Vệ nữ và cây đàn của Titian, Phong cảnh Toledo của El Greco…
Hằng năm the Met thu hút hơn 4 triệu người đến tham quan.
Một số bức họa kinh điển trưng bày tại bảo tàng
-
Tác phẩm của Johannes Vermeer
Chú thích
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Metropolitan Museum of Art |
Dương Văn Dương
Dương Văn Dương | |
---|---|
Tiểu sử | |
Quốc tịch | ![]() |
Sinh | 1900Bến Tre |
Mất | 20 tháng 2, 1946Giồng Trôm, Bến Tre |
Binh nghiệp | |
Thuộc | ![]() |
Năm tại ngũ | 1945-1946 |
Cấp bậc | ![]() |
Chỉ huy | ![]() ![]() Bình Xuyên |
Tham chiến | Nam Bộ kháng chiến |
Dương Văn Dương (còn gọi là Ba Dương; 1900–1946) là thủ lĩnh của lực lượng quân sự kháng chiến chống Pháp gọi là lực lượng Bình Xuyên trong những năm 1945-1946.
Mục lục
Tiểu sử
Ông sinh quán ở Bến Tre nhưng lên Sài Gòn làm ăn từ nhỏ. Ông còn có các tên gọi: Ba Lê, Sáu Phận,Ông Sáu Nam Vang. Lúc trẻ, ông chăn vịt chạy đồng khắp miền đồng ruộng Nhà Bè, Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, nhờ đó học võ ở nhiều thầy và sau làm thầy dạy võ gần cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quy, Nhà Bè, kiêm nghề bảo hiểm bình dân cho các chủ ghe thương hồ trên kinh Cây Khô, ngay cửa ngõ Sài Gòn. Ông được miêu tả là người nghiêm nghị, ít nói, nhưng hòa nhã, thân thiện, lạc quan và kiên trì, tài đức song toàn.
Ông xưng “anh chị” trong giới giang hồ ở Chánh Hưng, Chợ Lớn; trong đám “em út” có Bảy Viễn (Lê Văn Viễn), Mười Trí (Huỳnh Văn Trí), Hai Vĩnh (Mai Văn Vĩnh), Bảy Môn, Năm Hà (Dương Văn Hà) … sau này phần lớn đều theo kháng chiến chống pháp.
Ông nổi tiếng là tay giang hồ hảo hớn. Do uy tín trong giới anh chị giang hồ, ông từng được mời làm bảo kê bến xe Tây Ninh – Nam Vang một thời gian. Ông được xem là thủ lĩnh của giới lục lâm thảo khấu Nam Kỳ bấy giờ.
Binh nghiệp
Năm 1940 cùng với em ruột (có tài liệu là cùng cha khác mẹ) là Năm Hà vào làm công nhân cho hãng đóng tàu Nichinan của Nhật (có khuynh hướng thân Nhật). Sau đó Ba Dương lập ra Thanh niên cảm tử đoàn (còn gọi là hải quân Bình Xuyên) toàn là dân thuộc giới giang hồ, em út ông, trụ sở đặt tại chợ Tân Qui (thuộc Nhà Bè).
Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, ông bỏ làm việc ở hãng đóng tàu Nichinan về Tân Qui sau khi cướp được một số súng của quân đội Nhật để võ trang cho lực lượng mình gọi là Bộ đội Ba Dương.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông dạy võ cho Thanh niên Tiền phong Cần Giuộc, tham gia cướp chính quyền. Sau khi quân Anh – Pháp gây hấn, Dương Văn Dương thống nhất Bộ đội Ba Dương và một số các lực lượng quân sự tự phát lại thành bộ đội Bình Xuyên. Tháng 11 năm 1945, ông được cử làm chỉ huy trưởng các lực lượng Nhà Bè, Tân Thuận, Bình Đông ở Mặt trận số 4, bao vây mặt nam Sài Gòn.
Sau khi Nguyễn Bình, đặc phái viên Trung ương Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào Nam Bộ, các lực lượng vũ trang chống Pháp được tổ chức lại. Lực lượng do Dương Văn Dương lãnh đạo, là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Bộ, được tổ chức thành các chi đội, hợp thành Liên khu Bình Xuyên. Tháng 12 năm 1945, Dương Văn Dương được Nguyễn Bình chỉ định chức vụ làm khu bộ phó khu 7 (phụ trách địa bàn Đông Nam Bộ).
Đầu năm 1946, Dương Văn Dương chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về Bến Tre cứu nguy cho mặt trận An Hóa – Giao Hòa. Không may, ông bị máy bay Spitre của Pháp bắn chết tại ấp Bình Phương, xã Châu Bình vào ngày 20 tháng 2 năm 1946, tức ngày 19 tháng 1 năm Bính Tuất (có tài liệu cho rằng ông tử trận vào mùng 6 Tết Bính Tuất, tức ngày 7 tháng 2 năm 1946).
Tưởng niệm
Lực lượng Bình Xuyên sau đó được tổ chức chính quy và được đặt tên là trung đoàn Dương Văn Dương.
Ngay sau khi ông tử trận, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã truy phong ông là liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam, là vị tướng được truy phong đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra, tên ông còn được đặt cho một con kinh ở Mộc Hóa, Tân An (tên cũ là Lagrange). Tên này còn được giữ lại cho đến ngày nay.
Ngày 7 tháng 4 năm 2000 Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt tên đường Dương Văn Dương cho một đường hẻm mới được mở rộng từ năm 1996, dài khoảng 450 mét, nằm trên địa bàn phường 16 quận Tân Bình, nay thuộc quận Tân Phú.
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3078/QĐ-UBND về thành lập trường Trung học phổ thông Dương Văn Dương đặt tại Ấp 2, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Liên kết ngoài
- Sinh 1900
- Mất 1946
- Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Chỉ huy quân sự Việt Nam (Chiến tranh Đông Dương)
- Người Bến Tre
- Bình Xuyên
Video nhạc tuyển
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Dạy và học hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim,
foodcrops.vn, Kim LinkedIn, KimFaceBook