
CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG BA
Hoàng Kim
Song Ngư và Tháp Một
Trường tôi nôi yêu thương
Xuân sớm Ngọc phương Nam
Câu chuyện ảnh tháng Ba

Song Ngư là ngày 29 tháng 2, một ngày đặc biệt chỉ có ở năm nhuận, xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 2012, 2016, 2020,2024 v.v. Người sinh ngày Song Ngư 29-2 hoặc ngày 1 tháng 3 là người có tài năng và tính cách khác thường, tốt bụng, thân thiện, lạc quan nhưng ưa nhìn đời tích cực và giữ bản tính vô tư với tâm trạng phấn khởi của tuổi thơ do có ý nghĩa sở hữu một ngày sinh đẹp và bất thường. Ngày này, theo truyền thuyết thế kỷ thứ 5 tại Ireland, Thánh Patrick đã đồng ý, chấp nhận cho phụ nữ trong vùng được phép hỏi cưới bất kỳ đàn ông nào mà họ thích vào ngày 29 tháng 2 mỗi năm nhuận. Ngày 29 tháng 2 và ngày 1 tháng 3 sau đó được coi là Ngày phái đẹp tỏ tình. Wikipedia Ngày này năm 2012 Tháp Một (Number 1) Tokyo Sky Tree hoàn thành, đó là tháp cao nhất thế giới Bài chọn lọc ngày 29 tháng 2: Song Ngư và Tháp Một; Trường tôi nôi yêu thương; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Song Ngư đôi cá nhỏ Tỉnh thức đêm Song Ngư Bài đồng dao huyền thoại; A Na bà chúa Ngọc xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-ba/



TỈNH THỨC ĐÊM SONG NGƯ
Hoàng Kim
Song Ngư và Tháp Một
Ngày hai chín tháng hai
Song Ngư cặp hoàn hảo
Tháp Một điểm kỳ quan.
Xuân sớm Ngọc Phương Nam
Người lính già thời Bác
Giống khoai lang Nhật tím
Giấc mơ lai khoai lang
Giấc mơ lành yêu thương
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Gốc mai vàng trước ngõ
Hoàng Kim chuyện đời tôi
Thế giới trong mắt ai
Câu chuyện ảnh tháng Hai
Tỉnh thức đêm Song Ngư
Ngẫm chuyện đời hiếm gặp.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-kim-chuyen-doi-toi/

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.



XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim
Trời trong vắt và xuân gần gũi quá
Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm
Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn
Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông.

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim
Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương


Thầy bạn nhà nông mến dặm đường
Tình yêu cuộc sống đức lưu hương
Trình, Đào thanh thản nương thời vận
Tô, Nguyễn thung dung nhẹ đoạn trường
Lúa sắn ngô khoai yêu khoa học
Mai lan cúc trúc thú văn chương
Tâm bình minh triết thành công quả
An vui trí sáng đức muôn phương.

xem tiếp Câu chuyện ảnh tháng Ba https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-ba/
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Đầy đặn niềm tin yêu
Hoàng Kim
Chúc mừng tân tiến sỹ Nguyễn Bạch Mai, gia đình thầy bạn ngày Quồc tế Hạnh Phúc.

Sáng ngày 20 tháng 3 năm 2019, Trường Đại Học Tây Nguyên đã tổ chức Bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Bạch Mai, chuyên ngành Khoa học cây trồng; mã số: 62.62.01.10. Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ cấp trường có mặt 07/07 thành viên, hai thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh (hình).
Toàn văn luận án “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật rải vụ sắn tại tỉnh Đắk Lắk” của NCS. Nguyễn Bạch Mai Tóm tắt luận án bằng Tiếng Anh; Tóm tắt luận án bằng Tiếng Việt; Trang thông tin về luân án bằng Tiếng Anh; Trang thông tin về luân án bằng Tiếng Việt tại website điện tử Trường Đại Học Tây Nguyên đường link tại đây
Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai, bài học con người và vùng sinh thái,.Chúc mừng tân tiến sĩ Nguyễn Bạch Mai sắn Tây Nguyên và thầy bạn sắn

Ngày Hạnh Phúc niềm vui nhân ba, tân tiến sĩ Nguyễn Bạch Mai và những người thầy hướng dẫn tốt nghiệp đại học, cao học, tiến sĩ

Cây sắn người và đất Tây Nguyên

Đến với Tây Nguyên bài học lớn trong câu chuyện nhỏ.


Đến với Tây Nguyên bài học lớn trong câu chuyện nhỏ.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

Câu chuyện ảnh tháng Ba
ĐỒNG HÀNH CÙNG ĐI TỚI
Trân trọng lời yêu thương
Hoàng Kim
Cây Lương Thực Việt Nam
Dayvahoc@hoangkimvn
Thầy bạn trong đời tôi
Một niềm tin thắp lửa
Thầy nghề nông chiến sĩ
Câu chuyện ảnh tháng Ba

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI


CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ.
Hoàng Kim
Có một ngày như thế
Giữa cuộc đời yêu thương
Em đi tìm điều hay
Tôi bày em việc tốt.
Đời vui người trẻ lại
Thoải mái bên bạn hiền
Trường tôi thành điểm tựa
Giấc mơ lành bay lên.
Có một ngày như thế.
Vui em nay thành công.
Nụ cười tươi rạng rỡ.
Ngày mỗi ngày trưởng thành.
Phúc hậu và thực việc
Tận tụy với nghề nông
Thân thiết tình thầy bạn
Chăm chút từng trang văn.
Có một ngày như thế
Đường xa về thăm Thầy
Niềm vui ngời nét mặt
Thầy trẻ lại vì vui.
Ảnh đẹp và thật tươi
Khoảnh khắc mà vĩnh cữu
Thay bao lời muốn nói
Học bởi hành hôm nay.
Có một ngày như thế
Tỉnh thức cùng ban mai
Đầy niềm vui ngày mới
Đêm muộn ghé thăm nhau.
Mừng anh thương hoa lúa (*)
Nghề giống yêu trọn đời
Cụ rùa vàng cần mẫn
Qua cầu tới thảnh thơi.
(*) Ngày 30 tháng 3 năm 2007, tám ảnh liên quan 8 đoạn thơ trong bài









Chiêm Lưu Huy cùng với Hoàng Kim. 21 tháng 3, 2020·
LÚA, KHOAI LANG, KHOAI MÌ VÀ NƯỚC *
1
Lúa, khoai mì, khoai lang nói với nước : Nước ơi ! Nước thì thầm chảy suốt đêm ngày, nước có mệt không ? Nghỉ ngơi chút đi bạn ơi!
Nước róc rách nói : Lúa, khoai mì, khoai lang còn đang khô khát làm sao nước nghỉ cho được.
Lúa nói : Cảm ơn nước, lúa sẽ đơm bông thật to, bông thật nhiều hạt và hạt thật mẩy.
Khoai mì nói : Khoai mì sẽ lo to củ.
Khoai lang nói : Khoai lang làm theo lúa và khoai mì.
2
Người nghe thấy thế thì nghĩ : Cây cỏ, hoa lá và nước trên đất của ta còn biết yêu thương và không phụ nhau. “Người nhân từ yêu núi. Người có chí yêu nước”(1). Lúa, khoai mì, khoai lang có chí… Thật là một lòng yêu nước. Cuộc đời rất đáng yêu. …
Ghi chú :
(1) – Ngày trước, Khổng Phu Tử du ngoạn Thái Sơn có câu : “Người nhân từ yêu núi, người có chí yêu nước”! Người trong câu chuyện ngụ ngôn thời @ này cố ý hiểu câu nói của tiền nhân theo cái cách của Người…!

Câu chuyện ảnh tháng Ba
NGUYỄN HUỆ CHÍ THÁI RỪNG ĐIỀU
Hoàng Kim
Thầy nghề nông chiến sĩ
Thầy bạn trong đời tôi
Một niềm tin thắp lửa
Câu chuyện ảnh tháng Ba
Nguyễn Huệ Chí Thái Cám ơn anh Hoàng Kim người trong cuộc. Hồi đó khi vào học Huệ Chí cũng là cán bộ lớp Lâm III, nhưng mình lo học là chính, vì kiến thức 10 năm bộ đội rơi rụng nhiều và về học Bổ túc Văn hóa phải nỗ lực kiến thức chuyên môn có hạn. Mình chỉ biết .”Hoàng Kim làm Đảng ủy viên Trường, phụ trách Quản lý Cư xá Sinh viên, Chủ tịch Hội Sinh viên” sau này biết Hoàng Kim là TS Ngô, Khoai ,Săn cáng nể phục – rồi BAY QUA GIẤC MƠ của Chung Lê( nho xinh) thì càng quý hơn. Hoàng Kim cùng dân Trung ở Quảng Bình, Quảng Trị đất hiếu học _ Thế đấy, mình tuy là dân Lâm nghiệp nhưng lại đi theo con đường hạt điều – Từ gieo hạt đến bàn ăn anh Kim ạ Vì một điều ” HỒN TỔ QUỐC NGỰ TRONG RỪNG SÂU THẲM – RỪNG SUY TÀN ..TỔ QUỐC SUY VONG” Cây điều là cây tiên phong giữ đất, chống rửa trôi. Muốn phục hồi lại rừng phải giữ lại đất rừng, khi rừng bị khai quang bằng chất độc da cam, chỉ có lồ ô , cỏ Mỹ- Người trồng rừng sẽ ăn gì để trồng rừng và phục hồi rừng, khi mà sáu tháng mùa mưa đất dỏ thành bùn keo, mùa khô phải trồng ngô khoai sắn cứu đói Việt Nam bị cấm vận. Giải pháp trồng điều? Nhưng trồng như thế nào hỗn giao hay thuần loại-, nhiều tầng theo quan điểm “sinh thái phát triển quần thể” và khi có sản phầm rồi thì phải biến các sản phẩm của rừng từ hoa quả (hạt điều) lá, vỏ, thân, cành (quế) thành hàng hóa xuất khẩu là một câu chuyện dài… Và tôi đã đi đúng hướng, đúng tâm nguyện của của cha tôi ” PHỤC HỒI LẠI RỪNG THEO TIỂU VÙNG KHÍ HẬU, BIẾN TẤT CÁC SẢN PHẨM CỦA RỪNG KHÔNG PHẢI LÀ GỖ THÀNH TIỀN ĐỂ NUÔI DÂN VÀ NUÔI NGƯỜI TRỒNG RỪNG, PHỤC HỒI LẠi RỪNG Cám ơn anh thật nhiều đã yêu quý Huệ Chí (ảnh Thái Nguyễn Huệ Chí 2016 theo đoàn VTV1 vác chân máy cho “Tầm nhìn hạt điều 2020” một thời đã qua).

Hoàng Kim nối tiếp “Thái Nguyễn Huệ Chí rừng điều” với chuyện Trần Công Khanh ngày mới Câu chuyện ảnh tháng Ba CÂY ĐIỀU VIỆT NAM NGÀY NAY là chuyện thú vị




Câu chuyện ảnh tháng Ba
CHUYỆN THẦY TRẦN VĂN KHÊ
Hoàng Kim
Thầy Khê bảo tồn tinh hoa nhạc Việt, xin thành kính biết ơn sâu sắc trí tuệ Việt trong Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc và kỷ niệm ngày mất của Thầy ngày 24 tháng 6 năm 2015. Bài viết này là một nén tâm hương tưởng niệm và tri ân sự thức tỉnh văn hóa. Người giữ gìn nét đẹp văn hóa Việt là câu chuyện cảm động do Quang Minh tổng hợp trên trang trithucvn.net kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964. Cố GS Trần Văn Khê đã hỏi một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt?”. Chuyện này đã đăng trên Hồi ký Trần Văn Khê (hai tập) tái bản lần ba năm 2013 xem tiếp Chuyện thầy Trần Văn Khê https://hoangkimlong.wordpress.com/2021/03/20/chuyen-thay-tran-van-khe/

NGUYỄN HUY THIỆP LẮNG ĐỌNG
Hương lòng thương tiễn Anh
Hoàng Kim
Văn hay lời kiệm chữ
Sử giỏi đời cần lao
Đề Thám mưa Nhã Nam
Ðặng Phú Lân Kiếm Sắc
Những Ngọn Gió Hua Tát
Huyền Quang giăng lưới bắt chim
Ngày Quốc tế Hạnh phúc
Sớm Xuân thơ giữa lòng
Câu chuyện ảnh tháng Ba
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thái Nguyên, mất ngày 20 tháng 3 năm 2021 tại Hà Nội thọ 72 tuổi. Ông là nhà văn Việt Nam đương đại, về truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch với những góc nhìn mới, táo bạo. Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn (1986) nhưng được coi là người đạt đỉnh cao nghệ thuật của truyện ngắn với các tác phẩm nổi bật Mưa Nhã Nam, Kiếm sắc, Những ngọn gió Hua Tat Giăng lưới bắt chim, Tướng về hưu, Thời của tiểu thuyết, Tuổi 20 yêu dấu, Những người thợ xẻ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Vàng lửa, Phẩm tiết….

Câu chuyện ảnh tháng Ba
THĂM THẦY BÙI MINH TRÍ
Chúc mừng sự tìm tòi nghiên cứu và kết quả mới của nhóm tác giả Phan Hải Vân, Bùi Minh Trí, Nguyễn Du Sanh về đề tài “Ảnh hưởng của Brassinosteroid lên sinh trưởng, phát triển, năng suất và hoạt tính một số enzyme chống oxi hóa của giống lúa Jasmine 85 trong điều kiện mặn”.
Câu chuyện ảnh tháng Ba gợi nhớ lần thăm thầy Bùi Minh Trí và chuyện đời, chuyện nghề liên quan của ngày này hai năm trước PGS TS The Anh Dao “Họp Tư vấn chương trình sáng kiến Asean Các giải pháp di truyền chọn giống lúa nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của khí hậu và gia tăng giá trị sản xuất lúa gạo tại Đông Nam Á” với những liên hệ thú vị mà thầy Đào Thế Anh đã đăng trong MALICA với sự tích hợp thật tốt tại VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.
Việt Nam con đường xanh kết nối lan tỏa những điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn và công nghệ cao Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp. (Technological application enhances agriculture value chain). Nhớ lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị ĐBSCL ngày 13/3/2021: Thuận thiên; Ba vùng (ĐBSCL vùng thượng, vùng giữa, vùng ven biển); Tám G để phát triển ĐBSCL hiện đại, bền vững https://tuoitre.vn/thu-tuong-8g-de-phat-trien-dong-bang…. Thân chúc thầy bạn vui khỏe ngày mới.

Họp Tư vấn chương trình sáng kiến Asean Các giải pháp di truyền chọn giống lúa nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của khí hậu và gia tăng giá trị sản xuất lúa gạo tại Đông Nam Á
VIÊT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim
Chúc mừng và cảm ơn The Anh Dao đã đăng trong MALICA
https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm . Hoàng Kim đọc lại và suy ngẫm bài viết cũ, nhớ lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị ĐBSCL ngày 13/3/2021: Thuận thiên; Ba vùng (ĐBSCL vùng thượng, vùng giữa, vùng ven biển) Tám G (tám giải pháp chìa khóa để phát triển ĐBSCL hiện đại, bền vững)
*
Hai bài học thực tiễn công nghệ trồng hoa tươi, kỹ thuật trồng hoa cúc, kỹ thuật trồng hoa ly và sự thảo luận của Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia– MALICA) ở Tạp chí Kinh tế Bizline thông tin tại VTV4 ngày 15 tháng 3 năm 2020,.là chủ đề thú vị của Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp Technological application enhances agriculture value chain . Cách ứng dụng thông minh công nghệ thông tin trong nông nghiệp theo cách Việt Nam là giải pháp chìa khóa Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp. Ghi chú (Notes) 1-6 Việt Nam con đường xanh
CÔNG NGHỆ TRỒNG HOA TƯƠI
Kỹ thuật trồng hoa cúc
Ông Bùi Văn Sỹ một nông dân ở phường 11, thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng với khoảng 10 tỷ đồng đã đầu tư lắp đặt nhà kính, hệ thống tưới nước, bón phân tiên tiến của Nhật, Israel cho 4 ha hoa.
Hệ thống hiện đại này giúp ông Sỹ giảm từ 10 xuống 1 nhân công .Chỉ với một nút bấm điều khiển hệ thống sẽ thực hiện mọi công đoạn từ tưới nước bón phân … Nhờ hệ thống này hoa của ông Sỹ không bị hỏng do mưa đá hay sâu bệnh, bông hoa tươi lâu hơn và được khách Hàn Quốc, Thái Lan ưa chuộng. Mỗi ha hoa cho doanh thu hơn 2 tỷ đồng trừ chi phí còn hơn 700 triệu đồng tiền lãi.
Kỹ thuật trồng hoa ly
Ông Nguyễn Minh Trí xã Xuân Thọ thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sáng tạo trồng hoa ly trong nhà lưới hai lớp. Lớp lưới đen phía trong di chuyển được kéo ra khi mưa, kéo che khi nắng gắt.
Ông Trí lắp đặt hệ thống ống tưới nước, tưới phân nhỏ giọt tự động sát từng gốc hoa … Đặc biệt, ông Trí không trồng hoa trên đất mà trồng trên giá thể xơ dừa xử lý bằng công nghệ nano.
Trang trại hoa ly giá thể của ông Trí được chọn là mô hình mẫu về nông nghiệp công nghệ cao, cho doanh thu gần 4 tỷ đồng một năm một ha, và đã có hàng chục chủ doanh trại học hỏi, ứng dụng cách canh tác thông minh này thành công.
* Ghi chú (Notes)

Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam: Một năm nhiều cảm xúc, khó khăn thách thức và những nỗ lực vươn lên”, kỳ này, có số chuyên đề “Hệ thống thực phẩm các thành phố Việt Nam, những thay đổi lớn” đặt mua tại tapchivaas@gmail.com,
Sách SAE 2020 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 167 báo cáo tóm tắt đúc kết.thông tin Hội thảo Quốc tế Nông nghiệp và Môi trường bền vững ngày 18 tháng 11 năm 2020; giới thiệu Tạp Chí Nông Nghiệp Và Phát Triển, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tiếng Việt và tiếng Anh http://journal.hcmuaf.edu.vn/ là cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến rất mạnh mẽ cho quý bạn đọc.
Doanh nghiệp Nấm Ngọc http://namngoc.vn/ 0932624540 Viện Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp.tại thị trấn Trảng Bom,tỉnh Đồng Nai Chuyên cung cấp sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là nguồn dinh dưỡng, dược chất quý giá cho sức khỏe, giữ gìn sắc đẹp Việt. Sản phẩm uy tín chất lượng. Doanh nghiệp Nấm Ngọc đã giới thiệu·Quy trình thu hoạch Nấm Đông Trùng Hạ Thảo
xem tiếp Việt Nam con đường xanh

CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG BA
Hoàng Kim
Nguyễn Thị Lệ Dung 2011
Dấu xưa thầy bạn quý
Chuyện sao Kim sao Thủy
Thầy bạn trong đời tôi
Câu chuyện ảnh tháng Ba
xem tiếp Câu chuyện ảnh tháng Ba https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-ba/

CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG BA
Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới,
nhớ lớp học trên đồng.
Trại Giống Lúa Phú Thiện
bạn Dư Thị Mỹ Hạnh
làm cao học lúa thơm
chọn giống chất lượng cao
cách bón phân hiệu quả.
Đinh Văn Thăng Ba Na
làm đề tài tốt nghiệp
kỹ sư ngành nông học
chọn giống lúa siêu xanh.
Đặng Văn Hải Gia Lai
chọn giống lúa cao sản
triển vọng vùng Tây Nguyên.
Câu chuyện ảnh tháng Ba
nối dài bài học quý











Câu chuyện ảnh tháng Ba
THẦY XUÂN HỆ CANH TÁC
Hoàng Kim
Lúa sắn Việt Châu Phi
Xuân sớm Ngọc Phương Nam
Chung sức trên đường xuân
Con đường lúa gạo Việt
VTV2 Hôm nay: Thiên nhiên và Con người https://vtv.vn/video/phim-tai-lieu-khoa-hoc-thien-nhien-va-con-nguoi-486615.htm

XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim
Trời trong vắt và xuân gần gũi quá
Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm
Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn
Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông.



LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI
Hoàng Kim
Chúc mừng Giáo sư Võ Tòng Xuân được trao tặng Huân chương Mặt trời mọc Tia sáng vàng và Ruy băng cổ của Chính phủ Nhật Bản. Nhân sự kiện quý giá này của ngày hôm nay (9 tháng 5 năm 2021), xin được chép lại và suy ngẫm ít câu chuyện ảnh đời thường về sự dấn thân của Thầy Võ Tòng Xuân, anh hùng lao động thời đổi mới, trong đó có câu chuyện Lúa sắn Việt Châu Phi
Theo Báo Cần Thơ điện tử (CT) ngày 9 tháng 5 năm 2021, lúc 17:51 Giáo sư Võ Tòng Xuân được trao tặng Huân chương Mặt trời mọc Tia sáng vàng và Ruy băng cổ của Chính phủ Nhật Bản Giáo sư Võ Tòng Xuân du học Nhật Bản năm 1974, học tập tại Trường Đại học Kyushu với đề tài nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật trồng lúa tại vùng nhiệt đới và đã hoàn thành chương trình tiến sĩ (Nông học) tại đây. Sau khi trở về nước, ông tiếp tục công tác tại Trường Đại học Cần Thơ và đã cùng với các nhà nghiên cứu Nhật Bản tiếp tục thực hiện các đề tài liên quan đến kỹ thuật trồng lúa và đã cùng nhau công bố nhiều bài báo khoa học, phổ biến kỹ thuật và chính sách nông nghiệp. Sau đó, với tư cách là người tiên phong trong giao lưu học thuật giữa Nhật Bản và Việt Nam lĩnh vực nông học, ông xây dựng nền móng đầu tiên cho các mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Năm 1997, với tư cách là nghiên cứu viên và giảng viên thỉnh giảng của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á Trường Đại học Kyoto, ông đã đến Nhật Bản 1 năm và đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến mô hình HTX nông nghiệp của Nhật Bản, cũng như làm đầu mối cho các chương trình tham quan học tập tại Nhật Bản dành cho nông dân và các nhà xây dựng chính sách của Việt Nam. Sau khi trở về nước, ông đã giới thiệu về chính sách nông nghiệp, đặc biệt là HTX nông nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp của Nhật Bản. Ông còn có nhiều cống hiến cho tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác ODA của Nhật Bản. Điển hình như chương trình hợp tác đầu tiên của Nhật Bản về đào tạo kỹ thuật nông nghiệp thông qua dự án hợp tác với Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ (giai đoạn 1970-1975), trong khuôn khổ hợp tác ba bên lần đầu tiên của Nhật Bản tại Châu Phi trong chương trình “Liên minh phát triển lúa gạo Châu Phi” được JICA khởi xướng, đã cố vấn và có nhiều cống hiến trong “Dự án Cải thiện kỹ thuật nâng cao năng suất lúa tại khu vực Nante, tỉnh Zambezia, Mozambique” (giai đoạn 2011-2015)… (Nguồn N.H)
Có một Việt Nam hiện diện đáng tự hào ở vùng Châu Phi, tác giả Trần Quang trên Tin Việt đã tự hỏi và trả lời thật thấm thía. Việt Nam Châu Phi hợp tác là câu chuyện Việt Nam con đường xanh liên quan định hướng quan hệ quốc tế về chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, nội dung, hiện trang, tiềm năng, thách thức và cơ hội. Bài này trao đổi ba nôi dung 1) Việt Nam châu Phi cơ hội hợp tác. 2) Lúa sắn Việt châu Phi một số kết quả bước đầu; 3) Việt Nam châu Phi một số suy nghĩ về tầm nhìn và định hướng hợp tác phát triển.

1. VIỆT NAM CHÂU PHI CƠ HỘI HỢP TÁC
Tôi thích cách tiếp cận của bạn Trần Quang nhìn thấu giấc mơ chí thiện và bài học thực tiễn của những người Thầy trên con đường xanh mà chúng ta tiếp nối: “Bạn có biết người Nhật, Hàn đem gì đến cho Châu Phi không? Họ mang đến xe hơi trong khi người dân ở đó thì cần cái để ăn. Bạn có biết người Mỹ, Pháp, Anh mang gì đến cho Châu Phi không? Là BOM! Cái loại vứt xuống mà không ăn được đấy! Lại còn tốn thêm máu thịt của người dân. Bạn có biết hàng vạn mảnh ruộng lúa nước ở Châu Phi và Trung Mỹ từ đâu mà ra không? Từ Việt Nam ra đấy! Chính Việt Nam thò tay gieo những hạt mầm nhỏ bé cứu đói cả Châu Lục đấy!” (Nói vậy thì hăng hái quá nhưng thật chân thành và thật đáng kết bạn !), ” Bạn nói “y tế Việt Nam thua Lào, thua Cam”. Nhưng sao tôi toàn thấy bác sĩ tình nguyện Việt Nam sang Lào – Cam khám chữa bệnh miễn phí cho dân mà không bao giờ thấy bác sĩ Lào – Cam qua khám chữa bệnh miễn phí cho người Việt bao giờ? Các bác sĩ Mỹ – Âu họ đến cùng hàng ngàn túp lều chữa bệnh và đi theo họ là hàng vạn tay súng khác, còn Việt Nam thì KHÔNG, họ đến với những túp lều chữa bệnh và hàng vạn câu chuyện về Việt Nam! Nếu có người hỏi bạn “Việt Nam đã làm được gì cho thế giới?” Hãy mạnh dạn trả lời: ” “Chúng tôi không hào phóng đem bom đạn đi ban phát cho các nước khác, như cái cách những quốc gia “văn minh” đã và đang làm. Chúng tôi đem đến miếng cơm cho người dân nghèo khi họ cần, chúng tôi đem tới mạng viễn thông. Hai thứ đảm bảo an ninh lương thực và thông tin liên lạc cho lục địa đen. Và chúng tôi đã tạo nên sức mạnh đánh sập hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”. Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng. Chắp cánh những ước muốn”
Năm 2003, Hội thảo Quốc tế Việt Nam Châu Phi lần 1 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” do Chính phủ Việt Nam khởi xướng là mốc son điển hình của Hợp tác Nam Nam. Các đại biểu đặc biệt ca ngợi thành công của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, coi đây là trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi trong thời gian tới. Bài viết này tổng quan thông tin và kết nối sự kiện để giúp bạn đọc dễ theo dõi.
Trước đó vào năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt.
Theo VOA, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 có sự tham dự của 84 đại biểu quốc tế đến từ 23 nước Châu Phi, 10 tổ chức quốc tế và khoảng 300 đại biểu từ các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với Châu Phi. Sáng kiến tổ chức Hội thảo của Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại biểu quốc tế vì đã tạo ra cơ chế đối thoại hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa hai bên. Đây cũng là một trong năm sáng kiến được đánh giá cao trong Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao Á Phi lần 2, tổ chức tại Indonesia năm 2005.
Năm 2010, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2 được tổ chức với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với nhiều lãnh đạo Bộ, ngành và các địa phương cùng doanh nghiệp của Việt Nam tham dự. Chính phủ Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với các nước châu Phi theo hướng thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn, tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có và với tiềm năng to lớn của hai bên, vì lợi ích chung của cả Việt Nam và châu Phi. Hội thảo tập trung thảo luận về quan hệ hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực Việt Nam – châu Phi, trong đó có an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Các lĩnh vực trọng điểm là nông nghiệp, thương mại, năng lượng và lao động…; vấn đề hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế là những nội dung chủ đạo. Hội thảo dành nhiều thời gian thảo luận xác định mô hình hợp tác thiết thực, hiệu quả trong những năm tới. Một số văn kiện quan trọng được ký kết giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Bên lề Hội thảo, những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang châu Phi như các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất máy kéo nông nghiệp, dây và cáp điện, thiết bị điện gia dụng, dệt may … đã được giới thiệu đến khách tham quan.
Những hợp tác song phương Việt Nam Châu Phi về nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, giữa Hội thảo Việt Nam Châu Phi lần 1 và Hội thảo Việt Nam Châu Phi lần 2, chủ yếu là các đoàn vào của châu Phi và các châu lục sang Việt Nam tham quan trao đổi về kinh nghiệm thâm canh cây lương thực lúa ngô sắn khoai lang . Địa điểm tổ chức tại Việt Nam với nguồn tài chính song phương hoặc trợ giúp của bên thứ ba. Ví dụ như Trung tâm Giống Cây trồng Hà Nội đã tổ chức khóa đào tạo về kỹ thuật, quản lý trồng lúa nước cho cán bộ khuyến nông Mozambique và chuyên gia nông nghiệp của Hà Nội dự án JICA hợp tác 3 bên giữa Việt Nam – Nhật Bản – Mozambique về phát triển lúa gạo. Nội dung đào tạo gồm các chuyên đề chính như: Tình hình sản xuất lúa gạo Thế giới, Việt Nam và ở Hà Nội; Chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam; Cây lúa Việt Nam: giống và quy trình kỹ thuật thâm canh, thủy lợi, tưới tiêu và các biện pháp quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản chế biến lúa, … tham quan đồng ruộng và thăm các mô hình tiêu biểu.

Triển vọng hợp tác Việt Nam Châu Phi, theo Báo Nhân Dân, bài và ảnh Thanh Nghĩa, ngày 27/12/2018, Đại hội Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi nhiệm kỳ 2018- 2023 đã được tổ chức tại Hà Nội gồm đại diện các bộ, ngành Việt Nam và đại sứ các nước châu Phi cùng đại diện các doanh nghiệp thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam Châu Phi. Nhiều đại biểu kiến nghị Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược riêng với từng quốc gia châu Phi, hai bên tăng cường hoạt động trao đổi đoàn, nhất là các đoàn ngoại giao – kinh tế. Ông Đỗ Đức Định, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam – châu Phi nhiệm kỳ 2013-2018 trong Báo cáo tổng kết công tác, đã khẳng định, trong 5 năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và các nước châu Phi tiếp tục được củng cố và phát triển. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư có bước chuyển biến khả quan. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước châu Phi tiếp tục tăng trưởng. Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi là gạo, điện thoại, các loại linh kiện, thủy sản, cà-phê… Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu hạt điều, bông, gỗ… từ châu Phi. Châu Phi với khoảng 1,2 tỷ người (năm 2016) và dự báo sẽ tăng lên 2,5 tỷ người vào năm 2050, đang là môi trường đầu tư đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Song để phát triển hợp tác thương mại, đầu tư tại châu lục này, các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn, trở ngại. Một số lý do chính là tình hình chính trị xã hội và chính sách kinh tế ở một số nước châu Phi chưa ổn định; hệ thống pháp luật, ngôn ngữ, văn hóa có nhiều khác biệt; mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam ở châu Phi còn mỏng; số lượng các doanh nghiệp hai bên có quy mô tài chính lớn sang kinh doanh và đầu tư tại thị trường của nhau chưa nhiều.
Trao đổi tại Đại hội Hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi, PGS, TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông kiến nghị một số chính sách hợp tác châu Phi như đa dạng hóa nền kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, giảm phụ thuộc dầu mỏ, chính sách kinh tế hướng đông, coi trọng quan hệ với khu vực châu Á sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh về du lịch, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, chế biến nông sản với các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một số quốc gia châu Phi đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng cần nhiều lao động nước ngoài cũng sẽ gia tăng cơ hội hợp tác trong lĩnh vực việc làm và thương mại. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc T&T Group kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần tăng cường trao đổi đoàn, nhất là các ngoại giao kinh tế với các quốc gia châu Phi, nhằm duy trì hợp tác và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hướng tới việc xây dựng chiến lược phát triển quan hệ riêng với từng nước, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong quan hệ đầu tư, thương mại và hợp tác với từng quốc gia ở châu lục này. Đại sứ Mozambique tại Việt Nam ông Leonardo Pene chia sẻ với Thời Nay, cho biết, triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Mozambique là rất sáng, nhất là các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, giáo dục, y tế… Việc sinh viên Mozambique sang Việt Nam học tập, hay các chuyên gia Việt Nam sang Mozambique chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, giúp đào tạo cán bộ y tế… đóng góp vào những kết quả tích cực mà quốc gia châu Phi đạt được thời gian qua. Những thành tựu đó là cơ sở để hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.
Tân Chủ tịch Hội Hữu nghị hợp tác Việt Nam – châu Phi, nhiệm kỳ 2018-2023, Thứ trưởng Công thương Cao Quốc Hưng đề nghị Đại sứ quán các nước châu Phi tại Việt Nam cùng Hội đưa ra các sáng kiến, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Về vấn đề này, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Mahmoud Hassan Nayel khẳng định, trong thời gian tới Ai Cập sẽ cùng Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi tổ chức nhiều hoạt động nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Nhìn lại gần hai thập kỷ Việt Nam Châu Phi hợp tác hữu nghị (2000-2019) tôi có câu chuyện nhỏ hợp tác nông nghiệp nay kể lại và suy ngẫm trong bức tranh tổng thể trên
2. LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI
2.1 Câu chuyện trồng lúa châu Phi
Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“. Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.
Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở Bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này? Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.
Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”

Giáo sư tiến sĩ Lúa Võ Tòng Xuân đưa ra kinh nghiệm 5 bước kế hoạch phát triển lúa theo cách của Việt Nam gồm: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm; . 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,… thích hợp sinh thái; 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo cho nông dân địa phương châu Phi với sự hướng dẫn thực hành trồng lúa theo kinh nghiệm Việt Nam. Nhóm chuyên gia do giáo sư Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa với giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua đã đạt được 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.

Nhiều nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường, Cẩm Tú, B.T đăng trên Dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này: “…cách đây khoảng 5 năm (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. “Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .
…“Tại Liberia, PGS. TS Dương Văn Chín, Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.
Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS TS Dương Văn Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”
“Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique,Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”
2.2 Sắn Việt đến châu Phi
Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Bài Nhớ châu Phi tôi đã kể câu chuyện này “Nếu ngành Sắn được định vị lại đúng cách, nó có khả năng tiết kiệm cho lục địa châu Phi khoảng 1,2 tỷ đô la, có thể được chuyển hướng vào các nền kinh tế trong nước của châu lục này”. Sắn là một cây trồng chiến lược cho an ninh lương thực của châu Phi và tạo ra sự giàu có cho thanh thiếu niên, và phụ nữ. Với số lượng sắn lớn nhất đến từ châu Phi, sắn hỗ trợ hơn 350 triệu người ở châu Phi”.giáo sư tiến sĩ Martin Fregene nói.
Martin Fregene trước đây là chuyên gia CIAT ở Colombia, tiến sĩ di truyền và chọn giống sắn. Ông đã từng tham gia đánh giá giống sắn ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp, Đồng Nai, và dự Hội thảo Sắn Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Trước năm 2000, năng suất sắn Việ Nam tương đương năng suất sắn châu Phi (8 tấn/ ha) Sau năm 2007, năng suất sắn Việt Nam vượt lên gấp đôi (17 tấn/ ha) vượt xa so với năng suất sắn châu Phi.(12 tấn/ha). Nhiều chuyên gia sắn châu Phi đã tới Việt Nam trao đổi học tập kinh nghiệm bảo tồn và phát triển sắn bền vững.

Martin Fregene với các bạn chọn giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á ở CIAT năm 2003. Hiện nay (2019) ông là Giám đốc Ngân hàng Phát triển Phi Châu (AfDB). Giảng dạy và hướng dẫn khởi nghiệp cho các đối tượng trẻ tuổi sinh viện và doanh nghiệp nông nghiệp, giám đốc Martin Fregene đã chia sẻ câu chuyện cá nhân ông và truyền cảm hứng về cách khai mở niềm tin vào tiềm năng của mình, như chính ông đã là tiến sĩ nhưng tự nguyện rời bỏ những điều kiện tốt hơn ở CIAT, Mỹ để trở về dấn thân cho Nigeria và Châu Phi của ông. Nigeria tổ quốc ông là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi dân phần lớn thuần nông và nay trồng trên 6 triệu ha sắn vì đất nghèo, dân nghèo, sắn dễ trồng và ít đầu tư. Nigeria thuộc khu vực Tây Phi và cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số trên 174,5 triệu người đông thứ 7 trên thế giới. Llịch sử Nigeria có nền văn hóa riêng biệt . Bước sang thế kỷ XIX, Nigeria trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh và giành được độc lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1960, sau Ghana. Tuy độc lập nhưng sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền dân chủ được phục hồi thì lại bị rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị bạo lực sắc tộc và các ảnh hưởng nước liên quan đến việc Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong các năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức quá to lớn. “Trên 170 triệu dân số, hơn 40 triệu tuổi trẻ thất nghiệp và hơn 70 % dân số sống dưới dòng nghèo đói là gợi ý của tảng băng tan chảy. Hơn 400 triệu dân số hình chiếu của thế kỷ 400 là một thức dậy gọi là ! Chúng ta phải trồng thêm thức ăn, tạo thêm công việc và đảm bảo an ninh thực phẩm ở Nigeria, cho người Nigeria và bởi người Nigeria. ! Nông nghiệp nông nghiệp có thể thay đổi cốt truyện nếu có chính trị chiến lược, thực tế, chính sách của nông dân, các quản trị viên cống hiến, khu vực tư nhân hiệu quả và các cầu thủ hạ thấp. Âm nhạc đã thay đổi. Chúng ta phải thay đổi các bước nhảy để cứu người Nigeria và Nigeria. Chúng ta không thể làm được hiệu quả nếu chúng ta bị trục trặc kỹ thuật.” Ông Ajenifuja Maruf Olalekan bạn của Martin Fregene đã viết vậy. Martin Fregene và các bạn anh nhiều người học thức cao và làm o83 các tổ chức quốc tế đã quay về Tổ Quốc và điều hành một khâu quan trọng để tái định hướng nông nghiệp và đào tạo nguồn lực của Nigeria và châu Phi. Nigeria và các nước châu Phi hiện đang thay đổi bởi những con người như vậy.

Tôi (tiến sĩ Hoàng Kim, tác giả bài viết này) năm 2003 may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt Nam, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam. Năng suất sắn bình quân của Việt Nam năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn này đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.

Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 chú trọng nông nghiệp.

Nhiều chuyên gia sắn Châu Phi Châu Mỹ Latinh CIAT Châu Á Ấn Độ Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Nhiều thầy giáo nhà nghiên cứu sắn ở các Viện Trường và doanh nghiệp của châu Phi và thế giới đã đến cùng làm việc và chia sẻ kinh nghiệm sắn với Việt Nam . Đó là bài học cao quý của cây sắn, một cây trồng của người nghèo đã lan tỏa rộng khắp nơi làm rạng danh Tổ Quốc. Thành tựu công việc đồng ruộng sắn đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong sự quản lý chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến thức ăn gia súc.

Nhiều thầy giáo, chuyên gia nông học với nhà chế biến xăng dầu và quản lý từ châu Phi đã đến Việt Nam đúc kết thực tiễn đồng ruộng với các sản phẩm từ sắn. Cách mạng sắn ở Việt Nam; Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai; …đã trở thành bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu.

Câu chuyện này tôi đã kể trên trang Face Book bài Sắn Việt Nam kết nối châu Phi https://www.youtube.com/embed/EhjcmPg_Iqs?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Câu chuyện ảnh tháng Ba
THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA
Hoàng Kim
Ơn Thầy
Thầy là nắng tháng Ba.
Thầy Quyền thâm canh lúa.
Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
https://www.facebook.com/memories/?source=notification¬if_id=1615086145465014¬if_t=onthisday&ref=notif và https://www.facebook.com/daihocnonglam/posts/10212297350930546 và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-la-nang-thang-ba/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-quyen-tham-canh-lua/

Câu chuyện ảnh tháng Ba
CHUYỆN ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
Suốt đời chuyên một việc
Cây Lương Thực Việt Nam
Thung dung Dạy và Học
Hoa Đất Ngọc Phương Nam
..
Nhớ Thầy Tôn Thất Trình
Chiếc bàn Thầy lưu lại
Góc phải nhà chữ U
“Dĩ nông vi bản ” đấy.
Tới thầy Lê Minh Triết
Giảng dạy ba mươi năm
Cây Lương thực Việt Nam
Hoàng Kim vui về đấy
Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay
Bố hưu con về dạy (*)
Nguyên, Long nối nghiệp nhà
Cùng thầy hiền bạn quý
Chăm đất lành nở hoa
Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng
(*) Hoàng Kim đã cập nhật ảnh đại diện của anh ấy. 19 tháng 3, 2011 lúc 23:44 , Cám ơn Face Book đã lưu ảnh ngày này năm xưa, Hoang Long nay vui về đấy, tiếp nối dạy và học Cây Lương thực — tại Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-ba/.
(**) Chuyện thầy Tôn Thất Trình (trích) là ghi chép nhỏ của Hoàng Kim về thầy Tôn Thất Trình, chuyện ngoài chính sử chưa có trong kỷ yếu. Đây là những ghi chép cá nhân, chỉ có ít trích đoạn đã lưu tại kỷ yếu 55 năm khoa Nông học thuở trước Tôi cảm phục, tâm đắc về nhân cách, trí tuệ, sự dạy và học của Thầy nên lưu lại Điều này là sự học Lê Quý Đôn tinh hoa chép lại những ghi chú nhỏ (Notes) không nỡ quên này.
(***) Chuyện đời tôi Hoàng Kim Xuân đi xuân lại trở về An nhiên vui khỏe bên lề trăm nămThung dung cùng với gió trăng CHUYỆN ĐỜI TÔI thật thanh nhàn, thảnh thơi Ngày xuân xin được tiếp lời Hoàng Kim đã chia sẻ một kỷ niệm — với Pine Le Xuan và 19 người khác.

GIA ĐÌNH VÀ THẦỲ BẠN

Ngày mới bình minh an
Giấc mơ lành yêu thương

THẦY LÀ NẮNG THÁNG BA
Hoàng Kim
Thầy em là nắng tháng ba
Trời xanh biển rộng đậm đà sắc xuân
Nơi hoa vàng trên cỏ xanh
Biển xanh màu ngọc, nắng lam da trời






Câu chuyện ảnh tháng Ba
THĂM VĂN MIẾU TRẤN BIÊN
Hoàng Kim




















































































NƯỚC TRONG VÀ NGÀY MỚI
Hoàng Kim
Ai ham danh vọng trên đời
Ta vui tính sáng nhàn ngồi làm thơ
Rượu trà bạn cũ nhởn nhơ
Nước trong ngày mới giấc mơ an lành









IAS ĐƯỜNG TỚI TRĂM NĂM
Hoàng Kim
xem tiếp IAS đường tới trăm năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ias-duong-toi-tram-nam/
ĐƯỜNG TỚI IAS 100 NĂM
Hoàng Kim
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.

90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.
Từ năm 1925 đến năm 1975 những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Viện trong thời kỳ này là GS.TS. Auguste Chavalier (1873-1956) Người thành lập Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, năm 1918; Yves Henry (1875-1966) Người thành lập Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, năm 1925; GS. Tôn Thất Trình, GS. Thái Công Tụng, GS. Lương Định Của, … là những người có ảnh hưởng nhiều đến Viện trong giai đoạn này
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại

DARWIN THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “IAS đường tới trăm năm” (1925 -2025); nhằm tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.

Thăm ngôi nhà cũ Darwin
Down House là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

Thích nghi để tồn tại
“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người THẮNG sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..
Tôi được may mắn có một thời gian cùng làm việc với “Những người bạn Nga của Viện Vavilop”. Tôi từng đươc may mắn có thời du học Tiệp Khắc ở “Viện Di truyền Mendel”, Praha Goethe và lâu đài cổ, Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; được tới nhiều vùng văn hóa nổi tiếng khắp năm châu Châu Mỹ chuyện không quên; Nhớ châu Phi; Di sản Walter Scott bút hơn gươm; Nhớ ‘Nghị lực’ thơ ngày tháng cũ; Học để làm ở Ấn Độ, 500 năm nông nghiệp Brazil, các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường. Tôi vì giới hạn nên nhiều điều chưa kịp chép lại và chiêm nghiệm, Nay bất chợt gặp lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ” Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, bỗng bâng khuâng ngắm nhìn đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc muôn loài, ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết “Nguồn gốc các loài” của ông.Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với 90 năm Viện KHKTNN miền Nam; 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM
VIỆN IAS TRONG LÒNG TÔI
Hình chỉ là tư liệu nhỏ cá nhân

GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 93, trò chuyện về Viện

GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.




GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia Liên Xô chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.
Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.
GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.
Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á

Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000




Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai
Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.
Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)
Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.







20 11 2019 ngày mới cố gắng mới sức sống mới



CHUNG SỨC
Võ Tòng Xuân, Hoàng Kim
Nhớ giáo sư Phạm Văn Biên
Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

Liên vận bài
TIỄN ĐƯA
Tố Hữu
(Tặng bạn thơ Th.)
Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
Nặng tình đồng chí lại đồng hương!
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
Đi đi, non nước chờ anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương…
xem thêm Câu chuyện ảnh tháng Ba; Việt Nam con đường xanh; IAS đường tới trăm năm; Trường tôi nôi yêu thương

Việt Nam con đường xanh
Con đường lúa gạo Việt
Chuyên mục
- 24 tiết khí nông lịch
- 500 năm nông nghiệp Brazil
- A Na bà chúa Ngọc
- A Na Bình Minh An
- Ai chợp mắt Tam Đảo
- Ai tỏ Ngọc Quan Âm
- Ai thương núi nhớ biển
- An Viên Ngọc Quan Âm
- An Viên Nước Hoàng Gia
- An vui cụ Trạng Trình
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Anh đi về tâm bão
- Ân tình
- Ông Bảy Nhị An Giang
- Ông Hồ Sáu Đồng Nai
- Ông Rhodes chữ tiếng Việt
- Ức Trai tâm tựa Ngọc
- Ba đặc khu liệu có đột phá?
- Ban mai chào ngày mới
- Ban mai trên sông Son
- Ban mai đứng trước biển
- Bà và cháu
- Bà Đen
- Bài ca thời gian
- Bài ca Trường Quảng Trạch
- Bài ca yêu thương
- Bài học Phủ Khai Phong
- Bài thơ Viên đá Thời gian
- Bài đồng dao huyền thoại
- Bác học Phan Huy Chú
- Báu vật nơi đất Việt
- Bên suối một nhành mai
- Bình minh an Yên Tử
- Bình sinh Mao Trạch Đông
- Bình sinh Tập Cận Bình
- Bóng chiều Hồ Văn Thiện
- Bạn Tây Nguyên về thăm
- Bản Giốc và Ka Long
- Bảo tồn và phát triển
- Bảy bài học cuộc sống
- Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
- Bảy ngày đêm tĩnh lặng
- Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi
- Beethoven và thư gửi Elise
- Biển Hồ Chùa Bửu Minh
- Biển nhớ Trịnh Công Sơn
- Biển Đông vạn dặm
- Bill Gates học để làm
- Borlaug và Hemingway
- Cao Biền trong sử Việt
- Cassava and Vietnam: Now and Then
- Cách mạng sắn Việt Nam
- Cánh cò bay trong mơ
- Cát đá đất miền Trung
- Câu cá bên dòng Sêrêpôk
- Câu chuyện ảnh tháng 11
- Câu chuyện ảnh tháng 12
- Câu chuyện ảnh tháng Ba
- Câu chuyện ảnh tháng Hai
- Câu chuyện ảnh tháng Một
- Câu chuyện ảnh tháng Năm
- Câu chuyện ảnh tháng Sáu
- Câu chuyện ảnh tháng Tư
- Cây táo bài ca thời gian
- Cây đời mãi tươi xanh
- Có lớp sinh viên như thế
- Có một ngày như thế
- Công viên Tao Đàn HCM
- Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa
- Cha con Hiến Từ Thái Hậu
- Champasak ngã ba biên giới
- Châu Mỹ chuyện không quên
- Châu Văn Tiếp Phú Yên
- Chín bài thơ không quên
- Chín điều lành hạnh phúc
- Chính Ngọ đoán Kinh Dịch
- Chùa Giáng giữa đồng xuân
- Chùa Một Cột Hà Nội
- Chỉ tình yêu ở lại
- Chị em với mái nhà xưa
- Chọn giống sắn kháng CMD
- Chọn giống sắn Việt Nam
- Chốn vườn thiêng cổ tích
- Chớm Đông
- Chớm Đông trên đồng rộng
- Chợt gặp mai đầu suối
- Chiếu đất ở Thái An
- Chim Phượng về làm tổ
- Chung sức trên đường xuân
- Chuyện cô Trâm lúa lai
- Chuyện cổ tích người lớn
- Chuyện Henry Ford lên Trời
- Chuyện ngày sinh của Thủy
- Chuyện sao Kim kỳ thú
- Chuyện sao Kim sao Thủy
- Chuyện sao Mai và Biển
- Chuyện thầy Hoan lúa lai
- Chuyện thầy Lê Quý Kha
- Chuyện thầy Lê Văn Tố
- Chuyện thầy Li Li Nghệ
- Chuyện thầy Ngô Kế Sương
- Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm
- Chuyện thầy Phan Huy Lê
- Chuyện thầy Tôn Thất Trình
- Chuyện thầy Trần Hồng Uy
- Chuyện thầy Trần Văn Khê
- Chuyện về vua Hàm Nghi
- Chuyện đồng dao cho em
- Chuyện đời không thể quên
- Chuyện đời Phan Chí Thắng
- Chuyện đời tôi Hoàng Kim
- CIAT Colombia thật ấn tượng
- CIMMYT tươi rói kỷ niệm
- CNM365 Tình yêu cuộc sống
- Con nguyện làm Hoa Lúa
- Con suối nguồn hạnh phúc
- Con đường di sản LewisClark
- Con đường lúa gạo Việt
- Con đường xanh yêu thương
- Cuối dòng sông là biển
- Cuộc đối chiến Mỹ Trung
- Cuộc đời phúc lưu hương
- Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
- Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh
- Dòng sông quê hương
- Dạo chơi non nước Việt
- Dạy học nghề làm vườn
- Dạy và học thời Covid19
- Dạy và học để làm
- Dấu xưa thầy bạn quý
- Di sản thế giới tại Việt Nam
- Du lịch sinh thái Việt
- Em ơi can đảm lên
- Gõ ban mai vào phím
- Gạo Việt và thương hiệu
- Gặp bạn ở quê nhà
- Gặp bạn giữa đồng xuân
- Gọi đôi
- Gốc mai vàng trước ngõ
- Gửi bạn Viên Ngọc Nam
- Giác ngộ là tỉnh thức
- Giấc mơ lai khoai lang
- Giấc mơ lành yêu thương
- Giấc mơ thiêng cùng Goethe
- Giếng Ngọc vườn Tao Đàn
- Giống khoai Hoàng Long
- Giống khoai lang HL4
- Giống khoai lang HL491
- Giống khoai lang HL518
- Giống khoai lang Việt Nam
- Giống lúa siêu xanh GSR65
- Giống lúa siêu xanh GSR90
- Giống lạc HL25 Việt Ấn
- Giống ngô lai VN 25-99
- Giống sắn tốt Phú Yên
- Giữ trong sáng Tiếng Việt
- Hình như
- Hải Như thơ về Người
- Học không bao giờ muộn
- Học lắng nghe cuộc sống
- Học để làm ở Ấn Độ
- Hồ Ba Bể Bắc Kạn
- Hồ Quang Cua gạo ST
- Hữu Loan thơ Hoa Lúa
- Hữu Ngọc văn hóa Việt
- Hoa Bình Minh
- Hoa Lúa
- Hoa Mai thơ Thiệu Ung
- Hoa Mai trong Tết Việt
- Hoa Mai với Thiền sư
- Hoa Người
- Hoa và Ong
- Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
- Hoa Đất
- Hoa Đất thương lời hiền
- Hoàng Gia Cương thơ hiền
- Hoàng Kim ngọc cho đời
- Hoàng Long bắt cá ao xuân
- Hoàng Ngọc Dộ khát vọng
- Hoàng Thành
- Hoàng Thành đến Trúc Lâm
- Hoàng Trung Trực đời lính
- Hoàng Đình Quang bạn tôi
- Huyền Trang tháp Đại Nhạn
- Hương Huế
- Hương lúa giữa đồng xuân
- Hương sen vùng Đồng Tháp
- IAS đường tới trăm năm
- Im lặng mà bão giông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Kính cụ Đỗ Hoàng Phong
- Kế sách một chữ Đồng
- Khát khao xanh
- Khổng Tử dạy và học
- Khoai lang Bí Đà Lạt
- Khoảng lặng tâm hồn
- Kiệt tác của tâm hồn
- Kim Dung trong ngày mới
- Lao động và nghỉ ngơi
- Làng Minh Lệ quê tôi
- Lâm Chiêu Đồng hương quê
- Lão Mai Đinh Đình Chiến
- Lê Quý Đôn tinh hoa
- Lên Thái Sơn hướng Phật
- Lên Trúc Lâm Yên Tử
- Lên Việt Bắc điểm hẹn
- Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
- Lênh đênh cửa Thần Phù
- Lúa C4 và lúa cao cây
- Lúa sắn Cămpuchia và Lào
- Lúa sắn Việt Châu Phi
- Lúa siêu xanh Phú Yên
- Lúa siêu xanh Việt Nam
- Lúa Việt tới Châu Mỹ
- Lộc xuân
- Lộc xuân Mẹ và Em
- Lớp học trên đồng
- Lời dặn của Thánh Trần
- Lời khuyên thói quen tốt
- Lời Thầy dặn thung dung
- Lời Thầy luôn theo em
- Lời thề trên sông Hóa
- Lời thương
- Lời vàng Albert Einstein
- Lời vàng từ trái tim
- Lửa đèn vầng trăng soi
- Lev Tonstoy năm kiệt tác
- Linh Giang
- Linh Giang Đình Minh Lệ
- Luân Đôn trong mắt tôi
- Lương Định Của lúa Việt
- Ma Văn Kháng trong tôi
- Machu Picchu di sản thế giới
- MARDI và những người bạn
- Mark Twain nhà văn Mỹ
- Mark Zuckerberg và FB
- Martin Fregene xa mà gần
- Mái trường bên dòng Gianh
- Mây lành Phổ Đà Sơn
- Mình về thăm nhau thôi
- Môhamet và đạo Hồi
- Mạc triều trong sử Việt
- Mẹ tắm mát đời con
- Một gia đình yêu thương
- Một niềm tin thắp lửa
- Một niềm vui ngày mới
- Mừng Cậu tròn trăm tuổi
- Mekong trước hiểm họa
- Mexico ấn tượng lắng đọng
- Miên Thẩm thầy thơ Việt
- Minh triết của đức Phật
- Minh triết cho mỗi ngày
- Minh triết Hồ Chí Minh
- Minh triết sống phúc hậu
- Minh triết Thomas Jefferson
- Myanmar đất nước chùa tháp
- Mưa
- Mưa bóng mây nắng đầy
- Mưa tháng Năm nhớ bạn
- Mưa xuân
- Mười kỹ thuật thâm canh sắn
- Mười lăm trăng quả thật tròn
- Mười thói quen mỗi ngày
- Nam tiến của người Việt
- Nông lịch tiết Cốc vũ
- Nông lịch tiết giữa Đông
- Nông lịch tiết Lập Xuân
- Nông lịch tiết Lập Đông
- Nông lịch tiết Tiểu tuyết
- Nông lịch tiết Đại Hàn
- Nông lịch tiết Đại tuyết
- Nông nghiệp sinh thái Việt
- Nông nghiệp Việt trăm năm
- Nắm chặt tay anh đi em
- Nắng ban mai
- Nắng mới
- Nắng mới khát khao xanh
- Nắng sớm
- Nắng Đông
- Nếp nhà đẹp văn hóa
- Nợ duyên
- Ngày của Cha
- Ngày của Mẹ
- Ngày cuối năm thong thả
- Ngày Hạnh Phúc của em
- Ngày mới bình minh an
- Ngày mới lời yêu thương
- Ngày mới Ngọc cho đời
- Ngày nhớ trong tim tôi
- Ngày Quốc tế Hạnh phúc
- Ngày xuân đọc Trạng Trình
- Ngôi sao may mắn chân trời
- Ngôn ngữ văn hóa Việt
- Ngẫm thơ ngoài ngàn năm
- Ngắm dấu chân thời gian
- Ngắm vầng trăng cổ tích
- Ngọc cho đời
- Ngọc lục bảo Paulo Coelho
- Ngọc phương Nam
- Ngọc Phương Nam ngày mới
- Ngụ ngôn La Fontaine
- Nghê Việt am Ngọa Vân
- Nghiên cứu Kinh Dược Sư
- Nguồn Son nối Phong Nha
- Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ
- Nguyên Ngọc về Tây Nguyên
- Nguyễn Du trăng huyền thoại
- Nguyễn Du tư liệu quý
- Nguyễn Duy cát trắng bụi
- Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua
- Nguyễn Hiến Lê sao sáng
- Nguyễn Hoàng Phương triết Việt
- Nguyễn Khải ngọc cho đời
- Nguyễn Minh Không Bái Đính
- Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng Nam Bộ
- Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
- Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn
- Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao
- Người lính cây sắn tuổi thơ
- Người lính già thời Bác
- Người mù điếc huyền thoại
- Người vịn trời chấp sói
- Nha Trang
- Nha Trang biển và em
- Nha Trang và A. Yersin
- Nhà sách Hoàng Gia
- Nhà tôi chim làm tổ
- Nhà tôi giấc mơ xanh
- Nhà Trần trong sử Việt
- Nhân Dân và An Dân
- Nhớ Ông Bà Cậu Mợ
- Nhớ ải Lạng Chi Lăng
- Nhớ bạn
- Nhớ bạn nhớ châu Phi
- Nhớ cánh chim trời
- Nhớ cây thông mùa đông
- Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện
- Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu
- Nhớ kỷ niệm một thời
- Nhớ lời vàng Albert Einstein
- Nhớ Mẹ Cha
- Nhớ miền Đông
- Nhớ Núi
- Nhớ Người
- Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng
- Nhớ vầng trăng ngọn lửa
- Nhớ Viên Minh
- Những con người trung hiếu
- Những người Việt ở FAO
- Những trang văn thắp lửa
- Những trang đời lắng đọng
- Niềm tin và nghị lực
- Norman Borlaug nhà khoa học xanh
- Năm tháng đó là em
- Nơi một trời thương nhớ
- Nước Lào một suy ngẫm
- Nước trong và ngày mới
- Phan Thiết có nhà tôi
- Phạm Hồng Đức Phước ca cao
- Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân
- Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh
- Phố Núi Cao
- Phục sinh giữa tối sáng
- Phương Nam đêm anh về
- Praha Goethe và lâu đài cổ
- Pushkin 9 kiệt tác thơ tình
- Qua sông Thương bến nhớ
- Qua Trường Giang nhớ Mekong
- Qua Waterloo nhớ Walter Scott
- Quang Dũng thơ gọi nắng
- Quê hương
- Quả táo Apple Steve Jobs
- Quản lý bền vững sắn châu Á
- Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
- Quảng Tây nay và xưa
- Rằm Xuân Hà Nội
- Rừng Lipa
- Rio phố núi và biển
- Sóc Trăng Lương Định Của
- Sóng yêu thương vỗ mãi
- Sông Hoàng Long chảy hoài
- Sông Kỳ Lộ Phú Yên
- Sông Mekong tin nổi bật
- Sông Thương
- Sắn Việt bảo tồn phát triển
- Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
- Sắn Việt Nam bài học quý
- Sắn Việt Nam sách chọn
- Sắn Việt Nam và Howeler
- Sắn Việt Nam và Kawano
- Sắn Việt và Sắn Thái
- Sớm mai qua Đại Lãnh
- Sớm Thu
- Sớm Thu thơ giữa lòng
- Sớm Xuân
- Sớm xuân ngắm mai nở
- Sớm Xuân thơ giữa lòng
- Sớm xuân đi tảo mộ
- Sớm Đông
- Sự chậm rãi minh triết
- Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
- Selma Nobel văn học
- Sen vào hè
- Sholokhov người sông Đông
- Song Ngư và Tháp Một
- Suy ngẫm từ núi Xanh
- Suy tư sông Dương Tử
- Sơn Nam ông già Nam Bộ
- Sơn Núi trên rừng khuya
- Sơn Tùng chuyện Bác Hồ
- Ta về sống giữa thiên nhiên
- Ta về trời đất Hồng Lam
- Ta về với Linh Giang
- Tagore Thánh sư Ấn Độ
- Tìm về đức Nhân Tông
- Tím một trời yêu thương
- Tô Đông Pha Tây Hồ
- Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
- Tắm tiên ở Chư Yang Sin
- Tết ấm áp tình thân
- Tỉnh lặng
- Tỉnh lặng với chính mình
- Tỉnh thức
- Tỉnh thức cùng tháng năm
- Tứ Cô Nương bay qua giấc mơ
- Từ Hiếu với người hiền
- Thanh trà Thủy Biều Huế
- Thao thức nhịp thời gian
- Thái Dương Hệ Mặt Trời
- Thái Lạn nhiều bạn quý
- Thái Tông và Hưng Đạo
- Tháng Ba bạn và tôi
- Tháng Ba hoa hồng trắng
- Tháng Ba nhớ bạn
- Tháng bảy mưa ngâu
- Tháng Năm nhớ lại và suy ngẫm
- Tháng Sáu em đi đường xa
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Thêm cho ngày Ba
- Thầy bạn là lộc xuân
- Thầy bạn trong đời tôi
- Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
- Thầy Dương Thanh Liêm
- Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
- Thầy là nắng tháng Ba
- Thầy lúa xuân Việt Nam
- Thầy Luật lúa OMCS OM
- Thầy nghề nông chiến sĩ
- Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
- Thầy Quyền thâm canh lúa
- Thầy tôi sao sáng giữa trời
- Thầy Tuấn kinh tế hộ
- Thầy Tuấn trong lòng tôi
- Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
- Thầy Vũ trong lòng tôi
- Thầy ơi
- Thắp đèn lên đi em
- Thế giới còn đổi thay
- Thế giới trong mắt ai
- Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay
- Thời gian lắng đọng người hiền
- Theo chân người dẫn đường
- Thiên nhiên là thú thần tiên
- Thomas Edison huyền thoại
- Thu Nguyệt gai và hoa
- Thung dung
- Thung dung dạy và học
- Thăm nhà cũ của Darwin
- Thơ cho con
- Thơ dâng theo dấu Tagore
- Thơ hay về biển
- Thơ Pushkin bình minh Nga
- Thơ tình Hồ Núi Cốc
- Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim
- Thơ thiền Thích Nhất Hạnh
- Thơ về Mẹ
- Thơ vui những ngày nhàn
- Thơ Xuân Chào Ngày Mới
- Thơ xuân ngày giáp Tết
- Thư tình Nguyễn Khắc Viện
- Thượng Đức thương nhìn lại
- Thương câu thơ lưu lạc
- Thương chị
- Thương em
- Thương Kim Thiếp Vũ Môn
- Thương nhớ Biển Hồ trà
- Tiếng Việt thuyền và biển
- Tiễn em vào trận đánh
- Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
- Toni Morrison nhà văn Mỹ
- Trà Biển Hồ
- Trà sớm thương người hiền
- Trên bục giảng mùa xuân
- Trí tuệ bậc Thầy
- Trúc Lâm Trần Nhân Tông
- Trầm tích ngọc cho đời
- Trần Công Khanh ngày mới
- Trần Duệ Tông hậu Trần
- Trần Tử Ngang lắng đọng
- Trần Thánh Tông minh quân
- Trần Văn Trà trăng xưa hạc cũ
- Trần Đăng Khoa trong tôi
- Trận Vũ Hán lịch sử
- Trịnh Công Sơn lắng đọng
- Trời nhân loại mênh mông
- Trở về điểm hẹn
- Tre Rồng sông Kỳ Lộ
- Trung Quốc một suy ngẫm
- Truyện George Washington
- Truyện Norodom Sihanouk
- Truyện Pie Đại đế
- Truyện vua Solomon
- Trăng rằm sen Tây Hồ
- Trăng rằm thương nhớ Anh
- Trăng rằm vui chơi giăng
- Trăng rằm đêm Thanh Minh
- Trăng rằm đêm Trung Thu
- Trường tôi nôi yêu thương
- Trương Minh Thảo hoa cỏ
- TTC Group Sen vào hè
- Tuyệt vời Hoàng hôn tím
- Tĩnh lặng với Osho
- Tương lai trong tay ta
- Vào Tràng An Bái Đính
- Vùng trời nhân văn
- Vạn An lời yêu thương
- Vạn Xuân nơi An Hải
- Vận khí và vận mệnh
- Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức
- Về miền Tây yêu thương
- Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng
- Về Trường để nhớ thương
- Về với ruộng đồng
- Về với vùng cát đá
- Về với vùng văn hóa
- Vị tướng của lòng dân
- Viếng mộ cha mẹ
- Viện Lúa Sao Thần Nông
- Việt Nam con đường xanh
- Việt Nam tổ quốc tôi
- Việt Phương ba điều nhớ mãi
- Vui bước tới thảnh thơi
- Vui sống giữa thiên nhiên
- Vui đùa bạn Hoa Huyền
- Vui đi dưới mặt trời
- Vườn nhà sớm mai nay
- Vườn Quốc gia Việt Nam
- Vườn Tao Đàn bạn quý
- Walt Disney người bạn lớn
- Walter Scott bút hơn gươm
- Xanh một trời hi vọng
- Xuân ấm áp tình thân
- Xuân sớm
- Xuân sớm Ngọc Phương Nam
- Yên Tử Trần Nhân Tông
- Đào Duy Từ còn mãi
- Đá hát
- Đá Đứng chốn sông thiêng
- Đáy đại dương là ngọc
- Đèo Ngang thăm thẳm nhớ
- Đêm mai là trăng rằm
- Đêm nay là Trăng rằm
- Đêm ngủ ở Hà Tân
- Đêm nhớ Thuyền và Biển
- Đêm thanh ngắm hoa quỳnh
- Đêm trắng và bình minh
- Đêm Vu Lan
- Đêm Yên Tử
- Đình Lạc Giao Hồ Lắk
- Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
- Đại Lãnh nhạn quay về
- Đại tuyết trên Hoàng Hà
- Đất Mẹ vùng di sản
- Đậu Quốc Anh khiêm nhường
- Đặng Dung thơ Cảm hoài
- Đặng Kim Sơn lắng đọng
- Đặng Thái Sơn đọc và ngẫm
- Đến chốn thung dung
- Đến Neva nhớ Pie Đại Đế
- Đến Thái Sơn nhớ Người
- Đến với bài thơ hay
- Đến với Tây Nguyên mới
- Địa chỉ xanh Ấn Độ
- Đọc lại trăm bài thơ
- Đọc lại và suy ngẫm
- Đối tửu cụ Nguyễn Du
- Đối thoại nền văn hóa
- Đối thoại với Thiền sư
- Đồng Nai sớm mai trời ấm
- Đồng xuân lưu dấu hiền
- Đỗ Phủ thương đọc lại
- Đỗ Tất Lợi danh y Việt
- Đợi anh ngày trở lại
- Đợi mưa
- Đợi nắng
- Đức sáng Trần Thái Tông
- Đi bộ trong đêm thiêng
- Đi như một dòng sông
- Đi thuyền trên Trường Giang
- Đi để hiểu quê hương
- Đường về đất nở hoa
- Ơn Thầy

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

Chopin – Spring Waltz
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter