Phan Thanh Kiếm bạn tôi

PHAN THANH KIẾM BẠN TÔI

Hoàng Kim có năm mẫu chuyện nhỏ, chép cho chính mình, gửi anh Kiếm đọc cho vui và hiến tặng bạn đọc: 1) Chuyện thầy Phan Thanh Kiếm; 2) Chuyên lạ lúc đêm khuya; 3) Chuyện ‘người ấy và tôi’ 4) Thiền sư Thích Phổ Tuệ ; 5) Trò chuyện với Hoàng Kim Tận nhân lực tri thiên mệnh

xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phan-thanh-kiem-ban-tôi và TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #vietnamxahoihoc, #vietnamhoc, #htn,#htn365, #ana, #cnm365#cltvn; #hoangkimlong, #Thungdung, #dayvahoc, #VietnameseCassavaToday; #Banmai; #đẹpvàhay; và https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-19-thang-10/

Tôi và con trai tôi Hoàng Long chuyên dạy và học Cây Lương thực Việt Nam, Chọn giống cây lương thực, nên vẫn thường cùng quý thầy bạn Trần Văn Minh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Trúc Mai; Bùi Chí Bửu, Đỗ Khắc Thịnh, Lê Quý Kha, Trần Kim Định, Trần Ngọc Ngoạn tiếp xúc, trao đổi về lý thuyết và cẩm nang thực hành di truyền chọn giống với anh. Tôi viết cho anh Lâm Quang Hinh câu ưa thích của nhà văn Nguyễn Khải: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.

“Anh Phan Thanh Kiếm có năng khiếu và sớm kịp trao lại những di sản tử tế ấy, trước khi anh đau. May là anh ấy còn kịp. Khi anh ấy sụp đau, mình mới ngộ được cái lẽ vô thường” “Mình thì thích các sản phẩm thực tế đồng ruộng hơn, thích các bài báo khoa học đúc kết ngay chính tại thời điểm ấy các giải pháp thực tiễn, hiệu quả, cấp bách để thiết thực mang lại được hiệu quả cho người dân> Mình thích đào tạo huấn luyện con người học để làm cho chính cái công việc của họ yêu thích. Cho nên, mình không kịp theo được anh Bửu và anh Kiếm, thầy bạn cùng thời, cùng nghề, không kịp lưu được tâm huyết khoa học nghề chọn giống cây trồng , mà chỉ lưu được sản phẩm đào tạo con người, sản phẩm 27 giống với sáu quy trình thâm canh và ít cẩm nang chuyện đời chuyện nghề tương tự như chuyện này thôi Phan Thanh Kiếm bạn tôi với chùm ghi chép nhỏ CNM365 Tình yêu cuộc sống

1. Chuyện thầy Phan Thanh Kiếm

Thầy Phan Thanh Kiếm dạy Di truyền Thực vật, Chọn giống Cây trồng và Công nghệ Hạt giống ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Thầy Kiếm đã hướng dẫn thành công nhiều sinh viên và học viên sau đại học, biên soạn 5 sách giáo trình và chuyên khảo di truyền giống, cẩm nang nghề nông được nhiều người đọc. Thầy Kiếm sống tử tế, chơi với bạn chân thành, giỏi đúc kết từ nghiên cứu đến thực hành, ưa triết lý chính xác, văn chương khoa học, giản dị, mạch lạc, thuộc dạng người lành hiếm

PGS.TS Phan Thanh Kiếm trong ảnh trên là người tóc bạc đứng giữa hàng thứ hai, cạnh TS Đỗ Khắc Thịnh, và ngay sau lưng PGS.TS Lê Xuân Đính người ôm hoa đứng cạnh giáo sư Mai Văn Quyền.. Chúng tôi Kiếm Đính Thịnh Kim học chung Trồng trọt 4 trường Đại Học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (là tiền thân của Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Bắc Giang ngày nay). Mỗi người một con đường khác nhau nhưng hợp lưu Chung sức trên đường xuân giảng dạy và nghiên cứu khoa học nông nghiệp ở Trường Viện.

Thầy Phan Thanh Kiếm hình ảnh đạt phong độ đỉnh cao là tại buổi tham dự gặp măt tân niên tại Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành năm 2016, nơi thầy tham gia quản lý và giảng dạy ở cơ sở mới sau khi nghỉ hưu theo chế độ tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.Thầy Kiếm nửa chừng bị đột quỵ khi đang còn dang dỡ việc giảng dạy và hướng dẫn các học viên tiến sĩ và cao học tại Trường và Viện Sức khỏe của thầy sau sáu năm nay đã hồi phục nhung đương nhiên không thể được như trước. Thầy Kiếm sau khi nghỉ hưu ở Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã về dạy ở trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một câu chuyện đời chuyện nghề

Anh Phan Thanh Kiếm viết “Con đường dẫn tôi tới làm Thầy” xin trích nguyên văn

CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN LÀM THẦY
“Trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ sẻ chia của nhiều người”
Phan Thanh Kiếm

Hồi còn học Đại học, có thầy lãnh đạo Khoa có nhã ý muốn giữ tôi lại trường để làm cán bộ giảng dạy. Tôi cảm ơn thầy và từ chối với lý do “chất giọng miền Trung mà lại quá đặc biệt” của tôi sẽ không thể giúp tôi làm tốt vai trò ấy. Sau khi tốt nghiệp (1975), tôi về công tác tại Viện Nghiên cứu cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc thuộc Bộ Nông nghiệp đóng tại Phú Thọ và được phân công về Bộ môn nghiên cứu mía. Mấy tháng sau tôi được điều động vào làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Trung bộ đóng tại Ninh Thuận (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố).

Sau vài năm công tác, Trung tâm có mở một Trường bổ túc văn hóa ban đêm để dạy cho cán bộ công nhân viên và bà con lân cận. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12, dạy môn toán cho các lớp 11, 12 và nhận phụ đạo môn toán cho vài ba người đã tốt nghiệp cấp 3, có nguyện vọng đi dự thi Đại học. Tuy giảng dạy không lương nhưng tôi cảm thấy vui vì học viên thường xuyên đến lớp đầy đủ, không khí học tập nghiêm túc, có sổ điểm danh, có bài kiểm tra 15 – 20 phút và thi hết môn học đàng hoàng. Tôi còn nhớ, có một buổi, Giám đốc Trung tâm đột nhiên đến “dự giờ”. Gọi là dự giờ chứ thực ra giám đốc đi kiểm tra tình hình học tập và trước khi về phòng làm việc ông ghé vào đứng nghe tôi giảng. Nghe một lúc lâu, ông nói: “giảng thế mà thi không đậu thì tại học trò dốt thôi”. Nói rồi ông lặng lẽ bước ra. Chỉ một câu nói ấy, nó không chỉ thúc giục học viên phải tích cực học tập mà còn động viên tôi rất nhiều. Và, theo thời khóa biểu, với chiếc xe đạp cọc cạch tôi vẫn lên lớp đều đặn. Tôi đã trở thành “thầy nghiệp dư” từ hồi đó.

Trải qua những năm tháng học tập và công tác, tôi đã học được nhiều điều. Chẳng hạn, đi thi nghiên cứu sinh đương nhiên là phải học kiến thức để thi cho đậu. Vì nếu không làm được điều đó thì ngoài việc tốn kém tiền bạc bản thân, hổ mặt với bạn bè thì vấn đề tiến thân lại lâm vào khốn khó. Vì những lẽ đó mà buộc phải học. Nhưng đằng sau cái học kiến thức ấy, có một cái học khác mà tôi “ngấm ngầm”để ý để học ở các thầy, đó là học cách truyền đạt. Tôi rất ấn tượng với phương pháp dạy toán của thầy Nguyễn Đình Hiền, cách dạy môn sinh lý thực vật của thầy Nguyễn Quang Thạch, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Sau đó, tôi đã bắt chước thầy Hiền để “truyền đạt” môn xác suất thống kê cho một vài bạn chuẩn bị đi thi nghiên cứu sinh và thường tổ chức các buổi “dạy” toán thống kê và phương pháp thí nghiệm cho cán bộ nghiên cứu của Trung tâm. Tuy nhiên cho mãi tới bây giờ bài học về phương pháp giảng dạy ấy tôi vẫn còn học và sẽ phải còn học mãi.

Trong thời gian nghiên cứu sinh ở Liên Xô, tôi đã được thầy hướng dẫn cho đến dự giờ giảng của thầy, sau đó phải tập thuyết trình cho thầy xem. Rồi thầy giao cho tôi phụ trách công việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho báo cáo đề tài của hai nghiên cứu sinh. Những công việc mà thầy tôi đã tập cho tôi là những bài học lớn giúp tôi rất nhiều sau này, đặc biệt là tình thương của thầy đối với học trò.

Trong thời gian làm công tác quản lý doanh nghiệp tại Công ty bông Việt Nam, nhờ sự tài trợ của FAO, công ty đã tổ chức được mấy khóa dạy về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho bông theo phương pháp mới: phương pháp học kết hợp với hành, phương pháp suy luận, phương pháp hoạt động theo nhóm. Mỗi khóa học kéo dài trong suốt vụ bông. Với trách nhiệm là người quản lý, rất may mắn, tôi đã có dịp để học tập.

Đầu những năm 2000, nhiều người khuyên tôi nên tham gia “thỉnh giảng” ở một số trường. Khi đó chưa “thoáng” như bây giờ, một mặt do cấp trên không cho phép, vả lại tôi rất sợ mang tiếng “chân trong, chân ngoài” nên mặc dù rất muốn thử sức nhưng không thể thực hiện được. Thế rồi, khi Nhà nước có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên của công ty bông Việt Nam lần lượt ra “ăn riêng”, tôi mới nảy ra ý định muốn chuyển hẳn về trường nào đó để dạy học. Tôi được giáo sư Nguyễn Thơ “đặt vấn đề” với thầy hiệu trưởng Bùi Cách Tuyến để “xin việc”. Vì đã luống tuổi, vào tuổi 53, tôi rất ngại sẽ làm khó cho thầy Tuyến, nhưng tôi đã may mắn: nguyện vọng của tôi đã được chấp nhận khá nhanh chóng.

Tôi còn nhớ như in cái “ngày nói dối”, ngày 1 tháng 4 năm 2005, ngày mà tôi đến trường với công việc mới. Tất cả đều còn xa lạ đối với tôi. Hình ảnh các “cháu” sinh viên ngồi học rải rác ở bậc cầu thang lên xuống để lại cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Sau này tôi mới biết các em đang ôn lại bài trước giờ thi. Tôi hết sức xúc động không phải vì tôi nhớ lại hình ảnh hơn 30 năm trước của mình. Hồi đó là thời chiến, nhà chúng tôi học là nhà nền đất, vách trát đất, làm sao có được hình ảnh giống như bây giờ để mà nhớ. Tôi xúc động vì trên những khuôn mặt chăm chú ấy chứa đầy nghị lực và cả những âu lo. Tôi thầm hỏi: trong số các em ngồi ở đây có bao nhiêu em gia đình có đủ điều kiện chăm lo sức khỏe để các em có sức mà học. Chắc chắn là không nhiều. Đa số các em, bố mẹ còn rất vất vã, số tiền bố mẹ cho, các em phải chi cho cho nhiều việc nên ăn uống chắc chắn là còn kham khổ, lấy sức đâu để học. Nghĩ thế, rồi tôi nhìn các em, có gì đó trào dâng trong tôi.

Ngày mới về trường, tôi biết có nhiều người để ý. Có một số người đến hỏi thăm, giúp đỡ, nhưng tôi nghĩ, chắc là có nhiều người đặt câu hỏi: Ông ấy già thế, từ doanh nghiệp về, chẳng biết trình độ thế nào, có dạy được không?. Nghĩ thế nên tôi càng phải cố gắng. Tôi được thầy Trưởng khoa Lê Quang Hưng tin tưởng, động viên và giúp đỡ rất nhiều. Thầy đã phân công cho tôi dạy môn Chọn giống cây trồng đúng theo chuyên ngành của tôi và phụ trách bộ môn Di truyền – Giống. Cuối năm đó (2005) tôi có quyết định chính thức bổ nhiệm Trưởng bộ môn của Hiệu trưởng. Lúc tôi về, năm học 2004-2005 chuẩn bị kết thúc, 4 tháng nữa (giữa tháng 8) là bắt đầu học kỳ I năm học mới 2005-2006 nên tôi phải chuẩn bị ngay bài giảng và phải trình giảng trước khoa trước khi lên lớp cho sinh viên. Thực sự tôi không lo về vốn kiến thức, chỉ lo “diễn xuất” thế nào cho ra tư thế người thầy, cách trình bày thế nào cho sinh viên dễ hiểu.

Thế rồi sau một thời gian ngắn tôi đã soạn xong bài giảng và bắt tay viết lại giáo trình. Thầy trưởng khoa cho biết tôi sẽ trình giảng vào chiều ngày 29/8 tại phòng làm việc của Bộ môn, có sự tham dự của Chủ tịch công đoàn Khoa, các giảng viên trong khoa. Trước đó mấy ngày, tôi nhờ cô Trần Thị Thiên An, giảng viên Bộ môn bảo vệ thực vật đóng hai vai: vừa làm hội đồng, vừa làm “sinh viên” cho tôi giảng thử. Tôi chọn bài: “Mô hình toán di truyền” vừa mới lại vừa khó đối với sinh viên để trình bày. Nghe xong, cô An “phán”: Tốt đấy. Tôi mừng nhưng vẫn nghi đó là lời nhận xét “chiếu cố” nên tôi kiểm tra lại sự tiếp nhận kiến thức của cô “sinh viên bất đắc dĩ” này và tôi đã nhận được sự khích lệ khi cô “sinh viên” đó đã nắm được nội dung bài giảng của tôi. Vì chưa an tâm, nhân dịp cô Từ Bích Thủy – Trưởng bộ môn của tôi đã nghĩ hưu đến thăm Khoa, tôi tranh thủ giảng thử cho cô nghe và cũng được cô “duyệt”. Sau buổi trình giảng trước khoa, trong biên bản được ký bởi Trưởng khoa, Chủ tịch công đoàn và Thư ký, hội đồng thống nhất kết luận: “Đạt yêu cầu cao, đủ sức giảng dạy cho Đại học và Cao học”. Tôi biết trong lời nhận xét ấy có phần động viên khích lệ nhưng nó đã giúp tôi tự tin khi bước vào “trận mới”. Đến giờ tôi vẫn còn lưu giữ biên bản ấy như là một lời nhắc nhở: hãy làm cho tốt để không phụ lòng của mọi người.

Đầu tháng 9/2005, tôi đã thực sự đứng trên bục giảng với tư cách người thầy và sau đó tham gia giảng dạy Cao học ở một vài trường. DH03NH (khóa 29) là lớp đầu tiên mà tôi đứng lớp. Em Hảo, người Tây Ninh, sinh năm 1982 làm lớp trưởng, em Liên, người Thái Bình, sinh năm 1982 làm lớp phó, em Ngà, người Bình Thuận, sinh năm 1985 làm bí thư Đoàn. Tôi điểm mặt và nhớ tên hầu hết các em: em Thuận, em Thành, 3 em Như, em Linh, em Truyền, 3 em Thảo, em Hằng, em Hồng, em Yến và nhiều em nữa. Tất cả các em đều tích cực học tâp, nhiều em học khá giỏi và gây ấn tượng rất tốt đối với tôi. Tất cả các em đã tạo dựng niềm tin đầu tiên, tiếp bước cho tôi tiếp tục sự nghiệp của mình. Lớp này tôi được phân công hướng dẫn các em: Nguyễn Thị Liên, Dương Thị Hồng, Trần Thành và Nguyễn Quốc Thịnh làm đề tài tốt nghiệp. Trong số các em tốt nghiệp năm ấy (2007), tôi biết có một số đã hoàn thành chương trình cao học, một số đang học, một số đã chuyển ngành và trong số đó có em đã lấy được bằng cao học ngành khác, vài em đã trở thành đồng nghiệp và dạy chuyên ngành của tôi ở trường khác. Nhiều em còn liên hệ với tôi, trong đó một số em tôi được may mắn tiếp tục hướng dẫn làm đề tài Cao học. Không biết có bao nhiêu em lớp ấy còn nhớ đến những ngày lên lớp của tôi, nhưng tôi, tôi nhớ các em nhiều lắm.

Thế rồi, theo thời gian, có bao nhiêu chuyện vui buồn đã đến rồi đi, nhưng tôi tự xác định cho mình rằng, bất luận trong hoàn cảnh nào, khi đứng trên bục giảng tôi phải làm tốt 3 vai trò: Làm thầy của học trò, làm bạn của học trò và còn phải làm cha chú của học trò nữa. Để làm tốt 3 vai trò ấy tôi tâm niệm phải thực hiện thật tốt 6 chữ: “Tận tụy”(để làm thầy), “cởi mở”(để làm bạn), “động viên” (để làm cha chú). Tôi đã từng chung vui với thành quả của học trò, đã từng chia buồn với học trò khi thành quả “xuất sắc” kia lẽ ra đáng có mà đã không đến do “xui xẻo”. Lúc đó, ít nhiều tôi thấy mình có lỗi. Tôi nghĩ rằng ai cũng có những ưu điểm và cả những khuyết điểm, được khen ngợi và bị chê trách. Với tôi khen chê đều là những bài học. Tôi rất thích câu nói của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta”.

Bây giờ, nhìn lại con đường dẫn tôi tới làm thầy, tuy có chậm, những thành quả mà tôi “gặt hái” được còn ít so với nhiều người nhưng tôi trân trọng những thành quả đó. Đi trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên và sẻ chia của nhiều người. Nhân ngày 20/11, tôi nhớ đến họ và thầm cảm ơn họ.

Tháng 11/2010
P.T.K

Cảm tưởng

Thầy ơi, vậy là thầy đứng lớp của chúng em là lớp đầu tiên hả thầy? Thầy là một người thầy rất đặc biệt trong tâm trí của em và chắc chắn là của các thế hệ học trò sau này nữa. Có một điều mà em biết chắc đó là sau 4 năm đã ra trường không có bạn nào NH29 có thể quên được thầy. Thầy mãi mãi ở trong lòng chúng em và tất cả các thế hệ học trò đã may mắn được học. Em chúc thầy thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình.
Em chào thầy ạ!

Dương Thị Hồng

Kiếm Kim bạn cùng lớp

2. Chuyện lạ lúc đêm khuya

Dường như không ai biết chuyện đó cả.

2.1 Chuyện lạ lúc đêm khuya: “Sao cuối trời đi kiếm?”

Nguyễn Thị Thủy (vợ tôi) hỏi tôi: Sao anh dậy đêm khuya và trò chuyện điện thoại với ai vậy? Tôi trả lời: – Với anh Phan Thanh Kiếm. Anh định sáng mai thức dậy rồi hãy gọi điện thoại cho anh ấy, nhưng vì đã nhận lời với cụ già nên anh phải nhắn ngay lời của cụ già vừa nói cho anh Kiếm nghe mà không thể chờ cho đến sáng.

– Cụ già nào và cụ dặn cái gì? Thủy hỏi.

– Cụ già bố anh Kiếm. Cụ nói: – Đúng rồi ! Anh Kiếm đừng kiếm tìm nữa. Sao cuối trời đi kiếm? Đúng rồi đó. Anh ấy cứ theo đúng vậy mà làm.

– Thế anh Kiếm trả lời sao? Thủy hỏi lại.

– Anh Kiếm đi kiếm bố. Hóa ra mẹ anh ấy sinh con đơn thân. Sau này anh ấy có thương một bạn ở quê nhưng duyên không thành. Chuyện ‘người ấy và tôi’ anh ấy kể riêng cho anh nghe. Nay nghe ông cụ nói . Anh hỏi lại chi tiết nhiều thứ và anh ấy xác nhận là đúng.

2.2 Chuyện hướng dẫn tốt nghiệp: “Mai đáy biển tìm kim”

Anh Kiếm và tôi đều hướng dẫn tiến sĩ. Anh Kiếm, anh Minh, anh Bửu thì chủ động vì đều là giáo sư, phó giáo sư rồi. Còn tôi thì không chủ động vì tôi chỉ là tiến sĩ, có nhiều giống tốt dở dang trên đồng ruộng và nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng chưa tới đích và đến kỳ … nghỉ hưu.

Bạn tin may mắn chứ? “Tận nhân lực tri thiên mệnh” Nhiều việc là sự cố gắng, nhưng thật ra có cả vận mệnh và sự may mắn của chính từng con người nữa. Nguyễn Viết Hưng, Trần Công Khanh, Lê Văn Luận, Nguyễn Xuân Kỳ, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai đều ở trong thời điểm và vận mệnh tìm được đúng thầy, đúng vấn đề đột phá giống mới, kỹ thuật công nghệ mới, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất. Nguyễn Thị Trúc Mai và Nguyễn Bạch Mai thực sự là đáy biển tìm kim trong hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt ấy.

3. Chuyện ‘người ấy và tôi

Anh Phan Thanh Kiếm có kể cho tôi nghe chuyện ‘người ấy và tôi’ của chính anh. Câu chuyện của anh là cảm động nhưng hãy để cho anh ấy tự kể. Anh Phan Thanh Kiếm có kể cho chúng tôi nghe Chuyện “Người ấy và tôi” của Bùi Đình Khoa (Hà Nội) rất hay (xem bài dưới đây) nhưng chuyện ám ảnh của anh ‘Chuyện lạ lúc đêm khuya’ trên đây và chuyện của chính anh ‘nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình’

NGƯỜI ẤY VÀ TÔI
Bùi Đình Khoa (Hà Nội)

1968, năm học cuối cấp, tôi lấy nửa tờ giấy viết nắn nót mấy chữ in hoa “TAO YÊU MÀY CÓ ĐƯỢC KHÔNG?” gửi người bạn gái ngồi bàn trên. Tôi gói cái thước kẻ vào bên trong tờ giấy, chọc chọc vào lưng hắn ta. Hắn ta không ngoảnh lại mà quơ tay về phía sau lấy cả cái thước? Một lúc sau tôi nhận lại chiếc thước kẻ đập đập vào chân tôi dưới gầm bàn. Cúi xuống cầm lên vẫn tờ giấy ấy, mở ra mỗi chữ ĐƯỢC to tướng nguệch ngoạc?

– Tôi xem mấy lần cười tủm, quên mất đang là giờ giảng văn của cô Liên.

Cô xuống bàn tôi lúc nào mà tôi ko biết, vẫn mải ngắm chữ ĐƯỢC. Cô nói nhẹ nhàng:

– Em K đứng dậy, em đưa cô tờ giấy đang cầm?

Tôi giật mình đứng lên như một cái lò xo mất bình tĩnh, đưa ngay tờ giấy cho cô, toàn thân run lên vì bất ngờ và sợ.

Cả lớp nhìn về phía tôi … không hiểu chuyện gì? Bàn trên mọi người ngoái lại … còn người ấy thì ko?

Cô nhìn tôi không nói và trả lại cho tôi tờ giấy.

Rồi tôi vào lính … người ta vào đại học, xa nhau đằng đẵng. Những lá thư đi … những lá thư về làm cho chúng tôi càng hiểu nhau hơn.

Tôi kể cho người ta nghe những đêm hành quân vượt sông gian khổ hiểm nguy, những chiều hành quân qua những triền đồi vắng, không bóng người mà chỉ có hoa sim, rồi những trận đánh ác liệt với quân thù. Người ta kể cho tôi nghe những năm đi học sơ tán vật chất thiếu thốn, nhưng luôn có hình tôi trong trái tim động viên.

Người ta cũng dạy văn, người ta nhắc lại chuyện cũ, cô giáo dạy văn trả lại tờ giấy có chữ ĐƯỢC cho tôi. Người ta nhớ lại … bảo lúc đó người ta cũng bình thường không sợ? Chỉ hơi lo lo thôi, khi cô Liên trả lại tờ giấy cô không nói gì, người ta bảo nhẹ nhõm lâng lâng một ý nghĩ xa xôi.

Chiến tranh kéo dài? Có lần trong thư người ta viết: “Chiến tranh không biết khi nào kết thúc, mà thì người con gái thì có hạn… biết tìm anh nơi đâu”

Mãi cho đên cuối 1979 tôi mới có dịp về phép lâu ngày … chữ ĐƯỢC thành hiện thực.

Và rồi sau 32 năm con cái thành đạt các cháu ngoan … chữ ĐƯỢC không còn nữa, chữ MẤT thay chỗ. Đời là vậy không ai biết trước điều gì?

Có lẽ là số phận? Hay là người ta ko muốn ở với bố con tôi. Cũng có khi tổ tiên gọi người ta về. Trong làn khói hương mong manh, tôi vẫn thấy người ta về. Người ta vẫn như ngày nào? Rồi người ta lại ra đi … Để lại mình tôi trong nỗi buồn trống vắng, cô quạnh.

Viên Minh Thích Phổ Tuệ

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”

Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xanh đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng Bạch Ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện trọn đời theo nghề nông. Viên Minh Thích Phổ Tuệ sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 đến nay đã trụ thế trãi trên 105 xuân (2021), Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vien-minh-thich-pho-tue/

Tôi dường như tin rằng Ban mai chợt tỉnh thức là có thật . Một giác ngủ ngon từ mười giờ tối không mộng mị. Tỉnh thức lúc ban khuya và tùy thích khai mở năng lượng chính mình đó là điều lành chứ không phải là ốm e9au. Điều kỳ diệu ban sáng Tỉnh thức cùng tháng năm Luân xa hòa vũ trụ Đồng điệu với thiên nhiên Tâm sáng năng lượng tốt Khai mở tự chính mình Bạch Ngọc Hoàng Kim record từ Thiền sư Ấn Độ Sadhguru Tiếng Việt 2021, thông tin bảo tồn tại #banmai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/banmai

Rằm tháng Chín mưa giăng
Quá khuya Trăng lồng lộng
Hạc Vàng đón Sương Giáng
Thầy Phổ Tuệ về Trời.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ thế 105 năm (1017-2021), viên tịch lúc 3 g22 ngày 21 tháng 10 nhằm ngày Tư Mệnh 16 tháng 9 năm Tân Sửu.

Chùa Ráng giữa đồng xuân

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Viên Minh Thích Phổ Tuệ xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress

VGP News Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (Chinhphu.vn) – Ngày 22/10, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo Báo điện tử Chính phủ Nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ngày 22/10, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Cuộc đời Hòa thượng là minh chứng sinh động cho những giá trị văn hóa, đạo đức của Phật giáo trong đời sống xã hội. Với những cống hiến to lớn cho đất nước, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã được Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác”.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, thế danh là Bùi Văn Quý, sinh năm 1917 tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, xuất gia năm 1923.

Trải qua 105 năm hiện diện ở cõi Sa Bà, với 85 hạ lạp, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã trọn đời hiến dâng cho lý tưởng hoằng pháp lợi sinh, Ngài đã đảm nhiệm nhiều chức vụ trong các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam như: Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tây, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng Biên tập tạp chí Nghiên cứu Phật học, Phó Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Phó ban Ban Tăng sự Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI (2007), Ngài được suy tôn ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trở thành Pháp chủ thứ ba của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, trải qua các nhiệm kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012), VIII (2017) Ngài luôn luôn được Đại hội suy tôn ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là vị cao tăng uyên thâm Phật pháp, đức trí vẹn toàn, có nhiều đóng góp to lớn, là tấm gương quy tụ tăng ni, phật tử đoàn kết, lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, giữ vững truyền thống “Hộ quốc, an dân” của Phật giáo Việt Nam.

Đại lão Hòa thượng đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Đại Đoàn kết dân tộc; được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nhiều Bằng Tuyên dương công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Là bậc chân tu nổi tiếng tinh thông kim cổ, trọn đời sống thanh bần, lạc đạo, tụng kinh viết sách, tu tập dưới mái chùa làng khiêm tốn, thanh tịnh, Đại lão Hòa thượng đã tham gia biên soạn, dịch, hiệu đính nhiều tác phẩm về Phật học ở Việt Nam. Ông nhiều năm liền giữ ngôi Đường Chủ của các trường hạ tại Hà Nội, Hưng Yên… cũng như ngôi Hòa thượng đầu đàn trong rất nhiều Đại giới đàn ở các tỉnh.

Do niên cao, lạp trưởng, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã thu thần viên tịch vào lúc 3h22 ngày 21/10/2021 (nhằm ngày 16 tháng 9 năm Tân Sửu), Trụ thế: 105 năm, Hạ lạp: 85 năm; để lại trong lòng môn đô tứ chúng, Tăng Ni Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước niềm kính thương vô hạn.

Theo TTXVN

Minh triết sống phúc hậu
Bach Ngọc Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Anh Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói: Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả. Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi. Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC. Đấy cũng là nói cho vui.

Hoa lúa giữa đồng xuân
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Ráng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

xem tiếp: Hoa Lúa giữa Đồng Xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-vien-minh-hoa-lua

Trò chuyện với Hoàng Kim Bạn tin vận mệnh chứ?

Tuệ Giác và Tâm Đức

Điều Kỳ Diệu lúc Sáng
https://youtu.be/jrvXCDZ8_ik

Tỉnh Thức Cùng Tháng Năm
Luân Xa Vũ Trụ Mở
Người An Hòa Trăng Rằm

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Rằm Tháng Chín Mưa Giăng
Quá khuya Trăng lồng lộng
Hạc Vàng đón Sương Giáng

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Trần Nhân Tông Việt Nam

#VietnameseCassavaToday; Vietnamese cassava today;

Việt Bắc Khát Khao Xanh: Về Việt Bắc nhớ Người; Lời Thầy dặn thung dung; Thăm Thầy Ngọc Phương Nam, Lên Việt Bắc điểm hẹn; Yên Bái Tà Chì Nhù ; https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-18-thang-10; (Thầy lưu ảnh cho Trúc Mai đúng ngày Mai gửi ảnh cho Thầy và Nguyễn Viết Hưng thăm Thầy tại chuyên mục #vietbackhatkhaoxanh

Đời tôi có một lớp bạn hữu chọn theo nghề hiền lương Chọn giống Cây Lương thực

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cay-luong-thuc-viet-nam.jpg

#Thungdung
588


Vui bước tới thảnh thơi
Đường xuân đời quên tuổi
Cuối dòng sông là biển
Giấc mơ lành yêu thương

#Thungdung
589


ảnh này của anh là ảnh mình thích nhất. Chọn giống Cây lương thực cũng vậy. Tâm huyết cả một đời mà anh. Trưa nay Kim viết cho Nguyen Que :”Kim Hoàng gửi Nguyen Que”:

Thân gửi bạn học quý

Minh triết sống phúc hậu
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Liêm lúa tới châu Mỹ
Châu Phi xa mà gần

Tụi mình thương Hoa Lúa
gắn bó một kiếp Người
Đường xuân đời quên tuổi
dẫu nhọc nhằn mà vui.

Dấu xưa thầy bạn quý
Hội hè hiếm gặp nhau
Khi thì vì việc bận
Lúc lại do ốm đau

Lời thương luôn quý trọng
Hành thiện nhàn cái đầu
Nắng mưa hai thứ tóc
Thanh thản luôn nhớ nhau

Bạn thì yêu cái Đẹp
Chân Thiện mình thương hơn
Về Dân vui khoai củ
An nhàn mà #Thungdung

Điền viên vui con cháu
Hưu trí với hưu trâu
Hưu tu và hưu chó
Chuyện đồng dao cho em

An vui cụ Trạng Trình
Hiểu sách Nhàn đọc giấu

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em/ xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-cay-luong-thuc ; Thầy bạn trong đời tôi xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Mưa náng vui nhớ bạn

Nắng say trời ngày hạ
Mưa chuyển mùa tháng năm
Bạn thăm thương ngày cũ
Người xa nhớ chuyện gần.

Bạn tắm mát đời tôi
Bằng những điều giản dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.

Mưa vào mùa tháng năm
Nắng dịu trời ngày hạ
Thung dung đón an hòa
Lộc muộn nhớ người xa …

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-thang-nam-nho-ban/

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-thang-nam-nho-ban/

NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Tâm bình vui bước tới an nhiên
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-loi-yeu-thuong/ và 418 bài thơ Thung dung https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung

3 thoughts on “Phan Thanh Kiếm bạn tôi

  1. Pingback: Chào ngày mới 11 tháng 5 | Tình yêu cuộc sống

  2. Pingback: Chào ngày mới 19 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống

  3. Pingback: #cnm365 #cltvn 19 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống

Bình luận về bài viết này