Tôi viết bài ‘Thầy bạn trong đời tôi’ nối tiếp bài ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời‘ để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Có một ngày như thế, một ngày chúng ta dành khoảng lặng nhìn lại chính mình, lắng đọng bài học cuộc sống và tiếp tục đi tới trên đường xuân trãi nghiệm.
Vợ chồng Trần Vân tổ chức tiệc cưới cho hai con Thanh Tú và Khánh Nhi, Anh Tiêm cựu Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp phía Nam cùng anh Khánh cây đa cây đề của Viện và ngành Khoa học Đất cùng nhiều anh chị em Viện này nơi Trần Vân công tác và nhiều bạn học cũ ở Trường Đại học Nông nghệp 2 Hà Bắc thuở xưa (là Trường Đại học Nông Lâm Huế ngày nay) đã cùng về dự. Những bạn xa hoặc bận không về được cũng vui vẻ í ới nhắn tin chúc mừng.
Anh Tiêm (bìa trái) với tôi là bạn học cũ ở Trồng trọt 4 và Trần Vân với tôi là bạn học cũ ở Trồng trọt 10. Khoảng cách giữa Trồng trọt 4 và Trồng trọt 10 là sáu năm tôi gia nhập quân đội ngày 2. 9. 1971. Tổ chiến đấu chúng tôi thuở tôi Trồng trọt 4 vào lính có Xuân, Chương, Trung, Kim thì hai hi sinh, hai trở về. Năm lớp Trồng trọt 4, Trồng trọt 10 (Đại học Nông nghiệp 2), Trồng trọt 2A, 2B, 2C (Đại học Nông nghiệp 4) trở thành máu thịt cuộc đời tôi. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời.
TRUYÊN GEORGE WASHINGTON Hoàng Kim George
Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, được Cử tri đoàn Hoa Kỳ nhất
trí bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ ngày 4 tháng 2 năm 1789, mất
ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông hiện được biết như vị cha già của nước
Mỹ. Các học giả lịch sử luôn xếp George Washington là một trong số hai
hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất. Bức tranh George Washington là kiệt
tác nổi tiếng của danh họa Emanuel Leutze (1816–1868) trong Viện bảo
tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York đã mô tả hình ảnh ông
dẫn dắt mọi người vượt trở ngại đi tới phía trước. Tên của George Washington
được đặt cho thủ đô Washington D.C được thành lập vào ngày 16 tháng 7
năm 1790 với tên chính thức ban đầu là Đặc khu Columbia (District of
Columbia), Biểu tượng Washington D.C. là Museums, đó là niềm tự hào của
nước Mỹ.
George Washingtonlà biểu tượng của nước Mỹ
George Washington là nhà
lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ
Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799 lúc đó là vùng đất mới, thực dân Anh
Pháp với nhiều nước khác đang tìm đến tranh giành đất đai, tài nguyên.
Người bản xứ đang co dần, miền Tây nước Mỹ hoang vu, nghèo nàn mới được
khai phá. George Washington
với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775 -1783 đã lãnh đạo
người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng
Mỹ, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787.
Quốc hội nhất trí chọn lựa George Washington làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797).
George Washington có nhân cách cá nhân, tư tưởng tầm nhìn và tác phong lãnh đạo đặc biệt ưu tú. “Người
đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu
tiên nằm trong lòng dân tộc, ông là người có một không hai về đức tính
khiêm nhường và trải qua những đoạn đời riêng tư. Lễ nghĩa, công bình,
nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy
nghi; mẫu người của ông như đang soi sáng cho tất cả những người quanh
ông cũng như những hiệu ứng của mẫu hình này vẫn đang trường tồn… Xuyên
suốt chúng, cái xấu rung động trước sự hiện diện của ông và cái đẹp luôn
cảm thấy có bàn tay giúp đỡ của ông. Đức tính cá nhân thanh khiết của
ông đã thắp sáng đức độ phục vụ công chúng của ông… Ông là một người đàn
ông như thế, người đàn ông mà quốc gia chúng ta đang thương tiếc“. Henry Lee, một người bạn chiến đấu cùng thời, đã đúc kết về phẩm chất cá nhân của Washington như vậy..
George Washington là vị tướng kiệt xuất trong chiến
tranh, gần đây năm 1976 được nước Mỹ vinh thăng là Đại thống tướng, nhà
lãnh đạo cách mạng thành công đầu tiên trong lịch sử thế giới chống
lại một đế quốc thuộc địa. Washington đã trở thành biểu tượng toàn cầu
cho phong trào yêu nước, giành độc lập và giải phóng dân tộc. Hình
tượng Washington đặc biệt được ngưỡng mộ tại Pháp và châu Mỹ Latin.
Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, là
văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, dẫu
tác giả là Thomas Jefferson là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ và là một trong những
người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại, một chính
khách thiên tài khác của nước Mỹ, mà sau này những người theo chủ nghĩa
Thomas Jefferson trong nhiều năm trời vẫn tiếp tục không tin vào ảnh
hưởng của Washington và cố tìm cách trì hoãn xây dựng tượng đài
Washington, nhưng hình tượng của George Washington vẫn ngời sáng trong lòng dân như là người tiên phong khai sáng, vị cha già của nước Mỹ.
George Washington có tầm nhìn xa rộng về phương
cách tổ chức một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên nền tảng
cộng hòa, biết yêu thương kính trọng con người, chăm lo đời sống nhân
dân, sử dụng triệt để sức mạnh của toàn liên bang để cải thiện cơ sở hạ
tầng, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập trường đại học quốc gia, khuyến
khích chấn hưng thương mại, xây dựng thành phố thủ đô (sau này được gọi
là Washington, D.C.), giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng,
vinh danh tinh thần yêu nước, xóa bỏ tính cục bộ địa phương.Ảnh hưởng
của ông với công chúng là tượng đài Washington sừng sững trong lòng
dân.
Phong cách lãnh đạo chuẩn mực của ông là đặt việc công lên trên hết, “khiêm nhường, lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi”,
không thu vén cá nhân, không tạo nên đặc quyền đặc lợi, xây dựng thể
thức cộng hòa, chăm lo xây dựng định chế dân sự rất được lòng dân. Không
phải bằng lời nói mà bằng việc làm, định chế tổ chức thực tiễn, George Washington
đã ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến hình thức, lễ nghi của chính quyền
Mỹ không những của thời đó mà còn được sử dụng từ đó cho đến ngày nay.
Thí dụ như cách tổ chức hệ thống nội các, các buổi đọc diễn văn nhậm
chức, thông điệp liên bang đã trở thành nền nếp quốc gia . George Washington
với tư cách là tổng thống đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ
giàu tài chính, tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn, chiếm được
sự đồng thuận của tất cả người Mỹ, làm thay đổi quan niệm của những lực
lượng đối lập.
George Washington cuộc đời và sự nghiệp
George
Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 tại trang trại Pope’s Creek
gần nơi nay là Colonial Beach, Quận Westmoreland, Virginia. Ông là con
trai đầu của Augustine Washington (1694–1743) và người vợ thứ hai Mary
Ball Washington (1708–1789). Ông cố của ông là John Washington di cư
từ Anh đến Virginia năm 1657. Một số tài liệu cho rằng George
Washington và Nữ hoàng Anh Elizabeth II có chung tổ tiên. Cha của ông,
Augustine là một nhà trồng thuốc lá có sở hữu người nô lệ và sau này có
thử thời vận với nghề khai thác quặng sắt. Gia đình ông thuộc thành
phần trung lưu tại Virginia..
Ông có bốn anh chị em ruột là Samuel, Elizabeth, John Augustine và
Charles và có hai người anh cùng cha khác mẹ Lawrence và Augustine, là
con của cha ông với bà vợ cả Jane Butler Washington. Ba anh chị em khác
đã mất trước khi trưởng thành: em gái ruột Mildred chết lúc một tuổi,
người anh trai khác mẹ mất khi còn sơ sinh và người chị khác mẹ Jane
chết lúc 12 tuổi khi George hai tuổi. Lúc Washington 11 tuổi thì cha
mất. Người anh khác mẹ của Washington là Lawrence sau đó trở thành người
thay cha và cũng là mẫu người Washington noi gương. William Fairfax là
cha vợ của Lawrence và là người anh em họ với địa chủ lớn nhất Virginia,
Thomas Fairfax cũng có ảnh hưởng lớn đối với ông. Washington dành nhiều
thời gian lúc còn bé ở nông trại Ferry trong Quận Stafford gần
Fredericksburg. Lawrence Washington thừa hưởng gia sản khác của cha, đó
là một đồn điền nằm trên bờ sông Potomac mà sau này ông đặt tên là Mount
Vernon. Washington thừa hưởng nông trại Ferry ngay khi cha ông qua đời,
và dần sau đó nhận thừa kế Mount Vernon sau khi Lawrence qua đời.
George Washington do cha mất sớm nên không có được cơ hội du học
trường Appleby ở Anh như các người anh trai. Ông học trường làng tại
Fredericksburg cho đến tuổi 15 và mong muốn vào Hải quân Hoàng gia
nhưng mẹ không cho vì cho là rất khó cho ông. Washington lúc 17 tuổi năm
1749 may mắn trở thành thanh tra quận Culpeper nhờ mối liên hệ của
người anh trai cùng cha khác mẹ Lawrence với một gia đình quyền lực tại
Fairfax. Đây là một nghề lương cao nên đã giúp cho ông mua được đất đai
trong thung lũng Shenandoah, cũng là lần đầu trong nhiều vụ mua đất của
ông tại Tây Virginia sau đó. Lawrence với vai trò tư lệnh địa phương
quân Virginia, và có cổ phần trong Công ty Ohio, một công ty đầu tư đất
đai bất động sản được tài trợ bởi những nhà đầu tư tại Virginia. Nhờ vị
trí của Lawrence nên George Washington cao to, khôi ngô kỳ vĩ như một
hảo hán, cao 1m88 vượt trội những người đương thời, đã lọt vào tầm mắt
xanh của thống đốc mới Virginia là Robert Dinwiddie.
Năm 1751, Washington đã đi với anh trai cùng cha khác mẹ là Lawrence
đến Barbados để giúp anh chữa trị bệnh lao với hy vọng khí hậu tốt và
thầy thuốc giỏi ở đó sẽ có thể giúp cho Lawrence bình phục. Tiếc thay
Lawrence không thể qua khỏi và phải quay về Mount Vernon để mất ở đó năm
1752. Washington trong chuyến đi này bị dính bệnh đậu mùa làm cho khuôn
mặt của ông bị rỗ, nhưng điều này cũng lại giúp cho ông miễn nhiễm với
căn bệnh quái ác này về sau. Vị trí lãnh đạo địa phương quân Virginia
của Lawrence sau khi ông mất, Thống đốc Dinwiddie chia cho bốn người và
Washington được bổ nhiệm làm một trong bốn vị trí mới đó, vào tháng 2
năm 1753 với cấp bậc thiếu tá. Washington cũng gia nhập Hội Tam Điểm tại
Fredericksburg vào lúc đó. Hội Tam Điểm là một hội kín, có nghĩa là
“nền tảng tự do”, dùng để chỉ một tập hợp “tự do, tự nguyện” được tạo
dựng trên những môi trường hội nhập và những hiện tượng lịch sử, xã hội
rất khác nhau. Cách tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung,
gọi tóm tắt là “tam giác quyền lực” như “thế tam phân” của kế lớn Khổng
Minh trong Tam Quốc. Các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về
người thợ xây đá. Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là “Hội Tam Điểm”
được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau
thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, hay đại sư phụ, viết tắt F hay M và
thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều. Hồ Chí Minh trên
con đường tìm kiếm lý luận và thực tiễn của chủ thuyết “độc lập, tự do,
hạnh phúc” có nghiên cứu sâu về Hội Tam Điểm và học thuyết khai sáng.
Những bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa hé lộ và ít được nói tới).
Washington trong chiến tranh chống Pháp và người bản thổ: Năm 1753,
người Pháp bắt đầu mở rộng tầm kiểm soát quân sự của họ đến “Xứ Ohio“,
là Virginia quê hương của Washington và Pennsylvania hai trong số mười
ba thuộc địa Anh tuyên bố chủ quyền. Cuộc tranh chấp chủ quyền này đã
dẫn đến cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp (French and Indian War)
từ năm 1754 -1762. Cuộc chiến tranh này đã góp phần khởi sự Chiến tranh
7 năm trên toàn cầu (1756 – 1763) và George Washington ở vào đúng tâm
điểm của cuộc chiến này khi mới bùng nổ. Công ty Ohio, cỗ xe đầu tư của
các nhà tài phiệt người Anh đang mở rộng lãnh thổ bằng cách thiết lập
những khu định cư mới và trạm mậu dịch mới để buôn bán với người dân bản
thổ Mỹ. Thống đốc Dinwiddie nhận lệnh từ chính phủ Anh cảnh cáo người
Pháp về chủ quyền của Anh tại vùng này và ông phái thiếu tá Washington
cuối năm 1753 mang thư thông báo tuyên bố chủ quyền của Anh đến người
Pháp và yêu cầu người Pháp phải dời đi. Washington cũng đã mang thư đến
gặp “già làng” Tanacharison và các lãnh tụ khác của người bản thổ da đỏ
Iroquois tại Logstown đang liên minh với Virginia để nhận sự ủng hộ của
họ trong trường hợp có xung đột với người Pháp. Washington và già làng
Tanacharison trở thành bạn bè và đồng minh. Washington giao lá thư này
cho tư lệnh địa phương của Pháp nhưng ông này từ chối một cách lịch sự
là không rời bỏ lãnh thổ này. Thống đốc Dinwiddie phái Washington trở
lại Xứ Ohio để bảo vệ một nhóm nhân viên của Công ty Ohio đang xây dựng
một pháo đài tại đây, nơi mà ngày nay là Pittsburgh, Pennsylvania. Nhưng
trước khi Washington đến nơi thì một lực lượng Pháp đã đuổi hết các
nhân viên làm việc của công ty ra khỏi khu vực này và họ bắt đầu xây
dựng Đồn Duquesne. Một nhóm nhỏ quân Pháp do Joseph Coulon de Jumonville
chỉ huy bị Tanacharison và cận vệ của ông nhìn thấy người Pháp đang
làm việc này tại khu vực phía đông mà nay là Uniontown, Pennsylvania.
Washington và lính địa phương quân của mình đã cùng với các người bản
thổ Mingo đồng minh phục kích người Pháp. Viên chỉ huy người Pháp
Jumonville bị trọng thương và bị giết chết. Nguyên nhân do đâu thì cho
đến hiện nay vẫn còn tranh cãi, có thể là do “già làng” Tanacharison
chém bằng rìu, cũng có thể do ai đó bắn chết bằng súng khi vị sĩ quan bị
thương này ngồi cạnh Washington. Hai nghi vấn này đều chưa rõ ràng.
Người Pháp phản ứng trả đũa bằng một cuộc tấn công và bắt Washington tại
đồn Necessity vào tháng 7 năm 1754 vì tố cáo rằng Washington ám sát
Jumonville trong lúc Jumonville đang thực hiện một sứ mệnh ngoại giao.
Tuy nhiên, Washington được phép quay trở về Virginia cùng với binh sĩ
của mình vì thiếu bằng cớ. Sử gia Joseph Ellis kết luận rằng tình tiết
trận đánh này đã chứng tỏ Washington can đảm, chủ động, thiện chiến
nhưng thiếu kinh nghiệm. Pháp và Anh đều sẵn sàng lâm chiến để tranh
giành quyền kiểm soát vùng này. Vì vậy cả hai nước đều đưa quân đến Bắc
Mỹ năm 1755 và châm ngòi cho cuộc chiến tranh được chính thức tuyên bố
vào năm 1756.
Washington sau đó làm là phụ tá cao nhất người Mỹ cho tướng Anh
Edward Braddock trong cuộc hành quân xấu số lớn nhất của nước Anh đến
các thuộc địa Bắc Mỹ, với ý định đuổi người Pháp ra khỏi Xứ Ohio. Họ bị
rơi và ổ phục kích của quân Pháp và người bản xứ thân Pháp tại trận
Monongahela. Tướng Anh Edward Braddock bị chết ngay từ đầu và quân Anh
bị thiệt hại nặng phải rút chạy tán loạn. Tuy vậy, Washington đã chứng
tỏ lòng quả cảm khi ông không sợ nguy hiểm, cưỡi ngựa chạy quanh trận
địa, động viên tàn quân Anh và địa phương quân Virginia rút lui có tổ
chức. Sau trận thất bại này, Thống đốc Dinwiddie thăng chức Washington
năm 1755 lên cấp bậc “đại tá trung đoàn Virginia và Tổng tư lệnh tất cả
các lực lượng được tuyển mộ để bảo vệ thuộc địa của nhà vua”. Washington
được giao nhiệm vụ bảo vệ biên cương Virginia. Trung đoàn Virginia là
đơn vị quân sự toàn thời gian đầu tiên của người Mỹ tại các thuộc địa.
Washington được quyền tùy nghi “hành động tự vệ hay phản công” bất cứ
khi nào ông nghĩ là tốt nhất.
Washington là tư lệnh của một ngàn binh sĩ. Ông là một chiến binh gan
dạ, có kỉ luật, giỏi huấn luyện và tổ chức chiến đấu. Ông đã lãnh đạo
những cuộc chiến đầy thương vong nguy hiểm, chống lại người bản thổ Mỹ
thiện chiến ở miền Tây (Họ không chấp nhận lưu dân da trắng tới nước
Mỹ); Trung đoàn của Washington trong 10 tháng đã đánh 20 trận, hi sinh
khoảng 1/3 quân số. Dân chúng ở vùng biên cương Virginia chịu đựng thiệt
hại ít hơn so với các thuộc địa khác, an ninh được thiết lập, do tài
năng cầm quân và nỗ lực của Washington. “Đây là thành công không được
nhắc đến duy nhất” trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Năm
1758, Washington tham gia cuộc viễn chinh Forbes nhằm chiếm Đồn
Duquesne. Ông sượng sùng khi một đơn vị quân ông đánh nhầm một đơn vị
Anh làm 14 người chết và 26 người bị thương vì lầm tưởng đó là quân
Pháp. Kết quả là người Pháp rút bỏ đồn và người Anh đã hoàn toàn giành
quyền kiểm soát thung lũng Ohio, ghi được một chiến thắng chiến lược lớn
mà Washington không hề có bất cứ một trận đánh lớn khác trong cuộc hành
quân này. Sau cuộc viễn chinh này, Washington trở về đời sống dân sự từ
tháng 12 năm 1758 và chỉ trở lại đời quân nhân khi cuộc cách mạng Mỹ
bùng nổ năm 1775.
Washington do trãi nghiệm thực tiễn nên đã tích lũy được các kỹ năng
lãnh đạo chính trị, quân sự. Ông quan sát kỹ chiến thuật, hiểu rõ các
điểm mạnh yếu của người Anh, người Pháp, mặc dù ông chưa hề được biên
chế vào lục quân Anh và chưa được học những tinh hoa nghệ thuật quân sự
của họ. Đó là những bài học vô giá cho ông trong suốt cuộc Cách mạng Mỹ
sau này. Washington đã chứng tỏ sự can đảm, kiên cường trong những tình
huống khó khăn nhất, lúc nguy biến buộc tháo lui. Ông đã phát triển
phong cách chỉ huy tận tâm, chịu đựng, quả cảm và xuất hiện trước chiến
sĩ của mình như là một vị chỉ huy tự nhiên, tin cậy và họ tuyệt đối tuân
lệnh ông. Qua tổ chức thực tiển các trận đánh, ông đã học và thực hành
được những căn bản về nghệ thuật chiến tranh, cách tổ chức và tiếp vận, hiểu
biết tổng thể về chiến lược, đặc biệt là việc tìm ra những địa điểm địa
chính trị chiến lược. Ông có tầm nhìn miền Tây từ thời điểm này.
Ngày 6 tháng 1 năm 1759, Washington kết hôn với Martha Dandridge
Custis, một góa phụ thông minh xinh đẹp, có kinh nghiệm điều hành trang
trại có nô lệ phục vụ, giàu có và đã có hai con riêng tên là “Jackie”
và “Patsy” với người chồng quá cố là John Parke Custis. Trước đó hình
như ông có yêu Sally Fairfax sau này làm vợ của một người bạn. Cặp vợ
chồng mới cưới dời về Mount Vernon gần Alexandria nơi ông sống cuộc đời
của một người trồng trọt và một khuôn mặt chính trị. George Washington
và Martha Washington không có con cái chung, có lẽ căn bệnh đậu mùa của
ông năm 1751 đã khiến cho ông không thể có con. Washington do kiêu hãnh
tuy không thể thừa nhận điều này nhưng lúc riêng tư ông cảm thấy buồn.
Gia đình Washington sau này nuôi thêm hai cháu của bà Washington là
Eleanor Parke Custis và George Washington Parke Custis. Cuộc hôn nhân
của Washington với Martha đã làm gia tăng tài sản và địa vị xã hội của
ông rất lớn lao. Ông trở thành một trong số những người giàu có nhất
Virginia. Ông được một phần ba trong số 73 km² (18.000 mẫu Anh) điền sản
của gia đình vợ ngay sau khi kết hôn, đáng giá khoảng 100.000 đô la Mỹ
và quản lý phần điền sản còn lại cho con của Martha, những đứa con riêng
của vợ mà ông chân thành chăm sóc. Ông mua thêm đất và được cấp đất ở
vùng Tây Virginia như là tặng phẩm dành cho công lao phục vụ Chiến tranh
chống người bản thổ và Pháp. Vào năm 1775, Washington tăng gấp đôi diện
tích của Mount Vernon lên 26 km² (6.500 mẫu Anh) và tăng số người làm
lên trên 100 người. Washington là một anh hùng quân sự được nể trọng và
một chủ đất lớn nên ông có chức vị tại địa phương và được bầu vào nghị
viện tỉnh Virginia bắt đầu vào năm 1758. Washington có lối sống quý tộc
và săn cáo là một hoạt động nhàn rỗi ưa thích của ông. Ông cũng thích
khiêu vũ, họp hội, xem kịch, xem đua ngựa và đá gà. Washington cũng biết
chơi bài, chơi cờ và bi da. Ông ưa nhập những hàng hóa đắt tiền từ Anh
và trả tiền hàng bằng cách bán thuốc lá mà ông trồng. Virginia là vùng
thuốc lá nổi tiếng toàn cầu. Thị trường thuốc lá rớt giá làm nhiều người
nợ nần, ngay cả Thomas Jefferson tổng thống đời thứ ba của Mỹ cũng là
nhà trồng trọt ở Virginia lúc qua đời với nợ nần chồng chất. Washington
tự cứu mình khỏi nợ bằng cách kinh doanh đa dạng và chuyển đổi mùa vụ
chính sinh lợi từ thuốc lá sang lúa mì. Patsy Custis (con gái riêng của
vợ ông, mất năm 1773 vì động kinh ) đã giúp cho Washington trả hết nợ
nần cho những chủ nợ người Anh vì phân nửa tài sản của Patsy được đưa
sang cho ông.
George Washington từ một người lính đã trở thành một nhà nông học
thành công. Ông trở thành một lãnh đạo trong giới thượng lưu xã hội tại
Virginia. Từ năm 1768 đến năm 1775, mỗi năm ông mời khoảng 2000 khách
đến nhà mình, đó là những người bạn thân thiết chọn lọc. Đặc tính khiêm
nhường, ôn hòa, điềm tĩnh là phong cách sống thường ngày của
Washington: “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và
thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” “hãy thân thiện với mọi người
nhưng giữ khoảng cách thích hợp vì khi họ càng quen thì họ càng lờn
mặt, và lúc đó bạn mất quyền lực đối với họ”. Năm 1769, ông trở
nên tích cực hoạt động chính trị, đệ trình lên nghị viện Virginia đạo
luật cấm nhập cảng hàng hóa từ Vương quốc Anh. Năm 1754 Phó thống đốc
Dinwiddie hứa tặng đất đai cho các sĩ quan và binh sĩ có công trong
cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp. Washington nhận được
khoảng 81 km² (23.200 mẫu Anh) gần sông Kanawha đổ vào sông Ohio, nay
là Tây Virginia. Đây là thời gian trước cuộc cách mạng Mỹ.
George Washington tích cũ viết lại
Truyện
George Washington được viết căn cứ trên các nguồn thông tin tuyển chọn
tại Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và đối chiếu với bản
tiếng Anh cùng thư mục. Bài viết được chắt lọc tư liệu với mục đích
cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu tin cậy về
một nhân vật lịch sử vĩ đại của nhân loại.
Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng
trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc
lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, câu đầu tiên trích dẫn Bản tuyên ngôn
độc lập Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do“.
Hồ Chí Minh đã noi gương George Washington gầy dựng nước Việt Nam mới.
ANA BÀ CHÚA NGỌC Hoàng Kim A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Tôi may mắn được ngưỡng vọng Hình tượng Mẹ tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. May thay gần đây tôi lại được tiếp cận với những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để hiểu và viết bài A na Bà Chúa Ngọc, tích cũ viết lại. Tôi xin chép lại những cứ liệu “cảo thơm lần giở trước đèn” và mong nhận được thông tin góp ý bổ sung của các bậc cao minh với quý bạn đọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu trích dẫn dưới đây (HK).
Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt)
ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2) Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt Dec 24, 2015
Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình
nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung
tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn
đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba
miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và
đánh giá của khoa học hiện đại.
Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên
cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai,
thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền
Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị
tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu
tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam
Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.
Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng,
có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa
sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp
thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát
triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng
Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh
Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống
các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công
tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học
Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề
và niềm đam mê đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu
hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh
cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ. Tác giả
không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề
còn chưa có lời giải thỏa đáng.
Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:
Phần I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa
Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên
lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử
dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người
Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình
các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn
văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại
vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng
khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm
hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.
Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá
trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt –
Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên
cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa
hai nền văn hóa này.
Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và
thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay
tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những
thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này
mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa”
của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn
Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng
Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ
Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó
được biểu hiện trên những bình diện nào?
Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một
bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.
*
Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự
hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm
được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại
phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của
Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát
triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt
là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao
thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi.
Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có
tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết
này.
Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt
nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín
ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên
nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu
truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ
yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có
tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ.
Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần
mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này
của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau
này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc
Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa
Việt – Chăm.
Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về
nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần
Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm
vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra
non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của
cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần
phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy
cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức
người Chăm là lớn đến nhường nào.
Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô
Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ
luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được
trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của
Bà.
“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người
chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37
giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà
đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà
chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư
cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao
Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo
người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara
được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình
dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong
đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38
người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra
đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm
của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225,
226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi
chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là
khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.
Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị
thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp
nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ
nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ
yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong
những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích
Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công
trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “…
các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt
hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên
Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là
Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong
quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này
cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.
“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng
những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh
giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng
ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ
giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị
thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô
nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương
quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín
ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất
yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá
trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn
tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới
(người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh
chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].
Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa
của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người
dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời
ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta
muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà
nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ
Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai
dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar
của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên
nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ
trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm
trong lịch sử.
Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được
đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí
của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ
trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người
khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặc trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“…
Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn
giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người
Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở
vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như
vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người
Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].
Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó
không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng
Yang Po Inâ Nâgar lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của
việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính
và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng
“Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.
Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.
Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này,
Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt
hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana =
phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản
ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền
thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị
cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần
này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.
Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào
hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định.
Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã
có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh
xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất)
hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ
Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa –
văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một
số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng
đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà
lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.
Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là
tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều
biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm
tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm
chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn
hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến
tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể
thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các
nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.
Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “…
sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của
người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người
Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của
người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa
này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như
một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến”
[4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm
minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng
chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa – xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.
Cách mạng sắn Việt Nam thành tựu và bài học là những kinh nghiệm quý giá. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa và ngô. Sắn Việt Nam ngày nay là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cuộc cách mạng sắn ở Việt Nam (Cassava revolution in Vietnam), với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn, đã đạt được sự chuyển đổi lớn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế, thu nhập của cuộc sống, sinh kế và việc làm cho người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai tiếp tục một cuộc cách mạng mới. Cuộc chiến chống lại bệnh khảm lá sắn (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD) với chương trình sinh kế và giá trị sắn của ACIAR. “Thiết lập các giải pháp bền vững cho cây sắn ở Đông Nam Á” là sự tiếp nối và hỗ trợ đặc biệt cấp bách, cần thiết, hiệu quả, có tính khả thi cao để bảo tồn và phát triển Cách mạng sắn ở Việt Nam . (xem https://hoangkimlong.wordpress.com/carget/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program VNCP) là một địa chỉ xanh của gia đình sắn. Đó là một kinh nghiệm quý giá về sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với ‘bạn nhà nông’, bao gồm các chuyên gia quốc tế với gia đình sắn Việt Nam cùng làm việc chặt chẽ với nông dân xây dựng mô hình điểm trình diễn, là chìa khóa của sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Chúng tôi đã cùng nhau đánh giá giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp trên ruộng nông dân. Sư hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền vững của Cách mạng sắn ở Việt Nam. https://youtu.be/81aJ5-cGp28
VIETNAM ACIAR CIAT AND IDENTITY (Hoang Kim review) Cassava revolution in Vietnam achievements and lessons are valuable experiences. In Vietnam cassava is the third most important food crop after rice and corn. Vietnam cassava today is a promising export industry with an area of over half a million hectares and an export value of over one billion US dollars per year. The cassava revolution in Vietnam (The cassava revolution in Vietnam), with the participation of millions of cassava farmers, has achieved great transformation in productivity, output, use value and economic efficiency. , income of living, livelihoods and jobs for people nationwide. Vietnam cassava today and tomorrow continue a new revolution. The fight against the cassava leaf mosaic disease (CMD) and dragon bud disease cassava witches Broom Disease (CWBD) with ACIAR’s cassava livelihood and value program. ‘Establishing sustainable solutions for cassava in mainland Southeast Asia’ is a continuation and support especially urgent, necessary, effective, with high feasibility for the preservation and development of Cassava Revolution in Vietnam. (see https://hoangkimlong.wordpress.com/categorycach-mang-san-o-viet-nam/
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể.
ACIAR CIAT VÀ SẮN VIỆT NAM
Chương trình sinh kế và chuỗi giá trị sắn của ACIAR. ‘Thiết lập giải pháp bền vững cho bệnh sắn ở vùng Đông Nam Á’ là sự tiếp nối và hổ trợ đặc biệt cấp bách, cần thiết, hiệu quả, với tính khả thi cao cho sự bảo tồn và phát triển Cách mạng sắn ở Việt Nam. Tiến sĩ Jonathan Newby khuyến nghị giữa kỳ của AGB / 2012/078 và ASEM / 2014/053 vào tháng 1 năm 2018 về các giải pháp can thiệp khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh khảm lá sắn (CMD) và dịch bệnh chổi rồng (CWBD) : 1). nhân rộng các vật liệu trồng sạch bệnh và tích hợp với giám sát sâu bệnh; 2). hỗ trợ phát triển hệ thống cung cấp nguyên liệu trồng sạch bệnh; 3). phát triển các xét nghiệm chẩn đoán nhanh để cải thiện sâu bệnh và theo dõi bệnh; và 4). giới thiệu các dòng giống kháng bệnh cải tiến vào các chương trình nhân giống quốc gia. Đề xuất này tích hợp các khuyến nghị và hoạt động này vào dự án AGB/2018/172 hiện tại tập trung vào tìm hiểu thị trường, chuỗi giá trị và chính sách cho các công nghệ mở rộng nhằm cải thiện tính bền vững và lợi nhuận của ngành sắn. (Thông tin tại ACIAR Cassava Value Chain and Livelihood Program https://www.facebook.com/groups/1462662477369426/)
Chọn tạo và phát triển giống sắn năng suất cao có khả năng kháng bệnh CMD, thiết lập thí nghiệm thực địa cho mô hình sắn Việt Nam tại các vùng sinh thái chính trồng sắn là khẩn cấp, lâu dài và khó khăn nhất trong bốn mục tiêu nghiên cứu. Sáu yếu tố chính (6 M) của một dự án thành công, bao gồm: “Man Power con người” “Materials Vật liệu” “Market Thị trường” “Management Quản lý” “Method Phương pháp” và “Money Tiền”. Trong 6 yếu tố này, Man Power Con người” và “Material Vật liệu” là hai yếu tố quan trọng nhất. Sự tích hợp các dòng giống sắn kháng bệnh cải tiến vào các giống sắn năng suất cao nhất và ít nhiễm bệnh CMD của ‘sắn việt nam’ là sự tiếp nối những thành tựu và bài học trước đây .
Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai. Tiến sĩ Claude M. Fauquest là một trong các người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á. Ý kiến tư vấn đặc biệt quan trọng của ông đối với Sắn Việt Nam tại đây Hình ảnh ghi nhận chuyến đi của tiến sĩ Claude M. Fauquest, Giám đốc Quan hệ đối tác Sắn toàn cầu Thế kỷ 21 (Director of the Global Cassava Partnership for the 21st Century – GCP21), CIAT, Apdo. Aereo 6713, Cali, Colombia, thăm nhà máy chế biến sắn Đăk Lăk, đánh giá hiện trạng canh tác sắn tại Đăk Lăk và Phú Yên tháng 8/2017.
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam, ACIAR, CIAT và bản sắc; Xem tiếp (See more) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
Sắn Việt Nam câu chuyện thành công, thành tựu bài học cần bảo tồn và phát triển. Tiến sĩ Reinhardt Howeler là người biên soạn rất nhiều sách sắn chuyên khảo với tác phẩm mới “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” Howeler R.H. and T. M. Aye 2015 (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia – From Research to Practice, CIAT, Cali, Colombia, 147 p). Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015; Quản lý bền vững sắn châu Á : Từ nghiên cứu đến thực hành. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam, 148 trang. Tác phẩm này được đánh giá cao “Thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt” (The work summarized in this manual represents the best available advice from more than 50 years of combined research experience and work with farmers to understand their real-life challenges and opportunities. – Clair Hershey, CIAT Cassava program). Reinhardt Howeler là chuyên gia sắn nổi tiếng thế giới, người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á có 23 năm kinh nghiệm làm việc vời nông dân châu Á và Việt Nam. Ông đã được chính phủ Việt Nam trao tăng huy chương hữu nghị vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam năm 1997 đồng thời với tiến sĩ Kazuo Kawano.
“Cassava and Vietnam: Now and Then” (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) là chủ đề của bộ phim cùng tên của hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009. Kazuo Kawano là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và sắn Việt Nam, người đã đóng góp nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị năm 1997 của chính phủ Việt Nam. Ông đã đúc kết một phóng sự ảnh . Gíao sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Hình ảnh trích dẫn dưới đây về giống sắn KM419 phổ biến trong sản xuất ở Tây Ninh năm 2009 và giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên đồng ruộng. Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự bảo tồn và phát triển.sắn Việt Nam.
Kazuo Kawano
KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009. KM-94 is still the best for mono-culture cassava in Tay Ninh, Mr. Thanh agrees. But he is planting KM98-5 (tai xanh) and KM419 (tai do) extensively in his field, probably because being a new variety, KM98-5 and KM419 still offers good opportunities for planting stake sale. Kazuo Kawano và Hoàng Kim trên cánh đồng KM419 tháng 12 năm 2009. KM-94 vẫn là tốt nhất cho sắn trồng thuần ở Tây Ninh, ông Thanh đồng ý. Nhưng anh ấy đang trồng rộng rãi KM98-5 (tai xanh) và KM419 (tai do) trong cánh đồng của mình, có lẽ vì là giống mới, KM98-5 và KM419 vẫn mang lại cơ hội tốt để trồng bán cây giống. Giáo sư Kazuo Kawano kể lại.
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam. Xem tiếp (See more) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
SỰ KIỆN LÀM VIỆC VỚI NÔNG DÂN giáo sư Kazuo Kawano đã kể qua phóng sự ảnh “Cassava and Vietnam: Now and Then“: “Một điều nổi bật trong sự hợp tác của chúng tôi với các đồng nghiệp Việt Nam là sự sẵn sàng cấp bách của họ để làm việc chặt chẽ với nông dân. Điều này trái ngược với trải nghiệm Mỹ Latinh của tôi. Cánh đồng sắn gần Hà Nội, vào khoảng năm 1995. Loan, một người vợ nông trại, KK (Kazuo Kawano) và Hộ. Nghe từ nông dân ở Hà Tây năm 1996. KK và ông Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cây Có Củ, VASI. Loan điều hành một cuộc họp sắn ở Hà Tây vào năm 1996. Ngoan chủ trì một cuộc họp thôn ở Phổ Yên năm 1996. Thu hoạch thử nghiệm sắn trên thực địa ở Bắc Thái năm 1996; một hỗn hợp kỳ lạ của Ngoan (có lẽ đã là Giáo sư), sinh viên, nông dân,một bà già và một em bé. Đoàn tụ tại nhà ông Kiên ở Phổ Yên 13 năm sau đó”
READINESS FOR WORKING WITH FARMERS. Kazuo Kawano.One thing outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is their acute readiness for working closely with farmers. This is in good contrast to my Latin American experience. Cassava field near Hanoi, circa 1995. Loan, a farm wife, KK and Ho.Hearing from farmers in Hatay in 1996. KK and Mr. Chien, Deputy Director of Root Crop Research Center, VASI. Loan leading a town meeting in Hatay in 1996. Ngoan presiding a village meeting in Pho Yen in 1996. Harvest of a field trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to be), students, farmers, an old woman and a baby. Reunion at Mr. Kien’s house in Pho Yen 13 years later.. In Cassava Now and Then by Kazuo Kawano)
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK
video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava
varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the
enhanced activities of industrial and business communities and the
development of research organizations. It was a most interesting,
amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former
small farmers who are more than willing to show me how their living had
been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) ,
many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and
several former colleagues who became Professor, Vice Rector of
Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be
regarded as a country who accomplished the most visible and visual
progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my
Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that
had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal
development in particular in a series of picture stories. This is the
first of long stories that would follow.
Lời ru của Mẹ ngày xưa Con ru cháu đến bây giờ Mẹ ơi Mẹ Cha trên chín tầng trời Có nghe con hát những lời Mẹ ru:
“Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ Mẹ kính Cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo Con“
“Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn …” Câu thơ quặn thắt lòng con Mẹ Cha mất sớm con còn bé thơ.
Anh Hai con viết chùm thơ Thương Cha nhớ Mẹ đến giờ chưa khuây Con đi gần trọn kiếp người Thơ anh lời dặn trọn đời theo em:
Không vì danh lợi đua chen Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân
MẠ ƠI Hoàng Ngọc Dộ
“Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi! Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi Mà con không thấy đâu bóng Mạ Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi. (1)
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi Mạ về cỏi hạc để con côi Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi. (2)
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ Nỗi tâm tư con nghĩ miên man Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ. Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt. Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc. (3)
Buồn khi rảo bước đồng quê Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu Buồn khi vắng Mạ dạ sầu Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha Buồn khi sớm tối vào ra Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn. (4)
Nhớ năm năm cơm ngày một bữa Thương Cha ngực nát bởi bom thù Tấm áo rách suốt đời lương thiện ‘Lời Nguyền’ khắc cốt ghi tâm:
Không vì danh lợi đua chen Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
Nơi lắng đọng vùng thiêng ký ức (7,8,9) Thơ Hoàng Ngọc Dộ (1, 2, 3, 4, 5) thơ Hoàng Trung Trực (6) Những ghi chép và lời dạy của Bố (7, 8, 9)
NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA Nguyễn Duy
Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm… bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ… mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY An dân và Nhân dân Hoàng Kim
“Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” (*) Kiệt tác Ức Trai lưu dấu ngàn năm. Dạy và họcCNM365 mỗi ngày Dân trí nhân văn là đích sau cùng.
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (**) Đẩy thuyền là dân và lật thuyền cũng là dân.
Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa (***) Tiếng Việt Nhân Dân sự học suốt đời Dân an lành đất lành ruộng ngấu Hoa Lúa mầm sen chắt Ngọc cho đời.
Ghi chú: (*) thơ Nguyễn Trãi, (**) ca dao người Việt cổ, (***) Tiếng Việt thơ Lưu Quang Vũ
Nhân dân
Hoàng Đình Quang
Ôi nhân dân, một nhân dân như thế! (Bùi Minh Quốc)
I
Nếu đến một ngày không có nhân dân
Các ông quan hẳn hài lòng biết mấy
Không có những đoàn người xếp hàng xô đẩy
Cửa công đường sạch bóng như gương!
Không có nhân dân sẽ chẳng bị tắc đường
Cảnh sát giao thông vào bóng cây tránh nắng
Cổng bệnh viện suốt bốn mùa yên lặng
Bác sĩ ra sân chơi ten-nis tưng bừng.
Không có nhân dân, chẳng ai ở núi rừng
Biên giới tiến về bên hông nhà chính phủ
Công viên sẽ chỉ còn chim với thú
Người bán vé bâng khuâng cất tiếng hát thành lời.
Không có nhân dân quả thật rất tuyệt vời
Tôi nghĩ thế, và tôi tin như thế
Không ai ăn gian, chẳng kẻ nào trốn thuế
Quan chức rung đùi thưởng thức Trịnh Công Sơn.
II
Tự sắm cho mình vai diễn đắt “sô”
Tiếng tay vỗ rào rào như gió cuốn
Vòng hào quang tha hồ tưởng tượng
Tiền bán vé chui vào cái túi không tên!
Tự phong cho ta tất cả mọi thứ quyền
Sát phạt mơ hồ, ngồi lên ngôi ảo
Giơ nắm đấm qua khỏi tầm cơm áo
Vỗ ngực xưng tên nơi góc chợ đầu đường.
Tự xếp cho mình chỗ đứng đế vương
Sai khiến quần thần, tay sai, đầy tớ
Mũ áo cân đai suốt đời khoai củ
Trong giấc mơ cùn chỉ thèm một nắm xôi.
Biết quá ít về mình, thông thạo chuyện trời ơi Rất lắm lòng tin, cơ man thần tượng Cho đến lúc trở về không, nằm xuống Vẫn chẳng biết mình mãi mãi bằng không!
Chủ nghĩa tiêu dùng và tác phẩm văn học Nguyễn Trọng Tạo Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Indonesia
“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.
Chúng
ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức
văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất
nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời,
tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của
nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng
chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.
Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng
quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất
sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo
luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.
1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.
Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi
năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng
sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá
nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà
chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách
này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không
nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của
những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu
các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.
Tôi sợ
những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị
hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà
văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc
chiến thị trường không cân sức.
Tuy nhiên, nhìn một phía nào đó
cũng thấy “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng có phần tốt,
nó làm cho văn học trở nên đa dạng và phong phú, nó đáp ứng nhu cầu giải
trí của tầng lớp độc giả số đông là bình dân. Nhưng nó chỉ tạo ra diện
rộng của văn học chứ không thể làm đỉnh của văn học.
Nhìn từ một
phía khác, “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp
lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó
để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và
có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản
và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác
giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm
giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác,
khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn.
Nhà văn chân chính, phải
hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa
là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn
chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải
thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu
dùng”.
Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế.
2. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2
Sợ, nhưng tôi luôn yêu độc giả của tôi. Dù họ chưa gặp tôi bao giờ,
nhưng họ đã đọc tôi. Dù họ thích một câu thơ của tôi, một bài thơ của
tôi, thậm chí họ không thích thơ tôi… nhưng họ đã đọc tôi. Hạnh phúc của
Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có
những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và
người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu
chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến
tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung,
phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc
như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được
chia sẻ với chung quanh.
Có người nói rằng, “thi sĩ là người phá
vỡ các thói quen của chúng ta”. Và tôi muốn nói thêm, độc giả có thể làm
thay đổi sức sáng tạo của nhà văn. Đó là những độc giả luôn chờ đợi
những tác phẩm mới của anh. Sự chờ đợi của độc giả, đặc biệt là độc giả
tâm đắc, nó kích thích sự sáng tạo của nhà văn, khiến nhà văn không hài
lòng với những gì đã có. Sự khó tính của độc giả cũng khiến nhà văn phá
vỡ tính bảo thủ để vươn tới sự mới mẻ phía trước. Nhà văn sẽ thấy rõ hơn
bao giờ hết trách nhiệm, thiên chức của mình trước nghiệp văn, trước
độc giả và thời đại.
Có một câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ
mãi, đó là lần tôi công bố trên internet về một tuyển tập “Thơ và Trường
ca” vừa xuất bản, thì có một độc giả người Việt Nam ở Ba Lan gửi 500
USD để mua 1 cuốn mà giá bìa chỉ 5 USD. Tôi muốn tặng thêm mấy cuốn nữa
cho anh, nhưng anh không đồng ý. Đó là cuốn sách cao giá nhất trong cuộc
đời sáng tác của tôi. Tôi hiểu, người độc giả ấy muốn chia sẻ để tỏ
lòng yêu quý văn chương.
Mỗi nhà văn đều có những kỷ niệm khó
quên với độc giả của mình. Có vui và có buồn. Nhưng điều nhạt nhẽo nhất
là không vui cũng không buồn. Đó là thái độ dửng dưng của người đọc
trước những sáng tạo của nhà văn. Thi sĩ Heinrich Heine cảm nhận thật
sâu sắc về điều đó khi ông viết bài thơ đại ý thế này:
Người làm cuộc đời tôi Khổ đau hơn cái chết Là người không yêu tôi, Và cũng không hề ghét.
Người đọc bài thơ đó, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau,
họ sẽ hiểu bài thơ như Heine đã yêu đơn phương, và có khi họ còn hiểu
xa hơn thế nữa, đó là sự cay đắng trong xã hội vô tình. Chính vì vậy mà
họ – bạn đọc – là người sáng tạo thứ 2 của bài thơ.
Nhà văn luôn cám ơn độc giả, vì nhờ họ mà tác phẩm của mình không nằm nguyên trên trang giấy.
3. Tin hay không tin?
Dù những con sóng của chủ nghĩa tiêu dùng đang ào ạt xô bờ văn học,
nhưng rồi cũng đến ngày nó sẽ êm đềm hơn. Bạn có tin điều đó sẽ xảy ra
không?
Theo tôi, vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều
mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt
tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng.
Tôi
cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã
viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài
thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:
TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI bốn lăm bậc thời gian dốc ngược tôi đã vượt qua em cách một sợi tơ tôi đã không qua được tin thì tin không tin thì thôi tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến vậy mà chưa được nếm bao giờ hàng quốc cấm nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua tin thì tin không tin thì thôi có anh hề đã nói với tôi – đời thằng hề buồn lắm anh ơi và tôi đã khóc tin thì tin không tin thì thôi nhưng tôi người cầm bút, than ôi không thể không tin gì mà viết. tin thì tin không tin thì thôi!
1991
Lời dẫn và bản dịch tiếng Anh của anh Vũ Duy Mẫn
Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo
Vũ Duy Mẫn
Tháng 12 năm 2008 anh
Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và
hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh
Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.
Bẵng đi
nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của
anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở
Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì
gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn
nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc
người đó không ở nhà nên không nhờ được.
Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.
Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi.
Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh
như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.
NGUYEN TRONG TAO
(Presentation at the Second ASEAN Literary Festival – Indonesia: Consumerism and Literary Works)
“There is no knowledge without books”, “The writer is a soul professor”. These sentences are always the truth.
We as writers, scholars, artists, and those who enjoy literature and
arts are coming here to the Second ASEAN Literary Festival in Indonesia,
a prosperous country with long and rich cultural traditions. I think,
we are extremely grateful to the creative spirit of each other, and
grateful to those who enjoy it, because the person that enjoys it is the
secondary creator, after the initial creator as the writer.
As a
poet from Vietnam coming here, I want to say that I am extremely
interested in literary readers: I love my readers, and I am also afraid
of my readers. And that’s what I wanted to share in this discussion on
“Consumerism and literary works”.
1. The fear nailed to “consumerism”
You may already know, Vietnam has 64 publishers that published each
year nearly 20,000 book titles with hundreds of millions of copies. But
literature accounts for only 10%, of which more than half are translated
foreign works. And most of readers fall into the trap of consumerism,
which we call “market literary” or ” entertainment literary”. This type
of literature is called somewhere ironically “toilet paper literary”. I
do not think it’s the own story of my country, but the story of other
countries too. That is a cultural problem of reading, giving headaches
and worries to writers who always see “Literature as a sacred temple.”
I fear readers who follow consumerism when they create a wave of low
tastes, because this wave can defeat the genuine writers, push the
authentic writers into the losing corner of the unequal market
battlefield.
However, from a particular view angle, “market
literary” or “entertainment literary” has also its good side, it makes
literature become richer and more diversified, it helps to response to
the entertainment needs of the mass and popular audience. But it can
only create a wide spread of literature, not the peak of literature.
Looking from another side, the “market literary” or “entertainment
literary” also creates greater pressure for the writer. You have to run
after it, or to escape it in order to innovate your literary values that
truly carry the thought of your era and the long-term viability. The
reality is that in Vietnam some publishers and writers are rushing to
embrace consumer tastes to make money, a large number of other
unsuccessful authors using their own resources to publish their works in
search of “self satisfaction.” And they also throw into the market
pretty much garbage, and readers become more and more confused.
The true writer has to neutralize these fears to triumph himself in his
creativity, meaning that the writer should be faithful to his art, and
his literary becomes increasingly more attractive, with the hope to
renovate, and to rescue the poor tastes of readers that are nailed to
the “consumerism”.
Knowing that, but you know, I remain very afraid of such readers.
2. I love readers – the secondary creators
Afraid of, but I always love my readers. Even I never met them yet, but
they’ve read me. Whether they like one of my poems, a poem by me, even
if they do not like my poetry, but they’ve read me. A writer’s happiness
is that his works have readers. And each reader has his unique attitude
toward a work and its author. One compliments and other gives critics,
and others are just silent. Some meet with the author to ask for an
explanation of a not well-understood sentence. Some express their
interests that surprise the author. There are readers that wrote long
essays analyzing the contents, even the artistic style of the author.
And so on and so forth… These readers give the author the sense that he
is existing, living, and being shared by the surrounding world.
Someone said, “poet is the one who breaks our habits.” And I would add,
readers are the ones who can alter the creativity of a writer. These are
readers who are always waiting for your new works. The expectations of
readers, especially your favorite ones, stimulate the creativity of the
writer, make the writer becomes unsatisfied with what he already
created. The grumpiness of the readers also tend to make the writer
breaking his conservative to reach the new front. Writers will see ever
more clearly their responsibility and their ministry for their
profession, their readers and their era.
There is a story that
touched my heart and I never forget it. It’s time I posted on my blog
about my newly published collection “Poetry and Epic.” A Vietnamese
reader in Poland sent me 500 USD to buy one copy of the collection that
has a cover price of only 5 USD. I wanted to give him a few more copies,
but he disagree. That is the most high priced book copy ever in my
creative life. I understand, this reader wanted to share and to express
his love and appreciation of literature.
Each writer has
unforgettable memories with his readers. The happy memories and the sad
ones. But the most bland ones are neither happy nor sad. It’s the
indifferent attitude of the reader for the creation of the writer.
Heinrich Heine felt deeply about it when he wrote a poem of following
meaning: People who make my life Suffering more than death Are people who do not love me, And also not hate me.
Reading this poem, each will have a different mood, a different
situation, they may understand as Heine had an unilateral love, and they
may understand further, it’s the very bitterness in an unintentional
society. So they – the readers – are the secondary creators of the poem.
Writers are always thankful to the readers, because thanks to them their works do not stay forever and as original on the page.
3. Believe it or not believe?
Despite the waves of consumerism are rushing to attack the literature
shore, it will come the day where they will be calm. Do you believe that
it will happen? In my opinion, it is important whether the writer
believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the
reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy.
I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I
wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to
read this poem as my closing words:
BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT
forty-five steps of time upside down I have overcome you are just a fine line of silk away I have not overcome believe or don’t believe it’s alright I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest but I have not tasted the national forbidden food I have heard from old time it’s great to be king but sometimes I am afraid to be king believe or don’t believe it’s alright there is a clown who told me – a clown’s life is so sad, my brother and I have cried believe or don’t believe it’s alright but me, a writer, oh dear I can’t write without belief. Believe or don’t believe it’s alright! 1991
Cởi trời xanh cởi đất nâu Bốn mùa gửi lại bên cầu gió bay Rồi ra nhặt tháng nhặt ngày Nhặt buồn vui nhặt đắm say hững hờ Nhặt cười nhặt khóc làm thơ Nhặt mây làm áo lụa tơ cưới trời (*)
Thời gian tiếng nhạc không lời Đầu năm là sóng cuối đời là mưa…
0h ngày 1.1.2009 NGUYỄN TRỌNG TẠO
(*) Trong ca khúc của Đoàn Chuẩn có câu: “Mây bay về đây cưới trời”.
Chữ “cưới trời” là một sáng tạo bất ngờ rất lạ và hay, nhưng nhiều người
không hiểu lại hát theo thói quen thành “cuối trời”. Tôi dùng lại từ
này để muốn nhắc mọi người hãy nhớ khi hát Đoàn Chuẩn.
NẮNG BAN MAI Nam mô A Di Đà … Giác Tâm bình minh an
Sớm xuân cuối đêm lạnh Tỉnh thức Hoa Bình Minh Nắng Ban Mai ghé cửa Cười nụ nhớ An Nhiên.
Thích chia cùng thiền sư Giọt sương mai đầu nụ bạch ngọc thích tánh tuệ Trăng rằm thương mẹ hiền
Nam mô A Di Đà … Giác Tâm bình minh an
Đến chốn thung dung Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Thăm người ngọc nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy đồng xanh, người đã chào đời.
Nơi sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.