
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Anbe Anhstanh ngồi bên bờ biển. Ông đi dép vợ vì êm chân hơn. Anbe Anhxtanh không những để lại di sản “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn để lại di sản danh ngôn của một thiên tài, đủ cho ta dùng trọn đời minh triết. Hoàng Kim. “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm”. (Love is a better teacher than duty).

Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm là thị trấn nhỏ bên dòng sông Danube thuộc bang Baden-Württemberg của Đức. Einstein bỏ quốc tịch Đức năm 1896 và nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901, sau đó ông nhận quốc tịch Mỹ năm 1940 nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Ông mất vào lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955 tại Trenton, New Jersey, Mỹ . Albert Einstein là bác học đặc biệt nổi tiếng, cha đẻ của “thuyết tương đối” thiên tài và các danh ngôn minh triết.
Lược sử khoa học về Albert Einstein là vĩ nhân thay đổi thế giới, ông được biết đến như là một nhà vật lý lý thuyết người Do Thái gốc Đức mang quốc tịch Mỹ và Thụy Sĩ, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Albert Einstein mặc dù nổi tiếng nhất thế giới qua phương trình E = mc2 về sự tương đương khối lượng – năng lượng, ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện” là công trình về hiệu ứng quang điện có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Anbert Einstein cuộc đời và sự nghiệp được tóm lược như sau. Ông sau khi tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật Eidgenössische Technische Hochschule năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ, ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901 và dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur, rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern, với chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III. Einstein trong thời gian này hoàn toàn tự nghiên cứu ngoài giờ mà không có nhiều liên hệ trực tiếp với đồng nghiệp và tài liệu khoa học nhưng ông đã có những phát kiến rất quan trọng về vật lý lý thuyết làm nền tảng cho sự nghiệp của ông sau này. Anbert Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905 và cùng năm này xuất bản ba công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp. Ngay sau khi ông công bố những phát kiến về nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907, ông được mời làm giảng viên Đại học Bern năm 1908, rồi trở thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909 và bắt đầu nổi danh là một nhà khoa học vật lý hàng đầu. Năm 1911, ông đến giảng dạy tại trường Đại học Karl Praha là trung tâm khoa học nổi tiếng châu Âu và thủ đô của Tiệp Khắc. Ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời. Một năm sau đó, ông trở lại Zurich tiếp tục phát triển lý thuyết về trọng trường bằng tính toán tensor, với sự giúp đỡ của Marcel Grossmann nhà toán học danh tiếng và cũng là bạn học. Năm 1914 Anbert Einstein quay về Đức làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Năm 1915, lần đầu thuyết tương đối rộng được xuất bản. Năm 1919, đoàn chuyên gia người Anh đã đo đạc ánh sáng mặt trời khi có nhật thực và khẳng định tiên đoán thiên tài năm 1911 của Anbert Einstein. Trong khi ông trở nên nổi tiếng toàn cầu thì ở Đức ông bị các phần tử bài Do Thái gây rối và tấn công. Năm 1921 Anbert Einstein được nhận giải thưởng Nobel về vật lý đối với hiệu ứng quang điện mà không phải thuyết tương đối công trình nổi tiếng nhưng còn gây tranh cãi vào thời điểm đó. Từ năm 1920 đến năm 1927, ông đi khắp thế giới (1921 ở Mỹ, 1922 ở Pháp và Nhật, 1923 ở Palestine, 1924 ở Nam Mỹ) để thuyết trình khoa học và hoạt động xã hội . Bắt đầu từ năm 1927, Einstein tham gia vào một cuộc tranh luận với Niels Bohr về thuyết lượng tử. Ông làm việc quá sức và lâm bệnh năm 1928. Mặc dù bình phục ngay trong năm này, cường độ làm việc của ông buộc phải thư giãn hơn trước. Năm 1932, Einstein nhận giảng tại Đại học Princeton, tại Mỹ, và không quay trở lại nữa vì chính quyền chống Do Thái Đức quốc xã đã cầm quyền ở Đức. Năm 1933, ông tiếp tục chu du Oxford, Glasgow, Brussels, Zurich và nhận được những vị trí danh dự mà ông đã từng mơ ước vào năm 1901 từ Jerusalem, Leiden, Oxford, Madrid và Paris. Năm 1935 Einstein quyết định ở lại Princeton thực hiện những cố gắng trong việc thống nhất các định luật của vật lý. Năm 1940 ông nhận quốc tịch Mỹ, và vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Anbert Einstein không chỉ là khai sinh ra “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn là một nhà khoa học phản đối chiến tranh. Ông đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp vào năm 1944. Phương trình năng lượng của vật chất: E=mc2 trong bao nhiêu năm trời chỉ là đề tài tranh luận của các cuộc cãi vả lý thuyết, cho đến khi kết quả thực tế về năng lượng hạt nhân của quả bom nguyên tử đã làm san bằng thành phố Hiroshima năm 1945 chứng minh sự thật của phương trình đó. Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh này luôn coi thường và lãnh đạm mọi tôn vinh. Ông chỉ khao khát được suy nghĩ làm việc. Anbert Einstein bắt đầu lâm bệnh năm 1949 và viết di chúc năm 1950. Chính phủ Israel năm 1952, mời Einstein nhận chức tổng thống, nhưng ông đã từ chối. Một tuần trước khi mất, Anbert Einstein đã ký tên vào một bức thư kêu gọi các nước không xây dựng vũ khí hạt nhân. Ông mất tại Trenton, New Jersey, Mỹ lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955.
Di sản “thuyết tương đối” thiên tài và minh triết Albert Einstein bền vững với thời gian.
Hoàng Kim
(thu thập và tổng hợp)
Những câu ưa thích khác của Anbe Anhstanh
Hòa bình không thể gìn giữ bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding).
Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng. (Science without religion is lame, religion without science is blind).
Lực hấp dẫn không chịu trách nhiệm cho việc con người ta yêu nhau. (Gravitation is not responsible for people falling in love).
Tiền lực luôn hấp dẫn những kẻ thiếu đạo đức. (Force always attracts men of low morality).
Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn. (Never do anything against conscience even if the state demands it).
Thông tin không phải là kiến thức. Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm. (Information is not knowledge. The only source of knowledge is experience).
Nghệ thuật tối thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự diễn đạt và tri thức sáng tạo. (It is the supreme art of the teacher to awaken joy in creative expression and knowledge).
Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả. (A person who never made a mistake never tried anything new).
Anh đi càng nhanh thì đi càng ít. (The faster you go, the shorter you are).
Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879–18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Mặc dù Albert Einstein được biết đến nhiều nhất qua phương trình E = mc2 về sự tương đương khối lượng- năng lượng (được xem là “phương trình nổi tiếng nhất thế giới”), ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện”. Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử (Wikipedia)
Albert Einstein không những để lại di sản “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn để lại di sản danh ngôn của một thiên tài. Danh ngôn của Albert Einstein ở Từ điển Danh ngôn (tudiendanhngon.vn) .
Hoàng Kim
(thu thập và tổng hợp)
Xem tiếp:
TỪ ĐIỂN DANH NGÔN
www.tudiendanhngon.vn
Albert Einstein
(14/3/1879 – 18/4/1955)
Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó.
Trước lời ca tụng, trước vinh quang rực rỡ, Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh kể trên lại, giữ một bộ mặt thẹn thùng, xa lạ. Sự quảng cáo thanh danh đã quấy nhiễu ông suốt đời nhưng tất cả đều bị ông coi thường, lãnh đạm. Einstein chỉ khao khát độc nhất sự trầm lặng để có thể suy nghĩ và làm việc.
Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại thị trấn nhỏ Ulm bên dòng sông Danube thuộc bang Baden-Württemberg của Đức. Einstein bỏ quốc tịch Đức năm 1896 và nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901. Sau khi tốt nghiệp trường Eidgenössische Technische Hochschule (một trường đại học kỹ thuật) năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ, ông dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur, rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern, với chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III. Đây chính là thời gian Einstein có những phát kiến quan trọng trong vật lý lý thuyết, và cũng là nền tảng cho sự nghiệp của ông sau này, hoàn toàn làm ngoài giờ và không có nhiều liên hệ trực tiếp với đồng nghiệp và tài liệu khoa học.
Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905 và cùng năm này xuất bản 3 công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp. Sau khi phát kiến ra nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907, Einstein trở thành giảng viên tại Đại học Bern năm 1908, rồi thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909 và bắt đầu được biết đến là một nhà khoa học hàng đầu. 1911, trong khi chuyển đến giảng tại Đại học Karl-Ferdinand ở Praha (thủ đô của Tiệp Khắc lúc đó), ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời. Một năm sau đó trở lại Zurich tiếp tục phát triển lý thuyết về trọng trường bằng tính toán tensor, với sự giúp đỡ của bạn học và cũng là nhà toán học Marcel Grossmann. Năm 1914 ông quay lại Đức, trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Năm 1915, lần đầu thuyết tương đối rộng được xuất bản. Năm 1919, đo đạc với ánh sáng mặt trời khi có nhật thực của một đoàn chuyên gia người Anh đã khẳng định tiên đoán của Einstein vào năm 1911.
Einstein nhanh chóng trở nên rất nổi tiếng trên thế giới, còn ở Đức ông lại bị một số phần tử bài Do Thái tấn công. Từ năm 1920 đến năm 1927, ông đi khắp thế giới để thuyết trình và hoạt động xã hội (1921 Mỹ, 1922 Pháp và Nhật, 1923 Palestine, rồi 1924 Nam Mỹ). Năm 1921 cũng là năm Einstein được nhận giải thưởng Nobel về vật lý, không phải cho công trình nổi tiếng nhưng vẫn còn gây tranh cãi vào thời điểm này là lý thuyết tương đối, mà cho những giải thích về hiệu ứng quang điện. Bắt đầu từ năm 1927, Einstein tham gia vào một cuộc tranh luận với Niels Bohr về thuyết lượng tử. Ông làm việc quá sức và lâm bệnh năm 1928. Mặc dù bình phục ngay trong năm này, cường độ làm việc của ông buộc phải giãn hơn trước. Năm 1932, Einstein nhận giảng tại Đại học Princeton, tại Mỹ, và không quay trở lại nữa vì chính quyền chống Do Thái Đức quốc xã đã cầm quyền ở Đức. Năm 1933, ông tiếp tục chu du Oxford, Glasgow, Brussels, Zurich và nhận được những vị trí danh dự mà ông đã từng mơ ước vào năm 1901 từ Jerusalem, Leiden, Oxford, Madrid và Paris. Năm 1935 Einstein quyết định ở lại Princeton thực hiện những cố gắng trong việc thống nhất các định luật của vật lý. Năm 1940 ông nhận quốc tịch Mỹ, và vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ.
Einstein là một người phản đối chiến tranh và đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp của mình vào năm 1944. Ông bắt đầu lâm bệnh từ năm 1949 và viết di chúc năm 1950. Năm 1952, chính phủ Israel mời Einstein nhận chức tổng thống, nhưng ông từ chối. Một tuần trước khi mất, Einstein ký tên vào một bức thư kêu gọi các nước không xây dựng vũ khí hạt nhân. Ông mất tại Trenton, New Jersey, 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955.
Video yêu thích
Albert Einstein Biography
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
Pingback: Chào ngày mới 1 tháng 7 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Biển Đông vạn dặm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đọc lại và suy ngẫm 2 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lộc xuân cuộc đời | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bà Đen Tây Ninh Bà Đen Đồng Nai | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trần Thánh Tông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 8 tháng 7 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 8 tháng 7 | CNM365
Pingback: Đợi mưa | Khát khao xanh
Pingback: Ngày mới yêu thương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đợi mưa | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tháng Bảy mưa Ngâu | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tiếng Anh cho em | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khoảnh khắc tuyệt đẹp | Khát khao xanh
Pingback: Khoảnh khắc tuyệt đẹp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Giấc mơ tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mạc triều trong sử Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến với bài thơ hay | Khát khao xanh
Pingback: Chào ngày mới 15 tháng 7 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 15 tháng 7 | CNM365
Pingback: Từ Mekong nhớ Neva | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lớp học trên đồng Đăk Glong Oxfam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thăm Borlaug và Hemingway ở CIANO | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khoảnh khắc thiên thu | Khát khao xanh
Pingback: Năm tháng đó là em | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mảnh đạn trong người | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lê Phụng Hiểu truyện hay nhớ mãi | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Henry Ford và Thượng Đế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Rằm Xuân Hà Nội | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khổng Tử đọc lại và suy ngẫm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ong và Hoa | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ta về trời đất Hồng Lam | Khát khao xanh
Pingback: Đến với những bài thơ hay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Học để làm ở Ấn Độ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quản lý sắn bền vững ở châu Á | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thơ tình Hồ Núi Cốc | Tình yêu cuộc sống