Bến Lội Đền Bốn Miếu

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bon-mieu-o-ben-loi.jpg

BẾN LỘI ĐỀN BỐN MIẾU
Hoàng Kim

Bến Lội, Bốn Miếu tinh anh
Cồn Dưa, Đá Đứng kết thành Bắc Nam
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son
Làng tôi khoai lúa thơm hương quê nhà

Làng Minh Lệ có Bến Lội Nghè Bốn Miếu nhưng Đền Bốn Miếu là ngôi đền thiêng tâm thức của quê hương anh hùng Làng Minh Lệ quê tôi trong quần thể du lịch sinh thái. Bài viết này chép câu chuyện “Đá Đứng chốn sông thiêng, và năm ý kế tiềp :1) Đền, Miếu, Nghè, Đình, Am; 2) Cầu Minh Lệ Rào Nan 3) Bến Lội Đền Bốn Miếu 4) Đá Đứng chốn sông thiêng; 5) Quê Mẹ vùng di sản (Cao Biền trong sử Việt; Vạn Xuân nơi An Hải; Đồng Xuân lưu người hiền; Đào Duy Từ còn mãi). Cuối bài có câu chuyên mới đây của anh Nguyễn Quốc Toàn bàn về câu đối đình làng Lũ Phong quê nội anh ấy. Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ben-loi-den-bon-mieu https://hoangkimvn.wordpress.com/2021/09/16/day-va-hoc-16-thang-9/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIẾNG
Hoàng Kim

Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Hoàng Kim


Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh,.là em út của năm anh chi em trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà cũ của cha mẹ tôi ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng ngôi nhà tuổi thơ thì lại ở phía sau gốc bần, và rặng tre gần Chợ Mới Làng Minh Lệ, ngã ba sông Linh Giang (Sông Gianh) nơi hợp lưu của hai nhánh phụ là Nguồn Son (trái) và Rào Nan (phải) của ảnh đầu trang và ảnh này

LINH GIANG

Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Bài thơ “Linh Giang” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi . Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không thể quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Mẹ tôi mất sớm (Mồng Ba Tết Giáp Thìn 1964), cha tôi bị bom Mỹ giết hại (29 tháng 8 Mậu Thân 1968).anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi.

NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI

Cha mẹ tôi sau lần chuyển nhà về Chợ Mới, thì sinh kế chính của cha tôi là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ thảng hoặc những hôm làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh.

Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh

Tôi nhớ mãi một câu chuyện tuổi thơ.

Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.

Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên.

Lời thầy Cao Lao Hạ

Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.

Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:
– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.

– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.

– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?

– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.

Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?

– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.

– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.

– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?

– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.

– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.

– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .

– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.

– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói

. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.

Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.

Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.

Dưới đây là một số ảnh Nguồn Son nói Phong Nha và một số tư liệu chọn lọc

Linh Giang trong lịch sử (xem tiếp…)

ĐỀN MIẾU NGHÈ ĐÌNH AM

Đền, miếu, nghè, đình, am là những thuật ngữ văn hóa Việt xác định rõ danh xưng của chủ thể để bảo tồn và có thể chuyển hóa công năng phù hợp, tùy theo bản chất và thời thế.

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng những nhân vật lịch sử được tôn kính như thần thánh..Đền thờ Việt Nam được xây dựng phổ biến ghi ơn các bậc anh hùng hay các bậc tiên hiền có công đức với nước với dân như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Trần, đền Sóc (nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân), đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, đền bến Tượng (A Sào Vũ Thư thờ con voi chiến của đức Trần Quốc Tuấn) (xem thêm để phân biệt đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ)

Miếu có quy mô nhỏ hơn đền,.là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng (dạng miếu lớn như Hưng Tổ Miếu ở di sản văn hóa Huế ,cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc, dạng miếu vừa như miếu Sơn thần, miếu Thủy thần,. miếu Thổ thần, thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. dạng miếu nhỏ như miếu Cô, miếu Cậu) Miếu trong các ngày giỗ thần làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần từ đình về miếu..Miếu nhỏ còn được gọi là miễu (theo cách gọi của người miền Nam).

Nghè là một hình thức của đền miếu. Nghè thờ thành hoàng của làng nhỏ được tách ra từ làng gốc, hoặc một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật.

Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-minh-le-bang-cong-nhan-di-tich-lich-su-van-hoa.jpg

Đình làng Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.

Am là một kiến trúc nhỏ thờ Phật, thường được mô tả như ngôi nhà nhỏ, tu tại tâm, để con cái khi cha mẹ còn thì hiếu kính cha mẹ, khi cha mẹ mất thì tu tâm dưỡng tánh, làm nơi ở, nơi đọc sách, nơi thờ Phật, tổ tiên và cha mẹ theo đạo thờ ông bà của người Việt.(Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng. Miếu thờ thần linh ở làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am. Tại vùng đồi Ma Ca Đá Đứng Làng Minh Lệ có miếu cổ ‘cao cát mạc sơn’ .

Bến Lội Nghè Bốn Miếu Làng Minh Lệ là quen dùng nhưng BẾN LỘI ĐỀN BỐN MIẾU là chính xác trong tâm thức và định hướng một điểm nhấn của quần thể vùng du lịch sinh thái thị xã Ba Đồn.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cau-minh-le.jpg

CẦU MINH LỆ RÀO NAN

Cầu Minh Lệ gần Đá Đứng, Bến Lội Đền Bốn Miếu, khi xưa và ngày nay đều được coi là một trọng điểm chính yếu trong hệ thống huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, là địa bàn đặc biệt quan trọng trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và thống nhất đất nước. Quàng Bình từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km. Một cuộc chiến uy lực rất mạnh, thần tốc, bất ngờ có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi ở địa bàn xung yếu Quảng Bình này. Do vậy, điểm huyệt địa linh phong thủy nhằm hội tụ thiên thời địa lợi nhân hòa tại nơi sinh tử trọng điểm này của vận nước, thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân để kết nối thống nhất Bắc Nam, bước qua lời nguyền là nơi chia cắt đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cao-bien-trong-su-viet.jpg

Cao Biền (xem Cao Biền trong sử Việt) đã lưu hậu thế tấm bản đồ Việt Nam thời Đường (hình) khi mà Cao Biền làm Tỉnh Hải Quân năm 864 – 868 và Cao Tầm tiếp nối năm 868 – 878 với chú giải về con người, thế núi, mạch sông đất Việt. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, nhà phong thủy và tiên tri trứ danh. Cao Vương là người được vua Lý Thái Tổ là vua Lý Công Uẩn vị vua sáng nghiệp nhà Lý tôn vinh là “Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”. Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。). Cao Biền tại Đá Đứng Làng Minh Lệ cũng lưu miếu thờ và huyền thoại “cao cát mạc sơn”, người đã ném bút thần tạo nên. Vợ Cao Biền là Lã Thị Nga, ngày nay dân làng vẫn thờ làm thành hoàng của nghề tằm tơ dệt lụa tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Mộ Cao Biền ở thôn 5 đầm Môn xóm Cát, Tuy An, Phú Yên vẫn lưu truyền huyền thoại ngàn năm. Ông đã bỏ tối theo sáng, hai vợ chồng đều về làm dân Việt. Chuyện này còn dài và kể trong nhiều thần tích khác. Sự thật lịch sử sẽ dần được sáng tỏ đối với những ai ‘chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” thật lòng sống chết với dân Việt.

Từ cầu Minh Lệ gần Đá Đứng, Bến Lội Đền Bốn Miếu, theo đường tắt thượng đạo là lối đi nhanh nhất, bất ngờ nhất để đến hệ thống Lũy Thầy Đào Duy Từ . Lịch sử Việt Nam nhiều trận chiến nổi tiếng có liên quan đến trục đường thiên lý thượng đạo Đông Trường Sơn thuở xưa tới Lũy Thầy gồm Lũy Trấn Ninh, Lũy Trường Dục, Lũy Trường Sa, gần cầu / phà Long Đại).

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ben-loi-va-he-thong-luy-thay.jpg

‘Linh Giang ơi Linh Giang / Với Hoành Sơn, Lũy Thầy / Tuyến ba tầng thủ hiểm / Đá Đứng chốn sông thiêng’ những câu thơ trên của Hoàng Kim là giản lược kế lớn của quan Nội tán Đào Duy Từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Kế sách đó mời xem tại Đào Duy Từ còn mãi. Kế của Đào Duy Từ là nhà Nguyễn muốn Nam tiến thành công phải khóa được quân Trịnh ở mặt Bắc bằng hệ thống phòng thủ chiều sâu liên hoàn ba tầng gồm Hoành Sơn, Linh Giang và Lũy Thầy. Quân Trịnh vượt qua được hai tầng phòng thủ bên ngoài, khi đến tầng thứ ba là lũy Thầy thì như viên đạn đuối tầm không còn sức công phá nữa.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thuong-duc-dem-thieng-nhin-lai.jpg

Thượng Đức thương nhìn lại là đúc kết của Hoàng Kim về trang sử mới vận dụng mưu kế cũ. Lữ Giang có bài “Thường Đức: Trận đánh quyết định số phận của miền Nam!”. Nơi đây là “mắt ngọc của đầu rồng“, (chữ của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu). Đó là cuộc đọ sức quyết liệt nhất của cả hai bên đối chiến với những lực lượng tinh nhuệ nhất trên chiến trường cuối năm 1974. Những vị tướng của trận đánh lớn: Ba lần vào “Kỳ Sơn” Thượng Đức.Từ trái qua phải: Thiếu tướng Hoàng Đan, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa), Đại tướng Lê Trọng Tấn (cuối phải). Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, “Kỳ Sơn” Việt Nam, nơi Quân đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam gìm chân sư đoàn Nhảy Dù, sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn 1 bộ binh đóng ở phía bắc đèo Hải Vân, sư đoàn 2 và sư đoàn 3 bộ binh đóng ở phía nam đèo Hải Vân cùng với nhiều đơn vị biệt động quân, địa phương quân, nghĩa dũng quân của quân lực Việt Nam Cộng hòa để Quân đoàn 3 thực hiện được cú đánh điểm huyệt Buôn Ma Thuột làm sụp đổ khả năng phòng thủ của chính quyền Sài Gòn, dẫn đến trận thắng 30 tháng Tư năm 1975.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thuong-duc-dem-thieng-nhin-lai-1.jpg

Trận Thường Đức là dấu hỏi lớn của lịch sử. “Ngày xưa, khi đến cai trị Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ngay tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức trên đường 14, nên đã lập một đồn tại đó để kiểm soát. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã nhận ra tầm quan trọng của Thường Đức trên đường tiến quân của Bắc Việt, nên đã biến Thường Đức thành một quận và hình thành Chi Khu Thường Đức để trấn giữ. Mỹ can thiệp vào Đông Dương cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của Thường Đức, nên đã tìm cách khóa chặt chốt này, không cho Cộng quân di chuyển xuống miền Nam. Cộng quân phải sử dụng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả.” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng“.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bdem-ngu-o-ha-tan-dai-lanh.jpg

Ngã ba sông Con, sông Cái và sông Vu Gia hiểm yếu lạ lùng giống hệt như Đá Đứng chốn sông thiêng Rào Nan, Nguồn Son và Linh Giang của Quảng Bình. Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, Kỳ Sơn của Khổng Minh. Các chuyên gia quân sự Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tính toán việc ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân Bắc Việt bằng cách thiết lập tuyến phòng thủ ba tầng ở đất lửa Quảng Bình, “hàng rào điện tử Măc na ma ra” với ” chốt bẫy Khe Sanh” Quảng Trị và “hiểm địa” Thường Đức để ngăn chặn sự tiếp liệu và vận chuyển quân với khí tài quân sự, xăng dầu với lương thực nhu yếu thuốc men tối quan trọng của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn Đông.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là da-dung-chon-song-thieng-1.jpg

Lối cầu Minh Lệ ngày nay và lối mòn bên phải Đá Đứng của hình này, là hình ảnh của con đường thượng đạo đó.

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIẾNG
Hoàng Kim

Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là da-dung-chon-song-thieng.jpg

Hoàng Kim viết bài nghiên cứu lịch sử địa lý “Đá Đứng chốn sông thiêng “ từ gợi ý của anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính với cậu Hoàng Thúc Tấn đã nhận xét rất công phu và khuyến khích viết sâu bài Cao Biền trong sử Việt , với người cậu cũng là nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền có thơ hay và ảnh đẹp gợi kết nối cho Hoàng Kim

ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN

Cao Biền trong sử Việt / Vạn Xuân nơi An Hải/ Đồng Xuân lưu người hiền/ Đào Duy Từ con mãi. Đó là bốn ghi chú kèm theo.

Đá Đứng chốn sông thiêng là điểm huyệt địa linh phong thủy của Cao Biền huyền thoại đánh dấu sinh lộ Nam tiến của người Việt kết nối tuyến giao thông dọc đường Trường Sơn với tuyến ngang từ Biển Đông tới Sông Mekong nối mả Cao Biền ở Phú Yên đến ngã ba Đông Dương tại Champasak Lào là ngã năm hợp lưu sông Mekong.Đó là một chỉ dấu địa chính trị trên bản đồ thời Đường rất quan trọng (hình trên) và ngày nay (ngày nay) oi thấu nhiều giá trị địa chính trị lịch sử văn hóa.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bi-mat-cao-bien-trong-su-viet-4.jpg

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (đã trích dẫn trên )
(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương, tĩnh Hải Quân

(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền

(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam bắt đầu thời độc lập tự chủ.

(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.

(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào

(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền

(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”.

Cao Biền là kiêu vệ tướng quân thời Đường mạt,
Chịu mệnh của vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông dẫn Thần Sách quân là đội Ngự lâm quân
Cấp tốc xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.

Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Lý Duy Chu nắm hai vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay Nam Chiếu để giết Cao Biền.
Ông vẫn thắng với 5000 thủy quân nhờ tài thao lược.

Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn giặc.
Vua Lý Công Uẩn “Chiếu dời đô” đã nói thật rõ ràng:
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
La thành – Hải Phòng – Bắc Luân ngàn năm di sản.

Ông trị thủy sông Tô Lịch thoát lũ chuyển mạch sông
Nối tam giác châu Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Châu
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh, tầm nhìn sâu sắc
Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ đều khen ngợi

Cao Biền là bậc kỳ tài Tịnh Hải Quân an dân thật giỏi
Lê Quý Đôn chép thơ ông Nam Tiến năm năm
Tuyến phòng thủ Cao Biền bản đồ cổ thời Đường
Nối biển với hợp lưu Me kong tầm nhìn thiên nhãn

Vua Đường bị bọn hoạn quan thuật sĩ mưu mô
Chúng mượn tay địch mạnh để hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm, Lã Thị Nga
Tướng giỏi người thân Cao Biền bị ngầm giết hại

Ông chịu tiếng phản thần khi vua chẳng ra vua
Vợ chồng ông đều trở thành dân Việt Nam
Vợ ông đền làng Vạn Phúc là tổ sư nghề lụa Hà Đông
Mả Cao Biền ở Đầm Môn, Xóm Cát, An Hải, Phú Yên

Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình.

VẠN XUÂN NƠI AN HẢI

Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên (1).

“Cái quạt” Nguyễn Bính “Mưa xuân”
xin nối đôi vần kể chuyện nước Nam

“Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.

Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về

Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.” (2)

Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (3)

“Đầm Môn xóm Cát Cao Biền
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai”
“Ngó ra thấy mả Cao Biền.
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(4)

‘Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’ lưu truyền (5).

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là pho-tuong-phat-quan-am.jpg
Báu vật nơi đất Việt Hoàng Kim Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá ! Thành Hoàng Lương Văn Chánh Châu Văn Tiếp Phú Yên Lúa siêu xanh Việt Nam. Mằng Lăng lưu chữ Việt. Lời thương nơi Tháp Nhạn An Hải mả Cao Biền Ghềnh Đá Đĩa Tuy An Báu vật nơi đất Việt.

(2) Cái quạt, Mưa xuân thơ Nguyễn Bính
(1) (3) (4) (5) Cao Biền trong sử Việt, Báu vật nơi đất Việt thơ và ảnh Hoàng Kim



Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dao-duy-tu-con-mai.jpg

ĐỒNG XUÂN LƯU NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim


Thân thiết một người hiền cũ
Tháng năm nhanh thật là nhanh
Tùng Châu, Hoài Nhơn, Phụng Dụ
Dừa xanh, sắn biếc tâm hồn

Cứ nhớ thương thầm dấu cũ
Dòng đời đâu dễ nguôi quên
Chuyên “Đào Duy Từ còn mãi”
Đồng xuân lưu dấu người hiền

Một giấc mơ lành hạnh phúc
Tùng Châu, Châu Đức, Đào Công
Một góc vườn thiêng cổ tích
Lời thương thăm thẳm giữa lòng

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dao-duy-tu-con-mai-voi-non-song-4.jpg

ĐÀO DUY TỪ CÒN MÃI
Hoàng Kim

Đời trãi bốn trăm năm
Đào Công lưu tâm đức
Hoàng Kim về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Lồng lộng vầng trăng rằm
Lộc Khê Hầu cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi ! .

Hoàng Kim đã về dâng hương tưởng nhớ cụ Đào Duy Từ ở đất Tùng Châu xưa. Tôi lần tìm theo những trang ghi chép cũ để thấu hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng và để thấy dấu ấn cùng với những ảnh hưởng lớn lao của cụ Đào Duy Từ đối với mảnh đất này. Tôi may mắn đã thăm Đình Lạc Giao, Lũy Thầy và các nơi ở Quảng Bình, Thanh Hóa để chứng ngộ công đức của Người và cảm nhận.

Cám ơn gia tộc Đào Duy, phó giáo sư Đào Thế Anh, giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Lê Văn Tố, phó giáo sư sử học Trương Minh Dục, thầy Dương Duy Đồng, thầy Nguyễn Minh Hiếu, em Nguyễn Thị Trúc Mai, em Phạm Văn Ngọc, một số người đã trực tiếp chứng kiến các cuộc khảo sát điền dã nông nghiệp lịch sử thận trọng kính mến của tôi và đã gợi ý cho tôi tiếp tục hoàn thiện bài viết này.

Đào Duy Từ (1572–1634) là quân sư danh tiếng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, bậc kỳ tài chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, khai quốc công thần số một được thờ ở Thái Miếu của nhà Nguyễn. Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 âm lịch (nhằm ngày 13 đến 23 tháng 11 dương lịch, tùy theo từng năm) là ngày giỗ Đào Duy Từ. Ông bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất. Đào Duy Từ chỉ trong 9 năm ngắn ngủi (1625-1634) đã kịp làm nên năm kỳ tích phi thường với nhiều hiền tài và di sản còn mãi với non sông. Mộ của cụ Đào Duy Từ nằm khiêm nhường giữa vườn sắn KM94 xanh tốt tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định . Đầu mộ của cụ là hai trụ đá lớn, đỉnh tạo dáng búp sen. Cuối mộ của cụ có một cây cổ thụ, tán lẫn với rặng dừa.

Đào Duy Từ còn mãi với non sông

DenThanSonnhoDaoDuyTu

NHỚ NGƯỜI
Hoàng Kim
Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ?
Đầy trời hoa tuyết bay!

Lồng lộng vầng trăng rằm
Một vườn thiêng cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi.

Về Tùng Châu thương người hiền

Đời trãi năm trăm năm
Thương người hiền một thuở
Hậu sinh về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-duy-tu-con-mai/

nguyenkhoatinh

THẦY ƠI

Tưởng nhớ Thầy Nguyễn Khoa Tịnh

Hoàng Kim

Thầy ơi, em nặng lòng với Huế
Mừng duyên lành con em xe về miền Trung
Nơi LỘC Khê Hầu NGUYÊN vẹn công nghìn năm mở cõi
Với dòng sông Hương soi bóng núi Ngự Bình.

nguyenkhoatinh7
BÀI CA TRƯỜNG QUẢNG TRẠCH  là bài thơ nổi tiếng của Thầy Trần Đình Côn, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quảng Trạch “Hồi tưởng lại một mùa thu ấy Mấy thu rồi biết mấy đổi thay Khởi công ròng rã tháng ngày Dốc lòng, dốc sức dựng xây trường mình Vùng cát trắng biến thành ao cá  Rừng dương xanh lộng gió vi vu Giếng thơi trong suốt ngọt ngào Cổng trường cao rộng đón chào anh em…” và hình ảnh thầy trò Trường Quảng Trạch (ảnh Lê Quang Vinh), là ấn tượng mãi không bao giờ quên trong trái tim tôi.

BÀI CA TRƯỜNG QUẢNG TRẠCH

Trần Đình Côn
Hiệu trưởng đầu tiên của Trường

Hồi tưởng lại một mùa thu ấy
Mấy thu rồi biết mấy đổi thay
Khởi công ròng rã tháng ngày
Dốc lòng , dốc sức dựng xây trường mình

Vùng cát trắng biến thành ao cá
Rừng dương xanh lộng gió vi vu
Giếng thơi trong suốt ngọt ngào
Cổng trường cao rộng đón chào anh em

Trường Quảng Trạch trên miền Quảng Thọ
Tên trượng ta chữ đỏ vàng son
Tên Tổ Quốc, tên yêu thương
Thơm dòng sữa mẹ quê hương xa gần

Phòng học mớii cửa xanh, ngói đỏ
Lá cờ sao trước gió tung bay
Tình em, tình bạn, tình thầy
Mỗi ngày thêm nặng, mỗi ngày thêm sâu.

Lòng những tưởng khởi đầu vất vả
Để năm sau tất cả tiến lên
Ai ngờ giặc Mỹ đê hèn
Tường vôi tan nát, khói hoen mặt người.

Cuộc sống đã sáng ngời lửa thép
Đạn bom nào uy hiếp được ta
Cổng trường, mái ngói, tường hoa
Đã thành gạch vụn xót xa hận thù

Đã đến lúc thầy trò sơ tán
Xa thị thành vể tận xóm thôn
Bầu Mây, Phù Hợp, Đồng Dương
Trắng trong cồn cát mái trường thêm xinh

Phá trường ngói trường tranh ta dựng
Đắp luỹ dày, hầm vững, hào sâu
Khiêng bàn, vác gỗ đêm thâu
Lưng trời đạn xé, ngang đầu bom rơi.

Nơi Hầm Cối 3 xa vời em đến
Qua Khe Sâu 4 đá nghiến nát chân
Nhớ khi bụng đói lạc đường
Càng căm giặc Mỹ, càng thương chúng mình.

Chí đã quyết hi sinh chẳng quản
Lòng đã tin vào Đảng , vào Dân
Kết liền lực lượng Công Nông
Ghi sâu tình bạn Hải quân anh hùng

Sông Gianh đó vẫy vùng một cõi
Thép hạm tàu chói lọi chiến công
Đôi ta chiến đấu hợp đồng 5
Vít đầu giặc Mỹ xuôi dòng nước xanh.

Ngày thêm nặng mối tình kết nghĩa
Nơi “vườn đào” đất mẹ Phù Lưu 6
Cùng nhau chung một chiến hào
Trao quà chiến thắng vui nào vui hơn

Từ ấy đã nghìn đêm có lẽ
Có phút nào giặc Mỹ để yên
Chất chồng tội ác ngày đêm
Lửa thù rực cháy đốt tim muôn người

Ôi những cảnh rụng rời thê thảm
Mái nhà tranh giáo án thành tro
Mẹ già, anh chị, em thơ
Xương bay, thịt nát, cửa nhà tan hoang

Lớp học đó chiến trường em đó
Nín đi em hãy cố học chăm
Giành điểm bốn, giành điểm năm
Ấy là diệt Mỹ chiến công hàng ngày.

Đã có bạn có thầy giúp đỡ
Khó khăn nào lại khó vượt qua
Miếng khi đói gói khi no
Lưng cơm hạt muối giúp cho bạn nghèo

Thương em cảnh gieo neo mẹ mất
Lại cha già giặc giết hôm qua
Tình thầy tình bạn tình cha
Ấy là tình Đảng thiết tha mặn nồng.

Có những lúc đêm đông giá rét
Thầy bên em ai biết ai hay
Hầm luỹ thép, ngọn đèn khuya
Mùa đông sưởi ấm, mùa hè mát sao.

Nào Văn học lại nào Toán Lý
Giảng cho em nhớ kỹ từng lời
Cho em học một biết mười
Cho em học chóng nên người tài cao

Dắt em tận năm châu bốn biển
Mắt nhìn xa nghĩ đến mai sau
Đây Lạng Sơn đó Cà Mau
Giang sơn hùng vĩ, địa cầu lừng danh

Đưa em lên sao Kim sao Hoả
Để em nhìn cho rõ nước ta
Hiểu ngày nay, hiểu ngày xưa
Hùng Vương, Nguyễn Trãi gần là Quang Trung

Em càng hiểu anh hùng thời đại
Có Bác Hồ chỉ lố ta đi
Dù địch phá, dù gian nguy
Trường ta vững lái cứ đi cứ về

Tuổi thanh niên sơ gì việc khó
Khó khăn nhiều tiến bộ càng nhanh
Đã nuôi chí lớn ắt thành
Có thầy, có bạn, có mình, có ta.

Thiếu phấn  viết làm ra phấn viết
Sách giáo khoa ta chép thâu đêm
Sản xuất kết hợp học  hành
Như chim đủ cánh cất mình bay cao.

Ruộng tăng sản bèo dâu xanh biếc
Cấy thẳng hàng buốt thịt xương đau
Độ pH cách trừ sâu
Chiêm mùa sau trước trước sau khác gì.

Sổ tay đó em ghi phân bón
Ước mơ sao năm tấn thành công
Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Bức tranh tuyệt đẹp ruộng đồng bao la

Những đêm sáng trăng ngà trong suốt
Vút lên cao thánh thót lời ca
“Hoa Pơ lang” 7 ấy bông hoa
Tây Nguyên đẹp nhấtt thiết tha gửi lời
“Nổ trống lên rừng núi ơi” 8
“Bài ca may áo” 9 “Mặc người dèm pha” 10

Thân múa dẻo kết “Hoa Sen” 11 trắng
Giữa hội trường rực sáng đèn xanh
Tưởng chừng lạc đến cảnh tiên
Tưởng chừng thiếu nữ ở miền Thiên Thai.

Ai biết đó con người nghèo khổ
Con Công Nông bỗng hoá thành tiên
Rũ bùn em bước đi lên
Bùn tanh mà đã lọc nên hương trời.

Trường ta đó ấy nơi rèn luyện
Mấy năm qua bao chuyện anh hùng
Ngày xưa Phù Đổng Thiên Vương
Ta nay lớn mạnh phi thường lạ chưa?

Trong chiến đấu xông pha diệt Mỹ
Lập công đầu dũng sĩ tiền phương
Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan
Châu Âu châu Á từ trường mà ra

Dù ở tận Cu Ba châu Mỹ
Vẫn ngày đêm suy nghĩ về ta
Dù cho ở lại quê nhà
Xóm thôn xã vắng vẫn lo sớm chiều

Lo nước đủ phân nhiều lúa tốt
Cảnh ruộng đồng hợp tác vui thay
Mỗi khi bưng bát cơm đầy
Dẽo thơm một hạt nhớ thầy năm xưa

Ôi có những phút giờ sung sướng
Là những khi cờ Đảng trao tay 12
Anh em bè bạn sum vầy
Tiếng cười xen tiếng vỗ tay kéo dài

Có những lúc nghe đài Hà Nội
Vang truyền đi thế giới gần xa
Tin trường ta, tin chúng ta
Hả lòng, hả dạ ước mơ nào bằng

Có những lúc báo Đoàn báo Đảng
Đăng tin trường khai giảng thành công
Tin một năm, tin ba năm
Như luồng gió mới lửa hồng bùng lên

Trên màn bạc giữa nền ánh điện
Phim trường ta chiếu rạng khắp mơi  13
Châu Âu châu Mỹ xa xôi
Năm câu bốn biển rõ mười tin vui

Hay biết mấy xem người trong ảnh
Ta xem ta xem cảnh trường ta
Này hầm, này luỹ, này nhà
Kìa thầy kìa bạn kìa là xã viên

Phù Lưu đó ruộng liền thẳng cánh
Bầu Mây đây đúng cảnh trong phim
Sáng bừng như mặt trời lên
Chói ngời như một niềm tin tuyệt trần.

Chào 68 mùa xuân tuyệt đẹp
Cả trường đang vang nhịp tiến công
Đón xuân với cả tấm lòng
Đầy trời lửa đạn súng giòn chào ta

Duyên thiên lý một nhà sum họp
Người tuy đông mà một lòng son
Nào khách quý nào tri âm
Bốn phương quy tụ xa gần về đây

Thời gian hỡi dừng ngay cánh lại
Giờ vui ơi xin hãy khoan thai
Rượu nồng chưa uống mà say
Bữa ăn quên đói, chuyện dài thâu canh

Vui gặp chị gặp anh thân thiết
Chuyện xa gần khôn xiết nói sao
Yêu nhau xin nhớ lời nhau
Thù chung đã nặng càng sâu thù nhà

Con khôn lớn mẹ cha đẹp mặt
Trường vững vàng Đảng ắt mừng vui
Cờ hồng bạn lại trao tay 14
Phất cao cho đến tầng mây xa vời

Sức ta ước chọc trời khuấy nước
Khó khăn nào chặn bước ta đi
Mỗi năm xuân đến một thì
Xuân này hơn hẵn mấy kỳ xuân qua.

Có nghe chăng Bác Hồ ra lệnh
“Tiến lên toàn thắng ắt về ta”
Tiến lên giành lấy tự do
Tiến lên giành lấy thời cơ diệt thù

Hồi tưởng lại những mùa thu ấy
Bao ngày qua biết mấy buồn vui
“Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau”

Lời Bác dạy ghi sâu trong dạ
Ngọn đèn pha chiếu toả muôn nơi
Trang sách rộng nghĩa đường đời
Học hành kết hợp nên người tài ba

Nay sum họp mai đà li biệt
Tiễn người đi lại tiếp người vào
Kể sao vui sướng dạt dào
Người sao vương vấn ra vào băn khoăn

Đã vì Đảng vì Dân vì Nước
Tiến lên đi nhanh bước tiến lên
Lòng thầy luôn ở bên em
Đường lên sao Hoả, sao Kim xa gì?

Đi đâu cũng hướng về Quảng Trạch
Cũng có ngày gặp mặt các em
Nhắc bao kỷ niệm êm đềm
Báo công ghi tiếp nên thiên sử vàng …

7.11.1968

TĐC

1) Xã trường đóng từ 9/1962- 6/1965
2) Những tên đất, tên làng trường sơ tán từ 1965 đến 1968
3) Tên rú nơi các em đi lấy gỗ
4) Tên khe nơi các em đi qua
5) Trận chiến đấu hợp đồng giữa Trường và đơn vị kết nghĩa Hải quân sông Gianh
6)  Nơi làm lễ kết nghĩa giữa ba đơn vị 11/1965
7, 8, 9, 10) Tên các ca khúc mà các em thường hát
11) Điệu múa truyền thống của Trường
12) Lễ tiếp nhận lần thứ nhất Cờ  Lao động XHCN của Hội đồng Chính phủ trao tại Cao Mại ngày 30/8/1967
13) Bộ phim Trường Quảng Trạch do nhà quay phim Ma Văn Cường dựng 5/12/1965
14) Lễ treo tặng lần thứ nhất Cờ Lao động XHCN của Hội đồng Chính phủ và Bằng Khen của Tổng Công Đoàn tại Phù Lưu ngày 4/1/1968

“Bài ca Trường Quảng Trạch”, tôi đã dành trọn chiều và suốt đêm 2.4.2012 tại phòng đợi máy bay để đưa thơ này lên mạng. Bốn mươi bốn năm trước, Thầy Trần Đình Côn đã khóc đưa chiếc áo máu cha tôi bị bom Mỹ giết hại vào phòng truyền thống của Trường và viết nên những câu thơ cháy lòng:  “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất / Lại cha già giặc giết hôm qua/ Tình thầy, tình bạn, tình cha/ Ấy là tình nghĩa thiết tha mặn nồng”.

nguyenkhoatinh1

Thầy Nguyễn Khoa Tịnh thông xanh núi Huế là người thầy dạy nhân cách và lịch sử, khai sáng thế hệ chúng tôi. Tôi đã viết bài ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời‘ để tỏ lòng tri ân sâu nặng đối với người Thầy lớn và những thầy bạn mà tôi không thể có được ngày hôm nay nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này: “Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”.

Thầy Nguyễn Khoa Tịnh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1935 tuổi Ất Hợi, mất ngày 5 tháng 12 năm 1993 nhằm ngày 21/10 năm Quý Dậu. Thầy mất lúc 58 tuổi khi chưa nghỉ hưu (Giỗ Thầy lần thứ 23 là ngày 21/10 Bính Thân trùng ngày 20 tháng 11 năm 2016 NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM). Thân phụ của Thầy là cụ Nguyễn Khoa Hoan, thân mẫu là cụ Tôn Nữ Thị Yến. Nhà riêng của Thầy nay vợ con Thầy thừa tự ở số 10, kiệt 42, đường Nguyễn Công Trứ, phường Phú Hội, Thành phố Huế …

Thầy Nguyễn Khoa Tịnh lúc sinh thời nổi tiếng là thầy dạy sử và văn học sử đặc biệt thông tuệ. Thầy là “hình ảnh mẫu mực về đạo đức, thẩm mĩ cao khiết khai sáng đầy lãng mạn góp phần tạo nên hoài bão, ước mơ và nhân cách sống trong khoảng đầu đời vô cùng quan trọng của học trò” như lời tự hào của bao thế hệ học trò của Thầy và được đúc kết tại bài viết “Thầy cô tôi thời ấy…” của nhà báo Lê Quang Vinh đăng trên báo “Quảng Bình cuối tuần”, số 107 (8061), ngày 14/5/2015 và Kỷ yếu “50 năm mái ấm Trường Quảng Trạch”.

Tự học và học để làm (Learning by Doing), học không biết mỏi, dạy không biết mệt là suối nguồn tươi trẻ hạnh phúc của tôi. ‘Học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân’. ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời‘. Tổ ấm gia đình và thầy quý bạn hiền là sinh khí và tinh lực đời ta. Cuộc sống có nhiều thầy bạn trong nhiều lĩnh vực nhưng thật may mắn cho ai khi gặp được bậc thầy minh triết phúc hậu khai tâm và thành ‘đôi tri kỹ’. Phạm Bình Trọng nhớ về ‘Thầy Hiến'(*) còn tôi thì ‘Ơn Thầy‘ nghề nghiệp và chẳng bao giờ quên được ‘Thầy ơi!’.

Mời bạn đọc bài thơ “Em ơi em can đảm bước chân lên!” bài thơ khai tâm của thầy Nguyễn Khoa Tịnh đối với tôi để thấu hiểu. Tôi luôn coi đây là một áng văn chương vô giá, là một viên ngọc quý, chưa bao giờ và chưa lúc nào mà tôi tìm thấy một áng văn thắp lên ngọn lửa nghị lực trong lòng tôi sâu sắc đến vậy. Từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ – Báo Quảng Bình điện tử có kể về tuổi thơ tôi và câu chuyện của những người Thầy. Thật xúc động biết bao khi Thầy “đãi cát tìm vàng” xâu chuỗi lại tuổi thơ và những vần thơ  em viết lúc còn nhỏ với sự trân quý và xúc động đặc biệt sâu xa giúp luyện nên nhân cách một CON NGƯỜI .

Thầy ơi ! các Thầy Cô và bạn bè đã giúp em nghị lực vượt lên mồ côi, đói nghèo để biết sống phúc hậu, nghị lực và làm người có ích. Em nay chép lại thơ thầy, đọc lại thơ Thầy mà rưng rưng nước mắt, biết ơn KÝ ỨC THỜI GIAN. “Hồi tưởng lại những mùa thu ấy/ Bao ngày qua biết mấy buồn vui / Đắng cay nay mới ngọt bùi / Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau”.

Thầy đã hóa thân vào Huế, vào bóng núi, mạch nước,  gốc thông, khai sáng cho em, lồng lộng như trời Nam, khuyến khích em trọn đời tiếp bước.

Lời của thầy theo mãi bước em đi.

Hoàng Kim

thayoi

EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN !

“Thương mến tặng em Hoàng Kim.
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn”

Nguyễn Khoa Tịnh

Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định
Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:

Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai
Có biết lòng ta bấy hỡi ai?
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng
Kể chi no đói, mặc ngày dài”

Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang
Lửa to mới biết sáp hay vàng
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang

Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng
Hiên ngang khí phách:

Sách truyền sướng nhất chức Quận công
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng
Lồng lộng trời hè muôn làn gió
Đêm thanh sao sang mát thu không
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng
Tinh tú bao quanh hồn thời đại
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong

Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:

Ta đi qua đèo Ngang
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm
Đỉnh dốc chênh vênh
Xe mù bụi cuốn
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ
Điệp điệp núi cao
Trùng trùng rừng thẳm.
Người thấy
Súng gác trời xanh
Gió lùa biển lớn
Nông dân rộn rịp đường vui
Thanh Quan nàng nhẽ có hay
Cảnh mới đã thay cảnh cũ.
Ta hay
Máu chồng đất đỏ
Mây cuốn dặm khơi
Nhân công giọt giọt mồ hôi
Hưng Đạo thầy ơi có biết
Người nay nối chí người xưa

Tới đây
Nước biếc non xanh
Biển rộng gió đùa khuấy nước
Đi nữa
Đèo sâu vực thẳm
Núi cao mây giỡn chọc trời

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai
Thương dân nước, thà sinh phận gái
“Hoành Sơn cổ lũy”
Hỏi đâu dấu tích phân tranh?
Chỉ thấy non sông
Lốc cuốn, bốn phương sấm động.

Người vì việc nước ra đi
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế
Điều không hẹn mà xui gặp mặt
Vô danh lại gặp hữu danh
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất
Anh em ta ngự trên xe đạp
Còn Người thì lại đáp com măng
Đường xuyên sơn
Anh hùng gặp anh hùng
Nhìn sóng biển Đông
Như ao trời dưới núi.

Xin kính chào
Bậc anh hùng tiền bối
Ta ngưỡng mộ Người
Và tỏ chí với non sông
Mẹ hiền ơi!
Tổ Quốc ơi!
Xin tiếp bước anh hùng!

Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:

Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ
Thương dân, yêu nước quyết báo đền
Văn hay thu phục muôn người Việt
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!

Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp
Giọng líu lo như chim hót ven đường.

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!

Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970

nguyenkhoatinh4a

LỜI CỦA THẦY THEO MÃI BƯỚC EM ĐI

Đúc gan sắt để dời non lấp bể. Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ“. Trước tượng Phan Bội Châu, nhớ thầy Nguyễn Khoa Tịnh và bài thơ “Em ơi em can đảm bước chân lên“.

Hoàng Kim

Thầy thung dung bước lên bục giảng
Buổi học cuối cùng “Tổng kết sử Việt Nam”
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin.

Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không ?
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Có những em nung nấu chí anh hùng ?

Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Vẫn canh cánh trong lòng
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân.

Mười năm
Thức đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Câu chuyện mười năm Đông Quan dạy học
Hẳn nhiều đêm rồi
Thầy nhớ Ức Trai xưa?

Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào
giữa lòng Thầy xao xuyến
Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay

Mười năm
Dằng dặc thời gian
Đo lòng Thầy nhớ miền Nam tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có tin rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí Quốc Tuấn Ức Trai.

Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có

Thầy giảng Bình Ngô Đại Cáo
Chuyện chân chúa Nguyễn Hoàng
Âm thầm tìm kiếm Đào Duy Từ …
Chuyện “Tam cố thảo lư”
Anh em Lưu Bị
vượt núi thẳm, mưa tuyết, đường xa
ba lần đến Long Trung
tìm kiếm Khổng Minh Gia Cát
tuổi chỉ đáng bằng tuổi con mình
nhưng trọng dụng kỳ tài
tôn làm quân sư cùng lo việc nước…

Thầy kể chuyện Đào Duy Từ
Khai quốc công thần nhà Nguyễn
dựng nghiệp nhọc nhằn, người hiền lắm nạn
cha mẹ chết oan, chiếc lá giữa dòng
Đào Duy Từ còn mãi với non sông
Kỳ tài nước Nam chẳng kém Ngọa Long
Định Bắc thu Nam công đầu Nam tiến.
Chế thắng chiều sâu, ba tầng thủ hiểm
Hoành Sơn, Linh Giang, Lũy Thầy
Sừng sững mưu cao.
Người lập nên định chế đàng Trong
Một chính quyền rất được lòng dân
Minh chúa, dân mến, tướng tài.
Người viết kiệt tác Hổ trướng khu cơ,
Nhã nhạc cung đình và tuồng Sơn Hậu,
Trí tuệ bậc Thầy, danh thơm vạn thuở
Minh triết ông cha học mãi không cùng …

Bài học lịch sử Việt Nam
Biết bao người con trung hiếu
Tận tụy quên mình vì dân vì nước
Nhiệt huyết lời Thầy cháy bỏng khát khao …

Tổ Quốc Việt Nam rất đổi tự hào
Vượng khí non sông khí thiêng hun đúc
Lòng dân cơ trời chuyển xoay vận nước
Đất Quảng Trạch mình đâu kém Nam Dương?

Có nông phu ham học, chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay thời vận.
Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?

“Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng”

Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
“Nung gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẳn có lòng Thầy luôn ở bên em!

Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ
Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Châu Trinh, …
Đều yêu nghề dạy học.

Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
“Em ơi em, can đảm bước chân lên!” (1)
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!

Lời của Thầy theo mãi bước em đi !
nguyenkhoatinh9

Hình ảnh thăm gia đình Thầy và bữa cơm họp mặt tại nhà hàng Huế xưa.

Hoàng Kim học để làm ở Ấn Độ
Hoàng Kim
Rút trong tập THƠ CHO CON
(1)  bài thơ của thầy Nguyễn Khoa Tịnh
EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN (ở trên hoặc tại đây)

Mai Em Về – Tân Nhàn (Album Thương)

Tài liệu trích dẫn

(1)  Nếp nhà và nét đẹp văn hóa  Hoàng Kim có trích dẫn bài viết “Nên thợ nên thầy” “No ăn no mặc”của  nhà văn Hoàng Ngọc Hiến. Dưới đây xin chép bài “Thầy Hiến” của nhà văn  Phạm Bình Trọng để cung cấp thêm một góc nhìn về vai trò người Thầy trong đời sống: “Trường đại học viết văn Nguyễn Du không đào tạo ra nhà văn. Trường chỉ có tham vọng bồi đắp cho nhà văn nền tảng văn hóa về con người và nền tảng tư tưởng triết học của loài người. Không còn nhà văn đến học, trường đã kết thúc vai trò lịch sử sau sáu khóa tồn tại. Trường viết văn Nguyễn Du của thầy Hoàng Ngọc Hiến không còn nữa nhưng tinh thần Hoàng Ngọc Hiến, linh hồn Hoàng Ngọc Hiến vẫn còn mãi trong những nhà văn đã từng đèn sách ở ngôi trường mang bóng dáng lừng lững người thầy Hoàng Ngọc Hiến” (Phạm Bình Trọng).

THẦY HIẾN

Phạm Bình Trọng

Chúng tôi vẫn gọi trường viết văn mà chúng tôi là những người học khóa đầu tiên là “Trường Viết Văn Nguyễn Du Của Thầy Hoàng Ngọc Hiến”. Phải gọi vậy để phân biệt với trường viết văn cũng mang tên Nguyễn Du của Hội Nhà Văn Việt Nam đã có từ giữa thế kỉ trước và hiện nay vẫn đang tồn tại đã liên tiếp mở những khóa bồi dưỡng viết văn ngắn hạn để những nhà văn đã thành danh khai tâm truyền nghề cho những người mới cầm bút.

Nhìn những lớp người trẻ có vốn sống dày dặn của một thời lịch sử khốc liệt, có hồn văn chương thấp thoáng trên những trang tác phẩm đã xuất bản nhưng vì chiến tranh và vì một nền giáo dục nông cạn, hời hợt, nhồi nhét thô thiển và méo mó, bị chính trị hóa nặng nề làm cho những hồn văn chương đó thiếu hụt quá lớn nền tảng văn hóa về con người và nền tảng tư tưởng triết học của loài người. Thiếu hụt hai tầng quan trọng của nền tảng văn hóa đó, những trang viết của họ khó tiếp cận được với giá trị nhân văn, chỉ còn là thứ văn chương minh họa, cổ động cho chính trị, thứ văn chương công cụ của chính trị, núp bóng chính trị. Văn chương núp bóng. Con người bầy đàn. Không có cá nhân, không có con người tự do thì không thể có nhân cách văn hóa. Với tâm trạng đó, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến, người thầy Hoàng Ngọc Hiến dạy ngữ văn ở nhiều trường đại học sư phạm đã dành nhiều tâm sức, thời gian xây dựng đề án tổ chức, xây dựng nội dung giảng dạy của một trường viết văn theo hệ đại học, chính qui, dài hạn cho những hồn văn chương đó.

Với đề án trong tay, với nỗi băn khoăn về sự thiếu hụt nền tảng văn hóa đích thực ở những nhà văn tương lai của nền văn học nước nhà, ông đến gặp những quan chức nhà nước đứng đầu ngành văn hóa và ngành giáo dục đại học, vận động để có một trường viết văn hệ đại học.

Giữa năm 1979 trường đại học viết văn Nguyễn Du chính thức ra đời và chiêu sinh khóa 1. Trường do một tiến sĩ văn chương có lí lịch được tin cậy về chính trị làm hiệu trưởng. Thầy Hoàng Ngọc Hiến chỉ là chủ nhiệm khoa nhưng chúng tôi đều nhận ra bóng thầy Hoàng Ngọc Hiến lừng lững trên ngôi trường đơn sơ chỉ là một dãy nhà tranh mái lá vách liếp trên đất trường Đại học Văn hóa và song song với những dãy nhà vách liếp mái lá là nhà nội trú của sinh viên trường Đại học Văn hóa, 103 Đê La Thành, Hà Nội. Chúng tôi vẫn thấy tinh thần Hoàng Ngọc Hiến, linh hồn Hoàng Ngọc Hiến trong từng tiết học, ở từng con người, người dạy và người học, trong những tiết học đó.

Tinh thần Hoàng Ngọc Hiến ở người dạy và người học hiển hiện rõ nhất ớ khóa 1 trường đại học viết văn Nguyễn Du. Không thể đào tạo ra nhà văn, với nhận thức đó trường chỉ nhận những người đã có tác phẩm văn chương được xuất bản, đã là nhà văn và có nền học vấn đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Có người bước ra từ cuộc chơi trò trốn tìm với cái chết suốt mười năm ở mặt trận phía Nam. Trong tay chỉ có mảnh giấy chứng nhận thương binh. Mảnh bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bị thất lạc không còn nữa thì phải dự cuộc kiểm tra kiến thức môn văn và môn sử do trường Đại học Văn hóa ra đề và chấm bài. Một chuyện bi hài đã xảy ra. Nhà văn Thái Bá Lợi, tác giả truyện vừa Hai người trở lại trung đoàn đang có tiếng vang đã bị điểm 1, điểm thấp nhất bài kiểm tra môn Văn!

45 sinh viên khóa 1 là lứa nhà văn dân sự và nhà văn quân đội chắt ra từ cuộc chiến tranh thảm khốc hàng triệu người lính từ hai phía bỏ xác ngoài mặt trận, hàng triệu người dân trên khắp đất nước chết thảm vì bom đạn từ trên trời rơi xuống, chết thảm vì những khối thuốc nổ gài vào cuộc sống bình yên. Chết trên cánh đồng ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chết trong xưởng máy ở Hải Phòng. Chết trên giường ngủ êm ấm giữa trung tâm Sài Gòn. 22 nhà văn mặc áo lính và 23 nhà văn dân sự với những cái tên đã được dư luận quan tâm như Dương Thu Hương, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vương Anh, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Thái Bá Lợi…

Đã đi qua suốt cuộc chiến tranh mười năm, người học không còn trẻ nữa. Còn người dạy là những nhà văn hóa hàng đầu Việt Nam ở các trường đại học và các viện nghiên cứu được thầy Hiến chọn lọc và đến gặp trực tiếp từng người đặt hàng họ giảng về những đề tài mà họ chuyên sâu và đã có những thành tựu khoa học được ghi nhận. Trò có bề dày cuộc sống thì thầy cũng có bề dày chữ nghĩa nên cũng không có thầy nào còn trẻ.

Nhà khoa học đích thực đều có tâm hồn nghệ sĩ, hồn nhiên và trẻ trung. Giáo sư tâm lí học Hồ Ngọc Đại mái tóc muối tiêu mà phần muối đã lấn lướt phần tiêu với chiếc áo blouson của lính phi công Nga và chiếc xe đạp đua Sputnik ông mang về từ nước Nga Xô viết, nơi ông lấy bằng tiến sĩ tâm lí học. Áo bay và xe đua Sputnik đang là mốt của thanh niên Hà Nội lúc đó. Trước những đôi mắt chăm chú của người học nhìn lên, đôi mắt ông cũng sáng lấp lánh như đôi mắt cô gái đang yêu. Giọng sang sảng và say sưa, ông dẫn Marx vanh vách nhưng ông lại hồn nhiên nói: Cách mạng tháng Tám thành công là do dân trí thấp!

Giảng đường là hai gian đầu của dãy nhà lá tuềnh toàng nhưng những giờ lên lớp về ngôn ngữ của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, lên lớp về lịch sử văn hóa Việt Nam của giáo sư Trần Quốc Vượng, lên lớp về lịch sử văn hóa thế giới của giáo sư Nguyễn Hồng Phong… đã thu hút cả những cán bộ ở các cơ quan văn hóa, sinh viên khoa văn các trường Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp đến nghe, ngồi chật trong phòng học, ngồi tràn cả ra ngoài cửa.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi ở Viện Văn học được dành khá nhiều giờ để diễn giải về lịch sử thể kí sự. Be rượu nhỏ để trước mặt, nhà văn Nguyễn Tuân thủng thẳng nói về việc nhặt nhạnh, tích cóp từ ngữ trong dân gian, học lời ăn tiếng nói của người lam lũ làm ra hạt gạo, củ khoai cũng là người sáng tạo ra ngôn ngữ dung dị mà gợi cảm. Học ngôn từ của cuộc sống, học cả cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống. Nguyễn Tuân nói về những chuyến đi theo cách của Nguyễn Tuân để có những bài kí mang phong cách Nguyễn Tuân. Nhìn con người lịch lãm trong đời, lịch lãm trong văn chúng tôi hình dung ra con người văn hóa Nguyễn Tuân và con người văn hóa đó đã làm nên sức hấp dẫn của trang sách Nguyễn Tuân và sức hấp dẫn của lời nói Nguyễn Tuân.

Mang tinh thần Hoàng Ngọc Hiến là mang những giá trị văn hóa mới mẻ đến cho chúng tôi, được chúng tôi háo hức đón nhận. Không mang tinh thần đó, một tên tuổi lớn, một nhà thơ có tài viết về tình yêu say đắm nhưng mãi mãi khắc khoải không bao giờ đến được: Phải duyên phải lứa thì thương / Để chi đêm thẳm ngày trường hỡi em. Tình yêu luôn khắc khoải trong xa cách. Dù có sát bên nhau vẫn xa vời vợi: Có một bận em ngồi xa anh quá / Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn / Xích lại gần hơn chút nữa, anh hờn / Em đứng dậy mỉm cười vội vã / Đến bên anh và mơn trớn: Em đây / Anh vui liền nhưng lại buồn ngay / Vì anh thấy vẫn còn xa nhau quá! Người viết về tình yêu say đắm và khắc khoải như vậy, không phải chỉ chúng tôi chờ đợi mà cả những người trẻ làm công việc chữ nghĩa ở các báo, các nhà xuất bản, các viện khoa học xã hội cũng đến để được nghe tiếng nói của một tình yêu khôn cùng. Nhưng nhà thơ tình yêu lại nói những điều rất chính trị mà ông đã nói hàng chục, hàng trăm lần với các trường học, các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội, nơi ông được mời đến nói chuyện thơ với quần chúng công nông binh trong nhiều năm qua bây giờ nhà thơ lớn lại rỉ rả nói ở trường viết văn Nguyễn Du. Người nghe cứ lặng lẽ biến mất. Phòng học trống vắng đến nỗi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ phải đưa cả hai con gái nhỏ, bé Lim và bé Líp, vào phòng học, ngồi lấp bớt đi những chiếc ghế trống để nhà thơ lớn khỏi buồn.

Giữa năm 1981, khóa 1 trường đại học viết văn Nguyễn Du đi thực tế để viết tác phẩm tốt nghiệp. Tôi, Nguyễn Trí Huân, Lâm Thị Mỹ Dạ được ở cùng đoàn đi Lâm Đồng với thầy Hoàng Ngọc Hiến. Chúng tôi đã ngồi thuyền độc mộc ngược dòng sông Đồng Nai đến buôn Go, Cát Tiên, mảnh đất heo hút của tỉnh Lâm Đồng giáp Đắc Nông, gặp những nông dân đói đất từ Nam Định, đồng bằng Bắc Bộ vào khai khẩn vùng đất màu mỡ còn hoang vu Cát Tiên để nhà văn Nguyễn Trí Huân có bút kí Bát ngát Đồng Nai Thượng. Chúng tôi đã đến nghĩa trang liệt sĩ ở thành phố Đà Lạt đứng lặng trước san sát những nấm mồ liệt sĩ vô danh để nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có bài thơ hay với câu kết rưng rưng: Người vô danh, cỏ cũng vô danh / Nhưng tôi thấy suốt đời tôi mắc nợ. Trong một đêm ở nhà khách tỉnh ủy Lâm Đồng, đường Duy Tân, Đà Lạt, tôi viết xong truyện ngắn Giai điệu Đà Lạt. Truyện ngắn này sau đó đăng ở tạp chí Văn nghệ Quân đội và in trong nhiều tập sách khác, được chọn in trong tập truyện ngắn xuất bản bằng tiếng Anh, The Dalat Melody, của nhà xuất bản Ngoại Văn, năm 1983.

clip_image004

Thầy Hoàng Ngọc Hiến (bìa phải), tác giả và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Đến Lâm Đồng chúng tôi được gặp một tấm lòng hồn hậu, thân thiết, một tỉnh ủy viên, trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Lâm Đồng Hồ Phú Diên. Tấm lòng đó đã đưa chúng tôi đi nhiều ngả đường Lâm Đồng, đã mở lòng với chúng tôi về cuộc đời ở rừng gian nan của ông. Quê ông ở miệt biển Bình Thuận nhưng trong suốt cuộc chiến tranh vừa qua ông sống chui lủi trong những cánh rừng cao nguyên Đà Lạt. Trong một bữa nhậu vui vẻ, tôi ngồi bên phải và Hồ Phú Diên ngồi bên trái Hoàng Ngọc Hiến. Được nghe câu chuyện của Hồ Phú Diên và Hoàng Ngọc Hiến, tôi mới chợt nhận ra ông thầy Hoàng Ngọc Hiến của mình. Hồ Phú Diên than phiền rằng làm tuyên giáo nhưng ông thiệt thòi là không được học lí luận dài hạn, bài bản ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc. Hoàng Ngọc Hiến liền nhỏ giọng, nói: Anh không được học là may. Học cái sai thì càng học càng ngu. Đất nước mình khốn khổ như hiện nay là vì cái ngu đó. Tôi nhìn Hồ Phú Diên. Ông cũng bất ngờ như tôi nhưng sau đó tôi nhận ra ông càng thân tình, quí mến, nể trọng Hoàng Ngọc Hiến hơn.

Đó là giữa năm 1981. Mười năm sau, cái sai mà Hoàng Ngọc Hiến nói đến mới bộc lộ ra ở sự sụp đổ cả hệ thống cộng sản Đông Âu.

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter