An nhiên nơi tĩnh lặng

Hoa co

AN NHIÊN NƠI TĨNH LẶNG
Hoàng Kim

Thăm người ngọc, nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy non xanh, người đã chào đời.
Nơi sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui, giấc mơ hạnh phúc,
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương.
Con cái quây quần thung dung tự tại,
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông, bốn mùa luân chuyển
Say chân quê ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng, đêm thì đọc sách.
Ngọc cho đời, giữ trọn niềm tin.

(*) Nhạc Trịnh

YenTuKinhDuocSu

NGHIÊN CỨU KINH DƯỢC SƯ
Hoàng Kim

“Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Đại lão hòa thượng Pháp chủ Thiền sư Thích Phổ Tuệ ấn chứng và căn dặn tôi nên dành thời gian nghiên cứu Kinh Dược Sư khi đã có một nền tảng sinh học căn bản và sự yêu thích trọn đời sống giữa thiên nhiên…

Bảy ngày đêm tỉnh lặng, tôi đã nhìn thấy sự bình tâm và an nhiên xuất hiện.  Nhìn đúng và nghe đúng là nền tảng của toàn bộ lối sống đúng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Kinh Dược Sư lắng nghe bằng tim, lọc thanh âm bằng tai, nhìn bằng mắt, nghĩ bằng đầu. Có điều gì vui hơn khi tuệ học trị bệnh cứu người giúp đời lúc đã có một chút căn cơ học vấn nghề nghiệp về khoa học cây trồng và văn hóa giáo dục.

Đức Thánh Trần Hưng Đạo và chùa Thắng Nghiêm uy nghi, trầm tư, tỉnh lặng, khai mở trí huệ …

TranHungDao1
TranHungDao2
TranHungDao3

Kinh Dược Sư ở chùa Thắng Nghiêm

AN NHIÊN NƠI TĨNH LẶNG
Kim Hoàng

1.

Phan Huy Chú (1782 – 1840, danh thần nhà Nguyễn) viết bài tựa đầu sách “Lịch triều hiến chương loại chí” có câu đầu tiên là: “Thần nghe: Cách học để hiểu biết đến cùng mọi sự vật thì pháp độ điển chương của một nước là việc lớn cần phải biết rõ… Kẻ học giả ngoài việc đọc kinh sử còn cần phải xét hỏi sâu rộng, tìm kiếm xa gần, khảo cứu để định lấy lẽ phải, thế mới đáng là người học rộng, có phải chỉ nhặt lấy từng câu từng đoạn, nặn ra thành lời văn hoa mà gọi là văn đâu!” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phan-huy-chu-thay-van/

2.

Núi Thần Đinh Quảng Bình, nơi thắng tích huyền thọai nổi tiếng, Cụ Phan Huy Chú đã dùng lại đúng hai chữ của sách Ô Châu Cận Lục Dương Văn An, để lưu lại một điểm nhấn cho người đời sau: “Núi ở xứ Thạch Giang, huyện Khang Lộc. Núi này còn có tên là núi Bất Nghĩa. Bởi vì các ngọn núi ở đây đều chạy theo cùng một hướng Đoài, riêng ngọn núi này lại theo hướng ngược lại nên gọi như vậy”. (Dương Văn An 1514-1591, Thượng thư Tuấn Quận Công nhà Mạc, sách tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam, tập 3, phương chí, trang 23)

3.

Cụ Lê Quý Đôn (1726 – 1784), là công bộ thượng thư Dĩnh Quận công, bác học, nhà thơ lớn thời Lê trung hưng) tại sách Phủ biên tạp lục có luận về chữ ‘bất nghĩa”, đánh giá về chân chúa Nguyễn Hoàng, người đã sáng lập Đàng Trong, như sau: “Đoan Quốc công là công thần của vua, là cậu của chúa, kiêm lĩnh Thuận Quảng hơn 40 năm, công lao khó nhọc, thực như phên dậu của nhà nước. Vừa nghe tin dẹp xong nhà Mạc thì đem quân về chầu, tuổi đã bảy mươi, nghiễm nhiên một vị nguyên lão, tiến tước Hữu tướng thái phó, đánh đông dẹp tây càng thêm công lớn . Chúa rất ưu đãi, sai cai quản một phủ Hà Trung, bảy huyện lộ Sơn Nam Thượng, vẫn lĩnh trấn phủ Thuận Quảng, buổi đầu có lòng gì đâu! Chẳng qua là công lớn nên tự ngờ, nghe người xui giuc, mưu kế giữ mình thành bất nghĩa đấy thôi.” (Sách đã dẫn, Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, Quyển 3 , trang 379). https://hoangkimlong.wordpress.com/…/le-quy-don-tinh-hoa/

4.

Cao Biền trong sử Việt có huyền tích bút thần lưu tại Đá Đứng chốn sông thiêng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/da-dung-chon-song-thieng/ và huyền thoại Thiên An Bắc Đẩu núi Thần Đinh Quảng Bình, Kim Hoàng tóm tắt như sau:

Núi Thần Đinh Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình Việt Nam là nơi thắng tích huyền thoại. Từ thành phố Đồng Hới, qua thị trấn Quán Hàu, đến cầu Long Đại thì tới chân núi Thần Đinh, leo trên 1200 bậc đá thì lên đỉnh núi. Thế núi phong thủy rất lạ, có khí hậu tốt, tầm nhìn rộng, có giếng Tiên, tượng Phật, miếu cổ, chuyện Thiên An Bắc Đẩu, vua Càn Long dâng chuông, Chùa Non động Thánh Linh, vua Lê Thánh Tôn đánh Chiêm, phạt roi quở thần núi, đổi tên núi Bất nghĩa. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/nui-than-dinh-quang-binh/

Núi Thần Đình Quảng Bình là chỉ dấu địa lý nơi hẹp nhất Việt Nam (từ biển đến Lào chỉ 50 km) Núi Thần Đinh nằm giữa vùng di sản “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim” rất nổi tiếng. Dãy núi Trường Sơn, đèo Mụ Giạ, Dãy núi Hoành Sơn; đèo Ngang, Núi Ba U, Núi Ngũ Lĩnh, Sông Long Đại, Sông Nhật Lệ, Sông Gianh, Động Sơn Đoòng, Động Thiên Đường, Phong Nha Kẻ Bàng,… Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguon-son-noi-phong-nha/

Núi Thần Đinh (7) ứng với thiên tượng Bắc Đẩu nằm trên trục thẳng phong thủy Thiên An huyền thoại gồm Ulan Ude 1, Ulan Bato2; Trùng Khánh3, Quý Dương4 , Bách Sắc5, Hải Phòng6, Núi Thần Đinh7, Thành phố Hồ Chí Minh8 , Băng Đun ( Ẩn ngữ tích truyện cổ kỳ lạ Cao Biền trong sử Việt 8 lưu dấu những thông tin của bậc danh tướng, đại sư, thầy địa ly thời bình minh Việt)

1) Ulan-Ude là thủ phủ của Cộng hòa Buryat, Nga, thành phố này năm cách khoảng 100 km về phía đông nam hồ Baikal trên sông Uda tại hợp lưu với sông Selenga. Theo điều tra dân số năm 2002, dân số Ulan-Ude là 359.391, còn dân số năm 2010 là 402.000 người, đây là thành phố lớn thứ ba ở miền đông Siberia.Wikipedia

2) Ulan Bato là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Với vị thế là một đô thị trực thuộc trung ương, thành phố không thuộc bất kỳ một tỉnh nào, và có dân số là 1,3 triệu người vào năm 2014, gần bằng một nửa tổng dân số cả nước.Wikipedia

3) Trùng Khánh là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Wikipedia

4) Quý Dương là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Quý Châu của Trung Quốc.Wikipedia

5) Bách Sắc, là một địa cấp thị thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.Wikipedia

6) Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.Wikipedia

7) Núi Thần Đinh Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình Việt Nam là nơi thắng tích huyền thoại.

8) Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi với tên cũ phổ biến là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 ki lô mét vuông Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Wikipedia

9) Băng Đun Bandung hay Vạn Long là thành phố lớn thứ 4 Indonesia, là tỉnh lỵ của tỉnh Tây Java. Thành phố có 2,5 triệu dân, diện tích 167,67 km², cách Jakarta 180 km về phía đông nam. Đây là thành phố lớn thứ tư của Indonesia, là và là vùng vực đô thị lớn thứ hai, với 7.400.000 trong năm 2007.Wikipedia Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là hội nghị Bandung là cuộc gặp gỡ quy mô lớn đầu tiên của các nước châu Á và châu Phi, diễn ra từ 18–24 tháng tư, 1955 tại Bandung, Indonesia. Khi đó phần lớn là những nước này mới giành được độc lập. Hai mươi chín quốc gia tham dự hội nghị có tổng cộng 1,5tỉ người và chiếm diện tích một phần tư bề mặt Trái Đất. Hội nghị được khởi xướng bởi Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Ấn Độ. Các mục tiêu đã được tuyên bố ở hội nghị là thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi; chống lại chủ nghĩa thực dân kể cả chủ nghĩa thực dân mới của Hoa Kỳ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh cũng như bất kỳ đế quốc nào khác. Hội nghị này là một bước tiến quan trọng dẫn đến Phong trào không liên kết. Wikipedia

Cao Biền trong sử Việt
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/

5.

Khảo biện về núi Thần Đinh độc lập, không theo hướng (tung) Bắc Nam của dãy núi Trường Sơn, cũng không theo hướng (hoành) Tây Đông của dãy núi Hoành Sơn mà làm núi trấn sơn ở vị thế số 7 Thiên An Bắc Đẩu của đất Việt. Thật núi Thần Đinh thay.! Xin nghe lời chỉ giáo của người thấu hiểu. An nhiên nơi tĩnh lặng. An vui cụ Trạng Trình, An vui cụ Trạng Trình, #Thungdung nhàn đọc lại An nhiên nơi tĩnh lặng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-nhien-noi-tinh-lang/Núi Thần Đinh Quảng Bình https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nui-than-dinh-quang-binh/

6

Ngày nhớ anh Trần Hữu Chung
28 5 2022 (28 4 Nhâm Dần) 13g13

xem tiếp Một gia đình yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mênh mang một khúc sông Hồng
Huyền Thoại Hồ Núi Cốc
Một thoáng Tây Hồ
Trên đỉnh Phù Vân
Chảy đi sông ơi …

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter Đăng tải tại An nhiên nơi tĩnh lặng | Thẻ An nhiên nơi tĩnh lặng | Leave a replySửa Tìm

Bài viết mới

Chuyên mục

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mênh mang một khúc sông Hồng
Huyền Thoại Hồ Núi Cốc
Một thoáng Tây Hồ
Trên đỉnh Phù Vân
Chảy đi sông ơi …

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter